1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu Di sản Văn hóa Thế giới Quần thể Kiến trúc Cố đô Huế
Tác giả Trần Nhật Thanh, Trần Đại Dương, Đỗ Định Ý, Vũ Thị Thu Huyền, Nguyễn Tường Vy, Tăng Bảo Tiến, Đặng Thị Diệu Hiền, Diệp Thy Nhã, Trương Nguyễn Minh Khoa, Nguyễn Tuấn Kiệt
Người hướng dẫn ThS. Võ Văn Thành
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Tổng quan du lịch
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 27,97 MB

Cấu trúc

  • I. QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DI SẢN THẾ GIỚI (6)
    • 1.1 Định nghĩa về di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận 7 (6)
      • 1.1.1 Định nghĩa (6)
      • 1.1.2 Các tiêu chí được UNESCO công nhận là di sản thế giới (7)
  • II. GIỚI THIỆU VỀ DI SẢN THẾ GIỚI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ (8)
    • 2.1. Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận 9 2.2. Giới thiệu di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế (8)
    • 2.3. Quần thể di tích ở khía cạnh hoạt động du lịch (34)
    • 2.4. Một số giải pháp để phát triển du lịch (35)
    • 2.5. Tổ chức tour du lịch Huế cho đoàn 20 người trong 2 ngày/1 đêm39 III. KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

Bài tiểu luận cuối kỳ này, nhóm tác giả xin trình bày cụ thể về di sản văn hóaThế giới Quần thể di tích Cố đô Huế trong phát triển du lịch cùng những vấn đề có liênquan như một số khái n

QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DI SẢN THẾ GIỚI

Định nghĩa về di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận 7

Theo Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(Convention Concerning the Protection of the World Cultural and Natural heritage) của UNESCO, họp tại Paris từ 17/10 đến 21/11/1972, kỳ họp lần thứ 17, tại Khoản 1, Điều 1 có quy định Di sản văn hóa có 3 loại di sản bao gồm di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp a Di sản văn hóa bao gồm các di tích và di chỉ:

 Di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học

 Di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học b Di sản thiên nhiên là các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ. c Năm 1922, Ủy ban di sản thế giới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép, cảnh quan văn hóa thế giới để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên.[Arthur Pederson (2002), tr14]

1.1.2 Các tiêu chí được UNESCO công nhận là di sản thế giới Để được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, một tài sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn về văn hoá hoặc thiên nhiên theo Công ước di sản thế giới đã được Ủy ban về Di sản thế giới của UNESCO phê duyệt Tính đến cuối năm 2004, ghi nhận 6 tiêu chí cho di sản văn hóa và 4 tiêu chí cho di sản thiên nhiên

Một di tích văn hóa phải được xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó Ta có 6 tiêu chí văn hóa sau: i Là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người ii Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan. iii Là một bằng chứng độc đáo hoặc ít nhất cũng là một bằng chứng ngoại hạng về một truyền thống văn hoá hoặc một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất iv Là một ví dụ nổi bật về một kiểu nhà hoặc một quần thể kiến trúc hoặc công nghệ hoặc một cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại v Là một ví dụ nổi bật về một kiểu định cư truyền thống của con người hoặc một phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho một nền văn hoá (các nền văn hoá), nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được vi Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu.

Một di chỉ thiên nhiên có thể điển hình cho một giai đoạn, các quá trình tiến hóa địa cầu, hoặc cho những biến đổi sinh thái học, hoặc bao gồm những vùng cư trú tự nhiên các loài cực kỳ nguy cấp Di chỉ thiên nhiên có thể là một khung cảnh đẹp khác thường, một cảnh quan ngoạn mục, hoặc là một khu bảo tồn số lượng lớn các động vật hoang dã Một di sản thiên nhiên được công nhận khi đáp ứng đủ 4 tiêu chí: vii Chứa đựng các hiện tượng, địa điểm tự nhiên hết sức nổi bật hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và tầm quan trọng về thẩm mỹ. viii Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch sử của Trái Đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa chất quan trọng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hoặc các đặc điểm quan trọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên. ix Là những ví dụ tiêu biểu cho quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn trong quá trình tiến hóa và phát triển của các dạng địa hình, vùng nước ngọt, biển và ven biển và các quần xã động vật, thực vật. x Là những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất, mang giá trị bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường sống chứa đựng những loài động vật hoặc thực vật đang bị đe dọa, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.[UNESCO (2004),tr.5]

GIỚI THIỆU VỀ DI SẢN THẾ GIỚI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận 9 2.2 Giới thiệu di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế

Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận 15 di sản văn hóa là di sản văn hóa Thế giới Trong đó có 5 di sản văn hóa vật thể, 9 di sản văn hóa phi vật thể và 1 di sản văn hóa hỗn hợp.

Di sản văn hóa vật thể

1) Quần thể di tích Cố đô Huế: Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi ung phố Huế và một vài ung phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và đượcUNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993

2) Phố cổ Hội An: Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo.

Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa.

Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.

3) Thánh đia Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy

Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.

4) Hoàng thành Thăng Long: Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

5) Thành nhà Hồ: Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam Ngày 27/6/2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa vật thể

1) Nhã nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

2) Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Không gian văn hóa Cồng

Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15/11/2005 Không gian văn hóa Cồng

Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước ), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên, )

3) Dân ca Quan họ: Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam Nó còn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay Ngày 30/9/2009, UNESCO đã chính thức công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thể giới

4) Ca trù: Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt

Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc Ngày 1/10/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 tới ngày 2/10/2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

5) Hội Gióng: Hội Gióng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam Năm 2010, hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

6) Hát xoan Phú Thọ: Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới Năm 2011, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

7) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ Loại tín ngưỡng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012.

8) Đờn ca tài tử: Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt

Quần thể di tích ở khía cạnh hoạt động du lịch

Với một quần thể kiến trúc đồ sộ như trên cộng với bề dày văn hóa lịch sử, Huế thật sự có những lợi thế lớn để khai thác và phát triển du lịch Trên thực tế Huế thực sự đã trở thành một điểm đến du lịch lý tưởng không chỉ của miền Trung mà là cả nước Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, trung bình hằng năm Huế thu hút từ 1,5 đến 2 triệu lượt khách, 45% trong số đó là khách nước ngoài (phần lớn là khách đến từ Thái Lan, Pháp, Úc, Nhật Bản, Hà Lan…) Du lịch, dịch vụ đã đóng góp 45% vào GDP của địa phương (Nguồn: cinet.vn) Đặc biệt du lịch Di sản Huế đã có những bước tiến dài kể từ khi Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế đươc UNESCO công nhận là Di sản của thế giới Từ năm 1996-2005, trung bình mỗi năm các di tích ở Huế đón hơn 1,5 triệu lượt khách tham quan tạo được nguồn thu trên 270 tỷ đồng Riêng 10 tháng năm 2006 đã đạt doanh thu 50 tỷ đồng.

(Nguồn: www.daibieunhandan.vn)So với các công trình khác thì Quần thể di tích cố đô Huế đã được khai thác khá nhiều để phục vụ cho phát triển du lịch Đến với di tích du khách sẽ được đi tham quan, nghe giới thiệu về lịch sử cũng như kiến trúc của các di tích Nghe để hiểu về một thời kì lịch sử của dân tộc-thời kì phong kiến nhà Nguyễn, tất cả đều có kiến trúc rất đặc sắc và có giá trị lịch sử rất lớn Ngoài việc vào tham quan trực tiếp thì du khách cũng có thể sử dụng dịch vụ chèo thuyền trên sông Hương ngắm nhìn toàn cảnh Kinh thành Dòng sông êm dịu hiền hòa cộng với khung cảnh đồ sộ của cố đô, con người và thiên nhiên hài hòa khiến ta có cảm giác thật thanh thản, thư thái Ngoài ra du bằng thuyền khách còn được đến thăm chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng… những di tích không nằm trong khu vực Kinh thành Huế Như vậy du khách có thể yên tâm và thỏa mãn vì không bỏ sót việc tham quan bất kì di tích nào trong toàn bộ quần thể.

Không chỉ khai thác lợi thế về kiến trúc để phát triển du lịch mà Huế còn biết cách lồng ghép các lễ hội vào du lịch ở Kinh thành Huế Đầu tiên có thể kể đến là Festival Huế được tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn Từ cuối năm 1998, đầu năm 1999 tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000 Đây được xem là lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam Nhiều chương trình trong Festival được tổ chức tại Kinh thành như Quảng trường Ngọ Môn, khu vực Đại nội, cung An Định, Hồ Tịnh Tâm… với nhiều hoạt động đặc sắc Đặc biệt về đêm có tổ chức nhiều chương trình đặc sắc của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế với nhiều sân khấu nghệ thuật đa dạng, nhiều chương trình hấp dẫn, sang trọng và thú vị như: Đêm Hoàng cung, những buổi yến tiệc và những trò chơi cung đình, lễ hội, diễn xướng, ca nhạc, nhã nhạc Festival Huế thực sự là một sự kiện văn hóa lớn mang tầm quốc tế Vì vậy năm du lịch Việt Nam 2012 gắn liền với Festival Huế, đây sẽ là một cơ hội tốt để giới thiệu hình ảnh của Quần thể di tích cố đô Huế đến với du khách trong và ngoài nước.

Ngoài Fetival Huế thì Kinh thành cũng là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng nằm trong khuôn khổ chương trình Festival làng nghề Huế được tổ chức vào các năm lẻ Festival làng nghề này có lịch sử muộn hơn Festival Huế, bắt đầu từ 2005, hai năm một lần, xen kẽ với Festival Huế Các hoạt động được tổ chức trong khu Quần thể di tích như trưng bày các di sản quý hiếm còn lại ở triều Nguyễn ở Tả Vu, thả diều nghệ thuật ở Ngọ Môn, chương trình “Vẻ đẹp Việt” ở Duyệt Thị Đường và sân trước Điện Thái Hòa…Trong thời gian diễn ra Festival làng nghề không chỉ trong Kinh thành mà các đền đài, lăng tẩm thuộc Quần thể nằm ngoài Kinh thành cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa – du lịch, lễ hội đa dạng thu hút nhiều sự quan tâm của khách du lịch.

Nếu như Festival 2000 có khoảng 50.000 lượt khách đến Huế, trong đó có 20.000 lượt khách nước ngoài đến tham dự lễ hội thì đến Festival 2004, 2006, 2008 đã có trên100.000 lượt khách, trong đó có hơn 30.000 lượt khách nước ngoài (Nguồn: Cinet.vn)

Một số giải pháp để phát triển du lịch

Đối với quần thể di tích cố đô Huế kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 11/12/1993 đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng, cũng chính vì vậy mà di sản có nguy cơ hư hại nhanh chóng hơn Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã thực hiện nhiều biện pháp để có thể bảo tồn di tích này.

Cụ thể, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 1057/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến 2030 với các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị hơn nữa trong hoạt động du lịch của Quần thể di tích Cố đô Huế

Nhóm giải pháp bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích:

 Nghiên cứu lập hồ sơ bảo tồn, tu bổ và phục hồi tôn tạo các hạng mục trong Đại Nội và các điểm di tích khác thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

 Triển khai thực hiện theo thứ tự ưu tiên các công trình có đầy đủ cơ sở khoa học để tiến hành tu bổ phục hồi.

 Thám sát khảo cổ học, lập hồ sơ di tích, bảo tồn nền móng và dựng bia biển để giới thiệu đối với các công trình đã bị mất hoặc chỉ còn lại vết tích.

 Tu bổ và phát huy giá trị di tích Trấn Bình Đài, Trấn Hải Thành, điện Huệ Nam, Hải Vân Quan

 Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

 Triển khai việc thành lập và phục hồi Thư viện Hoàng Cung trở thành điểm lưu trữ thông tin tư liệu quý hiếm của Quần thể Di tích Cố đô Huế.

 Thành lập Trung tâm nghiên cứu bảo quản, phục chế di tích, di vật nhằm hồi sinh các di tích, di vật, cổ vật và triển khai các bảng biển giới thiệu, tờ gấp quảng bá các giá trị phi vật thể của di tích.

 Nghiên cứu phục chế các nhạc cụ và trang phục cho nhạc công và ca công của dàn Nhã nhạc Cung đình Huế.

 Xây dựng hồ sơ đề cử Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là Di sản Ký ức Thế giới.

 Xây dựng đề án bảo vệ cổ vật tại Quần thể di tích Cố đô Huế trong tổng thể hệ thống di tích, bảo tàng, nhà trưng bày trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Thực hiện dự án phục chế Đồ sứ ký kiểu giai đoạn 3 để trưng bày trong các di tích: Thế Miếu, cung Trường Sanh và điện Biểu Đức (lăng vua Thiệu Trị).

 Nhóm giải pháp bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích:

 Xử lý cây, cỏ bám vào tường và các công trình kiến trúc, chống đỡ cây.

 Điều tra các loài sâu bệnh, xử lý môi trường nước ở các hồ trong khu Di sản.

 Quy hoạch bảo tồn hệ thống cây xanh ở các điểm di tích, xây dựng vườn ươm.

 Phục hồi hệ thống vườn cảnh trong các cụm di tích; sản xuất các giống cá cảnh, trồng cây xanh, tôn tạo sân vườn, thảm cỏ ở các điểm di tích.

 Tôn tạo cảnh quan mặt nước, sưu tầm các giống hoa, kiểng, phong lan quý.

 Nhóm giải pháp khoanh vùng bảo vệ và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư:

 Hoàn thành việc lập thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho một số khu di tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 Lập kế hoạch di dời, giải tỏa, tái định cư cho một số hộ dân cư hiện đang sinh sống tại khu vực khoanh vùng bảo vệ I di tích.

 Đảm bảo chính sách hỗ trợ, tái định cư của các hộ dân sinh sống trong khu vực di tích.

 Nghiên cứu, điều chỉnh khoanh vùng các điểm di tích và cụm di tích liên quan trong khu vực di sản để xây dựng hồ sơ mở rộng Quần thể Di tích Cố đô Huế trình UNESCO công nhận bổ sung Xây dựng bản đồ GIS về khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích để tích hợp vào hệ thống dữ liệu nền của tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các ban ngành trong tỉnh cùng nắm thông tin và hỗ trợ công tác quản lý khu vực khoanh vùng bảo vệ của khu di sản.

 Thường xuyên giám sát các hoạt động xây dựng, cải tạo công trình xây dựng hoặc hạ tầng kỹ thuật trong khu vực khu vực khoanh vùng bảo vệ thông qua hệ thống bản đồ GIS, kiểm tra định kỳ thực địa, không ảnh và ảnh vệ tinh nhằm kịp thời phát hiện để chấn chỉnh và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đang thực hiện việc xây dựng.

 Mở dịch vụ tư vấn về thiết kế mới, tu sửa công trình dân dụng phù hợp, theo đúng quy định về sửa chữa, xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích hoặc trong khu vực cận kề khoanh vùng bảo vệ di tích.

 Nhóm giải pháp về đảm bảo vệ sinh môi trường, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch bền vững, nâng cao năng lực của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế:

 Triển khai các hoạt động giảm thiểu các nhân tố ảnh hưởng về sức ép môi trường tới khu Di sản.

 Triển khai các hành động quản lý, phát triển du lịch tại Quần thể Di tích Cố đô Huế theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030.

 Xây dựng và triển khai đề án nâng cao năng lực cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ tại các điểm di tích nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Tổ chức tour du lịch Huế cho đoàn 20 người trong 2 ngày/1 đêm39 III KẾT LUẬN

NGÀY 1: ĐÀ NẴNG – HUẾ ( /T/T) 07h30: Xe và HDV đón khách tại sân bay, nhà ga, bến xe hoặc khách sạn khởi hành đi Huế Trên đường đi quý khách đi ngang hầm Hải Vân - hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, ngắm nhìn vịnh Lăng Cô – được bình chọn là 1 trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, Phá Tam Giang - đầm phá lớn nhất Việt Nam.

