1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại việt nam hiện nay

290 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay
Tác giả Lưu Việt Thắng
Người hướng dẫn GS.TS Trương Quốc Bình, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương
Trường học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 290
Dung lượng 33,88 MB

Nội dung

bộ mặt tiền của công trình. Đây là đặc điểm nhận diện thương hiệu đầu tiên và nổi bật của hệ thống nhà hàng, được áp dụng ở rất nhiều cơ sở nhà hàng Vua Chả Cá. Điển hình là cơ sở 1, cơ sở 3 và cơ sở 5. Ở một số cơ sở khác, gạch trần cũng có thể được sử dụng ở mặt tiền kết hợp với các vật liệu khác PL 3, Ảnh 3.14.13.14.11., tr. 231241. Khi sử dụng ở mặt tiền công trình, gạch trần thường được xếp theo kiểu thông thường dạng xếp chồng (stack), kết cấu khóa (interlocking) hoặc hình dạng nổi (Relief Patterns) những viên gạch được xếp nổi ra bên ngoài thành hàng lối. Các cách xếp đặt này kết hợp với nhau tạo nên sự tương phản giữa các khối đặc và rỗng, các mảng tường đặc với các mảng tường dạng đan lưới, các mảng gạch thưa có các lỗ thoáng và các mảng gạch với texture mấp mô ra bên ngoài, tạo nên điểm nhấn cho mặt tiền công trình. Để nhấn mạnh vào hiệu ứng mà gạch trần tạo ra, ở hầu hết các cơ sở đều sử dụng đèn hắt ngoại thất ở mặt tiền công trình. không chỉ giúp các texture được rõ nét hơn mà cũng tạo ra một không khí ấm áp ngay khi thực khách chưa bước vào bên trong nhà hàng, sự kết hợp với ánh sáng giúp khung cảnh càng trở nên thu hút đặc biệt khi trời tối PL 3, Ảnh 3.14.13.14.11., tr. 231241. Ở các cơ sở đầu tiên, trong quá trình mới bắt đầu xây dựng thương hiệu, các cơ sở của nhà hàng thường sử dụng cách xếp đặt gạch bên trong nhà hàng khá đơn giản, theo kiểu xếp chồng. Khi sử dụng cách xếp hạc này, thông thường các công trình sẽ có những mảng tường lớn và cao được dựng lên hoàn toàn bằng gạch trần, kết hợp với các đồ nội thất và tường xung quanh bằng chất liệu khác, thường có màu sắc trung tính như xám hay nội thất da, gỗ có màu sắc nâu trầm. Khi đó, mảng tường gạch trở thành điểm nhấn chính trong nhà hàng, thu hút ánh nhìn của thực khách bằng màu sắc nổi bật với hình khối vững chãi của mình. Theo sự phát triển của thương hiệu, nhà hàng cũng đưa vào nhiều hơn các cách xếp đặt gạch khác phong phú hơn, cách kết hợp vật liệu đặc sắc hơn. Rất nhiều kết cấu xếp đặt gạch khác nhau được sử dụng trong các công trình xương cá (Herringbone), dệt chéo (Basketweave), đường chéo (Diagonal), phép chiếu góc (Angular Projections),... với hai cách kết hợp chính: một cách xếp đặt cho toàn bộ mảng tường và kết hợp nhiều cách xếp với nhau tạo ra nhiều hiệu ứng khác biệt. Nếu như sử dụng một kiểu xếp đặt cho toàn bộ một mảng tườngcông trình tạo ra sự đồng bộ của nội thất nhà hàng, thì việc kết hợp nhiều khách xếp đặt lại khiến không gian có phần vui mắt và thú vị hơn PL 3, Ảnh 3.14.13.14.11., tr. 231241. Tiếp đến, các cơ sở của nhà hàng cũng phát triển về cả mặt phong cách nhờ vào nghiên cứu việc kết hợp chất liệu gạch với nhiều chất liệu khác. Các công trình đầu tiên thường theo phong cách có phần hoài cổ, sử dụng nhiều vật liệu có màu sắc trung tính để tạo ra không gian ấm áp có phần cổ xưa. Tuy nhiên theo sự phát triển, càng về sau các công trình càng có hàm lượng thiết kế cao hơn, sự nghiên cứu và phát triển về mặt vật liệu. Thứ nhất, việc kết hợp các cách xếp đặt gạch cũng càng trở nên tinh tế hơn, nhà thiết kế đan cài những hàng gạch vào nhau để tạo ra một bố cục hài hòa nhưng không nhàm chán. Tiếp đến, các công trình không chỉ sử dụng các vật liệu có màu sắc tương đối tương đồng nữa, mà sẵn sàng dùng các vật liệu có màu sắc tương phản cao, có độ đậm rõ ràng, như hai công trình nhà hàng Vua Chả Cá ở Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Vẫn sử dụng các chất liệu quen thuộc như gỗ, gạch, kim loại tối màu, nhưng các nhà thiết kế đã có thể tạo ra những không gian sang trọng, kiểu cách mang hơi hướng châu u mà vẫn đem lại cảm giác gần gũi, ấm áp với những người trải nghiệm. Các bức tường gạch tuy không chiếm diện tích quá lớn trong nhà hàng nhưng lại rất nổi bật do toàn bộ màu sắc xung quanh là màu tối, màu đen. Thiết kế này đã rất thành công ở cơ sở Aeon Mall Hải Phòng và sau đó được ứng dụng tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy, chuỗi nhà hàng Vua Chả Cá đã sử dụng vật liệu gạch như một cách xây dựng bản sắc văn hóa của thương hiệu. Nhà hàng cũng không hề sử dụng lại theo cách sao y nguyên những công trình trước mà luôn luôn nghiên cứu để phát triển vật liệu trong sử dụng. Các cơ sở cũng được xây dựng ở các kiểu mặt bằng khác nhau, nhà phố hay trong một tòa nhà cao tầng, khu trung tâm thương mại, nhà có mặt tiền lớn hay bề ngang hẹp và xây vươn lên theo chiều cao. Nhờ đó các cách thiết kế với vật liệu cũng có điều kiện để được đa dạng hóa mà vẫn giữ được tinh thần của thương hiệu. Thêm vào đó là sự phát triển về phong cách của nhà hàng, khiến cho các cơ sở về sau ngày một được phát triển hơn, không chỉ đẹp mà còn để lại được ấn tượng cho lòng thực khách. 2.2. Biểu hiện về ngôn ngữ của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay 2.2.1. Hình khối Việc sử dụng cấu trúc trang trí với vật liệu gạch để tạo hình khối kiến trúc cho các ngôi nhà ở Việt Nam hiện nay thường mang tính hình học cơ bản, thể hiện tính đơn giản, cô đọng và khái quát cao, hầu hết được tạo nên bởi những mảng phẳng khỏe khoắn, rất hiếm hoặc ít sử dụng đường cong. Đây cũng là điểm thể hiện sự phù hợp với tính chất của gạch đất nung bởi vật liệu này yêu cầu sự cân nhắc kĩ lưỡng về cách tạo hình, khối. Việc tạo ra các đường cong hoặc các chi tiết phức tạp sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn ở khía cạnh công nghệ, kĩ thuật thực hiện với chi phí cao. Hơn nữa, đây cũng là điểm rất thích hợp với các công trình sử dụng gạch đất nung ở giai đoạn này, thường có quy mô vừa hoặc nhỏ, như nhà ở, quán cà phê, nhà hàng, văn phòng, bảo tàng tư nhân… Việc sắp xếp các viên gạch tạo nên hình khối kiến trúc trong những trường hợp này vừa tạo ra sự gần gũi và cá nhân hóa cho không gian nhưng vẫn không kém phần thu hút thị giác mạnh mẽ. Tổng thể kiến trúc các công trình Terra Cotta Studio, nhà Bát Tràng, nhà Hang, nhà Tổ Mối, nhà Bè, Premier Office… đều là những mảng phẳng được liên kết thành khối hình hộp lập phương, hình chữ nhật, đa giác. Chỉ một vài công trình có sử dụng nét, khối cong, nhưng chỉ mang tính chất điểm xuyết để tạo điểm nhấn, sự khác biệt và gây chú ý cho những khu vực không gian chính, chẳng hạn như ở khu vực sảnh chính, bàn tiếp tân của công trình Premier Office tạo một vòm cong lớn thông lên khu vực giếng trời.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

-*** -

Lưu Việt Thắng

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật

Mã số: 9210101

THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

-*** -

Lưu Việt Thắng

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC

BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật

Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT

Hà Nội - 2024

Trang 2

-*** -

Lưu Việt Thắng

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC

BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật

Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh

GS.TS Trương Quốc Bình Lưu Việt Thắng

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất

nung tại Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các trích dẫn, số

liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận án

Lưu Việt Thắng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

1.1.1 Nhóm tài liệu về Nghệ thuật, Mỹ thuật học liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài 9

1.1.2 Nhóm tài liệu về Design, Thiết kế Kiến trúc, Nội ngoại thất liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài 16

1.1.3 Nhóm tài liệu liên ngành (Triết học, Mỹ học, Tâm lý học nghệ thuật, Sử học, Văn hóa học, Dân tộc học…) liên quan đến cơ sở lý thuyết, lý luận của đề tài 19

1.2 Cơ sở lý luận 24

1.2.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 24

1.2.2 Cơ sở thẩm mĩ của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung 33

1.2.3 Lý thuyết nghiên cứu 37

1.3 Khái quát về đối tượng nghiên cứu 44

1.3.1 Khái quát về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung trên thế giới 44

1.3.2 Khái quát về Nghệ thuật trang trí kiến trúc truyền thống Việt bằng gạch đất nung 47

Tiểu kết 54

Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 55

2.1 Biểu hiện của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung qua một số công trình tiêu biểu 55

2.1.1 Công trình nhà ở 55

2.1.2 Công trình nhà công cộng 68

2.2 Biểu hiện về ngôn ngữ của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay 84

2.2.1 Hình khối 84

2.2.2 Cấu trúc trang trí 85

2.2.3 Màu sắc, ánh sáng và chất cảm 91

2.2.4 Tổ chức không gian 96

Tiểu kết 98

Trang 5

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG

TRÍ KIẾN TRÚC BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 100

3.1 Đặc điểm của Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay 100

3.1.1 Ngôn ngữ trang trí thể hiện tính đặc thù của vật liệu 100

3.1.2 Thể hiện sự tương hợp với tinh thần thời đại 101

3.1.3 Thể hiện tính đa dạng, đa chức năng 107

3.1.4 Thể hiện tính kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống 110

3.2 Các giá trị của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay 112

3.2.1 Giá trị nghệ thuật 112

3.2.2 Giá trị kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội 115

3.3 Bàn luận về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay 118

3.3.1 Những chuyển biến trong nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay 118

3.3.2 Xu hướng của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung trên thế giới và Việt Nam 126

3.3.3 Một số bài học kinh nghiệm từ thực tế 131

3.3.4 Hướng phát triển Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung Việt Nam hiện đại 138

Tiểu kết 150

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 175

Trang 6

NTK

NTTH

: Nhà thiết kế : Nghệ thuật tạo hình

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật trang trí là hoạt động mĩ thuật nhằm làm đẹp cho đối tượng, sản

phẩm, không gian và môi trường sinh hoạt, phục vụ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần

của con người thông qua sáng tạo Nó kết hợp yếu tố mỹ thuật, vật liệu và công nghệ

