1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

122 42 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá nước lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Huỳnh Đức Khánh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thống
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 12,08 MB

Nội dung

Bảng 1.2 Các thông số chính của dự án Bảng 1.3 Tổng mức đầu tư Bảng 1.4: Phân vốn đầu tư và lãi vay trong thời gian xây dựng Bảng 1.5 Chi phi nguyên, nhiên liệu Bảng 3.1 Kết quả các chỉ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH DASAR – HUYỆN LẠC DƯƠNG,

TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG -HCM

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: HUỲNH ĐỨC KHÁNH MSHV: 12801022 Ngày, tháng, năm sinh: 28/06/1982 Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số :

I TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá nước lạnh Dasar- Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

- Phân tích bộ số liệu đầu vào liên quan đến việc phân tích dự án - Phân tích hiệu quả tài chính của dự án có xét đến yếu tố lạm phát - Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án

- Phân tích rủi ro và độ nhạy của dự án có xem xét phân phối xác suất các biến đầu vào

- Kết luận và kiến nghị với chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 24/2/2014 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/7/2014 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thống

Tp HCM, ngày tháng năm 20

TRƯỞNG KHOA

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin trọng cảm ơn Trường Đại học Bách TP Hồ Chí Minh, Khoa Quản lý công nghiệp và các Thầy, Cô đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp kiến thức sâu rộng trong suốt thời gian tôi được theo học và thực hiện Luận văn

Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS Nguyễn Thống, người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn

Xin trân trọng cảm ơn các Ông Nguyễn Viết Thùy, Ông Nguyễn Văn Hào cùng các công ty hoạt động trong lĩnh vực cá nước lạnh đã hổ trợ và chia sẽ thông tin tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các anh chị học viên Cao học Quản tri kinh doanh 20011 – 2014 đã có nhiều thảo luận, trao đổi, đóng góp hữu ích trong thời gian theo học

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Các số liệu trong luận văn đều được dẩn nguồn và chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết của người thực hiện

Người thực hiện luận văn

Huỳnh Đức Khánh

Trang 6

TÓM TẮT

Lâm Đồng có khí hậu ôn đới, đây là một vùng khí hậu hết sức đặc biệt đối ở đất nước nhiệt đới như nước ta, vùng khí hậu đặc biệt này đã tạo nên cảnh quan đặc biệt thu hút sự hiếu kỳ của mọi tầng lớp nhân dân trong khu vực, vì thế Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch, đây cũng là cơ hội cho nghề nuôi cá nước lạnh phát triển

Để đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án trang trại nuôi cá nước lạnh tại huyện Lạc Dương; đề tài sẽ tiến hành phân tích tính khả thi về mặt tài chính có ảnh hưởng của lạm phát, phân tích kinh tế - xã hội và phân tích rủi ro tác động đến dự án

Kết quả đánh giá cho thấy dự án khả thi về mặt kinh tế lẩn tài chính theo cả hai qua điểm Chủ đầu tư và Tổng đầu tư với giá trị hiện tại ròng lần lượt là 8,885 và 10,741 triệu đồng Với các yếu tố anh hưởng bao gồm tổng mức đầu tư, lãi vay, sản lượng, giá bán, lạm phát

Kết quả của phân tích là cơ sơ để chủ đầu tư quyết định đầu tư dự án, các tổ chức tín dụng quyết định cho vay, cơ quan nhà nước ban hành các chính sách , chủ trương nhằm tạo điều kiện cho ngành cá nước lạnh phát triển

Trang 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài 3

7 Cấu trúc của luận văn 3

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH 4

1.1 Vị trí địa lý và nhiệm vụ của công trình 4

1.1.1 Nhiệm vụ của công trình 4

1.2 Các dữ liệu liên quan đến phân tích dự án 4

1.2.4.3.Giá trị tổng mức đầu tư 13

1.4 Chi phí hoạt động hàng năm 15

CHƯƠNG 3 17

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 17

2.1 Chu kỳ hoạt đông của dự án 17

2.2 Các chỉ tiêu phân tích kinh tế và tài chính của dự án 17

2.2.1 Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV) 18

Trang 8

2.2.2 Tỷ suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return – IRR) 19

2.2.3 Tỷ số Lợi ích / Chi phí (Benefit Cost Ratio – B/C) 20

2.2.4 Thời gian hoàn vốn (Payback Period – Tp) 20

2.3 Phân tích kinh tế xã hội và phân tích tài chính 21

2.3.1 Phân tích kinh tế xã hội 22

2.3.1.1 Dòng thu kinh tế 23

2.3.1.2 Dòng chi kinh tế 23

2.3.2 Phân tích tài chính 24

2.3.2.1 Phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông) 25

2.3.2.2 Phân tích tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng) 26

2.3.3 Phân biệt giữa phân tích kinh tế xã hội và phân tích tài chính 27

PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN 33

3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế theo phương pháp trực tiếp 33

3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế theo phương pháp thay thế 35

3.2.2 Mô hình nuôi tuần hoàn RFA 37

3.3 Xác định các chỉ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế Cfi 38

3.3.1 Xác định các chỉ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế CFi 38

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu và các chuyên gia được tham khảo ý kiến Bảng 1.2 Các thông số chính của dự án

Bảng 1.3 Tổng mức đầu tư Bảng 1.4: Phân vốn đầu tư và lãi vay trong thời gian xây dựng Bảng 1.5 Chi phi nguyên, nhiên liệu

Bảng 3.1 Kết quả các chỉ tiêu kinh tế của dự án Bảng 3.2 Thông số thay thế nuôi cá nước lạnh bằng lồng bè Bảng 3.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của phương án nuôi lồng bè Bảng 3.4 Các thông số mô hình nuôi ao tuần hoàn tương đương Bảng 3.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của phương án nuôi tuần hoàn Bảng 3.6 Hệ số chuyển đổi từ giá kinh tế sang giá tài chính

Bảng 4.1 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư Bảng 4.2 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi vốn đầu tư thay đổi Bảng 4.3 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi sản lượng thay đổi Bảng 4.4 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi giá thay đổi

Bảng 4.5 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính các tình huống Bảng 4.7 Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm Tổng đầu tư Bảng 4.8 Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Tổng đầu tư Bảng 4.9 Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Tổng đầu tư Bảng 4.10 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư Bảng 4.11 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi vốn đầu tư thay đổi Bảng 4.12 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi sản lượng thay đổi Bảng 4.13 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi giá thay đổi

Bảng 4.14 Kết quả tính toán các chỉ tiêu khi lãi suất vay vốn thay đổi Bảng 4.15 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính các tình huống Bảng 4.16 Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm Chủ đầu tư Bảng 4.17 Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Chủ đầu tư Bảng 4.18 Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Chủ đầu tư

Trang 11

DANG MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Đồ thị ảnh hưởng của vốn đầu tư đến chỉ tiêu NPV, IRR Hình 4.2 Đồ thị ảnh hưởng của sản lượng đến chỉ tiêu NPV, IRR Hình 4.3 Đồ thị ảnh hưởng của giá sản phẩm đến chỉ tiêu NPV, IRR Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của chỉ tiêu NPV, IRR khi phân tích tình huống CDT Hình 4.1 Đồ thị ảnh hưởng của vốn đầu tư đến chỉ tiêu NPV, IRR CDT

Hình 4.5 Đồ thị ảnh hưởng của sản lượng đến chỉ tiêu NPV, IRR CDT Hình 4.6 Đồ thị ảnh hưởng của giá sản phẩm đến chỉ tiêu NPV, IRR Hình 4.7 Đồ thị ảnh hưởng của lãi suất vay vốn đến chỉ tiêu NPV, IRR Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của chỉ tiêu NPV, IRR, khi phân tích tình huống TDT

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 Lý do hình thành dự án

Lâm Đồng có khí hậu ôn đới, đây là một vùng khí hậu hết sức đặc biệt đối ở đất nước nhiệt đới như nước ta, vùng khí hậu đặc biệt này đã tạo nên cảnh quan đặc biệt thu hút sự hiếu kỳ của mọi tầng lớp nhân dân trong khu vực, vì thế Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch, đây cũng là cơ hội cho nghề nuôi cá nước lạnh phát triển

Khí hậu ôn đới chính là yếu tố quyết định khả năng phát triển nuôi cá nước lạnh tại Lâm Đồng Với nhiệt độ trung bình 18 – 220 C (tùy theo khu vực), ở độ cao trên 1.000 mét nhiệt độ giao động trong khoảng 15 – 200C Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi cá nước lạnh

Với chế độ nhiệt và chế độ mưa như trên, khả năng tái sinh của rừng khá cao, Nên Lâm Đồng có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; đồng thời, giúp đảm bảo nguồn nước Đây là những yếu tố hỗ trợ nghề nuôi cá nước lạnh phát triển

2 Lý do hình thành đề tài

Theo Quy hoạch phát triển chi tiết phát triển cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 đã được Ủy Ban tỉnh Lâm Đồng phê duyệt ngày 28 tháng 12 năm 2012, về dự báo nhu cầu phát triển trang trại: Trong những năm tới, nhu cầu số lượng trang trại nuôi công nghiệp cá nước lạnh có thể tăng lên đến 30 trang trại , Trong đó các mô hình nuôi ao nước chảy cá hồi, cá tầm sẽ vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn Có 35 doanh nghiệp và hàng trăm hộ dân muốn đầu tư phát triển nuôi cá tầm,cá hồi; với diện tích đăng ký khoảng 3000 ha tại các khu vực như Huyện Lạc Dương, Huyện Lâm Hà, Huyện Bảo Lộc, Huyện Di Linh, Huyện Đức Trọng và Thành phố Đà Lạt ; tuy vậy diện tích mặt nước hữu ích cho phát triển cá nước lạnh chỉ khoảng 200 ha Hiện nay, có 27 doanh nghiệp và hàng trăm hộ dân muốn đầu tư phát triển nuôi cá hồi vân; với diện tích đăng ký lên trên 1.500 ha tại các khu vực như Huyện Lạc Dương, Huyện Đamrông, và Thành phố Đà Lạt

Sản lượng cá nước lạnh sau đề án nuôi thử nghiệm năm 2007 thành công ở Lâm Đồng tăng dần qua các năm Năm 2009 đạt 240 tấn, năm 2010 đạt 300 tấn, Sản lượng cá nước lạnh năm 2011 đạt khoảng 350 tấn, trong đó cá hồi chiếm 100 tấn, cá

Trang 13

tầm đạt 250 tấn Với 13 Doanh nghiệp đầu tư nuôi trên tổng số 35 Dự án đăng ký, với số vốn đầu tư khoảng 168 tỷ trên tổng số 1.082 tỷ vốn đăng ký, diện tích sản xuất mới chỉ đạt 166,8 ha trên tổng số 343,0 ha đăng ký ( Quy hoạch chi tiết phát triển cá nước lạnh Việt Nam 2012-2020 hiệp hội cá nước lạnh Việt Nam )

Để đáp ứng nhu cầu trên, ngoài việc khai thác tối đa các diện tích mặt nước đang có, tỉnh Lâm Đồng đang khuyến khích mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh góp phần phát triển kinh tế, tạo ra các mô hình sản xuất mới, đa dạng hoá sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận cư dân miền núi

Nói tóm lại, các dự án nuôi cá nước lạnh tại Lâm Đồng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới Do đó cần có nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và tài chính Vì vậy, đề tài “Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá nước lạnh Dasar- Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” được hình thành

3 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, phân tích hiệu quả tài chính và đánh giá rủi ro dự án trang trại nuôi cá nước lạnh Dasar

- Phân tích kinh tế xã hội của dự án nhằm mục đích đánh giá hiệu quả mang lại của dự án đối với nền kinh tế quốc dân hoặc vùng Phân tích kinh tế- xã hội là cơ sở tính toán để xác định quy mô dự án, cơ sở để chủ đầu tư xem xét và ra quyết định có cho phép đầu tư hay không, cơ sở để các tổ chức tài chính, nhà tài trợ vốn xem xét để ra quyết định

- Phân tích tài chính dự án nhằm mục đích đánh giá hiệu quả dự án dưới góc độ nhà đầu tư Phân tích tài chính dự án theo hai quan điểm: phân tích tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng) và phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông)

- Phân tích rủi ro nhằm đánh giá sự thay đổi hiệu quả của dự án khi các yếu tố đầu vào có sự thay đổi, đánh giá qui mô tác động của các biến có khả năng ảnh hưởng đến kết quả của dự án Từ đó đề xuất giải pháp hạn chế sự tác động của các biến gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả dự án Phân tích rủi ro của dự án bao gồm: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo

Trang 14

Kết quả nghiên cứu đưa ra các kết luận mang tính tham khảo cho các Nhà đầu tư quan tâm trong quá trình ra quyết định đầu tư dự án

4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính dự án trang trại cá nước lạnh Dasar

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này sẽ phân tích và đánh giá hiệu quả dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư

5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp phân tích hiệu quả dự án: luận văn sẽ áp dụng các lý thuyết lập và phân tích dự án đầu tư, phương pháp lập dự toán, phân tích rủi ro và các phần mềm tin học ứng dụng

Về phương pháp toán học: sử dụng lý thuyết mô phỏng, xác suất thống kê Về dữ liệu: sử dụng phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài

Tác giả kỳ vọng kết quả phân tích kinh tế và tài chính dự án của luận văn được sử dụng như là nguồn tham khảo trong việc xem xét, đánh giá và ra quyết định của các bên hữu quan như Chính quyền địa phương, Chủ đầu tư, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tài trợ trong quá trình quyết định, thực hiện đầu tư, ban hành các chính sách hổ trợ nhà đầu tư trong quá trình đầu tư dự án

7 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc luận văn gồm hai phần: Phần nội dung gồm 5 chương và phần kết luận kiến nghị cụ thể như sau:

Chương 1: Mở Đầu Chương 2: Giới thiệu chung về cá nước lạnh và dự án trang trại cá nước lạnh Dasar

Chương 3: Cơ sở lý thuyết về phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư Chương 4: Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án

Chương 5: Phân tích tài chính dự án theo hai quan điểm Tổng đầu tư, Chủ đầu tư và phân tích rủi ro

Trang 15

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH

Nội dung chương này sẽ giới thiệu về Chủ đầu tư, đơn vị hỗ trợ cho dự án và mô tả về dự án như vị trí, mục tiêu và quy mô Ngoài ra, sẽ trình bày về nguồn thu thập dữ liệu sử dụng phân tích

1.1 Vị trí địa lý và nhiệm vụ của công trình

1.1.1 Nhiệm vụ của công trình

Công trình được xây dựng nhằm đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất 50 tấn cá nước lạnh trong 1 năm

Ngoài việc đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực như:

 Tạo ra các mô hình sản xuất mới, đa dạng hoá sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản và góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận cư dân miền núi

 Tạo nguồn dự trử nước và các điều kiện thuận lợi cho nhu cầu nước tưới tiêu cho khu vực lân cận

1.2 Các dữ liệu liên quan đến phân tích dự án

1.2.1 Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp quan trọng để thực hiện phân tích khả thi là sản lượng và giá cả thị trường có thể chấp nhận đối với sản phẩm cá nước lạnh Đề tài đã thực hiện phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hào chủ tịch hiệp hội cá nước lạnh Việt Nam về dự báo sản lượng và giá cả thị trường đối với các sản phẩm cá nước lạnh; nội dung phỏng vấn được trình bày tại phần phụ lục

Trang 16

1.2.3 Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu

Đề tài thu thập các dữ liệu thứ cấp thông qua quy hoạch phát triển trang trại cá nước lạnh 2012-2020, các dữ liệu như kinh phí vận hành hàng năm, số lượng nhân viên, cơ cấu tổ chức trang trại được tham khảo từ một số chuyên viên có kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan Ngoài ra, đề tài căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành Cácnguồn thu thập dữ liệu phục vụ phân tích được trình bày trong Bảng 1.1

Bảng 1.1: Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu và các chuyên gia được tham

khảo ý kiến

Thông số kinh tế vĩ mô lạm phát, lãi suất, tỷ giá

Báo cáo của IMF tháng 10/2014 Term and conditions of Yen Loan Effective from April 1,2012 (JICA) Trang web Ngân hàng Nhà nước Tổng chi phí đầu tư ban đầu Ông Nguyễn Viết Thùy (0918525744)

Viện trưởng viện nuôi trồng thủy sản 1 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lạc

Dương Lâm Đồng Sản lượng và giá cả thị trường của sản

phẩm cá nước lạnh

Ông Nguyễn Văn Hào (0913188551) Chủ tịch hiệp hội cá nước lạnh Việt Nam

Chi phí vận hành trang trại hàng năm Ông Nguyễn Viết Thùy (0918525744)

Viện trưởng viện nuôi trồng thủy sản 1 Bản vẽ quy hoạch chi tiết trang trại cá

nước lạnh tại Dasar

Cty TNHH Khánh Vân

1.3 Các thông số chính của dự án

1.3.1 Tiêu chuẩn thiết kế và cấp công trình

Nội dung, cơ cấu và các chế độ chính sách về tiền lương, các loại phụ cấp, định mức dự toán xây dựng công trình được tạm tính theo các quy định hiện hành

Trang 17

áp dụng cho các dự án thuỷ lợi tại miền Trung Tây Nguyên, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TCVN 9164:2012 : Công trình thiết kế công trình thủy lợi TCVN 4514:2012 : Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

TCVN 353:2004: Tiêu chuẩn thiết kế nhà dân dụng Nội dung và cơ cấu của Tổng dự toán dự án xây dựng trang trại được lập tuân thủ theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13-6-2007 của Chính phủ Việt Nam về “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình” và Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng, Việt Nam về “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và môi trường; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

Do tính đặc thù của dự án đầu tư xây dựng công trình còn liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi thủy sản nên khi tính toán thiết kế các hạng mục của dự án sẽ có những thiết kế theo yêu cầu riêng không dựa hoàn toàn vào các tiêu chuẩn nêu trên

1.3.2 Các hạng mục công trình chính

1.3.2.1 Đập tràn có cửa van:

+ Đập ngăn nước: là đập tràn, chiều dài theo đỉnh là 15 m được xây bằng bê tông cốt thép, chiều cao từ đáy đập lên tới đỉnh đập là 3m, bề mặt đập rộng 0,5m Cao trình mực nước kiệt nhất so với đập là 2,5 m

+ Cửa van lấy nước: bằng van thép phẳng có khả năng điều tiết nước và được bố trí ngay trong thân đập Cao độ ngưỡng cửa lấy nước là 1,5 m để đảm bảo lấy được lưu lượng nước nhiều nhất trong điều kiện bình thường và vẫn đủ nước vận hành cho hệ thống trong điều kiện thời tiết khô hạn Cửa van phẳng vận hành kích thước b x h = 1,0 x 1,0 m Phía ngoài cùng của cửa lấy nước có bố trí lưới chắn rác kích thước B x H = 1,5 x 1,5 m Chiều dài cửa lấy nước là 0,6 m và chiều cao cửa lấy nước là 0,6 m

Trang 18

1.3.2.2 Tuyến ống dẫn nước :

+ Đường ống dẫn nước: được sử dụng loại ống bằng bê tông cốt thép, đường kính ống là 600 mmm Chiều dài từ cửa lấy nước đến hồ lắng120 m, độ dốc là 1,5%

1.3.2.3 Hồ lắng :

+ Là hồ đất được đào bằng xe cơ giới, có chân hồ xây gia cố bằng đá hộc, thành hồ đổ lớp bê tông phủ mặt, được sử dụng để điều tiết nước và lắng tụ bùn, cát trước khi cho nước vào hệ thống nhà ươm, hồ nuôi Có diện tích khoảng 1.500 m2 Trong hồ lắng có van phẳng điều tiết nước vô các hồ nuôi

1.3.2.4 Bể lắng :

+ Là hạng mục rất quan trọng, có tác dụng xử lý nước một lần nữa trước khi cho nước vào nhà ươm Được xây bằng đá chẻ, nằm ngay trong hồ lắng, kích thước D x R x C là 20 x 2 x 3,0 m Bên trong gồm nhiều lớp vật chất lọc nhằm lắng tụ bùn cát, loại bỏ vi sinh vật có hại

1.3.2.5 Nhà ươm :

+ Được xây sát với hồ lắng, có kích thước D x R là 30 x 10 m, xây theo mô hình nhà thép tiền chế Phía trong có hệ thống mương chìm để dẫn nước thải của các bể ươm ra ngoài

1.3.2.6 Hệ thống hồ nuôi : + Xây sát với nhà ươm, gồm 15 bể có kích thước D x R x C là 30 x 5 x 1,5 m (chiều cao trung bình là 1,5m) Được đấu nối với hệ thống mương cấp và thoát nước, có độ dốc 1% đánh về phía ống xả Tường xây bằng gạch 6 lỗ, nền đổ bê tông có cốt thép

1.3.2.7 Hồ thu nước thải :

+ Có diện tích, kết cấu tương tự như hồ lắng, ngoài ra nó còn có 1 đường ống dẫn nước thải sau khi lắng tụ ra ngoài suối

1.3.2.8 Hệ thống mương cấp và thoát nước :

+ Là hệ thống mương chạy chìm (mương thoát), và nổi (mương cấp) xây bằng gạch 6 lỗ, kích thước R x C là 0,6 x 0,8 m mương cấp có chiều dài tổng cộng là 146 m Mương thoát có chiều dài tổng cộng là 136 m

Trang 19

1.3.2.9 Nhà công nhân, nhà điều hành:

+ Nhà công nhân, nhà điều hành : nhà cấp 4, diện tích D x R là 12 x 8 m, mái lợp tôn, vì kèo thép

1.3.2.10 Đường nội bộ, hàng rào:

+ Hàng rào kẽm gai có chiều dài tổng cộng 510m, đường giao thông nội bộ đầm đất kỹ, sau đó bổ lớp bê tông dày 100 mm, rộng 4-5m

Trang 20

STT Thông số Đơn vị Trị số

Trang 21

STT Thông số Đơn vị Trị số

VIII Tổng mức đầu tư (bao gồm cả thuế ) vnđ

- Thời điểm Quý I năm 2014

1.2.4.2 Nội dung và cơ cấu Tổng mức đầu tư

Nội dung, cơ cấu và các chế độ chính sách về tiền lương, các loại phụ cấp, định mức dự toán xây dựng công trình được tạm tính theo các quy định hiện hành

của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nội dung và cơ cấu của Tổng dự toán dự án “khu nuôi cá nước lạnh của công ty TNHH Khánh Vân” được lập tuân thủ theo Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về “quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình” và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng, Việt Nam về “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”

Trang 22

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và môi trường; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

a Chi phí xây dựng

* Định mức áp dụng : * Định mức

Bộ Đơn giá sử dụng để lập Tổng dự toán xây dựng công trình được xây dựng từ các định mức trong các bộ định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo công bố số 1776/BXD-VP ngày 16-8-2007 của Bộ Xây dựng; định mức dự toán chuyên ngành xây dựng các công trình thuỷ lợi số 1582/QĐ-NLDK ngày 29-4-2005 của Bộ Công Thương Việt Nam

Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng v/v công bố định mức dự toán xây dựng công trình - phần Xây dựng

Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng v/v công bố định mức dự toán xây dựng công trình - phần Lắp đặt

Công văn số 1778/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng v/v công bố định mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng

Công văn số 841/SXD-KTXD ngày 14/10/2010 công bố giá nhân công xây dựng phổ biến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Công văn số 842/SXD-KTXD ngày 14/10/2010 công bố giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng phổ biến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng v/v công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngay26/05/2010 của Bộ Xây dựng v/v

hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Trang 23

+ Giá dầutại khu vực lân cận công trình 22.980/1lít (giá vùng 2) Các loại vật liệu được mua tại khu vục Đarsa, Đà Lạt, giá các loại vật liệu được áp dụng theo bảng công bố giá VLXD của liên Sở Tài chính - Xây dựng Tỉnh Lâm Đồng ngày11/02/2014

- Giá nhân công

- Công bố giá nhân công xây dựng phổ biến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Bảng lương nhân công xây dựng tại khu vực có mức lương tối thiểu: 810000 đồng/tháng (Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ)

- CV số 1291/TB-SXD-KTXD ngày 14/12/2011 hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng áp dụng từ 01/10/2011 Khu vực có mức lương tối thiểu: 1780000 đồng/tháng (Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của Chính phủ)

- Giá ca máy và thiết bị thi công

Giá ca máy và thiết bị thi công được tính toán trên cơ sở Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị xây dựng số 06/2005/TT-BXD ngày 15-4-2005 và Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25-7-2007 của Bộ Xây dựng, Việt Nam Trong đó xăng, dầu, điện năng và lương thợ điều khiển máy xây dựng theo giá tại hiện trường xây lắp công trình

c Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác

Chi phí quản lý dự án trên cơ sở giá trị dự toán Quyết định số BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng v/v công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình áp dụng theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng v/v công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Lệ phí thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán công trình theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng v/v công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán, kiểm toán theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính Việt Nam

Trang 24

Thuế giá trị gia tăng (các loại vật liệu mua tại Việt Nam và các nội dung công việc thực hiện tại Việt Nam) theo Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QHH12 ngày 03-6-2008 và Thông tư hướng dẫn số 129/2008/Tt-BTC ngày 26-12-2008 của Bộ Tài chính Việt Nam

Một số các chi phí khác được tạm tính hoặc theo tỷ lệ thực tế của một số công trình đã và đang thi công tại Việt Nam

d Chi phí dự phòng

Dự phòng chi phí khối lượng phát sinh được tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác

Dự phòng yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng là 10% (tạm tính theo chỉ số trượt giá của tỉnh Lâm Đồng- Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam)

e Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

Dự toán kinh phí chi cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng sử dụng trong phần phân tích tài chính được lập bởi trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Đà Lạt Trong đó, giá đất đền bù tại vị trí dự án được căn cứ theo quyết định số 48/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v quy định giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn thành phố Đà Lạt” Theo như bản vẽ hiện trạng sử dụng đất của dự án thì diện tích đất cần giải tỏa là đất thuộc khu vực II vị trí III ( Đất rồng cây hàng năm ) được tính bằng 54000 VND/1 m2

1.2.4.3.Giá trị tổng mức đầu tư

Kết quả tính toán tổng mức đầu tư, phân bổ nguồn vốn và lãi vay trong thời gian xây dựng được trình bày ở bảng 1.2 và bảng 1.3

Trang 25

Bảng 1.3 Tổng mức đầu tư

Giá trị sau thuế

Trang 26

Bảng 1.4: Phân vốn đầu tư và lãi vay trong thời gian xây dựng

1 Lãi vay 12%/năm 608.711 365.23 243.48

III Vốn gốc + Lãi vay 7,855.270 4,713.162 3,142.108

1.4 Chi phí hoạt động hàng năm

Chi phí vận hành hàng năm là các chi phí cần thiết để dự án hoạt động như chi phí nhiên liệu, điện, nước, chi phí bảo trì, chi phí lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn, chi phí an ninh, vận chuyển

a) Chi phí nguyên, nhiên liệu Chi phí nguyên, nhiên liệu là trị giá thực tế nguyên liệu, nhiên liệu dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động, ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu đánh giá dự án Đề tài thực hiện phỏng vấn Ts Nguyễn Viết Thùy Viện trưởng viện nuôi trồng thủy sản 1 để thu thập các dữ liệu này

Bảng 1.5 Chi phi nguyên, nhiên liệu

STT Chi phí nguyên, nhiên liệu Đơn vị Giá trị

b) Chi phí khấu hao tài sản cố định

Trang 27

Chi phí khấu hao được tính theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, phương pháp khấu hao sử dụng là khấu hao đều, thời gian khấu hao như sau:

Đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật quy định 5-20 năm, chọn 10 năm Đối với phần thiết bị quy định 5-10 năm, chọn 5 năm

d) Chi phí lương Chi phí lương hàng năm được tính bằng cách nhân số lượng nhân viên với mức lương bình quân Sơ đồ tổ chức nhân sự cho trang trại được tham khảo Cty NHHH Khánh Vân Số lượng nhân viên được tính bằng số lượng nhân viên thực tế đang có của cty

Mức lương tính bằng cách xây dựng sơ bộ thang bảng lương cho các vị trí theo

Nghị định số 204/2004/ND/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ e) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Các chi phí này được tính toán dựa vào Luật số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 – Luật Bảo hiểm xã hội, Luật số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 Luật Bảo hiểm Y tế thì tỷ lệ trích bảo hiểm (doanh nghiệp, người lao động và tổng cộng) trên quỹ lương như sau:

- Bảo hiểm xã hội 8% tổng tiền lương - Bảo hiểm y tế 1,5% tổng tiền lương

Trang 28

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Chu kỳ hoạt động của dự án

Chu kỳ hoạt động của một dự án được khái quát gồm ba giai đoạn cơ bản sau:

Giai đoạn khởi đầu: trong giai đoạn này nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư và tiến hành lập nghiên cứu tiền khả thi nhằm đánh giá triển vọng của dự án Nếu dự án có triển vọng tùy vào quy mô và độ phức tạp của dự án sẽ tiến hành nghiên cứu khả thi nhằm tăng cường mức độ chính xác của những biến số chủ chốt Kết quả của giai đoạn nghiên cứu này sẽ dùng làm cơ sở để nhà đầu tư xem xét có chấp thuận dự án hay không Nếu dự án được chấp nhận thì sẽ tiến hành lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán Đây là bước cuối cùng trước khi bắt tay vào triển khai dự án

Giai đoạn triển khai: đây là giai đoạn đầu tư xây dựng gồm các công việc như hoạch định, lập tiến độ công việc và tổ chức thi công Để tiến độ và chất lượng diễn ra theo đúng kế hoạch cần thực hiện công tác giám sát và kiểm soát

Giai đoạn kết thúc: khi giai đoạn xây dựng hoàn thành, tiến hành chuyển giao cho đơn vị sử dụng và thực hiện đánh giá hậu dự án Công tác đánh giá hậu dự án giúp kiểm tra độ chính xác của quá trình thẩm định dự án và xem xét về sự đóng góp của dự án với quốc gia

2.2 Chủ đầu tư và thời gian thực hiện dự án 2.2.1 Chủ đầu tư

Trang trại nuôi cá nước lạnh do Công ty TNHH Khánh Vân làm chủ đầu tư 2.2.2 Thời gian thực hiện dự án

Quý 1 năm 2014

2.3 Các chỉ tiêu phân tích kinh tế và tài chính của dự án

Nhằm mục đích ra đánh giá dự án có khả thi hay không, hay quyết định lựa chọn dự án trên quan điểm hiệu quả kinh tế tài chính, cần thiết lập các tiêu chí để so sánh Hiện nay có hai phương pháp phổ biến với các tiêu chí đo hiệu quả như sau:

* Phương pháp chiết khấu ngân lưu:

Trang 29

- Giá trị tương đương (Equivalent Worth): toàn bộ giá trị của dòng ngân lưu trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi tương đương thành:

+ Một giá trị hiện tại (Present Worth hay Net Present Value - NPV) + Một giá trị tương lai (Future Worth) hoặc

+ Một chuỗi đều giá trị hàng năm (Annual Worth) - Suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return – IRR) - Tỷ số lợi ích chi phí (Benefic Cost Ratio – B/C) * Phương pháp truyền thống:

- Thời gian hoàn vốn - Điểm hòa vốn

2.2.1 Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)

Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư nghĩa là toàn bộ thu nhập và chi phí của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại được chiết khấu bằng tỷ suất sinh lợi cần thiết Chỉ tiêu NPV cho biết khả năng sinh lợi của dự án trong toàn bộ thời gian khai thác

Trong đó: Bt – Thu nhập ở năm thứ t

Ct – Chi phí ở năm thứ t n – Số năm tính toán của dự án r – Tỷ suất sinh lợi cần thiết (chi phí cơ hội vốn) của dự án (%)

Nguyên tắc ra quyết định:

Với tiêu chí giá trị hiện tại ròng, dự án được xem là có ý nghĩa kinh tế nếu NPV > 0, dự án bị từ chối nếu NPV < 0 và tiêu chuẩn hiệu quả là NPV → Max Trong các phương án loại trừ nhau, phương án nào có giá trị hiện tại ròng lớn nhất là phương án có lợi nhất

Đặc điểm phương pháp NPV:

Cách tiếp cận giá trị hiện tại ròng cho biết một dự án có thể sinh lợi với tỷ suất sinh lợi theo yêu cầu của nhà đầu tư hay không

Trang 30

Phương pháp này xem xét cả độ lớn, thời gian phát sinh của dòng ngân quỹ trong toàn bộ thời kỳ phân tích của dự án và xét đến yếu tố rủi ro Giá trị hiện tại ròng của một dự án là số tiền kỳ vọng làm tăng giá trị hiện tại của công ty nhờ thực hiện dự án đó, phù hợp mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phần của công ty

Phương pháp này phụ thuộc vào suất chiết khấu, NPV càng giảm khi suất

chiết khấu tăng và NPV càng tăng khi suất chiết khấu giảm

2.2.2 Tỷ suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return – IRR)

Tỷ suất sinh lời nội tại của dự án bằng tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng không, nghĩa là:

Trong đó: NPV1 ≤ 0 ứng với suất chiết khấu k1 NPV2 ≥ 0 ứng với suất chiết khấu k2

Trang 31

và IRR → Max

Đặc điểm phương pháp IRR:

Phương pháp này xem xét cả độ lớn và thời gian phát sinh của dòng ngân quỹ trong toàn bộ thời kỳ phân tích của dự án Trị số IRR được xác định từ nội bộ phương án một cách khách quan, do đó tránh được việc định suất chiết khấu rất khó chính xác như khi dùng chỉ tiêu NPV Trị số IRR còn được hiểu là lãi suất lớn nhất

mà dự án có thể chịu đựng được nếu phải vay vốn để đầu tư

2.2.3 Tỷ số Lợi ích / Chi phí (Benefit Cost Ratio – B/C)

Tỷ số Lợi ích – Chi phí (B/C) của một dự án được xác định là tỷ số của giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị tương đương của dự án

Công thức tính B/C:

Trong đó: Bt – Lợi ích ở năm thứ t

Ct – Chi phí ở năm thứ t n – Số năm tính toán của dự án r – Suất chiết khấu của dự án (%) Giá trị tỷ số B/C phụ thuộc không những vào chuỗi dòng tiền của dự án xem xét mà còn phụ thuộc vào suất chiết khấu sử dụng

Một dự án được xem là đáng giá theo tiêu chí B/C là: B/C > 1 Tiêu chuẩn hiệu quả là: B/C → Max

2.2.4 Thời gian hoàn vốn (Payback Period – Tp)

Thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư là thời gian cần thiết để tổng thu nhập ròng hàng năm đủ để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu

Giá trị Tp được xác định từ phương trình sau:







t

ttn

t

tt

rC

rBC

B

00

)1(

)1(/

Trang 32

Trong đó: P – Vốn đầu tư ban đầu

CFt – Giá trị dòng tiền ở thời điểm t Tiêu chuẩn chấp nhận của dự án về mặt kinh tế nếu có thời gian hoàn vốn ngắn hơn thời gian quy định Đối với các dự án loại trừ lẫn nhau thì ưu tiên dự án nào có thời gian thu hồi vốn sớm nhất và ngắn hơn thời gian thu hồi vốn quy định

Đặc điểm phương pháp Thời gian hoàn vốn:

- Phương pháp này bỏ qua ảnh hưởng giá trị theo thời gian của tiền tệ Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng phương pháp Thời gian hoàn vốn chiết khấu Phương pháp hoàn vốn chiết khấu sử dụng suất chiết khấu i% để chiết khấu dòng tiền về thời điểm hiện tại, sau đó mới xác định thời gian hoàn vốn

- Phương pháp này không tính đến dòng tiền của toàn bộ dự án như là một thước đo tính sinh lợi mà chỉ chú ý đến ngân quỹ ròng của dự án trước khi thu hồi vốn

Tuy tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có nhược điểm, nhưng trong một số trường hợp cũng sử dụng nó như một công cụ ra quyết định bổ sung Giá trị nghịch đảo của Tp có thể hiểu như một độ đo gần đúng của suất thu lợi trung bình trên vốn đầu tư ban đầu

2.3 Phân tích kinh tế xã hội và phân tích tài chính

Để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư, dự án sẽ được xem xét dưới hai khía cạnh: hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính Khi phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, dự án được xem xét trên quan điểm lợi ích của quốc gia, lợi ích của vùng Trong khi đó, khi phân tích hiệu quả về tài chính, dự án sẽ được xem xét dưới quan điểm của Nhà đầu tư bỏ vốn ra để thực hiện dự án Do có sự khác nhau theo quan điểm phân tích trên, dòng tiền trong tính toán chỉ tiêu đánh giá dự án cho hai phân tích nói trên cũng khác nhau Khi phân tích các chỉ tiêu đánh giá kinh tế, tài chính của dự án đầu tư có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu tài chính đều đạt - Trường hợp 2: Chỉ tiêu kinh tế đạt và chỉ tiêu tài chính không đạt - Trường hợp 3: Chỉ tiêu kinh tế không đạt và chỉ tiêu tài chính đạt - Trường hợp 4: Chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu tài chính đều không đạt

Trang 33

Trường hợp 1 là phương án đáng giá cả về kinh tế lẫn tài chính, nên quyết định đầu tư Trong khi đó, trường hợp 2 nếu muốn thu hút Nhà đầu tư, Nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ khác bổ sung vào lợi nhuận của Nhà đầu tư nếu muốn thực hiện dự án Trường hợp 3, thông thường Nhà đầu tư phải cần phải có các hoạt động bổ sung để mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội nhằm thuyết phục để được sự cho phép đầu tư dự án từ chính phủ Trường hợp 4 thì dự án sẽ không có tính khả thi

2.3.1 Phân tích kinh tế xã hội

Phân tích kinh tế xã hội nhằm mục đích đánh giá hiệu quả mang lại của dự án đối với nền kinh tế Lợi ích kinh tế của một dự án là hiệu số các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được trừ đi những đóng góp mà xã hội đã bỏ ra khi dự án được thực hiện và các chi phí để xây dựng dự án

Phân tích kinh tế xã hội là cơ sở tính toán để xác định quy mô dự án, là cơ sở để Nhà nước xem xét và ra quyết định cho phép đầu tư hay không hoặc quyết định cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cho dự án (bù lãi suất, cấp bổ sung ngân sách, ưu đãi về thuế và các chính sách hỗ trợ khác), là cơ sở để các tổ chức tài chính, cơ quan tài trợ vốn xem xét để ra quyết định

Đối với các dự án đầu tư nuôi cá nước lạnh, cần xem xét thêm các phương án thay thế (nuôi lồng bè, nuôi hệ thống tuần hoàn RFA ( ) Việc xem xét các phương án thay thế nhằm đánh giá ưu và nhược điểm của các phương án thay thế về: công nghệ, kỹ thuật, quy mô, địa điểm, thời điểm và cơ chế huy động vốn Giả thích tại sao phương án đề xuất được lựa chọn (vì là giải pháp chi phí thấp nhất hay chi phí hiệu quả nhất) và tại so các phương án thay thế bị loại bỏ

Nội dung phân tích kinh tế của dự án đầu tư: -Phân tích kinh tế của dự án đầu tư nhằm đánh giá các chỉ tiêu sau:

+ Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVk) + Tỷ suất sinh lợi nội tại kinh tế (EIRR %) + Tỷ số Lợi ích/ Chi phí kinh tế (B/Ck) + Thời gian hoàn vốn kinh tế có chiết khấu (Tpk)

Trang 34

-Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án được tính trên cơ sở dòng tích lũy kinh tế của các năm trong thời hạn dự án và tỷ suất chiết khấu kinh tế ik = 10% Dòng tiền trong phân tích kinh tế được xác định như sau:

2.3.1.1 Dòng thu kinh tế

Dòng thu kinh tế chính là dòng tiền thu trong phân tích kinh tế Nó bao gồm các hạng mục như sau:

- Doanh thu bán sản phẩm: Đây là tiền thu được từ việc bán sản phẩm có

được từ dự án Được xác định trên cơ sở công suất sản xuất và đơn giá bán Doanh thu được tính cho một năm tài chính

- Lợi ích khác thu được từ dự án (nếu có): Đây là dòng tiền thu được ngoài

sản phẩm dự án

- Lợi ích khác do công trình đa mục tiêu (nếu có): trong trường hợp xây

dựng công trình còn có tác dụng khác ngoài mục tiêu chính của dự án: Ví dụ xây dựng hồ chứa, kết hợp nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt …

- Các giảm thiểu tác hại đối với nền kinh tế và lợi ích xã hội khác(nếu có):

Nhờ có dự án mà một số tác động tiêu cực như khi chưa có dự án đã được giảm thiểu, tạo điều kiện phát triển ngành nghề khác, tạo thêm việc làm mới

2.3.1.2 Dòng chi kinh tế

Dòng chi kinh tế chính là dòng tiền chi trong phân tích kinh tế Nó bao gồm các hạng mục như sau:

-Vốn đầu tư xây dựng dự án : Đây là chi phí phải bỏ ra để xây dựng cơ sở vật

chất, trang thiết bị… cho dự án (chi phí về đất, xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị, lắp đặt,…) Vốn đầu tư xây dựng có thể kéo dài nhiều năm trước khi dự án đi vào vận hành sản xuất Trong một số trường hợp, một số hạng mục của dự án phải đầu tư mới sau một thời gian hoạt động

- Phí vận hành & bảo dưỡng: Đây là khoảng chi phí để dự án hoạt động : trả

lương, các chế độ bảo hiểm, bảo dưỡng máy móc thiết bị

- Chi phí nguyên, nhiên liệu: là trị giá thực tế nguyên liệu, nhiên liệu dùng

trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm

- Các loại chi phí khác: Ví dụ như thuê mướn địa điểm giao dịch, chuyên

chở, bốc xếp, bao bì, tồn kho, hao hụt…

Trang 35

2.3.2 Phân tích tài chính

Trên cơ sở phương án kiến nghị từ phân tích kinh tế của dự án, phân tích tài chính là một bước tiếp theo quan trọng để đánh giá hiệu quả của dự án đối với Nhà đầu tư

Phân tích tài chính là việc đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của Nhà đầu tư để định hướng cho Nhà đầu tư về phương thức huy động vốn, các cơ chế về tài chính để dự án đạt được mức sinh lợi hợp lý, đảm bảo cho dự án hoạt động bền vững, lâu dài và hiệu quả Kết quả phân tích tài chính là cơ sở để xác lập tính ưu tiên khi quyết định đầu tư

Phân tích tài chính dự án đầu tư thường thực hiện theo 2 quan điểm: - Phân tích tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng) - Phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông) Phân tích theo quan điểm Tổng đầu tư là theo đó nhà đầu tư xem như đã có sẵn nguồn vốn để thực hiện dự án (không phải vay từ các nguồn khác nhau) Điều này có nghĩa là trong phương pháp phân tích này người ta không có dòng tiền biểu thị lãi vay trong số liệu phân tích

Trong khi đó, phân tích theo quan điểm Chủ đầu tư là phân tích theo đó Chủ đầu tư phải vay vốn với một tỷ lệ nhất định về nguồn vốn với các điều kiện về lãi suất và thời gian trả nợ khác nhau để thực hiện dự án Do đó, trong phân tích này, các chi phí trả lãi được xem như chi phí dự án và kế hoạch trả nợ gốc lẫn lãi sẽ được đưa vào dòng tiền phân tích tài chính

Nội dung phân tích tài chính của dự án đầu tư: - Phân tích tài chính của dự án đầu tư nhằm đánh giá các chỉ tiêu sau:

+ Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPVf) + Tỷ suất sinh lợi nội tại tài chính (FIRR %) + Tỷ số Lợi ích/ Chi phí tài chính (B/Cf) + Thời gian hoàn vốn tài chính có chiết khấu (Tpf) - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án được tính trên cơ sở dòng tích lũy tài chính của các năm trong thời hạn phân tích dự án và tỷ suất chiết khấu tài chính if % (tỷ suất chiết khấu tài chính bình quân gia quyền cho các nguồn vốn)

Trang 36

v: Tổng vốn vay trong tổng vốn đầu tư dự án I: tổng vốn đầu tư của dự án

icsh%: tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu i

v%: tỷ lệ lãi suất của vốn vay t%: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu được góp vốn từ nhiều nguồn khác nhau thì Tỷ suất sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (i

csh%) dùng để xác định tỷ suất chiết khấu tài chính (i

f) được tính theo nguyên tắc bình quân gia quyền các nguồn vốn góp

Nếu vốn vay là hỗn hợp của nhiều nguồn thì tỷ lệ lãi suất của vốn vay (i

v%) được tính bằng bình quân gia quyền tỷ lệ lãi suất các nguồn vốn vay

2.3.2.1 Phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư (quan điểm cổ đông)

Dòng tiền trong phân tích tài chính được xác định như sau:

*Tổng doanh thu bao gồm:

- Doanh thu bán sản phẩm: Đây là tiền thu được từ việc bán sản phẩm có được

từ dự án Được xác định trên cơ sở công suất sản xuất và đơn giá bán Doanh thu được tính cho một năm tài chính

- Lợi ích khác thu được từ dự án (nếu có): Đây là doanh thu Chủ đầu tư có được

ngoài doanh thu từ sản phẩm của dự án

- Trợ giá (nếu có): Dòng tiền có được từ chính sách Hỗ trợ của chính quyền địa

phương, trung ương

- Lợi ích khác do công trình đa mục tiêu (nếu có): trong trường hợp xây

dựng công trình còn có tác dụng khác ngoài mục tiêu chính của dự án: Ví dụ xây dựng hồ chứa, kết hợp nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt …

Trang 37

*Tổng dòng tiền chi bao gồm:

- Chi phí nguyên, nhiên liệu : Dùng để mua nguyên vật liệu cho sản xuất sản

phẩm Chi phí nhiên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm

- Phí vận hành & bảo dưỡng: Đây là khoảng chi phí để dự án hoạt động : trả

lương, các chế độ bảo hiểm, bảo dưỡng máy móc thiết bị

- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Thông thường để thực hiện dự án, Chủ đầu tư cần

phải vay một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau trong quá trình xây dựng dự án Mỗi nguồn vốn vay sẽ có các điều kiện về: thời gian trả nợ gốc, lãi suất mà Chủ đầu tư phải trả, thời gian ân hạn (thời gian chưa phải trả nợ gốc kể từ lúc dự án vào vận hành) Trên cơ sở đó sẽ xác định tiền nợ gốc và tiền lãi mà Chủ đầu tư phải trả

- Các loại chi phí khác: Ví dụ như thuê mướn địa điểm giao dịch, chuyên chở,

bốc xếp, bao bì, tồn kho…Các loại chi phí này cần phải có các chứng từ (hoá đơn tài chính,…) được xem là hợp pháp và được ngành thuế công nhận là chi phí

- Thuế các loại: Khi thực hiện dự án, Chủ đầu tư phải chịu các loại thuế quy

định của nhà nước: thuế tài nguyên môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,

- Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Khấu hao tài sản cố định sẽ được biểu hiện qua 2 yếu tố: thời gian khấu hao (quy định bởi luật thuế, phụ thuộc vào loại tài sản cố định, ngành nghề,…) và cách tính khấu hao (khấu hao tuyến tính, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo tổng số,…) Theo luật thuế, dòng tiền này được xem như là chi phí dự án Do đó nó sẽ được khấu trừ vào dòng tiền doanh thu cơ sở để đánh thuế thu nhập của doanh nghiệp Thông thường, theo quan điểm Chủ đầu tư dự án luôn muốn thời gian khấu hao ngắn để có lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp

2.3.2.2 Phân tích tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng)

Sự khác biệt khi tính tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư và theo quan điểm Tổng đầu tư quan niệm liên quan đến nguồn của vốn đầu tư trong giai đoạn xây dựng cơ bản:

- Quan điểm Chủ đầu tư: sẽ có một phần nguồn vốn phải vay từ các nguồn khác nhau

- Quan điểm Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng): toàn bộ vốn đầu tư xem như đã có, không phải vay

Trang 38

Do đó sự khác nhau trong bảng trình bày kết quả theo 2 quan điểm thể hiện ở các điểm chính sau:

-Theo quan điểm Tổng đầu tư, sẽ không có mục vay vốn và lãi suất sinh ra do vay vốn trong bảng tính “Cân đối nguồn vốn đầu tư và kế hoạch huy động nguồn vốn theo quan điểm Chủ đầu tư” Tổng mức đầu tư trong phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư sẽ lớn hơn tổng mức đầu tư khi phân tích tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư vì trong bảng tính theo quan điểm Chủ đầu tư còn có bổ sung thêm phần lãi vay sinh ra từ các nguồn vốn, trong quá trình XDCB dự án

- Giá trị khấu hao tài sản cố định trong phân tích theo quan điểm Chủ đầu tư thường lớn hơn vì tổng mức đầu tư dự án tính theo quan điểm Chủ đầu tư vào thời điển dự án bắt đầu vào sản xuất lớn hơn

- Thuế TNDN trong tính toán theo quan điểm Chủ đầu tư thường bé hơn vì đã có kể thêm các chi phí do lãi vay các nguồn vốn và giá trị khấu hao lớn hơn trong dòng tiền chi phí để tính thuế TNDN

Chỉ tiêu tài chính của dự án tính theo quan điểm Tổng đầu tư phản ánh trung thực về tính hiệu quả của bản thân dự án hơn Trong phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư, các chỉ tiêu phụ thuộc không những vào hiệu quả của bản thân dự án mà còn phụ thuộc vào các chính sách ưu đãi nếu có về các nguồn vốn vay Trong một số trường hợp có thể bản thân dự án là không khả thi về mặt tài chính, nhưng với các chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay… dự án trở nên hiệu ích đối với Chủ đầu tư Rõ ràng trong các trường hợp như vậy, các chính sách ưu đãi về vốn vay cũng như chính sách thuế đã làm lệch chỉ tiêu đánh giá dự án Đây là lý do tại sao thông thường các ngân hàng khi xem xét để cho các dự án vay vốn cần biết đến chỉ tiêu đánh giá “thực chất” hiệu quả dự án mang lại Đó cũng là lý do tại sao phân tích tài chính theo quan điển Tổng đầu tư đôi lúc còn được gọi là phân tích tài chính theo quan điểm Ngân hàng

2.3.3 Phân biệt giữa phân tích kinh tế xã hội và phân tích tài chính 2.2.3.1 Xét về mặt quan điểm

- Phân tích tài chính chỉ xét trên góc độ của nhà đầu tư, phân tích kinh tế xuất phát từ lợi ích của toàn xã hội

Trang 39

- Mục tiêu của nhà đầu tư là đạt được tối đa lợi nhuận, thể hiện trong phân tích tài chính, mục tiêu của của xã hội là tối đa phúc lợi được thể hiện trong phân tích kinh tế

Vì vậy, một dự án có thể có lợi nhuận rất lớn cho chủ đầu tư nhưng không được phép đầu tư do không đảm bảo điều kiện mang lại phúc lợi cho xã hội Do đó, khi lập dự án đầu tư thì tiến hành phân tích tài chính dự án để xem dự án có mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư không và tiến hành phân tích kinh tế dự án, đây là căn cứ để cơ quan Nhà nước cấp giấy phép đầu tư cho dự án

2.2.3.2 Xét về phương pháp tính toán Do quan điểm tính toán khác nhau nên dẫn đến phương pháp tính trong phân tích kinh tế và tài chính cũng khác nhau Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những mối liên hệ mật thiết vì những số liệu đầu vào của chúng nói chung là giống nhau Phương pháp tính toán trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế có những điểm khác biệt như sau:

- Các loại thuế mà dự án nộp cho Nhà nước là một loại chi phí đối với nhà đầu tư nhưng lại là một khoản thu đối với nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, Nhà nước thu thuế để tái đầu tư trong các lợi ích chung cho toàn xã hội nên xét trên phạm vi toàn xã hội thì thuế không tạo ra hay mất đi giá trị nào cả Vì vậy, khi phân tích kinh tế dự án không xét đến giá trị thuế Đối với phân tích tài chính phải đưa các giá trị thuế vào dòng tiền vì đây là chi phí chủ đầu tư phải bỏ ra

- Trong phân tích kinh tế vấn đề nguồn vốn không ảnh hưởng đến chỉ tiêu đánh giá vì khi xét đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì tiền này không tạo ra

hay mất đi mà chỉ chuyển từ người này sang người khác 2.4 Phân tích rủi ro

Rủi ro là sự khác biệt giữa kết quả thực tế xảy ra và kết quả kỳ vọng theo tính toán Trong quá trình lập và phân tích dự án, chúng ta luôn luôn phải ước tính các thông số đầu vào của dự án trong tương lai Sự ước tính này hoàn toàn có khả năng không giống với những gì sẽ xảy ra trong tương lai Ngoài ra, trong quá trình vận hành dự án luôn luôn tồn tại các yếu tố ngẫu nhiên, không chắc chắn và ta không thể lường trước được Tất nhiên, một khi các yếu tố đầu vào thay đổi sẽ làm thay đổi chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của dự án

Trang 40

Về rủi ro thông thường người ta chia ra làm hai loại: rủi ro có tính hệ thống và rủi ro không có tính hệ thống Khi rủi ro là loại không có tính hệ thống, người ta sẽ dùng phương pháp đa dạng hoá hình thức đầu tư để giảm thiểu loại hình rủi ro này Trong khi đó nếu là loại rủi ro hệ thống thì phương pháp đa dạng hoá đầu tư để giảm rủi ro là không có tác dụng vì khi đã là rủi ro có tính hệ thống nó sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ hoạt động các ngành

Phân tích rủi ro nhằm mục đích đánh giá sự thay đổi hiệu quả của dự án khi các yếu tố đầu vào có sự thay đổi Thông thường ta có các phương pháp phân tích rủi ro sau:

- Phân tích độ nhạy - Phân tích tình huống

- Phân tích rủi ro bằng mô phỏng

2.4.1 Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là phương pháp khảo sát lần lượt sự thay đổi của từng yếu tố đầu vào lên kết quả dự án thông qua sự thay đổi các giá trị chỉ tiêu đánh giá dự án Từ kết quả phân tích này, sắp hạng theo thứ tự mức độ nhạy của từng yếu tố đầu vào lên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án

Trong thực hành, cho từng biến đầu vào với một gia số nhất định và xem xét sự thay đổi tương ứng của chỉ tiêu đánh giá dự án Các gia số áp dụng phổ biến là

   so với giá trị ban đầu của yếu tố đầu vào Cần lưu ý đặc biệt đến các yếu tố đầu vào khi thay đổi có thể làm đảo ngược kết luận về dự án : từ dự án đáng giá thành dự án không đáng giá hoặc ngược lại

Phân tích độ nhạy thuộc loại mô hình mô tả, nhằm trả lời loại câu hỏi : “Điều gì sẽ xảy ra nếu như … ? “ Kết quả sẽ cung cấp thêm thông tin để đưa ra quyết định nghiên cứu thêm về biến số đầu vào liên quan Kết quả cũng sẽ dùng trong việc lựa chọn các biến đầu vào trong phân tích rủi ro bằng phương pháp mô phỏng

Trong phân tích độ nhạy dự án đầu tư, thường được tính toán cho các trường hợp sau:

1 Vốn đầu tư tăng giảm 10% 2 Sản lượng tăng giảm 10% 3 Giá bán tăng giảm 10%

Ngày đăng: 10/09/2024, 11:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  1.1:  Tổng  hợp  nguồn  thu  thập  dữ  liệu  và  các  chuyên  gia  được  tham - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
ng 1.1: Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu và các chuyên gia được tham (Trang 16)
Bảng 1.3  Tổng mức đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 1.3 Tổng mức đầu tư (Trang 25)
Bảng 1.4: Phân vốn đầu tư và lãi vay trong thời gian xây dựng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 1.4 Phân vốn đầu tư và lãi vay trong thời gian xây dựng (Trang 26)
Bảng 1.5 Chi phi nguyên, nhiên liệu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 1.5 Chi phi nguyên, nhiên liệu (Trang 26)
Bảng 3.2 Thông số thay thế nuôi cá nước lạnh bằng lồng bè - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 3.2 Thông số thay thế nuôi cá nước lạnh bằng lồng bè (Trang 47)
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của phương án nuôi lồng bè - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của phương án nuôi lồng bè (Trang 48)
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của phương án nuôi tuần hoàn - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của phương án nuôi tuần hoàn (Trang 49)
Bảng 3.6  Hệ số chuyển đổi từ giá kinh tế sang giá tài chính - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 3.6 Hệ số chuyển đổi từ giá kinh tế sang giá tài chính (Trang 51)
Bảng 4.1 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.1 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư (Trang 52)
Hình 4.1 Đồ thị ảnh hưởng của vốn đầu tư đến chỉ tiêu NPV, IRR - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Hình 4.1 Đồ thị ảnh hưởng của vốn đầu tư đến chỉ tiêu NPV, IRR (Trang 54)
Bảng 4.3 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi sản lượng thay đổi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.3 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi sản lượng thay đổi (Trang 54)
Hình 4.2 Đồ thị ảnh hưởng của sản lượng đến chỉ tiêu NPV, IRR - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Hình 4.2 Đồ thị ảnh hưởng của sản lượng đến chỉ tiêu NPV, IRR (Trang 55)
Hình 4.3 Đồ thị ảnh hưởng của giá sản phẩm đến chỉ tiêu NPV, IRR - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Hình 4.3 Đồ thị ảnh hưởng của giá sản phẩm đến chỉ tiêu NPV, IRR (Trang 56)
Bảng 4.7 Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm Tổng đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.7 Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm Tổng đầu tư (Trang 59)
Bảng 4.8  Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Tổng đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.8 Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Tổng đầu tư (Trang 60)
Bảng 4.9  Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Tổng đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.9 Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Tổng đầu tư (Trang 60)
Bảng 4.11 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi vốn đầu tư thay đổi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.11 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi vốn đầu tư thay đổi (Trang 63)
Hình 4.5 Đồ thị ảnh hưởng của sản lượng đến chỉ tiêu NPV, IRR - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Hình 4.5 Đồ thị ảnh hưởng của sản lượng đến chỉ tiêu NPV, IRR (Trang 64)
Bảng 4.12 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi sản lượng thay đổi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.12 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi sản lượng thay đổi (Trang 64)
Hình 4.6 Đồ thị ảnh hưởng của giá sản phẩm đến chỉ tiêu NPV, IRR - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Hình 4.6 Đồ thị ảnh hưởng của giá sản phẩm đến chỉ tiêu NPV, IRR (Trang 65)
Hình 4.7 Đồ thị ảnh hưởng của lãi suất vay vốn đến chỉ tiêu NPV, IRR - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Hình 4.7 Đồ thị ảnh hưởng của lãi suất vay vốn đến chỉ tiêu NPV, IRR (Trang 66)
Bảng 4.15  Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính các tình huống - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.15 Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính các tình huống (Trang 67)
Hình 4.8  Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của chỉ tiêu  NPV, IRR, B/C khi phân  tích tình huống theo quan điểm Chủ đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của chỉ tiêu NPV, IRR, B/C khi phân tích tình huống theo quan điểm Chủ đầu tư (Trang 67)
Bảng 4.16 Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm Chủ đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.16 Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm Chủ đầu tư (Trang 69)
Bảng 4.17  Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Chủ đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Bảng 4.17 Kết quả tính toán kịch bản lạm phát 1 theo quan điểm Chủ đầu tư (Trang 70)
BẢNG HIỆU ÍCH TÀI CHÍNH - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
BẢNG HIỆU ÍCH TÀI CHÍNH (Trang 80)
BẢNG DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
BẢNG DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 84)
BẢNG DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi dự án trang trại nuôi cá lạnh Dasar - Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
BẢNG DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN