1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn Đa dạng hình thức khởi Động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn lịch sử và Địa lí 7 (kết nối tri thức với cuộc sống)

49 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đa dạng hình thức khởi động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả Nguyễn Thị Ánh Hồng
Trường học Trường THCS Nguyễn Thị Định - Cẩm Lệ
Chuyên ngành Lịch sử và Địa lí 7
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 13,29 MB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hình thức khởi động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Cẩm Lệ

1 Tên sáng kiến: “Đa dạng hình thức khởi động góp phần tạo hứng thú và

tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”

2 Tác giả/ đồng tác giả sáng kiến

Số

TT

Họ và tên Ngày

tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra giải pháp (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

Là tác giả của sáng kiến: “Đa dạng hình thức khởi động góp phần tạo hứng

thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Công tác giảng dạy

5 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Áp dụng năm học 2022-2023

6 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

- Khi bắt đầu thực hiện đưa chương trình sách giáo khoa mới vào trong trườnghọc, đối với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 7 (Kết nối tri thức vớicuộc sống) đã được trang bị tài liệu tập huấn về phương pháp, hình thức, kĩ thuật

Trang 2

trang thiết bị thuận lợi để giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong dạy học bộmôn Đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực của học sinh Tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáođều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu,chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởiđộng trong việc định hướng tiết dạy, tạo hứng thú, tư duy tích cực cho học sinh

để các em chủ động khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêugiáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho họcsinh sau mỗi tiết học

- Sách Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) là sách mới, tài liệutham khảo, ý tưởng dạy học mới lạ cũng chưa được thầy cô chia sẻ rộng rãi, nên

để tạo được phần mở đầu đa dạng, hấp dẫn phù hợp với nội dung kiến thức cũngkhông phải là điều dễ dàng đối với một số giáo viên hoặc giáo viên khi thiết kếhoạt động khởi động thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút đểvào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai tháckiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án do

đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng mà thiếu đi sự hợptác tích cực của học sinh

- Một số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt nên còn ngại và rơivào tình trạng lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế hoạtđộng khởi động có lúc còn máy móc, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo

- Sách Lịch sử và Địa lí 7 là nội dung mới được biên soạn theo định hướng phát

triển phẩm chất và năng lực của người học Vì có tính mới nên cũng là khó khănlớn đối với học sinh, học sinh sẽ khá bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn trong tư duy sángtạo

Từ thực tế trên ta thấy tầm quan trọng của hoạt động khởi động, cần tạo sựchú ý, ấn tượng, hứng thú của học sinh ngay từ những giây phút đầu tiên Từ đó

sẽ kéo theo thái độ, hành vi học tập của các em trong suốt tiết học Nhận thứcđược điều đó bản thân tôi thực tế đã và đang thực hiện đổi mới dạy - học theochương trình sách giáo khoa mới, qua dự giờ và tham khảo ý kiến nhiều đồng

Trang 3

nghiệp tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến: “Đa dạng hình thức khởi động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn Lịch

sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”.

7 Mô tả bản chất sáng kiến:

a Mục đích của sáng kiến:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động khởi độngtrong môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) từ đó làm cơ sởcho các hoạt động đổi mới trong việc thực hiện phần khởi động của tiết học đểtạo hứng thú, tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức củahọc sinh

Đề tài cung cấp đa dạng các hình thức trong hoạt động khởi động để giáoviên có nguồn ý tưởng ứng dụng vào dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nốitri thức với cuộc sống)

b Nội dung của sáng kiến:

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Như chúng ta đã biết nhiệm vụ của giáo dục phổ thông hiện nay không chỉ

là đổi mới chương trình giáo dục, mà điều quan trọng là đổi mới phương phápdạy và học

Thực tế đó đòi hỏi mỗi người thầy không ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới

về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáodục, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đưa giáodục Việt Nam tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức dạy họctheo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã tạo ra nhiều cơ hội để giáo viênnâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong đó có môn Lịch sử và Địa lí 7, đây lànội dung mới được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lựccủa người học Vì có tính mới nên học sinh còn khá bỡ ngỡ, chưa mạnh dạntrong tư duy sáng tạo cho nên để nâng cao chất lượng dạy và học, trước hết

Trang 4

người giáo viên phải tạo hứng thú, khơi gợi được đam mê học tập cho học sinhmột cách tự giác tích cực.

Như mọi người cũng đã biết, thực hiện theo công văn 5512, ngày18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành về việc xây dựng và tổchức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường Trong mỗi bài học, giáo viênxây dựng kế hoạch theo tiến trình 4 hoạt động chính như: Khởi động, hình thànhkiến thức, luyện tập, vận dụng Trong đó khởi động là hoạt động đầu tiên nhằmtạo tình huống xuất phát, được tổ chức khi bắt đầu một bài học

Vậy quý thầy cô thường khởi động giờ học của mình như thế nào?

Theo tôi hoạt động khởi động đóng vai trò vô cùng quan trọng Nó là hoạtđộng đầu tiên tác động đến trí tuệ, cảm xúc của người học trong toàn tiết học.Hoạt động này sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay

từ đầu tiết học Hơn nữa, nếu hoạt động mở đầu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nênnhững bất ngờ thú vị cho học sinh, huy động vốn tri thức, kỹ năng, nên tàng củahọc sinh, tạo cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cầnthiết cho việc học bài mới, người học sẽ không còn cảm giác nặng nề, lo lắng,mệt mỏi, nhàm chán như khi giáo viên kiểm tra bài cũ nữa Và trong suy nghĩcủa mình các em còn cảm thấy cô giáo của mình rất tâm huyết từ đó tin yêu vàsẵn sàng hợp tác trong giờ học

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức vớicuộc sống) là sách mới, tài liệu tham khảo, ý tưởng dạy học mới lạ cũng chưađược thầy cô chia sẻ rộng rãi, nên để tạo được phần mở đầu đa dạng, hấp dẫnphù hợp với nội dung kiến thức cũng không phải là điều dễ dàng đối với một sốgiáo viên hoặc quá trình tổ chức rời rạc, vẫn nặng nề kiến thức khiến các emnhàm chán không muốn tư duy hoặc không hứng thú với bài học

Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các hoạt động tổ chức mộttiết học, tôi nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động khởi động ảnh hưởng lớnđến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của họcsinh Do đó trong năm học 2022 –2023 tôi đã nghiên cứu và đưa ra đề tài sáng

kiến: “Đa dạng hình thức khởi động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích

Trang 5

cực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”

2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Hướng dẫn giáo viên thực hiện cụ thể một số hình thức khởi động trong môn

Lịch sử và Địa lí 7

3 Đối tượng.

Đề tài này tôi áp dụng thực hiện trong thực tế giảng dạy của bản thân tại trườngTHCS Nguyễn Thị Định - Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Trong đó tập trung vàohọc sinh khối 7

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp trao đổi, thảo luận

- Phương pháp điều tra

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận.

a Giải thích một số khái niệm.

- Học sinh: Theo từ điển tiếng Việt, học sinh được hiểu là “người theo học

ở trường” Như vậy, ở nước ta học sinh là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong

độ tuổi đi học (6 -18 tuổi) đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặctrung học phổ thông Học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình vànhà trường Học sinh rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cầnthiết sự theo dõi, định hướng giáo dục từ gia đình và nhà trường

- Tính tích cực của học sinh: Có nhiều cách hiểu khác nhau về tính tích cựccủa học sinh, có thể là tích cực trong học tập, trong hoạt động trải nghiệm sángtạo hay cả trong các hoạt động vui chơi…Với nội dung của đề tài, tôi xin được

đề cập tới khái niệm tích cực của học sinh trong nhận thức học tập Theo G.STSKH Thái Duy Tiên (Viện khoa học giáo dục): “Tính tích cực nhận thức biểu

Trang 6

hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập,nghiên cứu, thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ caocác chức năng tâm lý (như hứng thú, chú ý, ý chí ) nhằm đạt được mục đích đặt

b Mục đích của hoạt động khởi động.

Mục đích của hoạt động khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ vớibài mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo đượckhông khí học tập tích cực, sôi nổi ở học sinh Bởi như Không Tử đã từng nói

“Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”

Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy niềm vui và sự hamthích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên tronghọc tập Có thể nói hoạt động khởi động có vai trò như trải nệm để dẫn dắt họcsinh bước vào bài học một cách hứng thú, say mê

Hoạt động khởi động giúp chấm dứt các hoạt động của giờ học trước hoặcnhững trò chơi, cuộc nói chuyện trong lúc nghỉ giữa giờ để đảm bảo rằng họcsinh toàn tâm, toàn ý, nhập thân, hiện diện với giáo viên ngay từ khoảnh khắcđầu tiên của giờ học Nếu như không có sự tập trung chú ý thì quá trình học tậpnói riêng và quá trình nhận thức nói chung sẽ không có hiệu quả

Hoạt động khởi động còn là công cụ để kiểm tra bài cũ Nếu giáo viên tổchức hoạt động khởi động hiệu quả với các trò chơi kiểm tra bài cũ như đuổihình bắt chữ, tình yêu Lịch sử, Địa lí khuyến khích các em hứng thú tham giatrải nghiệm sáng tạo đầu giờ học, không khí của 5 phút khởi động kiểm tra bài

cũ sẽ rất sôi nổi và ấn tượng

Những hoạt động khởi động giúp thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên học sinh

và giữa học sinh với nhau Cả lớp sẽ giao tiếp gần gũi gắn kết nhau hơn thôngqua các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm

Trang 7

Ngoài ra việc sáng tạo trong hoạt động khởi động cũng để tìm ra biện phápnhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học Đó cũng làhướng tiếp cận giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập, là cơ sở thực tiễn,

là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các emtrong tương lai

Như vậy, hoạt động khởi động chỉ là khâu nhỏ, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, cótác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại Vậy nên, người dạykhông thể bỏ qua

c Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động khởi động.

Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi đầu chỉ bằng một vài câu dẫnnhập nên không mất nhiều thời gian

Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tạo hứng thú, pháthuy tư duy tích cực của học sinh, do đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động

để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn (4 – 5 phút)

Vì vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ýkhông lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nộidung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởiđộng, sao cho trong phần khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đógiúp giáo viên biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết

gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽkhác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp vớiđối tượng học sinh ở các lớp)

Hoạt động khởi động là bước thực hiện các động tác nhẹ trước khi thựchiện công việc nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫncho học sinh Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo đượchứng thú cho học sinh để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trảlời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống mở đầu Câu hỏi tình huống đưa ra

ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ họcsinh nào cũng có thể trả lời được Khi các em trả lời được sẽ phần nào cảm thấyvui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học Ở mỗi hoạt động khởi động

Trang 8

đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinhcũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới,không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tíchcực của các em

Khi áp dụng tổ chức hoạt động khởi động cho 1 tiết học ở nhiều lớp thìgiáo viên nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh chophù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp, tránh việc xây dựng 1 tình huống

cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối

Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có

sự đổi mới về hình thức, phương pháp, tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiếthọc nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với cácbước tuần tự như nhau

2 Cơ sở thực tiễn.

Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu củahọc sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho họcsinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học Tuy nhiên trên thực tế như tôi đã nói,Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) là sách mới được biên soạntheo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, nhiều giáoviên còn khá bỡ ngỡ trong việc soạn giảng, phần lớn giáo viên sẽ lo lắng nên có

xu hướng tập trung cao độ ở phần khai thác nội dung kiến thức mới để có thểtruyền đạt cho học sinh trọn vẹn các nội dung mà không lo cháy giáo án hoặc sợhoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác cho nên ở phần khởi động có thể ítchú tâm hơn hoặc có những ý tưởng cho các nội dung khởi động còn chưaphong phú, từ đó sẽ khiến học sinh thụ động chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập theoyêu cầu mà mất đi sự hứng thú say mê, chủ động tư duy lĩnh hội và khai tháckiến thức ngay từ đầu tiết học

Do đó đa dạng hình thức khởi động trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7(Kết nối tri thức với cuộc sống) sẽ phần nào đó cung cấp các ý tưởng ở phầnkhởi động giúp cho giáo viên có nhiều hoạt động hơn góp phần tạo hứng thú và

tư duy tích cực cho học sinh hơn

Trang 9

3 Đa dạng các hoạt động khởi động tạo hứng thú, tư duy tích cực cho học sinh trong môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống).

3.1 Khởi động bằng các câu hỏi gắn với đời sống thực tiễn.

Kết hợp thực tế có nghĩa là kết hợp thực tế giữa học sinh - giáo viên - phụhuynh, là kết hợp giữa thực tế học tập - cuộc sống - xã hội Kết hợp thực tế sẽgiúp cho hoạt động dạy học thân thiết hơn, gần gũi và khoáng đạt hơn Dùngphương pháp này chỉ là cái “cớ để dẫn vào bài học, vừa làm phong phú nội dungdạy học, vừa phát huy tính tích cực ở học sinh và tính chỉ dẫn của người dạy Trong quá trình dạy học tôi chú trọng các câu hỏi gắn với thực tiễn để pháthuy khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh giải quyết các vấn đểthực tế Mặc khác, tôi đã sử dụng hệ thống các câu hỏi, bài tập gắn với đời sốngthực tế để khởi động bài học tạo sự hứng thú cho học sinh Những gì thực tiễn sẽgần gũi, tạo sự tò mò để học sinh tìm cách giải quyết, đó cũng là cách thu hútcác em tìm hiểu nội dung bài mới một cách hiệu quả

Ví dụ: phân môn Lịch sử

BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ

PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU.

Để tiến hành hoạt động khởi động tạo hứng thú, tư duy cho học sinh tôi tiếnhành các bước như sau:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, kết nối kiến thức

từ cuộc sống vào nội dung bài học, xác định được vấn đề chính của nội dungbài học

b Nội dung: Giao nhiệm vụ cá nhân, học sinh quan sát hình ảnh, để trả lời câu

hỏi của giáo viên

c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, học sinh đưa ra những hiểu biết cá nhân

về bí ẩn bộ bài tây, đặc biệt là các đặc điểm của bộ bài có liên quan đến lịchsử

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trang 10

Giáo viên: Chiếu hình ảnh về những quân bài Tây, đặt câu hỏi:

Có bao nhiêu bạn biết và từng chơi bài Tây? Em có biết bí ẩn đằng sau những

bộ bài Tây quen thuộc này k? 1 bộ bài có bao nhiêu lá? J, Q, K có nghĩa là gì?Quân bài K cơ vẽ vị vua nào, vì sao lại cầm đao tự sát?

Giáo viên có thể định hướng cho học sinh trả lời về ý nghĩa tượng trưng của

số lượng quân bài, số chất trong bộ bài, quân bài joker, tên gọi các quân J, Q,

K theo tiếng Anh…

(J là Jack (Quân lính), Q là Queen (Hoàng hậu), K là King (vua).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh: Quan sát, vận dụng kiến thức thực tiễn và tìm câu trả lời

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Học sinh: Trình bày câu trả lời

Sản phẩm dự kiến:

- Bí ẩn về số lượng các quân bài

Trang 11

Một bộ bài có 52 lá, tượng trưng cho 52 tuần trong một năm.

Bốn chất cơ, rô, bích, tép cũng tượng trưng cho bốn mùa xuân hạ thu đông, sựtuần hoàn đều đặn của thời gian…

- Bí ẩn về quân bài K cơ:

+ Lấy từ hình tượng vua Charlemagne Charles Ông là vua của người Frank(768-814), sau lên ngôi Hoàng đế La Mã Ông được coi là “Cha đẻ của châuÂu” (Hình 1 – Sách giáo khoa)

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên)

Đánh giá về phần trình bày của học sinh, tùy câu trả lời để gợi mở và kết nốivới bài học

Giáo viên dẫn vào bài: Các em thân mến, như vậy là các em vừa được khám

phá bí ẩn lịch sử rất thú vị ẩn giấu đằng sau những quân bài Tây, đặc biệt làquân bài K cơ về một trong những vị Hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sửChâu Âu thời phong kiến – Sác-lơ-ma-nhơ Có lẽ nếu không có vị hoàng đếnày, có thể lịch sử châu Âu đã rất khác…Vậy chế độ phong kiến đã hình thành

và phát triển ở các nước châu Âu ra sao trong thời gian từ thế kỉ V đến thế kỉXVI? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay

3.2 Khởi động bằng việc tổ chức các trò chơi.

Trò chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia Vì vậy nó cókhả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập Rất nhiều trò chơingoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạtđộng tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, có những trò chơigiúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lựctâm lý do tiết học trước gây ra

Việc tổ chức “trò chơi" trong các giờ dạy Lịch sử, Địa lí không chỉ nhằmmục đích giải trí cho học sinh mà điều quan trọng là thông qua các trò chơi sẽtạo nên một không khí hăng say học tập, một không khí làm việc nghiêm túc để

đi tìm những kiến thức Lịch sử và Địa lí Qua các trò chơi các em vừa có thể độclập suy nghĩ, tìm tòi tri thức, đồng thời vừa rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm

Trang 12

cho các em để có đáp án vừa nhanh vừa chính xác Vì vậy, khi các em học Lịch

sử và

Địa lí thông qua các trò chơi sẽ tạo sự thoải mái hơn, hứng thú hơn Từ đócác em ghi nhớ tốt hơn những kiến thức cơ bản cần đạt

Ví dụ: phân môn Địa lí

BÀI 7: BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á, CÁC KHU VỰC CHÂU Á

Để tiến hành hoạt động khởi động tạo hứng thú, tư duy cho học sinh tôi tiếnhành các bước như sau:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên: Giới thiệu trò chơi (Thử tài hiểu biết + Đuổi hình bắt chữ) giáo viên

đưa ra hình ảnh là các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung bài 7

Chia lớp thành 2 đội, quan sát hình ảnh và bấm chuông trả lời

Trang 13

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh: Học sinh có nhiệm vụ nhìn ảnh, liên tưởng để đoán từ khóa liên quan

đến bài học

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Học sinh: Bấm chuông dành phần trả lời

Bước 4: Giáo viên nhận xét, tuyên dương rồi chuẩn kiến thức và vào bài mới.

Trang 14

Ví dụ: phân môn Địa lí

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Tham gia trò chơi (Du lịch qua tranh)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Trang 15

Học sinh quan sát

Bước 3: Học sinh trả lời những địa điểm du lịch

Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức và vào bài mới.

Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câutrả lời của học sinh, giáo viên kết nối vào bài học: Châu Âu là nơi được biếtđến có thiên nhiên phong phú, đa dạng Bài học này sẽ giúp các em có hiểubiết về đặc điểm tự nhiên của châu Âu

Ví dụ:

* CHỦ ĐỀ CHUNG 1 CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

Để tiến hành hoạt động khởi động tạo hứng thú, tư duy cho học sinh tôi tiếnhành các bước như sau:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới

Trang 16

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh: Học sinh có nhiệm vụ nhìn ảnh, liên tưởng để đoán từ khóa liên

quan đến bài học

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Học sinh: Trình bày câu trả lời (Các từ khóa như: Vàng bạc, phát kiến, Châu

Á, Bồ Đào Nha, buôn bán…)

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên)

Đánh giá về phần trình bày của học sinh, tùy câu trả lời để gợi mở và kết nốivới bài học

Giáo viên dẫn vào bài: Các em thân mến, trong tiến trình lịch sử, từ rất sớm,

để phát triển kinh tế, con người luôn có nhu cầu kết nối và giao lưu rộng mởgiữa các châu lục với nhau Từ nửa cuối thế kỉ XV, các nhà thám hiểmphương Tây đã tìm ra những vùng đất mới, vậy thì liên kết với các từ mà các

em vừa được khám phá như vàng bạc, buôn bán, … liên quan gì đến bài họchôm nay thì cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi vào lý giải nhé

Trang 17

Ví dụ: phân môn Địa lí

BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU ÂU

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Đặt tên cho bức ảnh sau?

Bước 2: Học sinh tiến hành hoạt động trong 2 phút.

Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi: Già hóa dân số

Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức và kết nối vào bài mới.

Như vậy, trong bức tranh trên, các em có thể thấy người già nhiều hơn ngườitrẻ và chỉ có ít người trẻ nhưng phải gồng gánh khá nhiều người già Đây làmột bức tranh biếm họa về già hóa dân số tình trạng này thường xảy ra chủyếu ở các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu Để biết rõ hơn về dân cư, xã hộichâu Âu thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay

Ví dụ: phân môn Địa lí

Trang 18

BÀI 3: KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU ÂU

Để tiến hành hoạt động khởi động tạo hứng thú, tư duy cho học sinh tôi tiếnhành các bước như sau:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên: Giới thiệu trò chơi (Đuổi hình bắt chữ) giáo viên đưa ra hình ảnh

là các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung bài 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh: Học sinh có nhiệm vụ nhìn ảnh, liên tưởng để đoán từ khóa liên

quan đến bài học

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Học sinh: Trình bày câu trả lời

Sản phẩm dự kiến: Ô nhiễm, nhặt rác, môi trường, trồng cây xanh…

Trang 19

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên)

Đánh giá về phần trình bày của học sinh, tùy câu trả lời để gợi mở và kết nốivới bài học

Ví dụ: phân môn Địa lí

BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á

Có các hình thức khởi động như sau:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Trò chơi Lucky number

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

Châu Á là nơi có con người cư trú từ rất sớm, cũng là nơi có những nền văn

minh cổ đại phát triển rực rỡ trong lịch sử Với quá trình phát triển lầu đời,dân cư, xã hội châu Á ngày nay có những đặc điểm như thế nào?

* Cách 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trang 20

Giáo viên: Giới thiệu trò chơi (Tìm từ khóa) Giáo viên đưa ra một bảng chữ

cái, học sinh sẽ phải tìm các từ khóa theo các hàng ngang, hàng dọc Họcsinh tìm càng nhiều càng tốt các từ khóa sẽ xuất hiện trong bài học ngày hômnay

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh: Học sinh có nhiệm vụ nhìn ảnh, liên tưởng để đoán từ khóa liên

quan đến bài học

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Học sinh: Trình bày câu trả lời (Các từ khóa như: Đô thị, dân cư, dân số, mật

độ dân số, tôn giáo, giới tính, Châu Á,…

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đánh giá về phần trình bày của học sinh, tùy câu trả lời để gợi mở và kết nốivới bài học

Ví dụ: phân môn Địa lí

BÀI 9 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU PHI

b Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi “Vua tiếng việt”, học sinh quan sát trả

lời câu hỏi

c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Trang 21

d Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

+ Giáo viên tổ chức trò chơi “Vua tiếng việt”

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện lên bấm chuông trả lời, thành viêncòn lại hỗ trợ

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo

sự chỉ dẫn của giáo viên trong thời gian 10 giây/câu hỏi

- Bước 3: Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận:

+ Giáo viên chiếu câu hỏi

+ Học sinh thi bấm chuông để trả lời

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá kết quả của học sinh, trên

cơ sở đó dẫn dắt vào bài học mới

Giáo viên giải thích cụ thể các từ khóa trên có ý nghĩa gì và đang nói đến châulục nào rồi dẫn dắt vào Châu Phi là châu lục có hệ sinh thái tự nhiên độc đáo,nơi bảo tồn các loài thực, động vật hoang dã phong phú bậc nhất thế giới vàcũng là nơi phát sinh loài người Vậy hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm tự nhiênchâu Phi nhé

3.3 Khởi động bằng sử dụng thơ, ca dao, câu đố…

Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn dạy và những câutriết lí hàm nghĩa sâu sắc, hoặc những câu đố hay thú vị được mọi người sử

Trang 22

những loại câu trên để vận dụng vào hoạt động khởi động khi dạy học trên lớp

có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác lạ, kích thích vànâng cao hứng thú học tập ở học sinh

Qua đó giáo viên có thể giáo dục thực tiễn cho học sinh nhiều bài học bổ ích vàliên kết với bài học dễ dàng

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- Giáo viên: Chiếu câu đố và đoạn nhạc gợi ý

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh đọc câu đố thảo luận cá nhân/cả lớp và trả lời câu hỏi:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Trang 23

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức

Giáo viên đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nộidung mới

Nhân vật đó là Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán

Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giành lại được độc lập, NgôQuyền đã chấm dứt hơn 10 thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ Nền độclập và tự chủ được giữ vững, nhưng vận mệnh đất nước thường xuyên bị lâmnguy bởi các thế lực cát cứ và âm mưu xâm lược của phong kiến phươngBắc, các vua thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã làm gì để chấm dứt cát cứ, củng

cố nền độc lập còn non trẻ và chống phong kiến phương Bắc? Đời sống vănhóa - xã hội thời này có gì nổi bật, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu bài

nhé!

3.4 Khởi động bằng cách sử dụng tranh ảnh minh họa

Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạycác môn khoa học tự nhiên và các môn Lịch sử và Địa lí, GDCD Vì thế, khi

sử dụng tranh ảnh minh họa học sinh sẽ có được những cảm nhận mới mẻ khitiếp cận nội dung bài học Đây là một biện pháp hỗ trợ dạy học không thể thiếutrong giảng dạy nói chung Biện pháp này có thể thay cho khởi động để tạo cảmgiác chân thực, tăng thêm tính rõ ràng, tinh sinh động khi thuyết giảng và là mộtphương tiện hỗ trợ cho việc hình thành năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng,nhân vật Khi tổ chức hoạt động khởi động bằng tranh, giáo viên sử dụng sự hỗtrợ của công nghệ thông tin, trình chiếu những hình ảnh có liên quan đến nộidung bài học, sau đó sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để địnhhướng tư duy cho học sinh Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên đưa ranhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng tham giavào hoạt động học tập

Trang 24

Ví dụ: phân môn Lịch sử

BÀI 4 TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

a M c tiêu: ục tiêu: T o tâm th cho ạo tâm thế cho ế cho h c sinh ọc sinh đi vào tìm hi u bài m i ểu bài mới ới

b N i dung: ội dung:

+ Xem tranh nh đ tr l i các câu h i theo yêu c u c a giáo viên ản, ểu bài mới ản, ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên ỏi theo yêu cầu của giáo viên ầu của giáo viên ủa giáo viên

+ L ng nghe và ti p thu ki n th c ắng nghe và tiếp thu kiến thức ế cho ế cho ức cho học sinh làm việc cá nhân.

c S n ph m: ản phẩm: ẩm:

Hi u bi t đúng c a b n thân h c sinh v ểu bài mới ế cho ủa giáo viên ản, ọc sinh ề, vấn đáp, thuyết trình di tích T C m Thành (Th i gian, tri u đ i xây ử dụng các phương pháp ấn đề, vấn đáp, thuyết trình ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên ề, vấn đáp, thuyết trình ạo tâm thế cho

d ng) ực quan,

d T ch c th c hi n: ổ chức thực hiện: ức thực hiện: ực hiện: ện:

B ước 1: Giao nhiệm vụ học tập c 1: Giao nhi m v h c t p ệm vụ học tập ụ học tập ọc tập ập

Giáo viên nêu câu h i yêu c u h c sinh tr l i: ỏi theo yêu cầu của giáo viên ầu của giáo viên ọc sinh ản, ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

Em có bi t di tích T C m Thành không? Công trình này đ ử Cấm Thành không? Công trình này được xây dựng vào triều đại ấm Thành không? Công trình này được xây dựng vào triều đại ược xây dựng vào triều đại c xây d ng vào tri u đ i ựng vào triều đại ều đại ại nào c a Trung Qu c? ủa Trung Quốc? ốc?

B ước 1: Giao nhiệm vụ học tập c 2: Th c hi n nhi m v ực hiện nhiệm vụ ệm vụ học tập ệm vụ học tập ụ học tập

Giáo viên h ưới ng d n h c sinh xác ẫn học sinh xác ọc sinh đ nh yêu c u, tìm câu ịnh yêu cầu, tìm câu ầu của giáo viên tr l i ản, ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

H c sinh quan sát, suy nghĩ tìm câu ọc sinh tr l i ản, ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

B ước 1: Giao nhiệm vụ học tập c 3: Báo cáo, th o lu n ảo luận ập

Giáo viên yêu c u h c sinh tr l i ầu của giáo viên ọc sinh ản, ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

H c sinh ọc sinh tr l i (có th đúng, có th sai): ản, ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên ểu bài mới ểu bài mới T C m Thành ử Cấm Thành ấm Thành đ ược xây dựng vào năm c xây d ng vào năm ực hiện: 1420 d ưới i

th i Minh ời Minh Thành T , đ n năm 1655 d ổ chức thực hiện: ến năm 1655 dưới thời Thuận Trị thì ưới i th i Thu n Tr thì ời Minh ận Trị thì ị thì đ ược xây dựng vào năm c trùng tu.

Các h c sinh ọc sinh còn l i ạo tâm thế cho theo dõi, nh n xét, đánh giá và b sung cho b n (n u c n) ật ổ chức cho học sinh làm việc cá nhân ạo tâm thế cho ế cho ầu của giáo viên

Ngày đăng: 18/07/2024, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình bắt chữ) giáo viên đưa ra - Skkn Đa dạng hình thức khởi Động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn lịch sử và Địa lí 7 (kết nối tri thức với cuộc sống)
Hình b ắt chữ) giáo viên đưa ra (Trang 15)
1. Hình ảnh trên là quốc gia nào, giúp em liên tưởng đến khu vực nào? - Skkn Đa dạng hình thức khởi Động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn lịch sử và Địa lí 7 (kết nối tri thức với cuộc sống)
1. Hình ảnh trên là quốc gia nào, giúp em liên tưởng đến khu vực nào? (Trang 27)
Hình ảnh này gợi cho em liên tưởng đến bộ truyện tranh manga nào? - Skkn Đa dạng hình thức khởi Động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn lịch sử và Địa lí 7 (kết nối tri thức với cuộc sống)
nh ảnh này gợi cho em liên tưởng đến bộ truyện tranh manga nào? (Trang 28)
Hình ảnh học sinh tham gia giải câu đố ở phần khởi động - Skkn Đa dạng hình thức khởi Động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn lịch sử và Địa lí 7 (kết nối tri thức với cuộc sống)
nh ảnh học sinh tham gia giải câu đố ở phần khởi động (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w