Để tăng cường khai thác tốt trang thiết bị đầu tư cũng như đáp ứng được các yêu cầu của người dùng, chúng ta cần có kế hoạch xây dựng và sử dụng hệ thống mạng một cách hiệu quả.. Trong đ
Trang 1KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHẠM QUỐC HÙNG Thiết kế và cấu hình mạng LAN
ĐẠI HỌC
Trang 3Tổng quan về thiết kế mạng 5
1.1 Giới thiệu về mạng LAN 6
1.2 1.2.1 Đặc trưng mạng LAN 6
1.2.2 Kiến trúc mạng LAN 6
1.2.3 Chuẩn hóa mạng LAN 7
QUY TRÌNH XÂY DỰNG MẠNG LAN 9
BÀI 2 Khảo sát và thu thập yêu cầu của khách hàng 9
2.1 Phân tích yêu cầu 9
2.2 Thiết kế giải pháp mạng 9
2.3 2.3.1 Thiết kế sơ đồ logic 9
2.3.3 Lập danh mục thiết bị và báo giá 16
Lắp đặt phần cứng và cài đặt hệ thống mạng 18
2.4 2.4.1 Lắp đặt phần cứng 18
2.4.2 Cài đặt và cấu hình mạng 18
Vận hành và bảo trì hệ thống mạng 18
2.5 VẼ SƠ ĐỒ MẠNG VỚI PHẦN MỀM TRÊN MÁY TÍNH 20
BÀI 3 Tổng quan về sơ đồ mạng 20
3.1 3.1.1 Sơ đồ mạng logic 20
3.1.2 Sơ đồ mạng vật lý 20
Thiết kế sơ đồ mạng với phần mềm trên máy tính 21
3.2 3.2.1 Thiết kế hệ thống mạng với Visio 21
3.2.2 Thiết kế hệ thống mạng 23
KHAI THÁC THÔNG TIN TRONG MẠNG LAN 26
BÀI 4 Quản lý và khai thác tài nguyên trong mạng LAN 26
4.1 Ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ quản lý và khai thác thông tin mạng LAN 32
4.2 4.2.1 Phần mềm NetOp School 32
4.2.2 Phần mềm NetCafe 42
THỰC HÀNH 1 THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠNG 44
THỰC HÀNH 2 VẼ SƠ ĐỒ MẠNG VỚI EDRAW MAX/VISIO 46
THỰC HÀNH 3 MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI PACKET TRACER 50
THỰC HÀNH 4 THIẾT LẬP KẾT NỐI MẠNG LAN 55
THỰC HÀNH 5 KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 61
THỰC HÀNH 6 KẾT NỐI MẠNG INTERNET 62
THỰC HÀNH 7 THIẾT LẬP VÀ CẤU HÌNH MẠNG KHÔNG DÂY 65
THỰC HÀNH 8 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NETOPSCHOOL TRONG QUẢN LÝ PHÒNG THỰC HÀNH VÀ HỖ TRỢ GIẢNG DẠY 69
THỰC HÀNH 9 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NETCAFE TRONG QUẢN LÝ PHÒNG MÁY VÀ CÁC DỊCH VỤ INTERNET 78
Trang 44 THỰC HÀNH 10 KIỂM TRA THỰC HÀNH 2 81
Trang 55
TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MẠNG BÀI 1
Tổng quan về thiết kế mạng
1.1
Ngày nay, mạng máy tính trở thành quen thuộcvà là cơ sở hạ tầng không thể thiếu ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp Giá thành thiết bị ngày càng giảm theo xu thế phát triển của công nghệ thông tin, các cơ quan xí nghiệp đã có thể trang bị các thiết bị mạng từ đơn giản đến phức tạp Tuy nhiên, cần đưa ra giải pháp để khai thác một cách hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư Hầu hết người ta chỉ chú trọng mua phần cứng mà chưa thực sự quan tâm tới hiệu quả sử dụng, cũng như chiến lược và nhu cầu khai thác sử dụng về sau Điều đó làm lãng phí nguồn tài nguyên đầu tư, hoặc hệ thống mạng chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Để tăng cường khai thác tốt trang thiết bị đầu tư cũng như đáp ứng được các yêu cầu của người dùng, chúng ta cần có kế hoạch xây dựng và sử dụng hệ thống mạng một cách hiệu quả Tiến trình xây dựng và thiết kế mạng trải qua các công đoạn chính:
Khảo sát và thu thập yêu cầu của khách hàng
Phân tích yêu cầu
Thiết kế giải pháp mạng
Lắp đặt phần cứng và cài đặt hệ thống mạng
Vận hành và bảo trì hệ thống mạng
Đây là công đoạn quan trọng nhằm xác định những mong muốn và yêu cầu của khách hàng Công đoạn này cần lấy được các thông tin cơ bản như:
Mục đích thiết lập hệ thống mạng?
Các máy tính sẽ nối mạng ra sao?
Ai sẽ sử dụng mạng, mức độ khai thác thế nào?
Những thay đổi dự kiến trong vòng 3-5 năm tới?
Phỏng vấn khách hàng để có được những thông tin cần thiết Lưu ý: khách hàng có thể
là người biết về công nghệ thông tin cũng như mạng máy tính, cũng có thể là người chưa có chuyên môn về công nghệ thông tin Nên tránh những câu hỏi có tính chuyên môn sâu nếu khách hàng không thành thạo về chuyên môn Quan sát thực địa để định hướng cách bố trí thiết bị, dây dẫn,….vẽ lại sơ đồ (hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp sơ đồ kiến trúc của khu vực liên quan)
Phân tích yêu cầu khách hàng để đưa ra được bảng đặc tả yêu cầu hệ thống mạng Trong
đó cần xác định được một số yếu tố cơ bản như:
Kinh phí
Công nghệ mạng
Thói quen sử dụng
Tính pháp lý
Ràng buộc về băng thông, độ ổn định và tính sẵn sàng của hệ thống
Công đoạn này ta phải thiết kế được sơ đồ vật lý và sơ đồ logic của hệ thống mạng
Công đoạn này liên quan đến việc đi dây, kết nối thiết bị phần cứng và cài đặt các phần mềm, dịch vụ
Trang 6 Các topology thường thấy: Bus, Ring, Star
Hệ thống đường truyền riêng, tốc độ cao
Mạng LAN có 3 kiến trúc cơ bản sau:
Dạng đường thẳng (Bus):
Hình 1-1: Mạng Bus
Trong dạng đường thẳng các máy tính đều được nối vào một đường dây truyền chính (bus) Đường truyền chính này được giới hạn hai đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator (dùng để nhận biết là đầu cuối để kết thúc đường truyền tại đây) Mỗi trạm được nối vào bus qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một bộ thu phát (transceiver) Khi một trạm truyền dữ liệu, tín hiệu được truyền trên cả hai chiều của đường truyền theo từng gói một, mỗi gói đều phải mang địa chỉ trạm đích Các trạm khi thấy dữ liệu đi qua nhận lấy, kiểm tra, nếu đúng với địa chỉ của mình thì nó nhận lấy còn nếu không phải thì bỏ qua
Ưu điểm: Dễ lắp đặt, giá thành rẻ, ít tốn dây
Nhược điểm: Khi truyền tin dung lượng lớn dễ gây "ùn tắc", khi một trạm hỏng sẽ ảnh hưởng đến toàn mạng và khó xác định được vị trí bị hỏng
Kiến trúc này ngày nay ít được sử dụng
Dạng vòng tròn (Ring):
Trang 77
Hình 1-2: Mạng Ring
Các máy tính được liên kết với nhau thành một vòng tròn theo phương thức "một điểm - một điểm ", qua đó mỗi một trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng một chiều và dữ liệu được truyền theo từng gói một Mỗi gói dữ liệu đều có mang địa chỉ trạm đích, mỗi trạm khi nhận được một gói dữ liệu nó kiểm tra nếu đúng với địa chỉ của mình thì nó nhận lấy còn nếu không phải thì nó sẽ phát lại cho trạm kế tiếp, cứ như vậy gói dữ liệu đi được đến đích
Ưu điểm: không tốn nhiều dây cáp, không gây ách tắc, mỗi trạm sẽ đạt được tốc độ tối đa khi truyền
Nhược điểm: đường dây phải khéo kín, khi có một trạm trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn mạng
Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng vòng tròn là mạng Tocken ring của IBM
Ưu điểm: khi một trạm trục trặc thì các trạm khác vẫn hoạt động được bình thường, cấu trúc mạng đơn giản, các thuật toán điều khiển tốt, mở rộng mạng dễ dàng
Nhược điểm: toàn bộ hoạt động của mạng phụ thuộc vào thiết bị trung tâm nên nếu thiết bị trung tâm bị trục trặc thì mạng sẽ ngưng hoạt động, khả năng mở rộng mạng phụ thuộcvào thiết bị trung tâm, khoảng cách từ máy đến thiết bị trung tâm
bị hạn chế (100 mét)
1.2.3 Chuẩn hóa mạng LAN
Các thiết bị mạng của các nhà sản xuất khác nhau muốn trao đổi được thông tin cho nhau thì chúng cần được thiết kế theo các tiêu chuẩn chung Một số tổ chức thực hiện việc chuẩn hóa các thiết bị mạng:
TIA (Telecom Industry Association)
Trang 88
EIA (Electronic Industry Association)
ANSI (American National Standard Institute)
ISO (International Standard Organization)
IEEE (Institute of Electricaland Electronics Engineers)
Tiểu ban 802 của IEEE phụ trách chuẩn hóa mạng LAN Tiểu ban này đưa ra một số chuẩn hóa mạng LAN quan trọng như:
802.3: Chuẩn cho mạng Ethernet
802.4: Chuẩn cho mạng Token-Bus
Dùng cáp đồng trục đường kính lớn (10mm) với trở kháng 50 Ohm
Tốc độ 10 Mb/s
Phạm vi tín hiệu 500m/segment, có tối đa 100 trạm/segment, khoảng cách giữa
2 tranceiver tối thiểu 2,5m
Sơ đồ Bus
Phương thức truyền Half-duplex
Việc thi công mạng này khá phức tạp, giá thành tương đối cao, tốc độ bị giới hạn ở mức 10Mb/s nên khi xây dựng mạng LAN mới ít được lựa chọn
Tương tự như Thicknet nhưng dùng cáp đồng trục nhỏ (RG 58A)
Có thể kéo xa với khoảng cách 185m/segment, số trạm tối đa trong 1 segment
là 30, khoảng cách giữa hai tranceiver tối thiểu là 0,5m
Giá thành triển khai mạng LAN theo chuẩn này khá rẻ, tuy nhiên, độ ổn định không cao, mạng dễ bị ngưng hoạt động khi một điểm nối không tiếp xúc
Sơ đồ Star
Sử dụng cáp xoắn đôi (UTP, STP)
Đầu nối RJ-45
Truyền Half-duplex hoặc full-duplex
Khoảng cách tối đa 100m
Tốc độ 10 Mb/s
Dễ dàng mở rộng mạng bởi HUB, Switch hoặc Repeater
100BASE-T/100BASE-TX: Tương tự 10BASE-T, nhưng tốc độ cao hơn (100 Mb/s)
100BASE-FX: sử dụng cáp quang, chiều dài sợi cáp đến 2km, dùng đầu nối
SC
Hiện nay một số hệ thống đã được trang bị các công nghệ GigaEthernet như:
1000Base-T, 1000Base-TX, 10 GigaEthernet
Trang 9Mục đích của giai đoạn này là nhằm xác định mong muốn của khách hàng trên mạng
mà chúng ta sắp xây dựng Những câu hỏi cần được trả lời trong giai đoạn này là:
- Khách hàng thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục đích gì?
- Các máy tính nào sẽ được kết nối mạng?
- Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng mạng của từng người, nhóm người ra sao?
- Trong vòng 3-5 năm tới khách hàng có kết nối thêm máy tính vào hệ thống mạng không? nếu có ở đâu, số lượng bao nhiêu?
Phương pháp thực hiện của giai đoạn này là người đi khảo sát dùng phương pháp phỏng vấn khách hàng, nhân viên các phòng mạng có máy tính sẽ kết nối mạng Thông thường các đối tượng được phỏng vấn không có chuyên môn sâu hoặc không có chuyên môn về mạng, cho nên người khảo sát tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên môn để trao đổi với người được khảo sát Chẳng hạn nên hỏi khách hàng “Bạn có muốn người trong cơ quan bạn gởi mail nội bộ cho nhau?”, hơn là hỏi “Bạn có muốn cài đặt Mail server cho mạng của bạn không?” Những câu trả lời của khách hàng thường không có cấu trúc, rất lộn xộn, nó xuất phát từ góc nhìn của người sử dụng, không phải là góc nhìn của kỹ sư mạng Người thực hiện phỏng vấn phải có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này Phải biết cách đặt câu hỏi và tổng hợp thông tin
Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát thực địa” để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai máy tính trong mạng, dự kiến đường đi của cáp mạng, quan sát hiện trạng công trình kiến trúc nơi hệ thống mạng sẽ đi qua Thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc chọn công nghệ và ảnh hưởng lớn đến chi phí mạng Chú ý đến ràng buộc về mặt thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đường cáp mạng bên trong nó Giải pháp để nối kết mạng cho 2 tòa nhà tách rời nhau bằng một khoảng không phải đặc biệt lưu ý Sau khi khảo sát thực địa, cần vẽ lại thực địa hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp cho chúng ta sơ đồ thiết kế của công trình kiến trúc mà
hệ thống mạng đi qua
Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần tìm hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách hàng, mức độ thường xuyên và lưu lượng thông tin trao đổi Điều này giúp ích trong việc chọn băng thông cần thiết cho các nhánh mạng sau này
Phân tích yêu cầu
2.2
Khi đã có được yêu cầu của khách hàng, bước kế tiếp là đi phân tích yêu cầu của khách hàng để xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”, trong đó xác định rõ những vấn đề sau:
- Những dịch vụ mạng nào cần phải triển khai? (Dịch vụ chia sẻ tập tin, chia sẻ máy
in, Dịch vụ web Server, Dịch vụ thư điện tử, Truy cập Internet hay không?, )
- Mô hình mạng là gì? (Workgoup hay Client/Server? )
- Mức độ yêu cầu an toàn mạng và bảo mật
- Băng thông mạng tối thiểu
Thiết kế giải pháp mạng
2.3
2.3.1 Thiết kế sơ đồ logic
Sau khi khảo sát và phân tích yêu cầu hệ thống mạng cửa khách hàng, bước tiếp theo
là thiết kế sơ đồ mạng logic liên quan đến việc chọn lựa mô hình mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần mạng
Mô hình mạng được chọn phải hỗ trợ được tất cả các dịch vụ đã được mô tả trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng Mô hình mạng có thể chọn là Workgroup hay Domain (Client / Server) đi kèm với giao thức TCP/IP, NETBEUI hay IPX/SPX
Ví dụ:
Trang 1010
- Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ và không đặt nặng vấn đề an toàn mạng, hộ gia đình hoặc các phòng Net cho thuê thì ta có thể chọn Mô hình Workgroup
Hình 2-1: Sơ đồ logic hệ thống mạng theo mô hình Workgroup
- Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ nhưng có yêu cầu quản lý người dùng trên mạng thì phải chọn Mô hình Domain
Hình 2-2: Sơ đồ logic hệ thống mạng theo mô hình Domain
- Nếu hai mạng trên cần có dịch vụ mail hoặc kích thước mạng được mở rộng, số lượng máy tính trong mạng lớn thì cần lưu ý thêm về giao thức sử dụng cho mạng phải là TCP/IP
Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng Những vấn đề chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là:
- Định vị các thành phần nhận dạng mạng, bao gồm việc đặt tên cho Domain, Workgroup, máy tính, định địa chỉ IP cho các máy, định cổng cho từng dịch vụ
- Phân chia mạng con, thực hiện đường đi cho thông tin trên mạng
Bài toán cụ thể: Thiết kế hệ thống mạng Khoa CNTT Cơ sở 2 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
192.168.100.0/24
Trang 1111
Sau khi khảo sát và phân tích yêu cầu hệ thống mạng “Khoa CNTT Cơ sở 2 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đặt tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng” như sau:
Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cơ sở 2 nằm
ở tầng 1, 2, 3, 4 tòa nhà điều hành bao gồm các phòng ban sau:
- Văn phòng Khoa CNTT;
- Phòng trưởng Khoa CNTT;
- Phòng phó Khoa CNTT;
- 02 phòng học lý thuyết chất lượng cao;
- Các phòng Bộ môn: Mạng máy tính và Truyền thông, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật phần cứng
- 06 phòng thực hành
- Phòng Giáo vụ Khoa CNTT;
Yêu cầu chung:
- Mạng đáp ứng tiêu chí nhiều người truy cập cùng lúc không bị nghẽn,mạng ổn đinh 24/24
- Thiết kế sao cho hệ thống mạng có khả năng mở rộng trong tương lai nếu cần
- Có máy chủ để chia sẻ File
- Có máy chủ cài phần mềm Edusoft
- Các máy tính trong mạng nội bộ có thể truy cập Internet
- Các phòng thực hành có bản Gosht đặt ngay trên mỗi máy để sao lưu và phục hồi khi gặp sự cố
- Các máy phòng thực hành cài phần mềm Netop School để quản lý
Hình 2-3: Sơ đồ logic hệ thống mạng Khoa CNTT
Bảng 2-1: Danh sách ghi chú thiết bị Hình 2-3
Trang 1212
dịch vụ Internet)
Connection 2.3.2 Thiết kế sơ đồ vật lý
Tầng 1 Khoa CNTT gồm các phòng ban sau:
Hình 2-4: Sơ đồ vật lý tầng 1 Khoa Công nghệ Thông tin
Print Queue
Trang 1313
Phòng 102: Phòng giáo vụ Khoa CNTT
o Chức năng:
Nơi làm việc của giáo vụ khoa CNTT
Lưu trữ hồ sơ tài liệu
o Yêu cầu:
1 máy tính chạy hệ điều hành WinXP, 1 máy in
Kết nối Internet để truy cập mạng, tra cứu thông tin, gửi nhận
Nơi làm việc của cán bộ, chuyên viên trực thuộc trung tâm Apptech
Lưu trữ, quản lý hồ sơ các lớp các lớp chất lượng cao
o Yêu cầu:
1 máy tính để bản chạy hệ điều hành WinXP, 1 máy in
Máy tính cần có phần mềm, edusoft office 2007, bộ gõ tiếng Việt Unicode…
Các máy Laptop có thể truy cập qua Wifi để vào mạng
2 máy In để in tài liệu
Các máy có thể truy cập Internet
Tầng 2 Khoa CNTT gồm các phòng ban sau:
Hình 2-5: Sơ đồ vật lý tầng 2 Khoa Công nghệ Thông tin
Phòng 208A: Phòng thực hành
o Chức năng: Phòng thực hành
o Yêu cầu:
24 máy tính đề bàn chạy hệ điều hành WinXP
Máy tính cần có phần mềm office 2007, Microsoft SQL 2008, Visual studio 2008, bộ gõ tiếng Việt Unicode…
Có bản ghost cho các máy để backup khi cần thiết
Phòng 207A: Văn phòng Khoa CNTT
- Chức năng: Nơi làm việc của các cán bộ, giảng viên khoa CNTT
o Yêu cầu:
Các máy Laptop có thể truy cập qua Wifi để vào mạng
Trang 14o Yêu cầu: 01 bộ phát Wifi
Phòng 206B: Phòng lý thuyết chất lượng cao
o Chức năng: Phòng thực hành
o Yêu cầu: 01 bộ phát Wifi, 01 máy tính
Phòng 205A: Phòng lý thuyết chất lượng cao
o Chức năng: Phòng lý thuyết chất lượng cao
o Yêu cầu: Không
Phòng 205B: Phòng máy chủ(siêu máy tính)
o Chức năng: Nơi đặt máy chủ, các thiết bị mạng
o Yêu cầu:
03 siêu máy tính cài đặt Window Server 2008
Máy chủ chạy các dịch vụ DNS, DHCP, AD, GPO, Web Server
1 Router, 2 switch để triển khai hệ thống mạng
1 Modem được cấp IP từ nhà cung cấp mạng
Các máy tính có thể truy cập mạng Internet
Phòng 203: Phòng bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông
o Chức năng: Nơi làm việc của cán bộ giáo viên MMT
o Yêu cầu:
01 máy in
Các máy tính vào mạng được qua wifi
01 bộ Wifi
Phòng 202: Phòng bộ môn Kỹ thuật máy tính
o Chức năng: Nơi làm việc của cán bộ giáo viên KTMT
o Chức năng: Nơi làm việc của nhóm nghiên cứu phần mềm
o Yêu cầu: Không
Tầng 3 Khoa CNTT:
Trang 15 24 máy tính để bàn chạy hệ điều hành WinXP, 1 Switch
Máy tính cần có phần mềm office 2007, Visual studio 2008, Microsoft SQL 2008, bộ gõ tiếng Việt Unicode…
Các máy tính có thể truy cập Internet
Các máy tính có bản Ghost để backup dữ liệu
Phòng 308B: Giám đốc – Phó giám đốc trung tâm Aptech
o Chức năng: Kho chứa đồ
o Yêu cầu:Không
Phòng 307A: Phòng thực hành tin học 03
o Chức năng: Phòng thực hành
o Yêu cầu:
20 máy tính để bàn chạy hệ điều hành WinXP, 1 Switch
Máy tính cần có phần mềm office 2007, Visual studio 2008, Microsoft SQL 2008, bộ gõ tiếng Việt Unicode…
Các máy tính có thể truy cập Internet
Các máy tính có bản Ghost để backup dữ liệu
Phòng 307B: Phòng phát triển hệ thống nhúng
o Chức năng: Phòng nghiên cứu của sinh viên KTMT
o Yêu cầu: Không
Phòng 306A:Phòng thực hành tin học 04
o Chức năng: Phòng thực hành
o Yêu cầu:
22 máy tính để bàn cấu hình cao chạy hệ điều hành WinXP
Máy tính cần có phần mềm office 2007, VMWare Workstation, Visual studio 2008, Microsoft SQL 2008
24 máy tính để bàn cấu hình cao chạy hệ điều hành WinXP
Máy tính cần có phần mềm office 2007, VMWare Workstation, Visual studio 2008, Microsoft SQL 2008
Các máy tính có thể truy cập mạng
01 Switch
Trang 1616
Phòng 304A: Phòng bảo trì máy tính
o Chức năng: Nơi bảo trì các máy tính của Khoa
o Yêu cầu: 01 Wifi
Máy tính cài Window 7 hoặc Ubuntu
Máy tính cần có phần mềm office 2007, VMWare Workstation, Packetracert, Microsoft SQL 2008…
Các máy tính có thể truy cập Internet
Phòng 302: Phòng thí nghiệm kỹ thuật máy tính
o Chức năng: Nơi học tập và nghiên cứu của sinh viên KTMT
o Yêu cầu:
10 bộ máy tính
Máy tính cần có phần mềm office 2007, phần mềm tiện ích khác
Các máy tính có thể truy cập Internet
25 máy tính để bàn cấu hình cao chạy hệ điều hành WinXP
Máy tính cần có phần mềm office 2007, VMWare Workstation, Visual studio 2008, Microsoft SQL 2008
Các máy tính có thể truy cập mạng
02 Switch
01 bộ phát Wifi 2.3.3 Lập danh mục thiết bị và báo giá
STT Tên thiết bị Thông số kĩ thuật Vị trí Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
1 Modem Virgo
2950
+ 4 cổng LAN 10/100 kết nối được với VLAN
Trang 1717
+Dowload 24Mbps và upload 1Mbps
+ Bảo vệ tường lửa với các tính năng:NAT, DoS, lọc gói
4 Wifi TP-Link - Hỗ trợ bảo mật không dây
với các chuẩn cao như WPA2-PSK
WPA Có tính năng tương thích ngược với các dòng máy tính
hổ trợ chuẩn 802.11b/g
- Hổ trợ 3 ăng ten phát sóng siêu mạnh
- Kiểm soát băng thông dựa trên IP cho phép người quản trị mạng có thể quyết định được có bao nhiêu băng thông được phân bổ
107,2 02,20
3 204,2
06, 206B,
207, 303,3 04,40
Intel HD Graphics 2000 RAM: 4Gb DDR3, Bus 1333
10/100/1000
Trang 1864 Bits) 2Gb DDR3 Dual Chanel 80Gb HDD chuẩn SATA, 7200 rpm
Graphics 2000 Integrated Intel® 82579LM Ethernet LAN 10/100/1000 Intel HD Audio
Chiều cao 63 "(Tủ 32U)
- Độ sâu 36 "(900mm)(Tủ 32U)
Nguồn cung cấp100-240 V AC/50-60Hz
Kích thước (dài x rộng x cao)
432 x 200 x 44 mm
Lắp đặt phần cứng và cài đặt hệ thống mạng
2.4
2.4.1 Lắp đặt phần cứng
- Tiến hành thi công cáp mạng
- Triển khai thiết bị dẫn (ống nhựa, nẹp…)
- Triển khai hệ thống cáp mạng theo sơ đồ thiết kế
- Đánh dấu sơi cáp và kết nối vào Switch
- Lắp đặt máy tính và các thiết bị ngoại vi vào đúng vị trí
2.4.2 Cài đặt và cấu hình mạng
Sau khi đã lắp đặt xong máy tính, thiết bị ngoại vi và thiết bị mạng đến bước tiếp theo
ta phải cài đặt hệ điều hành, cài đặt các phần mềm, dịch vụ mạng, tạo nhóm và phân quyền cụ thể như sau:
- Cài đặt hệ điều Windows 7 cho các máy trạm và Windows Server 2008 trên máy chủ
- Cài đặt dịch vụ AD và dịch vụ DHCP Server trên máy chủ
- Thiết lập tài khoản và phân quyền người dùng
- Cài đặt phần mềm và phần mềm ứng dụng chuyên môn của công ty
- Chia sẻ tài nguyên máy con
Vận hành và bảo trì hệ thống mạng
2.5
Sau khi triển khai xong hệ thống của công ty ta tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống
- Đặt địa chỉ IP trên máy trạm bằng lệnh ipconfig /relase, ipconfig /renew, kiểm tra địa chỉ IP từ máy DHCP server bằng lệnh ipconfig /all
- Từ máy trạm kiểm tra xem đã ping đến các máy trong mạng nội bộ và server?
Trang 1919
- Kiểm tra các máy đã xem truy cập được web server nội bộ?
- Các máy đã truy cập được ra ngoài Internet
- Nghiệm thu hệ thống mạng
- Chuyển giao hồ sơ thiết bị (phiếu bảo hành, tài liệu kỹ thuật…)
- Chuyển giao hồ sơ thiết kế lắp đặt và sơ đồ mạng
- Hướng dẫn sử dụng và quản trị mạng
Trang 20- Kiến trúc domain gồm các thông tin về master domain và slave domain, các địa chỉ mạng
- Hệ thống server gồm các máy chủ và hệ thống máy backup dữ liệu, các máy tính cài dịch vụ mạng: dhcp, dns…
- Mối quan hệ giữa các máy tính
Hình 3-1: Sơ đồ mạng Logic (trích Microsoft)
3.1.2 Sơ đồ mạng vật lý
Theo trang dữ liệu của cisco: Sơ đồ mạng vật lý là sơ đồ thể hiện chính xác hệ thống và các thiết bị mạng bao gồm các đường nối giữa các thiết bị
Hình 3-2: Sơ đồ mạng Vật Lý (theo Edraw)
Theo Microsoft: Sơ đồ mạng vật lý là sơ đồ mạng hiển thị được kiến trúc vật lý của hệ thống mạng bao gồm các thong tin sau:
- Chi tiết về các kết nối, ví dụ như chiều dài cáp, và một số hệ thống tương đối về
các đường đi, tín hiệu tương tự, đường ISDN
- Các máy chủ, máy trạm, địa chỉ IP (tĩnh nếu có), các mối quan hệ, hệ điều hành,
các dịch vụ mạng và thiết bị ngoại vi
- Toàn bộ các thiết bị trong mạng LAN hubs, switch, modem, router, …
- Trong hệ thống mạng WAN thì vẽ them các tín hiệu từ bên ngoài vào hệ thống
(các đường internet)
- Số lượng tài khoản trên mỗi trang bao gồm cả tải khoản mobile
Trang 2121
Hình 3-3: Sơ đồ mạng Vật lý (theo Microsoft)
Thiết kế sơ đồ mạng với phần mềm trên máy tính
3.2
3.2.1 Thiết kế hệ thống mạng với Visio
Trong visio ta có thể biểu diễn hệ thống mạng thông qua các ký hiệu mạng (symbol)
Hệ thống ký hiệu này chủ yếu phục vụ cho các sơ đồ hệ thống logic
Trang 2222
Hình 3-4: Hệ thống ký hiệu mạng (Visio)
Với sơ đồ vật lý thông thường ta sử dụng các hình ảnh thiết bị mạng thật để minh hoạ Ngoài ra ta còn sử dụng hệ thống phòng, tường, cửa sổ và các hệ thống đo nếu cần thiết Sử dụng các công cụ trong mục network and peripher als
Hình 3-5: Hệ thống thiết bị mạng (Visio)
Hệ thống thiết bị máy tính:
Trang 2323
Hình 3-6: Hệ thống máy tính (Visio)
3.2.2 Thiết kế hệ thống mạng
Thiết kế hệ thống mạng cho hộ gia đình:
Với hộ gia đình thông thường ta có sử dụng một số thiết bị Modem, switch (Có thể có hoặc không vì nếu chỉ cần 1 PC thì modem có thể cung cấp), Máy tính (có thể là máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay gọi chung là host)
Cách vẽ:
B1 Tạo một dự án mới chọn kích thước trang vẽ
B2 Chọn đối tượng internet, có thể search điều khiển cloud tìm đến vị trí đám mây B3 Chọn hiển thị mục kí hiệu mạng symbol network
B4 Thêm các đối tượng modem (có thể chọn kí hiệu router), switch, host vào hệ thống
và tạo liên kết giữa các thiết bị trên
Hình 3-7: Sơ đồ logic cho mạng gia đình
Sơ đồ logic cho một phòng net:
Với một phòng nét sự khác biệt so với mạng gia đình gồm số lượng máy tính (chú ý: Một số phòng net ngày nay sử dụng server broadcast thì có cả máy chủ)
Trang 2424
Hình 3-8: Sơ đồ logic cho mạng phòng NET
Sơ đồ logic cho một doanh nghiệp bất kỳ:
Tuỳ vào hệ thống mạng của doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ mà hệ thống có thể có một hoặc nhiều hệ thống server Về mặt logic hệ thống mạng doanh nghiệp gồm một hệ thống internet,
hệ thống tường lửa, hệ thống máy tính và các thiết bị ghép nối
Cách vẽ:
B1 Tạo một dự án mới chọn kích thước trang vẽ
B2 Thiết kế hệ thống cơ bản tương tự như so đồ mạng gia đình
B3 Thêm các chỉ thị hệ thống bảo mật lock và các máy chủ
B4 Nhóm các đối tượng theo phòng và ghi chú: phòng, số lượng host
Hình 3-9: Sơ đồ logic cho mạng doanh nghiệp
Sơ đồ vật lý thường sử dụng thiết bị mô phỏng thật để vẽ và thiết kế Trong sơ đồ vật lý
ta càng thiết kế chi tiết thì việc lắp đặt sẽ càng đơn giản hơn
Ví dụ: ta có sơ đồ vật lý cho hệ thống mạng gia đình ta có thể vẽ như sau:
Trang 2525
B1 Tạo một dự án mới chọn kích thước trang vẽ
B2 Chọn đối tượng internet
B3 Chọn hiển thị mục kí hiệu mạng network and peripher als
B4 Chọn hệ thống phòng, hệ thống cửa xây dựng khung cho phòng cần thiết kế (có thể chú thích kích thước không gian thiết kế)
B5 Thêm các đối tượng sử dụng vào mô hình mạng (chú ý vị trí của các thiết bị)
Hình 3-10: Sơ đồ vật lý cho mạng gia đình
Trang 26Trong một hệ thống mạng LAN có nhiều tài nguyên có thể chia sẻ và trao đổi giữa các thiết bị Ví dụ như:
- Máy tính A chia sẻ thư mục ảnh để các tính máy khác có thể xem, sao chép;
- Máy tính A chia sẻ thư mục nhạc để máy tính B khác có thể sử dụng;
- Máy tính B có thể chia sẻ máy in để các máy tính khác có thể sử dụng máy in để in tài liệu;
- Trong phòng thực hành, máy giáo viên có thể chia sẻ bài thực hành để các máy học sinh sinh viên có thể xem và thực hiện;
- Các máy học sinh sinh viên có thể chia sẻ kết quả bài tập của mình để giáo viên có thể xem và chấm bài;
- …
Để thực hiện việc chia sẻ ta thực hiện như sau:
máy giáo viên) chọn Sharing and Security
Máy giáo viên đã chia sẻ thành công thư mục BaiThuc Hanh (biểu tượng thư mục có thêm hình bàn tay)
Các máy khác trong cùng mạng Lan có thể truy xuất đến thư mục chia sẻ ở trên như sau:
Hình 4-1: Mở máy muốn truy xuất thông tin
giáo viên vừa chia sẻ ở trên)
Trang 2727
Hình 4-2: Mở thư mục đã chia sẻ
Ngoài ra, nếu biết tên hoặc địa chỉ IP của máy đã chia sẻ (Ví dụ: máy giáo viên có tên là
“Gv”, địa chỉ IP là 192.168.1.10) thì các máy khác trong mạng LAN có thể truy xuất đến qua tên máy hoặc địa chỉ IP ở trên Ví dụ: trên máy sinh viên thực hiện như sau:
địa chỉ IP 192.168.1.10 là của máy giáo viên) Lưu ý có thêm dấu “\\” trước địa chỉ IP nhấn Enter
Hình 4-3: Truy xuất đến máy qua địa chỉ IP
Trong ví dụ trên, khi máy giáo viên chia sẻ thư mục BaiThucHanh thì tất cả các máy khác trong mạng LAN đều có thể mở ra được Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ta chỉ muốn cho phép một số người dùng có thể mở ra để xem, một số khác có thể sửa chữa, xóa file Điều đó có nghĩa rằng ta sẽ thực hiện phân quyền, một số người có thể xem, một số người có thể sửa, xóa,… Để thực hiện việc này, trước tiên ta phải tạo ra các tài khoản để cấp quyền, sau đó, khi chia sẻ ta sẽ phân quyền cho các tài khoản theo yêu cầu ở trên Để tạo tài khoản người dùng ta thực hiện như sau:
Trang 2828
Hình 4-4: Mở Manage
Hình 4-5: Mở Users
Hình 4-6: Tạo tài khoản mới
“sinhvien”) mật khẩu mục Password (ví dụ: nhập “sv1”) và nhắc lại mật khẩu (Confirm Password), lưu ý: mật khẩu của 2 lần nhập này phải giống nhau bỏ chọn mục User must change password at next logon Create
Trang 2929
Hình 4-7: Thiết lập các thông tin cho tài khoản mới
Bước 12: Ta có thể tiếp tục nhập thông tin để tạo ra các tài khoản khác (Ví dụ: tạo tài
khoản “giaovien”, mật khẩu “gv1”) Nhấn Close để hoàn tất việc tạo các tài khoản
Sau khi tạo được các tài khoản, ta có thể chia sẻ đồng thời cấp quyền truy xuất cho các tài khoản này Để thực hiện phân quyền khi chia sẻ trước tiên ta bỏ chức năng Use simple file sharing theo cài đặt mặc định của hệ điều hành Windows XP:
Mở My computer Tool Folder Options Trên thẻ View, bỏ chọn mục Use simple file sharing Ok
Tiếp theo ta sẽ thực hiện chia sẻ thưc mục BaiThucHanh chỉ cho 2 tài khoản giaovien và sinhvien vừa tạo ở trên (tài khoản giaovien có quyền chỉnh sửa, tài khoản sinhvien chỉ được phép đọc):
máy giáo viên) chọn Sharing and Security
Trang 3030
để thêm các tài khoản khác
Bước 4: Nhập tên tài khoản vào hộp thoại (Enter the object name to select) Nhấn
Check Names
Trang 3131
cho tài khoản này
Trang 32Ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ quản lý và khai thác thông tin mạng LAN 4.2
4.2.1 Phần mềm NetOp School
NetOp School được phát triển bởi công ty Danware của Đan mạch chuyên về các phần mềm điều khiển từ xa thông qua máy tính NetOp School là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của người học, giáo viên Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn Phần mềm này cho phép giáo viên trình diễn tất cả những điều muốn truyền đạt đến màn hình người học, cũng như có thể nhìn thấy, giám sát và điều khiển được toàn bộ hoạt động của các máy tính người học
Phần mềm NetOp School yêu cầu cấu hình cài đặt không cao, theo nhà cung cấp thì có thể cài đặt ở mức độ Pentium II, Ram 64 Mb, ổ cứng 2Gb (các máy phải có kết nối mạng LAN với nhau)
Máy giáo viên sử dụng để quản lí và giảng dạy (Teacher) nên đặt địa chỉ IP tĩnh NetOp School thực thi các hoạt động điều khiển, quản lí dựa trên địa chỉ IP của mỗi máy Các máy dành cho người học (Student) nên được đặt tên theo thứ tự để dễ quan sát và kiểm tra khi thực hiện (ví dụ: May01; May02; …)
Trên máy Teacher thực hiện cài đặt như sau:
Hình 4-8: Chạy chương trình cài đặt cho máy giáo viên
Trang 3333
Next
Sau khi kết thúc cài đặt chương trình sẽ khởi động và yêu cầu thiết lập các thông số ban đầu cho lớp học Chúng ta sẽ tạo lớp học mới như sau:
Next
trực tuyến bản quyền phần mềm lúc này) Next
Khi đó chương trình sẽ khởi động lên như sau:
Như vậy việc cài đặt và tạo một lớp học ban đầu đã hoàn tất Tiếp theo ta sẽ cài đặt chương trình trên máy Student và tham gia vào lớp học này Để cài đặt chương trình trên máy Student ta làm như sau:
Next Đồng ý bản quyền (I accept the term in the License Agreement )
Trang 34now Next Finish
192.168.1.10) nhấn Connect để kết nối đến máy Teacher
Để xem địa chỉ IP của máy Teacher ta thực hiện trên máy Teacher như sau: Vào Start
Run gõ lệnh cmd gõ lệnh Ipconfig để xem địa chỉ IP của máy (trong ví dụ này là: 192.168.1.10)
Khi một máy Student tham gia được vào lớp học thì trên máy Teacher sẽ xuất hiện thêm máy của Student trên cửa sổ quản lý lớp
Trang 3535
NetOp School hỗ trợ 3 kiểu quan sát lớp học: Details, Classroom, Thumbnails
Details: thông tin về các student tương đối chi tiết: tên máy, tên người dùng, tình trạng…
Classroom: các máy student thể hiện dưới dạng biểu tượng (icon)
Trang 3636
Thumbnails: quan sát được hoạt động trên các máy Student
Đây là một tính năng rất hữu ích của chương trình, chức năng này cho phép triển khai toàn màn hình (hoặc một phần màn hình) của máy Teacher đến các máy Student Khi đó, các hoạt động trên máy Teacher sẽ hiển thị trên các máy Student (bàn phím và chuột của các máy Student tạm khóa Hoạt động này tương tự như trình chiếu trên máy chiếu, giáo viên thao tác trên máy Teacher và người học sẽ quan sát các hoạt động đó ngay trên màn hình máy Student của mình Đặc biệt, máy Teacher có thể trả quyền điều khiển bàn phím, chuột cho máy Student để người học có thể vừa quan sát hướng dẫn, vừa thực hiện theo Khi đó, màn hình của máy Teacher được đặt trong một cửa sổ tại máy Student (thay vì chiếm hết màn hình theo
Trang 3737
mặc định) Khi cần sự tập trung giáo viên chỉ cần khóa bàn phím, chuột của tất cả các máy Student để hướng dẫn
Để triển khai toàn bộ màn hình máy Teacher đến máy Student ta thực hiện như sau:
Trong khi đang triển khai màn hình máy Teacher đến máy Student, tại màn hình máy Teacher xuất hiện thanh công cụ điều khiển Screen Control:
Trang 3838
Với thanh công cụ hỗ trợ ghi chú (NetOp Marker Utility), giáo viên có thể thực hiện các thao tác như vẽ hình tròn, hình chữ nhật, hình mũi tên, vẽ đường tự do, nhập văn bản chú thích ngay trên màn hình Sau khi tạo ra các ghi chú đó, việc thao tác với các đối tượng vẫn như bình thường, nhờ thế giáo viên có thể tập trung sự chú ý của người học vào nội dung hay đối tượng muốn trình bày một cách thực tế Ngoài ra, công cụ Zoom cho phép phóng to vị trí con trỏ chuột đang thao tác trên màn hình, giúp người học nhìn quan sát được rõ hơn…
Để tạo ra các ghi chú trên màn hình khi đang triển khai ta thực hiện như sau:
hình tròn, hình chữ nhật, mũi tên, vẽ đường tự do, nhập văn bản chú thích,… Trong khi đang triển khai màn hình máy Teacher đến máy Student, giáo viên có thể cho phép người học điều khiển máy Teacher như sau:
Không chỉ hỗ trợ việc triển khai toàn màn hình máy Teacher đến máy Student, chương trình còn hỗ trợ nhiều chức năng khác trong thẻ Teach như: triển khai một phần màn hình máy Teacher đến máy Student (Selected Screen Area), trình chiếu một video (Media palyer), triển khai màn hình của một máy Student đến các máy khác (Student Screen), ghi lại các hoạt động trên máy Teacher để phát lại trên máy Student, thực thi một chương trình (Run Program), triển khai phiếu khảo sát (Run Survey), triển khai các bài kiểm tra (Run Test),…
Máy Teacher có thể trực tiếp điều khiển máy Student trên màn hình của mình như là đang ở tại máy đó Khi cần xử lí các tình huống xảy ra tại máy Student, giáo viên có thể hỗ
Trang 3939
trợ từ xa Khi thực hiện chức năng này, trên màn hình máy Teacher sẽ xuất hiện một cửa sổ hiển thị màn hình máy Student, lúc này giáo viên có thể thao tác với máy Student ngay tại máy mình Điều này giảm bớt sự di chuyển không cần thiết của giáo viên tránh được mất tập trung trong lớp học Sau khi xử lí xong, giáo viên trả quyền điều khiển lại cho máy Student
Để làm việc đó, tại máy Teacher ta thực hiện như sau:
Khi đó máy Teacher có thể điều khiển máy Student (MAY01)
Bên canh việc hiển thị danh sách các máy Student ở dạng hiển thị Thumbnail, tại máy Teacher còn có thể quan sát chi tiết hơn màn hình của máy Student nhờ chức năng Observe
Sử dụng chức năng ghi hình đi kèm để lưu lại hoạt động của máy Student dưới dạng một tập tin video Để quan sát máy Student ta thực hiện như sau:
Khi đó màn hình máy Student sẽ hiển thị như một cửa sổ tại máy Teacher Máy Teacher
có thể ghi hình và thực hiện một số tác vụ trên cửa sổ này
Máy Teacher và máy Student có thể trao đổi thông tin với nhau qua các hình thức Chat, Send Message, Audio-Video Chat Với các chức năng sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin giữa
Trang 4040
máy Teacher và Student được thuận tiện hơn Ta thực hiện việc trao đổi thông tin giữa máy Teacher và Student như sau:
Message) trong nhóm Communicate
Chức năng trao đổi tài nguyên này được sử dụng trong rất nhiều hoạt động giảng dạy
Ví dụ như giáo viên chuyển cho các máy Student các file mẫu, bài tập, file hình ảnh…; hay trong hoạt động tổ chức kiểm tra, giáo viên phát đề bằng cách gửi file đề đến tất cả các máy Student, cuối buổi kiểm tra sẽ thu kết quả làm bài của người học về máy Teacher một cách nhanh chóng và thuận tiện;…
Để chuyển file/thư mục từ máy Teacher đến máy Student ta thực hiện như sau:
mục gửi tới Student
Nhấn Distribute để bắt đầu gửi đi
Nhấn Close để kết thúc quá trình
Khi đó, trên màn hình nền Desktop của các máy Student sẽ có thư mục BaiThucHanh Kết thúc bài thực hành, giáo viên sẽ thu kết quả của người học (giáo viên nên yêu cầu người học ghi kết quả vào cùng một vị trí để thuận tiện cho việc thu bài Trong ví dụ này, kết quả bài thực hành của người học được lưu dưới Desktop các máy Student)
Để lấy file/thư mục từ các máy Student về máy Teacher ta thực hiện như sau:
của máy Student) nhấn Next Hiệu chỉnh danh sách máy Student sẽ lấy file rồi nhấn Next
nhấn Collect để bắt đầu lấy file về
máy Teacher sẽ có các file lấy về từ máy Student
Phần mềm NetOp School hỗ trợ triển khai kiểm tra đánh giá rất tốt Phần mềm cung cấp cho giáo viên một công cụ để có thể soạn thảo các bài kiểm tra, tổ chức và triển việc kiểm tra ngay trên các máy Student Bộ công cụ soạn đề hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi khác nhau, như: danh sách thả xuống (Drop-down List), viết luận (Essay), gắn nhãn cho hình ảnh (Label Image), ghép hình phù hợp với mô tả (Match Image), ghép chữ vào vị trí trống (Match Text),
đa lựa chọn (Multiple Choice), sắp xếp theo trật tự (Ordering), câu hỏi và trả lời (Question and Answer), hoàn thành đoạn văn bản (Text Completion)
Để tạo một bài kiểm tra ta thực hiện như sau:
mục Description (Ví dụ: “Bai kiem tra so 1 mon Tin hoc dai cuong”) nhấn
Ok Next