1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển thị trường tài chính xanh kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam

71 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển thị trường tài chính xanh: Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam
Tác giả Trần Thị Lan Hương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Vân Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 361,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH XANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH XANH ..........................................................................................................5 1.1 Cơ sở lý luận về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính (11)
    • 1.1.1 Cơ sở lý luận về thị trường tài chính (11)
    • 1.1.2 Cơ sở lý luận về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính xanh (13)
    • 1.2 Tổng quan nghiên cứu về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính ..................................................................................................13 .1 Tổng (19)
  • CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH XANH ................................................................................................17 2.1 (22)
    • 2.4 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường tài chính xanh từ Hoa Kỳ, liên minh Châu Âu và Trung Quốc (38)
      • 2.4.1 Bài học kinh nghiệm về quy tắc phân loại ............................................34 2.4.2 Bài học kinh nghiệm về việc công bố thông tin ....................................35 2.4.3 Bài học kinh nghiệm về việc phát triển các biện pháp cụ thể theo ngành và theo sản phẩm (39)
      • 2.4.4 Bài học kinh nghiệm về các chính sách khuyến khích tài chính bền vững (41)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM...................................................................42 3.1 Thực trạng xây dựng và phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt (45)
    • 3.1.3 Đánh giá thực trạng việc phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt (51)
    • 3.1.4 Điều kiện áp dụng cho Việt Nam từ bài học kinh nghiệm quốc tế (54)
    • 3.2 Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu (0)
      • 3.2.2 Khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao công tác tổ chức và quản lý thị trường trái phiếu xanh (58)
      • 3.2.3 Khuyến nghị giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường (58)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)

Nội dung

GSFO UN Global Sustainable Finance ObservatoryĐài quan sát tài chính bền vững toàncầu của Liên hợp quốcReporting StandardsChuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tếMarket AssociationHiệp hội Th

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH XANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH XANH 5 1.1 Cơ sở lý luận về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính

Cơ sở lý luận về thị trường tài chính

1.1.1.1 Khái niệm về thị trường tài chính

Thị trường tài chính (TTTC) đóng vai trò thiết yếu trong việc kết nối những người có nguồn vốn dư thừa (người tiết kiệm) với những người cần vốn (người chi tiêu) (Mishkin và Eakins, 2019) Theo đó, đối tượng của TTTC là quyền sử dụng các nguồn tài chính, mà chủ thể là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên TTTC

Như vậy, TTTC được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định

1.1.1.2 Phân loại thị trường tài chính

Theo phương thức huy động nguồn tài chính:

Thị trường nợ là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán nợ, hay còn gọi là obligatours với thời hạn khác nhau, bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Đặc điểm chính của chứng khoán nợ là người phát hành (người đi vay) có nghĩa vụ trả cho người cho vay một khoản tiền cố định vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Thị trường vốn cổ phần là sàn giao dịch mua bán các loại chứng khoán vốn Chứng khoán vốn là công cụ tài chính cho phép người phát hành huy động nhà đầu tư cùng hợp tác góp vốn kinh doanh.

Theo sự luân chuyển các nguồn tài chính:

- Thị trường sơ cấp: Thị trường mua bán lần đầu các công cụ được phát hành (là thị trường phát hành các công cụ tài chính) Đây là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho nhà phát hành Tại thị trường sơ cấp, nhà phát hành nhiều khả năng sẽ giới hạn thành viên tham gia bởi vì họ không muốn chia lẻ quyền sở hữu của các chứng khoán này nên chủ yếu là bán cho người lao động trong công ty và các đối tác chiến lược, một phần nữa là giữ lại cho chính bản thân doanh nghiệp Giá ban đầu

6 thường không do thị trường quy định, mà do thỏa thuận của người mua và người bán đã được xác định giá từ trước

- Thị trường thứ cấp: Thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Giá do thị trường quy định và không giới hạn thành viên tham gia

Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính:

- Thị trường tiền tệ: là một bộ phận của TTTC được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm), mà trong đó hàng hóa chủ yếu là các chứng khoán nợ ngắn hạn, có tính thanh khoản cao và ít rủi ro Chủ thể tham gia thị trường tiền tệ là ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân, trong đó hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng

- Thị trường vốn: là một bộ phận của TTTC được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính dài hạn Công cụ của thị trường vốn là các khoản vay hay các chứng khoán có thời hạn trên một năm, mang tính thanh khoản thấp và nhiều rủi ro hơn tài sản tài chính trên thị trường tiền tệ

1.1.1.3 Các tài sản tài chính

Tài sản tài chính là các công cụ mà thông qua nó nguồn tài chính được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác Tại thị trường tiền tệ, sản phẩm tài chính chủ yếu là các chứng khoán ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm Các hàng hóa chủ yếu của thị trường này bao gồm:

❖ Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill)

❖ Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (Negotiable Bank Certificate of Deposit)

❖ Chấp phiếu của ngân hàng (Banker’s Acceptance)

❖ Các hợp đồng mua lại (Repo)

❖ Tín phiếu ngân hàng trung ương (Central Bank Bill)

❖ Đô la Châu Âu (Euro dollars)

Tại thị trường vốn, tài sản tài chính có kỳ hạn dài hơn một năm với rủi ro và lợi nhuận cao hơn so với thị trường tiền tệ Các hàng hóa chủ yếu trên thị trường vốn bao gồm trái phiếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay và đầu tư.

❖ Các CK phái sinh (Derivative Documents)

Cơ sở lý luận về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính xanh

1.1.2.1 Cơ sở lý luận về tài chính xanh và thị trường tài chính xanh Tài chính xanh là thuật ngữ gắn liền với xu hướng phát triển bền vững đang nổi lên hiện nay Những sáng kiến ban đầu về tài chính xanh có thể bắt nguồn từ các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng như "The Economics of Climate Change: The Stern Review" của Nicholas Stern (2006), trong đó đề cập tới tài chính là một trong những khía cạnh mà tất cả các nước phải chú ý nếu muốn hoàn thiện việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu Nền tảng lý thuyết của tài chính xanh nằm trong khuôn khổ ESG, nhấn mạnh việc xem xét các tác động môi trường và xã hội, cũng như thực tiễn quản trị trong các quyết định đầu tư Fulton và cộng sự (2012) cho rằng việc tích hợp các yếu tố ESG giúp tăng cường quản lý rủi ro và góp phần nâng cao hiệu quả tài chính dài hạn Khuôn khổ này đã ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính, các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư trên toàn cầu, định hình quỹ đạo của tài chính xanh Hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất trong định nghĩa tài chính xanh và các định nghĩa cũng khác xa nhau khá đáng kể Theo Hửhne và cộng sự (2012), tài chớnh xanh là một thuật ngữ rộng đề cập đến dũng tài chính đầu tư vào các dự án và sáng kiến phát triển bền vững, các sản phẩm môi trường và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế bền vững Tuy nhiên, tài chính xanh là lăng kính rộng hơn cả định nghĩa đầu tư xanh bởi vì nó bao gồm cả các khoản chi phí để triển khai, chuẩn bị cho việc đầu tư này (Zadek và Flynn, 2014) Hầu hết các định nghĩa về đầu tư xanh không chỉ ra những chi phí này, nhưng mà thực tế, các khoản này không chỉ quan trọng mà còn đặt ra thách thức về mặt tài chính rõ rệt cho doanh nghiệp

Tài chính xanh là hoạt động nhằm tăng mức độ dòng tài chính (từ ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm và đầu tư) từ khu vực công, tư nhân và phi lợi nhuận tới

8 việc ưu tiên phát triển bền vững (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP). Đối với ngành ngân hàng, tài chính xanh là được định nghĩa là các sản phẩm và dịch vụ tài chính được cung cấp để thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm với môi trường và khuyến khích công nghệ, ngành công nghiệp và doanh nghiệp có lượng phát thải carbon thấp (Công ty PWC, 2013)

Dựa trên khái niệm về thị trường tài chính và khái niệm tài chính xanh, tác giả rút ra định nghĩa về thị trường tài chính xanh như sau: Thị trường tài chính xanh là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính đầu tư vào các dự án và sáng kiến phát triển bền vững, các sản phẩm môi trường và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế bền vững

1.1.2.2 Cơ sở lý luận về phát triển thị trường tài chính xanh

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu đã thu hút được sự quan tâm chung của các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu Các chính phủ tham gia hội nghị các bên (COP), được tổ chức hàng năm,với các kế hoạch và chương trình nghị sự khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề môi trường đang leo thang Hội nghị Paris 2015 về biến đổi khí hậu (COP-21) là một bước ngoặt trong nỗ lực của cộng đồng toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu.Tại hội nghị, tất cả các quốc gia ký kết đều hứa sẽ giữ nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C -2°C Tuy nhiên, bất chấp cam kết của các chính phủ, nhiệt độ toàn cầu vẫn vượt ngưỡng 2°C Một thực tế đáng báo động là, theo dự đoán, con số này sẽ tăng lên 3°C vào cuối năm 2050, gây áp lực to lớn lên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và làm tăng khả năng xảy ra thiên tai (Zoundi, 2017)

Việc chuyển đổi sang “nền kinh tế xanh” có thể là một giải pháp tối ưu để đạt được các mục tiêu COP-26 Nhưng quá trình chuyển đổi này không thực hiện được nếu không có đủ nguồn tài chính và các công cụ tài chính cần thiết (Naqvi, Rizvi, Hasnaoui,

& Shao, 2022; Rizvi, Naqvi, Mirza, & Umar, 2022) Vì vậy, phát triển thị trường tài chính xanh là việc cung cấp một lượng tài chính thích hợp để thiết lập các dự án thân thiện với môi trường và việc phát triển thị trường thứ cấp cho các sản phẩm tài chính xanh

Thị trường tài chính xanh bao gồm nhiều công cụ và nguồn tài trợ tài chính, chẳng hạn như quỹ đầu tư công, vốn mạo hiểm, nhà đầu tư hạt giống (business

9 angels), tài trợ dự án, vốn cổ phần, vốn nợ, quỹ hưu trí và trái phiếu cơ sở hạ tầng xanh (Falcon và Sica, 2019) Đặc điểm chung của tất cả các công cụ tài chính xanh là chúng đưa ra quyết định đầu tư và cho vay dựa trên sàng lọc môi trường và đánh giá rủi ro nhằm mục đích đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững về môi trường (Volz và cộng sự, 2015) Nói cách khác, đầu tư xanh tính đến các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ra quyết định đầu tư và cho vay, sau giám sát và quá trình quản trị rủi ro (Công ty tư vấn PWC, 2013) Vì vậy, các nhà đầu tư nên tăng cường đầu tư xanh vì nhiều lý do, bao gồm các lý do như cân nhắc về đạo đức, hồ sơ tài chính thuận lợi, tuân thủ các ràng buộc pháp lý hoặc quy định và cải thiện danh tiếng của nhà đầu tư (Della Croce và cộng sự, 2011) Các sản phẩm trên thị trường tài chính xanh phổ biến nhất phải kể đến những sản phẩm sau:

Các sản phẩm tài chính xanh trong thị trường tiền tệ

Kỳ phiếu xanh (Green promissory note - GPN)

Kỳ phiếu xanh là một loại trái phiếu ngắn hạn (thường từ 1 đến 5 năm) được sử dụng để tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường và xã hội Giống như kỳ phiếu thông thường, kỳ phiếu xanh là cam kết trả nợ của doanh nghiệp cho nhà đầu tư vào một ngày cụ thể trong tương lai, cùng với lãi suất xác định trước Tuy nhiên, GPN được sử dụng để tài trợ cho các dự án cụ thể có lợi ích cho môi trường hoặc xã hội, ví dụ như: năng lượng tái tạo, hiệu quả sử dụng năng lượng, giao thông xanh, nông nghiệp bền vững, giáo dục và y tế

Các sản phẩm tài chính xanh trong thị trường vốn

Trái phiếu xanh (Green bonds - GB)

Năm 2007, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) lần đầu tiên giới thiệu trái phiếu xanh vào năm 2007 và sau đó là Ngân hàng Thế giới vào năm 2008 Ngay sau đó, TPX đã trở thành một công cụ nổi bật để tài trợ cho các sáng kiến thân thiện với môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu Giải thích cho hiện tượng này, một số nghiên cứu cho rằng TPX là một tín hiệu đáng tin cậy về cam kết của công ty đối với môi trường Các tín hiệu như vậy được coi là đáng giá bởi vì các nhà đầu tư trên thị trường thường thiếu thông tin về các dự án xanh và cải thiện môi trường của doanh nghiệp (Lyon và Maxwell, 2011; Lyon và Montgomery, 2015) Trái phiếu xanh là chứng khoán có thu nhập cố định mà số tiền thu được sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự

10 án xanh đủ điều kiện mới hoặc hiện có, ví dụ: các dự án chống ô nhiễm, biến đổi khí hậu hoặc suy giảm đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên (Ehlers và Packer, 2017; BIS, 2019) Chúng được hỗ trợ bằng tài sản hoặc liên kết với tài sản cơ sở và các tổ chức phát hành phải khai báo các dự án xanh đủ điều kiện nhận vốn khi phát hành. Trong đó, phổ biến nhất là trái phiếu xanh có thời hạn trung hạn từ 1 đến 5 năm, chiếm tới 45,35% tổng trái phiếu xanh toàn cầu (S&P Dow Jones Indices LLC, 2022)

Tuy nhiên, hình thức phát hành TPX còn có thể là một hình thức “tẩy xanh” trá hình (greenwashing), tức là các công ty đưa ra những tuyên bố vô căn cứ hoặc gây nhầm lẫn về cam kết môi trường của mình (Flammer, 2021) Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ phát hành TPX nhưng không đưa ra bất kỳ hành động thực tiễn nào để hoàn thiện cam kết cải thiện môi trường Mối lo ngại về vấn nạn tẩy xanh bắt nguồn từ việc thiếu cơ chế quản lý công đối với trái phiếu xanh của doanh nghiệp Thay vào đó, thị trường tài chính xanh hoạt động dựa vào cơ chế quản trị tư nhân, một cơ chế không có tính bắt buộc như các quy định công (Park, 2018)

Khoản vay xanh (Green loans - GL)

Tương tự như trái phiếu xanh, khoản vay xanh là khoản cho vay/đầu tư của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không có carbon thông qua các dự án có trách nhiệm với môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Gilchrist và cộng sự, 2021) Việc bắt đầu cho vay xanh bắt đầu từ năm 2005 Một số ngân hàng lớn của Mỹ, như Wells Fargo và Bank of America, bắt đầu dành nguồn lực hướng tới phát triển bền vững vào thời điểm đó Kể từ đó, nhu cầu sử dụng các tài sản tài chính xanh đã tăng theo cấp số nhân (Zhou và cộng sự, 2020) Vì hầu hết các cơ quan quản lý không bắt buộc ngân hàng công bố hoạt động cho vay xanh thì khó có con số chính xác về quy mô thị trường cho vay xanh Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách tín dụng xanh các ngân hàng thương mại và nhà nước được ủy quyền công bố chính sách tín dụng xanh của họ từ năm 2007

Tín dụng xanh tương tự như trái phiếu xanh ở chỗ huy động vốn cho các dự án xanh đủ điều kiện Tuy nhiên, tín dụng xanh có quy mô nhỏ hơn trái phiếu và được thực hiện trong phạm vi tư nhân Trái phiếu xanh thường có thể có khối lượng lớn hơn, chi phí giao dịch cao hơn và kỳ hạn dài hơn.

Tổng quan nghiên cứu về thị trường tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính 13 1 Tổng

1.2.1 Tổng quan nghiên cứu về thị trường tài chính xanh

Tài chính xanh là việc thu thập và sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường và mang lại lợi nhuận công bằng cho các nhà đầu tư hoặc người cho vay (Berensmann và Lindenberg, 2019; Ozili, 2021) Mục tiêu của tài chính xanh là tăng mức độ dòng tài chính từ các tổ chức tài chính đến các tác nhân kinh tế tham gia vào các dự án và hoạt động bảo vệ môi trường theo chiều hướng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (Lee và Baral, 2017; Force, 2015) Mục tiêu phát triển bền vững này có ảnh hưởng về mặt quốc gia và cả quốc tế Ở cấp quốc gia, nhiều nước như Canada, Nhật Bản, Mexico và Vương quốc Anh đã ban hành các tuyên bố chính sách nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác động tiêu cực của phát thải nhiên liệu

Hiệp định Paris là một hiệp ước quan trọng nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 hoặc 1,5 độ C Các nước trên thế giới và Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã đưa ra cam kết giảm phát thải khí nhà kính Để đạt được những mục tiêu này, cần phải huy động một lượng lớn tài chính được gọi là tài chính xanh.

Từ đó, thị trường tài chính xanh ra đời như một nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính xanh Muốn phát triển thị trường tài chính xanh thì phải có công cụ Một sản phẩm, dịch vụ hoặc công cụ tài chính “truyền thống” có thể trở thành “xanh” nếu sản phẩm, dịch vụ đó hoặc công cụ được sử dụng để gây quỹ sẽ được chi cho các khoản đầu tư, dự án hoặc hoạt động nhằm bảo vệ môi trường (Li và cộng sự, 2018) Chẳng hạn, một khoản vay được cấp với lãi suất thấp để trồng cây xanh ở một số cộng đồng, các khoản vay góp vốn để tài trợ cho các dự án xanh xuyên biên giới, các khoản vay thế chấp tài trợ năng lượng mặt trời và các sản phẩm cho vay mua ô tô không khí sạch

Công cụ xanh là công cụ được sử dụng để gây quỹ cho các dự án xanh Trên thực tế, có một số công cụ tài chính xanh phổ biển như sau: trái phiếu xanh, quỹ xanh có cấu trúc (Lindenberg, 2014; Sachs và cộng sự, 2019; Chang và cộng sự, 2019); công cụ thị trường carbon, quỹ xanh dựa vào cộng đồng (Sachs và cộng sự, 2019); chương trình trợ cấp trái phiếu xanh (Chang và cộng sự, 2019); quỹ khí hậu quốc tế (GFI, 2016); vốn mạo hiểm xanh và quỹ đầu tư mạo hiểm xanh (Randjelovic và cộng sự, 2003; Nassiry và Wheeler, 2011)

1.2.2 Tổng quan nghiên cứu về phát triển thị trường tài chính xanh Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thị trường tài chính xanh Chaum và cộng sự (2011) cho thấy hiệu quả của TCX phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm cả hiệu quả của dự án xanh, tính bền vững của khoản đầu tư được tài trợ và tính minh bạch của quá trình tạo ra quyết định Tuy nhiên, đầu tư

15 xanh thường mang 03 đặc điểm chung như sau Đầu tiên, hầu hết dự án đều chỉ tạo ra dòng tiền và lợi nhuận trong dài hạn, mặc dù cần có khoản trả trước tương đối lớn (Ticci và Gabbi, 2014) Thứ hai, các dự án này thường có rủi ro hoặc lợi nhuận kém hấp dẫn do sự non trẻ của ngành công nghiệp xanh; điều này càng làm tăng nhận thức của các nhà đầu tư về rủi ro liên quan đến sự phát triển trong tương lai của công nghệ và thị trường (Campiglio, 2016) Mặc dù một số công nghệ xanh đang phát triển nhanh chóng nhưng chúng vẫn đang ở giai đoạn đầu thâm nhập thị trường thâm nhập và điều này làm tăng đáng kể sự biến động của thị trường liên quan đến loại hình đầu tư này.

Ngoài ra, rủi ro cho nhà đầu tư sẽ tăng lên do sự biến dạng của thị trường do thời gian đáo hạn của công nghệ truyền thống phát thải carbon cao Thứ ba, sự lỏng lẻo trong khuôn pháp lý và chính sách cũng tạo thêm rủi ro cho nhà đầu tư (Ruppel và Luedemann, 2013) Tất cả những đặc điểm này góp phần đáng kể vào việc làm giảm sức hấp dẫn của đầu tư xanh đối với nhiều nhà đầu tư, tạo ra khoảng cách tài chính và làm giảm tổng số vốn khả dụng cho các dự án xanh, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (UNEP, 2015) Theo nghiên cứu của Chien và cộng sự (2021), liên quan đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, 24 rào cản tài chính và kinh tế đã được xác nhận ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển tài chính xanh và chi tiêu công ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nước phát triển Chúng được phân thành sáu tập lớn, bao gồm các rào cản tiếp thị, rào cản kinh tế, rào cản kỹ thuật, rào cản thông tin, rào cản chính trị và rào cản quản lý Trong đó, rào cản chính trị và rào cản kỹ thuật lần lượt là hai rào cản lớn nhất đối với tài chính xanh khu vực này Sự khan hiếm công nghệ và thiếu hụt một thị trường công nghệ xanh năng động là những trở ngại kinh tế (Pinget và cộng sự, 2015)

Trước đó, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập rằng một số quy định, chính sách của chính phủ sẽ gây cản trở cho việc tham gia đầu tư tài chính xanh của người dân Khi các chính phủ toàn quyền giám sát và quyết định việc đầu tư tài chính xanh thì có khả năng xảy ra tình trạng quan liêu quá mức (Falcone và Sica, 2018), hay còn gọi là sự lạm dụng quyền lực Ngoài ra, còn có khả năng phân bổ sai quỹ, theo đó chính phủ hoặc các cơ quan có liên quan phân bổ quỹ tài chính xanh và đi chệch hướng cho các mục đích khác nhau (Aller và cộng sự, 2018) Do đó, nó sẽ cản trở người dùng tham gia tài chính xanh do động cơ chính trị của chính phủ gắn liền với sự tàn nhẫn, tham

16 lam, tối đa hóa lợi nhuận và hành vi phi đạo đức (Guild, 2020; Janicka, 2016; Jones và cộng sự, 2020)

Nhiều quy định và chính sách của chính phủ cản trở việc tham gia đầu tư tài chính xanh của người dân Ngược lại, các công ty có thể tiếp cận thị trường này dễ dàng hơn nhờ sự giám sát của chính phủ (Clark et al., 2018; D'Orazio & Lửwenstein, 2020) Tuy nhiên, thiếu cơ sở dữ liệu xanh lại là trở ngại cho sự phát triển của các dự án Hơn nữa, mặc dù thiếu nhận thức là một lý do, thì rào cản lớn nhất vẫn là sự khó khăn trong việc chuyển nhận thức thành hành động (Tao & Jindal, 2018).

Trong bối cảnh phát triển bền vững toàn cầu, tài chính xanh được định hướng là chiến lược quan trọng Tuy nhiên, khái niệm này còn khá mới mẻ tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào các quyết định bền vững liên quan đến môi trường Hơn nữa, nhận thức về tài chính xanh còn hạn chế, chính sách và luật pháp còn thiếu sót, chưa hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của lĩnh vực này Điều này có thể dẫn đến sự thờ ơ của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong việc nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa từ các bài nghiên cứu trước, tác giả sẽ đào sâu nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính xanh một số nước trên thế giới.

Từ đó, đưa ra những kiến nghị và đề xuất để phát triển thị trường tài chính xanh cho Việt Nam Tuy nhiên, do tính mới của sản phẩm tài chính xanh đã nêu trên, cũng như sự khan hiếm về đề tài nghiên cứu có liên quan, trong đề án thạc sĩ này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu và phân tích ở các sản phẩm phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là trái phiếu xanh.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH XANH 17 2.1

Một số bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường tài chính xanh từ Hoa Kỳ, liên minh Châu Âu và Trung Quốc

Liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc và Hoa Kỳ có ba cách tiếp cận khác nhau đối với quy định tài chính bền vững, cụ thể:

❖EU: Áp dụng chủ yếu phương pháp theo quy định, ưu tiên thiết lập một khung pháp lý toàn diện cho tài chính bền vững Các chính sách và khung của EU được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các quốc gia khác Ví dụ, quy tắc phân loại của EU, dựa trên các nguyên tắc “đóng góp đáng kể” (cho các mục tiêu bền vững) và “không gây ra tác hại đáng kể”, đã trở thành mô hình hữu ích cho các nền kinh tế khác (như khối ASEAN và Nam Phi) xây dựng phân loại của họ

❖ Trung Quốc và Hoa Kỳ: Trung Quốc và Hoa Kỳ đang áp dụng cách tiếp cận linh hoạt hơn, kết hợp các quy định với các chính sách công nghiệp hướng tới khí hậu và phát triển bền vững Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ là một ví dụ về cách tiếp cận này, thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ xanh

Bảng 2.2 Các biện pháp và quy định về tài chính bền vững được ban hành tại

EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 2022

Chiến lược hoặc khuôn khô quốc gia

Công bố tính bền vững

Các phápbiện cụ thể theo ngành

Các biện pháp riêng chodành sản phẩm Địnhgiá carbon

Nguồn: Nền tảng quy định tài chính bền vững của GSFO

Lưu ý: Các ô xanh đánh dấu những lĩnh vực mà Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc đã ban hành quy định và chính sách

Theo đó, ta thấy EU có chiến lược tài chính bền vững toàn diện nhất, bao gồm phân loại, công bố thông tin, quy định theo ngành và giá carbon

2.4.1 Bài học kinh nghiệm về quy tắc phân loại

Nhiều quốc gia trên toàn cầu đang nỗ lực xác định các hoạt động kinh tế được coi là bền vững về môi trường hoặc xã hội bằng cách xây dựng các nguyên tắc phân loại (taxonomy) Vào cuối năm 2022, 10 quốc gia đã áp dụng phân loại trên toàn lãnh thổ và 11 quốc gia khác đang trong quá trình phát triển phân loại của riêng mình (Báo

35 cáo của GSFO) Trong đó, liên minh Châu Âu đang dẫn đầu trong việc phát triển nguyên tắc Phân loại Xã hội, cung cấp một khuôn khổ để xác định các hoạt động kinh tế đóng góp tích cực đến xã hội Tháng 2 năm 2022, nhóm chuyên gia tư vấn cho Ủy ban Châu Âu về phân loại và các chính sách liên quan đã công bố báo cáo cuối cùng về khung phân loại xã hội của EU Hiện tại, các tiêu chuẩn bao gồm các nguyên tắc chung và các tiêu chuẩn theo chủ đề ESG đã được ban hành, còn các tiêu chuẩn theo ngành và theo tỷ lệ sẽ được ban hành sau Mặc dù việc hoàn thiện Phân loại Xã hội của Ủy ban Châu Âu có thể bị trì hoãn đến năm 2024, việc công bố khung phân loại đánh dấu một bước ngoặt trong chiến lược tài chính bền vững của EU Khung phân loại này thiết lập cấu trúc cho một hệ thống phân loại các hoạt động kinh tế bền vững về mặt xã hội, góp phần vào bình đẳng xã hội và cải thiện quyền con người

Trung Quốc cũng là một trong những nước sớm nhất xây dựng cơ sở pháp lý về quy tắc phân loại xanh Tháng 9 năm 2015, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt Kế hoạch Tổng thể về Cải cách Cơ cấu cho Nền văn minh Sinh thái để giải quyết các vấn đề môi trường của đất nước, dẫn đến các hướng dẫn để xanh hóa hệ thống tài chính của nước này Khu vực tư nhân được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch cải cách Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) được giao nhiệm vụ phát triển danh mục các dự án xanh đủ điều kiện để hỗ trợ sáng kiến này Theo đó, PBOC đã đưa trái phiếu xanh và vay xanh vào khuôn khổ đảm bảo của mình và ưu tiên cho vay đối với các ngân hàng nắm giữ trái phiếu xanh Khung đánh giá vĩ mô thận trọng được xây dựng như một hệ thống tính điểm đánh giá mức vốn và theo dõi rủi ro cho các ngân hàng lớn, trong đó, Ngân hàng Nhân dân TrungQuốc có tính đến tỷ lệ tài sản xanh trên tài sản thông thường và thành tích phát hành trái phiếu xanh Bên cạnh đó, một số chính quyền địa phương trợ cấp lãi suất cho trái phiếu xanh và vay xanh Chính quyền Hồ Châu cung cấp mức trợ cấp 12%, 9% và 6% cho các khoản vay xanh được phân loại lần lượt là xanh đậm, xanh và xanh nhạt Chính quyền tỉnh Giang Tô trợ cấp 20% lãi suất trên trái phiếu xanh (với hạn mức tối đa là 2 triệu CNY cho mỗi nhà phát hành)

2.4.2 Bài học kinh nghiệm về việc công bố thông tin

Trong năm 2022, 14 trong số 35 nền kinh tế theo dõi bởi GSFO đã áp dụng 19 biện pháp về công bố thông tin bền vững, chiếm 40% tổng số các biện pháp mới được

36 thông qua Điển hình nhất, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thông qua “Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp” (CSRD), có hiệu lực từ tháng 1 năm 2023 Chỉ thị này có hiệu lực theo 3 giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2026, bắt đầu với các công ty đã tuân theo “Chỉ thị Báo cáo Phi tài chính” và dần mở rộng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được niêm yết Với nỗ lực phát triển từ Chỉ thị Báo cáo phi tài chính năm 2014, CSRD đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong bức tranh báo cáo tính bền vững của EU bằng cách mở rộng số lượng công ty được yêu cầu báo cáo tính bền vững (từ khoảng 11.000 lên gần 50.000) Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các công ty lớn của EU, các công ty được niêm yết trên thị trường được EU quản lý, các công ty mẹ của EU (nếu tập đoàn đáp ứng các tiêu chí của công ty lớn) và một số công ty không thuộc EU Sau khi EU thông qua luật Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) vào tháng 11 năm 2022, nhóm tư vấn báo cáo tài chính Châu Âu (một hiệp hội tư nhân do EU tài trợ) đã phê duyệt Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững Châu Âu (European Sustainability Reporting Standards - ESRS) ESRS được phát triển từ giữa năm 2021, với các dự thảo tiêu chuẩn được lưu hành để lấy ý kiến trong nửa cuối năm 2022 và chính thức có hiệu lực vào tháng 12 năm 2022 ESRS sẽ tạo thành khuôn khổ chung theo đó các công ty thực hiện báo cáo Việc triển khai ESRS đang đến giai đoạn cuối cùng, với các yêu cầu báo cáo được áp dụng theo từng giai đoạn Các công ty lớn nhất sẽ phải áp dụng các tiêu chuẩn từ năm tài chính 2024 (báo cáo năm 2025), còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ áp dụng từ năm 2026 Về nội dung, ESRS dựa trên khái niệm về tính trọng yếu kép, trong đó một công ty báo cáo cả về cách các vấn đề mang tính bền vững ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và triển vọng tài chính của công ty (hướng nội) cũng như cách hoạt động kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến xã hội và môi trường (hướng ngoại)

Nối tiếp Châu Âu, một số nền kinh tế đang phát triển, bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và Malaysia, cũng đã đưa ra các biện pháp yêu cầu các tổ chức tài chính và công ty báo cáo về tính bền vững, bao gồm cả khí thải carbon Hoa

Kỳ không có quy định bắt buộc nào về báo cáo phát triển bền vững Tuy nhiên, một số cơ quan chính phủ khuyến khích các công ty báo cáo tự nguyện theo các khuôn khổ nhất định, chẳng hạn như Sáng kiến Báo cáo Bền vững Toàn cầu (GRI) Một số

37 bang, chẳng hạn như California và Colorado, có luật yêu cầu các công ty nhất định báo cáo về các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như biến đổi khí hậu hoặc sử dụng nước Bên cạnh đó, các biện pháp công bố thông tin ở cấp sản phẩm vẫn còn hạn chế trong năm 2022

EU và Singapore là một trong số ít quốc gia thực hiện các quy định mới về công bố thông tin bền vững cho các sản phẩm tài chính như quỹ đầu tư bền vững Để nâng cao uy tín của các sản phẩm tài chính mang tính bền vững và giải quyết các lo ngại về “rửa xanh” (green washing), cần có thêm nỗ lực hoạch định chính sách về các yêu cầu công bố thông tin ở cấp sản phẩm

2.4.3 Bài học kinh nghiệm về việc phát triển các biện pháp cụ thể theo ngành và theo sản phẩm

Vào năm 2022, liên minh EU và Trung Quốc đã tiên phong trong việc triển khai các biện pháp theo ngành Các biện pháp này nhằm hỗ trợ sự phát triển của các lĩnh vực: ngân hàng bền vững, bảo hiểm bền vững và đầu tư bền vững Cụ thể, là một phần của chiến lược tài chính bền vững được áp dụng vào năm 2021, EU đã khởi xướng tham vấn về việc xem xét các xếp hạng ESG và các yếu tố bền vững trong việc ấn định xếp hạng tín dụng Mục tiêu của EU là cải thiện chất lượng thông tin cho nhà đầu tư, các bên liên quan khác và tăng cường tính minh bạch, tiêu chuẩn hóa trong xếp hạng ESG Hướng phát triển tiếp theo của nhân loại có thể là xây dựng các biện pháp tập trung sản phẩm của các ngành then chốt liên quan tới phát triển bền vững

2.4.4 Bài học kinh nghiệm về các chính sách khuyến khích tài chính bền vững Bên cạnh việc xây dựng khung khổ pháp lý phù hợp cho tài chính bền vững, các quốc gia cũng sử dụng các chính sách khuyến khích như một công cụ quan trọng để thúc đẩy thị trường tài chính bền vững phát triển

Các chính sách khuyến khích này có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: ❖ Tài chính: hỗ trợ tài chính trực tiếp

❖Thuế: ưu đãi về thuế cho các hoạt động liên quan đến tài chính bền vững ❖

Hành chính: đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư hoặc phát hành các sản phẩm tài chính bền vững

Việc sử dụng các ưu đãi tài chính bền vững được ứng dụng rộng rãi để thúc đẩy sự phát triển và phân phối các sản phẩm tài chính bền vững, chẳng hạn như trái phiếu xanh và nhiều sản phẩm tài chính khác.

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM 42 3.1 Thực trạng xây dựng và phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt

Đánh giá thực trạng việc phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt

Nhu cầu ngày càng cao của việc đầu tư xanh, đầu tư phát triển bền vững

Nhu cầu đầu tư vào các dự án xanh ngày càng tăng, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam Các nhà đầu tư, cả trong nước và quốc tế, đang tìm kiếm các kênh đầu tư bền vững và có trách nhiệm với xã hội

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu xanh

Chính sách hỗ trợ là một điểm mạnh quan trọng trong việc phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam Các chính sách này tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà phát hành và nhà đầu tư tham gia thị trường, góp phần thu hút vốn đầu tư cho các dự án xanh Hiện nay, bên cạnh hệ thống chính sách đa dạng, Việt Nam còn hỗ trợ tài chính cho các dự án xanh, bao gồm: Quỹ hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, Quỹ bảo vệ môi trường và Các chương trình tín dụng ưu đãi cho các dự án xanh Các nguồn hỗ trợ tài chính này giúp giảm chi phí đầu tư cho các dự án xanh, thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu xanh

Thị trường vốn đang phát triển

Thị trường vốn Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với sự tham gia ngày càng tăng của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế Thị trường vốn phát triển cung cấp nguồn vốn dồi dào và giảm chi phí huy động vốn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh Điều này giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đầu tư vào các dự án xanh, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Hơn nữa, thị trường vốn phát triển giúp tăng thanh khoản cho trái phiếu xanh, khiến cho việc mua bán trái phiếu xanh trở nên dễ dàng hơn Điều này thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu xanh, góp phần phát triển thị trường này một cách bền vững.

3.1.3.2 Điểm yếu trong việc phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam Thị trường trái phiếu xanh có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho các dự án thân thiện với môi trường, hỗ trợ chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay thị trường này đang gặp phải một số hạn chế pháp lý Thứ nhất , pháp luật Việt Nam hiện tại chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa trái phiếu xanh và trái phiếu thông thường Điều này gây khó khăn trong việc xác định các dự án đủ điều kiện huy động vốn qua phát hành trái phiếu xanh Rủi ro về sự hiểu biết không thống nhất về trái phiếu xanh là lý do chính khiến các nhà đầu tư còn do dự lựa chọn trái phiếu xanh thay vì trái phiếu thông thường

Thứ hai, thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam còn hạn chế về khuôn khổ pháp lý rõ ràng Quy định hiện hành chỉ mang tính định hướng chung, thiếu hướng dẫn cụ thể Điều này tiềm ẩn rủi ro doanh nghiệp lợi dụng để phát hành trái phiếu xanh hoặc sử dụng vốn huy động cho các mục đích không đáp ứng tiêu chuẩn xanh Thêm vào đó, chưa có quy định kiểm soát về công bố thông tin, sử dụng vốn hay giám sát dự án, gây khó khăn cho việc thu hút nhà đầu tư.

Thứ ba , quy định hướng dẫn về thủ tục thành lập, thẩm định và phê duyệt triển khai dự án còn phức tạp và mất nhiều thời gian (Luật Đầu tư công, các Nghị định hướng dẫn, Thông tư ) Điều này ảnh hưởng đến việc giải ngân và tiến độ triển khai các dự án Xanh

Bên cạnh điểm yếu trong khung pháp lý, thị trường trái phiếu xanh Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến quy mô Giá trị phát hành trái phiếu xanh còn thấp Tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh, xã hội và bền vững (GSS) tại Việt Nam đạt 36,000 tỷ VND trong năm 2021 Tuy nhiên, so với quy mô của thị trường trái phiếu nói chung (469,885 tỷ USD), giá trị phát hành trái phiếu xanh của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp Tốc độ phát triển cũng chậm hơn một số thị trường khác Trong phạm vi các nước Asean, Việt Nam có tần suất phát hành trái phiếu xanh và tốc độ phát triển của thị trường còn chậm hơn so với một số thị trường khác trong khu vực, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp xanh (Quynh, 2023)

Cuối cùng, xu hướng đầu tư xanh tại Việt Nam chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định mà không đa dạng Trái phiếu xanh được định nghĩa theo lĩnh vực đầu

50 tư dựa trên mục đích sử dụng vốn tài chính cho các lĩnh vực liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường Đây là một lĩnh vực rộng lớn, có thể chia thành nhiều ngành nghề Tuy nhiên, phần lớn trái phiếu xanh và các khoản vay xanh tại Việt Nam trong năm 2021 lại tập trung vào các ngành giao thông vận tải và năng lượng (78%)

3.1.3.3 Cơ hội trong việc phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam

Cơ hội chuẩn hóa khung pháp lý

Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có thể tận dụng các tiêu chuẩn tài chính xanh khu vực hiện có để xây dựng khuôn khổ pháp lý riêng, giúp đơn giản hóa quy trình và đảm bảo tính tương thích trong khu vực

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế

Theo báo cáo Thị trường ASEAN của Climate Bonds và HSBC, thị trường tài chính bền vững của ASEAN, bao gồm cả ở Việt Nam, đã đạt được tiến bộ bất chấp một năm đầy thử thách Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp cận và thu hút nguồn vốn bên ngoài từ các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài hỗ trợ hành động khí hậu và đầu tư xanh Các nguồn vốn xanh này thường có các ưu đãi hấp dẫn, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính xanh trong nước

Cơ hội khai phá các nguồn lực trong nước

Mặc dù các nguồn hỗ trợ bên ngoài có thể cung cấp sự hỗ trợ ban đầu, nhưng phát triển dài hạn đòi hỏi phải huy động các nguồn vốn xanh trong nước Chính phủ có thể đạt được mục tiêu này thông qua các biện pháp như:

❖ Đưa ra các sáng kiến và tạo lập các quỹ đầu tư xanh chuyên dụng để đóng góp đáng kể cho tăng trưởng xanh

❖ Nâng cao vai trò và trách nhiệm của hệ thống ngân hàng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cho vay

❖ Khuyến khích thị trường: Tích hợp các yêu cầu xanh vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính hiện có có thể khuyến khích các tổ chức tài chính và doanh nghiệp tham gia thị trường tài chính xanh

Điều kiện áp dụng cho Việt Nam từ bài học kinh nghiệm quốc tế

Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu xanh đang ở bước đầu trong quá trình hình thành và phát triển Trên thực tế, từ năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp xây dựng “Danh mục dự án xanh” và hướng dẫn phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh Mục đích là để phục vụ công tác thống kê, báo cáo TDX, làm cơ sở cho các chương trình cấp TDX và phát hành thí điểm TPX

Thị trường TDX đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt trội so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế Một số TPX do chính quyền địa phương và doanh nghiệp phát hành thí điểm, đặc biệt là trái phiếu cho các dự án xanh quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời Tuy nhiên, "Danh mục dự án xanh" và hướng dẫn hiện tại vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:

❖Thiếu phân loại theo thống kê theo ngành của Việt Nam

Tiêu chuẩn hiện hành chưa được phân loại theo các mục tiêu cụ thể về môi trường và các lợi ích liên quan Ngoài ra, tiêu chuẩn này thiếu các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường theo thông lệ quốc tế, khiến cho việc đánh giá tác động môi trường trở nên khó khăn và không đồng nhất.

❖Việc thiếu danh mục phân loại xanh quốc gia khiến việc áp dụng đồng bộ trong ngành tài chính để huy động vốn xanh gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, vào năm 2022, việc phê duyệt Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững Châu Âu đã đưa ra chuẩn mực hướng dẫn công bố thông tin phát triển bền vững trên toàn cầu. Việc này không chỉ là một cột mốc quan trọng cho việc chuẩn hóa thông tin phát triển bền vững trên toàn cầu, mà còn có thể chính là lời giải cho các doanh nghiệp Việt đang tìm kiếm mẫu báo cáo phù hợp để tiếp cận thị trường vốn trong nước và quốc tế Hiện nay, Việt Nam đã có các quy định về báo cáo phát triển bền vững cho doanh nghiệp, tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quốc tế và thu hút nguồn vốn xanh, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp niêm yết, cần lựa chọn khung báo cáo phát triển bền vững toàn cầu phù hợp Việc tham khảo ESRS mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt, bao gồm:

❖Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: ESRS hợp nhất các chuẩn mực báo cáo phát triển bền vững phổ biến, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nghiên cứu và lựa chọn khung báo cáo phù hợp, đồng thời tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn chất lượng trên thị trường vốn quốc tế

❖Nâng cao năng lực quản trị rủi ro và nắm bắt cơ hội: ESRS giúp doanh nghiệp báo cáo rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu theo chuẩn mực quốc tế, thể hiện sự minh bạch và trách nhiệm với nhà đầu tư, từ đó nâng cao năng lực quản trị rủi ro và nắm bắt cơ hội hiệu quả hơn

❖ Tăng lợi thế cạnh tranh: Việc tham khảo các tiêu chuẩn báo cáo quốc tế như

ESRS giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế, thu hút nguồn vốn xanh và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác

Dựa theo thực trạng trên, tác giả đưa ra định hướng tiếp theo trong việc xây dựng các quy định, chính sách và áp dụng tại Việt Nam sẽ phải đảm bảo các điều kiện sau:

❖ Tính pháp lý: Các quy định, chính sách cần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, minh bạch, thống nhất với các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, các quy định cũng cần phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên tham gia

❖Tính khả thi: Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, dễ thực hiện, đồng bộ với các quy định trong pháp luật bảo vệ môi trường và hệ thống pháp luật liên quan Phù hợp

54 với điều kiện kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các-bon thấp

❖Tính ứng dụng: Đảm bảo tính khoa học, thuận tiện, dễ hiểu và dễ áp dụng vào hoạt động cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh Tạo thuận lợi cho việc thống kê, theo dõi, đánh giá và điều hành chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước 3.2 Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh 3.2.1 Khuyến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu xanh

Thứ nhất , Chính phủ cần hoàn thiện khuôn khổ chính sách để phát triển thị trường trái phiếu xanh bằng cách đánh giá lại các quy định hiện hành và ban hành các quy định cụ thể cho từng nhóm tham gia thị trường Sự mở rộng của thị trường trái phiếu xanh thu hút các nhà đầu tư đa dạng hơn Do đó, cần có quy định riêng cho sự tham gia của các tổ chức như chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, tổ chức đánh giá và xếp hạng tín dụng, hiệp hội, tổ chức đào tạo,

Thứ hai, xây dựng hệ thống phân loại trái phiếu xanh quốc gia hoặc ban hành quy định pháp lý xác định rõ khái niệm và tiêu chuẩn của trái phiếu xanh Quy định này sẽ khuyến khích các chủ thể phát hành tuân thủ các tiêu chuẩn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư và bên cho vay đánh giá tính xanh của dự án Nhờ đó, họ sẽ có thêm niềm tin khi lựa chọn trái phiếu xanh thay vì các loại trái phiếu truyền thống.

Mặt khác, hệ thống phân loại trái phiếu xanh cũng giúp thị trường trái phiếu xanh Việt Nam tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng quy định không rõ ràng để phát hành trái phiếu, sử dụng nguồn lực tài chính huy động từ phát hành trái phiếu và “lá phiếu xanh” cho các dự án/hoạt động khác của doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn xanh Xác định các tiêu chí để phân loại và nhận dạng trái phiếu xanh là cần thiết Tuy nhiên, cần cân nhắc khi ban hành vì tiêu chí quá lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc không đạt được mục tiêu xanh, còn quá chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp do không đáp ứng đủ yêu cầu Việt Nam nên tham khảo các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế làm cơ sở xây dựng luật để việc phân loại này phù hợp và đơn giản Các tiêu chuẩn như phân loại tài chính bền vững ASEAN hoặc quy tắc phân loại của EU, có nguyên tắc

55 nghiêm ngặt, phổ quát nhưng linh hoạt để thích ứng với các bối cảnh quốc gia khác nhau, có thể được sử dụng làm tham chiếu Ví dụ, phân loại tài chính bền vững ASEAN xác định đóng góp của các hoạt động kinh tế vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua hệ thống mã màu “xanh”, “vàng” và “đỏ” Hệ thống phân loại cũng cung cấp hướng dẫn cho từng ngành nghề về đầu tư và hoạt động xanh

Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu

Thứ nhất , các cơ quan quản lý cần đơn giản hóa quy trình và khuyến khích các đơn vị trong nước tham gia quá trình xác nhận và chứng nhận khuôn khổ trái phiếu xanh, cũng như gắn nhãn trái phiếu xanh theo các tiêu chuẩn quốc tế Việc đánh giá và xếp hạng mức độ “xanh” của các dự án trên "Danh sách dự án Xanh" đòi hỏi các hướng dẫn cụ thể Tương tự, hướng dẫn về cách xử lý và khắc phục vi phạm, thông tin về vi phạm, và đánh giá để phê duyệt nếu một dự án hoặc mục dự án không đạt được trạng thái “xanh” sau mỗi kỳ đánh giá.

Thứ hai , thiết lập các tổ chức trung gian như tổ chức đánh giá tín dụng và tổ chức đánh giá độc lập để xác nhận chất lượng của các dự án liên quan đến việc phát hành trái phiếu xanh

Thứ ba , thiết lập các bộ phận chịu trách nhiệm về việc tiết lộ dữ liệu và giám sát thị trường, tạo ra một khung thông tin tiết lộ công khai và minh bạch Sự minh bạch tại mỗi giai đoạn quy trình là nền tảng để các nhà phát hành và nhà đầu tư tin tưởng vào trái phiếu xanh

3.2.3 Khuyến nghị giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường

Thứ nhất , nhà nước khuyến khích nhà đầu tư, doanh nghiệp và tổ chức nắm giữ trái phiếu xanh thông qua phương tiện truyền thông, nhấn mạnh các lợi ích của việc phát hành trái phiếu xanh trong việc hỗ trợ phát triển của nền kinh tế tăng trưởng xanh. từ đó, nâng cao nhận thức của công chúng về việc sử dụng trái phiếu xanh để phát triển nền kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững

Thứ hai , tăng cường niềm tin của nhà đầu tư bằng cách cải thiện sự tham gia tích cực của chính phủ, sự đồng thuận từ trên xuống dưới và sự kết nối qua các bộ, ngành và chi nhánh

Thứ ba , ưu tiên việc phát hành trái phiếu xanh cho các dự án và chương trình xanh nằm trong các nhiệm vụ chi tiêu của ngân sách địa phương điều này không chỉ cung cấp sự minh bạch lớn hơn so với trái phiếu truyền thống, mà còn hỗ trợ các chính quyền địa phương hợp tác với thị trường để giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu có tác động vùng lãnh thổ.

Trước những thách thức về biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường, việc phát triển thị trường tài chính xanh là chìa khóa dẫn đến sự phát triển bền vững cho các quốc gia trên thế giới Đề án tốt nghiệp “Phát triển thị trường tài chính xanh: Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” đã thực hiện tích hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm Sau quá trình phân tích và nghiên cứu, tác giả thu được các kết quả như sau:

❖ Về phương diện học thuật : Đề tài đã tập trung vào nghiên cứu, phân tích các lý luận về thị trường tài chính xanh bao gồm các khái niệm cơ bản về việc phát triển thị trường tài chính xanh trên thế giới và đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển trên thị trường này Nghiên cứu cũng làm rõ vai trò chính của Chính phủ trong việc định hướng và phát triển thị trường tài chính xanh, bao gồm: (i) Xây dựng khung pháp lý, tạo dựng thị trường và tạo điều kiện cho phát triển tài chính xanh; (ii) Chia sẻ và hướng dẫn trong phát triển tài chính xanh và (iii) Chính phủ mang tinh thần khuyến khích phát triển tài chính xanh trong doanh nghiệp và cá nhân nhà đầu tư

❖ Về рhương diện thực tiễn hương diện thực tiễn

Thứ nhất , phân tích các bài học kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển thị trường tài chính xanh và chỉ ra điều kiện áp dụng tại Việt Nam Nhìn chung, việc tham khảo các kinh nghiệm quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong việc xây dựng các quy định, chính sách phát triển thị trường tài chính Tuy nhiên, cần kế thừa dựa trên nguyên tắc đảm bảo các điều kiện về tính pháp lý, tính khả thi và phạm vi áp dụng

Thứ hai , đánh giá thực trạng phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam dựa trên cơ sở pháp lý và thực trạng phát triển thị trường trái phiếu xanh Thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam đang trên đà tăng do nhu cầu đầu tư phát triển bền vững tăng cao trong thời gian gần đây Tuy nhiên, vẫn tồn động nhiều hạn chế về khung pháp lý hiện hành và quy mô thị trường còn nhỏ, thị trường chưa đa dạng hóa về mặt sản phẩm.

Cuối cùng , đề tài đưa ra một số khuуến nghị dành chо chính phủ, các cơ quanến nghị dành chо chính phủ, các cơ quan quản lý và cá nhân nhà đầu tư tại Việt Nam để củng cố khung pháp lý, nâng cao công tác tổ chức và quản lý thị trường trái phiếu xanh và khuyến khích gia tăng đầu tư trên thị trường

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếрhương diện thực tiễn thео

Bên cạnh những đóng góp đã nêu, đề án vẫn tồn tại hạn chế cần cải thiện và rút kinh nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo Hạn chế đó nằm ở phạm vi nghiên cứu, khi đề án chỉ tập trung vào thị trường trái phiếu xanh trên thế giới và Việt Nam Phạm vi này khá nhỏ so với toàn bộ thị trường tài chính xanh nói chung Vì vậy, các đề án trong tương lai có thể nghiên cứu sâu thêm về các thị trường khác trong lĩnh vực tài chính xanh, chẳng hạn như thị trường tín dụng xanh, thị trường cổ phần xanh

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w