1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM

148 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tiền Khả Thi Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Phân Hiệu Đại Học Arizona Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Bùi Quốc Khánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa luận thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 2,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (16)
    • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ (16)
      • 1.1.1 Lý do hình thành dự án (16)
      • 1.1.2 Lý do hình thành đề tài (16)
    • 1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI (17)
    • 1.4 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI (18)
    • 1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ QUI TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (18)
      • 1.5.1 Phương pháp thực hiện đề tài (18)
      • 1.5.2 Qui trình thực hiện đề tài (19)
    • 1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (20)
    • 1.7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (22)
    • 2.1 CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN (22)
    • 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.3 CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN (24)
      • 2.3.1 Quan điểm Tổng đầu tư (Quan điểm ngân hàng – TIP) (0)
      • 2.3.2 Quan điểm Chủ đầu tư (Quan điểm cổ đông - EIP) (0)
      • 2.3.3 Quan điểm kinh tế (25)
      • 2.3.4 Quan điểm xã hội (25)
    • 2.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN (25)
      • 2.4.1 Phân tích thị trường (26)
      • 2.4.2 Phân tích tài chính (26)
      • 2.4.3 Phân tích rủi ro (26)
      • 2.4.4 Phân tích kinh tế (29)
      • 2.4.5 Phân tích xã hội (29)
    • 2.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (29)
      • 2.5.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) (29)
      • 2.5.2 Phương pháp suất sinh lời nội tại (IRR) (29)
      • 2.5.3 Phương pháp tỷ số Lợi ích/Chi phí (B/C) (30)
      • 2.5.4 Phương pháp thời gian hoàn vốn (Thv) (30)
    • 2.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ (31)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN (33)
    • 3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG (33)
      • 3.1.1 Tổng quan về thị trường giáo dục của Việt Nam (33)
      • 3.1.2 Thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh (34)
    • 3.2 MÔ TẢ DỰ ÁN (35)
      • 3.2.1 Giới thiệu dự án (35)
      • 3.2.2 Đặc điểm dự án (36)
      • 3.2.3 Các phương án chính của dự án (37)
      • 3.2.4 Các số liệu dùng trong phân tích dự án (39)
      • 3.2.5 Phân tích SWOT (40)
  • CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỰ ÁN (41)
    • 4.1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG (41)
    • 4.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (46)
      • 4.2.1 Cơ sở lập biểu đồ ngân lưu (46)
      • 4.2.2 Thời kỳ phân tích dự án (46)
      • 4.2.3 Các khoản mục ảnh hưởng đến ngân lưu dự án (46)
        • 4.2.3.1 Ngân lưu vào (46)
        • 4.2.3.2 Ngân lưu ra (46)
      • 4.2.4 Các thông số vĩ mô (47)
      • 4.2.5 Chi phí đầu tư (47)
      • 4.2.6 Thuế (48)
      • 4.2.7 Doanh thu (48)
        • 4.2.7.1 Đối với bậc đại học (49)
        • 4.2.7.2 Đối với bậc thạc sĩ (49)
      • 4.2.8 Chi phí hoạt động (49)
      • 4.2.9 Khấu hao tài sản cố định (50)
      • 4.2.10 Kế hoạch trả vốn vay và trả lãi vay (51)
      • 4.2.11 Suất sinh lợi kỳ vọng tối thiểu vốn chủ sở hữu (MARR) và thời gian hoàn vốn kỳ vọng (51)
      • 4.2.12 Suất chiết khấu (WACC) (51)
      • 4.2.13 Báo cáo thu nhập (52)
      • 4.2.14 Vốn lưu động (52)
      • 4.2.15 Ngân lưu tài chính và các kết quả (53)
    • 4.3 PHÂN TÍCH RỦI RO (55)
      • 4.3.1 Phân tích độ nhạy (55)
        • 4.3.1.1 Phân tích độ nhạy một chiều (55)
        • 4.3.1.2 Phân tích độ nhạy hai chiều (59)
      • 4.3.2 Phân tích tình huống (60)
      • 4.3.3 Phân tích mô phỏng Monte-Carlo (61)
  • CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI (63)
    • 5.1 PHÂN TÍCH KINH TẾ (63)
      • 5.1.1 So sánh chi phí cơ hội (63)
      • 5.1.2 Suất chiết khấu kinh tế - EOCK (63)
      • 5.1.3 Thời gian phân tích kinh tế (63)
      • 5.1.4 Xác định hệ số chuyển đổi CFi và giá kinh tế của các biến số (63)
      • 5.1.5 Ngân lưu kinh tế của dự án (65)
      • 5.1.6 Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực (66)
        • 5.1.6.1 Ngoại tác tích cực (66)
        • 5.1.6.2 Ngoại tác tiêu cực (66)
    • 5.2 PHÂN TÍCH XÃ HỘI (67)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (69)
    • 6.1 KẾT LUẬN (69)
    • 6.2 KIẾN NGHỊ (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (73)
  • PHỤ LỤC (56)

Nội dung

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT AP- Khoản phải trả Account Payable AR - Khoản phải thu Account Receivable BQLKCNC – Ban quản lý khu công nghệ cao B/C - Tỷ số lợi ích/ chi phí Benefit/ Cost CB

GIỚI THIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về tình hình xây dựng và phát triển KCNC TP.HCM đã nêu: “Để thực hiện mục tiêu xây dựng Khu công nghệ cao thành trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng nâng cao giá trị sản phẩm của khu vực, cần xây dựng các chương trình thu hút sự quan tâm của các viện, trường, các chuyên gia đầu ngành của thành phố về khoa học – công nghệ”

Việc NTTU hợp tác đầu tư một Trường ĐH quốc tế đặt tại Tp.HCM sẽ là một lợi thế và sẽ thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học thay vì phải đi ra nước ngoài với chi phí tốn kém hơn nhiều lần, cũng như cho những sinh viên muốn đi theo học các trường đẳng cấp quốc tế nhưng không đủ khả năng về tài chính đi du học

Căn cứ theo công văn số 965/KCNC – XTĐT ngày 14/7/2016 của BQLKCNC Tp.HCM về việc phúc đáp đề xuất của NTTU và công văn số 14098/VP-DA ngày 13/12/2016 của UBND Tp HCM về các DAĐT của NTTU ở KCNC chấp thuận chủ trương cho phép NTTU chuyển mục đích từ đầu tư Trung tâm phát triển CNC sang làm DA Trường ĐH tiêu chuẩn quốc tế Đào tạo ĐH đẳng cấp quốc tế là một cấu phần không thể thiếu được của một thành phố hiện đại Việc thành lập chi nhánh (Campus) của các trường ĐH nước ngoài ở TP

HCM sẽ góp phần quan trọng cho việc triển khai chủ trương đưa TP HCM trở lại vị thế

“Hòn ngọc Viễn Đông” trong thời gian tới

1.1.2 Lý do hình thành đề tài

Trước đây NTTU được giao khu đất dự kiến làm Trung tâm phát triển CNC theo giấy chứng nhận đầu tư số 41311000073 cấp ngày 24 tháng 01 năm 2014 về việc thành lập

“Trung tâm phát triển công nghệ cao Đại học Nguyễn Tất Thành” với tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là 47.014 m 2 Theo chủ trương của BQLKCNC và UBND Tp HCM đã cho phép NTTU thực hiện các thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư đối với DA “Trung tâm phát triển CNC Đại học Nguyễn Tất Thành” từ mô hình viện nghiên cứu sang mô hình trường ĐH tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và tạo điều kiện thu hút, kêu gọi nhà

Trang 2 đầu tư tham gia DA Trong năm 2016, ban dự án của NTTU đã tìm kiếm và đã ký kết được biên bản ghi nhớ với Trường ĐH Arizona của Mỹ về việc hợp tác triển khai DA

Hiện tại, DA chưa được phân tích tiền khả thi mà chỉ mới bắt đầu phân tích sơ bộ để lập đề án Vì vậy việc phân tích tiền khả thi là cần thiết cho dự án và đề tài này mong muốn đem lại một cách nhìn nhận giúp chủ đầu tư cân nhắc trong việc ra quyết định đầu tư cũng như giúp các cơ quan chức năng phê duyệt và cho phép triển khai DA

Hiện nay, do tác giả hiện đang giữ vị trí Giám đốc tài chính các DA của NTTU, là người được giao trực tiếp nhiệm vụ tính toán, lập dự án và thuyết minh với các cơ quan chức năng về hiệu quả của DA để chấp thuận cho chuyển đổi công năng của khu đất đã được BQLKCNC giao cho NTTU sang đất đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, cũng như đối tác và nhà tài trợ để tìm kiếm các nhà đầu tư và nguồn tài trợ cho việc phát triển DA Kết hợp với việc tác giả đang là học viên năm cuối của chương trình MBA nên nhận thấy việc chọn đề tài Phân tích tiền khả thi DAĐT xây dựng Phân hiệu ĐH Arizona tại Tp HCM là phù hợp.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của đề tài được cụ thể bằng các câu hỏi nghiên cứu sau:

 Phương án đầu tư nào có lợi cho Chủ đầu tư như thế nào?

 Đối với phương án được lựa chọn thì dự án có khả thi về mặt kinh tế xã hội?

 Dự án có rủi ro như thế nào?

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu tiền khả thi của DA nhằm giúp chủ đầu tư cân nhắc và ra quyết định đầu tư xây dựng DA, cũng như thuyết minh với các cơ quan chức năng và các nhà tài trợ cho DA, bao gồm:

- Phân tích thị trường: Nhằm đánh giá dự án, cân nhắc xem có nên lựa chọn DA và hình thành DA không

- Phân tích về mặt tài chính: Để đánh giá khả năng sinh lợi của DA và thời gian thu hồi vốn và các chỉ tiêu tài chính khác của DA có xem xét đến tác động của yếu tố lạm phát

- Phân tích rủi ro: Xem xét đến các rủi ro có thể xảy ra và tác động đến DA, cũng như việc giảm thiểu các rủi ro này

- Phân tích về mặt kinh tế - xã hội: Mục đích đề xuất và gợi ý các kiến nghị

Chủ đầu tư trong phân tích này là liên doanh giữa NTTU và Đại học Arizona Việc thành lập lập liên doanh sẽ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cả hai bên trong liên doanh là

NTTU và UA, cũng như đảm bảo được chất lượng của chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, tham gia phân khúc đào tạo chuẩn của ĐH quốc tế có đẳng cấp (100% chương trình do nước ngoài đảm nhận) lâu nay vốn chỉ có một mình đại học RMIT thực hiện.

PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung vào nghiên cứu tiền khả thi cho DAĐT xây dựng Phân hiệu Trường đại học Arizona tại TpHCM ở giai đoạn tiền khả thi với các nội dung:

- Phân tích bộ số liệu đầu vào - Phân tích thị trường, có xem xét đến các mô hình dự báo cung và cầu - Phân tích tài chính có xem xét đến lạm phát theo quan điểm CĐT và quan điểm TĐT - Phân tích rủi ro có xem xét đến phân phối xác suất các biến đầu vào

- Phân tích kinh tế và xã hội trên cơ sở định lượng theo phương pháp hệ số chuyển đổi giá và phân tích ngoại tác

Việc nghiên cứu này sẽ giúp CĐT đánh giá rõ ràng về hiệu quả thực sự mà dự án mang lại cho họ, đồng thời cũng cung cấp thêm thông tin cho các đối tượng khác như : Chính phủ, các tổ chức tín dụng,…Từ đó CĐT sẽ đưa ra quyết định cho việc có tiếp tục đầu tư thực hiện DA hay không?

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ QUI TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

 Phương pháp phân tích tiền khả thi của dự án:

- Phân tích thị trường: Phân tích DA và tiềm năng triển khai các hạng mục của DA

- Phân tích tài chính: Tính các chỉ tiêu NPV, IRR, tỷ số B/C dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền

- Phân tích kinh tế - xã hội: Dựa trên phương pháp hệ số chuyển đổi giá

- Phân tích rủi ro: Thực hiện thông qua phân tích độ nhạy

 Phương pháp thu thập số liệu:

- Thông tin thứ cấp: Thông tin về tình hình kinh tế Việt nam, tình hình phát triển thị trường giáo dục ở Việt nam, các chính sách liên quan đến giáo dục và ưu đãi đầu tư sẽ được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các bài báo, bài phân tích liên quan đến thị trường giáo dục, đặc biệt là đào tạo ĐH tiêu chuẩn quốc tế Những thông tin này phục vụ cho việc phân tích thị trường cho dự án

Các thông tin này sẽ được lấy từ các nguồn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Tp HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp HCM

 Nhu cầu của thị trường về giáo dục, đào tạo:

+ Số lượng học sinh tốt nghiệp PTTH hàng năm + Số lượng sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở Việt nam + Số lượng học sinh và các trường PTTH Quốc tế hiện nay tại Tp HCM

+ Số lượng sinh viên của đại học RMIT qua các năm + Học phí của trường RMIT và các chương trình có liên kết đào tạo với nước ngoài hiện nay

+ Chất lượng đào tạo của các chương trình (Xếp hạng của trường RMIT) và đánh giá chung về các chương trình liên kết đào tạo hiện nay

 Số liệu liên quan đến việc phân tích tài chính, phân tích rủi ro, phân tích kinh tế- xã hội của DA thu thập từ việc khảo sát và thống kê từ số liệu thị trường, từ NTTU, ĐH Arizona, khảo sát và tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

1.5.2 Qui trình thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện theo qui trình như sau:

Hình 1.1 - Sơ đồ qui trình nghiên cứu

(Phỏng theo Cao Hào Thi (2012) Bài giảng lập và phân tích dự án)

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài sau khi hoàn thành sẽ có những đóng góp cụ thể sau: Đối với CDT, ngoài việc làm cơ sở tham khảo giúp CĐT đánh giá tiền khả thi của dự án và quyết định phương án đầu tư Đối với các bên liên quan, đề tài sẽ là một công cụ để các cơ quan chính quyền xem xét cho phép thực hiện việc chấp thuận DA và các tổ chức tài trợ xem xét quyết định tài trợ cho DA và các cơ quan chức năng xem xét phê duyệt, đồng thời có những hỗ trợ thích hợp Đối với bản thân tác giả, tác giả đang là Giám đốc DA, trực tiếp quản lý và giám sát các DAĐT tại KCNC của NTTU Trong quá trình làm việc, tác giả đã có một số kiến thức về DA và phân tích tài chính, việc thực hiện khóa luận này sẽ cho tác giả hiểu rõ hơn về DAĐT xây dựng, không chỉ được quan tâm ở khía cạnh kỹ thuật mà còn tổng quát hơn về các vấn đề tài chính như phân bổ nguồn vốn, kế hoạch vay,….quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội mà DA mang lại.

BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Nội dung của khóa luận sẽ bao gồm 6 chương

Chương 1: Giới thiệu (Chương này giới thiệu một cách tổng quát những vấn đề mà khóa luận sẽ thực hiện như: cơ sở hình thành dự án và đề tài nghiên cứu, ý nghĩa, mục tiêu và phạm vi của khóa luận)

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận (Chương này giới thiệu về cơ sở lý thuyết dùng cho khóa luận này: Chu trình phát triển DA, các quan điểm phân tích DA, các nội dung phân tích DA)

Chương 3: Mô tả DA (Giới thiệu sơ lược về thị trường giáo dục và đào tạo; giới thiệu sơ lược về NTTU; mức học phí, khách hàng mục tiêu; kế hoạch Marketing; kế hoạch kinh doanh; kế hoạch tổ chức thực hiện; Dữ liệu dùng phân tích dự án (dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp); các ràng buộc khác (nếu có)

Chương 4: Các kết quả phân tích của dự án bao gồm:

- Phân tích thị trường dự án - Phân tích tài chính của DA (Giới thiệu thông số vĩ mô; Các cơ sở xác định chi phí

DA; Các cơ sở xác định doanh thu DA; Kế hoạch vay vốn và trả lãi; Báo cáo thu nhập; lập biểu đồ dòng tiền tệ; Phân tích giá trị các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, Thv trên quan điểm CĐT và TĐT)

- Phân tích rủi ro của DA (Phân tích rủi ro bao gồm phân tích độ nhạy một chiều, phân tích độ nhạy hai chiều, phân tích tình huống, phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte-

Carlo với phần mềm hỗ trợ Crystal Ball)

Chương 5: Phân tích kinh tế - xã hội của dự án Chương 6: Kết luận và kiến nghị (Tóm tắt các kết quả đã được phân tích ở các chương trước, đưa ra các kết luận và kiến nghị sau quá trình thực hiện phân tích của đề tài)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN

Theo tác giả Thái Bá Cẩn (2009), Chu trình phát triển một DA có thể khái quát gồm 3 giai đoạn sau:

- Chuẩn bị đầu tư dự án - Giai đoạn thực hiện đầu tư dự án - Vận hành và quản lý khai thác dự án Ba giai đoạn trên tạo nên vòng đời của DA, còn gọi là chu kỳ hoạt động của DA theo sơ đồ sau:

Hình 2.1: Chu trình phát triển của một dự án

(Thái Bá Cẩn (2009) Giáo trình phân tích và quản lý DAĐT)

 Trong đó giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Gồm 4 bước:

Bước 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Sản phẩm của bước này là báo cáo kinh tế kỹ thuật về cơ hội đầu tư Đây là ý tưởng ban đầu được hình thành trên cơ sở cảm tính trực quan của nhà đầu tư, hoặc trên cơ sở qui hoạch định hướng của vùng, của khu vực, của quốc gia, qui hoạch phát triển ngành

Bước 2: Nghiên cứu tiền khả thi

Theo tác giả Đỗ Phú Trần Tình (2011) Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ các yếu tố cơ bản của DA, sơ bộ lựa chọn khả năng đầu tư chủ yếu từ các cơ hội đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi chủ yếu phải dựa vào những thông tin, những dữ liệu cần thiết để phân tích, tính toán nhằm đảm bảo những kết luận đúng và đưa ra có sức thuyết phục

Giai đoạn nghiên cứu khả thi gồm sáu lĩnh vực:

- Phân tích thị trường hay sức cầu nhằm ước tính, định lượng hóa và lý giải chứng minh sức cầu hàng hóa và dịch vụ, giá cả hay các nhu cầu tương đối về dịch vụ hàng hóa

- Phân tích kỹ thuật: Phân tích một cách chi tiết các thông số đầu vào của dự án và xây dựng các ước tính về chi phí

- Phân tích nhân lực và quản lý: Định rõ chi tiết nhu cầu về nhân lực cần thiết cho việc thực hiện cũng như vận hành DA, xác định và định lượng cụ thể nguồn nhân lực

- Phân tích tài chính hay ngân sách: Phân tích thu và chi tài chính cùng với việc đánh giá các phương án tài trợ khác nhau

- Phân tích kinh tế: Điều chỉnh các dữ liệu tài chính theo ý nghĩa kinh tế, thẩm định chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm của cả nền kinh tế

- Phân tích xã hội: Thẩm định dự án theo quan điểm của những đối tượng hưởng lợi từ dự án và những đối tượng phải chịu chi phí cho dự án

Nếu có thể, cần lượng hóa lợi ích thụ hưởng và chi phí phải chịu của các nhóm này Đề tài này thực hiện hiện các phân tích: Phân tích thị trường, Phân tích tài chính, Phân tích kinh tế xã hội và Phân tích rủi ro

Bước 3: Nghiên cứu khả thi

Chỉ khi nghiên cứu tiền khả thi đạt được những kết qủa tích cực thì mới tiến hành nghiên cứu khả thi.Nghiên cứu khả thi là bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Bước này đòi hỏi nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, triệt để, cụ thể trên các mặt: quản lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội nhằm kết luận lần cuối về tính khả thi của dự án

Bước 4: Thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư

Thẩm định DA là phân tích, đánh giá để xác định mức độ khả thi của DA Theo tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt (2013), có 5 giai đoạn trong chu trình phát triển của một DA:

Hình 2.2: Chu kỳ phát triển một dự án

(Nguồn: Nguyễn Bạch Nguyệt (2013) Lập và phân tích dự án đầu tư)

Trang 9 Đề tài này thực hiện phân tích tiền khả thi DAĐT Phân hiệu của trường UA để CĐT thấy có nên tiếp tục triển khai bước nghiên cứu khả thi tiếp theo hay không, nên chỉ dừng lại ở giai đoạn thứ 2 Vì vậy lý thuyết đề cập ở đây chỉ đến giai đoạn 2.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các lĩnh vực nghiên cứu tiền khả thi được thể hiện trong Hình 2.3

Hình 2.3 - Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu tiền khả thi

(Nguồn: Phỏng theo Cao Hào Thi (2012) Bài giảng lập và phân tích dự án)

CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN

DAĐT thường được phân tích theo các quan điểm tài chính, quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội Trong quan điểm tài chính có hai quan điểm thường dùng là quan điểm TĐT và quan điểm CĐT

2.3.1 Quan điểm Tổng đầu tƣ (Quan điểm ngân hàng – TIP)

Theo tác giả Phan Thị Thu Hương (2012), Bảng kế hoạch ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIP) nhằm đánh giá hiệu quả tổng thể của DA Các ngân hàng coi DAĐT như là một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính rõ ràng Do đó, quan điểm này xem xét đến tổng dòng ngân lưu chi cho DA và tổng dòng ngân lưu thu về mà không quan tâm đến cơ cấu vốn của DA, chưa phân biệt nguồn vốn đến từ đâu Từ sự phân tích này, các ngân hàng sẽ đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của DA đó

Quan điểm của ngân hàng được diễn tả như sau:

Trong khóa luận này chỉ dừng ở bước nghiên cứu tiền khả thi nên Tổng mức đầu tư của DA sẽ được tính theo qui định về suất đầu tư của Bộ Xây dựng

A = Quan điểm của ngân hàng = Quan điểm TĐT = (Lợi ích tài chính trực tiếp) –

(Chi phí tài chính trực tiếp) – (Chi phí cơ hội của tài sản hiện có)

2.3.2 Quan điểm Chủ đầu tƣ (Quan điểm cổ đông - EIP)

Quan điểm CĐT xem xét đến giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện DA Theo quan điểm này, khi tính toán dòng ngân lưu phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản lãi vay và nợ gốc được trả cho ngân hàng ở dòng ngân lưu ra của ngân lưu tổng đầu tư Nói cách khác, CĐT quan tâm đến dòng ngân ròng còn lại, sau khi đã thanh toán nợ và lãi vay

Quan điểm của CĐT được diễn tả như sau:

Trong phân tích kinh tế, các nhà phân tích thẩm định quyết định đầu tư trên cơ sở sử dụng giá cả đã được điều chỉnh ứng với các biến dạng thị trường để chúng phản ánh chi phí, nguồn lực hay lợi ích kinh tế thực sự của dự án đối với xã hội Phân tích kinh tế theo quan điểm của Quốc gia khi phân tích kinh tế để tính toán mức sinh lợi của DA, sử dụng giá kinh tế để xác định giá trị các chi phí và lợi ích của DA Đồng thời, thực hiện các điều chỉnh nếu thấy cần thiết và bổ sung thêm các ngoại tác hay các lợi ích hoặc chi phí mà dự án tạo ra bên ngoài vùng DA Phân tích kinh tế sử dụng suất chiết khấu kinh tế là chi phí cơ hội của vốn để xem xét ai được lợi và ai bị hại, từ đó có chính sách giảm thiệt hại cho các đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi DA và huy động các nguồn lực đóng góp từ những đối tượng được hưởng, đảm bảo việc phân phối được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng hơn

Nếu như theo quan điểm tài chính và kinh tế đánh giá các tác động kinh tế của DA, phân tích DA theo quan điểm của xã hội liên quan đến việc xác định và nếu có thể, định lượng những yếu tố tác động ngoài kinh tế của DA như các tác động về chính trị và xã hội

Phân tích xã hội cần xác định ai là đối tượng hưởng lợi của dự án, hưởng lợi theo cách nào và ai là người chịu chi phí của DA, chịu theo cách nào

Phân tích theo quan điểm kinh tế và xã hội được các cơ quan nhà nước quan tâm vì muốn đánh giá lợi ích DA liên quan đến lợi ích quốc gia, vùng miền, khu vực hay không?

Làm cơ sở phê duyệt đầu tư DA Lợi ích xã hội của DA là lợi ích mà xã hội thu được trừ đi những chi phí mà xã hội phải bỏ ra khi DA được thực hiện và các chi phí để xây dựng DA.

NỘI DUNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN

Hiệu quả đầu tư là toàn bộ mục tiêu của DA được đặc trưng bởi các tiêu thức định tính thể hiện ở các loại hiệu quả cần đạt được và bằng các tiêu chí định lượng thể hiện quan

B = Quan điểm của CĐT = A + (Nợ vay ngân hàng) – (Trả nợ + lãi vay)

Trang 11 hệ giữa chi phí đã bỏ ra vả kết quả đạt được theo mục tiêu của DA Trong thời gian giới hạn cho phép, khóa luận tập trung các nội dung phân tích thị trường, phân tích tài chính, phân tích rủi ro và phân tích xã hội

Theo tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt (2014), nghiên cứu sản phẩm thị trường của DA nhằm xác định được phần mà DA sẽ chiếm lĩnh trong tương lai Xác định dự án có những ưu thế và bất lợi gì so với đối thủ cạnh tranh sẽ hoạt động trên thị trường

Khảo sát đối tượng khách hàng tiềm năng của sản phẩm từ DA thì mới có thể xác định được qui mô thị trường tiềm năng của sản phẩm Nếu sản phẩm DA được bán trong một môi trường cạnh tranh, cần đánh giá xem các đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng ra sao, dựa trên cơ sở xem xét hoạt động của thị trường từ trước đến nay cũng như điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh Phân tích thị trường có thể hiểu là phân tích cung cầu Xác định nhu cầu tương đối của sản phẩm và dịch vụ dự án hiện tại và tương lai Xác định mức cung và giá cả hiện tại, dự đoán mức cung và xu hướng giá tương lai

Phân tích tài chính là đánh giá triển vọng tài chính, khả năng thành công và hiệu quả của DA dưới góc độ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào DA Phân tích khả năng sinh lợi của DA cho CĐT và những người đóng góp nguồn lực tài chính khác cho DA CĐT dựa trên phân tích này để quyết định có đầu tư DA hay không, các đơn vị tài trợ xem xét có quyết định tài trợ cho DA hay không

Vốn đầu tư cho DA là vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp cho nên trong quá trình phân tích tài chính, DA sẽ được xem xét trên quan điểm CĐT và TĐT Trong phân tích tính khả thi của dự án, người ta thường dùng 3 nhóm chỉ số để đánh giá là: NPV, IRR và Thv

Lợi nhuận là một tiêu chí rất quan trọng của bất kỳ DAĐT nào, chi tiêu cho việc đầu tư mà không mang lại lợi nhuận là một việc làm không có ý nghĩa Do đó, kết quả tài chính là rất quan trọng và hiện nay trong quá trình phân tích tài chính có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả DA

Phân tích rủi ro DA và minh họa các báo cáo nhằm giúp loại trừ các yếu tố bất định khi ra quyết định Trong việc hoạch định hoàn thành DA, chúng ta luôn phải ước tính về các hoạt động của DA trong tương lai và các hoạt động này luôn tồn tại những yếu tố ngẫu nhiên, bất định và không chắc chắn Vì vậy cần phải tiến hành phân tích rủi ro để xem xét sự thay đổi của kết quả dự án khi các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thay đổi

Theo tác giả Cao Hào Thi (2012), có các loại rủi ro và các phương pháp phân tích rủi ro như sau:

- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro liên quan đến thị trường sản phẩm của dự án, bao gồm: Đổi mới công nghệ, thiết kế sản phẩm, tiếp thị

- Rủi ro tài chính: Liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra trong thị trường tài chính do sự thay đổi của các biến số tài chính, khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng thanh toán nợ, khả năng thanh khoản

- Rủi ro có tính chiến lược: Liên quan đến các sự biến đổi cơ bản trong môi trường kinh tế và chính trị

Các DA cần xem xét khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch Nguồn gốc của rủi ro là sai số dự báo của các yếu tố nhập lượng và xuất lượng của dự án, sự không chắc chắn liên quan đến loại hình đầu tư kinh doanh, tình hình kinh tế chính trị xã hội, sự thay đổi của công nghệ và thiết bị Trong quá trình phân tích khả thi của DA chúng ta luôn ước tính về các hoạt động hay kết quả của DA trong tương lai và các kết quả này luôn tồn tại những yếu tố ngẫu nhiên, bất định Vì vậy, cần phải phân tích rủi ro để xem xét sự thay đổi kết quả của dự án khi các yếu tố đầu vào của dự án thay đổi, các phương pháp thường được sử dụng để đánh giá rủi ro về tài chính:

- Phân tích độ nhạy: Là phân tích ảnh hưởng của các biến đầu vào có tính chất bất định (sản lượng, giá bán, chi phí, …) đến một giá trị kết quả nào đó (như giá trị NPV, IRR,…) Phương pháp này cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu kết quả thực hiện DA với các giá trị biến đổi của từng biến số của DA

Tuy nhiên, phân tích độ nhạy chỉ cho một yếu tố đầu vào thay đổi và giữ nguyên các yếu tố khác nên các kết quả phân tích chỉ hỗ trợ tìm ra biến nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả giá trị, hay còn gọi là biến quan trọng Từ đó, trong phần phân tích mô phỏng sẽ đi sâu vào việc phân tích các biến quan trọng này

- Phân tích kịch bản (hay phân tích tình huống): Phương án đề xuất một vài phương án kịch bản của dự án có thể xảy ra để đánh giá và so sánh Thông thường người ta tính các phương án bi quan, lạc quan và bình thường đối với các thay đổi có thể xảy ra của các biến

Nếu trong tình huống xấu nhất mà dự án vẫn mang lại hiệu quả thì dự án là đáng giá Phân tích tình huống được xem là phương pháp giúp nhà phân tích xác định giới hạn trên và giới hạn dưới cho tập kết quả mong muốn của DA Thừa nhận rằng các biến nhất định có quan

Trang 13 hệ tương hỗ với nhau Vì thế một số nhỏ các biến có thể được thay đổi đồng thời theo một cách nhất quán (phân tích tình huống không tính tới xác suất của các trường hợp xảy ra)

Tập hợp các hoàn cảnh có khả năng kết hợp để tạo ra “các trường hợp” hoặc “các tình huống” khác nhau là gì?

+ Trường hợp xấu nhất / Trường hợp bi quan + Trường hợp kỳ vọng / Trường hợp ước tính tốt nhất + Trường hợp tốt nhất / Trường hợp lạc quan

Giải thích là dễ dàng khi các kết quả vững chắc:

+ Chấp thuận dự án nếu NPV > 0 ngay cả trong trường hợp xấu nhất + Bác bỏ dự án nếu NPV < 0 ngay cả trong trường hợp tốt nhất

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Để xem xét dự án có đáng để CĐT đầu tư hay không, tác giả sử dụng phương pháp tính toán dòng tiền chiết khấu để tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp suất sinh lợi nội tại (IRR), phương pháp Lợi ích – Chi phí (B/C) và phương pháp thời gian hoàn vốn (PP)

2.5.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)

Giá trị hiện tại ròng là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập và giá trị hiện tại của dòng chi phí đã được chiết khấu với một lãi suất hợp lý Đây là phương pháp qui đổi các giá trị thu chi thực trong suốt quá trình đầu tư và hoạt động của DA về thời điểm hiện tại để đánh giá

Bt: Thu nhập của dự án năm t Ct: Chi phí của dự án năm t r: Suất chiết khấu của dự án (%) n: Số năm thực hiện dự án H: Giá trị thu hồi của dự án Dự án có :

NPV ≥ 0: Dự án khả thi NPV < 0: Dự án không khả thi

2.5.2 Phương pháp suất sinh lời nội tại (IRR)

Là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm lãi suất chiết khấu thì giá trị hiện tại tương đương của dự án bằng 0 Hay nói cách khác IRR là nghiệm của phương trình:

Việc ra quyết định được thực hiện trên cơ sở so sánh IRR của DA với suất sinh lợi tối thiểu có thể chấp nhận được

Theo quan điểm CĐT, IRR sẽ được so sánh với MARR, DA khả thi khi có IRR > r (hay MARR) Giá trị của MARR được lấy bằng giá trị của WACC, tuy nhiên ứng với từng DA cụ thể và trong từng trường hợp nhất định mà ta có thể ước lượng một giá trị MARR để phản ánh những yếu tố đặc thù của DA DA có độ rủi ro càng lớn, giá trị MARR của DA càng lớn

2.5.3 Phương pháp tỷ số Lợi ích/Chi phí (B/C)

Chỉ tiêu này được dùng để khẳng định mức sinh lợi thực tế của một dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của vốn

Tỷ số lợi ích và chi phí B/C bằng tỷ lệ giữa giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị tương đương của chi phí Phương pháp này đánh giá hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra và thường sử dụng cho các dự án không đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận

Bt: Thu nhập của dự án năm t Ct: Chi phí của dự án năm t r: Suất chiết khấu của dự án (%) dùng chi phí sử dụng vốn làm tỷ lệ chiết khấu để đưa tất các khoản thu chi của DA về giá trị hiện tại n: Số năm thực hiện dự án V: Vốn đầu tư ban đầu (tại thời điểm t = 0) H: Giá trị thu hồi ở thời điểm n do thanh lý tài sản và do thu hồi vốn lưu động (t = n) Dự án có :

B/C > 1: Dự án có hiện giá hệ số sinh lời càng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn

B/C ≤ 1: Dự án không có khả năng sinh lời, cần được sửa đổi, bổ sung

Tỷ số Lợi ích- Chi phí rất nhạy cảm khi tính ngân lưu với cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí của DA

2.5.4 Phương pháp thời gian hoàn vốn (Thv)

Theo tác giả Nguyễn Quốc Ấn (2012) Thv là khoảng thời gian mà ứng với nó giá trị hiện tại tương đương phải bằng 0 Có nghĩa là:

NPV(t=Thv) = ∑ ( ) = 0 Hay nói cách khác thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu của dự án Thời gian hoàn vốn được xác định dựa vào dòng tiền tự do của dự án và có công thức tính như sau:

Thv : Thời gian cần thiết để thu hồi được vốn đầu tư n: Số năm thực hiện dự án

NCFn: Dòng tiền ròng của dự án năm thứ n

CFn+1: Dòng chi cho dự án năm thứ (n+1) T*: Thời gian hòan vốn theo yêu cầu

Với CF 0 là số tiền chi đầu tư ban đầu của dự án < 0, nhưng dòng tiền ròng của dự án sẽ dương khi đến năm (n+1) và t chạy từ 0 đến (n+1) Sử dụng chỉ tiêu Thv thì:

+ Chấp nhận DAĐT nếu thời gian hoàn vốn nhỏ hơn hoặc bằng thời gian yêu cầu

Dự án có Thv < T*: Dự án khả thi

+ Thv > T*: Từ chối đầu tư dự án nếu thời gian hoàn vốn lớn hơn thời gian yêu cầu.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ

Phân tích kinh tế dựa trên cơ sở dòng tiền phân tích tài chính Tuy nhiên, do thị trường bị bóp méo, giá kinh tế có sự khác biệt so với giá tài chính Giá kinh tế được điều chỉnh từ giá tài chính thông qua hệ số chuyển đổi CF Mặc dù không thể lượng hóa toàn bộ những ngoại tác hoặc tính toán chính xác các lợi ích, chi phí của dự án đối với nền kinh tế, khi xem xét lợi ích dự án trên quan điểm nền kinh tế nói chung, khóa luận sẽ sử dụng phương pháp điều chỉnh các khoản thuế và trợ cấp trong kết quả phân tích về tài chính để chuyển đổi sang giá kinh tế, sau đó tính toán các chỉ số NPV, IRR, B/C và đưa ra kết luận tính khả thi về mặt kinh tế của DA:

CFi = Hệ số chuyển đổi giá mặt hàng i : Giá kinh tế mặt hàng i

: Giá tài chính mặt hàng i

Sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại ròng kinh tế và tài chính xảy ra là do suất chiếu khấu về kinh tế và tài chính khác nhau và ngoại tác của DA tác động lên nền kinh tế được mô tả qua công thức sau:

: Giá trị hiện tại ròng kinh tế theo chi phí vốn (EOCK) : Giá trị hiện tại ròng tài chính theo WACC

: Giá trị hiện tại ròng tài chính theo EOCK

: Giá trị hiện tại ròng của ngoại tác

Tóm lại nội dung Chương 2 tác giả đã trình bày các cơ sở lý thuyết về phân tích dự án Chương này nêu lên các cơ sở lý thuyết để phân tích dự án Đồng thời sử dụng các chỉ số NPV, IRR, tỷ số B/C và thời gian hoàn vốn của dự án (Thv) để phân tích tài chính của dự án, sử dụng phương pháp phân tích kịch bản để phân tích rủi ro của dự án được trình bày trong chương 4 Qua đó cho thấy dự án đầu tư Phân hiệu đại học Arizona tại Tp.HCM cần được phân tích theo các quan điểm khác nhau của Chủ đầu tư, ngân hàng cho vay, các đối tượng hữu quan hay trên quan điểm tổng thể của nền kinh tế Các chủ thể này sẽ sử dụng các phương pháp phân tích đánh giá khác nhau để phục vụ cho mục tiêu của chủ thể

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG

Theo số liệu mới nhất (năm 2016) từ Bộ giáo dục và đào tạo thì trên cả nước có 202 trường đại học (Nguồn: Bộ GDĐT, 2017) Giáo dục ĐH là một thị trường thực sự và cần rất ít sự can thiệp của Nhà nước PGS Trần Ngọc Anh (ĐH Indiana - Mỹ) nêu quan điểm như vậy trong chương trình "Đối thoại chính sách" Tại phiên "Đối thoại giáo dục" diễn ra ngày 31/7/2016 ở TP.HCM, khi trình bày quan điểm của mình, dẫn lập luận của nhà kinh tế học nổi tiếng Adam Smith, PGS Trần Ngọc Anh phát biểu: "Chúng ta có một trường học tốt không phải nhờ vào lòng tốt của ông hiệu trưởng, các thầy cô giáo đấy là một phần mà chính là sự ích kỉ của họ Tức là họ muốn để cho sự thành công của họ và thành công ấy gắn với chất lượng giáo dục mới đưa trường đó đi lên và đó chính là cơ chế thị trường trong giáo dục" (Nguồn: Giáo dục đại học thực sự là một thị trường Truy xuất từ http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/giao-duc-dai-hoc-thuc-su-la-mot-thi-truong-192777.html)

Khái niệm thị trường giáo dục không phải là tư duy buôn bán trao đổi mọi thứ thuộc về giáo dục mà là xét giáo dục trên khía cạnh một ngành kinh tế dịch vụ để từ đó có cái nhìn đúng đắn hợp xu thế trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển Hàng hóa sản phẩm giáo dục chính là con người, là một loại hàng hóa đặc biệt nên cũng khác hẳn hoàn toàn so với cách vận hành của hàng hóa thông thường

Chúng ta chưa thực sự coi lĩnh vực giáo dục có tồn tại một không gian thị trường mang bản chất của kinh tế thị trường đúng nghĩa, bởi ngành kinh tế giáo dục cũng chịu tác động của các quy luật kinh tế như: cung - cầu, cạnh tranh, giá trị, chịu sự điều tiết của nhà nước…Và hệ quả là thị trường giáo dục trong nước đang bị bỏ ngỏ Mỗi năm người Việt Nam chi khoảng 3 tỷ đô la cho du học nước ngoài, con số tuy không quá lớn nhưng vấn đề là tăng nhanh qua từng năm, Việt Nam cũng là quốc gia luôn ở tốp đầu về số lượng du học sinh tại các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, Úc, Singapore con số đáng tự hào nhưng cũng đáng lo ngại

Theo khảo sát mới đây của mạng giáo dục Easy Uni, có đến 59 % người trẻ có xu hướng ra

Trang 19 nước ngoài học tập, chỉ có 41% chọn giáo dục trong nước, đáng nói hơn là trong số chọn học trong nước thì có đến 80% chọn sẽ ra nước ngoài nếu có cơ hội, những con số thống kê cho thấy rằng sản phẩm giáo dục nước ngoài vẫn áp đảo trong nước về chất lượng và uy tín

Ngày càng nhiều các hệ thống giáo dục tư có vốn đầu tư nước ngoài mọc lên tại Việt Nam, không những giáo dục bậc cao mà cả giáo dục cơ bản, nền tảng từ tiểu học, trung học Đây là xu hướng có lợi nhưng không phải không có mặt trái, đó là làm mất thị trường giáo dục trong nước và những chi phí học hành tại các ngôi trường này đương nhiên chảy ra nước ngoài Vấn đề là Việt Nam không thiếu các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nhưng tại sao rất ít nhà đầu tư thành công?

Nguyên lý đơn giản: Nếu sản phẩm chất lượng thấp sẽ khó cạnh tranh với những sản phẩm chất lượng cao Bởi một đất nước hơn 90 triệu dân có truyền thống hiếu học sẽ là thị trường giáo dục màu mỡ cho các nhà đầu tư ngoại quốc (Nguồn: Thị trường giáo dục Việt nam –

Vì sao đa số vào trận đều thua Truy xuất từ http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thi- truong-giao-duc-Viet-Nam-Vi-sao-da-so-vao-tran-deu-thua-post168934.gd)

Như vậy chúng ta có thể thấy ngay thị trường giáo dục Việt nam là rất lớn tuy nhiên hiện nay vấn đề còn tồn tại chính là chất lượng sản phẩm đào tạo còn chưa hấp dẫn được người học

3.1.2 Thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước Đến hết năm 2015, tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước đạt 961.960 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2014, chiếm trên 20% GDP cả nước và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 1,5 lần cả nước Hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 57 trường đại học (tính luôn cả học viện, và cơ sở 2 của các Trường đại học ngoài địa bàn Tp.HCM)

Triển vọng của thị trường:

Theo ông Jürg Bono – đại diện Đại sứ quán Thụy sỹ tại Việt Nam cho rằng: VN đang hình thành thị trường giáo dục và đây là cơ hội tốt để các các trường ĐH quốc tế vào VN Đặc biệt đối với phân khúc đào tạo sau ĐH, đây sẽ là nguồn bổ sung rất tốt cho sự thiếu hụt nhân sự quản trị cao cấp hiện nay Nhu cầu về nguồn nhân sự quản trị cao cấp tại thị trường Việt Nam hiện rất lớn do quy mô của hệ thống doanh nghiệp phát triển triển mạnh trong những năm gần đây Khi phát triển đến một ngưỡng nhất định, các doanh nghiệp nhận ra được vai trò to lớn của những nhân sự cấp cao để có thể giúp công ty vượt qua khó khăn và phát triển bền vững Đây cũng sẽ là nguồn bổ sung rất tốt cho sự thiếu hụt nhân sự quản trị cao cấp hiện nay, giúp các học viên giảm chi phí và có điều kiện tiếp cận với những kiến

Trang 20 thức, kinh nghiệm quản trị tiên tiến của thế giới….(Nguồn: Việt Nam là một thị trường giáo dục tiềm năng Truy xuất từ http://www.amec.com.vn/viet-nam-la-mot-thi-truong-giao-duc- tiem-nang.html)

MÔ TẢ DỰ ÁN

- Vị trí và hiện trạng khu đất xây dựng - Phân hiệu ĐH Arizona tại Tp HCM thuộc Khu CNC, quận 9, Tp HCM

- Theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đào tạo E1 (gồm phân khu E1 và T1) có tổng mặt bằng với giới hạn các mặt như sau:

 Phía Tây Bắc: giáp đường D6 và khu công viên cây xanh;

 Phía Tây Nam: giáp ranh lô đất E3-2 và E3-3;

 Phía Bắc: giáp Quảng trường đi bộ

 Phía Tây Bắc: giáp đường D6 và khu công viên cây xanh;

 Phía Tây Nam: giáp ranh lô đất E3-2 và E3-3;

Hình 3.1 – Sơ đồ vị trí dự án (Nguồn NTTU, 2017)

3.2.1.2 Giới thiệu Chủ đầu tư

DA sẽ tiến hành theo hình thức đầu tư trực tiếp theo hình thức thành lập liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài Liên doanh Phân hiệu ĐH Arizona tại Tp HCM sẽ gồm hai đối tác là NTTU và UA

 Đối tác thứ nhất - NTTU:

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, Tp.HCM Điện thoại: 08 39404272 Fax: 08 39404759

NTTU được thành lập theo quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 26/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành

Ngành nghề kinh doanh chính: Đào tạo Đại học và sau đại học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và dạy nghề

 Đối tác thứ hai - UA:

Trường đại học Arizona Địa chỉ: Tucson, Arizona, Hoa Kỳ

3.2.1.3 Tổ chức thực hiện dự án

DA sẽ tiến hành sẽ được liên doanh NTTU và UA đầu tư theo chuẩn quốc tế, cụ thể như sau:

Phía NTTU sẽ chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất và tiền thuê đất hàng năm cho Phân hiệu trường tại Khu CNC Tp HCM

Phía UA sẽ chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo, giảng viên và cấp bằng theo chương trình chuẩn của UA Chương trình sẽ được 100% giảng viên từ UA giảng dạy

Khi DA đi vào hoạt động và kinh doanh có lãi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích lập các quĩ được chia theo tỷ lệ như sau: NTTU – UA = 40% - 60% Hiện NTTU cũng đã ký các biên bản ghi nhớ với trường UA đến từ Mỹ về hợp tác đào tạo

- Nguồn vốn : Vốn tự có của NTTU, vốn của đối tác (UA) và vốn vay Ngân hàng - Hình thức đầu tư : Đầu tư trực tiếp

- Hình thức quản lý dự án : Chủ Đầu Tư trực tiếp quản lý dự án - Thời hạn dự kiến hoạt động : 50 năm (bao gồm cả thời gian xây dựng dự án)

3.2.2.2 Mục tiêu của dự án

Phân hiệu ĐH Arizona tại Tp HCM được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Trường cũng như nhu cầu đào tạo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu cả nước về kinh tế và công nghệ cao.Ngoài ra, đây còn là nơi tham quan, thực hành thí nghiệm của sinh

Trang 22 viên, các nhà khoa học của thành phố ứng dụng, Phân hiệu UA tại Tp HCM còn là điểm tổ chức các hội thảo khoa học trong và ngoài nước, các sự kiện giáo dục, khoa học và công nghệ kết hợp trưng bày công nghệ cao Phối hợp trong hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ về các việc như: thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học, luận văn cao học, luận án nghiên cứu sinh; trao đổi giảng viên, sinh viên; liên kết nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội nghị, hội thảo, xuất bản các kết quả học thuật và các công trình nghiên cứu;

Phân hiệu UA tại Tp HCM sẽ sớm hoàn thành để trở thành trung tâm đào tạo đạt chuẩn quốc tế các ngành kỹ thuật công nghệ cao: kỹ thuật cơ khí, máy tính điện tử , công nghệ sinh học; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu về

CNC của TP.HCM và cả nước Khi hoàn thiện, trường sẽ là mô hình cho sự cải tiến và phát triển của giáo dục ĐH Việt Nam về các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, quan hệ với doanh nghiệp và quản trị đại học

Dự kiến Phân hiệu UA tại Tp.HCM sẽ đào tạo các chuyên ngành sau: (Theo thỏa thuận giữa NTTU và UA)

+ Quản trị kinh doanh (Business Administration) + Quản trị tài chính (Business Administration- Financial) + Kế toán (Accounting)

+ Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering) + Máy tính và điện tử (Electrical and Computer Engineering) + Công nghệ sinh học (Science in Biological technology)

3.2.3 Các phương án chính của dự án

Do đây là bước nghiên cứu tiền khả thi nên tổng vốn đầu tư của DA sẽ được tính toán căn cứ theo quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016 (Xem Phụ lục 1)

Như vậy với qui mô đào tạo của trường khoảng trên 2.000 học viên thì suất đầu tư sẽ vào khoảng 134.020.000 đ/học viên Do đây là dự án đầu tư ĐH quốc tế nên tác giả tính thêm 10% dự phòng dùng cho các loại trang thiết bị hiện đại và mua thêm 3 xe ô tô dự kiến là 5 tỷ đồng Do đó, tổng vốn đầu tư dự kiến sẽ là 360 tỷ đồng (Xem Phụ lục 2)

Dự kiến trên khuôn viên 47.014 m 2 của Phân hiệu sẽ được bố trí như sau:

- Tòa nhà chính có diện tích 23.719 m 2 bao gồm:

+ Khu thư viện, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm : 8.000 m 2

+ Khu phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và công trình hỗ trợ khác : 1.719 m 2 Với qui mô thiết kế như trên thì phân hiệu hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn của trường đại học theo Nghị định 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ là:

+ Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m²/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;

+ Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m²/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m²/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m²/sinh viên;

+ Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành, nghề và phương thức tổ chức đào tạo;

+ Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và hiệu bộ bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, đảm bảo diện tích ít nhất là 08 m 2 /người;

- Khối công trình thể dục thể thao bao gồm:

+ Sân bóng chuyền (có thể kết hợp làm sân bóng đá mini):

2 sân kích thước 24 m x 15m + Sân cầu lông: 2 sân kích thước 24 m x 15m + Sân tennis: 2 sân kích thước 20 m x 40m + Bể bơi: Kích thước 50 m x 25 m

- Khối công trình ký túc xá: Gồm 1 tòa nhà diện tích 9.770 m2 bao gồm nhà ở lưu trú cho cán bộ, giảng viên là người nước ngoài, sinh viên của trường có nhu cầu ở lại trường, căng tin, nhà ăn, nhà phục vụ (quầy giải khát, trạm y tế, chỗ để xe) và một số hạng mục khác

- Khối công trình kỹ thuật gồm xưởng sửa chữa, kho, nhà để xe ô tô, trạm bơm, trạm biến thế

Dự kiến tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư (Xem Phụ lục 3)

3.2.3.2 Phương án vận hành kinh doanh (Theo thỏa thuận giữa NTTU và UA)

CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỰ ÁN

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

Hiện tại, Việt Nam có dân số khoảng 94 triệu dân (Nguồn: Tổng cục Thống kê) và là đất nước đang phát triển Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao

Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam

(Nguồn:Tổng cục Thống kê, truy xuất từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabidq5)

Người dân Việt Nam luôn quan tâm đến việc đầu tư học hành cho con cái, số lượng học sinh đang theo học tại các trường PTTH trên toàn quốc khoảng 2,5 triệu học sinh (Xem bảng 4.1) trên tổng số khoảng 2.400 trường PTTH toàn quốc (Xem bảng 4.2)

Bảng 4.1 - Số lƣợng học sinh PTTH trên toàn quốc giai đoạn 2008 - 2016

(Nguồn : Tổng cục Thống kê, 2017, truy xuất từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabidr2)

Số lượng trên cả nước

Bảng 4.2: Số lượng trường PTTH giai đoạn 2005-2015

(Nguồn : Tổng cục Thống kê, trích xuất từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabidr2)

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%)

Tính trên cả nước số lượng học sinh tốt nghiệp hàng năm vào khoảng trên 800 ngàn học sinh (Xem bảng 4.3), trong đó một phần lớn có nhu cầu được theo học tiếp tại các trường đại học

Bảng 4.3: Số lƣợng học sinh thi tốt nghiệp PTTH

(Nguồn : Bộ Giáo dục và đào tạo, từ www.moet.gov.vn/) Giai đoạn 2008-2016

Hiện nay, tổng số sinh viên hiện đang theo học tại các trường ĐH và cao đẳng trên cả nước vào khoảng trên 2 triệu sinh viên, hàng năm số lượng sinh viên đầu vào tại các trường đại học , cao đẳng trên cả nước khoảng 500.000 sinh viên (Xem Bảng 4.4)

3 SL sinh viên tốt nghiệp (1.000 Sv)

Bảng 4.4: Số lượng sinh viên và trường cao đẳng và đại học trên cả nước

(Nguồn:Tổng cục Thống kê, trích xuất từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabidr2)

Theo ông Ralf Matthaes - Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường Taylor Nelson (TNS) chia sẻ với truyền thông Phần chi tiêu lớn nhất của đa số người Việt hiện nay là cho giáo dục Tổng chi tiêu cho giáo dục của người Việt chiếm đến 47% tổng chi tiêu trong gia đình họ (Nguồn: Thanh Tú (2016) Người Việt mạnh tay chi cho giáo dục Báo Công thương Truy xuất từ trang http://baocongthuong.com.vn/nguoi-viet-manh-tay-chi- cho-giao-duc.html)

Tp HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước với dân số khoảng 10 triệu dân

TPHCM đã thành lập Khu CNC Sự phát triển của TP HCM được Nghị quyết số 53/NQ-

TƯ Bộ Chính trị Trung ương Đảng về Vùng KTTĐ phía Nam xác định là có ý nghĩa to lớn, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vùng KTTĐ phía Nam, tạo đà cùng cả nước tiến nhanh, tiến vững chắc vào quá trình CNH, HĐH Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP HCM đối với cả nước thể hiện ở vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước; ở mức đóng góp vào khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước Hơn nữa, TP HCM còn có một vị trí địa lý, kinh tế đặc biệt quan trọng như có hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ; là nơi kết nối giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không giữa 2 miền Đông và Tây Nam bộ với khu vực Đông Nam Á, liên thông vào mạng lưới chung về giao thông với Châu Á và thế giới; ở giữa khu vực Đông Nam Á có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, trong đó Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế hàng hoá, dịch vụ nhanh nhất và ổn định nhất Phát triển công nghệ cao là một trong những hướng ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của TP.HCM Gần đây TP đã thành lập Khu Công nghệ cao, trong đó đào tạo nhân lực cho lĩnh vực công nghệ cao là một phần quan trọng của phức hợp Xây dựng Trung tâm Đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực Công nghệ cao và các lĩnh vực liên quan, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao, các doanh nghiệp tại Tp Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia và cả nước là rất cần thiết

Theo báo cáo của Tp HCM thì năm học 2015 đã có 66.316 học sinh thi tốt nghiệp phổ thông và mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Tp HCM đạt 5.538 USD/ người tăng 73% so với năm 2010 (Nguồn: Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh , Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2015)

Do nhu cầu học tập tăng, đặc biệt là theo học các chương trình quốc tế nên các nhà đầu tư giáo dục nước ngoài cũng đã đầu tư vào hệ thống các trường PTTH quốc tế tại Tp HCM Cho đến nay đã có hàng chục trường trung học quốc tế hoạt động đào tạo tại Tp HCM (Xem Phụ lục 5) Đây cũng là nguồn sinh viên đầu vào có tiềm năng lớn của DAĐT Phân hiệu UA tại Tp

Trong thời gian qua, quốc tế hóa giáo dục đại học (GDĐH) được phát triển khá mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng ở Việt Nam Quốc tế hóa GDĐH bao gồm các hình thức chủ yếu sau: Du học, Các chương trình liên kết và Thành lập cơ sở nhánh (Campus) của các trường nước ngoài tại Việt Nam

Theo thống kê của Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ Giáo dục và đào tạo), năm 2015 Việt Nam có 120.000 sinh viên Việt Nam đi du học, mức tăng trưởng hằng năm: 15% Đến năm

2016, số học sinh du học đã lên đến 130.000 học viên Chi phí dành cho hình thức du học lên tới 3 tỷ đô-la hàng năm trong khi ngân sách dành cho toàn ngành giáo dục Việt Nam là 9 tỷ đô-la (Nguồn:Cục Đào tạo nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016)

Sinh viên du học có xu thế chọn các quốc gia có nền GD ĐH tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc…

Dưới đây là danh sách 5 quốc gia mà sinh viên du học Việt Nam chọn trong năm 2016 (Xem Bảng 4.5)

STT Quốc gia Số lƣợng sinh viên

Bảng 4.5: Danh sách 5 quốc gia có nhiều sinh viên Việt Nam tới học nhất

(Nguồn: Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ giáo dục và đào tạo, 2016)

Tuy vậy, hình thức du học vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt cần ưu ý đến yếu tố là chi phí rất cao với mức học phí trung bình là khoảng 30.000 USD/năm Thách thức kế theo là một số lượng không nhỏ sinh viên phải chịu những cú sốc về văn hóa, lối sống, ngôn ngữ và đặc biệt cách thức học tập

Hình thức quốc tế hóa thứ hai là các chương trình liên kết đào tạo Điểm yếu cơ bản của hình thức theo chương trình liên kết đào tạo là khả năng thu hút số lượng sinh viên không nhiều Một điểm yếu nữa là chất lượng của các chương trình liên kết chưa cao, đặc biệt nếu xét dưới góc độ chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất và kiểm định chất lượng Hơn nữa, số lượng các ngành đào tạo khá là đơn điệu, thường tập trung vào một số ít các ngành như quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng…và đôi khi chất lượng, bằng cấp còn chưa rõ ràng (Nguồn: Quí Hiên, Cẩm Giang Bê bối chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài Báo Thanh niên (2017), trích xuất từ http://thanhnien.vn/giao-duc/be-boi- chuong-trinh-lien-ket-nuoc-ngoai-881378.html) Các loại chương trình này lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2001 với 27 chương trình Cho tới thời gian gần đây số lượng các chương trình này được phát triển khá nhanh và đến 2016 đã có 485 chương trình được cấp phép, trong đó còn 318 chương trình đang hoạt động Về qui mô đào tạo của loại hình liên kết này bao gồm: Tổng số tuyển sinh đối với trình độ đại học là 42.725 học viên (Trong đó số lượng đang theo học là 24.716 học viên, số đã tốt nghiệp 17.709 học viên, số bỏ học là 300 học viên); Tổng số tuyển sinh đối với trình độ thạc sĩ là 36.900 học viên (Trong đó số

Trang 30 lượng đang theo học là 9.575 học viên, số đã tốt nghiệp 23.325 học viên, số bỏ học là 4.000 học viên); Tổng số tuyển sinh đối với trình độ tiến sĩ là 459 học viên (Trong đó số lượng đang theo học là 293 học viên, số đã tốt nghiệp 9 học viên, số bỏ học là 157 học viên) (Xem Hình 4.2) Tính đến ngày 21/3/2017, số lượng chương trình liên kết đào tạo còn lại là 293 chương trình ( Trong đó có 89 chương trình đã chấm dứt hoạt động) thuộc 84 trường và viện được phép đào tạo liên kết (Nguồn : Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GDĐT, 2017

Truy xuất từ http://vu.hanu.vn/mod/url/view.php?idX)

Hình 4.2 – Tình hình liên kết đào tạo với nước ngoài

(Nguồn : Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GDĐT, 2017)

Về hình thức Campus, hiện tại Việt Nam chỉ có Campus của Đại học RMIT với 100% vốn đầu tư nước ngoài Trường đi vào hoạt động vào năm 2004 và hiện tại có hơn 6.000 sinh viên Đến năm 2020, RMIT dự tính có 15.000 sinh viên Học phí bình quân mỗi năm là khoảng 10.000 đô-la Mỹ (Nguồn : Đại học RMIT, trích xuất từ https://www.rmit.edu.vn)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

4.2.1 Cơ sở lập biểu đồ ngân lưu

Biểu đồ ngân lưu của DA được xây dựng dựa trên cơ sở tất cả các khoản mục thực thu, thực chi bằng tiền dự kiến hàng năm trong suốt vòng đời DA Ngân lưu ròng của DA được xác định dựa vào kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính và kế hoạch hoạt động kinh doanh của DA

4.2.2 Thời kỳ phân tích dự án

DA dự kiến sẽ triển khai các công tác chuẩn bị dự án trong năm 2017- 2019, do đó năm gốc của DA được lấy là năm 2017-2018 (Năm 0) DA bắt đầu hoạt động tuyển sinh trong năm học 2019-2020 Như vậy dự án sẽ có 2 năm thực hiện các chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư Dự án sẽ được khai thác vận hành trong 49 năm còn lại

Thời kỳ phân tích dự án là 50 năm

4.2.3 Các khoản mục ảnh hưởng đến ngân lưu dự án

Ngân lưu vào chính là các khoản thu từ học phí của dự án hàng năm Ngoài ra còn có thể bao gồm thêm các khoản thu từ dịch vụ như căn tin, công trình thể thao, ký túc xá nhưng do giá trị chiếm không nhiều nên không được tính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Giá trị thu hồi sau thời gian hoạt động của dự án coi như bằng 0 nên cũng không được tính vào ngân lưu vào của dự án

Ngân lưu ra tại năm 0 chính là vốn đầu tư cho dự án bao gồm các chi phí đầu tư ban đầu, chi phí xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị

Khi dự án đi vào hoạt động thì dòng ngân lưu ra sẽ bao gồm chi phí lương cho cán bộ nhân viên và giảng viên của phân hiệu, chi phí quảng cáo, văn phòng phẩm, điện nước, internet và các chi phí khác

4.2.4 Các thông số vĩ mô

Các thông số vĩ mô bao gồm lạm phát trong nước, lạm phát nước ngòai và tỷ giá hối đoái Việc dự báo chính xác tỷ lệ lạm phát của Việt nam là một điều khó khăn Trong phân tích này, tác giả định tỷ lệ lạm phát là 6%/năm trong suốt vòng đời của dự án (Xem Phụ lục 6)

Về lạm phát nước ngoài, do chi phí cho giảng viên nước ngoài, quản lý nước ngoài hầu hết đều sử dụng theo giá USD nên lạm phát của đồng USD sẽ ảnh hưởng đến ngân lưu của dự án Tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong mô hình cơ sở được giả định là 2% trong suốt vòng đời của dự án

Hình 4.3- Lạm phát của Mỹ giai đoạn 2006 – 2016

(Nguồn: Toàn cảnh kinh tế Mỹ qua biểu đồ, truy xuất từ http://ndh.vn/toan-canh- kinh-te-my-qua-bieu-do-20150910015637499p4c145.news)

Theo Quyết số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ Xây dựng về suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016, suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường ĐH bao gồm:

- Chi phí xây dựng các công trình chính và phục vụ của trường, khu ký túc xá sinh viên;

- Chi phí trang thiết bị nội thất, giảng đường, cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng giáo viên, phòng giám hiệu, trang thiết bị thể dục thể thao, y tế, thư viện, thiết bị trạm bơm, trạm biến thế

Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường ĐH được tính cho 1 học viên

Công trình xây dựng trường ĐH được chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

- Khối học tập và cơ sở nghiên cứu khoa học gồm giảng đường, lớp học, thư viện, hội trường, nhà hành chính, làm việc

- Khối thể dục thể thao gồm phòng tập thể dục thể thao, công trình thể thao ngoài trời, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bể bơi

- Khối ký túc xá gồm nhà ở cho học viên, nhà ăn, nhà phục vụ (quầy giải khát, trạm y tế, chỗ để xe)

- Khối công trình kỹ thuật gồm xưởng sửa chữa, kho, nhà để xe ô tô, trạm bơm, trạm biến thế

Ngoài chi phí theo định mức như trên thì Phân hiệu cần mua thêm 3 xe ô tô cụ thể như sau:

+ Xe ô tô 4 chỗ hiệu LEXUS (TOYOTA) cho Giám đốc phân hiệu: 2.300 triệu đồng + Xe ô tô 4 chỗ hiệu CAMRY (TOYOTA) cho Phó Giám đốc phân hiệu: 1.300 triệu đồng + Xe ô tô 7 chỗ hiệu FORTUNER (TOYOTA) cho cán bộ nhân viên phân hiệu: 1.400 triệu đồng Tổng cộng: 5 tỷ đồng

(Chi tiết xem Phụ lục 2)

Thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế TNDN và ưu đãi đầu tư Theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chính phủ thì thuế suất áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 10% Theo Điều 16 của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ thì dự án đầu tư trong khu vực CNC nên sẽ được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo

Nguồn thu chính của dự án là từ thu học phí đào tạo, phân hiệu khi đi vào hoạt động sẽ tuyển sinh theo 6 chuyên ngành và gồm 2 loại hình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học Đối với bậc sau đại học thì gồm có đào tạo thạc sĩ và trong tương lai sẽ có thêm đào tạo tiến sĩ Tuy nhiên, trong dự án này ta chỉ tính phần doanh thu từ đào tạo đại học và thạc sĩ

4.2.7.1 Đối với bậc đại học

+ Thời gian đào tạo trong 4 năm

+ Số lượng sinh viên trong năm đầu tiên dự kiến ở mức khoảng 20 sinh viên một ngành, với 6 ngành sẽ có 120 sinh viên theo học, sau đó bình quân mỗi năm số lượng sinh viên nhập học mới tăng thêm 20% và ổn định từ năm thứ 10 trở đi bình quân mỗi năm có 650 sinh viên nhập học mới Số lượng sinh viên theo học năm 2 được giả thiết chỉ còn 95% so với ban đầu (do tỷ lệ bỏ học là 5%) và sẽ được duy trì suốt trong những năm học còn lại

+ Mức học phí dự kiến mỗi năm là 10.000 USD cho 1 sinh viên, lấy tỷ giá hiện tại của Vietcombank tại ngày 30.6.2017 là 22.700 VND/USD thì mức học phí là 227.000.000 VNĐ/ Sinh viên / năm

4.2.7.2 Đối với bậc thạc sĩ

+ Thời gian đào tạo trong 2 năm + Số lượng học viên trong năm đầu tiên dự kiến ở mức khoảng 50 sinh viên cho tất cả các ngành sau đó bình quân mỗi năm số lượng sinh viên nhập học mới tăng thêm 50% và ổn định từ năm thứ 5 trở đi bình quân mỗi năm có 200 sinh viên nhập học mới Số lượng sinh viên theo học năm 2 được được duy trì so với ban đầu (do tỷ lệ bỏ học bằng 0%)

PHÂN TÍCH RỦI RO

Kết quả phân tích dự án trong mô hình độ nhạy trong mô hình cơ sở cho thấy DA có tính khả thi về mặt hiệu quả tài chính Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các biến số đầu vào và đầu ra của dự án đều bị ảnh hưởng về các điều kiện kinh tế vĩ mô hay nhu cầu đào tạo của học viên Nhằm xem xét tính chắc chắn của DA trong điều kiện giả định sát với thực tế, trong nội dung của phần này sẽ phân tích các yếu tố rủi ro khi thực hiện DA Nội dung thực hiện bao gồm việc xác định các biến rủi ro, từ đó phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản,phân tích mô phỏng Monte-Carlo để nhận biết tầm quan trọng của các yếu tố tác động vào kết quả của DA, từ đó giúp CĐT có những quyết định phù hợp trong quá trình thực hiện DA

Các DAĐT thường chịu nhiều rủi ro từ các thông số đầu vào được sử dụng đưa vào phân tích DA Vì vậy khi phân tích DA cần phải phân tích độ nhạy nhằm xác định các tác động của các biến số quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của DA mà cụ thể là NPV và IRR

 Xác định biến rủi ro Đối với DA phân hiệu trường UA chuyên về lĩnh vực giáo dục, đào tạo thì các biến rủi ro tác động đến những thay đổi của NPV và IRR là: các thông số vĩ mô, chi phí đầu tư, mức học phí, số lượng học viên

4.3.1.1 Phân tích độ nhạy một chiều

 Thay đổi mức thu học phí

Tại thời điểm phân tích DA, mức thu học được ước vào khoảng 10,000USD/năm (tương

Trang 41 đương 227,000,000 VNĐ) đối với sinh viên đại học và 11,500USD/năm (tương đương 261,050,000 VNĐ) đối với học viên cao học Để xác định mức học phí của phân hiệu, tác giả đã tham khảo mức thu học phí của các trường có thể xem là cạnh tranh như ĐH RMIT mức thu học phí toàn khóa đối với đại học là 740 triệu đồng (khoảng 185 triệu đồng/năm); học phí toàn khóa đối với cao học là 550 triệu đồng (khoảng 275 triệu đồng/năm) ĐH Hawaii học phí toàn khóa đối với cao học là 520 triệu đồng (khoảng 260 triệu đồng/năm)

Nhưng cả hai trường này đều có thứ hạng thấp hơn so với UA, đồng hình thức đào tạo của đại học Hawaii vẫn chỉ dừng lại ở hình thức liên kết đào tạo Tuy nhiên, mức thu học phí hàng năm còn phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường, sự thay đổi về tỷ giá

Việc phân tích độ nhạy sẽ được thực hiện với các trường hợp giảm mức học phí so với dự kiến ban đầu từ 0% đến 30% (Xem Phụ lục 14 - Kết quả và khi thay đổi mức học phí)

Hình 4.5 – Biểu đồ Kết quả khi thay đổi mức học phí

Phụ lục 14 cho thấy, khi thay đổi mức thu học phí thì cả IRR và NPV đều thay đổi, trường hợp mức thu học phí giảm 20% so với dự kiến thì NPV giảm một nửa so với tính toán ban đầu và nếu học phí giảm 30% thì sẽ làm cho NPV của dự án nhỏ hơn 0 Điều đó cho thấy thay đổi mức học phí sẽ ảnh hưởng lớn đến tài chính của DA

 Thay đổi số lượng học viên

Số lượng học viên có thể nói là yếu tố quyết định đến hiệu quả của DAĐT, việc thay đổi số lượng học viên sẽ quyết định ngay đến các chỉ tiêu tài chính của DA Tuy nhiên, khi số lượng học viên giảm đi 30% thì dự án vẫn còn hiệu quả (NPV > 0) (Xem Phụ lục 15- Kết quả NPV và IRR khi thay đổi số lượng học viên)

Hình 4.6 – Biểu đồ Kết quả khi thay đổi số lƣợng học viên

 Thay đổi suất vốn đầu tư so với ban đầu

Phân tích độ nhạy được tiến hành để xác định mức độ thay đổi NPV và IRR khi có biến động tăng chi phí xây dựng và thiết bị đầu vào Mặc dù, trong mô hình cơ sở, suất vốn đầu tư được xác định dựa trên tính toán của suất vốn đầu tư của Bộ Xây dựng công bố năm 2017 và đã có tính thêm dự phòng 10% cho tổng vốn đầu tư Tuy nhiên, trên thực tế triển khai DA sẽ có thể phát sinh thêm giá trị khối lượng ngoài dự tính ban đầu

Phân tích ảnh hưởng của tổng mức đầu tư đến hiệu quả tài chính của DA được trình bày ở Phụ lục 16 và Hình 4.7 Qua việc phân tích độ nhạy theo biến chi phí đầu tư cho thấy kết quả tài chính của DA nhạy cảm với chi phí đầu tư Khi chi phí đầu tư tăng sẽ làm NPV và IRR của DA giảm, tuy nhiên với chi phí xây dựng tăng đến 30% so với dự tính ban đầu thì NPV vẫn dương nên vẫn đáng để đầu tư (Xem Phụ lục 16 - Kết quả NPV và IRR khi vốn đầu tư tăng)

Thay đổi tăng mức VĐT

Hình 4.7 – Biểu đồ Kết quả khi vốn đầu tƣ tăng

 Thay đổi lãi suất vay danh nghĩa của dự án

Lãi suất huy động vốn từ các tổ chức tín dụng sẽ thay đổi tùy theo tình hình cung cầu tín dụng trên thị trường Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,tác giả giả định thay đổi của lãi suất danh nghĩa biến thiên trong khoảng từ 8%/năm đến 20%/năm (Xem Phụ lục 17: Kết quả NPV và IRR khi lãi suất vay tăng)

Hình 4.8 – Biểu đồ Kết quả khi lãi suất vay tăng

Theo Phụ lục 17 và Hình 4.8 ta thấy khi lãi suất vay ngân hàng tăng cao thì sẽ không làm cho giá trị hiện tại ròng của DA thay đổi (xét trên quan điểm TĐT) nhưng sẽ làm cho giá trị hiện tại ròng của dự án thay đổi (xét trên quan điểm CĐT) Tuy nhiên mức ảnh hưởng không nhiều vì DA chỉ vay phần vốn lưu động bị thiếu hụt

 Thay đổi mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất thuế TNDN được áp dụng theo Luật thuế TNDN và mức độ ưu đãi cho các doanh nghệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao Do đó, hiệu qủa dự án sẽ được phân tích với độ nhạy với mức thuế thay đổi từ 0% đến 50% so với mức thuế suất hiện tại

(Xem Phụ lục 18 - Kết quả NPV và IRR khi thay đổi thuế suất thuế TNDN)

Hình 4.9 – Biểu đồ Kết quả khi tăng thuế suất thuế TNDN

Do DA thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo nên ngay cả khi hết thời gian ưu đãi về thuế (áp dụng cho các DAĐT vào khu CNC) thì mức thuế suất thuế TNDN cao nhất cũng chỉ là 10% nên việc thay đổi tỷ lệ thuế suất không ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu tài chính của

 Thay đổi mức chi phí vận hành doanh nghiệp

Chi phí vận hành là những chi phí thường xuyên của liên doanh và cũng rất dễ biến động như chi phí tiền lương, điện, nước,…Trong dự án này ta giả thiết các mức biến động tăng của chi phí vận hành lên đến 30% theo như Phụ lục 19 và Hình 4.10 dưới đây:

Hình 4.10 – Biểu đồ Kết quả khi tăng chi phí vận hành

PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI

PHÂN TÍCH KINH TẾ

Theo giấy chứng nhận đầu tư số 41311000073 ngày 24/01/2014 của Ban quản lý KCNC cấp cho NTTU thì khu đất (4,7 ha) này sẽ được sử dụng cho mục đích xây dựng Viện kỹ thuật công nghệ cao NTT Tuy nhiên, qua xem xét đánh giá thì việc đầu tư xây phân hiệu của đại học quốc tế UA sẽ mang lại hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội cao hơn nên phía NTTU quyết định chọn đầu tư theo phương án 2 (liên doanh với UA để xây dựng phân hiệu đại học quốc tế) Cụ thể là theo phương án 2 thì các chỉ tiêu như NPV, IRR, tỷ số B/C đều lớn hơn phương án 1 và có thời gian hoàn vốn là 8 năm 10 tháng ngắn hơn so với phương án 1

STT Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2

Viện nghiên cứu ứng dụng Liên doanh Campus UA 1 Tổng vốn đầu tư (1.000 đồng) 246,015,805 405,000,000

2 Thời gian hoàn vốn 11 năm 8 năm 10 tháng

Bảng 5.1 - Bảng so sánh hiệu quả của 2 phương án đầu tư

5.1.2 Suất chiết khấu kinh tế - EOCK

Việc xác định chi phí cơ hội của vốn kinh tế ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp, trong khuôn khổ khóa luận này sẽ sử dụng nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng (2010) với suất chiết khấu theo giá thực là 8% và không thay đổi trong suốt thời gian phân tích của DA để phân tích theo quan điểm nền kinh tế

5.1.3 Thời gian phân tích kinh tế

Trong khóa luận này thời gian phân tích kinh tế của DA được lấy bằng thời gian phân tích tài chính là 50 năm

5.1.4 Xác định hệ số chuyển đổi CFi và giá kinh tế của các biến số

Phân tích kinh tế cần đánh giá sự đóng góp của DA vào phúc lợi xã hội Sự đánh giá

Trang 49 này đòi hỏi nhà phân tích triệt tiêu sự méo mó giá cả bằng cách sử dụng giá bóng, là mức giá phản ánh sát thực hơn chi phí cơ hội và lợi ích của DA, thay vì phải sử dụng giá thị trường Để thực hiện việc phân tích kinh tế DA, các thông số chi phí và lợi ích kinh tế đều được điều chỉnh hợp lý từ phân tích tài chính theo nguyên tắc kinh tế học phúc lợi, trong đó giá kinh tế bằng giá tài chính nhân với hệ số chuyển đổi

Chi phí tài chính bao gồm các yếu tố đầu vào như: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí thuê đất hàng năm, chi phí thuế nhập khẩu vật tư- thiết bị cho công trình, các chi phí khác

Hệ số chuyển đổi: CF = Mức giá bóng / Mức giá thị trường Thông qua việc sử dụng các khung lý thuyết trong phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư kết hợp với phân tích thị trường, đề tài chính được các hệ số chuyển đổi CF và giá kinh tế của các biến số như sau:

- Các khoản trả nợ vay và trả lãi vay là các khoản chuyển giao giữa các chủ thể trong nền kinh tế nên CF =0

- Tiền thuê đất hàng năm và thuế TNDN là các khoản chuyển giao giữa các chủ thể trong nền kinh tế nên CF = 0

- Chi phí xây dựng và thiết bị mua trong nước chịu tác động của mức thuế VAT 10% nên hệ số chuyển đổi CF như sau:

+ : Giá kinh tế + : Giá cầu lấy bằng giá tài chính + : Tỷ trọng giá cung

+ : Tỷ trọng giá cầu Việc xác định tỷ trọng giá cung và tỷ trọng giá cầu là rất phức tạp nên trong khóa luận này tác giả đã giả thiết : = = 0,5

+ 1) = = 0.5 ( + 1) = 0,9545 - Đối với phần thiết bị của dự án, ta giả thiết tỷ lệ thiết bị nhập khẩu toàn bộ Thuế nhập khẩu thiết bị giáo dục bình quân là 10% , thuế VAT 10% Ta có:

= + Thuế nhập khẩu + Thuế VAT = ( + 10% ) + 10% x ( + 10% )

Từ công thức: = = 0,8265 Để tính hệ số CF doanh thu thì hiện chưa có nhiều dữ liệu để so sánh và nó còn phụ thuộc vào uy tín, chất lượng của chương trình đào tạo Tuy nhiên, khi dự án này đi vào hoạt động thì học viên có thêm cơ hội lựa chọn được học tại trường đại học tiêu chuẩn quốc tế nhưng với mức học phí thấp hơn đi du học Hoặc nếu so sánh mức học phí với chương trình đào tạo của đại học Hawaii thì với mức học phí đào tạo cho toàn khóa cao học bình quân vào khoảng 520 triệu như nhau nhưng chương trình do UA đào tạo hoàn toàn là 100% do UA cung cấp và đào tạo, đồng thời về xếp hạng quốc tế thì UA cũng cao hơn so với đại học Hawaii Như vậy người tiêu dùng ở đây là học viên lại có thêm cơ hội hưởng lợi Do đó, tác giả giả thiết hệ số chuyển đổi CF = 1,1

Các hệ số còn lại CF = 1

Xem Phụ lục 35- Các hệ số chuyển đổi CFi

5.1.5 Ngân lưu kinh tế của dự án

Dòng tiền kinh tế của dự án được tính toán từ dòng tiền tài chính của dự án thông qua hệ số chuyển đổi CFi đã tính toán ở trên được thể hiện trong Phụ lục 37 – Ngân lưu kinh tế của dự án

Hình 5.1 – Biểu đồ ngân lưu kinh tế của dự án

STT Chỉ tiêu đánh giá Kết quả

1 Suất chiết khấu kinh tế (EOCK) 8%

Bảng 5.2 - Kết quả phân tích kinh tế dự án

Kết quả phân tích kinh tế tài Bảng 5.2 cho thấy với suất chiết khấu kinh tế EOCK 8% thì giá trị hiện tại ròng của dự án khá cao = 3,866.85 tỷ đồng và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ của dự án là 30% Điều này cho thấy dự án rất có khả thi về mặt kinh tế tạo ra

Ngân lưu kinh tế của dự án

Trang 51 cho xã hội một lượng thặng dư tài sản là 3,866.85 tỷ đồng

5.1.6 Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực

Trong quá trình triển khai dự án cũng như khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, dự án sẽ tạo ra một số ngoại tác tích cực và tiêu cực cho nền kinh tế Tác động ảnh hưởng của ngoại tác được thể hiện trong Phụ lục 36 - Phân tích ngoại tác

Trong quá trình thi công dự án, dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng hàng chục kỹ sư, chuyên gia thực hiện các công việc liên quan đến dự án Quá trình thi công dự án cũng tạo việc làm cho hàng trăm lao động phổ thông trong thời gian liên tục 1 năm

Sau khi dự án hoàn thành, dự án sẽ tạo ra việc làm trực tiếp cho gần 100 người lao động gồm nhân viên bảo về, vệ sinh tòa nhà, nhân viên bảo trì tòa nhà, nhân viên ở các bộ phận quản lý hành chính,…Ngoài ra, dự án cũng tạo việc làm tăng thêm từ hoạt động khu vực dịch vụ như căng tin, ký túc xá,…

Các dự án và người dân trong khu vực sẽ hưởng lợi từ dự án này, sau khi hoàn thành dự án này thì môi trường khu vực cũng tốt hơn do đây là dự án về đào tạo nên không gây ô nhiễm Như vậy môi trường khu vực xung quanh sẽ tốt hơn lên so với trước khi thực hiện dự án

Giá trị của ngoại tác:

5.1.6.2 Ngoại tác tiêu cực Đồng thời với việc tạo ra các ngoại tác tích cực, dự án cũng gây ra các ngoại tác tiêu cực Cụ thể:

Môi trường xung quanh dự án có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn trong quá trình thi công dự án Tuy nhiên, tác động này sẽ bị triệt tiêu khi dự án hoàn thành

PHÂN TÍCH XÃ HỘI

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay Nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tp HCM nói riêng tuy dồi dào nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành nghề công nghệ - kỹ thuật cao còn thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp

Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay Mục tiêu là “đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới”.(Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, phê duyệt tại Quyết định 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/04/2011)

Giáo dục là chìa khóa mở cửa cho sự phát triển của nền kinh tế, là thước đo nền văn minh của một quốc gia Do vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn có những chính sách nhằm tiếp cận, học hỏi nền giáo dục tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển để tiếp cận nhanh chóng với những tinh hoa tri thức của thế giới Dự án này sẽ đóng góp vào sự phát triển của xã hội theo đúng tinh thần Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/02/2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là đến năm 2030, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục là vùng kinh tế phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và điển hình về phát triển bền vững, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức; là vùng kinh tế động lực đầu tàu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và châu Á; là trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm quốc tế, trong đó trọng tâm phát triển Vũng Tàu trở thành Đô thị du lịch; trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hóa - đào tạo - y tế chất lượng cao, là vùng có cảnh quan và môi trường tốt Có cơ cấu kinh tế hiện đại và cơ cấu không gian hợp lý, là chùm đô

Trang 53 thị lớn với chức năng đô thị tổng hợp cấp quốc gia, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; có hệ thống các cơ sở văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và thể dục thể thao ở trình độ cao so với khu vực và cả nước

Thông qua quá trình phân tích tài chính và kinh tế dự án cho thấy rằng giá trị hiện tại ròng tài chính quan điểm tổng đầu tư là 1,003.90 tỷ đồng và giá trị hiện tại ròng kinh tế là 3,897.77 tỷ đồng Sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại ròng kinh tế và giá trị hiện tại ròng tài chính là do có sự khác nhau giữa giá kinh tế và giá tài chính trong các hạng mục tính toán, suất chiết khấu kinh tế và tài chính khác nhau và ngoại tác của dự án tác động lên nền kinh tế Khóa luận đã tiến hành phân tích ngoại tác và thể hiện trong Phụ lục 36

DA cho thấy nhà nước được hưởng lợi từ DA do thu được tiền cho thuê đất có giá trị hiện tại ròng là 7.89 tỷ đồng và tiền thuế TNDN có giá trị hiện tại ròng là 49,02 tỷ đồng

Bên cạnh đó học viên còn được hưởng một nền giáo dục trình độ đẳng cấp quốc tế với chi phí thấp hơn so với học tại nước ngoài Nó làm cho quốc gia giảm tình trạng mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế DA cũng tạo thêm việc làm cho gần 100 lao động Việt nam, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sau khi có DA của một số đối tượng và nó có tác động dây chuyền đối với các ngành liên quan Nhóm chịu thiệt hại từ DA này chỉ là đối thủ cạnh tranh (chẳng hạn như đại học RMIT) nhưng không đáng kể

Tóm lại, qua nội dung Chương 5 về mặt kinh tế, phân tích DA cho thấy DA mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và đáng để đầu tư Bên cạnh tạo ra hiệu quả tài chính cho CĐT số tiền trên 1,003 tỷ đồng trong suốt vòng đời của DA, đóng góp cho ngân sách nhà nước số tiền hiện giá ròng là 49,02 tỷ đồng từ việc thu thuế TNDN, học viên cũng được hưởng lợi khi có thêm lựa chọn học một chương trình đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam với chi phí hợp lý DA cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn của Tp HCM nói riêng và Việt nam nói chung

Ngày đăng: 09/09/2024, 03:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 - Sơ đồ qui trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 1.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu (Trang 19)
Hình 2.1: Chu trình phát triển của một dự án - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 2.1 Chu trình phát triển của một dự án (Trang 22)
Hình 2.3 - Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu tiền khả thi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 2.3 Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu tiền khả thi (Trang 24)
Hình 3.1 – Sơ đồ vị trí dự án (Nguồn NTTU, 2017) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 3.1 – Sơ đồ vị trí dự án (Nguồn NTTU, 2017) (Trang 35)
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam (Trang 41)
Bảng  4.4: Số lượng sinh viên và  trường cao đẳng và đại học trên cả nước - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
ng 4.4: Số lượng sinh viên và trường cao đẳng và đại học trên cả nước (Trang 42)
Bảng 4.5: Danh sách 5 quốc gia có nhiều sinh viên Việt Nam tới học nhất. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Bảng 4.5 Danh sách 5 quốc gia có nhiều sinh viên Việt Nam tới học nhất (Trang 44)
Hình 4.2 – Tình hình liên kết đào tạo với nước ngoài - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.2 – Tình hình liên kết đào tạo với nước ngoài (Trang 45)
Bảng 4.6– Xếp hạng các trường đại học lớn trên thế giới năm 2016-2017 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Bảng 4.6 – Xếp hạng các trường đại học lớn trên thế giới năm 2016-2017 (Trang 46)
Hình 4.3- Lạm phát của Mỹ giai đoạn 2006 – 2016 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.3 Lạm phát của Mỹ giai đoạn 2006 – 2016 (Trang 47)
Hình 4.4 : Ngân lưu tài chính thực theo quan điểm tổng đầu tư (TIP) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.4 Ngân lưu tài chính thực theo quan điểm tổng đầu tư (TIP) (Trang 54)
Bảng 4.8 - Kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Bảng 4.8 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính (Trang 54)
Hình 4.5 – Biểu đồ Kết quả          khi thay đổi mức học phí - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.5 – Biểu đồ Kết quả khi thay đổi mức học phí (Trang 56)
Hình 4.6 – Biểu đồ Kết quả          khi thay đổi số lƣợng học viên - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.6 – Biểu đồ Kết quả khi thay đổi số lƣợng học viên (Trang 57)
Hình 4.7 – Biểu đồ Kết quả          khi vốn đầu tƣ tăng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.7 – Biểu đồ Kết quả khi vốn đầu tƣ tăng (Trang 58)
Hình 4.9 – Biểu đồ Kết quả          khi tăng thuế suất thuế TNDN - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.9 – Biểu đồ Kết quả khi tăng thuế suất thuế TNDN (Trang 59)
Hình 4.10 – Biểu đồ Kết quả          khi tăng chi phí vận hành - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 4.10 – Biểu đồ Kết quả khi tăng chi phí vận hành (Trang 59)
Bảng 4.9 – Bảng kịch bản các tình huống đƣa ra - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Bảng 4.9 – Bảng kịch bản các tình huống đƣa ra (Trang 61)
Bảng 4.10 - Xác định các biến rủi ro và dạng phân phối xác suất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Bảng 4.10 Xác định các biến rủi ro và dạng phân phối xác suất (Trang 62)
Bảng 5.1 - Bảng so sánh hiệu quả của 2 phương án đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Bảng 5.1 Bảng so sánh hiệu quả của 2 phương án đầu tư (Trang 63)
Hình 5.1 – Biểu đồ ngân lưu kinh tế của dự án - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Hình 5.1 – Biểu đồ ngân lưu kinh tế của dự án (Trang 65)
Bảng 5.2 -  Kết quả phân tích kinh tế dự án - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
Bảng 5.2 Kết quả phân tích kinh tế dự án (Trang 65)
Phụ lục 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phân hiệu trường (Nguồn: NTTU (2017)) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
h ụ lục 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phân hiệu trường (Nguồn: NTTU (2017)) (Trang 77)
Phụ lục 7: Bảng học phí các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
h ụ lục 7: Bảng học phí các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài (Trang 79)
Phụ lục 8: Bảng chi phí khấu hao tài sản cố định - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
h ụ lục 8: Bảng chi phí khấu hao tài sản cố định (Trang 80)
Phụ lục 9- Bảng tính toán kết quả kinh doanh danh nghĩa hàng năm - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng phân hiệu đại học Arizona tại Tp. HCM
h ụ lục 9- Bảng tính toán kết quả kinh doanh danh nghĩa hàng năm (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w