Nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà NộiNghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Bùi Thị Thanh Hoa
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
CỦA ERNEST HEBRARD TẠI HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN & LỊCH SỬ MỸ THUẬT
Hà Nội - 2023
Trang 2Bùi Thị Thanh Hoa
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
CỦA ERNEST HEBRARD TẠI HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN & LỊCH SỬ MỸ THUẬT
Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Văn Dương
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội là công trình do tôi nghiên cứu,
thực hiện và chưa công bố Các kết quả nghiên cứu cũng như kết luận trong luận án này là trung thực Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ theo đúng quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án
Trang 4M ỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH CỦA ERNEST HEBRARD TẠI HÀ NỘI 9
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài 9
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 9
1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 24
1.2 Cơ sở lý luận 31
1.2.1 Các khái niệm 31
1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu 35
1.3 Khái quát về các công trình của kiến trúc sư Ernest Hebrard tại Hà Nội 46 1.3.1 Sự hình thành các công trình của kiến trúc sư Ernest Hebrard tại Hà Nội 46
1.3.2 Phân loại các công trình 50
Tiểu kết 52
Chương 2 BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỦA ERNEST HEBRARD TẠI HÀ NỘI 54
2.1 Tổ chức không gian tổng thể của hệ thống trang trí 54
2.1.1 Trang trí trên ngoại diện kiến trúc 54
2.1.2 Không gian trang trí nội diện kiến trúc 62
2.2 Hình thức biểu đạt trang trí 69
2.2.1 Tạo hình trang trí 69
2.2.2 Màu sắc 71
2.2.3 Thủ pháp trang trí 77
Trang 52.3 Chủ đề motip trang trí 84
2.3.1 Motip trang trí phương Tây 84
2.3.2 Motip trang trí phương Đông 86
2.4 Những điểm tương đồng và khác biệt của trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard với các công trình kiến trúc cùng thời kỳ ở Hà Nội và địa phương khác 89
2.4.1 Sự tương đồng 90
2.4.2 Sự khác biệt 93
Tiểu kết 101
Chương 3 ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỦA ERNEST HEBRARD TẠI HÀ NỘI 103
3.1 Đặc trưng nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội 103
3.1.1 Đặc trưng về chủ đề motip trang trí 104
3.1.2 Đặc trưng về kỹ thuật biểu hiện 119
3.2 Giá trị của nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội 120
3.2.1 Giá trị thẩm mỹ và biểu tượng 120
3.3.2 Sự kế thừa nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Hebrard trong trang trí kiến trúc đương đại đô thị Hà Nội 126
Tiểu kết 133
KẾT LUẬN 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 139
ĐÃCÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
Trang 6DANH M ỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CLB KTĐD KTS KTĐD
MH
Câu lạc bộ Kiến trúc Đông Dương Kiến trúc sư
Kiến trúc Đông Dương Minh họa
NCS NTTT
Nghiên cứu sinh Nghệ thuật trang trí Nxb
PGS TS
Nhà xuất bản Phó giáo sư, Tiến sĩ
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng phân loại các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà
Nội theo chức năng sử dụng 51
Bảng 2: Phân nhóm công trình theo kiến trúc sư thiết kế và các đặc điểm trang
trí trên kiến trúc 93
Bảng 3: Bảng phân loại các motip trang trí trên kiến trúc Đông Dương tại Hà
Nội - Huế - Sài Gòn 98
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ernest Hebrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp Ông từng đảm nhiệm chức Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương Danh tiếng của ông đã được tạo dựng từ khi ông tham gia thiết kế quy hoạch một số công trình tại châu Phi, ông là người hướng ngoại
và ưa thích sự sáng tạo và mới mẻ, điều này được minh chứng rõ nét nhất thông qua các dự án đã làm nên tên tuổi của ông Ông được coi là cha đẻ của phong cách Kiến trúc Đông Dương, với những đặc trưng kiến trúc và trang trí kiến trúc không thể lẫn với các dòng kiến trúc trước đó, sự phối hợp sáng tạo rất nhuyễn giữa vật liệu xây dựng, văn hóa nghệ thuật phương tây với các giá trị văn hóa nghệ thuật phương Đông
Năm mươi năm (1884 - 1945) là thời gian người Pháp hiện diện tại Hà Nội và xây dựng sự ảnh hưởng của mình trên mảnh đất 1000 năm văn hiến của người Việt, nhưng dấu ấn mà nó để lại là khá đặc biệt, với nhiều hình thái văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật được mang sang và áp dụng tại Việt Nam, phục vụ công cuộc chiếm đóng lâu dài và mở rộng thuộc địa tại Đông Dương Đây cũng là thời kỳ kiến trúc ở Hà Nội có sự du nhập và biến đổi mạnh mẽ nhất cả về nội dung và hình thức, kết quả là sự ra đời của một phong cách kiến trúc hoàn toàn mới chưa từng có trước đó tại Hà Nội
Sự xuất hiện của các công trình kiến trúc Đông Dương dẫn theo sự ra đời của nghệ thuật trang trí kiến trúc trên các công trình này đã tạo ra một dấu ấn mạnh mẽ và khác biệt, bởi sự đặc biệt từ ý tưởng thiết kế cho đến hình thái nghệ thuật, vật liệu thi công cho đến sự kết hợp các yếu tố văn hóa Tất cả tạo nên một sự tổng hòa về thẩm mỹ, vừa quen thuộc nhưng cũng rất mới lạ, khác hẳn với các công trình kiến trúc Tân cổ điển trước đó mặc dù bề thế lộng lẫy nhưng xa lạ và khó gần với cư dân bản địa lúc bấy giờ
Trang 9Từ những điều nêu trên đã thúc đẩy NCS tìm hiểu và đặt ra các câu hỏi: Điều gì đã thúc đẩy KTS Ernest Hebrard có sự tiếp cận về ý tưởng thiết kế khác biệt với các kiến trúc sư trước đó, ông muốn truyền tải nội dung gì trong công trình kiến trúc và nghệ thuật trang trí kiến trúc mà ông chủ trì thiết kế? Các đồ án, motip trang trí trên kiến trúc của ông liệu có tạo ra sự cách tân nhưng đồng thời có được sự thân thiện gần gũi hay không, các giải pháp về kiến trúc và nghệ thuật trang trí, vật liệu thi công có phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm của xứ nhiệt đới không? Các yếu tố văn hóa, nghệ thuật sử dụng trong trang trí kiến trúc có ăn khớp và đồng bộ với nhau không? Nhưng trên hết là những tác động tích cực của các công trình kiến trúc và nghệ thuật trang trí trên kiến trúc Đông Dương với đời sống tinh thần, thẩm mỹ đối với
cư dân Thủ đô, sự đóng góp của nghệ thuật trang trí kiến trúc trên các công trình này vào kho tàng Mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt là góp phần gìn giữ bảo tồn các di sản nghệ thuật có tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung
Vì vậy đề tài Nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội là một vấn đề khoa học cấp thiết mà NCS lựa chọn
để làm sáng rõ những vấn đề chính sau:
Từ góc độ lý luận, đề tài góp phần làm sáng rõ thêm triết lý thiết kế và giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard, tính phù hợp, sự hiệu quả của nghệ thuật này trong môi trường tự nhiên và văn hóa của người Việt ở Hà Nội Đề tài kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học đi trước, đồng thời hệ thống và giải mã những
tri thức mỹ thuật sử dụng trong trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard chưa được phát hiện Đề tài luận án là tài liệu tham khảo cung cấp nguồn tư liệu xác thực trong sáng tác, giảng dạy, nghiên cứu Văn hóa, Mỹ
Trang 10thuật, Kiến trúc, góp phần làm sáng rõ, bảo tồn và phát huy những tinh hoa
mỹ thuật, kiến trúc nước nhà
Từ góc nhìn ứng dụng đề tài cung cấp bổ sung thêm những tư liệu hữu ích cho việc trùng tu tôn tạo, phục chế những phần trang trí kiến trúc bị hư hại
do các yếu tố thiên nhiên và con người gây ra, đặc biệt là những công trình kiến trúc phong cách Đông Dương hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội để làm rõ các giá trị nghệ thuật, các giá trị triết học, văn hóa, tính đặc trưng, đặc biệt của hệ thống các motip trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard, làm cơ sở để nhận biết sự tương đồng và khác biệt giữa nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard với các công trình kiến trúc Đông Dương tại Hà Nội và Việt Nam
Hệ thống và phân loại các hình thức trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội Nhận diện đúng vai trò tầm vóc và giá trị nghệ thuật của trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard và kiến trúc Đông Dương đối với nền Mỹ thuật, kiến trúc Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án chủ yếu như sau:
Một là,làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và khái quát
về các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội
Hai là, vận dụng cơ sở lý luận để nghiên cứu, phân tích các đặc trưng nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội thông qua các hình thức trang trí và các motip trang trí
Trang 11Ba là, phân tích đặc điểm và sự hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố tạo hình như: bố cục, không gian, màu sắc và vật liệu trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội
Bốn là, nhận diện các giá trị nghệ thuật đặc trưng của trang trí các công
trình kiến trúc của Ernest Hebrard ở Hà Nội, khác gì với trang trí kiến trúc phong cách Đông Dương tại các địa phương khác
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội
- Phạm vi thời gian: các công trình kiến trúc từ 1924 -1933
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Biểu hiện của nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard ở Hà Nội là gì ?
- Câu hỏi 2: Nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội khác gì với trang trí kiến trúc Đông Dương ở các địa phương khác?
- Câu hỏi 3: Những đóng góp của Ernest Hebrard với nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc đầu thế kỷ XX như thế nào?
5 Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard được hình thành từ nền tảng kiến trúc và trang trí kiến trúc phương Tây Các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard ở Hà Nội có hình thức biểu hiện phong phú về loại hình, kết hợp với những nét đặc sắc của các
Trang 12motip trang trí mang ý nghĩa biểu tượng của khoa học kỹ thuật và văn minh phương Tây với những motip trang trí mang ý nghĩa triết học phương Đông Đây là nét đặc trưng chỉ thấy trên trang trí các công trình của Ernest Hebrard
và các công trình kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội
- Giả thuyết 2: Nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội có mối tương đồng và khác biệt về các hình thức trang trí và các motip trang trí so với kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội và địa phương khác Các hình thức trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội là sự giao lưu tiếp biến từ nhiều quốc gia thể hiện trên hình thức trang trí bộ mái và sự hợp dung văn hóa nghệ thuật trên các đồ án trang trí, hay sử dụng thủ pháp phương Tây để thể hiện họa tiết truyền thống
- Giả thuyết 3: Nghệ thuật kiến trúc và trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội được hình thành do dòng chảy tất yếu của địa chính trị lịch sử, cùng các yếu tố chủ quan và khách quan của người Pháp trong quá trình mở rộng thuộc địa tại Bắc Kỳ Các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard có ngôn ngữ tạo hình, đặc điểm trang trí với những giá trị về thẩm mỹ, văn hóa và lịch sử, là nền tảng cho các sự phát triển của phong cách kiến trúc và trang trí kiến trúc Đông Dương ở các giai đoạn sau này của kiến trúc Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung
6 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Hướng tiếp cận
Các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội ra đời trong bối cảnh xã hội và đời sống văn hóa đa dạng Chính vì vậy, việc nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội cần được tiếp cận theo hướng liên ngành như: Dân tộc học - nghệ thuật, kí hiệu học, nhân học nghệ thuật và biểu tượng, văn hóa dân gian, sử học, đặc biệt dựa trên nền tảng triết học Mac - Lênin, triết học phương Đông và chủ nghĩa
Trang 13duy vật biện chứng Lấy Nghệ thuật học là hướng tiếp cận chính, tập trung vào mối quan hệ giữa đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu Nghiên cứu lịch sử, dân tộc học để làm rõ một phần lịch sử văn hóa, các đặc điểm trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard và là tiền đề cho sự hình thành, phát triển kiến trúc phong cách Đông Dương ở Hà Nội sau này Nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ thuật học, ký hiệu học, biểu tượng để kiến giải ý nghĩa các motip, biểu tượng trên công trình qua đó làm sáng rõ thêm giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của một phong cách kiến trúc đầu thế kỷ XX
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện và giải quyết các vấn đề khoa học của nội dung luận án đặt
ra NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điền dã: Thực hiện việc tiếp cận trực tiếp đối tượng
nghiên cứu, tiến hành quan sát, chụp ảnh, đồ họa lại các chi tiết và motip trang trí…, thực hành các kỹ thuật thu thập thông tin từ đối tượng
- Phương pháp thống kê phân loại: thực hiện thống kê và phân loại các
nhóm motip trang trí trên từng công trình Đây là cơ sở để thực hiện so sánh nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội với các công trình kiến trúc khác cùng thời kỳ
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này sẽ làm rõ và phân biệt những
đặc trưng chung và riêng của đối tượng nghiên cứu với các đối tượng cần được so sánh đối chiếu, từ đó bóc tách được những thông tin cần thu thập thông qua sự tương đồng và dị biệt của đối tượng
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp: làm rõ sự xuất hiện,
biểu hiện, biến đổi của nghệ thuật trang trí truyền thống trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội Sâu chuỗi tổng hợp các vấn đề liên quan và khác biệt của đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra những thông
Trang 14tin hữu ích phục vụ cho quá trình giải quyết các vấn đề khoa học mà đề tài luận án đề cập đến
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về loại hình nghệ này, trên nền cảnh lịch sử
mỹ thuật, kiến trúc Việt Nam
Luận án Nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội bổ sung thêm những cứ liệu khoa học từ góc độ lý luận
về những giá trị thẩm mỹ, tính phù hợp và sự hiệu quả của trang trí truyền thống đối với các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard và kiến trúc phong cách Đông Dương Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện hơn nữa cho những nghiên cứu chung về các công trình kiến trúc Pháp - Việt ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ góc độ thực tiễn ngày nay các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard đã trải qua trên dưới 100 năm dưới tác động của tự nhiên và của cả con người không có gì đảm bảo chắc chắn rằng các công trình này sẽ nguyên vẹn cùng thời gian, vì vậy những kết quả nghiên cứu từ thực tiễn của đề tài sẽ
là tư liệu hữu ích cho việc trùng tu tôn tạo, phục chế những phần trang trí kiến trúc bị hư hại do các yếu tố thiên nhiên và con người gây ra, đặc biệt những công trình kiến trúc phong cách Đông Dương hiện nay trên địa bàn Hà Nội cơ bản đều là các công trình kiến trúc quan trọng, tiêu biểu của Thủ đô nói riêng
và của Việt Nam nói chung Ngoài những yếu tố thực tiễn nêu trên đề tài cũng
là tài liệu sát thực cung cấp những thông tin hữu ích cho người dân Thủ đô hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật, lịch sử của các công trình kiến trúc này
Trang 15Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tư liệu nghiên cứu
và giảng dạy trong các lĩnh vực Mỹ thuật và Kiến trúc
8 Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham
khảo (10 trang), Phụ lục (86 trang) phần nội dung được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (44 trang)
Chương 2: Biểu hiện của nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến
trúc của Kiến trúc sư Ernest Hebrard tại Hà Nội (48 trang)
Chương 3: Đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí trên các công trình
kiến trúc của Kiến trúc sư Ernest Hebrard tại Hà Nội (37 trang)
Trang 16Chương 1
T ỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT V Ề CÁC CÔNG TRÌNH CỦA ERNEST HEBRARD
TẠI HÀ NỘI 1.1 T ổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Phong cách kiến trúc Đông Dương nói chung và nghệ thuật trang trí trên kiến trúc các công trình của Ernest Hebrard tại Hà Nội nói riêng, đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới Dưới đây NCS xin giới thiệu các nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan tới các vấn đề khoa học của luận án:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Nhóm tài liệu về nghệ thuật trang trí trên công trình kiến trúc đầu thế kỷ XX tại Việt Nam
Phải nói rằng, những nghiên cứu về các công trình kiến trúc đầu thế kỷ
20 (tiêu biểu là kiến trúc phong cách Đông Dương) nói chung và nghệ thuật trang trí trên kiến trúc các công trình ở thời kỳ này tại Hà Nội nói riêng, không phải là một đề tài mới Cho đến thời điểm này đã có nhiều công trình nghiên cứu về các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard và kiến trúc phong
cách Đông Dương Ngoài những công trình nghiên cứu trong nước còn có khá nhiều những nghiên cứu được công bố ra nước ngoài nhìn nhận và đánh giá
về các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard và kiến trúc phong cách Đông Dương ở Việt Nam Tuy nhiên, những công trình này được nhìn nhận và tiếp cận ở một góc nhìn chuyên biệt hoặc đôi khi là những nghiên cứu khái lược
Đối với các công trình luận án có liên quan đến đề tài đầu tiên phải kể
đến luận án tiến sĩ Kiến trúc: Các xu hướng kiến trúc ở Việt Nam từ cuối thế
kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX [19] của PGS.TS Tôn Thất Đại bảo vệ năm 1988,
trong đó đã chỉ ra rất rõ phân kỳ kiến trúc mới ở Việt Nam:
Trang 17Kiến trúc mới ở Việt Nam là nền kiến trúc có thiết kế, xuất hiện từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta Nền kiến trúc này khác với nền kiến trúc cổ điển và kiến trúc dân gian truyền thống của các dân tộc trên đất nước ta
Kiến trúc mới ở Việt Nam chia ra hai thời kỳ lớn rõ rệt là kiến trúc thời
kỳ thuộc địa của thực dân Pháp và kiến trúc kể từ Cách mạng tháng Tám đến nay [19, tr.98]
Trong đó tác giả có phân chia ở Thời kỳ 1: Kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc (1884 -1945):
- Giai đoạn 1884 - 1902: kiến trúc trại lính và tôn giáo
- Giai đoạn 1902 - 1925: kiến trúc cổ điển phương Tây
- Giai doạn 1925 - 1945: phong cách môdec và Á Đông
Sự phân loại này làm cơ sở cho việc giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án Trong đó đáng lưu tâm đến giai đoạn 1925 - 1945 được tác giả nhắc đến như là các xu hướng tìm tòi hướng về di sản kiến trúc dân tộc Với
xu hướng này ông cũng phân chia thành 3 loại:
- Xu hướng phục cổ
- Xu hướng kết hợp chia làm 2 loại:
+ Kết hợp hệ mái dân tộc vào ngôi nhà hiện đại là xu hướng thịnh hành trong những năm 30 và 40 của thầy và trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thể hiện trong các công trình: Sở Tài chính Đông Dương, Viện Pasteur
và một số biệt thự ở Hà Nội
+ Kết hợp các trang trí dân tộc vào nội, ngoại thất của công trình hiện đại
Xu hướng này dễ dãi hơn, biểu hiện ở các motip trang trí bằng gốm sứ, non
bộ, các loại cây cảnh
Những nghiên cứu trên của PGS.TS Tôn Thất Đại tuy không trực tiếp
đề cập đến nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phong cách Đông Dương nhưng
đã có sự khẳng định rất quan trọng trong việc phân kỳ các giai đoạn lịch sử
Trang 18của phong cách kiến trúc này từ khi mới du nhập vào Việt Nam là sự sao chép nguyên mẫu của các công trình kiến trúc phương Tây đến xu hướng kết hợp (hiện tượng cộng sinh văn hóa) giữa nghệ thuật kiến trúc phương Tây với nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam
Năm 1998, luận án Những nhân tố tự nhiên và truyền thống văn hóa bản địa trong kiến trúc thời Pháp thuộc ở Việt Nam [93] của KTS Nguyễn
Đình Toàn lại cho thấy quá trình hình thành và phát triển kiến trúc thuộc địa ở Việt Nam Đặc biệt luận án đã chỉ ra những tìm tòi để thích ứng với các điều kiện tự nhiên và khí hậu Việt Nam trong kiến trúc thuộc địa Qua đó cho thấy
sự khai thác và vận dụng truyền thống văn hóa, kiến trúc và mỹ thuật bản địa vào các công trình kiến trúc thuộc địa ở Việt Nam như thế nào
Vấn đề khai thác và vận dụng các đề tài trang trí kiến trúc - mỹ thuật bản địa vào các công trình kiến trúc thực dân được biểu hiện ở:
- Những đề tài trang trí cơ bản sử dụng trong kiến trúc truyền thống: loại chữ Hán, loại gồm có các truyền thuyết cũ trong bát quái âm - dương Loại gồm các hình tượng trưng của tôn giáo: bát bửu, bát linh trong đó có Tứ linh - tám cây
- Quá trình khai thác và vận dụng những đề tài trang trí đó vào kiến trúc thuộc địa Bắt đầu từ trang trí nội thất: trần, sàn ở các không gian khánh tiết,
kỹ thuật lắp ghép các vật liệu nhỏ kiểu Mozaic Đề tài trang trí chủ yếu là chữ Hán được biến tấu phù hợp với bố cục chung của không gian nội thất Các đề tài chữ Triện và trăng hoa luôn được cách điệu, vị trí trang trí trên cổ trần, chi tiết của các họa tiết thường bố cục thành mảng và lặp lại với nhiều tỉ lệ lớn nhỏ khác nhau
Luận án cũng tiếp cận, nghiên cứu khai thác thành phần kiến trúc và
mỹ thuật của các nước trong khu vực như: các KTS Pháp hay dùng vật liệu lợp mái giống như mái nhà ở Trung Quốc, như loại ngói hình “bán nguyệt có
Trang 19đầu mút tròn in hình mặt hổ phù hoặc các loại họa tiết khác” Các thành phần chi tiết kiến trúc của Ấn Độ, Lào, Xiêm, Campuchia được dùng trong một
số công trình kiến trúc công cộng thời Pháp thuộc như Trường Đại học Đông Dương Hà Nội Những nghiên cứu này đã khẳng định nền kiến trúc thuộc địa của Pháp đã tiến triển theo chiều hướng thích ứng với điều kiện tự nhiên
và khí hậu mà còn tiếp cận và khai thác có chọn lọc các truyền thống văn hóa
và mỹ thuật của Việt Nam, thể hiện ở sự vay mượn và vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn các thủ pháp, các thành phần kiến trúc và trang trí vào các công trình kiến trúc thuộc địa
Năm 2018, Luận án Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở thành phố Hồ Chí Minh [40] của tác giả Bùi Bá
Nguyên Khanh là một công trình nghiên cứu toàn diện về giá trị của nghệ thuật trang trí truyền thống tại các công trình Kiến trúc Phong cách Đông Dương ở Sài Gòn Tác giả đã liệt kê khá đầy đủ các chủ đề (motip) văn hóa truyền thống phương Đông trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương ở Sài
Gòn như: các motip tam đa phúc lộc thọ, Motip Tứ linh - Tứ quý- Tứ thời, Motip Bát bửu, Motip bát giác, Motip chim thú, Motip thực vật, Motip cửa võng, Hoa văn hình học - hồi văn chữ Vạn, Motip chữ Hán, Motip gạch hoa chanh Khi nghiên cứu nghệ thuật trang trí truyền thống trên các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn tác giả đã rất chú trọng nghiên cứu về các chủ đề (motip) được biểu hiện trên đó Đó là các cách thức trình bày, diễn đạt những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ thông qua các thủ pháp hoặc motip như: thủ pháp tương phản đặc - rỗng (âm - dương), các quan niệm (bát quái), các thủ pháp, hình tượng có tính tượng trưng, mẫu hoa văn, đồ án trang trí quen thuộc của truyền thống Diện mạo và tính chất của nghệ thuật trang trí truyền thống được bộc lộ qua các quan niệm triết lý văn hóa cổ truyền được cài đặt trong từng motip trang trí
Trang 20Một vấn đề quan trọng mà luận án đã thực hiện được là sự so sánh đối chiếu với các motip truyền thống bản địa, đối chiếu với các motip trang trí truyền thống của Trung Hoa, đối chiếu với các motip trang trí mỹ thuật phương Tây Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hai nền văn hoá - mỹ thuật bản địa và sự tiếp thu từ Trung Hoa (là chủ yếu), nhưng vì những lý do của lịch sử - văn hóa cụ thể nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mỹ thuật Nguyễn Đặc biệt là sự đối chiếu với các motip trang trí truyền thống trên kiến trúc Đông Dương ở
Hà Nội Tác giả đã đưa ra nhận định:
Những motip trang trí mỹ thuật của văn hóa dân gian Việt Nam trên kiến trúc Phong cách Đông Dương ở Sài Gòn được thể hiện với một mậtđộ dày và
áp đảo là một dấu hiệu rất đáng khích lệ, rất khác biệt so với ở Hà Nội Những motip trang trí kiến trúc này hoàn toàn không xuất hiện trên các công trình kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội đã cho thấy đặc điểm văn hóa vùng miền đã tác động trực tiếp đối với thành tựu nghệ thuật của 2 thành phố lớn nhất cả nước [40, tr.98]
Đây là yếu tố quan trọng cho thấy sự khác biệt giữa nghệ thuật trang trí trên kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn với Hà Nội, điều này tạo nền móng
cơ sở và xây dựng định hướng nghiên cứu cho luận án của NCS
Luận án tiến sĩ Kiến trúc Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền thống và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam (2000) [76] của KTS Lê
Thanh Sơn đã nhận định về đặc trưng của Kiến trúc Đông Dương như sau:
Phong cách Đông Dương được nhận biết trên cơ sở kết hợp kỹ thuật xây dựng của kiến trúc phương Tây với các đặc trưng của kiến trúc phương Đông và khí hậu nhiệt đới, giữa các kiểu mẫu của kiến trúc phương Tây với các kiểu thức, motip trang trí của kiến trúc truyền thống ở Đông Dương (mà nhiều khi do ngộ nhận đã kết hợp với cả một vài yếu tố của kiến trúc Trung Hoa ) [76, tr.86]
Trang 21Nhận định trên của KTS Lê Thanh Sơn tuy không trực tiếp đề cập tới nghệ thuật trang trí trên kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội nhưng là một ý kiến rất quan trọng có ảnh hưởng đến hướng nghiên cứu của đề tài: theo xu hướng kết hợp (hiện tượng cộng sinh văn hóa) kiến trúc nghệ thuật phương Tây với kiến trúc nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Kiến trúc Vấn đề hài hòa Đông Tây trong kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam (2012) [73] của KTS Trương Nhật Quỳnh đã đề cập
đến các hình thức trang trí Việt Nam trên kiến trúc Đông Dương như:
Hình thức trang trí tự dạng - hồi văn rất phổ biến trong kiến trúc truyền thống Việt Nam Tuy bắt nguồn từ Trung Hoa, nhưng cách thức trang trí hồi văn trong kiến trúc truyền thống Việt Nam mang những nét đơn giản hơn Trong đó các tự dạng thường được biểu thị dưới dạng chữ Triện, điển hình như chữ Thọ, chữ Hỷ cách điệu trang trí trên cửa sổ, cửa đi ” Và hồi văn như hồi văn chữ Vạn, chữ Triện, chữ T, chữ Công thường thấy trên đầu nóc,
bờ nóc mái, diềm bia, chạm trổ cửa [73, tr.45 - 46]
Bài viết “Kiến trúc Đông Dương ở Huế” [133] của tác giả Hồ Hải Nam
đăng trên Tạp chí Kiến Trúc ngày 26/02/2018 đã phân tích rất chi tiết những
đặc điểm của kiến trúc Đông Dương trên ba công trình ở Huế là lăng Khải Định, cung An Định và lầu Tịnh Minh Nhìn chung các công trình kiến trúc này đều biểu hiện xu hướng chiết trung Âu - Á và những đặc trưng rất rõ nét của kiến trúc Đông Dương như: cách tổ chức mặt bằng áp dụng theo thuật phong thủy, sử dụng kỹ thuật và vật liệu kiểu phương Tây, thủ pháp trang trí kiểu phương Tây như nghệ thuật hội họa hoành tráng, nghệ thuật khảm sành
sứ và thủy tinh màu với nhiều đề tài truyền thống và hiện đại Đặc biệt các công trình kiến trúc Đông Dương ở Huế mang đặc điểm chiết trung Âu - Á thể hiện trên các hình thức trang trí như: “Kiểu nhà có mái chồng diêm truyền thống nhưng lại có kết cấu mái, vì kèo bằng bê tông cốt thép lợp ngói đá đen
Trang 22của Pháp (ardoise); các trụ biểu, trụ cổng, nhà bia, hàng rào mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ giáo hay Gothic, Roman của Kito giáo ” Về motip trang trí trên kiến trúc Đông Dương ở Huế được tác giả nhận định rất khác biệt so với các địa phương khác
Do được xây dựng từ chính bàn tay và trí tuệ người Việt, các đặc điểm truyền thống Việt Nam ở các công trình được thể hiện rõ ràng, khá nổi trội, dễ nhận biết Hầu hết các chi tiết phương Đông đều mang nguồn gốc kiến trúc truyền thống Việt ở Huế Các chi tiết Á Đông kiểu Trung Hoa, Khmer được sử dụng trong công trình của Ernest Hebrard và các KTS Pháp không xuất hiện tại đây [133]
Qua những phân tích và nhận định của tác giả trong bài viết có thể thấy các công trình kiến trúc Đông Dương ở Huế có những đặc điểm tương đồng với các công trình kiến trúc Đông Dương ở địa phương khác như: các đặc điểm truyền thống được thể hiện trong quy hoạch tổng thể công trình, hình thức cấu trúc và trang trí bộ mái kiểu phương Đông Kỹ thuật và vật liệu xây dựng phương Tây được thể hiện rõ trên các công trình, tuy nhiên sự khác biệt thể hiện ở các motip trang trí kiểu phương Tây trên các công trình kiến trúc Đông Dương ở Huế cũng được sử dụng nhưng không lấn át các kiểu trang trí truyền thống
Các công trình trên đã cho thấy một cách tổng quát về kiến trúc phương Tây nói chung và kiến trúc Pháp nói riêng tại Việt Nam qua những giai đoạn phát triển Đây là những tư liệu cần thiết để phân biệt, so sánh các loại hình kiến trúc với phong cách phương Tây với kiến trúc Đông Dương mà luận án
đề cập
1.1.1.2 Nhóm tài liệu nghiên cứu về các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard ở Hà Nội
Đối với các tài liệu là sách có liên quan đến đề tài tiêu biểu có cuốn
Kiến trúc Đông Dương [75] của tác giả Lê Minh Sơn xuất bản năm 1998 đã
Trang 23cho thấy rất rõ ràng những quan điểm của kiến trúc sư người Pháp Hebrard về
sự nghiên cứu kiến trúc Đông Dương và các công trình của ông đã thiết kế tại
Hà Nội Ông cho rằng: hai điều kiện chính phải xác định cho kiểu kiến trúc mới theo ngữ cảnh Đông Dương Đầu tiên là sự thích ứng với điều kiện địa lý của mỗi nước, tức là phải hợp với khí hậu và hài hòa với cảnh quan; thứ hai là thích ứng với văn hóa, kiến trúc mới không được chống chọi với những công trình cổ, cũng như tín ngưỡng và truyền thống của người bản xứ
Đối với Hebrard, cách làm tốt nhất để đáp ứng hai yêu cầu này là phỏng theo kiến trúc địa phương, nó cho thấy một cách tự nhiên những giải pháp kỹ thuật tốt hơn, thống nhất với ngữ cảnh địa phương [75, tr.44]
Lê Minh Sơn cũng diễn giải thêm về “sự khước từ sao chép vẻ đẹp ý nhị của bản xứ” Hebrard cho rằng việc sử dụng các phường thợ thủ công ở
bản địa sẽ cho ra đời những tác phẩm mang tính sao chép “Chúng tôi thừa nhận rằng, điều đó là cần thiết phải tránh, dưới lý do đặc tính địa phương, sự sao chép thể hiện một bản sao tối nghĩa ” Do đó, những họa tiết địa phương được ông sử dụng rất dè dặt ở các công trình kiến trúc tại Hà Nội
Họa tiết được triển khai nhiều nhất đó là kiểu chữ vạn Phật giáo hay chữ triện, chúng ta có thể thấy nó được trang trí ở mặt đứng công trình Bộ ngoại giao và Đại học Đông Dương Hoạ tiết được phổ biến khác là những nếp cuộn kín được cách điệu sử dụng ở các mút diềm mái, bờ tường chắn mái như ở công trình nhà thờ Cửa Bắc [75, tr.45]
Ngoài ra, Hebrard còn nghiên cứu trong kiến trúc bản địa những giải pháp kỹ thuật và những đặc thù khí hậu, ông cũng quan tâm một phần đến kỹ thuật xây dựng và các vật liệu địa phương Hebrard tìm kiếm ít nhất một mẫu
số chung hơn là một sự trộn lẫn hai nền văn hóa cụ thể “Trong kiến trúc bản địa, chúng ta có thể thấy làm cách nào để bảo vệ chống lại các cơn mưa xối xả
Trang 24và chống lại ánh nắng mặt trời thiêu đốt bằng những phần nhô ra rất lớn của mái nhà, các mái thấp này được bao quanh bởi những ô văng ” [75,tr.45] Đây là những tư liệu quan trọng giúp NCS phân loại được nhóm motip trang trí và tìm ra được đặc điểm khác biệt của các motip trang trí trên các công trình kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội
Cuốn sách Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc [3] của
nhóm tác giả Trần Quốc Bảo - Nguyễn Văn Đỉnh xuất bản năm 2012 đã có những nghiên cứu khá toàn diện về các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội Trong đó phần nghiên cứu về kiến trúc các công trình của KTS Ernest Hebrard ở Hà nội từ tr.97 đến tr.108 là những tư liệu quý báu như nhiều bản
vẽ, bản đồ cổ của Hà Nội từ giữa thế kỷ XIX lấy từ kho lưu trữ của nước Pháp với nhiều số liệu quý Những nhận xét về sự biến đổi hình thái học của đô thị
ở Hà Nội trong quá trình can thiệp của người Pháp:
Sự hình thành một phong cách mới, kết hợp thành tựu công nghệ
và văn hóa Pháp với truyền thống văn hóa và kiến trúc bản địa là
xu hướng tất yếu Bản thân giới trí thức Pháp ở thuộc địa cũng thấy được sự áp đặt những giá trị văn hóa từ chính quốc vào một đất nước vốn có truyền thống văn hóa lâu đời là không thể chấp nhận được Hơn nữa, sau một thời gian khai thác các công trình mang phong cách thuần túy châu Âu cho thấy nó hoàn toàn không phù hợp về mặt khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam [3, tr.96]
Nhận định này cùng với sự phân tích chi tiết các đặc điểm hình thái kiến trúc trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard ở Hà Nội như cách
tổ chức tổ hợp mặt bằng, hình khối mặt đứng và cách xử lý các giải pháp kỹ thuật để phù hợp với khí hậu bản địa Đây là những nhận định cần thiết để NCS soi chiếu vào đề tài luận án và tìm ra được hướng tiếp cận mới cho đề tài của mình tránh nêu lại các nghiên cứu của các tác giả đi trước Đặc biệt, bảng
Trang 25tổng kết khoa học về thống kê - phân loại các công trình công cộng và phân giai đoạn phát triển của đô thị Hà Nội từ năm 1920 - 1945 là tư liệu giúp NCS
có thể hệ thống hóa được các công trình được xây dựng của Ernest Hebrard trong thời kỳ Pháp thuộc ở Hà Nội Tuy nhiên, các motip trang trí trên kiến trúc và giải mã những ý nghĩa triết lý của các motip không được đề cập đến trong tài liệu này
Cuốn Song xưa phố cũ [82] của tác giả Trần Hậu Yên Thế xuất bản
năm 2015 là những tài liệu nghiên cứu trực tiếp đến những motip trang trí trên cổng sắt các công trình kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội Tác giả đã đưa ra những lý giải về motip trang trí trên cổng chính của Đại học Đông Dương Việc giải mã các motip trang trí trên kiến trúc công trình Đại học Đông Dương như motip trang trí bóng điện, motip trang trí dạng chữ “Universite de I’indochine”… là nguồn tài liệu để NCS lấy làm căn cứ về nhận định các motip trang trí kiểu phương Tây trên công trình kiến trúc của Ernest Hebrardở
Hà Nội Đồng thời đây là nguồn tư liệu để luận án có thể đưa ra sự so sánh đối chứng sự tương đồng và khác biệt giữa nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của KTS Ernest Hebrard và kiến trúc Đông Dương với các địa phương khác
Luận án Nhận dạng di sản kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội và giải pháp bảo tồn bền vững [4] của tác giả Trần Quốc Bảo tại Đại học Xây dựng
năm 2016 Luận án đã thống kê phân loại các công trình và phong cách kiến trúc thuộc địa Pháp tại Hà Nội Tác giả đưa ra các giải pháp bảo tồn bền vững cho các công trình kiến trúc này và đề xuất giải pháp thí điểm một ô phố thuộc Khu phố Pháp để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả trong điều kiện của Hà Nội
Tác giả Trần Quốc Bảo cũng có bài viết “Phong cách kiến trúc Đông Dương - những tìm tòi đầu tiên theo hướng hiện đại và dân tộc” [129] đăng
trên Tạp chí Ashui ngày 03/08/2009 là một nghiên cứu khá đầy đủ về đặc
điểm các công trình kiến trúc Đông Dương và các công trình của Ernest Hebrard tại Hà Nội Tác giả đã cung cấp rất nhiều thông tin về các công trình
Trang 26kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội của các kiến trúc sư nổi tiếng làErnest Hebrard,Gaston Roger và Arthur Kruze Những công trình kiến trúc nổi tiếng
do KTS Ernest Hebrard thiết kế có thể kể đến như Đại học Đông Dương (1923), Sở Tài chính Đông Dương (1925), Bảo tàng Louis Finot (1928) và Nhà thờ Cửa Bắc (1925) Đây là những công trình được xây dựng với nhiều mục đích sử dụng như công trình dành cho giáo dục, tôn giáo, tài chính… và
có những đặc trưng kiến trúc có sự kết hợp giữa kỹ thuật phương Tây và các hình thức trang trí phương Đông Công trình Viện vệ sinh dịch tễ được xây dựng bởi KTS Gaston Roger lại mang nhiều đặc trưng của kiến trúc phương Tây nhưng cũng có những nghiên cứu về mặt kiến trúc nhằm tạo sự hài hòa với cảnh quan nhiệt đới KTS Arthur Kruze lại có những nghiên cứu về kiến trúc Đông Dương với những công trình mang tính dân dụng như: biệt thự cho
sĩ quan Pháp trên phố Lý Nam Đế hay công trình Câu lạc bộ thủy quân Đặc trưng của các công trình do KTS Arthur Kruze thiết kế là ông đã nghiên cứu
và sử dụng rất nhiều hình thức trang trí dân tộc như bộ mái nhà theo hình thức mái Việt Nhìn chung cả 3 KTS đều có cách xử lý các công trình kiến trúc kiểu phương Tây để phù hợp với khí hậu và đặc điểm văn hóa truyền thống của phương Đông Dưới góc độ nghiên cứu của 1 KTS tác giả bài viết đã đưa
ra một số đặc điểm các công trình kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội như sau:
Sử dụng các giải pháp kết cấu tiên tiến thỏa mãn các yêu cầu tổ chức không gian lớn, nhiều tầng, kết cấu bê tông cốt thép, dàn vì kèo thép… được sử dụng rộng rãi.Những điều kiện về khí hậu và cảnh quan khu vực được đặc biệt lưu tâm giải quyết thông qua việc tổ chức hệ mái chống nóng, các ô văng dốc che nắng và chống mưa hắt, hệ thống cửa lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên Cây xanh được tận dụng tối đa.Vấn đề xử lý hình thức kiến trúc được các tác giả lưu tâm thỏa đáng nhằm tạo cho công trình
Trang 27những dáng dấp, đường nét Á Đông, gần gũi với kiến trúc truyền thống bản địa [129]
Mặc dù có những nghiên cứu rất chi tiết về các đặc trưng kiến trúc trên các công trình phong cách Đông Dương và đặc điểm các công trình của Ernest Hebrardtại Hà Nội Nhưng với cách nhìn của KTS tác giả mới đưa ra những nghiên cứu về cách tổ chức không gian kiến trúc, các giải pháp kỹ thuật kết cấu và cách xử lý để phù hợp với điều kiện khí hậu và cảnh quan khu vực Đây là những cứ liệu quan trọng có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của NCS Tuy nhiên phần nghiên cứu về các hình thức và ý nghĩa của các motip trang trí trên công trình lại chưa được tác giả bài viết nhắc tới Đây là khoảng trống để NCS có thể bổ sung và nghiên cứu cho đề tài luận án của mình
Cuốn Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính
[79] của tác giả Phan Phương Thảo xuất bản năm 2017 có những phân tích khá chi tiết liên quan đến dấu ấn đặc trưng Pháp trong kiến trúc đô thị Hà Nội trong đó có nói đến kiến trúc của Ernest Hebrard Tác giả đã có những phân tích khá chi tiết về đặc điểm của ngôn ngữ kiến trúc Đông Dương Trong đó
có những phân tích về các motip trang trí trên công trình như sau:
Việc sử dụng các họa tiết trang trí kiểu chữ Vạn, hay chữ Triện… làm điểm nhấn trang trí trên nhiều công trình (Bộ Ngoại giao, Đại học Đông Dương), các họa tiết như nếp cuộn kín ở các bờ tường chắn mái, mút diềm mái (Nhà thời Cửa Bắc) Sự “chuyển hóa” rất nhẹ nhàng giữa conson (consol) vốn hoa mỹ của Tây Âu với conson thanh chống dạng tam giác được đơn giản hóa thành một phần trang trí mặt tiền nhưng lại có tác dụng chống đỡ phần mái hiên [79, tr.297]
Đây là những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án Đặc biệt tác giả đã đưa ra bảng liệt kê các công trình công cộng mang phong cách
Trang 28kiến trúc Đông Dương trong đó có chỉ rõ năm xây dựng, kiến trúc sư thiết kế
và các yếu tố kiến trúc cổ truyền được thể hiện trên công trình Qua bảng phân tích này NCS có cơ sở để phân tích, so sánh những đặc điểm trang trí và sự giao lưu tiếp biến trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard tại Hà Nội
Các nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của Ernest Hebrardtại Hà Nội còn khá khiêm tốn, nghiên cứu còn rời rạc, nhỏ lẻ, không sâu sắc NCS thực hiện hướng nghiên cứu riêng của mình là nghệ thuật trang trí với các yếu tố như hình thức trang trí, kỹ thuật thể hiện, nội dung chủ đề các motip trang trí trên kiến trúc… Đồng thời đề tài sẽ tổng hợp, kế thừa, học hỏi những công trình đã được đề cập đến nhằm làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu của luận án
1.1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến quan điểm mỹ học
Nói tới nghệ thuật là nói tới cái đẹp và bản chất của cái đẹp Các nhà nghiên cứu triết học phương Tây đã đưa ra các nghiên cứu mang tính chất học thuật, tiêu biểu nhất phải kể đến ba nhà triết học nổi tiếng với các nghiên cứu
về mỹ học và nghệ thuật học là Kant, Heghen và Mac Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước chịu nhiều ảnh hưởng từ nền nghệ thuật của Trung Hoa thông qua hai tôn giáo chính là Nho giáo và Đạo giáo Ngoài ra còn ảnh hưởng từ nghệ thuật Ấn Độ thông qua tôn giáo chính là Phật giáo Chính vì vậy, muốn tìm hiểu về bản chất của cái đẹp trong nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội, NCS sẽ vận dụng một số quan điểm
mỹ học của phương Tây và không thể tách rời quan điểm về mỹ cảm của dân tộc theo cái đẹp của tôn giáo ở phương Đông
Trong cuốn Mỹ học của Heghen, ông đã đưa ra định nghĩa về cái đẹp
“Cái đẹp (nghệ thuật - PN) ý niệm được quan niệm như thể là thống nhất trực tiếp của khái niệm với hiện thự của nó trong chừng mực thể thống nhất này xuất hiện trong cái hiện thực và cảm quan” [29] Cái đẹp bao gồm: cái đẹp tự
Trang 29nhiên và cái đẹp tinh thần, ông cũng khẳng định “cái đẹp trong nghệ thuật là nảy sinh và được tái hiện trên cơ sở tinh thần và bởi vì tinh thần và các sản phẩm của tinh thần là cao hơn tự nhiên và các hiện tượng tự nhiên, cho nên cái đẹp nghệ thuật cũng cao hơn cái đẹp của tự nhiên” [29,tr.56]
Các luận điểm về nghệ thuật của Heghen cũng là cơ sở lý thuyết để NCS vận dụng như: luận điểm 8 về nội dung và nhận thức của nghệ thuật; luận điểm 10 về nguồn gốc của nghệ thuật là sự nhân đôi mình lên của con người; luận điểm 11 về nhân tính của nghệ thuật; luận điểm 12 về tính vĩnh cửu của nghệ thuật; luận điểm 16 định nghĩa về nghệ thuật tượng trưng… Các luận điểm của ông đưa ra vô cùng sắc bén và cách ông phân tích về nghệ thuật cùng những nhận xét rất sâu sắc Heghen có một câu đầy ý nghĩa báo trước lý luận phản ánh: “Các dân tộc đã ký thác vào sáng tác nghệ thuật những chiêm ngưỡng nội tâm và những biểu tượng của mình Nghệ thuật thường là một cái chìa khóa, và ở một vài dân tộc, đó là cái chìa khóa duy nhất để biểu hiện sự khôn ngoan sáng suốt và tôn giáo của họ” [29, tr.58]
Các quan điểm của Heghen là hoàn toàn phù hợp với đề tài của NCS bởi các hình thức trang trí trên kiến trúc Đông Dương đa phần đều mang tính tượng trưng và không những thế nó còn biểu trưng cho tính dân tộc rất rõ như: các motip trang trí mang ý niệm văn hóa cổ truyền hay những motip trang trí đặc trưng của phương Tây
Theo quan điểm mỹ học của Kant viết trong cuốn Phê phán năng lực phán đoán (Mỹ học và mục đích luận) [37], ông cho rằng cái đẹp là sản phẩm
của ý thức cá nhân, bản chất của cái đẹp chính là dựa vào các năng lực thẩm
mỹ của con người như: năng lực nhận thức thẩm mỹ, năng lực đánh giá thẩm
mỹ năng lực thỏa mãn thẩm mỹ Ông hướng cái đẹp đến lý tưởng đó là: chất, lượng, tương quan, hình thái Ngoài ra ông cũng khẳng định kiến trúc và điêu
khắc cũng là một phạm trù của cái đẹp:
Trang 30Nghệ thuật tạo hình bao gồm điêu khắc và kiến trúc Nghệ thuật điêu khắc diễn tả những khái niệm về các sự vật một thể chất giống như chúng có thể hiện hữu ở trong tự nhiên (hướng sự chú
ý đến tính hợp mục đích thẩm mỹ); còn nghệ thuật kiến trúc diễn
tả những khái niệm về các sự vật vốn chỉ có được thông qua nghệ thuật; và cơ sở là một mục đích tùy chọn, nhưng bên cạnh mục đích ấy, cũng đồng thời phải diễn tả một cách hợp mục đích thẩm mỹ Trong kiến trúc, điểm chủ yếu là một sự sử dụng nào
đó đối với đối tượng thẩm mỹ, nên trong chừng mực ấy các ý niệm thẩm mỹ bị hạn chế Ngược lại, trong điêu khắc, ý đồ chính lại là sự diễn đạt đơn thuần các ý niệm thẩm mỹ [37, tr.286] Theo cách phân chia của Kant, có thể phân chia nghệ thuật tạo hình thành hai dạng là kiến trúc và điêu khắc Các thành phần trang trí trên kiến trúc cũng có sự xuất hiện của nghệ thuật điêu khắc Kiến trúc và điêu khắc có mối liên hệ hữu cơ khá bền chặt Tùy theo công năng, mục đích sử dụng công trình kiến trúc mà có thể loại trang trí tương xứng Có thể thấy mối quan hệ này thể hiện ở các mảng tường trang trí phù điêu đắp nổi, những mảng chạm khắc trang trí kết cấu kiến trúc Tính trang trí ứng dụng của điêu khắc được khai thác hiệu quả khi kết hợp với kiến trúc Điêu khắc gắn bó mật thiết với kiến trúc, vì đều là hình khối, rất dễ hòa quyện và tô điểm cho nhau
Điêu khắc trong trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard có hai loại: một loại thuần túy có tính chất trang trí, làm đẹp cho kiến trúc, như các họa tiết hoa lá, họa tiết kỷ hà Loại thứ hai được sáng tác nhằm phục vụ tính chất, nội dung, tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng của công trình, như các dạng phù điêu đắp nổi mang ý nghĩa biểu tượng như các biểu tượng mang
ý nghĩa văn hóa truyền thống, biểu tượng mang tính chất tôn giáo hay sử dụng
kỹ thuật đục chạm để sáng tác ra các hình thức trang trí mang tính biểu tượng
Trang 31cho văn minh phương Tây Có thể thấy điêu khắc có vai trò quan trọng đối với trang trí kiến trúc, làm tăng giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, công năng sử dụng cho các công trình kiến trúc
Mỗi sản phẩm trang trí trên các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard đều mang một ý nghĩa biểu tượng rõ ràng Chính vì vậy, khi quan sát các chi tiết trang trí này người xem sẽ phải dùng năng lực nhận thức (vốn hiểu biết cá nhân) cho đến năng lực thẩm mỹ (nhận thức về cái đẹp) để dẫn đến năng lực phán đoán (nội hàm của chi tiết trang trí muốn nói lên điều gì)
Tóm lại, những quan điểm về mỹ học trên là những quan điểm sắc bén, phản ánh chân thực và sinh động về bản chất của cái đẹp theo con mắt của một nhà nghiên cứu khoa học Đây là những quan điểm quan trọng giúp NCS giải quyết các vấn đề liên quan đến bản chất của cái đẹp trong đề tài luận án
1.1.2 Các công trình nghiên c ứu nước ngoài
Có thể nói nghiên cứu về kiến trúc phong cách Đông Dương nói chung
và các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard nói riêng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu người Pháp quan tâm từ cuối thế kỷ XIX - đầu TK XX, nội dung
nghiên cứu chủ yếu đề cập tớicác công trình kiến trúc và quy hoạch đô thị ở Đông Dương
Cuốn sách The politic of design in French colonial urbanism (Yếu tố chính trị trong thiết kế Khu phố Pháp) của Gwendolyn Wright năm 1991,
Nxb Đại học Chicago, Hoa Kỳ [117] Tác giả đã có những nghiên cứu rất chi tiết về lịch sử chính trị của các quốc gia thuộc địa Pháp trong đó có Đông
Dương Ở chương 4: Đông Dương - Sự điên rồ tráng lệ, tác giả đã đề cập đến
các đô thị ở Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn, Huế… Nội dung chương 4 đã cho thấy quá trình chính quyền thực dân thiết lập cơ sở hạ tầng giao thông, kiến trúc tại các quốc gia thuộc địa thông qua các dữ kiện về chính sách pháp luật, quản lý đô thị Tuy nhiên nội dung cuốn sách chủ yếu trình bày về diễn trình lịch sử, quan điểm của chính quyền thực dân, đặc điểm văn hóa bản địa,
Trang 32thực trạng đô thị tại một số vùng miền ở Việt Nam, rất ít nội dung đề cập đến chi tiết kiến trúc và các đặc điểm trang trí trên các công trình kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam
Cuốn Vietnam à travers l’architecture coloniale (Việt Nam qua kiến trúc thuộc địa) [112] của tác giả Arnauld Le Brusq là một bức tranh toàn cảnh về
các thành phố và kiến trúc các công trình ở Việt Nam trong những năm từ 1860 đến 1945 Cuốn sách tuy không quá dày nhưng đã khảo cứu những công trình quan trọng ở Việt Nam thời thuộc địa Nổi bất trong số các công trình được tác giả khảo cứu kỹ lưỡng là tòa nhà Đại học Đông Dương Kiến trúc sư Ernest Hebrard đã mất nhiều công sức thay đổi lại toàn bộ thiết kế mặt đứng và các chi tiết trang hoàng kiến trúc đã được phê duyệt năm 1924 Bản vẽ mặt trước toà nhà trung tâm của Đại học Đông Dương do Charles Lacollonge, Kiến trúc sư-Chánh Sở Công thự lập năm 1924, rất ít những chi tiết phương Đông
Bài viết “The decorative art of Indochinese architecture in Saigon - Ho Chi Minh City” (Nghệ thuật trang trí kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh) [123] của nhóm tác giả Lê Vũ Hoàng, Hoàng Minh
Phúc và Ngô Minh Hùng đăng trên tạp chí AIP Conference Proceedings năm
2021 Bài viết đã có những mô tả về đặc điểm và giá trị nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc trang trí thể hiện trên các công trình kiến trúc Đông Dương tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó các tác giả đã phân tích đặc điểm của các công trình kiến trúc Đông Dương là tính đối xứng qua trục tâm Đây là một quy tắc phổ biến được sử dụng trong sự kết hợp, trình bày bố cục và sắp xếp các hình khối không gian
Báo cáo của Victor Tardieu 1924: Về việc giảng dạy mỹ thuật tại Đông Dương và việc thành lập một trường vẽ tổng quát tại Hà Nội Tạp chí Mỹ thuật, số 337&338 (1-2/2021) do nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi chuyển ngữ Trong báo cáo này Victor Tardieu viết: “Phải có một sự đồng nhất các công trình xây dựng trong tương lai, tạo ra một phong cách Pháp/Á thích nghi với
Trang 33khí hậu và hài hòa với thiên nhiên” Luận điểm “phong cách Pháp - Á” rất đáng chú tâm và bàn luận thêm.Vì họa sĩ Victor Tardieu cũng đồng hành với Ernest Hebrard trong công trình Đại học Đông Dương và sự nghiệp giáo dục nghệ thuật ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Cùng với KTS Charles Batteur, Victor Tardieu là những cộng sự quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới phong cách kiến trúc của Ernest Hebrard
Kiến trúc là một thể chế văn hóa và như vậy, một quá trình mã hóa phần nào bộ mặt quốc gia, của chế độ chính trị Kiến trúc cũng không ngoại lệ trong quá trình thiết lập nhận diện căn tính của một nền văn hóa trong nước
Có thể là trong suốt lịch sử, kiến trúc của những công trình tôn giáo, y tế, giáo dục là một thông điệp mạnh mẽ nhất Mặc dù đã có những đầu sách như Lịch
sử Hà Nội, Hà Nội, tiểu sử một đô thị… nhưng vẫn chưa làm rõ những thay đổi đường lối cai trị thuộc địa của người Pháp sau thế chiến thứ Nhất Dù có tài năng tới đâu, kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị cũng chỉ là người thừa hành, họ chịu sự chi phối đường lối chính trị của giới cầm quyền
Qua những nghiên cứu của các tác giả trong bài viêt về các motip trang trí trên kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn có thể thấy chủ yếu sử dụng các motip trang trí kiểu phương Đông và bản địa, một số motip trang trí không được sử dụng trên các công trình kiến trúc Đông Dương tại Hà Nội như: rắn naga, motip trang trí kiểu chữ Phúc, Lộc, Thọ… Những phân tích của các tác giả về đặc điểm motip trang trí, màu sắc và các hình thức trang trí trên công trình kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn là nguồn tư liệu tham khảo để NCS
so sánh sự tương đồng và khác biệt với nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội
Bài viết “Manifestation of “Indochinese style” in Hanoi’s architecture
in 1920 - 1950” (Biểu hiện của phong cách Đông Dương trên kiến trúc ở Hà
Nội 1920-1950) [128] đăng trên Tạp chí Architecture and Engineering (DOI:
Trang 3410.23968/2500-0055-2016-1-3-33-40) đăng tháng 9 năm 2016 của nhóm tác giả Svetozar Zavarikhin và Trần Nam Giang.
Bài viết đã phân nhóm các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội rất rõ nét như: nhóm công trình công cộng, nhóm công trình dân cư, nhóm công trình tôn giáo Đặc biệt nhóm tác giả đã có những nhận định về biểu hiện cụ thể của phong cách Đông Dương, các nhóm công trình khác nhau thì có các tính năng tùy chọn tương tự và có những đặc điểm:
- Sử dụng các yếu tố của kiến trúc phương Tây trong xây dựng hình khối kiến trúc trong khi vẵn duy trì các nguyên tắc truyền thống trong sắp xếp, bố cục nội thất
- Ứng dụng hệ thống thông khí tự nhiên của Việt Nam để điều hòa các không gian trong các tòa nhà phía Tây Đây là điểm quan trọng trong thiết kế kiến trúc với những vùng địa lý có khí hậu ẩm và nóng
- Các tòa nhà theo phong cách Châu Âu với các yếu tố tiêu biểu cho kiến trúc của các quốc gia Đông Nam Á Phổ biến nhất là sử dụng phần mái
có gờ cong, che các cấu trúc và yếu tố bê tông dưới các hình thức vật liệu gỗ truyền thống
Bài viết mới dừng lại ở mức giới thiệu về đặc điểm kiến trúc trên một
số công trình kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội, chưa đưa ra những nhận định hay phân tích về nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của các công trình này
Các công trình trên đã cho thấy một cách tổng quát về kiến trúc phương Tây nói chung và kiến trúc Pháp nói riêng tại Việt Nam qua những giai đoạn phát triển Đây là những tư liệu cần thiết để phân biệt, so sánh các loại kiến trúc với phong cách phương Tây với các công trình kiến trúc của Ernest Hebrard mà luận án đề cập
Ngoài những công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài, luận án còn tham khảo một số công trình, tài liệu liên quan đến nghệ thuật, nghệ thuật trang trí để góp phần phục vụ cho việc phân tích, đánh
Trang 35giá nhận định về nghệ thuật trang trí trên kiến trúc Đông Dương tại Hà Nội Nhóm công trình nghiên cứu này được đề cập bởi các tài liệu tồn tại dưới dạng sách, báo tạp chí, bài viết khoa học và các tài liệu hình ảnh có liên quan
1.1.3 Đánh giá tổng quan
Các công trình trên đã cho thấy một cách tổng quát về kiến trúc phương Tây nói chung và kiến trúc Pháp nói riêng tại Việt Nam qua những giai đoạn phát triển Đây là những tư liệu cần thiết để phân biệt, so sánh các loại kiến trúc với phong cách phương Tây với kiến trúc các công trìnhcủa Ernest Hebrardmà luận án đề cập
Thông qua các công trình nghiên cứu nói trên, có thể thấy sự nhất thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về nguồn gốc, các motip, chủ đề và ý nghĩa tượng trưng, biểu tượng của trang trí mỹ thuật trên kiến trúc cổ Việt Nam Sự nhất trí này có ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận án
Tuy nhiên, NCS nhận thấy các tác giả trên mới chỉ đề cập đặc điểm chung chung theo hướng miêu tả khái lược và liệt kê các các motip trang trí trên kiến trúc Đông Dương và các công trình của Ernest Hebrard tại Hà Nội mà chưa đề cập nhiều đến đặc điểm cấu thành, vẻ đẹp thẩm mỹ, ngôn ngữ mỹ thuật
và đặc biệt là sự kiến giải ý nghĩa, quan niệm văn hóa nghệ thuật của các motip trang trí trên kiến trúc các công trình của Ernest Hebrard tại Hà Nội
Đề tài của NCS đề cập đến các công trình kiến trúc các công trình của Ernest Hebrard ở Hà Nội Mặc dù các công trình kiến trúc này có những nét khác nhau về tầm vóc, hay một phần nào đó về hình thức, song vẫn có thể nhận thấy cái chung của những công trình kiến trúc các công trình của Ernest Hebrard tại Hà Nội Nơi đây tụ hội, tập trung nhiều hoạt động đời sống xã hội, thể hiện trình độ đại diện cho văn minh của người Việt mà những điều
Trang 36này được hình thành bởi mối quan hệ sinh thái trong khu vực với những đặc điểm bị chi phối bởi yếu tố văn hóa vùng
Về khí hậu tại Hà Nội thể hiện tập trung những nét điển hình của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt Vì thế, các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương nói chung và các công trình của Ernest Hebrard tại
Hà Nội nói riêng đều bị chi phối, ảnh hưởng trong quá trình xây dựng: kiến trúc công trình phải vừa thoáng để đón gió mát nhưng vẫn phải kín để che
chắn gió và bức xạ nhiệt theo các mùa Chọn hướng công trình và giải pháp
để tránh gió bão, tận dụng ưu điểm khai thác thế mạnh của khí hậu vùng, sử
dụng vật liệu phù hợp có thể tránh được sự thay đổi của thời tiết Ngoài ra,
việc khai thác điều kiện ở vùng lân cận cũng vô cùng quan trọng trong tính
chất vùng miền, đó cũng là điều kiện ảnh hưởng đến kiến trúc, xây dựng trong vùng
Dựa trên tình hình nghiên cứu của những công trình đã liệt kê, NCS có thể tóm lược với những điểm chung, đó là:
Về đối tượng nghiên cứu: Các tác giả trên mới chỉ đề cập liệt kê một số
đặc điểm kiến trúc, motip trang trí, hoạ tiết hoa văn trên kiến trúc theo hướng nghiên cứu các hình thái kiến trúc, văn hóa học, lịch sử mà ít có sự phân tích liên hệ với cái đẹp thẩm mỹ, ngôn ngữ của mỹ thuật trong nghệ thuật trên kiến trúc các công trình của Ernest Hebrard ở Hà Nội
Về hướng tiếp cận nghiên cứu: Đa phần các công trình nghiên cứu
thường sử dụng hướng tiếp cận từ góc độ kiến trúc hoặc bảo tồn… nên có những miêu tả khá sơ lược về các chi tiết trang trí mỹ thuật Rất ít các tài liệu nghiên cứu lấy tiêu chí mỹ thuật để nghiên cứu hoặc chỉ nêu vấn đề một cách khái quát chứ không phân tích sâu dưới góc độ mỹ thuật, nghệ thuật Đặc biệt, những nghiên cứu có liên quan đến mỹ thuật cũng cho biết rất ít thông tin về nghệ thuật trang trí trên kiến trúc các công trình của Ernest Hebrardở Hà Nội
Trang 37và thiếu những phân tích để thấy được các giá trị văn hóa - nghệ thuật nội hàm bên trong các giá trị được biểu thị một cách hệ thống chặt chẽ Như vậy, hướng nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên kiến trúc các công trình của Ernest Hebrard ở Hà Nội dưới góc độ mỹ thuật, nghệ thuật chưa đủ dung lượng cần thiết, thiếu các phân tích bình luận về các yếu tố trang trí và hàm nghĩa của các motip trên công trình để làm rõ giá trị nghệ thuật Đây chính là vấn đề còn
bỏ ngỏ mà NCS cần phải thực hiện trong luận án của mình
Về đặc điểm nghệ thuật trang trí trên kiến trúc các công trình của Ernest Hebrard tại Hà Nội
Các công trình nghiên cứu về kiến trúc phong cách Đông Dương nói chung và các công trình của Ernest Hebrard nói riêng đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về vấn đề sự xuất hiện, các đặc điểm hình thái kiến trúc và các motip trang trí trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở Việt Nam Do đó, NCS có thể học tập, tiếp thu từ các công trình nghiên cứu trên NCS cũng kế thừa các tài liệu nghiên cứu về hệ thống các lý thuyết, các tài liệu nghiên cứu
về mỹ thuật phương Đông và phương Tây và coi đó là một phần luận cứ quan
trọng trong đề tài của mình
Sau khi tìm hiểu, NCS nhận thấy trong vấn đề nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên kiến trúc các công trình của Ernest Hebrardtại Hà Nội, chưa đủ dung lượng cần thiết để nêu bật được đặc điểm của nghệ thuật trang trí, chưa dựa vào nền tảng của mỹ thuật để phân tích chuyên sâu các hình thức trang trí, cũng như thiếu những bình luận về trang trí và mỹ thuật để làm rõ các quan niệm triết lý cũng như giá trị của các motip trang trí trên kiến trúc các công trình của Ernest Hebrard tại Hà Nội Đây cũng chính là khoảng trống mà NCS sẽ thực hiện trong luận án
Trang 381.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Các khái ni ệm
1.2.1.1 Khái niệm: Nghệ thuật
Trong Từ điển Triết học [87, tr 380], “Nghệ thuật” được viết là: “Nghệ
thuật - hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của hoạt động con người; phản ánh hiện thực dưới những hình tượng nghệ thuật; là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nắm bắt thế giới bằng thẩm mỹ”
Trong cuốn Hình thái học của nghệ thuật [49], M.Cagan cho rằng:
Nghệ thuật là một hoạt động nhận thức của con người bằng phương tiện hình tượng Các hình tượng nghệ thuật được sáng tạo theo các loại hình loại thể nhất định Cho đến nay người ta không có một hình thức chung để biểu thị nghệ thuật Chỉ có
những loại hình, thể loại nghệ thuật cụ thể với đối tượng phản ánh riêng, phương thức phản ánh riêng, có tác động đến thị giác
và thính giác của những công chúng nhất định [49, tr.5,6]
Trong cuốn Nghệ thuật học [39], tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng:
“nghệ thuật tồn tại dưới dạng một tác phẩm cụ thể Tác phẩm chính là đơn vị của nghệ thuật”.Ông cũng cho rằng, tác phẩm nghệ thuật có cấu trúc gồm bốn lớp, xung quanh hạt nhân là hình tượng [39, tr.226]
Trong cuốn Mỹ học Hêghen [29], do Phan Ngọc giới thiệu và dịch, tập
1, Hêghen cho rằng: “Nghệ thuật chia ra thành nghệ thuật tạo hình (kiến trúc, điêu khắc, hội họa) và nghệ thuật âm thanh (âm nhạc và thơ)” [29, tr.33]
Thông qua việc tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm liên quan đến nghệ thuật trên đây, NCS cho rằng: Nghệ thuật là các hoạt động tư duy sáng tạo thẩm mỹ của con người, nhằm thỏa mãn nhận thức và trí tưởng tượng.Nghệ thuật được biểu hiện thông quatập hợp các thủ pháp, kỹ năng, kỹ thuật, kỹ
Trang 39xảo, vật liệu, nhằm tạo ra những tác động thẩm mỹ tích cực đến thị giác, thính giác, xúc giác của con người
1.2.1.2 Khái niệm về nghệ thuật trang trí
Trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3 [35], đã định nghĩa
nghệ thuật trang trí: “là hoạt động mỹ thuật nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ và công năng của sản phẩm và môi trường sinh hoạt”[35, tr.105]
Theo nghĩa hẹp, nghệ thuật trang trí là nghệ thuật sử dụng những hình thức ước lệ, cách điệu của đường nét và màu sắc sử dụng sự sắp đặt quy củ và trật tự về bố cục, để làm đẹp các vật thể Trang trí họa tiết trên sản phẩm gốm, trang trí trần nhà, tường nhà, trang trí đèn trong công trình nội thất đều nhằm mục đích trên
Theo nghĩa rộng, nghệ thuật trang trí đồng nghĩa với mỹ thuật ứng dụng, chức năng của nó là kết hợp các yếu tố nghệ thuật với yếu tố vật liệu và công nghệ, để hình thành những sản phẩm mang tính thẩm mỹ, tính công năng, tính kinh tế; tạo ra không gian môi trường có chất lượng văn hóa cao, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người [35, tr.105]
Có thể coi quan niệm chung nhất về nghệ thuật trang trí là “nghệ thuật hướng đến cái đẹp, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người Nhờ các yếu tố trang trí mà vật phẩm vừa có giá trị thẩm mỹ vừa nâng cao giá trị
sử dụng” [35]
Trong đó nghệ thuật là các phương pháp được thực hiện để tạo ra các sản phẩm thể hiện sự khéo léo, tư duy, trí tưởng tượng, cảm xúc của con người và sáng tạo Trong nghệ thuật, nghệ thuật là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc nghệ thuật, óc quan sát tinh tế và bàn tay khéo léo Nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn của cái đẹp, sự khéo léo và sáng tạo; đặc biệt, nghệ thuật thường khai thác sự tương phản giữa các yếu tố tạo nên [35, tr.76]
Trang 40Nhìn ở một góc độ khác, nghệ thuật trang trí là sự sáng tạo thể hiện sự khéo léo chặt chẽ gắn bó với đời sống nhân dân của từng dân tộc, vì vậy nó cũng phải mang đầy đủ những nét đặc trưng về văn hóa địa lý với đặc điểm tộc người phù hợp với thời đại Khái niệm nghệ thuật trang trí được phân tích
và xem xét từ nhiều góc độ để thấy nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng với những giá trị của nó
Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã biết, nghệ thuật kiến trúc và trang trí kiến trúc là hai loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất sớm và có mối quan hệ hữu cơ với nhau tạo ra sự liên kết chặt chẽ và cùng nâng tầm cho nhau Có thể dễ dàng nhận thấy trên các công trình kiến trúc đều xuất hiện yếu tố trang trí Trang trí được coi như là một bộ phận hợp thành trên công trình kiến trúc bằng sự kết hợp các đường nét hình học và các yếu tố tạo hình tạo thành hoa văn, họa tiết trang trí trên trên trúc Mặt khác, các sản phẩm trang trí trên kiến trúc cũng có thể được coi như là một tác phẩm riêng biệt, độc đáo Một số luận điểm về tính trang trí mà NCS nhận thấy trong quá trình nghiên cứu như sau:
- “Tính trang trí là một lực hướng tâm của nghệ thuật, là việc nghệ thuật hướng vào bản thân nó, nhằm sáng tạo những hình thức mới của cái đẹp không có trong thế giới hiện thực” [28, tr.11]
- “Trang trí (nghệ thuật, đường nét, hình dạng, màu sắc…) là có tính điểm xuyết hoặc mang lại sự trù phú, nhưng quan trọng hơn trong nghệ thuật,
nó nhấn mạnh đến tính hai chiều của một tác phẩm nghệ thuật hoặc bất kỳ yếu
tố nào của tác phẩm Nghệ thuật trang trí nhấn mạnh đến sự phẳng dẹt chủ yếu của bề mặt” [28, tr.8]
Trang trí mỹ thuật trong kiến trúc là nhằm làm cho công trình đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố về cái đẹp đó là cái đẹp bên ngoài của công trình, cái đẹp bên trong của công trình và cái đẹp tổng thể của công trình trong môi trường Các