1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Thảo Luận Lần Thứ Hai Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.pdf

15 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Thảo Luận Lần Thứ Hai Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Tác giả Trương Cẩm Tú, Lê Cao Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Thị Thanh Tuyền, Lê Thị Phương Uyên, Nguyễn Thị Uyên, Phạm Thị Thu Uyên, Nguyễn Thị Như Ý
Người hướng dẫn ThS. Đinh Văn Đoàn, ThS. Phạm Thị Tuyết Mai
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam
Thể loại Bài Tập Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng trong vụ án đó...613.. - Về quyền của Bị hại và Nguyên đơn dân sự: Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊLỚP 119-QTL45B(2)

BÀI TẬP THẢO LUẬN

LẦN THỨ HAI

Bộ môn: Luật Tố tụng hình sự Việt NamGiảng viên: ThS Đinh Văn Đoàn – ThS Phạm Thị Tuyết MaiNhóm: 04

Danh sách thành viên

Trang 2

I Lý thuyết: 13 So sánh bị hại với nguyên đơn dân sự 19 So sánh người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự 2II Nhận định 41 Người có thẩm quyền giải quyết VAHS là người THTT 42 Giám thị, Phó Giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra 43 Thẩm phán hoặc chủ tọa phiên tòa phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của kiểm sát viên trong cùng VAHS 44 Chỉ có kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa 45 Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng một VAHS 46 Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án hình sự có quyềnđề nghị thay đổi người THTT 57 Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch 58 Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình 59 Chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa 510 Trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng 511 Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo 512 Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng trong vụ án đó 613 Người giám định có thể là người thân thích của bị can, bị cáo 614 Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ luôn được chấp nhận 6

Trang 3

15 Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b

Khoản 1 Điều 76 BLTTHS 6

16 Đầu thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện 6

17 Người có nhược điểm về thể chất có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng 6

18 Chức danh điều tra viên chỉ có trong TTHS 6

19 Trong VAHS, có thể không có người TGTT với tư cách là bị hại 7

III Trắc nghiệm 7

1 Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm: 7

2 Người có thẩm quyền THTT phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu: 7

3 Trường hợp nào sau đây một người không được TGTT với tư cách là người làm chứng? 7

4 Những chủ thể nào có quyền kháng cáo phần hình phạt trong bản án, quyết định của Tòa án? 7

5 Đương sự trong VAHS gồm… 7

Trang 4

THẢO LUẬN TỐ TỤNG HÌNH SỰ BÀI 2I Lý thuyết:

3 So sánh bị hại với nguyên đơn dân sự.*Giống nhau:

- Về đối tượng: Đối tượng của Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều là cá nhân, cơ quan, tổchức

- Về quyền của Bị hại và Nguyên đơn dân sự: Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều có cácquyền sau đây:

+ Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;+ Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu,

đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánhgiá;

+ Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người

định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; + Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người

khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

+ Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình…

quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uytín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gâyra

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơquan, tổ chức bị thiệt hại do tộiphạm gây ra và có đơn yêu cầubồi thường thiệt hại

Tínhchất thiệthại

Bị thiệt hại trực tiếp Bị thiệt hại gián tiếp

Thamgia tốtụng

Được tham gia tố tụng ngay cả khikhông có yêu cầu Chỉ được tham gia tố tụng khi cóđơn yêu cầu bồi thường thiệt hại

Quyền Đề nghị hình phạt, mức bồi thường Chỉ được quyền đề nghị mức bồi

Trang 5

2thiê mt hại, biện pháp bảo đảm bồithường.

