Tại khoa hiện chưa có đề tài đánh giá tổng quan cũng như phân tíchyếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thực hiện thủ quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ vàtrẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN VŨ THIÊN PHƯƠNG
TUÂN THỦ QUY TRÌNH CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ THƯỜNG VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
KHÁNH HÒA NĂM 2023
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802
HÀ NỘI, 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN VŨ THIÊN PHƯƠNG
TUÂN THỦ QUY TRÌNH CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ
MẸ, TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ
THƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2023
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Trang 3M C L C Ụ Ụ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ III DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT V
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10
1.1 M Ộ T SỐỐ KHÁI NI M Ệ 10
1.2 G I I Ớ THI U Ệ VỀỀ C HĂM SÓC THIỀỐT YỀỐU TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ TH ƯỜ NG 11
1.2.1 Khuyến cáo thực hiện Chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ thường 11
1.2.2 Quy trình về Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại Việt Nam 12
1.3 T H C Ự TR NG Ạ TRI N Ể KHAI QUY TRÌNH C HĂM SÓC THIỀỐT YỀỐU TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ TH ƯỜ NG 14
1.3.1 Trên thế giới 14
1.3.2 Tại Việt Nam 16
1.4 M Ộ T SỐỐ YỀỐU TỐỐ Ả NH H ƯỞ NG ĐỀỐN VI C Ệ TUÂN THỦ QUY TRÌNH C HĂM SÓC THIỀỐT YỀỐU TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ TH ƯỜ NG : 20 1.4.1 Yếu tố thuộc về Hộ sinh : 20
1.4.2 Yếu tố thuộc về bệnh viện 21
1.4.3 Yếu tố thuộc về Môi trường: 24
1.5 T HỐNG TIN Đ A Ị BÀN NGHIỀN C U Ứ 25
1.6 K HUNG LÝ THUYỀỐT 27
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Đ ỐỐI T ƯỢ NG NGHIỀN C U Ứ 29
2.1.1 Nghiên cứu định lượng 29
2.1.2 Nghiên cứu định tính 29
2.2 P H ƯƠ NG PHÁP NGHIỀN C U Ứ 30
2.3 T H I Ờ GIAN VÀ Đ A Ị ĐI M Ể NGHIỀN C U Ứ 30
2.4 C Ỡ MÂẪU VÀ PH ƯƠ NG PHÁP CH N Ọ MÂẪU 30
2.4.1 Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng: 30
2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu định tính 31
2.5 P H ƯƠ NG PHÁP THU TH P Ậ SỐỐ LI U Ệ 32
Thu thập thông tin định lượng 32
Thu thập thông tin định tính 33
C ỐNG CỤ THU TH P Ậ SỐỐ LI U Ệ : 34
- P HIỀỐU TH O Ả LU N Ậ NHÓM (P HỤ L C Ụ 4) 34
2.6 C ÁC BIỀỐN SỐỐ ĐÁNH GIÁ 34
2.6.1 Biến số định lượng 34
2.4.3 Chủ đề nghiên cứu định tính 44
2.5 C ÁC KHÁI NI M Ệ VÀ TIỀU CHÍ ĐÁNH GIÁ 45
2.6 P H ƯƠ NG PHÁP PHÂN TÍCH SỐỐ LI U Ệ 46
2.6.1 Phân tích số liệu định lượng 46
2.6.2 Phân tích số liệu định tính 47
2.7 V ÂỐN ĐỀỀ Đ O Ạ Đ C Ứ C A Ủ ĐÁNH GIÁ 47
2.8 H Ạ N CHỀỐ C A Ủ NGHIỀN C U Ứ 47
CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1 T HỐNG TIN CHUNG C A Ủ ĐỐỐI T ƯỢ NG NGHIỀN C U Ứ 48
Trang 4Bảng 3.1 Một số thông tin chung của hộ sinh tại Khoa Sản (n=) 48
3.1.2 Một số thông tin chung của về các ca đẻ tại Khoa Sản (n=) 49
3.2 T H C Ự TR NG Ạ TUÂN THỦ QUI TRÌNH CHĂM SÓC THIỀỐT YỀỐU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH 51
3.2.1 Thực trạng tuân thủ qui trình chuẩn bị trước sinh 51
3.2.2 Thực trạng tuân thủ thực hành đỡ đẻ 52
3.2.3 Thực hành chăm sóc thiết yếu ngay sau đẻ 55
3.2.4 Thực trạng thực hành chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau sinh cho các ca đẻ thường 57
3.3 M Ộ T SỐỐ YỀỐU TỐỐ Ả NH H ƯỞ NG ĐỀỐN TUÂN THỦ QUI TRÌNH CSTY BM-TSS C A Ủ HỘ SINH 57
3.3.1 Yếu tố thuộc về môi trường 57
Môi trường làm việc, phòng sinh, phòng lưu bệnh có đúng tiêu chuẩn hay không 57
Dụng cụ, vtth , trang thiết bị máy móc có đủ trang bị cuộc đẻ không 57
Thuốc thiết yếu cung cấp cho mẹ và bé khi sinh 57
3.3.2 Yếu tố thuộc về Hộ sinh 57
3.3.3 Yếu tố thuộc về bệnh viện 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 1: BẢNG KIỂM QUAN SÁT CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ ĐỐI VỚI TRẺ THỞ ĐƯỢC 61
THÔNG TIN CHUNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ 61
THÔNG TIN CA ĐẺ THƯỜNG 1
PHỤ LỤC 1: BẢNG KIỂM QUAN SÁT CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ ĐỐI VỚI TRẺ THỞ ĐƯỢC 2
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ Y TẾ 7
PHỤ LỤC 3: PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 12
PHỤ LỤC 4 : GIẤY CHẤP NHẬN THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU 15
PHỤ LỤC 5: GIẤY CHẤP NHẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU 16
Trang 5DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ
B ẢNG 2.1 C ÁC BIẾN SỐ CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 27
B ẢNG 3.1 M ỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ SINH TẠI K HOA S ẢN ( N =) 42
B ẢNG 3.2 T HỰC HÀNH CHUẨN BỊ TRƯỚC SINH ĐỐI VỚI CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 44
B ẢNG 3.3 T HỰC HÀNH ĐÚNG CHUẨN BỊ TRƯỚC SINH ĐỐI VỚI CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 45
B ẢNG 3.3 T HỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐỠ ĐẦU THAI NHI TRONG CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 45
B ẢNG 3.5 T Ỷ LỆ CA SINH HỘ SINH THỰC HÀNH ĐÚNG KỸ NĂNG ĐỠ ĐẦU THAI NHI TRONG CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 46
B ẢNG 3.6 T HỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐỠ VAI THAI NHI TRONG CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 46
B ẢNG 3.7 T Ỷ LỆ CA SINH HỘ SINH THỰC HÀNH ĐÚNG KỸ NĂNG ĐỠ VAI THAI NHI TRONG CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 47
B ẢNG 3.8 T HỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐỠ MÔNG VÀ CHI THAI NHI TRONG CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 48
B ẢNG 3.9 T Ỷ LỆ CA SINH HỘ SINH THỰC HÀNH ĐÚNG CÁC BƯỚC THỰC HÀNH ĐỠ ĐẺ TRONG CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 48
B ẢNG 3.10 T HỰC HÀNH CHĂM SÓC THIẾT YẾU NGAY SAU ĐẺ CHO MẸ VÀ CON TRONG CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 49
B ẢNG 3.11 T Ỷ LỆ CA SINH HỘ SINH THỰC HÀNH ĐÚNG CÁC BƯỚC CẦN LÀM NGAY SAU ĐẺ TRONG CÁC CA ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC QUAN SÁT ( N =201) 50
Bảng 3.12 Tỷ lệ ca sinh hộ sinh thực hành đúng 40 bước quy trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong các ca đẻ thường được quan sát (n=201) 50
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSTYBMTSS Chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh
Chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớmFIGO International Federation of Gyneology and Obstetric
Liên đoàn Quốc tế về Sản Phụ khoaIMC International confederation of Midwives
Hiệp hội Hộ sinh Quốc tếNICU Đơn vị chăm sóc tích cực bệnh viện
UNFPA United Nations Population Fund
Quỹ Dân số Liên hợp quốc WHO World Health Organiration (Tổ chức Y tế Thế giới)
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em luôn là một trong những ưu tiênhàng đầu Chính vì vậy, các chỉ số về sức khỏe bà mẹ - trẻ em ở nước ta được cải thiệnmột cách đáng kể trong vài thập kỷ qua (1) Tuy vậy, tại Việt Nam, tử vong sơ sinh vẫncòn cao chiếm 70% tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1) Để khắc phục tình trạng trên, nhằmtăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần giảm tử vong
mẹ, tử vong sơ sinh Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh sản khoathực hiện thường quy chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theohướng dẫn của Bộ Y tế ban hành (2)
Các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chăm sóc thiết yếu nhưkhám thai, có người hỗ trợ có chuyên môn khi sinh đẻ, chăm sóc sau đẻ cả mẹ và con
đã được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (2) Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã banhành Quyết định hướng dẫn chuyên môn “Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong
và ngay sau đẻ" theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT vào năm 2014 Quyết định hướngdẫn chuyên môn nhằm đảm bảo cuộc đẻ an toàn, giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ,
tử vong trẻ sơ sinh và giúp trẻ ra đời với sự khởi đầu tốt lành nhất Hướng dẫn chuyênmôn này vừa được ban hành đã được các cơ sở y tế triển khai đồng loạt trong toànquốc (2)
Cho đến nay, qui trình CSTY BM-TSS này đã được triển khai đến tất cả các cơ
sở y tế có chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh Các nghiên cứu trước đây chỉ ra, việc tuân thủquy trình CSTY BM-TSS của NVYT còn nhiều hạn chế Nghiên cứu gần đây năm
2019 tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh trên các ca đẻ thường cũng chỉ ra tỷ lệNVYT thực hành đúng từ 35-40 bước có cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 63,5%; từ 30-34bước đạt 33,9%; và đạt dưới 29 bước là 2,6% (3) Tương tự, nghiên cứu tại bệnh viện
đa khoa Đồng Tháp năm 2021 cũng chỉ ra tỷ lệ các ca đẻ thường được các hộ sinh thựchiện đầy đủ và đúng tất cả 40 bước của qui trình CSTY BM-TSS trong 90 ca đẻ chỉ đạtchưa tới 1/6 (14,4%) (4) Còn tỷ lệ thực hiện đạt 35-39 bước là 55,6%, đạt 30-34 bước
là 28,9% và <29 bước là 1,1% (4) Các nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh
Trang 8hưởng tới việc chưa thực hiện đúng qui trình CSTY BM-TSS trong và ngay sau đẻ vớicác ca đẻ thường theo quy định của NVYT bao gồm thiếu đào tạo về tuân thủ qui trìnhdẫn tới thiếu kiến thức, thái độ chủ quan trong tuân thủ và thiếu kỹ năng thực hành củaNVYT, thiếu thốn cơ sở vật chất và trang thiết bị và thiếu theo dõi và giám sát củabệnh viện (5) Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan tới sản phụ trong quá trình sinh như:đau đớn, mệt mỏi, tâm lý không ổn định cũng có ảnh hưởng tới việc phối hợp trongthực hiện các bước chăm sóc trẻ sau sinh như bú sớm (6).
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa là Bệnh viện Hạng I, trực thuộc Sở Y Tế tỉnhKhánh Hòa từ năm 2007 cho đến nay Khoa Phụ sản là tuyến cuối điều trị người bệnhcủa tỉnh với chức năng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa; chỉ đạo, tổchức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản trênđịa bàn thành phố và tỉnh Khánh Hòa và tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế theo quiđịnh của pháp luật và kể từ khi có quyết định ban hành Khoa đã thực hiện Quy trìnhChăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo Quyết định số4673/QĐ-BYT đã được áp dụng từ năm 2015 cho đến nay tại Bệnh viện Với số lượngbệnh nhân hàng năm đến sinh thường tại khoa từ 5000- 6000 cas, năm 2021 khoa thựchiện được 5558 ca đẻ thường Tuy vậy, qua đánh giá và theo dõi thường kỳ của khoa,cán bộ y tế thực hiện quy trình còn chưa đồng đều và nhiều bất cập do số lượng bệnhnhân đông, thiếu tập huấn cho các cán bộ y tế mới vào làm việc, sự chủ quan của cácCán bộ y tế, khoa chỉ ước lượng thực hiện trong các đợt kiểm tra nên không chính xác
về việc tuân thủ Tại khoa hiện chưa có đề tài đánh giá tổng quan cũng như phân tíchyếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thực hiện thủ quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ vàtrẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại bệnh viện Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Tuân thủ Quy trình Chăm sóc thiết yếu Bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường của và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2023”.
Trang 9MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả tuân thủ quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻthường của Hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2023
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ qui trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ,trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường của Hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh KhánhHòa năm 2023
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Chuyển dạ là một loạt hiện tượng diễn ra ở người có thai trong giai đoạn cuối làm cho
thai và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo (7)
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp cuộc đẻ được an
toàn theo hướng âm đạo, không cần can thiệp (trừ trường hợp cắt tầng sinh môn) cácthao tác đỡ đẻ gồm có (đỡ đầu, đỡ vai, đỡ thân, đỡ mông và chi), tiếp xúc da kề dangay sau đẻ, tiêm thuốc oxytocin, kẹp dây rốn muộn một thì, kéo dây rốn có kiểm soát,xoa đáy tử cung, hỗ trợ bà mẹ cho bé bú sớm và bú mẹ hoàn toàn (7)
Sốc trong sản khoa là một tình trạng cấp cứu có thể ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ
cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời Trong sản khoa sốc thường gặp sốc do mấtmáu ( băng huyết sau đẻ, băng huyết sau sẩy thai vv) (8)
Đẻ thường là quá trình thai nhi được ra ngoài qua ống sinh sản của người mẹ Chỉ định
đẻ thường khi không có bất kỳ cản trở nào trong quá trình sinh bao gồm mẹ có sứckhỏe tốt, không có bất kỳ cản trở nào trên đường thoát của thai nhi, thai nhi không cónguy cơ và đủ sức khỏe (không bị sa dây rốn, không suy thai ) và thai không quá to(>4000g) (7)
Chăm sóc trong đẻlà chăm sóc và theo dõi bà mẹ khi chuyển dạ đến khi trẻ sơ sinh rađời nhằm theo dõi cuộc đẻ để có hướng xử trí phù hợp đảm bảo cho quá trình đẻ được
an toàn (9)
Chăm sóc sản khoa thiết yếu là những chăm sóc y tế cần thiết đối với bà mẹ trong và
sau đẻ nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh do các tai biến sản khoa Chăm sóc thiết
yếu bao gồm : Chăm sóc sản khoa cơ bản là sử dụng kháng sinh theo phân tuyến kỹ
thuật; Sử dụng thuốc chống co giật trong tiền sản giật, sản giật; Sử dụng thuốc gây co
cơ tử cung sau đẻ; Bóc nhau nhân tạo, kiểm soát tử cung khi băng huyết; Đỡ đẻ ngôichỏm ; Chăm sóc sản khoa toàn diện gồm các dịch vụ Chăm sóc sản khoa cơ bản, mổ
Trang 11Chăm sóc sơ sinh thiết yếu (EENC): EENC bao gồm một gói can thiệp dựa trên bằng
chứng đơn giản để ngăn ngừa hoặc điều trị cả nguyên nhân quan trọng nhất gây bệnhtật và tử vong ở trẻ sơ sinh Can thiệp bao gồm: Lau khô giữ ấm cho trẻ nhầm hạ thânnhiệt và kích thích hô hấp; Tiếp xúc da kề da ngay và sau khi sinh để ngăn ngừa hạthân nhiệt, hạ đường huyết và thúc đẩy cho con bú sớm Trì hoãn kẹp rốn giảm nguy cơthiếu máu ở trẻ sơ sinh và các biến chứng nặng hơn ở trẻ sinh non tháng, hồi sức chotrẻ không thở có thể ngăn ngừa tử vong sơ sinh và các thói quen vệ sinh tay đúng thờigian của các nhân viên y tế để giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết (9)
Chăm sóc thiết yếu bà mẹ trong và ngay sau đẻ: Là các chăm sóc cần thiết cho bà
mẹ trong khi đẻ ở giai đoạn 2, 3 của cuộc chuyển dạ; bao gồm đỡ đẻ đường âm đạo:tiêm bắp 10 đơn vị thuốc Oxytocin, kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đậphoặc 1-3 phút sau khi thai sổ) và kẹp và cắt dây rốn một thì kéo dây rốn có kiểm soát,xoa đáy tử cung tích cực trong 2 h đầu sau sinh, hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàntoàn.xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ nhằm đảm bảo an toàn cho bà mẹ trong vàsau sinh (9)
1.2. Giới thiệu về Chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ thường
1.2.1 Khuyến cáo thực hiện Chăm sóc thiết yếu ngay sau đẻ thường của Tổ chức
Y tế thế giới
Y tế thế giới (WHO) giới thiệu vào năm 1997 trong nỗ lực cung cấp các dịch vụsức khỏe dựa trên bằng chứng để giảm thiểu tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh trên toàn thếgiới (10) Khuyến cáo của WHO cũng chỉ rõ rằng Nhân viên y tế cung cấp dịch vụchăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa đồng thời can thiệp kịp thờicác biến chứng tiềm tàng từ đó cứu sống bà mẹ và trẻ sơ sinh WHO cũng khuyến cáoviệc tiếp cận và hưởng các dịch vụ chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh là vô cùngcần thiết với tất cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh do các biến chứng trong và ngay sau
đẻ thường rất nhanh chóng (11)
Như vậy quy trình được phê duyệt phối hợp là chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơsinh nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc bà mẹ và sơ sinh, giảm tai biến và tử vong ở
Trang 12bà mẹ và trẻ sơ sinh, hỗ trợ các bà mẹ thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.Đến nay tất cả các cơ sở tuyến trung ương, tuyến tỉnh và 85% cơ sở y tế tuyến huyện
có đỡ đẻ triển khai thực hiện quy trình này Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chăm sócthiết yếu như khám thai, có người hỗ trợ có chuyên môn khi sinh đẻ, chăm sóc sau đẻ
cả mẹ và con đã được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới gồm 6 bước sau theotrình tự (9):
1 Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh)
2 Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin
3 Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi thai sổ)
và kẹp và cắt dây rốn một thì
4 Kéo dây rốn có kiểm soát
5 Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ
6 Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn
1.2.2.Quy trình về Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại Việt Nam
Năm 2014, Cẩm nang bỏ túi về Chăm sóc sơ sinh thiết yếu đã được Bộ Y tế dịch
và xuất bản dưới dạng một hướng dẫn lâm sàng quốc gia (12) Sau đó, quy trình chămsóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ ban hành theo Quyết định4673/QĐ- BYT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệttài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngaysau đẻ, căn cứ khuyến cáo về Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngaysau đẻ của WHO Quy trình này được áp dụng cho tất cả các bà mẹ tiên lượng đẻ đượcđường âm đạo, mẹ và con không có nguy cơ trong quá trình mang thai (13) Bên cạnh
đó, Bộ Y tế cũng đưa ra Kế hoạch hành động quốc gia về Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh
và trẻ em giai đoạn 2016-2020 với trọng tâm của can thiệp là cải thiện chất lượng chăm
Trang 13tiêu chí nuôi con bằng sữa mẹ, một bước của CSTY BM-TSS ngay sau sinh, cũng đượcnhấn mạnh (15)
CSTY BM-TSS trong và ngay sau đẻ thường đơn giản mà mang hại những lợiích lớn không ngờ Nó giúp ủ ấm, truyền máu ở bánh nhau và những vi khuẩn có lợisang bé từ người mẹ và các mẹ được khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.Sau khi em bé tiếp xúc da trực tiếp với người mẹ, các bác sĩ và hộ sinh sẽ kẹp dây rốnsau đó cắt rốn cho bé bằng kẹp rốn đã tiệt trùng
Ngay sau khi sinh con xong người mẹ có thể cho con bú ngay nếu thấy trẻ cócác biểu hiện như chảy nước dãi, lè lưỡi hay ngọ nguậy tìm vú mẹ hoặc có thể gặmnắm tay hay ngón tay bú sớm sau khi vừa sinh ra đời cũng là hành động đặc biệt quantrọng bới những giọt sữa non này
Năm 2019, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1896/QĐ-TTg ban hành
Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” nhằm cải thiện tình trạng
dinh dưỡng của phụ nữ có thai, trẻ em và nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinhdưỡng 1000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ đến năm 2025 Trong đó nội dungliên quan đến chăm sóc thiết yếu cũng được đề câp rõ ràng với mục tiêu 80% bà mẹthực hành cho trẻ bú sớm và 25% bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu(16)
1.3. Thực trạng tuân thủ quy trình Chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ thường của hộ sinh
1.3.1. Trên thế giới
Các quốc gia thành viên và các bên liên quan của tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
ở khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2014 đã chung tay xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh giai đoạn 2014-2020 ở khu vực này Kế
hoạch nhằm cải thiện cuộc sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế, nơi phần lớncác ca đẻ nở xảy ra trong khu vực (17) Trong kế hoạch này, chăm sóc thiết yếu bà mẹ
và trẻ sơ sinh được coi như chìa khóa giúp tăng cường sức khỏe trẻ sơ sinh Đây là một
Trang 14gói can thiệp thực hiện từ khi sản phụ có cơn co, trong khi sinh và sau sinh cho đến 7ngày, gồm 3 hợp phần chính; Cái ôm đầu đời; Chăm sóc và đề phòng các nguy cơ đốivới trẻ thiếu tháng và Chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơsinh trong và ngay sau đẻ đã được giới thiệu tại 3360 cơ sở y tế với 30 nhân viên cơ sở
y tế được huấn luyện như ở Campuchia và Philippines đã đạt được mục tiêu kế hoạchhành động là 80% cơ sở giới thiệu chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong vàngay sau đẻ Mức độ bao phủ của các can thiệp cứu sống cho trẻ sơ sinh đủ tháng cũngtăng đáng kể với 75% trẻ sơ sinh đủ tháng tiếp xúc trực tiếp (18)
Trong quá trình chuyển dạ, khi sinh và ngay sau khi đẻ bà mẹ hay gặp nguyhiểm Phần lớn các nguy cơ này có thể phòng tránh được thông qua các hướng dẫn mới
về CSTY BM-TSS như chăm sóc tích cực giai đoạn 3 (19) Tuy vậy, nghiên cứu chỉ rarằng NVYT thường áp dụng các thực hành lâm sàng lỗi thời và có hại khác thay vì tuânthủ qui trình CSTY BM-TSS Đánh giá của WHO cho thấy tám quốc gia có gánh nặng
tử vong sơ sinh cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương là Campuchia, Trung Quốc,Lào, Mông Cổ, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon và Việt Nam Đếncuối năm 2017, điều tra hàng năm cho thấy 87% trẻ đủ tháng được tiếp xúc da kề dangay lập tức và 57% vẫn tiếp xúc cho đến khi hoàn thành lần bú đầu tiên; 85% trẻ sinh
đủ tháng được bú mẹ hoàn toàn ngay trong giai đoạn sau sinh và 90% được kẹp rốnmuộn (20)
Các nghiên cứu đều chỉ ra hiệu quả của việc can thiệp tăng cường CSTY TSS như can thiệp tại 8 bệnh viện ở Trung Quốc giúp tăng tuân thủ thực hành CSTYcho trẻ sơ sinh giúp thời gian cho bú lần đầu sớm hơn (sớm hơn 8 phút ở nhóm canthiệp), tăng tỷ lệ cho bú sớm, tăng thời gian tiếp xúc da kề da lâu hơn cũng như tăngkhả năng được bú mẹ hoàn toàn khi xuất viện (21) Tương tự, can thiệp trên 46 bệnhviện ở 4 tỉnh phía Tây Trung Quốc giai đoạn 2016-2018 trên khoảng 55,000 trẻ sơ sinhcho thấy tỷ lệ trẻ được thực hiện da kề da ngay sau sinh đạt lần lượt là 32,6% và 51,2%
BM-ở giai đoạn trước và sau can thiệp (22) Tỷ lệ trẻ được thực hiện da kề da trên 90 phútcũng tăng tương tự từ 8,1% lên 26,8% sau can thiệp (22) Một nghiên cứu lớn trên hơn
Trang 15Mông Cổ, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon và Việt Nam) năm2016-2017 cho thấy can thiệp cũng giúp tăng tỷ lệ trẻ bú sớm đạt 59%, tỷ lệ trẻ bú mẹhoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 83,5% và thời gian trẻ tiếp xúc da kề da với bà mẹcũng lâu hơn (23).
Về chăm sóc sau sinh, một nghiên cứu cắt ngang sử dụng chọn mẫu ngẫu nhiêncủa tác giả Adane D và cộng sự tại tỉnh Amhara, Ethiopia năm 2018 trên 356 NVYT tạicác bệnh viện tuyến tỉnh cho thấy tỷ lệ tuân thủ xử trí tích cực giai đoạn 3 đạt 61,2%(24) Tương tự như vậy nghiên cứu cắt ngang sử dụng chọn mẫu ngẫu nhiên của tác giảBerhe M và cộng sự năm 2016 trên 423 phụ nữ đẻ thường trong 6 tháng qua tại thị trấnAkasum, phía nam Ethiopia năm 2016 cho thấy tỷ lệ chăm sóc rốn an toàn, cho bú sữa
mẹ sớm, chăm sóc thân nhiệt lần lượt là 63,1%; 32,6% và 44,7% Chỉ có 113 (26,7%)phụ nữ được hưởng đầy đủ CSTY BM-TSS (25)
1.3.2 Tại Việt Nam
Việc triển khai CSTY BM-TSS ở Việt Nam đã chứng minh được hiệu quả cho
cả BM-TSS Nhìn chung, CSTY BM-TSS ở Việt Nam được thực hiện tích cực và hiệuquả Theo báo cáo đã có 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đào tạo giảng viên tuyến tỉnh
và 34% NVYT tham gia đỡ đẻ được đào tạo EENC, ba bệnh viện nòng cốt đã đượchuấn luyện chương trình quản lý chất lượng (26) Không chỉ dừng ở mức độ triển khai,các cơ sở y tế tiến hành tăng cường hoạt động tập huấn, nghiên cứu đánh giá cải thiệnchất lượng bệnh viện và cập nhật phác đồ Nhiều bệnh viện Phụ sản và Nhi khoa trong
cả nước đã áp dụng phương pháp này và bước đầu thu được các phản hồi tích cực Gầnđây nhất, chiến dịch Cái ôm đầu tiên khuyến khích thực hành tiếp xúc da kề da giữa mẹ
và con ngay sau sinh do BYT phối hợp với WHO cũng tiếp tục được triển khai từ năm
2019 Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng là một đơn vị điển hình giúp triển khai và đào tạocho nhiều tỉnh trong cả nước (13) Tuy vậy, tại nhiều bệnh viện việc tuân thủ qui trìnhcòn hạn chế do thiếu hiểu biết của NVYT, thiếu hướng dẫn và giám sát của bệnh việncũng như hợp tác của sản phụ và người nhà
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra việc tuân thủ qui trình CSTY BM-TSStrong và ngay sau đẻ còn chưa đồng đều với nhiều khác biệt ở các khu vực và địa điểm
Trang 16nghiên cứu Tuy vậy, nhìn chung NVYT chưa thay đổi thực sự thói quen trong thựchành CSTY BM-TSS Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ đạt trung bình rơi vào 60-75% Nghiêncứu tại BV phụ Sản Trung Ương năm 2017 cho kết quả chỉ có 59% hộ sinh thực hành
đủ và đạt yêu cầu tất cả các bước CSTY BM-TSS trong và ngay sau đẻ (27) Nghiêncứu tại khoa Sản bệnh viện tỉnh Ninh Thuận năm 2018 cho số liệu khả quan hơn với tỷ
lệ nhân viên thực hiện và đủ bước đạt 75,5% (28) Tại Quảng Ninh, tỷ lệ ca đẻ nhânviên y tế thực hành đúng từ 35-40 bước qui trình CSTY BM-TSS chiếm 63,5% (3) TạiPhú Thọ, tỷ lệ ca mổ đẻ được NVYT tuân thủ qui trình CSTY BM-TSS là 72,3% Cácnghiên cứu cũng chỉ ra một số bước có tỷ lệ tuân thủ thấp là xoa đáy tử cung và tư vấnnuôi con bằng sữa mẹ (29) Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ được chỉ ra là thiếu kiếnthức và thái độ của NVYT về qui trình do chưa được đào tạo hay thời lượng đào tạo ít
và thiếu nhân lực tại phòng đẻ (30, 31)
Một số can thiệp cũng chỉ ra rằng việc thực hiện CSTY cho trẻ sơ sinh củaNVYT ở Việt Nam được đánh giá là tích cực và hiệu quả Can thiệp tại Đà Nẵng giaiđoạn 2016-2018 cho thấy kết quả khích lệ khi chất lượng dịch vụ và cập nhật các phác
đồ đều được tăng cường Đánh giá so sánh trước và sau can thiệp trên cỡ mẫu khoảng14.000 trẻ sơ sinh cho thấy thực hành CSTY trẻ sơ sinh giúp cải thiện sức khỏe trẻ sơsinh đẻ thường, trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ sơ sinh đẻ mổ hay trẻ cần chăm sóc đặc biệt
Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt và nhiễm trùng huyết đều giảm mạnh Tỷ lệ trẻ sơ sinhnon tháng và nhẹ cân được chăm sóc mẹ bằng kangaroo tăng từ 52% lên 67% và trẻ bú
mẹ hoàn toàn tăng từ 49% lên 88% (13) Thời gian trẻ tiếp xúc trên ngực mẹ và tỷ lệcho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu tăng rõ rệt Tỷ lệ trẻ phải vào khoa chăm sóc tích cựccũng giảm cơ ý nghĩa Tỷ lệ trẻ được áp dụng phương pháp chăm sóc Kangaroo cũngtăng từ 52% tới 67% (13)
Nghiên cứu về CSTY BM-TSS trong và ngay sau đẻ tại BV phụ Sản TrungƯơng của tác giả Ngô Thị Minh Hà (2017) cho kết quả chỉ có 59% hộ sinh thực hành
đủ và đạt yêu cầu tất cả các bước chăm sóc thiết yếu Bà mẹ và trẻ sơ sinh trong vàngay sau đẻ (27)
Trang 17Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Công Lên (2017) về “Đánh giá việc thựchiện CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnhĐăk Lắc năm 2017” cho thấy có kết quả chỉ có hơn 8% ca sinh cán bộ y tế thực hiệnđúng 35-40 bước qui trình và vẫn còn tỷ lệ không nhỏ (20%) chỉ thực hiện đúng dưới
24 bước Điều này cho thấy, người đỡ đẻ chưa thay đổi thực sự thói quen trong thựchành chăm sóc thiết yếu BM, TSS (30)
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thùy Trang (2019) Quy trình chăm sóc thiếtyếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại /bệnh viện sản nhi Quãng Ninh , Tỷ lệ
ca sinh cán bộ y tế thực hành đúng từ 35-40 bước quy trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ
và trẻ sơ sinh chiếm 63,5% /183 ca (3)
Nghiên cứu năm 2021 của Tống Thị Kim Phụng tại bệnh viện đa khoa ĐồngTháp trên 90 ca đẻ thường chỉ ra tỷ lệ các ca đẻ thường được các hộ sinh thực hiện đầy
đủ và đúng tất cả 40 bước của qui trình CSTY BM-TSS trong 90 ca đẻ chỉ đạt chưa tới1/6 (14,4%) (4) Còn tỷ lệ thực hiện đạt 35-39 bước là 55,6%, đạt 30-34 bước là28,9% và <29 bước là 1,1% Trong 40 bước, 7 bước có tỷ lệ thực hiện thấp là Rửa tay(lần thứ hai) (75,5%), xoay đầu thai nhi (77,8%), tiếp xúc da kề da (77,7%), tiêmOxytocin (76,7%), cắt dây rốn muộn (62,2%), xoa đáy tử cung đạt (61,1%), kiểm trarau (62,2%) và tư vấn về dấu hiệu bú (57,8%) Các thao tác không đạt do thực hiệnkhông đủ thời gian hoặc nội dung theo yêu cầu (4)
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình Chăm sóc thiết yếu trong
và ngay sau đẻ thường của hộ sinh
1.4.1 Yếu tố thuộc về Hộ sinh
Để thực hiện việc chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ ,
cơ sở y tế cần bảo đảm những yêu cầu thiết yếu như :
Thời gian công tác để đánh giá kỹ năng của nhân viên y tế trong các thao tác kỹthuật đỡ đẻ thường quy
Trình độ chuyên môn để đánh giá về trình độ tư duy và khả năng tiếp nhận kiếnthức, tầm quan trọng và ý nghĩa của quy trình kỹ thuật
Trang 18 Đào tạo về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh: Số lần đào tạo, cách thức đàotạo thể hiện được sự quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị.
Hộ sinh cung cấp dịch vụ là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế ởViệt Nam Việc cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, mức thu nhập, đảm bảo chế
độ chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, phát triển cá nhân, nêucao vai trò trách nhiệm trong công việc và phát triển bệnh viện là cần thiết để làm tăngmức độ hài lòng của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh trong công việc, từ đó nâng cao chấtlượng chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện
Các đặc điểm của NVYT trong đó kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của hộ sinh
về CSTY BM-TSS là yếu tố quyết định trong tuân thủ qui trình này Hộ sinh cần được trang bịkiến thức và kỹ năng thực hành để tuân thủ qui trình Tuy vậy, nhiều NVYT chưa hiểu đượchết tầm quan trọng của CSTY BM-TSS vì họ cho rằng các thao tác này không hoặc ít có tácdụng gì trong bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh hay suy nghĩ cho rằng trẻ sơ sinh nên hạn chế tácđộng đến
Ngoài ra, các đặc điểm cá nhân thường được chỉ ra là trình độ của NVYT, tuổi, giới,trình độ, chức vụ, thâm niên công tác, v.v… cũng có tác động tới việc tuân thủ qui trình củaNVYT (30) Nghiên cứu năm 2020 của Đỗ Xuân Hùng tại Trung tâm Sản – Nhi của bệnh viện
đa khoa Phú Thọ chỉ ra trình độ và giới tính là yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ qui trình CSTYBM-TSS Nhân viên của Khoa Sản chủ yếu là nữ với trình độ từ cao đẳng trở lên Bên cạnh
đó, NVYT với độ tuổi trẻ (dưới 40 tuổi) cũng được đánh giá có kiến thức và thái độ tốt hơn(32) Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra khác biệt tuân thủ của NVYT liên quan tới thâm niên vàloại hình hợp đồng như hợp đồng bán thời gian và toàn thời gian (32, 33) Đồng thời, việc cảithiện điều kiện, môi trường làm việc, mức thu nhập, đảm bảo chế độ chính sách đãi ngộ, tạođiều kiện học tập nâng cao trình độ, phát triển cá nhân, nêu cao vai trò trách nhiệm trong côngviệc và phát triển bệnh viện là cần thiết để làm tăng mức độ hài lòng của đội ngũ điều dưỡng,
hộ sinh trong công việc, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện(28)
Trang 191.4.2 Yếu tố thuộc về bệnh viện
1.4.2.1 Công tác quản lý và Điều hành
Các yếu tố về điều hành gồm các chính sách và quy định, các hoạt động cảithiện điều kiện, môi trường làm việc, mức thu nhập, các chính sách đãi ngộ, tạo điềukiện học tập nâng cao trình độ, phát triển cá nhân, nêu cao vai trò trách nhiệm trongcông việc và phát triển bệnh viện là cần thiết để làm tăng hài lòng của NVYT trongcông việc, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện
Nghiên cứu về thực hành sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh sớm ở 4 tỉnh củaTrung Quốc cho thấy các chính sách ở đây chưa phù hợp theo khuyến nghị của Tổchức Y tế Thế giới (WHO) như kẹp dây rốn chậm được quy định cần được thực hiệnbởi 30% NVYT hay tiếp xúc da kề da kéo dài được 13% NVYT tuân thủ Thực tế quansát cho thấy, NVYT không thực hiện các thao tác này Còn đối với các trường hợp sanhnon thì NVYT không thực hiện chăm sóc da kề da mà tách trẻ ra khỏi bà mẹ và đưa trẻđến phòng chăm sóc sơ sinh (28)
Tương tự như vậy, nghiên cứu tại Philippine cho thấy thực hành chăm sóc trẻ sơsinh đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên thực hành chăm sóc bà mẹ vẫn còn lạc hậuphần lớn do chưa có văn bản hướng dẫn tập huấn và cập nhật kiến thức và kỹ năng choNVYT (34)
Ở Việt Nam, quy trình CSTY BM-TSS trong và ngay sau đẻ tại mỗi địa phươnghay cơ sở y tế đều có những đặc điểm khác biệt nên cần có hướng dẫn cụ thể để đảmbảo thống nhất về chuyên môn và phù hợp bối cảnh cung cấp dịch vụ Cơ sở y tế cầnban hành quyết định, kế hoạch triển khai, thực hiện để coi đây là bằng chứng pháp lýđồng thời tổ chức việc giám sát thực hiện qui trình
Mạng lưới tổ chức của hệ thống CSSKSS bị xáo trộn, thiếu tính ổn định khi cótỉnh hiện đang sát nhập Trung tâm CSSKSS vào BV sản nhi/BV Phụ sản trong khi cótỉnh lại sáp nhập vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh hay Chi cục Dân số-KHHGĐ Điều này dẫn tới khó khăn trong công tác thống nhất bộ máy tổ chức, chứcnăng nhiệm vụ cũng như công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hướngdẫn chuyên môn, các qui trình kỹ thuật
Trang 20Công tác quản lý bao gồm các hoạt động như theo dõi, kiểm tra và giám sát thựchiện quy định và qui trình, các hoạt động hỗ trợ như tập huấn, thưởng phạt, cải tiếnchất lượng, truyền thông, v.v… đều đã được ghi nhận có tác động tới tuân thủ của
NVYT trong nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam (35) Các chính sách hỗ trợ
của cơ sở y tế bao gồm chính sách đào tạo, khuyến khích và quy định về an toàn củamôi trường làm việc Một trong những nguyên nhân gây ra việc thiếu kiến thức hay cóthái độ và kỹ năng hạn chế của NVYT với qui trình CSTY BM-TSS là do họ ít/chưađược tham dự các tập huấn chuyên môn Ngoài ra, các hạn chế của chương trình đàotạo cũng được chỉ ra bao gồm chương trình đào tạo chưa gắn liền với thực tế hoặc thiếu
cơ hội cho NVYT thực hành do sự gia tăng của số lượng người học hay các vấn đề đạo
đức (vấn đề nhân quyền khi thực hành trên người bệnh) (36).
mẹ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chăm sóc của hộ sinh (37).Nghiên cứu tại Trung tâm Sản Nhi BVĐK tỉnh Phú Thọ cũng chỉ ra việc tuyển dụngchưa đầy đủ theo các vị trí việc làm (32)
1.4.2.3 Cơ sở vật chất, thuốc và trang thiết bị
Cơ sở vật chất và trang thiết bị bao gồm việc đầu tư cơ sở vật chất mới hay cũ,các phòng kỹ thuật có đạt tiêu chuẩn không, có đủ số phòng để thực hiện các quy trình
kỹ thuật không; trang thiết bị có đầy đủ về số lượng về chủng loại không đều có tácđộng tới thực hành CSTY BM-TSS của NVYT (20)
Trang 21Dụng cụ và vật tư tiêu hao cũng thể hiện khả năng cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất hay yếu kém Cơ sở y tế cần có đầy đủ dụng cụ về chủng loại, về số lượng cũng như chất lượng việc cung ứng đầy đủ dụng cụ, vật tư tiêu hao, thuốc để thực hiện các kỹ thuật và qui trình chuyên môn là một việc hết sức cần thiết Điều này thể hiện được sự quan tâm, vai trò của người quản lý từ đó áp dụng các nội quy, quy định, quy chế một cách công bằng, toàn diện Tất cả trang thiết bị cần hoạt động tốt (37).
Thuốc thiết yếu chính trong CSTY BM-TSS tuy không nhiều nhưng cần thiết đểcứu sống bà mẹ và trẻ sơ sinh, phải bố trí đủ số giường để lưu theo dõi bà mẹ, trẻ sơsinh ít nhất 2 giờ sau sinh, thực hiện da kề da ít nhất 90 phút Có góc hồi sức sơ sinh tạiphòng sinh với đủ dụng cụ hồi sức sơ sinh như bóng sơ sinh, mặt nạ sơ sinh đúng cỡ,
có máy hút đờm nhớt, có khí Oxy Tất cả trang thiết bị hoạt động tốt (38)
1.4.2.4 Hệ thống thông tin, giám sát và đánh giá
Theo dõi và giám sát giúp kiểm tra cũng như hỗ trợ việc tuân thủ của NVYT vớiCSTY BM-TSS Các bệnh viện sử dụng các công cụ theo dõi và giám sát thông quahành lang pháp lý, được thể hiện cụ thể qua các quy định, nội quy, quy chế thường làmtăng tuân thủ các qui trình của NVYT (39) Đồng thời, các quy định cũng như triểnkhai giám sát cần được công khai và được tập thể thống nhất thông qua văn bản (40,41) Một can thiệp lớn tại Việt Nam và các nước khu vực Tây Thái Bình Dương chỉ ratập huấn cho NVYT, đánh giá cải tiến chất lượng và thay đổi môi trường bệnh việngiúp tăng thực hành tuân thủ CSTY BM-TSS và giảm tỷ lệ trẻ phải nhập viện vào khoaHồi sức cấp cứu (13, 42)
Việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin hay sử dụng phần mềm giúp tăng cườngcông tác báo cáo và quản lý bệnh nhân tại các cơ sở y tế Hệ thống thông tin giúp lãnhđạo bệnh viện và Khoa/phòng họp và rút kinh nghiệm kịp thời khi NVYT xảy ra saixót (43) Tuy vậy, nhiều cơ sở y tế hiện chưa triển khai tốt hệ thống thông tin cũng nhưcác phần mềm báo cáo hoặc có nhưng còn nhiều hạn chế như thường bị lỗi/gián đoạntrong quá trình sử dụng hay thiếu các module chia sẻ thông tin rộng rãi tới toàn bộNVYT của bệnh viện (44)
Trang 221.4.3 Yếu tố thuộc về bà mẹ
Bà mẹ có vai trò quan trọng trong thực hành phối hợp với NVYT để đảm bảocác CSTY BM-TSS được thực hiện Các rào cản chính dẫn đến khó tiếp cận dịch vụ vàkhông tuân thủ của bà mẹ bao gồm tuổi trẻ, trình độ học vấn thấp, thất nghiệp, thu nhậpthấp, thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe và tín ngưỡng văn hóa (6) Theo nghiêncứu năm 2015 tại bệnh viện của Philippines cho thấy thực hành chăm sóc bà mẹ vẫncòn lạc hậu phần lớn do các phương pháp đào tạo và tư vấn cho các bà mẹ chưa đượchiệu quả (34) Nghiên cứu khác tại bệnh viện Quốc gia Kenyatta cho thấy khoảng 50%các bà mẹ không hiểu hết tác dụng của cho con bú theo nhu cầu, bú mẹ hoàn toàn vànên cho trẻ bú sữa non (45) Khoảng 94,5% các bà mẹ không nắm được lợi ích củabiện pháp da kề da (45)
1.5 Thông tin địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa được tiếp quản sau năm 1976 của TrungTâm y tế toàn khoa, sau năm 1989 tách ra là bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Bệnhviện nay là Bệnh viện Hạng I, trực thuộc Sở Y Tế tỉnh Khánh Hòa từ năm 2007 chođến nay Khoa Phụ sản Bệnh viện là tuyến cuối chuyên ngành Sản Phụ khoa, có chứcnăng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa; chỉ đạo, tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn thành phố
và tỉnh Khánh Hòa ; tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế theo qui định của pháp luật.Bệnh viện gồm có Ban giám đốc, 09 phòng chức năng, 20 khoa lâm sàng, 04 Trungtâm ( TT Chấn thương chỉnh hình- Bỏng, Trung Tâm Tim Mạch can thiệp, Trung TâmĐào Tạo và Chỉ đạo tuyến BV, Trung Tâm Dịch vụ Y tế), 08 khoa cận lâm sàng vớitổng số giường kế hoạch là 1200 nhưng giường thực kê là 1530 Nhân sự của bệnh việnhiện có 1495 CNVC- LĐ gồm : 01 Phó Giáo sư TS, BS ; 05 Tiến sĩ Y Khoa, 40 BSCKII, 130 Ths, BS CKI ; bác sĩ; BS Đa khoa : 80 ; 650 Đ D/ HS, KTV vv Trungbình mỗi ngày bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện khoảng 1350 – 1450 và số lượngbệnh nhân đến khám khoảng 1500
Trang 23Hiện nay tổng số nhân lực của khoa Phụ sản gồm có 61 CBVC- LĐ trong đó :
06 BS CKII sản phụ khoa, 07 BS CKI, ThS BS Sản Phụ khoa, 05 BS Đa khoa, 25CNHS và 08 NHS CĐ và 01 HSTH
Trong suốt những năm qua tập thể khoa không ngừng học tập cố gắng và hoànthiện về trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân, cũng như cơ sở vật chất, nhằm mụcđích hướng tới sự hài lòng của người bệnh Đặc biệt bệnh viện triển khai được nhiều kỹthuật mới như lĩnh vực sản khoa
Trong năm 2021 theo báo cáo thống kê tổng số khám thai 4300 ca, tổng số đẻcủa khoa gồm có ( 5558 ca đẻ thường và 2250 ca mổ đẻ) trong đó có 02 phòng đẻ 05giường đẻ Trung bình mỗi năm, bệnh viện đỡ đẻ cho khoảng 7000- 8000 trẻ sơ sinh
Tuy vậy, Qua đánh giá và theo dõi thường kỳ của khoa, việc tuân thủ qui trìnhCSTYBM-TSS của các cán bộ y tế còn chưa đồng đều và nhiều bất cập do số lượngbệnh nhân đông, thiếu tập huấn cho các cán bộ y tế (CBYT) mới vào viện, sự chủ quancủa các CBYT chỉ ước lượng thực hiện trong các đợt kiểm tra nên không chính xác,Cho đến nay tại khoa Phụ sản , hiện chưa có báo cáo đề tài đánh giá tổng quan cũngnhư báo cáo phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thực hiện thủ quy trìnhCSTYBM-TSS sau đẻ thường tại bệnh viện
Thực hiện theo Quyết định 4673/QĐ- BYT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ
Y tế về việc tài liệu hướng dẫn chuyên môn Chăm sóc Thiết yếu bà mẹ- trẻ sơ sinhtrong và ngay sau đẻ Bệnh viện xây dựng và ban hành thực hiện theo quy trình này.Tuy nhiên để tìm hiểu việc thực hiện và thực hành đúng quy trình Chăm sóc Thiết yếu
bà mẹ- trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ một cách toàn diện , không cách ly mẹ trong 90phút đầu sau sinh, tư vấn bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn khi trẻ có các dấu hiệuđòi bú mà nhân viên y tế không hướng dẫn mà chuyển sang cho trẻ bú sữa công thức
Do vậy đề tài này rất cần thiết nên nghiên cứu với kỳ vọng giúp cho người bệnh hưởngnhiều lợi ích từ quy trình này, giúp cho bệnh viện và các nhân viên y tế thực hiệnnghiêm túc ngày càng hiệu quả hơn tránh các tai biến, biến chứng, chảy máu cho bà mẹsau sinh, trẻ sơ sinh thiếu sắt sau sinh
Trang 242.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu định lượng
Qui trình chăm sóc thiết yếu
bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường (theo Quyết định 4673/QĐ - BYT)
- Chuẩn bị trước sinh: Kiểm tra nhiệt độ phòng, rửa tay (lần 1), đặt lên bụng mẹ miếng vải khô, chuẩn bị khu hồi sức sơ sinh, kiểm tra túi và mặt nạ, kiểm tra bóng hút trên bàn đẻ, rửa tay lần 2, đeo 2 lần găng tay, chuẩn bị dụng cụ kẹp
- cắt rốn, kiểm tra đủ điều kiện rặn đẻ.
- Các bước tiến hành ngay sau đẻ: Đọc to thời điểm sinh, lau khô, giới tính
- Các bước tiếp theo cần thực hiện (Tiếp xúc da kề
da, tiêm bắp oxytocin, kẹp dây rốn muộn, kéo dây rốn có kiểm soát, xoa đáy
tử cung và cho bú sớm)
Yếu tố thuộc về Bà mẹ
- Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi,
giới tính, học vấn, thu nhập, khu vực
sống, BHYT
- Tiền sử thai nghén: Tuổi thai, số
lần sinh, từng gặp tai biến trong những
lần sinh trước
- Sức khỏe của mẹ và con khi
mang thai
Yếu tố thuộc về Hộ sinh
- Tuổi, giới, chuyên môn, nghiệp
vụ; Thời gian công tác
- Kiến thức, thái độ và kỹ năng
- Áp lực công việc, đào tạo
chuyên môn, môi trường làm việc
Yếu tố thuộc về Bệnh viện
- Công tác quản lý và điều hành:
Chính sách, văn bản, theo dõi và giám
sát, tập huấn, đào tạo, chế tài khen
thưởng – kỷ luật
- Nhân lực: Số lượng, chất lượng, cơ
cấu, áp lực công việc
- Cơ sở vật chất, thuốc và trang
thiết bị: Số phòng, giường, dụng cụ,
vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu
- Hệ thống thông tin, giám sát và
đánh giá: Hoạt động giám sát và hệ
thống báo cáo
Trang 252.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng và định tính theo trình tự, trong đó: + Nghiên cứu định lượng và định tính được thực hiện trước nhằm trả lời mụctiêu 1 là mô tả Tuân thủ Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngaysau đẻ thường của Hộ sinh
+ Sau khi có kết quả sơ bộ của mục tiêu 1 tiến hành nghiên cứu định tính nhằmtrả lời mục tiêu 2 về Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng trong việc tuân thủ quy trìnhchăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường của Hộ sinh
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2022 đến hết tháng 10 năm 2023
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phụ sản, Bệnh viện Bệnh viện đa khoa tỉnhKhánh Hòa
Trang 262.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng
Quan sát Hộ sinh đỡ đẻ thường bằng bảng kiểm:
Sử dụng công thức ước tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ để xác định số lượng ca
đẻ cần quan sát:
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu cần có
p = Tỷ lệ ca đẻ mà bà mẹ, trẻ sơ sinh được chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau
đẻ theo đúng qui trình p được lấy theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thùy Trang(2019) tại Bệnh viện Phụ Sản Quảng Ninh cho kết quả có 63,5% số ca đẻ thường đượcthực hiện đầy đủ các bước chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ(7) Theo đó p =0,63
d= 0,07 là độ chính xác tuyệt đối mong muốn
Z(1-α/2) = 1,96 (α = 0,05, với độ tin cậy 95%)
Thay vào công thức ta được n = 183 là số ca đẻ cần quan sát Dự kiến 10% các
ca đẻ có thể bị lỗi khi thực hiện quan sát, nghiên cứu dự kiến triển khai quan sát 201 ca
đẻ Dự kiến mỗi ngày sẽ quan sát từ 4-5 ca đẻ thường trong thời gian từ 8-17h00, từthứ 2 cho đến thứ 6 hàng tuần Chúng tôi sẽ chọn ngẫu nhiên ca đẻ chẵn và lẻ theongày chẵn và lẻ thực hiện thu thập số liệu tương ứng Cụ thể, ngày chẵn sẽ chọn các ca
đẻ 2, 4, 6, 8 và 10 Còn ngày lẻ sẽ chọn các ca đẻ có số thứ tự 3, 5, 7, 9 và 11
2.4.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính
Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm) với 16 đối tượng, trong đó:
)1
(
d
p p
Z
Trang 27o 01 cuộc phỏng vấn sâu Trưởng Phòng Điều dưỡng Bệnh viện.
o 01 cuộc phỏng vấn sâu Trưởng Khoa Phụ Sản
˗ 12 đối tượng tham gia 02 cuộc thảo luận nhóm bao gồm:
o 01 cuộc thảo luận nhóm với các trưởng, phó tua trực nhóm hộ sinh thựchiện ca đỡ đẻ (06 người)
o 01 cuộc thảo luận nhóm với toàn bộ các hộ sinh thực hiện ca đỡ đẻ (06
hộ sinh/cuộc)
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Thu thập thông tin định lượng
Công cụ thu thập số liệu: Dựa trên bảng kiểm bộ công cụ của Bộ Y tế theoHướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành năm 2009;Quyết định 2718/QĐ-BYT, ngày 02/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế, hướng dẫn gói dịch
vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu; Quyết định 4673/QĐ-BYT, ngày 10/11/2014, của Bộtrưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn Chăm sóc thiết yếu bà
mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ (Phụ lục 1)
Điều tra viên (ĐTV) bao gồm 02 cán bộ là 02 hộ sinh thuộc khoa Phụ sản.Trước khi thu thập, ĐTV đều được tập huấn và quan sát thử 2 ca sinh thường để thốngnhất cách làm Bộ công cụ là bảng kiểm quan sát soạn sẵn để thu thập dữ liệu (dựa trênQuyết định 4673/QĐ-BYT năm 2014, của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệuhướng dẫn chuyên môn Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.Trước khi thu thập, nghiên cứu sẽ xin ý kiến đồng ý triển khai của lãnh đạo Bệnh viện
và Khoa phụ sản Sau đó thông báo việc thực hiện tới toàn bộ cán bộ trong Khoa
Phương pháp thu thập số liệu:
Bước 1: Hàng ngày phòng sinh sẽ thông báo cho ĐTV về ca sắp đẻ, ĐTV đếnphòng đẻ chờ và thực hiện nhiệm vụ quan sát Một ca đẻ thường kéo dài khoảng 2 giờnên mỗi ngày sẽ lựa chọn 3-4 ca đẻ thường/ 8-10 ca đẻ thường trung bình 1 ngày củabệnh viện chọn theo đúng tiêu chuẩn lựa chọn thời gian từ 7-20 h00, từ thứ 2 cho đếnthứ 6 hàng tuần
Trang 28Bước 2: Việc quan sát ca đẻ, ĐTV đứng tại một góc của phòng sinh để giảmthiểu ảnh hưởng tới việc thực hiện quy trình chuyên môn của êkip Việc chấm điểmdựa trên bảng kiểm chi tiết Thời gian quan sát dự kiến thực hiện liên tục từ tháng4/2023 đến tháng 7/2023 cho đến khi đủ 201 ca đẻ như dự kiến.
2.5.2 Thu thập thông tin định tính
Phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện/Phòng chức năng, lãnh đạo khoa Phụsản
- Điều tra viên thu thập trực tiếp các thông tin hộ sinh (tuổi, thâm niêncông tác, trình độ chuyên môn, đào tạo về CSTY) từ lãnh đạo khoa
- Phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện phụ trách ngoại- sản, trưởng PhòngKHTH, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa Phụ sản tại phòng làm việc, trình bày mụcđích phỏng vấn, cung cấp thông tin nội dung cuộc phỏng vấn, ghi nhận sự đồng ý thựchiện ghi chép kết quả và ghi âm trước khi thực hiện
- Công cụ thu thập: Sổ, bút, máy ghi âm ghi, phiếu điều tra…
Thảo luận nhóm với hộ sinh
- Nghiên cứu viên nêu mục đích nghiên cứu, bảo mật thông tin, ghi nhận
sự đồng ý tham gia thảo luận
- Nghiên cứu viên nêu từng chủ đề nội dung gợi ý thảo luận, nghiên cứuviên khác tổng hợp ghi ý kiến thảo luận, ghi âm nếu có
- Đọc lại ghi chép kết quả thảo luận và ghi nhận sự thống nhất của cácthành viên tham gia
Công cụ thu thập số liệu :
- Phiếu phỏng vấn kiến thức của Hộ sinh về Quy trình Chăm sóc thiết yếu
bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ
- Phiếu Điều tra thu thập số liệu về nhân lực và đào tạo, cơ sở vật chất,trang thiết bị, thuốc để thực hiện Chăm sóc thiết BM-TSS trong và ngay sau đẻ (Phụlục1)
- Phiếu bảng kiểm quan sát qui trình Chăm sóc thiết yếu BM-TSS trong và
Trang 29- Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo, cán bộ liên quan EENC (Phụ lục3).
