1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn học phần pháp luật kinh tế đề tài tình huống ba anh a b c góp vốn cùng nhau thành lập công ty

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Huống Ba Anh A, B, C Góp Vốn Cùng Nhau Thành Lập Công Ty
Tác giả Vũ Hoàng Lan, Bùi Hương Giang, Nguyễn Thu Nga, Vương Khánh Hà, Trần Vũ Gia Linh, Lý Thị Phương Trang, Trần Thị Thu Thủy, Lương Việt Hà
Người hướng dẫn Ngô Hiền Anh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Pháp Luật Kinh Tế
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công tytrong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÀI TẬP LỚNHỌC PHẦN PHÁP LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI: TÌNH HUỐNG BA ANH A, B, C GÓP VỐN CÙNG

NHAU THÀNH LẬP CÔNG TY

Sinh viên thực hiện: Nhóm 2 gồm: Vũ Hoàng Lan, Bùi Hương Giang,

Nguyễn Thu Nga, Vương Khánh Hà, Trần Vũ GiaLinh, Lý Thị Phương Trang, Trần Thị Thu Thủy,Lương Việt Hà;

Lớp Kế toán tổng hợp Việt Anh 1 K62;Khoa Đào tạo quốc tế

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Hiền Anh

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

I GIẢI QUYẾT PHẦN A 5

1 Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp 5

1.1 Doanh nghiệp tư nhân 5

1.2 Công ty trách nghiệm hữu hạn 5

1.2.1 Công ty trách nghiệm hữu hạn một thành viên 5

1.2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 6

1.3 Công ty cổ phần 6

1.4 Công ty hợp danh 7

2 Quyết định loại hình doanh nghiệp 8

2.1 Doanh nghiệp tư nhân 8

2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 8

2.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 8

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 1.1 Bảng quyết định loại hình doanh nghiệp cho tình huống 8Bảng 2.1 Khái quát nội dung của giải thể và phá sản 11

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trải qua các thời kỳ, biến cố trong lịch sử nước ta đã dân đi lên đổi mới,thực hiện thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Việc chuyển đổi từ nên kinh tếtập trung sang nên kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta dần phụchồi và ngày càng phát triền với nhiều mô hình kinh tế khác nhau cùng các đặcđiểm kết cấu khác nhau Chúng chính là tiền đề cho doanh nghiệp ở Việt Namcó nhiều cơ hội và lựa chọn một loại hình thích hợp để phát triển

Không chỉ vậy nước ta đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thếgiới, tình hình kinh tế nhiều biến động, việc thích nghi để đứng vững trênthương trường là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp Những vấn đề có thểxảy ra ví dụ như việc chưa quen với mô hình kinh doanh mới, cạnh tranh, quảnlý chưa tốt,… dẫn đến công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫnđến giải thể hay phá sản Việc giải thể hay phá sản của doanh nghiệp là nhữngvấn đề phức tạp đòi hỏi phải được xem xét trên cơ sở thực tiễn và quan điểm lýluận tiến bộ để đưa ra quyết định

Sau đây với đề tài là một tình huống ba người cùng nhau góp vốn đểthành lập công ty, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn đặc điểm của các loại hình doanh nghiệpở Việt Nam hiện nay, đưa ra được loại hình doanh nghiệp thỏa mãn và vấn đềnếu dừng hoạt động, phần vốn sẽ được giải quyết ra sao

Trang 5

NỘI DUNGĐỀ BÀI: Ba anh A, B, C cùng nhau thành lập công ty với vốn góp như sau: anh

A góp 5 tỷ đồng, anh B góp 10 tỷ đồng, anh C góp 35 tỷ đồng Ba anh đã thốngnhất bầu anh C làm Tổng giám đốc – người đại diện theo pháp luật duy nhất củacông ty Sau một thời gian hoạt động, công ty muốn tăng vốn điều lệ nên đã huyđộng thêm vốn góp từ 5 cá nhân, tổ chức khác nữa

a- Hỏi loại hình doanh nghiệp mà 3 anh A,B,C có thể thành lập là loạihình doanh nghiệp nào? Hãy phân tích các yếu tố minh chứng cho nhậnđịnh của mình?

b- Sau khi tăng vốn điều lệ như trên, nếu công ty không còn hoạt độngnữa thì 3 anh A, B, C có được hoàn lại vốn góp không? Hãy giải thíchcách xử lý tình huống này?

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổphần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổphần

1.2 Công ty trách nghiệm hữu hạn1.2.1 Công ty trách nghiệm hữu hạn một thành viên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổchức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữu

Trang 6

công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công tytrong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hànhcổ phần trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếutheo quy định của pháp luật

1.2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trongđó:

+ Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức số lượng tối thiểu là 2, tối đakhông quá 50 thành viên

+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp thànhviên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết.Công ty TNHH 2 thànhviên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýDN

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phần trừtrường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành tráiphiếu theo quy định của pháp luật

- Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hộiđồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Bankiểm soát Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soátphù hợp với yêu cầu quản trị công ty

1.3 Công ty cổ phần- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

Trang 7

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và khônghạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừtrường hợp hạn chế đối với cổ đông sáng lập và điều lệ công ty có quy định hạn chếchuyển nhượng cổ phần

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứngkhoán khác của công ty

- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần khá linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiềungười cùng kinh doanh,

- Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của mình trongphạm vi phần vốn góp nên sẽ hạn chế tối đa nhất về rủi ro cho các cổ đông

- Đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật có thể giữ chức danhgiám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần có thể có mộthoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Nếu công ty cổ phần có 1 người đại diệntheo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc làngười đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thìChủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty

1.4 Công ty hợp danh

- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinhdoanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viênhợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về các nghĩa vụ của công ty

- Thành viên góp vốn là cá nhân, tổ chức chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợcông ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

Trang 8

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có quyền là người đại diện theopháp luật

2 Quyết định loại hình doanh nghiệp

Doanhnghiệptư nhân

Công ty tráchnhiệm hữu hạnmột thành viên

Công ty tráchnhiệm hữu hạn

hai thành viên

Công tycổ phần

Công tyhợp danh

Bảng 1.1 Bảng quyết định loại hình doanh nghiệp cho tình huống

2.1 Doanh nghiệp tư nhân- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn để thành lập công ty mà chỉdo một cá nhân đứng lên làm chủ và thành lập

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhânTình huống 3 anh A, B, C cùng góp vốn thành lập không đáp ứng yêu cầu để

thanh lập doanh nghiệp tư nhân

2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chứchoặc một cá nhân làm chủ sở hữu

- Trong tình huống, 3 anh A, B, C cùng nhau góp vốn để thành lập nên 3 anhchính là 3 chủ sở hữu công ty

Tình huống không thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên - Số lượng thành viên góp vốn là từ 2 đến 50 thành viên: cụ thể là 3 người A, B,C => công ty trách nhiệm hữu hạn 3 thành viên

Trang 9

- Cơ cấu tổ chức quản lý: 3 anh góp vốn với nhau, và anh C được bầu lên làmtổng giám đốc cũng như là ngưòi đại diện pháp luật của công ty Anh C tuy làngưòi góp vốn lớn nhất nhưng cả 3 đều phải thống nhất với nhau và tất nhiêncũng có cả anh A và B đều đồng ý thì anh C mới lên làm tổng giám đốc củacông ty.

- Huy động vốn: 3 anh A, B, C đã huy động vốn từ 5 cá nhân, tổ chức khácnhưng tình huống không nói rõ là huy động vốn bằng cách nào Với loại hình công tytrách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có thể huy động vốn bằng nhiều cách trừphát cổ phần như: phát hành trái phiếu, đi vay,…

2.4 Công ty cổ phần- Số lượng cổ đông là 3 người thỏa mãn với quy định công ty cổ phần phải có tốithiểu 3 cổ đông trở lên

- Ba anh A,B,C có thể cùng kinh doanh và sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn về cáckhoản nợ trong phạm vi phần vốn góp

- Ba anh đã thống nhất bầu anh C làm Tổng giám đốc người đại điện theo phápluật duy nhất khi lập công ty cổ phần

- Công ty cổ phần linh hoạt trong huy động vốn nên công ty của 3 anh A, B, C muốn tăng vốn điều lệ bằng việc huy động vốn từ 5 cá nhân tổ chức khác và bằng cách huy động nào cũng được

2.5 Công ty hợp danh- Tình huống có 3 anh A, B, C cùng góp vốn thành lập doanh nghiệp nên 3 anhsẽ là những người sở hữu chung của công ty đó, thỏa mãn số lượng phải có ít nhất 2thành viên là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung 3 anh A,B, C trường hợp này được gọi là thành viên hợp danh

- Thành viên hợp danh đều có quyền là người đại diện của công ty hợp danh theopháp luật và 3 anh A, B, C đã thống nhất anh C là một thành viên hợp danh làm tổnggiám đốc

- Công ty hợp danh được quyền huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác bằngnhiều cách như liên doanh, đi vay, phát hành trái phiếu,… trừ trường hợp phát hành

Trang 10

chứng khoán và trong tình huống này 5 cá nhân, tổ chức mà công ty 3 anh A, B, C huyđộng vốn sẽ được gọi là thành viên góp vốn.

II.GIẢI QUYẾT PHẦN B

- Sau khi tăng vốn điều lệ, công ty của ba anh A, B, C dừng hoạt động tức làcông ty sẽ rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản

Khái niệm

- Giải thể doanh nghiệplà việc chấm dứt sự tồn tại,chấm dứt hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệptrong điều kiện doanh nghiệpcó khả năng thanh toán hoặcbảo đảm thanh toán cácnghĩa vụ tài sản của doanhnghiệp

- Doanh nghiệp chỉ đượcgiải thể khi đảm bảo thanhtoán hết các khoản nợ vànghĩa vụ tài sản khác; doanhnghiệp không trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp tại Toàán hoặc cơ quan trọng tài

- Phá sản là tình trạng củadoanh nghiệp, hợp tác xã mấtkhả năng thanh toán và bị Tòaán nhân ra quyết định tuyên bốphá sản

- Doanh nghiệp, hợp tác xãmất khả năng thanh toán làdoanh nghiệp, hợp tác xã khôngthực hiện nghĩa vụ thanh toánkhoản nợ trong thời hạn 03tháng kể từ ngày đến hạn thanhtoán

Thứ tựthanh toán

- Các khoản nợ lương, trợ

cấp thôi việc, bảo hiểm xã hộitheo quy định của pháp luật vàcác quyền lợi khác của ngườilao động theo thỏa ước laođộng tập thể và hợp đồng laođộng đã ký kết;

- Chi phí phá sản;- Khoản nợ lương, trợ cấp

thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế đối với người lao động,quyền lợi khác theo hợp đồng laođộng và thỏa ước lao động tập thểđã ký kết;

Trang 11

- Nợ thuế;- Các khoản nợ khác.- Phần còn lại chia cho

chủ doanh nghiệp tư nhân, cácthành viên, cổ đông hoặc chủsở hữu công ty theo tỷ lệ sởhữu phần vốn góp, cổ phần

- Khoản nợ phát sinh sau khi

mở thủ tục phá sản nhằm mục đíchphục hồi hoạt động kinh doanh củadoan nghiệp, hợp tác xã;

- Nghĩa vụ tài chính đối với

Nhà nước; khoản nợ không có đảmbảo phải trả cho chủ nợ trong danhsách chủ nợ; khoản nợ có đảm bảochưa được thanh toán do giá trị tàisản bảo đảm không đủ thanh toánnợ

- Phần còn lại sẽ được chia

cho chủ doanh nghiệp (chủ doanhnghiệp tư nhân, chủ sở hữu công tytrách nhiệm hữu hạn một thànhviên, thành viên của công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên, cổ đông của công ty cổ phần,thành viên của công ty hợp danh)Bảng 2.1 Khái quát nội dung của giải thể và phá sản

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: + Tại điểm d khoản 1 điều 49 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định vềquyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: “Đượcchia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công tygiải thể hoặc phá sản”

Ba anh A, B, C sẽ không được nhận lại vốn góp ban đầu mà 3 anh nhậnlại phần trăm sở hữu công ty tương đương về sau khi huy động vốn và dừng hoạtđộng

- Đối với công ty cổ phần:

Trang 12

+ Điểm g khoản 1 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định vềquyền của cổ đông công ty cổ phần: “Khi công ty giải thể hoặc phá sản, đượcnhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty”.Tuy nhiên quy định của Luật doanh nghiệp 2020 không rõ ràng về trình tự thanhtoán đó là quyền được ưu tiên thanh toán của các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãinhư cổ phần ưu đãi cổ tức hoặc cổ phần hoàn lại Các loại cổ phần ưu đãi này cóthể được ưu tiên thanh toán hơn so với cổ phần phổ thông.

+ Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ,phần còn lại của công ty thuộc về các cổ đông công ty tương ứng với phần trămsở hữu sau khi tăng vốn

3 anh A, B, C không được hoàn lại vốn như ban đầu mà sau khi thanhtoán chi phí tất cả còn lại bao nhiêu thì tương đương bao nhiêu phần trăm sở hữucông ty thì được trả bấy nhiêu

- Đối với công ty hợp danh: Theo thứ tự thanh toán nợ và phân chia tài sảncủa giải thể hay phá sản của doanh nghiệp thì thành viên của công ty hợp danhsẽ được chia phần trăm phần còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ tươngđương với phần vốn góp

3 anh A, B, C không được hoàn vốn góp như ban đầu nhưng phần còn lạisau khi giải thể hay phá sản mà thanh toán hết nợ sẽ được hoàn phần trăm tươngứng với số vốn góp

Trang 13

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp, công ty mới mọclên ngày càng nhiều và các mô hình kinh doanh, mô hình doanh nghiệp khôngcòn xa lạ gì đối với nhận thức chung của xã hội cũng như đối với giới kinhdoanh nước ta Muốn thành lập được một công ty, doanh nghiệp nào đó ta phảixem xét trên rất nhiều yếu tố như số lượng thành viên, vấn đề góp vốn, vấn đềsở hữu,… Thành lập được mô hình nào là vấn đề không phải khó nhưng việcduy trì và phát triển được công ty hay doanh nghiệp của mình hay không mới làkhó và không phải ai cũng làm được

Hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh, theo đó vấnđề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng sâu sắc hơn Không chỉ có vậy, mộtmôi trường doanh nghiệp có thể xảy ra nhiều vấn đề như quản lý, sự thích nghi,con người,… Tất cả có thể là phần nào đó dẫn đến công ty, doanh nghiệp dẫnđến giải thể hoặc phá sản Vì vậy ta cũng cần phải nắm vững, có hiểu biết vềluật để sau khi giải thể hoặc phá sản bản thân các thành viên trong công ty,doanh nghiệp đó bảo vệ được quyền lợi của mình và không phải chịu thiệt hạiquá nhiều

Ngày đăng: 17/09/2024, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w