1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học đọc văn

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay HS ít còn hứng thú với những giờ học môn Ngữ văn nói chung và giờ học Đọc văn nói riêng, chủ yếu là học đối phó. Những giờ học Đọc văn có khi chỉ là giờ thông tin kiến thức một chiều, khô cứng và nhạt nhẽo. Học xong một giờ đọc văn, HS thu được cái mà họ cần quá ít ỏi, thậm chí cá biệt có em không thu hoạch được gì. Chính điều đó dẫn đến kiến thức thực tế về văn học của các em còn nghèo nàn, dùng từ ngữ trong giao tiếp một cách thiếu chính xác, đặc biệt trong các bài Tập làm văn thường mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cách diễn đạt vụng về, sáo mòn, lệ thuộc vào sách tham khảo. Số lượng hồ sơ khối C thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong cả nước cũng ngày một giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS THPT không hứng thú trong giờ học Đọc văn, theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau: * Về chương trình phân môn Đọc văn có một số điều bất cập. Thiết kế chương trình chưa hợp lý lặp đi lặp lại những gì đã học ở cấp dưới, nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán và lãng phí thời gian mà lại không phát huy sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻ của HS. Có nhiều tác phẩm lượng kiến thức cần khai thác rất lớn (như Hạnh phúc một tang gia - Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo - Nam Cao, hay các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12) nhưng thời lượng phân phối lại lại rất ít (2 tiết/bài), GV chỉ lo dạy không kịp bài thì làm sao tạo được hứng thú cho HS. * Về phía GV: Trong những năm gần đây, ngành luôn đề cao việc đổi mới phương pháp dạy học, nhưng thật sự việc đổi mới ở các GV dạy Ngữ văn còn gặp khá nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng chưa đạt được kết quả mong muốn, do vậy ngoài các tiết dự thi, thao giảng, dạy tốt, thanh tra, đa phần tiết dạy Ngữ văn là tiết "dạy chay", thầy vẫn giữ phương pháp cũ là thuyết giảng. Chính điều đó đã làm giảm rất nhiều sự hào hứng, sáng tạo của HS. Một nguyên nhân nữa xuất phát từ trình độ chuyên môn của GV, nhất là đa số những GV mới ra trường, mỗi khi lên lớp chưa thật làm chủ kiên thức, chỉ lo làm sao truyền thụ hết những gì đã soạn từ giáo án đã thấy khó, nói chi đến việc mở rộng, nâng cao, kích thích sự hứng thú của HS. * Về phía HS: Môn Ngữ văn là một môn học khó, mang tính đặc thù. Trong mỗi giờ học Đọc văn, HS phải phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, năng lực cảm thụ thì mới có thể hiểu được những tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm - Yêu cầu này, đâu phải HS nào cũng có đủ khả năng. Hơn nữa, đa phần HS hiện nay đã quen với lối học thụ động, đi thi thì cũng chỉ chép lại lời thầy, bởi các em có tâm lí nếu làm khác đi chưa chắc gì thầy đã cho điểm cao, do vậy cũng chẳng muốn bộc lộ suy nghĩ cảm thụ riêng của bản thân làm gì.

Trang 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦUI LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Luận ngữ viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”.Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập khôngngừng của mỗi người Vì thế với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS,hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học,gây niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người GV

Nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng trong thời kì đất nước đang chuyển mình hội nhập quốctế, bên cạnh rất nhiều mặt tích cực thì cũng nảy sinh không ít những khó khăn thách thức Theo đó,hiện nay đa số phụ huynh chỉ định hướng cho con em mình lựa chọn các môn học tự nhiên Chính điềunày đã tác động không nhỏ đến tâm lí HS, làm giảm niềm yêu thích hứng thú của các em với môn Ngữvăn Càng học lên lớp trên, các em càng chán học môn Ngữ văn Đứng trước bối cảnh đó, bên cạnhviệc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vững vàng, Người GV dạy Ngữ văn cần thiết phải có nghệthuật đứng lớp cao hơn, linh hoạt hơn mới có thể tạo được niềm hứng thú cho HS

Trong 3 phân môn của bộ môn Ngữ văn được giảng dạy trong nhà trường Phổ thông - Đọc văn,Tiếng Việt, Làm văn thì Đọc văn chiếm một vị trí khá quan trọng, có vai trò to lớn để HS được bồidưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, đồng thời cũng có thêm kiến thức để thực hành Làm văn và họcTiếng Việt

Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc hình thành cho HS sựhứng thú, tìm tòi tích cực, khao khát khám phá kiến thức mới trong mỗi giờ học Đọc văn nói riêng giờNgữ văn nói chung để sau này trở thành những công dân đủ tài, đủ đức phục vụ cho đất nước, tôi đãquyết định chọn đề tài "Biện pháp góp phần tạo hứng thú cho HS trong giờ học Đọc văn "

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháp góp phần tạo hứng thú cho HStrong giờ học Đọc văn", tôi cũng đã tự nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đồng thời qua đâycũng muốn trao đổi với đồng nghiệp để làm sao tạo hứng thú cho HS trong mỗi giờ Đọc văn, chứkhông thể cứ để tiếp diễn tình trạng HS coi giờ học Đọc văn là giờ "ru ngủ", HS chỉ việc ngồi nghethầy "thôi miên", tay ghi chép, về nhà học thuộc, đi thi chép y nguyên lại lời thầy, nhiều khi có khôngđồng ý với một số nhận định của thầy đã "áp đặt" cũng không dám nói Hi vọng đề tài này sẽ đượcđồng nghiệp đón nhận để góp phần cải thiện tình trạng dạy học Ngữ văn hiện nay

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Có nhiều biện pháp góp phần tạo hứng thú cho HS THPT trong giờ học Đọc văn, nhưng trongphạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung vào các biện pháp thông dụng nhất: đọc diễn cảm văn bản, sử dụnglời bình hay hợp lí, lồng ghép trò chơi, ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, vận dụng linh hoạt cácphương pháp dạy học tích cực, gắn bài giảng với thực tế đời sống Dù vấn đề này cũng đã có ngườinghiên cứu, song đây là kinh nghiệm riêng mà tôi đã thực hiện và đạt được kết quả tốt, chất lượng bộmôn tăng lên rõ rệt

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập thông tin, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy Ngữvăn trên nhiều đối tượng HS trong các năm học trước và thực nghiệm đối chứng trong năm học 2009-2010 với 3 lớp 11A4, 11A5, 11B1, trong học kì II, năm học 2010-2011 với 2 lớp 12A2, và 11B5

Trang 4

PHẦN NỘI DUNGI CƠ SỞ LÍ LUẬN

Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đếntình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câuhỏi và bài tập cũng đã viết: "Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sưphạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạocủa HS"

Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000, “ hứng thú là sự ham thích”.Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú, con người sẽ làm việc tự nguyện có hiệu quả hơn,thành công hơn Hứng thú còn có tác dụng chống lại sự mệt mỏi HS cũng vậy Khi có hứng thú, cácem sẽ kiên trì làm bài tập, không nản chí trước câu hỏi khó, không những thế còn hăng hái trả lời, nhậnxét bổ sung câu trả lời của bạn, chủ động nêu câu hỏi, đưa ra những thắc mắc để các bạn cùng trả lời,thầy cô giải thích thấu đáo

Vì vậy, mỗi thầy cô khi lên lớp, không phải "chăm chăm ôm bảng giảng", quan trọng hơn ngườithầy cô phải không ngừng tìm tòi nhiều biện pháp hơn nữa để gây hứng thú cho HS, có như vậy mớiphát huy được tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo của người HS đúng như định hướng giáo dụchiện nay

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay HS ít còn hứng thú với những giờ học môn Ngữ văn nóichung và giờ học Đọc văn nói riêng, chủ yếu là học đối phó Những giờ học Đọc văn có khi chỉ là giờthông tin kiến thức một chiều, khô cứng và nhạt nhẽo Học xong một giờ đọc văn, HS thu được cái màhọ cần quá ít ỏi, thậm chí cá biệt có em không thu hoạch được gì Chính điều đó dẫn đến kiến thức thựctế về văn học của các em còn nghèo nàn, dùng từ ngữ trong giao tiếp một cách thiếu chính xác, đặc biệttrong các bài Tập làm văn thường mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cách diễn đạtvụng về, sáo mòn, lệ thuộc vào sách tham khảo Số lượng hồ sơ khối C thi tuyển sinh vào các trườngĐại học, Cao đẳng, Trung cấp trong cả nước cũng ngày một giảm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS THPT không hứng thú trong giờ học Đọc văn,theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau:

* Về chương trình phân môn Đọc văn có một số điều bất cập Thiết kế chương trình chưa hợp

lý lặp đi lặp lại những gì đã học ở cấp dưới, nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán vàlãng phí thời gian mà lại không phát huy sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻ của HS Có nhiều tác

phẩm lượng kiến thức cần khai thác rất lớn (như Hạnh phúc một tang gia - Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo

- Nam Cao, hay các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12) nhưng thời lượng phânphối lại lại rất ít (2 tiết/bài), GV chỉ lo dạy không kịp bài thì làm sao tạo được hứng thú cho HS

* Về phía GV: Trong những năm gần đây, ngành luôn đề cao việc đổi mới phương pháp dạy

học, nhưng thật sự việc đổi mới ở các GV dạy Ngữ văn còn gặp khá nhiều khó khăn, việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy cũng chưa đạt được kết quả mong muốn, do vậy ngoài các tiết dựthi, thao giảng, dạy tốt, thanh tra, đa phần tiết dạy Ngữ văn là tiết "dạy chay", thầy vẫn giữ phươngpháp cũ là thuyết giảng Chính điều đó đã làm giảm rất nhiều sự hào hứng, sáng tạo của HS Mộtnguyên nhân nữa xuất phát từ trình độ chuyên môn của GV, nhất là đa số những GV mới ra trường,mỗi khi lên lớp chưa thật làm chủ kiên thức, chỉ lo làm sao truyền thụ hết những gì đã soạn từ giáo ánđã thấy khó, nói chi đến việc mở rộng, nâng cao, kích thích sự hứng thú của HS

* Về phía HS: Môn Ngữ văn là một môn học khó, mang tính đặc thù Trong mỗi giờ học Đọc

văn, HS phải phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, năng lực cảm thụ thì mới có thể hiểu được những tầngnghĩa sâu xa của tác phẩm - Yêu cầu này, đâu phải HS nào cũng có đủ khả năng Hơn nữa, đa phần HShiện nay đã quen với lối học thụ động, đi thi thì cũng chỉ chép lại lời thầy, bởi các em có tâm lí nếu làm

Trang 5

khác đi chưa chắc gì thầy đã cho điểm cao, do vậy cũng chẳng muốn bộc lộ suy nghĩ cảm thụ riêng củabản thân làm gì

Vào đầu năm học 2009-2010, tôi được phân công giảng dạy dạy môn Ngữ văn tại 3 lớp 11A4,11A5, 11B1.Tôi đã làm một cuộc khảo sát và kết quả thu được như sau:

III CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN TẠO HỨNG THÚ CHO HS TRONG GIỜ HỌC ĐỌCVĂN:

1 Kiểm tra bài cũ

Đây là bước củng cố lại kiến thức đã học, qua đó GV có thể tự đánh giá, rút kinh nghiệmphương pháp đã truyền đạt ở tiết học trước, đồng thời phát hiện những lỗ hỏng kiến thức, những vụngvề trong trình bày diễn đạt của HS để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều GVđã sai lầm khi rất gò bó, khuôn ép trong khâu này, cứ đòi hỏi HS phải trả lời ý nguyên như mình đã dạyở tiết học trước, càng chính xác càng cao điểm Chính điều này vô hình chung dễ gây ra tâm lí ức chế,thậm chí là sự sợ hãi cho HS

Do vậy, GV giảng dạy Ngữ văn cần cải thiện bước lên lớp này Theo tôi, GV cần tạo động lực,niềm tin để HS mạnh dạn trình bày ý kiến mới trên cơ sở kiến thức đã tiếp thu từ tiết học trước, nếu cósự sáng tạo sâu sắc, GV cần khích lệ bằng con điểm cao GV cũng nên hạn chế nêu những câu hỏi màđáp án yêu cầu phải trả lời rập khuôn như trong vở ghi

Minh họa: Ở CTNV lớp 11, khi kiểm tra bài cũ bài Thao tác lập luận bác bỏ, thay vì hỏi: Hãy

nêu mục đích, yêu cầu, cách bác bỏ một vấn đề, GV đưa ra tình huống: Có ý kiến cho rằng trong thờiđại hiện nay, việc học văn không còn cần thiết nữa Ý kiến của em về vấn đề này Với câu hỏi kiểm trabài cũ này, HS có thể phát biểu ý kiến bản thân, các em khác cũng tham gia góp ý, như vậy lí thuyếtchẳng phải đã được củng cố rồi sao, mà tiết học lại càng sinh động, HS có hứng thú

Hoặc với bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận - CTNV lớp 12, GV có

thể kiểm tra bài cũ bằng cách yêu cầu HS viết một mở bài, kết bài cho một đề văn, hoặc dẫn ra một mởbài, kết bài chưa đạt, yêu cầu nhận xét, sửa chữa hoàn chỉnh, hoặc dẫn ra một mở bài, kết bài hay, yêucầu phát hiện điểm hay đó

Như vậy, việc linh hoạt áp dụng nhiều biện pháp tạo hứng thú cho HS trong bước kiểm tra bàicũ góp phần không nhỏ tạo không khí lớp học sôi nổi có khi còn kéo dài trong suốt tiết học

Trang 6

2 Giới thiệu bài mới

Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại Giới thiệu bài mới chỉ cần 2-3 phút nhưng có vai trò đặc biệt

quan trọng Trong giờ học Ngữ văn, GV không nên ghi tên bài dạy lên bảng ngay, mà cần giới thiệu bàimới, có như thế mới có thể gây hứng thú cho HS

GV có thể đặt ra tình huống để HS suy nghĩ Minh họa: Ở CTNV lớp 10, với bài Hưng Đạo

Đại Vương Trần Quốc Tuấn, GV ứng dụng CNTT trình chiếu hình ảnh đội quân Mông Cổ hùng mạnh

"vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu, cỏ không mọc được đến đó", sự mở rộng lãnh thổ không ngừng của đế

quốc Mông Cổ, bản đồ Đại Việt nhỏ bé, đội quân nhà Trần, hội nghị Diên Hồng, vị Quốc công tiết chếTrần Quốc Tuấn để HS liên kết, suy ngẫm: với một đội quân Mông Cổ hùng mạnh như vậy, đã bànhtrướng gần hết châu Á, châu Âu lại thất bại tới 3 lần trước một đất nước Đại Việt nhỏ bé; nguyên nhântừ đâu? chính từ sự đoàn kết đồng tâm hiệp lực của quân dân nhà Trần, của một vị tướng tài là HưngĐạo Đại Vương Từ đó giới thiệu bài học

Hoặc GV có thể cho HS nghe bài ngâm, bài hát, xem hình ảnh có liên quan, như thế dần dần sẽ

cuốn các em vào tiết học Minh họa: Ở CTNV lớp 11, với bài Từ ấy (Tố Hữu), GV trình chiếu cho HS

xem một đoạn về lễ kết nạp Đảng viên mới trang nghiêm, từ đó, HS có cơ sở thực tế để hiểu đúng, cảmthụ tốt niềm vui sướng, say mê tột bậc của nhà thơ Tố Hữu khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng Ở

CTNV lớp 12, khi dạy bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, GV trình chiếu những hình ảnh về Tây

Nguyên ác liệt trong kháng chiến chống Mĩ, hình ảnh những rừng xà nu bất khuất vững chãi để HS có

thêm kiến thức, cảm xúc làm tâm thế để cảm thụ tốt tác phẩm Dạy bài Sóng (Xuân Quỳnh) còn gì lôicuốn hơn khi cho Hs nghe bài hát Thuyền và biển, hoặc nghe ngâm thơ bài Biển (Xuân Diệu), từ đó Hs

sẽ cảm nhận được thơ của người đàn ông đang yêu, để liên hệ sánh khi người phụ nữ yêu thì có gì

khác, từ đó tạo tâm thế cho HS tiếp nhận Khi dạy bài Vợ nhặt (Kim Lân), để giới thiệu bài, ta trình

chiếu cho Hs xem hình ảnh nạn đói năm 1945 lịch sử, những đống xương người, những cái thây nằmcòng queo bên đường gầy gò thê thảm – cách giới thiệu đó không chỉ giúp HS tái hiện lại lịch sử, màkhi cảm thụ văn bản, các em càng thấm thía hơn tình người, và niềm hi vọng hướng đến cái sống củanhững con người bên bờ vực của cái chết đáng quý biết nhường nào

Tóm lại, để có một giờ dạy thành công, giới thiệu bài mới rất cần thiết, GV không nên bỏ qua,nó có tác dụng dẫn vào bài học, kích thích sự hứng thú, gây ấn tượng, sự chú ý và nhớ lâu bài học choHS

3 Củng cố bài

Củng cố bài là khâu rất quan trọng, bài giảng dù hay, lôi cuốn đến đâu nhưng nếu chưa củng cốthì chưa thể coi là một tiết dạy tốt Ở bước lên lớp này, GV sẽ khắc sâu kiến thức, hệ thống hóa tri thứckĩ năng cho HS Tuy nhiên HS sẽ rất chán nản, mất tập trung nếu GV lại lặp nguyên si những gì đãtrình bày Do vậy rất cần thiết phải tiếp tục duy trì sự hứng thú cho HS Muốn được như vậy, GV phảicó nhiều cách củng cố bài thật thật hiệu quả

Củng cố bài bằng cách kể một câu chuyện vui, đọc một bài thơ hay của tác giả và nêu câu hỏi

kèm theo để HS khắc sâu kiến thức Sau khi học xong bài Từ ấy (Tố Hữu - CTNV lớp 11, GV yêu cầuHS tìm một khổ thơ của bài Nhớ đồng (bài đọc thêm) có nội dung rất gần gũi với bài Từ ấy (đoạn thơ:

Rồi một hôm nào tôi thấy tôi / Nhẹ nhàng như con chim cà lơi / Say đồng hương nắng vui ca hát / Trênchín tầng cao bát ngát trời) Khi HS tìm được đúng đoạn thơ này có nghĩa là đã hiểu được bài thơ vừa

học

Củng cố bài bằng cách cho HS nghe một bản nhạc phù hợp với bài vừa học, cũng là cách để

giải tỏa căng thẳng cho HS Sau khi học xong bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô SĩLiên) - CTNV lớp 10, khi giai điệu bài hát Việt sử ca (Nhạc Tâm Thơ, Ngô Nguyễn Trần) do nhóm

Sức sống mới trình bày vang lên thì tôi đã thấy HS lắng nghe rất chăm chú, xúc động và như vậy chắcchắn hình ảnh một vị quốc công tiết chế toàn đức toàn tài sẽ mãi in đậm trong lòng các em

Cũng có thể củng cố bài bằng cách cho HS xem một đoạn phim liên quan đến bài học, hoặc

được chuyển thể từ tác phẩm vừa học Cho HS xem đoạn phim trong Tam quốc chí đoạn tương ứngkhi củng cố bài Hồi trống Cổ Thành là một minh chứng GV nên cho HS xem đoạn phim này sau khi

Trang 7

đã tìm hiểu xong văn bản để các em củng cố về những gì mình đã tìm hiểu, chứ không nên chiếu đầutiết học, vì như vậy HS rất dễ ấn tượng với các nhân vật trên phim mà không chú ý tới khai thác vănbản.

