1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở NGƯỜI ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2023

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (12)
    • 1.1.2. Khái niệm AIDS (12)
    • 1.1.3. Khái niệm ARV (12)
    • 1.1.4. Khái niệm chung về bảo hiểm y tế (12)
    • 1.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS và gánh nặng tài chính tại Việt Nam (16)
    • 1.2.3. Quản lý điều trị người nhiễm HIV/AIDS (17)
    • 1.2.4. Mô hình quản lý điều trị HIV/AIDS thuộc hệ thống y tế (18)
    • 1.2.5. Mô hình điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở ngoài hệ thống y tế (18)
    • 1.2.6. Quản lý bệnh nhân HIV/AIDS (19)
    • 1.3.2. Các mục được chi trả cho người nhiễm HIV khi sử dụng BHYT (20)
    • 1.4 BHYT trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV qua một số nghiên cứucứu (20)
      • 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới (20)
      • 1.4.2. Các nghiên cứu Tại Việt Nam (21)
    • 1.5. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong quản lý điều trị người người nhiễm HIV/AIDS (21)
      • 1.5.1 Những yếu tố thuận lợi (21)
      • 1.5.2. Những yếu tố khó khăn (22)
    • 1.6. Công tác quản lý điều trị người nhiễm hiv tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức (23)
      • 1.6.1 Giới thiệu Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức (23)
      • 1.6.2 Công tác quản lý điều trị người nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức (24)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (26)
    • 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2: một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDSsử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS (26)
    • 2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo (27)
  • Phần 2: Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS (29)
  • Phần 3: Kiến thức về bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS (30)
  • Phần 4: Thái độ về bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS (30)
  • Phần 5: Nguồn thông tin về BHYT và dịch vụ y tế (32)
  • CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ (36)
    • 3.1 Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức (36)
      • 3.1.1 Đặc điểm dân số học của bệnh nhân HIV/AIDS (36)
      • 3.1.2 Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS (38)
      • 3.1.3 Kiến thức của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế (39)
      • 3.1.4 Thái độ của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế (39)
      • 3.1.5 Nguồn thông tin về bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế (40)
    • 3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023 (41)
      • 3.2.2 Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế (41)
      • 3.2.3 Nhóm yếu tố về môi trường, chính sách BHYT, kinh tế, xã hội (41)
  • CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN (42)
    • 4.1 Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023 (42)
      • 4.1.4 Thái độ của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế 4.1.5 Nguồn thông tin về bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế4.1.5Nguồn thông tin về bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế (42)
    • 4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023 (42)
    • 1. Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023 (43)
    • 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023 (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)
    • PHẦN 2: CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU (49)
      • I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BẢN THÂN ANH/CHỊ (50)
      • II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ (51)
      • III. KIẾN THỨC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ (53)
      • IV. THÁI ĐỘ VỀ BẢO HIỂM Y TẾ (54)
      • V. THÔNG TIN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ (54)
        • 1. Nhân viên y tế tại Khoa tham vấn - Hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức (57)
        • 2. Đại diện Ban Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức (58)
        • 2. Thảo luận nhóm người nhiễm không có BHYT (61)

Nội dung

1. Mô tả thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023.

TỔNG QUAN

Khái niệm AIDS

AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, do HIV phá hủy tế bào miễn dịch khiến cơ thể mất khả năng chống lại bệnh tật Số lượng CD4 lúc này có thể chỉ còn ≤ 200 tế bào/mm3 và có thể biểu hiện bằng các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi biến chuyển thành AIDS tùy theo từng người, trung bình khoảng 5 năm.

Hiện tại chưa có phương pháp chữa trị khỏi bệnh HIV, nhưng với sự chăm sóc y tế thích hợp, HIV có thể được kiểm soát Hiện Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5418/QĐ-BYT về “Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức y tế và phi y tế hiện đang quản lý và điều trị HIV/

Khái niệm ARV

Thuốc ARV (AntiRetroViral) được sử dụng để ngăn chặn sự tiến triển của HIV Nếu người nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV, tải lượng virus sẽ trở nên không phát hiện được, kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe và loại bỏ nguy cơ lây truyền Bệnh nhân HIV/AIDS cần sử dụng thuốc ARV liên tục, hàng ngày suốt đời để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Khái niệm chung về bảo hiểm y tế

Khái niệm về bảo hiểm y tế (BHYT) được trình bày như sau: BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định

Nguyên tắc BHYT: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (gọi chung là mức lương tối thiểu) Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT Chi phí khám chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được nhà nước bảo hộ.

1.2 Tình hình dịch HIV/AIDS và gánh nặng tài chính 1.2.1 Tình hình dịch HIV/AIDS và gánh nặng tài chính trên thế giới

Theo UNAIDS đến cuối năm 2021, có khoảng 38,4 triệu người nhiễm HIV.

36,7 triệu người lớn (trên 15 tuổi), 1,7 triệu trẻ em (0 - 14 tuổi) 54% người nhiễm HIV là phụ nữ và trẻ em gái 85% người nhiễm biết tình trạng HIV của mình và khoảng 5,9 triệu người không biết mình đang sống chung với HIV 20,7 triệu (75%) người được điều trị bằng thuốc kháng virus (tăng 7,8 triệu so với năm 2010) Khoảng 1,5 triệu người mới nhiễm HIV (phụ nữ và trẻ em gái chiếm 49%) Khoảng 650.000 người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS.

Theo UNAIDS vào cuối năm 2021, 21.4 tỷ đô la dùng để phòng chống AIDS ở các nước có thu nhập thấp và trung bình UNAIDS ước tính sẽ cần 29 tỷ đô để ứng phó với AIDS ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm cả các nước trước đây được coi là các quốc gia có thu nhập cao vào năm 2025 để đi đến chấm dứt AIDS.