- Phiếu thảo luận nhóm (Phụ lục 4)
- Bản hướng dẫn nội dung thảo luận nhóm CBYT tham gia đỡ đẻ (Phụ lục5)
o Trong khi sinh (12 biến số): Kỹ thuật đỡ đầu, đỡ vai, đỡ mông và chi
o Các việc cần làm ngay sau khi sinh (18 biến số): đọc to thời điểm sinh, giới tính, lau khô cho trẻ, cho trẻ tiếp xúc da kề da, tiêm bắp oxytocin cho
mẹ, kéo dây rốn có kiểm soát, tư vấn cho mẹ về những dấu hiệu đòi bú của trẻ…
Bảng 2.1 Các biến số của nghiên cứu định lượng
A Các thông tin chung về hộ sinh tham gia đỡ đẻ
A1 Tuổi
Tuổi của đối tượng nghiên cứu tính đến năm 2021 theoCMTND/CCCD
Liên tục Phỏng vấn/ Số
liệu thứ cấp A2 Trình độ chuyên
môn
Trình độ chuyên môn được đào tạo cao nhất của đối tượng nghiên cứu tính đến
Định danh
Phỏng vấn/ Số liệu thứ cấp
Trang 30thời điểm hiện tại
A3 Thời gian công
tác tại khoa Sản
Số năm công tác được tính bằng năm hiện tại trừ đi năm bắt đầu công tác tại khoa Sản
Liên tục
Phỏng vấn/ Số liệu thứ cấp
Biến số thực trạng tuân thủ quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong
và ngay sau đẻ của hộ sinh.
B Chuẩn bị trước sinh
B1 Kiểm tra nhiệt
độ phòng
Kiểm tra nhiệt kế treo trongphòng đúng nhiệt độ chưa Phân loại
Bảng kiểm quan sát
B2 Rửa tay (lần thứ
nhất)
Rửa tay lần đầu tiên theo đúng 6 bước trong quy trình rửa tay
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
B3 Đặt lên bụng mẹ
miếng vải khô
Hộ sinh lấy tấm ga vô khuẩn (đã được hấp, sấy)
mở và trải lên bụng sản phụ
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
B4 Chuẩn bị khu
hồi sức sơ sinh
Hộ sinh chuẩn bị máy hút, ống hút, nhớt, bóng, mặt
nạ, dây dẫn oxy, kiểm tra oxy
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
B5 Kiểm tra túi và
mặt nạ
Hộ sinh dùng 1 tay bịt kín mặt nạ và bóp xem van đầuAmbu có nảy không, có hở hay dãn không; bóng bóp
có hơi và có bị thủng không
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
B6 Kiểm tra bóng
hút trên bàn đẻ
Hộ sinh bật máy hút và thử bằng ống hút xem có áp lựchút chân không không
Phân loại Bảng kiểm
quan sátB7 Rửa tay (lần thứ Rửa tay lần đầu tiên theo Phân loại Bảng kiểm
Trang 31trình rửa tay
B8 Đeo 2 lần găng
tay
Hộ sinh đeo 2 đôi găng tay
vô khuẩn (đeo từng đôi một)
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
B9 Chuẩn bị dụng
cụ kẹp, cắt rốn
Hộ sinh sắp xếp kẹp rốn, panh, kéo theo thứ tự: kéo cắt tầng sinh môn- bơm tiêm oxytocin đã có thuốc-
bộ cắt rốn( 2 phanh, 1 kéo,
1 kẹp rốn)- gạc vô khuẩn- bát đựng thuốc sát khuẩn – chỉ khâu tầng sinh môn
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
B10 Kiểm tra đủ điều
kiện rặn đẻ
Hộ sinh đứng đỡ đẻ khi thấy sản phụ có cơn rặn TSM căng dãn trắng, chỏm đầu thập thò thì đỡ bé
Phân loại Bảng kiểm
khăn vô khuẩn)
Dùng 1 tay giữ tầng sinh môn qua 1 miếng gạc (hoặckhăn vô khuẩn
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
C2
Hai ngón 2 và 3
của tay kia vít
chỏm cho đầu cúi
hơn
Hai ngón 2 và 3 của tay kiavít chỏm cho đầu cúi hơn Phân loại
Bảng kiểm quan sát
C3 Khi chỏm đã lộ ra
khỏi âm hộ, 1 bàn
tay ôm lấy chỏm
hướng lên trên để
các phần trán,
mắt, mũi, mồm,
cằm chui ra Khi
làm các thao tác
Khi chỏm đã lộ ra khỏi âm
hộ, 1 bàn tay ôm lấy chỏm hướng lên trên để các phần trán, mắt, mũi, mồm, cằm chui ra Khi làm các thao tác này nói bà mẹ không rặn nữa (thổi mạnh và
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
Trang 32Tay kia vẫn giữ
tầng sinh môn cho
Chờ cho đầu thai
nhi tự xoay, người
đỡ đẻ mới giúp nó
xoay tiếp cho
chẩm sang hẳn 1
phía (trái ngang
hay phải ngang)
Chờ cho đầu thai nhi tự xoay, người đỡ đẻ mới giúp
nó xoay tiếp cho chẩm sanghẳn 1 phía (trái ngang hay phải ngang)
Phân loại Bảng kiểm
Phân loại Bảng kiểm
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
Trang 33vai trước sổ.
D4
Để đỡ vai sau, 1
bàn tay ôm lấy
đầu thai nhi cho
gáy thai nằm giữa
ngón 1 và 2 để
kéo đầu lên trên
Để đỡ vai sau, 1 bàn tay ôm lấy đầu tan hi cho gáy thai nằm giữa ngón 1 và 2 để kéo đầu lên trên
Phân loại Bảng kiểm
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
E Kỹ thuật đỡ mông và chi thai
E1
Tay giữ gáy thai
khi đỡ vai sau vẫn
nguyên, tay giữ
và chi dưới của thai
Phân loại Bảng kiểm
mông Thai được
giữ theo tư thế
nằm ngang
Khi đến bàn chân của thai thì nhanh chóng bắt lấy để cho bàn chân nằm giữa khecác ngón 2,3,4 của tay đỡ mông Thai được giữ theo
Phân loại Bảng kiểm
quan sátF2 Lau khô người Lau khô bằng tấm ga vô Phân loại Bảng kiểm
Trang 34của bé có được
bắt đầu trong
vòng 5 giây sau
khi đẻ
khuẩn đã trải sẵn trên bụng
mẹ trong 5 giây đầu ngay sinh
Phân loại Bảng kiểm
Phân loại Bảng kiểm
Phân loại Bảng kiểm
Hộ sinh sau khi đỡ 1 thai
ra, dùng tay kiểm tra bụng sản phụ xem còn thai khác không
Phân loại Bảng kiểm
Phân loại Bảng kiểm
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
Trang 35Phân loại Bảng kiểm
để trên bụng sản phụ đẩy tử
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
Trang 36Phân loại Bảng kiểm
cứ 15 phút 1 lần trong 2 giờđầu sau đẻ
Phân loại Bảng kiểm
quan sát
F17 Kiểm tra rau:
khi tử cung co
tốt và không có
dấu hiệu chảy
Hộ sinh xoa đáy thấy tử cung co tốt, không chảy máu, tiến hành kiểm tra bánh rau xem có đủ các
Phân loại Bảng kiểm
quan sát