1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

132 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình
Tác giả Hoàng Thị Hồng Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Cương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 5,19 MB

Nội dung

Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Trang 1

HOÀNG THỊ HỒNG NGỌC

VẬN DỤNG HỌA TIẾT TRANG TRÍ TRÊN

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀO DẠY HỌC SẢN XUẤT

PHIM HOẠT HÌNH TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MĨ THUẬT

Khóa 10 (2020 - 2022)

Hà Nội, 2024

Trang 2

HOÀNG THỊ HỒNG NGỌC

VẬN DỤNG HỌA TIẾT TRANG TRÍ TRÊN

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀO DẠY HỌC SẢN XUẤT

PHIM HOẠT HÌNH TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật

Mã số: 8140111

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cương

Hà Nội, 2024

Trang 3

trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” là công trình nghiên cứu của riêng học viên Toàn bộ nội dung, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là do học viên tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Học viên xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trong công trình nghiên cứu này

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Hoàng Thị Hồng Ngọc

Trang 4

: Thiết kế đa phương tiện 03

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13

1.1 Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài 13

1.1.1 Họa tiết trang trí 13

1.1.2 Phương pháp dạy - học 15

1.1.3 Phim hoạt hình 17

1.2 Khái lược về nền văn hóa Đông Sơn và họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn 19

1.2.1 Tên gọi Đông Sơn và khái niệm văn hóa Đông Sơn 19

1.2.2 Trống đồng Đông Sơn và các họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn 20

1.3 Thực trạng dạy học sản xuất phim hoạt hình ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khu vực phía Bắc 24

1.3.1 Tổng quan về Học viện, khoa Đa phương tiện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 25

1.3.2 Đội ngũ cán bộ, giảng viên 27

1.3.3 Đặc điểm của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 27

1.3.4 Thực trạng bài học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 29

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2: NGHIÊN CỨU HỌA TIẾT TRANG TRÍ TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG VÀO DẠY SẢN XUẤT PHIM HOẠT HÌNH TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 31

2.1 Họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn 31

2.1.1 Đặc điểm tạo hình của các họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn 32

2.1.2 Ý nghĩa của họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn 36

Trang 6

2.2 Các nguyên tắc vận dụng họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn

vào dạy sản xuất phim hoạt hình 41

2.2.1 Nguyên tắc vận dụng 41

2.2.2 Nội dung giảng dạy từ việc vận dụng họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn 43

2.3 Phương pháp tổ chức dạy - học sản xuất phim hoạt hình 52

Tiểu kết chương 2 57

Chương 3:THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG HỌA TIẾT TRANG TRÍ TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀO DẠY HỌC SẢN XUẤT PHIM HOẠT HÌNH TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 58

3.1 Mục tiêu thực nghiệm 58

3.2 Nội dung thực nghiệm 59

3.3 Đối tượng thực nghiệm 60

3.4 Tổ chức thực nghiệm 60

3.4.1 Các bước thực nghiệm 60

3.4.2 Qúa trình tiến hành 60

3.5 Tổng kết và đánh giá thực nghiệm 70

3.5.1 Tổng kết thực nghiệm 70

3.5.2 Đánh giá thực nghiệm 74

Tiểu kết chương 3 76

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 86

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra không ít cơ hội Văn hóa truyền thống, với những giá trị đặc sắc và sâu sắc,

là nguồn cảm hứng vô tận cho sự sáng tạo và đổi mới Trong số các biểu tượng văn hóa của Việt Nam, Trống đồng Đông Sơn không chỉ là minh chứng cho trí tuệ và tài năng của người xưa mà còn là biểu tượng của sự phát triển văn hóa, mang tính biểu tượng cao Việc vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào quá trình giảng dạy và học tập tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông nhằm mục đích không chỉ gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn khơi gợi và phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình

Họa tiết trang trí đã có từ rất lâu trong lịch sử nền văn minh nhân loại, không chỉ là một yếu tố mỹ thuật thuần túy mà còn phản ánh các nghi lễ, tín ngưỡng, và tri thức của các nền văn hoá Đặc biệt, họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn là một minh chứng nổi bật cho nghệ thuật tín ngưỡng và mỹ thuật của người Việt cổ Trong bối cảnh khoa học, họa tiết trên trống Đồng Đông Sơn được nghiên cứu qua các khảo cổ học và nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, cho thấy sự phong phú của họa tiết với các biểu tượng như chim, thú, nhà sàn, và các họa tiết hình học Các họa tiết này không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm ý nghĩa tâm linh, thể hiện quan niệm sống, tái hiện đời sống sinh hoạt của người Việt cổ cũng như mối quan hệ giữa con người

và thiên nhiên

Trong thời đại kỹ thuật số, ngành công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là sản xuất phim hoạt hình, đang trở nên quan trọng và phát triển mạnh mẽ Phim hoạt hình không chỉ là nguồn giải trí mà còn là phương tiện giáo dục hiệu quả, mang lại cơ hội để truyền đạt các giá trị văn hóa, đạo đức và nhân văn

Trang 8

Tuy nhiên, việc tích hợp văn hóa truyền thống vào sản phẩm sáng tạo đòi hỏi một cách tiếp cận linh hoạt, để tạo ra sản phẩm có sức hấp dẫn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc

Đề tài luận văn này được chọn lựa bởi tính độc đáo và mới lạ của nó, khi nó khám phá một hướng tiếp cận mới trong việc kết hợp giữa giáo dục

và bảo tồn văn hóa Hoạ tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn chứa đựng giá trị tinh thần, là nguồn cảm hứng lý tưởng cho các tác phẩm sáng tạo, trong đó có phim hoạt hình

Khoa Đa phương tiện thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông với chương trình giảng dạy đặt trọng tâm vào công nghệ và sáng tạo,

là môi trường lý tưởng để triển khai đề tài này Việc vận dụng hoạ tiết trống đồng Đông Sơn vào quá trình dạy và học không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu sắc về giá trị văn hóa của dân tộc mình mà còn tạo điều kiện để sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, tạo ra những sản phẩm phim hoạt hình có bản sắc văn hóa Việt Nam

Mục tiêu của đề tài không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và ứng dụng hoạ tiết Trống đồng Đông Sơn trong giáo dục và sản xuất phim hoạt hình mà còn nhằm khuyến khích sự tôn trọng và yêu mến văn hóa truyền thống Qua

đó, kỳ vọng tạo ra một xu hướng mới trong giáo dục, nơi văn hóa và công nghệ đi đôi với nhau, mở ra hướng đi mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam

Do đó học viên lựa chọn đề tài: “Vận dụng hoạ tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông” làm luận văn tốt nghiệp, để giúp sinh

viên tìm hiểu và khám phá về nét đẹp của di sản văn hoá Việt Nam Từ đó các em biết trân trọng, tự hào, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đất nước mình Khơi gợi sự hứng thú, niềm đam mê với môn học

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, học viên đã phân loại tài liệu tham khảo ra làm hai nhóm chính: Một là tài liệu liên quan đến họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn và hai là tài liệu về phương pháp giảng dạy môn nghệ thuật Dưới đây một số nguồn tài liệu mà học viên đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu

2.1 Những tài liệu nghiên cứu về trống đồng Đông Sơn

Họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn không chỉ là biểu tượng của sự tinh tế và sáng tạo nghệ thuật, mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc Thông qua những họa tiết này, chúng ta có thể thấy được tâm hồn, quan niệm sống và thế giới quan của người Việt cổ Trong nhiều thập kỷ, họa tiết trên trống đồng Đông Sơn đã trở thành chủ đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nhà khảo cổ

Nguyễn Duy Hinh (2001), Trống đồng quốc bảo Việt Nam, Nxb Khoa

học xã hội [16] Cuốn sách trình bày về nhận thức nghệ thuật của di tích lịch sử các trống đồng ở Việt Nam một cách có hệ thống Tác giả đã lý giải một cách chi tiết và công phu từ cách cấu trúc đến sự sắp xếp trình bày của các loại trống khác nhau đã được tìm thấy ở Việt Nam

Trịnh Quang Vũ (2005), “Nghệ thuật điêu khắc đồng truyền thống

Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Mĩ thuật, số 1 [31] Bài viết đề cập đến các

vấn đề của nền văn hóa Đông Sơn, thời Lý Trần, thời Hậu Lê, điêu khắc đồng triều Nguyễn Bài viết cũng cho thấy nghệ thuật điêu khắc đồng của nước ta đã đạt được những thành tựu rực rỡ và có phong cách độc đáo riêng của dân tộc Thông qua bài viết, người đọc tự hào về truyền thống nghệ thuật đúc đồng lâu đời từ nghìn năm nay của dân tộc Việt Nam Đây cũng

là một trong những nguồn tài liệu mà học viên sử dụng làm tư liệu tham khảo trong luận văn của mình

Nguyễn Việt (2010), Mĩ thuật Đông Sơn đỉnh cao của mĩ thuật tiền sử Việt Nam, Tạp chí mĩ thuật số 1 [33] Bài viết phân tích lý giải về nghệ thuật

Trang 10

văn hóa Đông Sơn chứa đựng cả lĩnh vực văn hóa tinh thần như múa, hát, lễ hội và cả nghệ thuật tạo hình Chính những mô tả của nền mĩ thuật Đông Sơn cho ta thấy chút gợi mở về một vài hình ảnh về hát xướng, lễ hội đương thời Tài liệu này cũng cần thiết để học viên tham khảo và liên hệ trong luận văn của mình

Nguyễn Việt (2010), “Năng lực mô tả của nền mĩ thuật Đông Sơn”, Tạp chí Nghiên cứu Mĩ thuật, số 4 [34] Tài liệu đã đưa ra những bằng chứng

xác thực mô tả lễ tôn vinh thủ lĩnh hay lễ hội mùa thông qua chuỗi nghiên cứu về mĩ thuật Đông Sơn, chủ nhân Đông Sơn đã thông qua cảnh săn hươu, các hình tượng trong lễ hội đua thuyền… Đó là cả quá trình phát triển tư duy loài người được hoàn thiện theo thời gian, là quá trình tích lũy những trải nghiệm trong cuộc sống lao động và sáng tạo thường nhật của loài người Bài viết là tài liệu bổ ích trong quá trình nghiên cứu luận văn của học viên

Hoàng Xuân Chinh (2012), Đồ đồng văn hóa Đông Sơn, Nxb Văn hóa

thông tin, TP Hồ Chí Minh [9] Tài liệu đề cập đến các di tích, di vật khảo

cổ được tìm thấy ở thời kì văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trên lưu vực sông Hồng và sông Mã Nhiều trống đồng nổi tiếng như trống đồng Ngọc Lũ đã được phát hiện Năm

1924 một viên chức thuế quan Thanh Hóa - tại làng Đông Sơn tên là Pajot - phát hiện được nhiều đồ đồng và đồ gốm quan trọng Nhà khảo cổ người Áo Heine Geldern đề nghị gọi là văn hóa Đông Sơn vào năm 1934 và trở thành tên của một nền văn hóa thời đại kim khí nổi tiếng trên thế giới Sự có mặt các giai đoạn văn hóa Tiền Đông Sơn - giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun là minh chứng cho nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn

Hoàng Thị Chiến (2013), Trống đồng Thanh Hóa, Nxb Khoa học xã

hội [6] Tài liệu giới thiệu về Trống đồng Đông Sơn và trống đồng loại II đồng thời công bố tư liệu gốc 142 trống đồng của 3 loại Bên cạnh đó tài liệu

Trang 11

cũng giới thiệu về hai di tích đặc biệt của làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định và làng Mỹ Đà thuộc xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa là hai di tích thờ thần Đồng Cổ (thần trống đồng) Ngoài ra, tài liệu cũng tập hợp một

số bài viết chuyên khảo của các chuyên gia đầu ngành về trống đồng ở Thanh Hóa và việc trưng bày triển lãm, nhằm phát huy giá trị di sản trống đồng ở Bảo tàng Thanh Hóa Đây cũng chính là tài liệu hữu ích cho các nhà khoa học trong nước và nước ngoài khi tìm hiểu về một báu vật cũng như lịch sử

cổ đại của nước ta Đồng thời là tài liệu quý giá để các nhà nghiên cứu mĩ thuật tham khảo và biết đến nền nghệ thuật xưa của cha ông

Tạ Đức (2017), Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn,

Nxb Tri Thức [14] Tài liệu khảo sát nguồn gốc, sự phát triển của 12 biểu tượng chính trên trống đồng Đồng qua các gian đoạn trước Đông Sơn - Đông Sơn - sau Đông Sơn Cuốn sách đề cập đến các hoa văn trên trống đồng thể hiện tín ngưỡng của người Việt cổ từ thời đồ đá mới cách đây hơn bốn nghìn năm Tài liệu cũng chỉ ra các nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, thờ Mẫu, thờ vua Hùng, các truyền thuyết về con Rồng cháu Tiên của người Đại Việt Từ đó, giúp người đọc hiểu được nguồn cội văn hóa Việt Nam

2.2 Những nghiên cứu về phương pháp giảng dạy môn nghệ thuật

Cuốn Phương pháp dạy học Mĩ thuật, (tập 1 + tập 2) của tác giả Nguyễn Thu Tuấn, Nxb Đại học Sư phạm [29] Hai cuốn tài liệu này, tác giả

đề cập đến những kiến thức mới nhất về phương pháp dạy học mĩ thuật, cách sử dụng các phương tiện dạy học, đồng thời đưa ra những đổi mới về phương pháp đánh giá kết quả học tập môn mĩ thuật cho học sinh, sinh viên Ngoài

ra đây cũng là tài liệu hữu ích nhằm hỗ trợ cho sinh viên, học viên trong quá trình nghiên cứu làm đồ án, luận văn, rất phù hợp với việc tự bồi dưỡng của các giáo viên

Trong bài báo Exploration of Animation Teaching in Colleges under the Mode of "Industry and Education and Research" Take Film-Video-

Trang 12

Animation School of Sichuan Fine Arts Institute as an Example của tác giả Chunji Zhang viết trên trang Atlantis [57] Bài viết nói về việc Viện Mĩ thuật

Sichuan đã xây dựng Cơ sở giảng dạy thực nghiệm về Hoạt hình Shimei dưới

sự hướng dẫn của khái niệm "thay thí nghiệm bằng thực hành và tăng cường khả năng đổi mới thực hành của sinh viên" Họ đã đưa nguồn lực doanh nghiệp vào khuôn viên trường học, đưa dự án sản xuất vào giảng dạy và kết hợp cơ chế quản lý doanh nghiệp, quy trình sản xuất và tiêu chuẩn công nghiệp vào chương trình giảng dạy Bài báo giới thiệu về mô hình kết hợp giữa "ngành công nghiệp, giáo dục và nghiên cứu" và cách mô hình này đang thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và kinh tế Trường Điện ảnh - Hoạt hình của Viện Mĩ thuật Sichuan đã thiết lập một nền tảng toàn diện cho giảng dạy, thực hành, nghiên cứu, sáng tạo hoạt hình, sản xuất và quảng cáo sản phẩm hoạt hình

Richard Williams (2012), The animator's sunvival kit, Farra, Straus

and Giroux Publisher [44] Cuốn sách này cung cấp các nguyên tắc cơ bản về hoạt hình mà mọi nhà làm phim hoạt hình - từ người mới bắt đầu đến chuyên gia, nhà làm phim hoạt hình cổ điển cho đến chuyên gia hoạt hình máy tính - đều cần Tài liệu minh họa quan điểm của tác giả bằng hàng trăm bức vẽ, chắt lọc những bí mật của các bậc thầy vào một hệ thống làm việc nhằm tạo ra một cuốn sách sẽ trở thành tác phẩm tiêu chuẩn về mọi dạng hoạt hình dành cho giới chuyên nghiệp, sinh viên và người hâm mộ

Brian Wood (2020), Adobe Illustrator Classroom in a Book, Adobe Press Publisher [38] Cuốn sách gồm 16 bài học bao gồm những kiến thức

cơ bản về kỹ năng và công cụ thiết kế, giúp người học xây dựng nền tảng vững chắc bằng cách thực hiện các bài tập thực hành để tạo logo, hình minh họa và áp phích Tìm hiểu cách sử dụng công cụ Shaper và Live Shapes cùng với các biểu tượng động để hợp lý hóa việc tạo đồ họa Tạo nội dung trang web ở nhiều định dạng để hỗ trợ các thiết kế web đáp ứng nhu cầu hiện đại

Trang 13

Corrie Parks (2016), Experimental Animation with Sand, Clay, Paint, and Pixels, Routledge Publisher [39] Tài liệu hướng dẫn người học cách thiết

lập studio, đồng thời kết hợp quá trình sản xuất vật lý dưới máy ảnh với các hiệu ứng và tổng hợp kỹ thuật số để nâng cao hoạt ảnh của người học Tài liệu đưa ra phương pháp tiếp cận dưới máy ảnh cũng như các cải tiến của After Effects trên trang web Ngoài ra tài liệu còn hướng dẫn từng bước cách làm việc dưới máy quay và xử lý cảnh quay kỹ thuật Tài liệu chứa đựng thông tin và hình ảnh của hơn 30 nghệ sĩ, đây là nguồn tài nguyên không thể thiếu cho cả sinh viên và những người đi làm

Francis Glebas (2016), Professional Storytelling and Storyboarding Techniques for Live Action and Animation, Routledge Publisher [40] Cuốn

sách đưa ra cách tiếp cận có cấu trúc để trình bày những câu chuyện bằng hình ảnh một cách rõ ràng và ấn tượng, đồng thời hướng dẫn các kỹ thuật kể chuyện bằng hình ảnh cổ điển như truyền tải ý nghĩa bằng hình ảnh và hướng mắt người xem Bên cạnh đó, tài liệu cũng hướng dẫn cách phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, đồng thời đưa ra các giải pháp sáng tạo về cách giải quyết vấn đề tiềm ẩn đó

Brian Wood (2020), Adobe Illustrator Classroom in a Book, Adobe Press Publisher [38] Cuốn sách gồm 16 bài học bao gồm những kiến thức

cơ bản về kỹ năng và công cụ thiết kế, giúp người học xây dựng nền tảng vững chắc bằng cách thực hiện các bài tập thực hành để tạo logo, hình minh họa và áp phích Tìm hiểu cách sử dụng công cụ Shaper và Live Shapes cùng với các biểu tượng động để hợp lý hóa việc tạo đồ họa Tạo nội dung trang web ở nhiều định dạng để hỗ trợ các thiết kế web đáp ứng nhu cầu hiện đại

Jago Maxim (2020), Adobe Premiere Pro Classroom in a Book,

Adobe Press Publisher [41] Bao gồm 17 bài học theo dự án, hướng dẫn người học từng bước về các kỹ thuật chính để làm việc trong phần mềm Premiere Pro Người học được học các kỹ năng để thực hiện một dự án từ

Trang 14

đầu đến cuối, bao gồm những kiến thức cơ bản về những việc như sắp xếp phương tiện, sử dụng âm thanh, tạo chuyển tiếp, tạo tiêu đề và thêm hiệu ứng, phản ứng

Lisa Fridsma and Brie Gyncild(2020), Adobe After Effects Classroom

in a Book, Adobe Press Publisher [43] Nội dung cuốn sách nói về tìm hiểu

cách tạo, thao tác và tối ưu hóa đồ họa chuyển động cho phim, video, DVD, web và thiết bị di động Có được trải nghiệm thực tế khi tạo hoạt ảnh cho văn bản và hình ảnh, tùy chỉnh nhiều loại hiệu ứng, theo dõi và đồng bộ hóa nội dung, rotoscoping, loại bỏ các đối tượng không mong muốn và sửa màu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Việc khai thác giá trị nghệ thuật của hoạ tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học của giảng viên và sinh viên trong môn học sản xuất phim hoạt hình Đề xuất những phương pháp thích hợp trong dạy học và xây dựng chương trình chi tiết, mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy sản xuất phim hoạt hình cho sinh viên nói chung và tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng

Giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống, hiểu được vai trò quan trọng của việc trau dồi kiến thức văn hoá truyền thống trong phát triển kỹ năng sáng tạo của sinh viên Bước đầu nâng cao chất lượng và sự đa dạng của phim hoạt hình Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, nghiên cứu bao gồm các khái niệm về nghệ thuật, khái niệm về dạy học, dạy học sản xuất phim hoạt hình và phương pháp trong dạy học

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về ứng dụng hoạ tiết trang trí trên trống

Trang 15

đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình; về khoa Đa phương tiện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Khảo sát, nghiên cứu về thực trạng việc giảng dạy sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở phía Bắc Đồng thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học sản xuất phim hoạt hình bằng việc vận dụng những hoạ tiết hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn, qua đó giúp cho các bạn sinh viên phát huy được tối đa sức sáng tạo, phẩm chất và năng lực cá nhân trong thực hành sản xuất phim hoạt hình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạ tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn thuộc thời kỳ văn hoá Đông Sơn, tìm hiểu về ý nghĩa họa tiết hoa văn, nét đẹp nghệ thuật, thủ pháp cách điệu trong từng họa tiết trang trí trên mặt trống đồng thời kỳ Đông Sơn

để ứng dụng vào giảng dạy bài tập sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu hoạ tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn trong dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở phía Bắc

Khảo sát và thực nghiệm với Khoá D19 khoa Đa Phương Tiện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở phía Bắc

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã thực hiện việc nghiên

cứu và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sách, báo cáo, các tạp chí về nghệ thuật và trực tuyến, tất cả đều liên quan đến nghệ thuật tạo hình Đồng thời, tác giả cũng đã thu thập và hệ thống hóa các tư liệu hình ảnh

Trang 16

Phương pháp phân tích: Dựa vào hệ thống kiến thức về mĩ thuật, kiến

thức và hiểu biết về phim hoạt hình để phân tích, làm rõ phân loại các họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn Trên cơ sở đó mô tả và phân tích chi tiết các họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn Đánh giá ý nghĩa văn hóa, lịch sử và tâm linh của các họa tiết này Đưa ra các ý tưởng cụ thể về việc vận dụng họa tiết trống đồng vào nội dung, nhân vật, bối cảnh, và các yếu tố khác của phim hoạt hình Thảo luận về những thách thức và lợi ích khi áp dụng họa tiết này vào sản xuất phim hoạt hình Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh, đánh giá về các ưu điểm nhược điểm của các phương pháp dạy - học khác nhau

Phương pháp khảo sát, thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp

thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trọng nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do người nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển Để có đánh giá khách quan nhất về chất lượng của việc vận dụng họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn và dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, tác giả đã lựa chọn lớp TKDPT 03 làm lớp thực nghiệm để so sáng với lớp TKDPT 02 giảng dạy theo phương pháp cũ Từ đó có thể đánh giá về ưu

điểm nhược điểm của từng phương pháp

Phương pháp kế thừa: Phương pháp này sử dụng và kế thừa những tài

liệu đã có về vấn đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin, tư liệu sẵn có để xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu Cụ thể, phần tổng quan nghiên cứu được viết dựa trên sự kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó Sử dụng phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian

và kinh phí, thực hiện thông qua việc giảm thời gian nghiên cứu lại vấn đề trước đây, tránh được sự chồng chéo thông tin khi xây dựng báo cáo Học viên đã kế thừa giáo án dạy học cũ của môn thiết kế hình động 2 bài học sản xuất phim hoạt hình và tiếp tục phát triển, chỉnh sửa lại, đưa vào giảng dạy theo chủ đề họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn nhằm rút ngắn thời

Trang 17

gian soạn giáo án và đảm bảo nội dung, chương trình học vẫn đảm bảo mục

tiêu, yêu cầu đề ra của môn học

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn cung cấp nguồn tài liệu, hướng dẫn dạy học, kiến thức nghệ thuật và văn hóa, khuyến khích sự sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình dựa trên hoạ tiết trang trí từ trống đồng Đông Sơn

Một trong những đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là việc thu thập và sắp xếp một bộ tài liệu hình ảnh về hoạ tiết trên trống đồng Đông Sơn Những hình ảnh này sẽ cung cấp cho giảng viên và học sinh nguồn tài liệu chất lượng để nghiên cứu và sáng tạo trong quá trình sản xuất phim hoạt hình Điều này giúp tạo nên sự đa dạng và sáng tạo trong sản phẩm hoạt hình

Phát triển các hướng dẫn dạy học cụ thể: Nghiên cứu đã phát triển các hướng dẫn dạy học cụ thể để hướng dẫn giảng viên và học sinh cách áp dụng hoạ tiết trang trí từ trống đồng Đông Sơn vào sản xuất phim hoạt hình Các hướng dẫn này bao gồm các bước thực hiện, kỹ thuật và lời khuyên để tạo ra các yếu tố trực quan hấp dẫn trong phim hoạt hình

Khám phá tiềm năng nghệ thuật của hoạ tiết trang trí: Nghiên cứu đã phân tích chi tiết hoạ tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn và đưa ra sự hiểu biết sâu rộng về giá trị nghệ thuật của chúng Điều này giúp giảng viên và học sinh hiểu rõ hơn về các yếu tố nghệ thuật và thẩm mĩ của hoạ tiết, từ đó áp dụng chúng một cách sáng tạo và thú vị trong quá trình sản xuất phim hoạt hình

Thúc đẩy sự hiểu biết về văn hóa và lịch sử: Nghiên cứu cung cấp thông tin về văn hóa và lịch sử liên quan đến trống đồng Đông Sơn Điều này giúp nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về di sản văn hóa và lịch sử của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng và bảo tồn di sản này thông qua nghệ thuật phim hoạt hình

Khuyến khích sáng tạo và nghiên cứu tiến bộ: Nghiên cứu này khuyến khích sự sáng tạo và nghiên cứu tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt

Trang 18

hình, đặc biệt là trong việc kết hợp văn hóa và nghệ thuật Đóng góp này mở

ra cơ hội cho việc tạo ra các tác phẩm phim hoạt hình độc đáo và sâu sắc về mặt nghệ thuật và văn hóa

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài (22 trang)

Chương 2: Nghiên cứu họa tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn và biện pháp vận dụng vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (29 trang)

Chương 3: Thực nghiệm vận dụng họa tiết trang trí trên trống đồng Đông sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (19 trang)

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài

1.1.1 Họa tiết trang trí

Theo nghiên cứu lý luận của bài: “Thực hành bài trang trí nền hoa với họa tiết động vật trong tranh dân gian” của cô Lê Mai Trinh giảng viên Khoa Thiết kế thời trang & Công nghệ may của trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương đăng trên website chính thức của trường ngày 14 tháng 12 năm

2020 có định nghĩa “Họa tiết là những chi tiết hình ảnh mang giá trị trang trí thường được sắp xếp và nhắc lại theo những quy luật Họa tiết là những chi tiết mang đặc điểm riêng hay phong cách cho một lối trang trí nào đó”

Trong Giáo trình trang trí, Tạ Phương Thảo ( 2004), Nxb Đại học

Sư phạm, Hà Nội [23] có đề cập: “Trang trí là những cái đẹp do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống, giúp cho đời sống con người và xã hội trở nên tốt đẹp hơn” [23; tr.6]

Có thể phân tích họa là vẽ, tiết là tiểu tiết, vậy có thể định nghĩa họa tiết trang trí là những hình vẽ, mẫu vẽ, hoặc kết cấu có tính chi tiết được thiết

kế, sắp xếp và nhắc lại theo những quy luật để tạo ra một hiệu ứng thẩm mĩ, thường xuất hiện trên các bề mặt hoặc vật liệu như vải, gốm, gỗ, giấy, và nhiều loại vật liệu khác Họa tiết trang trí có thể xuất phát từ thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, hoặc sự tưởng tượng của con người Chúng thường được sử dụng để tăng cường vẻ đẹp, thể hiện ý nghĩa, hoặc truyền đạt thông điệp nào đó Họa tiết trang trí, từ thời cổ đại đến hiện đại, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người Chúng không chỉ đơn thuần là những hình vẽ hay mẫu mã trên bề mặt vật liệu, mà còn thể hiện

sự sáng tạo, tinh thần và văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ Họa tiết trang trí thường mang đậm dấu ấn văn hóa của một quốc gia hoặc một khu vực trong một thời kỳ nhất định Ví dụ, họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng thể hiện

Trang 20

nét đặc trưng của nghệ thuật và văn hóa Việt Nam Qua đó, chúng giúp lưu giữ và truyền bá di sản văn hóa, kể lại câu chuyện lịch sử và phản ánh tâm hồn của một dân tộc Họa tiết trên trống đồng Đông Sơn không chỉ là một phần trang trí mà còn là một phương tiện để ghi lại và truyền đạt văn hóa, lịch sử, và tâm linh của người Đông Sơn Hơn thế nữa, họa tiết trang trí còn giúp tăng vẻ đẹp cho không gian sống, làm cho nó trở nên sinh động và phong phú hơn Một chiếc áo có họa tiết hoa lá sẽ tạo nên sự nhẹ nhàng, nữ tính, trong khi họa tiết hình học mang đến sự hiện đại và tối giản

Họa tiết trang trí không chỉ là một phần trang trí bề ngoài Chúng là biểu hiện của văn hóa, lịch sử, tâm hồn và sự sáng tạo của con người Qua họa tiết trang trí, chúng ta có thể thấy được sự phong phú, đa dạng và sự tiến

bộ của nghệ thuật và văn hóa loài người qua từng thời kỳ

Họa tiết trang trí có thể được chia thành nhiều loại dựa trên nguồn gốc, chức năng, hoặc phong cách thiết kế

Họa tiết thiên nhiên: Trong đó nổi bật như nhóm họa tiết về thực vật:

bao gồm các hình ảnh của hoa, lá, cành cây Nhóm họa tiết động vật: bao gồm hình ảnh các loài động vật như chim, cá, bướm, rồng, phượng Nhóm họa tiết phong cảnh thì biểu diễn họa tiết khung cảnh thiên nhiên như núi, sông, biển, mặt trời, mặt trăng Phản ánh văn hóa, truyền thống của một dân tộc hoặc một khu vực

Họa tiết hình học: Các họa tiết đường thẳng, đường chéo, gấp khúc Hình cơ bản như hình vuông, hình tròn, tam giác, lục giác, hình kỷ hà

Mô hình lặp lại: Các họa tiết được lặp lại theo một trật tự nhất định,

tạo ra một mẫu hình học đều đặn

Mỗi loại họa tiết trang trí đều mang một ý nghĩa và vẻ đẹp riêng, phản ánh sự sáng tạo và tinh thần của con người trong việc trang trí và làm đẹp cho không gian sống, quần áo, và nhiều vật dụng khác trong cuộc sống hàng ngày

Trang 21

1.1.2 Phương pháp dạy - học

Trước đây, phương pháp dạy học truyền thống thường tập trung vào giảng viên, nơi họ đóng vai trò trung tâm trong việc truyền đạt kiến thức sinh viên thường ngồi im trong lớp, lắng nghe và ghi chú, trong khi giảng viên giảng bài và giải thích nội dung Phương pháp này thường nhấn mạnh việc học thuộc lòng và kiểm tra thông qua các bài kiểm tra truyền thống

Ngày nay, quan điểm về dạy học đã có nhiều thay đổi đáng kể

Theo Giáo trình lý luận dạy học (2006), tác giả Đỗ Ngọc Thanh của

Nxb Hà Nội, khái niệm “Dạy học là con đường, là phương tiện cơ bản để thực hiện quá trình trí dục, là dạng đặc biệt của quá trình hoạt động nhận thức Trong quá trình dạy học, học sinh dưới sự chỉ đạo của giảng viên, đạt tới mục đích của trí dục” [22; tr.24]

Theo Ken Robinson (2015), Creative Schools, Tantor Audio Publisher

[40] thì: "Học tập là quá trình tạo ra sự hiểu biết Hiểu biết không đến từ việc chép lại từ sách giáo trình, mà từ việc kết nối và ứng dụng kiến thức" [40;

tr.35]

Ngày nay, Internet đã mở ra một thế giới của kiến thức và tài liệu trực tuyến Giảng viên và sinh viên có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để học tập và nghiên cứu Giáo dục hiện đại thúc đẩy việc hiểu sâu và

áp dụng kiến thức thay vì chỉ đơn thuần nhớ Sinh viên được khuyến khích

tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề Giáo dục bây giờ thường tập trung vào phát triển kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống hiện đại, bao gồm kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm Lớp học hiện đại thường tạo điều kiện cho sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên Các phương pháp giảng dạy đa dạng hơn, bao gồm học qua thực hành, đi thực tế, thảo luận nhóm, và sử dụng công nghệ

Theo tác giả Mai Vũ trong bài viết “4 phương pháp dạy học tích cực giảng viên cần biết” đăng ngày 15/04/2021 [55] thì: “Phương pháp dạy học

Trang 22

là sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong một điều kiện dạy học tích cực để đạt được mục tiêu của việc dạy học”

Ngày nay, phương pháp dạy học tích cực là một trong những xu hướng giáo dục hiện đại, nhấn mạnh việc kích thích sự tích cực, tương tác và sự tham gia chủ động của sinh viên trong quá trình học tập

Phương pháp dạy học tích cực đề cao tính chủ động của người học sinh viên không chỉ là người tiếp nhận kiến thức mà còn là người chủ động tìm kiếm, khám phá và xây dựng kiến thức cho bản thân Sinh viên được khích lệ tham gia vào các hoạt động, thảo luận, đặt câu hỏi và tự mình giải quyết vấn đề Sinh viên được khuyến khích phát huy tư duy sáng tạo, không chỉ dừng lại ở việc hiểu và nhớ kiến thức Các bài tập, dự án và hoạt động thực hành thường được thiết kế sao cho sinh viên có cơ hội thể hiện sự sáng tạo và tư duy độc lập Phương pháp này nhấn mạnh việc tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi sinh viên cảm thấy hứng thú, thoải mái và tự tin Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ và khích lệ, giúp sinh viên phát triển tình yêu với việc học và khao khát khám phá kiến thức Ngoài

ra còn đề cao tính ứng dụng thực tế, nhiều phương pháp dạy học tích cực áp dụng việc kết hợp kiến thức với thực tế, giúp sinh viên thấy được ý nghĩa và giá trị thực sự của những gì họ học Sinh viên được trải nghiệm, thực hành

và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, từ đó nắm vững hơn và phát triển kỹ năng thực tế

Một số phương pháp dạy học tích cực hay được áp dụng như: Dạy học theo nhóm, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo dự án

Vậy nên dạy học tích cực là phương pháp dạy học lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm Điều đó giúp các em có thể chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, có trách nhiệm và tự tin hơn đối với bản thân mình Hiện nay, với thời công nghệ 4.0 thì phương pháp này vô cùng hiệu quả Việc tìm kiếm

Trang 23

thông tin trên mạng kết hợp với kiến thức các em lĩnh hội trên lớp mang lại hiệu quả học tập tốt nhất trong các giờ học

1.1.3 Phim hoạt hình

Trong cuốn sách của tác giả Ngô Mạnh Lân, Trương Qua, Trần Ngọc

Thanh (1997), Phim hoạt hình Việt Nam do viện nghệ thuật và lưu trữ Điện ảnh Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh xuất bản [19] PGS.TS.NSND Ngô

Mạnh Lân, từng nhận định về đặc trưng của phim hoạt hình như sau: “Phim hoạt hình là một thể loại riêng biệt của nghệ thuật điện ảnh, một loại phim trong đó những hình vẽ, những bức tranh (hoặc hình búp bê, hình giấy trổ…) được làm chuyển động, được “sống lên” do sự sáng tạo của họa sĩ từ đầu đến cuối” [19, tr.36]

Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (2022), Nxb Hồng Đức, TP Hồ Chí

Minh thì: Phim hoạt hình là “Phim chụp từng hình vẽ, hình cắt giấy, chuyển động của búp bê… và khi chiếu với tốc độ 24 hình/giây hoặc 12 hình/giây sẽ

tạo được cảm giác các nhân vật chuyển động” [25; tr.988]

Phim hoạt hình và phim người đóng đều là hai thể loại điện ảnh quen thuộc, mang đến cho người xem nhiều trải nghiệm về âm thanh, hình ảnh và nội dung Tuy nhiên, giữa hai thể loại này tồn tại nhiều điểm giống và khác nhau đáng lưu ý

Về điểm giống nhau: Cả hai đều được tạo ra với mục đích giải trí, mang đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị, cảm xúc và suy nghĩ Dù

có sự khác biệt về phương pháp thực hiện, cả hai thể loại đều cần đến kỹ thuật chiếu sáng, âm thanh, dựng phim và chỉnh sửa hậu kỳ Nội dung đa dạng, cả phim hoạt hình và phim người đóng có thể đề cập đến nhiều chủ đề,

từ gia đình, tình bạn, tình yêu cho đến các vấn đề xã hội phức tạp

Về điểm khác nhau: Trong khi phim hoạt hình dựa vào hình vẽ, đồ họa máy tính hoặc các kỹ thuật dừng hình, phim người đóng sử dụng diễn viên thực sự trên các bối cảnh thực hoặc ảo Phim hoạt hình có khả năng tái hiện

Trang 24

một số khía cạnh mà phim người đóng không thể, như các thế giới tưởng tượng, nhân vật phi thực tế hoặc các hiệu ứng đặc biệt cực đoan

Ngày nay khi công nghệ phát triển, có rất nhiều thể loại hoạt hình ra đời, trong đó có một số thể loại hoạt hình phổ biến như:

Hoạt hình truyền thống (hoặc hoạt hình 2D): Đây là phương pháp cổ điển nhất, trong đó mỗi khung hình được vẽ một cách thủ công Disney đã sử dụng phương pháp này cho nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng của họ trong suốt thế kỷ 20

Hoạt hình kỹ thuật số 3D (hoặc hoạt hình 3D): Sử dụng phần mềm máy tính để tạo ra hình ảnh ba chiều Bộ phim "Toy Story" của Pixar là ví

dụ điển hình cho phương pháp này

Hoạt hình dừng hình (Stop-motion): Trong phương pháp này, các mô hình vật lý hoặc búp bê được chụp ảnh từng khung hình một Mỗi lần chụp,

mô hình sẽ được điều chỉnh một chút để tạo ra cảm giác chuyển động khi phát lại Ví dụ nổi tiếng cho phương pháp này là bộ phim "Wallace & Gromit"

Hoạt hình cut-out: Đây là một dạng của hoạt hình dừng hình, nhưng sử dụng các hình vẽ được cắt ra từ giấy hoặc vật liệu khác Như bộ phim

"South Park" là một ví dụ nổi tiếng sử dụng phương pháp này

Hoạt hình cut-out kỹ thuật số: Sử dụng phần mềm làm hoạt hình chuyên biệt để tạo ra hoạt hình Đây là một phương pháp phổ biến cho nhiều nội dung trực tuyến hiện nay

Rotoscoping: Trong phương pháp này, các họa sĩ vẽ hoặc "trace" trên video thực tế để tạo ra chuyển động mượt mà và tự nhiên Bộ phim "A Scanner Darkly" đã sử dụng phương pháp này

Hoạt hình frame by frame kỹ thuật số: Trong quá khứ, sau khi các khung hình hoạt hình được vẽ xong, chúng sẽ được tô màu Ngày nay, quá trình này thường được thực hiện bằng máy tính

Trang 25

Mỗi phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng, và sự lựa chọn phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án hoạt hình

Có thể hiểu phim hoạt hình là phim quay từng hình vẽ, hình cắt giấy,

để khi chiếu với tốc độ 24 hình/giây hoặc 12 hình/giây sẽ tạo cho người xem thấy được cảm giác như các nhân vật chuyển động

1.2 Khái lược về nền văn hóa Đông Sơn và họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn

1.2.1 Tên gọi Đông Sơn và khái niệm văn hóa Đông Sơn

Đông Sơn là tên một ngôi làng của nước Việt Nam nằm bên phải bờ sông Mã, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi đây từ lâu đã trở thành một cái tên thân thuộc với mỗi người Việt Nam, đồng thời cũng là một mối duyên nợ với giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam – Đông Nam á Cho đến ngày nay, tên gọi Đông Sơn đã được nhiều học giả gắn với nhiều khái niệm và cách

hiểu khác nhau, chưa nói tới các vấn đề như nguồn gốc

Văn hóa Đông Sơn - một nền văn hóa cổ đã từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc của Việt Nam và vùng Bắc Trung bộ Việt Nam như: Hà Nội, Ninh Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng, ba con sông lớn và con sông chính của đồng bằng Bắc Bộ bao gồm sông Lam, sông Mã và sông Hồng, vào thời kỳ đồ đồng và thời

kỳ đồ sắt sớm Nền văn hóa này đã được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa Nhiều dấu tích đặc trưng cho nền văn hóa Đông Sơn cũng đã được tìm thấy ở một số vùng lân cận của nước ta như Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái Lan, ở Hải Nam của Trung Quốc Văn hóa Động sơn ở phía Bắc Việt Nam thực tế đã ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở hội tụ, kế thừa và nâng cao nhiều nền văn hóa trước và cùng thời ở Đông Nam á Văn hóa Đông Sơn là trung tâm, một đỉnh cao, một thành tố quan trọng của chuỗi mắt xích văn hóa thời kim khí ở Đông

Trang 26

1.2.2 Trống đồng Đông Sơn và các họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn

Trong cuốn tài liệu Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông

Sơn, Tạ Đức (2017), Nxb Tri thức có ghi:

Trống đồng Đông Sơn, tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn họa tiết phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam [14; tr.39]

Trống đồng Đông Sơn là hiện vật vô cùng quý giá, nó chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp và được biết đến như niềm tự hào của văn hóa Việt Nam Nơi còn lại duy nhất ở Việt Nam còn diễn ra ngày hội trống đồng của người dân tộc Mường với lễ hội “Đâm Đuống”, “Chàm thau”

là khu vực Thanh Sơn, Phú Thọ Vùng đất Thanh Sơn cũng là một trong những vùng địa linh của tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy rất nhiều hiện vật trống đồng trong lòng đất Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, lễ hội Đền Hùng đã khôi phục lại nghi thức linh thiêng đánh trống đồng, nhằm phục vụ

du khách trong nước và quốc tế về tham dự các hoạt động trong ngày lễ hội

Trang 27

Trống đồng Đông Sơn là tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn Tuy được sinh ra tại thời kì nền nông nghiệp còn sơ khai nhưng những chiếc trống với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hòa với những nét hoa văn trên trống đồng Đông Sơn đã cho chúng ta thấy được trình độ điêu luyện, sự siêng năng cùng đức tính cần cù của người Việt cổ đã tạo ra những chiếc trống đồng vô cùng tinh xảo Những họa tiết hoa văn phong phú được khắc họa trên trống đồng, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người, đồng thời phản ánh rõ nét nền văn minh nông nghiệp thời kỳ dựng nước đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phong tục tập quán, văn hoá thuở xưa Các họa tiết hoa văn được khắc lên mặt trống, tăng trống và thân trống đồng đó là các hình ảnh mặt trời, nhà sàn, người giã gạo… [H1.18; PL3; tr 113] Những hình ảnh này khiến chúng ta mường tượng đến một bức tranh đồng quê thời kì thịnh vượng

Vài nét giới thiệu chung về trống đồng Đông Sơn Trống đồng Ðông Sơn là di vật tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 2000 đến

3000 năm, thuộc thời kỳ đồ đồng và đồ sắt sớm Nó là một nhạc khí cổ và đỉnh cao nghệ thuật trang trí của đồ đồng thời kì đó được tìm thấy nhiều ở các nước Đông Nam á và phía tây nam Trung Quốc, trong đó tập trung nhiều nhất là ở Việt Nam Đến nay ở Việt Nam đã phát hiện hàng nghìn chiếc với niên đại, hình dáng, hoa văn trang trí và kích cỡ lớn nhỏ khác nhau Họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn là bức tranh toàn cảnh về lao động sản xuất, chiến đấu, kiến trúc, văn hóa tín ngưỡng,lễ hội… của cư dân nông nghiệp lúa nước, nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà sưu tầm, nghiên cứu trong nước và quốc tế Chức năng: Trống đồng có rất nhiều chức năng khác nhau, là vật dụng quan trọng dùng trong các công việc chung như tế lễ thần mặt trời, thần sấm để cầu nắng mưa Dùng để đánh trống trận, để tập họp, là vật thờ cúng, tùy táng, là nhạc khí dùng trong các triều đại phong kiến, trong tang lễ, trong các ngày hội và còn tượng trưng cho quyền lực, sự giàu sang…

Trang 28

Phân loại: Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và họa tiết trên trống, được phân thành 3 nhóm chính

Nhóm A bao gồm các trống: Ngọc lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương Đặc điểm của nhóm này là hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình võ sĩ đứng trong các ô chữ nhật Hoa văn thì có họa tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ S kéo dài gãy khúc và có hoa văn răng cưa

Nhóm B gồm 8 trống: Miếu môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc 2, Pha Long, Phú Xuyên và Quảng trị Đặc điểm của nhóm này cũng có cảnh đua thuyền nhung số lượng thuyền ít hơn ở nhóm A, trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim,

có 4 chân và đuôi dài như đuôi cáo hoặc là hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há Thay vào hình Vũ Sĩ là hình con bò hay hình con chim Hoa văn chủ đạo là họa tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa

Nhóm C gồm 26 trống tiêu biểu như Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ 2, Đông Sơn Đây là nhóm chiếm số lượng nhiều nhất Đặc điểm của nhóm này

là hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một số trống là hình sao 8 cánh và 10 cánh Vành chim trên mặt trống thường khắc bốn con, một vài trống 6 con Họa tiết lông công đã có biến thể, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gãy khúc và vạch ngắn song song

Nhóm D gồm 11 trống, trong đó tiêu biểu như trống Hữu Chung, Đông Hiếu, Phú Phương Đặc điểm của nhóm trống này là mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con Trên mặt trống có 6 dạng hoa văn chủ yếu sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng

Trang 29

nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình trám và hoa văn có hình trâm

Nhìn vào các họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn ta thấy là rất phong phú, từ hình nhà sàn, hình thuyền, hình các con thú như Hươu, Nai, Trâu, Bò… hình chim muông chủ yếu là chim mỏ dài: Cò, Vạc, Bồ Nông, Công…hình mặt trời, các hoa văn hình học hóa như tam giác, hình tròn, sóng nước, xoắn ốc… Đặc biệt đó là hình ảnh về con người với các sinh hoạt văn hóa, lao động, chiến đấu… cùng những trang phục các dụng cụ dùng trong cuộc sống Ta có thể thấy đây là những hình ảnh phản ánh một cách hiện thực và sinh động xã hội Đông Sơn; từ đời sống văn hóa, đời sống lao động, chiến đấu, đến vui chơi giải trí cũng như trình độ, quan niệm, tín ngưỡng của người Đông Sơn Quan sát toàn bộ mặt và thân trống ta thấy đây là những bức tranh hiện thực sinh hoạt xã hội, mỗi cảnh sinh hoạt được diễn tả bằng một dáng điệu riêng theo yêu cầu của chủ đề quy định và theo đó chúng ta thấy hoạt động của con người, của cha ông ta thời bấy giờ là những hoạt động thực tiễn rất phong phú và sinh động

Đầu tiên nói tới hình tượng ngôi sao nhiều cánh là hình ảnh biểu tượng mặt trời được thể hiện khác nhau tùy thuộc vào phiên bản của trống đồng Đông Sơn là trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ hay trống đồng Quảng Xương… Xung quanh ngôi sao là các vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn đều có hình ảnh trang trí, trong đó hình người và vật chiếm ba vòng, hình hươu và chim xen kẽ chiếm một vòng, vòng còn lại có hình chim ăn cá, con bay, con đứng [H1.23; PL3; tr.116] Hình ảnh trên mặt trống mang nhiều yếu tố trang trí tả thực, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định

Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có sáu vòng hoa văn hình học, các vòng một và sáu là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vòng hai và năm là họa tiết răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những

Trang 30

chấm nhỏ xen kẽ, vòng ba và bốn là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song

Không chỉ được sử dụng để làm nhạc cụ nhạc khí mà trống đồng còn

là biểu tượng của quyền lực hay những lễ hội, tôn giáo,… Những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn miêu tả bức tranh lịch sử sống động; kể lại những sinh hoạt cộng đồng của người Việt cổ, những ước muốn và khát vọng chinh phục thiên nhiên bất chấp giống tố, thử thách

1.3 Thực trạng dạy học sản xuất phim hoạt hình ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khu vực phía Bắc

Ngành sản xuất phim hoạt hình Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển đáng kể so với quá khứ, dù vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua Trong thập kỷ 80 và 90, phim hoạt hình Việt Nam chủ yếu được sản xuất bởi các nhà làm phim tại Hãng phim hoạt hình Việt Nam Những tác phẩm như

"Đôi bạn tốt" hay "Cậu bé đất sét" đã trở thành kỷ niệm đẹp trong lòng nhiều thế hệ khán giả Từ đầu thế kỷ 21, ngành hoạt hình Việt Nam bắt đầu đón nhận sự đổi mới với sự xuất hiện của nhiều studio hoạt hình tư nhân và sự

hỗ trợ của công nghệ máy tính So với các nước có ngành công nghiệp hoạt hình phát triển, ngân sách dành cho sản xuất hoạt hình ở Việt Nam vẫn còn hạn chế

Dù có nhiều tài năng trẻ, nhưng ngành hoạt hình Việt Nam vẫn thiếu những chuyên gia có kinh nghiệm và đào tạo chuyên sâu Phim hoạt hình nội đang phải cạnh tranh khốc liệt với các tác phẩm nhập khẩu, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ và sự hỗ trợ từ chính phủ, ngành hoạt hình Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai Sự xuất hiện của các học viện và trường đào tạo chuyên ngành hoạt hình như Đại học FPT, học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, Đại học Văn Lang…cũng

Trang 31

mở ra cơ hội cho thế hệ trẻ học hỏi và phát triển

1.3.1 Tổng quan về Học viện, khoa Đa phương tiện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

1.3.1.1 Vài nét về khái lược về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trước đây là trường Đại học Bưu điện - Vô tuyến điện thành lập vào ngày 07 tháng 09 năm 1953 Đến ngày 17 tháng 09 năm 1997 có công bố quyết định thành lập Ngày 01 tháng

07 năm 2014 Học viện được điều chuyển từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông về Bộ Thông tin và Truyền thông, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ với vị thế là trường đại học, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Ngành Thông tin

và Truyền thông Việt Nam

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có trụ sở chính ở 122 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Bao gồm 2 cơ sở đào tạo: cơ sở đào tạo tại Hà Nội: Km10, Đường Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, Hà Nội và cơ sở đào tạo tại TP

Hồ Chí Minh: Đường Man Thiện, P Hiệp Phú, Q.9 TP Hồ Chí Minh

Sứ mạng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là sáng tạo

và chuyển giao tri thức cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đáp ứng thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước

Không nằm ở trung tâm Thủ Đô nên PTIT có một lợi thế hơn các trường khác là khuôn viên rất rộng và thoáng Phòng học lớn nhất có sức chứa đến gần 200 người được trang bị đầy đủ loa và máy chiếu, phòng thực hành máy tính, phòng thực hành vật lý và các phòng thực hành bộ môn đa phương tiện cũng đều có những trang thiết bị hiện đại Bên cạnh đó, Học viện còn có đến 3 hội trường lớn và hai sân bóng chuyền kết hợp bóng rổ phục vụ nhu cầu thể thao của sinh viên Trường đào tạo 5 lĩnh vực trong đó

có 15 ngành đào tạo Trình độ đại học

Trang 32

1.3.1.2 Vài nét về ngành Công nghệ đa phương tiện

Ngành Công nghệ đa phương tiện bao gồm 2 chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện và Thiết kế Đa phương tiện Chương trình chuyên ngành thiết kế đa phương tiện gồm 9 học kỳ 12 môn học bắt buộc chung, 5 môn bắt buộc chung của nhóm ngành, 19 môn cơ sở ngành, 17 môn chuyên ngành, ngoài ra còn có 9 học phần tự chọn Chuẩn đầu ra chương trình học, được chia làm ba phần chính: kiến thức, kĩ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

Về phần kiến thức chung: Bao gồm hiểu biết về lý luận chính trị, triết học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật, và an ninh quốc phòng (LO1); kiến thức cơ bản về Toán học và Tin học (LO2); và vận dụng nguyên lý thiết kế trong các loại hình đồ hoạ 2D&3D, biên tập video, và audio (LO3)

Về kiến thức theo chuyên ngành bao gồm:

Thiết kế Đa phương tiện: Vận dụng kiến thức về thị giác, lý thuyết thiết kế, tương tác và nghệ thuật diễn hoạt (LO5a); sáng tạo trong thiết kế trực quan (LO6a)

Phát triển ứng dụng Đa phương tiện: Tổng hợp kiến thức chuyên sâu trong phát triển phần mềm ứng dụng đa phương tiện (LO5b); vận dụng kiến thức chuyên sâu trong xử lý và phân tích dữ liệu đa phương tiện (LO6b)

Về kĩ năng chuyên môn:

Thiết kế Đa phương tiện: Khai thác công nghệ và trang thiết bị hiện đại (LO7a); quản lý và lập kế hoạch dự án thiết kế (LO8a); phân tích và xử lý thông tin trong thiết kế (LO9a)

Phát triển ứng dụng Đa phương tiện: Tương tự như trên, nhưng áp dụng trong phát triển phần mềm (LO7b-LO9b)

Kĩ năng mềm: Bao gồm kỹ năng giao tiếp và thuyết trình (LO10); làm việc nhóm (LO11); phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy phân tích và sáng tạo (LO12)

Trang 33

Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Bao gồm ý thức nghề nghiệp

và trách nhiệm công dân (LO13); khả năng tự định hướng và thích nghi (LO14); hiểu biết về đạo và nghề nghiệp (LO15)

1.3.2 Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xác định đội ngũ giảng viên

là nguồn nhân lực quý giá, nên Học viện luôn quan tâm bồi dưỡng và phát triển

“vốn con người” Trong thời gian qua, Học viện đã xây dựng và phát triển cơ cấu nguồn lực một cách bền vững

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có gần 800 cán bộ công nhân viên, trong đó số cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành - thực tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là trên 70% Đội ngũ giảng viên đại học đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng dạy đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đạt 100%

1.3.3 Đặc điểm của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Trong bối cảnh thế giới ngày càng toàn cầu hóa và số hóa, ngành Thiết

kế Đa phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng thích ứng và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, với truyền thống đào tạo lâu đời và uy tín, đã và đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ yêu thích sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế đa phương tiện

Sinh viên chuyên ngành Thiết kế Đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có điểm đầu vào trung bình là 26.75, thuộc các khối A, A1, D1 Điều này cho thấy sinh viên ngành này nói chung có khả năng tư duy logic, sáng tạo cao, khả năng tiếp thu tốt và có thái độ học tập tích cực Tuy nhiên, một thực tế đáng lưu ý là đa số sinh viên không có nền tảng vẽ tay tốt, trong khi các môn học Cơ bản về mĩ thuật trong chương trình đào tạo lại khá ít, không đủ để sinh viên rèn luyện kỹ năng vẽ tay của mình

Trang 34

Điều này dẫn đến việc sinh viên gặp nhiều khó khăn khi tham gia các môn học như Thiết kế hoạt hình 1 và Thiết kế hoạt hình 2

Lớp học thường được hình thành hai nhóm chính: một là nhóm có năng khiếu vẽ tay và thích các môn học chuyên ngành liên quan đến mĩ thuật truyền thống; nhóm thứ hai không có khả năng vẽ tay tốt, nhóm này thường cảm thấy e ngại khi học các môn liên quan đến vẽ tay, thay vào đó, họ thường chọn học Thiết kế 3D, Thiết kế nhận diện thương hiệu hoặc Thiết kế đồ họa chuyển động thay vì hoạt hình truyền thống

Sinh viên chuyên ngành Thiết kế Đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật Khả năng tư duy logic và sáng tạo cao giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và giải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình thiết kế Khả năng tiếp thu nhanh chóng cũng là một lợi thế, giúp các em nhanh chóng thích ứng với các công nghệ mới và các xu hướng thiết kế đổi mới Ngoài ra, thái độ học tập tích cực và sự tận tâm với ngành học cũng là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các em trong tương lai

Mặc dù có nhiều ưu điểm, sinh viên chuyên ngành này vẫn đối mặt với một số hạn chế và thách thức Thiếu nền tảng vẽ tay là một hạn chế lớn, khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc thể hiện ý tưởng qua hình ảnh, đặc biệt là trong các dự án đòi hỏi kỹ năng vẽ tay như hoạt hình và minh họa Số lượng môn học cơ bản về mĩ thuật hạn chế trong chương trình đào tạo cũng

là một điểm yếu, hạn chế khả năng phát triển kỹ năng vẽ tay và hiểu biết về lý thuyết mĩ thuật của sinh viên

Nhìn chung, sinh viên chuyên ngành Thiết kế Đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có nhiều ưu điểm nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức Việc tập trung phát triển và khắc phục những hạn chế sẽ góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực thiết kế đa

Trang 35

Môn thiết kế hình động 2, với bài tập cụ thể là sản xuất sản phẩm hình động là sự kết hợp giữa trải nghiệm học tập Mĩ thuật sáng tạo và kỹ thuật Môn học bao gồm lý thuyết hoạt hình, công cụ phần mềm và sản xuất phim thực tế Được thiết kế để thúc đẩy sự sáng tạo, kỹ năng kỹ thuật và hiểu biết sâu hơn về phương tiện kỹ thuật số, là môn học đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lớn trên thị trường vào thời điểm hiện tại

Sau khi đánh giá qua điểm số và phản hồi của sinh viên từ các cuộc khảo sát sinh viên và giảng viên hướng dẫn Tác giả đưa ra được một số vấn đề sau:

Kết quả học tập không đồng đều, với một số lượng sinh viên đáng kể đang gặp khó khăn để đáp ứng các tiêu chuẩn môn học đề ra Điểm số có phạm vi rộng cho thấy sự chênh lệch trong khả năng hiểu và tiếp thu kỹ năng của sinh viên

Phản hồi từ phía sinh viên cho thấy nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Nhiều sinh viên bày tỏ sự nhiệt tình đối với các khía cạnh sáng tạo của khóa học nhưng cũng cho biết họ gặp khó khăn trong việc nắm bắt các yếu tố kỹ thuật Một số sinh viên cảm thấy nội dung khóa học không tích hợp được đầy đủ với lĩnh vực nghiên cứu của các em Phần lớn các em đều chỉ hứng thú tới 3/5 giai đoạn học tập, thậm chí là 1/5 giai đoạn đó

Về phía ý kiến của giảng viên, giảng viên cho rằng mặc dù môn học rất hay nhưng vẫn có những khoảng trống so với năng lực cốt lõi của sinh

Trang 36

viên và đề xuất là cần thay đổi hoặc có phương pháp giảng dạy phù hợp hơn

Những thách thức và cơ hội mà sinh viên cần đối mặt Đầu tiên là vấn đề về độ phức tạp về mặt kỹ thuật Nhiều sinh viên nhận thấy khía cạnh kỹ thuật của hoạt hình đầy thách thức, có thể do thiếu kiến thức nền tảng trong lĩnh vực này Các kiến thức này được hướng dẫn ở môn thiết kế hình động

1 Thứ hai là hạn chế về nguồn lực, về thiết bị máy tính ở phòng thực hành,

và máy tính của một số sinh viên không đủ mạnh về cấu hình, gây cản trở trong việc học tập trực tiếp trên lớp

Tiểu kết chương 1

Nội dung chương 1 luận văn đã giới thuyết các khái niệm liên quan đến đề tài Đã đưa ra các khái quát về tổng quan nghiên cứu, một số khái niệm căn bản liên quan đến đề tài luận văn nghiên cứu họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn vận dụng trong chuyên ngành sản xuất phim hoạt hình của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Chính vì vậy cần làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu

Luận văn đã nêu khái quát về sự hình thành và triển của trống đồng Đông Sơn, nhấn mạnh sự đa dạng và phong phú, có tính thẩm mĩ cao và nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của sinh viên khoa Đa phương tiện

Chương 1 luận văn chú ý phân tích về nhiều lĩnh vực truyền thống văn hóa dân tộc của người việt trong thể loại trống đồng Đông Sơn nhằm thu hút

sự quan tâm hứng khởi và sáng tạo cho các bài học của sinh viên Từ đó cho thấy thực trạng dạy học ở khoa Đa phương tiện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông rất cần thiết đổi mới về phương pháp dạy học Việc ứng dụng họa tiết trên trống đồng Đông Sơn vào dạy học là cần thiết Nội dung chương 1 cũng là tiền đề để học viên triển khai nghiên cứu ở chương 2

Trang 37

Chương 2 NGHIÊN CỨU HỌA TIẾT TRANG TRÍ TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG VÀO DẠY

SẢN XUẤT PHIM HOẠT HÌNH TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Trống đồng Đông Sơn có vai trò quan trọng trong nền văn hóa Đông Sơn - nền văn hóa nổi tiếng với những trống đồng được tìm thấy tại nhiều nơi ở Việt Nam và Đông Nam Á cùng với những hoa văn họa tiết trang trí tinh xảo, cầu kì Trống đồng Đông Sơn chứa đựng những tinh hoa của các nghệ nhân chế tác đồng thời là nét đẹp truyền thống mà được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam Là nguồn cảm hứng bất tận của bao thế hệ họa sĩ, đặc biệt trong các thiết kế của các họa sĩ thiết kế đồ họa Chương 2 luận văn tập trung phân tích kĩ về đặc điểm tạo hình và ý nghĩa của các hoa văn họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn, phương pháp và hình thức tổ chức để vận dụng có hiệu quả các hoa văn họa tiết trang trí trên trống đồng vào dạy sản xuất phim hoạt hình cho sinh viên khoa Đa phương tiện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông khu vực phía Bắc

2.1 Họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn

Các hoa văn họa tiết trên trống đồng Đông Sơn được khắc họa và chạm trổ vô cùng tinh xảo, tái hiện sinh động cuộc sống của người dân nông nghiệp thưở sơ khai dựng nước Thời kì mà khoa học công nghệ chưa phát triển nhưng người Việt cổ đã biết khai thác đồng thau và chế biến quặng để tạo nên những chiếc trống mang giá trị vượt thời gian Họa tiết trang trí trên trống đồng là yếu tố vô cùng quan trọng Những hình ảnh được khắc hoa trên trống đồng đều được chắt lọc kĩ càng, gần gũi với đời sống của dân tộc Bách Việt Trên mặt trống đồng những vành tròn đông tâm từ trong ra ngoài được khắc họa một cách tinh tế, tỉ mỉ Hình ảnh muông thú, con người với những hoạt động thường ngày là hình ảnh ta thấy thường xuyên xuất hiện trên các

Trang 38

trống đồng

2.1.1 Đặc điểm tạo hình của các họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn

Các họa tiết hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn được sắp xếp rất tinh xảo, thể hiện sự thông minh và tài tình của người việt xưa Các hình

vẽ trên trống đồng Đông Sơn thường sử dụng các hình kỉ hà tạo nét hình học hoặc những nét được tối giản đi như các hình tam giác, hình vuông, hình tròn chính vì thế mà các mảng họa tiết không rườm rà, được phẳng đều và khá

sắc nét

Họa tiết hình ngôi sao trên trống đồng

Người nghệ nhân đã rất khéo léo sử dụng các hình kỉ hà tạo nét hình học tạo hình ảnh ngôi sao nhiều cánh trên trống đồng Đông Sơn làm đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên, đó chính là mặt trời Người Việt xưa rất tôn sùng và biết ơn mặt trời vì họ quan niệm rằng mặt trời đã cung cấp ánh sáng và nguồn năng lượng cho họ Hình ảnh ngôi sao lớn chính là bức thiên đồ cho phép xác định đước các ngày tiết trong năm Đó là loại lịch ngày

âm kết hợp chu ký mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước phương Nam

Họa tiết chim muông trên trống đồng

Trên mặt trống đồng Đông Sơn, hoa văn họa tiết phổ biến nhất là hình ảnh các loài chim, hình ảnh người trên trống đồng cũng hóa trang chim, đội

mũ có gắn lông chim, hoa văn họa tiết khắc họa hình thuyền ở phần mũi thuyền cũng có mắt chim tròn

Hoạ tiết chim hồng hạc: Hình ảnh chim hồng hạc được khắc hoạ trên trống đồng là loài chim có mỏ, chân dài, mào lớn và sải cánh rộng [H1.7; PL3; tr.108] Chim hồng hạc được tạo hình ở vòng tròn lớn trong 16 vòng tròn hoạ tiết trên trống đồng, giống như chim đang bay trên bầu trời rộng lớn Với bút pháp tượng trưng, tao hình vòng tròn không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc, tượng trưng cho sự nối tiếp và vận động không

Trang 39

ngừng Với những đường nét khắc hoạ tinh tế, loài chim này còn tượng trưng cho ước mơ và khát vọng vượt qua mọi khó khăn để chinh phục bầu trời rộng lớn, giúp con người lạc qua, tin tưởng vào những giá trị cốt lõi luôn bền chặt Cùng với đó, chim hồng hạc trên trống đồng còn thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên của người xưa

Họa tiết về loài cò: Họa tiết về loài chim có mỏ, cổ, chân, đuôi đều dài, đầu nhỏ và có mấy sợi lông từ trên đầu lướt về phía sau là Họa tiết đáng chú ý trên trống đồng Đông Sơn Loài chim đó được gọi là loài cò nói chung [H1.8; PL3; tr 108] Loại cò có nhiều tên gọi khác nhau như cò, diệc, vặc tùy vào hình dáng và màu sắc của chúng Đây là loài chim mà các nghệ nhân Đông Sơn sử dụng nhiều trên trống đồng và chúng được sắp xếp bố cục ở tư thế đang bay ngược chiều kim đồng hồ Trong các vành hoa văn trang trọng trên mặt trống đồng, chúng được xuất hiện hầu hết trên các trống đồng Đông Sơn, nó cho thấy loài chim này có vai trò khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Đông Sơn và ngày nay, cò vẫn là con vật quen thuộc của người nông dân Việt Nam

Họa tiết cò thìa: Đây là hình ảnh loài chim chân cao, cổ dài và có đuôi hơi ngắn Sở dĩ gọi là cò thìa vì chiếc mỏ của loài chim này dài, được cấu tạo bè ra như hình cái thìa Họa tiết hoa văn này được xuất hiện trên tang trống đồng Ngọc Lũ trống đồng Hoàng Hạ Khi trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ, các nghệ nhân đã cách điệu làm cho chiếc mỏ của nó dài ra, đối với nghệ nhân trang trí trên trống đồng Hoàng Hạ lại cho phần đầu mỏ phình

to ra như chiếc thìa [H1.19; PL3; tr.114] Trên các vùng chiêm trũng, trên đồng ruộng của Việt Nam loại cò thìa xuất hiện khá nhiều

Họa tiết hình cò bợ: Cò bợ là loài chân và cổ ngắn hơn các loài cò khác,

là loại còn nhỏ, có mỏ màu vàng, lông màu nâu nhạt [H1.21; PL3; tr.115] Đây

là loài chim xuất hiện và sống nhiều ở vùng đồng trũng Chúng bắt các loài cá nhỏ và tôm tép

Trang 40

Họa tiết về các loài thú

Thời kỳ này, hoa văn họa tiết về các loài thú chủ yếu là hình hươu, một vài hình voi, hổ được các nghệ nhân Lạc Việt lấy làm hình mẫu cho đồ

án trang trí của mình

Họa tiết hình bò: Hình bò và trâu có mặt khá sớm với người Lạc Việt Người ta tìm thấy mười pho tượng bằng đất nung nặn trâu và bò trên các di chỉ thuộc nền văn hóa Đồng Đậu và văn hóa Gò Mun Sau đó chúng được khắc họa trang trí trên các trống đồng thời Đông Sơn Trên trống đồng Đồi

Rò, Làng Vạc I, Đồng Cẩu, Vĩnh Hùng có họa tiết hình bò Hoa văn họ tiết hình bò thường được khắc ở vị trí các ô vuông trên thân trống đồng

Có trống có 4 hình, có trống lại có 8 hình, bao gồm cả bò đực và bò cái

Bố cục của các hình được sắp xếp đầu bò quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ [H1.17; PL3; tr.114]

Họa tiết hình hươu: Hình ảnh con hươu được các nghệ nhân Đông Sơn trang trí khắc họa nhiều nhất trên trống đồng Tiêu biểu là hình hươu trên trống đồng Ngọc Lũ và trống Miếu Môn Quan sát trên trống đồng Ngọc Lũ

và trống Miếu Môn ta thấy hình ảnh những đàn hươu đuôi ngắn, hai sừng dài, mỗi sừng có 4 nhánh, thân hình thon nhỏ, chân cao [H1.20; PL3; tr.114] Chúng được sắp xếp bố cục giăng thành hàng đi ngược chiều kim đồng hồ trên mặt chính của trống đồng Trên thân các con hươu khắc họa trên trống đồng Đông Sơn được tô điểm nhiều chấm nhỏ, cho nên người ta gọi đó là hươu sao

Họa tiết hình thuyền

Hoa văn hình tiền đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoa văn họa tiết thuộc nền văn hóa Đông Sơn Hoa văn họa tiết thuyền trong văn hóa Đông Sơn có nhiều hình dạng khác nhau, thường được nghệ nhân Đông Sơn khắc trên đỉnh trống đồng và thân của thạp đồng [H1.14; PL3; tr 111] Các dạng thuyền trên các thạp đồng văn hóa Đông Sơn cho

Ngày đăng: 23/07/2024, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lăng Bình, Phạm Thị Chỉnh (2000), Mĩ thuật và phương pháp giảng dạy - tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ thuật và phương pháp giảng dạy - tập III
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Phạm Thị Chỉnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
3. Lê Quốc Bảo (2005), “Bản sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật”, Tạp chí Mĩ thuật số 126, tháng 4, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật”, "Tạp chí Mĩ thuật
Tác giả: Lê Quốc Bảo
Năm: 2005
4. Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa (2019), Sưu tập cổ vật tiêu biểu văn hóa Đông Sơn 5. Nguyễn Lăng Bình (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp vàkĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sưu tập cổ vật tiêu biểu văn hóa Đông Sơn" 5. Nguyễn Lăng Bình (2010"), Dạy và học tích cực một số phương pháp và "kĩ thuật dạy học
Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa (2019), Sưu tập cổ vật tiêu biểu văn hóa Đông Sơn 5. Nguyễn Lăng Bình
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2010
6. Hoàng Thị Chiến (2013), Trống đồng Thanh Hoá, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trống đồng Thanh Hoá
Tác giả: Hoàng Thị Chiến
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2013
7. Nguyễn Du Chi, (2000), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Viện Mĩ thuật, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông
Tác giả: Nguyễn Du Chi
Nhà XB: Nxb Mĩ thuật
Năm: 2000
8. Nguyễn Du Chi, (2003), Hoa văn Việt Nam, Viện Mĩ thuật, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa văn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Du Chi
Nhà XB: Nxb Mĩ thuật
Năm: 2003
9. Hoàng Xuân Chinh (2012) Đồ đồng văn hóa Đông Sơn, Nxb Văn hóa thông tin, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ đồng văn hóa Đông Sơn
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
10. Phạm Thị Chỉnh (2013), Lịch sử Mĩ thuật Thế giới, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Mĩ thuật Thế giới
Tác giả: Phạm Thị Chỉnh
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2013
11. Ngô Bá Công (2009), Giáo trình mĩ thuật cơ bản, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mĩ thuật cơ bản
Tác giả: Ngô Bá Công
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2009
12. Hồ Ngọc Đại (2010), Nghiệp vụ sư phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ sư phạm
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
13. Hồ Ngọc Đại (2010), Tâm lý học giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học giáo dục
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
14. Tạ Đức (2017), Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn Nxb Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn
Tác giả: Tạ Đức
Nhà XB: Nxb Tri Thức
Năm: 2017
15. Tạ Đức (2021), Nguốn gốc và sự phát triển của kiến trúc – biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguốn gốc và sự phát triển của kiến trúc – biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn
Tác giả: Tạ Đức
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2021
16. Nguyễn Duy Hinh (2001), Trống đồng quốc bảo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trống đồng quốc bảo Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
17. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
18. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung (2007), Giáo trình trang trí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình trang trí
Tác giả: Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
19. Ngô Mạnh Lân, Trương Qua, Trần Ngọc Thanh (1997), Phim hoạt hình Việt Nam, Viện nghệ thuật và lưu trữ Điện ảnh Việt Nam, TP HCM 20. Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển Mĩ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phim hoạt hình Việt Nam," Viện nghệ thuật và lưu trữ Điện ảnh Việt Nam, TP HCM 20. Lê Thanh Lộc (1998), "Từ điển Mĩ thuật
Tác giả: Ngô Mạnh Lân, Trương Qua, Trần Ngọc Thanh (1997), Phim hoạt hình Việt Nam, Viện nghệ thuật và lưu trữ Điện ảnh Việt Nam, TP HCM 20. Lê Thanh Lộc
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1998
21. Đàm Luyện (chủ biên) - Bạch Ngọc Diệp - Nguyễn Quốc Toản (2008), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật
Tác giả: Đàm Luyện (chủ biên) - Bạch Ngọc Diệp - Nguyễn Quốc Toản
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
57. Chunji Zhang (2016), https://www.atlantis-press.com/proceedings-16/25859374 (truy cập ngày 25/10/2022) Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng thống kê xếp loại học lực - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Bảng 1 Bảng thống kê xếp loại học lực (Trang 77)
Bảng 2: Bảng kết quả thực nghiệm - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Bảng 2 Bảng kết quả thực nghiệm (Trang 77)
Hình động - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
nh động (Trang 94)
Hình ảnh - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
nh ảnh (Trang 97)
Hình ảnh - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
nh ảnh (Trang 105)
H1.2. Hình ảnh ngôi sao được lồng ghép qua hình ảnh hươu đi ăn đêm - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.2. Hình ảnh ngôi sao được lồng ghép qua hình ảnh hươu đi ăn đêm (Trang 107)
H1.5. Hình ảnh chim thú trên mặt trống đồng - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.5. Hình ảnh chim thú trên mặt trống đồng (Trang 109)
H1.9. Hình ảnh thủ lĩnh văn hóa Đông Sơn - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.9. Hình ảnh thủ lĩnh văn hóa Đông Sơn (Trang 111)
H1.12. Hình ảnh trang trí lễ hội, cảnh sinh hoạt của con người - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.12. Hình ảnh trang trí lễ hội, cảnh sinh hoạt của con người (Trang 112)
H1.18. Hình ảnh hoạ tiết trang trí trên tang, - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.18. Hình ảnh hoạ tiết trang trí trên tang, (Trang 115)
H1.22. Hình ảnh trống đồng Đông Sơn - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.22. Hình ảnh trống đồng Đông Sơn (Trang 117)
H1.24. Hình ảnh hoa văn trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.24. Hình ảnh hoa văn trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Trang 118)
H1.24. Hình Diệc trên trống đồng Hoàng Haj - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.24. Hình Diệc trên trống đồng Hoàng Haj (Trang 119)
H1.25. Hình Vẹt trên trống đồng Ngọc Lũ - Vận dụng hoạ tiết trang trí trên Trống đồng Đông Sơn vào dạy học sản xuất phim hoạt hình tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.25. Hình Vẹt trên trống đồng Ngọc Lũ (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w