để tạo ra các sản phẩm vừa mang tính thẩm mĩ, đáp ứng yêu cầu về chức năng, xây

dựng không gian sống với chất lượng văn hóa cao

Nghệ thuật trang trí kiến trúc là việc sáng tạo và sắp xếp các yếu tố như hình

khối, màu sắc, không gian và vật liệu để tạo ra không gian sống hoặc làm việc thẩm

mĩ, hài hòa và chức năng Trong đó, trang trí kiến trúc tập trung vào việc làm đẹp và

tạo điểm nhấn cho các chi tiết, thành phần bên trong và bên ngoài công trình kiến

trúc, nhằm nâng cao tính thẩm mĩ và bằng cách sử dụng nguyên lý tạo hình trang trí

trong mỹ thuật Các sản phẩm của nghệ thuật trang trí kiến trúc thể hiện sự kết hợp

giữa ý tưởng, năng lực mỹ thuật và kĩ thuật thực hiện

Gạch đất nung là một vật liệu xây dựng có nguồn gốc tự nhiên, được làm từ

đất sét hay đất sình nhiều mùn, qua nhiều công đoạn như lọc đất, tạo hình, phơi khô

rồi được đưa vào lò nung qua lửa để chuyển hóa thành một dạng vật chất ở thể rắn

Bởi hấp thụ năng lượng của đất trời nên các loại gạch đất nung tạo cảm giác tự nhiên,

gần gũi, đầm ấm, sự đa dạng về màu sắc, hình thức, kiểu dáng cho không gian ứng

dụng, mang lại hiệu quả về chất cảm và tính thẩm mĩ cao

Trong trang trí kiến trúc Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở giai đoạn năm 2000 trở

lại đây, hòa chung vào bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập văn hóa trong nền kinh tế

toàn cầu, người dân ở các tỉnh thành lớn bắt đầu chú trọng đến nhu cầu vật chất, tinh

thần, hướng đến chất lượng sống ngày càng cao, lĩnh vực nghệ thuật này có nhiều

chuyển biến, thể hiện sự đa dạng và đổi mới đáng kể Đặc biệt, cùng với tinh thần

chung của design thế giới, sự kết hợp giữa không gian kiến trúc, nội, ngoại thất hiện

đại và vật liệu truyền thống đang trở thành xu hướng quan trọng, chiếm ưu thế trên

thị trường Những năm gần đây, nhiều công trình sử dụng vật liệu truyền thống của

Việt Nam đã được giới chuyên môn quốc tế đón nhận và đạt được các giải thưởng

Trang 8

giá trị trong và ngoài nước, như công trình sử dụng kết cấu tre của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa hay sử dụng vật liệu gạch đất nện của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào…

là những minh chứng cho sự nở rộ và thành công của hướng đi này

Nhìn chung, việc trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung các công trình tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đầy tiềm năng và cơ hội Nó không chỉ thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật này, mà còn làm phong phú thêm đời sống văn hóa và thẩm mĩ trong xã hội, bởi vậy, rất cần được sự quan tâm chú ý ở nhiều góc độ khác nhau như nghiên cứu, đào tạo và thực tế sáng tạo Tuy nhiên, cho đến hiện tại, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam không nhiều Những nghiên cứu về gạch của các tác giả trên thế giới hầu hết mới chỉ đề cập dưới góc độ văn hóa, lịch sử, công nghệ, kĩ thuật, kiến trúc, xây dựng Ở Việt Nam, những nghiên cứu tập trung ở mảng nghệ thuật trang trí sử dụng gạch đất nung trong kiến trúc truyền thống, song, chưa

có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập tới vật liệu này ở giai đoạn hiện tại, đứng từ góc nhìn của Mỹ thuật kết hợp với hướng tiếp cận liên ngành

Là một giảng viên, một nhà thiết kế đam mê khai thác ứng dụng các vật liệu truyền thống vào các công trình hiện đại, nghiên cứu sinh (NCS) nhận thấy việc nghiên cứu những biểu hiện tạo hình, đặc điểm, giá trị và hướng phát triển Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung hiện đạilà một việc làm cần thiết và đáng lưu tâm trong lĩnh vực lý luận mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng và đào tạo nhà thiết kế chuyên nghiệp Với

những lý do nêu trên, NCS đã chọn lựa đề tài: Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch

đất nung tại Việt Nam hiện nay làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành LL& LSMT

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích nghiên cứu

Nhận diện đặc điểm, giá trị Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay (giai đoạn hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI) và hướng phát triển vật liệu này ở hiện tại và tương lai

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ chính đặt ra như sau:

Trang 9

- Tổng hợp, thu thập tư liệu, tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và phân tích, đánh giá những biểu hiện của Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại một số công trình tiêu biểu tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay

- Đưa ra một số nhận định, nhận diện đặc điểm, giá trị và gợi ý hướng phát triển Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung - cách thức mà gạch đất nung được sử dụng để trang trí trong kiến trúc, khách thể nghiên cứu là các công trình kiến trúc (nhà ở, nhà công cộng) tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay (giai đoạn hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI )

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trong nội dung khảo sát, luận án thống kê hơn 100 công trình

sử dụng gạch đất nung trong cả nước, nhưng trong nội dung luận án này, luận án giới hạn việc nghiên cứu, phân tích Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung của một số công trình tiêu biểu tại một số tỉnh thành lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, được thiết kế, xây dựng từ năm 2000 đến nay, bởi đây

là những địa bàn tập trung những công trình sử dụng gạch đất nung điển hình nhất, phần lớn các công trình này đã được trao tặng giải thưởng của quốc gia và quốc tế

Những tiêu chí để lựa chọn các công trình tiêu biểu này là:

1 Sử dụng vật liệu gạch nung (viên gạch nung dùng trong xây dựng, để mộc, không trát vữa, quét sơn vôi phủ ngoài, có dạng hình khối đơn giản như khối chữ nhật hoặc vuông- bởi hình khối càng đơn giản, càng có nhiều biến số trong triển khai cấu trúc trang trí dạng mô-đun) trong trang trí kiến trúc, nội, ngoại thất, cụ thể là cho các công trình kiến trúc dân dụng (dạng nhà ở và nhà công cộng - văn phòng công ty, nhà hàng ẩm thực, quán cà phê, khách sạn, bảo tàng, trường học…)

Trang 10

2 Do các nhà thiết kế, kiến trúc sư trong và ngoài nước thực hiện, công trình được xây dựng tại Việt Nam trong khoảng hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI (từ năm

2000 đến 2022)

3 Trong số này, có những công trình đã được nhận các giải thưởng trong nước

và quốc tế, hoặc được đăng tải và bình chọn là công trình nhà đẹp trên các tạp chí kiến trúc, nội, ngoại thất, hoặc được công chúng, xã hội và giới chuyên môn đánh giá cao, đem lại hiệu quả về thẩm mĩ, phù hợp tính ứng dụng, công năng

- Về thời gian

Giai đoạn đổi mới, chính sách “mở cửa” tạo đà phát triển kinh tế của đất nước thông thường được tính từ mốc năm 1986, tuy nhiên, đối với lĩnh vực Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung, phải từ năm 2000 trở đi mới có thể nhận thấy những chuyển biến, thay đổi rõ rệt hơn so với giai đoạn trước Vì vậy, luận án lựa chọn giai đoạn nghiên cứu Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam trong khoảng hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI (từ năm 2000 đến 2022) Đây là khoảng thời gian đủ dài để có thể nhìn nhận, đánh giá rõ hơn về quá trình phát triển của lĩnh vực nghệ thuật này

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Câu 1 Gạch đất nung trong các công trình kiến trúc trên thế giới và Việt Nam

đã được sử dụng như thế nào?

Câu 2 Ngôn ngữ Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay có những biểu hiện gì?

Câu 3 Đặc điểm và giá trị của Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1

Gạch đất nung là một trong những vật liệu xây dựng có lịch sử lâu đời, có ở nhiều công trình kiến trúc đặc sắc trên thế giới, thể hiện nét bản sắc riêng của mỗi vùng văn hóa và quốc gia Ở Việt Nam, gạch đất nung đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay, đóng vai trò quan trọng trong việc trang trí kiến trúc, nội ngoại thất truyền

Trang 11

thống, tạo nên những di sản văn hóa độc đáo của dân tộc với những đặc điểm như: phong phú về hình thức, chủng loại, góp phần tạo điểm nhấn cho kiến trúc, chú trọng tính đăng đối, tính chính phụ trong thiết kế tổng thể, ngôn ngữ chủ đạo là mô típ hoa văn, biểu tượng truyền thống trang trí trên bề mặt viên gạch Ở hiện tại, với nhiều ưu điểm nổi trội như tính thân thiện, tính bền vững, dễ thích ứng, tích đọng những giá trị văn hóa, lịch sử, gạch đất nung được sử dụng nhiều trong trang trí nội ngoại thất các công trình kiến trúc hiện đại, tạo sự đặc sắc riêng, dung hòa giữa công trình với môi trường và không gian văn hóa truyền thống địa phương và góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, kết nối quá khứ với hiện tại

Giả thuyết 2: Sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại trong thiết

kế trang trí và kĩ thuật đã làm tăng giá trị thẩm mĩ và công năng của vật liệu gạch đất nung, tạo ra không gian sống đẳng cấp, tinh tế, độc đáo, và chứng tỏ sự phát triển, đổi mới không ngừng trong lĩnh vực này Vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung Việt Nam hiện nay được thể hiện qua những hình khối kiến trúc đặc sắc, cấu trúc mô típ hoa văn phong phú ở dạng 2D, 3D từ đơn giản đến phức tạp, màu sắc và ánh sáng hấp dẫn, tổ chức không gian mang nét độc đáo riêng của vật liệu dựa trên các nguyên tắc về nhịp điệu, tỉ lệ, điểm nhấn, tương phản Các mô típ truyền thống vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại, nhưng được biểu hiện trong các phong cách, kĩ thuật mới, đồng thời, các mô típ dạng hình học, các yếu tố đối xứng và bất đối xứng, dấu ấn của phong cách tối giản cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều ở lĩnh vực này

Giả thuyết 3: Đặc điểm, giá trị và hướng phát triển Nghệ thuật trang trí kiến

trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay có những điểm mới khác biệt so với những giai đoạn trước đó Đó là sự phát huy tối đa cấu trúc hình thức trang trí hiện đại, ngôn ngữ trang trí mang tính đặc thù của vật liệu gạch, đa dạng hóa tính ứng dụng và công năng, đồng thời thể hiện tính kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống, tạo ra những nét riêng biệt, phá cách cho công trình kiến trúc hiện đại Cùng với việc mẫu mã ngày càng đa dạng về màu sắc, họa tiết, kích cỡ, khả năng ứng dụng của vật liệu gạch đất nung ngày càng được mở rộng

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận

Về phương pháp luận, luận án sử dụng hướng tiếp cận liên ngành, trong đó

Mỹ thuật học được xác định là hướng tiếp cận chủ đạo, mở rộng hơn là Mỹ học, Mỹ thuật ứng dụng - dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố (đường nét, hình khối, hoa văn, màu sắc, không gian, ánh sáng, chất liệu…) và nguyên lý tạo hình (chính phụ, điểm nhấn, tương phản, cân bằng, tỉ lệ, nhịp điệu, hài hòa-thống nhất) - là những phương tiện biểu đạt chính trong chuyển tải cảm xúc thẩm mĩ, nội dung, thông điệp của tác

phẩm nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung

Các hướng tiếp cận bổ trợ gồm có Kiến trúc, Design, Văn hóa học và Ký hiệu học nhằm làm rõ đặc trưng của đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác liên quan đến Mỹ thuật để có góc nhìn đa chiều hơn, phát hiện những luận điểm

chung và khác nhau, làm cơ sở thực tiễn và lý luận của đề tài Việc tiếp cận từ Sử học

kết hợp tra cứu tư liệu cung cấp cho luận án sự phát triển của các sự kiện liên quan đến đối tượng nghiên cứu theo trục thời gian Việc sử dụng hình ảnh và tư liệu được lưu giữ từ quá khứ cung cấp thông tin và là cơ sở để đánh giá sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu dưới ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội

Luận án áp dụng những phương pháp và thao tác nghiên cứu sau

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp (sách báo, tạp chí, công

trình khoa học các cấp…) giúp xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Phương pháp điền dã thực tế: NCS đã thực hiện nhiều chuyến đi điền dã tại

các công trình sử dụng gạch đất nung để trang trí nội, ngoại thất tại các đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… nhằm thu thập đủ các mẫu đại diện cho đặc trưng ngôn ngữ trang trí của từng nhóm công trình

Phương pháp điền dã tiếp cận trực tiếp từng công trình kiến trúc, khảo sát, chụp ảnh, ghi chép, đo đạc, vẽ ghi, thống kê cụ thể hình tượng trang trí và cấu trúc tạo hình, xác định tính đa dạng của nghệ thuật trang trí của các kiến trúc sử dụng gách đất nung

Phương pháp điều tra (phỏng vấn sâu - bảng hỏi, chuyên gia) Phỏng vấn sâu

đối tượng nhóm chuyên gia (nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư và chuyên gia nghiên

