1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Thực Tập Điện-Điện Tử Ô Tô.pdf

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tập Điện-Điện Tử Ô Tô
Tác giả Nguyễn Đình Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Thành Sa
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô
Thể loại Báo cáo thực tập chuyên môn
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 4,9 MB

Nội dung

Điền đầy giữa các bản cực là dung dịch Axit Sunfuric H2SO4 loãng Trong đó nước sẽ chiếm phần chính.Ở trạng thái được nạp đầy, các bản cực của ắc quy ở trạng thái hóa học nêu trên tức l

Trang 1

`TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔNTHỰC TẬP ĐIỆN-ĐIỆN TỬ Ô TÔ

Ngành: Công nghệ kĩ thuật ô tô

Chuyên ngành: Cơ khí ô tô

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Sa

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Anh

MSSV: 20H1130174 Lớp:CO20CLCB

TP.HCM năm 2023

Trang 2

Lời cảm ơn

Ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô đang ngày càng trở nên phổbiến trên toàn thế giới Tại Việ t Nam thì ngành công nghiệp ô tô luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà nước ta, là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước Số lượng xe tiêu thụ, số các nhà máy lắp ráp, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp vẫn chiếm một số lượng lớn Và đang từng bước trở thành một trong những ngành công nghiệp đóng góp một phần lớn vào GDP của nước ta Bên cạnh đấy, ngành ô tô cũng đã phát triển lâu đời, các thế hệ động cơ mới hiện đại ngày càng được cải tiến Vì vậy, việc đào tạo các kĩ sư, công nhân am hiểu về ô tô là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay Do đó, việc tiếp xúc thực tế là vô cùng quan trọng nên em cảm ơn nhà trường và thầy Nguyễn Thành Sa đã tạo điều kiện cho các sinh viên chúng em có thời gian tiếp xúc với công việc hiện tại bên ngoài, và cảm ơn garage của chú Lộc đã cho em một nơi thực tập tốtđể có thể hoàn thiện và học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế về ngành ô tô

Mục lục

Chương 1: Tổng quan về bộ ắc quy trên ô tô1.1 Cấu tạo………21.2 Nguyên lí hoạt động………3Chương 2: Hệ thống chiếu sáng trên ô tô

2.1 Định nghĩa và phân loại đèn……… ….62.2 Những lưu ý khi sử dụng………10Chương 3: Hệ thống gạt nước trên ô tô

3.1 Cấu tạo……… 10

Trang 3

3.2 Cách sử dụng………11Chương 4: Hệ thống điều hòa trên ô tô

4.1 Cấu tạo……….134.2 Nguyên lý hoạt động ……… 17

Chương 1: Bộ ắc quy

1.1 Cấu tạo

 Ắc quy ô tô gồm các bản cực âm và dương bằng chì xếp lại với nhau được ngăn cách bằng các vách ngăn Số lượng các cặp bản cực trong mỗi ắc quy đơn thường từ 5 đến 8 cặp Cácbản cực cùng vế được hàn gắn với nhau ghép lại thành 1 ngăn có điện áp 2V

 Cấu tạo bên trong của bình ắc quy gồm nhiều ngăn nhỏ ( mộtngăn có điện áp 2V) Mỗi ngăn có chứa dung dịch H2SO4 Cùng với đó là các bản cực âm và cực dương có tấm chắn ngăn cách, được nối với nhau bằng thanh nối

 Cấu tạo của một bản cực trong ắc quy gồm có phần khung xương, vách ngăn và chất tác dụng Khung xương của bản cực dương và âm có cấu tạo giống nhau Chúng được đúc từ chì có pha thêm (5 ÷ 8% ) Sb và tạo hình dạng mặt lưới Phụ gia Sb thêm vào chì sẽ làm tăng thêm độ dẫn điện và cải thiện tính đúc Trong thành phần của chất tác dụng còn có thêm khoảng 3% chất nở (các muối hữu cơ) để tăng độ xốp, độ bền của lớp chất tác dụng

Trang 4

1.2 Nguyên lý hoạt động

Trên thực tế, bình ắc quy được chia thành 2 loại là bình ắc quy sử dụng axit và bình ắc quy sử dụng kiềm Tuy có hai loại những ắc quy kiềm sẽ rất ít gặp nên chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của bình ắc quy kiềm

Bình ắc quy ô tô Axit được chia thành 2 loại chính là ắc quy kiểu hở thông thường và bình ắc quy kiểu kín khí Hai bình ắc quy này hay bị gọi nhầm là bình ắc quy nước và bình ắc quy khô

Trang 5

Ở hai hai bản cực của một ắc quy được làm bằng Chì (Pb) và Chì Oxit (PbO2) Điền đầy giữa các bản cực là dung dịch Axit Sunfuric (H2SO4) loãng ( Trong đó nước sẽ chiếm phần chính).

Ở trạng thái được nạp đầy, các bản cực của ắc quy ở trạng thái hóa học nêu trên ( tức là cực dương là PbO2, cực âm là Pb) Trong quá trình phóng điện và nạp điện cho ắc quy, trạng thái hóa học của các cực sẽ bị thay đổi Có thể xem về trạng thái hóa học trong các quá trình phóng – nạp như hình dưới đây

Quá trình phóng điện diễn ra nếu như giữa hai cực được kết nối với các thiết bị điện Khi này xảy ra phản ứng hóa học sau:

 Tại cực dương: 2PbO2 + 2H2SO4 -> 2PbSO4 + 2H2O + O2 Tại cực âm: Pb + H2SO4 -> PbSO4 + H2

Phản ứng chung gộp lại trong toàn bình là: Pb+PbO2+2H2SO4 -> 2PbSO4 + 2H2O

Trang 6

 Quá trình phóng điện sẽ kết thúc khi PbO2 ở cực dương và Pb ở cực âm hoàn toàn chuyển thành PbSO4.

 Quá trình nạp điện cho ắc quy, do tác dụng của dòng điện nạp mà bên trong ắc quy sẽ có phản ứng ngược lại so với chiều phản ứng trên, phản ứng chung gộp lại trong toàn bình sẽ là:

 2PbSO4 + 2H2O -> Pb+PbO2+2H2SO4

Trang 7

 Kết thúc quá trình nạp thì ắc quy trở lại trạng thái ban đầu: Cực dương gồm: PbO2, cực âm là Pb.

+ Trong thực tế thì bản cực của ắc quy sẽ không giống như ở trên Các cực trên thực tế sẽ có số lượng nhiều hơn và mỗi bình ắc quy lại bao gồm nhiều ngăn, nhiều tấm cực để tạo ra tổng điện tích bản cực nhiều hơn Từ đó giúp cho quá trình phản ứng đồng thời xảy ratại nhiều vị trí, do đó dòng điện cực đại xuất ra từ ắc quy đạt trị số cao hơn và tất nhiên dung lượng của ắc quy cũng tăng lên.+ Do kết cấu xếp lớp giữa các tấm cực nên thường thì các số cực

dương và cực âm cũng không bằng nhau Ở giữa các bản cực của ắc quy sẽ có tấm chắn, các tấm chắn sẽ không dẫn điện nhưng độ thẩm thấu sẽ lớn để thuận tiện cho quá trình phản ứng xảy ra khi các Cation và Anion xuyên qua chúng để đến các điện cực

Chương 2: Hệ thống chiếu sáng

2.1 Định nghĩa

Trang 8

Hệ thống chiếu sáng trên ô tô là hệ thống các thiết bị chiếu sáng kết nối với nhau và được điều khiển bởi một thiết bị trung tâm Cho phép người dùng điều khiển các thiết bị chiếu sáng theo yêu cầu Có hai loại hệ thống chiếu sáng là chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo Chiếu sáng tự nhiên là nhờ vào ánh sáng từ thiên nhiên, chiếu sáng nhân tạo là từ các thiết bị chiếu sáng phát ra ánh sáng phục vụ đời sống Hệ thống đèn LED là một trong những bộ phận quan trọng quyết định đến khả năng chiếu sáng của cả hệ thống chiếu sáng.

+ Các loại đèn chiếu sáng bên ngoài trên ô tô+ Đèn pha: Sử dụng chủ yếu khi điều khiển xe về đêm, đèn

pha giúp tăng tầm nhìn xa Chúng thường có 2 chế độ đó là pha và cos Ở chế độ cos giúp làm sáng phía gần đầu xe ô tô, còn chế độ pha là chế độ đèn chiếu xa hơn tầm nhìn khi lái, thường gây ra chói mắt với xe đi đối diện

+ Đèn hậu: Sử dụng vào đường hầm hay vào ban đêm, có

nhiệm vụ cảnh báo cho xe sau biết về sự hiện diện của xe

Trang 9

+ Đèn phanh: Khi bạn đạp phanh thì đèn sẽ sáng, đây cũng là

tín hiệu thông báo Thường thì đèn phanh sẽ được lắp chung vỏ với đèn hậu và sẽ phát ra ánh sáng mạnh hơn

+ Đèn xi nhan: Khi xe cần đổi hướng, rẽ trái/ phải thì người lái

tác động để điều khiển đèn xi nhan phát sáng, giúp cho ngườigiao thông cùng nhận biết

Trang 10

+ Đèn lùi: Khi đèn phát sáng cũng có nghĩa là nó đang báo

hiệu xe đang lùi, và đèn này cũng sáng vào ban đêm

+ Đèn sương mù: được bố trí cả trước và sau xe, chúng được

sử dụng khi bạn điều khiển xe trong điều kiện thời tiết làm hạn chế tầm nhìn như mưa lớn hoặc sương mù

Trang 11

 Các loại đèn chiếu sáng bên trong ô tô+ Đèn sáng taplo: có tác dụng làm sáng vùng taplo bao gồm đồng

hồ và các đèn báo, chúng chiếu sáng khi công tắc độ sáng đèn pha chuyển đến nấc thứ 1

+ – Đèn sáng trong xe: thường sẽ được đặt ở trung tâm trần xe hoặc

bên gương chiếu hậu phía trên trong xe ô tô Công tắc của đèn này sẽ có 3 chế độ để lựa chọn, đó là: Luôn sáng (ON), luôn tắt (OFF), chiếu sáng khi mở xe (DOOR)

2.2 Những lưu ý khi sử dụng hệ thống chiếu sáng trên ô tô

Hệ thống chiếu sáng trên ô tô gồm rất nhiều loại đèn với mục đích sử dụng khác nhau Vì vậy, tài xế cần lưu ý sử dụng đúng cách từng loại đèn trong trường hợp cụ thể:

+ Khi di chuyển trong thành phố, nơi có mật độ phương tiện đông đúc, người lái cần ghi nhớ sử dụng hệ thống đèn cảnh báo, đèn tín hiệu khi muốn rẽ hoặc quay đầu

+ Hơn nữa, với những đoạn đường không có dải phân cách, hãy luônbật chế độ đèn cos để tránh làm chói mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đi bộ và các phương tiện đi ngược chiều

+ Chủ xe cần phải thường xuyên bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trênô tô để đảm bảo tầm nhìn và khả năng quan sát tốt nhất khi lái xe.Trong trường hợp muốn thay thế hệ thống chiếu sáng, loại đèn mới cần phải đạt tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật Điều này vừa giúp người lái có tầm nhìn tốt vừa không làm ảnh hưởng tới các phương tiện khác

Chương 3: Hệ thống gạt nước trên ô tô

3.1 Cấu tạo

Cấu tạo cần gạt nước ô tô gồm 2 hệ thống cơ khí chính là:

Trang 12

+ Cần gạt nước với lưỡi gạt bằng cao su và lưỡi gạt bằng kim Các lưỡi gạt được gắn trên cần chính và nhận lực từ mô tơ Cần gạt chính chuyển động và các lưỡi gạt di chuyển theo, làm sạch nước và bụi bẩn trên toàn bộ bề mặt kính phía trướcvà phía sau

+ Cụm công tắc điều khiển gạt nước được đặt bên trong khoanglái Tùy vào từng loại xe sẽ có các chế độ khác nhau, nhưng về cơ bản, nó thường có nhiệm vụ điều khiển cần gạt nước vàphun rửa kính

Cấu tạo cơ bản cần gạt nước ô tô

 Ngoài ra còn có mô tơ gạt nước là động cơ điện một chiều có hai tốc độ quay nhanh và chậm Công tắc dạng cam giúp mô tơ luôn dừng ở vị trí cố định Vậy nên thanh gạt nước đảm bảo luôn dừng đúng điểm dưới cùng của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt nước

 Khi cần gạt nước ô tô hoạt động, nước rửa kính được hút từ bình chứa phun tới kính chắn gió thông qua hệ thống ống dẫn nước và vòi phun đặt ngay phía dưới kính chắn gió, trên nắp capo

Cách sử dụng:

Trang 13

Các chế độ để điều khiển cần gạt nước ô tô: Cụm công tắc điều khiển cần gạt nước ô tô thường nằm ở vị trí bên

trái hoặc bên phải của vô lăng, tùy theo từng dòng xe, đối diện với núm điều chỉnh đèn xi nhan

 Cách mở gạt nước ô tô rất đơn giản, chỉ cần gạt lên hoặc xuống tương ứng với các ký hiệu được in trên cần gạt điều khiển Cần gạt nước ô tô sẽ có các chế độ: OFF – tắt, MIST – sử dụng khi gặp sương mù, LOW – gạt với tốc độ chậm, HIGH – gạt tốc độ nhanh, INT – gạt gián đoạn

 Trong quá trình sử dụng cần gạt nước ô tô, để điều chỉnh tốc độ cần gạt nước, sử dụng núm xoay trên cần gạt điều khiển Để xịt nước rửa kính, người dùng cần kéo cần gạt điều khiển này về phía vô lăng

 Một số dòng xe cao cấp được trang bị cảm biến gạt nước Bằng cách sử dụng các cảm biến quang học, hệ thống sẽ nhận biết độ ẩmcủa kính, từ đó biết được lượng nước mưa và điều kiện thời tiết tương ứng Khi đó, tài xế chỉ cần chuyển sang chế độ Auto - tự động, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh cường độ gạt nước phù hợp Thông thường, các cảm biến thường được lắp ở bên trong, ngay vị trí gắn kính chiếu hậu trung tâm xe

Trang 14

 Cần gạt nước ô tô là một bộ phận nhỏ nhưng không thể thiếu đối với bất kỳ chiếc xe hơi nào Ngày nay, gạt nước còn được trang bị cho xe lửa, tàu biển và cả máy bay cho thấy tầm quan trọng của chitiết này Để giữ cần gạt nước bền và hiệu quả khi sử dụng, cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và sửa chữa hoặc thay mới khi cần thiết.

Chương 4: Hệ thống điều hòa trên ô tô

4.1 Cấu tạo

4.1.1 Máy nén ( lốc lạnh )Máy nén của hệ thống điều hòa được dẫn động bởi dây đai với động cơ và ly hợp từ Hoạt động được điều khiển thông qua công tắc A/C, có nghĩa khi bạn nhấn công tắc A/C trên taplo lập tức ly hợp từ sẽ kích hoạtkết nối để quay puly máy nén

Gas lạnh điều hòa có áp suất và nhiệt độ thấp được hóa hơi thông qua việc lấy nhiệt từ bên trong xe được hút và nén bởi máy nén Sau đó máy nén bơm môi chất có nhiệt độ và áp suất cao vào giàn nóng làm chúng có thể hóa lỏng dễ dàng

Trang 15

4.1.2 Giàn nóng

Cấu tạo của giàn nóng bao gồm các ống nhỏ và cánh tản nhiệt bằng nhôm và chúng được lắp ngay phía trước của két nước Khi ô tô hoạt động, không khí sẽ đi qua giàn nóng để làm mát, kèm theo đó là một quạt làm mát để làm giảm nhiệt độ của môi chất lạnh Giàn nóng có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh từ dạng hơi thành môi chất lạnh có dạng lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao

4.1.3 Giàn lạnh

Có cấu tạo gần giống với dàn nóng nhưng dàn lạnh được thiết kế nhỏ hơn Giàn lạnh có nhiệm vụ làm bay hơi môi chất lạnh dưới dạng hơi

Trang 16

sương ở nhiệt độ và áp suất thấp thông qua van tiết lưu Lúc này, môi chất được giảm nhiệt độ đột ngột sẽ tỏa hơi lạnh ra môi trường.4.1.4 Van tiết lưu

Có cấu tạo gần giống với dàn nóng nhưng dàn lạnh được thiết kế nhỏ hơn Giàn lạnh có nhiệm vụ làm bay hơi môi chất lạnh dưới dạng hơi sương ở nhiệt độ và áp suất thấp thông qua van tiết lưu Lúc này, môi chất được giảm nhiệt độ đột ngột sẽ tỏa hơi lạnh ra môi trường

Thứ hai, lượng môi chất lạnh được phun vào giàn lạnh sẽ được van tiết lưu sẽ điều chỉnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe

Trang 17

4.1.5 Quạt lồng sóc

Đưa hơi lạnh từ dàn lạnh vào bên trong cabin xe là nhiệm vụ của quạt lồng sóc Tùy theo cách thiết kế và vị trí khe gió của mỗi kiểu xe ô tô màquạt lồng sóc này sẽ được hãng xe bố trí với số lượng khác nhau.4.1.6 Bộ lọc khô

Trang 18

Là bộ hút ẩm, nó có tác dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, phòng ngừa tình trạng nước bị đóng băng thành tinh thể dễ làm cho hệ thống bị phá hủy Ngoài ra, bộ lọc khô này còn có một nhiệm vụ lọc khác là giúp giữ các chất ô nhiễm trong hoạt động của môi chất và hệ thống.

giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng

+ Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóathành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu)

Trang 19

Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường Gió thổi ra từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài),gió trong ca-bin hoặc cả hai.

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN