LỜI MỞ ĐẦU 5 1. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. 6 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 6 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6 1.1.2 Các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất 6 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất 7 1.2. VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 9 1.2.1. Lực lượng sản xuất yếu tố quyết định sự tồn tại, biến động và phát triển của đời sống xã hội 9 1.2.2. Vai trò của lực lượng sản xuất ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay 11 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13 2.1. BỐI CẢNH CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 13 2.2. THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17 2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 17 2.2.2 Nguyên nhân 19 2.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 20152020 20 2.3.1 Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 20 2.3.2 Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực 21 2.3.3 Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực 22 2.3.4 Cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn giáo dục và đào tạo, coi đó là vấn đề trung tâm của phát triển lực lượng sản xuất 22 3. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG, PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO HIỆN NAY Ở NGÂN HÀNG 24 3.1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÂN HÀNG HIỆN NAY 24 3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ 26 3.2.1 Những hạn chế 26 3.2.2 Những nguyên nhân 27 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO HIỆN NAY Ở NGÂN HÀNG 28 3.3.1. Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo 28 3.3.2. Giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) 29 3.3.3. Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại 30 KẾT LUẬN 32 LỜI MỞ ĐẦU Quá trình phát triển của lịch sử loài người gắn liền với các hình kinh tế xã hội khác nhau, hình thái kinh tế xã hội phát triển sau hơn hình thái kinh tế xã hội trước. Trong đó phải kể đến vai trò của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật cho mỗi hình thái kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò to lớn trong đời Rsống xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, nó dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất do đó kiến trúc thượng tầng thay đổi theo dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế, hình thái kính tế mới cao hơn, tiến bộ hơn. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của ngành ngân hàng. Ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, vì vậy nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho ngành ngân hàng. Vì vậy, muốn có một xã hội ổn định, một nền kinh tế phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu phải phát triển, xây dựng lực lượng sản xuất. Nhận thấy được tầm quan trọng của lực lượng sản xuất nói chung và vai trò quan trọng đối với phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay và vấn đề xây dựng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ở ngân hàng” làm đề tài cho bải thảo luận của mình 1. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 1.1.1Một số khái niệmcơ bản Lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ,... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất là lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao. Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) .Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sử hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối các sản phẩm làm ra. Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó hình thành và phát triển một cách khách quan ko phụ thuộc vào ý chí con người. Nếu như quan niệm lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của sản xuất thì quan hệ sản xuất lại là mặt xã hội của sản xuất. 1.1.2 Các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất được cấu thành bởi hai bộ phận đó là người lao động và tư liệu sản xuất trong đó: Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu lao động bảo gồm công cụ lao động (máy móc…)và đối tượng lao động khác (phương tiện vận chuyển, bảo quản, chưa đựng công cụ lao động và sản phẩm). Còn đối tượng lao động gồm hai bộ phận là những yếu tố nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên (đất đai, than đá,…) và một bộ phận phái trải qua sự cải tạo của con người – còn gọi là nhân tạo ví dụ: nhựa, gỗ ép… Trong tư liệu snar xuất thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất. Người lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất vì người lao động đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất, là người tạo ra tư liệu lao động và sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng lao động tao ra sản phẩm còn tư liệu sản xuất chỉ đóng vai trò là khách thể chịu sự tác động trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động. Con người vừa là một phần trong kết cấu của lực lượng sản xuất, vừa tác động đến quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này thể hiện ở chỗ con người có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thông qua những hoạt động phù hợp hoặc không phù hợp với quy luật nội tại của lực lượng sản xuất, với quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Mặc dù tư liệu sản xuất, tiền vốn, khoa học và kỹ thuật đều là những yếu tố cần thiết để thực hiện sản xuất song tất cả đều phải thông qua hoạt động của con người mới đem lại hiệu quả kinh tế, những giá trị mới. Những yếu tố trên sẽ tồn tại ở dạng tiềm năng, sẽ trở thành vô hiệu hóa khi nó không được đặt trong mối quan hệ giữa tư liệu sản xuất và sức lao động. Con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là sức lao động, vừa với tư cách là con người có ý thức, chủ thể của những quan hệ kinh tế. Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, ý thức và thái độ của người lao động đối với sản xuất và sản phẩm là những yếu tố quan trọng để sử dụng, khai thác kỹ thuật và tư liệu sản xuất vốn có để sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Ph Awngghen đã nhấn mạnh: “Muốn nâng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lên mức độ cao… mà chỉ có Phương tiện cơ giới và hóa học phù hợp thì không đủ, còn cần phải phát triển một cách tương ứng năng lực con người sử dụng những phương tiện đó nữa” Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động là yếu tố động lực của sản xuất. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Sự biến đổi công cụ lao động là nguyên nhân suy đến cùng mọi sự biến đổi của xã hội. Các yếu tố trong lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất trong một phương thức sản xuất 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất là hai mặt của quá trình sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triển xã hội. Sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất quy định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một Phương thức sản xuất mới ra đời , khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệsản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệsản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệsản xuất đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuấtphát triển. Điều đó có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuấtvà do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệsản xuất nhưng quan hệsản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệsản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động xã hội, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệsản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuấtphát triển. Ngược lại quan hệsản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “ tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung, khi đó quan hệsản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệsản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuấtphát triển.
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 9 LỚP CAO HOC 18.01.NHB
1 Thẩm Quỳnh Trang (nhóm trưởng)
2 Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 5
1 LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 6
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
1.1.2 Các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất 6
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất 7
1.2 VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 9
1.2.1 Lực lượng sản xuất - yếu tố quyết định sự tồn tại, biến động và phát triển của đời sống xã hội 9
1.2.2 Vai trò của lực lượng sản xuất ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay 11
2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13
2.1 BỐI CẢNH CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13
2.2 THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17
2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 17
2.2.2 Nguyên nhân 19
2.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2015-2020 20
2.3.1 Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 20
2.3.2 Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực 21
2.3.3 Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực 22
2.3.4 Cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn giáo dục và đào tạo, coi đó là vấn đề trung tâm của phát triển lực lượng sản xuất 22
3 VẤN ĐỀ XÂY DỰNG, PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO HIỆN NAY Ở NGÂN HÀNG 24
3.1 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÂN HÀNG HIỆN NAY 24
3.2 NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ 26
3.2.1 Những hạn chế 26
3.2.2 Những nguyên nhân 27
Trang 43.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO HIỆN NAY Ở NGÂN HÀNG 28
3.3.1 Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo 28
3.3.2 Giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) 29
3.3.3 Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại 30
KẾT LUẬN 32
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của lịch sử loài người gắn liền với các hình kinh tế xã hộikhác nhau, hình thái kinh tế xã hội phát triển sau hơn hình thái kinh tế xã hội trước.Trong đó phải kể đến vai trò của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là nền tảngvật chất kĩ thuật cho mỗi hình thái kinh tế xã hội Hình thái kinh tế xã hội khác nhau
có lực lượng sản xuất khác nhau Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò to lớn trong đờiRsống xã hội Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định hình thành, phát triển vàthay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, nó dẫn đến sự thay đổi quan hệ sảnxuất do đó kiến trúc thượng tầng thay đổi theo dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũđược thay thế, hình thái kính tế mới cao hơn, tiến bộ hơn
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhậpsâu rộng với nền kinh tế thế giới, vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làmột trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước và sựsống còn của ngành ngân hàng Ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế quốcdân, vì vậy nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt nâng caochất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho ngành ngân hàng Vì vậy, muốn cómột xã hội ổn định, một nền kinh tế phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu phải phát triển,xây dựng lực lượng sản xuất
Nhận thấy được tầm quan trọng của lực lượng sản xuất nói chung và vai trò quantrọng đối với phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng nên
em đã chọn đề tài: “Thực trạng của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay và vấn
đề xây dựng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ở ngân hàng” làm
đề tài cho bải thảo luận của mình
Trang 61 LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất,
kỹ thuật, công nghệ, của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới
tự nhiên của con người Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phảnánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công của lựclượng sản xuất là lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấphơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trongquá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ
sử hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ
về phân phối các sản phẩm làm ra Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nóhình thành và phát triển một cách khách quan ko phụ thuộc vào ý chí con người Nếunhư quan niệm lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của sản xuất thì quan hệ sản xuất lại
là mặt xã hội của sản xuất
1.1.2 Các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất được cấu thành bởi hai bộ phận đó là người lao động và tưliệu sản xuất trong đó:
Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động
và đối tượng lao động Trong đó tư liệu lao động bảo gồm công cụ lao động (máymóc…)và đối tượng lao động khác (phương tiện vận chuyển, bảo quản, chưa đựngcông cụ lao động và sản phẩm) Còn đối tượng lao động gồm hai bộ phận là nhữngyếu tố nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên (đất đai, than đá,…) và một bộ phận pháitrải qua sự cải tạo của con người – còn gọi là nhân tạo ví dụ: nhựa, gỗ ép… Trong tưliệu snar xuất thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất
Người lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất vì người laođộng đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất, là người tạo ra tư liệu lao động và
sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng lao động tao ra sản phẩm còn tư liệu sản xuấtchỉ đóng vai trò là khách thể chịu sự tác động trong quá trình sản xuất Lực lượng sản
Trang 7xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động Con người vừa
là một phần trong kết cấu của lực lượng sản xuất, vừa tác động đến quá trình phát triểncủa lực lượng sản xuất Sự tác động này thể hiện ở chỗ con người có thể đẩy nhanhhoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thông qua những hoạt động phùhợp hoặc không phù hợp với quy luật nội tại của lực lượng sản xuất, với quy luật sựphù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất Mặc dù tưliệu sản xuất, tiền vốn, khoa học và kỹ thuật đều là những yếu tố cần thiết để thực hiệnsản xuất song tất cả đều phải thông qua hoạt động của con người mới đem lại hiệu quảkinh tế, những giá trị mới Những yếu tố trên sẽ tồn tại ở dạng tiềm năng, sẽ trở thành
vô hiệu hóa khi nó không được đặt trong mối quan hệ giữa tư liệu sản xuất và sức laođộng Con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là sức lao động, vừa với
tư cách là con người có ý thức, chủ thể của những quan hệ kinh tế Trình độ văn hóa,trình độ kỹ thuật, chuyên môn, ý thức và thái độ của người lao động đối với sản xuất
và sản phẩm là những yếu tố quan trọng để sử dụng, khai thác kỹ thuật và tư liệu sảnxuất vốn có để sáng tạo ra trong quá trình sản xuất Ph Awngghen đã nhấn mạnh:
“Muốn nâng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lên mức độ cao… mà chỉ cóPhương tiện cơ giới và hóa học phù hợp thì không đủ, còn cần phải phát triển mộtcách tương ứng năng lực con người sử dụng những phương tiện đó nữa”
Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lựclượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất Công cụ lao động docon người sáng tạo ra là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sứcmạnh của con người trong quá trình lao động là yếu tố động lực của sản xuất Cùngvới quá trình tích lũy kinh nghiệm với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụlao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện Sự biến đổi công cụ lao động lànguyên nhân suy đến cùng mọi sự biến đổi của xã hội Các yếu tố trong lực lượng sảnxuất tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu
tố hoạt động nhất, cách mạng nhất trong một phương thức sản xuất
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của quá trình sản xuất, chúngtồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng tạo thànhquy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triển xã hội
Trang 8Sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất quy định và làm thay đổi quan hệsản xuất cho phù hợp với nó Khi một Phương thức sản xuất mới ra đời , khi đó quan
hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp của quan hệsản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” củalực lượng sản xuất Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạođịa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển Điều đó có nghĩa là nó tạo điềukiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuấtvà do
đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó Lực lượng sản xuấtquyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối vàtác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất quy định mụcđích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động xã hội, đến tổchức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và do
đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất pháttriển Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “ tiên tiến” hơn một cách giảtạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lựclượng sản xuất Theo quy luật chung, khi đó quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằngquan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển
Sự phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ chịu sự tác động của quan hệ sảnxuất mà còn nhiều yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên, dân số, thời đại, dân tộc, thểchế chính trị…
Dân số của một nước quyết định đến số lượng của lực lượng lao động, nước càngđông dân thì nguồn lao động càng dồi dào
Thời đại: Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hôi nốitiếp nhau Mỗi hình thái kinh tế xã hôi lại ứng với sự phát triển phù hợp của lực lượngsản xuất Trong đó xã hội Công xã nguyên thủy con người tìm ra lửa để nấu chín thức
ăn và đuổi thú dữ Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, con người đã chế tạo và sử dụng cáccông cụ đồ thủ công bằng đá để làm vũ khí săn bắt… Dưới chủ nghĩa tư bản, máy hơinước ra đời năng suất lao động tăng cao…
Trang 91.2 VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.2.1 Lực lượng sản xuất - yếu tố quyết định sự tồn tại, biến động và phát triển của đời sống xã hội
Để thấy rõ hơn vai trò của lực lượng sản xuất với sự phát triển của xã hội loàingười, ta cần xét vai trò của nó với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển Sự pháttriển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất,trước hết là công cụ lao động Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấubằng trình độ của lực lượng sản xuất Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạnlịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó.Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinhnghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xãhội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất
Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất.Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lêntính chất xã hội hoá Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kémphát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân Khi sản xuất đạt tớitrình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất
có tính chất xã hội hoá Vai trò của lực lượng sản xuất đối với nền kinh tế và đời sống
xã hội được thể hiện rõ nét trong quá trình lịch sử loài người Xuất phát từ một nềnkinh tế nhỏ bé, lạc hậu, thô sơ nhất Đó là nền văn minh nông nghiệp thời kì chế dộnguyên thuỷ tiếp đó là chiễm hữu nô lệ và cao hơn chút là chế độ phong kiến Tất cảcác hình thái kể trên đều có lực lượng sản xuất nhỏ bé tự cung tự cấp Trình độ ngườilao động và sự phát triển công cụ lao động, cũng như đối tượng lao động còn rất nhiềuhạn chế Bởi vậy mà của cải vật chất tạo ra không nhiều do đó, nền kinh tế thời kì nàychưa có gì nổi bật Điều đó tất yếu dẫn tới ảnh hưởng đến đời sống xã hộ của conngười Một khi không tạo ta được một cách đầy đủ nhu cầu vật chất của con người thìđồng nghĩa không thể có một đời sống nâng cao Các tiền đề cơ bản đảm bảo cho sựtồn tại và phát triển của con người là ăn, mặc, ở, đi lại mà chưa được đáp ứng thì sẽchẳng có thể có những đòi hỏi khác được thoả mãn Có lẽ vì thế nên nhiều tiêu chuẩn
để đánh giá sự phát triển toàn diện con người trong thới kì nền văn minh nông nghiệp
là rất kém Tuổi thọ trung bình, tỉ lệ trẻ em tử vong khi sinh, trình độ giáo dục… đều ởmức báo động Đó là những hệ quả, tuy nhiên, khi chuyển dần sang chủ nghĩa tư bản,
Trang 10lực lượng sản xuất đã có sự nhảy vọt Tính chất xã hội hoá thay thế cho tính chất cánhân lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn quan hệ sảnxuất phong kiến trước kia Số lượng của cải vật chất mà con người làm ra bằng tất cảcác thế hệ trước kia cộng lại
Có thể nói, chưa bao giờ lực lượng sản xuất phát triển mạnh đến thế và tạo ranhiều của cải vật chất đến vậy Nhìn một cách toàn diện, con người tạo nên một nềnkinh tế phát triển thực sự, hơn hẳn các nền kinh tế trước đó Đó là nền kinh tế hànghoá lực lượng sản xuất đã làm thay đổi rất nhiều, nếu không nói là tất cả Sự phát triểncủa lực lượng sản xuất mới trong lòng chế độ phong kiến đã thay thế quan hệ sản xuất
cũ bằng một quan hệ sản xuất mới Thiết lập nên chế độ cộng hoà Như vậy, có thểthấy rằng dù trong xã hội nào đi chăng nữa thì tầm qua trọng của lực lượng sản xuấtđối với nền kinh tế là rất lớn Điều đó thực tế lịch sử chứng minh rất rõ ràng Với sự rađời của lực lượng sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa, đời sống xã hội của con người đượctăng lên rõ rệt Tuổi thọ trung bình tăng, trình độ của con người được nâng cao, quyềnlợi con người được đảm bảo… Mặc dù vậy, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩavẫn có nhiều hạn chế, mâu thuẫn không thể khắc phục Chỉ có chủ nghĩa xã hội vớitính ưu việt của nó mới khắc phục được tất cả những hạn chế của chế độ trước kia.Tạo nên một xã hội mới, thực sự vì con người Ở đó, lực lượng sản xuất được giảiphóng tối đa, tạo môi trường kinh tế bền vững, phát triển ở trình độ cao
Nếu một nền kinh tế mà ở đó, thiếu vắng sự phát triển của lực lượng sản xuấthiện đại thì nền kinh tế đó khó có thể đứng vững Thậm chí còn bị tiêu vong Do đómới thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của lực lượng sản xuất Sự phát triển lâu dài, bềnvững và ổn định của bất kì một quốc gia nào trong lịch sử đều đi liền với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất Yếu tố con người, lực lượng sản xuất chủ đạo sẽ là đòn bẩy, làđộng lực thúc đẩy Người ta biết đến sự thần kì của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai bởimột nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng Người lao động Nhật Bản, công
cụ lao động Nhật Bản, và cả sự quản lý, điều hành của Nhật Bản là bài học quý đối vớicác nước đi sau Những thành tựu kinh tế mà đất nước Nhật Bản đạt được không thểtách rời sự phát triển của lực lượng sản xuất
Tóm lại, lực lượng sản xuất có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển củamột nền kinh tế và trong đời sống xã hội nói chung
Trang 111.2.2 Vai trò của lực lượng sản xuất ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay Trong thời đại ngày nay, khi mà tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ,cho phép máy móc thay thế sức lao động của con người trong những hoạt động sảnxuất vật chất thì vai trò của con người - nguồn lao động đối với nền kinh tế càng đượcđưa lên hàng đầu Số lượng lao động đông đảo trong các doanh nghiệp sẽ giúp họ mởrộng quy mô sản xuất, đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Chất lượngcủa lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất Máy móc, trang thiết bịđược cải tiến càng đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp để sử dụngnhững trang thiết bị hiện đại đó Sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của con người
sẽ thôi thúc sản xuất phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Vai trò của yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu đối với sự phát triểncủa xã hội Không phải không có lý khi các nước trên thế giới tập trung vào phát triểnnguồn lực con người Đầu tư vào con người được xem như nguồn đầu tư mang lại hiệuquả cao nhất Máy móc, kỹ thuật, công nghệ hiện đại rồi sẽ đến lúc trở nên lạc hậunhưng nguồn lực con người nếu được bồi dưỡng sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô tận.Nhật Bản là nước thành công nhất trong việc đầu tư vào con người Với nguồn tàinguyên thiên nhiên, Nhật Bản sớm ý thức được tầm quan trọng của yếu tố con người
và tập trung mọi sức mạnh để phát triển nguồn lực này Bằng các chính sách ưu tiên,
hỗ trợ cho người lao động đặc biệt là về đời sống tinh thần, Nhật Bản đã tận dụngđược nguồn lao động trong nước, tạo điều kiện để người lao động tiếp cận nhanh vớikhoa học - kỹ thuật và nhanh chóng ứng dụng vào trong sản xuất Thành công trongviệc đầu tư vào yếu tố con người là nhân tố hàng đầu giải thích cho sù phát triển “thầnkỳ” của Nhật Bản trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai Tiếp thu kinhnghiệm đó, một loạt các nước như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ cũngtập trung phát triển nguồn lao động và đã đạt được những thành tựu đáng kể Thànhcông vang dội của Singapore có phần nhờ chủ nghĩa nhân tài do ông Lý Quang Diệu
đề ra và thực thi, với nội dung: tài nguyên duy nhất của Singapore là con người; khôngđào tạo và sử dụng nhân tài thì đất nước sẽ suy vong Còn trong Báo cáo chính trị tạiđại hội XV Đảng Cộng Sản Trung Quốc viết: “Nhân tài là nguồn tài nguyên quantrọng nhất trong phát triển kinh tế xã hội” Các nước đang phát triển nói chung và ViệtNam nói riêng hoàn toàn có thể dựa vào biện pháp phát triển nguồn tài nguyên conngười của mình để từng bước phát triển xã hội
Trang 12Ta đã biết vai trò to lớn của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế như Thái Lannhờ có lực lượng sản xuất phát triển đã giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững Trước những năm 1945 nền kinh tế Thái Lan là nền nông nghiệp lạc hậu, độccanh là phổ biến với kỹ thuật sản xuất dùng trong nông nghiệp hết sức lạc hậu Côngnghiệp phát triển què quặt, phiến diện chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và sơ chếnguyên liệu Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tư bản nước ngoài
Từ cuối thập kỷ 60 đến nay nhờ có sự quan tâm đầu tư cho phát triển lực lượngsản xuất mà nền kinh tế Thái Lan đã có sự biến đổi sâu sắc đạt được nhiều thành tựu Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục ổn định Trong giai đoạn năm 1990-
1999 tốc độ tăng GDP hằng năm đạt 4,7% Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển hướng.GDP trong nông nghiệp năm 1990 là 12,5% nhưng đến năm 2001 giảm xuống 8,6%.Dịch vụ năm 1990 là 50%; năm 2001 là 49,3% GDP bình quan đầu người năm 1995
là 3500 USD đến năm 2005 là 9000 USD một người
Ngành nông nghiệp đã chú trọng đầu tư vốn ứng dụng khoa học kỹ thuật, phươngpháp canh tác mới, lai tạo nhiều giống mới, phát triển thuỷ lợi và tăng cường chiều sâucho nông nghiệp Thái Lan từ chỗ chỉ có 2 loại cây trồng truyền thống như gạo, cao su
đã đa dạng hoá nhiều loại cây trồng Sản lượng lương thực tăng đứng đầu thế giới vềxuất khẩu gạo
Công nghiệp thì Thái Lan chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học vào chế biếnnông sản, biến ngành này trở thành ngành mũi nhọn cạnh tranh với các nước trên thếgiới
Dịch vụ đang phát triển nhanh với nhiều loại hình đa dạng Đầu tư về trang thiết
bị, khoa học cho ngành này càng được nâng cao
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã làm cho nền kinh tế TháiLan gặp rất nhiều khó khăn Nhưng nhờ có giải pháp của nhà nước và đặc biệt là sựlớn mạnh không ngừng của lực lượng sản xuất đã giúp cho Thái Lan khôi phục đượcnền kinh tế và trở thành con rồng trong khu vực Đông Nam Á
Tóm lại vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội là vô cùng quantrọng, quyết định về lượng và chất của đời sống xã hội
Về lượng: Lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầucủa xã hội Trong quá trình sản xuất con người đã sử dụng công cụ lao động tác độngvào tự nhiên, cải biến, các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chấtthỏa mãn nhu cầu và phát triển của con người
Trang 13Về chất: Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội, khi lực lượng sản xuấtkhông ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tấtyếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiếnhơn C.Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rõ “Từ chỗ là những hình thức phát triển của cáclực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượngsản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 Dưới chủ nghĩa tư bản, nhất là từ khimáy hơi nước ra đời, lực lượng sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tưliệu xã hội C.Mác đã viết: “Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạtđến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúngnữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếucủa một quá trình tự nhiên” Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự biến đổiquan hệ sản xuất, do đó mà phương thức sản xuất mới ra đời Phương thức sản xuấtmới nhất định tiến bộ hơn phương thức sản xuất trước đó Phương thức sản xuất là sựthống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tươngứng Trình độ phát triển của một xã hội thể hiện ở chính phương thức sản xuất của xãhội hay cụ thể là ở lực lượng sản xuất tồn tại trong xã hội đó Các Mác đã chứng minh:
“ Cái rìu đá cho ta xã hội công xã nguyên thủy Cái cối xay gió cho ta xã hội phongkiến Cái máy hơi nước cho ta xã hội tư bản”
Trong quá trình đấu tranh cho sự phát triển xã hội, Lênin đã nói: “Suy cho cùngphương thức sản xuất này thắng phương thức sản xuất kia chính là ở chỗ tạo ra năngsuất lao động xã hội cao hơn”
Qua việc nghiên cứu trên thấy được vai trò quan trọng của lực lượng sản xuất
Nó là động lực thôi thúc nền kinh tế phát triển không ngừng
Nhờ nghiên cứu lực lượng sản xuất ta có thể hiểu và áp dụng nó một cách sángtạo, khoa học vào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước vững bước trên conđường công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng chủ nghĩa xã hội
2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 BỐI CẢNH CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Bối cảnh của quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Trang 14Ở Việt Nam, do điểm xuất phát rất thấp từ một nước nông nghiệp lạc hậu trongchế độ phong kiến hàng nghìn năm, bị chủ nghĩa thực dân cai trị hàng trăm năm, nênyêu cầu phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa càng bức thiết Sau Cách mạngTháng Tám 1945, đất nước vừa giành được độc lập lại phải tiến hành kháng chiến lâudài chống xâm lược nên chưa có điều kiện để chuyển lên con đường Xã hội chủ nghĩa.Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội phảiphát triển kỹ nghệ, tức là phát triển công nghiệp, khoa học, kỹ thuật.
Miền Bắc Việt Nam được giải phóng năm 1954 và bước vào thời kỳ quá độ lênChủ nghĩa xã hội Đại hội III của Đảng (9-1960) xác định công nghiệp hóa xã hội chủnghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ, tiến hành cách mạng kỹthuậtxây dựng nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa họctiên tiến Xác lập và củng cố quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa Với đường hướng đó,mặc dù trong điều kiện phải tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng sảnxuất ở miền Bắc đã tăng gấp nhiều lần về cơ sở vật chất-kỹ thuật Quan hệ sản xuấtmới được xây dựng và củng cố với ba yếu tố cơ bản: chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể; chế độ quản lý kế hoạch hóa, tậptrung, hành chính mà Nhà nước là chủ thể; chế độ phân phối theo lao động, có tínhđến một phần về đóng góp tư liệu sản xuất (ruộng 5%)
Sau khi miền Nam được giải phóng (1975), đất nước thống nhất và xây dựng Chủnghĩa xã hội trên cả nước Đại hội IV của Đảng (12-1976) tiếp tục đường lối đẩy mạnhcông nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa và coi cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt
để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Xây dựng quan hệ sản xuất mới ở miềnNam theo mô hình đã được xây dựng và củng cố ở miền Bắc, để nhanh chóng thốngnhất về chế độ kinh tế Trong hơn 10 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cả nước, dù
bị bao vây, cấm vận và chiến tranh biên giới với những tổn thất nặng nề, song lựclượng sản xuất vẫn phát triển đáng kể; “đã hoàn thành mấy trăm công trình tương đốilớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có một số cơ sở quan trọng về điện,dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, đường, thủy lợi, giao thông…”(4) Xây dựng các côngtrình thủy điện Hòa Bình, Trị An, nhiệt điện Phả Lại, các nhà máy xi măng Bỉm Sơn,Hoàng Thạch, cầu lớn Thăng Long, Chương Dương, công trình thủy lợi Dầu Tiếng,
Kẻ Gỗ, kênh Hồng Ngự thật sự có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội
Với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên Việt Nam đã lâm vào khủnghoảng từ năm 1979 Một trong những nguyên nhân đó là nóng vội, duy ý chí trong cải
Trang 15tạo Xã hội chủ nghĩa và quan hệ sản xuất mới bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm, nhất
là về cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý Quan hệ sản xuất đã làm cho nền kinh tế trì trệ,kém phát triển và cũng không thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển Đại hội
VI của Đảng (12-1986) cho rằng: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bịkìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sảnxuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hìnhthức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn”(5).Nhận thức đúng đắn đó là cơ sở để quyết định đường lối đổi mới, lấy đổi mới kinh tế
là trung tâm Đổi mới cơ cấu kinh tế với chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tếgắn với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất; đổi mới cơ chế quản lý và chế độphân phối, xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp, chuyểnsang hạch toán kinh doanh, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường Quan hệ sản xuất
đã được nhận thức và chuyển đổi phù hợp
Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhất quán đườnglối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước nhằm phát triển mạnh mẽlực lượng sản xuất Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (7-1994) nêu rõ:
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao độngthủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp
và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” Đó là một quátrình lâu dài, “Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước tathành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mứcsống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh”
Đại hội VIII của Đảng (6-1996) khẳng định Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảngkinh tế-xã hội, hoàn thành những nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳquá độ, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Chiến lượcphát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ do Hội nghị Trung ương 2 khóaVIII (12-1996) đề ra và xác định giáo dục, đào tạo cùng với khoa học công nghệ làquốc sách hàng đầu nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phát triển đất nước
Trang 16Đẩy mạnh CNH, HĐH, chú trọng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo và khoahọc, công nghệ là cần thiết và đúng đắn Nhưng sau 10 năm đổi mới, Đại hội VIII lạithấy rõ một khuyết điểm là: “Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phầnvừa lúng túng vừa buông lỏng”(8) Kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chưaphát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Chưa đổi mới kinh tế hợptác, hợp tác xã tan rã hoặc chỉ tồn tại hình thức chưa có hình thức hợp tác xã mới.Chưa thật sự thúc đẩy và quản lý tốt kinh tế tư nhân Quản lý kinh tế liên doanh vớinước ngoài có nhiều sơ hở.
Có sự buông lỏng và lúng túng trong lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới vìquan hệ sản xuất được xây dựng trước đổi mới đã không còn thích hợp và nhận thức
về quan hệ sản xuất mới còn chưa rõ ràng
Sau khi khẳng định nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chếthị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, thì nhậnthức về quan hệ sản xuất và thể hiện nó trong xây dựng, phát triển các hình thức tổchức kinh tế, các thành phần kinh tế mới từng bước được làm rõ
Hội nghị Trung ương 3 khóa IX (9-2001) ban hành nghị quyết Về tiếp tục sắpxếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Nghị quyếtTrung ương 5 khóa IX (2-2002) Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quảkinh tế tập thể và Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điềukiện phát triển kinh tế tư nhân Những quan điểm cơ bản đó được thể chế hóa trong sự
bổ sung, phát triển Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã
Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy pháttriển lực lượng sản xuất ở Việt Nam Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Gần 30 năm đổi mới, nhiều công trình lớn củađất nước được xây dựng và đi vào hoạt động Đó là nhà máy thủy điện Yaly, Sơn La,Tuyên Quang cùng với Hòa Bình, Trị An trước đó, hệ thống tải điện Bắc Nam, cùngvới các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhiệt điện đã là thành tựu lớn của điện khí hóatoàn quốc Công nghiệp dầu khí với khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất, khí điện đạmPhú Mỹ, Cà Mau Hiện đại hóa ngành khai thác than và khoáng sản Tiếp tục pháttriển công nghiệp gang thép, cơ khí Phát triển công nghệ thông tin và viễn thông.Nâng cấp hệ thống đường giao thông Xây mới các cầu hiện đại: Mỹ Thuận, Cần Thơ,các cầu ở Đà Nẵng, cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy ở Hà Nội và nhiều cầu hiện đại khác