1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai
Tác giả Ngô Thị Thúy Anh
Người hướng dẫn PGS. TS Cung Dương Hằng, PGS.TS Phan Quốc Anh
Trường học Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Thể loại Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 251,67 KB

Nội dung

NCS lựa chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai với mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu, góp phần xây dựng hệ thống lý luận mỹ thuật điêu khắcNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-*** -

NGÔ THỊ THÚY ANH

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP PO KLAONG GIRAI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

Mã số: 9210101

TP HCM - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP HCM

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Cung Dương Hằng

2 PGS.TS Phan Quốc Anh

Phản biện1: Phản biện 2: Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường

Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP HCM

Địa chỉ: 5, Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP HCM

Vào lúc giờ, ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa là dấu ấn tiêu biểu của nền nghệ thuật dân tộc Chăm trên chất liệu chủ đạo gạch và đá trong sự phát triển tất yếu của dòng chảy mỹ thuật dân tộc và đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam

Cụm đền tháp Po Klaong Girai-phong cách Muộn được xây dựng cuối cùng trong tổng thể các kiến trúc về đền tháp Champa còn tồn tại một cách nguyên vẹn đến ngày nay, vừa biểu hiện những đặc điểm chung nghệ thuật của đền tháp Champa, vừa có những giá trị riêng biệt do những yếu tố ảnh hưởng của thời cuộc và từ các nền nghệ thuật khác, được đánh giá là cụm đền tháp hoàn mỹ trong nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa

NCS lựa chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến

trúc đền tháp Po Klaong Girai với mong muốn được tìm hiểu

chuyên sâu, góp phần xây dựng hệ thống lý luận mỹ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc của các dân tộc Việt Nam, tạo cơ sở đúng đắn để giữ gìn, bảo tồn các giá trị mỹ thuật cổ xưa Đề tài nghiên cứu cũng phản ánh ý nghĩa, thông điệp quá khứ và giá trị truyền thống dân tộc sâu sắc đặc trưng của một cộng đồng cư dân đã từng tồn tại, là một công việc có ích đối với những ai quan tâm trong việc thực hành thiết kế, giảng dạy liên quan đến nghệ thuật trang trí Champa

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về các giá trị nghệ thuật, nhận diện và phân loại hình thức điêu khắc, các mô típ trang trí mỹ thuật, tạo hình đặc trưng của đền tháp Po Klaong Girai, góp phần vào việc hoàn chỉnh lý luận mỹ thuật về nghệ thuật điêu khắc trang trí của dân tộc Chăm trên công trình kiến trúc đền tháp này, chứng minh rằng nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa là một sự phát triển tất yếu trong dòng chảy mỹ thuật dân tộc

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thực hiện đánh giá khái quát về tổng quan tình hình nghiên cứu, các cơ sở lý luận của đề tài

- Xác định và giải mã các mô típ, biến thể điển hình của các kiểu thức trang trí trên đền tháp Po Klaong Girai và thực hiện so sánh với một số phong cách trang trí kiến trúc trong cùng khu vực - Khẳng định vai trò và giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai trong sự phát triển của nền nghệ thuật dân tộc, góp phần làm rõ nhận định các giá trị đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứi

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghệ thuật điêu khắc được trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai, tập trung ở cả 03 đền tháp Chính (Kalan), tháp Cổng (Gopura), tháp Hỏa (Kosagrha)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: đền tháp Po Klaong Girai ở phường Đô Vinh, Tháp Chàm - Phan Rang, Ninh Thuận và một số đền tháp Champa trong cùng khu vực nghiên cứu thuộc vùng Panduranga xưa

Phạm vi thời gian: - Theo Đồng đại: Nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai hiện hữu sau một quá trình trùng tu, tôn tạo di tích cụm đền tháp này từ năm 1979 đến nay

- Theo Lịch đại: Giới hạn thời gian nghiên cứu theo lịch đại của đề tài được xác định từ khoảng thế kỷ XII cùng với thời điểm tháp Po Klaong Girai được xây dựng nên

4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các đặc trưng nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai?

Trang 5

Câu hỏi 2: Đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi 3: Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Po Klaong Giriai có định hình các giá trị truyền thống mang tính bản địa của cộng đồng cư dân Chăm vùng Panduranga và cần được bảo vệ, phát huy trong quá trình phát triển hội nhập hiện nay?

5 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Nghiên cứu các yếu tố điêu khắc trang trí của đền tháp Po Klaong Girai hình thành qua sự vận động liên tục của lịch sử Chăm dưới ảnh hưởng của văn hóa Ấn và tín ngưỡng bản địa trong tinh thần giao thoa và tiếp biến văn hoá giữa các thời kỳ Giả thuyết 2: Giá trị đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Po Klaong Girai thể hiện rõ nét tính mỹ thuật trong trang trí với sự sáng tạo, biến đổi theo một phong cách nghệ thuật mới phù hợp với với tư tưởng, đời sống tâm linh của cư dân vùng, tiếp nối kế thừa của nền văn hóa mỹ thuật bản địa Chăm nhưng vẫn giữ lại được tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc Ấn

Giả thuyết 3: Đề tài nghiên cứu định hình các giá trị nghệ thuật đặc sắc, giàu truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm, cũng là đặc điểm tạo nên đặc trưng nghệ thuật điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai, cần được chú trọng phát huy, giữ gìn trong nền nghệ thuật Chăm nói riêng và nền nghệ thuật Việt Nam nói chung

6 Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận

6.1 Phương pháp nghiên cứu

Luận án thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật nên sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích mỹ thuật học với hướng tiếp cận liên ngành; Phương pháp điền dã; Phương pháp tổng hợp, phân tích; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp tiếu tượng học; Phương pháp thống kê

Trang 6

6.2 Hướng tiếp cận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình, điêu khắc trang trí xuất phát từ nền văn hóa bản địa nơi nó tồn tại nên sử dụng hướng tiếp cận liên ngành về Văn hóa học (Sử học; Xã hội học Nghệ thuật; Dân tộc học; Tôn giáo, tín ngưỡng) để chứng minh các đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai có sự kế thừa tính truyền thống, tính địa phương, tính dân tộc qua diễn trình phát triển của lịch sử cũng như sự tiếp nối, trao truyền qua nhiều thế hệ, thời kỳ

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án đóng góp vào quá trình nghiên cứu chuyên ngành trên góc độ lý thuyết, bổ sung những luận giải khoa học về tính đa dạng, phong phú trong hình thức biểu hiện của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Po Klaong Girai ở góc độ kiến trúc, điêu khắc tạo hình, hoa văn trang trí, mang ý nghĩa văn hóa xã hội, tín ngưỡng tâm linh trong không gian văn hóa của dân tộc Chăm

Đề tài góp phần khẳng định nghệ thuật điêu khắc trang trí kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai giữ vị trí quan trọng trong nền mỹ thuật truyền thống Chăm nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các công tác bảo tồn, trùng tu, giữ gìn giá trị nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ của cụm di tích kiến trúc Po Klaong Girai

Trang 7

nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

- Góp phần làm sáng tỏ các nhận định trong nội dung nghiên cứu liên quan nghệ thuật điêu khắc trang trí các công trình kiến trúc đền tháp Champa

- Đóng góp vào các hoạt động kế thừa, phát huy các giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí trong các công trình kiến trúc tâm linh, tín ngưỡng đang và sẽ được xây dựng hiện nay và sau này

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu (09 trang), Kết luận (06 trang), Tài liệu tham khảo (14 trang), Phụ lục (82 trang), nội dung của luận án gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về đối tượng nghiên cứu (39 trang)

Chương 2: Nhận diện nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai (58 trang)

Chương 3: Bàn luận về giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai (39 trang)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG

NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nhóm tài liệu về lịch sử văn hóa Chăm

Các học giả nước ngoài có tâm huyết với Văn hóa Chăm truyền thống có thể kể đến P Stern [180], L Finot, H Parmentier [177], J Boisselier [170], G Maspero [52, 53, 169], Pièrre Bernard Lafont [179] Các học giả trong nước gồm như Lương Ninh [101, 102, 103], Nguyễn Duy Hinh [62, 63], Ngô Văn Doanh [34], Lê Đình Phụng [112, 113, 114], Phan Quốc Anh [3, 4, 5, 6] có nhiều nghiên cứu để NCS tham khảo, sử dụng đối sánh trong quá trình thực hiện luận án

Trang 8

1.1.2 Nhóm tài liệu liên quan về nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc đền tháp Champa

NCS sẽ giới hạn các tài liệu gần và bám sát với nội dung của đề tài là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí của đền tháp Champa Các tài liệu của H Parmentier [105, 175, 177], J Boisselier [170] P Stern [180] là nguồn cơ sở tin cậy để NCS khai thác các thông tin về phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Champa Các công trình nghiên cứu của các tác giả mang tính khảo cứu chuyên sâu, cung cấp phần khảo cứu mang tính khái quát về đền tháp Champa như [29, 37, 38, 39] của Ngô Văn Doanh, [108, 110] của Lê Đình Phụng, [79, 80] của Nguyễn Minh Khang, [121] của Trần Kỳ Phương

1.1.3 Nhóm tài liệu nghiên cứu về đền tháp Po Klaong Girai

Vẫn chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu và hoàn chỉnh về nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Các tài liệu chỉ đề cập một phần, nghiêng về khảo tả kiến trúc [114, 116], [175] hoặc về văn hóa, tín ngưỡng [24], [30], [55], [97], [144],

1.1.4 Nhóm tài liệu mỹ thuật học và mỹ học

NCS sử dụng các nguồn tài liệu chuyên ngành Mỹ thuật để tìm hiểu, lý giải các giai đoạn phát triển phong cách nghệ thuật Chăm có tương tự hay không theo quá trình phát triển của các các trào lưu, phong cách nghệ thuật, chủ nghĩa mỹ thuật thế giới [47], [92], [100], [124], [148], tạo cơ sở phân tích các vấn đề thị giác trong tạo hình trang trí [70], [133], [158]

Các tài liệu về biểu tượng, tiếu tượng của J Boisselier [170], Đinh Hồng Hải [58] giúp khai thác những yếu tố tạo hình điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa

Các tài liệu mỹ học [18], [49], [54] làm rõ nội dung và hình thức của điêu khắc trang trí trên kiến trúc, tư tưởng thẩm mỹ trong sáng tạo

Trang 9

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người” [95, tr.132]

c) Nghệ thuật kiến trúc

Nghệ thuật Champa nổi bật về các công trình kiến trúc đền tháp tôn giáo đặc trưng của người Chăm không những thể hiện rõ trình độ và thị hiếu thẩm mỹ mà còn truyền đạt hệ tư tưởng, văn

hóa, tín ngưỡng của một dân tộc

d) Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc

Là nghệ thuật vẽ hoặc chạm khắc làm đẹp thêm cho các công trình kiến trúc, có thể được thể hiện bên trong hay bên ngoài công

trình kiến trúc

d) Đền tháp

Trong tiếng Chăm gọi là bimong-kalan, trong đó Kalan (tháp)

được xây dựng để thờ đấng thần linh, còn Bimong (đền) để thờ các vị vua, anh hùng dân tộc có nhiều công lao với người dân trong vùng Đền tháp Po Klaong Girai được xây dựng để thờ thần Shiva, kết hợp thờ vua Po Klaong Girai, người có nhiều công lao to lớn về

dẫn thủy nhập điền, chống giặc ngoại xâm và trị vì đất nước

e) Phong cách nghệ thuật

Phong cách xuất hiện ở nơi nào thuận lợi cho sự phát triển của nó và lan rộng tới những vùng xung quanh Mỗi phong cách sẽ trải qua ba giai đoạn phát triển: Sơ khai, hưng thịnh, suy tàn Đền tháp Po Klaong Girai được xếp vào phong cách Muộn

Trang 10

f) Mô típ trang trí

Thể hiện sự lặp lại có quy tắc, hệ thống của một khuôn mẫu, kiểu thức, không nhất thiết phải là một chủ đề mà có thể như một thông điệp, mang ý nghĩa khác nhau tùy theo vị trí xuất hiện tương

ứng trên các công trình kiến trúc, đồ án trang trí

g) Thuật ngữ liên quan đến cấu kiện kiến trúc đền tháp Champa

Gồm có các thuật ngữ phổ biến như: Mi cửa/ lanh-tô (lintel); Vòm cửa (reature); Vòm cuốn (torana); Trán cửa/ lá nhĩ (tympan), Cửa giả (false door), Diềm mái (cornice), Trụ áp tường (pilaster), Phiến điểm góc (Pièces d’accent), Tháp góc, Cột ốp góc

1.2.2 Áp dụng lý thuyết vào trường hợp nghiên cứu của đề tài

1.2.2.1 Các lý thuyết thuộc Mỹ thuật

a) Một số luận điểm khoa học thuộc Mỹ thuật học NCS sử dụng hệ thống lý luận, các luận điểm cũng như kiến thức chuyên ngành mỹ thuật và tiếp cận liên ngành để làm cơ sở định hướng nghiên cứu, làm rõ các giá trị đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc được trang trí trên đền tháp Po Klaong Girai gắn liền với ngôn ngữ tạo hình và hình thức biểu đạt Các luận điểm về mỹ thuật chính là hệ thống

kiến thức được khái quát từ thực tiễn, hoạt động sáng tạo nghệ thuật

b) Lý thuyết mỹ học Luận án áp dụng lý thuyết Mỹ học để lý giải tính biện luận giữa hình thức và nội dung của các yếu tố nghệ thuật, phù hợp để chứng minh cho tất cả các giả thuyết của đề tài

1.2.3.3 Các lý thuyết văn hóa học liên quan đến đề tài

a) Lý thuyết “văn hóa vùng” và “địa văn hóa” NCS áp dụng lý thuyết văn hóa vùng - địa văn hóa để nhận diện mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với các hoạt động sáng tạo của con người, với các cách tiếp cận khác sẽ cho thấy khu vực, phạm vi nghiên cứu của đề tài hiện diện với tư cách là một vùng văn hóa, với những đặc trưng văn hóa khác biệt vô cùng đặc sắc

b) Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa

Trang 11

Lý thuyết tiếp biến văn hóa giúp NCS có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về sự tồn tại nghệ thuật truyền thống với sự thay đổi theo ảnh hưởng thời cuộc của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Po Klaong Girai qua các mốc thời gian trong mối quan hệ mật thiết giữa biểu tượng mỹ thuật Champa với văn hóa nghệ thuật Ấn Độ

c) Hướng tiếp cận nghiên cứu lý thuyết tiếu tượng học (Iconography)

NCS lựa chọn hướng tiếp cận nghiên cứu tiếu tượng học dưới góc độ nghệ thuật thông qua các nhận định, phân tích, giải thích các ý nghĩa của các biểu tượng tôn giáo, đặc điểm nhân hình của các vị

1.3.2 Khái quát về đối tượng nghiên cứu

Đền tháp Po Klaong Girai tọa lạc trên đồi Trầu (Đô Vinh, Tháp Chàm-Phan Rang, Ninh Thuận) chính là tiểu vương quốc Panduranga xưa và là công trình phục vụ cho tín ngưỡng tôn giáo

Trang 12

của người Chăm Đền tháp được xây dựng ban đầu để thờ thần Shiva, khi dung hợp với tín ngưỡng bản địa Panduranga thì đền tháp còn là lăng mộ thờ phụng vua Po Klaong Girai, được xem như một sự liên kết giữa vương quyền và thần quyền trong xã hội Chăm với tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên truyền thống của cư dân Chăm

1.3.2.1 Mô hình cấu trúc tổng thể của nhóm đền tháp Po Klaong Girai

Mô hình tổng thể của Po Klaong Girai theo dạng một đền tháp Trung tâm với 01 Kalan là tháp chính, xung quanh có các tháp chức năng khác là Bimong: tháp Cổng (Gopura), tháp Hỏa/ Nhà/ Kho (Kosagrha), tháp Chính (Kalan) và một sân đảnh lễ nằm giữa tháp Cổng và tháp Chính

1.3.2.2 Nhóm điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai

- Nhóm điêu khắc trang trí chất liệu gạch: Quần thể kiến trúc các đền tháp Po Klaong Girai, phiến trang trí điểm góc, diềm trang trí hình ngọn lửa (PL1.B1)

- Nhóm điêu khắc trang trí chất liệu đá: Mukhalinga Po Klaong Girai, thần Shiva, tu sĩ, bò thần Nandin, Kapil, thiên tiên nữ/ thần nữ, phiến đá điểm góc hình Makara, hình ngọn lửa, hình chiếc sừng, khối trụ Linga

- Nhóm điêu khắc chất liệu gỗ: Khung nhà gỗ Thangsa bên trong chánh điện tháp Kalan

Tiểu kết

Chương 1 trình bày tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn cho luận án nghiên cứu, đưa ra góc nhìn bao quát về lĩnh vực nghiên cứu, khai thác các giác độ và hoàn chỉnh về các giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí trên công trình đền tháp Po Klaong Girai theo hướng nghiên cứu lịch sử mỹ thuật mang tính chuyên sâu, độc lập, để tìm ra được khoảng trống cho đề tài nghiên cứu, góp phần làm rõ giá trị đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai thông qua các giá trị biểu đạt của hoa văn,

Trang 13

họa tiết với ngôn ngữ tạo hình riêng trên các kiến trúc quen thuộc, gần gũi với đời sống của người dân Champa

Chuơng 2 NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ

TRÊN KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP PO KLAONG GIRAI 2.1 Phân tích nghệ thuật điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai

2.1.1 Điêu khắc trang trí trên các bộ phận kiến trúc mặt bên ngoài của đền tháp Po Klaong Girai

Sự hiện diện của điêu khắc trang trí góp phần định hình nghệ thuật cho kiến trúc trên đền tháp Po Klaong Girai

a) Khối trụ trên đỉnh chóp tháp, cột ốp góc

- 12 khối trụ đá ở đỉnh các đầu cột ốp góc tháp Kalan có tạo hình bốn mặt khum vào nhau được thu nhỏ dần lại tỉ lệ theo kích thước của các tầng mái và trụ ốp góc khi lên cao (PL2.H2.1)

- 01 khối trụ đá đỉnh chóp mái tháp Kalan như các trụ ở đỉnh đầu cột các tháp góc nhưng có kích thước cao hơn

- 04 phiến đá bò thần Kapil nằm ở bốn góc mái của tầng đỉnh tháp Kalan là dấu hiệu nhận biết để xác định thần tính của tháp

Ngày đăng: 12/09/2024, 16:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w