Mạng cục bộ LAN-Local Area NetwokMạng cục bộ Local Area Network - LAN là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt độn
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Lịch sử hình thành
Trường CĐNCN Việt - Hàn được thành lập ngày 31 tháng 8 năm 2012 theo Quyết định thành lập số 1176/QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH Nhà trường được xây dựng với tổng mức đầu tư trên 300 tỉ đồng bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam Đầu năm 2018, thực hiện Quyết định số 1956 ngày 20/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộ về việc sáp nhập Trường CĐ nghề Bắc Giang vào Trường CĐN CN Việt - Hàn Bắc Giang Nhà trường thực hiện công tác bàn giao tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất và nhân sự của Trường CĐ nghề Bắc Giang cũ. Đồng thời tiếp nhận một phần HS HS và CB viên chức từ Trường TC nghề Thủ công mỹ nghệ 19.5
Trải qua chặng đường gần 10 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã khẳng định vị thế là một trong những trường đào tạo, nghiên cứu ứng nghiệm về công nghệ, kĩ thuật hàng đầu của khu vực.
Mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh
Xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên, chuyên viên và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chính của Nhà trường trong thời kỳ mới.
Xây dựng cơ sở vật chất phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, nhà xưởng thực hành, thư viện theo hướng chuấn hóa, kiên cố hóa và từng bước hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý.
Nghiên cứu và thực hiện đổi mới phương thức đào tạo, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, cách thức kiềm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
Tăng cường công tác duy trì trật tự kỷ cương, nề nếp trong trường Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, hình thành văn hóa Nhà trường với giá trị cốt lõi: Nhân văn, sáng tạo, thân thiện, bền vững trên cơ sở phát huy tinh thần dân chủ, ý thức tự giác của mỗi cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên (CB,
GV, NV) và học sinh sinh viên (HSSV) kết hợp với việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà trường.
Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng đào tạo tiến tới đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước, khu vực và quốc tế để khẳng định thương hiệu chất lượng cửa trường.
Phối hợp hoạt động đồng bộ, có hiệu quả cao với tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, đoàn kết thống nhất trong tập thể CB, GV,
NV của trường đề tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là đơn vị giáo dục nghề nghiệp công lập chất lượng cao, có uy tín hàng đầu Quốc gia, đạt chuẩn quốc tế; Đào tạo công nghệ nhiều cấp trình độ, nhiều ngành nghề; Là trung tâm Nghiên cứu - Ứng nghiệm - Chuyển giao - Phát triển công nghệ uy tín và tin cậy. 1.2.3 Sứ mệnh Đào tạo nguồn nhân lực có uy tín và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, của doanh nghiệp và góp phần phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung.
Kết hợp đào tạo với thực hiện nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học về lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp và công nghệ kỹ thuật cho xã hội.
Phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đào tạo đa cấp, đa ngành theo hướng tiên tiến, hiện đại, để có vị trí xứng đáng trong ngành giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và khu vực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trở thành trường Chất lượng cao của Quốc gia, đạt chuẩn ASEAN và Quốc tế.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN
TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
A NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO
1 Tìm hiều về cơ sở thực tập
2 Tìm hiểu nội quy, quy định
3 Các biện pháp án toàn, vệ sinh lao động
4 Khảo sát, đánh giá hệ thống công nghệ thông tin tại nhà trường tại khu A cơ sở 2
5 Hỗ trợ giảng viên xử lý hệ thống máy tính, mạng máy tính và các thiết bị tin học trong nhà trường
6 Xây dựng, trình bày các giải pháp thiết kế, áp dụng công nghệ thông tin trong trường học
7 Thực hiện việc nghiên cứu chuyên đề được giao
Tên chuyên đề: Xây dựng và cấu hình mạng LAN
Tổng quan về mạng máy tính
1.2 Phân loại mạng máy tính
1.2.1 Phân loại mạng theo phạm vi địa lý
1.2.1.1 Mạng cục bộ (LAN-Local Area Netwok)
Mạng cục bộ (Local Area Network - LAN) là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như ở một tầng của toà nhà, hoặc trong một toà nhà Một số mạng LAN có thể kết nối lại với nhau trong một khu làm việc.
Mạng LAN trở nên thông dụng vì nó cho phép người dùng dùng chung những tài nguyên quan trọng như máy in màu, ổ đĩa CD-ROM, các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác Trước khi phát triển công nghệ LAN các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi kết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội Để tận dụng hết những ưu điểm của mạng LAN người ta đã kết nối các LAN riêng biệt vào mạng chính yếu diện rộng (WAN).
1.2.1.2 Mạng đô thị (MAN-Metropolitan Area Network)
Mạng đô thị (MAN-Metropolitan Area Network) là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho phạm vi trong thành phố, thị xã Khoảng cách thường nhỏ hơn
100 km Xét về quy mô địa lý, MAN lớn hơn mạng LAN nhưng nhỏ hơn mạng WAN, nó đóng vai trò kết nối 2 mạng LAN và WAN với nhau hoặc kết nối giữa các mạng LAN
1.2.1.3 Mạng diện rộng (WAN-Wide Area Network)
Mạng WAN (Wide Area Network) hay còn gọi là mạng diện rộng được kết hợp giữa các mạng đô thị bao gồm cả mạng MAN và mạng LAN thông qua thiết bị vệ tinh, cáp quang, cáp dây điện.
Mạng diện rộng được tạo ra nhằm kết nối trên một diện lớn có quy mô trên quốc gia Giao thức sử dụng trong mạng WAN là TCP/IP, đường truyền băng thông thay đổi tùy vào vị trí lắp đặt.
Internet, hay còn gọi đơn giản là "Mạng", là một hệ thống mạng máy tính kết nối trên toàn thế giới - một mạng lưới mà người dùng ở bất kỳ máy tính nào cũng có thể - khi được phép - có được thông tin từ bất kỳ máy tính nào khác (và đôi khi nói chuyện trực tiếp với người dùng tại các máy tính khác).
Thành phần Internet được sử dụng rộng rãi nhất là World Wide Web (viết tắt là
"WWW" hay còn gọi là "Web") Tính năng nổi bật của www là siêu văn bản, một phương pháp tham chiếu chéo ngay tức thì Trong hầu hết các website, một số từ hoặc cụm từ nhất định sẽ xuất hiện trong văn bản với màu khác loại với phần còn lại; các phần này thường cũng sẽ được gạch chân Khi bạn chọn một trong số những từ hoặc cụm từ này, bạn sẽ được chuyển đến web hoặc trang cụ thể có liên quan đến từ hoặc cụm từ đó Một số các nút, hình ảnh hoặc một phần hình ảnh "có thể nhấp" vào được Nếu bạn di chuyển con trỏ qua một vị trí trên một trang Web và con trỏ thay đổi thành một bàn tay, có nghĩa là bạn có thể nhấp vào đó và ngay lập tức được chuyển đến một trang khác.
1.2.2 Phân loại mạng máy tính theo cấu trúc liên kết mạng
Cấu trúc liên kết mạng (Network Topology) là cấu trúc hình học không gian của mạng mà thực chất là cách bố trí các phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau Có dạng cấu trúc cơ bản là mạng sao, mạng bus và mạng vòng.
1.2.2.1 Cấu trúc liên kết mạng bus
Cấu trúc liên kết mạng buslà phương pháp nối mạng vi tính đơn giản và phổ biến nhất, bao gồm một dây cáp đơn lẻ nối tất cả máy tính, các thiết bị ngoại vi dùng chung và các máy chủ trong mạng theo một hàng.
Máy tính trên mạng bus giao tiếp bằng cách gửi dữ liệu đến một máy tính xác định và đưa dữ liệu đó lên cáp dưới dạng tín hiệu điện tử Số lượng máy trên bus càng nhiều thì số máy tính chờ đưa dữ liệu lên bus càng tăng và mạng thi hành càng chậm. Ưu điểm của mạng này là khi một nút bị hỏng thì không làm ngưng các nút khác trong mạng; việc phát triển mạng bus đơn giản, chỉ cần kéo dài bus và bổ sung thêm các nút cho đến số lượng cực đại có thể Cách thiết kế này thích hợp với mạng nhỏ, thiết kế cho một phòng máy trong phạm vi không lớn lắm.
1.2.2.2 Cấu trúc liên kết mạng sao (Star)
Các máy tính được nối cáp vào một thiết bị gọi là HUB (tức đầu nối trung tâm). Tín hiệu được truyền từ máy tính gửi dữ liệu qua HUB để đến tất cả các máy tính trên mạng Cấu trúc liên kết này bắt nguồn từ thời kỳ đầu, khi việc tính toán dựa trên hệ thống các máy tính nối vào một máy trung tâm.
Cấu trúc liên kết mạng sao
Mạng sao cung cấp tài nguyên và chế độ quản lý tập trung Tuy nhiên, do mỗi máy tính nối vào một trung tâm điểm, nên cấu trúc liên kết này cần rất nhiều cáp nếu cài đặt mạng ở quy mô lớn Ngoài ra, nếu trung tâm bị hỏng thì toàn bộ mạng cũng bị đứt Trường hợp một máy tính hoặc đoạn cáp nối máy tính đó với HUB bị hỏng thì chỉ máy tính đó mới không còn có thể gửi hay nhận dữ liệu mạng Các máy tính còn lại trên mạng vẫn hoạt động bình thường.
Loại mạng này thường có chi phí ghép nối cao hơn các loại khác, vì mỗi trạm đòi hỏi có đường cáp nối với máy xử lý trung tâm Loại cấu trúc mày thường được sử dụng trong trường hợp thông tin trên mạng cần được xử lý tập trung và một vài nút trên mạng cần được làm việc độc lập.
1.2.2.3 Cấu trúc liên kết mạng vòng (Ring)
Nối các máy tính trên một vòng cáp, không có đầu nào bị hở Tín hiệu truyền đi theo một chiều và đi qua từng máy tính Khác với cấu trúc liên kết bus thụ động, mỗi máy tính đóng vai trò như một bộ chuyển tiếp khuếch đại tín hiệu và gửi nó tới máy tính tiếp theo Do tín hiệu đi qua từng máy nên sự hỏng hóc của một máy có thể ảnh hưởng đến toàn mạng.