Trang 13

cứu lĩnh vực mĩ thuật, nhà quản lý sản xuất, thi công công trình sử dụng gạch đất nung) nhằm đem đến góc nhìn tổng quát, khách quan trong nhận định thực tế việc sử dụng, giá trị, xu hướng và giải pháp phát triển Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung trong không gian nội thất, ngoại thất các công trình tại Việt Nam hiện nay Điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát, tìm hiểu, khai thác ý kiến đối tượng chủ đầu tư người sử dụng và các đối tượng hưởng thụ về việc đánh giá những thành công, hạn chế, tiêu chí

sử dụng… không gian sáng tạo nghệ thuật trang trí

Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân loại để

dễ so sánh, đánh giá, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trang trí của hơn 300 công trình kiến trúc sử dụng gạch đất nung để trang trí nội, ngoại thất tại các đô thị lớn ở

Việt Nam

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử

dụng để xác định các điểm tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ trang trí Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng để kiểm tra lại tương quan giữa tài liệu lịch sử

và kết quả thực tế điền dã, nhìn nhận quá trình biến đổi theo thời gian của đối tượng nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên và có hệ thống dưới góc nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu sẽ bổ sung tư liệu về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay trên nhiều phương diện: cơ sở lý thuyết, nguồn gốc lịch sử, đặc điểm tạo hình trang trí, phân tích đánh giá giá trị nghệ thuật, biểu hiện ở sự hợp lý giữa tính thẩm mĩ và tính công năng cùng những yêu cầu, tiêu chí khác liên quan

Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng phong cách Kiến trúc, nội, ngoại thất Việt Nam tiên tiến có bản sắc, góp phần định hướng cho ngành vật liệu xây dựng Việt Nam với những cách làm mới vật liệu truyền thống là gạch đất nung Từ đó, luận án

Trang 14

đề cập tới những giải pháp hữu ích cho việc ứng dụng Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung các công trình tại Việt Nam ở hiện tại và hướng phát triển trong tương lai

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là việc xác định những đặc điểm, giá trị nghệ thuật và gợi ý một số giải pháp hữu hiệu về việc trang trí kiến trúc, nội, ngoại thất bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay Các nhà thiết kế có thể tham khảo, vận dụng trong thực tế thiết kế, trang trí các công trình kiến trúc hiện đại

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của vật liệu và nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung truyền thống trong trang trí kiến trúc Việt Nam hiện đại Đồng thời, góp phần xây dựng hệ thống lý luận phục vụ công tác giảng dạy chuyên ngành thiết kế, trang trí kiến trúc, nội, ngoại thất cho các trường đại học ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (16 trang)

và Phụ lục (139 trang), nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đối tượng nghiên cứu (42 trang)

Chương 2: Những biểu hiện của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung

tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay (53 trang)

Chương 3: Đặc điểm, giá trị và bàn luận về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng

gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay (45 trang)

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung có mối quan hệ mật thiết giữa các lĩnh vực Mỹ thuật, Nghệ thuật thị giác với Kiến trúc và Design/Thiết kế nội, ngoại thất Đồng thời, có mối quan hệ hữu cơ với một số lĩnh vực khác như văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật, môi trường Bởi vậy, đề tài đã tập hợp và hệ thống các tài liệu, công trình đã công bố liên quan đến đối tượng nghiên cứu theo các nhóm tài liệu tiếng Việt

và tiếng Anh dưới đây:

- Nhóm các tài liệu liên quan đến Mỹ thuật học, Nghệ thuật học

- Nhóm các tài liệu liên quan đến Thiết kế Kiến trúc, Nội ngoại thất

- Nhóm các tài liệu liên ngành

1.1.1 Nhóm tài liệu về Nghệ thuật, Mỹ thuật học liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài

1.1.1.1 Tài liệu về gạch đất nung trong mỹ thuật truyền thống Việt

Cuốn sách Đất nung Việt Nam từ đất nung đến sứ (2001) [12] và Đất nung

Việt Nam - Kĩ thuật và nghệ thuật (2014) của tác giả Trần Khánh Chương do Nxb

Mỹ thuật xuất bản [14] và Kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học của tác giả

Trịnh Cao Tưởng (2011) [99] đã cung cấp nguồn tư liệu văn bản, hình ảnh các loại gạch đất nung và các mô típ trang trí gạch đất nung trong các giai đoạn của mỹ thuật truyền thống thời phong kiến

Cuốn sách Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồ (2016)

của tác giả Đặng Hồng Sơn [80] đề cập tới gạch, ngói và vật liệu trang trí trên mái các di tích kiến trúc thời Lý - Trần - Hồ (gọi chung là các vật liệu xây dựng trong lịch sử) tiếp cận dưới góc độ lịch sử và khảo cổ học để tiến hành hệ thống hóa, phân loại, nhận định giá trị, lý giải và phác họa phương án sử dụng những vật liệu kiến trúc đó, đồng thời tìm hiểu nguồn gốc văn hóa và nghệ thuật trang trí của gạch ngói trên mái kiến trúc đương thời Đây là tài liệu có giá trị đối với hướng nghiên cứu của luận án

Trang 16

trong việc xác định giá trị thẩm mĩ trên khía cạnh hình thức, công năng và cách thức phân loại vật liệu gạch trong trang trí kiến trúc, nội, ngoại thất truyền thống

Gần đây nhất là cuốn sách Gạch và ngói thế kỉ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam

(2019) của tác giả Ngô Thị Lan [50] đã tập hợp, phân loại và hệ thống tư liệu về gạch, ngói thế kỉ XV - XVIII ở các khía cạnh: chất liệu, loại hình, màu sắc, kĩ thuật sản xuất, các mẫu hoa văn trang trí, chức năng sử dụng, đặc trưng riêng của gạch, ngói trong từng giai đoạn và đặt chúng trong truyền thống sản xuất gạch ngói Việt Nam, những giá trị lịch sử, văn hóa của gạch, ngói trên các phương diện lịch sử kiến trúc, lịch sử mĩ thuật Việt Nam, nét chung và riêng của gạch ngói Việt trong bối cảnh gạch ngói Đông Nam Á Đây là tài liệu có giá trị đối với nội dung nghiên cứu gạch đất nung trong kiến trúc, nội thất truyền thống của người Việt sẽ được đề cập trong chương 1 của luận án

Các bài báo khoa học “Những viên gạch trang trí ở chùa Trăm gian (Hà Nội)”

của tác giả Tống Trung Tín đăng trong Tạp chí Khảo cổ học, số 03/1983, tr.57-63

[92]; Hai bài báo: “Những viên gạch trang trí hoa văn ở chùa Đậu (Hà Nội)” đăng

trong Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 3-4 (12/2012), tr.58-63 [48] và “Gạch trang trí thời Mạc” đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 351 (09/2013), tr.84-87 [49]

của tác giả Ngô Thị Lan đề cập đến những viên gạch xây, gạch ốp và các luận án trang trí trên bề mặt những viên gạch, cách sắp xếp, tổ chức các viên gạch sử dụng trong trang trí kiến trúc, nội thất thế kỉ XVI, XVII, XVIII Đây là những nguồn tư liệu quý giúp tác giả bài luận xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về vật liệu gạch đất nung trong mỹ thuật truyền thống của dân tộc

Một số tài liệu luận án về đồ đất nung cổ Việt Nam giúp cho việc bổ sung thêm vào cơ sở lý luận của luận án về lịch sử và giá trị lịch sử của vật liệu đất nung trang trí trong văn hóa mỹ thuật truyền thống của người Việt, cụ thể:

Luận án TS Khảo cổ học Đất nung gò sành với vấn đề đất nung cổ Chăm ở

Bình Định (2000) của tác giả Đinh Bá Hòa [34] nghiên cứu nghề đất nung truyền

thống, đặc trưng nghệ thuật, kĩ thuật đất nung Chăm ở Bình Định

Luận án TS Lịch sử Đồ đất nung Tiền Đông Sơn ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc

Trang 17

(2000) của tác giả Nguyễn Sỹ Toản [95] xác định đặc trưng nghệ thuật, chất liệu, tạo hình, hoa văn, kĩ thuật đất nung Tiền Đông Sơn từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Gò Mun

Luận án TS Lịch sử Đồ đất nung văn hóa Phùng Nguyên (2012) [68], bài báo

“Đồ đất nung văn hóa Phùng Nguyên trong hệ thống đất nung Tiền sử miền Bắc Việt Nam” (2020) của tác giả Bùi Thị Thu Phương [69] nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên qua chất liệu, loại hình, hoa văn, kĩ thuật tạo chất, tạo hình, tạo hoa văn, kĩ thuật nung trong sự đối chiếu với đất nung Tiền sử miền Bắc, nhằm xác định những đặc trưng

cơ bản của đồ đất nung Phùng Nguyên, xác định vị trí của nó trong đồ đất nung tiền

sử Việt Nam và lý giải một số vấn đề cơ bản trong diễn trình của văn hóa văn minh Việt cổ

Các cuốn sách Tháp cổ Chăm Pa, huyền thoại và sự thật (1996) [23], Thánh

địa Mỹ Sơn (2002) [24], Tháp Bà Thiên Y A Na - Hành trình của một nữ thần (2009)

[25], Thành cổ Chămpa - Những dấu ấn của thời gian (2011) [26], Phật viện Đồng

Dương - Một phong cách của nghệ thuật Champa (2015) của tác giả Ngô Văn Doanh

[27], Nghệ thuật Chăm Pa - Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền tháp (2019) của

tác giả Trần Kỳ Phương [66]… đề cập tới những bí ẩn về những viên gạch và chất vữa, kĩ thuật xây gạch và chạm khắc các hình thần linh, các họa tiết trang trí… trực tiếp lên mặt tường gạch… mà người Chăm xưa đã sử dụng để xây lên những ngôi đền tháp Hindu giáo trong khu vực Đông Nam Á được tiếp tục ở những tháp Chăm nằm rải trên suốt dải đất ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và Tây Nguyên với niên đại và phong cách kéo dài từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XVII Những tài liệu này đã cung cấp những giá trị lịch sử và nghệ thuật quan trọng cho luận án và khẳng định sự có mặt của gạch đất nung đã có từ rất sớm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và không chỉ với vai trò như một vật liệu xây dựng mà còn là vật liệu trang trí đặc sắc ốp ngoài các công trình kiến trúc cổ

Bài báo khoa học “Đất nung Việt Nam trong quần thể di tích cô đô Huế: xuất

xứ, loại hình và chức năng” (2019) của tác giả Trần Đức Anh Sơn trích trong cuốn

Kỷ yếu hội thảo Văn hóa - Lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với

Trang 18

bên ngoài [79, tr.304-318] đề cập tới các loại đồ đất nung, đặc biệt có đề cập đến vật

liệu gạch đất nung trong kiến trúc quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế triều Nguyễn cho biết giai đoạn này gạch đất nung kiến trúc đã thể hiện cả ở vai trò thẩm mĩ và công năng với hai loại gạch mộc và gạch tráng men

Những tài liệu này đã cung cấp những giá trị lịch sử và nghệ thuật quan trọng cho luận án và khẳng định sự có mặt của gạch đất nung đã có từ rất sớm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và không chỉ với vai trò như một vật liệu xây dựng mà còn

là vật liệu trang trí đặc sắc ốp ngoài các công trình kiến trúc cổ

1.1.1.2 Tài liệu về gạch đất nung trong mỹ thuật, kiến trúc hiện đại

- Công trình Brick (Gạch) của tác giả Phyllis Hall (2015) [140] và Brick - A

World History (Lịch sử thế giới về Gạch) của James W.P Campbell & Will Pryce

(2003) [123] là hai tài liệu rất quý hiếm đề cập sát nhất tới vấn đề nghiên cứu của luận án ở khía cạnh lịch sử của vật liệu gạch đất nung trên thế giới

- Bài báo “Vật liệu gốm trong kiến trúc hiện đại” của Thạc sĩ, KTS Nguyễn

Thị Minh Phương đăng trên Tạp chí Kiến trúc, số 6/2020 [67] bàn về vật liệu đất

nung nói chung trong quá khứ và hiện tại Phần đáng lưu ý là cách phân loại các công trình sử dụng vật liệu đất nung thành ba loại: các công trình cổ cần trùng tu khôi phục lại, các công trình hiện đại xây theo kiến trúc cũ và các công trình hiện đại sử dụng vật liệu đất nung truyền thống Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo nên nội dung

