1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975

287 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Trang Trí Trên Một Số Công Trình Kiến Trúc Tiêu Biểu Tại Sài Gòn Từ Năm 1954 Đến 1975
Tác giả Lê Long Vĩnh
Người hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Xuân Tiên
Trường học Trường Đại Học Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Nghệ Thuật
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 287
Dung lượng 9,1 MB

Nội dung

Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975

Trang 1

Lê Long Vĩnh

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH

KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI SÀI GÒN

TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Tp Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Lê Long Vĩnh

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH

KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI SÀI GÒN

TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật

Mã số: 921 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS TS Nguyễn Xuân Tiên

Tp Hồ Chí Minh, 2024

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình độc lập nghiên cứu Các số liệu, tài liệu tham khảo, phụ lục minh họa, trung thực, khách quan, có xuất xứ nguồn

rõ ràng Những nhận xét và kết luận của luận án được rút ra trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thành văn, thực địa Nếu không đúng sự thật, nghiên cứu sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2024

Tác giả luận án

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC: BẢNG BIỂU, TƯ LIỆU v

DANH MỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

5 Phương pháp nghiên cứu 16

6 Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu 17

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 18

8 Bố cục của luận án 19

CHƯƠNG 1 20

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 20

1.1 Cơ sở lý luận 20

1.2 Cơ sở thực tiễn 44

CHƯƠNG 2 55

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI SÀI GÒN TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 55

2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 55

2.2 Đặc điểm nghệ thuật trang trí các đề tài và mô típ trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 65

CHƯƠNG 3 107

Trang 6

NHẬN ĐỊNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY 107

3.1 Những giá trị đặc sắc của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 107

3.2 Mối tương quan so sánh giữa nghệ thuật trang trí của các công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 với các công trình kiến trúc đồng thời tại khu vực khác ở Việt Nam 115

3.3 Khai thác những giá trị nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 trong đời sống đương đại 126

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 150

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 1: BẢNG BIỂU, TƯ LIỆU 161

PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH MINH HOẠ 187

Trang 8

DANH MỤC: BẢNG BIỂU, TƯ LIỆU

H1.1 Dinh độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất) 161

H1.2 Thư viện Quốc gia Sài Gòn (nay là Thư viện khoa học tổng hợp Tp HCM) 162

H1 3 Trường ĐH Y khoa Sài Gòn (nay là ĐH Y Dược Tp HCM) 163

H2.1 Bằng kiến trúc sư do Trường Mỹ thuật Đông Dương đào tạo cấp 164

H2.2 Danh biểu kiến trúc sư đoàn Quốc gia (niên khóa 1974 – 1975) 165

H2.3 Phân nhóm mô típ trang trí và thống kê nhóm mô típ áp dụng vào công trình 168

H2.4 Tiêu chí nhận diện đánh giá các nhóm mô típ trang trí: 169

H2.5 Đối chiếu các nhóm mô típ trang trí với nguồn gốc Mỹ thuật truyền thống Việt Nam 172

H3 1 Thống kê các tiêu chí giá trị truyền thống trong nghệ thuật trang trí đáp ứng số lượng công trình tiêu biểu 184

H3 2 Bảng ma trận các nhóm mô típ trang trí đáp ứng tiêu chí ứng dụng nghệ thuật trang trí trên kiến trúc 185

H3 3 Giải pháp đề xuất hướng bảo tồn di tích, di sản, nghệ thuật trang trí 186

Trang 9

DANH MỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA

H 2.1 Nhóm mô típ trang trí Tứ linh 187

H 2.2 Tứ linh – Long (rồng) 188

H 2.3 Tứ linh – Ly (lân) 189

H 2 4 Tứ linh – Quy (rùa) 189

H 2.5 Tứ linh – Phụng (phượng) 190

H 2.6 Song Long triều nhật 190

H 2.7 Song Ly triều nhật 191

H 2.8 Song Quy triều nhật 191

H 2.9 Song Phụng triều nhật 192

H 2.10 Đầu rồng trang trí cửa phòng 192

H2.11 Hoa văn hóa rồng – chủ đề “Long hàm Thọ” 193

H2.12 Tứ linh trang trí mặt đứng sau Dinh Độc Lập 194

H 2.13 Tứ Linh – Long, Phụng trang trí mặt đứng Dinh Độc Lập 195

H 2.14 Tứ linh (Long, Ly) 196

H 2.15 Tứ linh (Quy, Phụng) 197

H 2.16 Tứ Linh (Long, Ly) 198

H 2.17 Tứ Linh (Quy, Phụng) 199

H 2.18 Tứ Linh – Long (rồng) 200

H 2.19 Tứ Linh – Ly (lân) 200

H 2.20 Tứ Linh – Quy (rùa) 201

H 2.21 Tứ Linh – Phụng (phượng) 201

H 2.22 Nhóm mô típ trang trí hoa văn hình học, hồi văn 202

H 2.23 Mô típ hoa văn hình học trang trí khung cửa Dinh Độc Lập 203

H 2.24 Mô típ hoa văn hình học trang trí ban công mặt trước Dinh Độc Lập 204

H 2.25 Mô típ hoa văn hình học trang trí ban công mặt sau Dinh Độc Lập 204

H 2 26 Mô típ hoa văn hình học trang trí ban công mặt sau Dinh Độc Lập 205

H 2.27 Mô típ hoa văn xoắn ốc trang trí vách cầu thang Dinh Độc Lập 205

H 2.28 Mô típ trang trí trần khu sảnh Dinh Độc Lập 206

Trang 10

H 2.29 Mô típ hoa văn dây lá trang trí khung cửa phòng Dinh Độc Lập 206

H 2.30 Mô típ hoa văn dây lá trang trí khung cửa phòng Dinh Độc Lập 207

H 2.31 Mô típ hoa văn trang trí Thư viện Quốc gia SG 208

H 2.32 Mô típ hoa văn hình học trang trí cửa Thư viện Quốc gia SG 209

H 2.33 Mô típ hoa văn trang trí lan can hành lang Thư viện Quốc gia SG 210

H 2.34 Mô típ hoa văn trang trí cầu thang, sảnh Thư viện Quốc gia SG 211

H 2.35 Mô típ hoa văn xoắn ốc trang trí cầu thang tầng lửng phòng đọc 212

H 2.36 Phòng đọc dành cho Thiếu nhi - Thư viện Quốc gia SG 213

H 2.37 Mô típ hoa văn hình S trang trí hàng rào Thư viện Quốc gia SG 213

H 2.38 Hoa văn cửa cổng Thư viện Quốc gia SG 214

H 2.39 Hoa văn tường rào Thư viện Quốc gia SG 214

H 2.40 Mô típ hoa văn hình học trang trí Trường ĐH Y khoa SG 215

H 2.41 Mô típ hoa văn hình học trang trí Trường ĐH Y khoa SG 216

H 2.42 Mô típ hoa văn hình học trang trí ô thông gió Trường ĐH Y khoa SG 217

H 2.43 Nhóm mô típ trang trí chiết tự 218

H 2.44 Ngô Viết Thụ áp dụng khoa chiết tự thiết kế công trình Dinh Độc Lập 219

H 2.45 Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí Dinh Độc Lập 220

H 2.46 Mô típ hoa văn chữ trang trí cửa Dinh Độc Lập 221

H 2.47 Mô típ hồi văn chữ Vạn chữ Công trang trí cửa Dinh Độc Lập 222

H 2.48 Mô típ hoa văn chữ Phúc, chữ Thọ trang trí Dinh Độc Lập 223

H 2.49 Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí phòng Tổng Thống 224

H 2.50 Mô típ hoa văn chữ Vạn chữ Công trang trí Thư viện Quốc gia SG 225

H 2.51 Mô típ hoa văn chữ Vạn trang trí Thư viện Quốc gia SG 226

H 2.52 Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí Thư viện Quốc gia SG 226

H 2.53 Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí Thư viện Quốc gia SG 227

H 2.54 Mô típ hồi văn chữ Thập trang trí Thư viện Quốc gia SG 228

H 2.55 Mô típ chữ Thọ trang trí trần Thư viện Quốc gia SG 229

H 2.56 Mô típ chữ Thọ làm đèn trang trí Thư viện Quốc gia SG 230

H 2.57 Mô típ hoa văn hình học chiết tự trang trí Trường ĐH Y khoa SG 231

Trang 11

H 2.58 Mô típ hoa văn hình học chiết tự trang trí Trường ĐH Y khoa SG 232

H 2.59 Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí cửa phòng Trường ĐH Y khoa SG 232

H 2.60 Nhóm mô típ trang trí lam mặt đứng công trình 233

H 2.61 Nhóm mô típ trang trí lam mặt đứng chính Dinh Độc Lập 234

H 2.62 Bức rèm hoa văn lam mặt đứng chính Dinh Độc Lập 235

H 2.63 Hiệu quả chiếu sáng qua hoa văn lam mặt đứng chính Dinh Độc Lập 236

H 2.64 Bức rèm hoa văn lam mặt đứng chính Thư viện Quốc gia SG 237

H 2.65 Mô típ hoa văn lam trang trí mặt đứng sau Thư viện Quốc gia SG 238

H 2.66 Hiệu quả chiếu sáng qua lam mặt đứng chính Thư viện Quốc gia SG 239

H 2.67 Hiệu quả chiếu sáng qua lam mặt đứng Thư viện Quốc gia SG 240

H 2.68 Hành lang lam mặt đứng Thư viện Quốc gia SG 241

H 2.69 Mô típ lam trang trí Trường ĐH Y khoa SG 242

H 2.70 Mô típ hoa văn hình học trang trí lam Trường ĐH Y khoa SG 243

H 2.71 Mô típ hoa văn hình học trang trí lam Trường ĐH Y khoa SG 244

H 2.72 Hiệu quả chiếu sáng qua lam mặt đứng Trường ĐH Y khoa SG 245

H 2.73 Chiếu sáng qua lam mặt đứng Trường ĐH Y khoa SG 246

H 2.74 Mỹ thuật hóa giải kết cấu trên mặt đứng Dinh Độc Lập 247

H 2.75 Mô típ hình học kỷ hà trang trí lam Trường ĐH Y khoa SG 248

H 2.76 Chi tiết mô típ hoa văn lam trúc trang trí mặt đứng Dinh Độc Lập 249

H 2.77 Chất liệu ứng dụng trong trang trí kiến trúc SG (1954 – 1975) 253

H 3.1 Giá trị NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG ………… 257

H 3.2 NTTT trên kiến trúc Trường ĐH Kinh tế Tp HCM 258

H 3.3 Hoa văn trang trí ảnh hưởng kiểu thức đề tài dơi (ở Huế) 259

H 3.4 NTTT lam Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ 260

H 3.5 NTTT lam Đài tiếng nói nhân dân Tp HCM 261

H 3.6 NTTT trên các công trình thuộc khu vực SG - Tp HCM 262

H 3.7 NTTT trên lam Trường ĐH Xây dựng miền Tây (tỉnh Vĩnh Long) 263

H 3.8 NTTT trên kiến trúc Trường ĐH sư phạm Huế 265

H 3.9 NTTT trên công trình Nhà sách Phương Nam - Huế 266

Trang 12

H 3.10 NTTT trên công trình Cung Thiếu Nhi Hà Nội và Ga Hà Nội 267

H 3.11 Các hình ảnh xâm hại trong công trình Thư viện Quốc gia SG 268

H 3.12 Các hình ảnh thay đổi chất liệu nguyên bản của công trình 269

H 3.13 So sánh và đề xuất hướng phát huy NTTT với công trình 270

H 3.14 Đề xuất hướng phát huy NTTT trên công trình thể loại giáo dục 271

H 3.15 Đề xuất hướng phát huy hoa văn chữ Thọ trang trí 272

H 3.16 Đề xuất hướng phát huy hoa văn chữ S (Lôi văn) trang trí 273

H 3.17 Hoa văn trang trí kiến trúc phổ biến nhất giai đoạn 1954 - 1975……… 280

H 3.18 Tổng hợp một số hoa văn trang trí trên một số công trình kiến trúc 275

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật trang trí bắt nguồn từ thời tiền sử, sơ sử, hàng ngàn năm qua đã được phát hiện trên các đồ gốm cổ với những nét khắc, hình vẽ hoa văn do người xưa trang trí, xuất phát từ quan niệm về thế giới quan xung quanh Cùng chung tiến trình lịch sử, nghệ thuật trang trí của người Việt tiếp tục hình thành và phát triển trang trí trên kiến trúc Người Việt đã khẳng định một nền văn hoá sơ khai biểu hiện qua di sản văn hoá vật thể còn lưu dấu họa tiết trên trống đồng, đồ đồng… Đến kỷ nguyên

tự chủ, hoa văn trang trí Việt Nam khởi sắc, nhiều thể loại phong phú đa dạng trở thành biểu tượng cho các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn được thể hiện qua trang trí đình, đền, chùa, cung điện… Đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, chịu

sự Hán thuộc, Pháp thuộc và Mỹ tạm chiếm, nhưng sự chống đồng hoá mãnh liệt trong mạch nguồn nghệ thuật trang trí của dân tộc dường như vẫn chảy, vẫn kết nối không ngừng Nền nghệ thuật đó được kết hợp bởi những nét hay nét đẹp của biết bao dân tộc anh em đã hợp nguồn tạo nên sắc thái đa dạng mà thống nhất Thật vậy, khi tiếp xúc với văn minh phương Tây nghệ thuật trang trí kiến trúc tạo nên phong cách Đông Dương đầu thế kỷ XX, tiếp nối là nghệ trang trí kiến trúc phong cách hiện đại từ năm 1954 đến năm 1975 đã hình thành một giá trị hết sức đặc biệt Nghệ thuật trang trí giai đoạn này đánh dấu một chặng đường phát triển đỉnh cao của những thành tựu mỹ thuật còn lưu dấu rõ nét trên các công trình xây dựng tiêu biểu giữa lòng Sài Gòn xưa Vì thế, nghiên cứu sâu về nghệ thuật trang trí trên kiến trúc từ góc nhìn mỹ thuật học để thấy rõ sự kết hợp giữa thẩm mĩ và cấu tạo, truyền thống và hiện đại trong các mô típ hoa văn trang trí là việc làm cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam nói chung và khu vực Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Khi

mở rộng giao lưu ngày càng sâu và rộng, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật như loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc ở một đô thị lớn và hiện đại nhất Việt Nam càng trở nên cấp thiết

Từ những vấn đề phân tích trên, NCS xác định hướng nghiên cứu chính là các đặc trưng và giá trị thẩm mĩ của các mô típ trang trí trên ba công trình kiến trúc tiêu

Trang 14

biểu tại Sài Gòn (Dinh Độc Lập, Thư viện Quốc gia Sài Gòn, Đại học Y khoa Sài Gòn)

Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc là một trong những đối tượng góp phần phản ánh xu hướng thẩm mĩ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Có những công trình nghệ thuật đã trở thành di sản cấp quốc gia, ẩn chứa nhiều giá trị bản sắc dân tộc, thể hiện

đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của dân tộc Sự đa dạng xuất phát từ yếu

tố Sài Gòn là vùng đất luôn phát triển, luôn cách tân rất nhanh theo xu hướng thời đại mới ở mỗi thời kỳ trải qua Cũ và mới luôn hiện diện cùng nhau tạo nên nhiều sắc thái và mang nét đặc trưng riêng Sài Gòn là nơi tiếp nhận và giao thoa với nền văn hoá phương Tây từ rất sớm Sài Gòn là nơi hội tụ nhiều nghệ sĩ, KTS du học ở nước ngoài trở về đã cùng kiến tạo những giá trị nghệ thuật theo xu hướng mới Mặc khác,

do yêu cầu về bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế và xã hội, nên vùng đất Sài Gòn đã xuất hiện những công trình mang phong cách hiện đại phổ biến, trở thành trào lưu sáng tạo lúc bấy giờ Những mô típ trang trí trên các công trình kiến trúc đó được thể hiện với nội dung và hình thức giàu giá trị về mặt nghệ thuật trang trí và đặc tính truyền thống dân tộc Sài Gòn nay là Tp HCM luôn mang trong mình tính mâu thuẫn trong quá trình phát triển và lưu giữ di sản Đó là vấn đề giữa bảo tồn và phát huy, nghĩa là phải giữ gìn giá trị cổ có tính lịch sử văn hoá dân tộc song song với trách nhiệm xây dựng giá trị mới hợp thời đại Hiện nay, công cuộc xây dựng phát triển nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được tinh hoa dân tộc, rất cần những ghi nhận và lưu giữ các giá trị văn hoá, nghệ thuật và kiến trúc đặc trưng của thời kỳ đặc biệt này Điều này giúp duy trì và phát huy những đặc điểm độc đáo của kiến trúc Sài Gòn trong quá khứ, đồng thời tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hoá của cộng đồng người dân địa phương

Với những phân tích đã nêu ở trên, NCS quyết định chọn nghiên cứu đề tài

Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm

1954 đến 1975 Thông qua nghiên cứu đề tài này NCS nhận thức được tinh thần vận

dụng các yếu tố mang đặc tính dân tộc tạo nên các giá trị nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phong cách hiện đại Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với

Trang 15

nghiên cứu lịch sử nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật trang trí Việt Nam

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đề tài luận án thực hiện nghiên cứu về Nghệ thuật trang trí trên một số công

trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 Đối tượng chủ thể đề tài

là Nghệ thuật trang trí, đối tượng khách thể là một số công trình kiến trúc tiêu biểu được giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Sài Gòn trong khoảng thời gian từ năm 1954

đến 1975 Vì vậy, luận án tiếp cận các tài liệu về lĩnh vực nghệ thuật, trang trí, mỹ

thuật, kiến trúc, trong đó có 142 tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài được dịch lại tiếng Việt, 7 tài liệu tiếng Anh và 3 nguồn tài liệu báo điện tử NCS phân nhóm tài liệu nghiên cứu công bố bản in, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có nội dung gần với

đề tài nghiên cứu

Cụ thể, nhóm tài liệu Nghệ thuật trang trí gồm khoảng 20 tài liệu: Mỹ thuật

Việt Nam hiện đại của Nguyễn Lương Tiển Bạch (chủ biên) [3]; Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt của Trần Lâm Biền [8]; Đổi mới công tác bảo vệ

và phát huy giá trị của các tác phẩm nghệ thuật tại khu di tích Dinh Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh của Trương Quốc Bình [12]; L’art à Hué của Léopold

Michel Cadière, Edmond Gras [13]; Hình thái học của nghệ thuật của M Cagan [14];

Hoa văn Việt Nam (từ thời tiền sử đến nửa đầu TK phong kiến) của Nguyễn Du Chi

[16]; Nghệ thuật và tâm sáng tạo của Graham Collier [20]; Cảm luận nghệ thuật của Trần Duy [22]; Thế mà là nghệ thuật ư của Cynthia Freeland [28]; Một đề dẫn về lý

thuyết nghệ thuật của Cynthia Freeland [29]; Mỹ thuật đô thị SG Gia Định 1900 –

1975 của Uyên Huy [52]; NTTT truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương

ở SG của Bùi Bá Nguyên Khanh [60]; Nghệ thuật học của Đỗ Văn Khang [61]; Nghệ thuật thị giác và những vấn đề cơ bản của Huỳnh Văn Mười [76]; Điêu khắc trang trí và kiến trúc trong việc hình thành môi trường thẩm mĩ đô thị của Trần Thanh Nam

[77]; Dân tộc học văn hoá nghệ thuật của Huỳnh Quốc Thắng [108]; Mỹ Thuật Huế

nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí của Nguyễn Hữu Thông [113]; Hoa văn cung đình Huế của Ưng Tiếu [122]; Bản rập hoạ tiết Mỹ thuật cổ Việt Nam của

Trường ĐH Mỹ Thuật Hà Nội – Viện Mỹ Thuật [130]; Biểu tượng rồng, văn hoá và

Trang 16

những câu chuyện, của Nam Việt, Khánh Linh [136]; Mỹ học về cái đẹp – về nghệ thuật – về con người của Lâm Vinh [137]…

Nhóm tài liệu liên quan về kiến trúc gồm có khoảng 14 ấn phẩm: Diễn biến

kiến trúc truyền thống Việt của Trần Lâm Biền [10]; Mỹ học kiến trúc của Uông Chính

Chương [18]; Tích hợp văn hóa Đông – Tây trong kiến trúc của kiến trúc sư Ngô Viết

Thụ của Trần Thị Thu Hằng [35]; Kiến trúc truyền thống và cộng đồng của Trần Đình

Hằng, Miki Yoshizumi, Hirohide Kobayashi [36]; Văn hoá và kiến trúc phương Đông của Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh [44]; Thế hệ KTS Việt Nam đầu tiên của Hội KTS Việt Nam [45]; Nửa đầu thế kỷ kiến trúc Việt Nam của Hội KTS Việt Nam [46]; Kiến trúc Việt Nam các dòng tiêu biểu của Nguyễn Khởi [65]; Bảo tồn và trùng

tu các di tích kiến trúc của Nguyễn Khởi [66]; Bàn về vấn dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội [88]; Khả năng nhiệt đới hoá trong kiến trúc hiện đại Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 của Ngô Thị Tài Quyết [90]; Kiến trúc Nam Bộ, Nxb của Tản mạn kiến trúc [105]; Diễn giải truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại của Lê Trần Xuân Trang [125]; Saigon portrait of a city 2011 – 2020 của Alexander Garel, Tim Doling [145]; Southern Vietnamese modernist architecture của Mel Schenck [148]…

Số lượng tài liệu còn lại thuộc các lĩnh vực như: Mỹ học, biểu tượng, văn hóa, lịch sử, thị giác… Trong số các tài liệu tiếp cận, NCS nhận thấy rất ít tài liệu liên quan với đề tài nghiên cứu, đề tài giống luận án là không có Tuy nhiên, có hơn 20 tài liệu NCS cần phải tiếp cận vì có những giá trị nghiên cứu cần thiết tham khảo

Hoa văn Việt Nam của Nguyễn Du Chi [17] là nguồn sử liệu chuyên về hoa

văn từ thời tiền sử đến nửa đầu phong kiến trên các chất liệu đá, xương, đất, gốm

Đặc biệt là chương hai có nội dung về Hoa văn kỷ hà (trang 29) giúp phần đối chiếu

so sánh những hoa văn, hoạ tiết, những ký hiệu để nhận diện tính kế thừa

Bản rập hoạ tiết Mỹ thuật cổ Việt Nam của Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội -

Viện Mỹ thuật [130] Tài liệu là sự tập hợp rất nhiều những bản rập các hoa văn cổ (khoảng gần 300 hình rập) chạm khắc trên gỗ, trên đá từ thời Đông Sơn đến thời Nguyễn…, “Từ chạm khắc chuyển qua rập chẳng những là một phương pháp lấy tư

Trang 17

liệu đơn giản có truyền thống lâu đời ở phương Đông, mà còn giúp chúng ta tận hưởng thêm hiệu quả thẩm mĩ” [130, tr.4] Muốn giải mã các hoa văn có tính truyền thống hay không thì phải tìm về hoa văn cổ đề so sánh, đối chiếu

Tài liệu Mỹ thuật Việt Nam hiện đại của Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên)

[3], là cuốn sách đầu tiên của Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật phát hành chứa nội dung rất lớn về nền mỹ thuật Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến mỹ thuật thời

kỳ đổi mới sau 1986 Tuy nhiên trong phần năm, Tổng quan nghệ thuật kiến trúc Việt

Nam thế kỷ 20, tài liệu này có mục Bối cảnh nghệ thuật kiến trúc đã phân chia nền

kiến trúc Việt Nam qua bốn giai đoạn Thậm chí trong từng giai đoạn đi sâu phân tích các dòng phong cách, xu hướng một cách khái quát Đặc biệt là phần liên quan đến

luận án rất gần là mục Kiến trúc miền Nam trong giai đoạn 1954 đến 1975 đã chỉ ra

công trình tiêu biểu và phong cách đặc trưng là chủ nghĩa công năng, đây là nguồn tư liệu tuy ít nhưng rất quan trọng để NCS ghi nhận có ấn phẩm nghiên cứu gần với đề tài nhưng không trùng với tên đề tài và nội dung của luận án

Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí của tác giả Nguyễn

Hữu Thông [113] Là tài liệu có thể nói là rất hiếm về lượng thông tin nghiên cứu, hình ảnh về hoa văn, hoạ tiết thời Nguyễn Tác giả đã phân chia thời kỳ, phân nhóm

đề tài theo từng thể loại mô típ trang trí, ghi rõ các biểu tượng, bố cục, ý nghĩa một cách chi tiết… Có thể nói đây là nguồn tài liệu quý giá để đối sánh giải mã những công trình khắp cả Nam Bộ chịu sự ảnh hưởng của NTTT từ Huế Công trình tiêu biểu NCS đang nghiên cứu cũng cần phải xét yếu tố ảnh hưởng này, bởi vì các đề tài như Tứ linh (đầu rồng), hoa văn chữ Vạn, chữ Công, chữ Á, đặc biệt là hồi văn có sự ảnh hưởng khá nhiều trong tạo hình hoa văn trang trí…, là những đối tượng đề tài luận án hướng đến Vì vậy đây chỉ là tài liệu giúp cho NCS có nguồn chứng minh nguồn gốc hoa văn hoạ tiết trang trí

Hoa văn cung đình Huế của Ưng Tiếu [122] Gần hướng nghiên cứu về hoa

văn ở Huế như tài liệu của Nguyễn Hữu Thông, tác giả Ưng Tiếu trình bày rất nhiều hình ảnh hoa văn, hoạ tiết phong cách thời Nguyễn, được sử dụng từ bản gốc của sách L’Art à Huế (1930), các ghi chép là bản dịch lại Không có nhiều phân tích chuyên

Trang 18

sâu như tài liệu của Nguyễn Hữu Thông Tuy nhiên, có thể dùng tài liệu làm cơ sở đối chiếu, so sánh để xác định chính xác nguồn gốc hoa văn, hồi văn, hoạ tiết có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp

Tài liệu Ngôn ngữ điêu khắc qua những công trình nội thất và tượng đài của

tác giả Lê Thược [115] Điêu khắc là đối tượng mỹ thuật tạo hình trang trí trong kiến trúc, nó gắn liền với kiến trúc thành một thể thống nhất Trong nội dung ngôn ngữ điêu khắc, tài liệu còn tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc dân tộc là nội dung tổng hợp

và giới thiệu các nhà điêu khắc có tác phẩm tiêu biểu mang dấu ấn dân tộc NCS đã lưu ý đến phần tác giả giới thiệu phù điêu gắn với kiến trúc bên ngoài công trình giúp NCS hình dung rõ ràng loại hình trang trí này có xuất hiện trong các công trình của

đề tài nghiên cứu

Tài liệu Nghệ thuật thị giác của Huỳnh Văn Mười [76] Trong đó tài liệu phân

tích các nội dung như các yếu tố thị giác, nguyên lý thị giác, tư duy thị giác và bố cục thị giác “Chúng ta đang bàn về nghệ thuật thị giác, vai trò của con mắt, nhãn quan với những đặc tính, khả năng của nó với góc nhìn của con người trần thế” [76, tr.9]

Ở trang 143 đến trang 154 tác giả phân tích và minh hoạ về quy trình tạo hình trong

sáng tác mỹ thuật từ hình đến trừu tượng, hình nền và khoảng trống đó là phân tích yếu tố thị giác, khoảng bỏ lửng là gì ? Yếu tố này giúp NCS phân tích mối quan hệ

giữa hình và nền trong bố cục trang trí hoa văn trên công trình kiến trúc

Tài liệu Nguyên lý design thị giác của tác giả Nguyễn Hồng Hưng [49] nghiên

cứu mối quan hệ của thị giác, ánh sáng, hình thể, đề cập chi tiết và đi sâu vào từng ngõ ngách của từng vấn đề bố cục, màu sắc, đường nét, nguyên lý thị giác, đặc tính thị giác, nhịp điệu, biến điệu thông qua hàng loạt hệ thống hình ảnh minh họa và thực tiễn, giúp cho NCS có cơ sở phân tích các vấn đề thị giác trong tạo hình trang trí các hoa văn hình học, kỷ hà trong công trình

Mỹ thuật đô thị Sài Gòn Gia Định 1900 – 1975 của Uyên Huy [52] là ấn phẩm

nghiên cứu và giới thiệu khái quát gần như đầy đủ về nền mỹ thuật tại vùng đất SG xưa từ 1900 đến 1975, trong đó giới thiệu về lĩnh vực kiến trúc Công trình Dinh Độc Lập được giới thiệu ngắn gọn về tên gọi, vị trí, tác giả thiết kế, chức năng của công

Trang 19

trình không thấy nghiên cứu sâu về nghệ thuật trang trí kiến trúc này

Đổi mới công tác bảo vệ và phát huy giá trị của các tác phẩm nghệ thuật tại khu di tích Dinh Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh của Trương Quốc Bình [12] là

bài viết thuộc lĩnh vực công tác bảo vệ di sản, trong đó đi sâu vào nội dung đánh giá các giá trị của tác phẩm nghệ thuật trong công trình Dinh Thống Nhất Thông qua bài viết này, NCS biết được những tác phẩm nghệ thuật trang trí nội thất Dinh là tranh hội họa do KTS Ngô Viết Thụ sáng tác Mỗi tác phẩm là một chủ đề một phong cách trang trí phù hợp từng phòng trong kiến trúc (Tranh lịch sử về công cuộc dựng nước Văn Lang, tranh Cẩm tú sơn hà…) Ngoài ra còn có tranh sơn mài hoành tráng của Nguyễn Gia Trí rất giá trị Không chỉ là tranh hội họa trang trí, trong Dinh còn có tấm thảm hình tròn có hoa văn rồng trang trí, những tác phẩm phù điêu trang trí khắp bên trong…, tất cả cùng hướng về chủ đề truyền thống dân tộc, giá trị bản sắc cho di sản NCS tiếp thu được thông tin về nghệ thuật hội họa của KTS Ngô Viết Thụ sẽ bổ sung

vào phần nghiên cứu Chủ thể sáng tạo thẩm mĩ trong mục Những yếu tố ảnh hưởng

đến Nghệ thuật trang trí bởi NCS nhận thấy kiến trúc và hội họa là mối quan hệ tương

hỗ đối với chủ thể sáng tạo thẩm mĩ Tác phẩm KTS dưới góc độ kiến trúc hay hội họa đều mang phong cách Phương Đông thanh tao, trữ tình, kết hợp khéo léo với chủ nghĩa hiện đại, làm nên một công trình di sản có giá trị nghệ thuật cao

Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn của Bùi Bá Nguyên Khanh [60] là luận án tiến sĩ nghệ thuật công bố năm

2018 Tác giả nghiên cứu năm công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tiêu biểu tại SG Phong cách Đông Dương xuất hiện trước và kế tiếp phong cách Hiện Đại

1954 – 1975 Giai đoạn cuối của phong cách này kiến trúc chuyển biến theo xu hướng chủ nghĩa hiện đại (mô đéc) sau đó thì không phát triển nữa Phong cách kiến trúc hiện đại đã phát triển đạt đỉnh cao giai đoạn này từ 1960 – 1973 Tài liệu này bổ sung thông tin và kiến thức về triết học phương Đông trong trang trí Tài liệu làm cơ sở đối sánh để rút ra được tinh thần kế thừa tiếp nối của dân tộc và nhận diện sự khác biệt giữa hai phong cách

Tài liệu là công trình nghiên cứu về các kiến trúc phong cách Đông Dương

Trang 20

tiêu biểu và đặc trưng tại SG - Tp HCM với đối tượng nghiên cứu là NTTT truyền

thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương, khác về phong cách và thời gian so

với đề tài luận án NCS thực hiện nghiên cứu Tuy nhiên đọc qua nguồn tư liệu xét thấy có nhiều nội dung tương đồng xu hướng nghiên cứu Tác giả nhận diện được những giá trị đặc trưng cơ bản của NTTT truyền thống, khẳng định được những vấn

đề căn bản của cả hai phương diện là hình thức biểu thị và nội dung tư tưởng Cấu trúc tài liệu nghiên cứu khoa học, đi từ nền mỹ thuật thế giới, mỹ thuật cổ Việt Nam đến kiến trúc cổ Việt Nam và kiến trúc phương Tây ở Việt Nam… Trong đó, phần nội dung phân tích các giá trị của hoa văn hoạ tiết sẽ là cứ liệu quan trọng để NCS thử phép đối sánh, so sánh phong cách của hai dòng kiến trúc có NTTT như thế nào Bên cạnh đó, bối cảnh phong cách kiến trúc của đề tài NCS nghiên cứu tiếp nối dòng kiến trúc phong cách Đông Dương này nên việc tiếp thu tài liệu trên để so sánh trước

và sau là điều cần thiết

Kiến trúc cổ Việt Nam của Vũ Tam Lang [70] chuyên nghiên cứu về kiến trúc

cổ Việt Nam, có nhiều tư liệu quý về kiến trúc có tính dân tộc và tính địa phương Từ đây, NCS có thể dùng làm cơ sở để phân tích lịch sử công trình, lịch sử hình thành từ

sơ khai đến hiện đại: “Kết cấu bền vững của kiến trúc cổ truyền Việt Nam dựa trên

cơ sở tính toán và sử dụng hợp lí tính năng vật liệu, bố cục hình dạng và kích thước kiến trúc có cơ sở nghệ thuật và tính khoa học rất rõ ràng để lại những công trình có giá trị cao, tiêu biểu từng thời đại lịch sử” [70, tr.208]

Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam của Trường ĐH

Kiến trúc Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu kiến trúc [88] Là nguồn tài liệu tập hợp nhiều tác giả là các chuyên gia nghiên cứu về đối tượng kiến trúc Bài đầu tiên của

tác giả Nguyễn Cao Luyện với tựa đề Cốt cách dân tộc trong kiến trúc đất nước và

con người đã diễn giải ý niệm về cách tổ chức không gian và kiến trúc của người Việt

Tiếp theo là các tác giả tên tuổi như Tạ Mỹ Duật và Ngô Huy Quỳnh, Tôn Đại bàn

về những yếu tố, xu hướng dân tộc - hiện đại trong kiến trúc Ngoài ra còn có các khái niệm, đặc điểm giúp cho người đọc hiểu được thế nào là xu hướng kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố dân tộc và hiện đại trong một tác phẩm nghệ thuật - đó là kiến

Trang 21

trúc Ở trang 84, 85 tác giả Tôn Đại chỉ ra vấn đề kết hợp trang trí dân tộc vào nội ngoại thất của công trình hiện đại bằng hình thức cấu trúc: “Theo xu hướng này, không nhất thiết phải dùng mái cong với cột xà-kẻ và tàu đao…, mô típ dân tộc như chữ triện, vân mây, hoa chanh…, những cái đó cũng tốt nhưng điều chủ yếu là công trình kiến trúc được thiết kế theo tinh thần của các truyền thống dân tộc” [88, tr.84] Nội dung tài liệu này sẽ giúp cho NCS có cơ sở để so sánh với các nội dung về mô típ trang trí, các lý giải về tính truyền thống bản sắc trong hoa văn trang trí của đề tài

Diễn giải truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại của Lê Trần Xuân

Trang [125] nghiên cứu về chủ đề truyền thống trong kiến trúc bối cảnh là Việt Nam

đương đại Tác giả sử dụng thuật ngữ diễn giải nhằm làm rõ vấn đề một cách chuyên sâu và có cơ sở vững chắc Ở chương một đi từ lớp văn hoá là Diễn giải văn hoá

truyền thống trong kiến trúc, chương hai là Những cơ sở khoa học cho sự diễn giải văn hoá truyền thống trong kiến trúc, chương ba là Diễn giải văn hoá truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại Đọc qua tất cả nội dung NCS lưu ý vài quan

điểm nghiên cứu của tác giả khá thú vị là: Thông diễn (học) kiến trúc; Xu hướng tích

hợp; Để văn hoá truyền thống hồi sinh trong ngữ cảnh đương đại Lý thuyết Thông diễn học, theo tác giả thì rất tâm đắc lý thuyết này; Một lý thuyết giúp ta đi từ hiểu đến thông hiểu và hành động, để hình thành nên những phương thức diễn giải văn hoá truyền thống cho kiến trúc đó là Thông diễn học Vì vậy nguồn tài liệu này sẽ

giúp ích cho cơ sở lý thuyết của đề tài luận án Mặc dù lý thuyết diễn giải truyền

thống trong kiến trúc khá gần với nội dung luận án nghiên cứu nhưng tác giả không

phân chia nhóm mô típ hay giải mã chi tiết mô típ trang trí có tính kế thừa mỹ thuật Việt cổ, đây cũng là khoảng trống trong nghiên cứu

Tích hợp văn hóa Đông – Tây trong kiến trúc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

của Trần Thị Thu Hằng [35] là luận văn thạc sĩ kiến trúc công bố năm 2002 có nội dung nghiên cứu trực tiếp về công trình Dinh Độc Lập và KTS Ngô Viết Thụ Đây là tài liệu góp nhiều thông tin cần thiết cho luận án vì công trình kiến trúc tiêu biểu nghiên cứu là Dinh Độc Lập Luận văn tập trung nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Viết Thụ, tìm hiểu quan điểm kiến trúc của KTS thể hiện vào các trong công

Trang 22

trình ông thiết kế trong đó có công trình Dinh Độc Lập Mục Tổng quan tình hình

nghiên cứu trong phần mở đầu luận văn chỉ ra các nguồn nghiên cứu trước

(Вьетнамский архитектор Нго Вьет Тху – Người kiến trúc sư Việt Nam Ngô Viết

Thụ của Серебрянский В (Serebryansky V) đăng trên tạp chí Apxиtektypa CCCP

nước Nga) có thêm thông tin giúp cho luận án NCS bổ sung được khoảng trống trong nghiên cứu Ở chương hai (Quan điểm kiến trúc của Ngô Viết Thụ) tác giả phân tích sâu về nghệ thuật trang trí trong Dinh và có tìm hiểu chi tiết về hệ lam trúc mặt đứng

Dinh dưới góc nhìn kiến trúc Đặc biệt là mục 2.4 Kiến trúc và đạo học phương Đông

cung cấp nhiều thông tin góp phần vào nghiên cứu đặc trưng của nghệ thuật trang trí

trong luận án Ví dụ ở trang 45 có phân tích về phương thức chiết tự ứng dụng trong

thiết kế Dinh Trong phần phụ lục hình ảnh minh họa (Hình III.4.7 mục hình A) tác

giả nhận diện sai con Lân trong bộ tứ linh nên ghi là “Phù điêu rồng ẩn mây” Tuy

tài liệu có phân tích về các giá trị truyền thống trong từng mô típ trang trí nhưng chưa

hệ thống và phân nhóm mô típ trang trí, đánh giá sâu Đây là khoảng trống NCS mong muốn khai thác thông qua luận án

Nửa đầu thế kỷ kiến trúc Việt Nam của Hội KTS Việt Nam [46] là ấn phẩm

phân tích và giới thiệu các công trình kiến trúc khắp ba miền ở Việt Nam Góp phần

bổ sung thông tin nội dung nhận diện các đặc điểm chung của kiến trúc tại Việt Nam

Kiến trúc Nam Bộ của nhóm Tản mạn kiến trúc [105] là tài liệu tập hợp nhiều

tư liệu của nhóm Tản mạn kiến trúc nghiên cứu các giá trị truyền thống của các thể loại kiến trúc từ phong cách truyền thống đến phong cách Đông Dương và phong cách hiện đại Nhóm tác giả này nghiên cứu sâu về kiến trúc Thư viện Quốc gia SG,

đã phân tích hoa văn trang trí lam mặt đứng về nội dung và ý nghĩa, có sự nhận diện

sai hoa văn chữ Thọ nhầm với hoa văn chữ hỷ (tr.65) Tuy nhiên, chưa hệ thống nhóm

kiến trúc tiêu biểu cho thời kỳ này và không thấy phân nhóm mô típ hoa văn trang trí kiến trúc giai đoạn 1954 – 1975, vì vậy đây là khoảng trống trong nghiên cứu

Cuốn Giá trị thẩm mĩ và nghệ thuật trong lý thuyết kiến trúc và Design của

Đoàn Khắc Tình [123], đề cập tới các giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật, trong đó

có lý luận về văn hoá, tính quy luật phát triển lịch sử trong phạm vi giá trị văn hoá,

Trang 23

sau cùng là nghiên cứu về hình thức và hình ảnh của đối tượng, Chân - Thiện - Mỹ trong

kiến trúc và design Có thể xem tài liệu này như thể dạng mỹ học về kiến trúc và design, trong đó sử dụng một vài nội dung dùng minh chứng cho các trường hợp mang tính hình thức và hình ảnh của đối tượng nghệ thuật Ngoài ra tư tưởng về chủ nghĩa công năng kết hợp với trang trí cũng được tác giả luận bàn, đây là mảng phân tích gần với đề tài luận án của NCS: “Cho đến nay vẫn còn tranh cãi: kiến trúc có thuộc nghệ thuật hay không” [123, tr.5] Tác giả Đoàn Khắc Tình cũng lập luận về chức năng của thẩm mĩ: “Về chức năng kiến trúc là thực dụng, nó thoả mãn các nhu cầu vật chất của xã hội…, đồng thời là một nghệ thuật riêng biệt, cũng như trong nghệ thuật ứng dụng…, có ý nghĩa quan trọng không chỉ là công năng…, mà còn là bản chất thẩm mĩ của chúng, tác động vào tư tưởng, tình cảm con người, thoả mãn nhu cầu cái đẹp của con người” [123, tr.5] Nhiều nội dung đánh giá về các giá trị nghệ thuật rất phù hợp với những nội dung phân tích nghệ thuật học của luận án Tài liệu có minh hoạ rất nhiều hình ảnh về kiến trúc, hội hoạ, sản phẩm design và kèm nội dung bài viết, ghi chú chi tiết, đặc biệt là mục Tính “chân thực” trong kiến trúc hiện đại ở trang 87 sẽ là nguồn tư liệu tham khảo và trích dẫn để phân tích đối tượng chịu

sự ảnh hưởng trao lưu hiện đại

Bài báo Từ Sài Gòn nhiệt đới đến kiến trúc nhiệt đới Sài Gòn của tác giả

Nguyễn Khởi đăng ngày 15/ 02/ 2012 [151] Tập trung phân tích công năng, thẩm mĩ công trình và môi trường khí hậu sinh ra dòng kiến trúc nhiệt đới như thế nào Ông cho rằng sắc thái SG là đặc trưng nhiệt đới, tác giả chọn công trình Thư viện Quốc gia SG và Trường ĐH Y khoa SG làm nghiên cứu Qua tư liệu này NCS hiểu rõ thêm các chi tiết về hướng công trình có ảnh hưởng nắng, mưa, gió, vì vậy đối với công trình xứ nhiệt đới cần có các hệ lam mặt đứng Đối với công trình Thư viện, “quay hướng Tây Bắc - Đông Nam nên việc sử dụng bức tường hoa trên mặt đứng khối phòng đọc là khá hợp lý, vừa chống được bức xạ mặt trời, vừa tạo được sự thông thoáng cho hành lang” Đối với công trình Trường ĐH Y khoa SG “có sự thống nhất cao nhờ sử dụng giải pháp hệ thống hành lang rộng thoáng kết hợp với các dạng lam, cầu thang xương cá, tường trắng đá rửa nổi bật trên nền xanh của cây cối miền nhiệt

đới, tất cả tạo nên một phong cách kiến trúc nhiệt đới SG rất đặc trưng” Mặc dù tác

Trang 24

giả điểm qua tiêu biểu hai công trình cùng với công trình trong luận án đang nghiên cứu, nhưng có thể thấy được bức tranh tổng thể kiến trúc đô thị SG giai đoạn 1954 đến 1975 Ông khẳng định kiến trúc SG giai đoạn này có bước tiến vượt bậc và thay đổi tư tưởng thiết kế nhưng vẫn thích ứng khí hậu nhiệt đới…, bài viết là nguồn tài liệu hỗ trợ rất gần với đề tài luận án Tuy nhiên tác giả đã phân tích tổng quan chung hai công trình nhưng không phân tích về NTTT chi tiết trên hệ lam công trình

Bài báo Dinh độc lập qua câu chuyện ngôi nhà ba gian hai chái của tác giả

Trần Thị Thu Hằng đăng ngày 24/01/2012 [150] Bài báo được trích ra từ luận văn thạc sĩ kiến trúc chuyên nghiên cứu về tính dân gian trong kiến trúc của Ngô Viết Thụ cụ thể đó là Dinh Độc Lập Tác giả cho rằng công trình này là hình mẫu của sự kết hợp yếu tố dân gian của kiến trúc truyền thống vào trong mô hình kiến trúc hiện đại Bài viết là sự phân tích rất chi tiết về công trình Dinh, từ vấn đề áp dụng chiết tự đến các hình tượng lá tre được cách điệu làm bức rèm hoa đá, chuyển thể triết lý từ ngôi nhà ba gian hai chái…, đọc qua tài liệu này cũng giúp ích cho NCS thêm nguồn

tư liệu chính xác các vấn đề khi phân tích công trình tiêu biểu

Thế hệ KTS Việt Nam đầu tiên của Hội KTS Việt Nam [45] là tài liệu thống

kê hầu hết các KTS thuộc thế hệ đầu được đào tạo tại Việt Nam gắn với hình ảnh công trình của từng tác giả Tài liệu đã góp phần vào nội dung nhận diện các đặc điểm

chung của kiến trúc giai đoạn 1954 – 1975 và nội dung Yếu tố môi trường đào tạo và

hoạt động trang trí kiến trúc, chủ thể sáng tạo thẩm mĩ Không có nhiều nghiên cứu

về Nghệ thuật trang trí kiến trúc

Saigon portrait of a city 2011 – 2020 của Alexander Garel, Tim Doling [145]

Tác giả là nhiếp ảnh gia khi đến Việt Nam đã say mê những kiến trúc phong cách hiện đại tại SG, hàng nghìn hình chụp các kiến trúc được tập hợp thành tập hình ảnh đáng để tham khảo đối chiếu, thậm chí có những hình chụp in trong tài liệu nhưng thực tế không còn nữa Ấn phẩm là nguồn tài liệu góp phần cho luận án so sánh đối chiếu trong quá trình nghiên cứu

Southern Vietnamese modernist architecture của Mel Schenck [148] Ông là

KTS đang sinh sống tại SG, ngay từ khi đến Việt Nam đã thấy kiến trúc phong cách

Trang 25

hiện đại cuốn hút, tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhiều năm biên tập cẩn thận để công bố với thế giới Tài liệu xuất bản tiếng Anh hình ảnh trắng đen được đọc giả, nhà nghiên cứu đón nhận, sau đó tài liệu được tái bản in màu tiếng Việt Đây là tài liệu có giá trị về thông tin và hình ảnh nghiên cứu về kiến trúc hiện đại tại Việt Nam Tài liệu góp phần vào nội dung nghiên cứu so sánh đối chiếu phần kiến trúc

Năm 2020, Mel Schenck và Alexander Garel tiếp tục công bố sách ảnh kiến trúc miền Nam, Việt Nam, tiếp cận khoảng bốn trăm công trình chụp khoảng bốn nghìn tấm ảnh, trình bày đa số hình ảnh kiến trúc hiện đại ở SG, với những đoạn viết ngắn ghi nhận vị trí, tên gọi, bối cảnh công trình và lịch sử hình thành Trong phần

Global moderntist architecture có nghiên cứu về International style architecture

[148], giới thiệu nhiều hình ảnh các công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG trong giai đoạn 1954 đến 1975 Có thể thấy đa số những hình ảnh kiến trúc có hệ lam chắn nắng (Brise - Soleil) rất đặc thù của đô thị SG Hệ lam tạo hiệu ứng nghệ thuật bóng đổ, có chức năng chắn nắng, giảm bức xạ nhiệt và bẫy gió vào làm dịu sức nóng cho bức tường bên trong… Đây là nguồn tài liệu về kiến trúc có phong cách hiện đại tại SG hiếm hoi và đạt khối lượng ảnh nhiều nhất Tuy nhiên, nếu nghiên cứu về kiến trúc phong cách hiện đại ở miền Nam Việt Nam mà không chú ý nghiên cứu chi tiết các yếu tố dân tộc, yếu tố truyền thống được biểu hiện trên kiến trúc, trên NTTT kiến trúc, thì nghiên cứu chưa thật sự đầy đủ, đây là khoảng trống của nhiều tài liệu, luận

án này sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rõ thêm

Nhìn chung, hầu hết nghiên cứu trước đây có nội dung gần với đề tài luận án đều thảo luận và công bố về các chủ đề và nội dung của những công trình kiến trúc

có ảnh hưởng phong cách hiện đại - phong cách quốc tế Giải thích những học thuyết hình thành nên trào lưu phong cách kiến trúc, nhưng không có sự nghiên cứu nhiều

về các đặc tính dân tộc biểu hiện qua các hình thức mô típ trang trí có tính truyền thống của Việt Nam trên kiến trúc thời kỳ 1954 - 1975 Tóm lại, qua nghiên cứu tổng quan hơn hai mươi tài liệu điển hình có những nội dung liên quan gần với đề tài NCS nghiên cứu, nhưng không có tài liệu nào trùng lắp với nội dung đề tài luận án nghiên

Trang 26

cứu đó là NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến

1975

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 để tìm ra đặc trưng, giá trị nghệ thuật và

đề xuất hướng phát huy trong giai đoạn mới

Bàn luận về những giá trị của NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975, đề xuất những tiêu chí đánh giá các giá trị nghệ thuật trang trí trong trang trí trên công trình kiến trúc Kiến giải việc phát huy những giá trị nghệ thuật trang trí trên công trình kiến trúc trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung, hình thức và ngôn ngữ biểu đạt của Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975, được thể hiện trên các nhóm mô típ hoa văn trang trí (Nhóm mô típ trang trí linh vật; Nhóm mô típ hoa văn hình học, hồi văn; Nhóm mô típ trang trí chiết tự; Nhóm mô típ trang trí lam mặt đứng công trình)

Sự vận dụng yếu tố truyền thống biểu hiện trong các nhóm mô típ trang trí có tính hiện đại trên công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 – 1975

Giá trị bản sắc thông qua các yếu tố mang tính truyền thống thể hiện trên Nghệ thuật trang trí kiến trúc phong cách hiện đại tại SG từ năm 1954 đến 1975 và đề xuất hướng phát huy các giá trị Nghệ thuật trang trí trong giai đoạn hiện nay

Trang 27

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Ba công trình tiêu biểu, đại diện ba thể loại chính trị - công quyền, văn hoá công cộng và giáo dục Vì ba công trình tiêu biểu được chọn còn khá nguyên bản, có tính chính thể, đại diện cho ý chí và nhu cầu thẩm mĩ mang tính đại chúng có tính khách quan Ba công trình tiêu biểu có số lượng nhiều người tiếp cận và phổ biến, nên những giá trị nghệ thuật trang trí sáng tác được đầu tư và chú trọng

4.2.1 Không gian nghiên cứu

Công trình thể loại công quyền: Dinh Độc Lập (còn gọi là Hội trường Thống Nhất) do KTS Ngô Viết Thụ và cộng sự thiết kế Toạ lạc 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Tp HCM, có tổng diện tích 12ha, mặt tiền hướng Đông Bắc Trước đây là Dinh Norodom thời Pháp (1868 - 1873), bị phá bỏ xây dựng mới trở thành Dinh Độc Lập, là nơi làm việc và ở của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (thời Mỹ) Dinh Độc Lập xây dựng 01/07/1962 đến 1966 thì hoàn thành

Công trình thể loại văn hoá là thư viện mang tính phục vụ cộng đồng: Thư viện Quốc gia SG (nay là Thư viện khoa học tổng hợp Tp HCM), tọa lạc 69 đường Lý Tự Trọng, Quận 1, Tp HCM Vị trí đó trước kia là xưởng đúc tiền, sau là khám lớn SG (1886 - 1890), tiếp đến là Trường ĐH Văn khoa (1948 - 1967), cuối cùng là Thư viện Quốc gia SG Công trình do KTS Bùi Quang Hanh và Nguyễn Hữu Thiện thiết kế Khởi công xây dựng 28/12/1968, hoàn thành 1971

Công trình thể loại giáo dục là: Trường ĐH Y khoa SG (nay là Trường ĐH Y Dược Tp HCM), được thành lập năm 1963, ban đầu mang tên là Trung tâm giáo dục

Y khoa tại đường Hồng Bàng Chợ Lớn (Quận 5), sau là ĐH Y khoa SG Công trình được thiết kế bởi Công ty Kiến trúc Mỹ Smith, Hinchman & Grylls và đoàn KTS Việt Nam do KTS Ngô Viết Thụ hướng dẫn thiết kế

4.2.2 Thời gian nghiên cứu

Giai đoạn từ 1954 đến 1975 bối cảnh đất nước chia thành hai miền (miền Bắc theo đường lối xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa, miền Nam do Mỹ tạm chiếm), theo phân

kỳ lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 Vì vậy luận án chọn những công trình tiêu biểu tại SG có thời gian từ năm 1954 đến 1975 là Dinh Độc Lập (1962

Trang 28

– 1966), Thư viện Quốc gia SG (1968 – 1972), Trường ĐH Y khoa SG (1962 – 1966) Đặc biệt là giai đoạn các công trình phát triển đạt đỉnh cao là từ năm 1960 đến 1973 Trong đó giai đoạn từ 1954 đến 1960 tuy được xác lập của giai đoạn nghệ thuật kiến trúc có phong cách hiện đại, nhưng khoảng thời gian này là giai đoạn xây dựng hình thành, chưa có thành tựu đáng kể như giai đoạn từ 1960 - 1973

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích Mỹ thuật học: Đây là phương pháp nghiên cứu chủ

đạo của luận án Trang trí trên kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc biểu hiện ngôn ngữ hình, khối, chất liệu, do đó phải được đánh giá thông qua việc xem xét bố cục, hình khối, nhịp điệu và nhiều yếu tố khác Qua các phân tích ngôn ngữ nghệ thuật và biện luận về ý đồ sáng tác, luận án đưa ra những nhận định, đánh giá từ phương pháp phân tích Mỹ thuật học

Phương pháp điền dã: NCS đã thực hiện nhiều chuyến điền dã tại các công

trình và các khu vực liên quan từ năm 2017 đến nay NCS đi khảo sát các vùng lân cận và ba miền trong nước theo các dòng kiến trúc cùng phong cách để so sánh và đối chiếu, từ đó có cái nhìn bao quát hơn, rút ra nhiều nhận xét phù hợp hơn

Phương pháp nghiên cứu lịch sử, tra cứu tư liệu: Nếu như đối tượng nghiên

cứu bị mai một hay biến mất do tác động của thời gian, khí hậu khắc nghiệt, chiến tranh gây ra thì phương pháp nghiên cứu lịch sử và tra cứu tư liệu hình ảnh là cần thiết Phương pháp giúp xác định được bối cảnh và nguyên nhân, hoàn cảnh môi trường tác động đến tác phẩm, bởi hình ảnh tư liệu mang tính khách quan

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Áp dụng để kiểm tra lại tư liệu thực tế điền

dã, bên cạnh đó, phương pháp này còn hữu ích để chỉ ra các điểm tương đồng và dị biệt cho thấy nét đặc trưng địa phương So sánh càng thấy rõ yếu tố giao lưu và tiếp biến trong văn hoá giữa phương Đông và phương Tây, giữa SG và phương Tây Đối chiếu để chứng minh được các mô típ hoa văn có nguồn gốc kế thừa từ hoa văn mỹ thuật cổ Việt Nam

Phương pháp thống kê, mô tả: Lập các bảng thống kê số lượng, đề tài trang trí,

kiểu mẫu trang trí và đặc điểm nhận diện, từ đó kết hợp suy luận loại trừ đưa ra quyết

Trang 29

định chọn lọc nhằm thống kê chính xác Mô tả trực tiếp tại công trình, hiện vật, mô

tả qua hình ảnh ghi được, mô tả từ tài liệu tìm được nhằm hoàn chỉnh lý luận phân tích đề tài nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận liên ngành: Là sự liên kết các phương pháp riêng biệt

của nhiều ngành, là một trong những phương pháp quan trọng dùng nghiên cứu tiếp cận khu vực, nghiên cứu thực địa (điền dã) Bởi vì, nghệ thuật trang trí trên công trình kiến trúc tại SG liên quan đến yếu tố địa – văn hóa, giao thoa văn hóa và lịch sử, cho nên rất cần thiết dùng phương pháp liên ngành để tiếp cận phân tích, giải mã những giá trị của nghệ thuật được trang trí trên kiến trúc

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến của các

chuyên gia trong lĩnh vực đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn cao Nhằm minh chứng thuyết phục hoặc đối chiếu lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại

SG từ năm 1954 đến 1975 có liên quan ra sao với tiến trình lịch sử phát triển mỹ thuật trang trí Việt Nam?

Câu hỏi 2: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại

SG từ năm 1954 đến 1975 có những kiểu thức trang trí đặc trưng gì?

Câu hỏi 3: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại

SG từ năm 1954 đến 1975 có giá trị gì và có thể kế thừa, phát huy trong hiện nay như thế nào?

Giả thuyết 1: Để nghiên cứu Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến

trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975, luận án cần nghiên cứu một số khái niệm,

cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975 xuất hiện và phát triển cùng tiến trình lịch

sử chung của mỹ thuật trang trí Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử thì có liên quan

và gắn liền với nền mỹ thuật dân tộc

Giả thuyết 2: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại

SG từ năm 1954 đến 1975 được sáng tạo do chính người Việt thì sẽ chịu ảnh hưởng

Trang 30

các yếu tố: Địa văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường đào tạo, hoạt động và chủ thể sáng tạo nghệ thuật trang trí kiến trúc; mang dấu ấn đặc trưng về nội dung,

mô típ trang trí và hình thức, chất liệu thể hiện nghệ thuật trang trí mang đặc tính dân tộc

Giả thuyết 3: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại

SG từ năm 1954 đến 1975 kế thừa các giá trị truyền thống hoà hợp với thời đại thì sẽ

có giá trị về nội dung, hình thức, ngôn ngữ biểu đạt và mối tương quan với các công trình kiến trúc đồng thời tại khu vực khác ở Việt Nam Chính vì thế cần khai thác những giá trị nghệ thuật trang trí kiến trúc tại SG từ năm 1954 đến 1975, nhằm phát huy được các giá trị truyền thống dân tộc vào nghệ thuật trang trí kiến trúc đương đại

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa khoa học

Nhận diện và đánh giá các giá trị nghệ thuật trang trí trên một số công trình

kiến trúc tiêu biểu ở Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 đó là các nhóm mô típ trang trí,

các dạng bố cục, chất liệu mang ý nghĩa và biểu trưng của văn hoá truyền thống

Những giá trị đặc trưng của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 được khẳng định trên các phương diện

nội dung và hình thức biểu đạt mang tính kế thừa truyền thống dân tộc

Những đóng góp về mặt khoa học của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 vào nền mỹ thuật Việt Nam

7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đây sẽ là một công trình nghiên cứu mới thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch

sử Mỹ thuật về Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG

từ 1954 đến 1975 với những phát hiện và định hướng có ý nghĩa về mặt thực tiễn

Đề tài là cơ sở bổ sung thêm nghiên cứu về giá trị của phong cách kiến trúc hiện đại tại SG, đóng góp một phần vào việc xây dựng hệ thống giáo trình trang trí đối với NTTT kiến trúc và chuyên ngành mỹ thuật, lý luận và lịch sử mỹ thuật

Kết quả đề tài sẽ góp phần vào mục tiêu bảo tồn và phát huy những giá trị thực

tế, nhằm xây dựng và phát triển nền mỹ thuật dân tộc hiện đại hiện nay Luận án cũng

Trang 31

đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu chung cho chuyên ngành, cho công tác quản lý bảo tồn, trùng tu các chi tiết trang trí mỹ thuật trên kiến trúc tại SG thuộc giai đoạn 1954 đến 1975

Chương 3 Nhận định giá trị và định hướng phát huy nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc trong giai đoạn hiện nay (40 trang, từ trang 107 – trang 146)

Phần kết luận (03 trang, từ trang 147 – trang 149)

Danh mục các công trình khoa học đã công bố (1 trang, trang 150)

Tài liệu tham khảo (10 trang, từ trang 151 – trang 160)

Phụ lục 1: Bảng biểu (26 trang, từ trang 161 – trang 186)

Phụ lục 2: Hình ảnh minh hoạ (89 trang, từ trang 187 – trang 275)

Trang 32

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975

là đề tài lý luận và lịch sử mỹ thuật có nhiều vấn đề cần phân tích giải mã các giá trị

mỹ thuật trong từng mô típ trang trí từ nhiều góc nhìn liên ngành Vì vậy, luận án cần nghiên cứu cơ sở luận khoa học về các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu và làm định hướng cho tiếp cận nghiên cứu thực tiễn Cơ sở thực tiễn đó

là sự khái quát chung về đối tượng nghiên cứu NTTT kiến trúc tại Việt Nam và SG

từ năm 1954 đến 1975 Nền nghệ thuật kiến trúc luôn gắn liền với nghệ thuật trang trí và lịch sử mỹ thuật Việt Nam Nói cách khác, NTTT có quan hệ hữu cơ với kiến trúc và góp phần vào tiến trình phát triển mỹ thuật Việt Nam nói chung Giai đoạn

1954 – 1975 tại nước ta có diễn biến lịch sử phức tạp Miền Bắc giải phóng, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nghệ thuật mang tính cổ động, xây dựng Miền Nam bị tạm chiếm, xã hội phân hóa kiểu Mỹ và phương Tây, nghệ thuật phát triển tự do, không định hướng, theo lối mở, tân thời, ảnh hưởng phương Tây – chủ nghĩa hiện đại

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

Nghệ thuật trang trí (Decorative arts)

Theo Từ điển Mỹ thuật của Lê Thanh Lộc (biên soạn) ghi “Mỹ thuật trang trí Từ

bao hàm mỹ thuật ứng dụng và cũng kể cả những đồ vật được chế tạo cho mục đích trang trí” [72, tr 303] NTTT phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người Nhờ những yếu tố trang trí, các vật dụng vừa có giá trị thẩm mĩ vừa nâng cao được giá trị

sử dụng Vì vậy trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng Theo định nghĩa trên thì

Nghệ thuật trang trí (NTTT) trong luận án sử dụng cũng chính là mỹ thuật trang trí

Từ Art có nghĩa là “Nghệ thuật – Mỹ thuật, mỹ nghệ - Học khoa, các môn học” [72,

tr.61] Nói cách khác, NTTT là nghệ thuật làm đẹp, làm thăng hoa giá trị thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc nói riêng, nhằm phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người nói chung Chúng ta đã biết, kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ là những

Trang 33

lĩnh vực cùng thuộc bảy loại hình nghệ thuật phổ biến Theo tài liệu Giáo trình Mỹ

thuật học của tác giả Nguyễn Xuân Tiên: “Từ Mỹ thuật được dùng khi phân biệt

những ngành lớn của hội hoạ: mỹ thuật tranh giá vẽ, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí…” [119, tr.16] Theo cách thừa nhận hàn lâm thì: “Có sự phân chia rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng Tuy nhiên ngày nay đã có…, thừa nhận sự góp mặt trong làng mỹ thuật có cả kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng,

một số loại hình nghệ thuật mới…” [119, tr.16]

Kiến trúc (Architecture)

“Có nguồn gốc tiếng Latinh Architectura để chỉ “công nghệ to lớn”, như cung điện vũ trụ, phủ đệ, nhà ở, thành quách, lăng tẩm và cầu cống, đường thuỷ…, không phải là ân thưởng tự nhiên mà là sáng tạo của con người” [18, tr.258] Kiến trúc là một ngành nghệ thuật được xếp vào bảy loại hình nghệ thuật phổ biến nhất trên thế giới Sáng tạo kiến trúc phải có hai tố chất đó là nghệ thuật và khoa học Công việc của kiến trúc là kiến tạo không gian sống, tổ chức quy hoạch không gian tạo thành cộng đồng, đô thị, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho con người Hay nói một cách khác, kiến trúc là sáng tạo không gian sống cho con người, kết hợp cái đẹp với cái thực dụng, nhằm tổ chức môi trường sống vật chất và thẩm mĩ cho con người Kiến trúc là môi trường nhân tạo, là môi trường thiên nhiên thứ hai của loài người

sau khi loài người rời môi trường thiên nhiên thứ nhất là hang động để sinh tồn và

thích nghi môi sinh mới “Kiến trúc là một loại hình nghệ thuật thị giác nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không gian sinh tồn của con người” [119, tr.209]

F.L.Wright (Mỹ) trong cuốn Lịch sử kiến trúc cận - hiện đại ghi: “Kiến trúc là khúc

khải ca sức tưởng tượng của con người chế ngự kỹ thuật và vật liệu” [18, tr.280] Đại diện chủ nghĩa Bauhaus là Mies van der Rohe (Đức) nhận định: “Phàm là kỹ thuật đạt đến vị trí phát huy đầy đủ nhất, tất nhiên nó sẽ đạt đến bước tiếp của nghệ thuật

kiến trúc” [18, tr.280] Từ điển Petit Larousse (Pháp) công bố: “Art de construire de disposer et d’orner les édifices” , tạm dịch là Kiến trúc là nghệ thuật của xây dựng sắp

xếp và tô điểm trang trí cho công trình

Nghệ thuật trang trí kiến trúc (Decorative art in architecture)

Trang 34

Là những cách thức bày trí, bố trí, mô típ trang trí không gian nội - ngoại thất công trình kiến trúc, do con người sáng tạo, hoặc tiếp thu trong lịch sử, được thể hiện, chế tác qua những thủ pháp như khắc, chạm, lộng, cẩn, đắp, vẽ, sơn…, được làm bằng tay, bằng những công cụ, dụng cụ, nhằm tạo nên những tác phẩm mỹ thuật trang trí trên các kiến trúc, với nhiều chất liệu, có giá trị thẩm mĩ và thông điệp

Khái niệm Đẹp - Mỹ thuật và khái niệm Trang trí là một thành tố và là một thuộc tính của kiến trúc mà lĩnh vực Nghệ thuật bao trùm Trang trí cũng là một bộ

môn quan trọng của mỹ thuật, còn có loại hình trang trí nội thất và trang trí ngoại thất

trong kiến trúc, nên khi nói về NTTT kiến trúc thì phần này vẫn thuộc phạm vi mỹ thuật - nghệ thuật, vì vậy, luận án với tên gọi NTTT trên một số công trình kiến trúc

tiêu biểu tại SG từ năm 1954 - 1975 cũng là thuộc lĩnh vực nghiên cứu lý luận về mỹ

thuật

Nghệ thuật trang trí lam (Decorative art in Brise - soleil)

Lam (Brise – soleil) là bộ phận cấu thành nên hệ bao che cho mặt đứng kiến trúc, có chức năng hạn chế nắng chiếu vào, làm giảm bức xạ nhiệt khi mặt đứng ở hướng mặt trời Ngoài ra lam còn có chức năng thông gió hoặc bẫy gió hiệu quả giúp làm giảm nhiệt độ nóng đối với kiến trúc vùng khí hậu nhiệt đới, nên còn gọi là cấu trúc vỏ kép Trong cuốn “Southern Vietnamese modernist architecture” ở trang 133

có tên chương là “Brise – Soleil design”, đầu trang 134 tác giả Mel Schenck viết:

“Brise – soleil sun – blocking elements are usually applied outside of the building exterior wall line or are composed of structural and other components of the outer

wall that serve to block the sun at portions of the day” [149, tr.134] Tạm dịch là “Bộ

phận chắn nắng (Brise – soleil) thường được áp dụng bên ngoài kiến trúc hoặc bao gồm các cấu trúc và thành phần khác của tường ngoài có tác dụng chắn nắng mặt trời vào các thời điểm trong ngày” Trong sách tái bản tiếng Việt, Mel Schenck còn

viết: “Thiết kế áp dụng một số kỹ thuật kết cấu của Việt Nam, bao gồm cấu trúc vỏ kép cũng như một số loại lam gió khác nhau để đảm bảo sự thông gió và ánh sáng tự

nhiên” [98, tr.288] Vậy Nghệ thuật trang trí lam được kiến trúc sư, điêu khắc gia chú

ý giải tỏa tính kết cấu khô khan của hệ lam trên kiến trúc chủ nghĩa hiện đại Nghệ

Trang 35

thuật trang trí lam được tạo hình trang trí hoa văn hình học, chiết tự, tứ linh làm phong phú hệ lam mặt đứng kiến trúc phong cách hiện đại tại Sài Gòn, Việt Nam mang tính đặc thù riêng Lam kế thừa hình ảnh và chức năng từ tấm phên tre hay còn gọi là tấm dạn trong nhà dân gian của người Việt

Kiến trúc tiêu biểu (Exemplary architecture)

Kiến trúc có những giá trị và công năng riêng, đáp ứng từng nhu cầu của từng

cá nhân và xã hội Kiến trúc trở thành những biểu tượng văn hoá cho mỗi dân tộc,

mỗi quốc gia Vì thế kiến trúc tiêu biểu là một loại hình, một trào lưu các tác phẩm

kiến trúc có dấu ấn đặc trưng riêng, tiêu biểu và đại diện chung cho một giai đoạn, phong cách kiến trúc ở thời điểm đó

Biểu tượng (Symbol)

“Trong tiếng Hán biểu có nghĩa là dấu hiệu, đặt riêng một dấu hiệu để người

ta dễ nhận biết mà nhận ra, tượng là hình tượng” [113, tr.50]

Biểu tượng thường hay dùng trong lĩnh vực văn hoá (cultural symbol), đó là những ký hiệu hay dấu hiệu hoặc tín hiệu nhằm trình bày (biểu) về một điều gì đó theo cách tượng trưng hoá/ lấy hình này để tỏ ý nghĩa kia (tượng) nhằm tạo ra cảm xúc thiêng (tính tâm linh) Giá trị thiêng trong biểu tượng là những đặc trưng tiêu biểu, của mọi hành vi ứng xử văn hoá của con người khi lựa chọn khác nhau để tạo nên bản sắc riêng cho mỗi cộng đồng, dân tộc, mỗi chủ đề văn hoá và nghệ thuật

“Biểu là dấu hiệu, đặt riêng một dấu hiệu để người ta dễ biết mà nhận ra; Tượng là hình tượng…” [31, tr.50] Biểu tượng mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát cao Biểu tượng tác động chủ yếu đến cảm xúc của người xem, còn được coi như là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật Sự nhận thức của một biểu tượng có ảnh hưởng đến vai trò trực giác của người nghệ sĩ Bất kể thời đại nào, triều đại nào, lĩnh vực nào cũng đều

có biểu tượng Thậm chí biểu tượng trở thành một thành phần không thể thiếu trong văn hoá và nghệ thuật Trào lưu biểu tượng chủ nghĩa trong văn học và nghệ thuật tạo hình xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX (Symbolism – trường phái tượng trưng hay biểu tượng)

Hình tượng nghệ thuật (Art icon)

Trang 36

Là những cảm xúc thẩm mĩ bay bổng, sáng tạo, vì vậy nên hình tượng khác với biểu tượng Hình tượng nghệ thuật là mượn cái cụ thể cảm tính để nói cái trừu tượng khái quát nhằm tạo ra cảm xúc hoặc giá trị thẩm mĩ Là ngôn ngữ chung của tất cả các loại hình nghệ thuật “Bằng óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, hoạ sĩ tạo ra những hình tượng hội hoạ trong tranh, còn nhà điêu khắc tạo ra những hình tượng trong các phù điêu, tượng tròn…” [14, tr.85] Hình tượng là sản phẩm của trí sáng tạo, xuất phát từ thế giới quan xung quanh được nhào nặn, sắp xếp lại theo trí tưởng tượng của nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật theo cách

hư cấu phụ thuộc vào những ý đồ nghệ thuật Hình tượng trong mỗi loại hình nghệ thuật có đặc điểm riêng theo đặc trưng ngôn ngữ từng loại hình

Theo Hegel: “chỉ loại tác phẩm nào có khả năng trừu tượng ẩn dấu ý nghĩa mới có thể thực sự vạch rõ cội nguồn nghệ thuật kiến trúc và cái đẹp của nó” [18, tr.34] Hình tượng là sản phẩm sáng tạo của các chủ thể sáng tạo có tính hư cấu hay

sự tưởng tượng sáng tạo theo những quan điểm thẩm mĩ nhất định Trong mỗi loại hình nghệ thuật, hình tượng được bộc lộ dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ theo lý tưởng thẩm mĩ nói chung và của từng quan điểm thẩm mĩ của nghệ sĩ nói riêng Hình tượng

là kết quả của một quá trình sáng tạo, của một phương thức tái tạo ra một đối tượng nào đó Hình tượng có thể là ẩn dụ con người, hoàn cảnh xã hội, cảnh vật, đồ vật,

thiên nhiên… Trong phần hình tượng Hegel có nói: “Hình tượng có những nét gần

gũi hiển nhiên với ẩn dụ đến nỗi thực ra hình tượng chỉ là một ẩn dụ phát triển một cách chi tiết” [37, tr.640] Tuỳ theo từng lĩnh vực và thể loại mà hình tượng có dạng tương đồng, gần gũi và phù hợp Có cả hình tượng cảm giác, xúc giác, trí tưởng tượng, viễn tưởng, thần thoại, quái dị… Hình tượng trong NTTT là những đồ án trang trí, đề tài có tạo hình con vật như Rồng, Phượng, Lân, Rùa thuộc chủ đề Tứ linh, hoặc đồ

án trang trí hoa văn hình học, lam che nắng có hình tường đốt trúc, chữ Vạn, chữ Công… Nói cách khác, trong nghệ thuật nói chung, NTTT kiến trúc nói riêng, nội dung ý tưởng đề tài (biểu tượng/ hình tượng như rồng, lân, rùa, phượng, chữ thọ, chữ vạn, hoa văn hình S…) là yếu tố quyết định đầu tiên tạo ra mô típ sáng tạo nhất định

và quyết định giá trị nghệ thuật trang trí của toàn bộ công trình Tiếp sau là các hình

Trang 37

thức biểu đạt (bố cục như hình vuông, hình chữ nhật, phên tre đan, long ẩn vân, hổ phù…) Cuối cùng là các chất liệu đa dạng (chạm khắc gỗ, đá, bê tông…)

Họa tiết (Textures)

“Hình vẽ đã được cách điệu hoá, dùng để trang trí” [113, tr.46] Là hình vẽ được cách điệu hoá các chủ đề từ thế giới quan như thiên nhiên, con người, động vật, thực vật Các hình vẽ cách điệu này được chọn lọc nét, mảng hài hoà, mảng đặt màng rỗng hợp lý có tính thẩm mĩ cao Hoạ tiết cách điệu có khi trở thành biểu tượng bởi tính chọn lọc hình và nét Hình vẽ cách điệu trở thành hoạ tiết trang trí, nếu được đặt đúng chổ, trải qua thời gian bồi đắp giá trị lịch sử, nó có thể trở thành hoa văn trang trí có giá trị

Hoa văn (Diaper patterns)

“Hình vẽ trang trí được biểu hiện trên các đồ vật” [113, tr.46] Là những mô típ trang trí phong phú, đa dạng, có thể là hình hoa lá được cách điệu từ các chủ đề thiên nhiên, thực vật hoặc các ý niệm triết học được thể hiện bằng nét, mảng Ngoài

ra còn có những hoa văn có nguồn gốc cách điệu từ chiết tự, từ những chữ cổ như chữ Vạn, chữ Công theo kiểu Triện (chữ Hán viết kiểu bố cục vuông)… Còn có hoa văn là hình vẽ trang trí trên các đồ vật (vải, gỗ, đồng, gốm, sắt…), hoa văn trên trống đồng của nền Văn hoá Đông Sơn Từ thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu đã có xuất hiện hoa văn xoắn ốc, hoa văn đường nét lượn sóng, song song được khắc, vẽ trên gốm

Như vậy, hoạ tiết, hoa văn có lịch sử rất lâu đời Từ những hình vẽ nét khắc

có ký hiệu giản đơn, là những hình học tròn, tam giác, vuông đến những hình phức tạp hơn như xoắn ốc, sóng nước, song song, hoa lá…, tính truyền thống hàng ngàn năm cũng từ đó được lưu truyền đến ngày nay, trở thành NTTT trong mọi lĩnh vực

đời sống

Truyền thống (Traditional)

Là nề nếp, thói quen tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác; có tính chất lâu đời, cổ truyền Theo khái niệm văn hoá, truyền thống là những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của một dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống là cốt lõi, là bền vững đối với văn hoá con người Là tư tưởng, chuẩn

Trang 38

mực xã hội, phong tục, tập quán, lễ nghi…, được chuyển giao từ thế hệ này qua thế

hệ khác Trong thực tế, truyền thống có tính tương đối, nhưng nó là bộ phận ổn định nhất của văn hoá, làm cho nền văn hoá có tính kế thừa

Bản sắc văn hóa (Cultural indentity)

Chris Barker khái niệm: “Bản sắc văn hóa có thể hiểu là mô tả về bản thân chúng ta với cái mà chúng ta đồng nhất Bản sắc xã hội nói tới những điểm nút của ý nghĩa văn hóa…” [5, tr.649] Phan Ngọc có cách khái niệm khác: “Bản sắc văn hóa tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử… văn hóa là một hệ thống những quan hệ, không phải là những vật Các hệ thống quan

hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chứa đựng những cách lý giải khác nhau…” [82, tr.34] Như vậy, có thể khái niệm chung ở góc nhìn liên quan đề tài nghiên cứu:

“Bản sắc văn hóa là sắc thái đặc thù của một thực thể xã hội hay cá thể từng nhóm dân tộc Bản sắc có tính chất đặc biệt, tạo thành phẩm cách riêng, góp phần vào hình thành bản sắc nền văn hoá dân tộc chung, mà không lẫn vào bất kỳ quốc gia nào” Văn hoá Việt có bản sắc riêng, kiến trúc Việt có bản sắc dân tộc riêng Khi văn hóa Việt đứng trước sự giao lưu với văn hóa phương Tây, tính bản sắc đã phát huy tinh thần cao độ Vấn đề này đã xảy ra trong giai đoạn kiến trúc SG từ 1954 đến 1975, khi

đó kiến trúc tiêu biểu giai đoạn này được chủ thể sáng tạo áp dụng yếu tố bản sắc văn hóa vào thiết kế một cách linh hoạt, tạo nên tác phẩm có tính thẩm mĩ phù hợp thời đại, biết cách tận dụng khai thác trình độ khoa học kỹ thuật vật liệu đương thời nên các công trình có tính bản sắc văn hóa dân tộc đậm nét

1.1.2 Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu

1.1.2.1 Lý thuyết mỹ thuật học

Tiếp cận lý thuyết mỹ thuật học sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu về mỹ thuật,

lý luận và lịch sử mỹ thuật có cơ sở lý luận, đánh giá những vấn đề nghiên cứu mang tính tổng quát, có tính hệ thống mỹ thuật học, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

Triết gia Giordano Bruno là một trong những người đầu tiên dự đoán những ý tưởng hiện đại, đã phát biểu rằng sự sáng tạo là vô hạn, không có trung tâm cũng không có giới hạn, mọi thứ đều chuyển động, mọi thứ đều động Lý thuyết khẳng

Trang 39

định có những tác phẩm nghệ thuật với tư cách là nghệ sĩ, mang tư tưởng về sự độc đáo của nghệ sĩ… Quan điểm này phù hợp để chứng minh sự độc đáo đến từ nghệ sĩ

- KTS Ngô Viết Thụ - đã sáng tạo nên các công trình kiến trúc độc đáo có phong cách hiện đại Đây cũng là giai đoạn của thời kỳ mỹ thuật học hiện đại, vì thế tài liệu lý thuyết về mỹ thuật, phương pháp tiếp cận cũng khác thời kỳ trước Tác giả Dana

Arnold trong tài liệu Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật (Art history a very short

introduction) lưu ý các nhà nghiên cứu: “Những thập niên 1960 và 1970 chắc chắn

là những thập niên mà cung cách viết về nghệ thuật được đánh giá lại” [1, tr.102], là những tiên đoán hoặc dự đoán về xu hướng của nền nghệ thuật có sự biến đổi và đôi khi còn phải xem xét lại chuẩn mực “khi các nghệ sĩ tìm cách đoạn tuyệt với những mực thước hàn lâm, quy điển của việc thực hành nghệ thuật” [1, tr.102] Thật vậy, ở những công trình kiến trúc NCS nghiên cứu, các kiểu thức, bố cục hoa văn, hồi văn trang trí rất khác lối quy điển cũ Nội dung trang trí mang ý nghĩa truyền thống, còn phần hình thức trang trí thì biến đổi khác, đó chính là tư tưởng mới của thời kỳ nghệ thuật hiện đại Tại sao lại như vậy? Có nhiều lý do chủ quan và khách quan nhưng tựu chung nằm ở hoàn cảnh chủ quan của người sáng tác Khi bối cảnh xã hội xung quanh đang diễn ra và biến đổi thì nghệ sĩ sáng tác cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường khách quan đó Dana Arnold chỉ ra “có nhiều lý do tại sao những tác phẩm do các nghệ sĩ ngoài phương Tây lại lôi cuốn những hoạ sĩ và điêu khắc gia hiện đại…, trong

đó những hình thức trừu tượng được sử dụng để biểu hiện tâm thái” [1, tr.103] Xét

về loại hình nghệ thuật kiến trúc thì thời kỳ này các tác giả thiết kế chịu ảnh hưởng bởi trào lưu nghệ thuật kiến trúc hiện đại châu Âu, Mỹ…, đặc biệt là ảnh hưởng tư tưởng của KTS Le Corbusier (Pháp) Những ý niệm về chủ nghĩa công năng của công trình được quan tâm hàng đầu, tích hợp không gian, ngôn ngữ hình kỷ hà, hình khối

xổ đứng, nằm ngang mạnh mẽ trong tạo hình thiết kế, giản lược chi tiết rườm rà, tất

cả đã làm nên xu hướng sáng tác nghệ thuật kiến trúc hiện đại thời bấy giờ Có thể nhận thức rằng, vai trò của lý thuyết mỹ thuật vô cùng quan trọng Mỹ thuật học cũng

là đối tượng nghiên cứu liên ngành trong các lĩnh vực khoa học khác Ta có thể tìm thấy yếu tố lịch sử qua đối chiếu với nghệ thuật học và ngược lại Vì thế, Hegel có

Trang 40

những nghiên cứu cho rằng nghệ thuật là một trong những phương tiện để nhìn nhận

và thấu hiểu lịch sử Những công trình NCS nghiên cứu đều có giá trị lịch sử trong một giai đoạn cụ thể Theo Hegel “điều quan trọng là phải xem xét rất kĩ tự thân các đối tượng để có thể thấu hiểu chúng trọn vẹn” [1, tr.153], nhưng đồng thời cũng có ý kiến khác cho rằng “việc đặt những đối tượng nghệ thuật vào trật tự biên niên hoặc vào các tập thể về phong cách là không đủ” [1, tr.148] Mỹ thuật học có tính lịch sử nhưng cũng không vì lẽ đó dùng lịch sử để phân tích, chứng minh một chiều Trong

lý thuyết Mỹ thuật học còn có các chức năng như: nhận thức, đánh giá, sáng tạo và

giáo dục Vai trò nhận thức trong chức năng nhận thức giúp mọi nghiên cứu về lý

thuyết mỹ thuật học có lý tính mà không cảm tính Tuy nhiên những nhận thức, mô

tả có thể sai lệch nếu chỉ áp dụng nghiên cứu theo một lý thuyết nào đó, mà không đối sánh với các lý thuyết tiếp cận liên ngành khác Thật vậy “ngôn ngữ của chúng ta dùng để mô tả các đối tượng nghệ thuật có thể sai lệch với kinh nghiệm của chúng ta

về những đối tượng nhìn thấy” [1, tr.150]

Nếu mỹ thuật trang trí truyền thống là chân phương, tả thực thì NTTT giai đoạn hiện đại khi được giao thoa với phương Tây đã biến đổi, thậm chí khai thác theo

bố cục thị giác Các đối tượng trang trí có khi theo quy luật thị giác làm cho thẩm mĩ trang trí không những đẹp về hình thức mà còn có chiều sâu thị giác rất tốt Thật vậy,

“nghệ thuật có thể hội nhập sự phong phú của tư tưởng phương Tây vào sự phân tích

về những đối tượng thị giác” [1, tr.147] Những lam chắn nắng công trình được tạo hình từng đơn nguyên tập hợp theo hàng dọc và hàng ngang tạo nên bố cục trang trí hàng lối, nhờ vận dụng tư duy thị giác nên đối tượng trang trí đạt yếu tố thị giác rất tốt Nhờ khai thác quy luật sáng tạo từ thị giác, những hệ lam này khi nhìn vào không

bị nặng nề bởi chất liệu bê tông mà cảm thấy nhẹ nhàng như tấm màn Từ thời Hy Lạp cổ đại những hiểu biết ban đầu về viễn cận đã được manh nha áp dụng trong việc xây dựng đền Athen Chiều cao đầu hồi của đền được tăng chiều cao đỉnh chóp tam giác, khi hoàn thiện thì nhìn từ mặt đất lên đỉnh đầu hồi tam giác sẽ thấy thấp xuống Kết quả của luật viễn cận này khiến thị giác thấy hình tam giác đầu hồi cân đối tỉ lệ Cột đền Athen được làm nở phần giữa thân, vì khi nắng bên ngoài chiếu vào thì thân

Ngày đăng: 01/08/2024, 18:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w