Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn học Hành Vi Tổ Chức, chúng em đãnhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy.Thầy đã giúp chúng em tích lũy
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng tập trung đo lường và tổng hợp kết quả thông qua các con số, số liệu, và kết quả chính xác thu thập từ điều tra và khảo sát Nó cho phép sử dụng các phương tiện thu thập và thống kê số liệu cụ thể, kết hợp với các đại lượng đo lường để kiểm định giả thiết Từ đó, nghiên cứu định lượng tạo ra dữ liệu định lượng hỗ trợ kết quả và luận điểm nghiên cứu.
Công cụ thu nhập dữ liệu, các biến số, các tài liệu :
Công cụ thu nhập dữ liệu : Bảng hỏi
- Biến phụ thuộc : Năng suất lao động
- Biến độc lập : Thái độ, Kỹ năng
- Dữ liệu từ bảng hỏi
- Tài liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
- Phần mềm thống kê SPSS
Quy trình chọn mẫu nghiên cứu :
- Chọn mẫu nghiên cứu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi
- Đường link bảng câu hỏi được gửi tới các đối tượng khảo sát qua tin nhắn
Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa về mặt lý luận Để tìm hiểu các yếu tổ ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên kế toàn khu vực TP.Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã tổng quan các vấn đề lý thuyết liên quan và đưa ra một mô hình nghiên cứu phù hợp Trong đó hai yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là thái độ và kỹ năng của người lao động. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Nghiên cứu giúp các doanh nghiệp có thể hiểu và đánh giá năng suất lao động của nhân viên kế toán Dựa trên kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp có thể có các giải pháp, lập ra các kế hoạch và chiến lược để tăng cường năng suất lao động cho nhân viên của mình.
Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài gồm 3 chương chính :
Chương 1 : Cơ sở lý luận mà mối liên hệ của thái độ, kỹ năng đến năng suất lao động. Chương 2 : Thực trạng năng suất lao động và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thái độ, kỹ năng đến năng suất lao động của nhân viên kế toán khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động của nhân viên kế toán khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỐI LIÊN HỆ CỦATHÁI ĐỘ, KỸ NĂNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Giới thiệu
1.1.1 Năng suất lao động là gì ?
- Theo C.Mác: Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định Được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó.
- Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật: Nó dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động của mỗi công nhân
T Trong đó: - W là mức năng suất lao động của mỗi người lao động
- Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật
- T là tổng số lao động
1.1.2 Tầm quan trọng của năng suất lao động
- Tăng hiệu quả và lợi nhuận: Năng suất lao động giúp tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo sự tối ưu hóa nguồn lực Khi lao động làm việc hiệu quả hơn, doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều hơn trong một đơn vị thời gian và đạt được lợi nhuận cao hơn.
- Tăng cường cạnh tranh và phát triển bền vững: Năng suất lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao cạnh tranh của một doanh nghiệp Khi sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có khả năng giảm chi phí và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cả cạnh tranh hơn, thu hút khách hàng và xây dựng thế mạnh trên thị trường Điều này giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra cơ hội mở rộng thị trường
Nâng cao năng suất lao động đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ Khi nhân viên làm việc hiệu quả, họ có thể dành nhiều thời gian hơn để cải tiến quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín với khách hàng và đạt được sự hài lòng từ thị trường.
- Tạo thuận lợi cho đầu tư và mở rộng: Năng suất lao động cung cấp một môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và mở rộng doanh nghiệp Khi doanh nghiệp có năng suất lao động cao, nó có thể hấp dẫn nguồn vốn và đối tác kinh doanh Điều này giúp tạo ra cơ hội mở rộng và phát triển thị trường mới.
1.1.3 Các học thuyết về năng suất lao động
Theo lý thuyết phân công lao động của Adam Smith, khi công nhân tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, năng suất lao động sẽ tăng cao Lý do là vì công nhân có thể tiết kiệm thời gian lãng phí trong việc chuyển đổi giữa các nhiệm vụ và có thể tập trung rèn luyện kỹ năng cho một công việc cụ thể, dẫn đến hiệu quả và năng suất cao hơn.