Cấu trúc liên kết mạng vòng
Tuy nhiên với những sơ đồ chấp nhận hỏng được phát minh gần đây đã cho phép mạng vòng tiếp tục hoạt động ngay trong trường hợp một hay nhiều nút hỏng.
1.2.3 Phân loại theo chức năng
Khi phân loại mạng máy tính theo chức năng, bạn cần ghi nhớ sẽ có 3 mô hình được sử dụng phổ biến bao gồm:
1.2.3.1 Mô hình mạng Peer-to-Peer (Mạng ngang hàng – P2P)
Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP
Giới thiệu mô hình OSI
2.1.1 Khái niệm về giao thức
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model, viết ngắn là OSI Model hoặc OSI Reference Model) - tạm dịch là Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở - là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng.
2.1.2 Các tổ chức định chuẩn
- Giao thức hướng liên kết
Trước khi truyền dữ liệu, các thực thể đồng tầng trong hai hệ thống cần phải thiết lập một liên kết logic Chúng thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong giai đoạn truyền dữ liệu, cắt/hợp dữ liệu, liên kết sẽ được hủy bỏ. Thiết lập liên kết logic sẽ nâng cao độ tin cậy và an toàn trong quá trình trao đổi dữ liệu.
- Giao thức không liên kết
Dữ liệu được truyền độc lập trên các tuyến khác nhau Với các giao thức không liên kết chỉ có giai đoạn duy nhất truyền dữ liệu.
Mô hình kết nối các hệ thống mở OSI là mô hình căn bản về các tiến trình truyền thông, thiết lập các tiêu chuẩn kiến trúc mạng ở mức Quốc tế, là cơ sở chung để các hệ thống khác nhau có thể liên kết và truyền thông được với nhau Mô hình OSI tổ chức các giao thức truyền thông thành 7 tầng, mỗi một tầng giải quyết một phần hẹp của tiến trình truyền thông, chia tiến trình truyền thông thành nhiều tầng và trong mỗi tầng có thể có nhiều giao thức khác nhau thực hiện các nhu cầu truyền thông cụ thể.
Nguyên tắc định nghĩa các tầng hệ thống mở
Mô hình OSI tuân theo các nguyên tắc phân tầng như sau:
Mô hình gồm N = 7 tầng OSI là hệ thống mở, phải có khả năng kết nối với các hệ thống khác nhau, tương thích với các chuẩn OSI.
Quá trình xử lý các ứng dụng được thực hiện trong các hệ thống mở, trong khi vẫn duy trì được các hoạt động kết nối giữa các hệ thống.
Thiết lập kênh logic nhằm mục đích thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các thực thể.
2.1.4 Chức năng của các lớp trong mô hình OSI
Vai trò và chức năng chủ yếu các tầng.
Vai trò và chức năng tầng ứng dụng (Application Layer)
Nhiệm vụ của tầng này là xác định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI Bao gồm nhiều giao thức ứng dụng cung cấp các phương diện cho người sử dụng truy cập vào môi trường mạng và cung cấp các dịch vụ phân tán Khi các thực thể ứng dụng AE (Application Entity) được thiết lập, nó sẽ gọi đến các phần tử dịch vụ ứng dụng ASE (Application Service Element) Mỗi thực thể ứng dụng có thể gồm một hoặc nhiều các phần tử dịch vụ ứng dụng Các phần tử dịch vụ ứng dụng được phối hợp trong môi trường của thực thể ứng dụng thông qua các liên kết gọi là đối tượng liên kết đơn SAO (Single Association Object).SAO điều khiển việc truyền thông và cho phép tuần tự hóa các sự kiện truyền thông.
Vai trò và chức năng tầng trình bày (Presentation Layer)
Tầng trình bày giải quyết các vấn đề liên quan đến các cú pháp và ngữ nghĩa của thông tin được truyền Biểu diễn thông tin người sử dụng phù hợp với thông tin làm việc của mạng và ngược lại Thông thường biểu diễn thông tin các ứng dụng nguồn và ứng dụng đích có thể khác nhau bởi các ứng dụng được chạy trên các hệ thống có thể khác nhau Tầng trình bày phải chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu gửi đi trên mạng từ một loại biểu diễn này sang một loại biểu diễn khác Để đạt được điều đó nó cung cấp một dạng biểu diễn truyền thông chung cho phép chuyển đổi từ dạng biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung và ngược lại
Vai trò và chức năng tầng phiên (Session Layer)
Tầng phiên cho phép người sử dụng trên các máy khác nhau thiết lập, duy trì và đồng bộ phiên truyền thông giữa họ với nhau Nói cách khác tầng phiên thiết lập
“các giao dịch” giữa các thực thể đầu cuối.
Dịch vụ phiên cung cấp một liên kết giữa 2 đầu cuối sử dụng dịch vụ phiên sao cho trao đổi dữ liệu một cách đồng bộ và khi kết thúc thì giải phóng liên kết Sử dụng thẻ bài (Token) để thực hiện truyền dữ liệu, đồng bộ hóa và hủy bỏ liên kết trong các phương thức truyền đồng thời hay luân phiên Thiết lập các điểm đồng bộ hóa trong hội thoại Khi xảy ra sự cố có thể khôi phục hội thoại bắt đầu từ một điểm đồng bộ hóa đã thỏa thuận.
Vai trò và chức năng tầng vận chuyển (Transport Layer)
Là tầng cao nhất liên có liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống mở, kiểm soát việc truyền dữ liệu từ nút tới nút (End-to-End) Thủ tục trong 3 tầng dưới (vật lý, liên kết dữ liệu và mạng) chỉ phục vụ việc truyền dữ liệu giữa các tầng kề nhau trong từng hệ thống Các thực thể đồng tầng hội thoại, thương lượng với nhau trong quá trình truyền dữ liệu.
Tầng vận chuyển thực hiện việc chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ hơn trước khi gửi đi và đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo đúng thứ tự Là tầng cuối cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn trong truyền dữ liệu nên giao thức tầng vận chuyển phụ thuộc nhiều vào bản chất của tầng mạng.Tầng vận chuyển có thể thực hiện việc ghép kênh (multiplex) một vài liên kết vào cùng một liên kết nối để giảm giá thành.
Vai trò và chức năng tầng mạng (Network Layer)
Tầng mạng thực hiện các chức năng chọn đường đi (routing) cho các gói tin nguồn tới đích có thể trong cùng một mạng hoặc khác mạng nhau Đường có thể được cố định, cũng có thể được định nghĩa khi bắt đầu hội thoại và có thể đường đi là động (Dynamic) có thể thay đổi với từng gói tin tùy theo trạng thái tải tức thời của mạng Trong mạng kiểu quảng bá (Broadcast) routing rất đơn giản.
Một chức năng quan trọng khác của tầng mạng là chức năng điều khiển tắc nghẽn (Congestion Control) Nếu có quá nhiều gói tin cùng lưu chuyển trên cùng một đường thì có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn Thực hiện chức năng giao tiếp giữa các mạng khi các gói tin đi từ mạng này sang mạng khác để tới đích.
Vai trò và chức năng tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Chức năng chủ yếu của tầng liên kết dữ liệu là thực hiện thiết lập các liên kết, duy trì và hủy bỏ các liên kết dữ liệu Kiểm soát lỗi và kiểm soát lưu lượng.
Chia thông tin thành các khung thông tin (Frame), truyền các khung tuần tự và xử lý các thông điệp xác nhận (Acknowledgement Frame) từ bên máy thu gửi về Tháo gỡ các khung thành chuỗi bit không cấu trúc chuyển xuống tầng vật lý. Tầng 2 bên thu, tái tạo chuỗi bit thành các khung thông tin Đường truyền vật lý có thể gây ra lỗi, nên tầng liên kết dữ liệu phải giải quyết vấn đề kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng, kiểm soát lưu lượng, ngăn không để nút nguồn gây “ngập lụt” dữ liệu cho ben thu có tốc độ thấp hơn Trong các mạng quảng bá, tầng con MAC (Medium Access Sublayer) điều khiển việc duy trì nhập đường truyền.
Vai trò và chức năng tầng vật lý (Physical Layer)
Tầng vật lý là tầng thấp nhất trong mô hình 7 lớp OSI Các thực thể tầng giao tiếp với nhau qua một đường truyền vật lý Tầng vật lý xác định các chức năng,thủ tục về điện, cơ, quang để kích hoạt, duy trì và giải phóng các kết nối vật lý giữa các hệ thống mạng Cung cấp các cơ chế về điện, hàm, thủ tục, … nhằm thực hiện việc kết nối các phần tử của mạng thành một hệ thống bằng các phương pháp vật lý Đảm bảo cho các yêu cầu về chuyển mạch hoạt động nhằm tạo ra các đường truyền thực cho các chuỗi bit thông tin Các chuẩn trong tầng vật lý là các chuẩn xác định giao diện người sử dụng và môi trường mạng Các giao thức tầng vật lý có hai loại: truyền dị bộ (Asynchronous) và truyền đồng bộ(Synchronous).
Quá trình vận chuyển gói tin
2.2.1 Quá trình đóng gói tại máy gửi o Ở tầng Application (tầng 7), người dùng tiến hành đưa thông tin cần gửi vào máy tính Các thông tin này thường có dạng như: hình ảnh, văn bản,
… o Sau đó thông tin dữ liệu này được chuyển xuống tầng Presentation (tầng 6) để chuyển các dữ liệu thành một dạng chung để mã hóa dữ liệu và nén dữ liệu. o Dữ liệu tiếp tục được chuyển xuống tầng Session (Tầng 5) Tầng này là tầng phiên có chức năng bổ sung các thông tin cần thiết cho phiên giao dịch (gửi- nhận) này Các bạn có thể hiêu nôm na là tâng phiên cũng giống như các cô nhân viên ngân hàng làm nhiệm vụ xác nhận, bổ sung thông tin giao dịch khi bạn chuyển tiền tại ngân hàng. o Sau khi tầng Session thực hiện xong nhiệm vụ, nó sẽ tiếp tục chuyển dữ liệu này xuống tầng Transport (Tầng 4) Tại tầng này, dữ liệu được cắt ra thành nhiều Segment và cũng làm nhiệm vụ bổ sung thêm các thông tin về phương thước vận chuyển dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật, tin cậy khi truyền trong mô hình mạng. o Tiếp đó, dữ liệu sẽ được chuyển xuống tầng Network (Tầng 3) Ở tầng này, các segment lại tiếp tục được cắt ra thành nhiều gói Package khác nhau và bổ sung thông tin định tuyến Tầng Network này chức năng chính của nó là định tuyến đường đi cho gói tin chứa dữ liệu. o Dữ liệu tiếp tục được chuyển xuống tầng Data Link (tầng 2) Tại tầng này, mỗi Package sẽ được băm nhỏ ra thành nhiều Frame và bổ sung thêm các thông tin kiểm tra gói tin chứa dữ liệu để kiểm tra ở máy nhận. o Cuối cùng, các Frame này khi chuyển xuống tầng Physical (Tầng 1) sẽ được chuyển thành một chuỗi các bit nhị phân (0 1….) và được đưa lên cũng như phá tín hiệu trên các phương tiện truyền dẫn (dây cáp đồng, cáp quang,…) để truyền dữ liệu đến máy nhận. o Mỗi gói tin dữ liệu khi được đưa xuống các tầng thì được gắn các header của tầng đó, riêng ở tầng 2 (Data Link), gói tin được gắn thêm FCS. 2.2.2 Quá trình vận chuyển từ máy gửi đến máy nhận o Tầng Physical (tầng 1) phía máy nhận sẽ kiểm tra quá trình đồng bộ và đưa các chuỗi bit nhị phân nhận được vào vùng đệm Sau đó gửi thông báo cho tầng Data Link (Tầng 2) rằng dữ liệu đã được nhận. o Tiếp đó tầng Data Link sẽ tiến hành kiểm tra các lỗi trong frame mà bên máy gửi tạo ra bằng cách kiểm tra FCS có trong gói tin được gắn bên phía máy nhận Nếu có lỗi xảy ra thì frame đó sẽ bị hủy bỏ Sau đó kiểm tra địa chỉ lớp Data Link (Địa chỉ MAC Address) xem có trùng với địa chỉ của máy nhận hay không Nếu đúng thì lớp Data Link sẽ thực hiện gỡ bỏ Header của tầng Data Link để tiếp tục chuyển lên tầng Network. o Tầng Network sẽ tiến hành kiểm tra xem địa chỉ trong gói tin này có phải là địa chỉ của máy nhận hay không (Lưu ý: địa chỉ ở tầng này là địa chỉ IP) Nếu đúng địa chỉ máy nhận, tầng Network sẽ gỡ bỏ Header của nó và tiếp tục chuyển đến tầng Transport để tiếp tục qui trình. o Ở tầng Transport sẽ hỗ trợ phục hồi lỗi và xử lý lỗi bằng cách gửi các gói tin ACK, NAK (gói tin dùng để phản hồi xem các gói tin chứa dữ liệu đã được gửi đến máy nhận hay chưa?) Sau khi phục hồi sửa lỗi, tầng này tiếp tục sắp xếp các thứ tự phân đoạn và đưa dữ liệu đến tầng Session. o Tầng Session làm nhiệm vụ đảm bảo các dữ liệu trong gói tin nhận được toàn vẹn Sau đó tiến hành gỡ bỏ Header của tầng Session và tiếp tục gửi lên ầng Presentation. o Tầng Presentation sẽ xử lý gói tin bằng cách chuyển đối các định dạng dữ liệu cho phù hợp Sau khi hoàn thành sẽ tiến hành gửi lên tầng
Application. o Cuối cùng, tầng Application tiến hành xử lý và gỡ bỏ Header cuối cùng Khi đó ở máy nhận sẽ nhận được dữ liệu của gói tin được truyền đi.
Mô hình tham chiếu TCP/IP
2.3.1 Vai trò của mô hình tham chiếu TCP/IP
Trong hai giao thức chính của bộ giao thức internet, mỗi giao thức đảm nhiệm các chức năng cụ thể TCP xác định cách các ứng dụng có thể tạo ra các kênh truyền dẫn thông qua mạng Đồng thời, TCP quản lý cách một tin nhắn được chia thành các packet nhỏ hơn trước khi truyền qua internet Sau đó là cách chúng tập hợp lại theo đúng thứ tự ở nơi nhận. Đối với IP, giao thức IP đảm bảo các gói được đi đến đúng địa chỉ đích Mỗi gateway trên mạng sẽ kiểm tra địa chỉ IP này để xác định nơi chuyển tiếp. 2.3.2 Các lớp của mô hình tham chiếu TCP/IP
Mô hình TCP/IP tiêu chuẩn được chia thành 4 tầng (Layer) chồng lên nhau bao gồm: Tầng vật lý (Physical) → Tầng mạng (Network) → Tầng giao vận (Transport) và cuối cùng là Tầng ứng dụng (Application) Mỗi tầng đều có giao thức cụ thể khác nhau.
Tầng 4 – Tầng Ứng Dụng (Application)
Cung cấp cho các ứng dụng những trao đổi dữ liệu chuẩn hóa, giao tiếp dữ liệu giữa 2 máy khác nhau thông qua các dịch vụ mạng khác nhau.
Bao gồm các giao thức trao đổi dữ liệu hỗ trợ truyền tập tin: HTTP, FTP, Post Office Protocol 3 (POP3), Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) và Simple Network Management Protocol (SNMP)
Dữ liệu trong tầng này là dữ liệu ứng dụng thực tế.
Tầng 3 – Tầng Giao Vận (Transport)
Chịu trách nhiệm duy trì thông tin liên tạc end-to-end trên toàn mạng TCP xử lý thông tin liên lạc giữa các máy chủ và cung cấp khả năng kiểm soát luồng, ghép kênh và độ tin cậy.
Trong tầng này bao gồm 2 giao thức cốt lõi là TCP và UDP TCP giúp đảm bảo chất lượng gói tin và UDP giúp tốc độ truyền tải nhanh hơn. Tầng 2 – Tầng Mạng (Internet)
Trong tầng này sẽ có nhiệm vụ xử lý các network packet và kết nối các mạng độc lập Từ đó vận chuyển các packet qua network.
Giao thức: IP và (Internet Control Message Protocol) – dùng để báo cáo lỗi.
Tầng 1 – Tầng Vật Lý (Physical)
Còn gọi là Link Layer, gồm các giao thức chỉ hoạt động trên một liên kết – thành phần mạng kết nối các nút hoặc máy chủ trong mạng Tầng này chịu trách nhiệm truyền dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng.
Các giao thức truyền dữ liệu: Ethernet (cho mạng LAN) và ARP
2.3.3 So sánh mô hình OSI và TCP/IP
So sánh osi và tcp/ip
– Giống nhau Mô hình OSI và TCP/IP : có một số điểm chung như sau:
OSI và TCP/IP đều có kiến trúc phân lớp.
OSI và TCP/IP đều có lớp Network và lớp Transport.
OSI và TCP/IP cùng sử dụng kỹ thuật chuyển Packet.
– Khác nhau: Bảng so sánh tcp/ip vs osi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa hai giao thức mạng này.
Bảng so sánh mô hình OSI và TCP/IP
Nội dung Mô hình OSI Mô hình TCP/IP Độ tin cậy và phổ biến
Nhiều người cho rằng đây là mô hình cũ, chỉ để tham khảo, số người sử dụng hạn chế hơn so với TCP/IP Được chuẩn hóa, nhiều người tin cậy và sử dụng phổ biến trên toàn cầu
Phương pháp tiếp cận Tiếp cận theo chiều dọc Tiếp cận theo chiều ngang
Sự kết hợp giữa các tầng
Mỗi tầng khác nhau sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, không có sự kết hợp giữa bất cứ tầng nào
Trong tầng ứng dụng có tầng trình diễn và tầng phiên được kết hợp với nhau
Thiết kế Phát triển mô hình trước sau đó sẽ phát triển giao thức
Các giao thức được thiết kế trước sau đó phát triển mô hình
Truyền thôngHỗ trợ cả kết nối định tuyến và không dây
Hỗ trợ truyền thông không kết nối từ tầng mạng
Tính phụ thuộc Giao thức độc lập Phụ thuộc vào giao thức
Địa chỉ IP
Tổng quan về địa chỉ IP
Địa chỉ IP Internet Protocol ( ) là một địa chỉ đơn nhất mà các thiết bị kết nối mạng có thể chia sẻ dữ liệu với nhau thông qua kết nối internet Các thiết bị cứng trong mạng chỉ có thể kết nối và giao tiếp với nhau khi có địa chỉ IP Trong cùng một cấp mạng, mỗi địa chỉ IP là duy nhất IP giống như địa chỉ nhà, công ty hay doanh nghiệp vậy Nhưng địa chỉ IP nó không cố định như vậy mà sẽ thay đổi theo từng địa điểm cụ thể.
Chỉ số mà mọi thiết bị kết nối mạng đều có thể chia sẻ dữ liệu với thiết bị khác thông qua kết nối internet gọi là địa chỉ IP
Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
Địa chỉ IP (IP viết tắt của Internet Protocol - giao thức Internet) là số định dạng cho một phần cứng mạng, các thiết bị sử dụng địa chỉ IP để liên lạc với nhau qua mạng dựa trên IP như mạng Internet.
Hầu hết các địa chỉ IP có dạng như sau: 151.101.65.121, đây là địa chỉ IPv4 Một số địa chỉ IP khác có dạng: 2001:4860:4860::8844, đây là địa chỉ IPv6. Địa chỉ IPv4
IPv4 hay có tên gọi khác là Internet Protocol version 4, bản thứ tư của các giao thức internet IP – Internet Protocol là giao thức của chồng giao thức Giao thức này có tên gọi à TCP/IP thuô ›c về lớp Internet Tương ứng với lớp thứ ba (lớp network) của mô hình OSI. Địa chỉ IPv4 Có cách viết theo dạng gồm số bốn nhóm số thập phân và được ngăn cách bằng dấu chấm Bản 32 bit chia đều cho bốn nhóm số khác nhau Mỗi nhóm sẽ gồm 8 bit dữ nhị phân Giá trị của mỗi octet sẽ gồm 2^8 = 256 giá trị nằm trong khoảng từ 0 (8 bits toàn 0) đến 255 (8 bits toàn 1). Địa chỉ IPv6
Khác với IPv4, IPv6 là phiên bản IP nâng cấp cao hơn Hiện nay bản này là phiên bản mới nhất của IP IPv6 hay có tên gọi Internet Protocol version 6 ra đời sau và cải tiến những khuyết điểm của ip IPv4 và hiện đang được người dùng rộng rãi hơn.
Có những loại địa chỉ IP nào?
Tùy vào mục đích sử dụng mà địa chỉ IP được phân làm:
Địa chỉ IP công cô ›ng – IP Public
Địa chỉ IP riêng - IP Private
Địa chỉ IP tĩnh – Static IP
Dynamic IP – địa chỉ IP đô ›ng
Chúng có thể được phân là IPv4 hoă ›c IPv6, cả IP Public và IP Private đều tồn tại dưới dạng IP đô ›ng hay IP tĩnh.
1 IP Public (Địa chỉ IP công cộng)
IP public là dạng ip công cô ›ng được các nhà dịch vụ internet cung cấp Ip này sẽ mang tính phổ biến và được các nhà mạng hay nhiều doanh nghiệp sử dụng, nhằm kết nối internet khác IP public cho phép các thiết bị truy cập web hay liên lạc với nhiều máy tính khác IP public mạng có dung lượng cao, liên kết nhanh.
2 IP Private (Địa chỉ IP cá nhân)
IP Private có giới hạn liên kết, được dùng để sử dụng trong nô ›i bô › mạng LAN, được dùng nhiều trong mạng gia đình và mạng quán nét Khác với IP công cô ›ng,
IP Private chỉ có thể kết nối mạng mạng internet thông qua bô › định tuyến còn gọi là router Địa chỉ IP riêng được thiết lâ ›p theo cách thủ công hoặc có thể gán ghét tự động.
3 IP Static (Địa chỉ IP tĩnh)
IP Static còn có tên gọi khác là IP tĩnh, đôi khi được gọi là fixed IP addresses (địa chỉ IP cố định)Địa chỉ IP được cấu hình thủ công cho thiết bị so với địa chỉ được gán thông qua DHCP server Nói về ip tĩnh thì hoàn toàn không thay đỏi được thời gian, cách đă ›t IP cho từng thiết bị hoàn toàn thủ công và không bị thay đổi theo thời gian.
4 IP Dynamic (Địa chỉ IP động)
IP Dynamic là IP động, đồng nghĩa là địa chỉ ip có thể thay đổi được.Ví dụ hôm nay có là A thì ngày mai có thể thay là B Địa chỉ thay thế hoàn toàn tự động và được quản lý qua máy chủ DHCP Server.
3.3 Các lớp địa chỉ IP
Người ta phân địa chỉ IP ra làm 5 lớp phân biệt (class):
Lớp này bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có mang giá trị từ 1-
126 Lớp A sẽ dành riêng cho địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới Lớp A có địa chỉ từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 128-191 Lớp
B sẽ dành cho tổ chức hạng trung trên thế giới Lớp B có địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 192-223 Lớp
C được sử dụng trong các tổ chức nhỏ Trong đó có cả máy tính cá nhân. Lớp C có địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 224-239 Lớp
D có 4 bit đầu tiên luôn là 1110 Đặc biệt lớp D được dành cho phát các thông tin (multicast/broadcast) Lớp này sẽ có địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255
Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 240-255 Lớp
E có 4 bit đầu tiên luôn là 1111 Lớp E được dành riêng cho việc nhiên cứu Nó sẽ có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255
Lớp này sẽ có địa chỉ 127.x.x.x và được dùng riêng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback).
Chia địa chỉ IP
IP Private là địa chỉ sử dụng cho mạng lưới máy tính nội bộ
Tính đến nay có 4 loại hình IP thông dụng Mỗi loại IP có thể là địa chỉ
IPv4 hoặc địa chỉ IPv6 Dưới đây là chi tiết về 4 loại IP:
IP private còn được gọi là IP nội bộ Đây là dãy các IP chỉ được sử dụng cho những máy tính thuộc một mạng nội bộ như mạng nhà trường, công ty, tổ chức…
IP Private hỗ trợ các máy tính trong hệ thống kết nối với nhau Chúng sẽ không kết nối trực tiếp với các máy tính bên ngoài hệ thống IP Private được thiết lập thủ công hoặc do router thiết lập tự động.
IP Public là địa chỉ IP cộng đồng Đây là IP sử dụng trong mạng gia đình hoặc doanh nghiệp để kết nối Internet. Địa chỉ IP Public là yếu tố thiết yếu với bất kỳ phần cứng mạng có thể truy cập công khai nào Ví dụ như router gia đình hoặc các server Các thông số của IP Public cần được ghi nhớ chính xác Đặc biệt khi thuê máy chủ để thiết lập kết nối chính xác cho website của mình.
IP Public thường được sử dụng trong mạng lưới gia đình hoặc doanh nghiệp
IP tĩnh là địa chỉ được định cấu hình thủ công cho thiết bị IP này được gọi
“tĩnh”do nó không hề thay đổi khác với DHCP thay đổi mỗi khi mất và kết nối lại. Địa chỉ IP tĩnh được cố định và không thể thay đổi Địa chỉ IP tĩnh giúp kết nối Internet nhanh chóng không cân đợi cấp phát IP IP tĩnh còn giúp tăng tốc đô › tải website, download file torrent IP tĩnh giữ đường truyền ổn định với máy tính nằm trong hệ thống mạng nội bộ.
Bất lợi lớn của IP tĩnh chính là cấu hình thủ công Mọi thiết bị đều yêu cầu thiết lập địa chỉ IP tĩnh và cấu hình đúng router để giao tiếp với thiết bị đó Điều này gây mất rất nhiều thời gian cho bạn khi thiết lập.
IP động là IP được gán tự động cho từng kết nối hoặc node của mạng Ví dụ như điện thoại thông minh, máy tính,……
IP động hoạt động ngược lại so với IP tĩnh bằng cách sử dụng phương thức
DHCP Việc gán địa chỉ IP tự động này được thực hiện bằng giao thức DHCP và luôn được thay đổi mỗi khi bạn ngắt và kết nối lại.
Phương tiện truyền dẫn và các thiết bị mạng
Giới thiệu về môi trường truyền dẫn
Môi trường truyền dẫn là môi trường xung quanh mạng máy tính Khi đó, với đặc điểm của môi trường có thể mang đến kết nối cho mạng máy tính Thông qua các kết nối vật lý với các vật dụng được thực hiện có tính chất đặc biệt Nhờ vậy mà cho phép khả năng truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị Phục vụ cho các nhu cầu trong kết nối giữa các máy tính khác nhau Đi đến đồng bộ cũng như chia sẻ dữ liệu được thuận lợi hơn.
Trong môi trường truyền dẫn, mạng máy tính đóng vai trò của những thiết bị cần kết nối Trong khi các phương tiện truyền dẫn cần thiết được mang vào nhằm thực hiện chức năng trong truyền dẫn Các phương tiện vật lý này có đặc điểm cũng như yêu cầu khác nhau Đảm bảo cho khả năng truyền các tín hiệu điện tử từ máy tính này sang máy tính khác Hình thành nên mạng máy tính với những kết nối chung Cuối cùng là phản ánh một môi trường với những phản ánh của tính chất truyền dẫn. Đây là một thành tựu mang đến hiệu quả cho tin học Từ đó giải quyết cho rất nhiều nhu cầu khác nhau của con người Đặc biệt khi một hệ thống có tính chất tổ chức cần thiết kết nối với các mạng máy tính Thực hiện các công việc với tính đồng bộ Các tín hiệu điện tử biểu diễn các giá trị dữ liệu theo dạng các xung nhị phân (bật/tắt) Với các phương tiện vật lý được sử dụng, mang đến các tác động gắn kết cần thiết Từ đó giúp các tín hiệu truyền thông giữa các máy tính và các thiết bị là các dạng sóng điện từ trải dài từ tần số radio đến tần số hồng ngoại.
Trong mạng máy tính, sóng điện từ với các mức độ khác nhau đảm bảo nhu cầu và khả năng khác nhau trong tính ứng dụng.
4.1.2 Các đặc tính của môi trường truyền dẫn
Mỗi phương tiện truyền dẫn đều có những tính năng đặc biệt thích hợp với mỗi kiểu dịch vụ cụ thể, nhưng thông thường chúng ta quan tâm đến những yếu tố sau:
- Chi phí: Phản ánh gắn liền với nhu cầu có cần thiết hay không Đặc biệt khi thực hiện các hoạt động trong đầu tư, kinh doanh Đây cũng là chi phí doanh nghiệp cần thiết điều chỉnh để mang đến các hiệu quả hoạt động.
- Yêu cầu cài đặt: Nhu cầu và nguồn cung trên thị trường Như thực hiện vì kinh doanh, hay nhu cầu sử dụng riêng lẻ Tính chất của mức độ kết nối thể hiện với phạm vi như thế nào.
- Độ bảo mật: Cũng là yêu cầu cần thiết khi chất lượng sử dụng có thể bị ảnh hưởng.
- Băng thông (bandwidth): được xác định bằng tổng lượng thông tin có thể truyền dẫn trên đường truyền tại một thời điểm Băng thông là một số xác định, bị giới hạn bởi phương tiện truyền dẫn, kỹ thuật truyền dẫn và thiết bị mạng được sử dụng Băng thông là một trong những thông số dùng để phân tích độ hiệu quả của đường mạng.
* Đơn vị của băng thông:
+ Bps (Bits per second-ső bit trong một giây): đây là đơn vị cơ bản của băng thông.
+ KBps (Kilobits per second): 1 KBps3 bps00 Bps
+ MBps (Megabits per second): 1 MBps = 103 KBps
+ GBps (Gigabits per second): 1 GBps = 103 MBps
+ TBps (Terabits per second): 1 TBps = 103 GBPS.
- Đơn công (Simplex): Tính chất đơn phản ảnh một vai trò nhất định Theo tính chất một chiều thu hoặc phát Theo đó, vai trò và các khả năng thực hiện có thể dành cho thiết bị phát tín hiệu Hoặc chỉ có khả năng nhận vào tín hiệu được phát đến Truyền hình là một ví dụ của kiểu truyền dẫn này.
- Bán song công (Half-Duplex): Tính chất bán song vừa đảm bảo cho tính chất phát và thu tín hiệu Tuy nhiên, nó mang tính chất hoặc là thiết bị phát, hoặc là thiết bị thu ở một thời điểm cụ thể Đồng nghĩa với việc không có khả năng đồng thời phát và thu tín hiệu ở thời điểm cụ thể đó Các vai trò được phản ánh tốt hơn đơn công Bộ đàm là thiết bị hoạt động ở kiểu truyền dẫn này.
- Song công (Full-Duplex): trong kiểu truyền dẫn này, tại một thời điểm, thiết bị có thể vừa phát vừa thu Điện thoại là một minh họa cho kiểu truyền dẫn này.
Cáp mạng
Dây cáp đồng trục được sáng chế vào năm 1880 bởi kỹ sư, nhà toán học người anh Oliver Heaviside Lần đầu tiên trên thế giới, hệ thống cáp đồng trục truyền tải thông tin được thiết lập tại Mỹ bởi tập đoàn AT&T vào năm 1940 Cáp đồng trục được sử dụng rộng rãi trong công nghệ truyền hình cáp, truyền tín hiệu camera…
Dây cáp đồng trục là loại cáp điện với một lõi dẫn điện được bọc lại bởi một lớp điện môi không dẫn điện Xung quanh quấn thêm một lớp bện kim loại, ngoài cùng lại có vỏ bọc cách điện Từ đồng trục đến từ việc tất cả các lớp cáp đều dùng chung một trục hình học.
Dây cáp đồng trục là loại dây cáp truyền dẫn dữ liệu, đặc trưng bởi 2 lớp dây dẫn được cách ly có chung một trục hình học Thành phần cấu tạo của dây cáp đồng trục như sau:
Trung tâm là lớp dây dẫn chính: lõi dẫn tín hiệu bằng dây đồng hoặc dây kim loại mạ đồng. Ở ngoài là lớp dây dẫn: lớp lưới bện bằng kim loại vừa là dây dẫn vừa có tác dụng nhằm ngăn chặn nhiễu điện từ (EMI) cho lõi dẫn tín hiệu lõi.
Lớp điện môi không dẫn điện giúp cách ly hai lớp dây dẫn.
Vỏ bọc cách điện bên ngoài nhằm bảo vệ các lớp dây dẫn khỏi các tác động của môi trường bên ngoài.
Ngoài ra cáp đồng trục còn có thể có một lớp dải băng kim loại tùy chọn , hầu hết làm bằng các lá nhôm hoặc màng mỏng tráng nhôm có độ che phủ là 100% nhằm bảo vệ khỏi nhiễu tần số vô tuyến (RFI).
Cáp xoắn đôi là một loại cáp được làm bằng cách đặt hai dây cách điện riêng biệt với nhau theo mô hình xoắn và chạy chúng song song với nhau nhằm mục đích cải thiện khả năng tương thích điện từ Bằng cách xoắn các dây dẫn, một số tín hiệu nhiễu đi theo một hướng (gửi) trong khi phần khác đi theo hướng ngược lại (nhận).
Sự xoắn này giúp làm giảm tác dụng từ tính lên dây dẫn và sóng bên ngoài bị triệt tiêu do các vòng xoắn khác nhau Nói một cách đơn giản, so với một dây dẫn đơn hoặc một cặp cân bằng không bị xoắn, một cặp dây xoắn làm giảm bức xạ điện từ từ cặp và nhiễu xuyên âm giữa các cặp lân cận và cải thiện loại bỏ nhiễu điện từ bên ngoài.
Theo tiêu chuẩn EIA / TIA-568, cáp xoắn đôi được phân thành nhiều loại khác nhau như cáp Cat5e Cat6,, Cat7, Cat8 dựa trên đặc tính điện của chúng.
Các loại cáp xoắn đôi Để có thêm khả năng chống nhiễu, có thể bảo vệ cáp xoắn đôi Cáp xoắn đôi được chia ra làm hai loại là : Cáp có lớp bảo vệ được gọi là cặp xoắn được bảo vệ (hoặc cáp STP ) và không có cặp xoắn không được che chắn (hoặc cáp UTP)
1 Cáp xoắn đôi không có lớp bảo vệ ( Cáp UTP)
Cáp UTP là loại cáp mạng giá rẻ được chế tạo với một cặp ruột dẫn cách điện xoắn lại với nhau và được bao phủ bởi một lớp áo nhựa để bảo vệ Nó không có tấm chắn bọc giấy bạc hoặc màn chắn bện, điều này làm cho cáp có đường kính nhỏ hơn 24 AWG (viết tắt của American Wire Gauge) là kích thước thường thấy nhất của cáp UTP.
Cáp UTP là loại phương tiện viễn thông phổ biến nhất được sử dụng hiện nay Dải tần số của nó phù hợp để truyền cả dữ liệu và giọng nói Do đó, chúng được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống điện thoại.
Một cặp xoắn bao gồm hai dây dẫn cách điện (thường là đồng) trong cấu hình xoắn Dải màu được sử dụng trong cách nhiệt nhựa để nhận dạng Ngoài ra, màu sắc cũng xác định các dây dẫn cụ thể trong cáp và để chỉ ra dây nào thuộc cặp và cách chúng liên quan đến các cặp khác trong một bó lớn hơn.
Cáp UTP phù hợp cho văn phòng và gia đình Chúng ít tốn kém hơn so với cáp STP Vì vậy, nếu nhiễu hoặc xuyên âm không phải là mối quan tâm chính của bạn, bạn nên chọn cáp UTP để tiết kiệm chi phí đi cáp của bạn.
Các ứng dụng của cáp UTP
Ngoại trừ việc sử dụng nó trong nhiều mạng Ethernet và hệ thống điện thoại UTP cũng là loại cáp phổ biến nhất được sử dụng trong mạng máy tính Và khi băng thông của cáp UTP đã được cải thiện để phù hợp với băng tần cơ sở của tín hiệu truyền hình, UTP hiện cũng được sử dụng trong một số ứng dụng video, chủ yếu là trong các camera giám sát.
Ưu điểm của cáp UTP
Nó ít tốn kém hơn và ít tốn kém hơn so với các loại phương tiện mạng khác. Đây là loại cáp tương thích nhất và có thể được sử dụng với hầu hết các hệ thống mạng chính khác và không yêu cầu nối đất.
Nó có kích thước nhỏ hơn; do đó việc lắp đặt dễ dàng hơn vì nó không làm đầy các ống dẫn dây.
2 Cáp xoắn đôi có lớp bảo vệ (Cáp STP)
Tương tự như cáp UTP, cáp STP có thêm một lớp bọc lá hoặc áo bện bằng đồng để giúp bảo vệ tín hiệu cáp khỏi bị nhiễu, do đó vận chuyển dữ liệu nhanh hơn. Cáp STP hoạt động bằng cách thu hút nhiễu đến tấm chắn, sau đó chạy nó vào cáp nối đất Theo các lớp bảo vệ khác nhau, cáp STP có thể được chia thành một số loại:
Cặp xoắn lá (FTP) - Với cáp FTP, mỗi cặp cáp xoắn được bọc trong một lớp lá chắn để bảo vệ cáp khỏi EMI và nhiễu xuyên âm.
Đường truyền vô tuyến
Sóng vô tuyến hay còn được biết đến với hai tên gọi khác nữa đó là: Sóng điện từ và sóng radio Nó được thể hiện ở dạng bức xạ điện từ Và nó sở hữu phổ dài hơn ánh sáng hồng ngoại dao động trong tần số khoảng từ 3kHz – 300kHz Bước sóng đạt 1mm – 100000km Trong tự nhiên thì loại sóng radio có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng Và nó thường được sinh ra từ hiện tượng sấm sét
Bản chất vốn dĩ của sóng radio là gì? Hay đặc điểm của sóng vô tuyến là gì? Là sự giao thoa, cộng hưởng, phối ghép và triệt tiêu,… Nghĩa là ở những môi trường thích hợp thì sóng vô tuyến này sẽ phát huy được hết những bản chất năng lực của nó Môi trường phù hợp dành cho sóng radio là gì? Nó có thể tồn tại trong môi trường nước, môi trường không khí, và cả môi trường khí quyển
Sở hữu một mức vận tốc đáng kinh ngạc như thế! Sóng radio được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống Và trở thành nguồn năng lượng chính của hầu hết thiết bị điện nói chung, của thiết bị âm thanh nói riêng.
Sóng viba là các tia điện từ có tần số từ 300 MHz đến 300GHz trong phổ điện từ Vi sóng khá nhỏ khi được so sánh với sóng được sử dụng trong phát thanh Phạm vi của chúng nằm ở giữa sóng vô tuyến và sóng hồng ngoại Sóng viba di chuyển theo đường thẳng và chúng sẽ bị ảnh hưởng nhẹ bởi tầng đối lưu.
Vi sóng phù hợp để truyền tín hiệu không dây có băng thông lớn hơn Sóng vi ba được sử dụng phổ biến nhất trong thông tin vệ tinh, tín hiệu radar, điện thoại và các ứng dụng điều hướng Các ứng dụng khác mà sóng viba được sử dụng là phương pháp điều trị y tế, sấy khô vật liệu và trong các hộ gia đình để nấu thức ăn.
Sóng viba có tác dụng gì
Các ứng dụng phổ biến nhất nằm trong phạm vi từ 1 đến 40 GHz Sóng vi ba phù hợp với tín hiệu truyền không dây (giao thức LAN không dây, Bluetooth) có băng thông cao hơn.
Sóng vi ba thường được sử dụng trong các hệ thống radar trong đó radar sử dụng bức xạ vi sóng để phát hiện phạm vi, khoảng cách và các đặc điểm khác của thiết bị cảm biến đo mức chất lỏng, cảm biến radar và ứng dụng băng thông rộng di động.
Cảm biến đo mức radar GRLM-70 Dinel
Công nghệ vi sóng được sử dụng trong radio để phát sóng và viễn thông truyền dẫn do bước sóng nhỏ của chúng, sóng định hướng nhỏ hơn và do đó thực tế hơn so với bước sóng dài hơn (tần số thấp hơn) trước khi truyền dẫn cáp quang Sóng vi ba thường được sử dụng trong điện thoại để liên lạc đường dài.
Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy.
Thông thường, mắt chúng ta có thể nhìn thấy 7 màu của ánh sáng từ tím đến đỏ, trong đó ánh sáng đỏ có bước sóng lớn nhất là 700nm Do đó, tia hồng ngoại sẽ có bước sóng vào khoảng 700 nm đến 1 mm và được chia làm 3 loại theo chiều dài bước sóng.
Trong đó bao gồm tia hồng ngoại gần, tia hồng ngoại trung và tia hồng ngoại xa Tia hồng ngoại xa có bước sóng dài nhất và có năng lượng bức xạ thấp nhất.
Các thiết bị mạng
4.4.1 Card mạng (NIC hay Adapter)
Card mạng (network card), hay card giao tiếp mạng (Network Interface Card), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính Nó còn được gọi là bộ thích nghi LAN (LAN adapter), được cắm trong một khe (slot) của bản mạch chính và cung cấp một giao tiếp kết nối đến môi trường mạng Chủng loại card mạng phải phù hợp với môi trường truyền và giao thức được sử dụng trên mạng cục bộ.
Card mạng là thiết bị chịu trách nhiệm:
Chuyển đổi các tín hiệu máy tính ra các tín hiệu trên phương tiện truyền dẫn và ngược lại.
Các thành phần trong card mạng
I/O Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, được dùng để trao đổi dữ liệu giữa máy tính với thiết bị (card mạng)
Memory Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, là nơi bắt đầu vùng đệm dành cho các xử lý của card mạng
DMA Channel: Cho phép thiết bị (card mạng) làm việc trực tiếp với bộ nhớ máy tính mà không cần thông qua CPU
Boot PROM: Cho phép khởi động hệ thống và kết nối vào mạng
MAC Address: Địa chỉ định danh duy nhất được IEEE cấp cho mỗi card mạng
Đầu nối BNC: Nối card mạng với cáp qua đầu nối chữ T (10BASE2)
Đầu nối RJ-45: Nối card mạng với cáp qua đầu nối RJ-45 (10BASE- T/100BASE-T)
Đầu nối AUI: Nối card mạng với cáp (10BASE5)
Khe cắm mở rộng: nơi cho phép gắn card mạng vào máy tính, có nhiều chuẩn: ISA EISA PCI MCA, , , ,
IRQ (Interrupt Request): Chỉ số ngắt Mỗi thiết bị trên máy tính, kể cả card mạng, đều được ấn định một chỉ số ngắt duy nhất để yêu cầu CPU phục vụ
Giao tiếp qua card mạng
Bộ thu phát (transceiver) chuyển đổi dữ liệu song song sang dữ liệu tuần tự và ngược lại.
Dữ liệu tuần tự có thể ở dạng: tín hiệu tương tự (analog signal), tín hiệu số (digital signal) hoặc tín hiệu quang (light signal).
Card mạng giao tiếp với mạng qua một cầu nối nối tiếp và với máy tính qua một cầu nối song song Card mạng dùng một IRQ, một địa chỉ I/O và một không gian địa chỉ để làm việc với hệ điều hành.
Trình điều khiển card mạng
Trình điều khiển card mạng (driver) là bộ phận phần mềm trung gian có nhiệm vụ giao tiếp giữa card mạng và máy tính Khi một trình điều khiển card mạng được nạp, nó cần phải kết buộc với một chồng giao thức.
Phần mềm trình điều khiển cung cấp các chức năng ở tầng LLC.
Các bước cơ bản cài đặt card mạng
Khi chọn một card mạng, cần phải xem xét các yếu tố sau:
Các giao thức giao tiếp - Ethernet Token Ring, hay FDDI , Đầu nối: Cáp xoắn cáp đồng trục, , không dây hay cáp quang
Loại bus - PCI hay ISA
Các bước cơ bản cài đặt card mạng
Gắn card mạng vào khe cắm mở rộng trên máy tính, thiết lập jumpers và các công tắc chuyển mạch DIP trên card mạng
Cài đặt driver card mạng Định cấu hình card mạng để thiết bị này không tranh chấp với các thiết bị khác
Kết buộc card mạng với một giao thức truyền thông
Gắn dây cáp vào card mạng
Modem là kết hợp của hai từ Modulator và Demodulator có nghĩa là thiết bị mã hóa và giải mã các xung điện Modem là thiết bị giao tiếp với mạng lưới của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), chẳng hạn như FPT Telecom, Viettel, thành tín hiệu kỹ thuật số, thông qua hê › thống cáp nối đồng trục, cáp quang hay đường dây điện thoại (DSL) Đây chính là cánh cổng để giúp bạn kết nối với Internet quốc tế.
Hình ảnh của Modem Router
Modem có chức năng chuyển tín hiệu số từ các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) thành kết nối Internet, mã hóa tín hiệu số, phát WiFi, chia sẻ dữ liệu đến mạng nội bộ thông qua hệ thống cáp quang hay đường đây điện thoại.
Cách hoạt động của Modem
Hub là một thiết bị mạng cơ bản được sử dụng để kết nối nhiều máy tính hay thiết bị điện tử khác nhau trong cùng mạng LAN Một Hub có từ 4 đến 24 cổng, đóng vai trò như một trung tâm kết nối Khi dữ liệu được chuyển đến một cổng thì hub sẽ sao chép và chuyển đến các cổng khác Do hub không phân biệt nhiệm vụ đến từ cổng nào nên dữ liệu được chuyển đồng thời đến tất cả.
Dựa theo tính năng của mỗi dòng mà hub được chia thành 3 loại:
Passive hub hoạt động khá thụ động, và không cải thiện hiệu suất truyền mạng.
Nó đơn giản chỉ nhận dữ liệu trên một cổng và sau đó phát tới tất cả các cổng.
Active hub có thêm một số tính năng nâng cấp so với passive hub Nó có thể giám sát dữ liệu được gửi đến thiết bị kết nối nào Nhờ sử dụng công nghệ store (store technology) để kiểm tra dữ liệu trước khi gửi đi và đánh giá gói tin nào cần được ưu tiên chuyển trước.
Active hub có thể tùy chọn để sửa chữa các gói tin lỗi hay điều hướng/phân phối gói tin còn lại Nếu một cổng nhận được tín hiệu yếu nhưng vẫn đọc được thì active hub sẽ khuếch đại tín hiệu và cho phép tín hiệu ra các cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết Nếu có bất cứ thiết bị kết nội mạng nào bị lỗi, nó sẽ tăng tín hiệu cho các thiết bị khác trong cùng mạng.
Smart hub có nhiều ưu việt hơn so với passive hub và active hub Ngoài các chức năng tương tự hai loại trên, smart hub có thêm chip điều khiển cho phép tự động phát hiện, chẩn đoán lỗi trên các thiết bị vật lý Nhờ đó, nó cũng giúp rà soát các thiết bị nào trong mạng hoạt động kém.
Repeater là tên gọi chung cho thiết bị khuếch đại, truyền tín hiệu mạng đi xa hơn Có 2 loại Repeater là Lan Repeater và WiFi Repeater Tuy nhiên, hiện nay WiFi Repeater rất phổ biến nên tên gọi Repeater thường ám chỉ WiFi Repeater.
Repeater là thiết bị khuếch đại, truyền tín hiệu mạng đi xa hơn
Switch là thiết bị chuyển mạch trong hệ thống mạng Chúng được sử dụng để kết nối các đoạn mạng vào với nhau theo kiểu hình sao (Star)
Theo đó, Switch chính là thiết bị trung tâm và tất cả các thiết bị khác sẽ kết nối với thiết bị này để chuyển dữ liệu Bên cạnh đó, các thiết bị Switch hiện đại hơn có hỗ trợ công nghệ Full Duplex còn được sử dụng để mở rộng băng thông của đường truyền.
Chức năng của thiết bị chuyển mạch Switch
Bạn đã nắm rõ Switch là thiết bị gì rồi chứ? Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, hãy cùng tìm hiểu xem Switch dùng để làm gì nhé.
Chuyển các khung dữ liệu
Chức năng của Switch đầu tiên mà chúng ta cần phải nhắc đến đó là chúng được sử dụng để chuyển các khung dữ liệu giữa các thiết bị được kết nối với nhau Switch sẽ đóng vai trò giống như một người cảnh sát giao thông phân luồng dữ liệu trong mạng cục bộ Từ đó, giúp các loại dữ liệu sẽ được chuyển đến đúng nơi mà chúng phải đến, không làm tắc nghẽn hay gián đoạn.
Chia nhỏ hệ thống mạng
Bạn đang phân vân không biết Switch có tác dụng gì thì chia nhỏ hệ thống mạng LAN thành các segment nhỏ hơn chính là vai trò của chúng Thông qua các cổng kết nối của Switch, nhiều segment được nối lại với nhau một cách dễ dàng hơn Chức năng ngày của Switch sẽ giúp tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn về cung cấp băng thông lớn cho người dùng.
Switch giúp chia nhỏ hệ thống mạng
Kết nối được nhiều segment
Các kiến trúc và công nghệ mạng LAN
Kiến trúc mạng
Kiến trúc mạng (Network Architecture): Cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập hợp các qui tắc, qui ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo Gồm 2 thành phần:
Cách nối: Đồ hình mạng (Network Topolopy)
Qui tắc, qui ước: Giao thức mạng (Network Protocol)
1 Đồ hình mạng (network topology)
Cách thức bố trí đường truyền để nối kết các nút mạng
Phân loại: Đồ hình vật lí: Mô tả cách bố trí đường truyền thật sự Đồ hình logic:
Mô tả con đường mà dữ liệu thật sự di chuyển.
Các kiểu đồ hình mạng:
Bus: các thiết bị nối trực tiếp vào một đường mạng chung
Star: các thiết bị nối trực tiếp vào một thiết bị chung
Ring: các thiết bị nối với nhau tạo thành vòng tròn
Mesh: 2 thiết bị bất kì được nối trực tiếp với nhau
2 Network ProtocolGiao thức: Qui định, qui tắc để trao đổi dữ liệu giữa các đối tượng trên mạng
Định dạng dữ liệu trao đổi
Thứ tự thông tin truyền nhận giữa các thực thể trên mạng
Các hành động cụ thể sau mỗi thông tin truyền đi hoặc nhận được
VD: HTTP, TCP, IP, PPP, …
5.1.2.1 Các kiểu kiến trúc mạng chính
- Kiến trúc Bus là một kiến trúc cho phép nối mạng các máy tính đơn giản và phổ biến nhất Nó dùng một đoạn cáp nối tất cả máy tính và các thiết bị trong mạng thành một hàng Khi một máy tính trên mạng gởi dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện thì tín hiệu này sẽ được lan truyền trên đoạn cáp đến các máy tính còn lại, tuy nhiên dữ liệu này chỉ được máy tính có địa chỉ so khớp với địa chỉ mã hóa trong dữ liệu chấp nhận Mỗi lần chỉ có một máy có thể gởi dữ liệu lên mạng vì vậy số lượng máy tính trên bus càng tăng thì hiệu suất thi hành mạng càng chậm
- Hiện tượng dội tín hiệu: là hiện tượng khi dữ liệu được gởi lên mạng, dữ liệu sẽ đi từ đầu cáp này đến đầu cáp kia Nếu tín hiệu tiếp tục không ngừng nó sẽ dội tới lui trong dây cáp và ngăn không cho máy tính khác gởi dữ liệu Để giải quyết tình trạng này người ta dùng một thiết bị terminator (điện trở cuối) đặt ở mỗi đầu cáp để hấp thu các tín hiệu điện tự do
- Ưu điểm: kiến trúc này dùng ít cáp, dễ lắp đặt, giá thành rẻ Khi mở rộng mạng tương đối đơn giản, nếu khoảng cách xa thì có thể dùng repeater để khuếch đại tín hiệu
- Khuyết điểm: khi đoạn cáp đứt đôi hoặc các đầu nối bị hở ra thì sẽ có hai đầu cáp không nối với terminator nên tín hiệu sẽ dội ngược và làm cho toàn bộ hệ thống mạng sẽ ngưng hoạt động.Những lỗi như thế rất khó phát hiện ra là hỏng chỗ nào nên công tác quản trị rất khó khi mạng lớn (nhiều máy và kích thước lớn) Hình – Kiến trúc mạng Bus
Mạng star (sao) - Trong kiến trúc này, các máy tính được nối vào một thiết bị đấu nối trung tâm (Hub hoặc Switch).Tín hiệu được truyền từ máy tính gởi dữ liệu qua hub tín hiệu được khuếch đại và truyền đến tất cả các máy tính khác trên mạng
-Ưu điểm: kiến trúc star cung cấp tài nguyên và chế độ quản lý tập trung Khi một đoạn cáp bị hỏng thì chỉ ảnh hưởng đến máy dùng đoạn cáp đó, mạng vẫn hoạt động bình thường Kiến trúc này cho phép chúng ta có thể mở rộng hoặc thu hẹp mạng một cách dễ dàng
- Khuyết điểm: do mỗi máy tính đều phải nối vào một trung tâm điểm nên kiến trúc này đòi hỏi nhiều cáp và phải tính toán vị trí đặt thiết bị trung tâm Khi thiết bị trung tâm điểm bị hỏng thì toàn bộ hệ thống mạng cũng ngừng hoạt động Mạng Ring (vòng)
- Trong mạng ring các máy tính và các thiết bị nối với nhau thành một vòng khép kín, không có đầu nào bị hở Tín hiệu được truyền đi theo một chiều và qua nhiều máy tính Kiến trúc này dung phương pháp chuyển thẻ bài (token passing) để truyền dữ liệu quanh mạng
- Phương pháp chuyển thẻ bài là phương pháp dùng thẻ bài chuyển từ máy tính này sang máy tính khác cho đến khi tới máy tính muốn gởi dữ liệu Máy này sẽ giữ thẻ bài và bắt đầu gởi dữ liệu đi quanh mạng Dữ liệu chuyển qua từng máy tính cho đến khi tìm được máy tính có địa chỉ khớp với địa chỉ trên dữ liệu Máy tính đầu nhận sẽ gởi một thông điệp cho máy tính đầu gởi cho biết dữ liệu đã được nhận Sau khi xác nhận máy tính đầu gởi sẽ tạo thẻ bài mới và thả lên mạng Vận tốc của thẻ bài xấp xỉ với vận tốc ánh sáng Kiến trúc mạng Ring
Từng cặp máy tính thiết lập các tuyến kết nối liên điểm do đó số lượng tuyến kết nối nhanh chóng gia tăng khi số lượng máy tính trong mạng tăng lên nên người ta ít dùng cho các mạng lưới lớn
Mạng Cellular (tế bào) Các mạng tế bào chia vùng địa lý đang được phục vụ thành các tế bào, mỗi tế bào được một trạm trung tâm phục vụ Các thiết bị sử dụng các tín hiệu radio để truyền thông với trạm trung tâm, và trạm trung tâm sẽ định tuyến các thông điệp đến các thiết bị Ví dụ điển hình của mạng tế bào là mạng điện thoại di động
5.1.2.2 Các kiến trúc mạng kết hợp
Star bus là mạng kết hợp giữa mạng star và mạng bus Trong kiến trúc này một vài mạng có kiến trúc hình star được nối với trục cáp chính (bus) Nếu một máy tính nào đó bị hỏng thì nó không ảnh hưởng đến phần còn lại của mạng Nếu một Hub bị hỏng thì toàn bộ các máy tính trên Hub đó sẽ không thể giao tiếp được.
Công nghệ mạng LAN
LAN là viết tắt của Local Area Network mạng cục bộ là dùng để kết nối các máy tính với nhau trong một khu vực, kết nối được thực hiện thông qua môi trường truyền thông tốc độ cao như dây cáp quang, cáp đồng trục LAN là mạng dùng trong cơ quan, tổ chức, trường học,… Nhiều mạng LAN kết nối với nhau tạo thành WAN Khi người dùng muốn truy cập Internet, việc truy cập phải thông qua mạng LAN chỉ định, có nghĩa là từ máy tính qua thiết bị định tuyến (router) đến Internet.
Người dùng truy cập Internet thông qua LAN
Khi thiết kế hệ thống mạng LAN, tùy vào đặc tính giao tiếp mạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả độ tin cậy, khả năng mở rộng, hiệu suất mạng, các máy trạm, thiết bị đầu cuối sẽ được kết nối theo những mô hình khác nhau Cá mô hình kết nối trong LAN bao gồm: mạng hình tuyến (Bus topology), mạng dạng cây (Tree topology), mạng hình sao (Star topology), mạng dạng vòng (Ring topology).
- Mạng hình tuyến (Bus topology): các máy tính được kết nối vào một đường truyền chính (bus) Đường truyền chính này được giới hạn bởi hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator (dùng để nhận biết là đầu cuối để kết thúc đường truyền) Mỗi trạm được nối vào bus qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một bộ thu phát (transceiver) Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt Tuy vậy cũng có những bất lợi đó là sẽ có sự tắc nghẽn khi chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.
- Mạng dạng cây (Tree topology) : cấu trúc dạng cây tương tự như mạng hình tuyến, môi trường truyền truyền dựa trên cáp phân nhánh không có vòng khép kín Cây bắt đầu từ một điểm được biết đến như trung tâm (Headend) và được phân ra nhiều nhánh, một kết nối truyền từ bất kỳ trạm nào có thể nhận được tất cả các trạm khác.
- Mạng dạng vòng (Ring topology): các máy tính được kết nối với nhau thành một vòng tròn khép kín theo phương thức điểm-điểm, mỗi một trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng một chiều và dữ liệu được truyền theo từng gói một.Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên Nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng
- Mạng hình sao (Star topology): các máy trạm được nối vào một thiết bị trung tâm dựa trên kết nối điểm-điểm bằng cáp xoắn Thiết bị trung tâm này có thể là Hub, Switch, Repeater, có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100m).
Các phương tiện truyền dẫn được sử dụng trong mạng LAN :
- Cáp xoắn : chế tạo bằng hai sợi dây đồng (có vỏ bọc) xoắn vào nhau, ngoài cùng có hoặc không có lớp vỏ bọc bảo vệ chống nhiễu, thường dung trong mô hình dang sao. o STP (Shield Twisted Pair): Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu, tốc độ truyền 500Mbps/155Mbps với đường chạy 100m, tốc độ phổ biến 16Mbps, chiều dài cáp nên ngắn hơn 100m, sử dụng đầu nối DB-9 o (Unshielded twisted-pair) cáp xoắn không có vỏ bọc, độ dài tối đa của một đoạn cáp là 100m, dễ bị nhiễu khi đặt gần các thiết bị và cáp khác, không thích hợp cho sử dụng ngoài trời và mạng lưới đường dài, đầu nối RJ-45, RJ-11
- Cáp đồng trục : gồm một dây đồng ở giữa chất cách điện, xung quanh chất cách điện là dây bện kim loại dùng làm dây đất Giữa dây đồng dẫn điện và dây đất có một lớp cách ly, ngoài cùng là một vỏ bọc bảo vệ Cáp đồng trục thường dùng trong mạng hình tuyến.
- Cáp quang : làm bằng các sợi quang học, truyền dữ liệu xa, an toàn và không bị nhiễu và chống được han rỉ Tốc độ truyền tin qua cáp quang có thể đạt 100 Mbit/s Cáp quang thường dung trong mạng hình sao.
Ethernet là một họ của các công nghệ dùng để kết nối mạng máy tính hay có thể hiểu đơn giản, Ethernet giúp các thiết bị như laptop TV, , Có thể kết nối Internet và truyền dữ liệu sang các thiết bị khác Vì đặc điểm tốc độ truyền tải dữ liệu, cùng với độ bảo mật và độ tin cậy cao nên Ethernet thường được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi, chẳng hạn như công ty, văn phòng, trường học, bệnh viện,
Ethernet thường được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi như công ty, văn phòng, trường học, bệnh viện,
Cổng Ethernet là một lỗ để cắm cáp Ethernet trên các thiết bị mạng máy tính, dùng để kết nối phần cứng mạng có dây trong hệ thống mạng LAN , WAN hoặc MAN Cổng Ethernet có mặt ở rất nhiều thiết bị như: Router, máy tính, TV, máy chơi game, TV Box,
Cổng Ethernet dùng để cắm các thiết bị mạng máy tính
Các loại cáp Ethernet phổ biến hiện nay
Hiện nay (4/9/2021), có 3 loại cáp Ethernet được sử dụng phổ biến bởi người dùng:
- Cáp CAT5E: Loại cáp này có đặc điểm ít bị nhiễm chéo và hỗ trợ truyền tín hiệu lên đến 1000Mbps.
- Cáp CAT6: CAT6 có rất nhiều đặc điểm tương tự như cáp CAT5E nhưng nó có băng thông lên đến 250 MHz, gấp 2.5 lần so với CAT5E.
- Cáp CAT6A: Đây là loại cáp tiên tiến nhất hiện nay Nó có vỏ bọc dày bên ngoài để hạn chế nhiễu, băng thông đạt 500 MHz gấp đôi CAT6 và hỗ trợ truyền tín hiệu 1000Mbps ở khoảng cách 100m.
Chuẩn RJ45 là chuẩn dây Ethernet phổ biến được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Hiện nay, Ethernet có 3 loại cáp đang được dùng rộng rãi
ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
Xây dựng hệ thống mạng máy tính sử dụng công nghệ Ethernet
Xây dựng mạng lan cho phòng học thực hành trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt Hàn
- Kết nối mạng LAN và kết nối ra Internet
- Thiết bị gồm có: + 2 Switch Layer 2
+ NIC (Network Interface Card) Là một bản mạch cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính
Lắp đặt mạng LAN
Quy trình thi công lắp đặt mạng LAN bao gồm các bước sau:
– Khảo sát tại trường học, từ đó lên phương án thi công mạng LAN văn phòng với giải pháp thi công khoa học, tiết kiệm và nhanh nhất.
– Nhân viên kỹ thuật thiết kế bản vẽ sơ đồ mạng, lên chi tiết các vị trí các điểm cần lắp các nút mạng, đường dây, hệ thống mạng đi kèm.
– Tiến hành ký hợp đồng lắp đặt mạng LAN cho trường học Nhân viên kỹ thuật tiến hành lắp đặt hệ thống mạng theo đúng thiết kế, chủng loại thiết bị, cam kết thi công theo thời gian trong hợp đồng Hoàn thiện và chuyển giao, bàn giao hệ thống mạng LAN tại văn phòng công ty Khách hàng.
2.1 Lắp đặt các thiết bị mạng
- Lắp đặt các thiết bị phần cứng
Lắp Card mạng: ban đầu bạn phải lắp card mạng vào máy tính bằng cách: tắt máy tính, tháo vỏ của máy tính, sau đó bạn tìm khe (slot) trống để cắm card mạng vào trong máy, khi khởi động máy tính lên nó sẽ tự nhận biết có thiết bị mới và yêu cầu bạn cung cấp Driver, lúc đó bạn chỉ việc đưa đĩa Driver vào và chỉ đúng đường dẫn nơi lưu trữ Driver Sau khi cài đặt hoàn tất bạn có thể tiến hành thiết lập nối dây cáp mạng
Nối kết cáp mạng: trong mô hình nay dùng cáp xoắn để kết nối Yêu cầu trước tiên là bạn phải đo khoảng cách từ nút (từ máy tính) muốn kết nối vào mạng tới thiết bị trung tâm (có thể Hub hay Switch), sau đó bạn cắt một đoạn cáp xoắn theo kích thước mới đo rồi bạn bấm hai đầu cáp với chuẩn RJ_45 Khi đã hoàn tất bạn chỉ cần cắm một đầu cáp mạng này vào card mạng và đầu kia vào mét Port của thiết bị trung tâm (Hub hay Switch) Sau khi kết nối cáp mạng bạn thấy đèn ngay Port (Hub hay Switch) mới cắm sáng lên tức là về liên kết vật lí giữa thiết bị trung tâm và nút là tốt Nếu không thì bạn phải kiểm tra lại cáp mạng đã bấm tốt chưa hay card mạng đã cài tốt chưa.
Cấu hình địa chỉ IP
Cấu hình địa chỉ IP cho các máy tính sử dụng địa chỉ mạng 192.168.0.0/24
Chia sẻ dữ liệu trong mạng LAN
Cách chia sẻ một thư mục (folder) trên Windows 10
Bước 1: Kích chuột phải vào thư mục mà bạn muốn chia sẻ, sau đó click chọn Properties.
Bước 2: Trên cửa sổ Sharing Properties, bạn click chọn thẻ Sharing.
Dưới mục Network file and Folder Sharing, bạn click chọn Share.
Bước 3: Nhập tên người mà bạn muốn chia sẻ thư mục Tiếp theo sau khi đã thêm xong tên vào danh sách, bạn click chọn Share.
Bước 4: Nếu muốn kiểm soát quyền truy cập đọc và viết (read and write) của thư mục trong quá trình chia sẻ, bạn click chọn Advanced Sharing trên cửa sổ Share Properties.
Bước 5: Đánh tích tùy chọn Share this folder, và click chọn Permissions.
Bước 6: Tiếp theo đánh tích chọn Full Control, sau đó click chọn OK.
Tiến hành chỉnh sửa quyền cho phép trong thẻ Security để cung cấp toàn quyền kiểm soát thư mục trong quá trình chia sẻ.
Nếu thiết lập Security không thay đổi, có ít nhất số lượng một người truy cập trong Sharing và Security sẽ được cân nhắc trong quá trình chia sẻ.
Bước 7: Click chọn thẻ Security Để thay đổi quyền cho phép, bạn click chọn Edit.
Bước 9: Nhập Everyone vào khung Enter the object names to select rồi click chọn OK.
Bước 10: Trong mục Username, bạn chọn Everyone, sau đó đánh tích chọn Full Control.
Cuối cùng click chọn OK để hoàn tất toàn bộ quá trình.
Chia sẻ máy in trong mạng LAN
Bước 1: Chia sẻ máy in qua mạng Lan với máy tính khác
Thao tác này sẽ được thực hiện trên máy tính đang được kết nối với máy in.Các bạn vào Control Panel rồi chọn View devices and printers
Tiếp theo, hãy check dòng Set as default printer rồi nhấn Printer properties
Trong hộp thoại mới mở ra, hãy chọn tab Sharing rồi check vào dòng Share this printer Sau đó bấm OK
Quay lại Control Panel, hãy click Network and Sharing Center
Hãy nhấn Change advanced sharing settings
Hãy đánh dấu vào các tùy chọn được đánh số bên dưới
Kéo xuống mục Password protecting sharing rồi đánh dấu vào tùy chọn Turn off password protected sharing Sau đó, nhấn Save changes
Bước 2: Truy cập vào máy in đã được chia sẻ trong mạng LAN
Thao tác này sẽ được thực hiện trên máy tính cần in tài liệu.
Các bạn vào Control Panel Devices and Printers > rồi click Add a Printer
Trong cửa sổ hiện ra bạn chọn Add a network, Wireless or Bluetooth printer, khi hiện ra cửa sổ sau bạn chọn The printer that I want isn't listed.
Bạn hãy đánh dấu vào tùy chọn Select a shared printer by name và chọn đúng tên máy tính đã share máy in rồi bấm Next là xong.
Sau 6 tuần thực tập tại Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang
Bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều từ các thày cô giáo cùng những bạn học cũng như tích lũy được những bài học vô cùng quý giá và có ích cho công việc của mình sau này.
Thứ nhất: Về trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn:
Trong thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu được hoạt động của nhà trường, tìm hiểu các thiết bị về công nghệ thông tin mà nhà trường đang sử dụng Em đã được thực hiện một phần công việc như sửa chữa, cài đặt một số thiết bị tin học, được tìm hiểu, nghiên cứu những phần mềm quản lý, được tiếp cận với các công nghệ hiện đại giúp em củng cố kiến thức mà em đã được học trên giảng đường đồng thời áp dụng những kiến thức đó trong thực tiễn. Thứ hai: Về rèn luyện kỹ năng mềm:
Em đã được làm việc nhóm, được tham gia các hoạt động cùng với các bạn học và các thày trong khoa Nghề tổng hợp điều đó giúp em hiểu hơn về tầm quan trọng về kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp trong công việc cũng như trong cuộc sống, một trong những kỹ năng mà em đang còn non trẻ và thiếu
Chúng em được tiếp xúc với những công việc mà chỉ có trong môi trường chuyên nghiệp mới gặp phải đồng thời cũng hiểu hơn về tính kỷ luật trong nhà trường đặc biệt là các xưởng thực hành, sự an toàn lao động và hiểu những nỗ lực mà các thày cô giáo đang cố gắng để đào tạo những sinh viên đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động đầy khắt khe chất lượng cao.
* Tự nhận xét những ưu và nhược điểm của bản thân:
+ Có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu của công việc
+ Vui vẻ, hòa đồng và cởi mở với mọi người
+ Nhiệt tình, tận tâm trong công việc
+ Có ý thức kỷ luật tốt
+ Nhanh chóng tiếp thu các ý kiến đóng góp với các yêu cầu được giao + Chịu khó, không ngừng học hỏi, chủ động tìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc
+ Khả năng làm việc nhóm và các kỹ năng xã hội tốt
- Có lúc chưa biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào công việc một cách linh hoạt
- Chưa linh hoạt trong xử lý các tình huống phức tạp
- Tiếp cận các công việc còn chủ quan và chưa sáng tạo.