Kết luận Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế cũng như đánh giá thực trạng phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị đối với chính phủ
CO SO LY LUAN VA TONG QUAN TINH HiINH NGHIEN CUU
Cơ sở lý luận về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính Xanhh << 5< s< + se s3 S5 595 5989589588858885.50035085058005800005800585008.50 5
1.1.1 Cơ sở lý luận về thị trường tài chính
1.1.1.1 Khái niệm về thị trường tài chính
Thị trường tài chính (TTTC) đóng vai trò thiết yếu trong việc kết nối những người có nguồn vốn dư thừa (người tiết kiệm) với những người cần vốn (người chỉ tiêu) (Mishkin và Eakins, 2019) Theo đó, đối tượng của TTTC là quyền sử dụng các nguồn tài chính, mà chủ thể là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên TTTC
Như vậy, TTTC được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định
1.1.1.2 Phân loại thị trường tài chính
Theo phương thức huy động nguồn tài chính:
- Thị trường nợ: Thị trường mua bán giao dịch những công cụ vay nợ hay chứng khoán nợ (debt securities) ngắn hạn, dài hạn, trung hạn Chứng khoán nợ là loại chứng khoán mà người phát hành (người đi vay) cam kết trả cho người cho vay một khoản tiền nhất định tại một thời điểm trong tương lai
- Thị trường vốn cô phần: Thị trường buôn bán giao dịch những chứng khoán vốn Chứng khoán vốn là các công cụ tài chính cho phép người phát hành kêu gọi nhà đầu tư, góp vốn kinh doanh cùng với mình
Theo sự luân chuyển cúc nguồn tài chính:
- Thị trường sơ cấp: Thị trường mua bán lần đầu các công cụ được phát hành (là thị trường phát hành các công cụ tài chính) Đây là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho nhà phát hành Tại thị trường sơ cấp, nhà phát hành nhiều khả năng sẽ giới hạn thành viên tham gia bởi vì họ không muốn chia lẻ quyền sở hữu của các chứng khoán này nên chủ yếu là bán cho người lao động trong công ty và các đối tác chiến lược, một phần nữa là giữ lại cho chính bản thân doanh nghiệp Giá ban đầu thường không do thi trường quy định, mà do thỏa thuận của người mua và người bán đã được xác định giá từ trước
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường này không giới hạn thành viên tham gia và giá cả do thị trường quyết định.
Căn cứ vào thời gian sử dụng nguôn tài chính:
- Thị trường tiền tệ: là một bộ phân của TTTC được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm), mà trong đó hàng hóa chủ yếu là các chứng khoán nợ ngắn hạn, có tính thanh khoản cao và ít rủi ro Chủ thể tham gia thị trường tiền tệ là ngân hàng trung ương, các tô chức tín dụng, các tô chức kinh tế - xã hội và các cá nhân, trong đó hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng
- Thị trường vốn: là một bộ phân của TTTC được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính dài hạn Công cụ của thị trường vốn là các khoản vay hay các chứng khoán có thời hạn trên một năm, mang tính thanh khoản thấp và nhiều rủi ro hơn tài sản tài chính trên thị trường tiền tệ
1.1.1.3 Các tài sản tài chính
Tài sản tài chính là các công cụ mà thông qua nó nguồn tài chính được chuyên từ chủ thể này sang chủ thê khác Tại thị trường tiền tệ, sản phẩm tài chính chủ yếu là các chứng khoán ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm Các hàng hóa chủ yếu của thị trường này bao gồm:
+ Tín phiéu kho bac (Treasury Bill)
Chimg chi tiền gửi có thê chuyên nhượng được (Negotiable Bank Certificate of Deposit)
+ Chấp phiếu của ngân hàng (Banker°s Acceptance)
% Các hợp đồng mua lại (Repo)
+ Tín phiếu ngân hàng trung ương (Central Bank Bill)
4 Đô la Châu Âu (Euro dollars)
Tai thi truong vốn, tài sản tài chính là các khoản vay hoặc chứng khoán có thời hạn hơn một năm, thường có rủi ro và lợi suất kỳ vọng cao hơn sản phẩm trên thị trường tiền tệ Các hàng hóa chủ yếu của thị trường vốn bao gồm:
“ Cac CK phai sinh (Derivative Documents)
1.1.2 Cơ sở lý luận về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính xanh
1.1.2.1 Cơ sở lý luận về tài chính xanh và thị trường tài chính xanh
Tài chính xanh là thuật ngữ gắn liền với xu hướng phát triển bền vững đang nổi lên hiện nay Những sáng kiến ban đầu về tài chính xanh có thể bắt nguồn từ các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng như "The Economics of Climate Change: The Stern Review" của Nicholas Stern (2006), trong đó đề cập tới tài chính là một trong những khía cạnh mà tất cả các nước phải chú ý nếu muốn hoàn thiện việc thích ứng và giảm thiểu biến đối khí hậu Nền tảng lý thuyết của tài chính xanh nằm trong khuôn khổ ESG, nhắn mạnh việc xem xét các tác động môi trường và xã hội, cũng như thực tiễn quản trị trong các quyết định đầu tư Fulton và cộng sự (2012) cho rằng việc tích hợp các yếu tố ESG giúp tăng cường quản lý rủi ro và góp phần nâng cao hiệu quả tài chính đài hạn Khuôn khổ này đã ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính, các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư trên toàn cầu, định hình quỹ đạo của tài chính xanh Hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất trong định nghĩa tài chính xanh và các định nghĩa cũng khỏc xa nhau khỏ đỏng kể Theo Hửhne và cộng sự (2012), tài chớnh xanh là một thuật ngữ rộng đề cập đến dòng tài chính đầu tư vào các dự án và sáng kiến phát triển bền vững, các sản phẩm môi trường và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế bền vững Tuy nhiên, tài chính xanh là lăng kính rộng hơn cả định nghĩa đầu tư xanh bởi vì nó bao gồm cả các khoản chi phí đề triển khai, chuẩn bị cho việc đầu tư này (Zadek và Flynn, 2014) Hầu hết các định nghĩa về đầu tư xanh không chỉ ra những chỉ phí này, nhưng mà thực tế, các khoản này không chỉ quan trọng mà còn đặt ra thách thức về mặt tài chính rõ rệt cho doanh nghiệp
Tài chính xanh là hoạt động nhằm tăng mức độ dòng tài chính (từ ngân hàng, tin dung vi mô, bảo hiém va dau tư) từ khu vực công, tư nhân và phi lợi nhuận tới việc ưu tiên phát triển bền vững (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP) Đối với ngành ngân hàng, tài chính xanh là được định nghĩa là các sản phâm và dịch vụ tài chính được cung cấp để thúc đây đầu tư có trách nhiệm với môi trường và khuyến khích công nghệ, ngành công nghiệp và doanh nghiệp có lượng phát thải carbon thấp (Công ty PWC, 2013)
Dựa trên khái niệm về thị trường tài chính và khái niệm tài chính xanh, tác giả rút ra định nghĩa về thị trường tài chính xanh như sau: Thị trường tài chính xanh là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính đầu tư vào các dự án và sáng kiến phát triển bền vững, các sản phẩm môi trường và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế bền vững
1.1.2.2 Cơ sở lý luận về phát triển thị trường tài chính xanh
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu đã thu hút được sự quan tâm chung của các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu Các chính phủ tham gia hội nghị các bên (COP), được tổ chức hàng năm, với các kế hoạch và chương trình nghị sự khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề môi trường đang leo thang Hội nghị Paris 2015 về biến đổi khí hậu (COP-21) là một bước ngoặt trong nỗ lực của cộng đồng toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu Tại hội nghị, tất cả các quốc gia ký kết đều hứa sẽ giữ nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C - 2°C Tuy nhiên, bất chấp cam kết của các chính phủ, nhiệt độ toàn cầu vẫn vượt ngưỡng 2°C Một thực tế đáng báo động là, theo dự đoán, con 36 nay sé tang lên 3°C vào cuối năm 2050, gây áp lực to lớn lên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và làm tăng khả năng xảy ra thiên tai (Zoundi, 2017)
Việc chuyên đổi sang “nền kinh tế xanh” có thể là một giải pháp tối ưu dé đạt được các mục tiêu COP-26 Nhưng quá trình chuyên đổi này không thực hiện được nếu không có đủ nguồn tài chính và các công cụ tài chính cần thiết (Naqvi, Rizvi, Hasnaoui, & Shao, 2022; Rizvi, Naqvi, Mirza, & Umar, 2022) Vi vay, phat trién thi trường tài chính xanh là việc cung cấp một lượng tài chính thích hợp đề thiết lập các dự án thân thiện với môi trường và việc phát triển thị trường thứ cấp cho các sản phẩm tài chính xanh
Tổng quan nghiên cứu về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính - œ << ô<< << Hi HH Hư 000g 13
1.2.1 Tông quan nghiên cứu về thị trường tài chính xanh
Tài chính xanh là việc thu thập và sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường và mang lại lợi nhuận công bằng cho các nhà đầu tư hoặc người cho vay (Berensmann va Lindenberg, 2019; Oz¡li, 2021) Mục tiêu của tài chính xanh là tăng mức độ dòng tài chính từ các tổ chức tài chính đến các tác nhân kinh tế tham gia vào các dự án và hoạt động bảo vệ môi trường theo chiều hướng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (Lee và Baral, 2017; Force, 2015) Mục tiêu phát triển bền vững này có ảnh hưởng về mặt quốc gia và cả quốc tế Ở cấp quốc gia, nhiều nước như Canada, Nhật Bản, Mexico và Vương quốc Anh đã ban hành các tuyên bố chính sách nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác động tiêu cực của phát thải nhiên liệu hóa thạch đối với khí hậu, và những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu Ở cấp độ quốc tế, các nước đã ký Hiệp định Paris - một hiệp ước quốc tế có tính ràng buộc pháp lý về giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Dimitrov, 2016; Blau, 2017) Mục đích của
Hiệp định này là hạn chế xu hướng nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 hoặc 1,5 độ C (Rogelj va cộng sự, 2016; Hoegh-Guldberg và cộng sự, 2018) Các thành viên của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, thường được gọi là
(COP26), cũng đã đưa ra một số cam kết giảm phát thải khí nhà kính Để đạt được
Thỏa thuận Paris và mục tiêu chung của COP26 là huy động nguồn tài chính khổng lồ (Tollefson, 2018) Các nguồn tài chính này thường được gọi là tài chính xanh.
Từ đó, thị trường tài chính xanh ra đời như một nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính xanh Muốn phát triển thị trường tài chính xanh thì phải có công cụ Một sản phẩm, dịch vụ hoặc công cụ tải chính “truyền thống” có thể trở thành “xanh” nếu sản phẩm, dịch vụ đó hoặc công cụ được sử dụng để gây quỹ sẽ được chi cho các khoản đầu tư, dự án hoặc hoạt động nhằm bảo vệ môi trường (Lù và cộng sự, 2018) Chang han, một khoản vay được cấp với lói suất thấp để trồng cây xanh ở một số cộng đồng, các khoản vay góp vốn dé tai tro cho các dự án xanh xuyên biên giới, các khoản vay thế chấp tài trợ năng lượng mặt trời và các sản phẩm cho vay mua ô tô không khí sạch
Công cụ xanh là các phương tiện huy động vốn cho dự án xanh Một số công cụ tài chính xanh phổ biến gồm: trái phiếu xanh, quỹ xanh có cấu trúc, công cụ thị trường carbon, quỹ xanh dựa vào cộng đồng, chương trình trợ cấp trái phiếu xanh, quỹ khí hậu quốc tế, vốn mạo hiểm xanh và quỹ đầu tư mạo hiểm xanh.
1.2.2 Téng quan nghién ciru vé phát triển thị trường tài chính xanh
Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thị trường tài chính xanh Chaum và cộng sự (2011) cho thấy hiệu quả của TCX phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm cả hiệu quả của dự án xanh, tính bền vững của khoản đầu tư được tài trợ và tính minh bạch của quá trình tạo ra quyết định Tuy nhiên, đầu tư xanh thuong mang 03 dac diém chung nhu sau Đầu tiên, hầu hết du án đều chỉ tạo ra dòng tiền và lợi nhuận trong dai han, mac dù cần có khoản trả trước tương đối lớn (Ticci và Gabbi, 2014) Thứ hai, các dự án này thường có rủi ro hoặc lợi nhuận kém hấp dẫn do sự non trẻ của ngành công nghiệp xanh; điều này càng làm tăng nhận thức của các nhà đầu tư về rủi ro liên quan đến sự phát triển trong tương lai của công nghệ và thị trường (Campiglio, 2016) Mặc dù một số công nghệ xanh đang phát triển nhanh chóng nhưng chúng vẫn đang ở giai đoạn đầu thâm nhập thị trường thâm nhập và điều này làm tăng đáng kể sự biến động của thị trường liên quan đến loại hình đầu tư này Ngoài ra, rủi ro cho nhà đầu tư sẽ tăng lên do sự biến dạng của thị trường do thời gian đáo hạn của công nghệ truyền thống phát thải carbon cao Thứ ba, sự lỏng lẻo trong khuôn pháp lý và chính sách cũng tạo thêm rủi ro cho nhà dau tu (Ruppel và Luedemann, 2013) Tất cả những đặc điểm này góp phần đáng kể vào việc làm giảm sức hấp dẫn của đầu tư xanh đối với nhiều nhà đầu tư, tạo ra khoảng cách tài chính và làm giảm tổng số vốn khả dụng cho các dự án xanh, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (UNEP, 2015) Theo nghiên cứu của Chien và cộng sự (2021), liên quan đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, 24 rào cản tài chính và kinh tế đã được xác nhận ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển tài chính xanh và chỉ tiêu công ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nước phát triển Chúng được phân thành sáu tập lớn, bao gồm các rào cản tiếp thị, rào cản kinh tế, rào cản kỹ thuật, rào cản thông tin, rào cản chính trị và rào cản quản lý Trong đó, rào cản chính trị và rào cản kỹ thuật lần lượt là hai rào cản lớn nhất đối với tải chính xanh khu vực này Sự khan hiểm công nghệ và thiếu hụt một thị trường công nghệ xanh năng động là những trở ngại kinh tế (Pinget và cộng sự, 2015)
Trước đó, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập rằng một số quy định, chính sách của chính phủ sẽ gây cản trở cho việc tham gia đầu tư tài chính xanh của người dân Khi các chính phủ toàn quyền giám sát và quyết định việc đầu tư tài chính xanh thì có khả năng xảy ra tình trạng quan liêu quá mức (Falcone và Sica, 2018), hay còn gọi là sự lạm dụng quyền lực Ngoài ra, còn có khả năng phân bổ sai quỹ, theo đó chính phủ hoặc các cơ quan có liên quan phân bổ quỹ tài chính xanh và đi chệch hướng cho các mục đích khác nhau (Aller và cộng sự, 2018) Do đó, nó sẽ cản trở người dùng tham gia tài chính xanh do động cơ chính trị của chính phủ gắn liền với sự tàn nhẫn, tham lam, tối đa hóa lợi nhuận và hành vi phi đạo đức (Guild, 2020; Janicka, 2016; Jones và cộng sự, 2020)
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập rằng một số quy định, chính sách của chính phủ sẽ gây cản trở cho việc tham gia đầu tư tài chính xanh của người dân Khi các chính phủ toàn quyền giám sát, các công ty đều có quyền tiếp cận hoặc có khả năng tiếp cận tốt đề tham gia vao thị trường tài chính xanh (Clark và cộng sự, 2018; DˆOrazio và Lửwenstein, 2020) Vỡ vậy, việc thiếu cơ sở đữ liệu xanh ngăn cản các dự án phát triển Hơn nữa, sự thiếu nhận thức có thể là một lý do, nhưng quan trọng hơn, rào cản chính là khó khăn trong việc chuyên đổi nhận thức thành hành động (Tao và Jindal, 2018)
Nhìn chung, trong xu hướng phát triển của thế giới, tài chính xanh xác định là một trong những chiến lược nhằm hướng đến phát triên bền vững Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn là khái niệm vô cùng mới đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu điều tra về các vấn đề tài chính mà các công ty phải đối mặt, nhưng ít nghiên cứu nào tập trung vào các quyết định bền vững cam kết về môi trường Bên cạnh đó, nhận thức về tài chính xanh còn hạn chế; chính sách, luật pháp còn thiếu hoặc chưa hỗ trợ hiệu quả việc phát triển tài chính xanh Điều nay có thể dẫn tới sự thờ ơ của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong việc tự ý thức về trách nhiệm với môi trường của mình
Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa từ các bài nghiên cứu trước, tác giả sẽ đào sâu nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính xanh một số nước trên thế giới
Từ đó, đưa ra những kiến nghị và đề xuất đề phát triển thị trường tài chính xanh cho Việt Nam Tuy nhiên, do tính mới của sản phẩm tài chính xanh đã nêu trên, cũng như sự khan hiếm về đề tài nghiên cứu có liên quan, trong dé án thạc sĩ này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu và phân tích ở các sản phẩm phô biến nhất hiện nay trên thế giới là trái phiếu xanh.
KINH NGHIEM QUOC TE VE PHAT TRIEN THI TRUONG 0o 0c) 0s
Kinh nghiệm của Hoa KKỳ s5 << 5-5 31 09895 1 2E 17
Dòng vốn đầu tư vào quỹ bền vững phục hồi sau năm 2022 nhưng nhu cầu vẫn yếu
Vào năm 2022, tổng số quỹ đầu tư bền vững trên toàn thế giới trên đà tăng lên, mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại từ năm 2021 Tổng số quỹ năm 2022 ở mức 7,012 quỹ, tăng 18% so với năm 2021 (hình 2.1) Thị trường quỹ bền vững ở châu Âu tiếp tục chiếm ưu thế, với hơn 5,300 quỹ bền vững, chiếm 76% trên tổng lượng quỹ bền vững Hoa Kỳ và Trung Quốc lần lượt chiếm 9% và 4% trên tổng số quỹ bền vững Trong năm 2022, hơn 900 quỹ bền vững đã được ra mắt, thê hiện mức giảm 10% từ năm 2021, với sự suy giảm được thấy trên tất cả các thị trường lớn mmm Chau Au mmm Hoa Kỳ Trung Quốc Các nước khác “===Số lượng quỹ bền vững
Nguon: Morningstar Hình 2.1 Các quỹ và tài sản bền vững được quản lý từ năm 2012 - 2022
Lưu ý: - Số lượng quỹ bền vững (Trục bên phải, đơn vị: quỹ)
- Trị giá các quỹ bền vững (Trục bên trái, đơn vị: tỷ đô la)
Hoa Kỳ đã giảm từ 357 tỷ USD vào năm 2021 xuống còn 286 tỷ USD vào năm
2022 và chỉ chiếm 12% thị trường toàn cầu Trong năm 2023, quỹ đầu tư bền vững (sustainable equity funds) nhìn chung có hiệu suất hoạt động thấp hơn các quỹ đầu tư truyền thống (conventional peers), nhưng mức độ chênh lệch không lớn bằng năm
2022 (Morningstar, 2024) Trong đó, quỹ cỗ phiếu (equity funds) là nhóm có hiệu suất thấp nhất, với 32% các quỹ thuộc nhóm này nằm trong nhóm 25% quỹ có hiệu suất thấp nhất toàn thị trường
20 12 se Dong vn dau tư bền
10 6 ==== Tỷ lệ tăng trưởng hữu cơ của quỹ đâu tư bên vững,
——Ty lé tang trưởng hữu cơ
0 0 cua quy dau tu truyen thong
Theo hình 2.2, dòng tiền chảy ròng vào các quỹ đầu tư bền vững tại Hoa Kỳ trong năm 2023 là 20,3 tỷ đô la, trong khi dòng tiên chảy ròng vào các quỹ đầu tư truyền thống là -38,7 tỷ đô la Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm đến các quỹ bền vững, những quỹ này đầu tư vào các công ty có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.
- Tỷ lệ tăng trưởng của quỹ bền vững và quỹ truyền thống (Trục bên phải, đơn vị: %)
Nguyên nhân cho sự sụt giảm này phải kế đến một số yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất cao và gián đoạn chuỗi cung ứng vốn đã ảnh hưởng đến hiệu suất của các quỹ bền vững trong năm 2023, dự kiến sẽ tiếp tục tác động đến thị trường trong năm 2024 Bên cạnh vấn đề hiệu suất trung bình, các lo ngại về “tây xanh” (greenwashing) vẫn tồn tại do thiếu quy định rõ ràng trên phạm vi quốc tế về đầu tư xanh, cũng như đầu tư bền vững
Mặc dù các quỹ đầu tư bền vững của Mỹ đã bị tổn thất trong quý 4 năm 2023, tổng giá trị tài sản ròng của tất cả các quỹ mở và quỹ giao dịch niêm yết dài hạn tại Mỹ (bao gồm cả quỹ bền vững và truyền thống) vẫn tăng hơn 40 tỷ đô la Mỹ trong quý Tuy nhiên, mức tăng ròng 40 tỷ đô la Mỹ này tương đối khiêm tốn so với tổng tài sản của các quỹ tại Mỹ, vốn đã hơn 26 nghìn tỷ đô la Mỹ vào cuối năm Đáng chú ý, đây là quý thứ 5 liên tiếp mà sức hấp dẫn của các quỹ bền vững của Mỹ đối với các nhà đầu tư chậm hơn so với các quỹ truyền thống.
Tý lệ tăng trưởng hữu cơ (organic growth rate) của các quỹ bền vững - được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dòng vốn ròng trên tổng tài sản đầu kỳ - giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy mô của dòng vốn chảy vào và rút ra khỏi các quỹ này Trong quý
4, quy mô tài sản của các quỹ bền vững giảm 1,7% Trong khi đó, tổng tài sản của các quỹ tại Mỹ nói chung chỉ tăng 0,2% trong cùng kỳ
Mặc dù dòng tiền chảy ra ròng liên tục, giá trị tài sản ròng của các quỹ bền vững lại tăng lên nhờ đà phát triển chung của thị trường, đạt mức 323 tỷ đô la vào cuối năm 2023 Con số này cho thấy thị trường đang trên đà tăng trưởng đã bù đắp đáng kể cho sự sụt giảm dòng vốn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự gia tăng tài sản của các quỹ ESG.
Quýi Quýl! QuýlI QuýlV Quýi Quyll QuýlHI QuýlV Quýi Quýi QuýlHI QuýlV
Tài sản chủ động Tài sản bị động
Nguôn: Morningstar Hình 2.3 Lượng tài sản bền vững ở Hoa Kỳ (tỷ đô la)
Hơn nữa, đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Biden đã tạo ra một chương trình quy mô quốc gia đầu tiên: Quỹ Giảm khí thải nhà kính - khoản đầu tư trị giá 27 tỷ USD để huy động tài chính và vốn tư nhân nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu, đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước chúng ta và thúc đây độc lập về năng lượng đồng thời mang lại chi phí năng lượng thấp hơn và phục hồi kinh tế cho các cộng đồng đã bị bỏ lại phía sau trong lịch sử (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa
Thị trường trái phiếu xanh giảm nhưng có dấu hiệu phục hồi tốt
Mặc dù năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm so với mức cao kỷ lục của năm 2021, việc phát hành trái phiếu bền vững nói chung vẫn duy trì mức độ đáng kể Tổng giá trị trái phiếu phát hành giảm 11% xuống còn 892 tỷ USD, so với mức 1.04 nghìn tỷ
USD của năm trước (Hình 2.4) Điểm tích cực là mức giảm này thấp hơn so với thị trường trái phiếu nói chung, ước tính giảm tới 19% (S&P, 2022) Những thách thức vĩ mô như căng thăng địa chính trị và lạm phát đã chấm dứt một thập ký tăng trưởng liên tục của thị trường trái phiếu bền vững Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, thị trường này vẫn cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ Tổng giá trị trái phiếu bền vững phát hành hàng năm đã tăng gấp 5 lần trong giai đoạn 2017-2022 Trong đó, Trái phiếu
Xã hội và Trái phiếu Bền vững hỗn hợp chứng kiến mức giảm đáng kể lần lượt là
18% và 24% Ngược lại, Trái phiếu Xanh, phân khúc lâu đời nhất của thị trường trái phiếu bền vững, thê hiện khả năng phục hồi ấn tượng với mức giảm chỉ 3%
2017 2018 2019 2020 2021 2022 Trái phiếu Trái phiếu Trái phiếu Trái phiếu xanh xãhội bênvững liên kêt hỗnhợp bên vững
Hình 2.4 Lượng phát hành trái phiếu toàn cầu từ 2017 - 2022
Mặc dù thị trường trái phiếu xanh toàn cầu giảm 3% vào năm 2022, việc thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (Inflation Reduction Act) ở Hoa Kỳ cũng có khả năng thúc đây lại sự tăng trưởng này của loại trái phiếu này trong tương lai (UNCTAD,
2022) Tai Hoa Kỳ trong năm 2022, nang luong, toa nha str dung it carbon va giao thông vận tai vẫn là ba hạng mục lớn nhất, đóng góp chung 87% tổng khối lượng nợ xanh
Tuy nhiên, đây là mức giảm so với mức kỷ lục 89% vào năm 2021 Các hạng mục nhỏ hơn đang giành được thị phần khi nhiều tổ chức phát hành hơn (bao gồm cả các tổ chức chính phủ lớn) tài trợ cho nhiều dự án hơn Các khoản đầu tư liên quan đến thích ứng chiếm nhiều thị phần nhất, mặc dù chúng vẫn chiếm một phần rất nhỏ trên thị trường này
MmNăng lượng #Các tòa nhà sử dụngítcarbon #Giao thông vậntải Nước Khác
Nguôn: Climate Bonds Initiative Đơn vị: Tỷ đồ la Hình 2.5 Quy mô thị trường trái phiếu xanh tại Hoa Kỳ theo ngành
Kinh nghiệm của liên minh Châu Âu 2-22 21
Thị trường vốn là chìa khóa để đáp ứng tham vọng về khí hậu của liên minh Châu Âu EU Cần một lượng đầu tư và tài trợ đáng kế để đáp ứng mục tiêu quan trọng của EU về trung hòa carbon vào năm 2050 Ủy ban Châu Âu ước tính rằng EU sẽ cần 480 tỷ euro đầu tư bổ sung mỗi năm trong thập kỷ này để đáp ứng mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030 Thị trường vốn được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho việc huy động và phân bỏ tài chính, từ đó bổ sung cho hoạt động cho vay của ngân hàng và đầu tư công (Alessi và cộng sự, 2019) Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu, thị trường vốn xanh đang phát triển nhanh chóng và dường như có khả năng phục hồi tốt hơn và hội nhập tốt hơn so với các thi trường vốn truyền thống Tuy nhiên, nếu không nỗ lực hơn nữa đề nâng cao các cấu trúc và tiêu chuẩn cơ bản của thị trường vốn, nguy cơ phân tán và tây xanh trên toàn khu vực vẫn ở mức cao và có thé can trở sự phát triển của các thị trường vốn xanh tích hợp và linh hoạt, tăng trưởng hơn nữa về tài chính xanh và cuối cùng là quá trình chuyên đổi sang hướng trung hòa carbon Việc tăng cường khả năng so sánh và tiêu chuân hóa các sản phẩm tài chính bền vững là hết sức cần thiết để giảm bớt những rủi ro này Hơn nữa, sự phát triển của các thị trường vốn xanh EU có quy mô lớn, trưởng thành và hội nhập cũng đòi hỏi hành động quyết đoán để củng cố các thị trường vốn ngoài phân khúc tài chính bền vững, đặc biệt là bằng cách gia nhập Liên minh thị trường vốn EU
Châu Âu tiếp tục thống lĩnh thị trường quỹ đầu tư bền vững
Châu Âu tiếp tục thống trị là thị trường quỹ đầu tư bền vững lớn nhất, voi ting tài sản đạt 2.1 nghìn tỷ USD tính đến tháng 12 năm 2022 (Hình 2.1) Con số này chiếm 83% tổng tài sản quỹ đầu tư bền vững toàn cầu, tăng 2% so với thị phần năm
2021 Tỷ trọng của quỹ đầu tư bền vững trên tổng thị trường quỹ của Châu Âu tăng từ 16% lên 20% trong năm 2022 Dòng đầu tư ròng vào các quỹ đầu tư bền vững ở châu Âu, thị trường quỹ đầu tư bền vững lớn nhất, giảm từ 472 tỷ USD năm 2021 xuống còn 141 ty USD nam 2022 Lần đầu tiên kể từ năm 2018, lợi nhuận của các quỹ đầu tư bền vững tại Châu Âu giảm nhẹ so với các quỹ truyền thống trong môi trường thị trường đầy biến động, nơi hầu hết các ngành và lớp tài sản đều thua lỗ Có một số yếu tố góp phần khiến các quỹ bền vững hoạt động kém hiệu quả hơn, bao gồm: s+ Giá trị tài sản của nhiên liệu hóa thạch phục hồi s* Cổ phiếu tăng trưởng hoạt động kém hiệu quả (các quỹ bền vững thường đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu tăng trưởng so với các quỹ truyền thống) s* Đường cong lợi suất đảo chiều do tăng lãi suất tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các khoản đầu tư trái phiếu dai han (Morgan Stanley, 2023)
Liên minh Châu Âu dẫn đầu trong việc phát hành trái phiếu xanh
Thị trường nợ bền vững ở khu vực EU đang phát triển nhanh chóng và việc phát hành trái phiếu bền vững vào năm 2020 lớn hơn gấp ba lần số lượng khoản vay xanh Các công cụ tài chính bền vững - như trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững hay trái phiếu liên kết bền vững cũng như các quỹ môi trường, xã hội và quản trị (ESG) - vẫn chiếm chưa đến 10% thị trường tương ứng trong khu vực EU, nhưng giá trị của chúng đã tăng vọt trong sáu năm kể từ 2015 tới 2021 (Hình 2.6) Ủy ban Châu Âu lên kế hoạch phát hành trái phiếu xanh trị giá 250 tỷ euro từ giữa năm 2021 đến năm 2026 như một phần của quỹ phục hồi EU, Next Generation EU
Khoản vay liên kết bền vững ME Trái phiếu xã hội và bền vững # Các quỹ ESG khác m Quỹ ESG trái phiều
8 Khoản vay xanh E Trái phiếu liên kết bền vững |
Quỹ ESG vôn cô phân
Nguon: Tong hop cia Bloomberg va ECB
Don vi: nghin ty EUR Hình 2.6 So sánh thị trường vốn bền vững với các khoản cho vay của ngân hàng Trong vòng 9 năm kê từ 2014, việc phát hành trái phiếu xanh tích lũy của EU đạt 1,61 nghìn tỷ USD (Bljnens và cộng sự, 2024) Trong đó, lượng trái phiếu được liên minh kinh tế phát hành hàng năm trên toàn cầu đã tăng đều kể từ năm 2014; tổng giá trị là 470 tỷ USD trong giai đoạn 2014-2018 và 1,14 nghìn tỷ USD từ năm 2019 đến 2021 Chỉ riêng năm 2021, đã có tổng cộng 567 tỷ USD trái phiếu xanh được phát hành, cao hơn tổng giá trị phát hành trong giai đoạn 2007-2018 và hơn gap đôi giá trị trái phiếu xanh được phát hành trong năm 2019 và 2020
Nhìn chung, tính bền vững, cùng với tăng trưởng kỹ thuật số, là trọng tâm của kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 của EU, hướng tới một châu Âu xanh hơn, kỹ thuật số hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn Thông qua ngân sách dài hạn 2021-2027 (Khung Tài chính Đa niên - MMF) và công cụ Next Generation EU
Liên minh châu Âu (EU) dự kiến phân bổ 605 tỷ euro cho các dự án ứng phó với khủng hoảng khí hậu và 100 tỷ euro cho các dự án thúc đẩy đa dạng sinh học thông qua gói phục hồi Next Generation EU (NGEU) Trong tổng số 750 tỷ euro của NGEU, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ phát hành trái phiếu xanh trị giá 250 tỷ euro vào cuối năm 2026, tương đương 30% tổng giá trị của gói, đưa EU trở thành nhà phát hành trái phiếu xanh lớn nhất thế giới.
™Khu vực sử dụng déng tién chung EUR ® Hoa Ky Phần còn lại của Liên minh Châu Âu mAnh Canada mÚc mNhật Bản Trung Quốc Đông Á/Châu Dai Duong mMỹ Latin Các nước khác trên thế giới
Nguon: Refinitiv Don vi tinh: ty USD
Hình 2.7 Hoạt động phát hành trái phiêu xanh trên toàn cầu
Lưu ý: Tổng cộng có 5,531 trái phiếu xanh riêng lẻ đã được phân loại theo tiêu chí địa kinh tế Theo Refinitiv, “trái phiếu xanh” là sản phẩm có thu nhập cố định mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội tham gia tài trợ cho các dự án lớn về năng lượng xanh bền vững giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu và hỗ trợ các nước thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu
Trái phiếu xanh được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn so với trái phiếu doanh nghiệp truyền thống
Lãi suất (coupon) của trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững mới do các tổ chức thuộc khu vực Euro phát hành thấp hơn đáng kề so với trái phiếu doanh nghiệp khu vực Euro được xếp hang tin dung BBB- (Refinitiv., 2023) Diéu này đồng nghĩa với việc chỉ phí phát hành trái phiếu xanh thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp và công ty phát hành trái phiếu xanh được xếp hạng tín dụng tốt hơn so với mức trung bình của các tập đoàn khác trong khu vực Châu Âu Tuy nhiên, tất cả điều kiện trên chưa đủ bằng chứng đề kết luận về sự tồn tại của “greenium” - phí bảo hiểm cho việc nhà đầu tư chấp nhận lãi suất thấp hơn đề khuyến khích các công ty chuyền đổi sang phương thức sản xuất xanh hơn xu hướng giảm chỉ phí tài trợ trái phiếu xanh Hơn nữa, xu hướng giảm của lãi suất trái phiếu xanh không thê tách rời khỏi điều kiện thi trường tông thể vì số liệu Refinitiv chỉ bao gồm một khoảng thời gian điều kiện tai chính và tiền tệ đặc biệt đơn giản
——Trai phiộu doanh nghiộp AAA Trỏi phiếu doanh nghiộp BBB)ằ Trai phiộu xanh
Hinh 2.8 Lai suat trai phiéu xanh va trai phiéu doanh nghiép phát hành bởi đồng EUR
Lưu ý: Biểu đồ hiển thị lãi suất trung bình của trái phiếu xanh do các tổ chức khu vực đồng Euro phát hành mỗi năm, tính theo số lượng phát hành Con số này được so sánh với lợi suất trái phiếu do các tập đoàn phi tài chính khu vực đồng Euro phát hành
Các quỹ đầu tư ESG tăng trưởng đáng kế
Sự phát triển hơn nữa của thị trường vốn cổ phần xanh có thể mang ý nghĩa đặc biệt vì các quốc gia có tỷ trọng vốn cô phần cao hơn có xu hướng giảm lượng khí thải carbon nhanh hơn (De Haas và Popov, 2019) Lý do cho điều này xuất phát từ xu hướng của các nhà đầu tư cổ phần để tài trợ cho các lĩnh vực đổi mới có nhiều dự án vô hình và thời hạn đầu tư thường dài hạn hơn của họ Cả hai yếu tố này giúp họ thành công hơn trong việc tài trợ cho đổi mới xanh và hỗ trợ tái phân bổ cho các lĩnh vực xanh Do đó, sự phát triển của các quỹ đầu tư ESG có trụ sở tại liên minh Châu Âu là rất đáng khích lệ vì sự tăng trưởng của chúng liên quan đến các khoản đầu tư lớn vào các lĩnh vực đổi mới Kể từ năm 2019, tài sản của các quỹ tăng trưởng ESG, chủ yếu đầu tư vào các công ty trẻ và sáng tạo, đã tăng nhanh hơn bốn lần so với tài sản của các quỹ tăng trưởng không thuộc ESG (Hình 2.6) Khoảng 40% quỹ cô phần ESG của Châu Âu nắm giữ vào năm 2020 đã được đầu tư vào EU và việc phát triển một thị trường vốn cổ phần Châu Âu tích hợp và linh hoạt hơn cũng như thúc đây vốn đầu tư mạo hiểm và tài trợ khởi nghiệp có thể làm tăng thêm tỷ trọng này
—— Quy gia tri ESG (thang bén trái) Quỹ tăng trưởng không thuộc ESG (thang bên trái)
==== Quỹ giá trị không thuộc ESG (thang bên trái)
—— Quỹ tăng trưởng ESG (thang bên phải)
Nguôn: Tính toán của EFPR và ECB Hình 2.9 So sánh quỹ đầu tư ESG và quỹ không đầu tư ESG
Lưu ý: Hình dựa trên mẫu đại diện của quỹ cổ phan trong EPFR
Các ngân hàng khu vực đồng euro cũng tăng cường vai trò của mình trong lĩnh vực tài chính xanh
Khi lĩnh vực tài chính xanh ngày càng phát triển, các ngân hàng khu vực đồng euro cũng tích cực tham gia và tăng cường vai trò của mình Họ đã tăng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu xanh trong danh mục đầu tư và phát hành trái phiếu xanh của riêng mình Mục đích của việc này là tạo ra cơ hội tài chính xanh cho các doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay, góp phần hướng tới một thị trường xanh bền vững hơn.
Trong năm 2020, lượng phát hành trái phiếu xanh mới chiếm 13% tổng lượng phát hành trái phiếu của các ngân hàng khu vực đồng Euro, tăng đáng kể so với mức 4% hồi quý 1/2020 Sự gia tăng này là kết quả của sự mở rộng nhanh chóng của thị trường trái phiếu xanh trong nửa cuối năm.
Chuyển đối sang nền kinh tế xanh là cơ hội để xây dựng một thị trường vốn thống nhất châu Âu (Green Capital Markets Union - CMU)
Sự tăng trưởng của tài chính bền vững cũng tạo động lực quan trọng cho việc phát triển và hội nhập hơn nữa các thị trường vốn EU Ví dụ: thị trường trái phiếu xanh hiện có mức độ hội nhập cao hơn so với thị trường trái phiếu tổng hợp, với trái phiếu xanh do EU phát hành có khả năng được các nhà đầu tư nắm giữ xuyên biên giới cao gấp đôi so với trái phiếu nói chung (ECB, 2020) Mặc dù đây vẫn là một phân khúc tương đối nhỏ nhưng có thể có những bài học quan trọng cho sự hội nhập rộng rãi hơn của thị trường vốn châu Âu Độ lệch nhà ở tương đối thấp trong thị trường trái phiếu xanh cho thấy rằng việc tài trợ cho quá trình chuyên đổi khí hậu có thể giúp thúc đây hội nhập tài chính khi thị trường vốn xanh ngày càng phát triển sâu hơn Một ví dụ khác đến từ ESG và các quỹ đầu tư “xanh”: các nhà đầu tư của họ dường như ít rút lui sau kết quả kinh doanh tiêu cực hơn các nhà đầu tư không thuộc ESG Điều này có thể phản ánh cơ sở nhà đầu tư ổn định và cam kết hơn đối với tai sản bền vững
Châu Âu đi đầu trong việc ban hành các quy định về tài chính bền vững nhằm giải quyết thách thức về nạn “tẩy xanh”
Kinh nghiệm của Trung Quốc -s-<s<ssssssssezssssssee 28
Trong 40 năm đổi mới và mở cửa, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng chú ý GDP của Trung Quốc lần đầu tiên vượt quá 100 nghìn tỷ NDT vào năm 2020 (Chính phủ Trung Quốc, 2021) Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống (Kan, 2009) Thực vậy, Trung Quốc hiện là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 tổng lượng khí thải toàn cầu (Cục quản lý Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, 2023; Hình 2.10)
Nguôn: statista Hình 2.10 Tỷ lệ phát thải khí carbon dioxide của các nước trên thế giới vào năm 2022
Trung Quốc là nước lớn thứ ba thế giới thị trường quỹ bền vững, lưu trữ
279 quỹ bền vững có tài sản được quản lý khoảng 50 tỷ USD vào cuối năm 2022, tương đương 2% so với thị trường toàn thế giới
= Phan còn lại của thế giới
Nguôn: Morningstar Don vi: phan trăm tài sản được quản lý Hình 2.11 Phân bỗ thị trường quỹ bền vững toàn cầu năm 2022
Tiếp nói Châu Âu và Bắc Mỹ, Trung Quốc cũng cam kết số lượng quỹ phát thải ròng bằng 0 năm 2022 Báo cáo của các quỹ đầu tư cho thấy hành động vì khí hậu đã trở thành nền tảng cho việc tích hợp tính bền vững của các quỹ hưu trí công (PPF) và quỹ đầu tư của chính phủ (SWF) Nhiều quỹ đã lồng ghép các yếu tố biến đôi khí hậu vào quản lý rủi ro và ra quyết định đầu tư (Hình 2.12)
Mục tiêu thoát vốn nguyên liệu hóa thạch 20
Mục tiêu đầu tư vào năng lượng tái tạo
Báo cáo rủi ro khí hậu và công bố báo cáo RRKH 56
Giám sát và báo cáo các sô liệu cụ thê hoặc các chỉ sô hiệu suât chính Góp phần đóng góp sáng kiến khí hậu quốc tế 64
Cam kết phát thải ròng về số 0 kò| ms c l a Chiến lược cụ thể về khí hậu hoặc phát thải CO2 75
Hình 2.12 Các hành động cụ thể về khí hậu năm 2022
Tong Bac My Chau Au Các nước phát triên Các nước đang phát khác trién
Hình 2.13 Số lượng quỹ cam kết mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2022
Lưu ý: - Các nước phát triển khác bao gồm Úc
- Các nước đang phát triển bao gồm: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Nam Phi, Đài Loan, các tỉnh của
Việc xây dựng thị trường trái phiếu xanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đối nền kinh tế Trung Quốc từ mô hình thâm dụng năng lượng và gây ô nhiễm sang nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường Cùng với tốc độ áp dụng các hoạt động kinh tế ít carbon ngày càng nhanh, việc cải thiện hệ thống tài chính xanh, bao gồm cả trái phiếu xanh, và cơ chế vận hành thị trường tương ứng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Theo đó, trái phiếu xanh được Chính phủ Trung Quốc coi là công cụ tài chính hiệu quả đề thúc đây quá trình chuyển đổi kinh tế này Kết quả là, phát triển thị trường trái phiếu xanh đã trở thành một phần trong sáng kiến tài chính xanh hàng đầu của Chính phủ Trung Hoa Vào tháng 1 năm
2016, Ngân hàng Công thương Trung Quốc được phê duyệt phát hành 10 tỷ NDT trái phiếu xanh trên Thị trường Trái phiếu Liên ngân hàng (Zheng, 2016), đánh dấu sự ra mắt chính thức của trái phiếu xanh tại Trung Quốc, do day la lần đầu tiên việc vận hành các trái phiếu tài chính xanh tuân theo Nguyên tắc Trái phiếu Xanh do ICMA ban hành và Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu
Mặc dù còn non trẻ so với EU, thị trường trái phiếu xanh của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ nhanh chóng trong vài năm qua Năm 2016, Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia phát hành trái phiếu xanh lớn nhất thế giới (Shi và
Wang, 2018) Theo số liệu từ CBI và Trung tâm Nghiên cứu Lưu ký và Thanh toán Trung ương Trung Quốc (CCDC Research), các nhà phát hành Trung Quốc đã phát hành tổng cộng 386,2 tỷ NDT (tương đương 55,8 tỷ USD) trái phiếu xanh được đán nhãn vào năm 2019 trên cả thị trường trong nước và quốc tế, biến Trung Quốc thành nguồn cung cấp trái phiếu xanh được dán nhãn lớn nhất Tính đến cuối năm 2019, thị trường trái phiếu xanh nội địa của Trung Quốc có tổng giá trị lưu hành là 977,2 tỷ NDT (tương đương 140 tỷ USD) Sự mở rộng nhanh chóng của thị trường trái phiếu xanh đã đóng góp đáng kể đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, giao thông vận tải và bảo vệ môi trường, mở đường cho quá trình chuyên đổi của Trung Quốc sang nền kinh tế xanh it carbon
2016 2017 2018 2019 2020 lm Tong luong trái phiếu được dán nhãn theo định nghĩa "xanh" của CBI RE“ Trái phiếu xanh được dán nhãn của Trung Quốc z Trái phiếu xanh của Trung Quốc tuân theo định nghĩa "xanh" của CBI
“=—== Tỷ lệ trái phiếu xanh của Trung Quốc tuân theo định nghĩa "xanh" của CBI
Nguôn: Climate Bonds Initiative Đơn vị: tỷ USD
Hình 2.14 Lượng phát hành trái phiếu xanh của Trung Quốc từ 2016 - 2020 Thị trường trái phiếu xanh Trung Quốc có nhiều loại trái phiếu khác nhau, do các cơ quan quản lý khác nhau phê duyệt và quản lý Trong đó, phần lớn là ba loại chính sau:
Trai phiếu xanh của doanh nghiệp đã niêm yết: Được quản lý bởi Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc (CSRC).
Trai phiếu xanh của doanh nghiệp phi niêm yết: Được quản lý bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC)
+ Trái phiếu trung hạn xanh: Được quản lý bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
(PBOC) và đăng ký bởi Hiệp hội các Nhà đầu tư Thê chế Thị trường Tài chính Quốc gia (NAFMII)
Ba loại trái phiếu xanh nêu trên khác biệt với trái phiếu do các tổ chức tài chính phát hành ở chỗ chúng bản chất là trái phiếu doanh nghiệp thông thường, được bảo đảm bằng uy tín kinh doanh của tổ chức phát hành.
Ngoài ra, cũng còn 1 số loại trái phiếu xanh khác như:
Trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản xanh: Các tổ chức tài chính Trung Quốc đã phát hành trái phiếu xanh được bảo đảm bằng tài sản tín dụng trên Thị trường Liên ngân hàng
% Chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản xanh và Trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản xanh: Các công ty phi tài chính đã phát hành các chứng khoán và trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản xanh trên thị trường giao dịch và Thị trường Liên ngân hàng
+ Trái phiếu Xanh của Công ty Thuộc Chính quyền Địa phương: Một số công ty tài chính của chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã phát hành trái phiếu xanh trên thị trường trái phiếu nội địa Trái phiếu xanh chính quyền đô thị được dán nhãn đầu tiên của Trung Quốc được phát hành bởi Ganjiang của tỉnh Giang Tây vào ngày
18 tháng 6 năm 2019 với trị giá 300 triệu NDT
Chính phú Trung Quốc thiết lập các kênh khác nhau để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường trái phiếu nội địa Trong số các kênh được sử dụng, hiện nay, Chương trình Bond Connect là kênh thuận tiện nhất cho nhà đầu tư quốc tế tham gia thị trường trái phiếu xanh nội địa Trung Chương trình Kết nối Thị trường Trái phiếu Hong Kong - Đại lục (Bond Connect) cho phép nhà đầu tư từ Trung Quốc đại lục và nước ngoài giao dịch trái phiếu trên thị trường của nhau thông qua một liên kết hạ tầng được thiết lập tại Hong Kong, bao gồm “Kết nối Bắc” và “Kết nối Nam” (PBOC, 2017) Điều này có nghĩa là nhà đầu tư quốc tế có thé đầu tư vào trái phiếu trên Thị trường Liên ngân hàng nội địa thông qua một tài khoản được mở cho họ bởi một bên giám hộ (custodian) tại
Hong Kong, sau đó bên này sẽ mở một tài khoản tương ứng tại Trung Quốc đại lục thông qua một bên giám hộ nội địa
Chính phủ trung ương đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển hệ thống tài chính xanh, trong đó có trái phiếu xanh, theo cách tiếp cận từ trên xuống Mặc dù luật và quy định cấp quốc gia là quan trọng, các văn bản quy phạm địa phương cũng đóng góp những quy định cụ thể về tài chính xanh và trái phiếu xanh Các sáng kiến địa phương như chính sách phát triển tài chính xanh của các tỉnh, thành phố lớn và các dự án khuyến khích phát hành trái phiếu xanh đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh tại Trung Quốc.
Các khu vực thí điểm tài chính xanh được thành lập tại 6 tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Tây nhằm xây dựng các mô hình phát triển phù hợp với đặc điểm từng vùng, thí điểm các quy định tài chính xanh mới, cung cấp dịch vụ tài chính xanh cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế vùng Đến cuối năm 2020, tổng giá trị trái phiếu xanh tại các khu vực này đã đạt 135,05 tỷ nhân dân tệ.
Một số bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường tài chính xanh từ Hoa Kỳ, liờn minh Chõu Âu và Trung Quốc -ô°ss<Êsss2s<ee 34
Kỳ, liên minh Châu Âu và Trung Quốc
Liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc và Hoa Kỳ có ba cách tiếp cận khác nhau đối với quy định tài chính bền vững, cụ thể:
+ EU: Áp dụng chủ yếu phương pháp theo quy định, ưu tiên thiết lập một khung pháp lý toàn diện cho tài chính bền vững Các chính sách và khung của EU được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các quốc gia khác Ví dụ, quy tắc phân loại của EU, dựa trên các nguyên tắc “đóng góp đáng kể” (cho các mục tiêu bền vững) và “không gây ra tác hại đáng kế”, đã trở thành mô hình hữu ích cho các nền kinh tế khác (như khối ASEAN và Nam Phi) xây dựng phân loại của họ s* Trung Quốc và Hoa Kỳ: Trung Quốc và Hoa Kỳ đang áp dụng cách tiếp cận linh hoạt hơn, kết hợp các quy định với các chính sách công nghiệp hướng tới khí hậu và phát triển bền vững Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ là một ví dụ về cách tiếp cận này, thúc đây đầu tư vào các công nghệ xanh
Bảng 2.2 Các biện pháp và quy định về tài chính bền vững được ban hành tại
EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 2022
2k A ; | Các biện | Các biện koe Chiên lược Công bô “đà s
Quoc gia/ Khu vực hoặc khuôn A x ke ^ tính bên A ~ x phap cu | phap danh | Dinh gia thê theo | riêng cho | carbon Ầ on khô quôc gia vững nganh san pham 2 z Liên minh
Nguôn: Nền tảng quy định tài chính bền vững của GSFO Lưu ý: Các ô xanh đánh dấu những lĩnh vực mà Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc đã ban hành quy định và chính sách
Theo đó, ta thấy EU có chiến lược tải chính bền vững toàn diện nhất, bao gồm phân loại, công bố thông tin, quy định theo ngành và giá carbon
2.4.1 Bài học kinh nghiệm về quy tắc phân loại
Nhiều quốc gia trên toàn cầu đang nỗ lực xác định các hoạt động kinh tế được coi là bền vững về môi trường hoặc xã hội bằng cách xây dựng các nguyên tắc phân loại (taxonomy) Vào cuối năm 2022, 10 quốc gia đã áp dụng phân loại trên toàn lãnh thổ và 11 quốc gia khác đang trong quá trình phát triển phân loại của riêng mình (Báo cáo của GSFO) Trong đó, liên minh Châu Au đang dẫn đầu trong việc phát triển nguyên tắc Phân loại Xã hội, cung cấp một khuôn khổ đề xác định các hoạt động kinh tế đóng góp tích cực đến xã hội Tháng 2 năm 2022, nhóm chuyên gia tư vấn cho Ủy ban Châu Âu về phân loại và các chính sách liên quan đã công bố báo cáo cuối cùng về khung phân loại xã hội của EU Hiện tại, các tiêu chuân bao gồm các nguyên tắc chung và các tiêu chuẩn theo chủ đề ESG đã được ban hành, còn các tiêu chuẩn theo ngành và theo tỷ lệ sẽ được ban hành sau Mặc dù việc hoàn thiện Phân loại Xã hội của Ủy ban Châu Âu có thể bị trì hoãn đến năm 2024, việc công bố khung phân loại đánh dấu một bước ngoặt trong chiến lược tài chính bền vững của EU Khung phân loại này thiết lập cấu trúc cho một hệ thống phân loại các hoạt động kinh tế bền vững về mặt xã hội, góp phần vào bình đăng xã hội và cải thiện quyền con người
Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho phân loại xanh Vào tháng 9 năm 2015, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt bộ tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xanh Đây là hành động quan trọng thể hiện cam kết của Trung Quốc trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Kế hoạch Tổng thể về Cải cách Cơ cấu cho Nền văn minh Sinh thai dé giải quyết các vấn đề môi trường của đất nước, dẫn đến các hướng dẫn để xanh hóa hệ thống tài chính của nước này Khu vực tư nhân được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch cải cách Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) được giao nhiệm vụ phát triển danh mục các dự án xanh đủ điều kiện để hỗ trợ sáng kiến này Theo đó, PBOC đã đưa trái phiếu xanh và vay xanh vào khuôn khổ đảm bảo của mình và ưu tiên cho vay đối với các ngân hàng nắm giữ trái phiếu xanh Khung đánh giá vĩ mô thận trọng được xây dựng như một hệ thống tính điểm đánh giá mức vốn và theo dõi rủi ro cho các ngân hàng lớn, trong đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có tính đến tỷ lệ tài sản xanh trên tài sản thông thường và thành tích phát hành trái phiếu xanh Bên cạnh đó, một số chính quyền địa phương trợ cấp lãi suất cho trái phiếu xanh và vay xanh Chính quyền Hồ Châu cung cấp mức trợ cấp 12%, 9% và 6% cho các khoản vay xanh được phân loại lần lượt là xanh đậm, xanh vả xanh nhạt Chính quyền tỉnh Giang Tô trợ cấp 20% lãi suất trên trái phiếu xanh (với hạn mức tối đa là 2 triệu CNY cho mỗi nhà phát hành)
2.4.2 Bài học kinh nghiệm về việc công bố thông tin
Trong năm 2022, các nỗ lực về công bố thông tin bền vững được đẩy mạnh đáng kể, với 14 trong số 35 nền kinh tế theo dõi bởi GSFO đã áp dụng 19 biện pháp mới Điển hình là Chỉ thị Báo cáo Bền vững của Doanh nghiệp (CSRD) của EU, có hiệu lực từ năm 2023 CSRD mở rộng đáng kể số lượng công ty phải báo cáo tính bền vững, từ khoảng 11.000 lên gần 50.000, đánh dấu một cột mốc chuyển đổi trong báo cáo bền vững của khu vực.
EU, các công ty được niêm yết trên thị trường được EU quản lý, các công ty mẹ của
EU (nếu tập đoàn đáp ứng các tiêu chí của công ty lớn) và một số công ty không thuộc
EU Sau khi EU thông qua luật Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) vào tháng I1 năm 2022, nhóm tư vấn báo cáo tài chính Châu Âu (một hiệp hội tư nhân do EU tài trợ) đã phê duyệt Tiêu chuân Báo cáo Bền vững Châu Âu (European Sustainability Reporting Standards - ESRS) ESRS được phát triển từ giữa năm 2021, với các dự thảo tiêu chuân được lưu hành để lấy ý kiến trong nửa cuối năm 2022 và chính thức có hiệu lực vào tháng 12 năm 2022 ESRS sẽ tạo thành khuôn khổ chung theo đó các công ty thực hiện báo cáo Việc triển khai ESRS đang đến giai đoạn cuối cùng, với các yêu cầu báo cáo được áp dụng theo từng giai đoạn Các công ty lớn nhất sẽ phải áp dụng các tiêu chuẩn từ năm tài chính 2024 (báo cáo năm 2025), còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ áp dụng từ năm 2026 Về nội dung, ESRS dựa trên khái niệm về tính trọng yếu kép, trong đó một công ty báo cáo cả về cách các vấn đề mang tính bền vững ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và triển vọng tài chính của công ty (hướng nội) cũng như cách hoạt động kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến xã hội và môi trường (hướng ngoại)
Nối tiếp Châu Âu, một số nền kinh tế đang phát triển, bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và Malaysia, cũng đã đưa ra các biện pháp yêu cầu các tổ chức tài chính và công ty báo cáo về tính bền vững, bao gồm cả khí thải carbon Hoa Kỳ không có quy định bắt buộc nào về báo cáo phát triển bền vững Tuy nhiên, một số cơ quan chính phủ khuyến khích các công ty báo cáo tự nguyện theo các khuôn khổ nhất định, chẳng hạn như Sáng kiến Báo cáo Bén vững Toàn cầu (GRI) Một 36 bang, chăng hạn như California va Colorado, có luật yêu cầu các công ty nhất định báo cáo về các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như biến đổi khí hậu hoặc sử dụng nước Bên cạnh đó, các biện pháp công bồ thông tin ở cấp sản phẩm vẫn còn hạn chế trong năm 2022 EU và Singapore là một trong số ít quốc gia thực hiện các quy định mới về công bố thông tin bền vững cho các sản phâm tải chính như quỹ đầu tư bền vững Để nâng cao uy tín của các sản phẩm tài chính mang tính bền vững và giải quyết các lo ngại về “rửa xanh” (green washing), cần có thêm nỗ lực hoạch định chính sách về các yêu cầu công bố thông tin ở cấp sản phẩm
2.4.3 Bài học kinh nghiệm về việc phát triển các biện pháp cụ thể theo ngành và theo sắn phẩm
Vào năm 2022, liên minh EU và Trung Quốc đã tiên phong trong việc triển khai các biện pháp theo ngành Các biện pháp này nhằm hỗ trợ sự phát triển của các lĩnh vực: ngân hàng bền vững, bảo hiểm bền vững và đầu tư bền vững Cụ thể, là một phần của chiến lược tài chính bền vững được áp dụng vào năm 2021, EU đã khởi xướng tham vấn về việc xem xét các xếp hạng ESG và các yếu tố bền vững trong việc ấn định xếp hạng tín dụng Mục tiêu của EU là cải thiện chất lượng thông tin cho nhà đầu tư, các bên liên quan khác và tăng cường tính minh bạch, tiêu chuẩn hóa trong xếp hạng ESG Hướng phát triển tiếp theo của nhân loại có thể là xây dựng các biện pháp tập trung sản phẩm của các ngành then chốt liên quan tới phát triển bền vững
2.4.4 Bài học kinh nghiệm về các chính sách khuyến khích tài chính bền vững
Bên cạnh việc xây dựng khung khô pháp lý phù hợp cho tài chính bền vững, các quốc gia cũng sử dụng các chính sách khuyến khích như một công cụ quan trọng đề thúc đầy thị trường tài chính bền vững phát triển
Các chính sách khuyến khích này có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: s* Tài chính: hỗ trợ tài chính trực tiếp s* Thuế: ưu đãi về thuế cho các hoạt động liên quan đến tài chính bền vững
“+ Hành chính: đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư hoặc phát hành các sản phẩm tài chính bền vững
Việc sử dụng các biện pháp khuyến khích tài chính bền vững là phổ biến trong việc hỗ trợ phát triển và phát hành các sản phẩm tài chính bền, đặc biệt là trái phiếu xanh (green bonds), cùng một số sản phẩm tài chính khác.
Giải pháp Trái phiếu Năng lượng Tái tạo Sạch và Trái phiếu Tiết kiệm Năng lượng Chất lượng do Chính phủ Hoa Kỳ triển khai giúp các đô thị phát hành trái phiếu chịu thuế để đầu tư bảo tồn năng lượng sạch Các chương trình này khuyến khích phát triển năng lượng sạch thông qua ưu đãi tín dụng thuế hoặc trợ cấp cho người nắm giữ trái phiếu, với mục đích thu hút vốn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và bảo tồn năng lượng.