đề cập còn sơ lược, chưa làm rõ được vật liệu gạch đất nung trong kiến trúc nội ngoại thất truyền thống, hiện đại được sử dụng theo cách nào, đặc trưng giá trị và những xu hướng giải pháp trong tương lai Đề cập đến vấn đề hướng phát triển của gạch đất nung trong trang trí bề mặt, không gian kiến trúc trên quan điểm bảo vệ môi trường, tác giả bài báo có nêu ra ý kiến: Việc giảm sản xuất, sử dụng và tiêu thụ vật liệu gốm

là những vấn đề cần nghiên cứu, cân nhắc Nên chăng, chỉ nên sử dụng vật liệu gốm khi phát huy tối đa ưu điểm, nếu không phải sử dụng vật liệu khác thay thế, đồng thời cần có giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu để khai thác hiệu quả và giữ gìn tài nguyên đất Các cơ sở sản xuất vật liệu gốm cần cơ giới hóa, hiện đại hóa quy trình, giảm thiểu việc thải sản phẩm lỗi vào môi trường Nội dung này tuy chưa được đi sâu

Trang 19

khai thác, nhưng cũng là một gợi ý cho luận án khi triển khai nội dung chương 3, khi bàn về định hướng phát triển gạch đất nung đối diện với vấn đề bảo vệ môi trường

Ngoài ra, có một số bài báo giới thiệu dạng mô tả những công trình gạch đất nung của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành Kiến trúc hoặc trên các website

Ở mảng tài liệu tiếng Anh, luận án quan tâm đến một số tài liệu, bài báo quốc tế như:

- Cuốn Materials for Architects and builders (Những vật liệu dành cho Kiến

trúc và Xây dựng) của tác giả Arthur Lyons (2000) được xuất bản lần thứ 4 (lần đầu

vào năm 1997), Copyright© 2000, Published by Elsevier Ltd, ISBN: 519-7, Printed and bound in Hong Kong, China [110] Cuốn sách đề cập tới nhiều loại vật liệu sử dụng trong kiến trúc và xây dựng, trong đó có một chương bàn về vật liệu gạch đất nung từ góc độ tạo tác kĩ thuật xây dựng: các thông số về kích thước, hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng, sức bền vật liệu, kết cấu chất liệu, độ nung tạo ra vật liệu, màu sắc, phom dáng, cấu trúc bề mặt khác nhau… Đây cũng là một tài liệu tốt giúp bổ sung cơ sở lý luận về vật liệu gạch, là cơ sở kĩ thuật công nghệ hiện đại cho tạo tác và sử dụng vật liệu này một cách hiệu quả, phù hợp với công năng sử dụng cho mỗi công trình thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất hiện đại

978-1-85617 Bài báo “Reflections on the use of ceramic in exterior architecture” (Những phản ánh về sử dụng đất nung trong kiến trúc ngoại thất) của tác giả Miguel Pitarch

Roig, đăng trên Tạp chí Castel.On (Spain) - Qualy (năm 2002) [137] đề cập về khả

năng ứng dụng của đất nung sứ ốp tường và sàn trong các công trình nội và ngoại thất Bài báo này tìm cách xác định một số lý do tại sao vật liệu này được sản xuất rộng rãi ở Castellon Tây Ban Nha, nhưng hiếm khi được sử dụng làm lớp phủ bên ngoài Bài báo này có đề cập về đất nung sứ nói chung, sơ lược về gạch đất nung nói riêng, song cũng chưa thực sự sát với vấn đề nghiên cứu nên luận án xem như tài liệu đọc để tham chiếu so sánh với thực tế vận dụng Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung ở Việt Nam

- Bài báo “Analysis of Applications of Exterior Wall Materials for Modern Buildings in Interior Design” (Phân tích ứng dụng vật liệu tường ngoại thất công trình hiện đại trong Thiết kế nội thất) (năm 2019) của tác giả Wujun Ye [152] đã phân tích

Trang 20

việc ứng dụng vật liệu tường ngoại thất vào thiết kế nội thất công trình hiện đại, đặc biệt là giá trị kĩ thuật và giá trị thẩm mĩ của vật liệu nhựa và gạch đất nung, cũng như mối liên hệ chặt chẽ giữa vật liệu, công nghệ và nghệ thuật trong thiết kế nội thất Bài viết kết luận: công nghệ kết hợp vật liệu nhựa và gạch đất nung đang là hướng phát triển mới trong lĩnh vực thiết kế nội thất Sự phát triển của vật liệu mới không chỉ là một bước tiến lớn trong việc sử dụng vật liệu mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong thiết

kế nội thất, sự tiến bộ của ý tưởng và công nghệ

- Bài báo “Ceramics in architecture” (Đồ sứ trong kiến trúc) của hai tác giả A

I Kulakov và A U Ri thuộc Đại học Kĩ thuật Nghiên cứu Quốc gia Irkutsk đăng trên

IOP Conf Series: Earth and Environmental Science 751 (2021), do IOP xuất bản

[108] đã phân tích vai trò của đất nung sứ trong việc giải quyết vấn đề của bộ ba “kiến trúc - hội họa - điêu khắc” truyền thống và tổ chức môi trường không gian của kiến trúc Bài viết nhận định: Trong không gian kiến trúc hiện nay, vật liệu sứ đã mang ý nghĩa công năng lớn hơn nhiều so với cách hiểu nó là vật liệu xây dựng hay một yếu

tố của nghệ thuật trang trí như trước kia Sự phong phú, đa dạng của màu sắc, chất liệu và kết cấu đã xác định trước vai trò quan trọng của đồ sứ trong quá trình hội nhập không ngừng của các yếu tố nghệ thuật Các ứng dụng đồ sứ trong môi trường kiến trúc và không gian nội ngoại thất hiện đại quyết định tính đa dạng của các hình thức ban đầu của công trình ở các khía cạnh: thể loại và công nghệ, tính thẩm mĩ và vệ sinh cao của vật liệu Tuy nhiên bài báo cũng chưa thực sự sát với vấn đề nghiên cứu của luận án dù gạch đất nung cũng thuộc đất nung sứ nói chung nhưng đặc tính riêng

và cách thức sử dụng cũng có những khác biệt, đặc biệt là trong nội ngoại thất truyền thống và hiện đại ở Việt Nam

- Bài báo: “Masonry in the context of sustainable buildings: An assessment of the role of bricks in architecture” (Vật liệu xây dựng trong bối cảnh các công trình kiến trúc bền vững - Đánh giá vai trò của gạch trong kiến trúc) của các tác giả Asaad

Almssad, Amjad Almusaed, Raad Z Homod đăng trong tạp chí Sustainability (2022)

[111] đề cập tới vật liệu gạch và nề trong lịch sử xây dựng từ thời tiền sử (các công trình lớn như Đấu trường La Mã, các tòa nhà của Hy Lạp, La Mã cổ đại, ở Trung

Trang 21

Mỹ…) cho đến các tòa nhà thời hiện đại trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau Bài báo tập trung sâu việc phân tích vai trò của vật liệu gạch như: chất lượng sinh thái, khả năng kiểm soát môi trường của các bức tường lớn, khiến gạch xây được chú ý như một vật liệu phù hợp cho tòa nhà bền vững trong bối cảnh các mối quan tâm hiện nay về tính bền vững của ngành kiến trúc LUẬN

ÁN quan tâm đến nội dung bài báo này bởi các tác giả trình bày gạch xây như một vật liệu thiết yếu và đánh giá vai trò của nó trong lịch sử vật liệu xây dựng các công trình kiến trúc Nội dung này sẽ góp phần bổ sung thêm vào cơ sở lý luận của luận án trong việc xác định vai trò của vật liệu gạch đất nung trong thiết kế kiến trúc nội ngoại thất, tuy chưa đề cập sâu và sát thực về vai trò của nghệ thuật trang trí, sử dụng gạch đất nung trong trang trí nội ngoại thất tại Việt Nam hiện nay

Luận án nhận thấy hiện nay chưa có công trình nghiên cứu, tài liệu cụ thể bằng văn bản, hiện chỉ có một số tài liệu hoặc trang web giới thiệu hình ảnh công trình thiết

kế kiến trúc, nội ngoại thất hiện đại có sử dụng vật liệu gạch đất nung

1.1.1.3 Tài liệu về Nghệ thuật học, Mỹ thuật học liên quan đến ngôn ngữ, các nguyên lý, yếu tố tạo hình trang trí

Tài liệu Giáo trình Mỹ thuật học đại cương của tác giả Nguyễn Xuân Tiên

[90] đã hệ thống từ tổng quan đến chi tiết các khái niệm, định nghĩa liên quan đến ngôn ngữ biểu hiện các loại hình nghệ thuật (điểm, đường, nét, hình phẳng, không gian khối, biến thể khối, biểu hiện của màu sắc…) Phân tích từ lý thuyết mỹ thuật học đến ứng dụng vào trong các ngành nghệ thuật như: kiến trúc, nội thất, hội họa, điêu khắc, đồ họa, mỹ thuật ứng dụng Hệ thống khoa học về nguồn gốc, lịch sử, các học thuyết về nguồn gốc, tư tưởng, trường phái của nghệ thuật Đề cập chuyên sâu đến nguyên lý thị giác, đặc trưng ngôn ngữ, thể loại, chất liệu, các loại hình nghệ thuật thụ cảm thị giác…

Tài liệu Nghệ thuật thị giác và những vấn đề cơ bản của tác giả Uyên Huy

[40] đã liệt kê, nghiên cứu các nguyên lý, quy luật thường dùng cho mỗi ngành nghệ thuật Các nguyên lý, quy luật này được diễn giải, định nghĩa và ví dụ về cách sử dụng rất cụ thể, các nguyên lý được rút ra từ các kiệt tác trong dòng chảy lịch sử

Trang 22

sáng tạo nghệ thuật Tài liệu này giúp phân tích về giá trị thẩm mĩ của mỹ thuật trang trí trong trang trí kiến trúc dựa trên nguyên lý thị giác và các cơ sở tạo hình

mỹ thuật khác

Cuốn Ngôn ngữ của hình và màu sắc của Nguyễn Quân [72] là nguồn tài liệu

tham khảo quý giá, liên quan đến luận án qua việc nêu lên các yếu tố tạo hình như nét, khối, không gian, màu sắc, bố cục thẩm mĩ và đề cập sơ bộ tác động của chúng đối với tâm lý người thưởng thức Tuy nhiên, nội dung chủ yếu ứng dụng cho ngành

mỹ thuật tạo hình, chưa nghiên cứu sâu về lĩnh vực trang trí nội ngoại thất

Nhóm tài liệu Những nền tảng của mỹ thuật của nhóm tác giả Ocvirk - Stinson - Wigg - Bone - Cayton (Lê Thành dịch) [62], Nghệ thuật học của tác giả Đỗ Văn Khang (chủ biên) [46], Cơ sở tạo hình của nhóm tác giả Lê Huy Văn, Trần Từ Thành [100] đề

cập đến cơ sở lý thuyết phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tác mỹ thuật, qua đó là cơ

sở nền tảng cho các biện luận và phân tích, đánh giá về giá trị thẩm mĩ, công năng của nghệ thuật trang trí trong trang trí nội ngoại thất các công trình kiến trúc

Nhóm tài liệu Bách khoa thư kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ, nghệ thuật

trang trí của tác giả Lê Phục Quốc [76], Từ điển Mỹ thuật phổ thông của nhóm tác giả

do Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) [58]… cung cấp cơ sở khoa học cho các khái niệm liên quan đến mỹ thuật, nghệ thuật, trang trí được sử dụng trong luận án

1.1.2 Nhóm tài liệu về Design, Thiết kế Kiến trúc, Nội ngoại thất liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài

Liên quan đến lý luận về lịch sử design và nguyên lý thiết kế thị giác có các

tài liệu: Cuốn Design thị giác của tác giả Nguyễn Luận (1991) [53]; Bài báo “Nguyên

lý thị giác - những chủ định trong đào tạo thiết kế và Design” của tác giả Lê Huy Văn

(2011) in trong Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật, số 2, tr 49 - 52 [101]; Nguyên lý design thị giác của tác giả Nguyễn

Hồng Hưng [43] Đây là những tài liệu tiếng Việt chính thống giới thiệu vấn đề lịch

sử design, nguyên lý thiết kế thị giác như một bộ môn khoa học với đầy đủ nền tảng

lý luận - thực nghiệm, hỗ trợ luận án trong quá trình xác định cơ sở lý luận và các thuật ngữ chuyên ngành Tuy nhiên, các công trình chưa đề cập cụ thể các ngôn ngữ

Trang 23

tạo hình trang trí trong lĩnh vực nội ngoại thất

Cuốn sách Giá trị thẩm mĩ và nghệ thuật trong lý thuyết Kiến trúc và Design

của tác giả Đoàn Khắc Tình do Nxb Giáo dục phát hành năm 1999 [93] là điểm tựa chủ đạo về cơ sở lý thuyết lý luận cho hướng nghiên cứu của luận án với nội dung đề cập tới các khái niệm liên quan giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật trong kiến trúc

và design, về giá trị và đánh giá giá trị, về công năng, kết cấu hình thức của công năng với giá trị thẩm mĩ của kiến trúc và design

Liên quan đến lý luận thiết kế và bản sắc, cuốn Thiết kế của tác giả John

Heskett (2002) do Nguyễn Thanh Việt và Vũ Kiều Châu Loan dịch [45] đề cập sát nhất đến một số vấn đề của design hiện đại với những thách thức của toàn cầu hóa, là tài liệu luận án có thể tham khảo, ứng dụng, so sánh, đối chiếu phần nào trong xây dựng lý luận thực tế ở Việt Nam

Tài liệu Mối quan hệ kiến trúc và các ngành nghệ thuật của tác giả Tôn Thất

Đại [21] đã chỉ ra ba cơ sở chung của các ngành nghệ thuật là: Đối tượng của nghệ thuật, Cơ chế sáng tạo của một tác phẩm nghệ thuật và Các quy luật chung của nghệ thuật Song tài liệu cũng đề cập đến đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật như: kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp, nghệ thuật tạo hình (hội họa và điêu khắc), nghệ thuật múa, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, văn học, nghệ thuật xiếc,… Từ những đặc trưng biểu hiện của các loại hình nghệ thuật trên cộng với cơ sở chung của các ngành nghệ thuật, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa kiến trúc với các ngành nghệ thuật khác như: kiến trúc với hội họa, kiến trúc với điêu khắc, kiến trúc với âm nhạc… Nội dung kiến thức của tài liệu nói trên có tính chất bao quát, không chuyên sâu vào từng lĩnh vực, tuy nhiên đem đến cái nhìn đa chiều về mối quan hệ giữa kiến trúc, nội ngoại thất và các ngành nghệ thuật, thể hiện được sự liên kết giữa chúng trong suốt chiều dài lịch sử, làm cơ sở cho các vấn đề nghiên cứu có liên quan giữa kiến trúc, nội - ngoại thất với các ngành nghệ thuật khác, đặc biệt là mỹ thuật

Nhóm tài liệu liên quan đến kiến trúc và nghệ thuật trong kiến trúc như Kiến

trúc tiêu chuẩn và cái đẹp của tác giả Achix A (Bùi Vạn Trân dịch) [1], Ngôn ngữ hình thức kiến trúc của nhóm tác giả La Văn Ái, Triệu Quang Diệu [2], “Sáng tác

Trang 24

Kiến trúc” của tác giả Đặng Thái Hoàng [36], “Vài suy nghĩ về chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ trong sáng tác kiến trúc” của tác giả Nguyễn Thúc Hoàng [35], “Sáng tạo hình tượng trong kiến trúc” của tác giả Phạm Đình Việt, Nguyễn Thị Liễu [104] Nhóm tài liệu này cung cấp các khái niệm về kiến trúc và không gian kiến trúc, không gian nội ngoại thất - nơi phục vụ cho các hoạt động sáng tạo của nghệ thuật trang trí,

mỹ thuật Nhóm này là cơ sở biện luận cho nghệ thuật trang trí không gian nội thất chịu sự ảnh hưởng và tác động trực tiếp của kiến trúc

Tài liệu Thiết kế nội thất của tác giả Francis D K Ching [30] nói về giá trị

của không gian nội thất và các thành phần dù nhỏ của không gian nội thất cũng đóng vai trò quan trọng “Giá trị nghệ thuật của một công trình kiến trúc không phụ thuộc vào độ lớn của nó, thiết kế nội thất với không gian đặc biệt mang dấu ấn phong cách

và sự sáng tạo của người thiết kế, tạo giá trị cho toàn bộ công trình kiến trúc”

Các tài liệu Giáo trình Phương pháp thiết kế Nội thất của tác giả Nguyễn Lan Hương [42], Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Nội thất của tác giả Nguyễn Hoàng Liên (chủ biên) [52], cuốn Thiết kế nội thất có minh họa của giáo sư Francis D.K Ching [31]; Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam của tác giả Trần Khánh Chương [13]

với cơ sở khoa học có tính lý thuyết cao được sử dụng để hình thành nguyên lý và quy trình cho trang trí nội ngoại thất

Các công trình Material and Interior design (Vật liệu và Thiết kế Nội thất) của Rachael Brown và Lorraine Farrelly (2012) [141], Sustainability in Interior Design

(Bền vững trong thiết kế nội thất) của Sian Moxon (2012) [146]; Foundation of Interior Design - 2nd Edition (Nền tảng của Thiết kế Nội thất - Phiên bản lần thứ 2) của Susan

J Slotkis (2013) [149], “Exterior Building Enclosures: Design Process and Composition for Innovative Facades” (Vỏ bọc bên ngoài của tòa nhà: Quy trình thiết

kế và bố cục sáng tạo cho cho mặt tiền ngôi nhà) của Keith Boswell (2013) [131];

Design Process and Composition for Inovative Facades, Kaia; Interior Design Material

and Specifications (Vật liệu thiết kế nội thất và đặc điểm) của Lisa Godsey (2013)

[133]; Lighting for Interior Design (Ánh sáng cho nhà thiết kế nội thất) của Malcolm

Innes (2012) [134]… đều là những tư liệu tham khảo đáng tin cậy đề cập tới các khía

Trang 25

cạnh của thiết kế nội thất và thiết kế nội thất hiện đại

1.1.3 Nhóm tài liệu liên ngành (Triết học, Mỹ học, Tâm lý học nghệ thuật, Sử học, Văn hóa học, Dân tộc học…) liên quan đến cơ sở lý thuyết, lý luận của đề tài

Tài liệu Mỹ học với tư cách là một khoa học của tác giả Đỗ Huy [40] bằng việc

tập hợp các lý thuyết và cơ sở thực tiễn để chứng minh tính khoa học của mỹ học

Những cuốn sách như Chủ nghĩa Hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận của tác giả Trần Quang Thái [82] Hoàn cảnh hậu hiện đại của tác giả Jean F Lyotard (Ngân

Xuyên dịch) [44] đề cập tới Lý thuyết Hậu hiện đại Đây là cũng một vấn đề có liên quan tới những nghiên cứu về Mỹ thuật và Design trong bối cảnh xã hội hiện đại như nội dung luận án đề cập

Cuốn sách Mỹ học kiến trúc của tác giả Uông Chính Chương, Nguyễn Văn

Nam dịch [11] đã hệ thống một cách đa dạng, chuyên sâu về hình thái, đặc trưng, ý nghĩa, cơ chế và nguồn gốc của mỹ học kiến trúc Tác giả khẳng định “nghệ thuật kiến trúc khởi nguồn từ thực dụng - Thực dụng kiến trúc có trước thẩm mĩ” [11, tr.14] đồng thời chứng minh rằng thẩm mĩ ra đời là điều tất yếu trong quá trình vận động

và phát triển của loài người Tác giả đã đưa ra một loạt các loại học thuyết về mỹ học kiến trúc, mỗi loại học thuyết định nghĩa khác nhau về cái đẹp trong kiến trúc, đồng thời chỉ ra ba đặc tính chủ yếu của mỹ học kiến trúc: Tính nương tựa và thuần túy, tính trừu tượng và tượng trưng, tính khác biệt và tương đồng Và ba loại hình thái cơ bản của kiến trúc bao gồm: Đẹp tạo hình, đẹp không gian và đẹp môi trường Tác giả cũng đề cập đến định nghĩa về không gian kiến trúc, “đẹp” trong không gian kiến trúc Từ đó chia thành ba loại hình thái “đẹp” trong không gian kiến trúc bao gồm: đẹp tĩnh thái (đẹp của không gian đơn nhất), đẹp động thái (đẹp của không gian phức hợp hữu cơ) và cuối cùng là đẹp biến ảo (đẹp của thú vui vườn cảnh) Đồng thời đề cao vai trò của không gian trong kiến trúc thông qua mối quan hệ giữa kiến trúc với không gian Tài liệu nói trên cung cấp hệ thống kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mỹ học kiến trúc có tính khoa học, có cái nhìn đa diện trong cách lập luận, phân tích và đánh giá vấn đề, đồng thời cung cấp những nguyên lý, lý thuyết có chiều sâu nghiên cứu, tính logic về mỹ học kiến trúc, thể hiện được sự tương đồng và khác biệt giữa

Trang 26

mỹ thuật học và mỹ học kiến trúc Những nội dung được nghiên cứu, tổng hợp trong quyển sách chính là nền tảng cơ sở vững chắc để phát triển những lý thuyết mỹ học nội thất trên nền mỹ học kiến trúc, phục vụ trực tiếp cho luận án nghiên cứu

Một số bài viết đề cập đến các vấn đề về chất lượng môi trường sống, yếu tố

tạo hình và tâm lý con người trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Văn hóa Nghệ

thuật, tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, tạp chí Người Xây dựng, tạp chí Kiến trúc Việt Nam còn hạn chế

Tài liệu tiếng Anh thuộc nhóm này có công trình Basic Visual Concepts and

Principles for Artists, Architects and Designers (Các khái niệm thị giác căn bản và quy luật với nhà thiết kế, kiến trúc sư và người thiết kế) của tác giả Charles

Wallschlaeger và Cynthia Busic - Snyder (1992) [115] đề cập đến hệ lý luận căn bản trong thực hành sáng tác design, tiếp cận dưới góc độ khoa học về thị giác và tâm sinh lý thị giác

Trong tài liệu Elements and Principles of Design (Những yếu tố và nguyên lý

của thiết kế) phục vụ giảng dạy tại trường Đại học Houston của Mỹ [132], giáo sư Kevin Rigdon đã đề cập đến tác động thị giác do các yếu tố tạo hình và nguyên tắc

bố cục mang lại cho con người một cách sơ bộ Kiến thức được cung cấp dành cho các ngành liên quan đến mỹ thuật ứng dụng nói chung, chưa cụ thể vào loại hình trang trí công trình nội, ngoại thất, tuy nhiên đây là cơ sở lý luận chung về thiết kế nội thất cho luận án

Cuốn Place Advantage Applied psychology for interior architecture (Lợi thế về

vị trí: Tâm lý học ứng dụng cho Kiến trúc Nội thất) của Tiến sĩ Sally Augustin [142] cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể hơn về việc ứng dụng các thủ pháp tạo hình nhằm thỏa mãn tâm lý con người trong thiết kế kiến trúc nội thất Tuy nhiên, các kết quả được trình bày trong sách hầu hết được khảo sát tại Mỹ, vì vậy có những tác động về mặt thị giác chưa sát với thực tiễn văn hóa và tâm lý con người Việt Nam nói chung

Tài liệu “The effect of artwork in a boutique hotel” (Sự ảnh hưởng của tác phẩm nghệ thuật trong một khách sạn boutique) của tác giả Weicheng Chen [151] đã đề cập đến ba phương pháp hướng dẫn hành vi nghệ thuật kết luận dựa trên sử dụng kết quả

Trang 27

khảo sát của Nanda trong tài liệu Aesthetic and affective response to natural

environment (Phản ứng thẩm mĩ với môi trường tự nhiên) và tài liệu Human behavior and environment: Behavior and natural environment (Hành vi con người và môi

trường: Hành vi và môi trường tự nhiên) (p 85-125) để xác định tác động của hành vi nghệ thuật trong các không gian công cộng đặc thù và đưa ra những kết luận: Có ba loại định hướng hành vi xuất hiện khi con người tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật: Định hướng hành vi nghệ thuật trực tiếp, định hướng hành vi nghệ thuật tiềm thức và định hướng hành vi nghệ thuật Chương 2 của tài liệu đề cập tính khả thi của việc sử dụng những phương pháp nghệ thuật để tác động đến hành vi của con người, nghệ thuật và khả năng thích ứng môi trường, đã lập luận chứng minh về khả năng thích ứng của loài người (human's ability adaption) với môi trường (enviroment) trong quá trình phát triển

có chọn lọc tự nhiên dựa trên lý thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin’s (1859)

Tác giả Scott Plous trong tài liệu The psychology of judgment and decision

making (Tâm lý học trong phê bình và đưa ra quyết định) [143] đã đề cập sự ấn tượng

ban đầu được hình thành rất nhanh chóng Sự ấn tượng ban đầu sẽ ảnh hưởng đến hành vi trung và dài hạn của con người

Hai cuốn sách The Story of Our Culture: The Artist's Place in the Community

(Câu chuyện về nền văn hóa của chúng ta: Vị trí của người nghệ sĩ trong cộng đồng)

của nhóm tác giả NEA Arts [138], Philosophy of Art - Aesthetic Theory and Practice

(Triết học Nghệ thuật - Lý thuyết và Thực hành Thẩm mĩ) của tác giả David Boersema [117] đề cập đến lý thuyết mối quan hệ hữu cơ của tác phẩm nghệ thuật đã xác định

sự gắn kết giữa tác phẩm nghệ thuật (kiến trúc, nội thất, mỹ thuật, MTƯD) với nhiều lĩnh vực hoặc các thành tố khác nhau như một mối quan hệ hữu cơ Thứ nhất, mối quan hệ biểu hiện bằng cơ chế sáng tạo của một tác phẩm nghệ thuật: thực tế khách quan - người sáng tạo/nghệ sĩ - tác phẩm Thứ hai, khi xem xét, đánh giá mỗi tác phẩm nghệ thuật cần dựa trên ba thành tố chính là chủ đề, nội dung và hình thức Lý thuyết này có thể được liên kết với Thuyết Ích mĩ và Thuyết lưỡng tầng nếu chỉ nhìn nhận ở khía cạnh giá trị thẩm mĩ của tác phẩm Thứ ba, nghiên cứu mối quan hệ tạo

ra giá trí thẩm mĩ cho nghệ thuật trang trí nội thất chính là nghiên cứu mối quan hệ

Trang 28

giữa ba nhóm đối tượng: người sáng tạo, người cảm thụ, người đánh giá tương ứng với ba hoạt động tinh thần: sáng tạo, đánh giá, nhận thức

Ba vấn đề được đề cập bên trên thể hiện quan hệ kết nối có tính chất hữu cơ, thống nhất và mật thiết giữa nghệ thuật với các thành tố liên quan, nghệ thuật và cộng đồng, nghệ thuật và xã hội Bối cảnh xã hội có mối quan hệ nhưng không phải là cơ

sở nền tảng cho việc tạo ra tính nghệ thuật cho tác phẩm Mối quan hệ giữa người sáng tạo/người thiết kế với cộng đồng là mối quan hệ hữu cơ và cộng sinh, người sáng tạo cần khán giả, cần người thưởng thức, cần người đầu tư, cần người đánh giá Cộng đồng sẽ được hưởng lợi từ nguồn cảm hứng sáng tạo, các chủ đề tư tưởng, các thông điệp cuộc sống, và cộng đồng có không gian, môi trường được đẹp hơn nhờ nghệ thuật mang lại Lý thuyết này được vận dụng để xem xét, đánh giá các yếu tố nghệ thuật trang trí trong không gian nội ngoại thất trong mối quan hệ hữu cơ, đa chiều và đa ngành Cũng từ lý thuyết này sẽ giúp luận án xác định những yếu tố tác động đến giá trị thẩm mĩ của NTTT gạch đất nung trong thiết kế nội, ngoại thất Việt Nam, qua đó xác định được tính lý thuyết và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Ngoài các công trình liên quan trực tiếp đến luận án, còn một số bài viết về hiệu quả thị giác của ngôn ngữ tạo hình trong môi trường nội thất như bài viết “A study of aesthetic factors and aesthetic responses of the interior environment”-

“Nghiên cứu những yếu tố thẩm mĩ đáp ứng không gian nội thất” của hai tác giả

Shih-Yung Liu và Hsiu-Tyan Chuang trên tạp chí Impact số 2 năm 2014 [145] với mục

đích khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố thẩm mĩ và phản ứng của con người trong môi trường sống, sẽ hỗ trợ cho luận án phần định hướng nội dung của bảng khảo sát nhu cầu con người trong các công trình trang trí nội ngoại thất có sử dụng vật liệu gạch đất nung tại Việt Nam

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu trên thế

giới đi trước tập trung nghiên cứu, phân tích, luận giải những vấn đề liên quan đến khái niệm, nguồn gốc lịch sử, văn hóa, kĩ thuật khai thác, chế tác nguyên vật liệu, kĩ

Trang 29

thuật - công nghệ sản xuất và xây dựng, xu hướng phát triển gạch đất nung ở trên thế giới Những công trình này đã cung cấp những cơ sở lý luận, phương pháp luận, tiếp cận vấn đề trên nhiều góc độ, là nguồn dữ liệu quan trọng để luận án có sự so sánh đối chiếu giữa vấn đề nghiên cứu ở trong và ngoài nước, đặc biệt dưới góc độ lịch sử

Hệ thống tài liệu này giúp ích cho luận án trong việc xây dựng cơ sở lý luận chung

về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung trên thế giới, được trình bày trong chương 1 của luận án

Thứ 2, Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung truyền thống Việt

Nam đã được một số nhà khoa học quan tâm với nhiều hướng nghiên cứu, cách tiếp cận và trên những phương diện khác nhau như: bối cảnh chung, lịch sử hình thành và phát triển, giá trị lịch sử, văn hóa, đặc điểm, vai trò, kĩ thuật chế tác, sản xuất, xây dựng và sử dụng gạch đất nung trong kiến trúc, nội ngoại thất truyền thống Đây là nguồn dữ liệu cơ sở, đặt nền móng cho nghiên cứu của đề tài xác định vật liệu gạch đất nung là loại vật liệu có nguồn gốc hình thành và phát triển từ rất lâu đời, được sử dụng phổ biến trong quá khứ của người Việt với nhiều hình thức đa dạng, là vốn quý của người xưa để lại cho mỹ thuật hiện đại kế thừa, phát triển Đồng thời, các tài liệu này giúp luận án xác định được những nhóm công trình kiến trúc truyền thống của người Việt ở thời phong kiến sử dụng vật liệu gạch đất nung trong trang trí kiến trúc, bao gồm: công trình kiến trúc cung đình (lăng tẩm, cung điện, hoàng thành…), kiến trúc tôn giáo (đình, chùa, đền, tháp…) và kiến trúc dân gian (nhà ở, cổng làng,…)

Thứ 3, Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung Việt Nam hiện đại là

mảng nghiên cứu còn bỏ ngỏ, chưa từng có những nghiên cứu đi sâu mà chỉ được hiển thị ở thực tế các công trình, hoặc dưới dạng những bài báo giới thiệu về các công trình kiến trúc hiện đại đặc sắc, mà không bàn sâu về đặc trưng, giá trị, xu hướng, giải pháp đối với Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung các công trình tại Việt Nam hiện nay, nhất là việc đứng từ góc nhìn của Mỹ thuật với cách tiếp cận liên ngành Những bài báo tổng hợp thông tin giới thiệu các công trình hiện đại sử dụng vật liệu gạch đất nung tuy chưa phải là những nghiên cứu, đánh giá có tính hệ thống

và chuyên sâu, song cũng giúp cho đề tài thuận lợi hơn trong việc chọn lựa, tiếp cận

Trang 30

mẫu khảo sát để có thể tổng hợp, phân tích, đưa ra những nhận định dưới góc độ nghệ thuật tạo hình, trang trí

Thứ tư, nhìn từ góc độ khoa học, các luận điểm, nhận định, luận bàn, đánh giá

và kết luận được công bố của các tác giả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận

án đều dựa trên các nguồn tư liệu được thu thập công phu, khách quan, chính xác, đáng tin cậy Đó là căn cứ để luận án đi sâu nghiên cứu, khai thác Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung trong không gian nội ngoại thất các công trình tại Việt Nam trong đời sống hiện đại

Thứ năm, nghiên cứu về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung Việt

Nam hiện nay dưới góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có công trình đi trước Đây chính là khoảng trống để luận án thực hiện mục đích

và nội dung nghiên cứu này với mong muốn khảo sát từ thực tế tìm ra những đặc điểm, giá trị, xu hướng, giải pháp phát triển của loại hình nghệ thuật này trong dòng chảy mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng hiện đại Việt Nam

Tóm lại, đã có một số nhà khoa học bước đầu tiếp cận, đề cập, nghiên cứu về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung từ nhiều góc độ: lịch sử, dân tộc

học, văn hóa học, mỹ thuật học Tuy nhiên, vấn đề Nghệ thuật trang trí kiến trúc

bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay chưa có những nghiên cứu chuyên sâu

mang tính hệ thống, mới chỉ được đề cập, giới thiệu khái quát ở một số bài báo mô tả một số công trình kiến trúc, nội ngoại thất đẹp có sử dụng vật liệu gạch đất nung Nhiều vấn đề liên quan đến thực trạng, đặc điểm, giá trị, xu hướng và giải pháp phát triển Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay và trong tương lai chưa được đề cập đến, chưa có những kết luận khoa học, giải đáp thỏa đáng

Từ đó mở ra hướng nghiên cứu mới, cách tiếp cận mới từ góc nhìn lý luận và lịch sử

mỹ thuật trong việc nghiên cứu Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay của luận án

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1.1 Khái niệm Nghệ thuật trang trí

Trang 31

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2021), “Nghệ thuật” là: “Hình thái ý

thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” [63, tr.41] “Trang trí” là việc “trình bày, bố trí các vật có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hòa, làm đẹp mắt một khoảng không gian nào đó” [63, tr.104] và khái niệm “Nghệ thuật trang trí” được hiểu là:

Hoạt động mĩ thuật nhằm tạo ra giá trị thẩm mĩ và công năng của sản phẩm

và môi trường sinh hoạt Theo nghĩa hẹp, nghệ thuật trang trí là nghệ thuật

sử dụng những hình thức ước lệ, cách điệu của những đường nét và màu sắc, sử dụng sự sắp đặt quy củ và trật tự bố cục, để làm đẹp các vật thể Trang trí hoạ tiết trên các sản phẩm đất nung, trang trí trần nhà, tường nhà, trang trí đèn trong công trình nội thất… đều nhằm mục đích trên [63, tr.104]

Cuốn Từ điển Mỹ thuật phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân chủ biên

định nghĩa: “Nghệ thuật là các phương pháp tiến hành để làm ra các sản phẩn để chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người Nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn đẹp và sáng tạo” [58, tr.101], và “trang trí là nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người” [58, tr.132]

Theo cuốn Bách khoa thư Kiến trúc, Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa, Nghệ thuật

trang trí của tác giả Lê Phục Quốc, “nghệ thuật trang trí là một lĩnh vực của nghệ

thuật tạo hình với những tác phẩm cùng với kiến trúc hình thành môi trường vật chất chung quanh con người về phương diện nghệ thuật, đưa cơ sở hình tượng thẩm mĩ vào môi trường đó” [76, tr.768]

Theo Từ điển thuật ngữ nghệ thuật thu gọn của Oxford (The Concise Oxford

Dictionary of Art Terms) Nghệ thuật trang trí theo định nghĩa của Michael Clarke

(2010) “Nghệ thuật trang trí là nghệ thuật được sử dụng để làm đẹp hoặc tôn tạo một đối tượng có mục đích thực tế, trái ngược với mỹ thuật, tồn tại như một sự kết thúc trong chính nó” [136, tr.75]

Trang 32

Tổng hợp lại các khái niệm trên và theo cách sử dụng cụm từ này trong luận

án, có thể hiểu nghệ thuật trang trí là một hoạt động mĩ thuật nhằm “tô điểm”, làm đẹp cho những đối tượng, sản phẩm, không gian, môi trường sinh hoạt phục vụ cho đời sống vật chất, tinh thần của con người và do con người sáng tạo ra Nghệ thuật trang trí luôn gắn với vật cần trang trí và mục đích trang trí, bởi vậy, nó thuộc về, hoặc đồng nghĩa và mang những thuộc tính căn bản của lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng (Applied Arts) Đó là sự kết hợp yếu tố nghệ thuật với các yếu tố vật liệu và công nghệ để hình thành nên những sản phẩm vừa mang tính thẩm mĩ, vừa mang tính công năng, tạo ra không gian sống có chất lượng văn hóa cao

Trang trí được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật thị giác khác nhau như: Kiến trúc (mô típ hoa văn, hoa tiết, đồ án trang trí, bích họa, phù điêu, tượng tròn, kính màu, điêu khắc trên các thành phần, cấu kiện kiến trúc, vỏ bọc công trình, vật liệu… tạo nên hình thức trang trí không gian kiến trúc …); Nội, ngoại thất (trang trí bằng mô típ hoa văn, biểu tượng, màu sắc, các chất liệu, vật liệu… trên sàn, tường, trần, trang trí và sắp xếp, bài trí các đồ nội thất, tranh ảnh nghệ thuật trong không gian nội thất; sắp xếp bài trí mặt tiền, không gian sân vườn, tiểu cảnh, cây cảnh… cho ngoại thất công trình); Tạo dáng công nghiệp (tạo phom dáng, kiểu thức trang trí cho các sản phẩm công nghiệp như máy móc, xe hơi, thiết bị…), Đồ họa quảng cáo (Trang trí trên các ấn phẩm in ấn, tạp chí, trang báo, bìa sách, trang web, phim ảnh…); Sân khấu điện ảnh (trang trí không gian, bối cảnh sân khấu kịch, tuồng chèo, phông màn, trang phục và hóa trang, ánh sáng, đạo cụ…), Thời trang (trang trí trên quần áo, giày dép, phụ kiện…); Trang trí mỹ nghệ (trang trí những vật phẩm gia đình, đồ chơi, vàng bạc đá quý, trang sức, thủy tinh sành sứ…), trang trí trong đồ họa độc lập và một số loại khác

Sáng tạo nghệ thuật trang trí sử dụng các yếu tố tạo hình như điểm, đường nét, màu sắc, hoa văn, hình/mảng, khối, không gian, ánh sáng, vật liệu, chất liệu bề mặt… Hoa văn hay họa tiết trong nghệ thuật trang trí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nét đẹp tổng thể hài hòa cho hiện vật hoặc chi tiết trang trí Các nguyên lý tạo hình trang trí có thể kể đến như: chính phụ, cân bằng, điểm nhấn, tương phản, nhịp

Trang 33

điệu, hài hòa, thống nhất, các dạng thức trang trí, sắp xếp bố cục và tổ chức không gian được diễn đạt, biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật

1.2.1.2 Khái niệm “Nghệ thuật Kiến trúc”

“Nghệ thuật kiến trúc” là một trong bảy loại hình nghệ thuật được nhân loại công nhận, sắp xếp theo thứ tự: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, âm nhạc, múa, sân khấu và điện ảnh Ngay từ thời tiền sử, con người nguyên thủy sống trong các

hang động, được xem là các “kiến trúc tự nhiên” [55, tr.554] Trải qua thời gian, con

người đã biết xây dựng các công trình nhà ở từ đơn giản đến phức tạp với nhiều loại hình khác nhau: kiến trúc cung đình, kiến trúc tâm linh (đền tháp, miếu, chùa, nhà thờ…), kiến trúc phục vụ sinh hoạt (nhà ở), kiến trúc quân sự, kiến trúc công cộng (khu vui chơi, giải trí, trường học, nhà hát…) Thuật ngữ “kiến trúc” theo tác giả Nguyễn Xuân Tiên “là một loại hình nghệ thuật thị giác nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không gian sinh tồn của con người” [90, tr.209] Có thể thấy kiến trúc là một nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để tạo ra không gian sống cho con người hay còn gọi là không gian kiến trúc

1.2.1.3 Khái niệm “Gạch đất nung”

Theo Từ điển Tiếng Việt và Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm “Gạch”

được hiểu là “Khối đất nhuyễn đóng khuôn và nung ở nhiệt độ cao, thường có màu

đỏ nâu, dùng để xây, lát, là tên chung để chỉ dạng sản phẩm chính và truyền thống của đất nung thô được sản xuất từ đất sét; dùng làm vật liệu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp” [63, tr.369] còn “Đất nung” là “tên gọi chung sản phẩm chế

từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung, như đồ đất nung, sành, sứ” [63, tr.411]

Theo thuật ngữ chuyên ngành thuộc cuốn Giáo trình vật liệu xây dựng (2018),

“Gạch xây là loại vật liệu đất nung phổ biến thông dụng nhất, có công nghệ sản xuất đơn giản Công nghệ sản xuất gạch bao gồm 05 giai đoạn: Khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, phơi sấy, nung và làm nguội ra lò” [9, tr.33], còn vật liệu nung hay “đất nung” trong xây dựng “là loại vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao Do quá trình thay đổi lý, hóa trong khi nung nên vật liệu đất nung xây dựng có tính chất khác hẳn so với nguyên liệu ban

Trang 34

đầu” [9, tr.34]

Như vậy, hiểu một cách đơn giản, gạch đất nung (còn gọi là gạch nung, gạch

đỏ, gạch đất nung truyền thống hay gạch tuy-nen) là một loại vật liệu được ứng dụng trong xây dựng, trang trí nhà cửa, nội thất, sử dụng nguyên liệu chính để sản xuất là đất sét nung ở nhiệt độ cao để tạo thành viên gạch màu đỏ và cứng

Quy trình sản xuất gạch đất nung được thực hiện qua các khâu: khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, phơi sấy, nung và làm nguội ra lò Luận án sử dụng cụm từ

“Gạch đất nung” bởi gạch có hai loại: gạch nung và không nung Về bản chất, gạch đất nung khác hẳn loại gạch không nung, vốn là loại gạch sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn và đạt các chỉ số về cơ học: cường độ nén, uốn, độ hút nước mà không cần qua nhiệt độ Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc

cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng, nên khó đạt được tính bền vững, khả năng chống thấm, chịu nhiệt cao… như gạch đất nung

Độ lửa trong quá trình nung gạch là yếu tố quan trọng quyết định đến tính chất

cơ học, hình dáng và màu sắc của sản phẩm gạch đất nung Dưới đây là một số thông tin về cách độ lửa ảnh hưởng đến các loại gạch đất nung:

- Gạch đất nung - Terracotta: Nhiệt độ nung thường nằm trong khoảng 900 - 1100°C Sản phẩm thường có màu đỏ đất hoặc cam đất, chúng thường có độ bền kém hơn so với các loại gạch nung ở nhiệt độ cao hơn

- Gạch đất nung dạng gốm - Ceramic: Được nung ở nhiệt độ khoảng 1000 - 1250°C Chúng có độ cứng và độ bền cao hơn so với gạch đất nung terracotta và thường được sử dụng trong các ứng dụng nội thất và ngoại thất

- Gạch đất nung Porcelain: Được nung ở nhiệt độ cao hơn, thường là từ 1200 đến 1400°C Đây là loại gạch có độ bền và khả năng chịu lực tốt nhất, thích hợp cho các ứng dụng có yêu cầu cao về độ bền và khả năng chịu mài mòn

- Gạch đất nung Clinker: Được nung ở nhiệt độ khoảng 1400°C, thích hợp cho các ứng dụng công nghiệp và các môi trường có yêu cầu khắt khe về độ bền

Để sản xuất gạch đất nung thông dụng (Ceramic Tiles), nhiệt độ nung thường nằm trong khoảng từ 1000 - 1250°C Tại nhiệt độ này, đất sét và các nguyên liệu khác

Trang 35

sẽ trải qua các phản ứng hóa học và vật lý, chuyển đổi thành một cấu trúc đất nung đặc biệt có độ cứng và độ bền cao Tùy vào từng công trình và mục đích, nhà thiết kế

sẽ sử dụng loại gạch nung phù hợp

* Đặc điểm, tính chất, vai trò của vật liệu gạch đất nung

- Thành phần hóa học: Gạch đất nung thường được sản xuất từ các loại đất sét, cao lanh và các khoáng vật khác, qua quá trình nung ở nhiệt độ cao Trọng lượng viên gạch trung bình khoảng 2kg Khả năng hút ẩm từ 14% - 18%

- Quy cách: Gạch nung 2 lỗ: 220 x105 x60 mm; Gạch nung 4 lỗ: 80x 80x 180mm; Gạch đặc 100; Gạch đặc 150; Gạch 3 lỗ; Gạch 6 lỗ Ở Việt Nam, gạch đất nung ở mỗi vùng, miền lại có khuôn khổ, kích thước chuẩn khác nhau

- Về đặc tính kĩ thuật: Là vật liệu phổ biến trong xây dựng các công trình nhà

ở, công trình công cộng…, gạch đất nung có độ cứng và độ bền cao, chịu được nhiệt

độ và các tác động hóa học môi trường Đặc biệt, gạch đất nung có khả năng duy trì

và điều hòa nhiệt độ thích hợp Nhiệt được hấp thụ vào gạch đất nung sau đó mới vào nhà, nhờ vào quá trình đó mà không khí trong nhà luôn dễ chịu Chính vì thế mà những công trình sử dụng gạch đất nung thường ấm vào mùa đông và mát vào mùa

hè Đây cũng là loại vật liệu có độ bền cao và chống trầy xước nên nếu được bảo dưỡng đúng cách, gạch có thể tồn tại trong thời gian rất dài, một số loại có thể được tái chế và tái sử dụng

Gạch đất nung có sẵn nguồn nguyên liệu từ tự nhiên vì thế ít tốn kém hơn nhiều dạng vật liệu khác Được làm từ vật liệu tự nhiên và hữu cơ nên gạch đất nung là một lựa chọn rất bền vững và có khả năng tương thích cao với nhiều loại môi trường bởi những đặc tính như: không bị phai màu do tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời và tia UV, lại có khả năng điều tiết chống nấm mốc, vi khuẩn tự nhiên, khi được bảo vệ khỏi những tác động trực tiếp của thời tiết, chúng có thể được sử dụng cả trong nhà và ngoài trời Về độ hấp thụ nước, tùy vào loại gạch đất nung mà độ hấp thụ nước có thể khác nhau, đảm bảo sự lựa chọn phù hợp cho các ứng dụng cụ thể Bởi vậy, vật liệu này có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ không gian sống trong nhà đến các khu vực công cộng và thậm chí trong một số loại môi trường công nghiệp

Trang 36

- Vai trò của gạch đất nung trong nghệ thuật trang trí kiến trúc

Gạch đất nung không chỉ là vật liệu xây dựng thân thuộc của con người từ hàng nghìn năm nay mà nó còn là vật liệu được sử dụng trong nghệ thuật trang trí kiến trúc, kể cả nội thất lẫn ngoại thất Với nguồn nguyên liệu hữu cơ sẵn có từ tự nhiên, ít tốn kém hơn nhiều dạng vật liệu khác, với những đặc tính kĩ thuật khá hoàn hảo với tính bền vững, khả năng tương thích cao với nhiều loại môi trường, gạch đất nung có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ không gian sống trong nhà đến các khu vực công cộng và thậm chí trong một số loại môi trường công nghiệp

Ở khía cạnh thẩm mĩ, sự phổ biến của vật liệu gạch đất nung phần lớn bắt nguồn từ màu sắc tự nhiên hấp dẫn của nó, đó là hình ảnh thu nhỏ của tông màu đất Nguyên liệu làm ra gạch đất nung là những loại đất sét có hàm lượng sắt cao, thường

có bề ngoài với màu đỏ hoặc màu cam đậm đặc, khi nung sẽ phản ứng với ô xi và tạo cho gạch đất nung có tông màu cam đỏ với các sắc thái đa dạng như: đỏ, đỏ xám, nâu xám xanh, nâu đỏ, cam, cam cháy, vàng, thậm chí cả hồng Về độ bóng hay thô nhám cũng rất đa dạng, từ bóng lộn đến nhám, tùy thuộc vào quá trình sản xuất và ứng dụng

sử dụng Một khía cạnh quan trọng khác của gạch là việc sử dụng chúng để tạo ra các cấu trúc trang trí, các họa tiết và hoa văn phức tạp trên bề mặt kiến trúc để làm nên tính đa dạng và tính nghệ thuật trong kiến trúc ở một số công trình kiến trúc đặc biệt, gạch được sử dụng như một loại hình nghệ thuật độc lập như điêu khắc gạch hoặc các mảng trang trí thuần túy Tính năng trang trí thẩm mĩ được phát triển mạnh mẽ nhất khi sử dụng gạch nung kết hợp với xử lý men trên bề mặt để tạo nên các màu sắc sống động cho sản phẩm, tác phẩm

Trong ngữ cảnh của việc sử dụng vật liệu xây dựng, gạch đất nung đem lại một loạt các ưu điểm và giá trị khác biệt khi so sánh với các vật liệu khác như đá, gỗ, sắt, và bê tông Điều đặc biệt về gạch đất nung là khả năng tương hợp với môi trường, tạo ra không gian ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên So với đá, gạch đất nung thường nhẹ hơn và dễ xử lý, giảm bớt gánh nặng cho cấu trúc xây dựng Đồng thời, gạch đất nung mang đến nhiều tùy chọn thiết kế với các họa tiết và màu sắc đa dạng, tạo ra những không gian trang trí độc đáo So với gỗ, gạch đất nung có độ bền và độ ổn định cao hơn, không bị ảnh hưởng bởi môi trường ẩm, mối mọt hay các vấn đề khác mà

Trang 37

gỗ thường gặp Việc sử dụng gạch đất nung làm lớp trang trí cũng giúp giữ được vẻ mới mẻ và sáng tạo với thời gian So với sắt, gạch đất nung không bị ăn mòn, giảm chi phí bảo dưỡng và tái tạo Đồng thời, khả năng chịu lực của gạch đất nung khi sử dụng như nền nhà, cột, hay vách ngăn cũng là một ưu điểm lớn So với bê tông, gạch đất nung có thể được xem xét như một giải pháp xây dựng thân thiện với môi trường hơn, vì quá trình sản xuất gạch đất nung thường ít tốn năng lượng hơn so với việc sản xuất bê tông

Một trong những giá trị lớn của gạch đất nung trong lĩnh vực trang trí kiến trúc không chỉ ở khía cạnh kĩ thuật và thẩm mĩ, mà còn nằm ở khả năng định hình phong cách cá nhân của kiến trúc sư, từ đó hình thành và định hình phong cách kiến trúc nội thất Việt Nam đương đại, đậm chất nghệ thuật và sáng tạo Việc sáng tạo và sử dụng gạch đất nung không chỉ là việc xây dựng một công trình, mà là quá trình tạo ra một biểu tượng, một dấu ấn riêng biệt của công trình kiến trúc Gạch đất nung với khả năng tương hợp với nhiều màu sắc, họa tiết và kích thước của nó mở ra không gian rộng lớn cho sự độc đáo và sáng tạo Sự linh hoạt này cho phép kiến trúc sư biến tấu, kết hợp và tạo ra những tác phẩm kiến trúc không giới hạn, là một nguồn cảm hứng

vô tận cho các kiến trúc sư thể hiện cái tôi nghệ sĩ của họ Việc kết hợp gạch với các nguyên liệu khác, tạo ra những biểu tượng, hình ảnh độc đáo và mang tính chất đặc trưng của người sáng tạo, góp phần tạo ra các tác phẩm kiến trúc có đặc điểm nghệ thuật độc đáo Ngoài ra, gạch đất nung còn là nguồn cảm hứng lớn để xây dựng những không gian sống đặc sắc và phản ánh phong cách sống, văn hóa của cộng đồng Sự kết hợp linh hoạt của gạch với các yếu tố khác như ánh sáng, không gian nội, ngoại thất giúp kiến trúc sư tạo ra những công trình không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng câu chuyện và giá trị văn hóa sâu sắc

Tóm lại, gạch đất nung là một vật liệu có sự đa dạng về đặc tính, từ kĩ thuật đến thẩm mĩ, giúp nó trở thành một trong những lựa chọn ưu tiên trong nhiều ứng dụng kiến trúc và trang trí nội ngoại thất

1.2.1.4 Khái niệm “Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung”

“Trang trí kiến trúc” bao gồm việc trang trí không gian bên trong (nội thất) và không gian bên ngoài (ngoại thất) của công trình Trong đó, khái niệm “Nội thất”

Trang 38

được hiểu là “Đồ đạc và các loại tiện nghi, làm thành phía bên trong của một nhà ở” [63, tr.739] Và “Ngoại thất là những gì làm thành phía bên ngoài của ngôi nhà; phân biệt với nội thất, thường gọi là Trang trí ngoại thất” [63, tr.683]

Chúng ta cũng cần phân biệt “Trang trí kiến trúc” chủ đạo về việc sáng tạo, sắp xếp, bố trí, làm đẹp và tạo điểm nhấn cho một số chi tiết, thành phần thuộc không gian bên trong và bên ngoài công trình kiến trúc, tập trung sâu hơn vào tính thẩm mĩ

- vẻ ngoài, khiến chúng trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn bằng việc sử dụng những yếu tố, nguyên lý tạo hình trang trí trong mỹ thuật Đây là điểm khác với “Thiết kế kiến trúc”, thiên về cách tổ chức không gian tổng thể, không gian nội thất bên trong với các phòng chức năng và không gian ngoại thất bên ngoài công trình nhằm đảm bảo sự thoải mái, tiện ích và tính hiệu quả trong sử dụng, phân bổ diện tích, làm cho môi trường sống trở nên hài hòa và phù hợp chức năng

Từ khái niệm “Gạch đất nung”, “Nghệ thuật trang trí”, “Trang trí kiến trúc”

ở trên, có thể hiểu cụm từ “Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung” trong luận án không đơn thuần chỉ để tạo nên những bức tường bao bọc, khối kiến trúc hay phân chia các lớp không gian như cách sử dụng gạch trong ngành xây dựng thông thường, mà là việc vận dụng các thủ pháp, ngôn ngữ của nghệ thuật trang trí tạo ra một trật tự logic trong tổ chức, sắp đặt các viên gạch đất nung (để mộc màu và chất liệu tự nhiên, không trát vữa, sơn vôi che phủ bề mặt) liên kết nhau theo dạng bố cục hàng lối mô-đun (module), tạo thành những mảng tường, những hình khối trang trí với tính chất đặc - rỗng, mau - thưa, lồi - lõm, chiều hướng ngang, dọc khác nhau, hoặc xoay chuyển các viên gạch trong cấu trúc hàng, cột với một góc tiệm tiến nhất định…, kết hợp với kĩ thuật thi công chuyên nghiệp, gắn kết các đơn vị gạch, nhằm tạo ra những kết cấu hình thức, hoa văn họa tiết mới lạ, độc đáo, hấp dẫn cho không gian nội, ngoại thất công trình kiến trúc dân dụng (nhà ở và nhà công cộng - nhà trưng bày, bảo tàng, công viên, nhà xưởng, nhà hàng, quán cà phê, văn phòng,…) tùy vào sức sáng tạo của nhà thiết kế, nhà thiết kế

Về cơ bản, Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung mang đầy đủ những biểu hiện của nghệ thuật trang trí, sử dụng những nguyên lý (chính phụ, cân

Trang 39

bằng, điểm nhấn, tương phản, nhịp điệu, hài hòa, thống nhất, các dạng thức trang trí, sắp xếp bố cục, tổ chức không gian) và yếu tố tạo hình như điểm, đường nét, hình khối, màu sắc, chất liệu, không gian, ánh sáng… tạo nên những cấu trúc tường hoa văn dạng mô đun /hàng lối, đồng thời, cũng biểu hiện đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật trang trí như tính khúc chiết, tính biểu trưng, biểu tượng cao, dễ nhận biết, tạo

ấn tượng, thu hút thị giác trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa, hợp lý, gắn liền tính thẩm

mĩ với công năng, cùng với việc thể hiện ý tưởng, tư duy sáng tác của nhà thiết kế

Tác phẩm, sản phẩm của nghệ thuật trang trí vốn luôn phụ thuộc vào tính chất không gian chứa chúng, bởi vậy, phong cách tạo hình, trang trí gạch đất nung là một thể thống nhất, bị phụ thuộc và đi theo phong cách, đặc trưng tạo hình của khối kiến trúc và kết cấu không gian nội, ngoại thất công trình đó Nếu như chức năng trang trí được thể hiện bằng các yếu tố thẩm mĩ ở hình thức bên ngoài của đối tượng cần trang trí, thì tính biểu trưng, biểu tượng thể hiện tầng sâu trong chức năng trang trí và tính dân tộc thể hiện nguồn gốc của trang trí

Hoạt động sáng tạo Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung, cụ thể

và chính xác hơn là trang trí nội ngoại thất của công trình bằng vật liệu gạch đất nung cũng bị chi phối bởi mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhóm đối tượng:

1- Nhà đầu tư/Khách hàng (cũng có thể đồng thời là chủ sở hữu công trình); 2- Chủ thể sáng tạo (nghệ sĩ, nhà thiết kế hoặc kiến trúc sư),

3- Tác phẩm nghệ thuật (tác phẩm, sản phẩm, không gian nội ngoại thất được trang trí bằng gạch đất nung),

4- Công chúng thưởng thức (Chủ sở hữu công trình, đối tượng nhìn ngắm, hưởng thụ, sở hữu không gian sáng tạo) Tuy nhiên, nó khác mỹ thuật tạo hình là có thêm đơn

vị thi công xây dựng - nhà thầu để giải quyết các vấn đề ở khâu kĩ thuật, công nghệ, nhằm biến tác phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, nhà thiết kế trở thành hiện thực với đầy

đủ công năng phục vụ không gian sống của con người

1.2.2 Cơ sở thẩm mĩ của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung

1.2.2.1 Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung

Cũng như các loại hình nghệ thuật khác thuộc nghệ thuật thị giác, một tác phẩm, sản phẩm trang trí trong không gian nội , ngoại thất cần có sức truyền cảm cao,

Trang 40

đáp ứng tốt các yêu cầu về vật chất và tinh thần của con người, cần đạt những nội dung sau:

* Hình thức phản ảnh được nội dung - giải quyết được mối quan hệ hài hòa giữa hình thức và nội dung, đạt được sự thống nhất trong sáng tạo

* Sự hợp lý, logic của tổ chức không gian hình khối trong một hệ cấu trúc mang tính truyền cảm cao của logic kết cấu, tính năng vật liệu và sự hoàn thiện của công nghệ, kĩ thuật: Tự thân kết cấu vật liệu và sự hoàn thiện kĩ thuật cao cũng có khả năng tạo sức truyền cảm cao về nghệ thuật, gây tác động mĩ cảm tới con người, được gọi là “cấu trúc” hay vẻ đẹp kiến tạo, là một phương tiện tạo nên vẻ đẹp đích thức, trong sáng của công trình

* Sự cân xứng hài hòa trong sự đa dạng của bố cục tổng thể và của tạo hình chi tiết, tạo ra sự thống nhất trong sự biến hóa đa dạng, tương phản, vần luật, tỉ lệ,… tạo ra sự truyền cảm của đường nét, mảng khối, chất liệu, chất cảm, màu sắc… phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ dân tộc Trong đó, các quy luật tổ hợp không gian, hình khối

và biện pháp tạo sự hài hòa trong tạo hình trang trí không gian kiến trúc, nội ngoại thất bao gồm:

- Biểu cảm trong tổ hợp không gian - mặt bằng: Bố cục tạo hình trang trí hình khối, không gian có hiệu quả thẩm mĩ, đồng thời đáp ứng các yêu cầu công năng dựa trên những đặc điểm biểu cảm của các loại không gian cần trang trí

- Biểu cảm trong bố cục hình khối kiến trúc: Hình khối kiến trúc được tạo ra từ kết cấu và vỏ bao che của các không gian- mặt bằng Mỗi loại hình khối có sức biểu cảm riêng, khi được kết hợp với những yếu tố chất cảm được tạo ra từ cấu trúc bề mặt vật liệu cho vỏ bọc khối công trình, sẽ tạo ra những ấn tượng thị giác riêng biệt

1.2.2.2 Các yếu tố, nguyên lý và các hình thức bố cục tạo hình trang trí

Lược khảo các nguồn tài liệu chính thức về ngành thiết kế nội thất như sách

Thiết kế nội thất có minh họa của giáo sư Francis D.K.Ching [31], Giáo trình nguyên

lý thiết kế kiến trúc nội thất của KTS Nguyễn Hoàng Liên [52], cuốn Interior design- third edition (Thiết kế nội thất - tái bản lần thứ 3) của Giáo sư John F.Pile [127], The Elements and principles of Design (Các yếu tố và nguyên tắc của thiết kế) của tác giả

Ngày đăng: 26/03/2024, 09:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w