Có thể hiểu “nợ công” là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
THẢO LUẬN ĐỀ TÀI:
NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Trọng Tín
Lớp: 132-QTKD46Môn học: Kinh tế vĩ môNhóm thực hiện: nhóm 08
TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 2022
1
Trang 2NỢ CÔNG CHÂU ÂU
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT
Trang 3A.CGIỚI THIỆU
uộc khủng hoảng nợ công đã giáng những đòn chí mạng vào các nền kinh tế châu Âu
và việc khắc phục hậu quả đến nay vẫn còn chưa chấm dứt Khởi phát từ Hy Lạp vàocuối năm 2009 sau đó kéo theo một loạt các nước thành viên Liên minh châu Âu lâmvào cuộc khủng hoảng Khủng hoảng nợ công diễn ra đã phơi bày những khiếmkhuyết trong cơ chế và chính sách của EU Và trở thành một vấn đề nóng bỏng và thuhút sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như hoạch định chínhsách trên thế giới Cuộc khủng hoảng này được xem như giai đoạn thứ hai và là hệ quảtất yếu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Nó đã cho khiến mọi quốcgia đều giật mình nhìn lại, bởi dù là nước phát triển hay đang phát triển đều đang duytrì một mức nợ công nhất định
Trong bối cảnh nợ công châu Âu đang lan rộng và cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu chưa tìm ra lối thoát, nhiều chuyên gia nghiên cứu đã cảnh báo nợ công củaViệt Nam cũng đang ở mức nguy hiểm và có xu hướng gia tăng nhanh Có rất nhiềurủi ro tiềm ẩn trong chi tiêu công, trả nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, đòi hỏiphải có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này để có những giải pháp quản lý nợ công mộtcách hiệu quả trong thời gian tới
Trong một vài năm trở lại đây, sau khoảng thời gian tăng trưởng nhanh, kinh tếViệt Nam đã có dấu hiệu chững lại Điều này được giải thích bởi những tác động bênngoài ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc Việt Nam đã bướcsang giai đoạn không thể sử dụng dòng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng đượcnữa Những số liệu thống kê cả của Việt Nam và quốc tế đều cho thấy Việt Namthường xuyên có thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam cũng đang có xuhướng tăng lên Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của Việt Nam lại đang có xu hướng giảmxuống Đặc biệt là việc các tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinalines hay PetroVietnam thua lỗ và đứng trên bờ vực phá sản lại càng dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh đốivới các nhà kinh tế và hoạch định chính sách của Việt Nam
Việc đánh giá đúng đắn các nguyên nhân và phản ứng chính sách của các nước
EU đối với cuộc khủng hoảng nợ công, tìm ra những sai lầm trong điều hành chínhsách của EU để gợi mở cho Việt Nam tham khảo trong quá trình chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế nói chung và giảiquyết vấn đề nợ công hiện nay là đề tài mang tính cấp bách và vô cùng quan trọng.Bài thảo luận đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về lý thuyết lẫn thực tế về cuộckhủng hoảng nợ công Qua đó phân tích thực trạng nhằm đánh giá về tình hình cũngnhư rủi ro về nợ công ở Việt Nam và đưa ra một số gợi ý chính sách giúp cải thiệntình hình nợ công của nhằm tránh những rủi ro khủng hoảng mà Việt Nam có thể gặpphải trong tương lai
3
Trang 4MỤC LỤ
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ
CÔNG 5
1.1 Tổng quan về nợ công: 5
1.1.1 Khái niệm nợ công 5
1.1.2 Tác động của nợ công 6
1.1.3 Nguyên nhân 7
1.1.4 Giải pháp 7
CHƯƠNG 2 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU 9
2.1 Diễn biến nợ công ở châu Âu 9
2.2 Nguyên nhân nợ công ở châu Âu 10
CHƯƠNG 3 NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHÌN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU 12
3.1 Tình trạng nợ công ở Việt Nam 12
3.2 Ảnh hưởng của nợ công đến Việt Nam 13
3.2.1 Ảnh hưởng nợ công đến việt nam 13
3.2.2 Thực trạng tác động và tác động chủ yếu của nợ công đến an ninh kinh tế ở việt nam 14
3.2.3 Đánh giá tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở việt nam 17
3.3 Nguyên nhân nợ công ở Việt Nam 17
3.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn vay 18
3.3.2 Sự thâm hụt ngân sách nhà nước 19
3.3.3 Cơ cấu khoản nợ 20
3.3.4 Yếu tố lãi suất 20
3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 20
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5B TỔNG QUAN NỘI DUNG
HOẢNG NỢ CÔNG
1.1 Tổng quan về nợ công
Mỗi một quốc gia đều có bộ máy chính quyền, người dân bầu ra bộ máy này đểđiều hành hoạt động của đất nước, đứng đầu là Chính phủ, tiếp đến là chính quyền cácđịa phương Việc hoạt động của chính quyền đất nước phải có chi phí,và chi phí này
do dân đóng thuế, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước hay các khoảnđóng góp, viện trợ Và trong một thời điểm nhất định, khi các khoản thu không đápứng được nhu cầu chi tiêu, nhà nước cần huy động nguồn lực ở cả trong và ngoàinước để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình Vậy nên, nợ công xuất phát từthâm hụt ngân sách, tổng chi tiêu Chính phủ lớn hơn tổng các nguồn thu
1.1.1 Khái niệm nợ công
“Nợ công” (public debt) là khái niệm tương đối phức tạp, chưa được thống nhấtgiữa các quốc gia và tổ chức trên thế giới do sự khác biệt trong quan niệm của cácquốc gia Có thể hiểu “nợ công” là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọicấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngânsách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến mộtthời điểm nào đó
Theo Mankiw, nợ công bắt nguồn từ việc mất cân bằng thu – chi của ngân sáchnhà nước Khi các khoản chi ngân sách lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, nhà nướcphải đi vay trong và ngoài nước để trang trải thâm hụt ngân sách Các khoản vay sẽphải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn Tại mỗi thời điểm, tổng giá trị tích lũy
kể cả gốc và lãi chưa hoàn trả của các khoản vay sẽ cấu thành tổng quy mô nợ công(còn gọi là nợ Chính Phủ, nợ nhà nước, nợ chủ quyền) 1
Phân loại nợ công:
Theo thời hạn đi vay, nợ công được chia thành nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợtrung hạn (dưới 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm) Theo phạm vi huy động vốn, nợcông bao gồm nợ vay trong nước và nợ vay nước ngoài
Căn cứ Điều 4, Luật Quản lý nợ công 2017 quy định:
“1 Nợ Chính phủ bao gồm:
a) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
b) Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước,ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
a) Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;
b) Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh
1 Mankiw, N.G., (2015), Principles of economics 7th edition, Cengage Learning, Stamford, CT, USA, 880 pages
5
Trang 63 Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
a) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
c) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước,quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định củaphápluật về ngân sách nhà nước.”
1.1.2 Tác động của nợ công
Sự tác động của nợ công đến sự phát triển kinh tế:
Ở các nước đang phát triển, trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ,không đủ năng lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì kinh tế nhà nước có vai tròđặc biệt quan trọng Để đạt được tốc độ phát triển nhanh, chính phủ các nước đangphát triển thường sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, tăng chi tiêu chính phủ, giảmthuế để kích thích tổng cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng đồng nghĩa với việc gia tăngthâm hụt ngân sách, chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt Việc sử dụng chínhsách tài khóa mở rộng trong thời gian dài sẽ làm gánh nặng nợ lớn dần lên Trongtrường hợp tốc độ tăng thu ngân sách không theo kịp với tốc độ tăng của các nghĩa vụtrả nợ, chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp vay mới để trả nợ cũ Tình trạng nàykéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng trả nợ của chính phủ, nếu tổng số nghĩa vụ
nợ phải trả vượt quá khả năng thu của ngân sách
Nhìn chung, trang trải thâm hụt ngân sách bằng vay trong nước hay vay nướcngoài đều có những ảnh hưởng bất lợi tới môi trường kinh tế vĩ mô Ở các nước đangphát triển, thâm hụt ngân sách thường được tài trợ bằng một giải pháp hỗn hợp giữavay trong nước và vay nước ngoài Kết cấu hỗn hợp này phụ thuộc vào khả năng huyđộng nguồn vốn trong nước, lãi suất và các điều kiện vay nước ngoài
Trong trường hợp thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vốn vay trong nước,khi đó một phần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ được chuyển dịch từ khu vực
tư nhân sang khu vực nhà nước thông qua kênh trái phiếu chính phủ Việc huy độngnày sẽ tác động đến thị trường vốn nói chung, làm tăng cầu tín dụng, đẩy lãi suất lêncao Lãi suất tăng đến lượt nó làm tăng chi phí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nềnkinh tế, có thể dẫn đến “hiệu ứng kéo lùi đầu tư” (crowding-out effect)
Trong trường hợp thâm hụt được tài trợ bằng vay nước ngoài, tác động kéo lùiđầu tư có thể được hạn chế, do chính phủ sử dụng các nguồn lực bổ sung từ bên ngoàithay vì dùng các nguồn lực của khu vực tư nhân trong nước Việc sử dụng một phầnvốn vay nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể làm giảm bớt căng thẳngtrên thị trường tín dụng trong nước, qua đó giảm bớt các yếu tố bất ổn trong nền kinhtế
Trang 7Do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính để
bù đắp vào thâm hụt ngân sách Đây chính là nguyên nhân chính khiến tình hình nợcông ngày càng trở thành gánh nặng cho nền kinh tế Chi tiêu công mở rộng gây sức
ép lên thâm hụt ngân sách của nhà nước Thâm hụt thương mại luôn duy trì ở mức cao
và kéo dài Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó
số tiền vay nợ (qua ODA , vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế)2ngày càng lớn
Vay nước ngoài quá nhiều sẽ gây những tác động nguy hại đến nền kinh tế.Thời gian đầu, một dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đổingoại tệ Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, việc Chính phủ phải cân đối nguồn ngoại
tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giá đồng nội tệ, tăng chi phínhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu, tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫntới các nguy cơ lạm phát Tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏhơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ, nếu quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngânsách nhà nước Sự mất giá của tiền đồng Việt Nam đã tạo ra nhiều khó khăn hơn chocác doanh nghiệp trong việc trả nợ, khiến nợ công ngày càng gia tăng
Mặt khác, việc kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, khôngchặt chẽ thậm chí buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu
tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng gia tăng ở nhiều nước, cũng trở thành nguyênnhân không kém phần quan trọng làm nợ công gia tăng
Bên cạnh đó các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi,thậm chí một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau,đặc biệt như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại
bỏ để phù hợp với các quy định của WTO và các thỏa thuận thương mại khác mà họtham gia Cùng với đó, vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là thuế, gặp không ít khókhăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt
và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng
7
Trang 8thực tiễn sâu sắc đối với các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cóViệt Nam
Có nhiều giải pháp để giải quyết nợ công, tùy tình hình cụ thể mà chính phủ cóthể áp dụng, như vay nợ nguồn vốn từ trong nước và nước ngoài; hoàn chỉnh bộ máyquản lý nhà nước; xây dựng chiến lược vay nợ công rõ ràng và theo một quy trình dàihạn; minh bạch trong công bố thông tin và tăng cường cơ chế giám sát tài chính; tổchức đánh giá mức độ hiệu quả các trường hợp đã vay nợ để rút kinh nghiệm trongtương lai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Trang 9CHƯƠNG 2 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU
2.1 Diễn biến nợ công ở châu Âu
Từ cuối năm 2009, lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ quốc gia gia tăng giữa
các nhà đầu tư liên quan đến một số nước châu Âu, mối lo sợ này tăng lên vào đầunăm 2010 Các quốc gia có đề về nợ công trong khu vực châu Âu bao gồm các thànhviên Hy Lạp, Ireland, Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và cũng có một số khu vựcchâu Âu không thuộc Liên minh châu Âu (EU) Đặc biệt là từ Ireland, quốc gia mới bịcuộc ảnh hưởng tài chính lớn nhất trong năm 2008 các khoảng nợ công tăng mạnhcho các chính phủ EU do kế hoạch giải cứu ngân hàng Tháng 11/2009 Thủ tướng HyLạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP, cao gấp đôi con sốcông bố trước đó và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ
Ngày 22/12/2009, Moody’s xếp hạng nợ công Hy Lạp từ A1 xuống mức A2bởi thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao Đây là cơ quan thứ ba hạ xếp hạng tíndụng của Hy Lạp Ngày 14/01/2010, Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn,tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 208% GDP vào năm 2012 Ngày29/01/2010, Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro tươngtương 70 tỷ USD, trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP Lươnglao động trong lĩnh vực công giảm 4% Ngày 11/4/2010, Bộ trưởng tài chính các nướcthuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ euro dành cho Hylạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần Ngày 23/4/2010, Hy Lạp cầu cứu EU vàIMF Ngày 02/5/2010, Thủ tướng Hy Lạp cho biết, chính phủ nước này đã đạt đượcthỏa thuận với EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chitiêu 30 tỷ euro trong 3 năm tới Ngày 9/5/2010, IMF đơn phương chấp thuận trướcmột phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5,5 tỷ euro
Ngày 10/5/2010, các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kếhoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro,ngăn đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp Gói giải cứubao gồm 440 tỷ euro từ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, 60 tỷ euro
từ công cụ nợ của châu Âu IMF đóng góp 250 tỷ euro, tổng số tiền lên đến 750 tỷeuro, tương đương khoảng gần 1.000 tỷ USD tính theo tỷ giá ở thời điểm đó Góigiải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ euro trong 3 năm Đây là nước đầu tiên tạikhu vực đồng tiền chung châu Âu được hỗ trợ Chính phủ Đức đồng ý góp 22,4 tỷeuro tương đương 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp
Ngày 18/5/2010, Chính phủ Đức, trong nỗ lực ngăn hoạt động đầu cơ tài chínhđược coi như nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn
cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ và hợpđồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng
Ngày 25/5/2010, Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngânsách, tiết kiệm 24 tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách GDP
từ mức 5,3% của năm 2009 về mức 2,7% GDP
9
Trang 10Ngày 27/5/2010, Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngânsách nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD
Ngày 28/5/2010, Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAAxuống AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó
là chưa kể đến nợ công đang ở mức đáng báo động
Ngày 29/5/2010, hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phảnđối kế hoạch thắt chặt ngân sách của Chính phủ
Ngày 7/6/2010, Đảng của Thủ tướng Đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngânsách và thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quyđịnh của liên minh Châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013
Ngày 8/6/2010, Công đoàn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động tronglĩnh vực công không đi làm để thể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu củaChính phủ Tỷ lệ lạm phát của Hy Lạp tháng 5/2010 tăng 5,4%, vượt mọi kỳ vọng củacác chuyên gia và lên mức cao nhất từ tháng 8/1997
Ngày 10/6/2010, thỏa thuận cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ.Chính phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dù không
có sự hỗ trợ của Nghiệp đoàn Lao động
Ngày 27/11/2011, lãi suất trái phiếu kì hạn 10 năm của chính phủ Tây BanNha tăng lên 6,78%, là mức cao nhất kể từ khi gia nhập EU
Ngày 21/12/2011, ông Rajoy nhậm chức thủ tướng Tây Ban Nha, hình thànhnên chính phủ mới, đánh dấu sự sụp đổ của chính phủ thứ 5 tại châu Âu sau Italia, HyLạp, Bồ Đào Nha, Ireland do cuộc khủng hoảng
Ngày 14/01/2012, Standard & Poor’s hạ mức tín nhiệm của Pháp xuống 1 bậc(từ AAA xuống AA+) và Italia xuống BBB+ cùng với triển vọng tiêu cực
Ngày 6/2/2012 Chính phủ Romania là chính phủ thứ 6 ở châu Âu sụp đổ dokhủng hoảng nợ
Ngày 25/6/2012, Cyprus chính thức trở thành nước thứ 5 trong khu vực cácnước sử dụng đồng tiền chung euro phải xin cứu trợ từ Quỹ Bình ổn tài chính châu
2.2 Nguyên nhân nợ công ở châu Âu
Các quốc gia có vấn đề về nợ công trong khu vực châu Âu bao gồm: các thànhviên Hy Lạp, Ireland, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và cũng có một số khu vựcchâu Âu không thuộc liên minh Châu Âu
Trang 11Nguyên nhân
1 Các nước thành viên EU phải từ bỏ chính sách tiền tệ của chính mình và sửdụng đồng tiền chung là Eurozone Sự thay đổi lớn về chính sách tài khoá và tiền tệcủa các nước châu Âu làm ảnh hưởng lớn đến tài chính của từng nước Các nước phải
từ bỏ một lượng lớn tiền riêng và chuyển sang đồng Euro dẫn đến sự thâm hụt trongchính sách tài khoá Khi sử dụng đồng Euro thì ngân hàng trung ương châu Âu đảmnhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước thamgia EU mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế và khó khăn cho các nước này mỗi khikinh tế gặp khủng hoảng chỉ có thể mượn của ngân hàng trung ương Không thể tự dotiền tệ do thiệt hại về chiến tranh, thiên tai và sự chi tiêu không hợp lí của chính phủtrong các khoảng chi công đã dẫn đến tình trạng nợ công ở các nước châu Âu Việckhông thể tự do tiền tệ như lúc trước và phải bỏ một lượng lớn tiền riêng để đổi sangđồng Euro nên tình trạng nợ công kéo dài và các khoảng nợ ngày càng lớn
2 Sự yếu kém trong quản lí của chính phủ các nước (tham nhũng trốn thuế làmảnh hưởng đến nguồn thu nhập chính phủ): sự quản lí không chặc chẽ và thiếu minhbạch của chính phủ về vấn đề chi tiêu, làm cho khoảng chi ngày càng tăng mà vốn thulại thì ít Những bất đồng về sự thống nhất đồng Euro, sự quản lí thiếu hợp lí làm tìnhtrạng thất nghiệp ngày càng tăng, ngân sách nhà nước không đủ để trợ giúp và ngàycàng thâm hụt Để kêu gọi đầu tư các nước đã phát hành trái phiếu chính phủ, làm chocầu về vốn vay tăng lên, trong khi cung trên thị trường vốn không đổi, làm lãi suấttăng lên, nhà nước phải thực hiện chính sách nới lỏng nhưng vẫn ko điều tiết được vấn
đề cầu vượt cung đã dẫn đến tình trạng nợ công ngày càng cao
3 Tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế: Các cuộc khủng hoảng để lạitổn thất nặng nề về người lẫn các cơ sở vật chất Để phục hồi lại nền kinh tế vốn đãlạm phát rất cao của các nước châu Âu, nhà nước cần một khoảng tiền khá lớn, có thểnhận viện trợ từ nước ngoài nhưng cũng có những khoản viện trợ cần hoàn trả Để cómột số tiền khủng để phục hồi, chính phủ nước đó phải đứng ra vay mượn
4 Nợ nước ngoài cao: các khoảng chi tiêu không hợp lí dẫn đến sự thâm hụtngân sách nhà nước nên dễ tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốnkhông hiệu quả dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài và nợ công trong nước lẫn quốc tế
5 Mức chi tiêu công cao:3 chi tiêu công là khoản chi của chính phủ, nhằm cungcấp những phúc lợi cho người dân của nước đó, nhiều khoản chi mà lợi nhuận của nóphải đợi một thời gian dài mới thu lại được, và nhiều khoản mà lợi nhuận thu về kothể tính bằng giá trị mức chi mà chính phủ bỏ ra VD: công viên công cộng, giảm họcphí (gần như 100%), bảo hiểm xã hội, tiền hưu ở các nước châu Âu là rất cao… Khikhoảng chi của nhà nước quá lớn mà lợi nhuận thu về thấp, vốn đầu tư thu về ít thìdẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước khi ko thể bù đắp vào khoảng chi lớndẫn đến nợ công
3 Chi tiêu công: khoản chi cung cấp các dịch vụ công cho xã hội nhằm thu hút vốn đầu tư.
11