Có thể củng cố bài học gây hứng thú cho HS bằng cách yêu cầu HS đọc diễn cảm lại văn bản,nếu trước đó phần Đọc-hiểu, HS đã đọc chưa tốt Và bây giờ khi đã hiểu tác phẩm, HS sẽ đọc tốt hơnrất nhiều, đồng thời cũng thấm thía hơn những gì vừa được học

Với những lớp khá, giỏi, chúng ta có thể áp dụng cách củng cố bài học bằng cách cho HS tưởngtượng kể tiếp tác phẩm Muốn làm tốt điều này, HS cần phải nắm vững tác phẩm, nếu không dự đoán

sẽ thiếu căn cứ, xa rời tác phẩm Tôi đã từng Củng cố bài Vợ nhặt (Kim Lân) - CTNV lớp 12 bằng cách

này HS rất thích thú, các em có nhiều liên tưởng phong phú như rồi anh Tràng sẽ đi theo cách mạng,cuộc sống thay đổi, …

Cũng có thể củng cố bài bằng cách tập cho HS so sánh khái quát hóa vấn đề Sau khi học xong

bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) - CTNV lớp 12, GV yêu cầu HS so sánh

cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân và sông Hương có nét tương đồng và khác biệt như thế nào

Như vậy có nhiều cách để củng cố một tiết học GV nên có sự tìm tòi, đổi mới áp dụng linh hoạtđể tạo hứng thú cho HS, giúp các em không những hiểu bài mà còn nhớ lâu kiến thức

4 Dặn dò học bài cũ và soạn bài mới

Đây là bước thứ 5 - bước cuối cùng của một giờ lên lớp Càng về cuối tiết học HS càng mất tậptrung, nếu không tiếp tục duy trì được hứng thú thú theo dõi cho HS thì dễ xảy ra tình trạng "mặc thầydặn cứ dặn, trò ồn ào không nghe" Như thế, khi về nhà sẽ không biết học bài cũ như thế nào, soạn bàilàm làm gì, chuẩn bị những gì, nên kiến thức bài cũ thì lơ mơ mà bài mới cũng mù tịt Điều này hết sứcnguy hiểm với định hướng dạy học hiện nay HS phải là người chủ động tích cực

Do vậy tôi khẳng định bước lên lớp cuối cùng Dặn dò rất cần được GV đầu tư thích đáng Thayvì dặn sơ sài: Các em về nhà học bài, soạn bài mới theo hướng dẫn sách giáo khoa, GV cần dành 3-4phút cuối để hướng dẫn phần trọng tâm kiến thức phải học bài cũ; còn với bài mới, cần cho HS tiếp cậnmột chút, GV nên giảng giải về những từ khó, những điển tích khó mà sách giáo khoa không chú giải,đưa ra câu hỏi trọng tâm khơi gợi kích thích sự tìm tòi tự học ở nhà của HS, thay vì yêu cần phải soạntất cả những câu hỏi SGK-điều này rất dễ dẫn đến tình trạng HS sẽ chép từ sách giải, từ vở cũ nămtrước

Minh họa: Sau khi học xong bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - CTNV lớp 12, GV dặnHS về nhà học bài, phân tích được hình tượng cây xà nu, và nhân vật Tnú; soạn bài Những đứa con

trong gia đình (Nguyễn Thi) với yêu cầu: Đọc kĩ, tóm tắt tác phẩm, trả lời câu hỏi Hình tượng con

người miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ được Nguyễn Thi khắc họa như thế nào? So sánh với

hình tượng con người Tây Nguyên được Nguyễn Trung Thành khắc họa trong Rừng xà nu Đây là một

câu hỏi khó, GV cần động viên HS, nếu các em trả lời được có nghĩa là đã hiểu cả 2 tác phẩm, và sẽbiết liên kết những tác phẩm trong giai đoạn chống Mĩ

Tôi cũng lưu ý thêm, GV đã làm tốt khâu dặn dò rồi, nhưng nếu trong tiết học sau thiếu sự kiểmtra động viên khuyến khích những em chuẩn bị tốt, nghiêm khắc phê bình những em không học bài,chuẩn bị sơ sài thì dần dần HS cũng "nhờn" đi, không muốn nghe và làm theo lời thầy cô nữa, vì vậycũng mất đi sự hứng thú ở các em mà thầy cô đã dày công xây dựng

1 Đọc diễn cảm văn bản

Mỗi văn bản văn học cần có một giọng điệu đọc riêng Tác phẩm trữ tình đọc khác với tác phẩmtự sự, đọc một đoạn đối thoại khác với đoạn độc thoại nội tâm, đọc văn tả khác với văn kể, văn tườngthuật, đọc văn chính luận khác với tùy bút Người GV dạy Ngữ văn phải nắm bắt đúng giọng điệu đó.Bên cạnh đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng với đặc trưng thể loại, điều quan trọng là người GV phảithể hiện được cảm xúc của tâm hồn, sự xúc động chân thành của bản thân Có như vậy việc đọc diễncảm văn bản mới có hiệu quả thực sự, tạo ra những bất ngờ hứng thú, giúp các em có những cảm nhậnmới mẻ, kích thích khả năng liên tưởng tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tácphẩm văn học

Trang 8

Trong những năm học vừa qua, khi dạy tiết đọc văn, tôi luôn chú trọng việc đọc diễn cảm vănbản Nhất là với những tiết học đầu năm, GV cần đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc đúng, diễn cảm vănbản Việc đọc mẫu trước của GV rất quan trọng, không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh cách đọcđúng, đọc hay mà còn phải bước đầu gieo vào tâm hồn học sinh những cảm xúc, rung động trước cáiđẹp, cái hay của tác phẩm, trước mảnh đời của nhân vật Qua đó học sinh hiểu bài học hơn và khuyếnkhích lòng say mê ngôn ngữ, hình ảnh và câu chuyện đối với các em Cách đọc phù hợp nhằm tái hiệnhình tượng, khắc họa nhân vật, nắm bắt tình tiết, hình dung bức tranh được vẽ bằng nghệ thuật ngôn từkhiến văn bản trở thành một thế giới sinh động, có hồn nhất trong cảm nhận bước đầu của học sinh.

Tôi còn nhớ rõ khi tôi vừa đọc xong bài Tự tình - CTNV 11, đã chứng kiến những niềm xúc

động thật sự của các HS, chưa cần tìm hiểu văn bản mà HS đã hiểu và cảm thông được rất nhiều vớitâm trạng của nữ sĩ vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng cuốicùng vẫn rơi vào bi kịch

Hoặc khi dạy bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) - CTNV lớp 12, việc đọc diễn cảm văn bản thật vô

cùng quan trọng Đọc bài thơ đúng nhịp, đúng ngữ điệu là đã trao chiếc chìa khóa để cảm thụ tâm trạngcủa nhân vật trữ tình trong bài thơ Nhịp thơ, là nhịp sóng, là nhịp lòng của người phụ nữ đang yêu vớinhững cung bậc tình cảm lúc khát khao, nồng nàn, mạnh mẽ, lúc dịu dàng đằm thắm

Không chỉ với thơ, mà trong những tiết học văn xuôi, việc đọc diễn cảm văn bản cũng cực kì

quan trọng Với Hai đứa trẻ thì đọc giọng chậm rãi, với Hạnh phúc của một tang gia phải đọc đúng vớigiọng hài hước châm biếm, hay khi đọc đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo phải làm sao diễn tả được

đúng tâm trạng nhân vật lúc đó vừa uất ức, vừa khát khao muốn hòa nhập với đồng loại

2 Sử dụng lời bình hay hợp lí

Một lời bình hay, đúng lúc có khả năng đánh thức liên tưởng cho HS, là con đường dẫn dắt HSthâm nhập tự nhiên vào thế giới nghệ thuật của văn bản, khơi gợi ở các em niềm yêu thích thơ văn

Dẫn dắt HS tìm hiểu câu thơ: Chiếc vành với bức tờ mây / Duyên này thì giữ, vật này của

chung trong đoạn trích Trao duyên - CTNV lớp 10, sau khi đặt câu hỏi cho HS khai thác, cảm thụ, GV

có thể sử dụng một lời bình ngắn: Câu thơ diễn tả việc Thúy Kiều đã trao chiếc vành với bức tờ mây những kỉ vật tình yêu của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân, nhưng nhịp thơ ngắt đôi như tiếng nấcnghẹn ngào, bao nhiêu đau đớn dồn vào hai tiếng "của chung" đơn sơ ấy Đau đớn vì duyên thì trao mà

-tình không trao nổi, như muốn giữ những kỉ vật -tình yêu ấy làm của chung cho cả chị nữa, với chị đó là

cả một tình yêu đầu tiên, chân thành, say đắm nhất

Khi dạy bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)- CTNV lớp 12, tìm hiểu đoạn thơ Mình về mình có nhớ

ta Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung người GV nào chẳng mang một vài lời bình hay nhất về đoạn

thơ này đến với HS - Đoạn thơ về bức tranh tứ bình bốn mùa của Việt Bắc với thiên nhiên sinh động đadạng theo từng mùa, con người bình dị hài hòa gắn bó với thiên nhiên

Lời bình là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của tác phẩm văn chương, cần thiếttrong một giờ đọc văn Tuy nhiên, người GV không được lạm dụng, bởi lẽ, nhiệm vụ chính của GV làphải tổ chức để HS tự cảm thụ và lĩnh hội giá trị của tác phẩm văn học GV chỉ nên đưa ra lời bình khiHS cảm thụ chưa tới, chưa xác đáng, đầy đủ Khi bình giảng nên chú ý thay đổi ngữ điệu linh hoạt đểgây chú ý, cách giải thích thuyết phục có tính hài hước, thuyết giảng kết hợp với phương tiện dạy học,với trao đổi ngắn với HS tạo nên sự cộng hưởng trong tiếp nhận cảm thụ GV cũng nên kết hợp nắmbắt phản hồi của học sinh từ ánh mắt, nét mặt, không khí lớp học để có điều chỉnh kịp thời Có nhưvậy việc bình giảng của GV mới có tác dụng hỗ trợ, khắc sâu ấn tượng thẩm mĩ cho HS

3 Lồng ghép trò chơi trong giờ học Ngữ văn

Nếu làm một việc gì đó liên tục sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, nhàm chán, huống chi HS phải ngồisuốt 45 phút, tay ghi chép bài, tai lắng nghe lời giảng, đầu óc tập trung suy nghĩ nếu không có phútnghỉ ngơi sẽ cảm thấy rất mệt, dẫn tới mất tập trung, chỉ mong hết giờ Như vậy thì làm sao có hứngthú được Do vậy GV cần điều khiển lớp học thật khoa học, sinh động, tạo ra bầu không khí thi đua tíchcực giữa các em Và việc lồng ghép trò chơi vào giờ học Đọc văn cũng là một cách đáng chú ý

Trang 9

Có nhiều trò chơi có thể lồng ghép vào giờ học Đọc văn nhằm tạo không khí lớp học sôi nổi,tạo hứng thú học tập cho các em Tôi sẽ trình bày một số trò chơi dễ áp dụng mà hiệu quả lại cao:

- Lồng ghép trò chơi điền bảng, thảo luận nhóm.Việc lồng ghép trò chơi điền bảng, thảo luận nhóm khi dạy các bài Khái quát, Ôn tập khá phùhợp và đạt hiệu quả cao Thay vì cho HS lập bảng thống kê bình thường, trong giờ Ôn tập, GV chia lớpthành các nhóm khác nhau, cử đại diện bốc thăm, từng thành viên thay nhau giải quyết công việc Nhưthế các HS sẽ rất hào hứng, và không khí lớp học cũng sôi nổi lên rất nhiều

Minh họa: bài Ôn tập văn học - CTNV lớp 11, GV chuẩn bị:

+ Chia lớp thành 4 nhóm + 4 phiếu bốc thăm - mỗi phiếu có 3 đơn vị kiến thức + 12 thẻ kiến thức trắng, dài

+ Keo dán, 4 bút lông viết bảng xanh, đỏ, tím, đen ứng với 4 nhóm 1, 2, 3, 4 + Kẻ sẵn trên bảng sau lên bảng

tác

Thểloại

Nghệ thuật và nộidung chính

1 Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu

2 Hầu trời - Tản Đà

3 Vội vàng - Xuân Diệu

4 Tràng giang - Huy Cận

5 Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

6 Tương tư - Nguyễn Bính

7 Chiều xuân - Anh Thơ

8 Chiều tối - Hồ Chí Minh

9 Từ ấy - Tố Hữu

10 Về luân lý xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

11 Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

12 Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bịáp bức - Nguyễn An Ninh

+ Các nhóm HS nhận phiếu bốc thăm và tiến hành thảo luận để tìm ra kiến thức phù hợp vớicác ô trống - ghi nội dung vào các thẻ kiến thức, cử đại diện lên dán thẻ kiến thức vào ô trống trên bảngứng với phần mình đã bốc thăm

Trò chơi này giúp HS thống kê được kiến thức đã học mà không gây nhàm chán, lại huy độngđược sự tham gia của cả lớp

- Lồng ghép trò chơi ô chữ.Do đặc trưng của giờ Đọc văn nên việc vận dụng trò chơi cần ở mức độ vừa phải, thường áp dụng ởmục Tìm hiểu chung

Minh họa: Khi dạy bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) - CTNV lớp 10,

thay vì dùng phương pháp phát vấn để HS lần trả lời, GV yêu cầu HS gấp sách lại, từ sự chuẩn bị bài ởnhà, yêu cầu HS hoàn thành ô chữ GV lần lượt nêu các câu hỏi cho các nhóm thực hiện, bắt đầu từnhóm 1, các nhóm có quyền lựa chọn ô hàng ngang, nếu nhóm nào không trả lời được theo thời gianqui định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trò chơi, nhóm nào tìm được kiến thức ở ô hàngngang thì được cộng điểm, tìm được ô hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc.Các câu hỏi:

- Hàng ngang 1: Bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời Trung đại có tên là gì? (18 chữ cái)

- Hàng ngang 2: Bộ Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép lịch sử nước ta từ thời kỳ nào? (8 chữ cái)

Trang 10

- Hàng ngang 3: Bộ Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép lịch sử nước ta đến thời kỳ nào? (15 chữ cái)

- Hàng ngang 4: Bộ sử kí tiêu biểu mà Lê Văn Hưu để lại là gì? (11 chữ cái)- Hàng ngang 5: Bộ sử kí tiêu biểu mà Phan Phu Tiên để lại là gì? (11 chữ cái)- Hàng ngang 6: Sử gia Ngô Sĩ Liên sống ở triều đại nào? (2 chữ cái)

- Hàng ngang 7: Năm 1442 Ngô Sĩ Liên đã thi đậu gì? (6 chữ cái)- Hàng ngang 8: Ngoài giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu, Tu soạn Quốc Tử Giám, Ngô SĩLiên đã từng giữ chức vụ gì nữa? ( 18 chữ cái)

- Hàng ngang 9: Ngô Sĩ Liên đã vâng lệnh nhà vua nào để biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư? (11 chữcái)

Sau khi HS đã hoàn thành ô chữ, GV củng cố kiến thức về tác giả Ngô Sĩ Liên và bộ Đại Việt

sử kí toàn thư Như vậy, HS cũng nhớ bài hơn, mà tiết học thật sự sôi động.

- Lồng ghép trò chơi đọc - bình thơ, văn.Với các bài thơ gồm nhiều khổ, GV chia lớp thành nhiều nhóm tương ứng với các khổ hay Đạidiện nhóm đọc diễn cảm, rồi bình đoạn đó, các nhóm khác nhận xét, chấm điểm, GV kết luận ý đúng

Qua việc vận dụng trò chơi này với bài Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - CTNV lớp 11, tôi thấy HS rất

hứng thú với giờ học, nhiều em có những lời bình hay, súc tích Không những thế, các giờ học đó còncó thể giúp chúng ta phát hiện ra những em năng khiếu, đồng thời rèn kĩ năng giao tiếp cho HS rấtthuận lợi

Qua đó rõ ràng thấy rằng việc lồng ghép các trò chơi vào giờ học Đọc văn mang lại hiệu quảtốt Nhưng cũng cần lưu ý rằng khi lồng ghép trò chơi phải có sự linh hoạt, hợp lí, đúng mức, khôngxáo trộn quá nhiều không gian lớp học, kết thúc trò chơi nên khen thưởng đội thắng cuộc, và phạt nhẹnhàng dí dỏm đối với đội thua cuộc

4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học Đọc văn

Một trong những biện pháp góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là ứng dụngCNTT Bên cạnh những điều bất cập khi ứng dụng CNTT trong giờ học Ngữ văn như: GV không phânđịnh rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung HS cần ghi chép - chính điều này đã gây nên sự lúngtúng cho HS, HS cứ mải miết ghi mà không tập trung để cảm thụ tác phẩm; GV đã quá lạm dụngCNTT trình chiếu mà không khai thác hết, biến giờ dạy thành giờ triển lãm ảnh, không phát huy đượcóc quan sát, tưởng tượng, sự cảm thụ ngôn từ của HS; lại có trường hợp GV lựa chọn hình ảnh, âmthanh minh họa không phù hợp, dẫn đến HS chỉ ấn tượng những gì được xem, nghe mà quên mất điềuquan trọng hơn là phải tập trung cảm thụ khai thác tác phẩm văn học qua hệ thống ngôn từ; thì nhờ việcứng dụng CNTT, những giờ Ngữ văn đã sinh động hẳn, HS hoạt động tích cực hơn, đem lại những hiệuquả đáng ghi nhận

Minh họa:

Ở CTNV lớp 10, khi dạy bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) - CTNV lớp

10, nhờ ứng dụng CNTT, GV có thể dẫn dắt giới thiệu bài mới bằng cách trình chiếu hình ảnh đội quân

Trang 11

Mông Cổ hùng mạnh "vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu, cỏ không mọc được đến đó", sự mở rộng lãnh thổ

không ngừng của đế quốc Mông Cổ, bản đồ Đại Việt nhỏ bé, đội quân nhà Trần, hội nghị Diên Hồng,vị Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn để HS liên kết, suy ngẫm: với một đội quân Mông Cổ hùngmạnh như vậy, đã bành trướng gần hết châu Á, châu Âu lại thất bại tới 3 lần trước một đất nước ĐạiViệt nhỏ bé; nguyên nhân từ đâu? chính từ sự đoàn kết đồng tâm hiệp lực của quân dân nhà Trần, củamột vị tướng tài là Hưng Đạo Đại Vương Trong quá trình đọc hiểu, GV cũng có thể trình chiếu choHS xem đoạn phim ngắn về cuộc đời Hưng Đạo Đại Vương, về cách dạy con của Người, thì chắc chắnmỗi HS sẽ tự rút ra cho mình một bài học về đạo đức làm người: bài học về một nhân cách vĩ đại đãdẹp thù riêng để tận trung với nước

Sau khi học xong bài Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc chí), để củng cố bài GV ứng dụngCNTT cho HS xem một đoạn phim trích Tam quốc chí liên quan đến bài học HS sẽ nhìn thấy hình ảnh

trực quan về các nhân vật mình vừa tìm hiểu, như vậy kiến thức sẽ được khắc sâu rất nhiều

Ở CTNV lớp 11, khi dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - CTNV lớp 11, nhờ ứng dụng

CNTT, GV sẽ cho HS xem nhiều tư liệu về Hàn Mặc Tử, về xứ Huế, nghe bài ngâm thơ rất diễn cảmthì chắc chắn HS sẽ dễ dàng cảm thụ, thấu hiểu được niềm thiết tha yêu đời ham sống của tác giả dùhòan cảnh bất hạnh đằng sau niềm hoài nghi mơ tưởng

Với bài Từ ấy (Tố Hữu), GV trình chiếu cho HS xem một đoạn phim tư liệu ngắn về lễ kết nạp

Đảng viên mới trang nghiêm, từ đó, HS có cơ sở thực tế để hiểu đúng, cảm thụ tốt niềm vui sướng, saymê tột bậc của nhà thơ Tố Hữu khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng

Ở CTNV lớp 12, khi dạy bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, GV trình chiếu những hình

ảnh về Tây Nguyên ác liệt trong kháng chiến chống Mĩ, hình ảnh những rừng xà nu bất khuất vữngchãi để HS có thêm kiến thức, cảm xúc làm tâm thế để cảm thụ tốt tác phẩm

Khi dạy bài Vợ nhặt (Kim Lân) - CTNV lớp 12, nếu HS được tận mắt được nhìn thấy từ màn

hình cảnh nạn đói năm 1945 với nhiều hình ảnh tư liệu thì sẽ dễ dàng thấu hiểu được tấm lòng nhânhậu, niềm khát khao hạnh phúc, niềm tin hướng vào tương lai của các nhân vật dù đang ở bên bờ vựccủa cái chết đáng quý biết chừng nào

Hoặc khi dạy bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường), GV cho Hs xem hình

ảnh về sông Hương, về Huế, về âm nhạc Huế Nhờ nghe, xem những hình ảnh này HS sẽ dễ dàng cảmthụ tốt hơn về chất thơ của Huế, thấy được bề dày văn hóa Huế, nét riêng của tâm hồn Huế

Trong phạm vi đề tài này, tôi không thể dẫn ra hết tất cả những giờ dạy ứng dụng CNTT đãthành công, nhưng mỗi chúng ta đều đã thừa nhận việc ứng dụng CNTT trong giờ dạy Ngữ văn văn nóichung và trong giờ Đọc văn đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng để tạo sựhứng thú cho HS

5 Vận dụng linh hoạt trong vận dụng những phương pháp dạy học tích cực

Theo PGS.TS Vũ Hồng Tiến, phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ nhữngphương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học,chứ không phải tập trung tập trung vào người dạy

Có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà GV có thể sử dụng như vấn đáp, đặt và giải quyếtvấn đề, hoạt động nhóm, đóng vai, động não

- Tiến hành phương pháp vấn đáp, GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, HS cũng có thể tranh luậnvới nhau và với cả GV, qua đó lĩnh hội được bài học Lưu ý GV không nên đặt câu hỏi quá nhiều, nênđặt câu hỏi có hệ thống, bám sát yêu cầu bài học, phù hợp với trình độ HS, tạo điều kiện cho tất cả cácem được tham gia bằng cách đặt ra câu hỏi, để các em suy nghĩ, trao đổi, chỉ định trả lời, yêu cầu emkhác nghe bổ sung, nhận xét GV nên có những khuyến khích, động viên để tạo hứng thú cho học sinhtrả lời, hướng học sinh từng bước khám phá vấn đề

- Với phương pháp hoạt động nhóm, GV sẽ chia lớp thành từng nhóm nhỏ, nhóm có thể đượcphân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, HS tập trung thảo luận hòan thành yêu cầu, cử đại diện hoặcphân công mỗi thành viên trình bày một phần

Trang 12

- Tiến hành phương pháp đóng vai, HS sẽ thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tìnhhuống giả định

- Tiến hành phương pháp động não, GV đưa ra các thông tin làm tiền đề, HS sẽ nảy sinh đượcnhiều ý tưởng, giả định về vấn đề đó

Tuy nhiên để tránh sự nhàm chán đơn điệu, trong một tiết Đọc văn nói riêng, một giờ Ngữ vănnói chung, GV cần có sự thay đổi về phương pháp, tạo nên sự đa dạng linh hoạt trong từng mục của bàihọc Và theo tôi phương pháp đặt và giải quyết vấn đề nếu được sử dụng hợp lí sẽ mang lại hiệu quảcao Tình huống có vấn đề đó có thể do GV chú ý tạo ra, cũng có thể do HS tự phát hiện Vấn đề đókhông quá dễ mà cũng không nên quá khó HS sẽ so sánh các phương án khác nhau, sau cùng chọn mộtphương án giải quyết tối ưu nhất, vì vậy sẽ duy trì sự hứng thú cho HS với khát khao tìm ra câu trả lời

Minh họa: Khi dạy bài Tôi yêu em (Pu-skin)- CTNV lớp 11, ở phần Tìm hiểu chung về tác giả

tác phẩm, GV có thể sử dụng phương pháp vấn đáp, đến phần Đọc hiểu văn bản, để tạo sự hứng thúcho HS, GV sẽ đặt vấn đề: Tình yêu là một đề tài muôn thuở của thơ ca, đã có biết bao bài thơ tình,

song bài Tôi yêu em vẫn đã, đang, sẽ sống mãi trong lòng mọi người Vì sao như thế? Và tình yêu của

nhà thơ-nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ có gì độc đáo, mới lạ?

Khi dạy bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) - CTNV lớp 12, GV sẽ đặt HS vào

một tình huống giả thiết: Nếu bản thân gặp 1 tai nạn, cận kề cái chết, có người sẽ cứu sống ta, nhưngđổi lại ta phải làm một điều mà mình không muốn Lúc đó ta sẽ làm gì? đồng ý hay không đồng ý? Đặtmình là Trương Ba, lí giải vì sao cuối tác phẩm lại xin được chết hẳn chứ không chấp nhận sống nhờvào thân xác người khác

Tóm lại, để tạo hứng thú cho HS THPT với bước Dạy bài mới trong giờ học Ngữ văn, GV rấtcần thiết phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, phải đầu tư công sức thời gian rấtnhiều, có trình độ chuyên môn sâu rộng, trình độ sư phạm lành nghề để mỗi khi lên lớp đóng vai trò làngười gợi mở, xúc tác, động viên, trọng tài trong hoạt động tìm tòi, tranh luận sôi nổi của HS

Phương pháp vấn đáp

Đây là phương pháp mà giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, qua đó học sinh lĩnh hộiđược nội dung bài học Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phươngpháp vấn đáp như vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa, vấn đáp tìm tòi

- Sử dụng kiểu vấn đáp tái hiện, GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết hoặc tái hiện nội dungmiêu tả, sự kiện trong bài học

Minh họa: Dạy bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) trong chương trình Ngữ văn 12,sử dụng kiểu vấn đáp tái hiện để HS tìm ra kiến thức về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Sử dụng kiểu vấn đáp giải thích – minh họa, GV đưa ra các câu hỏi hướng dẫn HS giải thích,chứng minh làm rõ một nội dung Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của cácphương tiện nghe – nhìn

Minh họa: Dạy bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) trong chương trình Ngữ văn 12,để giúp HS thấy được sự tiếp nối từ truyền thống của hai nhân vật Việt Chiến, GV sử dụng kiểu vấnđáp giải thích – minh họa, bằng câu hỏi: Hai nhân vật Việt, Chiến vừa có những nét tính cách vừagiống, vừa khác nhau Nguyên nhân vì sao? Những nhân vật nào đã góp phần làm nên truyền thống?Hãy phân tích làm rõ Việt, Chiến đã nối tiếp phát huy truyền thống đó.?

- Sử dụng kiểu vấn đáp tìm tòi, GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướngdẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật Lúc đó HS sẽ rất thích thú tiếp nhận bài học, sẽ cóđược niềm vui của việc khám phá

Minh họa: Dạy bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) trong chương trình Ngữ văn 12,để tìm ra điểm giống và khác nhau về tính cách của 2 n.v Việt, Chiến, tôi sử dụng kiểu vấn đáp tìm tòi,bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi:

+ Hãy chỉ ra nét tính cách cơ bản cơ bản về nhân vật Chiến.+ Hãy chỉ ra nét tính cách cơ bản cơ bản về nhân vật Việt.+ Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về tính cách của 2 n.v Việt, Chiến

Trang 13

Nếu GV chỉ đưa ra câu hỏi cuối thì HS sẽ gặp khó khăn, khó trả lời thấu đáo Do vậy, với mộthệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí, HS sẽ dễ dàng tìm ra kiến thức, hiểu bài hơn.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Đây là PPDH mà GV tổ chức tạo ra các tình huống có vấn đề trong giờ học, kích thích HS nhucầu giải quyết những vấn đề nảy sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhận thức tự lực nắm vững kiếnthức, kĩ năng mới Câu hỏi mà GV đặt ra phải đưa các em vào trạng thái mâu thuẫn giữa cái đã biết vàcái chưa biết, phải xuất phát từ nhu cầu muốn nhận thức của HS, mang tính kích thích tìm tòi HS trảlời, phù hợp với khả năng và lập thành một hệ thống logic GV nên tạo ra vấn đề từ những cách hiểu,cách bình giá khác nhau, về một hiện tượng văn học, hoặc từ một trạng thái mất cân bằng trong tiếpnhận văn học Chính những khó khăn về nhận thức do câu hỏi nêu vấn đề gây ra sẽ chuyển hóa thànhhứng thú, xúc cảm học tập cho HS Dạy học nêu vấn đề có thể áp dụng vào tất cả các bước trong mộtgiờ Đọc văn

Ví dụ: Dạy truyện Tấm Cám, GV sẽ chuyển câu hỏi số 3 trong Hướng dẫn học bài thành mộtcâu hỏi có vấn đề, tạo hứng thú cho HS: Về hành động trả thù của Tấm ở cuối truyện, có HS cho rằngthực ra cô Tấm không hiền mà trái lại còn rất tàn ác Suy nghĩ của anh (chị) như thế nào?

Dạy bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch), GV đưa ra câu hỏi cóvấn đề: Người Trung Quốc xưa coi “giai thì, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng” là “tứ thú” Trong bài thơnày Lí Bạch cũng đã đạt được điều này Ý kiến của anh (chị)

Dạy bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (trích kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng), GV đặt câu hỏichứa vấn đề, khơi gọi hứng thú trả lời của HS: Vũ Như Tô hoàn toàn đúng vì ông là một nghệ sĩ có tìnhyêu sáng tạo cái đẹp Ý kiến của anh (chị)

Phương pháp tranh luận, thảo luận

Từ những tình huống có vấn đề, GV sẽ sử dụng PP tranh luận, thảo luận có hiệu quả trong giờĐọc văn GV chủ yếu giữ vai trò đưa ra vấn đề, và điều chỉnh sự trao đổi tranh luận các ý kiến của HS.HS sẽ bộc lộ được ý kiến bản thân HS có quyền bộc lộ cách nhìn riêng, song cuối cùng vẫn đi đến mộtcách nhìn thống nhất, khoa học

Để thực hiện một tiết dạy học Ngữ văn có sử dụng hình thức hoạt động nhóm, chúng ta bắt đầubằng cách chia lớp học thành các nhóm nhỏ khoảng 2,4,6 em Để nhóm hoạt động có hiệu quả, cácthành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì vậy GV phải phân công nhiệm vụ: Trưởng nhóm: điềukhiển hoạt động nhóm, Thư kí: ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất, Báo cáoviên: Báo cáo kết quả làm việc của nhóm Thành viên khác: tham gia tích cực vào hoạt động thảo luậncủa nhóm Trong nhóm các học sinh phải thay nhau đóng vai của các thành viên trên hoặc kiêm nhiệm.Khi hoạt động nhóm các thành viên trên cần hướng vào nhau (ngồi thành vòng tròn hoặc xung quanhbàn) chăm chú lắng nghe người khác phát biểu, từng thành viên sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình, traođổi, thảo luận để có ý kiến thống nhất, tuân theo sự điều khiển của từng nhóm trưởng để đảm bảo thờigian

GV có rất nhiều cách đưa câu hỏi thực hiện PP thảo luận nhóm, tranh luận như viết sẵn câu hỏira giấy rồi phát cho mỗi nhóm một tờ, hoặc treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi thảo luận, HS thảoluận theo câu hỏi SGK, từ một ý kiến thắc mắc của HS về bài học, GV tổ chức thảo luận Để việc thảoluận đạt hiệu quả, GV cần chuẩn bị phiếu học tập, bảng phụ, câu hỏi thảo luận, đưa ra thời gian thảoluận, phân nhóm cho HS thảo luận, sau khi HS thảo luận xong, GV gọi ít nhất hai nhóm trả lời., tạotranh luận trong lớp học

Minh họa: GV đặt câu hỏi: “Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về tính cách của 2 nhân vật Việt, Chiến”,tổ chức thảo luận (5 phút) chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ 2 nhóm: Tổ 1 thảo luận tổng hợp các phiếu họctập cá nhân vào 1 PHT chung về điểm giống: vẫn còn trẻ con, Tổ 2 ý giàu tình yêu thương, Tổ 3 ý gangóc, căm thù giặc, chiến đấu dũng cảm, Tổ 4 thảo luận tìm ra điểm khác của hai nhân vật Sau khi HScác nhóm thảo luận, GV chọn 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng trình bày GV tổ chức thảoluận tranh luận giữa các nhóm tìm ra kiến thức

Ngày đăng: 17/09/2024, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w