Một số giải pháp để phát triển du lịch

Một phần của tài liệu tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế (Trang 35 - 38)

II. GIỚI THIỆU VỀ DI SẢN THẾ GIỚI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

2.4. Một số giải pháp để phát triển du lịch

Đối với quần thể di tích cố đô Huế kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 11/12/1993 đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng, cũng chính vì vậy mà di sản có nguy cơ hư hại nhanh chóng hơn. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã thực hiện nhiều biện pháp để có thể bảo tồn di tích này.

Cụ thể, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 1057/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015 - 2020, định

hướng đến 2030 với các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị hơn nữa trong hoạt động du lịch của Quần thể di tích Cố đô Huế

Nhóm giải pháp bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích:

 Nghiên cứu lập hồ sơ bảo tồn, tu bổ và phục hồi tôn tạo các hạng mục trong Đại Nội và các điểm di tích khác thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

 Triển khai thực hiện theo thứ tự ưu tiên các công trình có đầy đủ cơ sở khoa học để tiến hành tu bổ phục hồi.

 Thám sát khảo cổ học, lập hồ sơ di tích, bảo tồn nền móng và dựng bia biển để giới thiệu đối với các công trình đã bị mất hoặc chỉ còn lại vết tích.

 Tu bổ và phát huy giá trị di tích Trấn Bình Đài, Trấn Hải Thành, điện Huệ Nam, Hải Vân Quan...



Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

 Triển khai việc thành lập và phục hồi Thư viện Hoàng Cung trở thành điểm lưu trữ thông tin tư liệu quý hiếm của Quần thể Di tích Cố đô Huế.

 Thành lập Trung tâm nghiên cứu bảo quản, phục chế di tích, di vật nhằm hồi sinh các di tích, di vật, cổ vật và triển khai các bảng biển giới thiệu, tờ gấp quảng bá các giá trị phi vật thể của di tích.

 Nghiên cứu phục chế các nhạc cụ và trang phục cho nhạc công và ca công của dàn Nhã nhạc Cung đình Huế.

 Xây dựng hồ sơ đề cử Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là Di sản Ký ức Thế giới.

 Xây dựng đề án bảo vệ cổ vật tại Quần thể di tích Cố đô Huế trong tổng thể hệ thống di tích, bảo tàng, nhà trưng bày trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Thực hiện dự án phục chế Đồ sứ ký kiểu giai đoạn 3 để trưng bày trong các di tích: Thế Miếu, cung Trường Sanh và điện Biểu Đức (lăng vua Thiệu Trị).



Nhóm giải pháp bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích:

 Xử lý cây, cỏ bám vào tường và các công trình kiến trúc, chống đỡ cây.

 Điều tra các loài sâu bệnh, xử lý môi trường nước ở các hồ trong khu Di sản.

 Quy hoạch bảo tồn hệ thống cây xanh ở các điểm di tích, xây dựng vườn ươm.

 Phục hồi hệ thống vườn cảnh trong các cụm di tích; sản xuất các giống cá cảnh, trồng cây xanh, tôn tạo sân vườn, thảm cỏ ở các điểm di tích.

 Tôn tạo cảnh quan mặt nước, sưu tầm các giống hoa, kiểng, phong lan quý.



Nhóm giải pháp khoanh vùng bảo vệ và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư:

 Hoàn thành việc lập thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho một số khu di tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 Lập kế hoạch di dời, giải tỏa, tái định cư cho một số hộ dân cư hiện đang sinh sống tại khu vực khoanh vùng bảo vệ I di tích.

 Đảm bảo chính sách hỗ trợ, tái định cư của các hộ dân sinh sống trong khu vực di tích.

 Nghiên cứu, điều chỉnh khoanh vùng các điểm di tích và cụm di tích liên quan trong khu vực di sản để xây dựng hồ sơ mở rộng Quần thể Di tích Cố đô Huế trình UNESCO công nhận bổ sung. Xây dựng bản đồ GIS về khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích để tích hợp vào hệ thống dữ liệu nền của tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các ban ngành trong tỉnh cùng nắm thông tin và hỗ trợ công tác quản lý khu vực khoanh vùng bảo vệ của khu di sản.

 Thường xuyên giám sát các hoạt động xây dựng, cải tạo công trình xây dựng hoặc hạ tầng kỹ thuật trong khu vực khu vực khoanh vùng bảo vệ thông qua hệ thống bản đồ GIS, kiểm tra định kỳ thực địa, không ảnh và ảnh vệ tinh nhằm kịp thời phát hiện để chấn chỉnh và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đang thực hiện việc xây dựng.

 Mở dịch vụ tư vấn về thiết kế mới, tu sửa công trình dân dụng phù hợp, theo đúng quy định về sửa chữa, xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích hoặc trong khu vực cận kề khoanh vùng bảo vệ di tích.



Nhóm giải pháp về đảm bảo vệ sinh môi trường, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch bền vững, nâng cao năng lực của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế:

 Triển khai các hoạt động giảm thiểu các nhân tố ảnh hưởng về sức ép môi trường tới khu Di sản.

 Triển khai các hành động quản lý, phát triển du lịch tại Quần thể Di tích Cố đô Huế theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030.

 Xây dựng và triển khai đề án nâng cao năng lực cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ tại các điểm di tích nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững.

 Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề biến đổi khí hậu và các mối hiểm họa khác nhau đối với Quần thể Di tích Cố đô Huế và những biện pháp bảo vệ cần thiết.

 Áp dụng khoa học, công nghệ mới trong công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa.

 Triển khai các chương trình, dự án phát triển ngành nghề kinh tế phù hợp với các khu vực thuộc vùng đệm hoặc kề cận di sản theo chủ trương, định hướng chiến lược của tỉnh Thừa Thiên Huế.

[Nguồn vanbanphapluat.co]

Một phần của tài liệu tìm hiểu di sản văn hóa thế giới quần thể kiến trúc cố đô huế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)