- Lý thuyết Taylor về quản lý khoa học: Được đề xuất bởi Frederick Taylor, lý thuyết này tập trung vào phân tích công việc và tối ưu hóa quy trình làm việc để tăng năng suất lao động Taylorism coi năng suất lao động là kết quả của phân công công việc, chuẩn hóa quy trình và sự kiểm soát chặt chẽ.
Thí nghiệm Hawthorne tại Western Electric vào thập niên 1920-1930 đã chứng minh năng suất làm việc không chỉ phụ thuộc vào điều kiện vật chất, kỹ thuật mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động Khám phá này đặt nền tảng cho sự quan tâm đến yếu tố con người, tăng cường sự tham gia của nhân viên trong quá trình làm việc, mở ra một hướng tiếp cận mới trong quản lý nhân sự, tập trung vào các yếu tố con người trong môi trường làm việc.
Lý thuyết của Solow về năng suất lao động nhấn mạnh sự ảnh hưởng chủ yếu của năng suất lao động đối với tăng trưởng kinh tế lâu dài Nhà kinh tế Robert Solow khẳng định rằng năng suất lao động đóng góp đáng kể vào thu nhập và sự tiến bộ xã hội Tốc độ tăng trưởng năng suất được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy gia tăng sản lượng, cải thiện mức sống và thúc đẩy sự phát triển tổng thể của một nền kinh tế.
- Lý thuyết neoclassical về năng suất lao động: Lý thuyết neoclassical kết hợp các yếu tố sản xuất, bao gồm lao động, vốn và công nghệ, để giải thích năng suất và tăng trưởng kinh tế Mô hình neoclassical cho rằng năng suất lao động phụ thuộc vào nhân tố kỹ thuật, đầu tư vốn, sự tiến bộ công nghệ và cơ chế thị trường.
- Thuyết nhu cầu Maslow: là một trong những lý thuyết tâm lý học được sử dụng và ứng dụng một cách rộng rãi đến tận bây giờ cho hầu hết các lĩnh vực trong học tập và thực tiễn Theo Maslows, các nhu cầu gồm 5 bậc Gồm các nhu cầu sinh lý, an toàn, các nhu cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được thể hiện bản thân Việc nhu cầu được thỏa mãn và được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn Như vậy người lao động sẽ có động lực làm việc một cách tích cực, chủ động và mang lại kết quả, năng suất lao động cao.
Thái độ và ảnh hưởng của thái độ tới năng suất lao động
Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với các giá trị, thể hiện qua hành vi, cảm xúc và lời nói, cử chỉ, hành vi, nét mặt Những biểu hiện này phản ánh các phản ứng, cảm xúc và đánh giá của cá nhân về thế giới xung quanh.
- Theo giáo trình Hành vi tổ chức của Trường ĐH Giao Thông Vận Tải (2016), hầu hết các nghiên cứu đều quan tâm đến 3 loại thái độ sau :
+ Hài lòng với công việc: người hài lòng với công việc sẽ có thái độ làm việc tích cực và người không hài lòng với công việc sẽ có thái độ tiêu cực.
+ Gắn bó với công việc: được định nghĩa như là một mức độ qua đó một người nhận biết công việc của mình, tích cực tham gia vào công việc và ọ cho rằng kết quả thực hiện công việc là quan trọng cho chính bản thân mình Như vậy sự gắn bó với công việc càng cao sẽ làm giảm tỉ lệ vắng mặt và tỉ lệ thôi việc
+ Cam kết với tổ chức: thể hiện mức độ một nhân viên gắn bó chặt chẽ với tổ chức và các mục tiêu của tổ chức, mong muốn luôn là thành viên của tổ chức. Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa cam kết với tổ chức và sự vắng mặt hay tỷ lệ thuyên chuyển
1.2.2 Mối liên hệ giữa yếu tố thái độ và năng suất lao động
- Thái độ của nhân viên có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động của họ Một thái độ tích cực có thể giúp tăng năng suất lao động, trong khi một thái độ tiêu cực có thể giảm năng suất lao động Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, chẳng hạn như mức lương, điều kiện làm việc và sự hài lòng với công việc.
THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đặc điểm phát triển kinh tế
- Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao
Mặc dù phải đối mặt với những thách thức của dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực nhờ các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả song song với việc phát triển kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 tuy thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong hoàn cảnh ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, đây vẫn là một thành công, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
- Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD),đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á(sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷUSD) Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm,sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 Đối mặt với tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm trước.
- Sang năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ với GDP dự kiến tăng 6,5% Trước đó, tháng 10/2020, IMF cũng dự báo, năm 2020, GDP của Việt Nam sẽ tăng 1,6% Quy mô GDP Việt Nam là 340,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Đông Nam Á (vượt Singapore với 337,5 tỷ USD) Tới năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 5.211,90 USD Đứng trước bối cảnh đó, các quốc gia đã có những nỗ lực để phục hồi nền kinh tế và bảo đảm sức khỏe, an sinh xã hội đối với người dân. Hiệu quả của các nỗ lực này được thể hiện khi năm 2021 kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng trở lại.
Một số vấn đề nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2021:
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế do đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất linh hoạt, thúc đẩy các tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi kinh tế Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2020 Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
2016 Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm 2020 Tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới.Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi, vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.
- Năm 2022, tình hình tiếp tục khả quan hơn so với quý IV.2021 khi có tới 81,7% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn và giữ ổn định Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tốt từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 thích ứng an toàn, linh hoạt với đại dịch COVID-19 Đặc biệt với thời điểm giá xăng dầu tăng cao ngất ngưởng “ đánh mạnh” vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam,giá xăng dầu tăng cao làm GDP giảm Với tình hình thế giới đang biến động do xung đột Ukraine – Nga còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại song phương của Việt
Nam đối với 2 nước trên, khiến lạm phát tăng cao và Việt Nam phải chịu nhiều áp lực về kinh tế.
- Năm 2023, được đánh giá là một năm tiếp tục có nhiều thách thức với Việt Nam, xuất siêu tới 11,2 tỷ USD Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt kỷ lục trên 732,5 tỷ USD và Việt Nam xuất siêu tới 11,2 tỷ USD Đây là một kết quả rất đáng mừng Kinh tế vượt 14/15 chỉ tiêu Năm 2022, kinh tế Việt Nam phát triển khá toàn diện, đạt và vượt kế hoạch 14/15 chỉ tiêu kinh tế xã hội được Quốc hội giao Theo một số chuyên gia, bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, nếu đầu tư công - động lực tăng trưởng của nền kinh tế được giải ngân nhanh hơn Bởi giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%.Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% Trước tình hình nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống lớn giảm sút đơn hàng do kinh tế suy giảm, giới chuyên gia đánh giá Việt Nam sẽ cần tập trung nỗ lực khai thác các lực đẩy khác từ tiêu dùng nội địa và thị trường mới.
Thực trạng năng suất lao động của nhân viên kế toán tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Năng suất lao động chung của nền kinh tế
- Năng suất lao động theo giá hiện hành đã tăng từ mức 70 triệu đồng/lao động của năm 2011 lên mức 150,1 triệu đồng/lao động vào năm 2020 Năng suất lao động năm 2020 gấp 2,1 lần năm 2011, trong giai đoạn 2011-2020 trung bình mỗi năm năng suất lao động của Việt Nam tăng khoảng 8,9 triệu đồng/lao động.
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2021 - năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, năng suất lao động của Việt Nam tăng đột biến từ 150,1 triệu đồng/lao động của năm 2020 lên mức 172,8 triệu đồng/lao động, cao hơn 22,7 triệu đồng/lao động so với năm 2020; đến năm 2022 năng suất lao động đạt 188 triệu đồng/lao động, tăng 15,2 triệu đồng/lao động so với năm 2021.
- Tốc độ tăng năng suất lao động trong giai đoạn vừa qua của kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể.
- Bình quân giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động theo giá hiện hành đạt 5,29%; trong đó bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 4,53%; bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 6,05%, vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW, khóa XII là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 cao hơn 5,5%.
- Năm 2021, tốc độ tăng năng suất lao động chỉ đạt 4,6% so với năm 2020 (nếu tính cả lao động làm các công việc tự sản tự tiêu thì chỉ tăng 2,9%) do kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 làm cho tăng trưởng GDP năm 2021 chỉ đạt 2,56% trong khi lao động dần quay trở lại làm việc sau giãn cách xã hội.
Mặc dù kinh tế năm 2022 đạt mức tăng trưởng khá 8,02% nhưng năng suất lao động lại chỉ tăng 4,7% so với năm trước Bình quân hai năm 2021-2022, năng suất lao động chỉ tăng 4,65%/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 6,5% được đặt ra trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
- Nghĩa là để đạt được mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 thì bình quân ba năm 2023-2025, mỗi năm năng suất lao động cần phải tăng khoảng 7,8% Đây là thách thức lớn đối với kinh tế Việt Nam vì thực tiễn quá trình phát triển đất nước cho thấy việc đẩy mạnh tốc độ tăng năng suất lao động có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
2.2.2 Năng suất lao động theo loại hình kinh tế
- Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020, NSLĐ của khu vực kinh tế Nhà nước tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2019 có tốc độ tăng cao nhất đạt 9,5% NSLĐ khu vực kinh tế Nhà nước tăng liên tục và cao nhất trong các loại hình kinh tế, nguyên nhân chủ yếu là:
+ Thứ nhất, Chính phủ đã thành công trong việc thực hiện chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), chỉ giữ lại những DNNN hoạt động có hiệu quả
Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giữ lại sở hữu thông thường là doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn, sở hữu tiềm lực về khoa học công nghệ và vốn sản xuất kinh doanh dồi dào Những doanh nghiệp này có khả năng tạo ra năng suất lao động (NSLĐ) cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
- Bình quân giai đoạn 2016-2020 khu vực doanh nghiệp Nhà nước có 2.299 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, chiếm 0,4% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, giảm 26,2% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; thu hút gần 1,1 triệu lao động, chiếm 7,9% tổng số lao động, giảm 23,4% với vốn sản xuất kinh doanh đạt 9,4 triệu tỷ đồng, chiếm 24,5% và tăng 55,2%.
2.2.2.2 Kinh tế ngoài Nhà nước
- NSLĐ của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn có xu hướng tăng; tốc độ tăng
NSLĐ bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 6,1%/năm và là khu vực kinh tế có tốc độ tăng NSLĐ cao thứ hai trong ba loại hình kinh tế.
Trong khi số lượng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả ngoài nhà nước cao nhất, với 96,7% tổng số doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020, thì giá trị tuyệt đối về lao động khu vực này lại thấp hơn nhiều so với Nhà nước và FDI Cụ thể, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ chiếm 29,1% và 24,6% lao động so với FDI và Nhà nước Dù vậy, khu vực ngoài nhà nước vẫn thu hút lực lượng lao động lớn nhất đạt 60,1% tổng lao động, tăng 25,2% so với giai đoạn trước.
- Dù được coi là động lực chính của nền kinh tế nhưng việc nâng cao NSLĐ khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay gặp hạn chế do phần lớn doanh nghiệp tư nhân vẫn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đa số đều thiếu vốn, thiếu lao động có kỹ năng, khó tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, khó tham gia, học hỏi từ chuỗi giá trị do các doanh nghiệp FDI dẫn dắt…
2.2.2.3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- Khu vực FDI có NSLĐ cao thứ hai trong ba khu vực kinh tế, năm 2020 NSLĐ theo giá hiện hành đạt 339,9 triệu đồng/lao động, gấp 1,3 lần năm 2011 Tuy vậy, tốc độ tăng NSLĐ khu vực FDI luôn thấp nhất trong các loại hình kinh tế Bình quân giai đoạn 2011-2020, NSLĐ khu vực FDI giảm 1,8%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 5,3%/năm của NSLĐ toàn nền kinh tế; 6,1%/năm của khu vực ngoài Nhà nước và 6,3%/năm của khu vực Nhà nước Tốc độ tăng NSLĐ khu vực FDI đa số đều giảm, trong đó năm 2011 giảm mạnh nhất (giảm 11,5%); năm 2014 giảm 4,9% và năm 2017 giảm 4,6%.
2.2.3 Năng suất lao động của khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
- Vùng KTTĐ phía Nam có vị trí địa kinh tế độc đáo, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không Vùng có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước Theo giá hiện hành, NSLĐ của cả vùng năm
2011 đạt 138,7 triệu đồng/lao động đến năm 2015 đạt 172,6 triệu đồng/lao động và lên đến 236,6 triệu đồng/ lao động vào năm 2020, cao hơn 3,4 triệu đồng/lao động so với NSLĐ của vùng KTTĐ Bắc Bộ và cao hơn 86,5 triệu đồng/lao động so với NSLĐ của cả nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên kế toán khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
Hài lòng với công việc
- Khi nhân viên kế toán hài lòng trong công việc, họ có xu hướng năng động, tích cực và tận tụy hơn với công việc, từ đó mà năng suất lao động của họ đạt được ở mức cao Trong khi ngược lại những người không hài lòng với công việc họ sẽ không cam kết, thường xuyên vắng mặt cũng như khả năng nghỉ việc cao hơn
Khi nhân viên kế toán cảm thấy hài lòng với công việc, thái độ tích cực của họ sẽ lan tỏa sang các đồng nghiệp, tạo nên môi trường làm việc năng lượng Nhân viên kế toán có thể thúc đẩy động lực và tinh thần làm việc hiệu quả, góp phần vào sự thành công chung của tập thể doanh nghiệp.
Gắn bó với công việc:
- Đây là mức độ mà nhân viên kế toán thường xuyên tích cực tham gia vào công việc và khả năng giải quyết vấn đề Nhân viên kế toán với tư duy tích cực có thể tìm ra cách giải trí cải tiến quy trình và công việc tối ưu hóa.
Những người có gắn bó với công việc thường có sự hài lòng cao đối với công việc mình đang làm Họ cảm thấy việc mình làm có ý nghĩa và đóng góp giá trị cho tổ chức Sự gắn bó này thúc đẩy họ làm việc có động lực hơn, cẩn thận hơn và tỷ lệ vắng mặt cũng sẽ giảm.
Cam kết với tổ chức:
- Đây là mức độ mà nhân viên kế toán gắn bó chặt chẽ với tổ chức, điều này làm cho nhân viên kế toán trở thành những người hợp tác tốt Họ có thể tương tác hiệu quả với đồng nghiệp, quản lý và khách hàng Sự tương tác tốt có thể giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Bên cạnh đó, việc cam kết với tổ chức giúp họ có thái độ tích cực và đam mê trong công việc Nhân viên kế toán có thái độ tích cực, họ sẽ khiến công việc trở nên thú vị và sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức để hoàn thành công việc tốt hơn.
- Kỹ năng lập kế toán cơ bản như kỹ năng tính toán, kiến thức về thuế và khả năng làm việc với phần mềm kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công việc kế toán một cách chính xác, xác thực và chất lượng Khi nhân viên kế toán có kỹ năng cao họ có khả năng làm việc tốt hơn và thể giảm thiểu sai sót.
- Kỹ năng tăng cường khả năng thực hiện công việc nhanh và hiệu quả giúp nhân viên kế toán có khả năng làm việc nhanh chóng và chính xác thường có hiệu suất cao hơn và có thể xử lý nhiều công việc trong thời gian ngắn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề là quan trọng trong công việc kế toán Nhân viên kế toán phải có khả năng phát hiện và giải quyết có vấn đề tài chính và kế toán Kỹ năng này giúp họ có thể xử lý các vấn đề phức tạp và chắc chắn được chia sẻ trong quá trình làm việc.
- Kỹ năng quản lý thời gian: nhân viên kế toán thường phải làm việc với nhiều dự án và mục tiêu cùng một lúc Kỹ năng quản lý thời gian giúp họ đạt được công việc ưu tiên, lập kế hoạch và đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn.
- Kỹ năng giao tiếp: Kế toán thường phải tương tác với đồng nghiệp, quản lý và khách hàng Kỹ năng giao tiếp giúp cho họ hiểu được yêu cầu và thông tin của những người khác, trao đổi thông tin một cách hiệu quả và tránh được những vấn đề khó hiểu.
Tự học và phát triển bản thân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kế toán Nhân viên kế toán cần có khả năng học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục để thích nghi với những thay đổi trong ngành Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất cá nhân mà còn góp phần vào hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Mô hình nghiên cứu
Hình 2.1 : Mô hình cấu trúc nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu:
- H01: Thái độ có ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên kế toán khu vực TP.Hồ Chí Minh
- H02: Kỹ năng có ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên kế toán khu vực TP.Hồ Chí Minh
2.4.2 Mô hình nghiên cứu chính thức
Hình 2.2 : Mô hình nghiên cứu chính thức
Từ cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu, đặt ra các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Hài lòng với công việc có sự tác động đến năng suất lao động. Giả thuyết H2: Gắn bó với công việc có sự tác động đến năng suất lao động. Giả thuyết H3: Cam kết với tổ chức có sự tác động đến năng suất lao động. Giả thuyết H4: Kỹ năng chuyên môn có sự tác động đến năng suất lao động Giả thuyết H5: Kỹ năng cơ bản có sự tác động đến năng suất lao động.
Kỳ vọng chiều tác động:
Hài lòng với công việc có sự tác động (thuận chiều) đến năng suất lao động. Gắn bó với công việc có sự tác động (thuận chiều) đến năng suất lao động. Cam kết với tổ chức có sự tác động (thuận chiều) đến năng suất lao động.
Kỹ năng chuyên môn có sự tác động (thuận chiều) đến năng suất lao động
Kỹ năng cơ bản có sự tác động (thuận chiều) đến năng suất lao động.
Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Tổng thể nghiên cứu: 68 nhân viên kế toán tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
- Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên
Dữ liệu khảo sát được thu thập thông qua bảng câu hỏi được tạo bằng Google Form.
Phần Nội dung Số câu
II Hài lòng với công việc 1
III Sự gắn bó với công việc 1
IV Sự cam kết với tổ chức 1
VI Kỹ năng xã hội 1
VII Năng suất lao động 1
Bảng 2.1 : Thiết kế công cụ khảo sát 2.5.1.3 Phân tích dữ liệu
- Sau khi thu thập được dữ liệu bắt đầu loại bỏ các phiếu điều tra không đạt yêu cầu, mã hóa các phiếu khảo sát về dạng số và tiến hành nhập dữ liệu.
- Dữ liệu sẽ được nhập, mã hóa, làm sạch, xử lý qua phần mềm SPSS với các bước:
B1: Thống kê mô tả mẫu trung bình, độ lệch chuẩn, tần số
B2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha
B3: Phân tích nhân tố khám phá EFA
B4: Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, tương quan pearson, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến.
2.5.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu
- Thang đo chính thức gồm có 2 biến độc lâ •p, 1 biến phụ thuộc với 5 biến quan sát là các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của nhân viên kế toán khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thang đo sử dụng trong mô hình là thang đo Likert 5 bậc được sử dụng cho nghiên cứu với mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5
Mã hóa Biến quan sát Nguồn
TĐ1 Hài lòng với công việc
Theo giáo trình Hành vi tổ chức của Trường ĐH Giao Thông Vận Tải (2016) TĐ2 Gắn bó với công việc
TĐ3 Cam kết với công việc
KN1 Kỹ năng chuyên môn
KN2 Kỹ năng cơ bản
Bảng 2.2: Thang đo nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
2.6.1 Thống kê mẫu mô tả
Thống kê theo giới tính
Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ thống kê theo giới tính
- Dựa vào biểu đồ cho thấy, số lượng nữ tham gia khảo sát là 48 chiếm 70,59%, trong khi đó số lượng nam tham gia khảo sát thì ít hơn với 20 mẫu khảo sát chiếm 29,41%.
Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ thống kê theo tuổi
- Qua biểu đồ này thì phần lớn là nhân viên kế toán tham gia khảo sát với độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi và còn lại là những nhân viên ở tuổi 18 – 25, tuổi 30 – 35 , tuổi 35 –
40 và một số ít những nhân viên kế toán kỳ cựu ở tuổi trên 40.
2.6.2 Thống kê mô tả thang đo
N Minimum Maximum Mean Std.Deviation
Bảng 2.3 : Thống kê mô tả các biến quan sát
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 22.0)
- Từ bảng trên ta có nhận xét: Tất cả các biến quan sát của 2 biến độc lập đều có điểm đánh giá nhỏ nhất là 1; điểm đánh giá cao nhất là 5: điểm đánh giá trung bình giao động từ 3.75 – 3.85; độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1 điều này cho thấy các câu trả lời của nhân viên kế toán không có sự chênh lệch nhau.
Thống kê mô tả biến “Thái độ”
Biểu đồ 2.3 : Thống kê mô tả biến “Thái độ”
( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 20.0 )
- Nhận xét : Các yếu tố ảnh hưởng từ thái độ có ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên kế toán tại Tp.HCM nhưng ở mức độ không lớn ( dưới 4) Trong đó yếu tố TD1 – Thái độ hài lòng với công việc là lớn nhất ( giá trị trung bình là 3,85).
Và hai yếu TD2 – Gắn bó với công viêc, TD3 – Cam kết với tổ chức là thấp nhất (giá trị trung bình là 3,84) Như vậy qua quá trình tìm hiểu thì thái độ hài lòng với công việc được nhân viên kế toán khảo sát là có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất lao động.
Thống kê mô tả biến “Kỹ năng”
Biểu đồ 2.4 : Thống kê mô tả biến “Kỹ năng”
( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 20.0 )
- Nhận xét: Các yếu tố ảnh hưởng từ kỹ năng có ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên kế toán tại Tp.HCM nhưng ở mức độ không lớn ( dưới 4) Trong đó yếu tố KN1 – Kỹ năng chuyên môn là lớn nhất ( giá trị trung bình là 3,85) Và yếu tố KN2 – Kỹ năng cơ bản là thấp nhất (giá trị trung bình là 3,75) Như vậy qua quá trình tìm hiểu thì kỹ năng chuyên môn được nhân viên kế toán khảo sát là có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất lao động.
2.6.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hệ số tin cậy Cronbach Alpha
- Các thang đo đạt độ tin cậy vì có kết quả hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6; hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.5 Như vậy, thang đo phù hợp sử dụng cho bước phân tích nhân tố khám phá (Hoang & Chu,2008)
2.6.3.1 Kiểm định độ tin cậy đối với thái độ
- Tiến hành kiểm định độ tin cậy đối với các yếu tố thái độ lần đầu tiên thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items
Bảng 2.4 : Thang đo Cronbach Alpha của thái độ
( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 20.0 )
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 2.5 : Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố thái độ
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 20.0)
- Hệ số Cronbach’s Alpha lần đầu đối với yếu tố thái độ đạt giá trị 0,832 và hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn không Điều này đảm bảo tính đúng đắn cho việc đưa ra các biến của yếu tố thái độ, bao gồm: TD1, TD2,TD3 vào tiến hành các bước phân tích tiếp theo.
2.6.3.1 Kiểm định độ tin cậy đối với thái độ
- Tiến hành kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố kỹ năng lần đầu thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha, ta thu được kết quả như sau:
Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items
Bảng 2.6 : Thang đo Cronbach Alpha của kỹ năng
( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 20.0 )
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 2.7 : Kiểm định độ tin cậy đối với yếu tố kỹ năng
( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 20.0 )
- Hệ số Cronbach’s alpha lần đầu đối với yếu tố kỹ năng đạt giá trị 0,842 và các hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn không Điều này đảm bảo tính đúng đắn cho việc đưa ra các biến của yếu tố kỹ năng, bao gồm: KN1, KN2 vào tiến hàng các bước phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA ( Expoloratory Factor analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đô là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,886
Bảng 2.8 : Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s các biến phụ thuộc
( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 20.0 )
- Thước đo KMO = 0,886 thỏa mãn điều kiện 0,5≤ 0,886 ≤1
- Kết luận: Phân tích nhân tố là phù hợp vơi sduwx liệu thực tế
- Kết quả kiểm định Bartlett’s test có giá trị Sig = 0,000 < 0.05
Tương quan pearson
KN1 KN2 TD1 TD3 TD4 TD5
Bảng 2.9 : Hệ số tương quan Pearson
( Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 20.0 )
- Theo kết quả ma trận hệ số tương quan Pearson, kết quả kiểm định corelations của các biến có giá trị Sig< 0.05 và 0