1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ tư bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bộ môn pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.” - Điểm mới của BLDS năm 2015 liên quan đến tài sản có thể dùng để đảm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Khoa Luật Hành ChínhLớp HC47.1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯBẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤBộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Giảng viên: Lê Hà Huy Phát

Nhóm 2

1 Trần Duy Anh 22538010140052 Hồ Sỹ Dũng 22538010140223 Lê Thùy Dương 22538010140244 Nguyễn Cẩm Duyên 22538010140265 Nguyễn Thị Diễm Hương 22538010140446 Phạm Thị Ngọc Huyền 22538010140487 Nguyễn Ngọc Minh Khuê 22538010140568 Trần Hà Trọng Nhân 21538010141779 Nguyễn Anh Khoa 225380101405210 Lê Minh Hoàng 2253801014041

Trang 2

VẤN ĐỀ 1: ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ TÍNHCHẤT PHỤ CỦA BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Tóm tắt Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhândân TP HCM.

Nguyên đơn: ông Minh.Bị đơn: bà Khen và ông Thảo.Ngày 14/09/2007 bà Khen và ông Thảo có thế chấp cho ông Minh một giấy sử dụng sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng, thời hạn vay là 6 tháng lãixuất thỏa thuận là 3%/tháng Khi hết hạn hợp đồng, do bà Khen và ông Thảo không cókhả năng thanh toán nên kéo dài số nợ trên cho đến nay Ông Minh yêu cầu bà Khen và ông Thảo trả tiền lãi và tiền nợ là 70.000.000 đồng Tòa án ra quyết định Bác bỏ yêu cầu kháng cáo của ông Minh, buộc bà Khen và ông Thảo thanh toán 38.914.800 đồng cho ông Minh Ông Minh có trách nhiệm trả lại cho bị đơn giấy chứng nhận sạp D2-9

Tóm tắt quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhândân cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh.

Nguyên đơn: Ngân hàng Liên doanh V.Bị đơn: Công ty PT

Ngân hàng V và Công ty PT đã ký kết các hợp đồng tín dụng, Để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, các bên bảo lãnh đã ký kết các hợp đồng thế chấp, trong đó có Hợp đồng thế chấp bất động sản được ký kết với ông Trần T, bà Trần Thị H là bên bảo lãnh Hợp đồng này đã được tất toán tương ứng với khoản vay tuy nhiên ngân hàng muốn xử lý tài sản thế chấp cho khoản vay khác Tòa án giữ nguyên Bản ánkinh doanh thương mại sơ thẩm Ngân hàng phải trả lại cho ông T, bà H bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất

Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đếntài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

BLDS 2005 không quy định cụ thể bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ được hình thành trong thời gian nào Do vậy, thực tiễn áp dụng có nhiều vướng mắc

Để khắc phục tình trạng này, khoản 3 điều 293 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp

bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Tài sản bảo đảm: Theo khoản 1, Điều 295: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở

hữu của bên bảo đảm”, quy định này thể hiện hai điểm mới:

+ Thứ nhất là không yêu cầu điều kiện tài sản phải “được phép giao dịch” như quy định tại khoản 1 Điều 320 BLDS năm 2005

+ Thứ hai, tài sản bảo đảm có thể là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ được bảo đảm (bên bảo đảm đồng thời là bên có nghĩa vụ được bảo đảm) hoặc của

Trang 3

người thứ ba (bên bảo đảm và bên có nghĩa vụ được bảo đảm là 02 chủ thể khác nhau).

Ngoài ra, Điều 294 BLDS 2015 còn quy định cụ thể về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai mà BLDS 2005 không quy định:

“1 Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2 Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.”

- Điểm mới của BLDS năm 2015 liên quan đến tài sản có thể dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự thể hiện ở khoản 2 Điều 295:

“2 Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”: pháp

luật quy định, tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng yêu cầu về tài sản bảo đảm phải xác định được nhằm hạn chế việc dùng tài sản hình thành trong tương lai màchưa được xác định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự vì các bên đứng trước nguycơ hiệu lực của hợp đồng bị tác động bởi việc mô tả tài sản bảo đảm chung chung và không xác định được Chẳng hạn: theo quy định của pháp luật hiện hành, một doanh nghiệp là khách hàng quen thuộc và tin cậy của một ngân hàng có thể thế chấp các khoản phải thu hoặc tài khoản đang hoạt động là nơi tiếp nhận các khoản thu là các dòng tiền được hình thành trong tương lai mà không cần mô tả cụ thể các khoản tiền này

Câu 2: Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứngnhận sạp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?

Đoạn trong bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay là: “Vào ngày 14/9/2007 bà Bùi Thị Khen và ông

Nguyễn Khắc Thảo có thế chấp cho ông một giấy sử dụng sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000, thời hạn vay là 6 tháng, lãi xuất thỏa thuận là 3%tháng”1

Câu 3: Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?

- Giấy chứng nhận sạp không phải là tài sản.- Cơ sở pháp lý:

+ Khoản 1, Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền

Trang 4

• Giấy tờ có giá theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng thì Giấy chứng nhận sạp không phải là giấy tờ có giá Quyền tài sản theo Điều 115 BLDS 2015 thì Giấy chứng nhận sạp không phải là quyền tài sản.

• Vật (phụ thuộc vào ý chí của các bên hướng đến để xét khi nào là vật, khi nào không phải là vật) Giấy chứng nhận sạp chỉ ghi nhận quyền được sử dụng sạp để bà Khen buôn bán tại chợ Tân Hưng, không thuộc quyền sở hữu của bà Khen, bà chỉ được sử dụng chứ không có đặc quyền nào khác đối với cái sạp, cái sạp đó không phảilà tài sản của bà nên giấy chứng nhận sử dụng sạp không nằm trong danh mục các loạigiấy tờ có giá trị tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ – CP và cũng không là vật, tiền và quyền tài sản, do vậy giấy chứng nhận sạp không là tài sản.3

Câu 4: Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự cóđược Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

- Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự không được Tòa án chấp nhận

- Đoạn trong bản án cho câu trả lời là đoạn: “Xét sạp thịt heo do bà Khen đứng

tên và cầm cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hương là giấy đăng ký sử dụng sạp, không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lý để bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh”4

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý củaTòa án đối với việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.

- Hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án là hợp lý- Tòa án xét thấy, sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ tân Hưng chỉ là giấy đăng kí sử dụng sạp chứ không phải quyềnsở hữu nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lý mà để bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh

- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 295 BLDS 2015.- Vậy, hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý Theo đó tài sản cầm cố nếu không thuộc quyền sở hữu của bà Khen thì bà Khen chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền định đoạt trong giao dịch cầm cố sạp để trả nợ

Câu 6: Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyềnsử dụng đất để cầm cố?

Trong Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/02/2014 có đoạn sau cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố:

“Ngày 30/8/1995 vợ chồng ông Võ Văn Ôn và Lê Thị Xanh cùng ông Nguyễn vănRành thỏa thuận việc thục đất Hai bên có lập “Giấy thục đất làm ruộng” với nội dung giống như việc cầm cố tài sản”5

3 Nguyễn Minh Oanh, “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 1/2009.

4 Trích Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP HCM.

5

Trích Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.

Trang 5

Câu 7: Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầmcố không? Nêu cơ sở văn bản khi trả lời.

Văn bản hiện hành cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố.Với quy định hiện nay của BLDS 2015 và Luật Đất đai 2013 thì hoàn toàn có thể cầm cố quyền sử dụng đất miễn là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; cả hai Bộ luật trên đều không cấm cầm cố quyền sử dụng đất Căn cứ tại khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định người có quyền sử dụng đất được thực 6

hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất; bên cạnh đó Điều 130 BLDS 2015 cũng quy định cho phép cầm cố bất động sản Do đó, có thể dùng quyền sử dụng đất để cầm cố theo quy định của BLDS 2015

Câu 8: Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùngquyền sử dụng đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trảlời?

Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố, thể hiện trong bản án như sau: Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang giữ nguyên kháng nghị của Hội đồng xét xử giám

đốc thẩm: “Với giao dịch trên cho thấy, mặc dù pháp luật dân sự không quy định cụ

thể cho người sử dụng đất có quyền cầm cố Quyền sử dụng đất nhưng xét về mặt bản chất của giao dịch này thấy rằng giữa các bên đương sự đã thực hiện một giao dịch cầm cố tài sản tuân thủ đúng quy định của pháp luật…”

Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong Quyếtđịnh số 02.

Hướng giải quyết của Tòa án cho rằng được phép dùng quyền sử dụng đất để cầmcố là hợp lý

Câu 10: Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm chonghĩa vụ nào? Vì sao?

Trong quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa trụ trả nợ

khoản vay của công ty PT ngân hàng Thể hiện ở đoạn: “Bên thế chấp đồng ý dùng

toàn bộ tài sản thế chấp được mô tả tại Điều 2 Hợp đồng này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và sẽ phát sinh trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và sẽ ký giữa Ngân hàng với Bên vay trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này, bao gồm nhưng khônggiới hạn các nghĩa vụ sau: Nợ gốc; nợ lãi; lãi phạt quá hạn; phí; khoản phạt; khoản bồi thường thiệt hại (nếu có) theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh”7 Mà Hợp đồng thế chấp bất động sản số 63/2014/HĐTC là nhằm đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng V cũng như đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay của 6

Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13, “Điều 167 Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, chothuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1 Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

7

Trích Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh.

Trang 6

công ty PT Để tránh các rủi ro trong trường hợp công ty PT không có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình thì sẽ dùng tài sản thế chấp để thanh toán.

- Theo khoản 1, Điều 317 BLDS 2015: “1 Thế chấp tài sản là việc một bên (sau

đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mìnhđể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”.

Câu 11: Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợpđồng thế chấp đã chấm dứt?

Đoạn trong Quyết định số 27 cho thấy Tòa án xác định hợp đồng thế chấp đãchấm

dứt là: “ Tuy nhiên, theo sự xác nhận của phía Ngân hàng thì Công ty PT đã thanh

toán tất cả các khoản nợ theo các hợp đồng tín dụng cụ thể nêu trên và phía Ngân hàng cũng đã tất toán các hợp đồng này vào ngày cuối cùng là 25/11/2014 Do vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005 về việc thế chấp tài sản chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt thì Hợp đồng thế chấp bất động sản số 63/2014/HĐTC ngày 06/6/2014 đã chấm dứt, hết hiệu lực từngày 25/11/2014.”8

Câu 12: Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấmdứt?

Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt vì toà xác nhận được nguyên đơn Ngân hàng Việt Nga thừa nhận Côngty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày14/4/2014 lần lượt vào các ngày 15/10/2014; ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014 Vì vậy, việc thế chấp tài sản của ông T, bà H đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005và khoản 1 Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015

Câu 13: Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt cóthuyết phục không? Vì sao?

Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt là thuyết phục vì:

+ Căn cứ theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Thế chấp

tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi làbên nhận thế chấp).” Mà để đảm bảo cho khoản vay 1.500.000.000 đồng của Công ty

PT theo Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014, Ông T và bà H đã thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất có diện tích là 120,75m2 và căn nhà 02 tầng gắn liềnvới đất có diện tích sử dụng là 214,62m² đất thuộc thửa số 392; tờ bản đồ số 3, tại số 40, đường Đ, Phường 13, quận T, Thành phố H do ông Trần T và bà Trần Thị H đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Tại khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng thế chấp mà 2 bên đã thỏa thuận có ghi:

“ Hợp đồng này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và sẽ hình thành trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và sẽ ký giữaNgân hàng với Bên vay trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp ” Nhưng công ty

PT và ngân hàng có nâng hạn mức tín dụng lên mà lại không có không hề có ý kiến 8

Trích Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh.

Trang 7

của người thế chấp là ông Trần T và bà Trần Thị H là không đúng quy định Mặt khác,việc Ngân hàng ký nâng hạn mức vay từ 1.500.000.000 đồng lên 10.000.000.000 đồngđã vượt quá giá trị tài sản thế chấp là điều bất hợp lý.

+ Ngân hàng Việt Nga cũng đã thừa nhận công ty PT đã tất toán các khoản vay của Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 Vì vậy, việc thế chấp tài sản của ông T,bà H đã chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005 vàKhoản 1, Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015

+ Nên hợp đồng nêu trên đã chấm dứt theo đúng quy định của pháp luật.Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông T, bà H theo khoản 1 Điều 322 BLDS 2015

Câu 14: Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướngbên nhận thế chấp (Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có thuyết phục không? Vì sao?

Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế chấp (Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất là thuyết phục vì theo Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên nhận thế chấp

có các nghĩa vụ sau: “1 Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp

đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.” Mà Ngân hàng đã thừa nhận Công ty PT đã tất toán các khoản vay

từ Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các ngày 15/10/2014; ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014 Vì vậy, việc thế chấp tài sản của ông T, bà H đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005và khoản 1 Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015 Do đó, việc Ngân hàng yêu cầu được xử lý tài sản thế chấp của ông T, bà H để thu hồi nợ là không có cơ sở nên Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông T, bà H

VẤN ĐỀ 2: ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Tóm tắt bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Toà án nhândân TP Hà Nội:

Nguyên đơn: Ngân hàng NBị đơn: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại V (sau gọi tắt là công ty V)Theo hợp đồng mua bán nợ giữa công ty Q với ngân hàng N thì công ty Q mua lạitoàn bộ khoản nợ của công ty V theo các Hợp đồng tín dụng Sau đó Ngân hàng tiếptục gia hạn cho công ty thêm 12 tháng với hạn mức tín dụng như cũ Quá trình thựchiện hợp đồng này, Ngân hàng chưa giải ngân mà chỉ theo dõi phần dư nợ chuyểnsang Vì quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty V không thanh toán được khoản tiềngốc và lãi vay theo thỏa thuận trong các Hợp đồng tín dụng nên Công ty Q khởi kiệnđòi nợ Công ty V và uỷ quyền cho Ngân hàng tham gia tố tụng Trong quá trình khởikiện và Toà án giải quyết thì Ngân hàng mua lại khoản nợ của Công ty V từ Công ty

Trang 8

Q Ông Q và bà V có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay theo hợp đồng tíndụng và tài sản này đã được đăng ký biện pháp bảo đảm.

Tóm tắt Quyết định số 41/2021/KDTM-GĐT ngày 08/7/2021 của Tòa ánnhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh.

Nguyên đơn: VP bank.Bị đơn: Ông Thọ, bà Loan.Nguyên đơn và bị đơn ký kết một hợp đồng vay với chiếc xe ô tô tải là tài sản thếchấp Trong thời gian thế chấp thì bị đơn tự ý chuyển nhượng xe trên cho bà Giao màkhông có sự đồng ý của nguyên đơn Bà Giao lại tiếp tục chuyển nhượng xe cho ôngTân Sau khi nhận xe, ông Tân đã trả một phần trong số tiền nợ còn lại cho nguyênđơn thay bị đơn Tòa buộc ông Tân trả xe ô tô tải cho nguyên đơn, xem xét giải quyếtsố tiền mà ông Tân và bà Giao đã trả cho nguyên đơn thay bị đơn

Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịchbảo đảm.

- Về đối tượng của đăng ký: Điều 298 BLDS năm 2015 được đổi thành “Đăng ký

biện pháp bảo đảm” thay cho tên gọi “Đăng ký giao dịch bảo đảm” tại Điều 323BLDS năm 2005 Theo đó đối tượng của đăng ký là “biện pháp bảo đảm” chứ khôngphải là hình thức ghi nhận và thể hiện thỏa thuận của các bên trong giao dịch bảo đảmnhư BLDS 2005 Quy định của BLDS năm 2015 về đăng ký đối với biện pháp bảođảm là phù hợp và tiệm cận gần hơn so với vai trò, địa vị pháp lý của thiết chế đăngký trong nền kinh tế thị trường, đó chính là thiết chế đăng ký quyền, công bố quyền vàcông khai quyền 9

- Về hiệu lực của biện pháp bảo đảm : Theo Điều 298 BLDS 2015 “đăng ký là

điều kiện để giao dịch có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định; còn theoĐiều 323 BLDS 2005 thì đăng ký là điều kiện để giao dịch có hiệu lực chỉ trongtrường hợp pháp luật có quy định” Có thể thấy BLDS 2015 đã thay thế cụm từ“pháp luật” thành từ “luật” Việc thay đổi này đã thể hiện sự thay đổi trong tư duy

lập pháp, phù hợp với quy định của Hiến pháp và các quy định khác có liên quan Bởilẽ, chỉ khi luật có quy định đăng kí là điều kiện có hiệu lực của biện pháp bảo đảm thìcác bên mới phải tuân thủ quy định đó 10

- Về giá trị pháp lý:

Khoản 3 Điều 323 BLDS 2005: “Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký

theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với ngườithứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

Khoản 2 Điều 298 BLDS 2015: “Trường hợp được đăng ký thìbiện pháp bảo

đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

9 Bộ Tư pháp, Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Lao động, xuất bản 2017, tr.155.

10

Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, xuất bản 2016, tr.311.

Trang 9

BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “giá trị pháp lý” bằng “hiệu lực đối kháng” Cóthể nói rằng việc thay đổi từ ngữ như vậy đã giúp hạn chế các ràng buộc pháp lý đốivới bên thứ ba trong giao dịch đảm bảo tài sản, khi mà “hiệu lực đối kháng” chỉ cóthể phát sinh trong 4 trường hợp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ: Cầm cố tài sản; Thếchấp tài sản; Bảo lưu quyền sở hữu; Cầm giữ tài sản Sự điều chỉnh này cũng đã cụ thểhóa hơn quy định của luật, khiến cho việc sử dụng và áp dụng pháp luật trong thựctiễn đời sống trở nên thuận lợi hơn.

Cách tiếp cận của BLDS năm 2015 về giá trị pháp lý của đăng ký biện pháp bảođảm so với BLDS năm 2005 chính xác hơn và khoa học hơn Bởi lẽ, mọi giao kết,thỏa thuận dân sự, bao gồm cả thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hợppháp đều có giá trị pháp lý đối với người thứ ba và phải được tất cả các chủ thể kháctôn trọng (khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015), không phụ thuộc vào việc cam kết, thỏathuận đó được hay không được đăng ký Việc đăng ký trong trường hợp này chỉ có ýnghĩa là phương thức pháp lý công bố công khai quyền được bảo đảm bằng tài sản củabên nhận bảo đảm, để đối kháng với người thứ ba trong trường hợp có nhiều lợi íchđược thiết lập một tài sản 11

- Về vấn đề phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của việc đăng ký biệnpháp bảo đảm:

BLDS 2015 đã kế thừa về căn cứ làm phát sinh hiệu lực đối kháng của người thứba từ BLDS 2005 Tuy nhiên, BLDS 2015 quy định rõ ràng về hai căn cứ làm phát

sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm (Điều 297): (1) nắm

giữ (hoặc chiếm giữ) tài sản bảo đảm và (2) đăng ký biện pháp bảo đảm Hai phương

thức này có giá trị hiệu lực đối kháng như nhau 12

BLDS năm 2005 (khoản 3 Điều 323) mới chỉ quy định đối với trường hợp giaodịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật, theo đó giao dịch bảo đảmđó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký Quy định củaBLDS năm 2005 được đánh giá là chưa bao quát được hết các phương thức làm phátsinh hiệu lực đối kháng trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, vừa chưa bao quátđược hết các biện pháp bảo đảm phát sinh theo giao dịch và phát sinh theo quy địnhcủa luật và cũng chưa tách biệt được giữa giao dịch bảo đảm và biện pháp bảo đảm.Còn ở khoản 1 Điều 297 BLDS 2015 đã khắc phục, bổ sung thêm trường hợp phátsinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảmnắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm 13

Câu 2: Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộctrường hợp phải đăng ký không? Vì sao?

Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 thuộc trường hợp phảiđăng ký Vì theo điểm 2.1 khoản 2 Mục I Thông tư số 05/TTLB-BTP-BTNMT ngày16/6/2005 về hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài11

Bộ Tư pháp, Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Lao động, xuất bản 2017, tr 156-157.

12 Bộ Tư pháp, Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Lao động, xuất bản 2017, tr.152.

13

Bộ Tư pháp, Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Lao động, xuất bản 2017, từ tr.152-153.

Trang 10

sản gắn liền với đất: “Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.” phải được đăngký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Sử dụng thông tư số 05/2005/TTLB-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 vì tại thờiđiểm đăng ký thế chấp thì thông tư này có hiệu lực và phạm vi điều chỉnh của nó được

quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Mục I là “Thông tư này hướng dẫn việc đăng ký thế

chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của tổ chức kinh tế,hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cánhân nước ngoài mà theo quy định của pháp luật các chủ thể này có quyền thế chấp,bảo lãnh, nhận thế chấp, nhận bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền vớiđất (sau đây gọi chung là đăng ký thế chấp, bảo lãnh).”14, bảo hàm trường hợp củahợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 cụ thể tài sản thế chấp làquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Ông Q và Bà V

Câu 3: Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quyđịnh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định phápluật

- Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba ngày 07/9/2009 Sau khi các bên ký hợpđồng thì công chứng viên thực hiện công chứng theo trình tự… Bên thế chấp, bênnhận thế chấp và bên vay ghi nhận rõ việc bên thế chấp và bên vay ký tên và Hợpđồng trước mặt công chứng viên Công chứng viên khẳng định khi ký kết hợp đồng,ông Q và bà V đã xuất trình đầy đủ chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và Giấy chứngnhận Quyền sử dụng đất Biên bản định giá tài sản có đầy đủ chữ ký của bên thế chấplà vợ chồng ông Q và bà V; bên khách hàng vay là Công ty V ký tên và đóng dấu Vănphòng công chứng đã thực hiện đúng pháp luật công chứng, nội dung văn bản côngchứng không trái với quy định pháp luật, không vi phạm Điều 122 BLDS 2005 nênkhông thể tự vô hiệu.”15

- Và đoạn “Tại thời điểm ngày 30/9/2009 chỉ cần một bên là bên thế chấp hoặc

bên nhận thế chấp, bảo lãnh ký là được Mà theo yêu cầu đăng ký thế chấp ngày30/9/2009 thì bên nhận thế chấp là Ngân hàng có ký đóng dấu vào đơn này nên Đơnđăng ký vẫn đúng quy định và phát sinh hiệu lực.”16

Câu 4: Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số07/9/2009 có vô hiệu không? Vì sao?

Theo Tòa án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 không vôhiệu Vì tại thời điểm làm thủ tục đăng ký thế chấp ngày 30/9/2009 thì Thông tư số05/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 đang có hiệu lực, tại Điều 4 về người yêu cầu

đăng ký có quy định “người yêu cầu đăng ký là một bên trong các bên hoặc các bên

ký hợp đồng thế chấp, bảo lãnh” chỉ đến ngày 01/3/2010 thì mới có Thông tư số

14 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư Pháp về Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Trang 11

06/2010/TTLT-BTP-BTNMT và tại Điều 1 mà Thông tư số 06 mới có quy định làkhi đăng ký thế chấp mới (lần đầu) thì các bên phải ký còn đăng ký thay đổi, bổ sung

thì chỉ cần một bên: “Khi thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1

của Thông tư này thì người yêu cầu đăng ký nộp lệ phí đăng ký thay đổi theo quy địnhtại điểm a khoản 1 Mục II của Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT/BTC-BTP ngày10/01/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý vàsử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với từngtrường hợp trong danh mục các hợp đồng thế chấp đã đăng ký.” Như vậy, tại thời

điểm ngày 30/9/2009 chỉ cần một bên là bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp, bảolãnh ký là được Mà theo đơn yêu cầu đăng ký thế chấp ngày 30/9/2009 thì bên nhậnthế chấp là Ngân hàng có ký đóng dấu vào đơn này nên Đơn đăng ký vẫn đúng quyđịnh và phát sinh hiệu lực

Câu 5: Hướng của Toà án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không?Vì sao?

Hướng giải quyết trong câu hỏi trên về việc cho rằng khi tài sản thế chấp khôngđược đăng ký sẽ không làm vô hiệu hợp đồng thế chấp là không thuyết phục

Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “Việc đăng ký

là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quyđịnh” Như vậy, có thể hiểu rằng, đối với các biện pháp mà pháp luật quy định phải

đăng ký tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì việc đăng ký sẽtrở thành một trong các điều kiện để hợp đồng thế chấp có hiệu lực

Thứ hai, xét hợp đồng thế chấp trong trường hợp trên, tài sản thế chấp là quyền sửdụng đất và tài sản gắn liền với đất Trong đó, có quyền sử dụng đất thuộc một trongcác biện pháp bảo đảm bắt buộc đăng ký Mặc dù tài sản thế chấp trên đã được đăngký biện pháp bảo đảm, hợp đồng đã phát sinh hiệu lực, nhưng Tòa nhận định rằng việcđăng ký chỉ làm phát sinh quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp thôi là không đúng vớiquy định của pháp luật Vì nếu như tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất không đượcđăng ký thì theo quy định của pháp luật, hợp đồng thế chấp trên sẽ bị vô hiệu mộtphần Khi công ty V không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng N, việcxử lý tài sản thế chấp để giải quyết nghĩa vụ thanh toán sẽ gặp khó khăn khi tài sản xửlý là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Trong khi đó, Bộ luật Dân sự 2005thời điểm đó chưa quy định hướng xử lý Do đó, cũng có thể hiểu được phần nào việcTòa cho rằng cơ sở trên không làm hợp đồng thế chấp vô hiệu Tuy nhiên, đối chiếuvới quy định của pháp luật thì việc tòa nhận định như vậy là không thuyết phục

Câu 6: Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 41 có hiệu lực đối khángvới người thứ ba không? Vì sao?

17

Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BTP-BTNMT ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Bộ Tư Pháp về Sửa đổi, bổ sung một số quy định của thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của bộ tư pháp và bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Trang 12

Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 41 không có hiệu lực đối kháng với người

thứ ba Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 297 BLDS 2015 “Biện pháp bảo đảm phát sinh

hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhậnbảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.” và khoản 2 Điều 319 BLDS 2015“Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăngký.” Theo đó, VP bank không đăng kí thế chấp, cũng không nắm giữ, chiếm giữ chiếc

xe ô tô tải nên không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Câu 7: Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS năm2015), Ngân hàng có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồngthế chấp) trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô) không? Vì sao?

Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS năm 2015), Ngân hàngkhông có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả lại tàisản thế chấp (xe ô tô) Vì theo các quy định nêu trên thì chỉ có chủ sở hữu, chủ thể cóquyền khác đối với tài sản mới được tài sản

Câu 8: Việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô) choNgân hàng có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp cho Ngân hàng là thuyết phục.Vì ngoài việc yêu cầu ông Tân trả lại xe, Tòa cũng xem xét giải quyết số tiền mà ôngTân đã thay bị đơn trả cho Ngân hàng Như vậy vừa đảm bảo quyền lợi của ông Tânvừa đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng

Tranh chấp đòi lại tiền đặt cọc từ việc huỷ hợp đồng mua bán cổ phần.Công ty Ninh Thuận bán cho công ty Hoàng Quân phần thuộc sở hữu của Tổngcông ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước tại Công ty Ninh Thuận 39.129 cổ phiếu,mệnh giá 100.000/cổ phiếu, tổng giá trị 3.919.200.000 đồng Công ty Hoàng Quân đặtcọc trước 1.000.000.000 đồng và chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của Công tyNinh Thuận Trong quá trình chuyển tiền này thì số tiền đó bị ngân hàng cấn trừ vàosố nợ quá hạn và lãi suất của công ty Ninh Thuận Việc làm này của ngân hàng đượcToà Giám đốc thẩm nhận định là trái với quy định pháp luật vì số tiền 1.000.000.000đồng này chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty Ninh Thuận căn cứ vào khoản 1 Điều328 BLDS 2015

Tóm tắt Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Toà án nhân dântỉnh QuảngNinh

Trang 13

Nguyên đơn là ông P và bị đơn là ông I có kí hợp đồng đặt cọc do ông P nhờ Imua hộ chiếc xe từ Mỹ Thực tế, I không có thẩm quyền nhập khẩu xe và I đã có lầnmua xe bởi em gái ở nước ngoài Khi I không giao đúng hẹn cho P ở lần thứ nhất Đếncuối cùng, I vẫn không giao được cho P nên P đã kiện I phạt cọc 450 triệu Tòa sơthẩm xem xét không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Ở tòa phúc thẩm, có ngườiđại diện cho nguyên đơn cho rằng Tòa đã sai về mặt thủ tục tố tụng nghiêm trọng vàgiữ nguyên kháng cáo Tòa án tối cao quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm, yêu cầunguyên đơn nộp án phí 22 triệu.

Câu 1: Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp.

- Cầm cố chỉ sử dụng để “bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ”.

- Việc xử lý tài sản cầm cố phải tiếnhành theo thủ tục bán đấu giá nếukhông có thỏa thuận khác

Các trường hợp chấm dứt.

Không có quy định về trường hợpchấm dứt đặt cọc Tuy nhiên việcđặt cọc sẽ dẫn đến một số vấn đềsau:

1 Nếu hợp đồng được thực hiện,giao kết thì tài sản đặt cọc được trảlại hoặc được trừ khi thực hiệnnghĩa vụ trả tiền

2 Nếu bên đặt cọc từ chối giaokết, thực hiện hợp đồng thì tài sảnđặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.3 Nếu bên nhận đặt cọc từ chốigiao kết, thực hiện hợp đồng thì

1 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầmcố chấm dứt

2 Việc cầm cố tài sản được hủy bỏhoặc được thay thế bằng biện phápbảo đảm khác

3 Tài sản cầm cố đã được xử lý.4 Theo thỏa thuận của các bên

18

Theo Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận khoa học BLDS năm 2005 (tập II), Nxb Chính trị quốc gia Hà

Nội, xuất bản 2006, tr.48, “tài sản đặt cọc chỉ có thể là tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền hoặc một vật cụ thểchứ không thể là các quyền tài sản”.

Trang 14

phải trả lại tài sản đặt cọc vàkhoản tiền tương đương với tài sảnđặt cọc (trừ trường hợp có thỏathuận khác).

* Đặt cọc và thế chấp

Cơ sở pháplý Điều 328 BLDS 2015 Khoản 1 Điều 317 BLDS 2015Mục đích - Tài sản dung để đặt cọc là “tiền

hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vậtcó giá trị khác”.

- Đặt coc được sử dụng để “bảo

đảm giao kết hoặc thực hiện hợpđồng”.

- Việc xử lý tài sản đặt cọc khôngcần phải qua bán đấu giá

- Tài sản thế chấp thường là bấtđộng sản, có thể đã hình thànhhoặc được hình thành trong tươnglai

- Thế chấp sử dụng để “bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ” và “khôngđưa tài sản cho bên nhận thếchấp”.

- Việc xử lý tài sản thế chấp theođúng quy định của pháp luật:

+ Bên có quyền: “Yêu cầu bên thế

chấp hoặc người thứ ba giữ tàisản thế chấp giao tài sản đó chomình để xử lý khi bên thế chấpkhông thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ”.

+ Bên thế chấp “có nghĩa vụ giao

tài sản thế chấp cho bên nhận thếchấp để xử lý”.

Các trườnghợp chấmdứt.

Không có quy định về trường hợpchấm dứt đặt cọc Tuy nhiên việcđặt cọc sẽ dẫn đến một số vấn đềsau:

1 Nếu hợp đồng được thực hiện,giao kết thì tài sản đặt cọc được trảlại hoặc được trừ khi thực hiệnnghĩa vụ trả tiền

2 Nếu bên đặt cọc từ chối giaokết, thực hiện hợp đồng thì tài sảnđặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc

Thế chấp tài sản chấm dứt trongtrường hợp như sau:

1 Nghĩa vụ được bảo đảm bằngthế chấp chấm dứt;

2 Việc thế chấp tài sản được hủybỏ hặc được thay thế bằng biệnpháp bảo đảm khác;

3 Tài sản thế chấp đã được xử lý;

Ngày đăng: 12/09/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w