1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

minh nhật hoàng nam cùng nhau thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất đồ gỗ xây dựng

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 881,33 KB

Nội dung

Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.” − Khoản 2 điều 47 LDN 2020: “Thành viên phải góp vốn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI T ẬP NHÓM MÔN: LU ẬT THƯƠNG MẠI

L ớp: 4725 Nhóm: 02

Trang 2

Minh, Nhật, Hoàng, Nam cùng nhau thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

sản xuất đồ gỗ xây dựng Họ dự định góp vốn như sau: Minh cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt Tuy nhiên, do gặp khó khăn về tài chính, đến thời hạn góp vốn Minh không thể góp vốn bằng tiền mặt như cam kết nên đề nghị góp

vốn bằng chiếc xe ô tô Hyundai mà mình đang sử dụng có giá trị tương đương

với số vốn đã cam kết Nhật góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty cổ phần Minh Anh với Nhật, giá trị khoản nợ theo giấy nhận nợ là 500 triệu đồng; định giá phần vốn góp của Nhật là 400 triệu đồng Hoàng góp nhà và quyền sử dụng 40m2 đất tại phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội; định giá nhà và quyền sử dụng đất của Hoàng là 5 tỷ đồng mặc dù giá thị trường chỉ khoảng 4 tỷ đồng Nam góp bằng

đô la Mỹ tương đương 600 triệu đồng

1 Các nhà đầu tư góp vốn bằng những loại tài sản trên có hợp pháp không?

2 Cho biết ý kiến của anh/chị về việc định giá tài sản góp vốn của các nhà đầu tư và đề nghị của anh Minh?

3 Hết thời hạn góp vốn, Nam chỉ góp được số đô la Mỹ tương đương 300 triệu đồng (1/2 số vốn như đã cam kết) Trường hợp này sẽ xử lý như thế nào?

4 Hoàng có khoản nợ 1 tỷ đồng với ông Trung, đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng, Hoàng quyết định dùng một phần vốn góp của mình

để trả nợ Hỏi: Hoàng có thể thực hiện được dự định của mình không?

5 Sau một thời gian kinh doanh, Hội đồng thành viên ra nghị quyết thay đổi

một số quyền và nghĩa vụ của thành viên được quy định trong Điều lệ công ty Nam không đồng ý với sự thay đổi đó và quyết định ra khỏi công

ty Hãy tư vấn các cách thức để Nam có thể thực hiện được dự định của mình?

Trang 3

LDN 2020 Luật Doanh nghiệp 2020 BLDS 2015 Bộ luật dân sự 2015

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Các nhà đầu tư góp vốn bằng những loại tài sản trên có hợp pháp không? 1

2 Cho biết ý kiến của anh/chị về việc định giá tài sản góp vốn của các nhà đầu

tư và đề nghị của anh Minh? 3

3 Hết thời hạn góp vốn, Nam chỉ góp được số đô la Mỹ tương đương 300 triệu đồng (1/2 số vốn như đã cam kết) Trường hợp này sẽ xử lý như thế nào? 5

4 Hoàng có khoản nợ 1 tỷ đồng với ông Trung, đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng, Hoàng quyết định dùng một phần vốn góp của mình để trả

nợ Hỏi: Hoàng có thể thực hiện được dự định của mình không? 7

5 Sau một thời gian kinh doanh, Hội đồng thành viên ra nghị quyết thay đổi

một số quyền và nghĩa vụ của thành viên được quy định trong Điều lệ công ty Nam không đồng ý với sự thay đổi đó và quyết định ra khỏi công ty Hãy tư

vấn các cách thức để Nam có thể thực hiện được dự định của mình? 9

6 Sau một thời gian kinh doanh, công ty hoạt động không như hiệu quả mong đợi, các thành viên đều muốn rút vốn ra khỏi công ty, chỉ có Hoàng là muốn

tiếp tục hoạt động kinh doanh Hãy tư vấn các cách thức để Hoàng thực hiện được dự định của mình? 14

KẾT LUẬN 16 DANH MỤC THAM KHẢO 17

Trang 5

L ỜI NÓI DẦU

Việt Nam đang từng bước phát triển nền kinh tế theo xu hướng hội nhập đồng

thời đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và mô hình công ty, điều này đã tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp ở Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình được nhiều nhà kinh doanh

lựa chọn Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh các vấn đề ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty, ví dụ như sự thay đổi trong cơ cấu công ty, các

thủ tục, quy chế về vốn, Những vấn đề này yêu cầu công ty phải có sự áp dụng pháp luật và xây dựng điều lệ hợp lý Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm 6 chúng

em đã có sự tìm hiểu về mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất đồ gỗ của Minh, Nhật, Nam, Hoàng để làm rõ những vấn đề phát sinh trong quá trình thành

lập và hoạt động của công ty

sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

− Điều 34 LDN 2020: " 1 Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết

kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.; 2 Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp

vốn theo quy định của pháp luật.”

Trang 6

− Điểm a khoản 1 điều 35 LDN 2020: “1 Thành viên công ty trách nhiệm hữu

hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a) Đối với tài sản có đăng

ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối

với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;”

Tài sản góp vốn của Minh là hợp pháp Một, theo điều 105 BLDS 2015, chiếc

xe ô tô Hyundai thỏa mãn điều kiện là tài sản Hai, căn cứ vào điều 34 LDN 2020,

ô tô Hyundai của Minh là “tài sản được định giá bằng Đồng Việt Nam” và chiếc

xe thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Minh nên Minh bắt buộc phải thực hiện đăng

ký quyền sở hữu sang cho công ty theo điểm a, khoản 1 điều 35 LDN 2020 Tài sản góp vốn của Nhật là hợp pháp Thứ nhất, giấy xác nhận nợ là tài sản theo điều 105 BLDS 2015 và là giấy tờ có giá Thứ hai, theo điều 34 LDN 2020,

giấy xác nhận nợ có khả năng định giá bằng đồng Việt Nam dựa trên hợp đồng cho vay Trong trường hợp này, giấy xác nhận nợ thuộc quyền sở hữu của người góp vốn vào công ty là Nhật nên giấy xác nhận nợ hoàn toàn có thể trở thành tài

sản góp vốn vào công ty

Tài sản góp vốn của Hoàng là hợp pháp Theo điều 105 BLDS 2015, nhà và quyền sử dụng đất của Hoàng thỏa mãn điều kiện tài sản và hoàn toàn có thể dùng làm tài sản góp vốn theo điều 34 LDN 2020 Đồng thời, theo điểm a khoản 1 điều

35 LDN 2020, Hoàng là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà và đất, và bắt buộc phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất cho công ty để có thể góp vốn

Tài sản góp vốn của Nam là hợp pháp vì theo khoản 1 điều 34, đô la Mỹ là một

loại ngoại tệ tự do chuyển đổi

Trang 7

2 Cho biết ý kiến của anh/chị về việc định giá tài sản góp vốn của các nhà đầu

tư và đề nghị của anh Minh?

cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức

thẩm định giá định giá Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.”

− Khoản 2 điều 47 LDN 2020: “Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng

loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể

thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính

để chuyển quyền sở hữu tài sản Trong thời hạn này, thành viên có các quyền

và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết Thành viên công ty

chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.”

Trường hợp của Minh, Minh góp vốn bằng chiếc xe ô tô Hyundai mà mình đang

sử dụng có giá trị tương đương với số vốn 800 triệu đồng đã cam kết Theo khoản

2 điều 47, thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết

và nếu thành viên muốn thay đổi góp vốn bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam

kết thì phải được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại Vì thế nên Minh

cần có sự đồng ý của trên 50% các thành viên còn lại trong công ty để có thể thay đổi tài sản góp vốn Khi có sự đồng ý của các thành viên, theo điều 36 LDN 2020,

Trang 8

chiếc xe Hyundai của Minh sẽ được các thành viên, cổ đông sáng lập là Nhật, Hoàng và Nam định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá thực hiện Trường hợp do một tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị

của chiếc xe phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận thì chiếc xe mới được góp vốn vào công ty

Trong trường hợp của Nhật, tài sản góp vốn là giấy nhận nợ của Công ty cổ

phần Minh Anh với Nhật, giá tài sản góp vốn theo cam kết thấp hơn giá trị thực

tế của giấy nhận nợ là 100 triệu đồng Vì vậy, công ty cần tăng vốn điều lệ theo khoản 1 điều 68 LDN 2020: “Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: a) Tăng vốn góp của thành viên; b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.”

Trong trường hợp của Hoàng, tài sản góp vốn là nhà và quyền sử dụng 40m2 đất tại phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội với mức định giá 5 tỷ đồng mặc dù giá thị trường chỉ khoảng 4 tỷ đồng Theo khoản 2 điều 36 LDN 2020, nhà và quyền sử

dụng đất của Hoàng được định giá (5 tỷ đồng) cao hơn giá thị trường (chỉ

khoảng 4 tỷ đồng) thì phải được sự nhất trí của các thành viên tại thời điểm định giá Sau đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm 1 tỷ chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài

sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

Trường hợp của Nam, Nam góp vốn bằng đô la Mỹ tương đương 600 triệu đồng là hợp pháp vì đây là ngoại tệ tự do chuyển đổi đã được định giá sang

Đồng Việt Nam, thỏa mãn các điều luật trên Tuy nhiên, Nam cần chú ý rằng giá

trị của phần vốn góp của Nam sẽ được tính bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá ngoại

tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào thời điểm góp vốn Do đó, Nam cần theo dõi biến động của tỷ giá để tránh thiệt hại khi góp vốn

Trang 9

3 Hết thời hạn góp vốn, Nam chỉ góp được số đô la Mỹ tương đương 300 triệu đồng (1/2 số vốn như đã cam kết) Trường hợp này sẽ xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý: Khoản 2, 3, 4 điều 47 LDN 2020:

“2 Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài

sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản Trong

thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài

sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.;

3 Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp

vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau: a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty; b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với

phần vốn góp đã góp; c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên

4 Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam

kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ

phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này Các thành viên chưa góp vốn

hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ

phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.”

Trang 10

Theo khoản 2 điều 47 LDN 2020, Nam phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong trường hợp của Nam, khi quá thời hạn góp vốn, Nam chỉ góp được số đô

la Mỹ tương đương với 300 triệu đồng Vì vậy trường hợp sẽ xử lý theo khoản 3

và khoản 4 Điều 47 LDN 2020

Đối với Nam, theo điểm b, khoản 3 điều 47 LDN 2020, Nam sẽ có các quyền tương ứng với phần vốn mình đã góp, phần vốn góp còn lại được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên Đồng thời, theo khoản 4 điều 47 LDN 2020: “Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết

phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng

ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.”, mặc dù quyền lợi

của Nam được hưởng chỉ tương ứng với số vốn đã góp là 300 triệu đồng nhưng trách nhiệm của Nam đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty lại tương ứng với

bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần

vốn góp

Nếu công ty không tiến hành đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định thì

có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Trang 11

đối với một trong các hành vi sau: Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;”

4 Hoàng có khoản nợ 1 tỷ đồng với ông Trung, đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng, Hoàng quyết định dùng một phần vốn góp của mình để trả

nợ Hỏi: Hoàng có thể thực hiện được dự định của mình không?

Khẳng định: Hoàng có thể thực hiện được dự định này

Căn cứ vào khoản 5 điều 127 LDN 2020: “Cổ đông có quyền tặng cho một phần

hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ

phần để trả nợ Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần

sẽ trở thành cổ đông của công ty.” và điểm e khoản 1 điều 49 LDN 2020: “Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ,

tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty”, Hoàng

có quyền định đoạt phần vốn góp của mình để trả nợ thông qua hình thức chuyển nhượng phù hợp quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty Theo đó, Hoàng

có thể dự định của mình theo hai cách sau:

Cách thứ nhất, chuyển nhượng phần vốn góp cho ông Trung Hoàng trực tiếp

sử dụng phần vốn góp có giá trị tương đương với khoản nợ 1 tỷ đồng dưới hình thức chuyển nhượng cho ông Trung để thanh toán khoản nợ Lúc này, Hoàng với vai trò là thành viên của Hội đồng thành viên công ty phải có thông báo tới Hội đồng thành viên về mong muốn thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp của mình

để thanh toán khoản nợ cho ông Trung Việc định đoạt phần vốn góp để trả nợ tuy không cần sự chấp thuận của công ty nhưng thành viên công ty vẫn phải có trách nhiệm thông tin cho công ty để công ty nắm bắt được tình trạng góp vốn cũng như

Trang 12

để xử lý những vấn đề pháp lý nếu có Khi đã được nhận thành toán, ông Trung sẽ

có quyền sử dụng phần vốn góp theo quy định tại khoản 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người

nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây: a) Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52

của Luật này.”

Như vậy, thông qua hình thức sử dụng phần vốn góp để trả nợ, Hoàng có thể

thực hiện nghĩa vụ trả nợ của cá nhân bằng phần vốn góp của mình mà không cần

sự chấp thuận của Hội đồng thành viên Cụ thể, Hoàng có thể trả khoản nợ 1 tỷ đồng cho ông Trung bằng cách chuyển nhượng quyền sở hữu một phần vốn góp tương đương giá trị khoản nợ sang cho ông Trung theo thỏa thuận của hai bên Cách thứ hai, chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020: “Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;” và điểm b khoản 1 Điều 52: “Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán” Như vậy, Hoàng có thể thanh toán khoản nợ cho ông Trung bằng hình thức thanh toán tiền

Tiền được sử dụng để thanh toán nợ là số tiền thu được sau khi ông Hoàng đã chuyển nhượng thành công phần vốn góp cho người khác thành công theo quy định

Do vậy, Hoàng có thể lấy tiền từ hoạt động chuyển nhượng đó để giải quyết khoản nợ cá nhân bằng hình thức chào bán phần vốn góp cho thành viên công ty theo quy định của pháp luật Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi chào bán, nếu các

Ngày đăng: 23/06/2024, 22:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w