Quý khách ghé thăm làng Ngọc Trai, nghe hướng dẫn thuyết minh về cách nuôi và sản xuất Ngọc Trai Tham quan khu Ngọc Trai thành phẩm.

11h30: Ăn trưa Quý khách về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi.

14h30: Quý khách tham quan Đại Nội với Cửa Ngọ Môn, Kỳ Đài, Điện Thái Hoà,… một di tích trong quần thể di tích Cố đô Huế, khu di tích lịch sử thuộc triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

16h00: Di chuyển đến Chùa Thiên Mụ, trên đường đi quý khách ghé thăm và mua sắm cửa hàng đặc sản Huế, tại đây quý khách có thể mua sắm các đặc sản của Huế như: mè xững, tôm chua, Minh Mạng thang….

16h30: Đến Chùa Thiên Mụ, quý khách tham quan quốc tự của Việt Nam dưới triều Nguyễn và là biểu tượng của mảnh đất Cố đô Một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế Chiêm ngưỡng Tháp Phước Duyên, tham quan Điện Đại Hùng

18h00: Quý khách dùng cơm tối tại nhà hàng.

19h30: Hướng dẫn và lái xe đưa khách đi xem Ca Huế trên sông Hương (chi phí tự túc) quý khách có thể ngắm cảnh đôi bờ sông Hương, cầu Tràng Tiền lung linh đầy màu sắc.

21h00: Đưa khách về khách sạn, quý khách tự do tham quan thành phố Huế về đêm, thưởng thức đặc sản Chè Hẻm tại đây.

NGÀY 2: HUẾ - ĐÀ NẴNG (S/T/ ) 07h00: Điểm tâm, quý khách làm thủ tục trả phòng, sau đó khởi hành đến tham quan các lăng

09h00: Tham quan lăng Minh Mạng – sự kết hợp giữa phong thủy, thiên nhiên và sự tài ba của minh quân của Triều Nguyễn.

10h30: Tham quan lăng Khải Định – phong cách kiến trúc độc đáo, pha lẫn Phương Đông và Phương Tây.

12h00: Ăn trưa tại Huế 16h00: HDV và lái xe trả quý khách về khách sạn, nhà ga, sân bay… kết thúc chương trình, thân ái chào tạm biệt.Kết thúc chương trình tour Huế 2 ngày/ 1 Thời gian và lộ trình có thể thay đổi phụ thuộc yêu cầu của từng đoàn khách hoặc các điều kiện khách quan khác như thời tiết, chuyến bay…!

Quần thể di tích cố đô Huế là một trong những công trình kiến trúc đồ sộ nhất của thời kì phong kiến nhà Nguyễn Giá trị của công trình này được đánh giá cao ở trúc, lịch sử và cả văn hóa Nó được xem là hiện thân của một thời kì lịch sử dân tộc,là công trình kết tinh của trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam, thể hiện sự giao hòa giữa văn hóa Đông và Tây Thực sự việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới là một điều hoàn toàn xứng đáng Trước kia, khi chưa được công nhận thì Quần thể di tích cố đô Huế gần như bị quên lãng, người ta chỉ nhắc tới nó như là những công trình còn sót lại từ thời nhà Nguyễn, hầu như không có ai đến thăm trừ những nhà khoa học, nhà nghiên cứu Nhưng từ khi được công nhận, Di sản này như được hồi sinh, nó đã được không chỉ du khách trong nước mà cả du khách quốc tế biết đến rất nhiều Di sản đã trở thành một trong những điểm thu hút du lịch không chỉ của riêng Huế mà còn là của cả nước Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung vào việc khai thác di sản phục vụ cho mục đích phát triển du lịch, Quần thể di tích cố đôHuế đã góp phần thúc đẩy nghành du lịch của Huế phát triển, du lịch giờ đây là một trong những ngành đóng góp nhiều nhất cho GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Bản đồ hành chính Thừa Thiên – Huế - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 1 Bản đồ hành chính Thừa Thiên – Huế (Trang 6)
Hình 3: Sơ đồ kinh thành Huế ( ảnh - VnExpress ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 3 Sơ đồ kinh thành Huế ( ảnh - VnExpress ) (Trang 14)
Hình 4: Kỳ Đài Huế ( ảnh - Ngọc Bích ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 4 Kỳ Đài Huế ( ảnh - Ngọc Bích ) (Trang 15)
Hình 5: Thiên Thọ Lăng ( ảnh – Wesley Bullock ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 5 Thiên Thọ Lăng ( ảnh – Wesley Bullock ) (Trang 16)
Hình 6: Hiếu Lăng ( ảnh – phuotbamien.com ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 6 Hiếu Lăng ( ảnh – phuotbamien.com ) (Trang 17)
Hình 7: Khiêm Lăng cũng là một công trinh kiến trúc rất đẹp của nhà Nguyễn - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 7 Khiêm Lăng cũng là một công trinh kiến trúc rất đẹp của nhà Nguyễn (Trang 18)
Hình 9: Toàn cảnh lăng Khải Định từ trên cao ( ảnh – sưu tầm ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 9 Toàn cảnh lăng Khải Định từ trên cao ( ảnh – sưu tầm ) (Trang 19)
Hình 10 : Cung Thiên Định ( ảnh – sưu tầm ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 10 Cung Thiên Định ( ảnh – sưu tầm ) (Trang 20)
Hình 11 : Chùa Thiên Mụ từ xa ( ảnh – Nguyễn Phúc Bảo Minh ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 11 Chùa Thiên Mụ từ xa ( ảnh – Nguyễn Phúc Bảo Minh ) (Trang 21)
Hình 12 : Điện Hòn Chén ( ảnh – miakdtt ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 12 Điện Hòn Chén ( ảnh – miakdtt ) (Trang 22)
Hình chữ nhật, hai mặt chính dài 622m, hai mặt bên dài 604m. Hoàng thành có 4 cửa ra vào: cửa chính là Ngọ Môn nằm ở phía nam chỉ dành cho vua qua lại và đón tiếp quốc khách, cửa Hiển Nhơn phía đông, cửa Chương Đức phía tây và cửa Hòa Bình phía bắc - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình ch ữ nhật, hai mặt chính dài 622m, hai mặt bên dài 604m. Hoàng thành có 4 cửa ra vào: cửa chính là Ngọ Môn nằm ở phía nam chỉ dành cho vua qua lại và đón tiếp quốc khách, cửa Hiển Nhơn phía đông, cửa Chương Đức phía tây và cửa Hòa Bình phía bắc (Trang 24)
Hình 17 : Cung Diên Thọ ( ảnh – sưu tầm ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 17 Cung Diên Thọ ( ảnh – sưu tầm ) (Trang 27)
Hình 16 : Điện Thái Hòa ( ảnh – sưu tầm ) o Cung Diên Thọ - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 16 Điện Thái Hòa ( ảnh – sưu tầm ) o Cung Diên Thọ (Trang 27)
Hình 18 : Thế Tổ Miếu ( ảnh – vietfuntravel) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 18 Thế Tổ Miếu ( ảnh – vietfuntravel) (Trang 28)
Hình 20: Bản đồ Tử Cấm Thành ( ảnh – cungphuot.info) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 20 Bản đồ Tử Cấm Thành ( ảnh – cungphuot.info) (Trang 30)
Hình 21: Thái Bình Lâu ( ảnh – Su Nguyen ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 21 Thái Bình Lâu ( ảnh – Su Nguyen ) (Trang 32)
Hình 19: Phối cảnh hoàn chỉnh công trình điện Kiến Trung - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 19 Phối cảnh hoàn chỉnh công trình điện Kiến Trung (Trang 32)
Hình 22: Nhà hát Duyệt Thị Đường ( ảnh – Kenichi Yoshida ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 22 Nhà hát Duyệt Thị Đường ( ảnh – Kenichi Yoshida ) (Trang 33)
Hình 23: Vườn Ngự Uyển nhìn từ trên cao ( ảnh – sưu tầm ) - tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế
Hình 23 Vườn Ngự Uyển nhìn từ trên cao ( ảnh – sưu tầm ) (Trang 34)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN