1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ttla gen esr estrogen receptor prlr prolatin receptor và mối liên hệ với năng suất sinh sản của đàn lợn hạt nhân landrace yorkshire

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Rất ít, thậm chí chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của các gen ESR và PRLR đến các tính trạng năng suất sinh sản ở lợn và sử dụng các gen này phục vụ cho công tác chọn tạo giống

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024

Trang 2

Công trình hoàn thành tại:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn: GS.TS Vũ Đình Tôn

PGS.TS Phan Xuân Hảo

Phản biện 1: PGS TS PHẠM DOÃN LÂN

Viện Chăn nuôi

Phản biện 2: PGS TS TRẦN VĂN PHÙNG

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Phản biện 3: PGS TS VÕ THỊ BÍCH THỦY

Viện nghiên cứu Hệ gen

Luận án sẽ bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trang 3

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Các tính trạng sinh sản là những tính trạng số lượng có hệ số di truyền thấp, giới hạn về giới tính, chỉ có thể định lượng được sau khi trưởng thành và chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố ngoại cảnh, vì vậy việc chọn lọc cho các tính trạng này bằng phương pháp truyền thống khó mang lại hiệu quả (Bunter, 1997); làm thu hẹp vốn di truyền của quần thể; và tốn kém vì tỷ lệ loại thải sau mỗi lần chọn lọc cao (Naqvi, 2007) Do đó, việc tìm kiếm phương pháp chọn lọc nâng cao năng suất sinh sản có hiệu quả và nhanh chóng là hết sức cấp thiết

Chọn lọc sử dụng chỉ thị phân tử MAS (marker assisted selection) là một trong những công nghệ gen được sử dụng để chọn giống lợn phổ biến hiện nay Các gen chỉ thị như ESR (Estrogen Receptor ), FSHB (Follicle stimulating hormone beta), IGF2 (Insulin-like Growth Factor 2), RBP4 (Retiol-Binding Protein 4) đã và đang được nghiên cứu sử dụng như là các gen ứng viên cho năng suất sinh sản ở lợn Khi nghiên

cứu ảnh hưởng của đa hình gen ESR đến các tính trạng sinh sản Niu & cs (2009) chỉ ra gen ESR có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến số con sơ sinh và số con sơ sinh sống Harney & cs (1993) cho biết có sự tăng

biểu hiện gen PRLR trong nội mạc tử cung giai đoạn 10-12 ngày của thai kỳ, và giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ protein vận chuyển vitamin A trong tử cung và sinh lý của bào thai trong quá trình mang thai, làm giảm tỷ lệ chết phôi, tăng số con sơ sinh và khối lượng sơ sinh Vì vậy, PRLR được coi như là gen ứng viên cho năng suất sinh sản ở lợn

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây việc ứng dụng di truyền phân tử trong chọn lọc, cải thiện năng suất chăn nuôi lợn đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập

Trang 4

trung vào đánh giá ảnh hưởng của một số gen như halothane, RN, MC4R, HFABF đến tính trạng năng suất thịt lợn Rất ít, thậm chí chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của các gen ESR và PRLR đến các tính trạng năng suất sinh sản ở lợn và sử dụng các gen này phục vụ cho công tác chọn tạo giống lợn có năng suất sinh sản cao

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu này tiến hành đánh giá ảnh hưởng của đa hình các gen ESR và PRLR đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire, từ đó xác định được những gen, kiểu gen ứng viên cho năng suất sinh sản của lợn và làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống vật nuôi sau này

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen ESR và PRLR đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng chọn lọc theo kiểu gen để cải thiện năng suất sinh sản của 2 giống lợn này

- Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR cũng như sự tương tác với lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire;

- Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR cũng như sự tương tác của hai gen này với sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Landrace và Yorkshire;

Trang 5

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành xác định tính đa hình kiểu gen của 2 gen ESR và PRLR trên đàn lợn nái Landrace và Yorkshire tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Từ năm 2015 đến năm 2018

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Đã xác định được đa hình gen ESR, PRLR và đánh giá được mối liên hệ của đa hình 2 gen này với một số tính trạng năng suất sinh sản ở lợn Landrace, Yorkshire

- Định hướng chọn lọc lợn Landrace và Yorkshire mang kiểu gen ESRBB, PRLRAA, ESRBBPRLRAA cho năng suất sinh sản cao

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về đa hình các gen ESR và PRLR và ảnh hưởng của đa hình các gen này đến năng suất sinh sản và sinh trưởng của 2 giống lợn Landrace và Yorkshire

- Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm tư liệu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của kiểu gen ESR và PRLR đến năng suất sinh sản và sinh trưởng của lợn

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học về khả năng sản xuất của lợn Landrace và Yorkshire giúp các cơ sở chăn nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng và khai thác giống lợn này trong sản xuất

- Lợn giống mang các kiểu gen mong muốn sẽ được cơ sở giữ lại làm nguyên liệu duy trì đàn giống gốc và sản xuất con giống có chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi

Trang 6

- Giá thành con giống sản xuất ra sẽ có khả năng cạnh tranh cao vì chỉ cần đầu tư ban đầu để tạo ra đàn giống có năng suất sinh sản cao hơn Các cơ sở giống sẽ chọn lọc sớm được con giống, những con loại thải sẽ được đưa vào nuôi thịt, từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho các cơ sở này

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CÔNG TÁC GIỐNG

2.1.1 Tại sao phải sử dụng công nghệ gen trong chăn nuôi?

Sử dụng công nghệ gen là phương pháp tiềm năng để chọn được những cá thể mang kiểu gen mong muốn ngay ở những giai đoạn rất sớm (ngay cả từ giai đoạn phôi); có thể chọn được nhiều tính trạng tốt và nâng cao khả năng dự đoán kiểu hình của một cá thể ở giai đoạn trưởng thành (Naqvi, 2007) Điều này rất quan trọng trong công tác giống nói chung và giống lợn nói riêng Dựa vào công nghệ gen, các nhà chọn giống có thể rút ngắn được đáng kể thời gian chọn lọc, giảm tỷ lệ loại thải, giảm chi phí cho sản xuất con giống

2.1.2 Áp dụng công nghệ gen trong công tác chọn và nhân giống lợn

Những tính trạng số lượng có hệ số di truyền thấp, sự biểu hiện muộn và giới hạn về giới tính là một hạn chế khi chọn lọc các tính trạng số lượng Tuy nhiên, hạn chế này có thể được giải quyết khi sử dụng công nghệ MAS (chọn lọc có sự hỗ trợ gen chỉ thị), hay chọn lọc gen

Trong những năm qua, tiến bộ di truyền đạt được nhanh là do hiểu biết về ADN và tác động của một số gen cụ thể Ý tưởng về gen quy định tính trạng số lượng nào đó (gọi là QTL) chịu trách nhiệm về một kiểu hình đã làm tăng độ chính xác của chọn lọc bởi có nhiều thông tin hơn về kiểu gen, giảm khoảng cách thế hệ do chọn lọc sớm hơn đồng thời làm tăng hiệu quả việc du nhập gen vào đàn lợn

Trang 7

a Các ADN marker/gen ảnh hưởng đến năng suất thịt ở lợn

Các gen ứng viên và gen chủ hiện nay được sử dụng phổ biến để chi thị về năng suất và phẩm chất thịt lợn gồm CRC1, MCR4, IGF2, MQ,

CAST, RYR1, RL, DA, HFABF (Van & cs., 2003 ; Knap & cs.,2002; Meyers & cs., 2007; Plastow & cs., 2003)

b Các ADN marker/gen ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn

Những gen được sử dụng phổ biến tại các cơ sở giống hiện nay bao gồm: ESR1, ESR2, PAX5, EPOR, FSHB, IGF2, miR-27a, FSHR, CD9, FUT1, LCK, CEPR, BF, DIO3, ESR, GNRHR, LIF, PRLR, …

2.2 ĐẶC ĐIỂM GEN ESR, PRLR 2.2.1 Gen ESR

ESR (Esrtogen Receptor) nằm trên NST số 1 trong bộ genome của lợn ESR có thể làm tăng quá trình phiên mã glucocorticoid,

progesterone, estrogen (Saville & cs., 2002), tác động đến sự phát

triển các tế bào mầm của bào thai, quá trình chín của tế bào granulosa

(tế bào hạt) của nang noãn (Hirvonen-Santti & cs., 2004), tỷ lệ rụng trứng (Rohrer & cs., 1999) Theo Niu & cs., (2009), vùng intron 5 gen

ESR (Ring Finger Protein 4) có 2 alen T và C Nái có kiểu gen CC có số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ cao hơn nái mang kiểu gen TT Chính vì vậy, ESR được coi như gen ứng cử viên liên quan đến năng suất sinh sản

2.2.2 Gen PRLR

Gen PRLR nằm trên NST số 14 của bộ gen lợn PRLR là thành viên thứ 4 trong nhóm RBP, và đây là gen được biểu hiện trong thời gian

mang thai ở lợn (Harney & cs., 1993) Retinol và các protein gắn kết

đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi và bào thai Sự

thiếu và thừa retinol đều gây quái thai (Lefebvre & cs., 2005) Tỷ lệ chết

phôi sẽ giảm và số con sơ sinh và khối lượng sơ sinh/ổ sẽ tăng lên khi lợn nái mang thai được tiêm β-carotene hoặc vitamin A (Chew, 1996;

Trang 8

Coffey & Britt, 1993) Sự biểu hiện tăng lên của gen PRLR trong nội mạc tử cung được quan sát thấy ở lợn nái vào ngày thứ 10 và ngày thứ 12 của thai kỳ, cho thấy tầm quan trọng của vitamin A và các protein vận

chuyển vitamin A trong quá trình mang thai (Harney & cs., 1993) Chính

những lý do này mà gen PRLR được coi là một gen ứng viên tiềm năng cho năng suất sinh sản ở lợn

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1.1 Xác định tần số alen và tần số kiểu gen của gen ESR và PRLR trên lợn nái Landrace và Yorkshire

- Xác định đa hình gen ESR, PRLR - Tần số alen và kiểu gen của đa hình gen ESR, PRLR - Sự phân bố kiểu gen trong quần thể

3.1.2 Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire

3.1.2.1 Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại cơ sở nghiên cứu

- Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại cơ sở nghiên cứu

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire

3.1.2.2 Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR với năng suất sinh sản của nái Landrace và Yorkshire

- Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR với chỉ tiêu năng suất sinh sản

- Mối liên hệ của sự tương tác giữa đa hình gen ESR và PRLR với

Trang 9

một số chỉ tiêu năng suất sinh sản - Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản qua các lứa đẻ

3.1.2.3 Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR, PRLR với khả năng sinh trưởng của lợn hậu bị Landrace và Yorkshire

- Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR và sự tương tác giữa đa hình gen ESR và PRLR với khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Xác định tần số alen và tần số kiểu gen của gen ESR và PRLR

trên lợn nái Landrace và Yorkshire

a Vật liệu: Lợn nái Landrace và Yorkshire, và mẫu mô tai của chúng

được sử dụng để xác định kiểu gen

b Phương pháp nghiên cứu

Tổng số mẫu mô tai của 440 lợn nái gồm 147 Landrace và 293 Yorkshire được thu thập, sau đó vận chuyển bằng bình đá lạnh và bảo quản ở nhiệt độ -20oC tại Phòng thí nghiệm Công nghệ gen Dabaco cho đến khi phân tích

- Phương pháp lấy mẫu tai: Lấy kìm bấm tai, bấm lấy một mẩu tai

(0,5-1g) Mỗi lần lấy mẫu kìm bấm cần được rửa bằng cồn 70%, lau khô bằng giấy Mẫu được giữ trong ống eppendorf 2ml Ghi rõ thông tin số tai cá thể, đưa về phòng thí nghiệm, bảo quản ở nhiệt độ -20oC

- Tách chiết ADN: sử dụng theo quy trình của KIT tách thiết ADN

tổng số từ mẫu mô của INTRON, Hàn Quốc Trình tự các cặp mồi nhân

các đoạn gen được trình bày ở bảng dưới đây

Gene Trình tự cặp mồi

Sản phẩm

Enzym cắt

Kích thước alen

ESR

F-5’CCTGTTTTTACAGTGACTTTTACAGAG-3’ R-5’CACTTCGAGGGTCAGTCCAATTAG -3’ 120bp PvuII

A-120bp B-55,65bp

PRLR F 5’- CCC AAA ACA GCA GGA GGA CG-3’

R 5’- GGC AAG TGG TTG AAA ATG GA-3’ 163 bp AluI

A-85,59,19bp B-104, 59bp

Trang 10

- Quy trình cắt bằng các đoạn gen được khuếch đại bằng PCR: Các đoạn gen sau khi được khuếch đại được cắt bằng các Enzym tương ứng theo bảng trên Quy trình cắt theo quy trình kèm theo enzym của hãng

BioLabs, Anh

c Xử lý số liệu

Tần số alen và tần số kiểu gen, các tham số thống kê được xác định gồm: tần số quan sát, tần số ước tính lý thuyết Phép thử khi bình phương (χ2) được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của tần số kiểu gen, tần số alen quan sát so với lý thuyết theo định luật Hardy-Weinberg

3.2.2 Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire

3.2.2.1 Năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire tại cơ sở nghiên cứu

a Vật liệu: Lợn nái Landrace và Yorkshire thuần nuôi tại Công ty

TNHH lợn giống hạt nhân DABACO trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2018 Đánh giá năng suất sinh sản trên 294 lợn Landrace và 636 lợn Yorrkshire, đánh giá khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc trên 279 lợn Landrace và 632 lợn Yorkshire hậu bị.

b Phương pháp nghiên cứu

Đàn lợn nái nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO được nuôi trong điều kiện chuồng kín và thức ăn công nghiệp được cung cấp tự động Xăm số tai được thực hiện lúc sơ sinh Dựa vào số thẻ nái, sổ ghi chép tại trang trại dể thu thập số liệu về chỉ tiêu năng suất sinh sản nghiên cứu

Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ được xác định bằng cách đếm tại các thời điểm tương ứng

Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con được cân từng con bằng cân đồng hồ tại các thời điểm tương ứng Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ là tổng khối lượng toàn ổ tại thời điểm sơ sinh và cai sữa

Trang 11

c Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002) Sử dụng mô hình phân tích phương sai một yếu tố để phân tích ảnh hưởng của yếu tố giống đến các tính trạng năng suất sinh sản So sánh cặp đôi các giá trị trung bình theo phương pháp Duncan ở mức ý nghĩa P< 0,05 Mô hình thống kê:

Yij = μ + Bi + εijTrong đó: Yij: chỉ tiêu năng suất sinh sản; Bi: ảnh hưởng giống thứ ith(i = 2: Landrace và Yorkshire); εij: sai số ngẫu nhiên

3.2.2.2 Mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR với các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire

Mô hình tuyến tính tổng quát GLM được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của từng gen đến các tính trạng năng suất sinh sản như sau: Yijklmn = µ + ESRi + PRLRj + Lk + Nl + Mm + ESRi *PRLRj + εijklmn

Trong đó: Yijklmn: là chỉ tiêu năng suất sinh sản; µ: là trung bình quần thể; ESRi: là ảnh hưởng của kiểu gen ESR thứ i (i=3: AA; AB; BB); PRLRj: là ảnh hưởng của kiểu gen PRLR thứ j (j=3: AA; AB; BB); Lk: là ảnh hưởng của lứa đẻ thứ k (k=6: lứa 1, 2, 3, 4, 5, ≥6); Nl: là ảnh hưởng của năm thứ l (l=4: 2015, 2016, 2017, 2018); Mm: là ảnh hưởng của mùa vụ thứ m (m=4: Xuân, Hạ, Thu, Đông); ESRi *PRLRj: là ảnh hưởng của tương tác giữa kiểu thứ i của gen ESR với kiểu gen thứ j của gen PRLR (n=9: tổ hợp giữa các kiểu gen của 2 gen); εijklmn: sai số ngẫu nhiên

Mô hình trên cũng được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của đa hình gen ESR và PRLR đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire qua các lứa đẻ

3.2.2.3 Mối liên hệ của đa hình gen ESR, PRLR với các tính trạng sinh trưởng và năng suất thịt của lợn Landrace và Yorkshire

a Vật liệu: Tổng số 911 lợn cái hậu bị bao gồm 279 Landrace và 632

Yorkshire tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO được sử

Trang 12

dụng trong nội dung này Lợn được bấm số tai từ lúc mới sinh ra

b Phương pháp nghiên cứu

Mẫu mô đuôi sau khi lấy từ lợn con được vận chuyển bằng bình đá lạnh và bảo quản ở nhiệt độ -20oC cho đến khi phân tích Xác định kiểu gen của từng cá thể được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn Di truyền giống, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phương pháp tách chiết ADN, khuyếch đại và xác định đa hình gen ESR và PRLR được mô tả ở mục 3.5.3

Lợn được nuôi kiểm tra khi có khối lượng từ 30-40 kg tương ứng với 90 ngày tuổi (khối lượng bắt đầu kiểm tra) Kết thúc kiểm tra khi lợn đạt khối lượng từ 80-90kg tương ứng với 130-160 ngày tuổi (khối lượng kết thúc kiểm tra) Khối lượng tại thời điểm bắt đầu kiểm tra và kết thúc kiểm tra được cân từng con bằng cân điện tử vào buổi sáng trước khi cho ăn Tăng khối lượng trung bình/ngày được tính trong giai đoạn này bằng công thức:

70-Tăng KL bình quân/ngày = (70-Tăng khối lượng / Số ngày nuôi) x1000 Độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn được đo trên từng lợn sống bằng máy siêu âm Agroscan AL với đầu dò ALAL350 (ECM, France) ở vị trí xương sườn 3 - 4 cuối, cách đường sống lưng 6 cm trên từng cá thể sống

Tỷ lệ nạc được uớc tính thông qua độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn bằng phương trình hồi quy được Bộ NN Bỉ khuyến cáo (1998):

Y = 59,902386 – 1,060750X1 + 0,229324X2 Trong đó: Y: tỷ lệ nạc ước tính (%) ; X1: độ dày mỡ lưng, bao gồm da (mm) ; X2: độ dày cơ thăn (mm)

c Xử lý số liệu

Mô hình tuyến tính tổng quát GLM được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của từng gen (ESR hoặc PRLR) đến các tính trạng năng suất sinh trưởng Số ngày nuôi tại thời điểm bắt đầu cân được sử dụng như hiệp

Trang 13

phương sai để phân tích khối lượng bắt đầu vì ngày cân khối lượng bắt đầu không hoàn toàn được thực hiện cùng một thời điểm và số nuôi tại thời điểm kết thúc được sử dụng như hiệp phương sai để phân tích các chỉ tiêu về khối lượng kết thúc, ADG và chỉ tiêu về năng suất thịt

Yijklmn = µ + ESRi + PRLRj + TBk + Nl + ESRi *PRLRj + εijklmn Trong đó: Yijklmn: là chỉ tiêu năng suất sinh trưởng; µ là trung bình quần thể; ESRi: là ảnh hưởng của kiểu gen ESR thứ i (i=3: AA; AB; BB); PRLRj: là ảnh hưởng của kiểu gen PRLR thứ j (j=3: AA; AB; BB); TBk: là ảnh hưởng của tính biệt thứ k (k2: đực, cái); Nl: là ảnh hưởng của năm thứ l (l=4: 2015, 2016, 2017); ESRi *PRLRj: là ảnh hưởng của tương tác giữa kiểu thứ i của gen ESR với kiểu gen thứ j của gen PRLR (n=9: tổ hợp giữa các kiểu gen của 2 gen); εijklmn: sai số ngẫu nhiên

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐA HÌNH GEN ESR VÀ PRLR TRÊN LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE

4.1.1 Đa hình gen ESR, PRLR

Kết quả cắt sản phẩm PCR xác định kiểu gen ESR và PRLR được trình bày ở Hình 1

Kết quả nhân gen (PCR) xác định kiểu gen ESR của hai giống lợn đều đạt 100% dung lượng mẫu, với gen PRLR ở giống lợn Landrace chỉ

đạt 287 cá thể Kết quả cắt bằng enzym giới hạn PvuII trên gen ESR cho

kết quả với alen A không bị cắt nên sản phẩm PCR giữ nguyên kích

thước là 120pb, với alen B bị cắt bởi enzym PvuII nên sản phẩm PCR bị

đứt làm 2 đoạn với kích thước 65pb và 55pb (hình 1)

Kết quả cắt sản phẩm PCR gen PRLR bằng enzym giới hạn AluI trên

gen PRLR cho kết quả ứng với alen A cho 3 đoạn có kích thước là 85bp; 59bp và 19bp, với alen B có 2 loại kích thước là 104bp và 59bp (hình 2)

Ngày đăng: 11/09/2024, 08:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w