Trong đề tài luận văn này, công cụ phóng chiếu Rorschach được dùng để nghiên cứu so sánh câu trả lời trắc nghiệm giữa nhóm khách thể không có chẩn đoán rối loạn khí sắc N = 29 và nhóm đa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2023
Trang 3Trước hết, luận văn này được hoàn thành như một cột mốc đánh dấu chặng đường học tập, rèn luyện và thực hành chuyên môn tâm lý lâm sàng của tôi Quá trình này sẽ không thể hoàn thành nếu tôi không nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn chuyên môn từ quý thầy, cô tại khoa Tâm lý học trường ĐHKHXH&NV TPHCM
Về quá trình trau dồi kiến thức và thực hành chuyên môn, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn đến thầy Nguyên Trưởng khoa Ngô Xuân Điệp, cô Trì Thị Minh Thuý, cô Nguyễn Thị Thanh Tú trong suốt quá trình giảng dạy kiến thức chuyên môn Thầy cô đã tận tình đồng hành cùng tất cả học viên trong suốt quãng thời gian học tập Tôi cũng xin gửi lời biết ơn đến cô Alexandra Danner-Weinberger vì sự hướng dẫn, sự hiện diện của cô trong một môn học thực hành trị liệu đã góp phần rất lớn giúp tôi có một hình mẫu để quan sát, học tập trên con đường trở thành một tâm lý gia lâm sàng Ngoài kiến thức, cô đã giúp tôi có những phác thảo đầu tiên về “chân dung” của một nhà tâm lý Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến cô Judidth Malettee, cô đã cung cấp những kiến thức quan trọng về đạo đức chuyên môn của một nhà tâm lý, từ đó giúp tôi có những giá trị và quy chuẩn để đối chiếu và dẫn đường trong quá trình làm nghề Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến cô Hoàng Minh Tố Nga, sự giảng dạy, giám sát quá trình thực tập chuyên môn tại cơ sở, những chỉ dẫn tận tình của cô đã giúp tôi biết cách kết nối từ kiến thức chuyên môn đến khi thực hành nghề ở môi trường thực tế Tôi đặc biệt gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Lê Hoàng Thế Huy, thầy vừa là giảng viên đứng lớp truyền đạt lý thuyết chuyên môn, vừa là người thầy hướng dẫn, đồng hành với tôi từ những bước đầu tiên trong hành trình trở thành một người làm chuyên môn tâm lý lâm sàng Với niềm vinh dự và may mắn khi được thầy giảng dạy kiến thức và đồng hành chỉ dẫn, đã giúp tôi mỗi ngày xây dựng và chuẩn hoá hình mẫu một nhà tâm lý lâm sàng của riêng mình
Về quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài luận văn, tôi xin được gửi lời cám ơn đến cô Kiều Thị Thanh Trà vì những hướng dẫn và góp ý rất tận tình, chi tiết Cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và tạo nhiều điều kiện để giúp tôi có thể hoàn thành đề tài luận văn này Đề tài luận văn này sẽ không thể hoàn
Trang 4lời cám ơn đến giảng viên hướng dẫn Kiều Thị Thanh Trà
Lời cuối cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn đến Khoa Tâm lý học trường ĐHHKXH&NV đã tổ chức đào tạo khoá học Tâm lý học lâm sàng, nhờ đó tôi được tham dự một khoá đào tạo chuyên môn đúng với nguyện vọng của bản thân
TP.HCM, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Hồ Ngọc Bảo Trân
Trang 5TÓM TẮT
Trắc nghiệm phóng chiếu Rorschach là một công cụ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tâm lý lâm sàng Trong đề tài luận văn này, công cụ phóng chiếu Rorschach được dùng để nghiên cứu so sánh câu trả lời trắc nghiệm giữa nhóm khách thể không có chẩn đoán rối loạn khí sắc (N = 29) và nhóm đang trong gian đoạn trầm của rối loạn khí sắc (N = 16) tại Tp.HCM Đề tài nghiên cứu số lượng câu trả lời, vị trí chọn tranh, chất lượng phát triển, yếu tố xác định có tính vận động Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu số lượng câu trả lời có nội dung chỉ người, và chỉ số HVI ở hai nhóm Nội dung thô được chấm theo phương pháp Exner, các chỉ số sau đó được phân tích định lượng bằng phần mềm mở rộng dành cho trắc nghiệm Rorschach Sau đó, so sánh kiểm định thống kê t-test trên hai nhóm khách thể Kết quả so sánh với nghiên cứu trên số mẫu 450 người trưởng thành tại Mỹ không có chẩn đoán tâm thần của Exner và cộng sự (2007), và nghiên cứu của tác giả Nakamura và cộng sự năm 2007 trên mẫu 240 khách thể người trưởng thành không có chẩn đoán tâm thần tại Nhật Kết quả cho thấy nhóm khách thể không có rối loạn khí sắc có số lượng câu trả lời nhiều hơn, vị trí chọn tranh mang tính tổng thể, chất lượng phát triển có tính liên kết ở nhóm không có rối loạn khí sắc nhiều hơn nhóm có rối loạn khí sắc Và kết quả HVI không ghi nhận sự khác biệt giữa hai nhóm
Từ khoá: trắc nghiệm Rorschach, rối loạn khí sắc, pha trầm
ABSTRACT
The Rorschach projective test is used in many fields, including clinical psychology In this thesis, the Rorschach projective tool is used to study and compare answers between a group of subjects without a diagnosis of mood disorder (N = 29) and a group in the depression stage of mood disorder (N = 16) in Ho Chi Minh City This research study the number of responses, the location of paintings, the quality of development, and the determining factors of movement In addition, the project also studied the number of answers with content indicating human, and the vigilance index in the two groups Raw data was scored according to the Exner method and
Trang 6compared to the t-test statistical test on the two groups of subjects The results were compared to two researchs: 1/ a study on a sample of 450 adults in the US without a psychiatric diagnosis by Exner and colleagues (2007), and 2/ a study by author Nakamura and colleagues in 2007 on a sample of 240 adults, there is no psychiatric diagnosis in Japan The results showed that the group of subjects without mood disorders had a greater number of answers, and the overall picture selection position and the quality of development were more interconnected in the group without mood disorders than in the group with mood disorders The HVI index result did not successfully identify in this study
Key words: Rorschach inkblot test, mood disorder, depressive episode
Trang 7MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
6 GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu 5
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về công cụ trắc nghiệm Rorschach 5
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về các đặc điểm của khách thể có rối loạn khí sắc 8 1.1.3 Tổng quan các nghiên cứu sử dụng trắc nghiệm Rorschach trên nhóm khách thể bình thường 11
1.1.4 Tổng quan các nghiên cứu sử dụng trắc nghiệm Rorschach trên nhóm có rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn khí sắc nói riêng 17
1.2 Trắc nghiệm Rorschach 23
1.2.1 Giới thiệu trắc nghiệm Rorschach 23
1.2.2 Nền tảng lý thuyết của trắc nghiệm Rorschach 24
1.3 Rối loạn khí sắc 34
1.3.1 Định nghĩa rối loạn khí sắc 34
1.3.2 Các tiêu chuẩn xác định rối loạn trầm cảm theo DSM-V 34
1.3.3 Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lưỡng cực theo DSM-V 35
1.3.4 Đặc điểm tâm lý của người có rối loạn khí sắc đang trong giai đoạn pha trầm 40
Trang 8CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NỘI DUNG TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM GIỮA NHÓM ĐANG TRONG PHA TRẦM CỦA RỐI LOẠN KHÍ
SẮC VÀ NHÓM KHÔNG CÓ PHA TRẦM CỦA RỐI LOẠN KHÍ SẮC 43
2.1 Thể thức nghiên cứu 43
2.1.1 Tiến trình nghiên cứu 43
2.1.2 Mẫu nghiên cứu 44
2.1.3 Công cụ nghiên cứu 45
2.1.4 Cách thức xử lý số liệu 47
2.2 Kết quả nghiên cứu nội dung câu trả lời của nhóm đang trong pha trầm của rối loạn khí sắc, và nhóm không có rối loạn khí sắc 48
2.2.1 Số lượng câu trả lời của nhóm 1 và nhóm 2 48
2.2.2 Chỉ số vị trí chọn tranh để hình thành câu trả lời giữa hai nhóm 48
2.2.3 Chỉ số chất lượng phát triển trong nội dung phản hồi 50
2.2.4 Chỉ số yếu tố quyết định giữa hai nhóm 50
2.2.5 Chỉ số nội dung của câu trả lời của hai nhóm 52
2.2.6 Chỉ số thang lâm sàng giữa hai nhóm 53
2.3 Bàn luận 54
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 65
1 Kết luận 65
1.1 Kết quả nghiên cứu lý luận 65
1.2 Kết quả của nghiên cứu 65
2 Hạn chế của nghiên cứu 66
3 Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 76
Trang 9STT Ký hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 1.3 Bảng miêu tả thống kê kết quả
trắc nhiệm trên người trưởng thành không có chẩn đoán tâm thần
4 Bảng 4 Mã hoá theo chất lượng hình thức 30 5 Bảng 5 Mã hoá theo nội dung trả lời 30 6 Bảng 2.1.2 Bảng mô tả khách thể nghiên
cứu
43
7 Bảng 2.2 Bảng kết quả thống kê số lượng
câu trả lời giữa hai nhóm
Trang 10MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới công bố vào tháng 3/2023, tỷ lệ người có trải nghiệm trầm cảm chiếm 3.8% dân số Trong đó, trầm cảm trong nhóm thanh thiếu niên tại Việt Nam chiếm khoảng 10% có mức độ trầm cảm trung bình và nặng (Mai, P P và cs, 2022) Theo WHO, hơn 75% người dân thuộc các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không nhận được các điều trị, thăm khám cho rối loạn trầm cảm (WHO, 2023)
Ngoài yếu tố kinh tế, có những nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố gây trở ngại về việc tiếp nhận thăm khám Như nghiên cứu của Maria Niemi và cộng sự năm 2013 báo cáo về những yếu tố ảnh hưởng và cách điều trị trầm cảm tại Việt Nam đã cho thấy cho thấy yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến trầm cảm và cần được lưu ý khi điều trị (Niemi, 2013) Hoặc một nghiên cứu về yếu tố văn hoá xã hội trên nhóm mẫu người Trung Quốc cho biết rằng có một tỷ lệ khá lớn những người tham gia trả lời rằng họ nhìn thấy những người khác có thái độ tiêu cực đối với những bệnh nhân tâm thần, đặc biệt là họ e ngại trong việc có những mối quan hệ thân gần (Huifang Yin, 2020)
Về mặt thực tế lâm sàng, bệnh nhân sẽ đến thăm khám tâm thần khi có một số biểu hiện bất thường, gây khó chịu hiển lộ ra ngoài cơ thể, hoặc một sự gãy đổ chức năng quan trọng Tình hình thực tế tại Việt Nam cho thấy khi cần đánh giá về sức khoẻ tâm thần, các chuyên viên thường sẽ đánh giá thông qua bảng hỏi, thang đo và trên đó bao gồm cả tên của một rối loạn, ví dụ, thang đo trầm cảm, thang đo rối loạn lo âu, thang đo nghiện,… điều đó có thể là một yếu tố gây lo lắng và e ngại cho người làm đánh giá và ít nhiều gây tác động đến nội dung trả lời bảng hỏi Những điều trên vô tình làm cho nhóm người có trầm cảm có những hạn chế, và khó khăn trong việc miêu tả tình hình thực tế của bản thân, cũng như sự cởi mở tiếp cận với các liệu pháp thăm khám, điều trị
Trắc nghiệm phóng chiếu Rorschach là công cụ trắc nghiệm đã được sử dụng nhiều trên thế giới và được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học thần kinh, tâm bệnh học, định hướng và đánh giá tâm lý hay tâm lý học pháp luật
Trang 11(Dana Castro, Domimique Sauverplane) Bên cạnh đó, các nhà tâm lý và các nhà tâm thần học thừa nhận giá trị của trắc nghiệm Rorschach trong thăm khám lâm sàng (Garfield, 2000) và được sử dụng trong đánh giá cấu trúc nhân cách, sự vận hành thế giới vô thức, khả năng thích nghi với thực tế và cách giải quyết vấn đề của khách thể Đã hơn 100 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên bộ công cụ trắc nghiệm được công bố, Rorschach hiện vẫn được giảng dạy và sử dụng rộng rãi, hơn 60% chương trình đào tạo tiến sỹ tại Mỹ hướng dẫn công cụ này (Mihura và cs, 2017), và hơn 50% nhà thực hành chuyên môn cho biết họ vẫn sử dụng trắc nghiệm này như một công cụ đánh giá (Wright và cs, 2017)
Tại Việt Nam, trắc nghiệm Rorschach đã dần được sử dụng và trở nên phổ biến trong thực hành lâm sàng Tuy nhiên, các nghiên cứu và công bố khoa học về dữ liệu Rorschach tại Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là dữ liệu ghi nhận từ trắc nghiệm phóng chiếu Rorchach trên các nhóm khách thể có vấn đề sức khoẻ tâm thần nói chung và khách thể đang trong giai đoạn pha trầm của rối loạn khí sắc nói riêng Với mong muốn bước đầu tìm hiểu, khám phá dữ liệu ghi nhận từ trắc nghiệm Rorschach trên các nhóm khách thể khác nhau đặc biệt là đối tượng mẫu có rối loạn khí sắc, nhằm đóng góp dữ liệu phục vụ cho quá trình thực hành lâm sàng, đề tài so sánh nội dung trả lời trắc nghiệm phóng chiếu Rorschach giữa người có pha trầm của rối loạn khí sắc và người không có rối loạn khí sắc được xác lập
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích, đối chiếu nội dung câu trả lời của nhóm khách thể không có chẩn đoán rối loạn khí sắc với nội dung câu trả lời của nhóm khách thể có chẩn đoán rối loạn khí sắc
3 ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Nội dung các câu trả lời trắc nghiệm phóng chiếu
Rorschach 3.2 Khách thể nghiên cứu:
Khách thể có chẩn đoán rối loạn khí sắc đang trong giai đoạn pha trầm tại
thời điểm trả lời trắc nghiệm
Khách thể không có chẩn đoán rối loạn khí sắc
Trang 124 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả thuyết 1: Khách thể không có rối loạn khí sắc có số lượng câu trả lời nhiều hơn, vị trí chọn tranh mang tính tổng thể, chất lượng phát triển được hình thành có tính liên kết, yếu tố xác định của câu trả lời có sự xuất hiện mang tính vận động ở nhóm không có rối loạn khí sắc cao hơn so với nhóm có rối loạn khí sắc
Giả thuyết 2: Số lượng câu trả lời có nội dung chỉ người của nhóm không có rối loạn khí sắc nhiều hơn so với nhóm có rối loạn khí sắc Và chỉ số tính cảnh giác ở nhóm có rối loạn khí sắc cao hơn nhóm không có rối loạn khí sắc
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về trắc nghiệm phóng chiếu, và
rối loạn khí sắc 5.2 Thực hiện trắc nghiện Rorschach và phân tích, đối chiếu nội dung câu
trả lời của nhóm khách thể không có chẩn đoán rối loạn trầm cảm với
nội dung câu trả lời của nhóm khách thể có chẩn đoán rối loạn khí sắc 6 GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Đề tài phân tích và đối chiếu nội dung trả lời trắc nghiệm Rorschach giữa nhóm đang có pha trầm của rối loạn khí sắc và nhóm không có rối loạn khí sắc dựa trên cách chấm Rorschach theo trường phái Exner
6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu là người trưởng thành từ 18 tuổi đến 60 tuổi đang sinh sống tại TP.HCM
Nhóm khách thể không có rối loạn khí sắc bao gồm 26 khách thể Đánh giá sàng lọc bằng thang đo PHQ-9 và lấy điểm số từ 0-9
Khách thể nghiên cứu của nhóm có chẩn đoán rối loạn khí sắc bao gồm 16 khách thể đang trong pha trầm được chẩn đoán bởi các bác sỹ tâm thần
Trang 137 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về trắc nghiệm Rorschach và rối loạn khí sắc dựa trên các công trình nghiên cứu có liên quan để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp trắc nghiệm Rorschach Thực hiện trắc nghiệm Rorschach trên hai nhóm khách thể Phân tích, đối chiếu nội dung câu trả lời giữa hai nhóm khách thể
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (PHQ-9) Thực hiện đánh giá sàng lọc bằng bảng hỏi PHQ-9 trên nhóm khách thể không có rối loạn khí sắc Kết quả thu nhận để tiến hành lấy mẫu Rorschach có điểm số từ 0-9
7.2.3 Phương pháp quan sát lâm sàng Quan sát, ghi nhận, đánh giá các biểu hiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong quá trình thu thập dữ liêu
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lý dữ liệu định lượng bằng phần mềm Excel, SPSS
Trang 14CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về công cụ trắc nghiệm Rorschach Vào năm 1921, Herman Rorschach, một bác sỹ tâm thần người Thuỵ Sỹ
nghiên cứu và cho ra đời bộ công cụ trắc nghiệm phóng chiếu Cụ thể, đây là bộ công cụ mà Rorschach mà dùng để tìm hiểu về những bất thường của nhân cách ở bệnh nhân mà ông có dịp tiếp xúc Ông dùng vết mực loang với mong đợi sẽ hiểu biết thêm về những cá nhân, và giúp ông tìm được một phương pháp lâm sàng để phân biệt các nhóm khách thể khác nhau Thực nghiệm và bộ trắc nghiệm của ông được giới thiệu chính thức trong xuất bản chuyên khảo “Trắc nghiệm diễn giải các hình thù” Sau khi Rorschach mất, ba người đồng nghiệp của ông tiếp tục sử dụng bộ trắc nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán Trong đó, Emil Oberholzer truyền lại phương pháp này cho một bác sỹ tâm thần người Mỹ là David Levy Khi David Levy mang trắc nghiệm về Mỹ vào năm 1927, một sinh viên tên Samuel Beck thuộc trường Đại học Columbia, có hứng thú đặc biệt với tiếp cận này và Beck đã thực hiện một quy trình chuẩn hoá trắc nghiệm với quy mô lớn (Exner, 2003)
Vào năm 1930, trắc nghiệm diễn giải các hình thù được Beck chính thức đổi tên thành trắc nghiệm Rorschach Và cũng là trường phái đầu tiên sử dụng công cụ Rorschach dưới góc nhìn của quá trình tri giác – tư duy Cụ thể, Beck đã thực hiện một quy trình chuẩn hoá trắc nghiệm với quy mô lớn, được xem là công tác chuẩn hoá đầu tiên sau những gì chính Rorschach đã làm Beck giữ lại tất cả những nhóm mã hoá mà Rorschach để lại, ngoài ra, ông tìm cách khách quan hoá hệ thống mã hoá trắc nghiệm Với Beck, khi làm trắc nghiệm cũng là lúc khách thể thực hiện một quá trình tri giác – tư duy, nhằm cấu trúc và sắp xếp những gì khách thể nhìn thấy thành một câu trả lời có ý nghĩa Trường phái Beck cho rằng quá trình tri giác – tư duy nhìn theo một cách thứ phát có thể cho nghiệm viên thấy cách mà khách thể thường phản ứng trong đời sống hằng ngày của cá nhân người đó (Exner, 2003)
Cùng giai đoạn những năm 1930, Bruno Klopfer chịu nhiều ảnh hưởng từ tiếp cận theo trường phái Freud và trường phái Jung Ông có định hướng trở
Trang 15thành nhà tâm lý học phân tích, và có mối quan hệ thân cận với Carl Jung Klopfer vốn không quá yêu thích trắc nghiệm Rorshchach, nhưng vì bối cảnh lịch sử của nước Đức bấy giờ, cộng thêm những áp lực của thời cuộc lên người Do Thái, mà Klopfer chuyển hướng sang làm việc cho viện tâm lý Zurich Một trong các việc ông làm tại viện, đó là thực hiện các trắc nghiệm, và Rorschach là một trong số đó Với nền tảng hướng tiếp cận và sự hứng thú dành cho phân tâm Klopfer tập trung nhấn mạnh những khía cạnh biểu tượng ngầm ẩn của nội dung các bức hình, và trải nghiệm cảm xúc được kích hoạt nơi khách thể (Exner, 2003) Theo Klopfer, những khía cạnh biểu tượng ngầm ẩn của nội dung các tấm hình, cũng như trải nghiệm cảm xúc mà những nội dung biểu tượng đó khơi gợi lên nơi khách thể là điều cần được lưu tâm Với ông, cần phải dùng những câu trả lời để tìm hiểu huyễn tưởng mà các tấm hình gợi ra nơi khách thể Các câu trả lời của khách thể phản ánh thái độ mà khách thể có đối với môi trường sống của cá nhân họ, ví dụ, nếu khách thể mô tả những nội dung có tính đe doạ, có thể đó là dấu chỉ cho thấy thế giới bên ngoài đầy nguy hiểm (Klopfer, 1956)
Nhìn chung, Samuel Beck và Bruno Klopfer có những cách tiếp cận với trắc nghiệm khác nhau Beck tập trung vào quá trình tri giác, tư duy, cách một người cấu trúc và sắp xếp những gì người đó thấy thành một câu trả lời có ý nghĩa Klopfer dùng những câu trả lời để tìm hiểu những huyễn tưởng mà các tấm hình kích hoạt nơi khách thể Nhưng một điểm không thể khác biệt dù theo tiếp cận nào, đó là các trường phái đều nắm bắt cơ chế vận hành của trắc nghiệm, cũng như hiểu được tầm quan trọng của mối liên hệ giữa các câu trả lời và thực tế đời sống của khách thể
1.1.1.1 Rorschach được xem như một phương pháp đánh giá
Thông qua những phân tích từ những thông tin thu được qua trắc nghiệm, với những nguồn dữ liệu đa dạng và phong phú cho phép nhà chuyên môn tiếp cận được nhiều chiều kích khác nhau của sự vận hành tâm trí nơi khách thể, bao gồm cả định lượng và định tính
Về mặt định lượng: kết quả Rorschach cho phép nhà chuyên môn xếp khách thể vào một nhóm cụ thể nào đó, có vấn đề/ bất thường; hay không có vấn đề/ bình thường
Trang 16Về mặt định tính: trong quá trình làm trắc nghiệm, hoạt động tinh thần, liên tưởng tự do của khách thể được khơi gợi, và do đó, câu trả lời có thể hé mở những góc khác nhau của nhân cách Điều này cho phép nhà lâm sàng phân tích những khía cạnh nơi khách thể trên góc nhìn của một chỉnh thể duy nhất (Weiner, 2003)
1.1.1.2 Rorschach được xem như một phương pháp phóng chiếu
Vào thế kỷ XVIII, chủ nghĩa phóng chiếu được xem như một trường phái lý thuyết triết học khởi xướng từ David Hume khi ông cho rằng “tâm trí có thiên hướng dàn trải ra những sự vật bên ngoài những cảm giác nội tâm” (Hume, 1748, 2000) Đến thế kỷ XIX, từ định đề của Freud, phóng chiếu như là một hình thức của sự phòng vệ của cái tôi, mà từ đó có thể giúp nội tâm ứng phó dễ hơn với các yếu tố mang tính de doạ từ bên ngoài (Freud, 1894/1953a, 1896/1953b, 1911/1953c) Freud miêu tả chúng như một quá trình tâm trí tự nhiên của con người (1913/1955) Khái niệm phóng chiếu đề cập đến quá trình tâm lý, trong đó các cá nhân gán suy nghĩ, cảm xúc và đặc trưng của họ lên đối tượng hoặc con người bên ngoài
Trong trắc nghiệm Rorschach, phóng chiếu là một trong những yếu tố cốt lõi làm cơ sở cho việc giải thích phản ứng của cá nhân đối với các vết mực Bằng cách đưa ra những vết mực và yêu cầu cá nhân mô tả những gì họ thấy, cho phép khách thể phóng chiếu những trải nghiệm bên trong lên các vết mực, cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình nhận thức, động năng của nhân cách, và các trải nghiệm cảm xúc cá nhân Cách thức một người nhận thức và giải thích về các vết mực có thể tiết lộ khía cạnh tiềm ẩn trong quá trình tự nhận thức, xử lý xung đột, cơ chế phòng vệ, và vô thức của họ (Weiner, 2003) Rorschach gợi ra nơi khách thể những nội dung phản hổi vừa bắt nguồn từ khách quan lẫn những ấn tượng, trải nghiệm chủ quan (Anzieu và Chabert, 2005)
Trong trắc nghiệm Rorschach, sự mơ hồ của những vết mực loang gây kích thích, làm khách thể bộc lộ một cách vô thức thể giới chủ quan của mình, có liên quan đến những mong muốn, nhu cầu ngầm ẩn vào câu trả lời Theo góc nhìn của trường phái Pháp, điểm chung của tất cả trắc nghiệm phóng chiếu là tính chất của bộ công cụ được sử dụng, vừa cụ thể, vừa mơ hồ với mục đích là
Trang 17tìm ra phản ứng của khách thể, cách mà khách thể vận hành để đáp ứng yêu cầu của trắc nghiệm, đó là biểu hiện của sự vận hành đời sống tâm trí nơi khách thể (Anzieu và Chabert, 2005)
Trong bối cảnh bài trắc nghiệm phóng chiếu Rorschach, kỹ thuật phóng chiếu liên quan đến việc phân tích nội dung của các cá nhân đối với các vết mực để phát hiện ra những kiểu phóng chiếu độc đáo của họ Sự mơ hồ của những vết mực loang càng kích thích khách thể bộc lộ một cách vô thức thế giới chủ quan của mình, khiến khách thể „phóng chiếu‟ vào câu trả lời của mình các yếu tố cá nhân có liên quan đến những nhu cầu ẩn ngầm và những mong muốn, thái độ thẳm sâu (Castro, 2015) Bằng cách xem xét nội dung, vị trí, yếu tố quyết định, và chất lượng phát triển của nội dung trả lời sẽ giúp các nhà lâm sàng hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động tâm trí và sử dụng các chất liệu đó cho việc đánh giá, và lập kế hoạch làm việc (Exner, 2003)
1.1.1.3 Rorschach được xem như một phương pháp nghiên cứu nhân cách
Do tính vận hành như một công cụ đo lường hoạt động nhận thức và tính liên tưởng Rorschach đặt khách thể vào một tình huống có vấn đề cần giải quyết, và trong tình huống đó, khách thể cố gắng trả lời theo cách tương tự như họ vẫn làm trong cuộc sống hằng ngày Weiner cho rằng nhà chuyên môn nắm bắt được nhân cách của khách thể từ những khía cạnh ổn định, và cả những khía cạnh mang tính nhất thời Từ những khía cạnh thuộc năng động cá nhân đến tính linh hoạt của nhân cách Những thuộc tính ổn định và các trạng thái tạm thời của nhân cách luôn tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau Khi rơi vào những tình huống đặc biệt, tính năng động được biểu hiện thông qua cách một người thích nghi, quản lý các nhu cầu, cảm xúc và xung đột của mình trong tình huống đó (Weiner, 2003)
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về các đặc điểm của khách thể có rối
loạn khí sắc
Để duy trì hoạt động xã hội, cá nhân cần có sự tham gia của hàng loạt quá trình quá trình nhận thức ví dụ như tri giác, chú ý, ức chế, và ghi nhớ,… (Eisenberg, 2000) Bên cạnh đó, các hình thức phản ánh về mặt cảm xúc gây tác động và tạo nên những phản ứng khác nhau ở từng cá nhân Tâm trạng lo lắng,
Trang 18chán nản là một phần của trải nghiệm thông thường trong đời sống hằng ngày, và những cảm giác ấy thường là một cách ứng phó với những mối đe doạ trong tương lai hoặc những mất mát ở hiện tại (Finlay và Brown, 1981) Tuy nhiên, khi một cá nhân có phản ứng quá mức đối với tình huống trải nghiệm hiện tại, và gây trở ngại đến những hoạt động hằng ngày thì đó là những dấu hiệu cho thấy họ có những khó khăn về mặt tâm thần và nên đi tìm kiếm sự hỗ trợ, điều trị (Brown và cs, 1987)
Rối loạn khí sắc là một trong những nguyên nhân gây nên những vấn đề liên quan đến khiếm khuyết lớn nhất thế giới, ước tính tỷ lệ phổ biến có rối loạn khí sắc trong đời là 19% với chẩn đoán trầm cảm (Kessler và cs, 2005) Gánh nặng của rối loạn này thường thấy nhất là sự suy giảm chất lượng sống, giảm chức năng công việc do mất năng suất (Birnbaum và cs, 2010) Người có rối loạn khí sắc có thể gia tăng nguy cơ phát triển tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tình trạng thể chất mãn tính ví dụ như tim mạch (Katon, 2011)
Sự biến chuyển, thay đổi về mặt cảm xúc là điều thường xuyên diễn ra trong cuộc sống Tuy nhiên, nếu sự biến chuyển và thay đổi của khí sắc vừa mang tính khuôn mẫu, vừa có tính chu kỳ, và mức độ mang tính kéo dài dai dẳng với những cảm xúc vượt ngưỡng ví dụ như quá hưng phấn hoặc quá trầm uất, và mang tính tác động trực tiếp đến các chức năng sống trong đó nổi bật là chức năng nghề nghiệp thì đó là dấu hiệu của rối loạn khí sắc (Phạm Toàn, 2019)
Bên cạnh đó, rối loạn khí sắc là nhóm các rối loạn với bệnh cảnh lâm sàng nổi bật về khí sắc bệnh lý và các triệu chứng liên quan Rối loạn khí sắc được chia làm hai loại chính đó là rối loạn khí sắc đơn cực (thường được gọi là trầm cảm), và loại thứ hai là rối loạn khí sắc lưỡng cực (thường được gọi là hưng – trầm cảm) Thuật ngữ “rối loạn khí sắc” miêu tả trạng thái cảm xúc duy trì nội tại, được xem như một hội chứng hơn là một bệnh lý riêng lẻ, bao gồm một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài trong một giai đoạn từ vài tuần đến vài tháng, khởi phát ở một người có nền tảng chức năng hoạt động bình thường Một số tài liệu miêu tả rối loạn khí sắc bao gồm rối loạn trầm cảm chủ yếu (hay được gọi là trầm cảm đơn cực), rối loạn lưỡng cực, rối loạn khí sắc dai dẳng và rối loạn khí sắc chu kỳ (Harold I Kaplan & Benjamin J Sadock, 2011)
Trang 19Những rối loại thuộc khí sắc có khuynh hướng tái phát và thường theo chu kỳ Nhằm phân biệt với giai đoạn khí sắc, là khoảng thời gian cá nhân trải nghiệm một, hay nhiều hơn trong các loại trạng thái bất thường của khí sắc Trong rối loạn khí sắc, cảm giác về sự kiểm soát các biểu hiện cảm xúc của bản thân bị mất và đây là trải nghiệm chủ quan của khách thể và nó gây ra sự khó chịu đáng kể (Ngô Tích Linh, 2005) Với những thay đổi mang tính khó chịu, gây căng thẳng ví dụ như sự mất mát của một người đặc biệt quan trọng, người thân,v.v… Các sự kiện mang tính sang chấn, hoặc việc bị lạm dụng thời thơ ấu có thể được xem như là yếu tố chính yếu cho sự phát triển của rối loạn khí sắc trong những giai đoạn sau đó, đặc biệt là rối loạn trầm cảm (Juruena MF, 2020) Những cá nhân có nét nhân cách hoặc có rối loạn nhân cách như nhân cách ranh giới thường có tần suất đồng mắc với trầm cảm Các vấn đề về gắn bó và các mất mát thời thơ ấu cũng có mối liên hệ mật thiết với trầm cảm (Luca, M và cs 2011)
Tình trạng khí sắc của một cá nhân có thể chi phối đến những hoạt động khác của họ Ví dụ, một tâm trạng vui tươi, phấn khởi có thể khiến cho hiệu suất làm việc của một cá nhân trở nên có hiệu quả Hay như, khi có một tình trạng buồn sầu, đau khổ mang những nét đặc trưng của rối loạn khí sắc sẽ ảnh hưởng đến năng lượng và mức độ hứng thú của một các nhân cho các hoạt động riêng tư lẫn hoạt động xã hội (Clark, 2009) Nghiên cứu cho thấy người có rối loạn khí sắc thường đi kèm với sự suy giảm nhận thức tình cảm (Elliott và cs, 2011) Sự thiếu hụt của vai trò trung tâm là hạch hạnh nhân trong việc nhận biết và phân loại cảm xúc góp phần gây nên sự thiếu hụt cảm xúc xã hội ở mức độ cao hơn, cũng như gia tăng khả năng đồng cảm ở người có rối loạn khí sắc (Stone và cs, 2003)
Ngoài ra, các nghiên cứu của cho thấy người trầm cảm thường có kỹ năng xã hội và giao tiếp kém Họ cũng thường nói chậm và nhỏ hơn cũng như liên tục lo lắng về hình ảnh bản thân Điều này làm những người khác muốn tránh xa người trầm cảm và điều này làm cá nhân có trầm cảm càng cảm thấy cô đơn hơn (Joiner và Katherine, 2009) Do đó, đặc điểm cốt lõi và cần thiết để chẩn đoán trầm cảm là tâm trạng chán nản hoặc buồn bã Tuy nhiên, việc mất hứng
Trang 20thú trong sinh hoạt hằng ngày có thể là biểu hiện nổi bật hơn nỗi buồn, tương đương với tâm trạng chán nản mà trong lâm sàng được miêu tả là khí sắc trầm Các rối loạn trong chức năng cân bằng nội môi bao gồm mất ngủ, chán ăn, giảm tỷ lệ dung nạp chất lỏng, và mất ham muốn tình dục Ngoài ra, sự kém hiệu quả về tâm thần vận động làm chậm khả năng vận động và suy nghĩ, cũng như mất tập trung Đặc trưng về mối lo ngại khí sắc trầm được Beck trình bày trong bộ ba nhận thức: cái nhìn về bản thân (tiêu cực); cái nhìn về cuộc sống (thù nghịch); cái nhìn về tương lai (sẽ thất bại) được Aaron Beck trình bày trong giản đồ tâm lý về người có trầm cảm (Beck, 1967)
Thông thường, một nửa trường hợp rối loạn lưỡng cực bắt đầu từ một pha trầm, điều đó có nghĩa là giai đoạn trầm có thể được phân loại vào một trong những biểu hiện của rối loạn lưỡng cực (Ramana & Bebbington, 1995) mặc dù các giai đoạn trầm trong rối loạn lưỡng cực không thể phân định bằng triệu chứng của trầm cảm đơn cực
Các đặc điểm lâm sàng của rối loạn lưỡng cực thường khởi phát sớm, cấp tính, và có các đợt trầm cảm tái phát thường là nhiều hơn năm đợt (Galvao và cs, 2013) Một bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực thường dễ dàng được chẩn đoán chuẩn xác khi có xuất hiện các giai đoạn hưng cảm rõ nét được thể hiện ra bên ngoài ví dụ như sự bốc đồng, tăng hoạt động tâm thần vận động rõ rệt, tăng lòng tự trọng, tự cao, hoặc sự xuất hiện của ảo tưởng hay ảo giác Rối loạn lưỡng cực được xác định bởi sự xuất hiện của các giai đoạn có liên quan mà trong đó có biểu hiện hoặc là chán nản, hoặc là phấn chấn mang tính khác biệt rõ rệt
1.1.3 Tổng quan các nghiên cứu sử dụng trắc nghiệm Rorschach trên nhóm khách thể bình thường
Trắc nghiệm Rorschach được sử dụng và nghiên cứu trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau Đối với nhóm không có thăm khám, chẩn đoán tâm thần thì có những nghiên cứu ban đầu kể từ giai đoạn đầu của trắc nghiệm cho đến sau này Năm 1976, một nghiên cứu của Exner và Leura trên nhóm mẫu bình thường bao gồm 30 nam và 30 nữ, tình nguyện tham gia trắc nghiệm phóng chiếu
Trang 21Đầu tiên, về số lượng câu trả lời (R), được xem như thành tố có mối quan hệ với toàn bộ các chỉ số trong bộ hồ sơ trắc nghiệm Chỉ số R được cho biết có độ tương quan cao với nhiều biến số ví dụ như phản hồi về không gian, tính phổ biến, câu trả lời cặp, ví dụ: hai con gấu
Trước đó, cũng có một nghiên cứu trên nhóm sinh viên đại học, trước khi Exner tìm ra phương pháp chiết trung sau này, Harriman đã từng tìm ra kết quả giá trị trung bình của tổng số câu trả lời là 21.63 Đối với những sinh viên cung cấp số lượng ít câu trả lời, đó có thể là là do yếu tố ức chế được kích hoạt như Beck đã từng đề cập Bài nghiên cứu cho rằng, những câu trả lời thường xuyên nhất là các chi tiết được nhận thức rõ, cụ thể Các tri giác về vận động có ở nhóm mẫu nam khuynh hướng nhận biết sắc bén hơn so với nữ Tri giác về sự chuyển động của nhóm nghiên cứu nhiều hơn đáng kể so với câu trả lời màu sắc (Harriman, 1935)
Sau này, nhóm tác giả Nakamura và cộng sự năm 2007, nghiên cứu trên 240 người trưởng thành không có chẩn đoán, thăm khám tâm thần Kết quả được mã hoá theo hệ thống chấm mã của Exner cho biết số lượng câu trả lời trung bình là 26.25, khoảng Lambda có trị số trung bình 86 và median là 63 Ngoài ra có 28% mẫu có chỉ số thiếu hụt thích ứng (CDI) với thiêu chí thoả đáng là 4 hoặc 5 tiêu chí Thang chỉ số cảnh giác ghi nhận tính cảnh giác cao ở nhóm mẫu nghiên cứu Về mặt nhận thức và suy nghĩ, ghi nhận được giá trị trung bình là 52 cho những câu trả lời sử dụng một cách quy ước các hình dạng, thuộc những câu trả lời mã „o‟( X+%), và 25 cho tỷ lệ những câu trả lời có hình dạng không phù hợp (X-%), và chỉ số tổng của 6 loại mã đặc biệt là 8.2 (Nakamura và cs, 2007)
Một nghiên cứu tại Brazil vào năm 2007 trên nhóm 409 khách thể không có chẩn đoán tâm bệnh cho thấy kết quả về chỉ số trung bình câu trả lời là 19.64 Kết quả cũng ghi nhận chỉ số khá cao ở mã số đặc biệt (7.34) Ngoài ra, chỉ số giá trị X-% có giá trị cao (.22) và hầu hết người tham gia (89%) cho thấy kết quả chỉ số PTI < hoặc = 2 Bên cạnh đó, kết quả về sáu chỉ số đặc biệt (Sum6) và chỉ số thuộc chất lượng hình thức (FQ) có sự gia tăng ở mã PHR và xuất
Trang 22hiện những dấu chỉ của những hành vi mang tính không thích ứng (Gattas, 2007)
Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cảm xúc ẩn ngầm tác động ngầm đến kết quả Rorschach như thế nào trên nhóm khách thể gồm 186 sinh viên không có chẩn đoán lâm sàng Kết quả cho thấy câu trả lời trắc nghiệm Rorschach có thể không bị tác động bởi sự khơi gợi các cảm xúc ít nhất là đối với nhóm khách thể nghiên cứu Đây là một tin tốt đối với trắc nghiệm Rorschach vì nó cho thấy các tình huống mang tính cảm xúc ít có tính tác động đến nội dung phản hồi trắc nghiệm Rorschach (Giromini, 2022)
Về những chỉ số khác, nghiên cứu được thực hiện ở Pháp với nhóm dân số không tham gia tiến trình làm việc tâm lý bất kỳ trong giai đoạn sau sinh thông qua trắc nghiệm Rorshchach, và không có dấu hiệu của các rối loạn tâm thần Nghiên cứu này được thực hiện ở Pháp với nhóm dân số không được tư vấn trong giai đoạn sau sinh (N = 30) bằng cách sử dụng bài kiểm tra Rorschach để tìm hiểu những đặc nét cụ thể nơi nhóm khách thể Kết quả cho thấy một đời sống tâm linh được vận hành một cách thích nghi Khách thể thể hiện mối quan hệ phù hợp với thực tế bên ngoài qua chỉ số F% và duy trì khả năng nhận thức bình thường Số lượng câu trả lời phổ biến (P) được thể hiện phù hợp Số lượng phản hồi câu trả lời chuyển động của người (M) ở mức độ phù hợp chứng tỏ khả năng tư duy của nhóm khách thể vẫn được duy trì Ngoài ra, các chỉ số phản ánh đời sống tâm lý và khả năng thích ứng vẫn mang tính hiệu quả dù có một số khó khăn ở một vài chỉ số Về chỉ số vận động, theo Chabert (1993) nhận định điểm vận động cao trong trắc nghiệm Rorschach, phản ánh sự hiện diện rõ nét của không gian chuyển tiếp và khả năng phát triển đời sống tâm linh của người tham gia Về các phản hồi mang tính chuyển động của người (H%) cho thấy tính sáng tạo và trí tuệ, trong nghiên cứu này, số lượng của chỉ số H% trong nghiên cứu này mang tính đại diện của nhóm dân số chung Bên cạnh đó, sự có mặt của sự kiểm soát thể hiện khả năng làm chủ thực tế gắn liền với mong muốn kiểm soát các xung động bảng năng thông qua chỉ số F% cho thấy nhóm khách thể đặt ra những ranh giới bên trong để đảm bảo tính toàn vẹn của bản thân Một điều ngạc nhiên trong nghiên cứu này là các chuyển động của vật (m)
Trang 23dường như không có mặt trong nội dung phản hồi Có thể cho thấy rằng những phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, mức độ đầu tư năng lượng hướng về phí con người nhiều hơn về về phía động vật (A) hay đồ vật (m) Nghiên cứu nhận được kết quả khá quy chuẩn trong nhóm khách thể không có bất kỳ rối loạn tâm thần nào Tuy nhiên, thông qua trắc nghiệm Rorschach vẫn cho thấy những khía cạnh tâm lý mong manh cần được lưu tâm Những khía cạnh cần được lưu tâm đó là số lượng câu trả lời giảm đáng kể so với tiêu chuẩn Giả thuyết cho điều này là việc đối diện với bài trắc nghiệm Rorschach sẽ huy động những yếu tố thời xa xưa chưa được diễn đạt nay được khơi gợi trở lại Theo góc nhìn của Winncott (1986) mối bận tâm về chăm sóc con được ưu tiên hàng đầu và gây cản trở đến những chức năng tâm lý khác Nhìn chung, trong số những dấu hiệu thông thường vẫn có những dấu hiệu khác biệt so với chuẩn mực chung Cho thấy những biến động tâm lý ở giai đoạn sau sinh diễn ra một cách tinh vi và chỉ liên quan đến một số chỉ số nhất định Kết quả thông qua Rorschach cho thấy tính dễ bị tổn thương có tồn tại trong giai đoạn này (Belot và cs, 2021)
Nghiên cứu tại Mỹ trên nhóm mẫu không có chẩn đoán cho ra kết quả rằng các cá nhân không có chẩn đoán tâm thần có sự vận hành chức năng về mặt tâm thần ở mức cao Mặc dù một số cá nhân có chỉ số khá khác lạ nhưng không mang tính bệnh lý (Shaffer, 2007)
Với mục đích tổng hợp các chỉ số được định lượng dùng để đối chiếu tham khảo dành cho người thực trắc nghiệm Exer có những lần thu thập dữ liệu và nghiên cứu trên diện rộng, kể từ lần đầu tiên trên 600 mẫu thời gian thu thập dữ liệu kéo dài từ 1973 cho đến 1986 Những năm sau đó, có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các chỉ số trung bình trong các chỉ số ở bộ trắc nghiệm Một nghiên cứu gần nhất mà ông thực hiện trên mẫu không có thăm khám, chẩn đoán tâm thần tại Mỹ được công bố vào năm 2007 với 450 mẫu Kết quả cung cấp một cơ sở hợp lý để có được sự nhận định nhất định về tỷ lệ các câu trả lời trong bộ trắc nghiệm Rorschach Các chỉ số thuộc đề tài nghiên cứu gồm có những chỉ số như sau:
Trang 24Bảng 1.3 Bảng miêu tả thống kê kết quả trắc nhiệm trên người trưởng thành không có chẩn đoán tâm thần (N = 450) (Exner, 2007)
Trang 27dấu hiệu, biểu hiện lâm sàng theo cùng một hướng Đối với trường phái chấm mã Rorschach của Exner, nguồn tham khảo là sổ tay chẩn đoán tâm thần DSM bao gồm các hội chứng lâm sàng loạn thần, rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu Bên cạnh đó, cũng bao gôm các rối loạn nhân cách: hystery, rối loạn ám ảnh – cưỡng chế, nhân cách ái kỷ, ranh giới, tranh né, phân liệt, ám sợ, lo hãi bị hại hay nhân cách chống đối xã hội
Trong nghiên cứu về so sánh sự khác biệt giữa bệnh nhân loạn thần và không loạn thần trong hai công cụ là Rorschach và MMPI của Tam K Dao và cộng sự vào năm 2008 cho thấy, trắc nghiệm Rorshchach có khả năng giúp nhà lâm sàng phân biệt các chẩn đoán loạn thần trong đó có bao gồm tâm thần phân liệt với những bệnh nhân được chẩn đoán có trầm cảm Nhóm bệnh nhân có loạn thần đạt điểm cao hơn đáng kể so với nhóm trầm cảm trên chỉ số PTI – chỉ số tri giác, tư duy Đây là kết quả được mong đợi vì chỉ số PTI bao gồm các biến số đánh giá các mối liên hệ không hợp lý, suy nghĩ không logic hoặc các suy nghĩ rời rạc hoặc lệch lạc (Exner, 2000a)
Trắc nghiệm Rorschach là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán rối loạn khí sắc vì nó giúp xác định các triệu chứng nhận thức và cảm xúc cơ bản có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của một người (Presley và cộng sự, 2003)
Một nghiên cứu kế tiếp của Exner và Armbruster vào năm 1978 về tiến trình phản hồi trên trắc nghiệm Rorschach cho thấy có một số lượng lớn các phản hồi xuất hiện vết mờ, bao gồm các phản hồi phổ biến (P), kết quả cũng cho thấy nhóm bệnh nhân tâm thần phân liệt thường đưa ra những câu trả lời độc đáo Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân có đáp ứng với nhà trị liệu riêng và đưa ra những phản hồi nhiều hơn đáng kể, bao gồm những nội dung ít phổ biến hơn ví dụ như tính dục (Exner, 1978)
Năm 2007, Hilsenroth và các cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu điều tra độ tin cậy và hiệu quả của chỉ số PTI trong Rorschach liên quan đến việc xác định chính xác các rối loạn tâm thần Kết quả cho biết chỉ số PTI có thể để tính điểm một cách tin cây và nhất quán Ngoài ra, chỉ số PTI còn có thể được sử dụng để phân biệt người có loạn thần và không có loạn thần Bên cạnh đó, chỉ số có thể dùng để phân biệt những đặc điểm thuộc rối loạn tư duy nhận thức ở
Trang 28mức độ trung bình đến nặng Cũng trong nghiên cứu này cho thấy PTI cũng có thể được sử dụng cho mục đích phân loại có ý nghĩa lâm sàng trong chẩn đoán rối loạn tâm thần (Hilsenroth, 2007)
Nghiên cứu hành vi tự tử ở thanh thiếu niên và người trưởng thành bằng trắc nghiệm Rorschach cho thấy, các phản hồi trong bài trắc nghiệm mang lại 6 chỉ số tiềm ẩn về hành vi tự tử được tính theo hệ thống chấm mã của Exner Có ít nhất 4 trong 6 chỉ số cho thấy 69% người tham dự đã từng có ý định tự tử nghiêm trọng Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra sự hỗ trợ về mặt xã hội thấp cũng là yếu tố trung gian quan trọng giữa chỉ số tự tử trong hồ sơ Rorschach và số lần cố gắng thực hiện hành vi tự sát của người tham gia (Sybilla, 2011)
Các trắc nghiệm liên quan đến Rorschach tại Việt Nam mà tác giả tiếp cận được tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu trường hợp trải nghiệm về sự chia cắt và tấn công ở một cựu chiến binh Việt Nam qua công cụ Rorschach (Salley, 1984) Hoặc như một nghiên cứu về tính cấu trúc của bộ hồ sơ Rorschach của nhóm thương binh nhập viện có sang chấn của Hartman và cs năm 1990 Các nghiên cứu về Rorschach tại Việt Nam thường liên quan đến chiến tranh và trải nghiệm của cựu chiến binh có hậu sang chấn từ cuộc chiến Ngoài ra, các bản thảo, nghiên cứu được thực hiện bởi người Việt Nam trên mẫu dân số tại Việt Nam được kể đến như: Công trình bản thảo “Trắc nghiệm tâm lý Rorschach” của Nguyễn Văn Thành, 1973 tại Viện đại học Minh Đức Chủ đề về tâm bệnh học trong trắc nghiệm Rorschach được nghiên cứu trong “Một số nhận xét về kết quả test Rorschach trên bệnh nhân tâm thần phân liệt” của tác giả Nguyễn Sinh Phúc và Ngô Toàn, 2006 Nhóm chủ đề hình ảnh bản thân và mối quan hệ gắn bó trong trắc nghiệm Rorschach cũng được tác giả Việt Nam quan tâm như trong nghiên cứu “Một công trình nghiên cứu hình ảnh bản thân ở trẻ có rối nhiễu quan hệ mẹ - con thông qua trắc nghiệm Rorschach” của tác giả Trần Thu Hương và Phạm Thanh Mai năm 2016 Như vậy, các nghiên cứu về rối loạn khí sắc trong trắc nghiệm Rorschach vẫn chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam Đây là đề tài nghiên cứu về Rorschach thứ 3 tại Việt Nam, là đề tài so sánh thứ hai giữa hai nhóm khách thể, đề tài đầu tiên là “Một số nhận xét về kết quả test Rorschach trên bệnh nhân tâm thần phân liệt”
Trang 29của tác giả Nguyễn Sinh Phúc và Ngô Toàn (2006) Và đây là đề tài nghiên cứu Rorschach trên đối tượng mẫu có pha trầm đầu tiên tại Việt Nam
1.1.4.2 Tổng quan nghiên cứu của trắc nghiệm Rorschach trên nhóm có rối loạn khí sắc
Rối loạn khí sắc ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của một người Các triệu chứng của rối loạn khí sắc thể hiện qua cảm xúc, nhận thức và thể lý Trắc nghiệm Rorschach có thể giúp xác định các triệu chứng bằng cách quan sát và kiểm tra phản ứng cảm xúc của một người đối với các vết mực như một kích thích từ bên ngoài Ví dụ, một người có rối loạn khí sắc trầm cảm khó có thể nhìn thấy điều gì tích cực trong vết mực hoặc có thể cho ra nội dung câu trả lời về hình ảnh tiêu cực thường xuyên hơn (Exner, 2003)
Trong trắc nghiệm Rorschach, một người không có trầm cảm thường diễn giải các vết mực theo cách tích cực hoặc trung lập hơn, trong khi một người bị trầm cảm có thể diễn giải các vết mực theo cách tiêu cực hoặc bi quan hơn (Exner, 2003) Sự khác biệt trong cách giải thích này có thể được sử dụng để xác định các triệu chứng trầm cảm và tạo ra một kế hoạch điều trị cá nhân hóa (Hilsenroth & Exner, 2003) Trắc nghiệm cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách một người cảm nhận thế giới xung quanh và cách họ phản ứng với các kích thích Với thông tin này, nhà tâm lý lâm sàng có thể lập kế hoạch điều trị cá nhân hóa để giúp cá nhân vượt qua các triệu chứng của trầm cảm (Singer, 2012) Bằng cách xác định và điều trị các triệu chứng cơ bản của trầm cảm, các cá nhân có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống tốt hơn (Meyer, Viglione, Mihura, Erard, & Erdberg, 2011) Một cách để xác định các triệu chứng trầm cảm trong phản ứng Rorschach của một người là tìm kiếm các chủ đề tiêu cực, vô vọng hoặc bất lực trong cách giải thích của họ về các vết mực (Hilsenroth & Exner, 2003) Các chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng có thể tìm kiếm sự thiếu phản ứng tích cực hoặc phản ứng tiêu cực nhiều hơn đối với các hình ảnh (Exner, 2003)
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Ellen Hartmann và cộng sự năm 2003 trên ba nhóm khách thể bao gồm: đã từng có trầm cảm, đang điều trị trầm cảm, và chưa từng có trầm cảm cho thấy kết quả rằng phương pháp Rorschach có thể
Trang 30xác định a/ rối loạn nhận thức và tính bạo lực xuất hiện ở những người đang có trầm cảm, những không xuất hiện ở nhóm người đã từng có trầm cảm, và đã chưa từng có trầm cảm, b/ những rối nhiễu về mặt cảm xúc và cách ứng phó có xuất hiện trên nhóm những người đang có trầm cảm, và không có ở những người không có trầm cảm (Hartman và cs2003)
Một nghiên cứu vào năm 2019 của Chevanton và cộng sự về phân biệt giữa rối loạn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực trong sự đóng góp cho trắc nghiệm Rorschach theo hệ thống chấm của Exner Kết quả cho thấy bộ hồ sơ thể hiện mức độ nhận thức được đánh giá qua bốn đặc điểm: 1/ khả năng chịu đựng sự mơ hồ; 2/ khả năng ứng phó với những tình huống mang tính phân biệt đối xử; 3/ khó khăn trong việc kiểm soát các xung động về ý tưởng và; 4/ cách xử lý tình huống có tính bốc đồng trên nhóm có rối loạn lưỡng cực có sự suy giảm đáng kể so với khả năng nhận thức của nhóm có trầm cảm
Năm 2021, hai tác giả Sanae Aoki và Nobuo Kogayu đã có bài nghiên cứu về các nét đặc trưng của phóng chiếu màu sắc Nghiên cứu xem xét cách một phóng chiếu màu xuất hiện liên quan đến tấm hình, vị trí, góc nhìn, chất lượng phát triển, chất lượng hình thức, yếu tố quyết định, nội dung, điểm đặc biệt, và các phóng chiếu màu sắc Nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân tâm thần thuộc nhóm tuổi trưởng thành ở Nhật Bản Có tổng cộng 68 nội dung phản hồi trong 37 protocol được thu thập từ hơn 1.500 protocol Kết quả thu thập được cho thất gần 60% có các phản ứng màu sắc với tranh I và IV Điều này cho thấy rằng phóng chiếu màu sắc có thể là một phản ứng sốc ban đầu đối với màu sắc bóng mờ Bên cạnh đó, gần như tất cả phóng chiếu màu sắc được phản hồi ở những hình có góc nhìn thẳng, đúng chiều, và hơn một nửa các phóng chiếu màu sắc được phản hồi ở câu trả lời có vị trí W (toàn thể) và yếu tố phát triển là „o‟ Điều này gợi ý rằng các chiến lược phòng vệ khi sử dụng phóng chiếu màu sắc có thể bao gồm thay đổi về nhận thức hơn là thay đổi về hành vi Mặt khác, kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng gần 30% câu trả lời của các câu phóng chiếu màu sắc có chứa đựng mã đặc biệt là „MOR‟, một số câu trả lời phóng chiếu màu sắc thường được coi là không đẹp, là xấu, hoặc không mong muốn ở Nhật Bản Do đó, có thể có giả thuyết hiện tại về việc từ chối cảm giác không thoải
Trang 31mái có thể không phải là đặc điểm của tất cả các phản ứng câu trả lời có màu sắc (Sanea Aoki, Nobuo Kogayu, 2021)
Trắc nghiệm Rorschach cũng có thể được sử dụng như một công cụ can thiệp cho rối loạn khí sắc Một nghiên cứu của Levitt, Pinnell và Harrington (2015) đã phát hiện rằng bằng cách sử dụng công cụ Rorschach để xác định chủ đề khó khăn mà các cá nhân đang chưa xử lý được, các nhà lâm sàng có thể giúp bệnh nhân phát triển các mô hình ứng phó mới thông qua một số kỹ thuật ví dụ như nhận thức hành vi để kiểm soát các triệu chứng của họ Theo một nghiên cứu của Viglione và Hilsenroth (2001), trắc nghiệm Rorschach có thể là một công cụ hiệu quả để chẩn đoán các rối loạn khí sắc, đặc biệt trong trường hợp các cá nhân gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc bằng lời nói Bằng cách phân tích phản ứng của cá nhân đối với các vết mực, nhà lâm sàng có thể hiểu rõ hơn về trạng thái cảm xúc của họ và xác định các kiểu suy nghĩ có thể góp phần vào chứng rối loạn tâm trạng (Viglione, D J., & Hilsenroth, M J 2001) Những cá nhân có rối loạn khí sắc có những kiểu phản ứng cụ thể khác nhau trong nội dung trả lời bộ trắc nghiệm Rorschach Ví dụ, những cá nhân có trầm cảm có khuynh hướng giảm khả năng nhìn thấy màu sắc và chuyển động trong các vết mực Họ cũng có xu hướng nhìn thấy những hình ảnh tiêu cực hoặc buồn bã trong các hình, chẳng hạn như cái chết hoặc sự mất mát Ngược lại, nhóm đối tượng có rối loạn lưỡng cực có thể có những phản ứng khoa trương hoặc thổi phồng hơn, chẳng hạn như coi mình là nhân vật quyền lực hoặc quan trọng (Meyer,G., Viglione, D.J và cs 2011)
Một nghiên cứu mới được công bố trong năm 2023, ngoài dấu hiệu rõ ràng nhất để biết một người có mắc một số loại rối loạn khí sắc là những rối loạn về mặt cảm xúc được nhận diện từ bên ngoài Thì trong Rorschach, trạng thái cảm xúc được đo lường phần lớn bằng cách tìm hiểu thông qua cách khách thể sử dụng màu sắc để hình thành phản ứng của họ, cả màu sắc lẫn sắc thái của màu xám và đen Ý nghĩa diễn giải của việc sử dụng màu sắc và màu sắc được thể hiện bằng tông màu cảm xúc của những cách diễn đạt như “mây đen” (Weiner, 2023)
Trang 32Việc sử dụng màu sắc có thể cung cấp hai dấu hiệu khác về tính nhạy cảm của người trả lời đối với sự thay đổi tâm trạng và khả năng có rối loạn khí sắc Một trong những dấu hiệu này là sự pha trộn các màu sắc, thường bao gồm các yếu tố xác định màu sắc (C) và yếu tố bóng mờ (Y) Sự pha trộn màu sắc khá hiếm ở những người không có chẩn đoán, một phản hồi pha trộn trong hồ sơ có khả năng biểu thị cảm xúc hai chiều và khuynh hướng gắn cả hàm ý dễ chịu và khó chịu vào các trải nghiệm và sự kiện
Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển trắc nghiệm Rorschach được tiếp nối và nghiên cứu trong nhiều năm Các kết quả cho thấy trắc nghiệm Rorschach được sử dụng vừa như một công cụ hỗ trợ thực hành lâm sàng vừa như một phương pháp hỗ trợ đánh giá, chẩn đoán Trắc nghiệm cũng cho thấy sự hỗ trợ trong những vấn đề liên quan đến tâm bệnh và nhân cách Ngoài ra, trắc nghiệm cũng được dùng như một phương pháp định tính theo trường phái Pháp, và định lượng theo trường phái Chiết trung cụ thể là những nghiên cứu định lượng nhằm hệ thống được những quy chuẩn trong hệ thống chấm mã, từ đó có thể giúp nhà chuyên môn có một khung tham chiếu trong lúc làm việc với trắc nghiệm này
1.2 Trắc nghiệm Rorschach 1.2.1 Giới thiệu trắc nghiệm Rorschach
Bộ trắc nghiệm Rorschach sử dụng 10 vết mực được in trên mười tấm hình Năm trong số đó là các vết mờ được in với tông màu xám và đen (hình I, IV, V, VI, VII) Hai trong số đó có màu đỏ, xám, đen (hình II, III), và ba hình còn lại có nhiều màu nhạt khách nhau (hình VIII, IX, X)
Trong quá trình thực hiện trắc nghiệm Bước đầu tiên, khách thể được xem lần lượt từng hình theo thứ tự từ I – X, và được yêu cầu nói ra đều mình nhìn thấy sau một câu dẫn duy nhất từ nghiệm viên: “Đây có thể là gì?” Tiếp theo là giai đoạn tìm hiểu, khách thể xem lần lượt trở lại từ hình đầu tiên và cho nghiệm viên biết điều gì/ yếu tố nào khiến khách thể nhìn thấy và cho ra câu trả lời ở lần vừa rồi
Bộ trắc nghiệm Rorschach bao gồm ba chức năng chính:
Trang 33 Chức năng đánh giá cấu trúc thông tin nhằm xác định đặc điểm tính cách, cấu trúc nhân cách của khách thể
Chức năng liên kết các chủ đề có thể chứa đựng dấu hiệu về nhu cầu, mong muốn và các mối quan tâm của khách thể
Chức năng cung cấp một cái nhìn đại diện về hành vi mang tính định hướng của khách thể trong việc giải quyết các vấn đề và tình huống liên cá nhân (Weiner, 2003)
1.2.2 Nền tảng lý thuyết của trắc nghiệm Rorschach
1.2.2.1 Diễn giải trắc nghiệm qua các tiếp cận phân tâm
Ở Pháp, trắc nghiệm Rorschach bắt đầu nhận được sự quan tâm từ những năm 1960 nhờ vào sự đóng góp của Didier Anzieu, Nina Rausch de Traubenberg và Catharine Chabert Các tác giả tại Pháp xem xét và ứng dụng trắc nghiệm theo hướng phân tâm, thiên về việc phân tích định tính biểu tượng, xung năng và nội dung của các câu trả lời Quá trình diễn giải tập trung vào sự mập mờ, mơ hồ của các tấm hình đã khơi gợi ra ở khách thể một phản ứng như thế nào Các yếu tố mang tính thoái lui, hoặc các liên tưởng tự do có thể đột ngột xuất hiện trong mối quan hệ mang tính chuyển cảm giữa nhà tâm lý/nghiệm viên và khách thể Trong quá trình làm trắc nghiệm, thông qua tính phóng chiếu của công cụ, và hệ thống các cơ chế phòng vệ có thể liên hệ được đến những xung đột nội tâm và những cảm giác về bản thân Cho đến này, trắc nghiệm Rorschach vẫn được sử dụng rộng rãi trong giới chuyên môn theo trường phái Rorschach Pháp
1.2.2.2 Diễn giải trắc nghiệm qua trường phái phân tích mô hình sơ đồ tư duy
Ngoài trường phái Pháp chấm theo tiếp cận phân tâm học, có Acklin, một nhà lâm sàng và nhà tâm lý học pháp chứng người Mỹ có hướng tiếp cận phân tích quá trình trả lời thông qua mô hình sơ đồ tư duy Ông xem xét cách mà mỗi người sử dụng để phân tích các tình huống, và ông quan niệm cách nhìn nhận của một cá nhân trước kích thích từ bộ hình Rorschach tuỳ thuộc vào nhận thức của cá nhân về bản thân và các mối liên hệ xã hội xung quanh họ Với cách tiếp cận này, cho phép những mẫu tư duy được vận động, mang tính liên tục và tái
Trang 34xây dựng lại nhờ vào các kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại của khách thể Quá trình này được hiểu là biểu tượng kinh nghiệm cá nhân của một người được nội tâm hoá thống qua tiến trình hoạt hoá, kiểm soát, ức chế và thống nhất Phản ánh tính tổ chức của quá trình tri giác, sự nhận thức, cảm xúc và hành động của khách thể Trong trắc nghiệm với Rorschach, và trong mối quan hệ với nghiệm viên, quá trình trả lời đã kích hoạt sơ đồ tư duy ở phía khách thể Và tiến trình này vẫn có sự dự phần của cơ chế phòng vệ mà có thể điều hướng khả năng lời khác nhau (Acklin, 1994)
1.2.2.3 Diễn giải trắc nghiệm qua trường phái phát triển nhận thức của Jean Piaget
Một hướng tiếp cận khác trong sử dụng trắc nghiệm Rorschach, đó là khi Anne Andronikof xem xét quá trình trả lời trắc nghiệm của thân chủ dưới góc nhìn của học thuyết Piaget Theo quan điểm của Anne, mỗi phần khác nhau của tấm hình có thể khơi gợi cách mỗi người xây dựng câu trả lời khác nhau Có thể câu trả lời đơn thuần là sự phản hồi về những gì mà ai nhìn vào bức hình cũng có thể thấy, những gì có thể tri giác được, hoặc có thể câu trả lời được xây nên từ quá trình phóng chiếu Dưới góc nhìn của học thuyết phát triển nhận thức, khi câu trả lời được xây dựng trên quá trình tri giác, đó là sản phẩm của quá trình điều tiết (accommodation), hay khi câu trả lời xuất phát từ quá trình phóng chiếu, là đó sản phẩm của quá trình đồng hoá (asimilation) Theo góc nhìn của hướng tiếp cận Piaget, những câu trả lời của khách thể thường được kết hợp đồng thời của hai quá trình này Bộ hồ sơ trắc nghiệm khi đó phản ánh những mặt khác nhau trong thế giới nội tâm của khách thể cũng như mối quan hệ của họ với thế giới bên ngoài Vì là công cụ phóng chiếu, thì tiếp cận nào cũng sẽ có sự lưu tâm đến yếu tố phòng vệ, và cơ chế phòng vệ đôi khi trở thành sự cản trở cho khách thể đưa ra câu trả lời, ví dụ như khi khách thể chối bỏ một bức hình bất kỳ, hoặc từ chối đưa ra câu trả lời đó là biểu hiện của cơ chế dồn nén đang xảy ra trong quá trình làm trắc nghiệm (Saltan và cs, 2004)
1.2.2.4 Diễn giải theo trường phái Chiết trung
Ngoài những phương pháp tiếp cận theo hướng định tính, vào những năm 1970, trắc nghiệm Rorschach được Exner tiến hành phân tích và xây dựng hệ
Trang 35thống chấm mã cho trắc nghiệm, xuất phát từ mong muốn đi tìm mẫu số chung và đáng tin cậy về mặt khoa học mà lúc bấy giờ có tổng cộng năm trường phái khác nhau Những tìm tòi tích luỹ của Exner về trắc nghiệm Rorschach cho thấy rằng năm hệ thống (Beck, Herzt, Klopfer, Piotroskwi, Rapport) có những giá trị và chức năng đáng kể, nhưng những đặc điểm trong đó không thể chứng minh bằng thực nghiệm Sau khi phân tích và so sánh chi tiết về năm hệ thống, Exner đã tiến hành chương trình nghiên cứu để đo lường sự tác động của các phương pháp khác nhau và để xác định mã cho các câu trả lời nhằm có thể giải thích rõ ràng và được mã hoá một cách đáng tin cậy Dựa trên những ưu điểm của năm hệ thống thời bấy giờ, Exner kết hợp chúng lại và cho ra hệ thống chấm mã toàn diện, RCS (Rorschach Comprehensive System) được xuất bản lần đầu năm 1974 (Exner, 1974)
Vì tính cụ thể, chi tiết, các mã được hệ thống và tuân theo một quy chuẩn trong mọi trường hợp, nên vào lần ấn bản thứ 4 vào năm 2003, cũng là lần ấn bản cuổi cùng của phương pháp này, RCS được trở thành hệ thống chấm mã Rorschach được sử dụng thường xuyên nhất tại Mỹ (Shaffer, Erdberg, Meyer, 2007)
Bản thảo hệ thống chấm mã toàn diện (CS) được Exner hoàn thành vào cuối năm 1973 và được xuất bản vào năm 1974 Exner nhận ra bản thảo này cần nhiều sửa đổi và mở rộng Đến năm 1978, ấn bản tập 2 được xuất bản bao gồm các cập nhật các kết quả nghiên cứu và đính kèm 21 trường hợp minh hoạ về kết quả của Rorschach cho nhiều đối tượng và nhiều lĩnh vực Trong hơn hai mươi năm kế tiếp, Exner biên soạn một lần nữa được xuất bản với các phạm vi đo lường được thêm vào Một số các bảng kết quả được miêu tả kết hợp với các dữ liệu tỷ lệ về các chỉ số như: chất lượng phát triển, chất lượng hình thức, yếu tố quyết định, nội dung, vị trí chọn tranh trên mỗi hình của bộ trắc nghiệm Các lần ấn bản đều với mục đích trình bày tính giá trị thực tế của trắc nghiệm trong thực hành lâm sàng và pháp y (Exner , 2005)
Phương pháp chiết trung được Exner xây dựng trên nền tảng bộ trắc nghiệm ẩn chứa quá trình xử lý thông tin, tức có một chuỗi các hoạt động nhận thức được tiếp nối nhau ở khách thể Có nghĩa là khi đứng trước một kích thích từ
Trang 36bên ngoài là trắc nghiệm Rorschach, khách thể cần phải nhìn qua tổng thể bức tranh, vừa ghi nhận vừa giải mã thông tin, sắp xếp các thông tin đã tiếp nhận bằng các lựa chọn, suy xét để cho ra câu trả lời Tiếp cận chiết trung cũng luu ý đến sự ảnh hưởng của trạng thái tinh thần của khách thể Một lần nữa, ở trường phái Chiết trung, yếu tố cơ chế phòng vệ cũng được lưu tâm, trường phái này cho rằng, có một kích thích bên ngoài, những cơ chế phòng vệ có thể xuất hiện qua nguyên tắc kiểm duyệt Và tính phòng vệ này có thể dự phần vào việc ngăn cản một số câu trả lời, bắt nguồn có thể từ: bản thân khách thể, sự kỳ vọng của xã hội, những niềm tin khuôn mẫu, hệ thống gía trị cá nhân; hay bắt nguồn từ ngoại cảnh khách quan là từ thái độ của nhà tâm lý/nghiệm viên, hoặc chất lượng của mối quan hệ lâm sàng trong thời điểm đó (Exner, 1976)
Các nội dung ngầm ẩn trong mỗi tấm hình được trường phái Rorschach Mỹ có cách nhìn như sau:
Tấm hình 1: khơi gợi sự tìm kiếm bản ngã Tấm hình 2: màu đỏ có trong bức hình có thể làm thức tỉnh ở nhiều người một trải nghiệm xung năng mang tính gây hấn Những câu trả lời mang yếu tố tính dục có thể là biểu hiện của nỗi lo lắng
Tấm hình 3: bố cục của tấm hình gợi lên những câu trả lời liên quan đến thái độ và cách thức liên hệ cá nhân hướng đến người khác Những câu trả lời có yếu tố tính dục cũng có thể xuất hiện
Tấm hình 4: tấm hình khơi gợi những hình ảnh to lớn, lực lưỡng, quyền lực và có thể mang tính đe doạ
Tấm hình 5: nhấn mạnh mối liên hệ của khách thể với thực tế (trường phái Pháp, đây là tấm hình khơi gợi biểu hiện về bản thân)
Tấm hình 6: khơi gợi khả năng gần gũi về mặt tình cảm Tấm hình 7: gợi ra chủ đề liên quan đến nữ tính nói chung Tấm hình 8: khơi gợi các khó khăn trong việc quản lý đời sống tình cảm Tấm hình 9: khả năng của chủ thể trong việc quản lý các tình huống phức tạp
Tấm hình 10: quay trở lại một lần nữa tương tự tấm hình 1, trả lời cho câu hỏi “tôi là ai” (Castro, 2015)
Trang 37Nhìn chung, việc mã hóa các câu trả lời của Rorschach cho thấy cách một người giải quyết tình huống, cụ thể là nói ra được một điều rằng: các vết mực này có thể có nghĩa là gì Để hoàn thành nhiệm vụ này, người trả lời phải chọn những phần nào của bức hình để xem xét (vị trí chọn tranh), nhiệm vụ này cũng liên quan đến khả năng tập trung chú ý theo những cách nhất định (chất lượng phát triển); khách thể phải quyết định những phần này của bức hình trông như thế nào (yếu tố quyết định) liên quan đến việc hình thành các ấn tượng nhận thức về các đặc tính của blot như hình dạng và màu sắc và so sánh những ấn tượng này với các ấn tượng đối tượng được lưu trữ trong bộ nhớ; Khách thể phải suy ngẫm về những mối quan hệ liên cá nhân, nếu có, để hình thành nên câu trả lời Nói ngắn gọn, bộ trắc nghiệm Rorschach khơi gợi nơi khách thể một nhiệm vụ cần được giải quyết với các cấu trúc nhận thức liên quan đến các quá trình chú ý, tri giác, nhận thức, trí nhớ, ra quyết định và phân tích logic (Weiner, 2003)
Là một phương pháp định lượng, các câu trả lời của khách thể được hệ thống lại theo những mã ký hiệu Sau đây là một số ký hiệu và ý nghĩa của các ký hiệu thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.2.2.5 Các bảng ký hiệu mã hoá câu trả lời theo trường phái Chiết trung (Exner
Bảng 1 Mã hoá theo vị trí chọn tranh
Ký hiệu mã Ý nghĩa/ Phần khách thể nhìn trên hình W Nhìn tổng thể
D Lấy chi tiết lớn Dd Lấy chi tiết nhỏ WS Lấy tổng thể có phần trắng
DS Lấy chi tiết lớn có phần trắng DdS Lấy chi tiết nhỏ, có phần trắng
Trang 38Bảng 2 Mã hóa theo chất lượng phát triển (DQ) của câu trả lời
Ký hiệu mã
Ý nghĩa o Đối tượng được miêu tả có hình dạng xác định Một phần, hoặc
toàn bộ bức tranh được xem như 1 vật/đối tượng có hình dạng cụ thể
+ Câu trả lời phức, tức có 2 đối tượng trở lên và có tương tác,
thiết lập mối quan hệ với nhau v Đối tượng được miêu tả không có hình dạng cụ thể, không xác
định được hình dạng/ v/+ Nhiều đối tượng được thiết lập nhưng không vật nào có hình
dáng
Bảng 3 Mã hoá theo yếu tố xác định
Ký hiệu mã
Ý nghĩa F Đối tượng được miêu tả có hình dạng cụ thể M Chuyển động của người
FM Chuyển động của động vật m Chuyển động của vật C Màu sắc (trừ màu đen, trắng) C‟ Màu đen, màu trắng
FC Miêu tả hình dáng trước, rõ, màu theo sau CF Miêu tả màu trước, hình dáng theo sau FT Miêu tả hình dáng, kèm theo miêu tả chất liệu kết cấu (nóng,
lạnh, êm, sần sù, mềm, cứng TF Miêu tả tính chất, kết cấu trước, hình dáng sau
T Chỉ miêu tả tính chất, kết cấu FY Miêu tả hình dáng, sau đó đi kèm miêu tả về độ đậm nhạt, loang
loang, lan toả
Trang 39YF Miêu tả độ đậm nhạt trước, sau đó miêu tả hình dáng Y Chỉ miêu tả độ đậm nhạt
Fr Miêu tả hình dáng, sau đó đi kèm miêu tả mang tính phản chiếu,
phản gương, đối xứng rF Miêu tả có tính phản chiếu trước, hình dáng sau
r Chỉ miêu tả tính phản chiếu, phản gương FV Miêu tả hình dáng, sau đó đi kèm miêu tả mang tính không gian
ba chiều, hoặc chiều sâu về mặt không gian VF Miêu tả không gian ba chiều, sau đó miêu tả hình dáng
V Chỉ miêu tả không gian ba chiều FD Miêu tả kích thước, kích cỡ, khoảng cách (2) Câu trả lời có chứa cặp đối tượng
Bảng 4 Mã hoá theo chất lượng hình thức
Ký hiệu mã
Ý nghĩa + Hình dạng miêu tả được chi tiết hoá, miêu tả cặn kẽ quá mức o Hình dạng đối tượng được miêu tả mang tính phổ quát, dễ nhận
diện, và được chấp nhận một cách dễ dàng u Đối tượng được miêu tả phần trăm dân số không xác định,
không nhìn giống vậy Nhưng nhìn kỹ, thấy có thể chấp nhận, hợp lý
- Đối tượng được miêu tả lạ và kỳ Không tổn tại trong thực tế
Bảng 5 Mã hoá theo nội dung trả lời
Ký hiệu mã Ý nghĩa H Toàn bộ hình dáng người (H) Toàn bộ hình dáng nhân vật không có thật (người khổng
lồ, chú hề, v.v…) Hd Bộ phận cơ thể của người/ người không hoàn chỉnh
Trang 40(Hd) Bộ phận cơ thể có nhân vật không có thật/ nhân vật không
hoàn chỉnh Hx Trải nghiệm cảm xúc của người
A Toàn bộ hình dáng động vật (A) Toàn bộ hình dáng động vật giả tưởng (rồng, lân, v.v…) Ad Bộ phận của động vật có thật
(Ad) Bộ phận của động vật giả tưởng An Nội tạng
Art Miêu tả tranh, tượng, tượng đài Ay Nội dung miêu tả mang tính văn hoá, lịch sử
Bl Miêu tả máu, cả người và vật Bt Miêu tả thực vật
Cg Miêu tả trang phục Cl Miêu tả mây, sương mù Ex Miêu tả các vụ nổ, đám cháy
Fi Miêu tả lửa, khói Fd Miêu tả thức ăn Ge Miêu tả mang tính địa lý Hh Miêu tả vật dụng thường ngày
Ls Miêu tả phong cảnh Na Miêu tả tự nhiên Sc Miêu tả các sản phẩm của khoa học Sx Miêu tả yếu tố tính dục, bộ phận sinh dục, hoạt động tính
dục Xy Miêu tả ảnh chụp x-quang
Id Miêu tả đồ vật khác Theo hệ thống chấm mã của Exner, các diễn giải đối với nội dung phản hồi liên quan đến việc thống hợp các đặc điểm cấu trúc, chủ đề, và hành vi của dữ liệu vào một miêu tả tổng thể về tính cách