1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của gen z trên địa bàn thành phố hà nội

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của Gen Z
Tác giả Trần Huyền Ly
Người hướng dẫn PGS. TS. Kim Hương Trang
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng - Ứng dụng
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 25,77 MB

Nội dung

Nghiên cứu cho rằng yếu tố hiểu biết tài chính và thái độ tài chính có tác động tích cực đến hành vi quản lý tài chính của cá nhân ở độ tuổi từ 17 tuổi đến 27 tuổi thuộc Gen Z tai Greate

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP

CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA

QUAN LY TAI CHINH CA NHAN CUA GEN Z TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

Nganh: Tai chinh Ngan hang

TRAN HUYEN LY

Hà Nội - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP

CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA

QUAN LY TAI CHINH CA NHAN CUA GEN Z TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

Nganh: Tai chinh Ngan hang - Ung dung

Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Trần Huyền Ly

Người hướng dẫn: PGS TS Kim Hương Trang

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM KÉT

Tôi xin cam kết đề án “Các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của Gen Z trên địa bàn Thành phó Hà Nội” là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua Sản phẩm được nghiên cứu một cách trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ sự không trung thực nào trong thông tin sử dụng ở đề án này

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Kim Hương Trang đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt Đề án tốt nghiệp Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của trường Đại học Ngoại thương và các thầy cô khoa Sau Đại học vì những kiến thức mà thầy cô truyền đạt cho em trong suốt khoảng thời

gian em theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ tại trường

Trong quá trình thực hiện Đề án, do hạn chế về thời gian, trình độ cũng như

kinh nghiệm thực tiễn nên bài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý quý thầy cô để Đề án của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LOT CAM KET 52s CEE+edeEEEE+ASEEEEAEESEE.EEEEELSESErkstesrvxssetrrrrdee i

DANH MUC HINH ccccssssesssessssssssssessssssssssecssesssssssssessssssessseesssssssssssssssssssseesseeseesse Vv

CHUONG 1: BOI CANH THUC HIEN VA CO SO LY LUAN CUA DE ÁN 4

1.1 Giới thiệu về Gen Z va thye trang quan ly tai chinh cia Gen Z trên địa

1.2 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính

của Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội . s s°ss<©sssecsse 6

1.2.1 Giới thiệu khái quát vỀ ŒeH Z cs<ccceeccceserrreeerrresrrrrsrrre 6 1.2.2 Giới thiệu về tài chính cú HhiÂH ccs<©ccesecccseerreseerreserrrssee 10

1.2.3 Giới thiệu về quản lý tài chính cá nhi . -s-c-s<©cceeccs<+ 13 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân 16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN . .5 -<- 22

2.1 Phương pháp thu thập dữ liỆU 5-5 5 <5 «se sese 22

2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ" CẤp -ccsccceeccceeerereeerrreeerreeerrresrrre 22

2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ CấpD -+ -e<ee©+e<©©se++sec+seecxsecrsecccsee 22

2.2 Phương pháp xử lý dữ liỆU 2 5-5 << 5£ 5S 5s 1 956555 25 2.3 Phương pháp phân tích dữ liỆ . -5- s5 5< se S4 sss<ssssese 25

CHUONG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA GEN Z TRẼN .- 27

ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI .-2- 222 s£ss£sstssevszerssezsecsee 27

3.1 Đánh giá kết quả từ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản

lý tài chính cá nhân của Gen Z, tên địa bàn Thành phố Hà Nội 27

3.1.1 Thông tin từ bảng Ïrỏi << s<e< =< se texeeseteeersererrserrrerre 27

3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của fÏHAH4E đẴO 5 << «<< <=<seseseseesessese 28

1H

Trang 6

3.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 2- se ss+sseszssezsseszssezse 33 CronbaCh” A ÌÏJ laa 5 << 5 5 1 HH Hi HH HH ưng g0 0 33

3.4 Phân tích nhân tố khám phá . s- se ss+ssszssezsseszssezse 33

3.5 Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá

nhân Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội . -2- 2 cs<©s<©css 36 3.5.1 Yếu tô “Mức độ hiểu biết tài chínÏ:” 2©cescce<©csecssccssccscccee 36 3.5.2 Yếu tô “Mức độ thái độ tài chính ” -s-c-s©cescceecesecsecrescescccee 37 3.5.3 Yếu tô “Mức độ ảnh hưởng của gia đình"” « -«<ccsseccs<e 38 3.5.4 Yếu tô “Hiệu quả quản lý tài chính cá nhân ” -s-cc<<- 39 3.5.5 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tô đến hiệu quả tài chính cá nhân gen CHƯƠNG 4: ĐÈ XUẤT MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA GEN Z TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ

NOL uo — 44 4.1 Xu hướng về quản lý tài chính cá nhân của Gen Z tại Thành phố Hà Nội trong những năm tới (2024-2030) .- 5 =- 5 << «s91 0 00g00 44 4.1.1 Xu hướng không sử dụng tiỀn tmặt -s<©c-e<©cseccseeccsee 44 4.1.2 Xuất hiện ÿJ định tự chủ tài ChÍHÏ: SỚIH ÏLƠH o-<-<=<< << << ses 45 4.1.3 Chịu ảnh hưởng của mạng xã hội cho các quyết định đầu tư cá nhân

—— ,ÔỎ 46

4.1.4 Gia tăng thu nhập bằng cách làm công việc phụ - 4

4.2 Đề xuất giải pháp -«- << se ©sstExseErsstEvseErAeExeEreeerssesrsserssrrrssoree 47

4.2.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cá nhân cho ŒGen Z

—— ,ÔỎ 47

4.2.2 Giải pháp nâng cao hiểu biết tài chÍnih -s<©cce<©cseccseeccsee 50

4.2.3 Giải pháp về thái độ tài chÍnhh s-cc-cseccceseerrseerrreeerressrrrssee 52

4.2.3 Về ảnh hưởng từ gia đÌHÌ: -e s<©cce<©ceecczeecreecreeerreecreecrreee 33 009.9 057 .,ÔỎ 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO -2 s<2ss2vsseesrz 1

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sức mạnh của tiết kiệm trong hành trình tích lũy tài chính cá nhân 6 Hình 1.2 Những mối lo ngại hàng đầu của thế hệ Gen Z và Millennial 10

Hình 1.3: Bảy cấp độ tự do tài chính -22©27222222222222122221222221222711227212222.-e 21

Hinh 2.1 Quy trinh mghién CO 0 N 23

Trang 8

DANH MỤC BÁNG

Bang 3.1: Kết quả về nhân khẩu học của đối tượng khảo sát -2-+- 27

Bang 3.2: Két qua Cronbach’s Alpha nhân tố Mức độ hiêu biết tài chính 29

Bảng 3.3: Kết quả Cronbach”s Alpha của nhân tố Thái độ tài chính 30

Bảng 3.4: Kết quả Cronbach”s Alpha của nhân tố Ảnh hưởng của gia đình 31

Bang 3.5: Két qua Cronbach’s Alpha ctia hiéu quả quản lý tài chính cá nhân 32

Bang 3.6: Bang tóm tắt sự thay đổi của các biến sau phan tich Cronbach’s Alpha.33 Bảng 3.7: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett 22222222 2222222222122221222222 2 34 Bang 3.8: Két qua chỉ số Eigenvalues và tổng phương sai trích 2 +- 34

Bảng 3.9: Kết quả ma trận Xoay -2-©222222222222211222212227112222112271122271127112222 Xe 35 Bảng 3.10: Đánh giá yếu tố “Mức độ hiểu biết tài chính” 22222222222z22222z+2 36 Bảng 3.11: Đánh giá yếu tố “Mức độ thái độ tài chính” 2¿2222222222z22222zc2 37 Bảng 3.12: Đánh giá yếu t6 “Mire d6 anh huong cua gia dinh” oe 38 Bảng 3.13: Đánh giá yếu tố “Hiệu quả quản lý tài chính cá nhân” 39 Bảng 3.14: Kết quả bảng tóm tắt mô hình (Model Summary) 222 222222 40 Bảng 3.15: Kết quả Anova 222222222212222112221112221112271122711122111222112222 xe 41 Bảng 3.16: Kết quả phân tích hồi quy 22-©-22+2222222EE2222212222212227212222122222.-e2 41

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Năm 2023 được đánh giá là một năm mà nền kinh tế thế giới phải đối mặt với

nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm; lạm phát hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách

tiền tệ thắt chặt, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine phức tạp hơn Tại thời điểm

cuối năm 2023, các tổ chức quốc tế đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với dự báo trước đây theo các hướng khác nhau nhưng hầu hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022 (Tổng cục Thống kê, 2023)

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn, tình hình kinh tế của Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng Tuy được đánh giá là một trong những nước đang phát triển trên thế giới nhưng kiến thức về tài chính còn chưa cao, đặc biệt ở những công dân ở lứa tuổi từ 16 đến 30 Trong một cuộc khảo sát mang tên

"Financial literacy around the World” do S&P Global thuc hién vao nam 2020, kết

quả cho thấy chỉ có khoảng 24% dân số Việt Nam hiểu biết về tài chính cá nhân và quản lý tài chính cá nhân, trong khi mức trung bình của thế giới là 33% Theo một

nghiên cứu khác của Viện ADB xuất bản năm 2020, trình độ hiểu biết tài chính của

người Việt thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác ở Đông Nam Á Sống trong một nền kinh tế khủng hoảng như trong năm 2023, mỗi cá nhân

cần chuẩn bị một kế hoạch tài chính để đảm bảo an toàn cho bản thân vả gia đình

Bởi kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng cần có, đặc biệt là đối với người trẻ Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc kiêm soát tốt tài chính lại càng cần thiết hơn bao giờ hết

Có khá nhiều nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài nghiên cứu về các yêu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính cá nhân Nghiên cứu cho rằng yếu tố hiểu biết tài chính và thái độ tài chính có tác động tích cực đến hành vi quản lý tài chính của cá

nhân ở độ tuổi từ 17 tuổi đến 27 tuổi thuộc Gen Z tai Greater Jakarta (Azizeh và các

cộng sự, 2022) Kiến thức tài chính tốt có tác động tích cực đến hành vi quản lý tài

chính cá nhân của thế hé Z (Fajari và các cộng sự, 2023) Nghiên cứu về mối quan

hệ giữa hiểu biết tài chính, thái độ tài chính, điểm kiểm soát tâm lý với hành vi quản

lý tài chính cá nhân (Ibrahim và các cộng sự, 2009) chỉ ra rằng hiểu biết tài chính và

Trang 10

thái độ tài chính có tác động tích cực trong khi điểm kiểm soát tâm lý lại có tác động

tiêu cực đến hành vi quản lý tài chính cá nhân

Một vài nghiên cứu trong nước cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân Thái độ tài chính và kiến thức tài chính tác động mạnh mẽ và có mối quan hệ cùng chiều với hành vi quản lý tài chính của các cá nhân độ

tuổi từ 19 đến 20 tuổi đang sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, còn khả

năng kiểm soát từ bên ngoài có mỗi quan hệ ngược chiều với hành vi quản lý tài chính

cá nhân (Nguyễn Thị Ngọc Miên và các cộng sự, 2015) Sự ảnh hưởng của cha mẹ,

chủ nghĩa duy vật, tiêu dùng thiếu kiểm soát và năng lực tài chính có tác động tích

cực đến hành vi tải chính của sinh viên (Nguyễn Thị Kim Oanh và các cộng sự, 2020)

Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề quản lý tài chính cá nhân nhưng lại khá ít nghiên cứu nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quan ly tài chính cá nhân của Gen Z„ đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản

lý tài chính cá nhân của Gen Z trong độ tuổi 18-26 tại địa bàn Thành phố Hà Nội Do

vậy, tác giả quyết định thực hiện đề án nghiên cứu về vấn đề này

Đề án này tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố hiểu biết tài chính, thái độ tài chính và ảnh hưởng của gia đình đối với hiệu quả quản lý tài chính cá nhân

của Gen Z (từ 18-26 tuổi) tại Thành phố Hà Nội Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân có đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các khuyến nghị giúp Gen Z có những kế hoạch và hành vi tài chính phù hợp 2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề án nghiên cứu tác động của yếu té hiểu biết tài chính, thái độ tài chính và

ảnh hưởng của gia đình đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của Gen Z trong độ

tuổi từ 18-26 (sinh nam 1997 — 2005) trên địa bàn Thành phố Hà Nội Từ đó đưa ra

những đề xuất, giải pháp giúp quản lý tài chính cá nhân thiết thực, hiệu quả hơn

Để đạt được mục tiêu, đề án đưa ra những vấn đề sau: 1, Thực trạng quản lý tài chính của Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội?

2, Nhân tổ hiểu biết tài chính, thái độ tài chính và ảnh hưởng từ gia đình có

tác động đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội như thế nào?

3, Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cho Gen Z trên địa

bàn Thành phó Hà Nội?

Trang 11

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé án là các nhân tố hiểu biết tài chính, thái độ tài

chính và ảnh hưởng từ gia đình tác động đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của

Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội

4 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Thời gian tác giả thực hiện khảo sát từ tháng 4/2023 đến

tháng 7/2023 Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm (từ tháng 01/2021 -

12/2023)

Phạm vi không gian: Địa bàn quận Đống Đa, quận Ba Đình và quận Thanh

Xuân của Thành phó Hà Nội

Phạm vi nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của

Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội cụ thê nghiên cứu yếu tô hiểu biết tài chính,

thái độ tài chính và ảnh hưởng từ gia đình 5 Kết cầu của đề án

Đề án gồm 4 chương:

Chương I: Bối cảnh thực hiện đề án

Chương 2: Phương pháp thực hiện đề án Chương 3: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân

của Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cá

nhân của Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trang 12

CHƯƠNG 1: BOI CANH THUC HIEN VA CO SO LY LUAN CUA DE AN

1.1 Gidi thigu vé Gen Z va thực trạng quản lý tài chính của Gen Z trên địa

bàn Thành phố Hà Nội

Gen Z tại Thành phó Hà Nội bắt đầu thê hiện mối quan tâm đến vấn đề tài

chính từ rất sớm, có những bạn đã có kế hoạch tài chính từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Tài chính là mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ khi nhìn về tương lai Quản lý tài chính trở nên cấp bách hơn bao giờ hết Các bạn trẻ theo khối ngành kinh tế hoặc trong chương trình có môn học liên quan đến ngành kinh tế - tài chính thì sẽ có

hiểu biết tài chính tốt hơn, từ đó có thói quen chi tiêu lành mạnh, tránh được cám dỗ của tín dụng đen (Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự, 2021) Gen Z cho biết đã

đầu tư từ năm 21 tuổi, điều này cho thấy thé hệ này có ý thức tài chính sớm hơn, điều

nay ít thấy ở những thế hệ trước Hầu hết thế hệ Z có kiến thức tài chính nhưng lại

chưa có hành vi quản lý tài chính tốt (Fitriani, 2020)

Gen Z tại Hà Nội được đánh giá là có nhiều ưu điểm trong việc quản lý tài

chính cá nhân Do sống tại một trong những thành phố lớn của Việt Nam, điều kiện

kinh tế và điều kiện tiếp xúc với các kiến thức tài chính cũng tốt hơn, nên cách quản lý tài chính cũng khác so với các bạn trẻ ở những thành phố khác, hoặc ở những vùng

nông thôn Mặt khác, có một vải hạn chế đó là đo mức sống ở thành phố cao hơn cho nên mức chi tiêu và áp lực kinh tế của Gen Z tại Hà Nội cũng nhiều hơn so với Gen

Z ở những nơi khác

Gen Z là thế hệ lớn lên cùng điện thoại thông minh và truyền thông đa phương

tiện Facebook, Youtube, Tiktok không chỉ là nền tảng giải trí mà còn được sử dụng

như những nền tảng đề tự trang bị kỹ năng và kiến thức mới Gen Z là thế hệ sử dụng

nhiều video nhất cho việc học tập, trong đó có kiến thức tài chính cá nhân (Phạm Bảo Khanh, 2023) Các hình thức chi tiếu, thanh toán hiện nay đều có thể được thao tác

dựa vào nền tảng ứng dụng trên các thiết bị di động Gen Z có thể quyết định mua

sắm, tiết kiệm, đầu tư một cách nhanh chóng, thuận tiện Gen Z cũng thích hưởng thụ

và biết hưởng thụ hơn thế hệ trước nhưng họ cũng ý thức phải tìm kiếm và áp dụng

các khoản được ưu đãi, chiết khấu, hoàn tiền

Ở Việt Nam, Gen Z được dự đoán có tiềm năng trở thành lực lượng lao động

chính gia nhập thị trường lao động vào năm 2030 Khảo sát từ một nhóm nhỏ Gen Z dang là sinh viên chuyên ngành kinh doanh, tài chính năm 2022 cho thấy Gen Z có

Trang 13

quan điểm về tiền bạc rất rõ ràng Khi được hỏi về suy nghĩ của họ đối với tiền bạc,

đa số cho rằng họ sẵn sảng tiêu tiền vào những thứ mang lại cho họ cảm giác hạnh

phúc Gen Z được đánh giá là thế hệ có quan điểm thận trọng đối với tiền bạc, chỉ

đưa ra quyết định chỉ tiêu trong số tiền đang có và tiết kiệm Họ có những khoản tiết kiệm sẽ giúp họ vượt qua những bắt trắc trong cuộc sống Hơn 29% số Gen Z được hỏi cho rằng tiền bạc thê hiện quyền lực Trong khi đó, 25% cho rằng tiền thể hiện

giá trị của họ và họ trân trọng những giá trị mà bản thân tạo ra

Giới trẻ tự nhận định họ chưa có kỹ năng lập ngân sách hiệu quả Điều này có thé do ho chưa cân nhắc xem xét các yếu tố khách quan khi lập ngân sách cá nhân,

và chưa có chiến lược cụ thể cho cách quản lý tài chính của bản thân Trong đại dịch

COVID-19, khảo sát của Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy

van dé về tài chính là một trong những nguyên nhân chính tạo ra áp lực tâm lý cho gidi trẻ

Có khoảng hơn 40% sinh viên Gen Z trả lời đúng khi hỏi về cách tính lãi suất don, lãi suất kép Day là điều mà Gen Z ý thức được rằng họ cần trau đồi hơn nữa để có kiến thức sâu hơn về tài chính Về tác động của các yếu tố kinh tế tới quyết định

chi tiêu vả tiết kiệm, mặc dù đa số người trẻ ở thế hệ này trả lời đúng, nhưng vẫn có

yếu tố tác động là của lãi suất tới tiêu dùng thì đa số sinh viên Gen Z được hỏi trả lời

sai

Trong môi trường phát triển nhanh chóng như hiện nay, công nghệ thay đôi và được cải tiễn hằng ngày Những thay đổi đáng kể trong hành vi, thái độ và lối sống của giới trẻ cả theo chiều hướng tích cực và có cả những điều đáng lo ngại Ví dụ, họ

tiết kiệm từ sớm, nhưng trong thời đại mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng như hiện

nay, việc duy trì được thói quen tiết kiệm vẫn là một thách thức đối với người trẻ

Cùng với đó, việc tiếp cận với khối lượng thông tin khổng lồ từ nhiều nguồn trên không gian mạng cũng có những mặt bắt lợi Đôi khi thông tin quá nhiều dẫn tới tình trạng hoang mang không biết thông tin nào là chính thống Gen Z cho biết họ có kiến thức về tài chính một cách chung chung, nhưng lại không hiểu sâu, đầy đủ và

toàn diện để có thể áp dụng vào việc thiết lập kế hoạch tài chính cho bản thân

Có thé thay rằng, sinh viên Gen Z có ý thức trang bị kiến thức và kỹ năng về tài chính cá nhân hơn hắn thế hệ trước Các bạn trẻ có thê tim bat kỳ thông tin về tài

Trang 14

chính cá nhân trên internet nhưng khi áp dụng vào trường hợp của mỗi cá nhân thì

2010, Gen Z lại được cho là những người sinh từ năm 1995 đến 2010 (Tracy, 2017)

Mc Crindle Research giới hạn phạm vi năm sinh của Gen Z là những người sinh từ năm 1995 đến 2009 Gen Z cũng được cho là những bạn trẻ sinh từ năm 1997 đến 2007 (Ernst & Young, 2019), hay là sinh từ năm 1995 đến 2012 (Network of Executive Women & Deloitte, 2018) Có thể thấy rằng, không có một định nghĩa chính xác cho giới hạn năm sinh của Gen Z, trong đề án này, phạm vi nghiên cứu sẽ

là các bạn trẻ sinh từ năm 1997 — 2005) tức là từ độ tuổi 18-26

Theo nghiên cứu cua Bloomberg, sử dụng dữ liệu của United Nation (Lee va

các cộng sự, 2018), Gen Z chiếm 32% trong tổng số 7,7 tỷ dân số toàn cầu vào năm

2019, vượt qua Millennials đề trở thành thế hệ đông dan nhất thế giới Tại Việt Nam,

Trang 15

dân số thuộc thế hệ Gen Z sẽ tăng lên con số 15 triệu vào năm 2025, chiếm 1/4 lực lượng lao động trong nước (Bravohr, 2021) Gen Z có những đặc điểm nỗi trội của những công dân của thời đại mới: cởi mở, am hiểu công nghệ, linh hoạt, độc lập hơn hắn các thế hệ trước Hầu hết những đặc điểm này được hình thành một

cách tự nhiên ngay từ khi họ còn trẻ Bước nhảy vọt của công nghệ, Internet và

mạng xã hội cũng tạo cơ hội cho họ được tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức mới,

những nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới Gen Z được sinh ra trong thời đại

Internet phát triển, được tiếp xúc với công nghệ từ sớm, có tư duy về tiền tệ, kinh

tế, được kỳ vọng là thế hệ dẫn đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển của xã hội trong tương lai Theo một báo cáo của công ty tu van Oliver Wyman — công ty có gần 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về Gen Z đã chỉ ra rằng có 52% Gen Z đang lo lắng về tính ôn định của tình hình tài chính cá nhân, nhiều gấp đôi các thế hệ trước Có đến 63% cho biết việc quản lý tài chính cá nhân là quá sức và 59% nói rằng gần như không biết gì về tài chính tuy rằng họ có cơ hội đề tiếp cận rộng rãi với các thông tin tài chính

1.2.1.2 Những đặc điễm của Gen Z

Gen Z là một thế hệ tập trung vào tài chính, một thế hệ vô cùng thực tế khi nói

đến việc chuẩn bị cho tương lai, Gen Z có ý thức tài chính từ rất sớm, 41% Gen Z

cảm thấy cuộc sống của họ sẽ tệ hơn Gen Y và chỉ 25% số người được hỏi tin rằng

chất lượng cuộc sống của họ cao hơn thế (Ipsos, 2019) Thái độ này được giải thích bởi những gì họ và gia đình đã trải qua, họ được coi là thế hệ chịu ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và gần đây là đại dịch Covid-I9 Họ đã chứng kiến số tiền có thể biến mất nhanh chóng như thế nào Một nghiên cứu chỉ ra rằng

66% Gen Z lo lắng về tình trạng tài chính của cha mẹ họ hơn là sự lo lắng về số lượng bạn bè hoặc danh tiếng của ngôi trường mà họ theo học (Walter, 2019) Họ lớn lên ở một thời đại mà mọi mặt của cuộc sống đều bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng

hoảng tài chính thế giới và sự bùng phát của một loại virus vô cùng nguy hiểm khiến cho cả thế giới điêu đứng, lệnh phong tỏa, cách li làm ảnh hưởng đến mọi sự kết nối trong đời sống, kinh tế theo đó bị ảnh hưởng trầm trọng Thế hệ này cảm thấy áp

lực phải kiếm tiền và thành công sớm hơn các thế hệ đi trước, họ bị thôi thúc phải

có sự chuẩn bị tốt cho mọi vấn đề và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong tương lai

Điều này chỉ sự thừa nhận rằng néu Gen Z muốn tôn tại, tốt hơn hết nên hành động

7

Trang 16

ngay, cuộc sông không có chỗ dành cho những người mộng mơ, thiếu thực tế (David va Stillman, 2017)

Gen Z duoc tiép cận với Internet từ nhỏ và có hiểu biết về công nghệ Một điều hiển nhiên khi Gen Z được lớn lên trong thời đại Internet phát triển, họ được tiếp cận với công nghệ hiện đại từ rất sớm Họ có cơ hội mở rộng mạng lưới bạn bè, kết nối rộng, tiếp cận với nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới Mạng xã hội được coi là thế

giới riêng của Gen Z„ nơi họ cập nhật xu hướng chung của thế giới nhanh nhất, tự tin chia sẻ suy nghĩ và giúp đỡ phát triển những cộng đồng nhỏ hơn hay thế

hệ tiếp nối Nhiều người trẻ thuộc thế hệ này cho rằng họ thích nhắn tin hơn gọi điện

thoại (Joanna, 2018) Điều này cũng có nghĩa rằng họ đang khẳng định vai trò của mình trong cuộc sống số, trong thời đại này thì con người là trung tâm của công nghệ

và việc cá nhân hóa chính là một hình thức để thu hút sự chú ý và khăng định cá tính

cũng như sự tự tin của thế hệ này

Gen Z là những công dân toàn cầu Họ là thế hệ đầu tiên được sinh ra trong một thế giới nơi mà ranh giới kỹ thuật số và cuộc sống thực là rất mong manh Với hầu hết mọi thông tin có sẵn có thé tim rất nhanh và dễ dàng, Thế giới hiện đại đã xây

dựng nên những đặc điểm nổi bật của Gen Z như tự tin, chủ nghĩa cá nhân, làm chủ

công nghệ và thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội (Berkup và các cộng sự,

2014) Có một sự khác biệt lớn trong việc sử dụng công nghệ giữa Gen Z và Gen X — cha mẹ của họ đó là Gen Z coi công nghệ là một phần cuộc sống, thế hệ này có thể tiếp thu thông tin nhanh hơn các thế hệ trước, cùng vì vậy mà họ sáng tạo và linh hoạt

hơn trong việc áp dụng công nghệ trong việc quản lý tài chính cá nhân

Gen Z là thế hệ có tỉnh thần khởi nghiệp mạnh mẽ Một nghiên cứu của

Millenial Branding va Randstad US chi ra rằng 17% Gen Z được hỏi cho biết rằng họ có khát vọng kinh doanh, trong khi có 11% Millennials có quan điểm này (Schawbel, 2014) Các nhà quản lý và lãnh đạo khuyến khích nhân viên Gen Z làm việc với tỉnh thần chủ động, tự giác và sáng tạo Tuy vậy, việc quản lý tài chính trong hoạt động kinh doanh được xem là yếu té quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những công ty khởi nghiệp Cũng như trong quản lý tài chính cá nhân, cần phải kiểm soát đồng tiền và có phương án quản trị rủi ro những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Trang 17

Đặc điểm cốt lõi của Gen Z là việc thể hiện bản sắc cá nhân Tiêu dùng trở

thành một phương tiện dé thê hiện sự khác biệt đó Là những người tiêu ding thông minh, Gen Z quan tâm nhiều về giá cả sản phẩm, nhưng họ cũng ưa thích những món

đồ độc đáo để thệ hiện bản sắc cá nhân đó Họ không chỉ mong muốn sản phẩm có

tính cá nhân hoá cao hơn mà còn sẵn sang trả giá cao đề có được sản phẩm phù hợp với cá tính Người tiêu dùng Gen Z cũng đang đòi hỏi và kỳ vọng nhiều hơn vào một sản phẩm Họ được sinh ra với khả năng tiếp cận thông tin dé dàng, kinh tế toàn cầu

và thương mại điện tử bùng nổ nên Gen Z có nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng hơn

thế hệ trước

Gen Z được đánh giá là thế hệ làm việc chăm chỉ Theo một nghiên cứu của Kronos Incorporated, khao sat 3.400 ban tré thé hé Z dén tir 12 quéc gia, 32% Gen Z làm việc rất chăm chỉ, có trách nhiệm, ý thức gây dựng sự nghiệp và có kế hoạch

quản lý tài chính cá nhân đề phòng những rủi ro trong tương lai

Khảo sát của Deloitte về thế hệ Gen Z và Millennial đã được phỏng vấn với

14.483 thuộc thế hệ gen Z và 8.373 người thuộc thế hệ Millennial trên 44 quốc gia

Thế hệ Z và Millennial là những người đã trải qua nhiều biến động trong vài năm

qua, bao gồm đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và bất ỗn kinh tế Những sự

kiện này đã khiến họ có những suy nghĩ và quan điểm khác biệt về cuộc sống và công việc

Theo khảo sát, khoảng 1/3 Gen Z và Millennial cảm thấy rất hài lòng với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sông Tuy vậy, chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng là mối lo ngại rất lớn của cả hai thế hệ này, tiếp theo là thất nghiệp và biến đổi khí hậu 35% Gen Z cho biết chỉ phí sinh hoạt là mối lo ngại hàng đầu của họ

Trang 18

Sức khỏe tỉnh thần Tội phạn/ Chỉ phí sinh hoạt Nạn thất nghiệp Khí hậu thay đổi thuộc thế hệ của tôi an toàn cả nhân

ee 35% 22% 21% 19% 17%

Chi phi sinh hogt Khi hậu thay đổi Nạn thất nghiệp đế 5 oe

Tỷ lệ xắp hạng trong top 3

Hình 1.2 Những mối lo ngại hàng đầu của thế hệ Gen Z và Millennial

Nguôn: Thanh Thanh (2023) Một nửa Gen Z và Millennial cho biết họ sống dựa vào lương từng kỳ, nghĩa

là họ chỉ có đủ tiền để chỉ trả cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Họ lo ngại

rằng một cuộc suy thoái kinh tế tiềm tàng có thê khiến thu nhập bị giảm đi đáng kế từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Gen Z cũng cho biết họ cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng thường xuyên, gần như liên tục Những lo lắng hàng đầu ảnh hưởng đến họ là chỉ tiêu hàng ngày, sức khỏe, an sinh của gia đình và tương lai tài chính lâu

dài Bên cạnh đó, lo ngại về sức khỏe tâm thần, áp lực công việc như khối lượng công việc nặng, cân bằng công việc — cuộc sống kém và văn hóa nhóm không lành mạnh

cũng góp phần đáng kể

Thế hệ Z có xu hướng lo lắng về tiền bạc nhiều hơn các thế hệ trước (Experian,

2019) 57% thế hệ Gen Z không biết có bao nhiêu tiền trong tài khoảng tiết kiệm của

họ 43% sợ rằng họ sẽ không kiếm đủ tiền để hạnh phúc 37% cảm thấy áp lực cạnh

tranh tài chính với các đồng nghiệp 36% cảm thấy họ sẽ không bao giờ đạt được sự an toàn về tài chính 35% tự cho biết mình có thói quen chi tiêu kém

1.2.2 Giới thiệu về tài chính cá nhân

1.2.2.1 Khái niệm tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân là ứng dụng các nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình (Trúc Ly, 2019) Mỗi người sẽ có vấn đề tài chính cá

nhân khác nhau, do sự khác biệt về thu nhập, chi tiêu, nhu cầu, thói quen tiêu dùng khác nhau Tài chính cá nhân là một thuật ngữ chỉ việc quản lý tiền của cá nhân, tiết

Trang 19

kiệm và đầu tư; bao gồm việc lập ngân sách, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, thế chấp, đầu tư, lên kế hoạch nghỉ hưu và lập di chúc chia tài sản, Tài chính

cá nhân sẽ liên quan đến những vấn đề tài chính thường gặp như: thu nhập, chỉ tiêu,

tiết kiệm, đầu tư Có thể hiểu tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền một cách

hiệu quả nhất Tài chính cá nhân giúp các chủ tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày

Mục đích của tài chính cá nhân nhằm đáp ứng những mục tiêu tài chính ngắn

hạn hay dài hạn Mục tiêu tài chính cá nhân của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào thu nhập, chi phí, yêu cầu sinh hoạt, mục tiêu Để có được cuộc sống thoải mái,

nhiều người trẻ hướng đến việc tự chủ tài chính cá nhân, tức là có khả năng kiểm soát

tài chính bản thân một cách độc lập, có mục tiêu tài chính, lập kế hoạch, tiết kiệm và

đầu tư thông minh, quản lý nợ và chỉ tiêu hợp lý 1.2.2.2 Vai trò của tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân giúp đem lại cuộc sống ỗn định về cả mặt vật chất lẫn tinh thần Việc có một kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả, quản lý chặt chẽ những khoản

chỉ tiêu, tiết kiệm và đầu tư, cân bằng tài chính giúp hạn chế lo lắng quá nhiều về những khoản phải chỉ phát sinh trong cuộc sống, đầu tư và tiết kiệm (Lê Long Giang,

2023)

Tài chính cá nhân giúp chủ động trong những vấn đề về tài chính trong cuộc sống Gen Z là thế hệ có kiến thức và ý thức tài chính từ sớm, do vậy khi Gen Z quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chỉ tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu

tư, hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì họ sẽ có thê đạt được tự đo tài chính, đạt được mục tiêu mà nhiều người trẻ hiện nay đang theo đuổi Tự do

tài chính phụ thuộc chủ yếu vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính

của cá nhân Đồng thời, dé đạt được tự do về tài chính, nguồn thu nhập phải lớn hơn

các khoản chỉ tiêu Một khi bạn sở hữu số tiền gấp 25 lần chỉ phí sinh hoạt hàng năm tối thiểu của hộ gia đình thì được xem là người có tự do tài chính Từ nguồn tiền này,

chủ sở hữu sẽ mang đi đầu tu tài chính đề nhận lãi từ các kênh đầu tư và thu về lợi

nhuận kỳ vọng (CNBC, 2017) Học cách quản lý tài chính của cá nhân và có nguồn

ngân sách dự bị sẵn là cách dễ dàng nhất đạt được tự do tải chính Bên cạnh đó, tài

chính cá nhân giúp nâng cao mức sông cá nhân, gia tăng tài sản và ôn định mọi mặt,

II

Trang 20

không bị tài chính chi phối, tự do lựa chọn đầu tư những thứ tốt nhất, phù hợp nhất,

có điều kiện thỏa mãn những sở thích của bản thân ở một mức sống cao hơn

Bên cạnh đó, tài chính cá nhân còn giúp hiểu về tiền, quản lý và sử dụng đồng

tiền hiệu quả, biến tiền thành công cụ phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống cá nhân

Hơn nữa, tài chính cá nhân giúp hạn chế các khoản nợ phát sinh Quản lý tốt van dé này, cá nhân sẽ giảm thiêu được những khoản nợ xấu ngày càng khiến họ gặp vấn đề tài chính nhưng cũng đảm bảo sẽ làm chủ, kiểm soát các khoản nợ tốt — những

khoản nợ sinh ra lợi nhuận trong tương lai

1.2.2.3 Các chiến lược tài chính cá nhân

Thiết lập ngân sách là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân Khoản thu nhập của cá nhân nên được phần bổ thành nhiều phần khác nhau, tập trung kiểm soát chỉ tiêu hàng ngày, đảm bảo các khoản chỉ hợp lý Ngân sách tài chính được

thiết lập phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu tài chính cá nhân Thế hệ trẻ

ngày nay hiếm khi thực hiện các kỹ năng tài chính cơ bản như lập ngân sách hay xây

dựng kế hoạch tiết kiệm dài hạn (Birari và các cộng sự, 2014) Một nghiên cứu về thói quen và sở thích của người tiêu dùng Gen Z chỉ ra có 14,4 triệu Gen Z tại Việt

Nam chỉ tiêu bình quân gần 2,5 triệu đồng/tháng (Decision Lab, 2015) Mức chỉ tiêu đó vào năm 2024 đã tăng lên rất nhiều do chất lượng sống tăng cao và xã hội đòi hỏi giới trẻ phải chi tiêu nhiều hơn, gánh nặng tài chính cùng từ đó mà lớn hơn Tuy nhiên, họ lại không có sự chuẩn bị cho những vấn dé liên quan đến tâm lý khi gặp vấn đề về tài chính, ví dụ như cắng thăng hay suy giảm sức khỏe tinh thần (Norvilitis

và các cộng sự, 2002)

Gen Z có ý thức xây dựng cho bản thân một quỹ mang tên quỹ khân cấp, về cơ bản quỹ này là số tiền dành để chỉ trả cho những trường hợp bắt ngờ trong cuộc sống Số tiền này cho phép sống trong vào tháng nếu bị mắt việc hoặc phải trả một khoản nào đó cho những sự cố không biết trước mà không cần vay nợ Thực tế cho thấy, đại địch Covid-19 xảy đến càng cho thấy tầm quan trọng của việc có quỹ khân cấp Đại dịch đã khiến gần 40% số người cần đến quỹ khân cấp, trong đó 73,3% trong số họ sử dụng một nửa quỹ khân cấp và 29% sử dụng hết quỹ khẩn cấp của họ (Forbes, 2021)

Hạn chế nợ cũng là một chiến lược tài chính nhằm mục đích để tránh nợ nần,

trong trường hợp chỉ nhiều hơn số tiền kiếm được Trong một vài trường hợp, vay nợ

Trang 21

có thể là đòn bây tài chính, nếu điều đó dẫn đến việc có được một tài sản, ví dụ như

thế chấp để mua nhà

Sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan là một chiến lược tài chính cá nhân hiệu quả

Càng ngày thẻ tín dụng càng được sử dụng phô biến tuy nhiên nó cùng là một cái bẫy tài chính lớn của giới trẻ nếu không biết cách sử dụng hợp lý Thẻ tín dụng không chỉ rất quan trọng trong việc thiết lập xếp hạng tín dụng của cá nhân, mà còn là một phương tiện tốt để theo dõi chỉ tiêu, có thể sử dụng như một phương tiện thanh toán khi không có tiền mặt Nếu sử dụng không hợp lý, thẻ tín dụng có thể dẫn tới nợ xấu khó trả Do vậy, khoản nợ trong thẻ tín dụng nên được thanh toán hàng tháng và đúng

hạn

Lập kế hoạch và tiết kiệm cho việc nghỉ hưu là một cách mà nhiều người áp

dụng, đặc biệt là giới trẻ Các chuyên gia cho rằng đa số đối với mọi người sẽ cần khoảng 80% mức lương hiện tại khi nghỉ hưu

1.2.3 Giới thiệu về quản lý tài chính cá nhân 1.2.3.1 Khái niệm quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là một loạt các hành động chuẩn bị tài chính nhằm

đạt được mục đích tự do tài chính, bao gồm lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư, quản lý nợ và các khía cạnh khác liên quan đến tiền của mỗi cá nhân (Bimal, 2011) Một

nghiên cứu khác cho rang quan lý tài chính cá nhân là khả năng của cá nhân trong

việc lập kế hoạch, thiết kế ngân sách, quản lý và kiểm soát tài chính của mình (Asaf,

2019) Nói cách khác, quản lý tài chính cá nhân là quá trình kiểm soát thu nhập và

phân bé chi phi bang một kế hoạch tài chính chỉ tiết để dõi tiền vảo, sử dụng tiền một

cách phù hợp và mang lại hiệu quả (Joseph, 2009) Có thê hiểu rằng, lập kế hoạch tai chính cá nhân là quá trình tạo ra một quy trình phù hợp, thực hiện và tuân theo kế

hoạch đó đề đạt được mục tiêu tải chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là khả năng của một cá nhân thực hiện các hoạt

động tài chính lập kế hoạch, ngân sách, quản lý và kiểm soát các quỹ liên quan trách

nhiệm tài chính cá nhân bằng cách thực hiện quản trị tài chính (Asandimitra và các

cộng sự, 2019) Những cá nhân có hành vi quản lý tài chính vững chắc có thê phát

triển xu hướng hướng tới việc xây dựng và thực hiện các chiến lược lập kế hoạch tải chính (Prihartono và các cộng sự, 2018)

13

Trang 22

Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc sử dụng kiến thức và kỹ năng tài chính trong việc đưa ra các quyết định tài chính và kinh tế bao gồm tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, đầu tư và các quyết định khác Có rất nhiều nghiên cứu về tài chính cá nhân cho thấy sự quan tâm và cần thiết dé nang cao hiểu biết tài chính của mỗi cá

nhân, đặc biệt là giới trẻ Mặc dù không phải ai cùng cần kiến thức chuyên sâu về tài

chính nhưng kiến thức tài chính cơ bản thì giới trẻ cần có để trang bị những kỹ năng

cần thiết để đảm bảo một tình hình tài chính an toàn Tuy nhiên, các cuộc khảo sát

được thực hiện ở hầu hết các quốc gia, kể cả các nước đang phát triển đánh giá mức độ quản lý tài chính cá nhân là chưa được hiệu quả

1.2.3.2 Vai trò của quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần chỉ là khía cạnh tài chính mà nó

còn gắn liền với kế hoạch cuộc đời, quyết định đến chất lượng cuộc sống của mỗi

người Giống như các doanh nghiệp, mỗi cá nhân, gia đình là một chủ thê kinh tế, có

thu nhập, chi tiêu, đầu tư, có các mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cũng

phải đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống (Nguyễn Văn Linh, 2023) Trong khi các doanh nghiệp luôn có hệ thống số sách kế toán ghi chép, thống kê và các công cụ quản lý về mặt tài chính doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả hoạt động thì ít có cá

nhân, gia đình có điều kiện, kinh nghiệm hoặc ít nhất là hiểu biết về quản lý tài chính

cá nhân đề kiểm soát tình hình tài chính của bản thân, gia đình

Việc quản lý tài chính cá nhân hay lập kế hoạch tài chính cá nhân đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống đối với các cá nhân và hộ gia đình Với sự quan tâm

tới tình hình tài chính cá nhân, có kế hoạch cụ thể cho tương lai, các cá nhân sẽ tránh được những sai lầm trước các quyết định tài chính, xa hơn họ sẽ có được con đường

ngắn nhất đề đạt được các kế hoạch về tài chính Việc quản lý tài chính cá nhân giúp

tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ có thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn,

tránh được những tình huống không đáng có Hơn nữa, nếu quản lý tài chính cá nhân tốt còn giúp tăng lượng tài sản một các hiệu quả, ngăn ngừa sự suy giảm của tài sản trong trường hợp xấu và ôn định tiêu dùng cá nhân

Khi quản lý tài chính cá nhân được quan tâm một cách đúng đắn, giới trẻ có

các kế hoạch quản lý tài chính hợp lý, khi đó việc chi tiêu, tiết kiệm cho đến đầu tư

và kế hoạch hưu trí của người dân trở nên hiệu quả hơn nhiều Cùng với đó các nguồn

Trang 23

lực tài chính được sử dụng một cách thông minh, đồng tiền được sử dụng một cách

phù hợp, là động lực thúc đầy thị trường tài chính phát triển hiệu quả hơn

Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân sẽ là động lực để phát triển các ngành dịch vụ về tài chính dẫn đến sự phát triển của thị trường tài

chính thậm chí là cả tổng thể nền kinh tế Cuộc sống của mỗi cá nhân ốn định sẽ

không gây áp lực lên các chính sách an sinh xã hội, đời sống ngày càng phát triển hơn

1.2.3.3 Nguyên tắc trong quản lý tài chính cá nhân

Thứ nhất, để quản lý tài chính cá nhân cần kiểm soát các khoản chỉ tiêu hàng ngày Theo dõi và ghi lại các khoản chỉ tiêu hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng đề điều chỉnh tỷ lệ chỉ tiêu cho phù hợp Đồng thời cần rà soát chặt chẽ các khoản chỉ tiêu để đảm bảo không chỉ tiêu quá mức Cụ thé, có thể phân loại chỉ tiêu của mình thành các nhóm khác nhau đề dễ dàng quan lý như ít quan trọng và quan trọng, có thé

cắt giảm và không thể cắt giảm, Bên cạnh đó, đặt ra giới hạn chi tiêu để tránh chi

tiêu quá mức

Thứ hai, có một lộ trình tài chính rõ ràng để quản lý tài chính cá nhân, xác định rõ mục tiêu tài chính Sau khi xác định được mục tiêu tài chính, xây dựng một kế hoạch thực hiện cụ thể và rõ ràng cùng là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu đó

Đồng thời thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tài chính bởi việc này sẽ

giúp định hướng các khoản chi tiêu và tiết kiệm, có động lực để đạt được các mục

tiêu đã đề ra

Thứ ba, không chỉ tiêu nhiều hơn 10% thu nhập Giới hạn tỷ lệ chỉ tiêu để đảm

bảo có thê tiết kiệm một phần thu nhập Đây là một nguyên tắc đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả Hàng tháng không nên chỉ tiêu nhiều hơn 10% số tiền kiếm được Điều này sẽ giúp để dành một khoản tiết kiệm để dự phòng cho trường hợp khân cấp

hoặc để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn

Thứ tư, không để nợ xấu trở thành một gánh nặng tài chính Nợ nần là một

trong những nguyên nhân khiến tài chính cá nhân trở nên khó khăn Thoát khỏi vòng

Xoáy nợ nan bang cách trả nợ đúng hạn và giảm thiểu các khoản nợ mới là một cách

giảm gánh nặng tài chính Lưu ý cho nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân này là nếu

có nhiều khoản nợ từ nhiều nguồn khác nhau thì nên lập kế hoạch trả nợ với thời hạn

cụ thé đề thoát khỏi nợ nằn một cách nhanh chóng Sắp xếp và ưu tiên trả các khoản

15

Trang 24

nợ cĩ lãi suất cao trước Hơn nữa, cần hạn chế tối đa các khoản vay để tiêu dùng cho

những trường hợp khơng thực sự cần thiết

Thứ năm, tiết kiệm là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản

lý tài chính cá nhân Theo các chuyên gia tài chính, nên cĩ một khoản dự phịng cho

trường hợp khẩn cấp hoặc để đạt được các mục tiêu tài chính dải hạn

Thứ sáu, gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn đề cĩ thể đáp ứng các nhu cầu

tài chính của cá nhân Làm thêm giờ, tìm kiếm cơng việc mới, đầu tư, cĩ khoản thu

nhập thụ động là cách gia tăng tài sản hiệu quả

Thứ bảy, bảo hiểm nhân thọ là một cơng cụ tài chính giúp bảo vệ bản thân và

gia đình khỏi những rủi ro tài chính Gen Z ngày nay cĩ ý thức tìm hiểu và trang bị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân giúp bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những rủi ro tài chính

Thứ tám, giới trẻ ngày nay cĩ xu hướng sử dụng các cơng cụ hỗ trợ quản lý dịng tiền Hiện nay cĩ rất nhiều cơng cụ hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp trong việc quan ly tai chính giúp theo dõi dễ dàng và quản lý tài chính hiệu quả hơn

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân

1.2.4.1 Yếu tố hiểu biết tài chính

Hiểu biết tài chính dùng để đo lường sự hiểu biết về các khái niệm cơ bản về tài chính và cĩ khả năng quản lý tài chính cá nhân thơng qua việc đưa ra các quyết

định hợp lý trong ngắn hạn, lập kế hoạch tài chính đài hạn, cĩ sự quan tâm tới cuộc

sống và thay đổi về điều kiện kinh tế (Remund, 2010) Hiểu biết tài chính là tổng hợp

nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tài chính cần thiết cĩ thé đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh để cuối cùng đạt được lợi ích tài chính (OECD, 2013) Cĩ bốn chỉ số để đo lường mức độ hiểu biết tài chính cá nhân đĩ là kiến thức về tiết

kiệm, cho vay, bảo hiểm và đầu tư (Sugiyanto và các cộng sự, 2019)

Hiểu biết tài chính là yếu tổ cần thiết, giúp mỗi cá nhân hiểu rõ tình hình tài chính và cĩ thể xây dựng kế hoạch tài chính một cách hợp ly (Brounen, 2016) Những cá nhân cĩ quan điểm tài chính mạnh mẽ và kiến thức tài chính cĩ thê đưa ra những quyết định đúng đắn cho cuộc sống tương lai, đặc biệt là trong quản lý tài chính

(Ameliawati va Setiyani, 2018) Hiểu biết tài chính cĩ ảnh hưởng đáng kể đến hành

vi tài chính (Lạly, 2014) Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ những người cĩ trình độ hiểu

Trang 25

biết tài chính sẽ đưa ra nhiều quyết định tài chính đúng đắn hơn so với những người

có hiểu biết tài chính hạn chế (Chen, 1998)

Hiểu biết tài chính thể hiện sự am hiểu khi sử dụng các kỹ năng tài chính, một

yếu tố quan trọng mà mỗi cá nhân cần có trong cuộc sống (Rai và cộng sự, 2019) Nâng cao kiến thức tài chính giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn Một trong những ly do của việc không kiểm soát tốt tài chính cá nhân là vì mọi người không hiểu biết nhiều về tài chính Một nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về tài chính của giới trẻ còn

rất hạn chế, mặc đù họ được giáo dục ở trường học (Chuah và các cộng sự, 2020)

Kiến thức tài chính bao gồm khả năng của một cá nhân trong việc hiểu, đánh giá và quản lý thành thạo các vấn đề tài chính, loại bỏ những trở ngại tiềm ấn thông qua việc

ra quyét định tài chính một cách thận trọng (Chen và các cộng sự, 2023)

Tại Việt Nam, chỉ số hiểu biết tài chính xếp hạng 12/16, 11/16 va 16/17, tức là

còn thấp so với một số quốc gia khác trong khu vực Châu Á và trên thế giới (Master Card Financial, 2015)

Bang 1.1: Mire d6 hiểu biết tài chính tại một số quốc gia Châu Á

Nguon: Tran Thanh Thu va Dao Hong Nhung (2020)

Tại Việt Nam, khảo sát sinh viên tại các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí

Minh có 47% được đánh giá là không có kiến thức tài chính, đối với người trưởng thành có kinh nghiệm làm việc khoảng 5 năm chỉ số hiểu biết tài chính ở mức trung bình 2,4/5 điểm, phần lớn giới trẻ không làm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính thì còn

khá lạ lẫm với những khái niệm cơ bản về tài chính (OECD, 2016) Bên cạnh đó, mức độ hiểu biết tài chính của sinh viên cao đăng, đại học Việt Nam được nhận định là

17

Trang 26

còn ở mức chưa cao, đặc biệt là những sinh viên không theo học ngành kinh tế

(Nguyễn Thị Hải Yến, 2017) Có gần 9% Gen Z sử dụng toàn bộ số tiền mình có, chỉ

khoảng 17% biết cách tiết kiệm và chỉ sử dụng một phần tiền tiết kiệm (Trần Thanh Thu và các cộng sự, 2020)

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra mức độ hiểu biết tài chính của giới trẻ còn rất thấp Nguyên nhân của tình trạng thiếu kiến thức tài chính đến từ những

do chủ quan và khách quan Thứ nhất, một bộ phận các bạn trẻ Gen Z chưa ý thức

được tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức tài chính Chỉ 24% người trưởng thành có hiểu biết tài chính, xếp thứ 118/144 quốc gia được khảo sát (Leora và các

cộng sự, 2020)

1.2.4.2 Yếu tố thái độ tài chính

Thái độ tài chính được đo lường qua thái độ đối với tiền bạc và kế hoạch trong

tương lai (OECD, 2018) Cụ thể, thái độ tài chính là cách mà một người tiếp cận và

đối xử với tiền bạc và các van đề tài chính trong cuộc sống hàng ngày Do đó, thái độ

quyết định hành vi con người, quyết định việc cá nhân lựa chọn tiếp nhận điều gì, tiếp nhận như thế nào vả phản ứng lại ra sao bởi thái độ được hình thành, điều chỉnh

và củng có bởi trải nghiệm tương tác trực tiếp với đối tượng đó bằng tâm lý, suy luận

và cảm xúc Thái độ thường được nhắc đến qua hai trạng thái tích cực và tiêu cực Để

thành công trong quản lý tài chính cá nhân, cần có thái độ tích cực hướng đến vấn đề cần giải quyết cùng với kiến thức và kỹ năng bởi nếu không có kiến thức và kỹ năng

thì sẽ chỉ thái độ tích cực chỉ được xem là lạc quan thái quá

Các kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ tài chính, đặc biệt là thái độ đối với

tiền bạc là yếu tố quan trọng quyết định hành vi tài chính cá nhân (Ajzen, 1991) Thai độ tài chính có tác động tích cực đến hiệu quả quản lý tài chính (Hayhoe và các cộng

sự, 1999) Một nghiên cứu cho thấy phần lớn các bạn trẻ đều có thái độ đúng về tiết

kiệm, phòng ngừa rủi ro và ý thức được tầm quan trọng của tài chính cá nhân và các hành động để đảm bảo an toàn tài chính cho tương lai (Nguyễn Thị Hoài Lê, 2023) Hành vi quản lý tài chính cá nhân cũng bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về kiến thức và kỹ năng giữa những cá nhân có thái độ tích cực và tiêu cực (Khoo, 2015) Một nghiên

cứu khác tại Brazil cũng cho thấy giáo dục tài chính có tác động tích cực đến thái độ tài chính và hành vi tài chính của giới trẻ (Bruhn và các cộng sự, 2016)

Trang 27

Thái độ tài chính có tác động tích cực đến hảnh vi quản lý tài chính cá nhân,

tuy nhiên, kiến thức tài chính và ảnh hưởng của cha mẹ lại không có tác động đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của giới trẻ (Damanik và các cộng sự, 2016) Tác giả cũng tìm thấy kết quả tương tự khi một nghiên cứu khác cho rằng kiến thức tài chính không có tác động gì đến hành vi quản lý tài chính Trong khi đó, thái độ tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tài chính, đồng thời có mối tương quan giữa kiến thức tài chính và thái độ tài chính của giới trẻ (Setiawati và Nurkhin, 2017)

Như vậy có thể thay rằng thái độ tài chính của mỗi người ảnh hưởng đến cách họ đưa ra những quyết định tài chính, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân

1.2.4.3 Yếu tố ảnh hưởng từ gia đình

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gia đình là yếu tố có tính quyết định đến việc hình thành nhân cách, tâm lý, hành vi, lối sống cá nhân Gia đình có vai trò và ảnh

hưởng quan trọng đến thế hệ trẻ ở mọi mặt của lối sống: Từ nhận thức, hình thành

nhân cách, đạo đức ứng xử, hôn nhân, nghè nghiệp Tùy mức độ ảnh hưởng khác nhau, lối sống của thanh niên mang hình ảnh đặc trưng của hoàn cảnh kinh tế gia

đình, những thói quen sinh hoạt, trao đổi, giao tiếp, giải trí của các thành viên khác

Các cha mẹ trao đổi, định hướng các vấn đề tài chính có ảnh hưởng đến hành vi tài chính của con cái họ khi trưởng thành (Paul Webley và các cộng sự, 2006)

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xem xét tác động của 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ gen Z cho thấy 3 yếu tố tác động cùng chiều theo mức độ giảm dần gồm hiểu biết tài chính; ảnh hưởng từ gia đình và thái độ tài chính, duy nhất yếu tố tác động ngược chiều là yếu tố kiểm soát bên ngoài (Đỗ Thị Hà và các cộng sự, 2023) Một nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hưởng tài chính từ cha mẹ có tác động tích cực đến hành vi quản lý tiền bạc của giới trẻ (Danes, 2011)

1.2.4.4 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản lý tài chính cá nhân

Theo Widiawati (2020), các chỉ số đo lường quản lý tài chính cá nhân là các hoạt động tài chính bao gồm ghi chép, báo cáo và kiểm soát và kế hoạch tài chính Các chỉ số đo lường tài chính trong gia đình là lập ngân sách, tiết kiệm, quản lý chỉ phí, đầu tư và tiết kiệm cho tương lai (Zahriyan, 2016) Việc quản lý tài chính cá nhân

19

Trang 28

hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tài chính và dat

được các mục tiêu tài chính lâu đài Có nhiều tiêu chí khác nhau đề đánh giá hiệu quả

của quản lý tài chính cá nhân

Một trong những tiêu chí quan trọng là khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ Điều này không chỉ giúp duy trì điểm tín dụng tốt mà còn giảm bớt gánh nặng tài chính lâu dài

Tích lũy tiết kiệm và dự phòng cũng là một dấu hiệu của quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là có một khoản tiết kiệm đáng kê hoặc quỹ dự phòng đề đối phó với các tình huống khân cấp hoặc mất thu nhập đột ngột

Đầu tư có lãi và tăng trưởng tài sản cũng là một tiêu chí thê hiện hiệu quả quản lý tài chính cá nhân Đánh giá khả năng trong việc đầu tư và tăng trưởng tài sản theo thời gian, không chỉ qua tiết kiệm mà còn thông qua các kênh đầu tư khác như chứng

khoán, bất động sản, hoặc kinh doanh cá nhân

Quản lý chỉ tiêu tốt là một tiêu chí đánh giá hiệu quả trong việc quản lý tài chính cá nhân, đảm bảo rằng chỉ tiêu không vượt quá thu nhập và có kế hoạch chỉ tiêu hợp lý cho tương lai

Hiểu biết và áp dụng các sản phẩm bảo hiểm phù hợp đề bảo vệ bản thân và

gia đình khỏi các rủi ro tài chính do bệnh tật, tai nạn, hoặc tử vong Có một kế hoạch

hưu trí rõ ràng và hợp lý về việc tích ly đủ tài chính để đảm bảo một cuộc sống thoải mái sau khi nghỉ hưu Theo một nghiên cứu, kiến thức tài chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức tiết kiệm và đầu tư và bảo hiểm là hình thức đầu tư dài hạn

(Goda, 2020)

Hiệu quả quản lý tài chính cá nhân được thể hiện ở mục tiêu tài chính rõ ràng

và hợp lý Đặt ra các mục tiêu tài chính ngắn han, dai hạn và có kế hoạch cụ thê để đạt được chúng, cũng như đánh giá định kỳ tiến độ hướng tới mục tiêu đó

Việc quản lý tốt tài chính cá nhân được thể hiện ở sự linh hoạt và khả năng

thích ứng với những thay đổi trong hoàn cảnh tài chính cá nhân hoặc thị trường và điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ liên quan đến việc kiếm được nhiều tiền hơn mà còn về cách phân phối và sử dụng số tiền đó đề đạt được sự ồn định và mục tiêu tài chính lâu dài

Hiệu quả quản lý tài chính cá nhân được thể hiện ở cách một cá nhân thiết lập kế hoạch và đạt được mục tiêu tài chính của bản thân Trong xã hội hiện nay, rất nhiều

Trang 29

bạn trẻ đánh giá mức độ an toàn tài chính cá nhân dựa trên sự tự do tài chính Lộ trình

bao gồm bảy cấp độ tự do tài chính được đưa ra bởi Grant Sabatier (2019)

Của cải dồi dào

Tự do tài chính

Linh hoạt

Bạn tiết kiệm được một số tiền và

không sống phụ thuộc vào lương TỰ vàt/ tang và tự trang trải chỉ phí cho bản thân hi do bô B

Bạn biết mình đang ở đâu về mặt tài chính Rõ ràng và xác định rõ đích cần đến 1

Hình 1.3: Bảy cấp độ tự do tài chính

Nguôn: Consumer News and Business Channel (2019)

Trang 30

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐÈ ÁN

2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả sưu tầm, tham khảo những tài liệu liên quan đã được công bố Đây

là số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích

phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu Nguồn tài liệu bao gồm các tài

liệu từ sách báo, tạp chí, các báo cáo nghiên cứu đã được xuất bản, báo cáo thống

kê từ các cơ quan thống kê, nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước,

các tài liệu trên internet hoặc tài liệu từ thư viện

s* Tài liệu trong nước Dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: dữ liệu về quản lý tài chính cá nhân, các thông tin liên quan của đề án, các bài nghiên cứu trước đây về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của Gen Z Việc thu thập này giúp tác giả có nền tảng vững chắc đề chọn đề tài phù hợp cũng như xây dựng khung lý thuyết tổng quan từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu hợp lý dé giúp đề án đảm bảo về mặt lý thuyết trước khi phân tích những số liệu thực tế thu thập được

s* Tài liệu nước ngoài Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các nguồn uy tín của nước ngoài như Research Gate, Emerald Insight, Science Direct về các bài nghiên cứu trên tạp chí về chủ đề quản lý tài chính cá nhân của Gen Z Đề án tham khảo các bài nghiên cứu trước của những tác giả nước ngoài nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài

chính cá nhân, đặc biệt là của đối tượng trẻ, thuộc Gen Z„ Các hình thức quản lý tài

chính cá nhân cũng được tac gia thu thập dé đưa ra khung lý thuyết vững chắc cho đề án Ngoài ra tác giả cũng tham khảo các lý thuyết về quản lý tài chính cá nhân, mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân, làm cơ sở

xây dựng mô hình riêng của đề án Bên cạnh đó, việc tham khảo một số tài liệu nước

ngoài về việc quản lý tài chính cá nhân cũng sẽ giúp tác giả đưa ra được mô hình nghiên cứu phù hợp

2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng bảng hỏi được thực hiện bằng phần mềm KoBo Toolbox Đây

là công cụ trực tuyến phục vụ cho việc thu thập, quản lý dữ liệu một cách thuận tiện và hiệu quả Đối tượng của khảo sát là các bạn trẻ độ tuổi từ 18-26 trên địa bàn Quận

Trang 31

Đống Đa, Quận Ba Đình và Quận Thanh Xuân của Thành phố Hà Nội Mở đầu của

bảng hỏi là tên khảo sát, sau đó tác giả đưa ra phần mô tả liên quan đến chủ đề của nghiên cứu cùng với giải thích ngắn gọn mục tiêu nghiên cứu Phần tiếp theo là lời cam kết về việc bảo mật thông tin và phần thông tin liên lạc của tác giả Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi tặng một món quà nhỏ về tài liệu học trực tuyến tại phần cuối của của bảng hỏi như một lời cảm ơn Bảng hỏi gồm những câu hỏi được thiết kế theo thang do Likert 5 cấp độ đề chỉ mức độ đồng ý (1- Hoan toàn không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Trung lập, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý) Lý do tác giả sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp đó là bảng hỏi là một trong những phương pháp nghiên cứu tương đổi dé sir dung (Jones, 2013) Việc sử dụng bảng hỏi online giúp tiết kiệm phần lớn thời gian cho các nhà nghiên cứu bởi nó cho phép tiếp cận rất nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn cho dù có khoảng cách địa lý

(Garton và các cộng sự, 2003)

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp dé cung cấp cho đề án những dữ liệu

sát với thực tế nhất của các bạn trẻ Gen Z hiện nay Nếu các đữ liệu thứ cấp được thu

thập giúp bài có những cơ sở lý thuyết vững chắc thì đữ liệu sơ cấp mục sẽ giúp tac giả thu thập những thông tin sâu hơn, cụ thể hơn về vấn đề cần nghiên của các bạn

trẻ gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Quy trình của đề án được thực hiện cụ thể theo các bước như sau:

Thu thập đữ liệu thứ cập |_— —„ Í xay dụng cơ sở lý thuyết| —> từ các nguồn uy tin 4g cho đề án Sây dung mô hình nghiên cứu

Trang 32

« - Bước l: Tác giả tiến hành thu thập các bài báo, tạp chí và nghiên cứu khoa học trên các nguồn uy tín về chủ đề quản lý tài chính cá nhân của Gen Z

« Bước2: Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp thì tác giả tiễn hành tổng hợp và thực hiện viết khung cơ sở lý thuyết cho bài đề án

« Bước 3: Dựa vào những dữ liệu thứ cấp về các mô hình tham khảo từ các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân, tác giả tiến hành chọn mô hình nghiên cứu và thang đo phù hợp

« Bước 4: Tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết và thang đo dé xây dựng bảng hỏi

trước khi thu thập dữ liệu thứ cấp bằng việc phát phiếu khảo sát chính thức

Sau khi thu thập được kết quả khảo sát, tác giả tiến hành phân tích kết quả và sau đó bắt đầu viết kết quả của bài đề án

« - Bước 5: Dựa vào những kết quả đã phân tích về các yếu tô tác động đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của Gen Z„ qua đó tác giả đưa ra những đề xuất để cải thiện hiệu quả quản lý tài chính cá nhân cho Gen Z trên địa bàn Thành

phố Hà Nội

Xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

Về phương pháp chọn mẫu Do hạn chế về thời gian và tài chính cũng như các yếu tố khách quan, vì vậy tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, quy định số lượng mẫu như sau:

Về kích thước mẫu

Tác giả tiến hành chọn mẫu nghiên cứu của bài là 135 người Phương pháp chọn mẫu được tác giả dựa vào các công thức cụ thể Kích thước mẫu tối thiêu để có thể phân

tích nhân tố khám phá là lớn hơn 50 người và ở mức tốt nhất là trên 100 (Hair và các

cộng sự, 2014) Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 “Số quan sát” hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; “biến đo lường” là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát Ví dụ, ở bài nghiên cứu này tác giả đưa ra bảng khảo sát của chúng ta có 22 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 22 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 22 câu này được sử dụng đề phân

tích trong một lần EFA Áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 22x 5 = 110, Ở bài,

tác giả chọn số lượng mẫu là 135 người

Trang 33

Đối với kích thước mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy đưa ra hai trường hợp (Green, 1991) Trường hợp một, nếu mục đích phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ phù hợp tổng quát của mô hình như R2, kiểm định F thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8m (m là số lượng biến độc lập hay còn gọi là predictor tham gia vào hồi quy) Ở bài, số lượng biến quan sát là 5 chứng tỏ cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8*3= 74 mẫu Trường hợp

hai, nếu mục đích muốn đánh giá các yếu tố của từng biến độc lập như kiểm định t,

hệ số hồi quy thì cỡ mẫu tối thiêu nên là 104 + m (m là số lượng biến độc lập) Ở đây, m là số biến độc lập được đưa vào phân tích hồi quy, không phải là số biến quan sát hay số câu hỏi của nghiên cứu Giả sử, tác giả xây dựng bảng khảo sát gồm 3 biến độc lập (3 thang đo), mỗi thang đo biến độc lập này được đo lường bằng các câu hỏi Likert, như vậy tông cộng chúng ta có 22 biến quan sát Ở bài nghiên cứu, tác giả có

tất cả 19 biến độc lập vì vậy cỡ mẫu tối thiểu là 104 +22=123 mẫu, tuy nhiên độ sai

lệch cũng được cho phép là 10

2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Tác giả sử dụng excel để xử lý dữ liệu sau khi thu thập được, sử dụng word để

vẽ biểu đồ Đồng thời, tác giả cũng sử dụng kết hợp những phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê để bước đầu xử lý những số liệu đã có sau khi nhận kết quả từ bảng hỏi, câu trả lời phỏng vấn Bên cạnh đó, tác giả xử lý số liệu bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc

2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu: Đề án xử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để

chỉ ra tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach?s Alpha

Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu qua phần mềm SPSS chạy phân tích Cronbach’s Alpha dé kiểm tra dữ liệu đạt yêu cầu hay không

Có 2 tiêu chí chính tác giả phân tích dữ liệu đó là:

e_ Hệ số Cronbach”s Alpha > 0,6 e H6s6 Corrected Item-Total Correlation > 0,3

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phân tích để kiêm tra sự tương quan giữa tất cả các biến quan sát trong thang đo với nhau không phân biệt là trong nhân tố nào Sự khác nhau giữa phân tích Cronbach”s Alpha và phân tích nhân tố khám phá là việc

25

Trang 34

kiểm định sự tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhóm và giữa các nhóm với nhau Ngoài ra phân tích EFA còn giúp tác giả phát hiện những biến quan sát bị trùng lặp ở nhiều nhân tố khác nhau do bị xếp nhằm vào nhân tổ từ đầu

Một số yêu cầu về chỉ số cơ bản trong phân tích nhân tố khám phá: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 đến 1 là đạt yêu cầu - Kiểm định Bartlett (Bartlett°s test of sphericity) có mục đích kiểm tra mức độ tương quan giữa tất cả các biến quan sát

Phân tich ANOVA

Kiểm định ANOVA để xác định ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ

thuộc trong một nghiên cứu hồi quy Công thức cho ANOVA là:

F = MSE \ MST Trong do: F =hé s6 ANOVA

MST = Tổng bình phương trung bình do xử lý MSE = Tổng bình phương trung bình do lỗi

Phân tích hồi quy

Hệ số Sig của các biến độc lập đạt yêu cầu khi đạt giá trị < 0,05 Khi đó, kết

quả có ý nghĩa thống kê

Hệ số VIF của các nhân tố đạt mức < 2 thì dữ liệu của nghiên cứu không vi

phạm vào trường hợp đa cộng tuyến và đạt yêu cầu

Ngày đăng: 17/09/2024, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w