Bảng 1.1 Số lượng người nhiễm HIV và điều trị ARV toàn cầu từ năm 2021 đến 2021

(đơn vị Triệu người) nguồn UNAIDS (2022)

Người được điều trị ARV (% điều trị)

Số mới nhiễm HIV (≥ 15 tuổi) (% trường hợp mới)

Số mới nhiễm HIV (0-14 tuổi) (% trường hợp mới)

2000 2005 2010 2020 2021 Số mới nhiễm HIV Số chết liên quan đến AIDS

Biểu đồ 1.1 Số lượng người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS toàn cầu từ năm 2021 đến 2021 (đơn vị Triệu người) nguồn UNAIDS (2022)

Chi phí phòng chống HIV 5.1 9.3 16.7 21.6 21.4

Biểu đồ 1.2 Chi phí dùng cho phòng chống HIV toàn cầu từ năm 2021 đến 2021

(đơn vị Tỷ đô la Mỹ) nguồn UNAIDS (2022)

Bảng 1.2 Thống kê tình hình nhiễm HIV ở các vùng địa lý (đơn vị Triệu người) nguồn UNAIDS (2022)

Số người nhiễm mới năm

ARV Tổng ≥ 15 tuổi 0-14 2021 tuổi Đông và phía nam Châu Phi 20,6 0,67 0,59 0.078 0.28

Châu Âu và Bắc Mỹ 2,3 0,63 0,063 0,013

(69,7%) Trung Đông và bắc Châu Phi 0,18 0,014 0,012 0,0015 0,0051

Vùng Đông và phía Nam châu Phi có số người nhiễm HIV cao nhất chiếm53,6% tổng số người nhiễm trên toàn cầu Vùng Phương Tây, Châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ điều trị ARV cao nhất (82,6%) Tỷ lệ chết do các bệnh liên quan AIDS cao ở vùng Phía Tây và Trung Phi (2,8%) và Trung Đông và Bắc Châu Phi (2,8%).

Tình hình dịch HIV/AIDS và gánh nặng tài chính tại Việt Nam

Theo Cục phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam ghi nhận 322.897 ca nhiễm HIV tính đến năm 2020, với 13.955 ca nhiễm mới (2.160 ca tử vong) Trong số đó, có 213.724 trường hợp đang mắc HIV/AIDS và 109.446 trường hợp tử vong Tỷ lệ mắc HIV là 12,131 ca/100.000 dân Hiện tại, có 155.973 người đang được điều trị bằng thuốc ARV, chiếm 73% tổng số người nhiễm HIV.

Trong Hội nghị 10 năm thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, Việt Nam đã từng phụ thuộc tới 80% kinh phí từ nguồn lực quốc tế Tuy nhiên, nhờ nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách, tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước đã tăng lên 51% Đáng chú ý, ngân sách địa phương phân bổ cho phòng, chống HIV/AIDS tăng từ 8% lên 17%, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả 400 tỷ đồng/năm, trong đó 200 tỷ đồng cho thuốc ARV Từ 2019 đến 2022, quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam đã đóng góp 10 triệu đô la Mỹ/năm cho chương trình chăm sóc và điều trị HIV, đáp ứng 70% nhu cầu thuốc ARV.

Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức về đảm bảo nguồn lực tài chính và chuyển giao bền vững chương trình Tình hình dịch đang có xu hướng phức tạp, số người nhiễm HIV được báo cáo tăng cao trong 3 năm trở lại đây tới hơn 13.000 trường hợp, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ đồng giới, nhóm chuyển giới.

Một số tỉnh, khu vực vẫn còn nhiều nguy cơ cao về bùng phát dịch trở lại như Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ Nguồn tài chính cho chương trình phòng,chống HIV/AIDS vẫn còn phụ thuộc tới gần 50% vào các dự án quốc tế, nhất là các hoạt động thuộc lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV hiện Quỹ bảo hiểm y tế sẽ không chi trả Nội dung chi và định mức chi một số hoạt động đặc thù cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã phân cấp cho ngân sách địa phương đảm nhiệm nhưng hiện nay nhiều địa phương còn lúng túng trong việc lập dự toán cũng như phê duyệt.

Quản lý điều trị người nhiễm HIV/AIDS

Theo Quyết định số 2051/QĐ-BYT và Thông tư 09/2011/TT-BYT, hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS được thành lập, bao gồm cả trong và ngoài hệ thống y tế, trải dài từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện Hệ thống điều trị HIV/AIDS được xây dựng nhằm cung cấp dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) cho người nhiễm HIV/AIDS.

Mô hình quản lý điều trị HIV/AIDS thuộc hệ thống y tế

Tại Trung ương có 3 cơ sở chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật điều trị HIV/AIDS cho các khu vực bao gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho các tỉnh khu vực phía Bắc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế cho các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho các tỉnh phía Nam Ngoài ra còn có một số bệnh viện chuyên khoa và một số bệnh viện vệ tinh.Tại các tỉnh, thành phố đều đã có các cơ sở điều trị HIV/AIDS tuyến tỉnh Tuyến huyện:

Bệnh viện huyện và Trung tâm Y tế huyện là đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện công tác điều trị HIV/AIDS Tuyến xã: Trạm Y tế xã là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh nhân AIDS tại cộng đồng.

Mô hình điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở ngoài hệ thống y tế

Ngoài ra hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị còn được bổ xung bởi các cơ sở điều trị nằm ngoài hệ thống y tế bao gồm các cơ sở điều trị do y tế các bộ ngành quản lý như tại các trại giam (Bộ công an), các trung tâm 05 - 06 (Bộ Lao động Thương binh Xã hội), và một số các cơ sở điều trị nằm trong các trung tâm bảo trợ xã hội cho trẻ em, do các tổ chức phi chính phủ, các nhóm tự lực quản lý và điều hành.

Qui trình quản lý điều trị người nhiễm HIV/AIDS:

Bước 1: Kiểm tra đối chiếu thông tin cá nhân của người bệnh trên phiếu kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV với thông tin trên giấy tờ tùy thân của người bệnh.

Bước 2: Khám bệnh, đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch, tư vấn điều trị và xử lý theo qui định của Bộ Y tế.

Bước 3: Chuẩn bị điều trị bằng thuốc kháng HIV theo nội dung qui định tạị hướng dẫn điều trị chăm sóc HIV/AIDS.

Bước 4: Kê đơn thuốc kháng HIV theo qui định cuả Bộ Y tế.

Bước 5: Cấp thuốc kháng HIV theo qui định của Bộ Y tế (tối đa 30 ngày).

Bước 6: Hẹn nhgày tái khám (Ghi vào sổ y bạ).

Bước 7: Hoàn thiện bệnh án điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Quản lý bệnh nhân HIV/AIDS

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.

Quản lý bệnh nhân HIV/AIDS là một hệ thống hỗ trợ toàn diện, kết hợp giữa các biện pháp can thiệp y tế và giáo dục sức khỏe cộng đồng Trong hệ thống này, các nỗ lực tự chăm sóc của bệnh nhân đóng vai trò cốt lõi.

Quản lý HIV/AIDS cần sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các tuyến y tế, từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã/phường, thôn/xóm và các ban ngành, đoàn thể chính quyền địa phương với nhau Các hoạt động quản lý HIV/AIDS bao gồm: điều trị, cấp phát thuốc; truyền thông, tư vấn sức khoẻ; quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án; đánh giá tuân thủ điều trị …

1.3 BHYT đối với người nhiễm HIV/AIDS 1.3.1 Các văn bản liên quan Để hỗ trợ cho người nhiễm HIV được khám bệnh thông qua thẻ BHYT vào năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành một loạt các Thông tư, Nghị định: Thông tư số 37/2014/TT - BYT ngày 17/11/2014 của BộY tế hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, với các danh mục bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến, trong đó bao gồm cả các trường hợp HIV/AIDS, thông tư số15/2015/TT - BYT ngày 26/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng BHYT liên quan đếnHIV/AIDS Văn bản số 4609/BHXH - CSYT ngày 17/11/2015 của Bảo hiểm Xã hộiViệt Nam về hướng dẫn thực hiện khám chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS Công văn số 9293/BYT - AIDS ngày 27/11/2015 của Bộ Y tế về việc kiện toàn cơ sở điều trị và thực hiện khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS Mặc dù vậy, khi thực hiện các quy định hướng dẫn vẫn còn nhiều tồn tại, rào cản lớn đến tiếp cận và sử dụng BHYT của người nhiễm HIV Năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 27/TT - BYT của Bộ trưởng BộY tế ban hành ngày 26/10/2018 về hướng dẫn thực hiện BHYT và khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên quan đến HIV/AIDS Thông tư này quy định về việc lập danh sách,đóng BHYT; Phạm vi quyền lợi BHYT; Khám bệnh, chữa bệnh, chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT và sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS.

Các mục được chi trả cho người nhiễm HIV khi sử dụng BHYT

Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả).

Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả.

Kỹ thuật đìnzh chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng vi rút HIV và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh.

Xét nghiệm HIV và điều trị thuốc kháng HIV cho những người phơi nhiễm với HIV, những người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được chi trả bởi ngân sách nhà nước) Ngoài ra, còn được điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

BHYT trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV qua một số nghiên cứucứu

1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu về BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS từ năm 2006 - 2012 tại Mỹ của nhóm tác giả Baligh R.Yehia, John A Fleishman, Allison L Agwu, Joshua P.

Một nghiên cứu của Metlay, Stephen A Berry và Kelly A Gebo cho thấy: trong số 36.999 người trưởng thành nhiễm HIV được chăm sóc tại 11 phòng khám HIV ở Mỹ từ năm 2006 đến 2012, các đối tượng có phạm vi bảo hiểm gồm bảo hiểm tư nhân (15,9%), Medicaid (35,7%), Medicare (20,1%) và không có bảo hiểm (28,4%) Phạm vi bảo hiểm liên quan đến kết quả điều trị khả quan hơn, cụ thể là nhận thức cao hơn về việc sử dụng các dịch vụ phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe, thời gian ức chế virus kéo dài hơn, và khả năng mắc AIDS hoặc tử vong sớm thấp hơn.

Nghiên cứu của Kouland Thin , Virak Prum, Benjamin Johns về giá cho các dịch vụ y tế điều trị HIV/AIDS tại Campuchia cho thấy 50% chi phí điều trị ARV được tài trợ Chi phí cho mỗi lần xét nghiệm là 9 đô, điều trị ARV bậc 1 khoảng 250 đô cho mỗi bệnh nhân trong 1 năm, điều trị ARV bậc 2 khoảng 500 đô – 716 đô cho mỗi người nhiễm trong 1 năm Campuchia hiện đang mở rộng diện bao phủ của BHYT.

1.4.2 Các nghiên cứu Tại Việt Nam

Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong quản lý điều trị người người nhiễm HIV/AIDS

cảm thấy khó tiếp cận BHYT 19,9% người nhiễm HIV khó khăn trong việc sử dụng BHYT và 18,6% gặp khó khăn trong chi trả BHYT.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Liễu năm 2016 tỷ lệ người bệnh HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận Thanh Xuân, Hà Nội có thẻ bảo hiểm y tế là 13,6% trong đó được cấp miễn phí 37,5%, tự mua 34,27% và các đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc Số sử dụng thẻ BHYT để khám điều trị chiếm 15%, 27,5% không khám và 57,6% không biết Điều này cho thấy thực trạng việc khám và sử dụng thẻ BHYT còn hạn chế, người nhiễm chưa tiếp cận với thông tin BHYT.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Uyên tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2019 tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT 87,7% Trong đó 65,6% BHYT tự mua, 34,4% BHYT bắt buộc Trong số những người nhiễm HIV có thẻ BHYT, có 86% sử dụng BHYT khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

1.5 Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong quản lý điều trị người người nhiễm HIV/AIDS

1.5.1 Những yếu tố thuận lợi Đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS:

Việc tuân thủ điều trị ARV mang lại nhiều lợi ích: cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, duy trì khả năng sinh hoạt, học tập và lao động bình thường Đặc biệt, phụ nữ mang thai tham gia điều trị ARV sớm sẽ giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm cho con Đối với cơ sở quản lý điều trị HIV/AIDS, việc tuân thủ điều trị giúp cải thiện hiệu quả điều trị, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và góp phần chấm dứt đại dịch HIV/AIDS.

Nhờ ứng dụng hướng dẫn điều trị HIV của Bộ Y tế đóng vai trò như một cổng thông tin trực tuyến cho phép các y bác sĩ hay chuyên gia có thể tiếp cận những nội dung quan trọng như các khuyến nghị liên quan đến cách tư vấn, xét nghiệm và chẩn đoán HIV; điều trị bằng thuốc ARV; sử dụng thuốc ARV trong phòng ngừa lây nhiễm HIV; Dự phòng bệnh lao và điều trị dự phòng một số bệnh lây nhiễm và tiêm chủng; tiếp cận triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh phối hợp thường gặp; quản lý đồng nhiễm viêm gan và HIV; phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV; cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng và các biện pháp can thiệp dự phòng cho người nhiễm HIV; quản lý trẻ vị thành niên nhiễm HIV

1.5.2 Những yếu tố khó khăn

Việt Nam đã và đang hướng tới lộ trình BHYT toàn dân, Bộ Y tế đã xác định giải pháp lâu dài và bền vững cho điều trị ARV là sẽ thanh toán việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bao gồm cả thuốc ARV thông qua bảo hiểm y tế và người nhiễm HIV hưởng chế độ BHYT như các bệnh nhân Không ít bệnh nhân đã có thẻ BHYT nhưng không dám sử dụng khi tham gia khám chữa bệnh vì sợ bị lộ thông tin cá nhân khi phải khai báo Tới 91,2% bệnh nhân có BHYT nhưng chỉ 80,7% bệnh nhân thực hiện việc tái khám thông qua BHYT, còn 19,3% không sử dụng BHYT.

Trong phỏng vấn với bệnh nhân, các khó khăn thường gặp bao gồm: không được cấp thuốc dự phòng khi công tác xa, sợ chờ đợi lâu gặp người quen hoặc thông tin bị tiết lộ nên chuyển sang khám tại tỉnh khác, gặp khó khăn khi sử dụng thẻ BHYT do chỉ thông tuyến nội tỉnh và chính sách hỗ trợ chỉ áp dụng cho bệnh nhân có hộ khẩu tỉnh Một số bệnh nhân không gặp nhiều khó khăn trong khám chữa bệnh và sử dụng thẻ BHYT, nhưng cũng không nhiều người tự trả chi phí Về phía cơ sở điều trị, khó khăn chủ yếu là thiếu nhân sự, cơ sở chật hẹp, trang thiết bị phục vụ liên hệ với bệnh nhân và trao đổi chuyên môn còn thiếu, hầu hết nhân viên điều trị ARV đều cho rằng phòng khám thiếu điều dưỡng Đối với bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, cơ sở này sẽ cấp thuốc cho 3 tháng Một khó khăn khác là bệnh nhân chậm hẹn và cơ sở chưa có điện thoại để liên lạc.

Ngoài ra còn những khó khăn từ bệnh nhân mà cơ sở điều trị chia sẽ chủ yếu là khi mới triển khai BHYT thì bệnh nhân chưa quen với thủ tục mua và khám theo qui trình

BHYT, như khi được hỏi về những khó khăn khi điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV tại đơn vị là bệnh nhân, do đi làm xa, không về lãnh thuốc được, một số bệnh không cho người nhà biết.

Các yếu tố thuộc về cơ sở y tế: Văn bản hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnhBHYT cho người nhiễm HIV còn chưa cụ thể Nhiều cơ sở chăm sóc, điều trịHIV/AIDS chưa đủ điều kiện ký khám BHYT Thủ tục phức tạp khi sử dụng.

Công tác quản lý điều trị người nhiễm hiv tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức

1.6.1 Giới thiệu Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức

Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 2, Trung tâm Y tế Quận 9, Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, nhằm tiếp tục thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn Thành phố Thủ Đức Trung tâm trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về chuyên môn, kỹ thuật và được quản lý trực tiếp bởi Sở Về tổ chức, Trung tâm gồm có 1 Phó Giám đốc phụ trách điều hành, 4 Phó Giám đốc, 5 phòng, 9 khoa chuyên môn và 32 Trạm Y tế phường cơ sở đóng tại 34 phường (Trạm Y tế phường An Khánh phụ trách chăm sóc sức khỏe cho 3 phường An Khánh, Thủ Thiêm và An Lợi Đông).

Chỉ tiêu biên chế được giao trong năm 2022: 535 người; Số lượng người làm việc 526 người; HĐ 68: 9 người Tuyến Trạm Y tế: 328 người Theo Quyết định số 108/QĐ - SYT ngày 29 tháng 6 năm 2022 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc phân bổ số lượng người làm việc và số lượng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ - CP (sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 161/2018/NĐ - CP) của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế năm 2022;

Tổng biên chế của đơn vị là 459 người, bao gồm 397 viên chức và 62 người lao động Trong đó, viên chức tuyến trung tâm là 184 người, viên chức tuyến Trạm Y tế là 213 người Đơn vị còn có 6 hợp đồng 68 và 56 hợp đồng lao động ngắn hạn.

Tuyển dụng nhân sự theo Hợp đồng NQ số 01/2022/NQ - HĐND: 62 người,trong đó có trình độ chuyên môn là bác sĩ 09 người.

Tuyến trung tâm có 34 bác sĩ Bác sĩ có trình độ sau đại học trở lên 19 người đạt tỷ lệ 55,9 % (19/34)

Tuyến Trạm Y tế có 55 bác sĩ Trong đó có 16 bác sĩ sau đại học, tỷ lệ 29.09%.

Tỷ lệ bác sĩ đã có chứng chỉ đào tạo Y học gia đình đạt 40% (22/55)

Tỷ lệ Trạm Y tế có ít nhất 01 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đạt tỷ lệ 93.75% (30/32) Trạm Y tế phường

Tỷ lệ Trạm Y tế có ít nhất 01 bác sĩ cơ hữu đạt 100% (32/32).

Tỷ lệ Trạm Y tế có từ 02 bác sĩ trở lên: 30/32 = 93.75% (Hiệp Bình Chánh có 4 bác sĩ) Bao gồm 28 bác sĩ thực hành 18 tháng đang thực hành ở 28 Trạm Y tế

Căn cứ Thông tư số 37/2016/TT - BYT ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các công tác sau: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Truyền thông giáo dục sức khỏe; Vệ sinh phòng bệnh; Các Chương trình mục tiêu Quốc gia: phòng chống Sốt rét, suy dinh dưỡng, phòng chống Phong, phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng chống lao, phòng chống HIV/AIDS, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe tâm thần cộng đồng, vệ sinh môi trường, y tế học đường; Khám chữa bệnh; Y học cổ truyền; Chương trình tiêm chủng mở rộng; Chăm sóc sức khỏe trẻ em; Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

1.6.2 Công tác quản lý điều trị người nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2022:

Tổng số người nhiễm đang điều trị: 3988 người Người nhiễm ARV bỏ trị và ARV tử vong trong 6 tháng đầu năm: 91/3988.

Số người nhiễm ARV hiện có nhận ít nhất một dịch vụ BHYT: 3435/3850 Đạt tỷ lệ 89.2%:

Khám chữa bệnh BHYT: Tổng số người nhiễm 3435 Người Xét nghiệm qua BHYT: Tải lượng vi rút: 2189 Người nhiễm CD4: 47 Người

Thực hiện tầm soát bệnh không lây cho HIV/AIDS tại phòng khám Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức - Khu vực 1: 210 người nhiễm

Tổng số người nhiễm điều trị Viêm gan C: 330 ngườiTổng số người nhiễm điều trị PrEP: 210 người

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2: một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDSsử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS

Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của thông tin trong bài viết, chúng tôi đã lựa chọn những nguồn tin uy tín bao gồm đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, Khoa Tham vấn - Hỗ trợ Cộng đồng, HIV/AIDS thuộc trung tâm này và các nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng) trực tiếp điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức. Đại diện bệnh nhân HIV/AIDS đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức.

Nhân viên y tế đang trong giai đoạn nghỉ do bị kỷ luật, đi học dài hạn, nghỉ hậu sản hoặc đi công tác không có mặt tại bệnh viện vào khoảng thời gian tiến hành thu thập số liệu.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2022 đến tháng 06/2023 Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức Khu vực 2.

Nghiên cứu được tiến hành theo thiết kế cắt ngang, sử dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính Phần nghiên cứu định tính được tiến hành sau khi đã thu thập số liệu định lượng, nhằm mục đích làm rõ hơn các phát hiện từ dữ liệu định lượng.

Phương pháp định lượng nhằm mô tả thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng bảo hiểm y tế trong điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023 Phương pháp này cho phép khám phá sâu hơn những trải nghiệm, quan điểm và hành vi của người tham gia, nhằm hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội trong việc tiếp cận và sử dụng bảo hiểm y tế Từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách và chương trình để cải thiện việc sử dụng bảo hiểm y tế, mang lại hiệu quả hơn trong công tác phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS.

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023

2.4.1.1 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ cho nghiên cứu cắt ngang: n = Z 2 (1 – α/2) p (1 – p) d 2 Trong đó:

Với Z lấy từ giá trị phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì Z(1-α/2)= 1,96. n: cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu α: xác suất sai lầm loại I, α= 0,05 d: Sai số cho phép p: trị số mong muốn của tỷ lệ, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Uyên (2019), người nhiễm HIV đang điều trị thì có 87,7% có thẻ BHYT Chọn p = 0,877.

Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 166 bệnh nhân HIV/AIDS Dự trù mất mẫu 10% (không trả lời đầy đủ các câu hỏi hoặc bỏ nghiên cứu giữa chừng) Thực tế, chọn mẫu toàn bộ 463 bệnh nhân HIV/AIDS.

Chọn mẫu toàn bộ 463 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị tại Trung tâm Y tếThành phố Thủ Đức Khu vực 2.

Cỡ mẫu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo

hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS

Chọn mẫu có chủ định những đối tượng cung cấp nhiều thông tin nhất.

Tiến hành 4 cuộc phỏng vấn sâu cho các đại diện như sau:

- Đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức khu vực 2.

- Trưởng khoa Tham vấn Tham vấn - Hỗ trợ Cộng Đồng, HIV/AIDS - Đại diện bác sĩ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS

- Đại diện điều dưỡng điều trị bệnh nhân HIV/AIDS Tiến hành 02 cuộc thảo luận nhóm cho các đại diện như sau:

- Thảo luận nhóm bệnh nhân HIV/AIDS có BHYT đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức khu vực 2: 6 – 8 người

- Thảo luận nhóm bệnh nhân HIV/AIDS không có BHYT đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức khu vực 2: 6 – 8 người

2.5 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

2.5.1 Nhóm biến số về mô tả thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức

Bảng 2.1 Định nghĩa biến số nghiên cứu

Biến số Định ngĩa biến số Phân loại biến số

Phương pháp thu thập Phần 1: Mô tả đặc điểm chung của bệnh nhân HIV/AIDS

Tuổi Là tuổi dương lịch của bệnh nhân Liên tục Phỏng vấn

Giới tính Giới tính của bệnh nhân, gồm 2 giá trị:

Nam; Nữ Nhị phân Phỏng vấn

Nơi ở hiện tại Nơi ở hiện tại của bệnh nhân, gồm 2 giá trị: Nhà riêng; Thuê nhà trọ Nhị phân Phỏng vấn

Dân tộc Dân tộc của bệnh nhân, gồm 4 giá trị:

Kinh; Hoa; Khmer; Khác Danh định Phỏng vấn

Trình độ học vấn cao nhất của bệnh nhân, gồm 5 giá trị: Dưới tiểu học; Tiểu học;

Trung học cơ sở; Phổ thông trung học;

Tình trạng hôn nhân hiện tại của bệnh nhân, gồm 4 giá trị: Độc thân; Kết hôn; Đang sống chung với bạn tình; Ly dị/ ly thân/ góa

Người sống cùng hiện tại

Người mà bệnh nhân sống cùng hiện tại, gồm 3 giá trị: Sống chung với người thân;

Sống một mình; Sống cùng với bạn bè

Danh định Phỏng vấn Đặc điểm về Đặc điểm về thời gian làm việc của bệnh Danh định Phỏng vấn

Biến số Định ngĩa biến số Phân loại biến số

Phương pháp thu thập thời gian làm việc nhân, gồm 5 giá trị: Không có làm việc;

Thời vụ; Bán thời gian; Toàn thời gian;

Thu nhập trung bình mỗi tháng

Thu nhập trung bình mỗi tháng của bệnh nhân, gồm 6 gái trị: Không có thu nhập;

Dưới 1 triệu; Từ 1 – 3 triệu; > 3 – 5 triệu;

Tình trạng kinh tế hiện tại

Tình trạng kinh tế hiện tại của bệnh nhân, gồm 4 giá trị: Tự chủ dựa vào bản thân;

Phụ thuộc vào gia đình; Phụ thuộc trợ cấp xã hội; Khác

Nơi mong muốn được đăng ký KCB

Là nơi mà bệnh nhân mong muốn được đăng ký KCB ban đầu Danh định Phỏng vấn

Là giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân

HIV/AIDS, theo giai đoạn 1, 2, 3, 4 Thứ bậc Phỏng vấn

Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS

Thời điểm có thẻ BHYT

Là thời điểm bệnh nhân có thẻ trước hoặc sau khi được chẩn đoán xác định là HIV/

Loại thẻ BHYT mà bệnh nhân sử dụng, gồm 4 giá trị: Tự nguyện; Hộ nghèo; Cận nghèo; Khác.

Tỷ lệ được thanh toán khi KCB

Là tỷ lệ được thanh toán các dịch vụ KCB khi sử dụng thẻ BHYT (100%;

Nơi đăng ký KCB ban đầu

Là nơi đăng ký KCB ban đầu theo thẻ

BHYT Danh định Phỏng vấn

Lý do mua thẻ BHYT

Nguyên nhân quyết định mua thẻ BHYT của bệnh nhân Danh định Phỏng vấn

Sử dụng thẻ BHYT khi KCB

Bệnh nhân có sử dụng thẻ BHYT khi

KCB (nội/ngoại trú) trong 12 tháng qua Nhị phân Phỏng vấn Tần suất sử dụng thẻ BHYT

Sử dụng thẻ BHYT trong tất cả các lầnKCB hoặc chỉ sử dụng một lần Nhị phân Phỏng vấnSử dụng thẻ Bệnh nhân có hay không sử dụng thẻ Nhị phân Phỏng vấn

Biến số Định ngĩa biến số Phân loại biến số

BHYT khi KCB HIV/AIDS

BHYT để KCB liên quan đến HIV/AIDS trong 12 tháng qua.

Lý do không sử dụng BHYT

Nguyên nhân bệnh nhân không sử dụng thẻ BHYT khi KCB Danh định Phỏng vấn

Dự định tiếp tục mua BHYT

Bệnh nhân có thể sẽ mua tiếp khi thẻ

BHYT hết hạn Nhị phân Phỏng vấn

Lý do không dự định tiếp tục mua BHYT

Các nguyên nhân khiến bệnh nhân không có dự định tiếp tục mua thẻ BHYT trong thời gian tiếp theo.

Kiến thức về bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS

Quyền lợi khi tham gia BHYT

Kiến thức đúng khi bệnh nhân trả lời: Được hỗ trợ khi mua thẻ BHYT theo từng đối tượng; Được hỗ trợ toàn bộ hoặc 1 phần viện phí theo từng nơi KCB; Được KCB BHYT ở cơ sở y tế.

Các đối tượng tham gia BHYT

Những đối tượng có quyền tham gia

BHYT Nhị phân Phỏng vấn

Thủ tục đăng ký mua BHYT Giấy tờ cần thiết khi đăng ký mua BHYT Nhị phân Phỏng vấn Địa điểm đăng ký muc BHYT Nơi đăng ký mua BHYT Nhị phân Phỏng vấn Người liên hệ để mua BHYT

Là người làm thủ tục bán, cấp thẻ BHYT.

Nhị phân Phỏng vấn Đối tượng được ngân sách địa phương hỗ trợ

Là được ngân sách địa phương hỗ trợ theo Quyết định số 2188/QĐ-TTg được cấp thẻ miễn phí.

Biết mức phí trung bình cần phải đóng nếu mua BHYT Nhị phân Phỏng vấn

Mua BHYT theo hộ gia đình

Người nhiễm HIV mua thẻ BHYT theo hộ gia đình thì không bắt buộc tất cả các thành viên trong gia đình mua cùng lúc.

Thái độ về bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS

Sự cần thiết của BHYT

Mức độ đồng ý của bệnh nhân về sự cần thiết có BHYT, gồm 5 mức độ: Rất không đồng ý; Không đồng ý; Bình

Biến số Định ngĩa biến số Phân loại biến số

Phương pháp thu thập thường; Đồng ý; Rất đồng ý.

Bảo mật thông tin khi tham gia

Mức độ đồng ý của bệnh nhân về tình trạng nhiễm HIV/AIDS được bảo mật khi tham gia BHYT, gồm 5 mức độ: Rất không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Rất đồng ý.

Thủ tục tham gia BHYT

Mức độ đồng ý tham gia BHYT của bệnh nhân HIV/AIDS theo quy định hiện nay, gồm 5 mức độ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua BHYT của nhóm đối tượng này.

Rất không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Rất đồng ý.

Chất lượng thuốc ARV của

Mức độ đồng ý của bệnh nhân về thuốc ARV của BHYT được đánh giá thành 5 mức: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Bình thường, Đồng ý, Rất đồng ý.

Thời gian chờ khám BHYT

Mức độ đồng ý của bệnh nhân về khám BHYT nhanh chóng, gồm 5 mức độ: Rất không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Rất đồng ý.

Kì thị khi khám BHYT

Mức độ đồng ý của bệnh nhân về dùng thẻ BHYT KCB HIV/AIDS sẽ bị kì thị, phân biệt đối xử, gồm 5 mức độ: Rất không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Rất đồng ý.

Mua BHYT hộ gia đình

Mức độ đồng ý của bệnh nhân về muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình là gánh nặng, gồm 5 mức độ: Rất không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Rất đồng ý.

Mức độ đồng ý của bệnh nhân về mức đóng phí BHYT, gồm 5 mức độ: Rất

Biến số Định ngĩa biến số Phân loại biến số

Phương pháp thu thập không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Rất đồng ý.

Nguồn thông tin về BHYT và dịch vụ y tế

Nguồn cung cấp thông tin về BHYT cho bệnh nhân Danh định Phỏng vấn Được tư vấn sử dụng BHYT

Bệnh nhân có/không được tư vấn về sử dụng thẻ BHYT Nhị phân Phỏng vấn

Nội dung tư vấn BHYT

Những nội dung bệnh nhân được tư vấn về sử dụng thẻ BHYT Danh định Phỏng vấn

Nhận tài liệu truyền thông

Bệnh nhân có/không được nhận tài liệu truyền thông về sử dụng BHYT trong 12 tháng qua.

Khó khăn khi xin giấy chuyển tuyến

Bệnh nhân có/không gặp khó khăn khi xin giấy chuyển tuyến Nhị phân Phỏng vấn

Lý do gặp khó khăn

Lý do mà bệnh nhân gặp khó khăn khi xin giấy chuyển tuyến khám BHYT Danh định Phỏng vấn Hài lòng về thủ tục hành chính

Bệnh nhân có/không hài lòng về thủ tục hành chính của Trung tâm Y tế Nhị phân Phỏng vấn Hài lòng về thái độ của NVYT

Bệnh nhân có/không hài lòng về thái độ của NVYT Nhị phân Phỏng vấn

Thời gian chờ KCB Đánh giá của bệnh nhân về thời gian chờ KCB, gồm 3 giá trị: Nhanh chóng; Bình thường; Quá lâu.

Cảm thấy bị kì thị, phân biệt đối xử khi KCB

Bệnh nhân có/không cảm thấy bị kì thị, phân biệt đối xử khi KCB Nhị phân Phỏng vấn

Biểu hiện của phân biệt đối xử

Là những biểu hiện mà bệnh nhân cho rằng bị kì thị, gồm 4 giá trị: Không được tôn trọng; Sợ tiếp xúc; Không nhiệt tình;

2.5.2 Nhóm biến số về một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS

Nhóm yếu tố cá nhân: giới tính, nhóm tuổi, trình học học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập trung bình hàng tháng, kiến thức về BHYT, thái độ về dịch vụ BHYT.

Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế: thời gian chờ đợi, kỳ thị phân biệt đối xử, thái độ của NVYT, tư vấn về BHYT.

Nhóm yếu tố về môi trường, chính sách BHYT, kinh tế, xã hội: chính sách BHYT cho người nhiễm HIV, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, thủ tục đăng ký BHYT, mức độ chi trả BHYT, định kiến của xã hội, nhận thức của xã hội về HIV, thủ tục hành chính.

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

2.6.1 Thu thập số liệu định lượng

Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn đánh giá thực trạng sử dụng BHYT của bệnh nhân HIV/AIDS (Phụ lục 2) Quá trình thu thập số liệu được triển khai trong tất cả các ngày tái khám và lãnh thuốc của bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức Khu vực 2.

Bước 1: Điều tra viên bố trí khu vực phỏng vấn cách xa phòng khám, cách xa nơi tập trung đông người, riêng biệt để đảm bảo riêng tư và bí mật thông tin của đối tượng nghiên cứu.

Bước 2: Điều tra sẽ tiếp cận bệnh nhân đến tái khám trong ngày, giải thích mục đích nghiên cứu và xin phép sự đồng ý tham gia nghiên cứu của bệnh nhân.

Bước 3: Điều tra viên sẽ tiến hành phỏng vấn ngay sau khi có sự chấp thuận đồng ý tham gia nghiên cứu của đối tượng.

Bước 4: Điều tra viên ghi chép câu trả lời vào phiếu phỏng vấn Mỗi cuộc phỏng vấn được tiến hành trong thời gian từ 30 – 45 phút.

2.6.2 Thu thập số liệu định tính

Công cụ thu thập số liệu là hướng dẫn phỏng vấn sâu (phụ lục 3) và hướng dẫn thảo luận nhóm (phụ lục 4) Sử dụng máy ghi âm, bút, sổ ghi chép lại cuộc phỏng vấn.

Nghiên cứu viên chính tiến hành phỏng vấn sâu, mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài khoảng 40 phút và mỗi cuộc thảo luận nhóm kéo dài khoảng 60 phút tại phòng riêng, cách xa nơi tập trung đông người, riêng biệt để đảm bảo riêng tư và bí mật thông tin của đối tượng nghiên cứu.

2.7 Khống chế sai số Đối tượng nghiên cứu là người nhiễm HIV, đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và có tâm lý e ngại, sợ tiếp xúc, sợ chia sẻ tình trạng bệnh Do đó, trước nghiên cứu, việc thông tin cho đối tượng nghiên cứu được chú ý thực hiện nghiêm ngặt, người thông tin cho đối tượng và người phỏng vấn người phải có kinh nghiệm trong quản lý người nhiễm HIV Nghiên cứu viên được tập huấn kỹ để giúp họ hiểu rõ về quy trình thu thập số liệu, hạn chế thấp nhất các sai số. Đối với người bệnh, nghiên cứu viên đã tư vấn đầy đủ các thông tin về nghiên cứu, dành thời gian giải đáp tất cả các vấn đề thắc mắc về nghiên cứu của người bệnh.

Việc thực hiện phỏng vấn người bệnh luôn tuân thủ nguyên tắc bảo mật và riêng tư để người nhiễm HIV có thể cởi mở chia sẻ thông tin.

2.8 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập đã được làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1 Các phân tích được thực hiện bằng phần mềm STATA 14.2.

Thống kê mô tả được thể hiện qua tần số và tỷ lệ (%) cho các biến số định tính gồm: Thực trạng sử dụng BHYT (loại thẻ BHYT, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, sử dụng thẻ BHYT cho các dịch vụ cụ thể trong 12 tháng qua, mục đích sử dụng BHYT, tần suất khi sử dụng BHYT, tỷ lệ % được BHYT thanh toán trong lần KCB gần nhất); Đặc điểm của bệnh nhân HIV/AIDS (giới tính, nhóm tuổi, trình học học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập trung bình hàng tháng, kiến thức về BHYT, thái độ về dịch vụ BHYT); Đặc điểm gia đình của bệnh nhân HIV/AIDS (phân loại hộ gia đình, số thành viên trong gia đình, người sinh sống cùng trong hộ gia đình); Dịch vụ y tế (được NVYT tư vấn BHYT, nội dung tư vấn, nhận tài liệu truyền thông BHYT).

Kiểm định Fisher được sử dụng khi có trên 20% các giá trị vọng trị nhỏ hơn 5 hoặc có ô có giá trị vọng trị nhỏ hơn 1 Phép kiểm tra chi bình phương giúp xác định mối liên quan giữa các biến, trong khi đó tỉ số số chênh OR được sử dụng để đánh giá mức độ liên quan với mức độ tin cậy 95%.

Mối liên quan giữa sử dụng BHYT với một số đặc điểm của bệnh nhânHIV/AIDS (giới tính, nhóm tuổi, trình học học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp,thu nhập trung bình hàng tháng, kiến thức về BHYT, thái độ về dịch vụ BHYT), đặc điểm gia đình của bệnh nhân HIV/AIDS (phân loại hộ gia đình, số thành viên trong gia đình, người sinh sống cùng trong hộ gia đình), dịch vụ y tế (được NVYT tư vấn

BHYT, nội dung tư vấn, nhận tài liệu truyền thông BHYT). Đối với nghiên cứu định tính: Thông tin được gỡ băng, mã hoá và phân tích theo chủ đề Các nội dung phù hợp sẽ được trích dẫn đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

Người tham gia nghiên cứu được tôn trọng và đảm bảo thực hiện các quyền bao gồm: quyền từ chối tham gia nghiên cứu, quyền giữ bí mật và quyền rút lui khỏi nghiên cứu Mã hóa thông tin thành các mã số để đảm báo tính bảo mật thông tin của người tham gia Người tham gia nghiên cứu được giải thích rõ mục đích của nghiên cứu, sử dụng kết quả nghiên cứu trước khi đồng ý tham gia Các câu hỏi đánh giá đơn giản, không xâm phạm đến quyền cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học Khi nghiên cứu kết thúc sẽ báo cáo phản hồi cho Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức.

Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của Ban giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và thông qua bởi Hội đồng đạo đức trường Đại học Trà Vinh.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ

Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức

3.1.1 Đặc điểm dân số học của bệnh nhân HIV/AIDS

Bảng 3.1 Đặc điểm dân số học của bệnh nhân HIV/AIDS Đặc điểm dân số học Số lượng Tỷ lệ (%)

Nơi ở hiện tại Nhà riêng 162 42.86

Kết hôn Độc thân Ly thân/ly dị/góa

Dưới tiểu học Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Trung cấp trở lên Tình trạng sống chung

Người thân Một mình Bạn bè Đặc điểm thời gian công việc

Không việc làm Thời vụ

Bán thời gian Toàn thời gian

> 10 triệu Tình trạng kinh tế

Tự chủ Phụ thuộc (gia đình, xã hội) Tình trạng đăng ký chỗ ở

Thường trú Tạm trú Gia đình thuộc diện hộ nghèo hoặc khó khăn

Hộ nghèoCận nghèo Được địa phương hỗ trợKhông cần sự hỗ trợ Đặc điểm dân số học Số lượng Tỷ lệ (%)

Nơi mong muốn đăng ký khám chữa bệnh

Bệnh viện tuyến quận/huyện Bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố Khác

Giai đoạn lâm sàng hiện tại

Giai đoạn 1Giai đoạn 2Giai đoạn 3Giai đoạn 4

3.1.2 Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS

Bảng 3.2 Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS

Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế Số lượng Tỷ lệ (%)

Trước khi nhiễm HIV/AIDS Sau khi nhiễm HIV/AIDS

Loại thẻ BHYT đang sử dụng

Tự nguyện Hộ nghèo Cận nghèo Được trợ cấp Khác

Tỷ lệ % được thanh toán BHYT

Nơi đăng ký KCB ban đầu

Trạm y tế xã/phường Phòng khám Đa khoa khu vực Bệnh viện quận/huyện

KCB thông thường trong 12 tháng qua

Sử dụng BHYT KCB liên quan

Tần suất sử dụng BHYT

Sử dụng ở tất cả các lần khám Sử dụng ở một số lần

Chỉ sử dụng khi khám HIV

Sử dụng thẻ BHYT cho các dịch vụ Điều trị dự phòng các bệnh Thuốc điều trị NTCH Xét nghiệm

Xét nghiệm tế bào CD4 Xét nghiệm tải lượng HIV Thuốc ARV

Lý do không sử dụng thẻ BHYT để KCB

Chất lượng dịch vụ BHYT Thời gian chờ đợi lâu Sợ lộ thông tin

Bị kì thị phân biệt đối xử Trái tuyến

KhácDự định tiếp tục Có

Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế Số lượng Tỷ lệ (%) mua BHYT Không

Lý do không có dự định tiếp tục mua BHYT

Không có tiền để mua Thủ tục mua phức tạp Thủ tục chi trả khó khăn Chất lượng dịch vụ kém Thời gian KCB BHYT lâu Thấy BHYT không cần thiết Sợ bị kì thị, phân biệt đối xử Sợ lộ thông tin bị nhiễm HIV Được hỗ trợ không cần mua

3.1.3 Kiến thức của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế

Bảng 3.3 Kiến thức của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế

Kiến thức về bảo hiểm y tế Số lượng Tỷ lệ (%)

Quyền lợi khi tham gia BHYT

Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng Đối tượng tham gia BHYT

Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng Giấy tờ cần để mua BHYT

Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng Địa điểm mua

Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng Liên hệ với ai để mua BHYT

Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng BHYT đồng chi trả thuốc ARV

Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng Mua BHYT theo hộ gia đình

Kiến thức đúng Kiến thức chưa đúng

3.1.4 Thái độ của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế

Bảng 3.4 Thái độ của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế

Thái độ về bảo hiểm y tế Số lượng Tỷ lệ (%)

Sự cần thiết của BHYT Đồng ý Bình thường Không đồng ý Bảo mật thông tin khi tham gia BHYT Đồng ý Bình thường Không đồng ý Thủ tục tham gia Đồng ý

Thái độ về bảo hiểm y tế Số lượng Tỷ lệ (%)

BHYT Không đồng ý Chất lượng thuốc

ARV của BHYT Đồng ý Bình thường Không đồng ý Thời gian chờ khám BHYT Đồng ý Bình thường Không đồng ý Kì thị khi khám

BHYT Đồng ý Bình thường Không đồng ý Mua BHYT hộ gia đình Đồng ý Bình thường Không đồng ý Mức đóng phí

BHYT Đồng ý Bình thường Không đồng ý

3.1.5 Nguồn thông tin về bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế

Bảng 3.5 Thái độ của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế

Dịch vụ y tế Số lượng Tỷ lệ (%)

Báo, đài, tivi Tài liệu truyền thông, tờ rơi Nhân viên y tế

Bạn bè, người thân Mạng lưới người có HIV Khác Được tư vấn sử dụng BHYT

Nội dung tư vấn BHYT

Lợi ích của BHYT Sự cần thiết của BHYT Cách thức tham gia BHYT Khác

Nhận tài liệu truyền thông

Khó khăn khi xin giấy chuyển tuyến

Lý do gặp khó khăn

Sợ lộ thông tin Thái độ kì thị của NVYT Không cho chuyển tuyến Hài lòng về thủ tục hành chính

Dịch vụ y tế Số lượng Tỷ lệ (%)

Không hài lòng Hài lòng về thái độ của NVYT

Hài lòng Bình thường Không hài lòng Thời gian chờ

Nhanh chóng (< 1 giờ) Bình thường (từ 1 – 3 giờ) Quá lâu (> 3 giờ)

Cảm thấy bị kì thị, phân biệt đối xử khi KCB

Biểu hiện của phân biệt đối xử

Không được tôn trọng Sợ tiếp xúc với mình hơn Không nhiệt tình

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023

Giới tính, nhóm tuổi, trình học học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập trung bình hàng tháng, kiến thức về BHYT, thái độ về dịch vụ BHYT.

3.2.2 Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế

Thời gian chờ đợi, kỳ thị phân biệt đối xử, thái độ của NVYT, tư vấn về BHYT.

3.2.3 Nhóm yếu tố về môi trường, chính sách BHYT, kinh tế, xã hội

Chính sách BHYT cho người nhiễm HIV, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham giaBHYT, thủ tục đăng ký BHYT, mức độ chi trả BHYT, định kiến của xã hội, nhận thức của xã hội về HIV, thủ tục hành chính.

DỰ KIẾN BÀN LUẬN

Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023

4.1.1 Đặc điểm của bệnh nhân HIV/AIDS 4.1.2 Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS 4.1.3 Kiến thức của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế

4.1.4 Thái độ của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế4.1.5 Nguồn thông tin về bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023

4.2.2 Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế4.2.3 Nhóm yếu tố về môi trường, chính sách BHYT, kinh tế, xã hội

Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023

- Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT - Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có sử dụng BHYT khám chữa bệnh liên quan đến

HIV trong 12 tháng qua - Tần suất sử dụng BHYT của bệnh nhân HIV/AIDS trong 12 tháng qua - Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có kiến thức đúng về BHYT

- Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có thái độ đúng về BHYT

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế ở người điều trị nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức, năm 2023

- Nhóm yếu tố cá nhân- Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế- Nhóm yếu tố về môi trường, chính sách BHYT, kinh tế, xã hội

Ngày đăng: 16/09/2024, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Số lượng người nhiễm HIV và điều trị ARV toàn cầu từ năm 2021 đến 2021 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở NGƯỜI ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2023
Bảng 1.1 Số lượng người nhiễm HIV và điều trị ARV toàn cầu từ năm 2021 đến 2021 (Trang 14)
Bảng 2.1 Định nghĩa biến số nghiên cứu - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở NGƯỜI ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2023
Bảng 2.1 Định nghĩa biến số nghiên cứu (Trang 28)
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số học của bệnh nhân HIV/AIDS - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở NGƯỜI ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2023
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số học của bệnh nhân HIV/AIDS (Trang 36)
Bảng 3.2 Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở NGƯỜI ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2023
Bảng 3.2 Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS (Trang 38)
Bảng 3.3 Kiến thức của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở NGƯỜI ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2023
Bảng 3.3 Kiến thức của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế (Trang 39)
Bảng 3.4 Thái độ của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở NGƯỜI ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2023
Bảng 3.4 Thái độ của bệnh nhân HIV/AIDS về bảo hiểm y tế (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w