1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome

118 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Orihome
Tác giả Nguyễn Xuân Hoàng
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại trung tâm chă

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM CHĂM

SÓC NGƯỜI CAO TUỔI ORIHOME

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM CHĂM

SÓC NGƯỜI CAO TUỔI ORIHOME

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS TRẦN HOÀNG THỊ DIỄM NGỌC

HÀ NỘI - 2024

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề

tài: “Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Orihome” ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản

thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, bạn bè, đặc biệt là các thầy cô

Để hoàn thành nghiên cứu này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo luận văn này Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Công Tác Xã Hội - Trường Đại học Thăng Long Hà Nội

Đồng thời tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới những người cao tuổi, những nhân viên làm việc trong lĩnh vực này đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi nghiên cứu địa bàn để hoàn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp này

Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm tới nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Công tác xã hội cá

nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Orihome" là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

của PGS TS Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn đầy đủ, và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc

Nếu có bất kỳ sự gian lận nào trong nội dung của khóa luận này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm khóa luận và nhà trường

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

PGS TS Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc

Sinh viên thực hiện khóa luận

Nguyễn Xuân Hoàng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Tổng quan nghiên cứu 3

3.1 Các nghiên cứu trong nước 3

3.2 Các nghiên cứu ngoài nước 4

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu 10

7 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 11

7.1 Câu hỏi nghiên cứu 11

7.2 Giả thuyết nghiên cứu 11

8 Phương pháp nghiên cứu 12

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu 12

8.2 Phương pháp quan sát 12

8.3 Phương pháp điều tra/khảo sát bằng bảng hỏi 12

8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 13

8.5 Phương pháp sử dụng thang đo chỉ số độc lập trong sinh hoạt hàng ngày (Katz ADL) 13

8.6 Phương pháp sử dụng thang đo kiểm tra trạng thái tâm thần ngắn (MMSE) 13

8.7 Phương pháp xử lý thông tin 14

8.8 Phương pháp công tác xã hội cá nhân 14

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI 15

1.1 Một số khái niệm liên quan đến công tác xã hội cá nhân trong vấn đề hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi 15

1.1.1 Khái niệm công tác xã hội 15

1.1.2 Khái niệm công tác xã hội cá nhân 16

1.1.3 Khái niệm chăm sóc sức khoẻ 16

1.1.4 Khái niệm người cao tuổi 17

1.1.5 Đặc điểm thể chất và tâm lý của người cao tuổi 18

1.1.6 Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 19

1.1.6.1 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi 19

1.1.6.2 Vai trò của nhân viên công tác hội hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 22

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 23

1.2.1 Lý thuyết thân chủ trọng tâm 23

1.2.2 Lý thuyết hệ thống sinh thái 35

1.3 Chính sách, pháp luật của Nhà nước 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO ORIHOME 41

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41

2.1.1 Chức năng của trung tâm 41

2.1.2 Cơ cấu của trung tâm 41

2.2 Thực trạng về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Orihome 45

2.2.1 Đặc điểm của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Orihome 45

2.2.2 Tình trạng sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi 46

2.2.3 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Orihome 50

2.2.4 Các nhu cầu đang cần được đáp ứng của NCT về hoạt động chăm sóc sức khỏe 55

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 58

2.3.1 Năng lực, trình độ của nhân viên xã hội 58

2.3.2 Đặc điểm cá nhân của người cao tuổi 59

2.3.3 Các nguồn lực có thể huy động 59

2.3.4 Cơ chế chính sách và chế độ đối với nhân viên công tác xã hội 60

2.3.5 Mục đích hoạt động của cơ sở chăm sóc 60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 61

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ

NHÂN TRONG VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI 62

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi 62

3.2 Thực hành biện pháp can thiệp công tác xã hội 63

2.1 Đối với Nhà nước và xã hội 92

2.2 Đối với gia đình người cao tuổi 92

2.3 Đối với Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Orihome 93

2.4 Đối với nhân viên công tác xã hội 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, ẢNH, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1 Chức năng, nhiệm vụ của nhân sự Orihome 42

Bảng 2.2 Các loại phòng ở tầng điều dưỡng 44

Bảng 2.3 Đặc điểm nhân khẩu tại Trung tâm 45

Bảng 2.4 Sức khoẻ tự đánh giá của người cao tuổi 46

Bảng 2.5 Mức độ phụ thuộc của người cao tuổi theo Katz ADL 47

Bảng 2.6 Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi theo MMSE 48

Bảng 2.7 Mong muốn, nhu cầu của người cao tuổi 55

Bảng 3.1 Điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ 75

Bảng 3.2 Thứ tự ưu tiên của các khó khăn/vấn đề 80

Bảng 3.3 Kế hoạch can thiệp 82

Trang 10

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Sức khỏe luôn được coi là vốn quý nhất của con người, là nền tảng của sự phát triển xã hội Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, vấn đề CSSK cho người dân luôn được quan tâm, đặc biệt là chú trọng phát triển chăm sóc sức khỏe cho NCT

Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có gần 7 tỷ người và 1/9 trong số này là người từ 60 tuổi trở lên Theo dự báo, đến năm 2050 dân số thế giới đạt 9,2 tỷ người và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên sẽ là 1/5, nghĩa là cứ 5 người thì có một NCT Số lượng NCT ngày càng gia tăng nên việc CSSK NCT đã và đang trở thành trọng tâm chính để tăng cường sức khỏe trên toàn thế giới, là một chiến lược quan trọng nhằm xây dựng và phát triển các mô hình CSSK NCT

Với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0-14 tuổi và nhóm dân số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam đang ở giữa thời kì dân số vàng (2007-2038), đây là giai đoạn cực kì thuận lợi để phát triển về mọi mặt với nguồn nhân lực dồi dào Song đi kèm với sự phát triển là xu thế giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ Điều này khiến Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hoá thuộc hàng nhanh nhất thế giới Thực tế này có tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải tập trung nghiên cứu và kịp thời ứng phó Mặc dù già hóa dân số đặt ra thách thức cho xã hội và nền kinh tế, song một kế hoạch phù hợp sẽ cho phép cá nhân, gia đình và xã hội giải quyết những thách thức này và gặt hái những lợi ích mà nó mang lại [1]

Người cao tuổi đã cống hiến lâu dài cho gia đình và đất nước, họ có nhiều tri thức và kinh nghiệm sống Tuy nhiên sự suy giảm các chức năng về thể chất theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử của tự nhiên đã kéo theo sự suy giảm về tâm lý và vị thế xã hội của người cao tuổi, khiến cho người cao tuổi trở nên dễ bị tổn thương và cần được sự quan tâm đặc biệt Hơn nữa, người cao tuổi có cuộc sống bình yên và hạnh phúc là chỉ báo của một nền an sinh lành mạnh và hoàn thiện Vì vậy việc tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi phải là trọng tâm trong nghiên cứu phát triển an sinh xã hội Đặt đúng mức độ ưu tiên, sẽ đi đúng hướng, nguồn lực được tối ưu hoá và hạn chế được

Trang 12

những sai lầm Hoàn thiện hệ thống an sinh là giúp cho tất cả mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, cũng chính là mục đích hoạt động của ngành công tác xã hội

Các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe đã viết khá nhiều Tuy nhiên, những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ góc độ CTXH còn khá khiêm tốn Bên cạnh đó, với xu thế chuyển đổi từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân, nhu cầu dịch vụ xã hội về chăm sóc người cao tuổi sẽ trở thành một

nhu cầu tất yếu Vì thế, việc nghiên cứu đề tài: "Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ

chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi (nghiên cứu trường hợp tại trung tâm dưỡng lão Orihome, Hà Nội)" giúp hệ thống hoá lý luận và tổng hợp tri thức trong lĩnh

vực cung cấp dịch vụ xã hội là trung tâm chăm sóc người cao tuổi, giúp cho những trung tâm dưỡng lão được hoạt động hiệu quả hơn, đảm bảo chất lượng chăm sóc người cao tuổi cũng như đóng góp vào hệ thống tài liệu tham khảo cho những người hoạt động trong lĩnh vực này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, đưa ra thực trạng về sức khoẻ người cao tuổi, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Orihome và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi Từ đó đề xuất ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân hỗ trợ trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

- Phân tích thực trạng sức khoẻ thể chất và tinh thần, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu

- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Orihome và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ góc độ CTXH

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

3

3 Tổng quan nghiên cứu

3.1 Các nghiên cứu trong nước

Về tâm lý và thể chất người cao tuổi

Bộ lao động, thương binh - xã hội cùng với Unicef Việt Nam (2017) đã đưa ra

các thông tin về quá trình lão hoá: "Là quá trình tất yếu của cơ thể sống, khiến cho

các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi giảm dần, kéo theo sức khỏe về thể chất và tinh thần sẽ giảm sút” [2, 10-12]

Về thể chất trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống ở hầu như tất cả các bộ phận và chức năng: diện mạo, bộ răng, các cơ quan cảm, các cơ quan nội tạng, xương khớp, khả năng thích nghi nhiệt độ, tình dục

Về tâm lý, những đặc điểm tâm lý thường gặp: hướng về quá khứ; chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”; cảm giác cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn; cảm nhận thấy bất lực và tủi thân; có thể nói nhiều hoặc thu mình, ít giao tiếp; sợ phải đối mặt với cái chết; các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp do sự di chuyển của người cao tuổi bị hạn chế

Bạo lực cũng là một nguy cơ đối với NCT do sự lệ thuộc của họ về nhiều mặt [2, 10-12]

Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các mô hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi tư nhân

Tổng cục thống kê và UNFPA (2021) phân tích từ điều tra biến động dân số cho thấy ở tất cả các nhóm tuổi NCT, độ tuổi càng cao thì mức độ nữ hoá (số lượng NCT nữ lớn hơn NCT nam) càng rõ Bài phân tích chỉ ra nhu cầu chăm sóc NCT tại các cơ sở chăm sóc sẽ tăng trong thời gian tới, cần dần nâng cao chất lượng để đảm bảo chăm sóc được tốt cho NCT Bên cạnh đó cũng cho thấy nhu cầu của NCT khác nhau theo tuổi, giới tính và các đặc trưng khác nên cần chú ý tới nhu cầu mang tính cá nhân của NCT trong xây dựng và cung cấp dịch vụ [3]

Võ Văn Thắng và cộng sự (2021) đã đánh giá tình trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại Huế Bài đánh giá này cung cấp một số loại thông tin cần thu thập để chăm sóc sức khoẻ NCT như: tình trạng khuyết tật; khả năng tự thực hiện sinh hoạt hàng ngày (ADLs); các nhu cầu về CSSK của NCT như: tư vấn sức khoẻ, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng [4]

Trang 14

Về vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bùi Thị Thanh Hà (2015) đã nhận định vai trò của CTXH trong việc chăm sóc NCT CTXH như một hoạt động chuyên môn đóng vai trò “cầu nối” chủ chốt, là phương tiện hiệu quả trong thực thi các chính sách an sinh xã hội Tác giả cũng chỉ ra một số yếu tố khó khăn cho sự phát triển của CTXH như vấn đề pháp luật, phương pháp thực hành, nhân lực chuyên môn CTXH, các công trình nghiên cứu, sự nhận thức về độ cần thiết và tính hiệu quả của nghề [5]

Tác giả Đặng Phương Liên (2018) đã nghiên cứu, tìm hiểu việc cung cấp các dịch vụ CTXH trong CSSK NCT thuộc hộ nghèo đó là dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức; dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý trong chăm sóc sức khỏe; dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách [6]

3.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Về tâm lý và thể chất người cao tuổi

Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ - APA (2010) cho rằng các rối loạn về sức khỏe thể chất và tinh thần người cao tuổi hay gặp phải là không thể tránh khỏi Đặc biệt là rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm lo lắng và trầm cảm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và khả năng vận động Một số vấn đề cuối đời có thể dẫn đến trầm cảm và lo lắng: đối phó với các vấn đề sức khỏe thể chất; chăm sóc người phối ngẫu mắc chứng mất trí nhớ hoặc khuyết tật về thể chất; đau buồn về cái chết của những người thân yêu; quản lý xung đột với các thành viên trong gia đình Giải quyết những vấn đề này và điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần dẫn đến giảm đau khổ, cải thiện sức khỏe thể chất, giảm thiểu khuyết tật và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người cao tuổi và gia đình APA cũng cho rằng nhu cầu chăm sóc tinh thần cho người cao tuổi đang ngày càng tăng theo sự gia tăng của nhóm dân số cao tuổi Các nghiên cứu đưa ra từ 50-70% lượt thăm khám sức khoẻ ban đầu có liên quan tới trầm cảm, lo âu và stress Sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất tác động lẫn nhau Ví dụ, người cao tuổi có vấn đề về tim mạch có chỉ số trầm cảm cao hơn người cao tuổi có sức khoẻ bình thường Ngược lại, trầm cảm ở NCT mắc bệnh tim mạch lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tiên lượng của bệnh tim mạch Điều này cho thấy tình trạng sức khoẻ tinh thần gắn bó chặt chẽ và ảnh hưởng sâu rộng đến sức khoẻ thể chất nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung của người cao tuổi Thế nhưng việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần lại thường bị bỏ qua và thiếu sự chú trọng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

5 cần thiết Các nghiên cứu cho thấy gần 2/3 số người cao tuổi đang gặp vấn đề về sức khoẻ tinh thần không nhận được sự hỗ trợ cần thiết [17]

Các tác giả Susan Davidson và Phil Rossall (2015) đã đánh giá tổng hợp về sự cô đơn ở NCT, bài đánh giá đã đưa ra một số thông tin quan trọng:

Ba mối quan tâm hàng đầu của người cao tuổi là: nỗi đau thể xác, cô đơn và mất trí nhớ

Cô đơn là cảm giác của cá nhân về sự thiếu thốn tình cảm, sự gần gũi và sự tương tác xã hội với người khác, sự cô đơn phụ thuộc vào chất lượng mối quan hệ nhiều hơn là số lượng mối quan hệ

Sự cô lập xã hội là việc thiếu liên lạc với gia đình hoặc bạn bè, sự tham gia của cộng đồng hoặc khả năng tiếp cận đến các dịch vụ (đưa ra khái niệm về sự cô lập xã hội để phân biệt được rõ nghĩa hơn về trạng thái "cô đơn" mà nghiên cứu nhắc đến)

Có thể cô đơn khi không bị cô lập về mặt xã hội - nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi trong các hộ gia đình lớn và nhà chăm sóc có nhiều khả năng báo cáo sự cô đơn hơn Hoặc ngược lại, mặt xã hội bị cô lập nhưng không cô đơn Một số người sống một mình hoặc ở những nơi xa xôi có thể không cảm thấy hoặc báo cáo sự cô đơn

Sự cô đơn dai dẳng có thể tác động sâu sắc đến thể chất, tinh thần, chất lượng cuộc sống và giảm sút tuổi thọ Cô đơn có thể gây hại cho sức khỏe tương đương hút 15 điếu thuốc mỗi ngày Những người có mức độ cô đơn cao có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp đôi so với những người có mức độ cô đơn thấp Sự cô đơn còn liên quan đến cảm giác: tức giận, buồn bã, trầm cảm,vô giá trị, oán giận, trống rỗng, dễ bị tổn thương và bi quan Nó còn có liên hệ tới trầm cảm, tự tử, lười vận động, béo phì và nghiện chất Nhưng sự cô đơn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hạnh phúc; nó còn có thể trở thành một vòng luẩn quẩn: nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cô đơn có nhiều khả năng nhìn nhận các cuộc gặp gỡ xã hội với thái độ hoài nghi hơn và sự ngờ vực, đánh giá người khác và bản thân họ một cách tiêu cực hơn và mong đợi người khác bác bỏ họ Ngoài ra, những người cô đơn có xu hướng áp dụng những hành vi làm tăng khả năng sự từ chối Những niềm tin và hành vi này chính là các “nhận thức xã hội kém thích ứng”

Trang 16

Cô đơn có nguyên nhân do 50% di truyền và 50% do điều kiện môi trường, có nghĩa là cô đơn có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về điều kiện môi trường, tức là có thể sử dụng các phương pháp can thiệp để giảm bớt sự cô đơn

Các can thiệp nhằm giảm bớt cô đơn thường được phân loại theo bốn cách, là những nỗ lực nhằm: cải thiện kỹ năng xã hội; tăng cường hỗ trợ xã hội; tăng cơ hội tương tác xã hội; hoặc giải quyết những nhận thức xã hội kém thích ứng (được định nghĩa là hành vi phản tác dụng hoặc cản trở cuộc sống hàng ngày) Trong đó những can thiệp nhằm cố gắng thay đổi nhận thức xã hội kém thích ứng là những biện pháp can thiệp hiệu quả nhất Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã chỉ ra rằng các biện pháp can thiệp cá nhân (one-on-one) có thể rất hiệu quả trong việc giảm bớt sự cô đơn và các tác động tiêu cực liên quan đến sức khỏe và tinh thần

Người cao tuổi (NCT) thường gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội do một số yếu tố về thái độ Trước hết, nhiều người có thái độ "tôi có thể ổn với những gì tôi có" và tin rằng họ có thể tự xoay xở mà không cần sự giúp đỡ Họ cũng không muốn trở thành gánh nặng cho người khác, sợ rằng việc thừa nhận nhu cầu này sẽ làm phiền đến con cháu và cộng đồng Thêm vào đó, họ thường phủ nhận những tác động của tuổi già và sợ phải thừa nhận rằng họ cần sự hỗ trợ Kỳ vọng thấp về dịch vụ xã hội cũng làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ của họ Nhiều NCT có xu hướng ban đầu dựa vào sự hỗ trợ từ cộng đồng và gia đình thay vì tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp Nhận thức hạn chế về các dịch vụ địa phương có liên quan cũng là một rào cản lớn, khiến họ không biết đến sự tồn tại của các dịch vụ hỗ trợ hữu ích Hơn nữa, NCT thường lo sợ những thay đổi sẽ xảy ra nếu họ bày tỏ nhu cầu, và sự kỳ thị xung quanh việc thừa nhận sự cô đơn cũng khiến họ e ngại tìm kiếm sự giúp đỡ Tất cả những yếu tố này góp phần làm giảm khả năng tiếp cận và tận dụng các dịch vụ xã hội của người cao tuổi [18, 3-18]

Tác giả Julianne Holt-Lunstad cà các cộng sự (2010) đã có bài đánh giá phân tích tổng hợp nghiên cứu mối quan hệ giữa tình trạng quan hệ xã hội của cá nhân và nguy cơ tử vong cho thấy khả năng sống sót tăng 50% đối với những người tham gia có mối quan hệ xã hội bền chặt hơn Phát hiện này vẫn nhất quán theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe ban đầu, nguyên nhân tử vong và thời gian theo dõi [19]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

Tác giả John R Bowblis và cộng sự (2018) đã nghiên cứu về cách điều chỉnh nhân sự nhà chăm sóc sao cho đạt được chất lượng cao nhất trong cơ cấu chi phí nhất định Nghiên cứu đã chỉ ra những cải thiện chất lượng lớn nhất là nhờ: khoản đầu tư hiệu quả nhất về mặt chi phí để cải thiện tình trạng thiếu hụt tổng thể là tăng cường các dịch vụ xã hội Những thiếu sót liên quan đến chất lượng chăm sóc được cải thiện hầu hết bằng cách tăng số lượng nhân viên điều dưỡng hành chính và dịch vụ xã hội Những khiếm khuyết về chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều nhất nhờ tăng dịch vụ xã hội và nhân viên hoạt động [21]

Tác giả Claire Goodman và các cộng sự (2016) đã nghiên cứu và chỉ ra cấu trúc mối quan hệ làm việc giữa các chuyên gia y tế và nhân viên trực tiếp chăm sóc đối tượng là chìa khoá quyết định hiệu quả của việc chăm sóc Việc khuyến khích sự tham gia của nhân viên chăm sóc phối hợp chặt chẽ với chuyên gia y tế ngay từ đầu của quá trình can thiệp giúp chuyên gia y tế xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà chăm sóc, giúp nhân viên nhà chăm sóc xác định rõ ràng được những biểu hiện sức khoẻ cần đặc biệt theo dõi ở đối tượng, từ đó thấu hiểu và dễ dàng thông cảm cũng như tự tin hơn trong việc chăm sóc đối tượng Việc này còn kích thích và giúp nhân viên chăm sóc định hướng tốt hơn trong việc học tập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp Nghiên cứu cũng chỉ ra việc tập trung

Trang 18

xây dựng cách làm việc như thế này có hiệu quả/chi phí trong việc chăm sóc đối tượng tốt hơn so với việc tăng giờ làm của chuyên gia y tế hoặc tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên chăm sóc [22, tr.5]

Tác giả Lawrence B Schiamberg (2010) nghiên cứu đã chỉ ra "căng thẳng", trong bối cảnh các mối quan hệ chăm sóc, là một yếu tố rủi ro liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ lạm dụng người cao tuổi trong môi trường gia đình và các cơ sở chăm sóc Khi ngày càng có nhiều người lớn tuổi chuyển từ nơi chăm sóc gia đình sang cơ sở chăm sóc tại viện dưỡng lão, việc xác định mô hình các yếu tố nguy cơ lạm dụng người cao tuổi tại các cơ sở viện dưỡng lão trở nên quan trọng [23]

Ana Paula Gil và cộng sự (2021) nghiên cứu về tình trạng lạm dụng trong các viện dưỡng lão (cả từ phía nhân viên chăm sóc và từ phía NCT) cho thấy tổng thể, 54,7% nhân viên chăm sóc đã quan sát thấy hành vi lạm dụng trong công việc hàng ngày của họ trong 12 tháng trước đó: 48,7% về tâm lý; 36,0% thực hành chăm sóc lơ là; 14,0% lạm dụng thể chất và 3,3% lạm dụng tài chính Các con số giảm đáng kể khi thống kê việc lạm dụng do chính người trả lời thực hiện hành vi lạm dụng, với 16,7% người thừa nhận đã thực hiện ít nhất một trong những hành vi này, trong đó cao nhất được ghi nhận ở lạm dụng tâm lý (13,3%) và bỏ mặc (6,7%) Có một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa lạm dụng do nhân viên chăm sóc thực hiện và lạm dụng do cư dân thực hiện Nhìn chung, 52,0% nhân viên chăm sóc cho biết họ từng là mục tiêu của ít nhất một hành vi như vậy của người dân Nghiên cứu cũng cho thấy các trung tâm hoạt động vì lợi nhuận có chất lượng chăm sóc thấp hơn, các trường hợp lạm dụng và bỏ bê người cao tuổi xảy ra phổ biến hơn so với các trung tâm hoạt động không vì lợi nhuận (ít nhất là ở Bồ Đào Nha) Một số yếu tố thúc đẩy lạm dụng từ phía nhân viên chăm sóc là do việc bị khiếu nại, khó khăn trong việc đương đầu với chứng mất trí nhớ và hành vi hung hăng của NCT, thiếu chính sách đào tạo và hỗ trợ trong môi trường có điều kiện làm việc khó khăn Các tác giả cũng gợi ý cách thức xử lý vấn đề này cần phải tập trung vào xác định mức độ xung đột, chi tiết tương tác giữa các bên, bối cảnh nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều kiện làm việc, đào tạo tốt hơn, mức độ hỗ trợ, sự công nhận nghề nghiệp từ xã hội và tạo ra môi trường làm việc hợp tác [24]

Về vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

9 Tác giả Hadass Goldblatt (2016) nghiên cứu suy nghĩ của nhân viên xã hội về trải nghiệm của họ trong cuộc gặp gỡ trị liệu với các nạn nhân và thủ phạm lạm dụng và bỏ bê người cao tuổi Trong đó có câu hỏi nghiên cứu như sau: "Nhân viên xã hội mô tả ý nghĩa của sự can thiệp như thế nào đối với thân chủ và đối với chính họ? Giá trị gia tăng của cuộc gặp gỡ trị liệu trong lĩnh vực này đối với các nhân viên xã hội là gì?" Các phát hiện đã cho thấy có một sự liên hệ độc đáo đã được phát triển trong các cuộc gặp gỡ trị liệu, theo đó các nhân viên xã hội coi bất kỳ thay đổi nào đều có giá trị nếu nó mang lại cho người lớn tuổi cảm giác kiểm soát và giá trị bản thân, trong khi nhân viên xã hội được làm giàu nhờ kinh nghiệm sống của người lớn tuổi và trưởng thành cả về mặt cá nhân và một cách chuyên nghiệp Như vậy, cả hai bên đều được hưởng lợi từ mối quan hệ tương hỗ này [25]

Báo Journal of Human Rights and Social Work (2017) chỉ ra rằng ở cấp độ vi mô và trung mô, nhân viên xã hội có thể giúp trao quyền cho người cao tuổi để tiếng nói của chính họ được lắng nghe Khuyến khích người cao tuổi tham gia vào việc giải quyết các vấn đề tác động đến họ thông qua việc huy động, tổ chức, đào tạo và hỗ trợ những nỗ lực của họ Giúp họ nhận thức được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình là vai trò quan trọng của công tác xã hội Việc trao quyền như vậy làm tăng giá trị bản thân và phẩm giá đồng thời cung cấp khuôn khổ cho sự ứng xử của cộng đồng [26]

Các nghiên cứu đã có đã làm rõ các đặc điểm phải lưu ý về thể chất, tâm lý, về quan hệ xã hội cũng như các khó khăn về bệnh tật trong cuộc sống của người cao tuổi trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khẳng định rõ ràng về mối quan hệ chặt chẽ giữa sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần Với lợi thế đi trước của mình, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra một số khía cạnh trong việc phát triển mô hình viện dưỡng lão tư nhân Các nghiên cứu đều khẳng định vai trò tích cực của CTXH trong việc cung cấp dịch vụ xã hội, cải thiện chất lượng cơ sở chăm sóc và đời sống của đối tượng với hiệu suất về hiệu quả/chi phí tốt Đồng thời cung cấp kiến thức về các loại thông tin cần thu thập phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Đây là những chỉ dẫn cần thiết để thực hiện nghiên cứu: "Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi(nghiên cứu tại trung tâm dưỡng lão Orihome)" Các nghiên cứu trên thế giới thì đã có nhiều nghiên cứu xung quanh đề tài này, nhưng chưa bao hàm các yếu tố mang đặc điểm riêng của Việt Nam, các

Trang 20

nghiên cứu ở Việt Nam thì mới chỉ tập trung vào NCT trong bối cảnh ở các trung tâm bảo trợ xã hội, hoàn toàn chưa có nghiên cứu về viện dưỡng lão tư nhân Vì mục đích hoạt động khác nhau nên chất lượng cuộc sống của NCT trong hai loại hình cơ sở chăm sóc này cũng có những tính chất và vấn đề khác nhau Thêm vào đó, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc NCT của xã hội trong tương lai, mô hình viện dưỡng lão tư nhân sẽ cần phải phát triển mạnh mẽ Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi(nghiên cứu tại trung tâm dưỡng lão Orihome)" là cần thiết

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

4.2 Khách thể nghiên cứu

– 30 NCT tại viện dưỡng lão Orihome (độ tuổi từ 60-100 tuổi) – Cán bộ công nhân viên trực tiếp chăm sóc NCT tại viện dưỡng lão

Orihome: + 01 Giám đốc viện dưỡng lão Orihome + 01 Nhân viên hành chính/Chăm sóc khách hàng + 01 Bác sĩ lão khoa

+ 04 Điều dưỡng viên

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

6.2 Về thực tiễn

Qua nghiên cứu này tác giả hy vọng sẽ giúp những người hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ người cao tuổi có thêm góc nhìn về một phương pháp hỗ trợ NCT, đó là phương pháp công tác xã hội cá nhân Qua đó, tác giả muốn góp phần nâng cao chất

lượng dịch vụ xã hội cho NCT, giúp NCT được chăm sóc tốt hơn 7 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

7.1 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng sức khoẻ thể chất và tinh thần NCT tại trung tâm như thế nào? Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT tại trung tâm có hiệu quả không?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân có giúp cải thiện được chất lượng hoạt động chăm sóc sức khoẻ NCT tại trung tâm không?

7.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu 1: NCT phải đối mặt với nhiều khó khăn về sức khoẻ về thể chất và tinh thần Trung tâm dưỡng lão Orihome đã đáp ứng được một số nhu cầu cơ bản về CSSK cho NCT nói chung nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết để hỗ trợ NCT tốt hơn

Giả thuyết nghiên cứu 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi bao gồm: năng lực, trình độ của nhân viên xã hội, các đặc điểm của người cao tuổi, các nguồn lực

có thể huy động và cơ chế chính sách, chế độ đối với nhân viên công tác xã hội

Trang 22

Giả thuyết nghiên cứu 3: Phương pháp Công tác xã hội cá nhân đóng vai trò tích cực trong việc thăm dò và xác định nhu cầu cần được đáp ứng của NCT một cách chuyên sâu, làm cầu nối giữa NCT và hệ thống trợ giúp, tối ưu hoá nguồn lực

hỗ trợ và tháo gỡ những vấn đề tâm lý nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ 8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu về công tác xã hội cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Bằng cách thu thập và tổng hợp tài liệu từ sách, bài báo, báo cáo và nguồn trực tuyến, phương pháp này giúp xác định các xu hướng và khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu Phân tích tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu trước đây, hỗ trợ xây dựng khung lý thuyết và xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả Nhằm có được bức tranh tổng quan về vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận để thu thập, phân tích - đánh giá thông tin, kiểm định giả thuyết và đề xuất giải pháp

8.2 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát trong nghiên cứu về công tác xã hội cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho phép thu thập thông tin chi tiết và thực tế về các hoạt động hàng ngày Qua quan sát trực tiếp, nhà nghiên cứu có thể ghi nhận hành vi, phản ứng và thái độ của người cao tuổi khi nhận hỗ trợ, cũng như cách thức nhân viên công tác xã hội thực hiện nhiệm vụ Phương pháp này cung cấp dữ liệu chính xác, giúp nhận diện khó khăn và đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả dịch vụ hỗ trợ Quan sát cũng giúp hiểu sâu hơn về môi trường sống, điều kiện sức khỏe và tâm lý của người cao tuổi, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc

8.3 Phương pháp điều tra/khảo sát bằng bảng hỏi

Nghiên cứu sử dụng hình thức phỏng vấn bằng bảng hỏi trên cở sở bảng hỏi được thiết kế sẵn (câu hỏi đóng và câu hỏi mở) để hỏi nhóm đối tượng người cao tuổi và các đối tượng có liên quan Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin tổng thể về các nhu cầu, điều kiện chăm sóc và các vấn đề liên quan từ NCT và cán bộ công nhân viên viện dưỡng lão Thông qua khảo sát bằng bảng hỏi nhằm phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi, đánh giá được nhu cầu của đối tượng và những hạn chế cần khắc phục

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

13

8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu dưới hình thức một - một để thu thập các thông tin sâu hơn, tế nhị hơn về những cảm nhận, động cơ, thái độ hoặc lịch sử cuộc đời của đối tượng phỏng vấn, nhằm quan sát được các khía cạnh của vấn đề từ trong góc nhìn của đối tượng, giúp người nghiên cứu giảm thiểu khả năng bỏ sót nguyên nhân gốc rễ của vấn đề Hình thức phỏng vấn này giúp hạn chế sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường (người khác) khiến đối tượng vì đề phòng mà làm giảm tính chính xác của thông tin cần thu thập Khi thực hiện phỏng vấn này cần đảm bảo đã tạo được sự tin tưởng từ đối tượng và một môi trường an toàn, thoải mái để đối tượng có thể an tâm trả lời Người nghiên cứu sử dụng hình thức phỏng vấn sâu bán cơ cấu vì những thông tin cần thu thập gồm 2 loại: thông tin liên quan đến CSSK NCT (cơ cấu) và thông tin mà đối tượng cho là quan trọng (không cơ cấu) - giúp người nghiên cứu hiểu hơn về đối tượng và tạo điều kiện để có thể tiết lộ những dữ kiện sâu xa hơn liên quan đến vấn đề nghiên cứu

8.5 Phương pháp sử dụng thang đo chỉ số độc lập trong sinh hoạt hàng ngày (Katz ADL)

Người nghiên cứu sử dụng thang đo này nhằm đo lường sự độc lập của NCT tại trung tâm trong việc thực hiện các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng Từ đó chỉ ra mức độ phụ thuộc và dùng kết quả làm cơ sở đánh giá hoạt động CSSK NCT tại trung tâm Thang đo đo lường 6 chức năng cơ bản là ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh, dịch chuyển, kiểm soát cơ tròn (cơ bắp kiểm soát việc đi vệ sinh) bằng việc cho điểm có/không về tính độc lập của từng chức năng Điểm 6 cho thấy NCT có thể hoạt động độc lập, đạt từ 4 điểm trở lên cho thấy suy giảm chức năng vừa phải và 3 trở xuống cho thấy suy giảm nhiều chức năng, NCT rất phụ thuộc

8.6 Phương pháp sử dụng thang đo kiểm tra trạng thái tâm thần ngắn (MMSE)

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng thang đo MMSE để đánh giá tình trạng suy giảm nhận thức của người cao tuổi [4] Vì vấn đề chung của NCT là tình trạng suy giảm nhận thức, mức độ nặng nhẹ ở mỗi người lại khác nhau - điều này làm ảnh hưởng đến kết quả của việc áp dụng các phương pháp thu thập thông tin Người nghiên cứu sử dụng thang đo này cho 30 NCT đang được nuôi dưỡng tại trung tâm để có thông tin tổng thể về tình trạng SGNT của họ Nhằm áp dụng biện

Trang 24

pháp thu thập thông tin cho phù hợp với đối tượng (quan sát/điều tra bảng hỏi/phỏng vấn sâu) và phục vụ cho việc lựa chọn thân chủ để áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân Thang đo này tính điểm dựa vào số câu trả lời đúng cho các câu hỏi kiểm tra các khả năng như định hướng, ghi nhận thông tin, chú ý, trí nhớ gần, ngôn ngữ và làm theo yêu cầu phức tạp NCT đạt 19-30 điểm là không SGNT hoặc SGNT nhẹ; đạt 10-18 điểm là SGNT trung bình (khiếm khuyết rõ, có thể cần giám sát 24/24h); đạt 0-9 điểm là SGNT nghiêm trọng (khiếm khuyết nặng, cần giám sát 24/24h và trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày)

8.7 Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi được thu thập qua khảo sát, phỏng vấn sâu và quan sát thực địa, thông tin được phân tích bằng phương pháp định lượng để xác định xu hướng và phương pháp định tính để mã hóa và nhận diện các chủ đề chính Quá trình xử lý thông tin này đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả nghiên cứu, giúp đề xuất các giải pháp cải thiện công tác xã hội cá nhân cho người cao tuổi

8.8 Phương pháp công tác xã hội cá nhân

Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để hỗ trợ hoạt động CSSK cho NCT tại trung tâm, từ đó đánh giá khả năng đáp ứng các nhu cầu về CSSK cho NCT của phương pháp này

Phương pháp công tác xã hội cá nhân gồm có 7 bước: Bước 1: Thiết lập mối quan hệ với thân chủ

Bước 2: Thu thập thông tin Bước 3: Xác định vấn đề Bước 4: Lên kế hoạch can thiệp Bước 5: Thực hiện kế hoạch can thiệp Bước 6: Lượng giá

Bước 7: Kết thúc/chuyển giao

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

1.1.1 Khái niệm công tác xã hội

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về công tác xã hội, trong đó có một số định nghĩa nổi bật:

Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1999): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó"[27]

Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế IFSW (2014): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề"[28]

Dù có nhiều định nghĩa về công tác xã hội nhưng điểm chung của các định nghĩa đều chỉ ra rằng: Công tác xã hội là một dịch vụ, một nghề chuyên nghiệp trong công tác xã hội Đối tượng của công tác xã hội là những vấn đề mà mỗi cá nhân con người, nhóm, tổ chức không tự giải quyết được Thân chủ chính là cá nhân, nhóm, tổ chức có vấn đề Vấn đề gặp phải ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất và tinh thần của thân chủ; ở mức độ cao hơn có thể đe dọa đến tính mạng con người Công tác xã hội tác động vào những vấn đề đó dựa vào mối quan hệ của thân chủ với môi trường sống của họ Nhân viên công tác xã hội là người giúp thân chủ phát hiện và kết nối các nguồn lực, làm việc dựa trên nền tảng nghề nghiệp tôn trọng giá trị con người, công bằng xã hội để hỗ trợ thân chủ Nhân viên công tác xã hội chỉ giúp đỡ thân chủ thành công khi thân chủ tự tin tự giải quyết vấn đề gặp phải bằng chính các khả năng của mình và vươn lên hòa nhập cộng đồng bền vững

Trang 26

Như vậy, công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp Nhân viên xã hội hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề gặp bằng sức mạnh của bản thân và sử dụng sự giúp đỡ từ các mối quan hệ trong môi trường sống hiệu quả để phát triển bền vững Nền tảng nghề nghiệp cơ bản của công tác xã hội là tôn trọng giá trị con người và công bằng xã hội

1.1.2 Khái niệm công tác xã hội cá nhân

Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều định nghĩa liên quan đến công tác xã hội cá nhân, sau đây là một số định nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu:

Theo Nguyễn Ngọc Lâm: "Công tác xã hội với cá nhân là một phương pháp

can thiệp để giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ chưa tìm ra lối thoát Những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát từ khiếm khuyết của cá nhân mà từ cả các điều kiện xã hội của môi trường trong đó thân chủ sinh sống" [7]

Theo định nghĩa của Hiệp hội Công tác xã hội Thế giới: "Công tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con người đối phó với những vấn đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút hay gãy đổ trong việc thực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ”[29]

Mỗi định nghĩa đều đưa ra các luận điểm khác nhau về công tác xã hội cá nhân Tựu chung lại, công tác xã hội cá nhân chính là một phương pháp công tác xã hội Công tác xã hội sử dụng phương pháp này để tác động, can thiệp vào những vấn đề gặp phải của thân chủ, hỗ trợ thân chủ phát huy năng lực bản thân, kết nối thân chủ với các nguồn lực khác để giải quyết vấn đề gặp phải

1.1.3 Khái niệm chăm sóc sức khoẻ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái toàn

diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật” [8]

Sức khoẻ thể chất được thể hiện bằng sự sảng khoái và thoải mái về thể chất Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, có sự nhanh nhẹn, dẻo dai trong hoạt động của cơ thể; có khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh, có khả năng phục hồi sức khỏe và thích nghi được với môi trường sống Sức khoẻ tâm thần theo Từ điển tâm lý học là "trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

17 biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường"[9]

Do đó, đối với khái niệm sức khoẻ, cần phải hiểu theo nghĩa đó là sự thăng bằng, hài hoà của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người Sức khoẻ là cơ sở quan trọng tạo nền tảng cho hạnh phúc

Chăm sóc sức khoẻ là những nỗ lực nhằm giúp cho cơ thể ở trong trạng thái "khoẻ mạnh" Như vậy, phân tích khái niệm “Chăm sóc sức khỏe” bao gồm: Chăm sóc sức khỏe thể chất và chăm sóc sức khỏe tâm thần

Chăm sóc sức khỏe thể chất là đáp ứng dinh dưỡng lành mạnh và vừa đủ (chất lượng thực phẩm tốt và nạp với lượng không thiếu, không thừa), thời khoá biểu sinh học đều đặn (thời gian ngủ - hoạt động mỗi ngày), vận động vừa sức, môi trường sống an toàn (không ô nhiễm) và tiếp cận được chăm sóc y tế

Chăm sóc sức khỏe tâm thần là các suy nghĩ, tình cảm được bản thân nhận biết, chấp nhận và thấu hiểu; có ranh giới lành mạnh giữa bản thân với các yếu tố môi trường; được tôn trọng vô điều kiện; có mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh

1.1.4 Khái niệm người cao tuổi

Khái niệm người cao tuổi của các nước trên thế giới có sự khác biệt Nếu như ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi thì ở nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này không phù hợp Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên Liên hợp quốc chấp nhận mốc để xác định là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) Ở Việt Nam, Luật người cao tuổi năm 2009 đã nhấn mạnh và khẳng định: Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên [10]

Trong phạm vi của nghiên cứu này, những người là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi

Ngoài ra, với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, ngành công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội

Trang 28

1.1.5 Đặc điểm thể chất và tâm lý của người cao tuổi

Lão hoá là quá trình tất yếu của cơ thể sống, khiến cho các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi giảm dần, kéo theo sức khỏe về

thể chất và tinh thần sẽ giảm sút Một số thay đổi chính có thể kể đến:

Suy giảm chức năng não: Quá trình lão hóa ảnh hưởng đến não bộ, dẫn đến suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung, và có thể dẫn đến sa sút trí tuệ

Thay đổi vai trò và chức năng xã hội: Khi về hưu, người cao tuổi thường phải đối mặt với sự thay đổi về vai trò và chức năng xã hội, có thể dẫn đến cảm giác mất mát, vô dụng, và tự ti

Về thể chất: từ tuổi 60 trở đi, các cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương đang đi vào giai đoạn thoái hóa rõ rệt Hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết đều giảm sút và trì trệ Đây là nguyên nhân sâu xa của những căn bệnh tuổi già Ngày nay, y học đã nghiên cứu và thấy một số bệnh điển hình từ tuổi 60 trở lên Đó là những căn bệnh: huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh đau đầu, giảm thị lực, thoái hóa cột sống một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh điển hình như Parkinson hay Alzheimer Những căn bệnh này cuối cùng đều làm suy giảm khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt của người cao tuổi Bệnh tật cũng chính là nguồn cơn khiến cho tâm lý của người cao tuổi trở nên thay đổi, có thể là rối loạn hành vi, hay gây gổ, bỏ nhà đi lang thang, tính nết không còn thoải mái mà trở nên khó tính hơn

Về tâm lý, những đặc điểm tâm lý thường gặp: hướng về quá khứ; cảm giác cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc; cảm thấy bất lực và tủi thân; sợ phải đối mặt với cái chết của bản thân và những người thân yêu; các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp do sự di chuyển của người cao tuổi bị hạn chế; đối phó với các vấn đề về sức khỏe thể chất; sự cô đơn; thay đổi vai trò và chức năng xã hội Từ 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam) là giai đoạn con người kết thúc thời kỳ lao động của mình để nghỉ ngơi, thư giãn Đây là tuổi hưu của con người Khi chuyển từ trạng thái làm việc tích cực, khẩn trương hàng ngày sang trạng thái nghỉ ngơi, tâm lý con người có những biến động đáng kể khiến nhiều NCT cảm thấy khó thích nghi với cuộc sống mới Những mối quan tâm hàng đầu của người cao tuổi là: nỗi đau thể xác, cô đơn và mất trí nhớ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

19 Các rối loạn về sức khỏe thể chất và tinh thần người cao tuổi hay gặp phải là không thể tránh khỏi Đặc biệt là rối loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và khả năng vận động Nhu cầu chăm sóc tinh thần cho người cao tuổi đang ngày càng tăng theo sự gia tăng của nhóm dân số cao tuổi

1.1.6 Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Nhân viên CTXH trong quá trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần đảm bảo nhiều nguyên tắc quan trọng Trước hết, họ phải tôn trọng và không phán xét người cao tuổi, đồng thời đảm bảo tính bí mật của thông tin cá nhân Nhân viên CTXH cũng cần thúc đẩy và vận động xã hội để tạo điều kiện hỗ trợ người cao tuổi giải quyết vấn đề thông qua hệ thống cung cấp dịch vụ Họ cũng phải thu hút sự tham gia của người cao tuổi, gia đình, cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ vào tiến trình trợ giúp Việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp phải thích hợp, liên tục, toàn diện và hiệu quả, đảm bảo công bằng và duy trì mối quan hệ nghề nghiệp chuyên nghiệp Cuối cùng, việc trao quyền cho người cao tuổi là yếu tố không thể thiếu, giúp họ tự tin và độc lập hơn trong cuộc sống

Như vậy có thể hiểu, CTXH cá nhân hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tinh thần, xã hội và y tế cho người cao tuổi, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu sức khỏe thông qua sự tư vấn, hỗ trợ và kết nối với các nguồn lực cần thiết Ngoài ra nhân viên CTXH cần trang bị cho người cao tuổi các kỹ năng phát triển, đặc biệt là khuyến khích họ trong việc tham gia tìm kiếm và huy động các nguồn lực vào giải quyết vấn đề khó khăn của chính mình

1.1.6.1 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi

Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi là phương pháp của công tác xã hội thông qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm can thiệp hỗ trợ người cao tuổi Đây là một quá trình có sự tham gia của người cao tuổi và gia đình người cao tuổi để nhận diện, xác định vấn đề, lên kế hoạch và hỗ trợ người cao tuổi thực hiện những kế hoạch đã đề ra để hỗ trợ, giải quyết vấn đề đang gặp phải của thân chủ Để đạt được mục tiêu mong muốn, trong quá trình trợ giúp nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ tìm kiếm, kết nối và điều phối các dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người cao tuổi phát huy các nguồn lực bên trong và có thể kết nối với các nguồn

Trang 30

lực bên ngoài để hỗ trợ cho người cao tuổi để đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi về vật chất cũng như tinh thần một cách được tốt nhất Cụ thể có các nguyên tắc sau:

Tôn trọng không phán xét: chấp nhận thân chủ trong hoàn cảnh của họ sẽ giúp nhân viên công tác xã hội có được thái độ tôn trọng và tránh sự phán xét khi làm việc với thân chủ vì với đặc điểm tâm lý đặc thù của lứa tuổi, NCT hay chạnh lòng, suy nghĩ rồi “vận vào thân” những điều không hay dẫn đến mất ngủ Điều này giúp thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa người trợ giúp và thân chủ Trên cơ sở đó sẽ thúc đẩy hiệu quả trợ giúp

Đảm bảo tính bí mật: là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động trợ giúp con người, đặc biệt với người cao tuổi vì với tình trạng sức khoẻ và vị thế vai trò xã hội giảm sút nên họ có xu hướng tự ti, nhạy cảm với những thông tin của bản thân Bảo mật các thông tin cá nhân của người cao tuổi sẽ làm tăng sự tin cậy và tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin cũng như các hoạt động can thiệp Việc bảo mật thông tin cần được tuân thủ tốt trong cả tiến trình, từ các thông tin qua chia sẻ nói chuyện với người cao tuổi đến các giấy tờ hồ sơ liên quan đến cả tiến trình can thiệp Nhân viên công tác xã hội cần lưu ý tới nguyên tắc bảo mật để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc của mình là vì lợi ích cao nhất cho người cao tuổi

Thúc đẩy và vận động xã hội tạo điều kiện để hỗ trợ người cao tuổi giải quyết vấn đề thông qua hệ thống cung cấp dịch vụ: CTXH cá nhân là hoạt động trợ giúp những cá nhân gia đình gặp phải những khó khăn cản trở họ tiếp cận các nguồn lực để có được một cuộc sống như những cá nhân bình thường khác Nhân viên CTXH thực hiện hoạt động trợ giúp này thông qua tìm kiếm các nguồn lực liên quan đến nhu cầu của người cao tuổi Do vậy, thúc đẩy và vận động xã hội để có nguồn lực liên quan đến nhu cầu của người cao tuổi Do vậy, thúc đẩy và vận động xã hội để có được hệ thống dịch vụ tốt hơn sẽ trợ giúp cho hoạt động nghề nghiệp đạt hiệu quả

Thu hút sự tham gia của người cao tuổi, gia đình, cộng đồng và các nhà cũng

cấp dịch vụ vào tiến trình trợ giúp: CTXH cá nhân là một phương pháp CTXH do

vậy, việc tuân thủ các phương pháp tiếp cận dựa trên các giá trị triết lý nghề nghiệp dược đề cao Thu hút sự tam gia của cá nhân người cao tuổi, gia đình người cao tuổi, cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chứng tỏ được nền tảng triết lý của

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

21 CTXH là: mỗi cá nhân đều có sức mạnh riêng cho dù họ ở trong hoàn cảnh nào, giữa cá nhân gia đình và cộng đồng và xã hội luôn có mối quan hệ tương tác, cá nhân có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng ngược lại cộng đồng và xã hội phải có trách nhiệm với mỗi cá nhân

Cung cấp các dịch vụ trợ giúp thích hợp, liên tục, toàn diện và hiệu quả: hiệu quả trợ giúp đối tượng chỉ đạt được khi nó được thực hiện dựa trên kế hoạch khả thi, phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi Hoạt động trợ giúp các gói dịch vụ mang tính toàn diện cần được duy trì liên tục cho tới khi người cao tuổi phục hồi, có khả năng cân bằng cuộc sống Ngoài ra khi xây dựng hoạch can thiệp, nhân viên CTXH cần có trách nhiệm với cơ quan tổ chức khi lưu ý tới tính hiệu quả của dịch vụ để đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí nhưng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ

Đảm bảo công bằng: được thể hiện trong công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi là mỗi người cao tuổi đều có quyền như nhau, được tiếp cận dịch vụ như nhau và nhân viên CTXH phải có thái độ khách quan và công bằng khi xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch trợ giúp

Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp: nhân viên công tác xã hội cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp như: tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp, không lợi dụng cương vị công tác của mình để đòi hỏi sự hàm ơn của khách hàng Mối quan hệ giữa nhân viên CTXH với người cao tuổi cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song khách quan và đảm bảo yêu cầu chuyên môn Nguyên tắc này giúp cho nhân viên CTXH đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằng trong hỗ trợ

Trao quyền cho người cao tuổi: trao quyền trong CTXH cá nhân đối với người cao tuổi là việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi người dành quyền tự quyết cho người cao tuổi Xây dựng kế hoạch dựa trên tiềm năng và lợi ích của mỗi người cao tuổi, tạo cơ hội tham gia và tăng khả năng tự đáp ứng của người cao tuổi Để làm tốt nguyên tắc này, nhân viên CTXH cần đảm bảo sự tham gia của họ trong cả tiến trình từ thu thập thông tin, đánh giá xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cũng như đánh giá dịch vụ

Ngoài ra nhân viên CTXH cần trang bị cho người cao tuổi các kỹ năng phát triển, đặc biệt là khuyến khích họ trong việc tham gia tìm kiếm và huy động các

Trang 32

nguồn lực vào giải quyết vấn đề khó khăn của chính mình Để có thể làm tốt được những việc đó thì cần đánh giá cao vai trò của nhân viên CTXH với NCT

1.1.6.2 Vai trò của nhân viên công tác hội hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người tạo điều kiện: Quan tâm đến việc huy động các nguồn lực hỗ trợ NCT thông qua cải thiện các mối quan hệ Thúc đẩy sự quan tâm của các cá nhân trong gia đình người cao tuổi,… để người cao tuổi có thêm các nguồn lực hỗ trợ và các điều kiện thuận lợi để tự lực vươn lên, giải quyết triệt để các vấn đề của cá nhân và đạt được những giá trị xã hội như mong đợi của họ

Người tạo khả năng: Giúp NCT nhận thấy các khả năng của mình: Chuyên

môn, kinh nghiệm sống, sức khỏe, tay nghề,… Cần động viên, cổ vũ để người cao tuổi tin tưởng vào bản thân mình, tin tưởng rằng mình vẫn còn hữu ích với gia đình, xã hội từ đó thúc đẩy người cao tuổi hoạt động để tiếp tục đóng góp cho gia đình, xã hội Qua những hoạt động đó, NCT không những giải quyết được các vấn đề của bản thân mà còn có thể góp sức vào sự phát triển của gia đình, xã hội Giúp người cao tuổi nhận thức được giá trị của mình để họ tiếp tục lao động với cách thức phù hợp Thông qua lao động, các vấn đề của người cao tuổi: Tâm sinh lý, thu nhập, quan hệ,… sẽ được giải quyết Thêm vào đó, khi huy động được người cao tuổi vào đội ngũ lao động, xã hội sẽ có thêm nguồn kinh nghiệm và trí thức quý giá để phát

triển nhanh hơn và bền vững hơn Người cung cấp thông tin: Hình thức giáo dục có thể qua việc cung cấp tài

liệu, các lớp tập huấn, hoặc được lồng ghép trong tiến trình trợ giúp nhằm hỗ trợ NCT những kiến thức và kỹ năng đó thông qua vai trò là người giáo dục Thông qua giáo dục, nhân viên xã hội giúp NCT có thêm những kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa, chữa trị, phục hồi hay cũng như phát triển các chức năng xã hội phù hợp; có cuộc sống mạnh khỏe và an toàn hơn Cung cấp thông tin, hướng dẫn cụ thể, tham vấn cho gia đình người cao tuổi những cách thức chăm sóc, ứng xử với NCT,… Cung cấp những kiến thức, hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý, xã hội, những nhu

cầu,… của người cao tuổi để gia đình chăm sóc, hỗ trợ NCT tốt hơn

Người điều phối, kết nối dịch vụ: Với những NCT bị hạn chế khả năng phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày, nhân viên xã hội có thế giới thiệu và cung

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

23 cấp cho người cao tuổi những dịch vụ hỗ trợ tại nhà như người giúp việc theo giờ, người chăm sóc y tế

Người biện hộ: Nhân viên công tác xã hội với tư cách là người biện hộ: Cần đánh giá, phân tích những nhu cầu, mong muốn cũng như những nguồn lực của NCT Phải bảo vệ những nhu cầu chính đáng của NCT Cần tìm hiểu nguyên nhân của các hành vi đó và lý giải để mọi người xung quanh nhất là gia đình hiểu và thông cảm cho họ

Người đánh giá, giám sát: Trong tiến trình trợ giúp NCT, nhân viên xã hội thực hiện việc đánh giá và giám sát các hoạt động của NCT, kết quả của tiến trình Nhân viên CTXH thông qua việc thực hiện các vai trò cụ thể của mình để hướng đến mục tiêu phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển cho NCT

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết thân chủ trọng tâm

Liệu pháp thân chủ trọng tâm (client-centered psychotherapy), là lý thuyết trị liệu tâm lý lấy con người (thân chủ) làm trung tâm của quá trình trị liệu Lý thuyết này cho rằng chính thân chủ mới là người biết rõ nhất điều đau khổ của họ là gì, hướng đi của họ sẽ về đâu và vấn đề nào là cấp thiết, thân chủ là người trị liệu cho chính mình Vai trò hướng dẫn hay điều hướng của nhà trị liệu được kiểm soát chặt chẽ Nhà trị liệu sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ trị liệu nhằm tạo ra bầu không khí an toàn và cởi mở với khả năng thấu cảm (empathic understanding), sự hài hoà (congruence) và tính trung thực (genuineness) Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tìm hiểu nội tâm và thúc đẩy tiềm năng tự mình tìm ra giải pháp phù hợp nhất của thân chủ Giải pháp mà thân chủ tự mình tìm ra sẽ phù hợp với hoàn cảnh, có tính khả thi nhất và có khả năng lớn nhất trong việc tiến tới thay đổi

Thuyết này cho rằng bản chất con người là thiện, bên trong mỗi người đều tồn tại tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình Khi đặt trong môi trường thuận lợi, "hạt giống" của những tiềm năng ấy sẽ phát triển và được hiện thực hoá Môi trường thuận lợi ấy là được quan tâm, được tôn trọng-chấp nhận vô điều kiện và được thấu hiểu một cách chân thành

Trang 34

Nền tảng của lý thuyết

Nhân cách (personality traits) không phải là những cấu trúc kiên định mà nhân cách được xem như là một "cấu trúc đang diễn tiến" (structure-in-process), luôn luôn thay đổi và phát triển dù đôi lúc chúng có vẻ bất biến và không đổi [11, tr16]

Sự tồn tại luôn đặt ra những thách thức mới - bởi mỗi tình huống khi xảy ra đều có sự khác biệt đôi chút so với trước đó Điều này làm cho con người học tập, sáng tạo và thay đổi liên tục qua từng giây phút một Con người tiếp nhận các phản hồi từ môi trường sống, rồi điều chỉnh, bổ sung thêm các chi tiết và làm mới lại những niềm tin, các khái niệm, các sơ cấu, các cấu trúc và vận hành các nét nhân cách Theo thời gian sự học tập giúp cho sự tiến triển dần dần các thuộc tính và đến một lúc nào đó, dẫn đến sự biến đổi đáng kể các đặc trưng của một con người Vì vậy con người về cơ bản đều tiềm tàng tất cả các tiềm năng, tức là luôn có "tiềm năng thay đổi" [11, tr17]

Con người luôn luôn là "con-người-trong-bối-cảnh" Con người tự "định cấu hình" cho bản thân để phần nào đó đáp ứng lại với những gì được cho là quan trọng và đang hiện diện trong thời khắc hiện tại Vì thế, một "bộ mặt" nào đó của chúng ta sẽ có thể xuất hiện trong tình huống này và một "bộ mặt" khác lại xuất hiện trong một tình huống khác Đây là quan điểm về "trường" (field) trong hành vi con người và cũng tương thích với quan điểm hệ thống [11, tr18]

"Ý niệm về bản thân" (self-concept) là một cấu trúc trong sự hiểu biết mà chúng ta sử dụng như một "tấm bản đồ" để giúp chúng ta "lèo lái" thực tế Nó có tính chất đa chiều kích, nhưng có hai khía cạnh quan trọng là "cái ngã thực" và "cái ngã lý tưởng" Cái ngã thực (real self-concept) là hình ảnh của chúng ta về một con người mà ta nghĩ ta thực sự đang là; còn cái ngã lý tưởng (ideal self-concept) là hình ảnh của chúng ta về một con người mà ta nghĩ ta nên là [11, tr22]

Trải nghiệm là mô hình nhận biết một cách trực tiếp, không dùng lời, các cách thức vận hành và các mối quan hệ trong thế giới, giữa nhân cách và thế giới bên ngoài, và giữa cả những thành tố bên trong nhân cách Trải nghiệm bao gồm cả điều thường được gọi là sự "trực giác" - khả năng cảm nhận và nhận biết được các mối liên hệ mà chúng khó có thể diễn tả ra thành lời Trong nội tâm, chúng ta có trực cảm (felt sense) - là một "khối" hiện diện bên trong nội tâm bao gồm mọi thứ ta cảm nhận và biết về một đối tượng nhất định tại một thời điểm nhất định - tất cả

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

25 truyền đạt đến ta cùng một lúc (ví dụ khi ta nghĩ về "chó con", tất cả những khái niệm, hình ảnh, cảm giác khi chạm vào, ánh mắt của "chó con" ập đến trong ta cùng một lúc) Chính ở việc trải nghiệm các trực cảm do các tình huống cuộc sống tạo ra mà những thay đổi có tính trị liệu mới có thể xảy ra [11, tr21]

Giải thích về tâm bệnh

Rogers đã phát triển một thang đo lường những thay đổi trong trị liệu, phân mức độ từ chỗ gọi là "rối loạn chức năng" (dysfunctional) cho đến "có chức năng sống đầy đủ" (fully functional) Theo Rogers, ở đầu thứ nhất của thang đo biểu thị một chức năng tâm lý cứng nhắc, kiên định, chuyên biệt hóa kém, vô cảm, lạnh lùng; còn ở đầu thứ hai của thang đo biểu thị cho một chức năng tâm lý được đặc trưng bởi sự chấp nhận thử thách, uyển chuyển và các phản ứng có tính chuyên biệt hóa cao, bởi sự trải nghiệm tức thời những cảm xúc của bản thân và trong thâm sâu chấp nhận những cảm xúc ấy như là của chính mình Ở giữa thang đo là biểu thị cho các chức năng sống ở nhiều mức độ khác nhau [11, tr24]

Chức năng sống đầy đủ có ý nghĩa đơn giản là một con người ở mỗi thời điểm đều vận hành như một quá trình đang tiến triển Điều này không hoàn toàn có nghĩa là người đó phải hài lòng, mãn nguyện và hạnh phúc Một con người sống đầy đủ cũng không có nghĩa là phải luôn "vận hành một cách tối ưu" Ngay cả khi có chức năng sống đầy đủ, con người vẫn có lúc cảm thấy bế tắc, mất năng lực, không hiệu quả và hụt hẫng Tuy nhiên, ngay cả những lúc như thế, người ấy vẫn tiếp tục đấu tranh với vấn đề khó khăn của mình, cố gắng học hỏi và tiếp tục đi tới - đó là biểu hiện của tính tự chủ Việc đạt đến sự tự chủ là một mục đích rất quan trọng trong sự phát triển của con người Đó là khả năng tự kiểm soát và hành động dựa trên các giá trị mà bản thân đã lựa chọn Tính tự chủ được biểu thị bằng cảm nhận về khả năng và mức độ hiệu quả (khi đương đầu với các thách thức) của bản thân - là sức mạnh nội tại để con người có thể tự mình đương đầu với các thách thức trong cuộc sống [11, 19-24]

Khi con người có chức năng sống đầy đủ, họ sẽ có lối sống mềm dẻo, uyển chuyển: xử lý một cách cân nhắc các sơ cấu nhận thức, kiểm định chúng dựa trên các trải nghiệm, mở lòng chấp nhận các cảm xúc, lắng nghe và học hỏi từ các phản hồi, đối thoại với chính mình và với những người xung quanh, cảm thấy mình có thể tự định hướng cho cuộc đời mình [11, tr24]

Trang 36

Cảm xúc phản ánh những khuynh hướng hành động; nó thông tin về cách thức mà một người đang trải nghiệm như thế nào vào thời điểm đó Vì thế, khả năng nhận biết hoặc tiếp cận với nguồn thông tin về cảm xúc ảnh hưởng một cách đáng kể đến khả năng thích nghi của một con người Cần phải lắng nghe cảm xúc như một nguồn thông tin quan trọng, nhưng không có nghĩa là hãy làm theo những gì chúng bảo Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng những người có chức năng sống đầy đủ có thể sử dụng tất cả những gì mình có Họ có thể vận dụng cả khả năng tư duy hợp lý và giải quyết vấn đề, lẫn khả năng sử dụng những cảm nhận - thông tin thu được từ cảm xúc theo kinh nghiệm về những gì có ý nghĩa riêng đối với họ Cả hai nguồn thông tin đều có thể sai lầm: việc thực hiện chức năng sống đầy đủ cần phải xem xét cả hai nguồn thông tin ấy [11, tr22]

Các vấn đề tâm lý được xem xét trong mối tương giao giữa con người và hoàn cảnh sống - cách thức cá nhân tương tác với thế giới bên ngoài Các vấn đề nảy sinh khi cá nhân phải đương đầu với những hoàn cảnh thách thức khả năng linh hoạt của họ trong việc giải quyết vấn đề Bất cứ ai cũng đều có những lúc tạm thời bị rối loạn chức năng nếu người đó đang đương đầu với một thách thức vượt quá các nguồn lực ứng phó của bản thân Tuy nhiên, sự rối loạn chức năng chỉ xảy ra khi người đó "thất bại trong việc học" từ những thông tin phản hồi và vì thế vẫn bị vướng mắc vào những nhận thức sai hoặc những hành vi không thỏa đáng Sự rối loạn chức năng chính là sự thất bại trong việc học hỏi và thay đổi Có ba cách giải thích liên quan đến việc vì sao sự thất bại này xảy ra, đó là sự thiếu hài hòa (incongruence), không thể tồn tại như một tiến trình (failure to be in process) và khó khăn trong việc xử lý thông tin [11, 25-28]

Thiếu hài hòa (incongruence) khi có sự mâu thuẫn giữa một bên là ý niệm về cái ngã và bên kia là những trải nghiệm sống Không phải sự mâu thuẫn này làm nên tình trạng rối loạn chức năng, mà là do ở cách thức đương sự đáp ứng và cố gắng giải quyết sự trái ngược này Thay vì lắng nghe một cách thấu cảm nội tâm của mình, họ lại khắt khe phê phán các cảm xúc và phản ứng của chính họ Nếu các cấu trúc trong nhận thức được đương sự xử lý một cách chừng mực thì người ấy sẽ có khả năng thống hợp lại các khía cạnh có tính đối lập nhau bên trong cái ngã của mình, và chính từ khả năng thống hợp này mà sự sáng tạo mới có thể được nảy sinh Nhưng nếu các khía cạnh đối lập nhau trong ý niệm về cái ngã vẫn còn được lưu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

27 giữ một cách cứng nhắc, tiến trình thống nhất và tổng hợp này sẽ bị bế tắc [11, tr25]

Mỗi cá nhân phát triển nên những sơ cấu (schemata) trong nhận thức của mình để tổ chức lại các nguồn thông tin từ thế giới bên ngoài Việc một người có chức năng sống đầy đủ bao gồm khả năng đồng hóa (assimilation) liên tục các thông tin này vào trong các sơ cấu, tạo nên những cấu trúc hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn Tâm bệnh được xem là bắt nguồn từ những hệ thống các sơ cấu kém chuyên biệt và có tính cứng nhắc, khiến con người mất khả năng thống nhập các nguồn thông tin mới Tiến trình quan trọng trong sự tạo lập các cấu trúc hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn đó là sự "chú tâm" (attention) Các vấn đề tâm lý nảy sinh do con người bị mất khả năng trong việc chú tâm đến "dòng chảy" của những trải nghiệm, họ không thể biểu trưng hoá những phản ứng nội tâm, khiến họ không thể giải quyết các vấn đề của họ một cách sáng tạo Dẫn đến sự tồn tại một cách kiên định của những cấu trúc hiểu biết cũ Những người có vấn đề thường thất bại trong việc gỡ bỏ các suy nghĩ có trước của họ, và vì thế không thể chú ý đến các nguồn thông tin mới rất phong phú Ngoài ra, họ cũng thất bại trong việc xây dựng những giả thuyết để họ có thể chọn lựa Sự thất bại này sẽ thường xuyên làm nảy sinh những phản ứng rối loạn chức năng và khiến đương sự không thể linh hoạt chọn lựa các hành vi mới để đáp ứng với những đòi hỏi của hoàn cảnh sống [11, 26-28]

Tình trạng của TC được đánh giá dựa trên các kiểu thức cảm xúc sai chức năng (dysfunctional emotion schemes) mà thân chủ cần phải thay đổi và khả năng sẵn sàng của thân chủ trong việc thực hiện sự thay đổi ấy Nhà trị liệu không đặt nặng vào "nội dung" của cảm xúc được biểu hiện (ví dụ thân chủ oán giận người cha của mình) mà chỉ chú ý đến những bằng chứng cho thấy thân chủ đang trải nghiệm sự bế tắc trong khi đang giải quyết vấn đề cá nhân của mình Tìm kiếm những "chỉ báo", tức là những dấu hiệu về lời nói, hành vi và cảm xúc cho thấy thân chủ đang đấu tranh với việc xử lý các cảm xúc của họ [11, tr29]

Phương pháp trị liệu - Cơ chế phục hồi

Liệu pháp thân chủ trọng tâm nhấn mạnh vào tiềm năng tự bình phục của mỗi con người, chính thân chủ sẽ "chữa lành" bản thân họ và tạo nên sự tăng trưởng bản ngã của chính họ Sự tăng trưởng và bình phục xảy ra từ bên trong con người của

Trang 38

thân chủ, mặc dù các tiến trình bên ngoài có thể thúc đẩy hoặc trì hoãn việc tăng trưởng này Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm cung cấp một điều kiện tối ưu để thân chủ có thể vận hành những "khả năng tự tổ chức nội tại" và "khả năng tự vượt qua" (intrinsic self-organizing & self-transcending capacities) Trong điều kiện có tính hỗ trợ, lòng tin hướng đến tăng trưởng của thân chủ sẽ vượt qua khuynh hướng né tránh khổ đau Nhà trị liệu không nhất thiết phải để thân chủ đương đầu với những trải nghiệm đau thương đã từng dồn nén rất sâu trong lòng Nếu những điều kiện an toàn mà nhà trị liệu mang lại giúp thân chủ bắt đầu phát triển một cảm nhận về khả năng bình phục và tăng trưởng của mình, họ sẽ dần dần mong muốn đối mặt với những trải ngiệm như thế nếu như họ thấy việc này là cần thiết để giúp họ có thể tiếp tục phát triển Từ điểm mốc đó trở đi, những trải nghiệm đau thương ấy sẽ dần dần lộ diện như một phần của tiến trình tự bình phục [11, tr30]

Chính thân chủ là người biết rõ điều gì đang gây tổn thương cho họ và điều gì mà họ cần phải thay đổi (thông qua sự hiểu biết có tính trực giác) Vì thế nhà trị liệu không phải thiết lập mục đích cho việc trị liệu Họ tin rằng các thay đổi nơi thân chủ sẽ xảy ra tốt nhất là khi họ không cố gắng làm cho chúng xảy ra, mà thay vào đó họ sẽ tập trung vào việc cung cấp những điều kiện trong đó thân chủ có thể phát huy được những tiềm năng của mình trong việc đương đầu với khó khăn Bằng cách tập trung vào xây dựng mối quan hệ trị liệu [11, tr32]

Mối quan hệ trị liệu là yếu tố quan trọng độc nhất trong bất kỳ loại phương pháp trị liệu nào dựa trên nền tảng thân chủ trọng tâm Việc thiết lập một mối quan hệ trị liệu tốt tự nó đã là kỹ thuật và chiến lược trị liệu Quá trình "cùng hiện diện với thân chủ", trong ý nghĩa là nhà trị liệu chấp nhận thân chủ "như là chính họ", đi sâu vào thế giới suy tư và cảm xúc của thân chủ và hiện diện như là một người đáng tin cậy đối với thân chủ, những yếu tố ấy đủ để thúc đẩy một tiến trình thay đổi Ba điều kiện cơ bản của một mối quan hệ trị liệu tốt là: sự quan tâm tích cực vô điều kiện, sự thấu cảm và sự trung thực - hài hòa của nhà trị liệu Bất kỳ nhà trị liệu nào có nhiệt thành, thấu cảm và trung thực đều sẽ là một người "có tính trị liệu" (therapeutic) bất kể ông ta theo quan điểm nào và áp dụng kỹ thuật gì (miễn là chúng không mâu thuẫn với sự nhiệt tình, thấu cảm và trung thực của ông); và bất cứ ai, bất kể đã được huấn luyện chuyên môn như thế nào, cũng đều sẽ làm trị liệu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

29 tốt nếu người đó mang đến cho thân chủ một mối quan hệ theo kiểu như vậy [11, 33-36]

Sự chấp nhận - tôn trọng - quan tâm vô điều kiện không có nghĩa là nhà trị liệu tán trợ và đồng tình với tất cả các hành vi của thân chủ Nó chỉ nhằm phân biệt rõ giữa thân chủ-như một con người và những hành vi của con người đó Khi cảm thấy mình được quý trọng như một con người, thân chủ bắt đầu cảm thấy an toàn để có thể khám phá những trải nghiệm của bản thân và nhìn vào hành vi của chính mình một cách khách quan hơn Thân chủ sẽ có thể phân biệt được giữa những giá trị nội tại của họ như một con người và sự rối loạn chức năng trong cách thức trải nghiệm và ứng xử hiện tại Giúp thân chủ cảm nhận được "lòng tin tích cực" đang trú ngụ bên trong con người mình [11, tr37]

Sự thấu cảm là khả năng của nhà trị liệu có thể trực giác được bên trong thế giới nhận thức của thân chủ, đến mức độ có thể nhìn thấy và cảm thấy được những gì thân chủ nhìn thấy và cảm thấy Từ một tầm nhìn "từ bên ngoài", những hành vi của thân chủ thường có vẻ như phi lý, tự hủy hoại, gian xảo, ái kỷ, cứng nhắc, trẻ con, vị kỷ Tuy nhiên, theo một góc nhìn "từ bên trong" những hành vi ấy lại thường có những "ý nghĩa" theo cách thức mà thân chủ đang trải nghiệm về thế giới xung quanh Việc thân chủ thấy được một ý nghĩa từ trong trải nghiệm của chính mình, ngay cả khi họ có những hành xử sai chức năng, làm cho họ bớt đi những cảm giác khó chịu và cũng bớt rối loạn hơn Họ sẽ bắt đầu tin tưởng hơn vào các trải nghiệm của mình, cho phép bản thân mình xem xét các sự việc một cách cẩn trọng hơn và có thể tự đối mặt với các trải nghiệm đau thương Các trải nghiệm của thân chủ khi cảm thấy mình được người khác hiểu tự nó đã có tính trị liệu Thấy người khác hiểu mình cũng giống như thể mình được người khác chú tâm đến vậy Thúc đẩy cá nhân bộc lộ, khám phá bản thân một cách tự do [11, tr37]

Sự thấu cảm của nhà trị liệu mang lại khuôn mẫu về một cách thức "thân thiện" để thân chủ có thể lắng nghe những trải nghiệm của chính họ, cho phép họ chấp nhận những ý nghĩa mà trước đó họ e sợ, vì chúng dường như "không thiện cảm" đối với bản ngã của họ Từ đó họ bắt đầu tìm thấy những cách thức có tính xây dựng hơn, ít rối loạn hơn, để đương đầu với những cảm xúc và ý nghĩa ấy Để rồi có thể sắp xếp lại mọi việc và tự thực hiện các lựa chọn cho chính mình [11, tr38]

Trang 40

Sự hài hòa (congruence) là một tiến trình nội tại Sự hài hòa không có nghĩa là sự hài hòa trong nội tâm (inner harmony), một cảm nhận về sự hài hòa nội tâm có thể xuất hiện rồi mất đi Còn sự hài hoà được nhắc đến ở đây là khả năng cởi mở và chấp nhận tất cả những "tiếng nói bên trong", trong bất cứ hoàn cảnh nào Tính hài hoà chính là khả năng chấp nhận nhân cách ở tất cả các khía cạnh của nó (sự chấp nhận vô điều kiện) Khi được lắng nghe một cách thân hữu, được cởi mở chia sẻ tất cả những khía cạnh của nhân cách như ý nghĩ, cảm xúc, những trải nghiệm theo cách thức tôn trọng lẫn nhau, trong một bầu không khí có tính chấp nhận thì sẽ thúc đẩy mối quan hệ hướng đến sự hòa hợp, nội tâm mỗi người sẽ được vận hành hướng đến sự hài hoà [11, tr20]

Sự trung thực hoặc sự hài hòa là để chỉ mức độ mà nhà trị liệu "là chính mình" trong khi tiến hành trị liệu "Là chính mình" không có nghĩa là một người phải thể hiện ra bên ngoài những gì mà anh ta cảm thấy hoặc phải nói ra tất cả những gì có trong đầu Trung thực hoặc hài hòa là những vấn đề của sự "liên kết nội tâm" (inner connection) Sự trung thực có khuynh hướng hướng nội, là việc nhìn vào bên trong trải nghiệm của mình, tìm ra và chấp nhận ý nghĩa của nó Việc này vận hành ở một mức độ tương ứng với mức độ mà nhà trị liệu đang tiếp cận với "dòng chảy" của các trải nghiệm bên trong nội tâm của mình, và ở mức độ mà các hành vi được thể hiện ra bên ngoài của nhà trị liệu cũng phản ánh đúng thực những gì ông ta cảm thấy về những trải nghiệm bên trong nội tâm [11, tr38]

Nhà trị liệu cố gắng tìm hiểu những trải nghiệm nơi thân chủ, cảm nhận những gì thân chủ đang cố nói đến - trên một khung tham chiếu về những điều mà thân chủ nghĩ là quan trọng, nhà trị liệu liên tục xem xét lại khả năng nhận thức của mình về các trải nghiệm của thân chủ, để bảo đảm rằng những nhận thức ấy không bị "nhuốm màu" bởi những vốn sống và định kiến của chính mình Nhà trị liệu có thể thể hiện sự thấu hiểu bằng cách phản ảnh những cảm xúc, những ý nghĩa, những trải nghiệm, những tình cảm hoặc bất kỳ hình thức phối hợp nào của những điều ấy Nhà trị liệu thường đi sâu hơn những gì được thân chủ công khai nói ra, cố gắng nắm bắt những gì mà thân chủ đang thực sự trải nghiệm nhưng lại chưa được nói đến Tuy nhiên, nhà trị liệu chỉ cố nắm bắt những trải nghiệm nào vẫn còn trong trạng thái có thể nhận biết được của thân chủ Nhà trị liệu tập trung vào những chủ đề mà thân chủ đề cập đến, chứ không hướng cuộc nói chuyện sang các chủ đề mà

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4) Võ Văn Thắng và cộng sự (2021). Đánh giá tình trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại tỉnh thừa thiên huế. Tạp chí y học việt nam. 498(2), 35-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí y học việt nam
Tác giả: Võ Văn Thắng và cộng sự
Năm: 2021
5) Bùi Thị Thanh Hà (2015). Hạn chế và thách thức của công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi hiện nay. Tạp chí Xã hội học. 4(132), 17-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hà
Năm: 2015
19) Julianne Holt-Lunstad et al (2010). Social Relationships and Mortality Risk: A Meta-analytic Review. PLoS Med. 7(1).<https://doi.org/10.1371/journal.pmed.1000316&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: PLoS Med
Tác giả: Julianne Holt-Lunstad et al
Năm: 2010
20) Orah R. Burack et al (2012). What Matters Most to Nursing Home Elders: Quality of Life in the Nursing Home. JAMDA. 13(1).<https://doi.org/10.1016/j.jamda.2010.08.002 &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: JAMDA
Tác giả: Orah R. Burack et al
Năm: 2012
21) John R. Bowblis et al (2018). Cost-Effective Adjustments to Nursing Home Staffing to Improve Quality. Medical Care Research and Review. 77(3).<doi:10.1177/1077558718778081&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medical Care Research and Review
Tác giả: John R. Bowblis et al
Năm: 2018
22) Claire Goodman et al (2016). Effective health care for older people living and dying in care homes: a realist review. BMC Health Services Research. 16(269).<https://doi.org/10.1186/s12913-016-1493-4&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: BMC Health Services Research
Tác giả: Claire Goodman et al
Năm: 2016
23) Lawrence B. Schiamberg (2011). Elder Abuse in Nursing Homes: An Ecological Perspective. Journal of Elder Abuse & Neglect. 23(2).<https://doi.org/10.1080/08946566.2011.558798&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Elder Abuse & Neglect
Tác giả: Lawrence B. Schiamberg
Năm: 2011
24) Ana Paula Gil et al (2021). Elder abuse and neglect in nursing homes as a reciprocal process: the view from the perspective of care workers. The Journal of Adult Protection. 24(1). <https://doi.org/10.1108/JAP-06-2021-0021&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Adult Protection
Tác giả: Ana Paula Gil et al
Năm: 2021
25) Hadass Goldblatt et al (2018). Social Workers’ Reflections on the Therapeutic Encounter With Elder Abuse and Neglect. Journal of Interpersonal Violence. 33(20). <https://doi.org/10.1177/0886260516633688&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Interpersonal Violence
Tác giả: Hadass Goldblatt et al
Năm: 2018
26) Aging and Human Rights: a Rights-Based Approach to Social Work with Older Adults (2017). Journal of Human Rights and Social Work. 2, 98–106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Human Rights and Social Work
Tác giả: Aging and Human Rights: a Rights-Based Approach to Social Work with Older Adults
Năm: 2017
27) National Association of Social Workers. (1999). Code of ethics of the National Association of Social Workers. Washington, DC: Author Sách, tạp chí
Tiêu đề: Code of ethics of the National Association of Social Workers
Tác giả: National Association of Social Workers
Năm: 1999
2) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017). Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người cao tuổi, Hà Nội Khác
3) Tổng cục thống kê và UNFPA (2021). Người cao tuổi việt nam: Phân tích từ Điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2021. Hà Nội, tháng 12, năm 2021 Khác
6) Đặng Phương Liên (2018). Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.Luận văn thạc sĩ. Học viện Khoa Học Xã Hội Khác
9) Nguyễn Khắc Viện (1995). Từ điển tâm lý học. Nhà xuất bản Thế Giới. Hà Nội Khác
11) Nguyễn Minh Tiến (2015). Giáo trình đại cương tâm lý trị liệu. Câu lạc bộ Trăng Non. TP. Hồ Chí Minh Khác
12) Nguyễn Thị Kim Hoa (2013). Giáo trình công tác xã hội với người cao tuổi. NXB Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh Khác
15) Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 16) Bộ luật Lao động năm 2019.II. Tiếng Anh Khác
17) American Psychological Association (APA). Psychology and aging, <https://www.apa.org/pi/aging/resources/guides/aging.pdf&gt Khác
18) Susan Davidson and Phil Rossall (2015). Evidence Review: Loneliness in Later Life. Age UK Loneliness Evidence Review Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của nhân sự Orihome - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Bảng 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của nhân sự Orihome (Trang 52)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy (Trang 53)
Bảng 2.2. Các loại phòng ở tầng điều dưỡng - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Bảng 2.2. Các loại phòng ở tầng điều dưỡng (Trang 54)
Bảng 2.4. Sức khoẻ tự đánh giá của người cao tuổi - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Bảng 2.4. Sức khoẻ tự đánh giá của người cao tuổi (Trang 56)
Bảng 2.6. Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi theo MMSE - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Bảng 2.6. Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi theo MMSE (Trang 58)
Hình 3.1. Sơ đồ phả hệ - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Hình 3.1. Sơ đồ phả hệ (Trang 82)
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống sinh thái - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống sinh thái (Trang 83)
Hình 3.3. Cây vấn đề - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Hình 3.3. Cây vấn đề (Trang 86)
Bảng 3.2. Thứ tự ưu tiên của các khó khăn/vấn đề - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Bảng 3.2. Thứ tự ưu tiên của các khó khăn/vấn đề (Trang 90)
Bảng 3.3. Kế hoạch can thiệp - công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi orihome
Bảng 3.3. Kế hoạch can thiệp (Trang 92)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN