1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai

256 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai
Tác giả Ngô Thị Thúy Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Cung Dương Hằng, PGS. TS Phan Quốc Anh
Trường học Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Thể loại Luận án tiến sĩ Nghệ thuật
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 5,02 MB

Nội dung

Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong GiraiNghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-*** -

NGÔ THỊ THÚY ANH

TP HỒ CHÍ MINH - 2024

Trang 2

-*** -

NGÔ THỊ THÚY ANH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau Đại Học, các cán bộ thư viện

và quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo cũng như đã giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, học tập tại trường ĐH Mỹ thuật TP HCM; các cô, chú, bác, anh, chị, em người Chăm tại Ninh Thuận đã nhiệt tình hỗ trợ các thông tin và cung cấp tư liệu, hình ảnh trong quá trình thực hiện luận án

Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Quốc Anh và PGS.TS Cung Dương Hằng đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này

TP HCM, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Ngô Thị Thúy Anh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS Phan Quốc Anh và PGS.TS Cung Dương Hằng là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu, thông tin, hình ảnh nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

TP HCM, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Ngô Thị Thúy Anh

Trang 5

M ỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU vi

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận 4

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8

8 Cấu trúc của luận án 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 10

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài 25

1.3 Sự tác động của bối cảnh lịch sử xã hội và khái quát đối tượng nghiên cứu 37

Tiểu kết 48

CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ ĐỀN THÁP PO KLAONG GIRAI 49

2.1 Phân tích nghệ thuật điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai 49

2.2 Đặc trưng nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai 85

Tiểu kết 106

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP PO KLAONG GIRAI 107

3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên công trình kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai 107

3.2 Sự tương đồng và khác biệt của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai với các đền tháp trong cùng khu vực 115

3.3 Giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai 128

Tiểu kết 145

Trang 6

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NCS ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

Tiếng Việt 153

Tiếng nước ngoài 163

Tài liệu Internet 164

PHỤ LỤC 1 BẢNG BIỂU, TÀI LIỆU 167

PHỤ LỤC 2 HÌNH ẢNH MINH HỌA 193

PHỤ LỤC 3 BẢN VẼ THÁP PO KLAONG GIRAI 234

PHỤ LỤC 4 THẦN THOẠI ẤN ĐỘ VỀ NỮ THẦN SÔNG HẰNG GANGADEVI 242

PHỤ LỤC 5 THẦN THOẠI ẤN ĐỘ VỀ HIỀN TRIẾT VISHVAMITRA VÀ NÀNG MENAKA 244

PHỤ LỤC 6 HUYỀN SỬ VỀ VUA PO KLAONG GIRAI 246

Trang 7

KHCNXD - Khoa học Công nghệ Xây dựng

NCS - Nghiên cứu sinh

Trang 8

DANH MỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG BIỂU, TÀI LIỆU 167

PL1.B1 Bảng thể hiện vị trí các nhóm điêu khắc trang trí chất liệu gạch trên kiến trúc Po Klaong Girai 167

PL1.B2 Bảng thống kê số lượng và vị trí các nhóm điêu khắc trang trí chất liệu đá trên kiến trúc Po Klaong Girai 167

PL1.B3 Bảng thống kê số lượng, vị trí và hiện trạng các hiện vật điêu khắc trang trí ở tháp Cổng Po Kalong Girai 168

PL1.B4 Bảng thống kê số lượng, vị trí và hiện trạng các hiện vật điêu khắc trang trí ở tháp Hỏa Po Kalong Girai 170

PL1.B5 Bảng thống kê số lượng, vị trí và hiện trạng các hiện vật điêu khắc trang trí ở tháp Nhà Po Kalong Girai 171

PL1.B6 Bảng mô tả chi tiết các thành phần kiến trúc ở tháp Cổng của quần thể kiến trúc Po Klaong Girai 175

PL1.B7 Bảng mô tả chi tiết các thành phần kiến trúc ở tháp Hỏa của quần thể kiến trúc Po Klaong Girai 177

PL1.B8 Bảng mô tả chi tiết các thành phần kiến trúc ở tháp chính Kalan của quần thể kiến trúc Po Klaong Girai 179

PL1.B9 Bảng liệt kê các nhóm hiện vật ở các khu vực đền tháp trình bày trong luận án 183

PL1.B10 Bảng hình thức biểu hiện của mô típ trang trí thần nữ ở hai đền tháp Champa Po Nagar và Po Klaong Girai 184

PL1.B11 Bảng hình thức biểu hiện của mô típ trang trí điểm góc hoa lửa qua một số phong cách nghệ thuật Champa 185

PL1.B12 Bảng hình thức biểu hiện của mô típ trang trí điểm góc Makara qua một số phong cách nghệ thuật Champa 186

PL1.B13 Bảng so sánh thể hiện các thành phần kiến trúc ở các đền tháp (khu vực Ninh Thuận) 187

PL1.B14 Bảng so sánh các loại hình điêu khắc ở các đền tháp (khu vực Ninh Thuận) quy chiếu với đền tháp Po Klaong Girai 189

PL1.B15 Bảng trình bày các phong cách nghệ thuật của đền tháp Champa 190

PL1.B16 Bảng đối sánh tên gọi các vị thần và chức sắc trong tín ngưỡng Bà La Môn giáo của người Chăm 191

PL1.B17 Bảng đối sánh tên gọi các sự vật trong tín ngưỡng Bà La Môn giáo của người Chăm 192

DANH MỤC PHỤ LỤC 2 HÌNH ẢNH MINH HỌA 193

DANH MỤC PHỤ LỤC 3 CÁC BẢN VẼ THÁP PO KLAONG GIRAI DO HENRY PARMENTIER THỰC HIỆN 234

DANH MỤC PHỤ LỤC CÁC THẦN THOẠI, HUYỀN SỬ ẤN ĐỘ VÀ CHĂM 242

PL4 Thần thoại Ấn Độ về nữ thần sông Hằng Gangadevi 242

PL5 Thần thoại Ấn Độ về hiền triết Vishvamitra và nàng Menaka 244

PL6 Huyền sử về vua Po Klaong Girai 246

Trang 9

M Ở ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1 Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa là dấu ấn tiêu

biểu của nền nghệ thuật dân tộc Chăm trên chất liệu chủ đạo gạch và đá, chứa đựng

những giá trị đặc sắc về ngôn ngữ tạo hình, mô típ trang trí, bố cục, sắp đặt hình khối Dưới góc nhìn mỹ thuật học, hệ thống kiến trúc đền tháp Champa là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ mang tính lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đậm đà bản sắc Chăm dù trải qua nhiều thế kỷ Các công trình kiến trúc phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo này đã trở thành những sáng tạo nghệ thuật quý báu trên cả bình diện tinh thần và vật chất, phản ánh rõ nét quá trình hình thành, phát triển của từng giai đoạn

2 Tại Ninh Thuận vẫn còn các nhóm tháp: Hòa Lai (03 tháp nhưng hiện chỉ còn 02 tháp, 01 tháp đã sụp đổ), Po Klaong Girai (03 tháp), Po Ramé (02 tháp) Khác với phần lớn các đền tháp cổ Champa đều đã hoang phế, không còn tượng và đồ thờ cúng, thì đền tháp

Po Klaong Girai vẫn được người Chăm Bà La Môn phụng thờ, tiến hành những nghi lễ cầu cúng và tổ chức lễ hội truyền thống theo định kỳ Qua quá trình khảo sát thực tế và điền dã

tại các di tích đền tháp Champa thì đền tháp Po Klaong Girai mang nhiều nét riêng, khác

biệt thú vị Đây là cụm đền tháp tương đối hoàn chỉnh nhất về hình khối kiến trúc và điêu

khắc thuộc phong cách Muộn trong tổng thể các kiến trúc về đền tháp Champa còn tồn tại

một cách nguyên vẹn đến ngày nay, vừa biểu hiện những đặc điểm chung nghệ thuật của đền tháp Champa, vừa có những giá trị riêng biệt do những yếu tố ảnh hưởng của thời cuộc

và từ các nền nghệ thuật khác Công trình Po Klaong Girai là cụm đền tháp hoàn mỹ trong

nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa, được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia khá sớm (năm 1979) và từ đó bắt đầu quá trình trùng tu, tôn tạo theo Chương trình mục tiêu quốc gia, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (năm 2016)

3 Nghiên cứu sinh (NCS) là một nhà thiết kế, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật, giảng dạy có liên quan đến hoa văn vốn cổ, mỹ thuật truyền thống và rất yêu thích các giá trị văn hóa nghệ thuật Chăm, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí đền tháp Champa, NCS mong muốn được nghiên cứu và tìm hiểu công trình kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai để làm rõ hơn tính thống nhất và hài hòa tạo thành hợp thể nghệ thuật giữa kiến trúc và điêu khắc trang trí Chăm, góp phần xác

Trang 10

định những giá trị mỹ thuật liên quan đến cấu trúc, ngôn ngữ thể hiện, kiểu dáng, mô típ trang trí đặc trưng của một trong hệ thống các đền tháp cổ xưa NCS đã chọn đề tài

nghiên cứu chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai để được tìm hiểu chuyên sâu, góp phần xây

dựng hệ thống lý luận mỹ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc của các dân tộc Việt Nam, tạo cơ sở đúng đắn để giữ gìn, bảo tồn các giá trị mỹ thuật cổ xưa Bên cạnh đó,

đề tài nghiên cứu này cũng phản ánh ý nghĩa, thông điệp quá khứ và giá trị truyền thống dân tộc sâu sắc đặc trưng của một cộng đồng cư dân đã từng tồn tại, là một công việc có ích đối với cá nhân và những ai quan tâm trong việc thực hành thiết kế và giảng dạy liên quan đến nghệ thuật trang trí Champa

2 M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 M ục đích nghiên cứu

Luận án trình bày những kết quả nghiên cứu về các giá trị nghệ thuật, nhận diện

và phân loại hình thức điêu khắc, các mô típ trang trí mỹ thuật, tạo hình của công trình kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai, góp phần vào việc hoàn chỉnh lý luận mỹ thuật về nghệ thuật điêu khắc trang trí của dân tộc Chăm trên công trình kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai, chứng minh rằng nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa là một sự phát triển tất yếu trong dòng chảy mỹ thuật dân tộc

2.2 Nhi ệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đánh giá khái quát về tổng quan tình hình nghiên cứu, các cơ sở lý luận của đề tài cũng như các yếu tố văn hóa, chính trị, lịch sử, xã hội có sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghệ thuật liên quan đến đề tài, các hình thức biểu hiện của điêu khắc, trang trí trên công trình đền tháp Po Klaong Girai

Nhận diện, hệ thống hóa các đối tượng điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp

Po Klaong Girai, cũng chính là đặc điểm tạo nên diện mạo riêng và hình thành giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp này cần được chú trọng giữ gìn trong nền nghệ thuật Chăm nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung

Xác định được các mô típ, biến thể điển hình của các kiểu thức trang trítrên cơ

sở so sánh với một số phong cách trang trí kiến trúc mang tính đại diện của các công

Trang 11

trình đền tháp Champa ở Ninh Thuận, giải mã ý nghĩa các thông điệp được gửi gắm chuyển tải qua các mẫu chạm khắc và triết lý của dân tộc Chăm xưa

Khẳng định vai trò và giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai trong sự phát triển của nền nghệ thuật dân tộc dựa trên lý luận về lịch sử mỹ thuật, xây dựng luận cứ khoa học để góp phần làm rõ nhận định các giá trị đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp này, thể hiện rõ tính mỹ thuật vừa là vẻ đẹp trang trí, vừa là những biểu tượng tín ngưỡng, tôn giáo trong chiều sâu đời sống tâm linh của

cư dân Chăm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghệ thuật điêu khắc được trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai, tập trung ở cả 03 đền tháp: tháp Chính (Kalan), tháp Cổng (Gopura), tháp Hỏa (Kosagrha)

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai, phường Đô Vinh, Tháp Chàm - Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận và một số đền tháp Champa trong cùng khu vực nghiên cứu thuộc tiểu vùng Panduranga xưa

Phạm vi thời gian:

- Theo Đồng đại: Nghiên cứu tháp Po Klaong Girai hiện hữu bằng chuyên ngành

mỹ thuật học, nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc trang trí, sau một quá trình trùng tu, tôn tạo di tích cụm đền tháp này từ năm 1979 đến nay

- Theo Lịch đại: Sưu tầm tư liệu thứ cấp, căn cứ vào các sử liệu đã được công bố

và các thông tin điền dã trực tiếp tại khu vực nghiên cứu, giới hạn thời gian nghiên cứu theo lịch đại của đề tài được xác định từ khoảng thế kỷ XII cùng với thời điểm tháp Po Klaong Girai được xây dựng nên

4 Câu h ỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí (hình khối, đề tài, mô típ trang trí, nhịp điệu, đường nét) trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai?

Câu hỏi 2: Đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po

Klaong Girai được thể hiện như thế nào thông qua ngôn ngữ tạo hình và hình thức biểu đạt?

Trang 12

Câu hỏi 3: Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Po Klaong Giriai có định hình các giá trị truyền thống mang tính bản địa của cộng đồng cư dân Chăm vùng Panduranga và cần được bảo vệ, phát huy trong quá trình phát triển hội nhập hiện nay?

5 Gi ả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Nghiên cứu các yếu tố điêu khắc trang trí của đền tháp Po Klaong Girai hình thành qua sự vận động liên tục của lịch sử Chăm dưới ảnh hưởng của văn hóa

Ấn và tín ngưỡng bản địatrong tinh thần giao thoa và tiếp biến văn hoá giữa các thời

kỳ, qua đó khẳng định nghệ thuật điêu khắc trang trí trên công trình kiến trúc đền tháp Champa vẫn còn lưu giữ, kế thừa các giá trị mỹ thuật, giá trị văn hóa tới ngày nay

Giả thuyết 2: Giá trị đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Po Klaong Girai thể hiện rõ nét tính mỹ thuật trong trang trí, và trong cả chiều sâu đời sống tâm linh của người Chăm thông qua những biểu tượng tín ngưỡng, tôn giáo Các đặc điểm của kiểu thức tạo hình, trang trí thông qua các tác phẩm điêu khắc gạch và đá có ở đền tháp với hình thức biểu đạt sáng tạo, được biến đổi phù hợp với tư tưởng, quan niệm của

cư dân vùng, là sự tiếp nối kế thừa của mỹ thuật Chăm và văn hóa bản địa theo một phong cách nghệ thuật mới nhưng vẫn giữ lại được tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc Ấn

Giả thuyết 3: Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai định hình các giá trị nghệ thuật đặc sắc, giàu truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm, cũng là đặc điểm tạo nên các đặc trưng riêng và hình thành các giá trị nghệ thuật của điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai, cần được chú trọng phát huy, giữ gìn trong nền nghệ thuật Chăm nói riêng và nền nghệ thuật Việt Nam nói chung

6 Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận

6.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật nên NCS sử

dụng các phương pháp sau:

Phương pháp phân tích mỹ thuật học với hướng tiếp cận liên ngành

Phân tích nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai ở khía cạnh nguyên lý và các yếu tố tạo hình nhằm nhằm nêu bật đặc trưng tạo hình của đối tượng nghiên cứu Luận án ưu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích mỹ thuật học kết hợp với hướng tiếp cận liên ngành Kiến trúc, Điêu khắc, Trang trí, Văn hóa học,

Trang 13

Sử học (lịch sử Champa, lịch sử giai đoạn xây dựng tháp), Tôn giáo học (liên quan đến các công trình thờ tự tôn giáo, các biểu tượng tôn giáo qua tác phẩm kiến trúc điêu khắc

ở đền tháp Champa nói chung và Po Klaong Girai nói riêng), Dân tộc học (liên quan đến dân tộc Chăm), Xã hội học Nghệ thuật nhằm làm rõ đặc trưng của đối tượng nghiên cứu dưới góc độ, khía cạnh liên quan đến phương pháp nghiên cứu mỹ thuật học để có góc nhìn đa chiều hơn, phát hiện những luận điểm chung và khác nhau, làm cơ sở thực tiễn,

lý luận của đề tài, xây dựng hướng nghiên cứu của luận án nhằm tìm ra tính mới cũng như những đóng góp mới có ý nghĩa khoa học nhất định trong luận án

Đối tượng nghiên cứu chính vẫn là các kiểu thức hoa văn trang trí với các hình khối điêu khắc, tạo hình trang trí, từ đó khái quát hơn về vai trò của nghệ thuật điêu khắc trang trí trong đời sống tinh thần, vật chất của người Chăm xưa, cũng như những ảnh hưởng của tôn giáo, sự tiếp biến văn hóa và những tác động của bối cảnh văn hóa, xã hội trong lịch sử Champa

Phương pháp điền dã

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ở đền tháp Po Klaong Girai cho nên phương pháp điền dã là không thể thiếu, giúp NCS có những tiếp cận trực quan và cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu NCS tiến hành điền dã thực địa, quan sát, nghiên cứu vào di sản hiện hữu của nghệ thuật điêu khắc được trang trí ở đền tháp này và một số công trình kiến trúc đền tháp Champa trong khu vực

Cụ thể là tập trung khảo sát đền tháp Po Klaong Girai nhằm phân tích hệ thống

đề tài và các đồ án trang trí, các giá trị nghệ thuật trong mối quan hệ tương hỗ với các ngành nghệ thuật khác, tiếp cận trực tiếp từng công trình kiến trúc, thực hiện chụp ảnh, ghi chép, đo đạc, khảo tả cụ thể hình tượng điêu khắc, mô típ hoa văn trang trí và cấu trúc tạo hình, tính đa dạng của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai

Phương pháp tổng hợp, phân tích

Đây là phương pháp có vai trò quan trọng việc hỗ trợ tổng hợp, phân tích các cơ

sở dữ liệu đa dạng khác nhau từ nhiều nguồn để đưa ra các nhận định tổng quan, khoa học về đề tài nghiên cứu Áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích trên các khía cạnh tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc trang trí kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai và quá

Trang 14

trình tiếp biến của nó trong diễn trình lịch sử, văn hóa, xã hội Chăm với cái nhìn tổng quan đa chiều, đa diện, bổ sung các nguồn tư liệu cần thiết để hoàn thiện nội dung luận

án nghiên cứu

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp so sánh, đối chiếu cũng là một phương pháp hữu ích trong việc hệ thống hóa các mô típ trang trí, điêu khắc tiêu biểu của một số phong cách nghệ thuật trước đó để thực hiện so sánh, đánh giá, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giúp NCS đưa ra những nhận định phù hợp tùy theo các giai đoạn hay bối cảnh lịch sử cụ thểcủa các đối tượng nghiên cứu NCS thực hiện so sánh, đối chiếu với các công trình kiến trúc đền tháp khác trong và ngoài khu vực nghiên cứu để làm rõ nét đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, nhận định sự kế thừa và phát triển của nghệ thuật điêu khắc trang trí giai đoạn Muộn của đền tháp Po Klaong Girai

Phương pháp nghiên cứu theo hướng tiếp cận lý thuyết tiếu tượng học

Phương pháp nghiên cứu tiếp cận lý thuyết tiếu tượng học (Iconography) là

phương pháp nghiên cứu về các hình tượng có liên quan đến hình vẽ hoặc khắc mang

nguồn gốc tôn giáo, tín ngưỡng NCS sử dụng phương pháp tiếu tượng học trong luận

án để làm rõ nghiên cứu về các đặc trưng tạo hình của các điêu khắc, trang trí có ảnh hưởng từ tư tưởng tín ngưỡng Ấn Độ như Shiva, Apsara, Makara, Nandi

Phương pháp thống kê

NCS sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, có thể bổ sung thêm bằng bảng

hệ thống hóa, phân tích hiện trạng các mô típ trang trí điêu khắc tiêu biểu của một số phong cách nghệ thuật trước đó để dễ so sánh, đánh giá, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt, đồng thời nắm rõ được các hạng mục nghệ thuật điêu khắc trang trí của kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai có những loại hình nào, số lượng bao nhiêu để phục vụ tốt hơn trong quá trình đánh giá và đưa ra nhận định phù hợp

6.2 Hướng tiếp cận nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình, điêu khắc trang trí xuất phát từ nền văn hóa bản địa nơi nó tồn tại nên NCS sẽ sử dụng hướng tiếp cận liên ngành về Văn hóa học (Sử học; Xã hội học Nghệ thuật; Dân tộc học; Tôn giáo, tín ngưỡng) để chứng minh các đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai có

Trang 15

sự kế thừa tính truyền thống, tính địa phương, tính dân tộc qua diễn trình phát triển của

lịch sử cũng như sự tiếp nối, trao truyền qua nhiều thế hệ, thời kỳ

Sử học

NCS tiếp cận nguồn dữ liệu lịch sử để xác định được các giai đoạn và phong cách, thực hiện nhận diện phân loại các giá trị tạo hình, điêu khắc, mô típ trang trí có ở đền tháp vì lịch sử Champa có những biến động ảnh hưởng đến nền văn hóa nghệ thuật Chăm với các các phong cách nghệ thuật tiếp nối nhau, mang các đặc điểm nổi bật, giàu tính bản địa, truyền thống dân tộc Ở nghệ thuật phong cách Muộn với đền tháp tiêu biểu

là Po Klaong Girai dù được nhận định là giai đoạn suy tàn nhưng vẫn có một ngữ cảnh văn hóa, bối cảnh lịch sử gắn liền với yếu tố bản địa đặc thù, là công trình kiến trúc tôn giáo có nghệ thuật điêu khắc trang trí giản lược hóa, tồn tại trong chiều sâu tâm thức của

cư dân Chăm tại Ninh Thuận

Xã hội học Nghệ thuật

Nghiên cứu nghệ thuật ở góc độ rộng hơn, bối cảnh xã hội tác động đến nghệ thuật, lý thuyết về Xã hội học nghệ thuật bổ trợ cho nghiên cứu của mỹ thuật Hướng tiếp cận nghiên cứu từ Xã hội học nghệ thuật giúp khẳng định nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên công trình kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai mang các giá trị riêng trong bối cảnh lịch sử cụ thể với những cơ sở chính trị, xã hội đặc thù

Dân tộc học

Người Chăm là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, đã từng là chủ nhân của một nền văn hóa phát triển rực rỡ và mang sắc thái riêng, độc đáo Dân tộc Chăm thuộc ngữ hệ Malayo - Polynésien (Mã Lai - Đa Đảo) Vì Dân tộc học có mối quan hệ gần gũi với việc nghiên cứu sự sáng tạo nghệ thuật, lịch sử văn hóa nên khi nghiên cứu về Dân tộc học cho phép hiểu sâu và rõ hơn về vai trò gốc rễ bản địa của bản sắc văn hóa người Chăm thể hiện qua mọi mặt đời sống từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần, xã hội (kiến trúc, di tích, tín ngưỡng, tôn giáo, tác phẩm nghệ thuật, luật tục, ) cũng như tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng cũng có các ảnh hưởng lớn do yếu

tố dân tộc tác động đến

Trang 16

Tôn giáo - tín ngưỡng

Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa chịu sự chi phối của tôn giáo, tín ngưỡng bản địa cùng tính cách văn hóa của cư dân Chăm Nghiên cứu quá trình sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật của cộng đồng Chăm giúp đưa ra các lý giải quá trình tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng có tác động trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, đánh giá rõ nét các giá trị nghệ thuật, ý nghĩa biểu hiện, khám phá các đặc tính riêng trong hệ thống điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa Po Klaong Girai Việc xem xét nghệ thuật điêu khắc trang trí được đặt trong mối quan hệ tâm linh, tín ngưỡng

sẽ không thể xem là đối tượng nghệ thuật đơn giản vì các hiện vật điêu khắc trang trí trên công trình kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai vừa mang vẻ đẹp của hình thức mỹ thuật, vừa chứa đựng các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng dân

tộc Chăm qua nhiều thế hệ

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về một đền tháp Champa tiêu biểu của phong cách Muộn ở tiểu vùng Panduranga Trên cơ sở phân loại, khảo tả, so sánh nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa theo sự phát triển của lịch sử thông qua ngôn ngữ tạo hình, mang đậm giá trị mỹ thuật truyền thống Chăm, luận án đóng góp vào quá trình nghiên cứu, hiểu biết chung của chuyên ngành trên góc

độ lý thuyết, bổ sung những luận giải khoa học về tính đa dạng và phong phú trong hình thức biểu hiện của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Champa ở khía cạnh kiến

trúc, điêu khắc tạo hình, hoa văn trang trí, mang ý nghĩa văn hóa xã hội, tín ngưỡng tâm linh trong không gian văn hóa của dân tộc Chăm

Đề tài góp phần khẳng định nghệ thuật điêu khắc trang trí kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai giữ vị trí quan trọng trong nền mỹ thuật truyền thống Chăm nói riêng và Việt Nam nói chung, nêu được giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật điêu khắc trang trí đền tháp Po Klaong Girai qua việc phân tích sự nối tiếp và cùng hiện diện của một số tín ngưỡng, triết lý sống của dân tộc Chăm xưa trong nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Champa để tìm ra được các thuộc tính nghệ thuật giàu nét biểu cảm cao

Trang 17

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các công tác bảo tồn, trùng tu, giữ gìn giá trị nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ của cụm di tích kiến trúc Po Klaong Girai nói riêng và các đền tháp Champa nói chung

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài luận án là cơ sở để nghiên cứu giá trị của nghệ thuật điêu khắc trang trí truyền thống dân tộc Chăm xưa, có thể trở thành tài liệu tham khảo có ích để xây dựng giáo trình giảng dạy về chuyên ngành điêu khắc, sáng tác trang trí hoa văn, họa tiết trên các công trình kiến trúc và các đề tài nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến chuyên ngành

Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

Luận án góp phần làm sáng tỏ các nhận định trong nội dung nghiên cứu liên quan nghệ thuật điêu khắc trang trí các công trình kiến trúc đền tháp Champa Sự tồn tại phát triển nghệ thuật điêu khắc trang trí kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai gắn liền với cuộc sống, lịch sử văn hóa truyền thống của người Chăm vùng đất Trung Nam Bộ, là mạch nối với nghệ thuật tạo hình truyền thống dân tộc

Đề tài nghiên cứu cũng góp phần vào các hoạt động kế thừa và phát huy các giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí đền tháp Champa trong các công trình kiến trúc tâm linh, tín ngưỡng đang và sẽ được xây dựng hiện nay và sau này

8 C ấu trúc của luận án

Luận án 247 trang gồm các phần: Mở đầu (09 trang), Nội dung (136 trang), Kết

luận (06 trang), Tài liệu tham khảo (14 trang), Phụ lục (82 trang) Phần Nội dung chia làm 03 chương theo trình tự như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về đối tượng nghiên cứu (39 trang, từ

trang 10 - 48)

Chương 2: Nhận diện nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp

Po Klaong Girai (58 trang, từ trang 49 - 106)

Chương 3: Bàn luận về giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai (39 trang, từ trang 107 - 145)

Trang 18

1.1.1 Nhóm tài liệu về lịch sử văn hóa Chăm

Trong nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật Chăm, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước phần lớn tập trung về lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Chăm Các học giả nước ngoài có tâm huyết với Văn hóa Chăm truyền thống có thể kể đến P Stern, L Finot, H Parmentier, J Boisselier, G Maspero, Pièrre Bernard Lafont… Trong đó, đáng chú ý nhất là G Maspero nghiên cứu

các vấn đề về Champa từ TK II đến TK XV trong công trình “Le Royaume de Champa”

[169] và được Nguyễn Thừa Hỷ dịch trong “Vương quốc Chiêm Thành” (2008) [52], tái bản với tên Vương quốc Champa (2020) [53] là các nguồn tài liệu tham khảo về lịch sử,

văn hóa, tôn giáo tương đối hoàn chỉnh cho các nhà nghiên cứu Maspero đã nhận định vương quốc Champa là một nhà nước thống nhất, đưa ra giả thuyết tiểu quốc Lâm Ấp là tiền thân của Champa, bị sáp nhập vào lãnh thổ khi thôn tính lên phía Bắc Hiện nay có nhiều tài liệu khẳng định rằng Champa giống như một nhà nước liên bang gồm nhiều tiểu quốc nhỏ (Mandala) với nhiều vị vua khác nhau Góc nhìn của Maspero được căn cứ phần lớn vào các nguồn sử liệu Trung Hoa để dựng lại lịch sử của Champa - Chiêm Thành

Trang 19

Về khía cạnh lịch sử, Pièrre Bernard Lafont với cuốn sách Le Champa Géographie - Population - Histoire (2007) ghi nhận các mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa từ lúc hình thành đến giai đoạn suy vong [179], và sự suy tàn của hệ tư tưởng văn hóa Ấn Độ giáo ở tiểu vùng Panduranga mà Champa đã từng xem như là yếu tố quan trọng trong sự hình thành tổ chức chính trị, xã hội của mình, góp phần làm rõ hơn vai trò của văn hóa bản địa ảnh hưởng đến công trình kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai mà NCS đang nghiên cứu

D G E Hall trình bày trong Lịch Sử Đông Nam Á (1997) [22] về nhà nước

Champa đặt trong mối quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế, tôn giáo với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là dưới góc nhìn theo sử liệu Trung Quốc và Ấn Độ Trong quá trình hình thành nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí, có đánh dấu sự phát triển rực rỡ của hệ thống các công trình của người Chăm xưa theo suốt dãy miền Trung từ khu vực Amaravati đến khu vực Panduranga

Cùng nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ và Viễn Đông, H Parmentier có

sự so sánh, nhận định về mối quan hệ của văn hóa Ấn Độ lên các nước khu vực Đông Nam Á trong cuốn L’Art Architectural Hindu Dans L’Inde Et En Extrême - Orient [177]

Hai tác giả Dohamide và Dorohiem với tác phẩm biên khảo Dân tộc Chàm lược

sử (1965) [44] thực hiện khảo cứu lịch sử dân tộc Chăm bằng tiếng Việt đầu tiên ở Việt

Nam trước năm 1975 do Hiệp hội Chàm Hồi giáo xuất bản tại Sài Gòn, mang tính khái quát và hệ thống, trình bày về các triều đại vương quốc Champa bằng tiếng Chăm Akhar Thrah, trong đó có các dữ kiện nói về vua Po Klaong Girai giúp NCS có thêm nguồn tư liệu để đối chiếu, so sánh thông tin chuẩn xác hơn khi nghiên cứu

Lương Ninh cũng đã có rất nhiều công trình, bài viết như Các di tích và vấn đề lịch sử Nam Champa (1999) [101], Lịch sử vương quốc Champa (2004) [102], Vương quốc cổ Champa (2006) [103] Các nghiên cứu không chỉ trình bày quá trình hình thành,

phát triển của vương quốc Champa qua từng thời kỳ lịch sử từ thời tiền sử - sơ sử; thời

sơ kỳ vương quốc Champa (từ TK II-X); giai đoạn thống nhất và phát triển thịnh đạt của vương quốc Champa (từ TK X-XV), mà còn lưu ý đến đặc điểm chính của một số phong cách kiến trúc và điêu khắc, cũng như chỉ ra mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa Champa

và Ấn Độ, sự ảnh hưởng của văn hóa, tín ngưỡng Ấn Độ đến Champa

Trang 20

Nguyễn Duy Hinh với Người Chăm xưa và nay (2013) [63] viết về lịch sử dân tộc

Chăm và văn hóa Chăm, tóm lược về các đền tháp Champa khá đầy đủ được chia theo 05 loại (dựa trên các kết quả khảo cứu từ P Stern, H Parmentier, J Boisselier): Tháp không

có tháp góc; Tháp có tháp góc; Tháp hình búp bốn cạnh; Tháp thẳng cạnh; Tháp búp đa giác Trước đó, tác giả đã có bài Kalan Chàm: Nhận thức mới (1988) [62] giúp nhận định

tổng quan hơn về các phong cách kiến trúc đền tháp Champa và có sự nhận định về giá trị nghệ thuật kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai mà luận án hướng đến

Ngô Văn Doanh với Văn hóa cổ Champa (2002) [34] đã ghi lại một nền văn hóa

Champa rất đa dạng và phong phú, từ đời sống chính trị, ngôn ngữ, chữ viết, âm nhạc, múa… đến nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trang trí Công trình được xem là tài liệu chuyên khảo về văn hóa cổ Champa, trình bày rõ nét về quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Champa Phần lớn các công trình nghiên cứu của Ngô Văn Doanh thường vận dụng nhiều điển tích thần thoại và tư tưởng triết học Ấn Độ để lý giải về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Champa và cũng là nguồn tư liệu quan trọng để NCS tham khảo trong quá trình viết luận án

Cùng nghiên cứu về đề tài người Chăm, văn hóa Chăm ở khu vực Ninh Thuận

còn có Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp với tác phẩm Người Chăm ở Thuận Hải (1989) [12], Văn hóa Chăm (1991) [13]; Vương Hoàng Trù với hai công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm Ninh Thuận là: Bước đầu tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở người Chăm tỉnh Thuận Hải [150], Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận

và Bình Thuận [151] Các công trình nghiên cứu về các yếu tố của văn hóa Chăm và có

đề cập đến vấn đề giao thoa văn hóa Việt - Chăm ở Ninh Thuận theo chiều dài lịch sử thông qua các cuộc giao tranh, bang giao của các triều đại phong kiến của hai nước Đại Việt và Champa Ngoài ra, một số bài viết của các tác giả người Chăm ở Ninh Thuận là

Đổng Thành Danh như: Cấu trúc nhị nguyên của tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Nam Trung B ộ (2018) [23], Những nhận thức mới về các di sản vật thể của người Chăm Ninh Thuận (2020) [188], Lễ hội Katé - nơi bảo tồn và phát huy các di sản của nền văn hóa Chăm (2020) [189] trình bày về tín ngưỡng tâm linh, các lễ hội của người Chăm gắn

liền với kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai

Trang 21

Lê Đình Phụng có các bài viết: Văn hóa Champa - tính thống nhất và đa dạng

(2011) [111], Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và miền Trung Việt Nam (2012) [112], Đối thoại với nền văn minh cổ Champa (2019) [114] Tác giả xem “văn hóa

Champa là một bộ phận của văn hóa dân tộc Việt Nam” có bề dày hình thành và phát

triển suốt chiều dài lịch sử ở miền Trung Công trình nghiên cứu Khảo cổ học Champa khai quật và phát hiện (2017) [113] gồm 04 chương Tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn khảo cổ học và có sự tổng hợp, chọn lọc từ các báo cáo khoa học trong Những phát hiện mới về khảo cổ học hằng năm từ nhiều cơ quan, nhiều nhà nghiên cứu để hoàn thành

công trình Thương cảng Champa trong lịch sử (1997) [109] Đây là những cơ sở để NCS xác định thêm thông tin, dữ kiện đối chiếu với nghiên cứu của luận án

Tác phẩm Người Chăm - The Cham (2009) [164] trình bày tổng quan về người

Chăm gồm các nội dung nguồn gốc và phân bố dân cư; đền tháp Champa và nghệ thuật điêu khắc Chăm, lễ hội, phong tục tập quán, trang phục, trang sức giúp hiểu hơn về văn hóa, phong tục, các khía cạnh về nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm

Người hướng dẫn luận án của NCS - PGS TS Phan Quốc Anh cũng là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, văn hoá dân tộc Chăm có nhiều công trình, bài viết

đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền văn hóa nghệ thuật độc đáo của dân tộc này: Vài nét về văn hóa truyền thống Chăm - Từ góc nhìn văn hóa Đông Nam Á (2001) [3], Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm Bà La Môn ở Ninh Thuận (2001) [4], Văn hóa người Chăm Ninh Thuận trong việc nghiên cứu văn hóa miền

Trung (2002) [5], công trình Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận

(2010) [6] tập hợp đầy đủ các nội dung nghiên cứu về cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận với hệ thống nghi lễ phong phú, mang đậm giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc Nghiên cứu của tác giả góp phần hỗ trợ NCS hệ thống các thông tin để chứng minh tính địa phương, tính dân tộc tồn tại trong đối tượng nghiên cứu của đề tài

Các bài viết về lịch sử văn hóa vùng miền mà cụ thể là vùng đất Nam Trung Bộ hay Panduranga - Ninh Thuận đã khái quát về lịch sử, đặc trưng văn hóa, con người của

cộng đồng cư dân Chăm hỗ trợ NCS có thêm kiến thức có liên quan đến đề tài: Du khảo văn hóa Chăm (2005) của Nguyễn Văn Kự, Ngô Văn Doanh, Andrew Hardy [84], Đặc trưng văn hóa vùng Nam Trung Bộ (2018) của Nguyễn Ngọc Thanh [132], Có 500 năm

Trang 22

như thế - Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử (2016) của Hồ

Trung Tú [154]

Các tài liệu Về lịch sử Văn hoá Việt Nam (2013) của Nguyễn Chí Bền, Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng [11], Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á (2002) của Phạm Đức Dương [48], Di sản văn hóa, bảo tồn và trùng tu (2002) của Hoàng Đạo

Kính [75], Văn hóa và Kiến trúc Phương Đông (2009) của Đặng Thái Hoàng và nhóm tác giả [68], Dân tộc học Văn hóa nghệ thuật (2016) của Huỳnh Quốc Thắng [133] giúp tổng

hợp các kiến thức về văn hoá học, dân tộc học thông qua các vấn đề cần bóc tách các lớp lịch sử mà văn hoá chính là chìa khóa để tìm hiểu vấn đề, chứng minh tính địa phương, tính dân tộc tồn tại trong đối tượng nghiên cứu của đề tài cũng như tính thống nhất của nghệ thuật học với văn hoá học và dân tộc học văn hóa nghệ thuật

Luận án dựa trên cơ sở lý thuyết là các công trình nghiên cứu tổng quát về quá trình tồn tại và phát triển của một vương quốc Champa trong lịch sử và những giá trị về đời sống văn hóa nghệ thuật cùng với tinh thần của cư dân Chăm từ các tác giả trên sẽ

giúp NCS xác định rõ thời điểm xuất hiện và quá trình phát triển của Champa khi xưa

1.1.2 Nhóm tài liệu liên quan về nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc đền tháp Champa

Có rất nhiều lĩnh vực bao hàm trong nền nghệ thuật Champa, ngoài kiến trúc, điêu khắc còn có âm nhạc, nghệ thuật múa… Ở phạm vi luận án này, NCS sẽ giới hạn các tài liệu gần và bám sát với nội dung của đề tài nghiên cứu là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí Trong nền nghệ thuật Champa, đây cũng là hai lĩnh vực nổi bật nhất, nên NCS sẽ tập trung nghiên cứu hai lĩnh vực này Có thể nói, các công trình nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí còn khiêm tốn so với bức tranh tổng thể các di tích, kho tàng tư liệu văn hóa nghệ thuật Chăm khi gia nhập vào dòng chảy văn hóa nghệ thuật Việt Nam Đề cập đến các học giả nước ngoài có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này thì phải kể đến hai nhà nghiên cứu là H Parmentier và P.Stern với

sự quan tâm sâu sắc không chỉ dành cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm, mà còn để lại những sưu tập, những công trình khảo cứu có giá trị

Năm 1919, H Parmentier với công trình nghiên cứu xuất bản tại Paris đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc Champa, được dịch

Trang 23

sang tiếng Việt là Thống kê - khảo tả các di tích Chăm ở Trung bộ Việt Nam [105] Cho

đến nay hầu hết các phong cách nghệ thuật Champa do H Parmentier phân loại vẫn còn được áp dụng một cách triệt để trong giới nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài Công trình có sự khảo cứu đầy đủ nhất về các đền tháp và điêu khắc Champa mà ngày nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào cùng lĩnh vực có thể thay thế Ngoài ra, tập bản vẽ và

thuyết minh Inventaire descritif des monumente Cams de L’Annam [175, 176] thể hiện

chi tiết các công trình kiến trúc đền tháp Champa thành hai thời kỳ lớn là Thời kỳ thứ nhất từ TK VII đến TK X gồm có Nghệ thuật Nguyên thủy, Mỹ Sơn A1; Nghệ thuật lập thể, Hòa Lai; Nghệ thuật hỗn hợp, Đồng Dương Thời kỳ thứ hai từ TK XI đến TK XVI gồm có Nghệ thuật cổ điển, Tháp Bạc; Nghệ thuật chuyển tiếp, Po Klaong Girai; Nghệ thuật hình tháp, Po Nagar Các công trình của tác giả được đánh giá có giá trị nghiên cứu khoa học cao, được xem là kim chỉ nam cho các nghiên cứu về kiến trúc mỹ thuật sau này và cũng là nguồn tư liệu quý giá cho việc trùng tu, bảo tồn di tích Chăm cổ xưa

Năm 1942, P Stern xuất bản cuốn L’Art du Champa - Ancien Annam [180] đã

nghiên cứu rất cụ thể về nghệ thuật trang trí các đền tháp và trình bày công trình ở góc nhìn của một nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật bằng nhiều nhận dạng các phong cách: Phong cách Cổ, Phong cách Hòa Lai, Phong cách Đồng Dương, Phong cách Mỹ Sơn A1, Phong cách Bình Định, Phong cách Muộn Toàn bộ diễn trình về nghệ thuật trang trí các kiến trúc đền tháp, hiện vật điêu khắc Champa được sắp xếp theo một trật tự hợp

lý, giải thích sự ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Ấn Độ và Đông Nam Á lên Champa Tác giả đã nghiên cứu, ghi chép tỉ mỉ, góp phần trong việc nhận dạng rõ nét hơn các phong cách, giai đoạn phát triển và suy vong của nghệ thuật tạo hình kiến trúc, điêu khắc trang trí Champa thông qua phân tích các đặc điểm và giá trị nghệ thuật của nó

Năm 1963, J Boisselier công bố cuốn La statuaire du Champa [170] tổng hợp về

nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Champa tương đối đầy đủ, trình bày trong mối tương quan với tín ngưỡng tôn giáo và thờ phụng các vị thần của người Chăm cùng với mối quan hệ ảnh hưởng giao thoa giữa Champa và Ấn Độ Tác giả đã thêm chi tiết vào bản kê khai của P Stern, tập trung nghiên cứu về sự hình thành, phát triển nghệ thuật tượng Champa qua các giai đoạn: Phong cách trước TK VII; Phong cách Mỹ Sơn E1; Phong cách Hòa Lai; Phong cách Đồng Dương; Phần đầu phong cách Mỹ Sơn A1(Khương Mỹ);

Trang 24

Phần giữa phong cách Mỹ Sơn A1(Trà Kiệu); Phần cuối phong cách Mỹ Sơn A1 (Chánh Lộ); Phong cách Tháp Mắm; Phong cách Yangmum; Phong cách Po Ramé

Tại Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả Việt, Chăm với các công trình nghiên cứu, có liên quan đến nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trang trí nhằm làm hoàn thiện khối lượng nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật Champa như:

Năm 1994, công trình Tháp cổ Champa sự thật và huyền thoại [29] của Ngô Văn

Doanh được xem như tài liệu mang tính khảo cứu chuyên sâu với nhiều phát hiện mới liên quan đến các di tích đền tháp Champa, cung cấp phần khảo cứu mang tính khái quát

về đền tháp Champa cùng những ảnh minh họa, được trình bày một cách tương đối đầy

đủ, có hệ thống về những dấu tích cũng như hiện trạng của các kiến trúc tòa thành, đền tháp cổ Champa cùng với những di sản vật chất và tinh thần mà những công trình này

để lại ngày nay Tác giả là một nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Champa với rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết có giá trị đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật liên quan đến Champa: “Tháp Chăm - Đền thờ thần hay lăng mộ” trong

tạp chí Những phát hiện mới khảo cổ học (1991) [28], Thánh địa Mỹ Sơn (2009) [36], Thành cổ Champa, những dấu ấn của thời gian (2011) [37], Nghệ thuật Champa, câu chuyện của những pho tượng cổ (2014) [38], Tháp cổ Champa (2018) [39]… Đây là

những nguồn tài liệu cung cấp các nhìn nhận toàn diện về nền văn hóa nghệ thuật Champa, đặc biệt là về kiến trúc và điêu khắc trang trí dưới sự ảnh hưởng của các nền văn hóa ngoại lai, văn hóa Ấn Độ

Lê Đình Phụng cung cấp một lượng kiến thức về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí trên đền tháp của vương quốc Champa: Cấu trúc một số lòng tháp - Đền thờ Bà

La Môn ở Việt Nam (1999) [108], Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa (2005) [110]…

Tác giả cũng đề cập về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và các nước khác thể hiện

trên các công trình kiến trúc đền tháp Champa Tác phẩm Kiến trúc Champa trong lịch sử

(2020) cùng thực hiện với Phạm Văn Triệu đã sắp xếp, phân loại các nhóm đền tháp theo trình tự thời gian từ TK VII đến XVII [116], với các nội dung liên quan đến sự phát triển của kiến trúc Champa trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng cũng như các đặc trưng về khối kiến trúc, kỹ thuật điêu khắc trang trí, khai thác sâu về các khía cạnh

Trang 25

cấu tạo kiến trúc đền tháp mà chưa chú trọng nhiều đến giá trị mỹ thuật, nghệ thuật điêu khắc trang trí trên công trình kiến trúc tháp Champa

Một số tác giả khác cũng đồng thời nghiên cứu về các công trình tháp cổ miền Trung như: Vũ Hùng (2021) [69], Lê Đức Thọ (2012) [138]

Năm 2014, Nguyễn Minh Khang với bài viết Tháp Champa TK IX, X - tỷ lệ kiến trúc và biểu tượng [79] nêu những nét đặc trưng về tỷ lệ, tính biểu tượng của đền tháp

Champa và nhận định “chịu ảnh hưởng của những nhân tố lịch sử - xã hội khác nhau, trong đó có hệ quả từ sự du nhập, tiếp thu những yếu tố văn hóa và kiến trúc mới” Trong

luận án tiến sĩ chuyên ngành Khảo cổ học Nhóm đền tháp Hòa Lai - Ninh Thuận trong

hệ thống đền tháp Champa ở miền Trung Việt Nam [80], tác giả cung cấp các dữ kiện

khảo cổ công phu về đền tháp Hòa Lai tại Ninh Thuận với các đặc điểm nhận diện cụ thể bằng phân tích phong cách, cũng như khẳng định giá trị lịch sử và nghệ thuật của

kiến trúc này Tác giả còn có nhiều bài viết khác về kiến trúc đền tháp Champa: Về nhân

tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển đền tháp Champa (2010) [76], Nhận biết một vài đặc điểm nghệ thuật trên đền tháp Champa qua các giai đoạn lịch sử (2011)

[77], Về không gian phân bố đền tháp Champa (2012) [78]

Nhóm tư liệu về mảng kiến trúc có các tác giả Nguyễn Hồng Kiên với Đền tháp Champa (2001) [82, 83 ]; Đinh Bá Hòa với bài viết Tháp cổ Champa (2009) [65] và cuốn

sách Tháp Dương Long Kiến trúc và Điêu khắc (2010) [66], Trần Kỳ Phương với các bài viết Khảo luận về kiến trúc Đền - Tháp Champa/ Chiêm Thành tại miền Trung Việt Nam (2011) [119 ]; Vũ Tam Lang với Kiến trúc cổ Việt Nam (2015) [85]; Nguyễn Đình

Toàn có Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại (2015) [146] thực hiện khảo tả chuyên

sâu từ nền kiến trúc nhà nước Văn Lang đến kiến trúc Chăm; Hồ Xuân Tịnh với bài viết

Phong cách Chiên Đàn trong nghệ thuật điêu khắc Chăm (2016) [196] Đây là những

tư liệu dùng để làm cơ sở phân tích vì đối tượng nghiên cứu nằm trong môi trường kiến trúc và có mối quan hệ không tách rời nên các lý thuyết về kiến trúc là kiến thức có ích

để NCS khai thác các đề tài nghệ thuật trang trí trên kiến trúc

Nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí Champa

còn có Trần Kỳ Phương qua các công trình, bài viết như: Di sản nghệ thuật Champa tại miền Trung Việt Nam (2001) [117], Nghiên cứu so sánh giữa kiến trúc đền - tháp Chăm

Trang 26

và các nền nghệ thuật láng giềng ở Đông Nam Á (2008) [118] Các nghiên cứu gần đây

có bài viết Góp phần nghiên cứu văn minh và nghệ thuật của Vương quốc cổ Champa tại miền Trung Việt Nam (2019) [120], Nghệ thuật Champa nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền - tháp (2021) [121] Tác giả vừa cung cấp cái nhìn khái quát về những di sản

kiến trúc, điêu khắc mà Champa để lại, vừa phân tích những ảnh hưởng của hệ tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Ấn Độ lên văn hóa Chăm và cả quá trình tiến hóa của kiến trúc đền tháp Champa, nhưng các nghiên cứu của tác giả hướng về các giá trị nghệ thuật, phong cách tập trung chủ yếu ở khu vực đền tháp Mỹ Sơn

Luận án Điêu khắc đá Champa của Phạm Hữu Mý (1994) [93] miêu tả và phân

tích hầu hết các tác phẩm điêu khắc đá Champa được lưu giữ tại các bảo tàng ở Việt Nam, là nguồn tài liệu để NCS thực hiện đối sánh, phân tích với công trình điêu khắc trang trí có trên tháp Po Klaong Girai

Nguyễn Thế Thục với Điêu khắc Champa (2004) [35] viết cùng Ngô Văn Doanh, Điêu khắc Chăm (2007) [143] có giới thiệu ngắn gọn bằng hình ảnh các hiện vật, phong

cách sáng tạo qua các thời kỳ nghệ thuật, kiến trúc Chăm, song vẫn chưa phân tích cụ thể, chi tiết vẻ đẹp về mỹ thuật trang trí của các hiện vật điêu khắc đó

Ngô Văn Doanh tiếp tục giới thiệu Nghệ thuật Champa, câu chuyện của những pho tượng cổ (2014) [38] và Tượng cổ Champa những phát hiện gần đây (2019) [40]

với các phân tích, trình bày chi tiết hơn các tác phẩm điêu khắc Champa được tìm thấy tại các di tích theo từng phong cách đặc thù, hỗ trợ thực hiện phân loại, sắp xếp và hệ

thống được các mô típ hoa văn trang trí được tốt hơn Ngoài ra, các tác phẩm Điêu khắc

c ổ Việt Nam (1997) [145] của Phan Cẩm Thượng; Cổ vật Việt Nam (2012) [8] của Bảo tàng cổ vật Quốc gia Việt Nam; Tượng thờ Hindu giáo từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt (2017) [141] của Nguyễn Hữu Thông cung cấp một lượng lớn hình ảnh và nguồn

tư liệu về mối quan hệ Chăm - Việt, giải thích sự giao thoa, tiếp biến văn hóa đến sự biến đổi của các vị thần Hindu giáo của người Chăm phù hợp với thực tế đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt

Các nghiên cứu về thần Shiva có các tác giả: Fillio Zat J (Đào Khải Từ dịch) (1970) [51], Nguyễn Anh Thái Lâm (2007) [86], Vũ Kim Lộc (1999) [87], Nguyễn Thúy Nga (2015) [104] cung cấp lượng thông tin chi tiết về nội dung các câu chuyện thần

Trang 27

thoại Ấn Độ, hỗ trợ so sánh giữa các hình tượng trong điêu khắc Champa với nguyên mẫu trong thần thoại Ấn Độ, cùng với những hình ảnh minh họa, miêu tả khá chi tiết các tác phẩm điêu khắc có mối liên hệ với các tạo hình trong điêu khắc Champa

Tương tự, các tác phẩm, bài viết Le Musee’ de Sculpture Cam de Đà nẵng của Jean - Pierre Dalbéra (1997) [173], Cham art, treasures from the Da Nang museum, Viet

Nam của Emmanuel Guillon (2001) [166], L’Art du Champa của Jean - François Hubert (2005) [171], Art of Vietnam của Catherine Noppe, Jean-François Hubert (2018) [165] tập hợp các hiện vật Champa được sưu tập và biên soạn thành các mô tả kèm hình ảnh khá rõ ràng có thể làm cơ sở cho luận án trong việc nghiên cứu các mô típ trang trí hoa văn của Champa với nội dung phong phú về thông tin cũng như số lượng các phù điêu, tượng đá hữu ích cho nghiên cứu, giúp xác định những công trình kiến trúc, điêu khắc trang trí được người Chăm tạo nên, để luận án có tính chính xác và độ tin cậy cao

Các tác phẩm được sử dụng cho mục đích đối sánh và phân loại chi tiết trang trí, điêu khắc, cũng như nhận định các ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa với nhau

gồm có: Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa tại Chiêm Thành của Trần Gia Thoại (1958)

[139]; Tượng tròn Campuchia của Trần Thị Lý (1991) [89]; Văn hóa Óc Eo của nhóm tác giả Lê Xuân Diệm (1995) [26]

Công trình Truyền thuyết các tháp Chăm (1995) [64], Bố Xuân Hổ giới thiệu lịch

sử các tháp cổ và liệt kê hệ thống các đền tháp Champa với sự mô tả về các kỹ thuật xây dựng công trình kiến trúc đền tháp Champa của người Chăm ở Ninh Thuận và các tháp khác ở cực Nam Trung Bộ

Năm 2001, Nguyễn Công Bằng cũng có bài viết nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng

đền tháp Champa “Bàn thêm về những kỹ thuật xây dựng tháp Chàm” [10] Tương tự,

các công trình của Trần Bá Việt: Kỹ thuật xây dựng tháp Champa ở miền Trung Việt Nam với việc trùng tu và phát huy giá trị di tích (2005) [160], Đền tháp Champa, bí ẩn xây dựng (2007) [161], bên cạnh giới thiệu lịch sử, kiến trúc Champa, đánh giá hiện

trạng và mô tả ngắn gọn các di tích kiến trúc thì còn nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật xây dựng (xử lý nền móng, kết cấu kiến trúc, kỹ thuật điêu khắc, khả năng chịu lực của

khối xây tháp, thông số kỹ thuật của gạch, phương thức gắn kết ) Ttác phẩm Giả thuyết mới về gạch tháp Chăm của Lê Trí Công (2020) [20] cũng nêu một số nghiên cứu mới

Trang 28

về chất liệu sử dụng xây đền tháp Champa rất cần thiết cho công tác phục dựng, trùng

tu, bảo tồn các giá trị di sản truyền thống của dân tộc

Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết, nghiên cứu chuyên môn của các tác giả khác nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu về kiến trúc, điêu khắc trang trí hỗ trợ NCS xác định những công trình kiến trúc, điêu khắc trang trí được các nghệ nhân Champa sáng tạo trong quá trình hình thành, phát triển của Champa và đặc điểm chính của một số phong cách kiến trúc, điêu khắc, đề cập đến mối quan hệ giao lưu giữa Chăm và Ấn

1.1.3 Nhóm tài liệu nghiên cứu về đền tháp Po Klaong Girai

Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu và hoàn chỉnh

về nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai Những nghiên cứu về đền tháp Po Klaong Girai cũng chỉ được đề cập đến một phần trong các công trình về toàn bộ kiến trúc đền tháp Champa hoặc nghiêng về khảo tả kiến trúc, các khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm gắn liền với cụm đền tháp này

Năm 1901, tạp chí Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp Bulletin de l’École Franςaise d’Extrême Orient (BEFEO) xuất bản các số đầu tiên nghiên cứu về các di tích kiến trúc, công trình đền tháp của dân tộc Chăm

Năm 1909, H Parmentier công bố Inventaire descritif des monuments Cams de L’Annam [175], là “một công trình nghiên cứu cơ bản về khảo cổ Champa” gồm tập về

hệ thống bản vẽ và tập về nội dung nghiên cứu các nhóm kiến trúc đền tháp, trong đó có nhóm đền tháp Po Klaong Girai với 15 trang nghiên cứu và một số hình ảnh khảo tả các chi tiết có ở đền tháp, được tác giả xếp vào nhóm giai đoạn nghệ thuật phái sinh (dérivé)

Năm 1942, cuốn L’Art du Champa (Ancien Annam) của P Stern [180], bản dịch Ngh ệ thuật nước Champa và quá trình phát triển [128] trình bày về kiến trúc, nghệ thuật

trang trí đền tháp, đặc biệt là các tác phẩm điêu khắc của Champa và có sự sắp xếp lại lịch sử phát triển đền tháp Champa thành 06 phong cách (đền tháp Po Klaong Girai được xếp vào Phong cách Muộn) Tác giả còn chỉ ra mối liên hệ của điêu khắc Chăm với Ấn

Độ, Kh’mer, Đại Việt và Java trong tiến trình phát triển của các phong cách nghệ thuật

Năm 1994, cuốn Tháp cổ Champa - Sự thật và huyền thoại của Ngô Văn Doanh

[29] đề cập tổng thể các đền tháp Champa theo chiều dọc miền Trung từ Bắc đến Nam, được tái bản và bổ sung vào năm 2006, 2012 với các khảo cứu mang tính khái quát về

Trang 29

nhóm đền tháp mà người Chăm xưa đã sử dụng vật liệu gạch để xây lên những ngôi đền tháp Hindu giáo có một không hai trong khu vực Đông Nam Á

Năm 2002, cuốn Văn hóa cổ Champa [34] được Ngô Văn Doanh trình bày tổng

thể nghiên cứu về lịch sử phát triển của vương quốc Champa, những di sản văn hóa vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm xưa Các cụm tháp cổ trong đó có đền tháp Po Klaong Girai được tác giả liệt kê theo hình thức khảo tả cô đọng

Năm 2005, Lê Đình Phụng có trình bày về nhóm đền tháp Po Klaong Girai trong

cuốn Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa [110] và xếp nhóm đền tháp này vào TK XIV cùng với tháp Yang Prong, thực hiện mô tả cấu trúc của cụm đền tháp Trong Đối thoại với nền văn minh cổ Champa (2019) [114] và Kiến trúc Champa trong lịch sử

(2020) [116] viết với Phạm Văn Triệu thì nhóm đền tháp Po Klaong Girai được tác giả miêu tả kỹ hơn về các chi tiết trang trí, vật liệu dùng để xây dựng cụm tháp này

Năm 2013, cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật của Chu Quang Trứ [153]

cũng trình bày một phần về nghệ thuật của dân tộc Chăm “đã góp vào kho báu nghệ thuật Việt Nam nhiều thành tựu lớn lao rất đặc sắc, nhất là kiến trúc và điêu khắc”, tóm tắt ngắn gọn về lịch sử hình thành, mô tả sơ lược về tháp Po Klaong Girai

Năm 2018, tác phẩm Giữ gìn những kiệt tác kiến trúc trong nền Văn hóa Chăm

của nhóm tác giả Lưu Trần Tiêu, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Quốc Hùng [130] giới thiệu các nội dung về địa lý, đặc điểm về lịch sử văn hóa, kỹ thuật xây dựng các di tích kiến trúc của người Chăm, trong đó chỉ có một phần nội dung ngắn đề cập đến các kết cấu, chi tiết của tháp Po Klaong Girai như những tác giả trước đó

Truyền thuyết về vua Po Klaong Girai trong Pơ Klong Garai (dã sử Chiêm Thành) của Nguyễn Khắc Ngữ (1957) [97]; Sự tích vua Klong Gia Rai hay sự tích tháp Chàm của Bố Thuận (1959) [144]; Truyện cổ và truyền thuyết dân gian Chăm (2019) [149], kể về các giai thoại, công lao của ngài đối với vùng đất Panduranga được Trung tâm Văn hóa Chăm sưu tầm Các bài viết về lễ hội của Ngô Văn Doanh (1998) [30], Đổng Thành Danh (2020) [189] cho thấy lễ hội cũng thể hiện mối quan hệ cộng hưởng với nhau của đền tháp và tín ngưỡng tôn giáo

Cuốn Ilimo Campa từ khảo cổ học của Quảng Văn Sơn, Ngô Minh Hùng (2020) [126], Nagara Champa - Những phác thảo về lịch sử và nền văn minh của Đổng Thành

Trang 30

Danh (2023) [24] và Những vấn đề lịch sử và văn hóa Champa của nhóm tác giả Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền (2021) [55] tập hợp các bài viết liên quan đến lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng… gắn với cộng đồng

xã hội của người Chăm Vì là người Chăm nên các tác giả sẽ trình bày, hệ thống rõ nét hơn về các giá trị di sản văn hóa nghệ thuật vô giá của dân tộc mình, nhưng cũng chỉ nghiên cứu sơ lược và gợi nhắc các vấn đề liên quan đến tháp Po Klaong Girai qua các giá trị tâm linh, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng

1.1.4 Nhóm tài liệu mỹ thuật học và mỹ học

Tài liệu về chuyên ngành Mỹ thuật là một nguồn tham khảo hàng đầu với các

nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật thế giới, mỹ thuật khu vực, mỹ thuật Ấn Độ… như: Lịch

sử văn minh Ấn Độ của Durant Will do Nguyễn Hiến Lê dịch (2002) [47], Lịch sử mỹ thuật thế giới của Nguyễn Văn Minh (1993) [92], Lịch sử Văn minh Thế giới của Vũ Dương Ninh (2013) [100], Mỹ thuật Ấn Độ của Roy C Craven do Nguyễn Tuấn, Huỳnh Ngọc Trảng dịch (2005) [123], Lịch sử mỹ thuật Viễn Đông của Sherman E Lee (2007)

[124], Các nền văn hóa thế giới, tập 1: Phương Đông: Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập của

Đặng Hữu Toàn và nhóm tác giả (2006) [147], Mỹ thuật châu Á - Qui pháp tạo hình và phong cách của Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương dịch (1995) [148] được NCS tiếp cận để tìm hiểu, lý giải các giai đoạn phát triển phong cách nghệ thuật Chăm có tương tự hay không theo quá trình phát triển của các các trào lưu, phong cách nghệ thuật, chủ nghĩa mỹ thuật thế giới

Năm 2000, tác phẩm Một con đường tiếp cận lịch sử của Trần Lâm Biền [14] có

lý giải nhiều khía cạnh liên quan giữa yếu tố tâm linh, văn hóa của nghệ thuật trang trí, tạo hình truyền thống dân tộc, giúp NCS có thêm cơ sở luận cần thiết để phân tích các thành tố mỹ thuật, nghệ thuật trang trí “đường nét nghệ thuật trở nên nhịp nhàng uyển chuyển, lặp đi lặp lại, nặng chất trữ tình đầy yếu tố biểu tượng…” [14, tr.215]

Về biểu tượng, hình tượng nghệ thuật thì các tài liệu có thể rút ra được mối quan

hệ với những quy luật biểu tượng, trong kiến trúc đền tháp Champa là: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevalier Alain Gheerbrant (1997) [73], Nghiên cứu biểu tượng - một số hướng tiếp cận lý thuyết (2014) [58] của Đinh Hồng Hải, Giáo trình

ĐH Ký hiệu học Văn hóa [60] của Nguyễn Tri Nguyên và Cung Dương Hằng đã gợi ý về

Trang 31

những biểu tượng trang trí mỹ thuật sử dụng trong văn hóa nghệ thuật thế giới và truyền thống giúp khai thác những yếu tố tương quan với tạo hình điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Champa đang nghiên cứu

Công trình nghiên cứu của J Boisselier La Statuaire du Champa - recherches sur les cultes et l’iconographie (1963) [170] với sự nhận dạng, phân tích, so sánh về các đặc trưng của các tác phẩm điêu khắc tượng thần, thú, hoa văn ở mỗi thời kỳ, mỗi phong cách nghệ thuật khác nhau gắn liền với tính chất tôn giáo, tín ngưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật Champa “Cet art, religieux par essence, se trouve plus ou moins directement soumis aux fréquents changements de dynasties attachées à leurs traditions propres au point d’entraîner le déplacement des centres de gravité politiques et religieux” [170, tr.3] (tạm dịch: Nền nghệ thuật này, chính yếu là thuộc về tôn giáo, ít nhiều chịu sự thay đổi trực tiếp của các triều đại gắn liền với truyền thống lâu đời của

họ đến mức dịch chuyển các trung tâm chính trị và tôn giáo)

Tài liệu Giáo trình mỹ thuât học của Nguyễn Xuân Tiên [131] chỉ ra các khái

niệm chung về nghệ thuật và mỹ thuật, phân tích chuyên sâu về nguyên lý cảm thụ mỹ thuật, bản chất - chức năng - vai trò - môi trường của mỹ thuật trong đời sống xã hội, các quan điểm về cái đẹp trong nghệ thuật cũng như các loại hình nghệ thuật và đặc trưng của mỹ thuật Đây là tài liệu giúp NCS có căn cứ chứng minh tính truyền thống dân tộc của trang trí mỹ thuật trên kiến trúc đền tháp Champa và có sự phân tích, tìm hiểu các nguồn tài liệu về yếu tố thị giác, tính biểu tượng, tính đặc trưng của nghệ thuật tạo hình để làm luận cứ hỗ trợ các luận điểm khi nghiên cứu bởi vì trong hệ thống sắp xếp nghệ thuật, tác giả chỉ dẫn sơ đồ phân nhóm nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng là thuộc nghệ thuật không gian (nghệ thuật thị giác)

Các nhóm tài liệu về mỹ học: Mỹ học của Georg Winlhelm Feedrich Hegel (Phan Ngọc dịch) (1999) [54], Mỹ học Đại Cương của nhóm tác giả Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2003) [49], Mỹ học Kiến trúc của Uông Chính Chương (2001) [18]

thể hiện những luận điểm có thể bao hàm toàn bộ tác phẩm là những định nghĩa về “cái đẹp”, “cái đẹp trong nghệ thuật” Sự phân chia các loại hình nghệ thuật giúp cho NCS nhận thức được giá trị nền tảng của thẩm mỹ trong nghệ thuật, nguồn gốc của cái đẹp,

sự ảnh hưởng của cái đẹp (tư tưởng thẩm mỹ) trong sáng tạo nghệ thuật điêu khắc trang

Trang 32

trí, kiến trúc, nội dung và hình thức của điêu khắc trang trí trên kiến trúc, tính biểu tượng trong trang trí để tạo nên sự tồn tại lâu dài của nghệ thuật

Công trình Nguyên lý Design thị giác của Nguyễn Hồng Hưng (2012) [70], Giáo

trình trang trícủa Tạ Phương Thảo (2004) [133], Cơ sở tạo hình (2010) [157], Cơ sở phương pháp luận Design (2012) [158] của Lê Huy Văn, hỗ trợ NCS hoàn thành các

nội dung phân tích về bố cục hoa văn trang trí trong kiến trúc có hệ thống hơn, vì tài liệu

đề cập đến các định luật, nguyên lý thị giác bố cục, phân tích các yếu tố, nguyên lý thị giác, tư duy thị giác và bố cục thị giác trong tổng thể nghệ thuật chung của công trình

Po Klaong Girai Tác giả nghiên cứu mối quan hệ của thị giác, ánh sáng, hình khối, đề cập chi tiết, đi sâu vào vấn đề bố cục, màu sắc, đường nét, nguyên lý, đặc tính thị giác, nhịp điệu, biến điệu thông qua hàng loạt các hình ảnh minh họa và thực tiễn, giúp cho NCS có cơ sở phân tích các vấn đề thị giác trong tạo hình trang trí các hoa văn hình học,

kỷ hà trên công trình kiến trúc, các khía cạnh mang tính liên ngành ở những góc nhìn khác nhau, để có cái nhìn rộng hơn, thuận tiện trong phương pháp đối sánh thuật ngữ hay quan niệm

Nhìn lại các vấn đề nghiên cứu, rất ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc, trang trí đền tháp Champa theo hướng nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, làm rõ giá trị đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc trang trí được thể hiện trên kiến trúc đền tháp Champa Công trình đền tháp Po Klaong Girai ở khía cạnh nghệ thuật điêu khắc trang trí chưa là đối tượng nghiên cứu của một công trình khoa học nào mang tính chuyên sâu, độc

lập Đề tài Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc tháp Po Klaong Girai chưa được

nghiên cứu và đây chính là khoảng trống để NCS thực hiện nghiên cứu theo hướng Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Trên cơ sở phân chia các nguồn tài liệu theo nhóm nghiên cứu

đã giúp cho luận án có góc nhìn bao quát về lĩnh vực nghiên cứu, đối chiếu với mục tiêu luận án Có thể thấy các nguồn tài liệu nói trên hoàn toàn phù hợp với đề tài luận án, giúp ích và bổ sung cho mục tiêu nghiên cứu của luận án, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc tháp Po Klaong Girai cũng như

hỗ trợ cho việc ứng dụng, bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này trong

hệ thống di sản văn hóa Việt Nam hiện tại và trong tương lai, góp phần vào việc gìn giữ

và giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc

Trang 33

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

a) Nghệ thuật điêu khắc

Thuật ngữ “điêu khắc” trong Hán - Việt từ điển [19] là các hình thức chạm, khắc,

trổ gọi là “điêu”, lấy dao vạch vào vật gì đó thì gọi là “khắc” để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật Trong tiếng Latin, “điêu khắc” (sculptura) có nguồn gốc từ chữ “sculpo” có nghĩa là đục đẽo, cắt gọt, chạm trổ “Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình trong không gian

ba chiều, bằng các khối có thể tích” [25]

Điêu khắc có hai loại hình đặc trưng là tượng tròn và phù điêu Cả hai loại hình này đều có mặt ở kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai

- Tượng tròn: quan sát được từ nhiều hướng

- Phù điêu: gắn kết trên một mặt phẳng giữ vai trò phông nền cho các khối hình bên trên

Nghệ thuật điêu khắc không giới hạn chất liệu tạo ra nó Đền tháp Po Klaong Girai nổi bật với điêu khắc đá và điêu khắc gạch Khi đánh giá về một nền văn hóa thì nghệ thuật điêu khắc đóng một vai trò vô cùng quan trọng với “những giá trị văn hóa tinh thần” của một dân tộc trong cả giai đoạn lịch sử

b) Nghệ thuật trang trí

“Trang trí” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến của chuyên ngành Mỹ thuật với các đặc điểm quen thuộc trong việc sắp xếp các đường nét, hình mảng, bố cục, nhịp điệu để tạo ra cái đẹp “phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người vừa

có giá trị thẩm mỹ vừa nâng cao được giá trị sử dụng mang đầy đủ những đặc điểm văn hóa, địa lý có tính dân tộc và phù hợp với thời đại” [95, tr.132]

Trong Nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật: Lý thuyết và thực hành đã định nghĩa

về “nghệ thuật trang trí” là “các tác phẩm nghệ thuật hoặc bất cứ một bề mặt hai chiều nào trong tự nhiên được cường điệu tính phẳng của bề mặt, cũng đồng thời biểu hiện phong phú tính chất trang sức của bề mặt ấy” [182, tr.2] Các yếu tố trang trí như hình khối, mảng, nét… được tạo nên với sự lặp lại về số lượng, những yếu tố tạo hình tạo ra

“nhịp điệu” Nhịp điệu trong nghệ thuật trang trí cũng là một thành tố thẩm mỹ, phương thức biểu cảm góp phần tạo nên sự sống động của tác phẩm nghệ thuật tạo hình Tác

Trang 34

phẩm điêu khắc trang trí với nhịp điệu là biểu hiện chuyển động, mang lại sự sống động của hình khối điêu khắc, làm nổi bật bản chất, cái thần của những vật thể, phá vỡ sự đơn điệu, tác động trực tiếp lên thị giác

c) Nghệ thuật kiến trúc

Từ thời tiền sử, người cổ đại sống trong các hang động, là các “kiến trúc tự nhiên” [90, tr.554] Trải qua thời gian, con người đã biết xây dựng các công trình nhà ở từ đơn giản đến phức tạp với nhiều loại hình khác nhau: kiến trúc cung đình, kiến trúc tâm linh (đền tháp, miếu, chùa, nhà thờ…), kiến trúc phục vụ sinh hoạt (nhà ở), kiến trúc quân sự, kiến trúc công cộng (khu vui chơi, giải trí, trường học, nhà hát…)

Thuật ngữ “kiến trúc” theo Nguyễn Xuân Tiên “là một loại hình nghệ thuật thị giác nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không gian sinh tồn của con người” [131, tr.209] Kiến trúc là một nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng

để tạo ra không gian sống cho con người hay còn gọi là không gian kiến trúc Theo Trần Thanh Nam thì “kiến trúc còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phản ánh tư tưởng

xã hội, triết lý, tôn giáo và trình độ thẩm mỹ của nhân loại… tiềm ẩn trong các cấu kiện kiến trúc, cũng như các đồ án trang trí” [94, tr.28]

Nghệ thuật Champa nổi bật về các công trình kiến trúc đền tháp - là một loại hình kiến trúc tôn giáo đặc trưng của đồng bào Chăm “Nghệ thuật kiến trúc Chăm cân bằng,

có nhịp độ và sáng sủa hơn, nó tạo cho tháp Chăm một vẻ đẹp không thể bỏ qua” [128, tr.14] không những thể hiện rõ trình độ và thị hiếu thẩm mỹ mà còn truyền đạt hệ tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng của một dân tộc Số lượng đền tháp Champa được ghi nhận trên địa bàn 16 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, hiện nay còn khoảng 64 đền tháp với các hiện trạng khác nhau Đây chỉ là “một phần nhỏ trong hệ thống kiến trúc đềp tháp

mà người Chăm đã từng xây dựng trong lịch sử” trải qua thời gian cùng với sự biến động của điều kiện tự nhiên, xã hội, nhiều đền tháp đã trở thành phế tích, còn trơ nền hoặc đổ nát

Các công trình kiến trúc đền tháp Champa được công nhận Di tích Quốc gia, riêng Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) được Unesco vinh danh là Di sản văn hóa của nhân loại năm 1999 Có thể nói rằng nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Champa được công nhận là một trong những nền nghệ thuật nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á

Trang 35

d) Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc

“Nghệ thuật trang trí kiến trúc” là nghệ thuật vẽ hoặc chạm khắc làm đẹp thêm cho các công trình kiến trúc Trang trí kiến trúc có thể được thể hiện bên trong hay bên ngoài công trình kiến trúc, gắn chặt chẽ với cảnh quan môi trường và thể hiện trình độ thẩm mỹ cao của cả người sáng tạo và người sử dụng công trình kiến trúc “Hình dáng bên ngoài của công trình kiến trúc biểu lộ những ý tưởng tạo hình, nội dung và chứa đựng những giá trị văn hóa, xã hội, cùng với sự kết hợp của điêu khắc trang trí kiến trúc làm tăng thêm giá trị cho công trình lên gấp bội” [94, tr.28]

Lê Phục Quốc định nghĩa rõ hơn trong Bách khoa thư Kiến trúc, hội họa, điêu

kh ắc, đồ họa, nghệ thuật trang trí [122]: Nghệ thuật trang trí được phân chia thành nghệ

thuật trang trí hoành tráng có liên quan trực tiếp với kiến trúc…, nghệ thuật trang trí - ứng dụng… và nghệ thuật bài trí

d) Đền tháp

Trong tiếng Anh, “đền” (temple) là công trình kiến trúc, dùng làm nơi thờ những nhân vật lịch sử có công với nhân dân, với đất nước hoặc những vị thần được nhân dân tôn sùng và “tháp” (tower) là công trình xây dựng có chiều cao thường lớn hơn chiều ngang hoặc có dạng chóp để phục vụ nhiều chức năng khác nhau như tháp canh, tháp chuông, tháp phát sóng, tháp biểu tượng, tháp thờ

Tương tự trong tiếng Chăm, “đền tháp” là cụm từ b{_mU klN (phiên âm kalan), trong đó công trình Kalan (tháp) được xây dựng để thờ đấng thần linh/ “linh tượng của các vị thần/ bộ linh vật linga-yoni trong chánh điện” [121, tr.47], còn Bimong (đền) để thờ các vị vua hay anh hùng dân tộc có nhiều công lao với người dân trong vùng mà cụ thể ở đền tháp Po Klaong Girai là tháp được xây dựng để thờ thần Shiva, và đền để thờ kết hợp với vua Po Klaong Girai, người có nhiều công lao to lớn về dẫn thủy nhập điền, chống giặc ngoại xâm và trị vì đất nước

bimong-e) Phong cách nghệ thuật

“Phong cách” trong tiếng Anh là (style) Phong cách xuất hiện ở nơi nào thuận lợi cho sự phát triển của nó và lan rộng tới những vùng xung quanh, giống như những vòng tròn đồng tâm, ngày một xa hơn tùy theo khả năng mối quan hệ xã hội tương lai Mỗi phong cách sẽ trải qua ba giai đoạn phát triển: Sơ khai, hưng thịnh, suy tàn

Trang 36

Đền tháp Po Klaong Girai được xếp vào thời kỳ phong cách Muộn là giai đoạn phát triển có sự lựa chọn của kiến trúc đền tháp Champa, giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành các đặc điểm mới của kiến trúc đền tháp Champa giai đoạn sau phong cách Chuyển tiếp và Bình Định, vừa lưu giữ các giá trị nghệ thuật, tư tưởng tín ngưỡng truyền thống vừa tạo cơ sở tiếp nối cho các công trình kiến trúc đền tháp sau đó, là Po Ramé, Yang Prong Nó có những sự kế thừa về bố cục hình khối, các dạng mô típ trang trí trên các thành phần kiến trúc nhưng đồng thời cũng được sáng tạo thêm làm cho toàn bộ công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật mới và tiêu biểu hơn thông qua việc hạn chế lối thể hiện rườm rà, cầu kỳ, cách tạo hình lược giản đi các mô típ trang trí quy ước tồn tại đã lâu trong tư tưởng tín ngưỡng vương quyền Champa, tăng cường yếu

tố tạo hình đơn giản, tự do, tạo thành giá trị nghệ thuật riêng biệt cho công trình này

f) Mô típ trang trí

“Mô típ” ti ếng Pháp là (motif) có nghĩa là “mẫu, khuôn” [95, tr.517] thể hiện sự

lặp lại mang tính quy tắc, có hệ thống của một khuôn mẫu, kiểu thức Chúng không nhất thiết phải là một chủ đề mà có thể như một thông điệp, mang ý nghĩa khác nhau tùy theo

vị trí xuất hiện tương ứng trên các công trình kiến trúc, đồ án trang trí

g) Một số thuật ngữ liên quan đến cấu kiện kiến trúc đền tháp Champa

- Mi cửa/ lanh-tô (lintel): cấu kiện kiến trúc được đặt phía trên hai trụ cửa, có hoặc không chạm trổ hoa văn, chất liệu bằng có thể bằng gạch hay bằng đá nguyên khối

- Vòm cửa (reature): thành phần cấu trúc hình vòng cung/ mũi lao/ lá đề nằm ở phía trên mi cửa, chạy với cột tạo thành kiểu trang trí trung tâm cho công trình kiến trúc đền tháp Champa

- Vòm cuốn (torana): là một loại vòm trang trí có hình vòng cung được sử dụng

ở các vị trí như cửa chính, cửa giả, chân cột áp tường, đế tháp hay trên các tầng của mái tháp với kiểu trang trí hoa lá hay giật tầng

- Trán cửa/ lá nhĩ (tympan): được đặt trong lòng vòm cửa (ô trán) bằng sa thạch hình ô van/ mũi lao/ lá đề có trang trí bằng hình tượng của các vị thần hoặc để trống

- Cửa giả (false door): thành phần cấu tạo tương tự như cửa thật, cũng có hai cột

tạo ra trụ vòm nhưng không có lối đi thông nhau

Trang 37

- Diềm mái (cornice): tiếp giáp với mái tháp theo những đường gờ, được chạm

trổ với các đồ án trang trí hoa lá theo đường diềm

- Trụ áp tường (pilaster): được sắp đặt trang trí ở thân tường tháp Trụ áp tường

ở chân tháp đều được trang trí, tạo hình, thông thường là hình lá đề/ mũi lao có một hoặc nhiều lớp

- Phiến điểm góc (Pièces d’accent): là chi tiết trang trí bằng chất liệu gạch hoặc

đá trên góc mái các đền tháp Champa, phổ biến là các tạo hình về “thiên nữ apsara, thủy quái makara, hoặc hình ngọn lửa thiêng cách điệu thành nhiều kiểu thức khác nhau qua

từng phong cách nghệ thuật” [121, tr.52],

- Tháp góc: ở vị trí 4 góc của cornice trên mái tháp có 4 tháp góc tạo thành một

bộ tháp nhỏ được trang trí tỉ mỉ Cột tạo thành tháp góc được gọi là cột ốp góc

1.2.2 Áp dụng lý thuyết vào trường hợp nghiên cứu của đề tài

1.2.2.1 Các lý thuyết thuộc Mỹ thuật

a)Một số luận điểm khoa học thuộc Mỹ thuật học

Hệ thống lý thuyết về mỹ thuật hiện nay chưa cụ thể và rõ ràng, NCS sử dụng các

hệ thống lý luận, một số luận điểm cũng như các kiến thức chuyên ngành mỹ thuật và tiếp

cận liên ngành để làm cơ sở định hướng nghiên cứu, làm rõ các giá trị đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc được trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai gắn liền với ngôn ngữ

tạo hình và hình thức biểu đạt Các luận điểm về mỹ thuật chính là hệ thống kiến thức được khái quát từ thực tiễn, hoạt động sáng tạo nghệ thuật

Mỹ thuật - “một hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” [122, tr.166], là thành tố đặc biệt trong văn hóa mỗi dân tộc, bởi lẽ các di sản về tạo hình đều ẩn chứa những giá trị sáng tạo cả trên bình diện tinh thần và vật chất Đặc biệt mỹ thuật truyền thống, nơi bảo lưu những di sản nghệ thuật phản ánh sâu đậm quá trình phát triển của mỗi giai đoạn lịch sử, hay thậm chí ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, dân tộc Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai thuộc loại hình nghệ thuật trang trí truyền thống dân tộc Chăm Do vậy các yếu tố trang trí trên công trình bao gồm cách thức tạo dáng, kỹ thuật thể hiện… thuộc lĩnh vực mỹ thuật truyền thống, mang giá trị của nghệ thuật tạo hình là “thế giới

Trang 38

tinh thần thể hiện cuộc sống, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, lý tưởng sống của con người trong một xã hội, một thời đại hay một hoàn cảnh cụ thể” [122, tr.167]

Trong quá trình nghiên cứu, NCS vận dụng cách tiếp cận mỹ thuật và liên ngành

về kiến trúc, điêu khắc, trang trí với những quan điểm đặc trưng về sáng tạo nghệ thuật

được trình bày trong đề tài, có tầm quan trọng cho việc xây dựng cơ sở luận và chứng minh cho các nhận định khoa học để làm sáng tỏ hơn cho các giả thuyết đưa ra

Kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai có sự tham gia của cả điêu khắc và nghệ thuật trang trí mà kiến trúc có vai trò chủ đạo định hướng điêu khắc và nghệ thuật trang trí kết hợp với nhau để tôn nhau lên trong không gian thẩm mỹ Đây cũng chính là hướng tiếp cận nghiên cứu từ góc độ mỹ thuật để tìm ra các giá trị đặc trưng nghệ thuật điêu khắc trang trí kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai qua phân tích và giải quyết các vấn đề thẩm

mỹ tạo hình, ngôn ngữ, yếu tố, quy luật tạo hình theo nguyên tắc của nghệ thuật trang trí gắn với không gian kiến trúc Nghệ thuật kiến trúc là bệ đỡ để tôn vinh nghệ thuật điêu khắc và ngược lại, các tác phẩm điêu khắc không chỉ làm đẹp mà còn có công năng chịu lực trong kỹ thuật xây dựng của công trình

Nghệ thuật điêu khắc” có mối quan hệ mật thiết, gắn kết với “kiến trúc” trong

nghệ thuật xử lý không gian, tương quan tỉ lệ, sự sắp đặt bố cục, nhịp điệu tạo hình… tạo nên sự nhất quán chung về ý tưởng tạo hình từ nội dung đến hình thức thể hiện Nghệ thuật điêu khắc kết hợp với kiến trúc tạo nên sự hòa hợp về tổng thể nghệ thuật, tăng thêm vẻ đẹp, tạo điểm nhấn thị giác cho khối hình kiến trúc Điêu khắc hướng tới những giá trị tinh thần, còn kiến trúc gắn với những giá trị thực dụng Nói một cách khác thì kiến trúc là tổ chức môi trường sống cho con người một cách thẩm mỹ, quan tâm đến công năng sử dụng, đến không gian bên trong và cả không gian bên ngoài Trong các công trình kiến trúc đền tháp Champa, “điêu khắc giữ một vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với kiến trúc, điêu khắc không chỉ mang lại giá trị mỹ thuật cao cho kiến trúc đền tháp, mà còn làm rõ công năng sử dụng của các công trình đó, ngược lại kiến trúc quy định nội dung của điêu khắc” [10, tr.7] Đặc điểm nổi bật trên kiến trúc đền tháp là hệ thống điêu khắc gạch, đá ở trang trí tháp, tượng với tư tưởng tín ngưỡng của văn hóa Ấn đã hòa vào cùng với hệ tư tưởng bản địa và sáng tạo nên các hình tượng

Trang 39

điêu khắc trang trí mang đậm giá trị tạo hình của dân tộc Chăm Đây là giá trị thẩm mỹ với giá trị tinh thần tạo nên sự gắn kết hữu cơ giữa điêu khắc và kiến trúc

Sử dụng các luận điểm mỹ thuật về trang trí để nghiên cứu trực tiếp hoa văn ở

kiến trúc và hiện vật trên cơ sở lý luận và khái niệm chuyên ngành mỹ thuật là bố cục, hình khối, màu sắc, chất liệu, tỉ lệ… Ngoài ra trong nghệ thuật kiến trúc, áp dụng các kiến thức chuyên ngành mỹ thuật điêu khắc để phân tích các biểu hiện, hiện tượng, ý nghĩa của hình tượng, đề tài, cấu trúc các đồ án trang trí của công trình kiến trúc được gắn kết Sự phân chia các loại hình nghệ thuật chịu sự ảnh hưởng như kiến trúc, điêu khắc, trang trí… giúp cho NCS nhận thức được các giá trị thẩm mỹ đặc trưng trong nghệ thuật, nguồn gốc của cái đẹp, sự ảnh hưởng của cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật điêu khắc trang trí, kiến trúc, nội dung và hình thức của điêu khắc trang trí trên kiến trúc, tính biểu tượng trong trang trí để tạo nên tính vĩnh cữu của nghệ thuật

Các luận điểm về nghệ thuật tạo hình được áp dụng để nghiên cứu sâu điêu khắc trang trí trong quá trình hình thành, phát triển, tạo ra những hiệu quả thị giác khác nhau trong các mô típ hoa văn và các họa tiết trang trí, tăng cường tính biểu cảm, vẻ đẹp tự nhiên của chất liệu, sự tổ chức nhịp điệu của nghệ thuật điêu khắc được trang trí trên đền tháp Po Klaong Girai

Nhà nghiên cứu về kiến trúc John Summerson nhận định trong quá trình phát triển của lịch sử nghệ thuật đã được chia thành ba loại hình trang trí mà trên kiến trúc đền tháp Champa đều có cả ba thể loại trang trí này và cũng chính là phương thức truyền đạt mỹ thuật đặc biệt mang tính chất đặc trưng riêng đó:

- Trang trí mô phỏng (Imitative Ornament): các hình thức của trang trí mô phỏng/ bắt chước mang một ý nghĩa nhất định hoặc ý nghĩa tượng trưng

- Trang trí ứng dụng (Applied Ornament): hình thức trang trí mặt bên ngoài nhằm mục đích tăng thêm vẻ đẹp cho cấu trúc, đối tượng được trang trí

- Trang trí cấu trúc (Structure Ornament): mang tính đồng điệu, nằm trong cấu trúc, hình thức kết cấu hoặc vật liệu của công trình

Nhà phê bình nghệ thuật John Ruskin nhận định thêm “trang trí là vẻ đẹp nảy sinh từ sự hoàn thiện của các hình thức trừu tượng và sự thể hiện ý thức lao động của con người” [184, tr.53] Trang trí là thành tố giúp tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, thể

Trang 40

hiện tư tưởng, triết lý thẩm mỹ của các phường thợ, các nghệ nhân, là phương tiện để thể hiện thế giới quan của tác giả Cho dù ở mọi hình thức nào thì trang trí thông qua hệ thống đề tài phải chuyển tải được nội dung của tác phẩm Đó là những thông điệp, cảm xúc và trí tuệ của người sáng tạo đến với người thưởng ngoạn

Như vậy NCS có thể dùng hệ thống các khái niệm, và các kiến thức chuyên ngành

mỹ thuật để làm rõ tính mới của luận án trong quá trình đánh giá, phân tích các giá trị nghệ thuật trong tạo hình điêu khắc trang trí trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai gắn liền với ngôn ngữ tạo hình, hình thức biểu đạt (chất liệu, đường nét, hình khối, mô típ, nhịp điệu ) và không trùng lặp với những nghiên cứu đi trước Nghiên cứu chỉ ra nghệ thuật, biểu tượng, hình ảnh, trong tự nhiên là cái gốc mà con người đã sử dụng để biểu đạt suy nghĩ, hình thức thể hiện cụ thể Vì vậy những quan điểm theo hướng mỹ thuật học được sử dụng trong luận án để làm rõ các mô típ nghệ thuật trang trí nhằm tổng hợp, phân tích, nhận định các yếu tố tạo hình trên công trình kiến trúc, xác định phong cách trang trí, hình thức tạo tác, và biểu đạt ngôn ngữ trên các phương diện tạo hình của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đền tháp Po Klaong Girai là đặc trưng mỹ thuật tạo hình Việt Nam nói chung và dân tộc Chăm nói riêng

b)Lý thuyết mỹ học

Thuật ngữ Mỹ học được nhà mỹ học người Đức Alexander Baugarten sáng tạo ra

ở hai tác phẩm Mỹ học tập 1 (năm 1750), Mỹ học tập 2 (năm 1758) Lý thuyết Mỹ học

của ông là về “nghệ thuật tự do hay khoa học về cái đẹp nhận thức được” [95, tr.97] Đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, mà Mỹ học “coi nghệ thuật là một bộ phận rất lớn, quan trọng trong đối tượng mà nó nghiên cứu với mục tiêu khám phá tính quy luật của việc chiếm lĩnh thực tại bằng thẩm mỹ, khám phá bản chất của nghệ thuật” [49, tr.14] Luận án áp dụng lý thuyết Mỹ học để lý giải tính biện luận giữa hình thức và nội dung của các yếu tố nghệ thuật, phù hợp để chứng minh cho tất cả các giả thuyết của đề tài “Hình thức bên ngoài mang tính vật chất, hình thức bên trong là kết cấu, bố cục, thể loại, phương tiện thể hiện như: thời gian, không gian, nhịp điệu và

cả những biện pháp mô tả” và “được xây dựng trên cơ sở của một loại chất liệu nào đó (ngôn từ, màu sắc, âm thanh, gỗ, đá )” [49, tr.166] Nội dung này đưa vào các trường hợp nghiên cứu tương ứng: hình thức kiến trúc đền tháp Champa với chất liệu gạch, các

Ngày đăng: 01/08/2024, 18:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khoa học Xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán - Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1996
2. Đào Duy Anh (2005), Hán - Vi ệ t t ừ điể n gi ả n y ế u, Nxb Văn hóa Thông tin, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán - Việt từđiển giản yếu
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
3. Phan Quốc Anh (2001) “Vài nét về văn hóa truyền thống Chăm - Từ góc nhìn văn hóa Đông Nam Á”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 5), tr.50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về văn hóa truyền thống Chăm - Từ góc nhìn văn hóa Đông Nam Á”, "tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 5)
4. Phan Quốc Anh (2001), “Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm Bà La Môn ở Ninh Thuận”, Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thông tin, số 9 (207), tr.14-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm Bà La Môn ở Ninh Thuận”, "Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thông tin, số 9 (207)
Tác giả: Phan Quốc Anh
Năm: 2001
5. Phan Quốc Anh (2002), “Văn hóa người Chăm Ninh Thuận trong việc nghiên cứu văn hóa miền Trung”, Thông báo khoa học - Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật, (số 2), tr.45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa người Chăm Ninh Thuận trong việc nghiên cứu văn hóa miền Trung”, "Thông báo khoa học - Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật, (số 2)
Tác giả: Phan Quốc Anh
Năm: 2002
6. Phan Quốc Anh (2010), Nghi lễ vòng đời người của người Chăm Ahi ê r ở Ninh Thuận , Nxb ĐH Quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ vòng đời người của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận
Tác giả: Phan Quốc Anh
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia
Năm: 2010
7. Phan Quốc Anh (2019), Giáo trình Văn hóa Chăm, Nxb ĐH Quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn hóa Chăm
Tác giả: Phan Quốc Anh
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia
Năm: 2019
8. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (2012), Cổ vật Việt Nam, Nxb Thế Giới, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổ vật Việt Nam
Tác giả: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2012
9. Bảo tàng tổng hợp Bình Định (2016), Giới thiệu một số hiện vật Bảo tàng, Bình Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số hiện vật Bảo tàng
Tác giả: Bảo tàng tổng hợp Bình Định
Năm: 2016
10. Nguyễn Công Bằng (2001), “Bàn thêm về những kỹ thuật xây dựng tháp Chàm”, Những phát hiện mới khảo cổ học năm 2000, tr.747-750 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về những kỹ thuật xây dựng tháp Chàm”, "Những phát hiện mới khảo cổ học năm 2000
Tác giả: Nguyễn Công Bằng
Năm: 2001
11. Nguyễn Chí Bền, Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng (2013), Về Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Nxb Lao động, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Lịch sử Văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chí Bền, Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2013
12. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở VHTT Thuận Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Chăm ở Thuận Hải
Tác giả: Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp
Năm: 1989
13. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học Xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Chăm
Tác giả: Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1991
14. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Dân tộc, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một con đường tiếp cận lịch sử
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2000
15. Trần Lâm Biền (2007), Giáo trình mỹ thuật cổ truyền Việt, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mỹ thuật cổ truyền Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Năm: 2007
16. Trương Quốc Bình (2008), “Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản Văn hóa số 4 (25) - 2008, tr.9-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa ở Việt Nam”, "Tạp chí Di sản Văn hóa số 4 (25) - 2008
Tác giả: Trương Quốc Bình
Năm: 2008
17. Trương Quốc Bình (2016), Bảo tồn kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn kho tàng di sản văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trương Quốc Bình
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2016
18. Uông Chính Chương, Nguyễn Văn Nam dịch (2020), Mỹ học Kiến trúc , Nxb Xây dựng, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học Kiến trúc
Tác giả: Uông Chính Chương, Nguyễn Văn Nam dịch
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2020
19. Thiều Chửu (2009), Hán - Việt từ điển, tái bản, Nxb Thanh niên, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán - Việt từ điển
Tác giả: Thiều Chửu
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2009
20. Lê Trí Công (2021), Giả thuyết mới về gạch tháp Chăm, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giả thuyết mới về gạch tháp Chăm
Tác giả: Lê Trí Công
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2021

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w