1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh mazars việt nam

144 21 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam
Tác giả Tô Thị Mỹ Hạnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Mai Hương
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 2,79 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (13)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Kết cấu của khóa luận (14)
  • CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (17)
    • 2.1. Các nghiên cứu trước (17)
      • 2.1.1. Nghiên cứu nước ngoài (17)
      • 2.1.2. Nghiên cứu trong nước (19)
      • 2.1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu (21)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (24)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (25)
    • 3.2. Cơ sở lý thuyết (27)
      • 3.2.1. Đặc điểm kế toán của khoản mục tài sản cố định (27)
      • 3.2.2. Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính (33)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (45)
    • 4.1. Khái quát về Công ty TNHH Mazars Việt Nam (45)
      • 4.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển (45)
      • 4.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức (46)
      • 4.1.3. Các dịch vụ cung cấp hiện nay và định hướng phát triển (49)
    • 4.2. Giới thiệu về quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Mazars (50)
    • 4.3. Mô tả quy trình kiểm toán tài sản cố định của Mazars Việt Nam – trường hợp kiểm toán tại công ty TNHH ABC (55)
      • 4.3.1. Chấp nhận khách hàng (Acceptance) (55)
      • 4.3.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (Planning) (56)
      • 4.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (Performing) (59)
      • 4.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán (Reporting) (65)
    • 4.4. Thực hiện mô tả tình huống (67)
      • 4.4.1. Mục tiêu mô tả (67)
      • 4.4.2. Đối tượng mô tả: khoản mục TSCĐ (67)
      • 4.4.3. Mẫu mô tả: mô tả mười (10) hồ sơ kiểm toán của 10 doanh nghiệp được kiểm toán theo quy trình kiểm toán tại Mazars (67)
      • 4.4.4. Thực hiện mô tả (67)
    • 4.5. Thực hiện khảo sát quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars Việt Nam (72)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (79)
    • 5.1. Nhận xét về kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán (79)
      • 5.2.1. Tăng cường chất lượng của KTV, sắp xếp hợp lý số lượng thành viên và thời (81)
      • 5.2.2. Thiết lập phần mềm chuyên dụng và giới hạn các trang mạng xã hội (82)
      • 5.2.3. Thiết lập đầy đủ các thủ tục phân tích cơ bản (83)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (84)
  • KẾT LUẬN (16)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Tô Thị Mỹ Hạnh Cam đoan khóa luận tốt nghiệp: Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Mazars Việt Nam” Khóa luận này là công t

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Theo Vân & Hoàng, 2020, chất lượng báo cáo tài chính luôn được quan tâm trong công tác kế toán bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các đối tượng sử dụng thông tin Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa khi việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong tiến trình hội nhập thì ngoài vai trò cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp có chất lượng sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp đó trong quá trình liên doanh, liên kết, thu hút vốn đầu tư… góp phần tạo môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, tài sản cố định ngày càng trở thành yếu tố không thể thiếu để duy trì và phát triển doanh nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp (Fadila, 2023) Mặc dù các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định ít phát sinh hơn so với các nghiệp vụ kinh doanh thông thường khác, nhưng chúng lại có giá trị lớn và do đó ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Với thời gian sử dụng lâu dài, doanh nghiệp phải ghi nhận và trích khấu hao TSCĐ đúng kỳ, tuân thủ phương pháp nhất quán và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam Theo (Hoài, 2022), việc ước tính thường liên quan đến các xét đoán của đơn vị được kiểm toán, dựa trên thông tin sẵn có tại thời điểm lập và trình bày BCTC Do vậy, khoản mục về ước tính khá phức tạp, khả năng xảy ra sai sót và gian lận trên BCTC rất lớn Theo đó, ước tính về thời gian sử dụng hữu ích của khoản mục TSCĐ cũng là vấn đề đáng được lưu ý khi thực hiện thủ tục kiểm toán TSCĐ Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hoặc nâng cấp TSCĐ định kỳ và phải phân loại chính xác chi phí này là chi phí hoạt động hay vốn hóa vào nguyên giá của TSCĐ

TSCĐ luôn tồn tại những rủi ro cần được rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo tính trung thực và hợp lý của BCTC Nhận thức được tính cấp thiết, sự quan trọng của TSCĐ trong kiểm toán BCTC, em đã chọn đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Mazars Việt Nam”

Mục tiêu nghiên cứu

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH Mazars Việt Nam

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ; từ đó chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của quy trình

Mục tiêu 2: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên BCTC tại Mazars Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ đối Mazars được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi 2: Ưu, nhược điểm của quy trình kiểm toán TSCĐ tại Mazars và những giải pháp nào phù hợp để hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại Mazars?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam

Phạm vi không gian: Tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam

Phạm vi thời gian: Mô tả hồ sơ kiểm toán cho năm tài chính 31 tháng 12 năm

2023 và thực hiện khảo sát năm 2024

Kết cấu của khóa luận

Kết cấu của khóa luận gồm có (05) chương:

Chương 2: Các nghiên cứu trước

Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu và Cơ Sở Lý Thuyết

Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận

Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp

Qua chương 1, người viết đã nêu lên ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, cụ thể là về kiểm toán TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC, từ đó chỉ ra những mục tiêu cần đạt được khi thực hiện nghiên cứu bao gồm mục tiêu tổng quát và cụ thể cần được tiếp cận Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra đối tượng và phạm vi cần nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu cũng như là trình bày kết cấu tổng quát của bài nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện Tiếp đến ở chương 2, tác giả sẽ đề khảo lược một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước để xác định khoảng trống nghiên cứu, từ đó phát triền đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Các nghiên cứu trước

Bài viết của Amalia, 2024 “Implementation of fixed assets audit at PT U by KAP Y” tập trung nghiên cứu về quy trình thực hiện kiểm toán TSCĐ tại PT U giai đoạn năm

2022 được thực hiện bởi KAP Y, theo đó tác giả tiếp cận vấn đề bằng phương pháp nghiên cứu mô tả định tính, kết hợp với phương pháp thu thập dữ liệu thông qua quan sát, phỏng vấn, sử dụng tài liệu nhằm thu thập những dữ liệu thứ cấp phù hợp với chủ đề nghiên cứu và trình bày nghiên cứu dựa vào kết quả nghiên cứu thực tế kiểm toán thu thập được, trong đó các thủ tục kiểm toán TSCĐ của PT U được thực hiện bởi KAP Y bao gồm các bước: ký kết hợp đồng (engagement), thành lập đội kiểm toán (team building), nghiên cứu kết quả cuộc kiểm toán năm trước (study the results of the previous year’s PT U audit), thực hiện lên kế hoạch kiểm toán (carry out audit planning), thực hiện yêu cầu dữ liệu (data request), tiến hành kiểm toán (conduct field audit), tạo giấy tờ làm việc (create audit working papers), chuẩn bị bản thảo báo cáo kiểm toán (prepare a draft audit report), xác nhận với khách hàng (confirm with the client), chuẩn bị thư quản lý (prepare a management letter), tạo báo cáo kiểm toán độc lập (create an independent audit report) Ngoài ra, tác giả cũng kết hợp thêm phương pháp phân tích dữ liệu là kỹ thuật phân tích mô tả, từ phương pháp này tác giả rút ra kết luận giải đáp cho việc đặt ra vấn đề đang tồn tại và gợi ý ra những giải pháp tương ứng Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy KAP Y đã được thực hiện tốt và phù hợp với hướng dẫn về chuẩn mực kế toán

- Standard Public Accountant Guidelines (SPAP) Tuy nhiên, nghiên cứu này bị hạn chế về mặt dữ liệu do KAP Y phải bảo mật về mặt khách hàng, do đó tác giả chỉ đưa ra lưu ý về 2 vấn đề, thứ nhất là ban quản lý ở phía PT U nên duy trì về tính đầy đủ và kịp thời trong việc cung cấp dữ liệu cho KAP Y để không cản trở lịch trình và làm gián đoạn lịch làm việc đã được lên kế hoạch của nhóm kiểm toán, thứ hai là về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ nên cần được cải tiến để không xảy ra những sai sót lặp đi lặp lại trong năm tiếp theo

Dựa vào nghiên cứu Amalia, 2024 “Fixed Assets Account Audit Procedures At The YG Community Health Center”, bài viết tập trung nghiên cứu về các thủ tục kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công trung tâm y tế cộng đồng YG, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu để thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp, cụ thể là các các văn bản đã được pháp luật ban hành, BCTC năm 2022 và các tài liệu liên quan Qua nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, cụ thể là phương pháp định tính mô tả nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về các sự kiện được nghiên cứu một cách chính xác trong quy trình kiểm toán TSCĐ tại Trung tâm y tế YG Từ các bằng chứng thu thập được trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định cho thấy số dư khoản mục TSCĐ được trình bày trên BCTC tại 31 tháng 12 năm 2022 là trung thực và hợp lý Đồng thời, tác giả cũng nêu lên những điểm hạn chế mà kiểm toán viên gặp phải khi tiến hành kiểm kê TSCĐ rằng TSCĐ của YG nằm rải rác ở nhiều trung tâm y tế khác thuộc chi nhánh của YG nên không thể tiến hành kiểm tra trực tiếp các trung tâm y tế chi nhánh đó Từ đó, các tác giả đề xuất rằng nên kiểm kê những TSCĐ đó trong tương lai và đội kiểm toán nên đính kèm hình ảnh khi đi kiểm kê ở những chi nhánh ngoài tầm với để làm bằng chứng cho thấy số lượng TSCĐ được ghi nhận phù hợp với số lượng TSCĐ thực tế

Theo nghiên cứu của Raхimova, 2020 “Problems Of Accounting And Audit Of Fixed Assets”, bài viết tập trung làm rõ vấn đề về kế toán và kiểm toán TSCĐ trong khung chuẩn mực quốc tế, cụ thể tác giả đưa ra những nhận định cá nhân về khung pháp lý kế toán và kiểm toán TSCĐ, trong đó tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp là chuẩn mực quốc tế về TSCĐ (IAS 16 - Property, plant and equipment), mục 17 của IAS dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (IAS for SMEs), mục 5 của Chuẩn mực kế toán quốc gia (NAS), cùng với sự kết hợp với luật pháp của nước Cộng hòa Uzbekistan ngày 30 tháng

3 năm 1996 về TSCĐ, sau đó tác giả tiến hành áp dụng phương pháp nghiên cứu sâu để phân tích về các vấn đề như: xác định nguồn gốc nguyên giá TSCĐ, xác định giá trị thanh lý và đánh giá lại Kết quả nghiên cứu được tác giả nhận định rằng chuẩn mực quốc tế IAS 16 - Property, plant and equipment bao gồm những tiêu chuẩn về TSCĐ đầy đủ, chính xác về nguyên giá, khấu hao, thanh lý, đánh giá lại, bảo trì, việc sử dụng TSCĐ hiệu quả, những điều này có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Với khung pháp lý hiện hành, chuẩn mực kế toán quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau hợp tác, đầu tư và kết nối, tạo điều kiện thực hiện các dự án đầu tư quốc tế Về phía cạnh kiểm toán., tác giả nêu lên việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình kiểm toán TSCĐ hiệu quả sẽ chứng minh được chất lượng của một BCTC là trung thực và hợp lý, từ đó tác giả nhấn mạnh rằng việc kiểm toán TSCĐ là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự thay đổi liên tục để thích nghi khi giải quyết các vấn đề về TSCĐ, khấu hao, phân loại

Bài nghiên cứu của Trang, 2018 “Về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC”, bài viết được tác giả sử dụng phương pháp phân tích sâu để tập trung làm rõ về mục tiêu kiểm toán và quy trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ, trong đó tác giả nhận định kiểm toán TSCĐ chính là một khoản mục quan trọng trong kiểm toán BCTC Qua đó giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng hợp lý và đầy đủ tạo cơ sở đưa ra ý kiến của mình về việc trình bày BCTC có trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không, đồng thời giúp cho kiểm toán viên đánh giá được tính hợp lý của doanh nghiệp trong việc đầu tư kinh doanh, để tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả nhất Đồng thời, tác giả kết hợp nghiên cứu sâu về các bước trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Thứ nhất là về giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, bài viết có đề cập đến một số vấn đề tiêu biểu như sự thiếu sót của phần mềm kiểm toán dễ gây ra thiếu sót và tài liệu khách hàng không thuận tiện cho việc tra cứu, soát xét, việc đánh giá kiểm soát nội bộ chủ yếu sử dụng bằng phương pháp phỏng vấn hoặc sử dụng bảng hỏi nhưng chất lượng không cao và có thể không phù hợp

Còn nữa, việc xác định mức trọng yếu thường được dựa trên kinh nghiệm, hay phán đoán chủ quan của kiểm toán viên dẫn đến việc mức trọng yếu khác nhau giữa các kiểm toán viên, ảnh hưởng đến đưa ra kết luận kiểm toán Thứ hai là giai đoạn thực hiện kiểm toán, tác giả nhận định các công ty kiểm toán chưa thực sự gắn thủ tục phân tích với kiểm tra chi tiết khi phát hiện dấu hiệu bất thường Đồng thời khẳng định việc thường xuyên sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC là điểm mạnh trong việc kiểm toán các khoản mục, chu trình quan trọng như khoản mục TSCĐ nhưng chính điều này cũng tạo ra bất cập đối với thủ tục kiểm tra chi tiết Cuối cùng là giai đoạn kết thúc kiểm toán, tác giả cho rằng việc soát xét các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên cần được thực hiện một chặt chẽ Đây chính là một trong số những nhân tố đảm bảo cho thành công của cuộc kiểm toán Ngoài ra, bài viết đã đề xuất một số kiến nghị như kiểm toán viên nên áp dụng kết hợp các phương pháp trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ như điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược lại theo thời gian và tăng cường mối quan hệ giữa thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết Khi kết thúc kiểm toán, ban lãnh đạo của công ty nên chú trọng việc soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, ký duyệt đầy đủ các giấy tờ đã được soát xét để đảm bảo đúng thủ tục Đồng thời, cần xem xét, đánh giá quá trình làm việc của kiểm toán viên, đưa ra nhận xét để kiểm toán viên rút kinh nghiệm và hoàn thiện trong các cuộc kiểm toán tiếp theo

Theo nghiên cứu của Kha, 2018 “Ảnh hưởng của ước tính kế toán TSCĐ hữu hình đến BCTC doanh nghiệp”, bài viết đề cập đến ảnh hưởng của ước tính kế toán TSCĐ hữu hình đến BCTC doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để phân tích tác động của các ước tính kế toán đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các công cụ phân tích BCTC để phân tích định lượng tác động của các ước tính kế toán, từ đó xác định ảnh hưởng của các ước tính khác nhau đến toàn bộ tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả từ các mô hình nghiên cứu cho thấy việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ có ảnh hưởng đến chi phí khấu hao trong một năm dẫn đến thông tin về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị tác động Bởi mỗi xét đoán ước tính được tạo ra có tính chất chủ quan nên kết quả ước tính có thể khác nhau Vì vậy, tác giả kiến nghị doanh nghiệp nên sử dụng tất cả các thông tin đầy đủ và có sẵn khi thực hiện ước tính, đồng thời người thực hiện ước tính kế toán, doanh nghiệp nên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tránh mọi xung đột đạo đức Đồng thời, doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề quan trọng trong ước tính kế toán, thảo luận về những ước tính đó và tác động của nó cũng như ghi lại các quy trình ước tính này Ban giám đốc doanh nghiệp nên xem xét các chính sách kế toán quan trọng và các thông tin liên quan cần công bố công khai Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất cách để giảm thiểu ảnh hưởng của vấn đề này, doanh nghiệp nên công khai các ước tính kế toán quan trọng trong các thuyết minh BCTC, việc công khai này sẽ giúp cho người sử dụng BCTC hiểu rõ được cơ sở của các ước tính kế toán và ý nghĩa quan trọng của nó ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp ở mức độ nào

2.1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu

Dựa trên những nghiên cứu trước đó về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, việc hiện thực và tối ưu hóa quy trình này vẫn đang đối mặt với một số vấn đề quan trọng Điểm giống của những bài viết trên là đều sử dụng phương pháp định tính và phát hiện những hạn chế từ môi trường KSNB công ty Mặc dù các bài viết có điểm tương đồng, nhưng chúng cũng khác nhau do môi trường hoạt động của từng doanh nghiệp, dẫn đến việc đề xuất các giải pháp riêng biệt để phù hợp Nghiên cứu của (Fadila, 2023) đã mô tả đầy đủ cách kiểm toán TSCĐ được diễn ra như thế nào và những vấn đề thường xảy ra khi tiến hành thực hiện một cuộc kiểm toán TSCĐ, tuy nhiên quy trình kiểm toán TSCĐ ở đây chỉ thuộc quy trình kiểm toán TSCĐ đối với trung tâm y tế YG – một doanh nghiệp thuộc nước Cộng hòa Uzbekistan Hoặc nghiên cứu của (Amalia, 2024) cũng đã mô tả thực tế quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ diễn ra như thế nào Mặc dù đã có những biện pháp để cải thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, vấn đề chưa được giải quyết ở các nghiên cứu trước là khả năng triển khai các giải pháp vào thực tế Vì vậy, bài nghiên cứu "Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Mazars Việt Nam" sẽ tập trung vào việc đề xuất các giải pháp cụ thể và đánh giá khả năng thực thi chúng Mục tiêu cuối cùng là đưa ra những đề xuất cụ thể và tối ưu hóa quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, đảm bảo tính hiệu quả và đáng tin cậy của nó

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Ở chương 2, tác giả đã trình bày về tổng quan các bài nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết có liên quan đến khoản mục TSCĐ

Về phần tổng quan nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những điểm giống và khác giữa các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến kiểm toán khoản mục TSCĐ Từ đó, bài nghiên cứu của tác giả đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu cụ thể là việc giải quyết các khó khăn của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC và đề xuất các giải pháp cụ thể và hữu ích cũng như đánh giá khả năng thực thi biện pháp Tiếp đến, tác giả sẽ mô tả cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu cũng như là cơ sở lý thuyết trong chương 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Quy trình nghiên cứu

Bài nghiên cứu về “Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Mazars Việt Nam” được tác giả thực 4 bước sau:

Quy trình nghiên cứu trên được tác giả thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1: Nghiên cứu, thu thập dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và chọn lọc những tài liệu phù hợp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tác giả

Bước 2: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu thông qua các tình huống thực tế: dựa trên tài liệu nội bộ tác giả thu thập được liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành mô tả lại một trường hợp tại đơn vị để làm rõ vấn đề nghiên cứu này được diễn ra theo quy trình như thế nào và các thủ tục được áp dụng ra sao, đồng thời tác giả thực hiện mô tả tình huống cho 10 hồ sơ khác tại đơn vị để đánh giá mức độ hiệu quả chung của các thủ tục áp dụng

Bước 3: Đưa ra ưu điểm và hạn chế của vấn đề nghiên cứu: dựa trên quy trình và các thủ tục được tác giả tiếp cận thực tế ở bước 2, tác giả đúc kết một số ưu điểm, hạn

Bước 1: Nghiên cứu, thu thập dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu thông qua các tình huống thực tế

Bước 3: Đưa ra ưu điểm và hạn chế của vấn đề nghiên cứu

Bước 4: Đề xuất giải pháp tương ứng với những hạn chế tìm được

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu về kiểm toán khoản mục TSCĐ chế của vấn đề nghiên cứu và tiến hành khảo sát tại đơn vị để có cơ sở đưa ra nhận định ưu điểm và nhược điểm chung cho quy trình này

Bước 4: Đề xuất giải pháp tương ứng với những hạn chế tìm được: Từ những ưu điểm và nhược điểm đã được tác giả đúc kết, tác giả đề xuất một số giải pháp tương ứng với các hạn chế tìm được, sau đó khảo sát sự khả thi của những giải pháp đó tại đơn vị nhằm có sơ sở đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhất.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu này là phương pháp định tính Cụ thể hơn, tác giả tiếp cận vấn đề theo phương pháp nghiên cứu điển hình (case study research), căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhận được để trình bày quy trình kiểm toán TSCĐ thực tế tại Mazars, tiếp đến phân tích quy trình này đã diễn ra như thế nào và tại sao lại như vậy Từ đó, làm rõ về quy trình này thông qua các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, đồng thời phát hiện những vấn đề quan trọng chưa được giải quyết, cần mở rộng nghiên cứu trong tương lai

Kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính như trên, bài viết còn được tác giả kết hợp thêm một số phương pháp như sau:

Thứ nhất, phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: tác giả tiến hành tham khảo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, các giáo trình, các trang mạng chính thống có liên quan đến quy trình kiểm toán TSCĐ để xây dựng cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu, thu thập tài liệu, số liệu từ các chính sách được áp dụng cho quy trình kiểm toán TSCĐ và hồ sơ kiểm toán của khách hàng năm 2023 tại Mazars Việt Nam để làm cơ sở cho việc thực hiện mô tả tình huống

Thứ hai, phương pháp mô tả tình huống: dựa trên những hồ sơ sau khi kiểm toán khoản mục TSCĐ đã thu thập được, tác giả tiến hành mô tả lại quy trình kiểm toán TSCĐ được áp dụng đối với trường hợp công ty ABC nhằm tìm hiểu được quy trình kiểm toán TSCĐ trong thực tế diễn ra như thế nào Tiếp đến, tác giả tiến hành mô tả tình huống đối với 10 đối tượng khách hàng về việc thực hiện các thủ tục trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của các thủ tục có đủ để đảm bảo các mục tiêu kiểm toán cần thiết hay không

 Hai phương pháp nghiên cứu trên được tác giả thực hiện nhằm:

Về mục tiêu nghiên cứu, hướng đến giải quyết một phần của mục tiêu 1 “Đánh giá thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ”

Về câu hỏi nghiên cứu, hướng đến trả lời câu hỏi 1 “Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ đối Mazars được thực hiện như thế nào?”

Thứ ba, phương pháp phân tích: Từ những tình huống được trình bày, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars trong thực tế, sau đó tiến hành đưa ra những nhận định liên quan về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, từ đó xác định những ưu điểm và hạn chế tồn tại

Cuối cùng, phương pháp khảo sát: Tác giả tiến hành thực hiện khảo sát mức độ của những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, đồng thời tìm hiểu về mức độ của những khó khăn KTV thường gặp phải khi thực hiện kiểm toán Cuối cùng, tác giả khảo sát về tính khả thi của những giải pháp tương ứng với các hạn chế và khó khăn tìm được Từ đó, rút ra kết luận chung cho bài nghiên cứu

 Hai phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp phân tích và phương pháp khảo sát được tác giả thực hiện nhằm:

Về mục tiêu nghiên cứu, hướng đến làm rõ phần còn lại của mục tiêu 1:” Chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của quy trình” và mục tiêu 2:”Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên BCTC tại Mazars Việt Nam”

Về câu hỏi nghiên cứu, hướng đến trả lời câu hỏi 2:”Ưu, nhược điểm của quy trình kiểm toán TSCĐ tại Mazars và những giải pháp nào phù hợp để hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại Mazars?”

Cơ sở lý thuyết

3.2.1 Đặc điểm kế toán của khoản mục tài sản cố định

3.2.1.1 Khái niệm về tài sản cố định

TSCĐ được trình bày tại phần B và thuộc Tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán, bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính Được trình bày như bảng 2.1:

Bảng 3.1 Tóm tắt các khái niệm về TSCĐ

TSCĐ hữu hình “TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ”

TSCĐ vô hình “TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả ”

“TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.”

(Nguồn: Điều 2, thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013)

3.2.1.2 Nguyên tắc kế toán của khoản mục tài sản cố định

Theo Điều 3, thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2023 quy định những nguyên tắc ghi nhận cho TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình như bảng 2.2:

Bảng 3.2 Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ

“Nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”

TSCĐ vô hình “Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình

Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.”

(Nguồn: Điều 3, thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013)

3.2.1.3 Xác định nguyên giá tài sản cố định

Theo khoản 5 điều 2 và khoản 3 điều 4 tại thông tư số 45/2013/TT-BTC, cách xác định nguyên giá của các loại TSCĐ như sau:

Bảng 3.3 Xác định nguyên giá TSCĐ

Xác định nguyên giá TSCĐ Nội dung

TSCĐ hữu hình “Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”

TSCĐ vô hình “Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng”

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính “Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.”

(Nguồn: Khoản 5 điều 2 và khoản 3 điều 4, thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày

3.2.1.4 Tài khoản kế toán được sử dụng cho khoản mục tài sản cố định

Theo thông tư 200/2014/BTC, doanh nghiệp có thể sử dụng các tài khoản sau để phản ánh nghiệp vụ phát sinh của TSCĐ:

Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình: “Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá”

Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình này có 6 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 2111 – Nhà cửa, vật tư, kiến trúc: “Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng ”

Tài khoản 2112 – Máy móc thiết bị: “Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ”

Tài khoản 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn: “Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn”

Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: “Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính”

Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: “Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm”

Tài khoản 2118 – TSCĐ khác: “Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên”

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khái quát về Công ty TNHH Mazars Việt Nam

4.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Dựa vào tài liệu nội bộ của Mazars, năm 1945, Mazars được thành lập bởi Robert Mazars tại Rouen, Pháp Trải qua một chặng đường dài phát triển, vào những năm 1990, Mazars bắt đầu mở rộng ra quốc tế, đầu tiên là ở Châu Âu, tiếp đến là Châu Phi, Châu

Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Á - Thái Bình Dương Từ những khởi đầu khiêm tốn, Mazars đã ngày càng lớn mạnh và trở thành một tập đoàn quốc tế với 9000 nhân viên và

500 đối tác với doanh thu hiện tại là 750 triệu euro hoạt động tại 47 quốc gia Mazars có văn phòng tại Úc, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam Đồng thời, Mazars còn có hơn 50.000 chuyên gia tại hơn 91 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm 17.000 chuyên gia đến từ các công ty trong liên minh Mazars North America AllianceMazars - Liên minh Bắc Mỹ

Mazars Việt Nam được thành lập vào năm 1994, là một thành viên của tập đoàn Mazars toàn cầu, chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán, thuế và các dịch vụ tư vấn khác Mazars Việt Nam là công ty con 100% vốn của Pháp Người đặt nền móng đầu tiên của Mazars Việt Nam là ông Jean Marc Deschamps, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty và là người đứng đầu - đối tác đầu tiên của Công ty TNHH Mazars Việt Nam

Tại Việt Nam, Mazars được xếp hạng nhất về cung cấp dịch vụ kế toán và nằm trong số các công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam tính đến tháng 1 năm 2022 Mazars không chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở Việt Nam mà còn trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương trong khi vẫn duy trì cách tiếp cận liền mạch và linh hoạt

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp gồm hơn 200 thành viên, đội ngũ chuyên gia đa lĩnh vực của Mazars Việt Nam bao gồm Kế toán viên, Kiểm toán viên công chứng, Luật sư thuế, Thạc sĩ Kế toán và Tài chính, Thạc sĩ Kinh doanh và Quản trị và Kế toán chi phí Đội ngũ của công ty có tất cả các kỹ năng kinh doanh và kỹ thuật, kinh nghiệm chuyên môn và nền tảng kiến thức cần thiết để cung cấp các giải pháp tùy chỉnh cho khách hàng của Mazars

Hiện tại, với 02 văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Mazars hoạt động thống nhất như một ở tất cả các quốc gia với nguyên tắc hợp tác, cho phép mang đến những dịch vụ nhất quán, được điều chỉnh phù hợp với khách hàng ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực và vị trí địa lý

Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0301650530 Địa chỉ: Tầng 9-11, tòa nhà Rồng Việt, số 141 Nguyễn Du, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Văn phòng tại Hà Nội

Mã số thuế: 0110602367 Địa chỉ: Tầng 17, tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, quận Đống Đa, TP Hà Nội

4.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức

Tại Mazars Việt Nam có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một vai trò cụ thể Công ty được chia thành 4 phòng ban, phục vụ 4 phân khúc kinh doanh chính: kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế và phát triển kinh doanh và bộ phận hành chính hỗ trợ các phòng ban trên Sơ đồ sau đây minh họa cho cơ cấu tổ chức cơ bản tại Mazars Việt Nam: Trong đó, cơ cấu của bộ phận kiểm toán có thể được miêu tả theo sơ đồ sau:

(Nguồn: Phòng nhân sự - Mazars Việt Nam)

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức tại Mazars Việt Nam

Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm toán tại Mazars Việt Nam

(Nguồn: Phòng nhân sự - Mazars Việt Nam)

Chủ phần hùn (Partner): là người có trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý cao, đại diện cho toàn bộ quyền lực trong công ty Họ có khả năng đưa ra và quyết định về mọi hoạt động và chính sách của công ty

Chủ nhiệm kiểm toán cấp cao (Director/Senior Manager): phụ trách nhóm các trợ lý kiểm toán cấp dưới để thực hiện cuộc kiểm toán Bên cạnh các kỹ thuật cơ bản, trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình Ngoài ra, họ phải nhận nhiệm vụ trao đổi với khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán cấp 1-2-3 (Senior 1-2-3): vị trí này sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán cấp dưới để thực hiện cuộc kiểm toán nhỏ, trung bình Bên cạnh các kỹ thuật cơ bản, trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình Ngoài ra, senior cũng thực hiện những công việc khó hơn như phân tích hay đánh giá rủi ro, bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng, trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán

Chủ nhiệm kiểm toán cấp cao (Director/Senior Manager)

Trưởng nhóm kiểm toán cấp 1 (Senior 1 -

Trưởng nhóm kiểm toán cấp 2 (Senior 2 - S2)

Trưởng nhóm kiểm toán cấp 3 (Senior 3 - S3)

Trợ lý kiểm toán cấp 2 (Assistant 2 - A2) Trợ lý kiểm toán cấp 2

Trợ lý kiểm toán cấp 1-2 (Assisstant 1-2): vị trí này sẽ tham gia vào các nhóm kiểm toán và thực hiện các công việc từ đơn giản nhất Họ phụ trách kiểm tra các khoản mục, thực hiện các phần hành phức tạp hơn dưới sự giám sát của trưởng nhóm

4.1.3 Các dịch vụ cung cấp hiện nay và định hướng phát triển

Dựa vào tài liệu nội bộ của công ty, Mazars là nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp toàn diện cho nhiều khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau về kiểm toán, kế toán, thuế, tư vấn, quản lý tiền lương và dịch vụ pháp lý

Các dịch vụ kiểm toán của Mazars như kiểm toán BCTC, kiểm toán nội bộ, lập báo cáo, đảm bảo và soát xét độc lập, dịch vụ về chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) Ngoài việc tuân thủ các quy định pháp lý, cách tiếp cận của Mazars còn bao quát hơn thế nữa Với kiến thức và sự hỗ trợ của các công cụ và quy trình đáng tin cậy, Mazars linh hoạt cung cấp cho khách hàng các giải pháp tốt nhất Tính minh bạch đặc biệt được công ty thực thi và thúc đẩy thông qua các hoạt động kiểm toán và đảm bảo

• Dịch vụ tư vấn tài chính:

Mazars cung cấp một loạt các dịch vụ tư vấn tài chính để đáp ứng các mục tiêu khác nhau của khách hàng Mỗi dịch vụ được tạo ra với khách hàng và các giai đoạn của vòng Các dịch vụ của công ty bao gồm:

Thương vụ: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch toàn diện bao gồm toàn bộ quy trình M&A, bao gồm tư vấn bên mua và bên bán

Tài chính: Dẫn đầu trong ngành tài chính phức tạp và tìm kiếm các giải pháp để giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ

Giới thiệu về quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Mazars

Dựa vào tài liệu nội bộ của Mazars, quy trình kiểm toán của Mazars được quy định tại MAM (Mazars Audit Manual) theo sơ đồ dưới đây:

(Nguồn: Tài liệu kiểm toán lưu hành nội bộ tại Mazars Việt Nam)

Quy trình kiểm toán của Mazars được quy định tại MAM bao gồm 4 bước như sơ đồ, trong đó bao gồm giai đoạn chấp nhận khách hàng (Acceptance) và 3 giai đoạn chính của cuộc kiểm toán:

Lập kế hoạch kiểm toán (Planning)

Thực hiện kiểm toán (Performing)

Kết thúc và báo cáo (Reporting)

Dưới đây là bảng mô tả chi tiết 4 giai đoạn trong quy trình kiểm toán tại

Lập kế hoạch kiểm toán (Planning)

Kết thúc và báo cáo

(Reporting)Hình 4.1: Quy trình kiểm toán tại Mazars được quy định tại MAM

Bảng 4.1 Giai đoạn chấp nhận khách hàng và Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán (Planning)

Nội dung Tài liệu thu thập Ý nghĩa

Trước khi bước vào 3 giai đoạn kiểm toán chính, KTV phải thực hiện bước khảo sát và chấp nhận khách hàng như sau:

*Chấp nhận khách hàng (Acceptance)

KTV tại Mazars sẽ đánh giá khả năng hợp tác và rủi ro trước khi ký hợp đồng Đối với khách hàng mới, KTV kiểm tra báo cáo kết quả kinh doanh từ năm trước, tập trung vào KSNB, đánh giá những rủi ro về ngành cũng như là của khách hàng

Còn với khách hàng cũ, họ sử dụng thông tin từ các năm trước và cập nhật thay đổi trong năm hiện tại

Tiếp đến, mức phí được đề xuất sau khảo sát và duyệt bởi Giám đốc trước khi gửi báo giá cho khách hàng Sau khi khách hàng chấp thuận, công ty tiến hành ký hợp đồng và phân công KTV vào phòng nghiệp vụ tương ứng để thực hiện kiểm toán

Giấy phép kinh doanh của công ty Các chứng từ liên quan đến chế độ kế toán của công ty BCTC lập các năm trước

Hiểu và nắm bắt thông tin toàn diện về ngành của khách hàng nói chung và công ty khách hàng nói riêng

Sau bước khảo sát và chấp nhận khách hàng đã được thông qua, tiếp đến 3 giai đoạn sau sẽ là những bước chính trong quy trình kiểm toán của Mazars:

1] Lập kế hoạch kiểm toán (Planning)

Sau khi được phân công nhiệm vụ, KTV sẽ tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng và chuẩn bị hồ sơ kiểm toán Họ lựa chọn thành viên phù hợp để lập đội kiểm toán

(audit team) và phân tích hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán cho từng trường hợp Đồng thời, dựa vào đánh giá rủi ro của KTV, họ tiến hành thiết lập mức trọng yếu

Trước thời điểm kiểm toán, họ cũng cung cấp khách hàng những tài liệu cần thiết để bổ sung cho việc thực hiện kế hoạch Khi kế hoạch đã hoàn tất, KTV liên lạc với khách hàng để thống nhất thời gian kiểm kê và thực hiện những bước tiếp theo hợp đồng

Sổ chi tiết liên quan đến các tài khoản của khoản mục TSCĐ

Kiểm tra tính hiện hữu, đầy đủ, sở hữu và chính xác, tính hợp lý, nhất quán của TSCĐ

Bảng 4.2 Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán (Performing) và Giai đoạn 3: Kết thúc và báo cáo (Reporting)

Nội dung Tài liệu thu thập Ý nghĩa

2] Thực hiện kiểm toán (Perform)

2.1] Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (Test of controls)

Phỏng vấn và thu thập tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ của chu trình về TSCĐ; phỏng vấn các cấp quản lí và cá nhân có liên quan đến chu trình này và kiểm tra chi tiết các dữ liệu thu thập được…

Bộ chứng từ liên quan đến chu trình mua/bán TSCĐ

(Walkthrough) Đảm bảo sự chặt chẽ của KSNB của khách hàng

2.2] Thử nghiệm cơ bản (Subtantive tests)

*Thủ tục phân tích cơ bản Đánh giá sơ bộ tình hình biến động TSCĐ về mặt giá trị, sự biến động của đầu năm so với cuối năm Đánh giá xem liệu rằng biến động năm nay có phù hợp kế hoạch dự toán không, có phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong năm qua không

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm kê: Trong việc lập kế hoạch kiểm kê, trưởng nhóm cần tìm hiểu về thông tin khách hàng, bao gồm địa điểm, liên hệ người phụ trách, và kế hoạch kiểm kê KTV cần xem xét hồ sơ kiểm kê trước đó (nếu có) để nắm rõ đặc điểm HTKSNB

Biên bản kiểm kê của khách hàng thực tế

Số lượng hàng tồn kho sổ sách Để kiểm tra tính hiện hữu của TSCĐ, tránh những sai sót liên quan đến việc ghi nhận TSCĐ trên BCTC

Giai đoạn thực hiện chứng kiến kiểm kê: Khi tham gia kiểm kê, KTV cần kiểm tra số lượng nhân sự tham gia theo kế hoạch của khách hàng và đảm bảo việc sản xuất đã được tạm dừng

Giai đoạn kết thúc chứng kiến kiểm kê: Sau khi tham gia kiểm kê và ghi nhận thông tin về TSCĐ, KTV cần hoàn thiện biên bản kiểm kê theo mẫu công ty chỉ định Đồng thời, so sánh kết quả kiểm kê của mình và đơn vị, xem xét sự khác biệt và tìm nguyên nhân nếu có Ngoài ra, phải so sánh số lượng thực tế kiểm kê với số liệu trên sổ sách kế toán, ghi chép rõ ràng nguyên nhân nếu có chênh lệch Cuối cùng, thu thập các tài liệu như biên bản kiểm kê từ khách hàng (do PIC - person in charge lập và đã được ký bởi hai bên)

Kiểm tra số dư, kiểm tra nghiệp vụ tăng/giảm trong kỳ

Số dư đầu kỳ: Thông thường KTV sẽ dựa trên WPs năm trước đã kiểm toán tại khách hàng, đối chiếu số dư cuối kỳ, nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại của KTV với bảng theo dõi TSCĐ và khấu hao của khách hàng

Nếu có bút toán điều chỉnh kiểm tra khách hàng đã cập nhật hay chưa để lên được số đầu kỳ trong năm kiểm toán

Số dư cuối kỳ: Dựa trên cơ sở kết quả kiểm toán của số dư đầu kỳ và các phát sinh tăng, giảm TSCĐ trong kỳ đã được kiểm toán chi tiết, KTV sẽ tính toán được số dư cuối kỳ Đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán, biên bản kiểm kê TSCĐ (do DN thực hiện vào thời điểm cuối niên độ dưới sự chứng kiến của KTV)

Sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến khoản mục TSCĐ

Bảng theo dõi TSCĐ và trích khấu hao trong năm

Bảng theo dõi tình hình tăng/giảm TSCĐ trong năm

Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, tính nhất quán, tình hình tăng giảm, tính đầy đủ của khoản mục TSCĐ

Hợp đồng mua bán/ thanh lý TSCĐ

Phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT

Xem xét thời gian phân bổ khấu hao so với Thông tư

TT-BTC Đối chiếu thời gian sử dụng hữu ích của một số loại tài sản so với quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC Đảm bảo khách hàng tuân thủ đúng quy định của pháp luật

3] Kết thúc và báo cáo (Report)

Mô tả quy trình kiểm toán tài sản cố định của Mazars Việt Nam – trường hợp kiểm toán tại công ty TNHH ABC

Để tìm hiểu phần hành TSCĐ do Công ty thực hiện, khóa luận này tập trung phân tích quy trình kiểm toán TSCĐ tại một khách hàng thực tế

4.3.1 Chấp nhận khách hàng (Acceptance) Đầu tiên, KTV tiến hành khảo sát Công ty TNHH ABC như sau: Đối với khách hàng ABC, đây là năm thứ 3 Mazars tiến hành kiểm toán BCTC Các thông tin cung cấp về khách hàng đã được lưu giữ và cập nhật qua từng năm trong hồ sơ kiểm toán chung Vì vậy, KTV không cần thu thập các thông tin chung về khách hàng trước cuộc kiểm toán mà sử dụng trực tiếp hồ sơ khách hàng đã có Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán, KTV cần phỏng vấn khách hàng để cập nhật về các thay đổi quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty, cụ thể là những thay đổi liên quan đến tổ chức quản lý, thay đổi về Ban giám đốc, các vấn đề về vốn chủ sở hữu, sự thay đổi của chính sách kế toán, về sản phẩm sản xuất chính hoặc thay đổi về bộ máy nhân sự những thay đổi thường được nêu rõ trong biên bản họp Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Nếu có thay đổi, KTV ghi các thông tin này vào giấy làm việc và lưu hồ sơ kiểm toán các trích đoạn văn bản hoặc sao chụp và gạch dưới các phần quan trọng Song song với việc cập nhật thông tin, KTV phải đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi đó tới hoạt động của khách hàng và nguyên nhân của sự thay đổi

Sau khi các thủ tục vừa nêu được thực hiện đối với công ty ABC, KTV nhận thấy Ban giám đốc của Công ty ABC không có sự thay đổi, tính liêm chính của những thành viên này là có thể tin cậy được KTV cũng cập nhật các thông tin về khách hàng và đánh giá không có rủi ro nào khiến KTV phải ngừng cung cấp dịch vụ Mặt khác, Mazars có khả năng thực hiện kiểm toán cho Công ty ABC Vì vậy, Công ty quyết định chấp nhận kiểm toán cho Công ty ABC

Tiếp đến, sau khi thực hiện các công việc đầu tiên theo đúng trình tự thực hiện một cuộc kiểm toán đối với khách hàng – Công ty ABC, các KTV có trách nhiệm thực hiện kiểm toán tiến hành thu thập tài liệu về thông tin khách hàng Vì khách hàng ABC là khách hàng truyền thống của Mazars nên công việc thu thập này thực chất là cập nhật lại các thông tin đã có được từ năm trước trong hồ sơ kiểm toán chung thông qua các câu hỏi phỏng vấn và thu thập các giấy tờ liên quan có sự thay đổi Từ đó, KTV rút ra những vấn đề cơ bản về khách hàng ABC như sau:

Công ty ABC là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư số 3255xxxxxx do Ban quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Bình Dương cấp ngày 24 tháng 7 năm 2015 và giấy phép điều chỉnh

Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH

Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực dây cắt dùng cho máy phóng tia lửa điện, doanh nghiệp chủ yếu cung cấp 3 dây chuyền sản phẩm như sau: Dây EDM, dây cắt mạ kim cương và mạ bề mặt kim loại

Chuẩn mực, chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ)

Phương pháp khấu hao áp dụng: Phương pháp đường thẳng

Quy trình mua TSCĐ: Có phân chia trách nhiệm giữa người bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện việc mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ

4.3.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (Planning):

Sau khi hợp đồng kiểm toán giữa Công ty TNHH Mazars Việt Nam và Công ty TNHH ABC đã được ký kết, trưởng phòng kiểm toán (manager) phân công lịch kiểm kê và kiểm toán đối với KTV và trợ lý KTV Giai đoạn này được chia thành nhiều phân đoạn nhỏ:

Trao đổi với kế toán Đơn vị về những thông tin chung về TSCĐ

Tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm

Trong năm Đơn vị có thay đổi chính sách liên quan đến TSCĐ, chi phí khấu hao hay không, áp dụng phương pháp khấu hao mới?

HTKSNB có gì thay đổi gì hay không?

Thu thập thông tin về khách hàng trong năm nay: SIC phụ trách sẽ yêu cầu phía đơn vị cung cấp những dữ liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán, cụ thể đối với phần hành kiểm TSCĐ bao gồm:

Bảng kê chứng từ (nhật ký chung)

Bảng theo dõi chi tiết TSCĐ, chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế

Danh sách các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ

Biên bản thanh lý TSCĐ, phê duyệt thanh lý TSCĐ (do trong năm Đơn vị tiến hành thanh lý số lượng lớn TSCĐ)

Hóa đơn, chứng từ liên quan khác

Tìm hiểu HTKSNB của Đơn vị

Thông qua việc trao đổi với kế toán Đơn vị, trong năm nay không có sự thay đổi trong HTKSNB, chính sách kế toán, quy trình kế toán của Đơn vị Vì vậy, trong năm nay vẫn áp dụng bảng mẫu được thu thập từ năm ngoái như sau:

Bảng 4.3: Bảng HTKSNB của đơn vị

STT Câu hỏi Trả lời

1 Ai là người phụ trách kế toán đối với

Ms Liễu – Chief Accountant (Kể toán trưởng)

2 Công ty có ban hành chính thức quy trình mua sắm/thanh lý TSCĐ không?

Không ban hành quy trình này

3 Công ty có quy chế rõ quyền hạn được phê duyệt mua sắm TSCĐ không?

Tất cả các giao dịch mua mới đều được phê duyệt bởi Tổng Giám Đốc

4 Công ty có tuân thủ việc quản lý chứng từ TSCĐ theo yêu cầu của TT45? Nếu có thì file có thực sự đầy đủ và rõ ràng không?

-Có lưu file riêng File quản lý bởi

- Có file theo dõi TSCĐ trên file excel theo chứng từ, có thể hiện Asset Code – Name – Supplier – Invoice – Ngày nhập – Historical cost File này được in ra lưu cho mỗi tháng

5 Công ty có dán mã (code) cho toàn bộ

TSCĐ cho mục đích theo dõi và quản lý không?

Có dán mã code theo TS

6 TS được mua về, có biên bản bàn giao cho bộ phận sử dụng TS không? Việc luân chuyển TS giữa các bộ phận có làm biên bản bàn giao không? Bộ phận nào tập hợp và lưu trữ biên bản?

Không có biên bản bản bản giao TS

7 Công ty theo dõi nguyên giá và tính khấu hao trên phần mềm hay bằng excel?

Bút toán KH được hạch toán bằng phần mềm

8 Kiểm kê TSCĐ được thực hiện bao nhiêu lâu một lần?

Không thực hiện kiểm kê TSCĐ

9 Việc bảo vệ TS của Công ty có chặt chẽ không?

Tốt Có hệ thống camera Bảo vệ đông, nghiêm ngặt

10 Những vấn đề cần chú ý khi kiểm tra chi tiết là gì?

Không có vấn đề gì Đánh giá rủi ro và thiết lập mức trọng yếu:

SIC (Senior – trưởng nhóm kiểm toán) sau khi đánh giá và căn cứ vào doanh thu giữ các năm tiến hành thiết lập mức trọng yếu toàn bộ (OM), mức trọng yếu thực hiện (PM) và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (TT) áp dụng cho các phần hành của cuộc kiểm toán và được thông qua bởi MIC (Manager in charge) (Hình 4.1)

Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC: được xác định bằng 2% của Tổng tài sản tại ngày lập BCTC;

Mức trọng yếu thực hiện: Được xác định bằng 75% của Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC

Ngưỡng sai sót đáng chú ý: Được xác định bằng 3% của Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC

4.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán (Performing):

Thử nghiệm kiểm soát (Test of controls):

Mục đích của thử nghiệm kiểm soát nhằm giảm một số thủ tục đối với thử nghiệm cơ bản, tuy nhiên do Đơn vị đã là khách hàng của Công ty trong những năm trước nên Công ty đã có những thông tin làm căn cứ cho việc lên lịch trình, phạm vi kiểm toán phù hợp Vì vậy, trong năm nay KTV không tiến hành không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà đi thẳng đến thử nghiệm cơ bản

❖ Thử nghiệm cơ bản (Substantive tests):

Thủ tục phân tích: Công ty thường thực hiện so sánh chênh lệch giữa số đầu năm và số cuối kỳ của 2 năm liền kề, không thực hiện phân tích các chỉ số để đánh giá

Chứng kiến kiểm kê là thủ tục quan trọng trong quá trình kiểm toán TSCĐ, KTV sẽ chọn mẫu kiểm kê chủ yếu sẽ là các tài sản phát sinh tăng trong niên độ kiểm toán và một vài tài sản năm trước để kiểm kê thêm Đối với những doanh nghiệp có số lượng TSCĐ lớn và giá trị cao thì việc chứng kiến kiểm kê và một thủ tục không thể thiếu vì

Thực hiện mô tả tình huống

4.4.1 Mục tiêu mô tả: Đảm bảo quy trình kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện đầy đủ thủ tục qua từng cuộc kiểm toán; Đảm bảo các chứng từ, tài liệu liên quan có tính thống nhất và được thu thập, lưu trữ theo quy định;

4.4.2 Đối tượng mô tả: khoản mục TSCĐ

4.4.3 Mẫu mô tả: mô tả mười (10) hồ sơ kiểm toán của 10 doanh nghiệp được kiểm toán theo quy trình kiểm toán tại Mazars

Bảng 4.4: Danh sách (10) hồ sơ kiểm toán

1 Công ty TNHH Sản xuất linh kiện A

2 Công ty TNHH Dược Phẩm B

3 Công ty TNHH Đầu tư và Quản lí dự án C

4 Công ty TNHH Thời trang bán lẻ

5 Công ty TNHH Công nghệ E

6 Công ty TNHH Cổ phần quốc tế F

8 Công ty TNHH Cung cấp sản phẩm thiết bị nhà bếp, phòng tắm và bồn chứa công nghiệp G

9 Công ty TNHH Du thuyển H

10 Công ty TNHH Phân phối mỹ phẩm H

Bảng 4.5: Hồ sơ kiểm toán 1 - công ty TNHH Sản xuất linh kiện A

Quy trình kiểm toán tại Mazars

H ồ sơ kiể m toán kho ả n m ục TSCĐ củ a các doanh nghi ệp đượ c ki ể m toán b ở i Mazars Nhận xét

1 Công ty TNHH Sản xuất linh kiện A

(Acceptance) Đối với khách hàng này, đây là năm thứ 2 Mazars tiến hành kiểm toán BCTC Do đó, các thông tin cung cấp về khách hàng đã được lưu giữ và cập nhật qua từng năm trong hồ sơ kiểm toán chung Đồng thời, không có thay đổi về tổ chức quản lý, thay đổi về Ban giám đốc, các vấn đề liên quan đến vốn chủ sở hữu, sự thay đổi của chính sách kế toán, về sản phẩm sản xuất chính hoặc thay đổi về bộ máy nhân sự trong năm nay Vì vậy, KTV không cần thu thập các thông tin chung về khách hàng trước cuộc kiểm toán mà sử dụng trực tiếp hồ sơ khách hàng đã có.

Thủ tục được đảm bảo thực hiện theo Quy trình kiểm toán tại Mazars

2/Lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục

Kiểm toán viên tìm hiểu quy trình theo dõi TSCĐ và chính sách kế toán tại doanh nghiệp và tiến hành đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu cho khoản mục TSCĐ như sau:

- Rủi ro tiềm tàng được xác định cho khoản mục TSCĐ:

- Rủi ro kiểm soát được đánh giá trong trường hợp không thực hiện Thử nghiệm kiểm soát: Cao (High)

→Rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến khoản mục là:

Thủ tục được thực hiện và trình bày trong thư mục Thực hiện kiểm toán (Planning) của Hồ sơ kiểm toán

Thủ tục được đảm bảo thực hiện theo Quy trình kiểm toán tại Mazars

Kiểm kê TSCĐ Kiểm toán viên tiến hành phương pháp “lấy mẫu” trên tổng thể Số mẫu TSCĐ cần kiểm kê là 9 mẫu

→ Kết quả kiểm kê: Không có chênh lệch giữa số lượng tài sản trên sổ sách và trên thực tế

Kiểm toán viên lập biên bản kiểm kê TSCĐ, có chữ ký của bộ phận kế toán và bộ phận quản lí TSCĐ được kiểm kê

Thủ tục được thực hiện và trình bày ở trang tính (Working papers) D35-Physical count

Thủ tục được đảm bảo thực hiện theo Quy trình kiểm toán tại Mazars

Kiểm kê TSCĐ Kiểm toán viên tiến hành phương pháp “lấy mẫu” trên tổng thể Số mẫu TSCĐ cần kiểm kê là 9 mẫu

→ Kết quả kiểm kê: Không có chênh lệch giữa số lượng tài sản trên sổ sách và trên thực tế

Kiểm toán viên lập biên bản kiểm kê TSCĐ, có chữ ký của bộ phận kế toán và bộ phận quản lí TSCĐ được kiểm kê

Thủ tục được thực hiện và trình bày ở trang tính (Working papers) D35-Physical count

Thủ tục được đảm bảo thực hiện theo Quy trình kiểm toán tại Mazars

Thực hiện tính toán lại và xem xét tính phù hợp về điều kiện ghi nhận TSCĐ của các tài sản

Kiểm toán viên tính toán lại Chi phi khấu hao phân bổ trong năm và Giá trị còn lại của các TSCĐ theo công thức tiêu chuẩn của Mazars với Thời gian phân bổ không đổi

Các phát hiện sau khi thực hiện thủ tục Tính toán lại được ghi nhận như sau:

→ Tổng chênh lệch giữa chi phí khấu hao trong năm sổ sách và được tính bởi Mazars là 1,413,222 vnđ Do chênh lệch thấp hơn Ngưỡng sai sót đáng chú ý nên theo quy định, kiểm toán viên được phép bỏ qua các chênh lệch không trọng yếu

Kiểm toán viên xem xét doanh nghiệp có đang ghi nhận và phân loại TSCĐ đúng theo quy định hay không, bao gồm: các tài sản đã thỏa mãn điều kiện ghi nhận TSCĐ hay chưa? Được áp dụng nhất quán chính sách kế toán hay không? Kết quả được ghi nhận như sau:

→ Tất cả tài sản đều thỏa mãn điều kiện ghi nhận TSCĐ và có tính nhất quán trong chính sách kế toán được áp dụng

Thủ tục được thực hiện và trình bày ở trang tính (Working Papers) D31-Reconciliation

- TSCĐ hữu hình được phân loại bao gồm: Nhà xưởng và kiến trúc; Máy móc và thiết bị sản xuất; Thiết bị văn phòng; Các TSCĐ khác

-TSCĐ vô hình được phân loại bao gồm: Phần mềm máy tính

- Kiểm toán viên thực hiện thủ tục đối chiếu Bảng theo dõi do doanh nghiệp cung cấp với Bảng cân đối các tài

Thủ tục được đảm bảo thực hiện theo Quy trình kiểm toán tại Mazars khoản phát sinh và Bảng cân đối kế toán Các phát hiện bao gồm:

→ Số đầu kì và cuối kì tài khoản Nguyên giá và Hao mòn lũy kế trên Bảng theo dõi khớp với số dư tương ứng trên Bảng cân đối kế toán

→ Nguyên giá tài sản tăng do mua sắm trong năm được ghi nhận trên Bảng theo dõi không có chênh lệch so với số tăng lên ở tài khoản Nguyên giá trên Bảng cân đối các tài khoản phát sinh

Kiểm toán viên đối chiếu Chi phí khấu hao trong kỳ với Chi phí khấu hao được phân bổ ở tài khoản Chi phí sản xuất (TK 627) và Chi phí quản lý chung (TK 642)

→Không phát sinh chênh lệch

Thủ tục được thực hiện và trình bày ở trang tính (Working Papers) D31-Reconciliation

Kiểm tra chi tiết đối với các tài sản tăng hoặc giảm trong kỳ

Do trong năm Doanh nghiệp không có thanh lý tài sản và Nguyên giá tài sản tăng một khoản nhỏ hơn Mức trọng yếu thực hiện nên kiểm toán viên chọn 1 mẫu ngẫu nhiên để thực hiện kiểm tra chi tiết:

- Tên TSCĐ: Máy cưa cắt ống

- Ngày bắt đầu khấu hao: 01/06/2023

- Thời gian khấu hao: 60 tháng kể từ ngày bắt đầu khấu hao

→Kiểm toán viên kiểm tra hóa đơn mua hàng như sau:

- Tên nhà cung cấp: Công ty TNHH Asada Việt Nam

- Số tiền trên hóa đơn (chưa bao gồm VAT): 34,100,000 vnđ

Thủ tục được thực hiện và trình bày ở trang tính (Working papers) D32-Aquisition and Disposal

Thủ tục được đảm bảo thực hiện theo Quy trình kiểm toán tại Mazars

Xem xét thời gian phân bổ khấu hao so với Thông tư

Thời gian khấu hao được áp dụng bởi doanh nghiệp như sau:

- Nhà xưởng, kiến trúc: 20 năm

- Máy móc, thiết bị sản xuất: tối thiểu 5 năm, tối đa 20 năm

- Thiết bị văn phòng: tối thiểu 5 năm, tối đa 15 năm

- Phần mềm máy tính: 5 năm

→ Các TSCĐ được phân bổ theo thời gian khấu hao phù hợp với quy định của Thông tư 45

Thủ tục được thực hiệc và trình bày ở trang tính (Working papers) D33-Useful life

Thủ tục được đảm bảo thực hiện theo Quy trình kiểm toán tại Mazars

Tổng hợp kết quả từ các thủ tục kiểm toán đã thực hiện

-Không phát hiện sai sót đối với Số dư các tài khoản TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán

-TSCĐ tăng trong năm có chứng từ hợp lí -Không phát sinh chênh lệch khi kiểm kê TSCĐ -Không thực hiện bút toán điều chỉnh

-Kiểm toán viên chuẩn bị phần Thuyết minh trên BCTC

Thủ tục được đảm bảo thực hiện theo Quy trình kiểm toán tại Mazars

Mục tiêu kiểm toán đạt được:

Các mục tiêu kiểm toán đạt được sau khi hoàn thành các thủ tục:

- Đảm bảo tính nhất quán giữa các dữ liệu do Khách hàng cung cấp với các BCTC

- Đảm bảo các chính sách kế toán được áp dụng chính xác và nhất quán

- Kiểm tra và đảm bảo tài sản ghi nhận có tồn tại và được kiểm soát bởi doanh nghiệp

- Đảm bảo các cơ sở dẫn liệu bao gồm Tính hiện hữu, Tính đánh giá và phân bổ, Tính đúng kì về sự tăng, giảm TSCĐ trong năm

- Xem xét thời gian phân bổ khấu hao để đảm bảo cơ sở dẫn liệu Quyền và nghĩa vụ

Mục tiêu kiểm toán chưa đạt được:

KTV không thực hiện thủ tục phân tích cơ bản nên không đánh giá được ảnh hưởng của khoản mục TSCĐ có phù hợp với dự toán/ kinh tế năm nay

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (09) Hồ sơ kiểm toán còn lại sẽ được mô tả ở phụ lục 9

Sau khi thực hiện mô tả tình huống mười (10) hồ sơ kiểm toán cho thấy hầu hết các hồ sơ đều được thực hiện theo đầy đủ các thủ tục do MAM quy định và đáp ứng các mục tiêu kiểm toán Đồng thời, từ những kết quả của hồ sơ kiểm toán được mô tả, có thể đưa ra nhận định rằng các số dư khoản mục TSCĐ tại các đơn vị là trung thực, hợp lý và đáp ứng đầy đủ các mục tiêu kiểm toán thông qua việc các đơn vị khách hàng cung cấp đầy đủ số liệu, chứng từ liên quan, cần thiết đến khoản mục TSCĐ phục vụ tốt cho quá trình kiểm toán tại đơn vị; đơn vị thực hiện trích chi phí khấu hao và thời gian khấu hao theo thông tư quy định và nhất quán với kỳ trước; TSCĐ được ghi nhận chính xác và kịp thời

Tuy đã đáp ứng được các mục tiêu hiện có, nhưng về khía cạnh đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ có phù hợp với ngân sách cũng như tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp hay không thì không được thực hiện, bởi hầu hết các hồ sơ kiểm toán đã cho thấy KTV không thực hiện thủ tục phân tích cơ bản ở giai đoạn thực hiện kiểm toán mà tiến hành kiểm tra chi tiết Nguyên nhân thủ tục phân tích nên được chú trọng hơn trong việc thực hiện kiểm toán là vì việc tiến hành phân tích, định hướng trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết sẽ giúp chỉ ra những tăng giảm của khoản mục TSCĐ và phân tích nguyên nhân của sự tăng giảm đó, từ đó KTV có những nhận định ban đầu về những điểm cần tập trung hơn, điều này có lợi cho việc thực hiện kiểm tra chi tiết một cách có hiệu quả và tiết kiệm được thời gian.

Thực hiện khảo sát quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars Việt Nam

Xác định ưu điểm, nhược điểm và khó khăn trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục cho những nhược điểm tồn tại

Cơ sở thiết kế bảng khảo sát: Dựa trên quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Đối tượng khảo sát: KTV phụ trách từng khách hàng sẽ là người trả lời họ nhận định ưu điểm, nhược điểm và khó khăn như thế nào trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ

Mô tả cỡ mẫu: Tác giả phát ra 10 phiếu và thu về 10 phiếu tỷ lệ 100%

Phiếu khảo sát được trình bày ở phụ lục 10

Bảng 4.6: Mẫu khảo sát quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars

STT Họ và tên Chức vụ Email

Tiến Anh Senior 1 Tienanhluong@mazars.com

3 Trần Tiến Đạt Senior 1 Dattran@mazars.com

Phương Khanh Assisstant 2 Khanhle@mazars.com

Huyền Trân Assisstant 2 Tranpham@mazars.com

Nam Assisstant 1 Namhuynh@mazars.com

Lam Phương Assisstant 1 Phuongnguyen@mazars.com

Minh Hương Asisstant 1 Huongnguyen@mazars.com

4.5.1 Ưu điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars Việt Nam

Hình 4.7: Ưu điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Dựa vào biểu đồ tác giả đã khảo sát cho thấy, có 80% cho thấy quy trình kiểm toán được xây dựng phù hợp các chuẩn mực xoay quanh TSCĐ và áp dụng theo MAM là một ưu điểm lớn đối với quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars Thứ hai, về việc kiểm tra lại đầy đủ các bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ ở giai đoạn kết thúc kiểm toán và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ có thể áp dụng cho nhiều loại doanh nghiệp chiếm đến 70% trong tổng số 10 phiếu phát ra Có thể thấy việc kiểm tra lại đầy đủ bằng chứng ở giai đoạn kết thúc kiểm toán sẽ đảm bảo được báo cáo kiểm toán và ý kiến kiểm toán được phát hành trung thực và đáng tin cậy hơn Và rõ ràng hơn về việc quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ đó cũng tạo nên tệp khách hàng ngày càng

Quy trình kiểm toán được xây dựng phù hợp các chuẩn mực xoay quanh TSCĐ và áp dụng theo MAM

Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ có thể áp dụng cho nhiều loại DN

Phân chia công việc hợp lý theo năng lực của từng cá nhân

Kiểm tra lại đầy đủ các bằng chứng kiểm toán đối với TSCĐ ở giai đoạn kết thúc kiểm toán Ưu điểm quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars đa dạng hơn ở Mazars Cuối cùng, ưu điểm chiếm tỉ lệ thấp nhất là 50% cho việc phân chia công việc hợp lý theo năng lực

4.5.2 Nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars Việt Nam

Hình 4.8: Nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Dựa vào biểu đổ tác giả tổng hợp được cho thấy, có đến 90% phiếu khảo sát nhận định nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hiện nay là thiếu nhân lực và không có phần mềm chuyên dụng trong việc trao đổi dữ liệu giữa khách hàng và đội kiểm toán Về việc thiếu nhân lực có thể kể đến khi vào mùa kiểm toán, thời gian kiểm toán cho một khách hàng từ 3-7 ngày, trong thời gian không nhiều nhưng số lượng nhiệm vụ phải hoàn thành lại đáng kể và đôi khi khó tránh khỏi trường hợp 7 ngày thực hiện kiểm toán cho hai khách hàng, có thể thấy khối lượng công việc đối với KTV nhân đôi và áp lực khá lớn Đối với khía cạnh không có phần mềm chuyên dụng trong việc liên hệ, trao đổi dữ liệu giữa đội kiểm toán và khách hàng là một hạn chế đối với quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng Việc liên hệ và trao đổi giữa hai bên thường thông qua Outlook và Zalo, tuy nhiên vẫn không có bất cứ quy định hoặc sự ngăn chặn nào đảm bảo rằng các dữ liệu của khách hàng

Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm soát cũng như chọn mẫu dựa vào phán đoán của KTV

Không thực hiện thủ tục phân tích

Thiếu nhân lực Không có phần mềm chuyên dụng cho việc liên hệ, trao đổi dữ liệu

Nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ không bị rò rỉ, máy tính công ty vẫn cho phép truy cập các trang mạng xã hội, do đó nguy cơ ảnh hưởng đến tính bảo mật thông tin của khách hàng là rất cao

Tiếp đến, trong quá trình mô tả quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty ABC và mô tả tình huống qua mười (10) hồ sơ kiểm toán được đề cập ở chương 4 có thể cho thấy rõ rằng KTV không thực hiện thủ tục phân tích, điều này dẫn đến KTV không đánh giá được mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực kinh tế khi đầu tư vào TSCĐ hoặc việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả hay không, các thủ tục kiểm toán TSCĐ chỉ đủ đảm bảo rằng những số dư được trình bày tại cuối năm trên BCTC là đầy đủ và chính xác, đó là lý do tại sao việc không thực hiện thủ tục phân tích lại đứng vị trí thứ hai (80%) trong bảng thống kê nhược điểm

Và nhược điểm cuối cùng là thủ tục đánh giá rủi ro kiểm soát cũng như chọn mẫu còn dựa vào phán đoán của KTV chiếm 60% trên tổng số 10 phiếu phát ra

4.5.3 Khó khăn khi thực hiện kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán BCTC tại Mazars Việt Nam

Hình 4.9: Khó khăn khi kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

Khách hàng có nhiều chi nhánh, chi nhánh này mua TSCĐ những chi nhánh khác sử dụng hoặc

TSCĐ phân bổ nhiều nơi khó xác định sự tồn tại,

Bảng theo dõi của khách hàng không khớp với sổ chi tiết

TSCĐ lớn (không phải XDCB DD) khó xác định các chi phí mua.

Sự khác biệt giữa VAS và IFRS dẫn đến phải bổ sung thêm nhiều thủ tục kiểm toán

Khó khăn khi kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC tại Mazars

Dựa vào bảng khảo sát tác giả tổng hợp được, sự khác biệt giữa VAS và IFRS dẫn đến khó khăn KTV phải thực hiện bổ sung nhiều thủ tục kiểm toán TSCĐ chiếm đến 80% Lý do phải bổ sung thêm các thủ tục có thể kể đến là việc ứng dụng mô hình giá trị hợp lý cho TSCĐ còn phải dựa vào giá trị thị trường của tài sản, biến động về việc định giá cũng như việc tiếp cận với các chuyên gia bên ngoài còn khá hạn chế Ngoài ra, việc xử lý tổn thất suy giảm theo IAS phải xác định được các dấu hiệu suy giảm, ước tính giá trị có thể thu hồi đối với tài sản, Những công việc này rất phực tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của KTV

Chiếm vị trí thứ hai (60%) là TSCĐ lớn (không phải XDCB DD) khó xác định các chi phí mua Thứ ba là là bảng theo dõi của khách hàng không khớp với sổ chi tiết (50%) và KTV thường gặp phải là khách hàng có nhiều chi nhánh, chi nhánh này mua TSCĐ những chi nhánh khác sử dụng hoặc TSCĐ phân bổ nhiều nơi khó xác định sự tồn tại (50%)

Trong chương 3 của bài khóa luận tác giả đã tìm hiểu cụ thể quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Mazars Đầu tiên là những vấn đề chung liên quan đến quá trình hình thành phát triển, thông tin kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Mazars

Sau đó, tác giả đã mô tả quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ thực tế Mazars với các bước theo quy định của công ty Từ đó bằng mô tả tình huống 5 trường hợp công ty khách hàng khác nhau về kiểm toán khoản mục TSCĐ của Mazars trong năm 2023 để đánh giá về việc tuân thủ các bước thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của công ty hiện nay như thế nào?

Cuối cùng, tác giả thực hiện khảo sát để xác định được những ưu điểm và nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Từ đó làm cơ sở cho chương 5, tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam.

Ngày đăng: 18/09/2024, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w