TRUONG ĐẠI HỌC NGOẠI THUONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
DAY MANH HOP TAC QUOC TE VE KHOA HOC VA CONG NGHE CUA CAC TRUONG DAI HQC -
KINH NGHIEM QUOC TE VA BAI HQC
CHO VIET NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
ĐINH THỊ THANH LONG
Hà Nội, năm 2023
Trang 2
TRUONG ĐẠI HỌC NGOẠI THUONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
DAY MANH HOP TAC QUOC TE VE KHOA HOC VA CONG NGHE CUA CAC TRUONG DAI HQC -
KINH NGHIEM QUOC TE VA BAI HQC
CHO VIET NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106
Nghiên cứu sinh: Đỉnh Thị Thanh Long
Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS Đỗ Hương Lan
Hà Nội, năm 2023
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi số liệu, trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bắt kỳ công trình khoa học
nào khác
Nghiên cứu sinh
Trang 4Trong suốt hành trình nghiên cứu, để có kết quả ngày hôm nay, tôi nhận được
lời động viên, sự khích lệ từ gia đình, đồng nghiệp
Tôi xin gửi lời cám ơn tới PGS, TS Đỗ Hương Lan, người đã hướng dẫn tôi về mặt khoa học
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, khoa Sau đại học trường Đại học Ngoại thương đã hỗ trợ tôi
trong quá trình học tập và bảo vệ luận án
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng, các phòng ban,
khoa Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu
Em xin cảm ơn các thầy cô Bộ môn Thương mại quốc tế đã tận tình góp ý, nêu ý tưởng cho luận án đạt yêu cầu
Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đối với các Đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt
Nam: Đại sứ quán Bi, Đại sứ quán Nhật Bản, Đại sứ quán Pháp, Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức DAAD tại Việt Nam, các trường đại học nước ngoài đã nhiệt tình cung
cấp dữ liệu, tài liệu cho luận án, thê hiện tỉnh thần hợp tác, chia sẻ nguồn lực vô điều kiện của bạn bè thế giới
Con xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt với gia đình, nơi đã cho con một nền tảng,
cho con một bệ phóng, luôn ở bên con lúc khó khăn để con gặt hái quả ngọt Xin chân thành cám ơn!
Tác giá
Trang 5
LOI CAM DOAN LOI CAM ON DANH MUC BANG DANH MỤC HÌNH LỜI NÓI ĐÀU
1 Tính cấp thiết của luận án -.2222222222222222272.2227 2E1- tre 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 22-2212222.7222.2 1 re 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2-+2222222222222222272222222.2EEtrrrer 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu -222222222222222222227222277 1227 21212 EEieee 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2222212222222 re 4 4 Phương pháp nghiên cứu -.+222122222222727, 11g 5
4.1 Khung lý thuyết tiếp cận -222+22222222222272.2227 222.1212.EEeree 5
4.2 Dữ liệu nghiên cứu -212-2222222.7272 re 6 4.3 Phương pháp nghiên cứu -2 212222222222272 re 6 5 Đóng góp của luận án .+2122.727 re 7
J7) " 7
3.2 Vễ thực nghiệm -22 22222222222EEEEEETEEEET.EE.ererree 8
6 Kết
CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIEN CUU HỢP TÁC QUOC TE
VE KHOA HQC VA CONG NGHE CUA TRUONG DAI HQ! 1.1 Nghiên cứu hợp tác quốc tế iu của luận án về khoa học và công nghệ 1.1.1 Nghiên cứu lý luận hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ 9
Trang 61.2.1 Nghiên cứu về trường đại học 19
1.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm hợp tác quốc tế vê khoa học và công nghệ của
trường đại học 20
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HỢP T TAC QUOC TE VE KHOA HOC VA CONG NGHE CUA TRUONG DAI HQC
2.1 Khái quát chung về trường đại học 2.1.1 Khái niệm trường đại học
2.1.2 Các phương thức sản xuất trì thức và hoạt động hợp tác quốc t
học và công nghệ của trường đại học
2.2 Khái niệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học 29
2.2.1 Khái niệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học 29
2.2.2 Hình thức hợp tác quốc té về khoa học và công nghệ của trường đại học 3 1 2.2.3 Tiêu chí đo lường hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
của trường đại học -e- 2.2.4 Nhân tổ ảnh hưởng tới hoạt động hợp tác quố nghệ của trường đại hoc 2.2.5 Tác động của hợp tác quốc t học TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: THỰC TIỀN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VE KHOA HQC VA CONG NGHE CUA CAC TRUONG DAI HQC
TREN THE GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIET NAM 52
3.1 Quy trình và mẫu nghiên cứu 222222222222 5 3.1.1 Quợ trình nghiên cứu -5stceeEererrerrrrrrererree 5
3.1.2 Mẫu nghiên cứu
Bồ Đào Nha và Mỹ 2222222222222222222222.211 reee 53
Trang 73.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59
3.3 Kinh nghiệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học Trung Qué - - - " 74 3.3.1 Trường đại hoc Trung Quéc va céng ty Royal Philips Electronics Ha Lan - se cà - - -74
3.3.2 Trường đại học Trung Quốc và tổ chức CSIRO - Úc -75 3.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam eee CHUONG 4: Taye TIEN HOAT DONG HỢPT, TAC QUOC TE VE 81
4.1 Khái quát chung về hoạt động hợp tác quốc tế
các trường đại học Việt Nam
4.2 Thực tiễn hoạt động hợp tác quốc
đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế -22:2 22zzcce 8
4.2.1 Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của hoạt động HTQT về KHCN 83 4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá tác động học thuật của hoạt động HTỌT về KHCN 87 4.2.3 Chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện hoạt động HTỌT về KHCN của trường
7n 88 4.2.4 Quy mô hoạt động HTỌT của trường đại học - 92
4.3 Đánh giá thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
của các trường đại học Việt Nam 22+2-222222 re 9 4.3.1 Những thành tựu -5 -25<2eerrerererrrrrrrrrerrrree 9
Xổ na L 97
4.3.3 Nguyên nhân của những tổn tại -s -s- cesses LOZ CHƯƠNG 5: KHUYÊN NGHỊ CHiNH SACH NHAM DAY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VÈ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VIET NAM TRONG THO! GIAN TOL
5.1 Cae xu thé hgp tac quéc té vé khoa hoc cong nghé trén thé gidi 107
Trang 8
ề khoa học và công 112 5.2 Chủ trương của Đảng và Chính phủ về hợp tác quốc nghệ Việt Nam
3.2.1 Quan điểm của Đảng và Chính phú
5.2.2 Mục tiêu phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của trường đại học 1 14
hoại động khoa học và công nghệ.l 12
5.3 Khuyến nghị chính sách đây mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ IS IS của các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới 5.3.1 Khuyến nghị với Chính phủ 3.3.1.1 Về chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại "—— ,ÔỎ "—
3.3.1.2 Thực hiện chính sách hỗ trợ cho hoạt động HTQT về KHCN 121 3.3.2 Kiến nghị với Bộ Khoa học và Cơng nghệ ¬ - 3.3.3 Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo -cccee 124
3.3.3.2 Khuyến nghị chính sách xây dựng nguôn nhân lực KHCN của trường
5.4 Nhóm giải pháp thúc đây hoạt động hợp tác quốc tế của trường đại học 126 3-41 Giải pháp liên quan tới tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho HTỌT về KHCN
của trường đại học "—- 5.4.2 Giải pháp về 3.4.3 Giải pháp tăng cường sự phối hợp của các bộ phận của trường đại học tham gia HTQT "¬ 5.4.4 Giải pháp xây dựng và cải thiện ngư
lộ đối với giảng viên có công bồ quốc tế 127
nhân lực nghiên cứu của trường đại
' "¬
Trang 9TT Tên bảng Trang
Các nghiên cứu thực nghiệm hoạt động HTỌT về KHCN Bang 1.1 của trường đại học trên thế giới 21 Bang 2.1 _ | Khái niệm HTQT vé KHCN theo nghĩa rộng và nghĩahẹp | 30
Bang 2.2 | Các hoạt động gắn với giai đoạn phát triên HTQT về KHCN |_ 34
Bang 2.3 | Kênh HTQT về KHCN của trường đại học 36 Bang 2.4 _ | Chỉ tiêu phản ánh hoạt động HTQT của trường đại học 37 Bảng 2.5 _ | Chi tiêu về NCKH trong xếp hạng trường đại học 4 Bảng 3.1 | Xếp hạng trường đại hoc Bo Dao Nha va My nam 2011 35
Ty lệ cạnh tranh của các dự án HTQT về KHCN giữa trường
Bảng 3.2 đại học Bồ Đào Nha và trường đại học Mỹ 66 Đóng góp ngân sách HTQT về KHCN giữa trường đại học
Bảng 3.3 Mỹ và Bồ Đào Nha : T2
Số lượng công bồ quốc tế chia theo kết quả nghiên cứu của
Bang 4.1 các trường đại học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 85 20 trường đại học Việt Nam có số lượng công bỗ lớn nhất
Bảng 4.2 giai doan 2016 - 2020 86 Một số dự án HTỌT của trường đại học Việt Nam với nước
Bảng 4.3 ngoài giai doan 2013 - 2020 87 Số lượt trích dẫn của một số trường đại học Việt Nam trên
Bảng 4.4 danh mục Scopus giai đoạn 2016 - 2020, §8 20 đối tác đông công bỗ quốc tế của các trường đại học Việt
Bảng 4.5 Nam giai đoạn 2016 - 2020 9" Tác động tích cực của HTQT về KHCN tới giảng viên Việt
Bang 4.6 Nam 94
Số lượng bài báo quốc tế của các nước ASEAN giai đoạn
Bảng 4.7 2016 - 2020 97
Trang 10Ty trong bài báo quốc tế trên danh mục tạp chí Scopus của Bảng 448 | một số nước ASEAN chia theo lĩnh vực giai đoạn 2016 -|_ 99 2020 (%)
Số lượng tô chức tài trợ nghiên cứu nước ngoài của các
Bảng 4.9 trường đại học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 100
Bảng 5.1 | Khung chính sách HTQT về KHCN 118
DANH MỤC HÌNH
TT 'Tên hình, sơ đỗ Trang
Hình 2.1 [ Các phương thức sản xuất tr thức của trường đại học 28 Hình 2.2 _ [ Các giai đoạn phát triên của quá trình HTQT về KHCN 33
Chỉ tiêu cho nghiên cứu va phát triển của Bỗ Đào Nha năm
Hình 3.1 2008 54
Số lượng bài viết công bố quốc tế của các trường đại học
Hình 4.1 Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 84
Số lượng bài viết đồng công bồ quốc tế của các trường đại
Hình 4.2 hoc Viét Nam giai doan 2016 - 2020 : — # 89
Trang 11
ính cấp thiết của luận án
Các mô hình phát triển kinh tế trên thế giới giai đoạn trước đã thể hiện một số
thành công nhất định trong từng giai đoạn như mô hình phát triển kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động giá rẻ, vốn, đất đai Song từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - 2009 đã bộc lộ ra nhiều điểm yếu và các nước đều nhận thấy cần phải điều chỉnh, thay đổi căn bản mô hình phát triển, hướng tới mô hình phát triển cân bằng, hiệu quả và bền vững theo lý thuyết mới về
“nền kinh tế trì thức” Mặc dầu từ lâu khoa học và công nghệ vẫn được coi là một
động cơ phát triển kinh tế, nhưng trong nền kinh tế tri thức, con người và khoa hoc
kỹ thuật sẽ trở thành hai trụ cột chính phát triển kinh tế Nhận thức được vấn đề đó,
xu thế hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thể giới và trở thành điểm sáng trong các mồi quan hệ kinh tế quốc tế (European Commission, 2012) Hop tác quốc tế (HTQT) về khoa học và công nghệ (KHCN) giúp rút ngắn khoảng
cách giữa các nước vẻ trình độ khoa học và công nghệ cũng như tham gia tích cực hơn vào quá trình hợp tác thông qua việc chia sẻ những ý tưởng, phương tiện, chi phi,
kết quả nghiên cứu
“Trường đại học đã từ lâu được coi là chủ thể tích cực trong nền kinh tế tri thức Theo lý thuyết truyền thống, trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho xã
hội thông qua hoạt động đào tạo Nhưng chức năng kể trên chưa thể hiện rõ sự thay đổi trong vai trò của trường đào tạo trong mục tiêu phát triển nguồn nhân lực dap img
yêu cầu của nền kinh tế tri thức và của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0
Chức năng thứ hai vẫn gắn với giáo dục và đào tao, trường đại học là nơi khởi tao tri
thức, là nguồn tạo ra các sáng kiến phát triển Chỉ khi trường đại học giải quyết được vấn đề nghiên cứu khoa học phục vụ thực tiễn thì chất lượng nguồn nhân lực cung
ứng cho xã hội sẽ thay đổi tương ứng Chức năng thứ ba chính là hoạt động thương
mại hóa tri thức, đưa các sáng kiến đôi mới được ứng dụng trong đời sống hàng ngày của con người và tạo ra nguồn tài chính cho trường đại hoc
Trang 12sát thấy là sự thay đồi vai trò của trường đại học Sự thay đồi tiếp theo là, các trường
đại học bắt buộc phải tham gia vào quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh Sự ra đời
của công nghệ mới cũng như mạng lưới nghiên cứu toàn cầu đã giúp các trường đại
học, các nhà nghiên cứu dễ dàng trao đổi cận thông tin về nhu cầu hợp tác nghiên cứu, tiếp cận nguồn vn tài trợ cho nghiên cứu với chỉ phí thấp và trong thời gian
(HTQT) về khoa học và công nghệ (KHCN) đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu của các trường đại học, bởi: (ï) nhu cầu nghiên cứu xuất phát từ
ngắn Hợp tác qui
chính bản thân các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các sinh viên; (ii) giúp nâng cao năng lực nghiên cứu của trường dai hoe; (iii) ting khả năng cạnh tranh của các trường đại học thông qua tiêu chí xếp hạng trường đại hoc; (iv) thực hiện nghĩa vụ công dân
trước những vấn đề toàn cầu; (v) tham gia tích cực vào quá trình hợp tác quốc tế về
giáo dục
Hoạt động HTQT về KHCN đã được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm kể từ khi Việt Nam ký hàng loạt các Hiệp định HTQT về KHCN với các đối tác nước ngoài Quyết định 735/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/5/2011 về phê
duyệt Đề án Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020 đã mở đường
cho hàng loạt các chính sách, các chương trình hành động của Chính phủ liên quan tới HTQT về KHCN Theo sau đó là việc ban hành, hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ
hoạt động HTQT về KHCN cho nghiên cứu và phát triển, tiêu chuân đo lường chất lượng, chính sách liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chương trình đối tác đổi mới sáng tạo, chương trình tìm kiếm và chuyên giao công nghệ nước
ngoài, các chương trình phát triển và bảo hộ tài sản trí tuệ, Những chính sách này đã giúp hoạt động HTQT về KHCN gặt hái được không ít thành công, góp phần nâng
cao trình độ và năng lực của nền KHCN quốc gia Trong xu thế đó, các trường đại học Việt Nam đang trải qua quá trình đổi mới toàn diện cả về quy mô, chất lượng, sứ
mệnh, chiến lược, tầm nhìn để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo các
chuyên ngành đào tạo của nhà trường, năng lực trong lĩnh vực KHCN, và quan trọng hơn, để trường đại học thực sự đóng góp được vai trò của mình trong hệ thống đổi
mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế Trong “Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” theo quyết định số
Trang 13trong những giải pháp để trường đại học thực hiện sứ mệnh của mình Có thể nói các trường đại học Việt Nam trong thời gian qua đã tích cực, chủ động thực hiện hoạt
động HTQT về KHCN với đối tác nước ngồi thơng qua nhiều kênh hợp tác và gặt hái thành công nhất định Tuy nhiên, một số nghiên cứu và thực tế hoạt động của các
trường đại học cho thấy, HTQT về KHCN đang gặp nhiều trở ngại 7hứ nhất, Việt Nam vẫn được xếp là nước chậm phát triển về khoa học và công nghệ nên việc tìm
đối tác hợp tác không phải là dễ dàng (Sách Khoa học công nghệ Việt Nam, 2018)
Thứ hai, mặc dầu các trường đại học gần như được giao quyền chủ động tìm đối tác
hợp tác nghiên cứu như ký các biên bản ghi nhớ giữa các trường, tham gia các Nghị định thư của Chính phủ nhưng trường đại học Việt Nam chưa thực sự được đối tác
nước ngoài tin tưởng về khả năng nghiên cứu 7hứ ba, sự nhận thức và hiểu biết của
bản thân nhà nghiên cứu, giảng viên về hoạt động HTỌT, văn hóa nghiên cứu, tác
phong làm việc, rào cản ngôn ngữ thực sự là vấn đề cần quan tâm trong quá trình
hợp tác Thứ ứ, tuy hoạt động HTQT về KHCN đã diễn ra nhiều năm, nhưng mô
hình hợp tác, kênh hợp tác, giải quyết tranh chấp, vấn đề về quyền sở hữu trí
tuệ cũng là những khó khăn nhất định đối với các trường đại học Việt Nam
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tập trung phân tích thực trạng, đề xuất
giải pháp thúc đẩy hoạt động HTQT về KHCN của trường đại học từ cấp độ trường
đại học và Chính phủ với những bằng chứng thực nghiệm đáng thuyết phục Các
trường đại học Việt Nam, với mong muốn thực hiện HTQT về KHCN được thành
công hơn nữa trong khi nguồn lực có giới hạn cũng cần nghiên cứu các điều kiện, tiền
đề từ các nước khác, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về
khoa học và công nghệ của các trường đại học - Kinh nghiệm quốc tế và bài học
cho Việt Nam” đề phân tích hoạt động HTQT về KHCN của các trường trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Muc tiêu tỗng quát của luận án là nghiên cứu kinh nghiệm HTQT về KHCN
của trường đại học trên thế giới và đề xuất giải pháp cho Việt Nam
Trang 14- Nghién citu cơ sở lý luận HTQT về KHCN của trường đại học theo hướng
tiếp cận quá trình
- Nghiên cứu kinh nghiệm HTQT về KHCN của các trường đại học Bồ Đào
Nha, Trung Quốc và những vấn đề giúp các trường đại học hợp tác thành công ~ Thu thập số liệu công bồ quốc tế trên danh mục Scopus phân tích thực trạng
HTQT về KHCN của các trường đại học Việt Nam
- Dựa vào bài học kinh nghiệm của các nước và ý kiến khảo sát của giảng viên
tham gia hoạt động HTQT, luận án đề xuất giải pháp nhằm đây mạnh HTQT trong
lĩnh vực KHCN của các trường đại học Việt Nam Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau
- Hoạt động HTQT về KHCN của các trường đại học trên thế giới đã diễn ra như thế nào? - Thực trạng hoạt động HTQT về KHCN của các trường đại học Việt Nam đã có thành công và hạn chế gì - Bài học kinh nghiệm nào được áp dụng cho trường đại học Việt Nam HTQT về KHCN được thành công?
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh nghiệm HTQT về KHCN của trường
đại học trên thể giới và thực trạng HTQT về KHCN của trường đại học Việt Nam
Khách thể nghiên cứu: trường đại học của các quốc gia, cụ thể là trường đại
học Bồ Đào Nha, Trung Quốc và Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
⁄Š không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm
quốc tế HTQT về KHCN, tuy nhiên để rút ra bài học cho Việt Nam luận án tập
trung nghiên cứu tại một số trường đại học trên thế giới như: trường đại học Bồ Đào Nha, Trung Quốc và những vấn đề giúp cho hoạt động HTQT về KHCN gặt
hái được thành công Việc lựa chọn tập trung vào trường đại học hai quốc gia này
Trang 15với những điều kiện cơ bản tương đồng, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
sẽ phủ hợp hơn Nghiên cứu thực trạng HTQT về KHCN của Việt Nam, luận án phân tích hoạt động HTQT về KHCN các trường đại học Việt Nam, trong đó các trường đại học được hiểu theo định nghĩa của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018
- VỀ thời gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế các trường
đại học thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ gồm các trường đại học
của Bồ Đào Nha, Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 Luận án phân tích
chuỗi số liệu thực trạng HTQT về KHCN của các trường đại học Việt Nam giai đoạn
2016 - 2020 và đề xuất khuyến nghị và giải pháp cho các trường Đại học Việt Nam đến năm 2030 Bên cạnh đó, luận án cũng thực hiện phỏng vấn chuyên gia, tìm ra yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động HTQT về KHCN cuả các trường đại học
trên thế giới và của trường đại học Việt Nam giai đoạn từ tháng 3/2022 - 7/2022
- Về nội dung nghiên cứu: hoạt động HTQT về KHCN được thể hiện ở nhiều hình thức gồm hoạt động HTQT về KHCN giữa các trường đại học, vì mục tiêu gia
tăng tri thức, năng lực của các nhà khoa học; và hoạt động HTQT về KHCN giữa
trường đại học với khu vực doanh nghiệp nhằm gia tăng của cải Luận án sẽ tiếp cận hoạt động HTQT về KHCN theo giác độ của trường đại học, tập trung vào kết quả HTQT mang tính học thuật như công bố quốc tế, cùng tham gia dự án/chương trình
nghiên cứu, hợp tác giữa các trường đại học Tuy nhiên, luận án cũng nghiên cứu
chính sách HTQT về KHCN của các nước trên thế giới, coi đó là nhân tố thúc đây HTQT về KHCN của các trường đại học, định hướng về xây dựng năng lực, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Khung lý thuyết tiếp cận
Luận án sẽ tiếp cận khung lý thuyết của các chuyên gia ủy ban châu Âu coi hoạt động HTQT về KHCN theo nghĩa hẹp, xuất phát từ nhu cầu của chính trường
đại học Và luận án cũng sử dụng lý thuyết của Bozeman (2014), coi hoạt động HTQT
về KHCN của các trường đại học theo hướng tiếp cận quá trình, thê hiện vai trò năng
Trang 16học trong quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học
4.2 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp về kinh nghiệm các trường đại học trên thế giới
được thu thập từ nguồn dự án và trang chủ của các trường đại học có liên quan Cụ thể giữa các trường đại học Bồ Đào Nha với 3 trường đại học Mỹ là Massachusetts Institute of Technology (MIT), Carnegie - Mellon (CMU), the University of Texas at Austin (UTA); giữa trường đại học của Trung Quốc với các công ty Hà Lan; chương trình hợp tác giữa Australia’s Commonwealth, Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO) thuc hiện hợp tác với 5 trường đại học của Trung Quốc (China Agricultural University, East China Normal University, Kunming University of Technology China, Shanghai Jiaotong University China, Tsinghua University China)
Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp về công bố quốc tế minh chứng cho thực trạng
HTQT về KHCN của các trường đại học Việt Nam lấy từ nguồn của Scopus giai đoạn
2016 - 2020
Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 125 giảng viên từ 10 trường đại học của Việt Nam trong thời gian năm 2021
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể 4.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp nghiên cứu tại ban: NCS tng hop tai liệu từ các bài nghiên
cứu, đề tài nghiên cứu, báo cáo trong lĩnh vực HTQT về KHCN trong và ngoài nước làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết
~ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: thông qua ý kiến chuyên gia của tám trường đại học Bồ Đào Nha và Trung Quốc, tìm hiểu kinh nghiệm giúp các trường đại học trên thế giới thực hiện HTQT về KHCN thành công Phương pháp phỏng vấn chuyên gia bao gồm câu hỏi mở đề nắm bắt được quan điểm phân tích của các trường đại học nhắn mạnh vai trò của nhân tố chính sách giúp các trường đại học thành công Quy trình phỏng vấn chuyên gia được trình bày chỉ tiết trong mục 3.1.1 luận án
~ Phương pháp điều tra xã hội học được tiền hành với mẫu nghiên cứu gồm có
Trang 17học, trường đại học, những rào cản có thể phát sinh
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: nghiên cứu một vài trường hợp cụ thé
của các trường đại học trên thế giới đề thấy kinh nghiệm thành công và những tồn tại
trong hoạt động hợp tác
4.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp phân tích định tính: NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu
thống kê mô tả và phân tích thống kê mô tả và đánh giá hoạt động HTQT về KHCN:
của các trường đại học
Š con
Phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia cho phép nhà nghiên cứu hiểu
người, thái độ trước tình huống từ nhiều giác độ khác nhau (Hazzan Nutoy, 2014) Cụ thể hơn, trong chương này, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tinh huống,
mô tả những vấn đề xảy ra trên thực tế tại trường đại học, hiểu sâu hơn về vấn đề cần
nghiên cứu, để rút ra bài học thành công khi tiến hành HTQT về KHCN
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, NCS tiền hành nghiên cứu thông qua các bước như sau
- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu mà NCS cần giải quyết
- Bước 2: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án
~ Bước 3: Tông hợp khung lý thuyết để phân tích vấn đề nghiên cứu
~ Bước 4: Phân tích thực trạng HTQT về KHCN của trường đại học trên thế
giới theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia sử dụng câu hỏi mở và nghiên cứu tình
huống của từng trường đại học thực hiện HTQT về KHCN thành công Từ kết quả
phân tích, luận án rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Bước 5: Phân tích thực trạng HTQT về KHCN của trường đại học Việt Nam
Dữ liệu phân tích theo phương pháp thống kê mô tả và điều tra xã hội học
~ Bước 6: Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, luận án đề xuất các giải pháp
thúc đẩy HTQT về KHCN cho các trường đại học Việt Nam 5 Đóng góp của luận án
3.1 Về lý thuyết
Luận án sẽ tiếp cận khung lý thuyết của các chuyên gia ủy ban châu Âu coi hoạt động HTQT về KHCN theo nghĩa hẹp, xuất phát từ nhu cầu của chính trường
Trang 18lý thuyết phân tích hoạt động HTQT về KHCN của trường đại học
3.2 Về thực nghiệm
Thứ nhất, luận án đã tiếp cận vấn đẻ nghiên cứu ở tầm vi mô, từ giác độ trường đại học trên thế giới Do đó, kết quả nghiên cứu là những bài học kinh nghiệm được
rút ra giúp các trường đại học Việt Nam có định hướng HTQT về KHCN một cách thành công, nhất là trong giai đoạn các trường đại học Việt Nam trải qua quá trình
chuyển đôi vai trò, năng lực, và tích cực tham gia vào hoạt động quốc tế hóa giáo dục
đại học
Thit hai, thông qua hệ thống cơ sở lý luận mà NCS tổng hợp được, luận án có thé làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học tham gia HTQT về KHCN
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương:
Chuong 1: TONG QUAN HOP TAC QUOC TE VE KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CUA TRUONG DAI HOC
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HỢP TÁC QUOC TE VE KHOA HOC VA CONG
NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Chương 3: THỰC TIỀN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUOC TE VE KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THÉ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chương 4: THỰC TIỀN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUOC TE VE KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIET NAM
Chương 5: KHUYÊN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHÂM ĐÂY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TE VE KHOA HOC VA CONG NGHE CUA TRUONG DAI HOC VIET NAM
Trang 19CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC QUOC TE
VE KHOA HOC VA CONG NGHE CUA TRUONG DAI HỌC
1.1 Nghiên cứu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
1.1.1 Nghiên cứu lý luận hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
Cho tới nay có nhiều lý thuyết giải thích tại sao các chủ thê trong nền kinh tế phải hợp tác với nhau Lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực của Pfeffer và Salancik (1978) luận giải thực tế có rất ít các tổ chức, quốc gia, cá nhân có khả năng tự đáp ứng nguồn lực quan trọng cho chính mình, do đó các tổ chức phải thiết lập mối quan hệ với nhau, tạo lợi thế cạnh tranh và duy trì sự phát triển bền vững trong dài hạn Lý
thuyết về nền kinh tế thể chế của Oliver (1990) liệt kê 6 lý do thiết lập mối quan hệ
giữa các chủ thể trong nên kinh tế 7hứ nhát, la yéu ca
háp lý đòi hỏi việc thiết
lập mối quan hệ giữa các chủ thể là bắt buộc Thứ hzi, thực tế chỉ ra mỗi chủ thể có
nguồn lực nhất định nên phải chia sẻ với nhau Thứ ba, thực tế cũng chỉ ra các chủ thể kiểm soát tốt hơn nguồn lực thông qua hợp tác, chứ không phải một mình chiếm
hữu 7hưứ ø, tính hiệu quả của hợp tác thể hiện bằng việc giảm chỉ phí Thứ năm, hoạt
động hợp tác giúp ích cho các chủ thể đối phó với môi trường hoạt động bắt ôn Cuối
cùng và cũng quan trọng, hoạt động hợp tác hỗ trợ xây dựng và cải thiện hình ảnh,
uy tín của các chủ thể
Khái niệm HTQT về KHCN được nghiên cứu theo nhiều quan điểm, có t
mối quan hệ, là một cấu trúc thê chế, hay là một quá trình
Các tô chức quốc tế là người đi tiên phong theo quan điểm HTQT về KHCN là mối quan hệ Theo quan điểm của nhóm chuyên gia tư vấn thuộc Ủy ban châu Âu
(EU, 2012), HTQT về KHCN gắn với quá trình quốc tế hóa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi hoạt động HTQT về KHCN được hiểu là mới quan hệ hợp tác
giữa những người tham gia hoạt động KHCN có lợi nhuận hay phi lợi nhuận được
thê hiện rõ trong chính sách, hành động và nguồn lực nhằm ảnh hưởng tới hoạt động,
HTQT với các mục tiêu cụ thể của EU, thông qua các thỏa thuận song phương và đa
phương Cùng quan điểm HTQT về KHCN là mối quan hệ, các chuyên gia tư vấn
Trang 20Cunningham, Flanagan (2009) dua ra khái niệm HTQT về KHCN theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Smith va Katz (2000) tiếp cận hoạt động HTQT về KHCN heo cầu trúc thể
chế Tác giả nhận thấy bản chất hoạt động HTQT về KHCN phức tạp nên làm thế nào
để phân chia và xác định hình thức hợp tác là quan trọng Trên thực tế, các tổ chức
có nhiều loại hình hợp tác khác nhau về cấu trúc, vai trò, mục tiêu, mức độ hợp tác
Một nhóm tác giả khác lại cho rằng hoạt động HTQT về KHCN [a mét qué trình Patel (1972), Schrage (1995), Katz và Martin (1997, tr 7) thống nhất cùng quan điểm khi đưa ra định nghĩa: “Hợp rác khoa học là một quá trình làm việc chung với sự tham gia của hai hay nhiều bên để đạt được mục đích chung” Campbell và các cộng sự (2005) định nghĩa: “hoạt động HTỌT về KHCN là một quá trình có mục đích
làm việc chung lên kế hoạch, sáng tạo và giải quyết vấn đề và/hoặc quản lý các hoạt
động khoa học” Bozeman (2014, tr 2) cho rằng “hoạt động HTỌT về KHCN là một
quá trình xã hội” Quan điểm HTQT về KHCN của 8ozeman gắn với chủ thẻ tham
gia là các nhà nghiên cứu của trường đại học, xuất phát từ nhu cầu của chính nhà
nghiên cứu Bozeman cũng phân định hoạt động HTQT về KHCN với hai mục tiêu
nghiên cứu nhằm gia tăng tri thức hoặc gia tăng của cải
Theo các quan điểm khác: Quan điểm của D'Amour, Femada - Videla, Rodriguez, và Beaulieu (2005) cho rằng hoạt động HTQT về KHCN thông thường
gắn với 5 thuật ngữ cơ bản: chia sẻ nguồn lực (Sharing) con người, tri thức, trách nhiệm/quyền lực gắn liền với xây dựng năng lực nguồn lực xã hội, hợp tác giữa các
pháp nhân (Partnership), mối quan hệ quyền lực (power), sự phụ thuộc lẫn nhau
(interdependency) và quy trình hợp tác (process) Ynalvez và Shrum (2011) định nghĩa hoạt động HTQT về KHCN “la noi các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau thực hiện dự án chung, hoặc chia sẻ dữ liệu chung để đạt được mục đích nghiên cứu”
1.1.2 Nghiên cứu về hình thức hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
Smith va Katz (2000) đã chia hoạt động HTQT về KHCN ¿heo các loại hình
cấu trúc thể ché: hợp tác giữa các pháp nhân; hợp tác theo nhóm nghiên cứu; hợp tác
giữa các cá nhân Tác giả cũng đồng thời chỉ ra đặc tính và lợi ích của từng loại hình
kế trên Hagedoorn (2000) nghiên cứu mối quan hệ đối tác ở Mỹ và châu Âu theo các
Trang 21động cơ tham gia; (¡v) lợi ích thu được từ hoạt động đối tác Đối tác HTQT có thể
được hình thành thông qua mối quan hệ hoặc cấu trúc thể chế trong mối quan hệ, giữa
các thành viên trong khu vực công, giữa các thành viên trong khu vực tư nhân hoặc giữa thành viên ở trong cả hai khu vực
Theo chit thé tham gia, Isabelle (2007) lại chia các loại hình hợp tác thành hợp
tác giữa các cá nhân gồm 2 - 3 người; giữa các tổ chức ở các quốc gia với nhau; giữa
các nhóm nghiên cứu Katz và Martin (1997) chia hoạt động HTQT về KHCN theo chủ thể tham gia gồm: giữa các cá nhân; giữa các tổ chức; giữa nhóm nghiên cứu
quốc tế Heimeriks, Horleberger và các cộng sự (2003) cũng chia hoạt động HTQT
về KHCN thành 5 loại hình cơ quan chính phủ và quốc tế, doanh nghiệp tư vấn, các
tổ chức phi thương mại, các tổ chức nghiên cứu theo hợp đồng, và trường đại học EU (2012) lại phan chia loại hình HTQT về KHCN theo chủ thể gắn với chức năng và đặc điểm của các chủ thể, gồm cá nhân nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và các công ty Cá nhân nhà khoa học gắn với các hoạt động: (¡) hợp tác nghiên cứu; (ii) tài trợ nghiên cứu; (iii) di chuyển thể nhân Các công ty có thể hợp tác
nghiên cứu với các công ty và với các trường đại học theo dự án
Những năm 1990, các nghiên cứu, đi đầu là lý thuyết của Etzkowitz và
Leydesdorff (1998) với mô hình Triple Helix tap trung vào mối quan hệ giữa trường đại học, khu vực doanh nghiệp và Chính phủ - những chủ thể trước đây được coi là
các khu vực tương đối độc lập với nhau Đối lập với lý thuyết truyền thống sản xuất
tri thức đơn ngành, mô hình tác giả đưa ra chứng minh hoạt động đổi mới sáng tạo
đòi hỏi mối quan hệ tô chức nhiều bên ở nhiều giai đoạn trong quá trình thương mại
hóa trí thức, trong đó, tri thức được tạo ra phát triển thông qua mối quan hệ hợp tác
ba bên hơn là chỉ chuyên giao tri thức Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hợp tác giữa
Chính phủ và trường đại học, một số tác giả nhận thấy nhiều ưu điểm Trường đại
học có khả năng hợp tác thực hiện nhóm nghiên cứu đa ngành theo năng lực nghiên cứu đơn ngành của trường (Bozeman, 2000) Sự phối hợp giữa trường đại học, khu vực doanh nghiệp giúp xây dựng năng lực sáng tạo quốc gia (Bercovitz & Feldmann, 2006) Afal và cộng sự sử dụng mô hình Triple Helix đánh giá điểm mạnh, điểm
Trang 22duy trì ở mức 75% Động cơ HTQT liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, tuyển dụng
nhà nghiên cứu/ chuyên gia từ nước ngoài, thương mại hóa sáng kiến và công nghệ,
chia sẻ trang thiết bị nghiên cứu từng bước đưa các trường đại học Malaysia có vị tÌ
quốc tế Carayannis và Campbell (2009) thêm trục thứ tư là truyền thông và văn hóa
(media - based va culture - based public) vào mô hinh Triple helix tạo nên Quadruple
helix gắn với phương thức sản xuất tri thức thứ ba ở cấp độ toàn cầu hóa trong hệ thống vĩ mô Tác giả nhấn mạnh khi Chính phủ thiết kế chính sách về KHCN và ĐMST, cần phải chú ý tới vai trò của công chúng như quyền tham gia góp ý, phản
biện chính sách thông qua các phương tiện truyền thông
Theo theo cdc lĩnh vực nghiên cứu HTQT về KHCN được chia theo các lĩnh vực đơn ngành của các trường đại học, như khoa học về con người, khoa học tự nhiên, khoa học cơ khí và công nghệ (Katz và Martin 1997) Luukkonen, Persson và cộng sự (1992) nhận thấy ba lĩnh vực thường xuyên diễn ra hoạt động HTQT giai đoạn 1970 - 1990 là khoa học không gian, toán học và vật lý Theo lĩnh vực nghiên cứu, Lariviere và cộng sự (2015), Kweik (2015) nhận thấy lĩnh vực khoa học tự nhiên có
số lượng công bồ quốc tế nhiều hơn lĩnh vực khoa học nghệ thuật và nhân văn, trong đó số lượng bài nghiên cứu về vật lý và toán học chiếm tỷ trọng tương ứng 75% và
50% Tuy nhiên, việc phân chia HTQT về KHCN theo các ngành khoa học này dường như không hợp lý khi thế giới chuyển sang giai đoạn HTQT đa ngành và phức tạp Nhiều loại hình HTQT về KHCN cũng ra đời, như hợp tác nghiên cứu kèm với sử dụng phòng thí nghiệm là một hình thức hợp tác nghiên cứu bao phủ rộng khắp khu vực hoặc toàn cầu, hỗ trợ sự tương tác con người theo định hướng nghiên cứu chung,
thúc đây sự liên hệ giữa các nhà nghiên cứu, những người có thể biết hoặc không biết
nhau, và cho phép sử dụng dữ liệu chung để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, hoặc
phục vụ các sáng kiến khoa học của cộng đồng (Finholt 2003; Sonnenwald 2003,
Dacid 2004),
Theo vị trí địa lý, Wayner (2006, tr 7) hoạt động HTQT thông qua các dự án
nghiên cứu tạo ra tri thức ở 4 cấp độ: địa phương, quốc gia, khu vực, và toàn cầu
HTQT về KHCN ở cấp độ toàn cầu hoàn toàn phụ thuộc vào sáng kiến cá nhân nhà
Trang 23mô hợp tác lớn, gọi là Megascience hay Big Seience, mà các tác giả Ratchford và Comlobo (1996), Beaver (2001) coi như là mô hình đột phá thực sự về cấu trúc tổ chức của hoạt động HTQT về NCKH Những dự án hay chương trình nghiên cứu
thường là nghiên cứu cơ bản đòi hỏi mức vốn đầu tư lớn mà không một quốc gia hay
tô chức riêng lẻ nào có thể đáp ứng được Nhóm nghiên cứu quốc tế tập trung vào các
vấn đề nghiên cứu phức tạp với công nghệ thay đổi nhanh, tốc độ sáng tạo tri thức
lớn và tập trung các chuyên gia trình độ cao nghiên cứu theo thế mạnh của mình trong
những tiến trình cụ thể (Katz và Martin, 1997)
Theo kết quả nghiên cứu, hoạt động HTQT về KHCN có thể chia thành kết
quả nghiên cứu học thuật, kết quả nghiên cứu ứng dụng và hợp tác xây dựng nguồn
nhân lực
Theo giai đoạn của quá trình hợp tác quốc tế, Gnamus (2009) phân chia hoạt
động HTQT về KHCN thành § giai đoạn phát triển theo chiến lược HTQT về KHCN
của quốc gia và mức độ tham gia vào mạng lưới HTỌT Konnola_ và Haegeman (2012) ứng dụng mô hình của Ganamus nghiên cứu hoạt động HTQT về KHCN giữa
các quốc gia trong khu vực EU ở cả § giai đoạn, còn giữa EU và các quốc gia khác
chỉ dừng ở loại hình thứ 4 là chương trình hợp tác Konnola và Haegeman cho rằng chương trình hợp tác là loại hình phức tạp, bởi có nhiều bên tham gia với kỳ vọng và năng lực khác nhau, đòi hỏi chính sách chính phủ đi kèm giải quyết các rào cản phát sinh trong quá trình hợp tác
Như vậy, HTQT về KHCN có thể diễn ra dưới nhiều hình thức Heimeriks,
Horlesberger và cộng sự (2003, tr.12) có viết: “hệ thống sản xuất tri thức ngày
càng trở thành một mạng lưới lai tạo (hybrid network), với đặc tính không đồng
nhất về các thành viên tham gia, phương tiện kết nối và phương pháp làm việc”
Theo quan điểm này, hoạt động HTQT về KHCN có thể là hợp tác hữu hình, hoặc thông qua mạng lưới hợp tác toàn cầu giữa các nhà nghiên cứu
Đề tài NCKH cấp Nhà nước của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2015) (¡) phân tích nêu lên một số thực trạng hoạt động HTQT về KHCN của Việt Nam nói chung, như các loại hình HTQT theo lĩnh vực ưu tiên, các đối tác hợp tác
Trang 24khoa học và công nghệ của nước ta trong thời kỳ mới theo lĩnh vực ưu tiên Cùng quan điểm Đỗ Hoài Nam (2016) nghiên cứu chính sách HTQT về KHCN với một số
quốc gia chủ yếu Đỗ Hương Lan (2015) nghiên cứu về mô hình HTQT về KHCN giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc
, trong dé
nhắn mạnh các đối tác điên hình mà Việt Nam có mối quan hệ HTQT về KHCN lâu
đời như Nga, Belarus và Kazakhstan Lê Thị Vân Hạnh (2015) lại phân tích vai trò
quản quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cho
hiệu quả Trịnh Ngọc Thạch (2015) nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ Việt Nam tham gia vào các tô chức quốc tế cũng đề cao chính
sách phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học Nguyễn Thị Minh Nga (2009) lại tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành một số chính sách di chuyển nhân lực khoa học và công nghệ giữa Viện Nghiên cứu - Trường đại học - Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hà Công Hải (2016), cũng đề cao chính sách phát triển các nhóm nghiên cứu trong tổ chức khoa học và công nghệ với phạm vi nghiên cứu là Đại học quốc gia Hà nội
'Vũ Thùy Liên (2015), tập trung nghiên cứu các kênh xúc tiến thương mại để thương mại hóa sản phẩm công nghệ và tạo dựng thị trường KHCN
Trung tâm thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia (2001) phân loại mô
hình HTQT về KHCN theo trình độ năng lực KHCN của các quốc gia, gồm: những
nước tiên tiến, thành thạo, đang phát triển và kém phát triền về KHCN
1.1.3 Nghiên cứu về tiêu chí và phương pháp đo lường hoạt dong HTQT về KHCN
Đồng tác giả là chỉ tiêu cơ bản được sử dụng đề đo lường hoạt động HTQT về
KHCN của các cá nhân theo lĩnh vực nghiên cứu và theo quốc gia tham gia hợp tác (Meyer và Bhattacharya, 2004; Laudel, 2001; Katz và Martin, 1997; Luukkonen và
cộng sự 1992) Chỉ tiêu đồng tác giả được đưa ra cả về số tuyệt đối và số tương đối
theo phương pháp đánh giá khoa học qua định lượng ấn phẩm Katz và Martin (1997),
UNESCO (2005) coi đồng tác giả bài viết được coi là một chỉ số đo lường hoạt động
HTQT về KHCN có nhiều ưu việt như tính xác thực cao, dữ liệu có sẵn, dễ dang do lường và chỉ phí không tốn kém Bên cạnh đó, Bozeman và Lee (2003), Smith và Katz (2000) cũng lo ngại về tính xác thực của chỉ tiêu này, liên quan tới tác giả danh
Trang 25HTQT về KHCN của cá nhân là sự di chuyển thể nhân, song chỉ tiêu này thường áp dụng với nghiên cứu sinh, đoàn khoa học, giáo sư mời giảng (Mattison và cộng sự, 2008; Edler và cộng sự, 2009) Chỉ số h (Hirsch 2005, 2007, 2010) cũng được sử dụng để đánh giá thành tựu cá nhân của nhà khoa học
Edler (2011), Lepori và cộng sự (2008), Barre (2006) xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động HTQT về KHCN của tổ chức nghiên cứu trong đó có trường đại học
theo “vị thế” của trường đại học trong hệ thống nghiên cứu, gồm các chỉ tiêu liên
quan tới nhà khoa học tham gia hoạt động HTQT (thời gian, số lượng), nguồn thu nhập từ hoạt động HTQT, số lượng đối tác, số lượng thỏa thuận hợp tác
1.1.4 Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
Mariithi và cộng sự (2018) chia nhân tố ảnh hưởng chính là những lý do nội
tại trong môi trường HTQT gồm: (¡) cá nhân nhà nghiên cứu (những nhân tố là đặc
tinh và vai trò của cá nhân tham gia HTQT); (ii) lĩnh vực nghiên cứu (bản chất công
việc, yếu tố văn hóa ); (iii) yếu tố thể chế (động cơ hợp tác và tiền thưởng, chính sách và chiến lược hợp tác của nhà trường ); (v) nguồn lực (sự có sẵn các nguồn
lực tài chính, trang thiết bị đặc biệt, thông tin )
Bozeman (2014) lại chia nhân tố ảnh hưởng theo cách tiếp cận quá trình, gồm
đầu vào (yếu tố ảnh hưởng tới chủ thê tham gia hợp tác); quá trình hợp tác (cơ chế,
chiến lược hợp tác); và đầu ra (các sản phâm hợp tác) Mối quan hệ quen biết trước
và lòng tin là hai yếu tố vốn xã hội đầu vào tác động thúc đây quá trình, kết quả và
mục tiêu hợp tác (Sonnenwald, 2007; Creamer, 2004; Noriko và cộng sự, 2003) Lòng
tin và sự hiểu biết đầy đủ của các bên đối tác thường có kết thúc tốt đẹp bằng hoạt
động hợp tác không chính thức vì không có đối tác nào mong muốn việc HTỌT chỉ
diễn ra trong ngắn hạn (Shrum, 2001) Các bên cũng phải chấp nhận rủi ro và tin
tưởng lẫn nhau (Hara 2002, tr.2) Wagner, Yerzil, Hassel (2001, tr 1),Hessels và Lente (2008) cho rằng khó phân biệt được hai mục tiêu trí thức và của cải trong hợp tác Nhưng Levy và cộng sự (2009) khẳng định hợp tác giữa doanh nghiệp và trường
đại học thường gia tăng tri thức nhiều hơn là của cải Động cơ các trường đại học bắt
tay với doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, trong khi các công ty muốn phát triển công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Welsh và cộng
Trang 26hưởng tích cực tới định hướng nghề nghiệp của người học như công bồ công trình nghiên cứu, lựa chọn người hướng dẫn và chọn nghề
Một vài thập kỷ gần đây, xu hướng gia tăng HTQT được giải thích bởi nhiều yếu tố như là yêu cầu chuyên môn hóa trong nghiên cứu và nghiên cứu đa ngành
(Porter và Rafols 2009; Haustein và cộng sự, 201 1); hợp tác để cùng tìm kiếm công
nghệ (Zhou và cộng sự, 2012; Muscio va Pozzali, 2012; Tacke, 2011); yêu cầu về
HTQT để sử dụng chung nguồn lực công nghệ (Neveda và cộng sự, 1999; Ynalvez và Shrum, 2011); và các chính sách mới khuyến khích HTQT (Ponomariov và Boardman, 2010; Wallerstein va Duran, 2010) Thành công từ hợp tác là kết quả không ngừng nghỉ từ sự tham gia, nỗ lực của các nhà khoa học, tuy nhiên sự nỗ lực đó chỉ xảy ra khi có chính sách khuyến khích nhà khoa học như di chuyển thể nhân ra nước ngoài, chính sách về hợp tác đa ngành, da lĩnh vực, đa tổ chức (Van Rijnsoever và Hessels, 201 1)
'Campell và cộng sự (2005), Larson (2003) cùng chia sẻ quan điểm về các điều kiện để HTQT về KHCN được thành công là cơ cấu tô chức, quá trình hợp tác và kết
quả hợp tác Cụ thể, cách thức giao tiếp, gặp gỡ, ra quyết định, biên bản ghi nhớ thỏa
thuận chính thức chia sẻ nguồn lực và phân chia trách nhiệm của các bên sẽ ảnh hưởng tới việc thành lập tổ chức hợp tác nghiên cứu Quá trình hợp tác gắn với nhu cầu hợp tác và xác định rõ mục tiêu (Campell, 2005; Larson, 2003; Gilliss, 2007) kèm
với chiến lược; lên kế hoạch, quản lý và cách thức đối phó với thách thức; đảm bảo
lợi ích của các bên kèm với phân định trách nhiệm Carey và các cộng sự (2005) bd
sung thêm ý kiến là các bên chuẩn bị các kiến thức và hiễu biết lịch sử và đặc tính
của tổ chức cũng như cộng sự nghiên cứu Đặc biệt, Gilliss (2007) cũng nhắn mạnh sự tôn trọng và đánh giá cao điểm mạnh của các bên sẽ là khởi đầu cho hoạt động
hợp tác tốt đẹp Keleher (1998) lại cho rằng hoạt động HTQT về KHCN chỉ thành
công với các đặc điểm là cam kết rõ ràng trong giao tiếp, chủ động lắng nghe, có khả
năng nhận biết và đánh giá cao sự khác biệt, và khả năng đàm phán lựa chọn phương án tối ưu Gianzel (2001) chỉ ra mô hình HTQT có ảnh hưởng khác nhau tới năng suất lao động và nội dung học thuật của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau Iglie và cộng sự (2014) nghiên cứu bốn lĩnh vực khoa học nhận thấy
Trang 27lưới hợp tác rộng hơn so với các nhà khoa học trong lĩnh vực xã hội Ông cũng cho
rằng động cơ, nhận thức, chiến lược của mỗi nhà khoa học, phân công lao động, sự
chuyên nghiệp của đối tác sẽ có ảnh hưởng tới hoạt động hợp tác Đối tác có xu hướng
tìm kiếm nhà nhà nghiên cứu có thâm niên, có vị trí cùng hợp tác (Boardman và Gaughan, 2007) Các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm làm việc đa dạng ở nhiều vị trí
khác nhau ở cả trường đại học và doanh nghiệp có số lượng công trình công bố và bằng sáng chế nhiều hơn so với những nhà nghiên cứu chỉ làm việc trong một khu
vực (Dietz va Bozeman, 2005) Yếu tố tài chính quyết định xu thế hợp tác khi họ nhận thấy có cơ hội kiếm được thu nhập từ hợp tác, bỏ qua vị trí việc làm là lãnh đạo hay nhân viên, cùng cam kết tạo nên chất lượng khoa học tốt nhất Một ví dụ điển
hình là sáng kiến Horizon EU (2020) đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động HTQT xuyên
châu Âu bởi nguồn tiền tài trợ đáng kể cho nghiên cứu khoa học và công nghệ Nguồn tài chính hỗ trợ từ chính phủ được coi là nhân tố quyết định cho hoạt động hợp tác
giữa trường đại học và doanh nghiệp (Mateut, 2018, tr 141)
D'Este và cộng sự (2012) phân loại rào cản xảy ra trong quá trình hợp tác như rào cản ngăn ngừa hoạt động HTQT giữa trường đại học và khu vực doanh nghiệp
khi bắt đầu dự án mới; () các rào cản xuất hiện trong quá trình hợp tác cản trở thực
hiện kết quả giữa các bên Ví dụ như chỉ phi cho dự án tăng đột biến ngoài dự tính
hoặc thiếu nguồn tài trợ, nguồn nhân lực kém chất lượng, tính không minh bạch của
thị trường mục tiêu khi thương mại hóa kết quả nghiên cứu
1.1.5 Nghiên cứu về tác động của hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tới
trường đại học
Với cá nhân nhà khoa học, HTQT về KHCN có thể ảnh hưởng tích cực tới uy tín và năng lực nghiên cứu nhất là với nhà khoa học trẻ như hỗ trợ kinh nghiệm nâng
cao chất lượng bài viết (Lissoni và cộng sự, 2011), hỗ trợ uy tín dễ dàng vượt qua
khâu kiểm duyệt được chấp nhận đăng bài (Lab và và Tollison, 2000; Hinnant và
cộng sự, 2012) Nhà khoa học trẻ cũng có cơ hội tiếp cận nguồn tài chính, trang thiết
bị, phòng thí nghiệm và đó là nguyên nhân chính thúc đẩy các nhà khoa học trẻ tìm đến các giáo sư có uy tín trên thể giới (Rivellini và cộng sự, 2006) HTỌT giúp nhà
khoa học trẻ mở rộng tầm nhìn, nâng cao độ tín nhiệm đồng thời nâng cao khả năng
Trang 282001; Niks, 2004) Nhưng những nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều khi các giáo sư có uy
tín lại có xu hướng đòi hỏi đặc quyền từ kết quả nghiên cứu, mặc dầu đóng góp ít hoặc hầu như không đóng góp gì tới kết quả nghiên cứu (của Jeong và cộng sự, 201 1;
Kyvic va Olsen, 2008; Vafeas, 2010) Điều này ảnh hưởng tới động cơ làm việc của các nhà nghiên cứu trẻ và làm hỏng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên
Với trường đại học, hoạt động HTQT về KHCN góp phần giải quyết những
khó khăn nội tại của trường đại học trong quá trình sản xuất trí thức như chia sẻ chỉ phí, chia sẻ rủi ro (Melin, 2000; Beaver, 2001), vượt qua tư tưởng mang tính địa phuong (Wagner, 2008) OECD (2011) chỉ rõ tác động của hoạt động HTQT vé KHCN đối với trường đại học là xây dựng và tăng cường năng lực nghiên cứu theo ba tiêu chí: lựa chọn đối tác thích hợp, tham gia các mạng lưới nghiên cứu và tăng cường kỹ năng nghiên cứu cũng như kỹ năng quản lý hoạt động nghiên cứu Aldieri
và cộng sự (2017) kết luận một số trường đại học cải thiện mối quan hệ hợp tác với
các đối tác để nâng cao năng lực nghiên cứu và xếp hạng trường đại học Lundvall (2007) nhận thấy hoạt động HTQT về KHCN góp phần nâng cao vị thế trường đại học trong hệ thống ĐMST quốc gia
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra mặt trái của hoạt động HTQT đối với trường đại học như: các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển ít được hưởng lợi từ vì
gặp nhiều khó khăn tiếp cận nguồn lực và rào cản trong thê chế (Ynalvez, 201 1) Levsky và cộng sự (2007) nhận thấy sự không trung thực trên các bài đồng công bố
đăng tạp chí y khoa giai đoạn 1995 - 2005 như tác giả danh dự, tác giả ma, đăng tải
một bài ở nhiều tạp chí, và quan trọng hơn là tác giả sẵn lòng từ chối nhận trách nhiệm về bài viết khi họ được vinh danh trong nghề nghiệp vì chịu quá nhiều áp lực Cùng
nghiên cứu về lĩnh vực y khoa thông qua khảo sát các 127 nhà khoa học của Mỹ với
48 công bố, McCrary và cộng sự (2000) chỉ ra những thỏa thuận về bảo mật thông tin
khi lợi ích hợp tác xung đột là nguyên nhân gây cho hoạt động hợp tác bị tan rã Việc
phân chia thứ tự tên tác giả trong bài viết, nguồn lực, giải thưởng không được công
bằng (Devine và cộng sự, 2005, Hirsch, 2005) Hall và cộng sự (2001, tr 94), nhắn
Trang 29trực tiếp đe dọa tới mối quan hệ hợp tác Cummings (2005) và Kieslers (2007) khảo
lế
sát 491 dự án hợp tác quốc tế giữa các trường đại học chỉ ra chỉ phí hợp tác quốc
là rào cản lớn nhất cho sự thành công của quá trình hợp tác Chang và cộng sự (2013);
Propris và Driffield (2005), Leydesdorff và Sun (2009) nhận thấy hợp tác quốc tế làm
suy yếu năng lực sáng tạo của trường đại học trong chuỗi tri thức chùm
1.2 Nghiên cứu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học 1.2.1 Nghiên cứu về trường đại học
Khái niệm về trường đại học có sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau Teichler (2007) cho rằng “trường đại học là nơi mà trang bị tri thức nhiều nhất cho
người học trước khi bắt đầu sự nghiệp” (Teichler, 2007, tr.11) Quan điểm của EU
coi trường đại học “có thâm quyền cấp bằng học thuật ở trình độ cao (như bằng Tiến
sỹ) và cấp bằng ở các trình độ khác đáp ứng vị trí công việc cho nhân sự cấp trung và
có tính học thuật” (Teichler, 2007, tr.15) Quan điểm của OECD gắn trường đại học với “dịch vụ giáo dục đại học” Khái niệm về trường đại học có thể thay đổi theo thời gian gắn với các chức năng giáo dục, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo (Maskell và
Robinson, 2001; De Ziwa, 2005; Mendoza và Berger, 2005)
“Trường đại học có vai trò phát triển kinh tế và sáng tạo vùng miền được giải thích qua 2 quan điểm tiếp cận Thứ nhát, mô hình Triple Helix của Etzkowitz và
Leydesdorff (1997) nhắn mạnh vai trò của trường đại học trong mối quan hệ với hai
chủ thể là Chính phủ và khu vực doanh nghiệp hình thành nên hệ thống đổi mới sáng
tạo quốc gia - NIS Nhân tố quan trọng nhất của mô hình là nguồn tri thức gắn với
chức năng khởi tao, thương mại hóa tri thức của trường đại học, là lực đẩy cho phát triển kinh tế Thứ hai, quan điểm của Albatch (2001), Chatterton va Goddard (2000), Hollvà (2001) cũng tập trung vào vai trò thứ 3 của trường đại học trong phát triển
kinh tế vùng miền, nhắn mạnh vào khả năng phản ứng thích nghỉ của trường đại học hoạt động vì nhu cầu nền kinh tế (Engaged university) Cả hai quan điểm đều đều cho
rằng trường đại học tập trung vào hoạt động khởi tạo va lan tỏa trí thức từ hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học, kèm theo vai trò thứ ba thương mại hóa tri thức Trường đại học có xu hướng dịch chuyển hoạt động theo mô hình Triple Helix với các đặc tính: (¡) quá trình thương mại héa tri thức của trường đại học (Cook và cộng
Trang 302008; Zhou, 2008); (iii) sự hợp tác chặt chẽ của trường đại học với khu vực doanh nghiệp và các chủ thể có lợi ích (Charles, 2006; CIHE 2008)
“Trường đại học hiện nay đứng trước nhiều thách thức như: (¡) sự thay đổi về
bản chất của nền kinh tế tri thức đòi hỏi trường đại học phải tô chức lại hoạt động
cung cấp tri thức (Etzkowitz, 2008; Becher and Trowler, 2007; Senges, 2007); (ii)
những vấn đề phát triển kinh tế địa phương, quốc gia, khu vực trong bối cảnh toàn
cầu hóa đòi hỏi trường đại học phải thích ứng theo (Smith, 2007; Arbo and Benneworth, 2008); (iii) áp lực từ phía Chính phủ đòi hỏi trường đại học phải tham
gia vào hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và thực hiện chiến lược cạnh tranh quốc
tế (Williams and Kitaev, 2005; Mittelstadt and Cerri, 2008) Tắt cả những thách thức
đều là động cơ giúp trường đại học thay đôi cả về cấu trúc và quản trị trường đại học
(Higher Education in Europe 2004; Kohler và Huber, 2006), cũng như thay đổi sứ
mệnh, chiến lược (Shattock, 2000; Cherwitz, 2005) Quá trình quốc tế hóa giáo dục
đại học đã mang lại cả cơ hội và thách thức cho trường đại học trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và khu vực (Altbach, Reisberg và Rumbley, 2009; Kehm va de Wit, 2005; Knight, 2008; Maringe va Foskett, 2010; Scott, 1998; Teichler, 2004)
Vai trò của trường đại học trong hệ thống ĐMST quốc gia được đề cập tới
trong lý thuyết của OECD (1999), Metcalfe (1995) trong đó nhắn mạnh mối quan hệ
tương hỗ giữa khu vực công và khu vực tư với mục tiêu khởi tạo, nhập khẩu, cải biến
và truyền bá tri thức và công nghệ Lý thuyết của Boucher và cộng sự (2003), Benneworth va cộng sự (2007) nhận thấy doanh nghiệp gặt hái được nhiều lợi ích từ
hoạt động HTQT với trường đại học, do doanh nghiệp là đối tác tài trợ trực tiếp cho
phòng nghiên cứu hay dự án nghiên cứu Lundvall và cộng sự (2002) coi trường đại
học là nhà cung cấp tri thức, tham gia trực tiếp vào hệ thống ĐMST quốc gia Urayaa (2010) cho rằng trường đại học nên phát huy vai trò quyết định trong hệ thống ĐMST
quốc gia
1.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của
trường đại học
Các nghiên cứu thực nghiệm vẻ hoạt động HTQT của trường đại học cũng đa dạng và được nghiên cứu ở nhiều nhóm nước khác nhau, theo các loại hình hợp tác
Trang 31kết luận chung hoạt động HTQT về KHCN (¡) là nhân tố góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu; (ii) có mối quan hệ cùng chiều với năng suất lao động và khả năng sáng
tạo của nhà nghiên cứu; (iii) các chính sách Chính phủ có tác động tích cực khuyến khích HTQT (Bảng 1.1),
Bang 1.1: Các nghiên cứu thực nghiệm hoạt động HTQT về KHCN
của trường đại học trên thế giới Tác giả Phạm vĩ Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Các nước phát triên
Bozeman, B, & [451 nhà nghiên | Ly do tai sao các nhà nghiên cứu hợp tác với nhau được
Corley,E,2004 | cứu thuộc trung | thiết kế trên Câu hỏi liên quan tới động cơ thang đo 13 -
tâm nghiên cứu | Linkert type statement Nữ giới có xu hướng hợp tác với
của Mỹ nhau theo tỷ lệ cao hơn so với nhóm hợp tác nữ gỉ nam giới Những thành viên trong nhóm có xu hướng,
tục với nhau Bài vi
hợp tác uất giải pháp cho nhà hoạch định chính sách nên chú ý tới động cơ HTQT
vì kết quả HTQT có nhiễu giải thưởng và thù lao kinh tế
Payumo và cộng | 5 trường đại học | Tác giả sử dụng mô hình nhị phân phân tích ảnh hưởng sự (2017) Mỹ giai đoạn | trực tiếp của cá nhân nhà nghiên cứu lên hoạt động 2008 - 2012 HTQT với 17 tham số đầu vào và đầu ra Các khoa chuyên ngành tham gia tích cực vào hoạt động HTQT
minh chứng cho lợi ích đạt được như tham gia mạng lưới
đối tác quốc tế, thúc đẩy ảnh hưởng tiềm năng từ hoạt
đông nghiên cứu
Aldieri và cộng sự | 45 trường đại học | Nguồn dữ liệu phân tích lầy từ SCOPUS và sử dụng số (2017) Pháp, 50 trường | lượng bài công bó, chỉ số trích dẫn đại diện cho số lượng
đại học Đức, 40 | và chất lượng hoạt động HTQT Tác giả sử dụng phương trường đại học Ý, | pháp OLS biến IM cho thấy trì thức sản
27 trường đại học | sinh giữa các nhà khoa học là yếu tố quyết định hàng đầu
Nga giai đoạn | cải thiện chất lượng bài nghiên cứu Do đó, các trường 1996 -2015 đại học Nga, Ý nên cải thiện mối quan hệ hợp tác với các đối tác để nâng cao năng lực nghiên cứu và xếp hạng trường đại học
Trang 32Ban Nha), 2000 - 2004 đối tác HTỌT của Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Ÿ Các nha è phương pháp nghiên nghiên cứu phát triển tằm nhìn cứu khi đồng công bố bài viết với các tác giả ở nước nói tiếng Anh Kodama và cộng
sự (2013) 4 trường đại học Nhật Bản Mục đích nghiên cứu sẽ đồng góp vào việc phát triển phương pháp quản lý hệ thống cho hoạt động nghiên cứu da ngành ở các trường đại học Tác giả sử dụng phương
trích dẫn
pháp định lượng ấn phẩm khoa học với chỉ
đồng công bé quốc tế để đánh giá năng lực nghiên cứu
và đặc tính nghỉ
cứu đa ngành Mức độ nghiên cứu đa ngành và HTQT là hai nhân tố nâng cao năng suất lao đông Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu và quản lý hoạt động nghiên cứu có vai trò hỗ trợ chiến lược hợp tác giữa các trường, Abramo và cộng sự (2011) 'ác nhà khoa học thuộc đại học Halia giai đoạn 2001 - 2005 Nếu coi đi
\g công bo là biển đại điện đo lường cho hoạt đông HTQT, thì năng suất nghiên cứu và chất lượng sản
nức
phẩm nghiên cứu sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với đô hợp tác giữa các nha khoa học
De Filippo và
công sự (2014) 81 trường đại học công lập và tư thục của Tây Ban Nha giải đoạn
2002 - 2011
Bài báo nghiên cứu số lượng ân phâm được công bồ trên Web of Science, tp trung vào 6 lĩnh vực Kết quả nghiên
cứu cho thấy công bố đồng tác giả từ hoạt động HTQT
về KHCN trở thành xu hướng nổi bật của hệ thống, trường đại học Tây Ban Nha thay vì công bố đồng tác giả trong một tổ chức trước đây
Elhorst và Zigova
(2014) Áo, Đức, Thụy S
Hoạt động HTQT về KHCN giúp các nhà khoa học tiếp cận tri thức ở phạm vi rộng hơn và có độ sâu nghiên cứu hơn so với hợp tác trong nước Niềm tin, lợi ích công
bằng giữa hai bên và cam kết rõ ràng là những nhân tố
quyét định hợp tác thành công Kênh liên lạc thông tin là
công cụ cần thiết hỗ trợ hoạt động HTQT khi các đối tác
ở vi trí địa lý xa nhau Kết quả cho thấy, năng suất lao
động tăng khi hoạt động HTQT về KHCN diễn ra trên quy mô lớn C nước đang phát triển Wang va cong su (2010) Trường đại học
quốc gia Đài “Tác giả sử dụng chỉ số trích dẫn và chỉ số h đánh giá hoạt
động HTQT về KHCN giữa hai trường đại học với nguồn
Trang 33Loan và trường đại học Bắc King 2000 - 2009 dữ liệu từ chỉ số trích dẫn khoa học mở rộng (SC]), chỉ
số khoa học xã hội (SSCI) và chỉ số nghệ thuật và con người (A&HCD) Tác giả cũng phân tích mô hình và thể chế hợp tác giữa hai trường đại học, từ hoạt động hợp tác
quốc tế, tới hợp tác giữa hai trường Chen và cộng sự (2016) Các trường đại học Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và dịch vụ sức khỏe (như ung thu, HIV, lao phổi, dân số gia)
'Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng ân phẩm
khoa học (Scientometrics) để nghiên cứu tốc độ tăng trưởng và phát triển của đồng công bố kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy đồng tác giả trong lĩnh inh HTQT inh nghién ‘vue khoa hoc và dich vụ sức khỏe là một loại
có tốc độ tăng trưởng nhanh so với các loại
cứu khác, cả về số lượng tác giả, cơ sở nghiên cứu và các quốc gia tham gia HTQT Hoạt động HTQT về KHCN của cá nhân nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng gia tăng,
và duy trì mối quan hệ thường xuyên hơn Moonel và Crispeels (2018) “Chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học Trung Quốc, Mỹ, châu Âu
"Tác giả chia hoạt động chuyền giao công nghệ giữa các trường đại học thành 3 nhóm: trường đại học đóng vai
trò là nhà cung cấp/ ngườ nhận chuyển giao; trường
đại học là kênh chuyển giao công nghệ, trường đại học
liên doanh với các công ty quốc tế Trường đại học cần nhận biết sự khác biệt về động cơ (mục tiêu kinh tế), cơ cấu tổ chức (các bên tham gia), mức độ thương mại hóa đổi mới sáng tạo Tác giả cũng nhắn mạnh vai trò của
Chin phủ vì những cam kết hợp tác chính thức sẽ giảm chỉ phí hành chính Isiordia - Lachica và cộng sự (2015) Đại học Sonora, Mexico 2000 - 2009 Công bỗ đồng tác giả quốc tế có tỷ lệ trích dẫn cao hơn so với đồng tác giả trong nước Zdravkovic va công sự (2016) 5 trường đại học Bostwana, Zambia, Zimbabwe giai đoạn 1995 - 2014 trong lĩnh vực toán học, vật lý
học, hóa học Các tác giả sử đụng phương pháp phỏng vẫn 105 nhà khoa học thuộc 5 trường đại học và theo dõi
192 nhà khoa học đồng công bố 623 bài viết trên danh ố lượng
mục tap chi thude Web of Science Cac nguồn tải chính pl trọng giúp tăng hiệu suất lao động và tăng s trợ từ các nước phát trị Ác đóng vai trò quan lượng công
bố đồng tác giả quốc tế Hoạt động HTQT diễn ra theo
mô hình thể chế, đánh giá vai trò các nhà khoa học như
Trang 34nhau trong mô hình hợp tác, không phân biệt nước phát
triển hay đang phát triển Những chính sách hỗ trợ hoạt đông HTQT hay hợp tác trong nước đều có giá trị thúc
đẩy di chuyển thể nhân của các nhà khoa học, hình thành
và tăng cường mạng lưới kết nối, là nhân tố góp phần
nâng cao năng lực nghiên cứu của các trường đại học ‘Nam Phi Nhóm nước kém phát triển Dakik va cộng sự (2006) America, Beirut Khoa y, đại học
Hoạt động HTQT về KHCN làm tăng số lượng kết quả
nghiên cứu so với hợp tác trong nước
1996 - 2001
‘Akakvaelwa và | Dai hoc Zambia, | Mohinh HTQT tuan thủ theo phân phối Lotka Số lượng công sự (2009) |2002-2007 nhà nghiên cứu tham gia hợp tác có ảnh hưởng tích cực
tới khả năng sáng tạo của từng cá nhân ‘Menon va cong sự (2013) Đại học Zambia và một số trường đại học Anh, Mỹ, NaUy Hoạt động HTỌT về KHCN là cách tốt nhất để phát triện
năng lực trường đại học và chất lượng giáo dục ở các
nước đang phát triển Tác giả sử dụng mô hình SWOT phân tích hoạt động HTỌT và nhận thấy các nhà khoa
học có tầm nhìn rộng mở hơn và chất lượng bài nghiên
cứu tốt hơn Bài viết nhắn mạnh những lợi ích có từ HTQT chỉ thực sự có ích khi ma hoạt động HTỌT thành công Murithi và công sự (2018) 4 trường đại học công Kenia trong 6 ngành khoa học
Ngân sách Chính phủ dành cho trường đại học chiếm 30% chỉ tiêu của trường, do đó, các trường phải tự tìm nguồn tải chính cho hoạt động nghiên cứu Những nhà khoa học được đảo tạo từ các nước phát triển tích cực
'tham gia hợp tác và có nhiều công trình công bồ hơn so
với những nhà khoa học đào tạo trong nước Việt Nam Nguyen và công sự (2016) Dữ liệu chung cho các nhà khoa học Việt Nam (bao gồm các trường
đại học) Bài viết tông hợp nhất của sử dụng dữ liệu của Thomson
Reuters Web of Science giai doan 2001 - 2015 dé phan tích hoạt động HTQT theo các tiêu chí: ngành khoa học,
đối tác Trong đó, 60% bài viết đăng tải trên ISI đồng công bố với tác giả nước ngoài Mỹ và Nhật Bản là hai
đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
Trang 35'Vuong và cộng sự | Dữ liệu chung cho ] Sir dung dir ligu Scopus giai đoạn 2008 - 2017 chi ra
(2017) các nhà khoa học | công bố quốc tế hầu như là đồng tác giả, va ít tác giả Việt Việt Nam (bao | Nam có tên đứng đầu trong bài viết Tác giả cũng kết gồm các trường | luận hoạt động HTQT về KHCN góp phần nâng cao chất đại học) lượng kết quả nghiên cứu cũng như số lượng bài viết
Kalawong (2016) | Đại học Quốc gia | Tác giả chú trọng tới khó khăn như: chính sách và mục
và đại học Cần | tiêu hợp tác, kế hoạch hành động, cơ chế trường đại học
Thơ và khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo Kết quả
nghiên cứu nhấn mạnh mục tiêu hợp tác cụ thể sẽ giúp giảng viên và sinh viên nhận thức tốt hơn về hoạt động giúp hợp tác Đồng thời cải thiện khả năng ngôn ngữ s ích cho hoạt động hợp tác
(Nguôn: Tác giá tự tông hợp) 1.3 Khoảng trống nghiên cứu
'Vấn đề HTQT về KHCN nói chung và của các trường đại học nói riêng được
nhiều học giả trên thế giới quan tâm Một vài nghiên cứu về Việt Nam mới chỉ phân
tích thực trạng hoạt động HTQT về KHCN nói chung của Việt Nam, chứ chưa có một nghiên cứu nào phân tích hoạt động HTQT về KHCN theo phạm vi nghiên cứu là các
trường đại học Việt Nam Các tác giả đã sử dụng dựa trên số lượng bài báo quốc tế
theo dữ liệu công bố trên ISI (giai đoạn 2001 - 2015) và Scopus (giai đoạn 2008 -
2017) Hiện chưa có nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế liên quan tới HTQT về
KHCN của trường đại học
Luận án sẽ bỗ sung vào khoảng trồng nghiên cứu bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm của các trường đại học trên thế giới, cho thấy những biện pháp, hỗ trợ của
Chính phủ, sự chủ động của các trường đại học giúp cho hoạt động HTQT về KHCN
được thành công Từ kinh nghiệm quốc tế, thực trạng của các trường đại học Việt Nam, luận án đề xuất khuyến nghị chính sách giúp các trường đại học Việt Nam thực
Trang 36CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HỢP TAC QUOC TE VE KHOA HOC VA CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.1 Khái quát chung về trường đại học
2.1.1 Khái niệm trường đại học
Trường đại học (University) hay còn gọi là bậc học giáo dục cao (Higher Education) chwra bao giờ là lĩnh vực tinh trong xã hội Trong bối cảnh hiện nay, trường đại học luôn chịu áp lực thay đổi liên tục cho phủ hợp với các yêu cầu của quá trình
toàn cầu hóa và quốc tế hóa
Khái niệm về trường đại học có sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau
Teichler (2007, tr 11) đã đưa ra khái niệm về trường đại học mà được đa số học giả
tán thành: “trường đại học là nơi mà tri thức là giai đoạn được trang bị nhiều nhất của quá trình giáo dục trước khi bắt đầu sự nghiệp”
Khu vực EU thì coi “trường đại học là thể chế đa ngành, chịu trách nhiệm dạy học và nghiên cứu” (Teichler 2007, tr.15)
Luật Giáo dục đại học Việt Nam 2018 quy định: “Đại học là cơ sở giáo dục
đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cầu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng,
nhiệm vụ chung” Theo quy định của Luật Việt Nam, trường đại học, học viện gọi chung là trường đại học, là “cơ sở giáo dục dai học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành,
được cơ cầu tô chức theo quy định của Luật này”
2.1.2 Các phương thức sản xuất tri thức và hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học
và công nghệ của trường đại học
Phương thức sản xuất tri thức trong quá trình đổi mới sáng tạo được nhìn nhận
với sự tham gia của các chủ thể ở tầm vĩ mô (nền kinh tế, thị trường), chủ thê trung
gian trong nên kinh tế (trường đại học, ngành công nghiệp, các hãng sản xuất), và ở
góc độ vi mô (nhóm, cá nhân nhà nghiên cứu) Phương thức sản xuất tri thức cũng được nhìn nhận theo quá trình và phạm vi sản xuất, từ tri thức đơn ngành, cấu trúc tổ chức của chủ thể tham gia, hoạt động nghiên cứu và phát triển, chính sách khoa học
Trang 37thống đổi mới sáng tạo và hướng tới sự thành công khi đổi mới sáng tạo phải đáp ứng
được nhu cầu chia sẻ và ứng dụng tri thức
2.1.2.1 Phương thức sản xuất trí thức loại l
Theo quan điểm truyền thống, phương thức sản xuất tri thức loại 1 còn gọi là
nghiên cứu đơn ngành (disciplinary strueture of knowledge) có đặc điểm:
- Tri thức gắn với khái niệm khoa học và nhà khoa học Trường đại học trở
thành chủ thể sản xuất tri thức chính thống, có tính ôn định cao
~ Kết quả mang cả tính lý thuyết và ứng dụng, giải quyết vấn đề học thuật trong một lĩnh vực cụ thê Kết quả nghiên cứu thường là các bài báo, hội thảo khoa học chuyên ngành quốc tế, là tiền đề cho cách thức sản xuất tri thức 2 (Gibbons và cộng
sự, 1998)
2.1.2.2 Phương thức sản xuất trí thức loại 2
Phương thức sản xuất trí thức thứ 2 - nghiền cứu đa ngành (Transciplinary structure of knowledge) tạo ra cách thức sản xuất tri thức mới và đưa ra giải pháp tổng hợp cuối cùng, khác xa so với nghiên cứu đơn ngành với các đặc điểm:
- Tri thức được hiểu theo nghĩa rộng hơn và chủ thể tham gia cũng đa dạng
hơn trên quy mô quốc gia và quốc tế
- Phương thức sản xuất trỉ thức loại 2 có tính linh hoạt khi các nhà nghiên cứu có thể chuyển từ nhóm nghiên cứu này sang nhóm khác với những nhà nghiên cứu
khác, tích hợp kết quả nghiên cứu cho các vấn đề khác nhau
~ Nghiên cứu đa ngành phát triển phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết nghiên cứu riêng và thậm chí không đi theo cách thức mà nghiên cứu đơn ngành đang
thực hiện Tri thức được sản xuất liên tục đề ứng dụng trong đời sống, theo quan hệ
cung - cầu của xã hội
- Hệ thống đánh giá và tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu đa ngành sé rong
hơn so với nghiên cứu đơn ngành Ngoài tiêu chí học thuật, kết quả nghiên cứu đa
ngành còn phải được ứng dụng gắn với mục đích về kinh tế, chính trị, xã hội Kết quả
nghiên cứu đa ngành phải trả lời câu hỏi: “giải pháp tìm ra có khả năng cạnh tranh trên thị trường, chỉ phí có hiệu quả, có được xã hội công nhận không?”
Trang 38Phương thức sản xuất tri thức loại 3 là một hệ thống khởi tao, lan toa, str dung tri thức đa chủ thể tham gia, đa phương thức, đa cấp độ từ: (¡) khái quát hóa khái niệm, thiết kế, quản lý kho tri thức (knowledge stock) và dòng chu chuyển tr thức (knowledge flows) trong hệ thống tri thức thực và hệ thống tri thức ảo (real và
virture); va (ii) cách thức hỗ trợ quá trình khởi tạo, lan tỏa, chia sẻ, hap thu, sử dụng
tài sản tri thức Phương thức sản xuất tri thức loại 3 dựa trên những thay đổi về kinh
tế, xã hội, chính trị, công nghệ, văn hóa và các điều kiện khác góp phần hình thành sự ra đời của xã hội, nền kinh tế tri thức toàn cầu (Carayannis và Campbell, 2009)
Hình 2.1 sơ đồ hóa ba phương thức sản xuất tri thức và hoạt động HTQT về KHCN của trường đại học Nếu như phương thức sản xuất tri thức đơn ngành với các ý tưởng sáng tạo hầu như chỉ xuất phát đơn lẻ ở tầm vi mô trường đại học hoặc trong,
doanh nghiệp thì phương thức sản xuất trí thức đa ngành đòi hỏi trường đại học tham gia hợp tác nghiên cứu ứng dụng với doanh nghiệp và hoạt động trong chuỗi tri thức chùm cũng như mạng lưới đổi mới sáng tạo Trong phương thức sản xuất tri thức loại
3, trường đại học phải thể hiện vai trò sáng tạo của mình trong hệ thống sản xuất tri
thức vĩ mô Với phương thức sản xuất tri thức loại 2 và 3, trường đại học phải thay
đổi cấu trúc, tô chức, hợp tác với các khu vực khác, tham gia vào quá trình sản xuất trí thức toàn cầu Mode 3- Tầm vĩ mơ Mơ hình Tồn cầu Quadruple helix “Toàn cầu/ Trong nước
Mode 2- Thay đồi Chuỗi tri Mạng lưới || Trường cấu trúc, tổ chức thức chim ĐMST đại học Mode I- Tầm vi mô \ "Trường đại học Doanh nghiệp | | Trong nước
(Nguôn: Carayannis và Campbell, 2009)
Trang 392.2 Khái niệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học
3.2.1 Khái niệm hợp tác q
3.2.2.1 Khái niệm HTỌT về KHCN theo cách tiếp cận mối quan hệ
Các tô chức quốc tế là người đi tiên phong theo quan điểm HTQT về KHCN
tế về khoa học và công nghệ của trường đại học
là mối quan hệ Theo quan điểm của nhóm chuyên gia tư vấn thuộc Ủy ban chau Au, HTQT về KHCN gắn với quá trình quốc tế hóa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo: “Hoạt động HTOT về KHCN bao gôm các thỏa thuận chính thức và phi chính thức, liên quan tới việc chuyển giao trì thức dựa trên sự tham gia của các chủ thể nghiên cứu KHCN đến từ các tổ chức nghề nghiệp độc lập nhau” (EU 2012, tr.19)
HTQT về KHCN được hiểu theo hai lĩnh vực/mức độ:
~ Các hoạt động với mục đích khởi tạo tri thức và đổi mới sáng tạo:
(0) Do các hoạt động hợp tác, phối hợp quốc tế; các hoạt động liên quan tới dòng vốn đầu tư vào và ra khỏi một quốc gia; các hoạt động chuyên giao tri thức, sử dụng và chia sẻ chỉ phí liên quan tới dữ liệu và cơ sở hạ tằng trên quy mô quốc tế
(ii) Do các nhà nghiên cứu thuộc khu vực công hoặc tư; các tổ chức công; các tổ chức dân sự và các công ty
~ Khung chính sách, chính sách và các nguồn lực hỗ trợ: gồm hỗ trợ hoạt động
hợp tác, hội nhập chính sách; giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình hợp tác;
tiến tới xóa bỏ các hàng rào, tạo thuận lợi cho quá trình quốc tế hóa
Cùng quan điểm HTQT về KHCN là mối quan hệ, các chuyên gia tư vấn thuộc
nhóm Technopolis (EU) trong khuôn khổ các nước châu Âu Boekholt, Edler, Cunningham, Flanagan (2009) đưa ra khái niệm HTQT về KHCN theo nghĩa rộng và
Trang 40Bang 2.1: Khai igm HTQT vé KHCN theo nghia rong va nghia hep “Tiêu chí Nghia rong Nghĩa hẹp của quốc gia trước các đối thủ mới nổi - Hỗ trợ các nước kém phát triển xây dựng năng lực KHCN
- Giải quyết các vấn đề toàn cầu - Thiết lập mối quan hệ ngoại giao
hòa bình ổn định và đảm bảo an ninh
trên bình diện quốc tế
Động cơ _ | Hoạt động HTQT về KHCN được | Xuất phát từ cộng đông các nha
coi là công cụ để tiếp cận các chính | khoa học
sách kinh tế đối ngoại khác
Mục tiêu | - Tăng cường năng lực cạnh tranh | - Xây dựng năng lực về KHCN của cá nhân và tổ chức
- Tiếp cận nguồn tri thức hiện
đại từ nước ngoài và thu hút nhân tài vào trong nước - Khắc phục khó khăn về nguồn lực để cải thiện chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của quốc gia (Nguồn: Elder và cộng sự, 2009)
2.2.2.2 Khái niệm HTQT về KHCN theo cách tiếp cận quá trình
Bozeman (2014, tr 2) cho rằng “hoại động HTỌT về KHCN là một quá trình xã hội qua đó con người tận dụng lợi thế từ kinh nghiệm, trì thức và kỳ năng xã hội
để đạt được mục tiêu sản xuất trì thức, bao gầm tri thức đi kèm theo công nghệ” Bozeman đã phát triển lý thuyết của Dietz và cộng sự (2001) nhắn mạnh nguồn lực
xã hội (mối quan hệ, mạng lưới hoạt động) với nguồn lực con người (khả năng của
nhà khoa học qua quá trình giáo dục và đảo tạo) trong quá trình hợp tác Khái niệm
của Bozeman cần chú ý tới các vấn đề:
- HTQT về KHCN phải là nơi tập trung các tài năng để sáng tạo trí thức và
mang lại sản phâm tri thức xác định được như là bài báo, bằng sáng chế, mà quan trọng hơn là phát triển công nghệ, phần mềm, đăng ký bản quyên