MỤC LỤC
Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Việc tổ chức “trò chơi" trong các giờ dạy Lịch sử, Địa lí không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà điều quan trọng là thông qua các trò chơi sẽ tạo nên một không khí hăng say học tập, một không khí làm việc nghiêm túc để đi tìm những kiến thức Lịch sử và Địa lí.
Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên kết nối vào bài học: Châu Âu là nơi được biết đến có thiên nhiên phong phú, đa dạng. Từ nửa cuối thế kỉ XV, các nhà thám hiểm phương Tây đã tìm ra những vùng đất mới, vậy thì liên kết với các từ mà các em vừa được khám phá như vàng bạc, buôn bán, … liên quan gì đến bài học hôm nay thì cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi vào lý giải nhé.
Đánh giá về phần trình bày của học sinh, tùy câu trả lời để gợi mở và kết nối với bài học.
Giáo viên: Giới thiệu trò chơi (Tìm từ khóa) Giáo viên đưa ra một bảng chữ cái, học sinh sẽ phải tìm các từ khóa theo các hàng ngang, hàng dọc. Học sinh tìm càng nhiều càng tốt các từ khóa sẽ xuất hiện trong bài học ngày hôm nay. Học sinh: Học sinh có nhiệm vụ nhìn ảnh, liên tưởng để đoán từ khóa liên quan đến bài học.
Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn dạy và những câu triết lí hàm nghĩa sâu sắc, hoặc những câu đố hay thú vị được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc sống hoặc là tâm huyết của danh nhân. Qua đó giáo viên có thể giáo dục thực tiễn cho học sinh nhiều bài học bổ ích và liên kết với bài học dễ dàng.
Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và các môn Lịch sử và Địa lí, GDCD. Biện pháp này có thể thay cho khởi động để tạo cảm giỏc chõn thực, tăng thờm tớnh rừ ràng, tinh sinh động khi thuyết giảng và là một phương tiện hỗ trợ cho việc hình thành năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật. Khi tổ chức hoạt động khởi động bằng tranh, giáo viên sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trình chiếu những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học, sau đó sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng tư duy cho học sinh.
Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên đưa ra nhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập.
Ví dụ: phân môn Lịch sử. ử dụng các phương pháp ấn đề, vấn đáp, thuyết trình. ột ững biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến. Từ thế kỷ ểu bài mới. ượng của Trung Quốc thời phong kiến. T th kủa giáo viên. ốc thời phong kiến. Từ thế kỷ ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. Từ thế kỷ ế cho ụng các phương pháp ểu bài mới. ề, vấn đáp, thuyết trình. ề, vấn đáp, thuyết trình. Từ thế kỷ ế cho ời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. ế cho ề, vấn đáp, thuyết trình. ạo tâm thế cho ạo tâm thế cho ượng của Trung Quốc thời phong kiến. ạo tâm thế cho ới. ề, vấn đáp, thuyết trình. ạo tâm thế cho ững biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến. Từ thế kỷ ới. ủa giáo viên. ấn đề, vấn đáp, thuyết trình. Từ thế kỷ ốc thời phong kiến. Trong bài h c này, chúng ta sẽ cùng khám phá).ạo tâm thế cho ấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào hoạt động tiếp theo Ví dụ: phân môn Lịch sử.
- Học sinh trả lời được tên bộ truyện tranh, bộ phim hoạt hình anime nổi tiếng về chủ đề thám hiểm: One Piece. - Trong truyện One Piece, Luffy và những người bạn của mình đã làm gì để vượt qua khó khăn trong hành trình tìm kiếm kho báu?. Giáo viên dẫn vào bài: Các em thân mến, có một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Mĩ đã từng nói: “Trong cuộc đời, luôn có cách để tới bất cứ nơi nào bạn muốn, nếu bạn thực sự có đủ khát khao”.
Và vào khoảng cuối thế kỉ XV, những nhà thám hiểm châu Âu, bằng khát vọng mãnh liệt được chinh phục những vùng đất mới, bằng khát khao tìm vàng và nguyên liệu, họ đã lên những con tàu để khởi đầu cho hành trình phát kiến địa lý.
Sử dụng phim, bài hát, đoạn video tư liệu trong dạy học Lịch sử, Địa lí nói chung và sử dụng video trong hoạt động khởi động nói riêng, giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội được tri thức qua những hình ảnh, âm thanh sống động. Đây chính là phương tiện thuận lợi cung cấp kiến thức, thông tin một cách trực quan và sinh động, góp phần bổ sung và cụ thể hoá kiến thức, phát triển toàn diện học sinh. Riêng đối với môn Lịch sử, đặc thù của học lịch sử là học sinh không thể quan sát trực tiếp những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong quá khứ nên việc sử dụng những bài hát, đoạn video, thước phim tái hiện lại sự kiện sẽ giúp các em hình dung ra được quá khứ lịch sử.
Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên đưa ra nhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng bước vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Tạo hứng thú, phát huy tư duy tích cực, sáng tạo cho học sinh là vấn đề đã được nói đến nhiều trong dạy học, tuy nhiên hiện nay với sự đổi mới của sách giáo khoa cụ thể là sách Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) bản thân tôi thấy với đề tài “Đa dạng hình thức khởi động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)” thì chưa được đề cập đến hoặc nếu có thì chưa nhiều ví dụ minh họa để đồng nghiệp có được nguồn ý tưởng, nguồn tư liệu tham khảo để dạy. - Có nhiều nguồn ý tưởng, định hướng để giáo viên xây dựng kĩ năng, phương pháp tổ chức các hình thức khởi động bài học sao cho phù hợp với nội dung, đối tượng học sinh, điều kiện dạy học góp phần phát huy tính tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho học sinh, đem đến cho các em niềm yêu thích môn Lịch sử và Địa lí. Để giúp giáo viên thực hiện đề tài: “Đa dạng hình thức khởi động góp phần tạo hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)” mong các em vui lòng điền vào phiếu bằng cách đánh dấu gạch chéo (X) trong ô vuông (□) tương ứng.
Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta nhận thấy tất cả học sinh tham gia trả lời phiếu khảo sát đều cho rằng: Việc thực hiện đa dạng các hình thức khởi động trong giờ dạy môn Lịch sử và Địa lí 7 là: rất cần thiết, giúp học sinh có thêm hứng thú và khiến bầu không khí lớp học sôi nổi hơn, từ đó tập trung tư duy, tự giác liên hệ hình thành kiến thức bài học mới, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi uể ỏi của học sinh. Nhận xét: Theo bảng thống kê, chúng ta nhận thấy số học sinh cho rằng việc thực hiện đa dạng các hình thức khởi động để dẫn dắt vào bài mới đã giúp rất nhiều cho các em trong hình thành các năng lực đặc biệt là tư duy tích cực và sáng tạo, giúp học sinh tự tin, mạnh dạn sôi nổi hơn trong các giờ học, có thể giải quyết được các tình huống hoạt động mà giáo viên giao cho dễ dàng hơn chiếm tỉ lệ rất lớn (cụ thể số liệu 97,8%). Đối với giáo viên với nhiều cách áp dụng hình thức khởi động trong dạy học đã khiến các bài dạy của tôi đã thú vị hơn trước, sôi nổi hơn trước và lòng yêu nghề ham học hỏi nhiều hơn, góp phần tạo thêm sự phong phú và đa dạng cũng như việc dạy học trở nên thoải mái nhẹ nhàng, chất lượng dạy học nâng cao hơn.