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng bảo vệ tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản,quyền và lợi ích hợp pháp khác củamình, người thân thích của mình khi bịđe dọa

– Được quyền: Kháng cáo bản án,quyết định của Tòa án

thường thiệt hại, biện pháp bảođảm bồi thường

– Không có quyền yêu cầu cơquan có thẩm quyền tiến hành tốtụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm, tài sản,quyền và lợi ích hợp pháp kháccủa mình, người thân thích củamình khi bị đe dọa

– Chỉ được quyền: Kháng cáobản án, quyết định của Tòa án vềphần bồi thường thiệt hại

Nghĩa vụ Có mặt theo giấy triệu tập của người có

thẩm quyền tiến hành tố tụng; trườnghợp cố ý vắng mặt không vì lý do bấtkhả kháng hoặc không do trở ngạikhách quan thì có thể bị dẫn giải;– Chấp hành quyết định, yêu cầu củacơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng

Bên nguyên đơn dân sự phải cóthêm nghĩa vụ: Trình bày trungthực những tình tiết liên quan đếnviệc bồi thường thiệt hại

9 So sánh người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

TiêuchíNgười bào chữaích hợp pháp của bị hại vàNgười bảo vệ quyền và lợi

đương sự Khái

niệm Người bào chữa là người được người bịK1 Đ72 BLTTHS buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định vàđược cơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào

chữa

K1 Đ84 BLTTHSNgười bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của bị hại, đương sựlà người được bị hại, đương

sự nhờ bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp

Quyền vànghĩa vụ Tại Điều 73 BLTTHS 2015 quyđịnh nhiều chỉ tiết về quyền và Điều 84 BLTTHS 2015 quy địnhquyền của người bảo vệ quyền và lợi

Trang 6

nghĩa vụ của người bào chữa - Quyền của người bảo chữachưa thực sự thực quyền, chỉdừng lại ở việc đề nghị và yêucầu đối với cơ quan nhà nước

ích hợp pháp của bị hại, đương sự ít hơn, hạn hẹp hơn, ít được quy địnhtrong Luật, vì có chung mục đích vớiNhà nước là bảo vệ người bị hại

Hình thứctham gia Tham gia bảo chữa bằng hợp

đồng dịch vụ hoặc bào chữa theochỉ định của cơ quan có thẩmquyền

Tham gia bằng hợp đồng dịch vụ

Giốngnhau - Đều tham gia TTHS nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủthể khác

- Chủ thể có thể là: Luật sư, Người đại diện Bào chữa viên nhân dân.Trợ giúp viên pháp lý

- Người bảo chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích HP của bị hại,dương sự có các quyền và nghĩa vụ tương tự nhau

Điều kiện Phải đăng ký, làm thủ tục bảo

Trườnghợp cấmchủ thểtham gia

Khoản 4 Điều 72 BLTTHS + Người đã THTT VAHS; người

thân thích của người đã hoặcđang THTT vụ án

+ Người tham gia vụ án với tưcách là người làm chứng,người giám định, người địnhgiá tài sản

+ Người đang bị truy cứuTNHS, người bị kết án màchưa được xoá án tích, ngườiđang bị áp dụng biện pháp xửlý hành chính đưa vào cơ sởcai nghiện, cơ sở giáo dục bắtbuộc

Không có trường hợp cấm người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của bịhại đương sự

Trang 7

II Nhận định1 Người có thẩm quyền giải quyết VAHS là người THTT.

Nhận định sai Vì người có thẩm quyền giải quyết VAHS không chỉ là người THTT màcòn có những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cụ thể lànhững người tại khoản 2 điều 35 BLTTHS 2015

Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 35 BLTTHS 2015

2 Giám thị, Phó Giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Nhận định đúng Căn cứ điểm e,g khoản 2 điều 35 thì người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân thì gồmGiám thị, Phó Giám thị trại giam theo quy định tạo luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.Và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan kháctrong quân đội nhân dân thì cũng gồm Giám thị, Phó Giám thị trại giam đơn vị công lậpcấp trung đoàn và tương đương

3 Thẩm phán hoặc chủ tọa phiên tòa phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thânthích của kiểm sát viên trong cùng VAHS.

Nhận định đúng Khi có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư khi làmnhiệm vụ như trong cùng một phiên tòa những người tiến hành tố tụng (thẩm phán hoặcchủ tọa phiên tòa với kiểm sát viên) là người có quan hệ thân thích với nhau khiến họkhông khách quan khi làm nhiệm vụ thì trong trường hợp này phải từ chối hoặc bị thayđổi

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015, điểm c mục 4 phần I Nghị quyết03/2004/NQ – HĐTP

4 Chỉ có kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

Nhận định sai Ngoài kiểm soát viên thực hành quyền công tố có quyền trình bày lời buộctội tại phiên tòa thì trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hạihoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa theo quy định tại khoản 3Điều 62 BLTTHS 2015

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015

5 Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng một VAHS.

Nhận định đúng Vì một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trongcùng một VAHS khi quyền và nghĩa vụ của mỗi tư cách không loại trừ lẫn nhau Ví dụ,trong trường hợp bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bị hại hoặc nguyên đơn, thì ngườiđó tham gia tố tụng với hai tư cách: Bị cáo (trong lĩnh vực hình sự) và Bị đơn dân sự(trong lĩnh vực tố tụng dân sự); Trong trường hợp Bị hại được bồi thường thiệt hại, thìngười đó tham gia với hai tư cách: Bị hại (trong lĩnh vực hình sự) và Nguyên đơn dân sự(trong lĩnh vực tố tụng dân sự)

Trang 8

6 Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án hình sự có quyền đề nghị thay đổi người THTT.

Nhận định sai Vì căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 50 BLTTHS thì chỉ có 1 một số chủ thể cóquyền và lợi ích pháp lý trong VAHS mới có quyền đề nghị thay đổi người THTT Còn cómột số chủ thể cũng có quyền và lợi ích pháp lý trong VAHS như tại K1,2,3,4,11 Điều 55BLTTHS nhưng không có quyền đề nghị thay đổi người THTT

7 Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch.

Nhận định sai Đương sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015 gồmnguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hìnhsự nhưng chỉ có nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự mới có quyền thay đổi người giámđịnh, người phiên dịch còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có quyền này Cơ sở pháp lý: điểm g khoản 1 Điều 4, điểm e khoản 2 Điều 63, điểm g khoản 2 Điều 64,Điều 65 BLTTHS 2015

8 Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.

Nhận định sai Căn cứ điều 73 và điều 61,62,63,64,65 BLTTHS 2015 thì chỉ có nhữngngười bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo thì mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngườikhác bào chữa vì họ là những người bị buộc tội Còn những người tham gia tố tụng khácthì không có quyền

9 Chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa.

Nhận định sai Vì theo điều 58 BLTTHS thì không chỉ có người tạm giữ, bị can, bị cáomới có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa mà còn có có người bị giữ trongtrường hợp khẩn cấp, người bị bắt Bên cạnh đó, tại điều 16 BLTTHS còn quy định ngườibị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người bào chữa và theo điểm đ khoản1 điều 4 BLTTHS thì người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bịcáo

Cơ sở pháp lý: điều 58, điều 16, điểm đ khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015

10 Trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng.

Nhận định sai Căn cứ vào điểm b khoản 1 mục II NQ 03/2004NQ-HĐTP và khoản 4điều 72 và điều 74 BLTTHS 2015 thì căn cứ vào thời điểm người bào chữa tham gia tốtụng để quyết định thay đổi hay không thay đổi người bào chữa Nếu người bào chữatham gia tố tụng ngay từ đầu và trước khi thẩm phán, hội thẩm thư kí tòa án được phâncông tham gia tiến hành tố tụng trong trường hợp này nếu người bào chữa có quan hệthân thích với các người được phân công tiến hành tố tụng thì phải phân công người kháckhông có thân thích với người bào chữa Nếu đến khi đã phân công người tiến hành tốtụng trong vụ án rồi mà đến nay mới nhờ người bào chữa mà người bào chữa này có thânthích với một trong số người tham gia tố tụng thì sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đượcbào chữa

Trang 9

11 Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.

Nhận định đúng Vì căn cứ theo Khoản 2 Điều 66 BLTTHS không cấm người làm chứnglà người thân thích của bị can, bị cáo

12 Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng trong vụ án đó.

Nhận định sai Vì người thân thích của Thẩm phán không rơi vào trong các trường hợp tạikhoản 2 điều 66 BLTTHS, do đó, người thân thích của Thẩm phán có thể tham gia tốtụng với tư cách người làm chứng trong vụ án đó

Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015

13 Người giám định có thể là người thân thích của bị can, bị cáo

Nhận định sai Vì căn cứ vào Điểm a Khoản 5 Điều 68 BLTTHS 2015 thì người giámđịnh phải từ chối tham gia tố tụng hoặc thay đổi nếu người giám định là người thân thíchcủa bị can, bị cáo Do đó, người giám định không thể là người thân thích của bị can, bịcáo

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 5 điều 68 BLTTHS 2015

14 Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ luôn được chấp nhận.

Nhận định sai Vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 77 BLTTHS 2015 thì người bị buộc tội vàngười đại diện có quyền yêu cầu thay đổi người bào chữa nhưng yêu cầu sẽ được xem xéttheo quy định tại điểm C.1 mục 3 Phần II Nghị quyết 03/2004 chứ không luôn được chấpnhận

15 Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 76 BLTTHS.

Nhận định sai Vì căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 76 “người bị buộc tội có nhược điểmvề thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là ngườidưới 18 tuổi” Vậy khi khởi tố VAHS tội phạm đủ 18 tuổi nhưng người đó có thể cónhược điểm về tâm thần, thể chất nên không tự bào chữa được

16 Đầu thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện

Nhận định sai Vì đầu thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chứcvề hành vi phạm tội của mình sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội của mình, bị cơquan, tổ chức phát hiện Còn việc tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành viphạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện là tự thú chứkhông phải đầu thú

Cơ sở pháp lý: điểm h, điểm i khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015

17 Người có nhược điểm về thể chất có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.

Nhận định đúng Vì căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 66 BLTTHS 2015 thì người cónhược điểm về thể chất mà có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan đến

Trang 10

nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc có khả năng khai báo đúng đắn thì vẫn được làmngười làm chứng.

18 Chức danh điều tra viên chỉ có trong TTHS.

Nhận định sai Chức danh điều tra viên còn được quy định trong Điều 52 Luật Cạnh tranh2018 Vì vậy, chức danh điều tra viên không chỉ có trong TTHS mà còn có trong LCT

19 Trong VAHS, có thể không có người TGTT với tư cách là bị hại.

Nhận định đúng Vì theo Khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015 thì bị hại là phải là cá nhântrực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại vềtài sản, uy tín, do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Do đó, nếu trong một VAHS nhưngtội phạm không gây thiệt hại về thể chất, tinh thần,tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệthại về tài sản, uy tín thì VAHS đó không có người TGTT với tư cách bị hại

III Trắc nghiệm1 Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm:

a Cán bộ điều tra của CQĐT, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên.b Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra

c Giám thị, Phó Giám thị trại giam, Giám đốc, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy,chữa cháy.

d Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký tòa án

2 Người có thẩm quyền THTT phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu:

a Họ đồng thời là người đại diện của của bị hại.b Họ đã tham gia với tư cách là người làm chứng trong vụ án đó.c Họ là người thân thích của nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự

d Tất cả các câu trên đều đúng.

3 Trường hợp nào sau đây một người không được TGTT với tư cách là người làm chứng?

a Người thân thích với người tiến hành tố tụngb Người thân thích với bị hại

c Người thân thích với người bị buộc tội

d Đã tham gia vụ án đó với tư cách người bào chữa.

4 Những chủ thể nào có quyền kháng cáo phần hình phạt trong bản án, quyết định của Tòa án?

a Bị hại

b Bị cáo

c Nguyên đơn dân sựd Bị đơn dân sự

5 Đương sự trong VAHS gồm…

a Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sựb Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.c nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN