1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại Cảng Bến Nghé
Tác giả Huỳnh Tuấn Dũng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1 Lý do hình thành đề tài (14)
    • 1.2 Mục tiêu đề tài (17)
    • 1.3 Phạm vi và đối tượng thực hiện (17)
    • 1.4 Phương pháp thực hiện (17)
    • 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (18)
    • 1.6 Bố cụ khóa luận (19)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT LOGISTICS CẢNG BIỂN (21)
    • 2.1 Những vấn đề cơ bản về doanh thu (21)
      • 2.1.1 Khái niệm về doanh thu (21)
      • 2.1.2 Các loại doanh thu (21)
      • 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu (21)
      • 2.1.4 Các phương pháp phân tích doanh thu (26)
      • 2.1.5 Ý nghĩa phân tích doanh thu (30)
    • 2.2 Khái niệm chung về Logistics (31)
    • 2.3 Các hình thức của dịch vụ Logistics (33)
    • 2.4 Mô hình dịch vụ Logistics Cảng biển (35)
    • 2.5 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics (39)
      • 2.5.1 Kinh nghiệm phát triển Logistics của Singapore (39)
      • 2.5.2 Kinh nghiệm phát triển Logistics của Trung Quốc (40)
      • 2.5.3 Kinh nghiệm phát triển Logistics của công ty MAERSK (41)
      • 2.6.4 Kinh nghiệm phát triển Logistics của công ty Tân Cảng (44)
      • 2.6.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các công ty (47)
    • 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cảng Bến Nghé (49)
    • 3.3 Thực trạng năng lực đáp ứng dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé và đối thủ cạnh (51)
      • 3.3.1 Phân tích sản lượng qua Cảng (51)
      • 3.3.2 Phân tích cơ cấu tổ chức (52)
      • 3.3.3 Phân tích năng lực xếp dỡ (54)
      • 3.3.4 Phân tích hệ thống kho bãi, cầu bến, phao neo (55)
      • 3.3.5 Phân tích mạng máy tính và hệ thống công nghệ thông tin (57)
    • 3.4 Thực trạng nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ Logistics tại Cảng BếnNghé (58)
    • 3.5 Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé (58)
      • 3.5.1 Tình hình doanh thu của hoạt động kinh doanh công ty Cảng Bến Nghé (58)
      • 3.5.2 Phân tích doanh thu của dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé (0)
        • 3.5.2.1 Phân tích tình hình kinh doanh Logistics theo phương thức 2PL (62)
        • 3.5.2.1 a Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống xếp dỡ (62)
        • 3.5.2.1 b Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống kho bãi (63)
        • 3.5.2.1 c Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống chuyển hàng quá cảnh (64)
        • 3.5.2.1 d Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống liên kết vận tải nội địa (65)
        • 3.5.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh Logistics theo phương thức 3PL (67)
    • 3.6 Nhận diện các vấn đề về doanh thu khi kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty Cảng Bến Nghé (68)
  • CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO DOANH THU DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG (70)
    • 4.1 Mục tiêu – quan điểm – cơ sở đề xuất giải pháp (70)
      • 4.1.1 Mục tiêu chung của các giải pháp (70)
      • 4.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp (70)
      • 4.1.3 Cơ sở đề xuất giải pháp (70)
    • 4.2 Những giải pháp nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé (71)
      • 4.2.1 Cải tạo hệ thống công nghệ thông tin trong công ty, tăng cường khả năng ứng dụng phần mềm GTOS cho việc phát triển dịch vụ Logistics (71)
      • 4.2.2 Tăng cường các biện pháp phát triển hệ thống liên kết tải nội địa (72)
      • 4.2.3 Nâng cao doanh thu hệ thống chuyển hàng quá cảnh (75)
      • 4.2.4 Phát triển các dịch vụ Logistics 3PL (76)
      • 4.2.5 Giải pháp nâng cao mức độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ Logistics tại công ty Cảng Bến Nghé (78)
  • CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN (79)
    • 5.1 Kiến nghị (79)
    • 5.2 Kết luận (79)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)
  • PHỤ LỤC (81)
    • 2. Các công ty kinh doanh dịch vụ Logistics bên ngoài (84)

Nội dung

Thị trường dịch vụ logistics có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.Thành phố Hồ Chí Minh là

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do hình thành đề tài

Để duy trì sự phát triển của công ty phải luôn luôn tìm ra những hướng đi mới phù hợp với sự cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập WTO Chính vì tính cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho các công ty tư nhân cũng như công ty nhà nước phải nỗ lực hết mình Doanh nghiệp muốn thành công và tồn tại, phải liên tục khai thác tất cả những lợi thế tiềm năng của mình cũng như hạn chế những tổn thất trong sản xuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics là xu hướng tất yếu của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.Thị trường dịch vụ logistics có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao Mức tăng trưởng bình quân của dịch vụ này tương ứng 20-25% hàng năm Theo con số thống kê gần đây hoạt động Logistics chiếm 10-15% GDP hầu hết các nước châu Á và châu Mỹ (nguồn: Tạp chí khoa học phổ thông Số 7 tháng 11 năm 2013)

Kinh doanh dịch vụ Logistics là một ngành nghề mới nổi tại Việt Nam, tuy chưa có con số thông kê cụ thể nhưng theo Bộ Công Thương, dịch vụ Logistics ở Việt Nam đạt khoảng 12 tỷ USD/năm.Đây một khoản tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế Theo đánh giá của World Bank, năng lực Logistics Việt Nam được xếp hạng 53/155 quốc gia trong năm 2011 Với chỉ số kết nối tuyến vận tải biển quốc tế- LSCI do UNCTAD đánh giá hàng năm, Việt Nam xếp thứ 20/162 quốc gia vào năm 2012, và tăng đều từ nhiều năm qua Điều này nói lên năng lực ngành logistics Việt Nam đang ở mức trung bình, và một tín hiệu khá lạc quan cho các năm sắp tới, đặc biệt khi Việt Nam có cảng nước sâu

Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực đầu tàu kinh tế ở Việt Nam với sản lượng hàng container thông qua các Cảng chiếm tỉ trọng đến 62% tổng sản lượng container thông qua các Cảng trong toàn quốc (Hình 1.1) Cảng biển từ lâu đã trở thành đầu mối quan trọng và là nơi diễn ra các hoạt động vận tải hàng hóa chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh Các hoạt động Logistics tại Cảng diễn ra hết sức sôi động và đem lại nguồn doanh thu rất lớn cho Cảng

(Nguồn : Luis C.Blancas, John Isbell, Monica Isbell, Hua Joo Tan, Wendy Tao.(2012)

Kho vận hiệu quả chìa khóa để Việt Nam năng lực cạnh tranh Nhà xuất bản : World

Hình 1.1 Sáu cụm cảng và các cảng container chính tại Việt Nam

Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường Logistics vào năm 2014 Như vậy hiện nay với cơ sở hạ tầng từ đường giao thông, Cảng biển đến khu công nghiệp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh hoàn thiện hơn, sẽ mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Logistics tại Cảng

(Nguồn : Hiệp hội Cảng biển và Cảng vụ 2012)

Hình 1 2 Năng lực xếp dỡ hàng hóa tại các Cảng khu vực Thành phố Hồ Chí

Nằm trong khu vực Cảng biển của thành phố Hồ Chí Minh, Cảng Bến Nghé được thành lập từ năm 1987 với ưu thế là có vị trí địa lý thuận tiện, gần trục lộ giao thông chính khu chế xuất Tân Thuận, không phải di dời cảng, đặc biệt có tổng chiều dài cầu cảng lên tới 816m với mớn nước sâu tới 13m, có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 45,000DWT Hơn 25 năm hoạt động Cảng Bến Nghé được biết đến là một cảng tổng hợp, hàng hóa phần lớn được khách hàng đưa về Cảng để nhập hoặc xuất đi các cảng nội địa trong nước và quốc tế Theo số liệu thống kê từ năm 2011-

2013 doanh thu trung bình của Cảng Bến Nghé khoảng 180 tỉ (VNĐ) ứng với sản lượng khoảng 4 triệu (tấn bốc xếp) thông qua Cảng và sản lượng container khoảng 145.000 (TEUS) Nhận định của ban Tổng Giám Đốc tại các cuộc họp Hội đồng thành viên hằng năm trong công ty thì mức độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ Logistics từ năm 2011-2013 tại Cảng Bến Nghé hiện đang có chiều hướng đi xuống

Bên cạnh đó các dịch vụ Logistics tại Cảng đang diễn ra một cách đơn lẻ mà chưa có sự phối hợp với nhau để tạo ra doanh thu gia tăng cao hơn Chính vì điều này dẫn đến việc chưa khai thác hết các thế mạnh trong cung cấp dịch vụ Logistics của Cảng

Bến Nghé Đây chính là nỗi boăn khoăn của ban lãnh đạo công ty vì những lý do trên nên tác giả quyết định thực hiện đề tài khóa luận :

“ Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại

Mục tiêu đề tài

Đề tài thực hiện nhằm hướng đến các mục tiêu sau đây : + Mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh Logistics tại Cảng Bến Nghé + Tìm ra những hạn chế trong hoạt động kinh doanh Logistics tại Cảng Bến

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn doanh thu của hoạt động kinh doanh Logistics tại Cảng Bến Nghé

+ Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao nguồn doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại Cảng Bến Nghé.

Phạm vi và đối tượng thực hiện

-Đề tài được thực hiện tại công ty Cảng Bến Nghé, số 9 đường Bến Nghé, P.Tân Thuận Đông, Q.7 Tp HCM

-Đối tượng nghiên cứu : tập trung bộ phận phát triển Logistics của Cảng Bến

Phương pháp thực hiện

Nguồn thông tin sử dụng trong đề tài : sử dụng nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp

+ Thông tin chung về Cảng Bến Nghé : qua website và thông tin nội bội Cảng cung cấp

+ Thông tin chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ kinh doanh Logistic tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh : qua các website tạp chí hàng hải, hiệp hội cảng biển, cảng vụ khu vực thành phố Hồ Chí Minh, diễn đàn doanh nghiệp về hoạt động hàng hải…

+ Thông tin về các khách hàng tại Cảng Bến Nghé thông tin này do phòng Kinh Doanh Cảng Bến Nghé cung cấp

+ Thông tin phỏng vấn chuyên gia :

Nội bộ công ty : ban Tổng Giám Đốc; phòng khai thác; phòng kho hàng; phòng quản lý dự án; bộ phận IT; bộ phận phát triến dịch vụ gia tăng Logistics

Bên ngoài : các công ty có hoạt động kinh doanh Logistics phát triển

Phương pháp : sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính

-Tiến hành phân tích thực trạng doanh thu dịch vụ Logistics tại Cảng

-Dựa vào kinh nghiệm phát triển Logistics của các công ty trong và ngoài nước

-Trên cơ sở phân tích thực trạng, dựa vào dữ liệu phỏng vấn chuyên gia nội bộ tiến hành đề xuất giải pháp

-Sử dụng dữ liệu phỏng vấn chuyên gia bên ngoài công ty để kiểm chứng.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

-Giúp công ty nhận ra những mặt tồn tại và tiềm năng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé

-Hỗ trợ công ty các giải pháp nhằm tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé.

Bố cụ khóa luận

Khóa luận được thực hiện bao gồm 5 chương :

Chương 1 : Giới thiệu đề tài

Giới thiệu chung về sự cần thiết của đề tài lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa, phạm vi và phương pháp thực hiện đề tài khóa luận

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết

Trình bày lý thuyết doanh thu, Logistics và các tài liệu mô hình Logistics Cảng biển kinh nghiệm phát triển Logistics của một số công ty trong và ngoài nước

Dựa vào những cơ sở này để phân tích thực trạng doanh thu dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé và những bài học để rút ra giải pháp nâng cao doanh thu dịch vụ

Chương 3 : Nhận diện vấn đề kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty Cảng Bến Nghé

Giới thiệu tổng quan công ty Cảng Bến Nghé

Phân tích năng lực đáp ứng dịch vụ Logistics của Cảng Bến Nghé

Phân tích nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé

Dựa trên mô hình Logistics Cảng và số liệu doanh thu của từng loại dịch vụ trong chuỗi Logistics tiến hành phân tích để đánh giá thực trạng tìm ra vấn đề cần giải quyết

Chương 4 : Đề xuất các giải pháp

Trên cơ sở những vấn đề được phân tích ở chương 3 tiến hành phỏng vấn chuyên gia để đánh giá lại vấn đề và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao doanh thu cho hoạt động Logistics tại Cảng Bến Nghé

Chương 5 : Kết luận và kiến nghị Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề ra Đề ra những kiến nghị và kết luận

Tóm tắt chương 1 : Tác giả đã đưa ra những vấn đề nổi bật hiện nay của công ty Cảng Bến Nghé phải quan tâm đó là phát triển nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics cho công ty Từ vấn đề này tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu những giải pháp nhằm phát triển nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại công ty Cảng Bến Nghé Trong chương tiếp theo tác giả sẽ nêu chi tiết hơn về cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hiện để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT LOGISTICS CẢNG BIỂN

Những vấn đề cơ bản về doanh thu

Phần lý thuyết về doanh thu được tác giả lấy tại nguồn tài liệu thông tin điện tử (Nguồn http://voer.edu.vn/m/khai-niem-noi-dung-cua-doanh-thu/876a850a)

2.1.1 Khái niệm về doanh thu

Doanh thu : là toàn bộ khoản tiền phải thu hoặc được từ bên mua chấp nhận thanh toán do hoạt động cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang lại trong một thời kỳ nhất định

Như vậy doanh thu từ hoạt động dịch vụ Logistics chính là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp thu được trong một thời kỳ nhất định khi được bên mua sử dụng dịch vụ Logistics chấp nhận thanh toán khi sử dụng dịch vụ

+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh + Doanh thu từ hoạt động tài chính + Doanh thu từ hoạt động khác

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và chúng tác động đến doanh thu theo những khía cạnh khác nhau Để thấy được một cách rõ nét sự tác động đó người ta chia các nhân tố trên thành hai nhóm đó là: các nhân tố lượng hóa được và các nhân tố không lượng hóa được

Nhóm các nhân tố lượng hóa được :

Nhân tố lượng hóa được đó là các nhân tố có thể đo lường được sự ảnh hưởng của nó bằng các số liệu cụ thể

Sự ảnh hưởng của lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được tính bằng tiền và xác định bằng công thức

Doanh thu bán hàng = Lượng hàng bán x Đơn giá bán à = q*p

Do vậy khi lượng hàng bán (q) hoặc đơn giá bán (p) thay đổi hoặc cả hai cùng thay đổi đều làm cho doanh thu thay đổi theo Tuy nhiên sự ảnh hưởng của lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu là rất khác nhau thể hiện:

Sự thay đổi của lượng hàng bán tỷ lệ thuận với sự thay đổi của doanh thu

Khi lượng hàng bán tăng lên thì doanh thu cũng tăng lên và ngược lại khi lượng hàng bán giảm xuống thì doanh thu cũng giảm theo Sự thay đổi của lượng hàng bán được coi là chủ quan vì lượng hàng bán ra thị trường là do bản thân doanh nghiệp quyết định, là yếu tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được Như vậy tùy theo mục đích của chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp chủ động điều chỉnh lượng hàng hóa bán ra thị trường

Cũng như lượng hàng bán đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng đến do doanh thu theo tỷ lệ thuận có nghĩa là với một lượng hàng hóa bán ra thị trường nhất định khi giá bán tăng lên thì doanh thu cũng tăng lên và ngược lại Tuy nhiên sự thay đổi của giá bán được coi là khách quan, là nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp bởi vì giá bán của hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố đó là:

- Giá bán của hàng hóa: yếu tố này phụ thuộc vào lượng lao động hao phí kết tinh trong hàng hóa do đó nó được hình thành trong quá trình sản xuất

- Cung cầu hàng hóa trên thị trường : đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến giá cả hàng hóa Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ giảm xuống nhưng khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽ tăng lên và giá cả chỉ tương đối ổn định khi cung và cầu cân bằng

- Các chính sách của Nhà nước như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của đồng tiền và có thể dẫn đến lạm phát làm cho đồng tiền mất giá khi đó giá cả hàng hóa sẽ tăng rất nhanh

- Cạnh tranh: trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, khốc liệt, quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường của người mua Thông thường cạnh tranh làm giảm giá thị trường nhưng giá cả hàng hóa cũng có giới hạn bởi giá trần và giá sàn Để tính được ảnh hưởng của hai nhân tố này đến sự thay đổi của doanh thu ta dựa vào công thức: M = q * p rồi áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tính sự ảnh hưởng trên cả về số tiền và tỉ lệ

Sự ảnh hưởng của lao động và năng suất lao động tác động đến sự thay đổi của doanh thu

Nhóm nhân tố này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp bán lẻ là chủ yếu:

- Nếu điều kiện cho biết số liệu doanh thu và lao động ở hai kỳ thì các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu có thể tính được gồm 2 nhân tố Số lượng lao động (T) và năng suất lao động (W) được phản ánh qua công thức sau:

Doanh thu bán hàng = Số lượng lao động * Năng suất lao động à = T*W

Như vậy khi số lượng lao động (T) hoặc năng suất lao động (W) thay đổi hoặc cả hai cùng thay đổi đều làm cho doanh thu thay đổi theo Số lượng lao động được coi là yếu tố khách quan còn năng suất lao động là yếu tố chủ quan Để tính được ảnh hưởng của hai nhân tố này tới doanh thu ta dựa vào công thức M= T * W rồi áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tính ảnh hưởng các nhân tố tác động đến sự thay đổi của doanh thu về cả số tiền và tỷ lệ

- Nếu điều kiện cho biết doanh thu, số lao động và số ngày làm việc ở hai kỳ thì các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu có thể tính gồm ba nhân tố: Số lượng lao động, số ngày lao động và năng suất lao động bình quân ngày được phản ánh qua công thức sau :

Như vậy khi một trong ba nhân tố trên thay đổi hoặc cả ba nhân tố trên cùng thay đổi thì doanh thu cũng thay đổi theo Để tính được ảnh hưởng của ba nhân tố trên đến sự tăng giảm của doanh thu ta dựa vào công thức: M = T *

Sn * W ngày rồi dùng phương pháp thay thế liên hoàn để tính ảnh hưởng theo thứ tự từ trái sang phải

Khái niệm chung về Logistics

Có thể nói Logistics phát triển rất nhanh chóng trong nhiều ngành nhiều lĩnh vực ở nhiều nước nên có nhiều tổ chức và tác giả tham gia nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau do đó chưa có một định nghĩa thống nhất về Logistics.Tuy nhiên theo dòng lịch sử định nghĩa về Logistics được hiểu như sau :

-“Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ “Logistique” trong tiếng Pháp “Logistique” lại có gốc từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân.Từ này cũng có quan hệ mật thiết với từ “Lodge” là nhà nghỉ (một từ cổ trong tiếng Anh gốc Latinh) Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ 19 Từ điển Websters định nghĩa “ Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế các thiết bị cũng như con người ” Theo American Heritage Dictionary “ Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến việc thu mua,phân phối ,bảo quản và thay thế các thiết bị cũng như con người” hoặc “Logistics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động”

-Trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghĩa Logistics một cách đơn giản, ngắn gọn nhất là cung ứng, là một chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ…cho hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả,bên canh đó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới

-Dưới góc độ quản lý chuỗi cung ứng thì Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Nguồn: Ma Shuo.( 1999)

Logistics and Supply Chain Management,Teaching Document World Maritime University)

Như vậy từ những định nghĩa và khái niệm trên cho thấy Logistics không phải là hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục có liên quan mật thiết với nhau và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện Do đó Logistics là quá trình liên quan tới nhiệu hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động chi tiếc cụ thể để thực hiện chiến lược.Logistics đồng thời là quá trình bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng nên bao giờ Logistics cũng ở số nhiều

(Nguồn : PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân, ThS Kim Ngọc Đạt.(9/2010) Logistics -

Những Vấn Đề Cơ Bản , Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội tr.33)

Hình 2.1 Các bộ phận cơ bản của Logistics

Các hình thức của dịch vụ Logistics

Cho đến nay trên thế giới có các hình thức Logistics như sau :

Logistics bên thứ nhất (1 PL – First Party Logistics) : người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân.Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải,kho chứa hàng, hệ thống thông tin,nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics.First Party Logistics làm phình tổ quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết,kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics

Logistics bên thứ hai (2 PL – Second Party Logistics) : người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải,kho bãi,thủ tục hải quan,thanh toán…)để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics Loại hình này bao gồm : các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuế hải quan, trung gian thanh toán…

Logistics bên thứ ba (3 PL – Third Party Logistics) : là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như : thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định…Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng

Logistics bên thứ tư (4 PL – Fourth Party Logistics) là người tích hợp gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển Logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải…4PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics như nhận hàng từ nơi sản xuất làm thủ tục xuất nhập khẩu đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng

Hình 2.2 Các giai đoạn tiến hóa nhà cung cấp dịch vụ Logistics

Mô hình dịch vụ Logistics Cảng biển

Cảng là đầu mối quan trọng trong chuỗi Logistics và do vậy có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình Logistics Mục tiêu của Logistics cảng là tập trung xây dựng các hệ thống dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trình Logistics thông qua việc nâng cao tính tương thích vủa Cảng trong chuỗi Logistics.Bằng việc sử dụng các giới hạn Logistics đầu ra “trên” và “dưới” sự tham gia của các dịch vụ trong cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong tổng chuỗi giá trị gia tăng thu được của chuỗi Logistics Nếu một Cảng thành công trong việc phát triển các dịch vụ Logistic Cảng đó chắc chắn có được ưu thế cạnh tranh so với các Cảng khác

Có nhiều cách khác nhau khi chia hệ thông Logistics Cảng nhưng thông thường đối với một Cảng biển hiện đại hệ thống Logistics cảng được chia thành 6 hệ thống thứ cấp gồm : Hệ thống hỗ trợ hành trình tàu, hệ thống phục vụ tàu vào Cảng, hệ thống xếp dỡ, hệ thống phục vụ hàng quá cảnh, hệ thống lưu kho và hệ thống liên kết vận tải nội địa Sáu hệ thống thứ cấp này cùng với hệ thống thông tin của cảng có vai trò như bảy nhóm hình thành nên quy trình Logistics Cảng Mỗi hệ thống lại liên kết chặt chẽ với hệ thống khác tùy thuộc vào luồng hàng hóa trong quy trình Logistics Cảng

(Nguồn: Nguyễn Thanh Thủy.(2009) Khái niệm và mô hình Logistics Cảng biển,

Tạp chí khoa học và công nghệ Hàng Hải , số 17)

Hình 2.3 Mô hình hoạt động chung cho dịch vụ Cảng Logistics

Hệ thống hỗ trợ hành trình tàu Nhiệm vụ của hệ thống hỗ trợ hành trình tàu là cung cấp lương thực thực phẩm hoặc các dịch vụ hỗ trợ cho tàu Các công ty liên quan đến hoạt động của hệ thống gồm : cấp nhiên liệu, sửa chữa tàu, dịch vụ chằng buộc, dịch vụ cứu hộ, dịch vụ rửa hầm hàng, bảo hiểm hàng hải, đăng kiểm tàu….Phần lớn các công ty này nhận lệnh trực tiếp từ công ty vận tải biển hoặc qua đại lý hàng hải, trong khi các công ty liên quan gián tiếp đến cảng lại nhận lệnh trực tiếp từ người gửi hàng hoặc từ đại lý của người gửi hàng Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống thông tin hỗ trợ hành trình của tàu như hệ thống kiểm tra cân bằng xếp hàng trên tàu trước khi tàu rời cảng, kiểm tra cân bằng tàu, …

Hệ thống phục vụ tàu vào cảng Vai trò chủ yếu của hệ thống phục vụ tàu vào cảng là bảo đảm an toàn và thuận tiện cho tàu khi tàu cập cảng Các công ty/tổ chức cảng vụ, dịch vụ liên quan đến công tác phục vụ tàu vào cảng bao gồm : dịch vụ thông quan, dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ bảo đảm an toàn cho tàu vào luồng,dịch vụ cởi buộc dây tàu,dịch vụ thông tin cảng,trạm phòng cháy chữa cháy,dịch vụ an ninh tàu,dịch vụ lai dắt tàu, đại lý tàu…Các công ty/tổ chức dịch vụ này nhận lệnh trực tiếp từ các công ty vận tải biển hoặc thông qua đại lý của họ Luồng hàng đi từ hệ thống phục vụ tàu vào cảng đến hệ thống xếp dỡ

Hệ thống xếp dỡ Nhiệm vụ của hệ thống xếp dỡ là hỗ trợ hoạt động xếp hàng và dỡ hàng của tàu tại cảng sao cho nhanh chóng và an toàn Các bên có liên quan đến hệ thống xếp dỡ bao gồm : dịch vụ xếp dỡ cho tàu, bộ phận khai thác bãi, dịch vụ cho thuế phương tiện xếp dỡ…Phần lớn các bên có liên quan trực tiếp đến cảng nhận lệnh trực tiếp từ đơn vị khai thác cảng Đôi khi đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ hàng nhận lệnh từ người gửi hàng hoặc đại lý của người gửi hàng Đội công nhân xếp dỡ lại nhận lệnh từ đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ

Hệ thống lưu kho bãi

Nhiệm vụ của hệ thống lưu kho bãi là hỗ trợ cho quá trình lưu kho bãi bao gồm : kho đông lạnh,kho hàng nguy hiểm, dịch vụ bao bì,dịch vụ hàng lẻ,dịch vụ kiểm đếm hàng,dịch vụ cho thuê kho,đóng rút hàng container … Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, cần có các quá trình phục vụ khác nhau từ các bên chuyên môn như phục vụ kho lưu hàng nguy hiểm, kho lưu hàng thực phẩm, khu chứa bồn cho hàng lỏng và khu kho bãi đa chức năng (bao gồm cả bãi container) Hàng hóa sau khi dỡ từ tàu hoặc mang đến từ chủ hàng sẽ được chuyển đến bộ phận kiểm đếm để kiểm tra hàng ngay tại kho bãi Nếu là hàng gom thì sẽ được chuyển đến kho CFS để tháo/đóng hàng vào container Luồng hàng đi từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh đến hệ thống liên kết vận tải nội địa

Hệ thống phục vụ hàng quá cảnh Công việc của hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là bảo đảm liên kết giữa bên xếp dỡ và bên kho bãi (hoặc bên vận tải nội địa) Các bên liên quan đến hệ thống phục vụ hàng quá cảnh gồm : thuê mua thiết bị xếp dỡ, vận tải đường ống, vận tải ven biển, vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, khai thuê hải quan, cho thuê kho ngoại quan…

Luồng hàng sẽ dịch chuyển từ hệ thống xếp dỡ đến hệ thống liên kết vận tải bộ hoặc hệ thống lưu kho bãi Ở rất nhiều cảng, quá trình quá cảnh này không được tách biệt rõ ràng mà có thể được gộp vào hệ thống xếp dỡ hoặc hệ thống lưu kho bãi Nhưng đối với các cảng có bãi hàng nằm xa khu vực trung tâm cảng, việc xây dựng hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là cần thiết

Hệ thống liên kết vận tải nội địa Vai trò của hệ thống liên kết vận tải bộ là hỗ trợ cho liên kết giữa hệ thống kho bãi (hoặc hệ thống phục vụ hàng quá cảnh) với hệ thống vận tải nội địa Các bên liên quan đến hệ thống liên kết vận tải nội địa gồm : Vận tải bộ hàng thông thường, công ty vận tải đường biển, công nhân cảng, công ty đường sắt, vận tải bộ hàng đặt biệt, công nhân phục vụ vận tải nội địa, xếp dỡ đường bộ và hàng không, mua bán đặt chỗ trên tàu, dịch vụ chằng buộc và chèn lót…Dòng hàng dịch chuyển từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh hoặc hệ thống xếp dỡ đến khu vận tải nội địa bao gồm : vận tải đường sắt, vận tải ven biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường hàng không và chủ yếu là vận tải đường bộ

Khái niệm về các phương thức phát triển của dịch vụ Logistics và mô hình Cảng Logistics sẽ được tác giả ứng dụng trong phân tích doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics trong chương 3 Đây là cơ sở để đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics tại Cảng.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics

2.5.1 Kinh nghiệm phát triển Logistics của Singapore

Singapore là một đảo quốc nhỏ tách ra từ Malaysia Singapore có tổng diện tích lên tới 667,5 km2 gồm 1 đảo chính và 63 đảo nhỏ với chiều dài bờ biển là 150,5 km Với thế mạnh sẵn có là ngành dịch vụ hàng hải cũng như nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa sống còn của hoạt động logistics đối với sự phát triển của đất nước, chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách thông thoáng, kịp thời nhằm tạo động lực cho sự phát triển của loại hình dịch vụ này

Tận dụng vị trí chiến lược trên tuyến đường hàng hải quốc tế, Singapore đã phát triển thành trung tâm hàng hải và trở thành cảng trung chuyến lớn vào bậc nhất trong khu vực Điều này đã giúp Singapore trở thành đầu mối quan trọng trong hoạt động logistics trên phạm vi toàn thế giới Bên cạnh đó, chính phủ Singapore không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý thông qua việc cải cách thủ tục hải quan theo hướng hiện đại, đơn giản và minh bạch; chú trọng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bao gồm cả hạ tầng công nghệ thông tin; đầu tư hệ thống kho bãi, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics Thành lập Hiệp hội Logistics Singapore (SLA – Singapore

Logistics Association) với nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển hoạt động logistics, cũng như đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ lao động trong ngành logistics, nhằm thực hiện chiến lược đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics ở Singapore, biến Singapore trở thành một trục e – logistics hàng đầu thế giới

Cho đến nay, hệ thống cảng của Singapore được đánh giá là cảng thu hút nhiều tàu thuyền qua lại nhất trong khu vực châu Á, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết hơn 720 cảng của trên 130 quốc gia; sân bay quốc gia Singapore – Changi Airport nối với hơn 150 thành phố thuộc 50 quốc gia trên thế giới Singapore là đầu mối quan trọng trong hoạt động logistics trên phạm vi toàn thế giới Theo đánh giá của WB, Singapore được xếp hạng là quốc gia thuận lợi nhất để kinh doanh(chỉ số LPI xếp hạng 2 năm 2010 và vươn lên hạng 1 năm 2012)

2.5.2 Kinh nghiệm phát triển Logistics của Trung Quốc

Tuy không nhanh nhạy bằng Singapore, nhưng Trung Quốc cũng đã có được những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình hoạt động logistics Trong những năm đầu thế kỷ 21 ngành logistics của Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc Chi phí cho logistics vào năm 2005 chiếm 21,3% GDP cả nước và Ngân hàng Thế giới ước tính rằng chỉ cần giảm 1% chi phí logistics thì Trung Quốc có thể tiết kiệm được 240 triệu nhân dân tệ Số lượng các công ty logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) tăng lên rất nhanh, trong đó có không ít doanh nghiệp có vốn Nhà nước tham gia Để đảm bảo cho ngành logistics phát triển, Trung Quốc tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cho cả đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không và đường biển Chú trọng xây dựng hệ thống kho bãi và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các chương trình EDI, ERP, MRP và GPS cho quản lý dữ liệu qua mạng Ngoài ra Trung Quốc đã xây dựng được những trung tâm logistics lớn, hiện đã có 45 trung tâm đi vào hoạt động, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là những trung tâm hàng đầu Hiện Thượng Hải đã trở thành trung tâm hoạt động của hàng loạt hãng logistics hàng đầu thế giới như: UPS Supply Chain Solutions,

Excel PLC, DHL, Danzas,… Ngay tại trung tâm logistics Thượng Hải các hãng này cũng đã xây dựng trung tâm trung chuyển hàng hóa của mình

Chính sự hoạt động của các tập đoàn logistic mạnh trên thế giới đã giúp ngành logistics của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 25%/năm

Trong vòng 10 năm tới Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành logistics thông qua việc khuyến khích hợp tác giữa các công ty nước ngoài và các công ty trong nước Chính sách ưu tiên hỗ trợ ngành logistics phát triển không chỉ dừng ở mức quan tâm của chính quyền trung ương mà giờ đây đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương Điển hình như Thiên Tân đã xếp logistics vào một trong ba ngành mũi nhọn của tình vả ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển Bắc Kinh thực hiện các nghiên cứu có hệ thống và lên kế hoạch chi tiết để xây dựng cơ sở hạ tầng cho logistics

2.5.3 Kinh nghiệm phát triển Logistics của công ty MAERSK

Maersk Line là công ty vận tải biển toàn cầu thuộc tập đoàn A.P Moller

Bên cạnh hoạt động vận tải biển, tập đoàn này còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như dầu khí, đóng tàu, hàng không, công nghiệp, siêu thị,…

Maersk Line có chi nhánh văn phòng tại hơn 95 quốc gia trên thế giới Việc quản lý văn phòng chi nhánh ở các nước được phân theo khu vực: châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và châu Phi Mỗi khu vực chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho tổng công ty mẹ đặt tại Copenhagen, Đan Mạch

Tập đoàn A.P Moller sở hữu hơn 250 con tàu trong đó khoảng 100 tàu container và 300.000 container đảm bảo cho Maersk Line hoạt động bao trùm khắp thế giới Các tàu feeder cũng như đội xe tải, xe lửa riêng của nó cho phép Maersk Line cung cấp dịch vụ door-to-door cho các khách hàng của mình Khoảng 10 khách hàng lớn nhất đem lại 70 – 80% doanh thu cho

Mearsk, 20 – 30% doanh số còn lại đem đến từ số lượng rất lớn các khách hàng nhỏ

Maersk Logistics ra đời vào năm 2000, hiện nay Maersk Logistics có khoảng 200 văn phòng ở 70 quốc gia trên thế giới Maersk Logistics hiện có 4 văn phòng đại diện tại Việt Nam trong đó văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh do Saigon Shipping làm đại lý Hiện nay, Maersk Logistics Việt Nam là một trong những công ty Logistics hàng đầu tại Việt Nam, là một trong số ít các công ty có khả năng cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ Logistics cho khách hàng (full range of Logistics services)

Maersk Logistics Việt Nam hiện có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau đây:

+ Quản trị dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management) + Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế (Forwarding & Transportation) + Dịch vụ về kho bãi và phân phối hàng hóa (Warehouse & Distribution) + Các dịch vụ khác (Local services) như: vận tải nội địa, hàng hóa quá cảnh

+ Ngoài ra Maersk Logistics còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng nhu :

- Với những khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên, Maersk Logistics thiết lập và thực hiện các quy trình làm hàng riêng biệt theo yêu cầu của từng khách hàng, quy trình làm hàng riêng biệt có tên gọi tắt là SOP (Standard Operating Procedure)

- Quản trị các nhà cung cấp – người bán hàng (Vendor Management): trong nhiều trường hợp Maersk Logistics còn làm nhiệm vụ cầu nối giữa nhà cung cấp và người đặt hàng;

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa

- Thực hiện những dịch vụ đặc biệt cho hàng may mặc, ví dụ : cung cấp giá treo trong suốt quá trình vận chuyển cho loại hàng GOH (garment on hangers)

- Nhận đóng gói hàng hóa

- Tư vấn cho khách hàng

Bên cạnh những dịch vụ mà Maersk Logistics cung cấp cho khách hàng, hệ thống thông tin hiện đại cũng góp phần quan trọng trong hoạt động Logistics của Maersk Logistics

Cũng như tất cả các văn phòng khác của Maersk Logistics trên thế giới các nhân viên của Maersk Logistics Việt Nam đều sử dụng rất thành thạo hệ thống thông tin toàn cầu (Global Systems) để trao đổi thông tin giữa các văn phòng trong tập đoàn, trao đổi thông tin với khách hàng,phát hành B/L và các loại chứng từ khác, cập nhật và lưu trữ các thông tin về hàng hoá, phân tích và tổng hợp các số liệu để lập các báo cáo thống kê kịp thời và đặc biệt cung cấp cho khách hàng những thông tin về tình trạng hàng hoá của họ mọi lúc mọi nơi Hiện Mearsk Logistics Việt Nam đang sử dụng các hệ thống thông tin sau đây:

Giới thiệu tổng quan về Công ty Cảng Bến Nghé

Được thành lập vào ngày 20/05/1987 là một công ty dịch vụ, trực thuộc Tổng

Công ty Cơ Khí Giao Thông Vận Tải Sài Gòn (SAMCO) Công ty Cảng Bến Nghé là nơi trung chuyển hàng hóa trong và ngoài nước

Hoạt động theo mô hình :

Hội đồng thành viên Ban Tổng giám đốc : gồm Tổng Giám Đốc và 1 Phó Tổng Giám Đốc Các phòng ban chuyên môn và nghiệp vụ : 13 phòng ban

Là một trong những cảng biển lớn thuộc Hiệp hội Cảng Biển Việt Nam VPA ( VietNam seaPort Association ) cũng là thành viên hiệp hội Cảng Biển Đông Nam Á APA

Cảng Bến Nghé hoạt động 24 giờ/ ngày, 7 ngày/ tuần, chuyên khai thác kinh doanh các lĩnh vực :

 Kinh doanh bốc xếp hàng hóa tại khu vực cảng

 Kinh doanh kho bãi chứa hàng trong và ngoài nước

 Kinh doanh kho ngoại quan

 Vận chuyển thủy, bộ từ kho bãi cảng đến kho người nhận

 Môi giới: Tiêu thụ hàng hóa gởi ở kho ngoại quan, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan

 Tái chế, gia cố bao bì, đóng gói, bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa (chỉ hoạt động khi được phép của Tổng cục Hải quan)

 Xuất nhập khẩu các trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng và phục vụ kho ngoại quan

 Kinh doanh dịch vụ Logistics

 Dịch vụ trung chuyển container quốc tế

 Đầu tư và kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan địa điểm ngoài cửa khẩu (ICD)

3.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ Logistics tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực đầu tàu của nền kinh tế trong nước với sản lượng container hàng hóa thông qua chiếm 62% sản lượng container cả nước (hình 1.1) Là khu vực có hoạt động vận chuyển bằng đường thủy là chủ yếu với 9 cảng biển lớn vào năm 2013 nên các hoạt động dịch vụ về hàng hóa diễn ra hết sức nhộn nhịp Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng thương mại của nền kinh tế tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động Logistics sẽ hỗ trợ quá trình gia tăng thương mại nói chung và các hoạt động xuất nhập khẩu giúp nền kinh tế tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh phát triển Để nâng cao hiệu quả và cải thiện năng lực cạnh tranh, các chủ hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực này cần phải chuyên môn hóa sâu để gia tăng giá trị cốt lõi của mình Dịch vụ Logistics sẽ cho phép những lựa chọn thuê ngoài để tận dụng những mạng lưới, kinh nghiệm và chuyên gia tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực này giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí sản xuất Như vậy việc phát triển dịch vụ Logistics tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh như là một nhu cầu cần thiết và tất yếu trong tương lai gần đây.

Thực trạng năng lực đáp ứng dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé và đối thủ cạnh

3.3.1 Phân tích sản lượng qua Cảng

(Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Cảng Bến Nghé 2013)

Hình 3.1 Thống kê sản lượng hàng hóa thông qua Cảng 2000-2013

Qua biểu đồ hình 3.1 có thể nhận thấy sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Bến Nghé từ năm 2000-2013 có xu hướng tăng bền vững Riêng ba năm trở lại đây 2011-2013 lượng hàng hóa trung bình thông quá Cảng khoảng 4 triệu tấn mỗi năm Trong đó container là loại hàng hóa mang lại giá trị cao và phát triển được nhiều dịch vụ gia tăng tại Cảng.Sản lượng container của Cảng Bến Nghé trong 3 năm trở lại đây lân cận trung bình 140.000 TEUS mỗi năm

Nếu so sánh về nguồn hàng với các cảng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Bảng 3.1) thì trong 3 năm trở lại đây, lượng hàng hóa thông qua TTQ của Cảng Bến Nghé đứng ở vị trí thứ 4 và sản lượng container xuất nhập qua cảng đứng ở vị trí thứ 5 Đây là nguồn hàng cung cấp đáng kể và là cơ sở để phát triển các dịch vụ gia tăng Logistics cho Cảng trong những năm tới

Bảng 3.1 Tình hình sản lượng của các Cảng trong khu vực thành phố Hồ Chí

(Nguồn : Văn kiện hội nghị thường niên Hiệp hội Cảng biển VPA 2013) Mặc dù trong giai đoạn 2011-2013 cảng Bến Nghé đã đầu tư mạnh về cơ cở vật chất, thiết bị, nhân sự cho chương trình quản lý, khai thác container, tuy nhiên sản lượng container không tăng nhiều và có chiều hướng giảm so với

2011 cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trong việc lôi kéo hãng tàu container nội địa của các cảng trong khu vực ( VICT, Lotus, Khánh hội, Tân cảng cát lái ) do vậy chất lượng dịch vụ, chính sách tiếp thị về container cần phải được quan tâm và đầu tư hơn nữa

3.3.2 Phân tích cơ cấu tổ chức :

Sơ đồ tổ chức theo cấp và phân chia theo chức năng Việc phân chia các đơn vị theo chức năng có ưu điểm chính là hiệu quả của nó, một bộ phận, phòng ban bao gồm các nhân sự có cùng chuyên môn sẽ tạo ra nhưng đơn vị làm việc có hiệu suất cao Theo số liệu thống kê từ khi thành lập Cảng đến năm 2010 hoạt động tại Cảng Bến Nghé chủ yếu là cung cấp các dịch vụ như xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi, giao nhận tại Cảng Đây là những dịch vụ chính mang lại nguồn thu cho Cảng đồng thời cũng là dịch vụ Logistics phương thức 2PL Khoảng năm năm trở lại đây khi dịch vụ Logistics 3PL bắt đầu hình thành và phát triển tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì ban lãnh đạo Cảng mới chú trọng đến các dịch vụ gia tăng trong các hoạt động Logistics tại Cảng.Với mục đích hình thành và phát triển dịch vụ Logistics hoàn chỉnh tại Cảng Bến Nghé trong tương lai Trong năm 2010 Cảng Bến Nghé đã tiến hành khảo sát nhu cầu về dịch vụ cộng thêm của Logistics cho khách hàng bao gồm : chủ hàng, đại lý, hãng tàu, các đơn vị đối tác… Đến năm 2011 ban lãnh đạo Công ty Cảng Bến Nghé đã tiến hành thành lập bộ phận Logistics gồm 4 người (1 trưởng ban, 3 nhân viên) nhằm cung cấp thêm các dịch vụ cho khách hàng Các nhiệm vụ chính của ban Logistics là phát triển chuỗi các dịch vụ gia tăng của Logistics 3PL tại Cảng Ban Logistics cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé

(Nguồn :http://www.benngheport.com/Co-cau-to-chuc/t709/c228)

Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức công ty Cảng Bến Nghé

3.3.3 Phân tích năng lực xếp dỡ

Hệ thống năng lực xếp dỡ của Cảng Bến Nghé được hỗ trợ tốt bằng các phương tiện xếp dỡ tương đối hùng hậu (Bảng 3.2) với 6 cần cẩu trên 40 tấn tương đối mới.Các cần cẩu này phục vụ tuyến tiền phương thực hiện công tác xếp dỡ hàng hóa từ tàu xuống cầu Cảng với năng suất xếp dỡ trung bình

Bảng 3.2 Hệ thống năng lực xếp dỡ của Cảng

(Nguồn : http://www.benngheport.com/Phuong-tien-co-gioi/t709/c232) Đối với các loại thiết bị dự án đồng bộ, sản phẩm thép, hàng hóa thông thường khác Năng suất xếp dỡ sản phẩm đạt 2.500tấn/ngày/cần cẩu Nhóm cần cẩu này có khả năng xếp dỡ hàng siêu trường siêu trong một trong những mặt hàng thế mạnh của Cảng Bến Nghé trong khu vực Cảng thành phố Hồ Chí Minh Ngoài tuyến tiền phương ngoài cầu bến các phương tiện hỗ trợ xếp dỡ tuyến hậu phương trong bãi cũng được đầu tư đa dạng để phục vụ khách hàng Cảng Bến Nghé có khả năng cung cấp các dịch vụ xếp dỡ và đóng bao phân bón, lúa mì, đường thô, thức ăn gia súc (10 dây chuyền tự động) Năng suất xếp dỡ, đóng bao phân bón đạt trung bình

25T/ giờ/ dây chuyền Mặt dù được trang bị hệ thống xe tải đầu kéo những đây là thế hệ xe đã cũ kỹ chỉ sử dụng chuyên chở trong Cảng không được lưu thông bên ngoài nên đây cũng là một hạn chế phương tiện Cảng không thể hỗ trợ được hệ thống tải nội địa

3.3.4 Phân tích hệ thống kho bãi, cầu bến, phao neo :

So với các Cảng trong khu vực thì Cảng Bến Nghé có diện tích kho bãi lớn thứ 2 đây là điều kiện rất tốt để công ty có thể lưu trữ nhiều hàng hóa phục vụ khách hàng Cảng Bến Nghé có hệ thống kho tương đối nhiều gồm 6 kho B và 4 kho A để có thể thực hiện các dịch vụ lưu kho bãi Đây là dịch vụ đem lại hiệu quả cao hơn và ổn định hơn việc khai thác bãi Tuy nhiên hệ thống kho đã có vài nơi xuống cấp nên không thể lưu được các loại hàng có giá trị cao

Bảng 3.3 Hệ thống kho bãi Cảng Bến Nghé

Tổng diện tích mặt bằng : 320.000 m2 Tổng diện tích kho: 11.520m 2 với tải trọng 4T/m 2 gồm:

Cụm kho A: 4 x 720m 2 Cụm kho B: 6 x 1.440m 2 Trong đó có kho A1, A2, B1 và B2 được cấp phép kinh doanh kho ngoại quan

Tổng diện tích bãi: 200.000m2 với tải trọng đồng đều 4T/m 2 , có khả năng chất xếp 4 lớp container có hàng

(Nguồn : http://www.benngheport.com/Co-so-ha-tang/t709/c231) Ngoài ra điều kiện bãi cũng gặp nhiều hạn chế vì tải trong 4T/m2 nên hàng sắt thép khi nhập bãi số lượng nhiều gây ra hiện tượng bãi bị lún dễ bị ngập khi đến mùa triều cường hay trở thành các ao tù khi sang mùa mưa

Bảng 3.4 Hệ thống cầu Cảng tại Cảng Bến Nghé

STT CẦU CẢNG CHIỀU DÀI ĐỘ SÂU KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN

(Nguồn : http://www.benngheport.com/Co-so-ha-tang/t709/c231) Cảng Bến Nghé có tổng chiều dài hệ thống cầu Cảng xếp hàng thứ 3 trong các Cảng khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh Hệ thống chiều dài bến bao gồm 4 cầu cảng có thể đón nhận tàu có mớn nước từ 9.5m đến 13m với tải trọng tối đa là 45.000 DWT Đây cũng là một trong những điều kiện để có thể thu hút các khách hàng về Cảng xếp dỡ hàng hóa

Bảng 3.5 Hệ thông phao neo tại Cảng Bến Nghé

DÀI ĐỘ SÂU KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN 1 B.23A 190m -6,5m 9.000 DWT

(Nguồn : http://www.benngheport.com/Co-so-ha-tang/t709/c231) Hệ thống phao neo với số lượng tương đối nhiều có thể phục vụ tàu 30.000 DWT giúp cho các hãng tàu có thể neo đậu tàu trong khi chờ cập Cảng Ngoài ra trong vài trường hợp Cảng Bến Nghé có thể sử dụng hệ thống phao neo để tiến hành sang mạn hàng hóa từ tàu qua sà lan đem lại nguồn tận thu cho Cảng khi cung cấp các loại hình dịch vụ xếp dỡ hàng rời

3.3.5 Phân tích mạng máy tính và hệ thống công nghệ thông tin Hệ thống mạng Cảng Bến Nghé hiện tại có hệ thống máy chủ: Bao gồm 3 Máy chủ (server) tập trung và trên 70 máy tính trạm nối mạng.Thiết bị mạng và máy tính được trang bị từ các hãng nổi tiếng như IBM, HP, 3COM …Trong những năm qua, Cảng Bến Nghé đã đầu tư, triển khai hệ thống mạng vi tính và các hệ quản lý ứng dụng trong công tác quản lý và điều hành cảng Hệ thống mạng gồm có 7 máy chủ và hơn 100 máy tính, hỗ trợ thêm cho cả các ứng dụng web và hệ thống camera giám sát Áp dụng Công nghệ thông tin trong quản lý đồng bộ và điều hành sản xuất kinh doanh của Cảng, ứng dụng web để quản lý tra cứu và luân chuyển văn thư trong và ngoài Cảng.Với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin, cùng hệ thống ISO và đội ngũ nhân viên hiện nay, năng lực của Cảng đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt hơn khách hàng của mình

Từ tháng 09/2010, Cảng Bến Nghé đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý điều hành khai thác xếp dỡ container GTOS cho phép truy xuất thông tin hàng container tại Cảng Bến Nghé như : thông tin chuyến tàu,định vị trí container trong bãi, ngày xuất (nhập) container…góp phần nâng cao hiệu quả khai thác Cảng Tuy nhiên việc ứng dụng phần mềm này vào các phòng ban nghiệp vụ trong Cảng Bến Nghé chưa cao “Một số phòng ban vẫn sử dụng máy tính như công cụ để check email và máy đánh chữ” (nguồn: thống kê bộ phận IT Cảng Bến Nghé) “Một số bộ phận khác vẫn chưa thể nhập dữ liệu vào phần mềm GTOS do khó khăn trong việc xác định các vị trí hàng hóa trong thực tế” (nguồn : Phòng kho hàng Cảng Bến Nghé) Đây chính là những hạn chế làm cho việc vận hành phần mềm GTOS chưa đạt hiệu quả cao

Và trong tương lai, Cảng Bến Nghé sẽ tiếp tục đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ mạng không dây và máy tính cầm tay ngoài hiện trường Hệ thống này sẽ giúp cho việc điều hành khai thác theo sát thời gian thực, nâng cao hiệu quả khai thác hơn nữa và đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thực trạng nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ Logistics tại Cảng BếnNghé

Sau khi thu thập dữ liệu điều tra từ khách hàng mang lại nguồn thu chính cho Cảng (Bảng Phần Phụ Lục) nhận thấy rằng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Cảng Bến Nghé tuy chưa cao nhưng ở mức tương đối có thể chấp nhận được Trong khi đó các thông tin mà khách hàng mong muốn khi sử dụng website là rất thấp chứng tỏ hệ thống thông tin trực tuyến cho khách hàng còn phải cải thiện hơn nữa Nhu cầu mong muốn sử dụng dịch vụ liên kết tải nội địa và dịch vụ Logistics 3PL là rất cao trên 80% Đây là số liệu mà Cảng cần phải chú ý để cải thiện các hình thức dịch vụ này phục vụ khách hàng.

Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé

Bảng 3.6 Thống kê doanh thu Cảng Bến Nghé giai đoạn 2011-2013

Doanh thu Đơn vị tính

Hoạt động tài chính Tỉ đồng 5.5 4.7 5

Mức độ tăng trưởng doanh thu Logistics % 6.52 5.01 4.62

(Nguồn : phòng Kinh Doanh Cảng Bến Nghé 2013)

Theo bảng số liệu thống kê (Bảng 3.6) và biểu đồ thành phần cấu thành doanh thu Cảng Bến Nghé qua các năm 2011 đến 2013 (hình 3.3) có thể nhận thấy rằng tỉ trọng doanh thu do dịch vụ Logistics chiếm khoảng 91% lớn nhất so với doanh thu của hoạt động tài chính 2-3%; doanh thu cảng phí 4-5% và doanh thu từ các dịch vụ khác 2% Thị phần doanh thu do dịch vụ

Logistics mang lại so với các dịch vụ khác tại Cảng Bến Nghé vẫn là nguồn thu chính qua các năm 2011 và 2013.Đây là nguồn thu nhập quan trọng nhất của Cảng Bến Nghé Do vậy nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé là tăng doanh thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty Tuy nhiên mức độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ này có dấu hiệu đang đi xuống Mức độ tăng trưởng doanh thu Logistics từ năm 2011- 2013 lần lượt là 6.52%; 5.01% và 4.62% là dấu hiệu đi xuống Số liệu này cho ta thấy doanh dịch vụ Logistics đang có dấu hiệu chững lại và bảo hòa trong khoảng dưới 6% trong khi mức tăng trưởng của dịch vụ này phải từ 20- 25% (nguồn: Tạp chí khoa học phổ thông Số 7 tháng 11 năm 2013) Chính vì vậy nên giải pháp nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé là hết sức quan trọng và cấp bách góp phần vào chiến lượt phát triển bền vững lâu dài của công ty

(Nguồn : phòng Kinh Doanh Cảng Bến Nghé 2013)

Hình 3.3 Thành phần cấu thành doanh thu Cảng Bến Nghé 2011-2013

3.5.2 Phân tích doanh thu của dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé

Theo mô hình hệ thống Logistics Cảng (hình 2.3) bao gồm các khâu : hệ thống hỗ trợ hành trình tàu; hệ thống phục vụ tàu vào Cảng; hệ thống xếp dỡ; hệ thống hàng quá cảnh; hệ thống kho bãi; hệ thống liên kết vận tải nội địa và tất cả các hệ thống trên liên kết với hệ thống thông tin của Cảng Tuy nhiên dựa vào hoạt động thực tế tại Cảng Bến Nghé từ trước đến nay với các hãng tàu thì hệ thống hỗ trợ hành trình tàu và hệ thống phục vụ tàu vào Cảng được đại lý các hãng tàu tự liên hệ và giải quyết Hiện tại dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé đang cung cấp cho khách hàng dưới hai phương thức

Phương thức 2PL chuyên cung cấp các dịch vụ đơn lẻ và phương thức 3PL bao gồm các dịch vụ tích hợp Để nhận biết rõ hơn về doanh thu của hai phương thức này tác giả tiến hành phân tích thành phần cấu thành doanh thu trên cơ sở áp dụng mô hình hệ thống Logistics Cảng (Hình 2.3).Trước hết tác giả tiến hành đánh giá tỉ lệ doanh thu giữa phương thức 2PL và 3PL để hiểu được phần nào thực trạng

Bảng 3.7 Doanh thu của Logistics tại Cảng Bến Nghé theo các phương thức

Sản lượng hàng rời Triệu tấn 2.15 2.1 2.05 Sản lượng Container TEUs 135,600 141,375 160,700 Đơn hàng Đơn 475 525 580

Sản lượng Hàng rời Triệu tấn 0.375 0.450 0.400

Sản lượng Container TEU 137 275 568 Đơn hàng Đơn 13 30 85

(Nguồn : Số liệu thống kê phòng kinh doanh Cảng Bến Nghé 2013)

Theo số liệu (Bảng 3.7) doanh thu các dịch vụ Logistic 2PL và 3PL tại Cảng Bến Nghé có xu hướng tăng qua 3 năm gần đây cùng với sự tăng trưởng của sản lượng hàng container.Trong khi mức độ tăng trưởng của dịch vụ 2PL dừng lại ở mức thấp khoảng 5% và có dấu hiệu đi xuống thì mức độ tăng trưởng của dịch vụ 3PL ở mức khá cao trên 90% được duy trì qua các năm 2012 và 2013.Tuy nhiên tỉ lệ doanh thu của dịch vụ Logistics 3PL vẫn còn thấp so với 2PL khoảng 1-4% điều này cho ta thấy dịch vụ Logistics tại Cảng chỉ mới phát triển đối với những phương thức dịch vụ Logistics 2PL đơn lẻ Tỉ lệ doanh thu dịch vụ 3PL với 2PL có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây cho ta thấy đối với các dịch vụ 3PL chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu cần được mở rộng và phát triển hơn nữa Tác giả nhận thấy nên có giải pháp nâng cao doanh thu ở dịch vụ 3PL sẽ góp phần nâng cao doanh thu dịch vụ Logistics hiện có tại Cảng như vậy vừa tăng nguồn thu nhập cho công ty vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ gia tăng Logistics

(Nguồn : phòng Kinh Doanh Cảng Bến Nghé 2013)

Hình 3.4 Cơ cấu thành phần doanh thu của dịch vụ Logistics 2PL

3.5.2.1 Phân tích tình hình kinh doanh Logistics theo phương thức 2PL

Tiến hành phân tích thành phần doanh thu của phương thức dịch vụ Logistics 2PL bao gồm doanh thu của : hệ thống xếp dỡ; hệ thống kho bãi; hệ thống chuyển hàng quá cảnh; hệ thống liên kết tải nội địa

3.5.2.1a Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống xếp dỡ

Bảng 3 8 Thành phần doanh thu của hệ thống xếp dỡ

Doanh thu Đơn vị tính 2011 2012 2013

Bốc xếp hàng rời Tỉ đồng 76.73 77.01 77.02

Cho thuê PT xếp dỡ “ 1.07 3.07 4.01

(Nguồn : Số liệu thống kê phòng kinh doanh Cảng Bến Nghé 2013) Doanh thu từ hệ thống xếp dỡ chiếm một tỉ trọng lớn nhất trong các hệ thống dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé khoảng 84% (hình 3.4) Hệ thống xếp dỡ của Cảng Bến Nghé chủ yếu cung cấp dịch vụ bốc xếp hàng rời và hàng container (bảng 3.8) Mức độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ bốc xếp tăng qua các năm phụ thuộc vào lượng hàng hóa thông qua Cảng Năm 2012 mức độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ xếp dỡ là 2.19% và năm 2013 mức độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ xếp dỡ này là 1.13% Nhìn chung mức độ tăng trưởng doanh thu của hệ thống xếp dỡ có tăng nhưng rất thấp so với mức độ tăng trưởng của các dịch vụ khác trong chuỗi Logistics.Nguyên nhân là do sản lượng bốc xếp hàng hóa qua Cảng tăng không nhiều và dừng lại ở mức khoảng 4 triệu tấn thông qua hàng năm Để doanh thu của hệ thống xếp dỡ tăng lên thì lượng hàng hóa thông qua Cảng phải tăng lên, điều này hết sức khó khăn vì lượng tàu đến với Cảng hiện có dấu hiệu bão hòa khoảng 14 tuyến/tuần Hệ thống xếp dỡ tại Cảng Bến Nghé chủ yếu là xếp dỡ hàng rời (gạo, phân bón, sắt thép, hàng siêu trường siêu trọng…) xếp dỡ hàng container và cho thuê phương tiện nâng xếp dỡ phục vụ việc đóng xếp hàng hóa vào container hoặc xếp dỡ hàng rời từ bãi lên xe vận chuyển ra ngoài.Hiện tại nguồn doanh thu từ dịch vụ bốc xếp hàng rời chiếm mức cao nhất sau đó đến doanh thu từ dịch vụ bốc xếp container, điều này cho thấy nguồn hàng ra vào cảng chủ yếu là hàng rời.Trong tương lai công ty đang định hướng xây dựng Cảng chuyên container là loại hàng mang lại giá trị dịch vụ cao nhưng chi phí thực hiện thấp dễ mang lại hiệu quả

3.5.2.1b Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống kho bãi

Bảng 3.9 Thành phần doanh thu của hệ thống kho bãi

Doanh thu Đơn vị tính 2011 2012 2013

Dịch vụ giao nhận Tỉ đồng 2.45 3.34 3.87

Vệ sinh container rỗng “ 1.304 1.413 1.305 Đóng gói bao bì “ 0.6 0.3 0.05 Đóng, rút hàng container 0.145 0.22 0.3

(Nguồn : Số liệu thống kê phòng kinh doanh Cảng Bến Nghé 2013) Cùng với hệ thống xếp dỡ hệ thống kinh doanh dịch vụ kho bãi cũng chiếm một tỉ trọng lớn thứ 2 trong thành phần doanh thu Logistics tại Cảng khoảng 11% (hình 3.4) Mức độ tăng trưởng doanh thu của hệ thống kho bãi có dấu hiệu đi xuống mặt dù vẫn còn ở mức 15.2% vào năm 2013 nguyên nhân là do dịch vụ vệ sinh container rỗng và đóng gói bao bì có doanh thu đi xuống (Bảng 3.9) Trong 3 năm gần đây hàng hóa của Cảng Bến Nghé chủ yếu là hàng sắt thép và container là mặt hàng có giá trị đem lại doanh thu cao Các loại hàng xá như : gạo, phân bón…có giá trị doanh thu thấp hơn lại chiếm dụng thời gian cầu cảng lâu nên không được ưu tiên Đây chính là nguyên nhân làm cho dịch vụ đóng gói bao bì có doanh thu giảm đi đáng kể Các dịch vụ còn lại có mức doanh thu tăng đều qua hằng năm, trong đó có dịch vụ lưu kho bãi có mức doanh thu chiếm tỉ trọng cao nhất trong thành phần doanh thu của hệ thống kho bãi Do điều kiện kho bãi của Cảng đang đáp ứng được các loại hàng hóa như sắt thép nên làm cho doanh thu của dịch vụ này vẫn tăng đều qua các năm

Như vậy dịch vụ hệ thống kho bãi đang duy trì là tương đối tốt với mức tăng trưởng doanh thu khoảng 15%.Ngoài ra dịch vụ của khâu này do Cảng cung cấp là tương đối đa dạng giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn và đây cũng chính là tiền đề để dịch vụ khâu này nối kết với các khâu khác phát triển dịch vụ Logistics 3PL Tuy nhiên theo quan sát thực tế cho thấy hệ thống kho B của Cảng đã cho thuê hết với thời gian hợp đồng trên 1 năm, trong khi hệ thống kho A còn để trống hoặc khai thác cầm chừng đây cũng là thực trạng cần lưu ý để nâng phần doanh thu cho dịch vụ cho thuê kho

3.5.2.1c Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống chuyển hàng quá cảnh Là cảng biển hiện đang nằm trong vùng kiểm soát của Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh khu vực 3.Cảng Bến Nghé là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy phép kinh doanh kho ngoại quan, có thể bảo quản an toàn tất cả các loại hàng hóa.Tuy nhiên việc duy trì hoạt động cho kho ngoại quan hiện tại gặp không ít khó khăn.Hệ thống kho ngoại quan của Cảng Bến Nghé rộng 1,440m2 và bãi ngoại quan rộng 1,500m2 không được trang bị camera, không có phần mềm quản lý kho ngoại quan

Hiện tại mật độ sử dụng kho bãi ngoại quan chưa cao thường xuyên để trống do tất cả các tuyến tàu về Cảng Bến Nghé hầu hết là hàng nội địa So với các Cảng trong khu vực như Tân Cảng Cát Lái,VICT, SPTC…là các cảng có nhiều tuyến tàu ngoại nên việc kinh doanh kho ngoại quan rất phát triển so với Cảng Bến Nghé Chính vì tình trạng này nên gây lãng phí và mất đi nguồn thu cho hệ thống chuyển hàng quá cảnh

Bảng 3 10 Thành phần doanh thu hệ thống chuyển hàng quá cảnh

Doanh thu Đơn vị tính 2011 2012 2013

Kê khai hải quan Tỉ đồng 0.129 0.132 0.141

Cho thuê kho ngoại quan “ 7.2 7.6 6.38

(Nguồn : Số liệu thống kê phòng kinh doanh Cảng Bến Nghé 2013) Doanh thu từ hệ thống chuyển hàng quá cảnh chiếm tỉ trọng không cao khoảng 4% trong dịch vụ Logistics tại Cảng (hình 3.4) Qua khảo sát thực tế cho thấy điều kiện kho ngoại quan tại Cảng Bến Nghé chưa đủ tiêu chuẩn để có thể lưu trữ một số loại hàng hóa của khách hàng Doanh thu của hệ thống chuyển hàng quá cảnh chỉ khoảng 7 tỉ hàng năm chỉ gồm có 2 dịch vụ là kê khai hải quan và cho thuê kho ngoại quan Mặt dù kho ngoại quan có diện tích không nhỏ nhưng do chất lượng kho ngoại quan chưa đạt yêu cầu của khách hàng nên Cảng chưa thu hút được nhiều hàng hóa từ khách hàng

Cũng chính vì điều này nên hiện tại dịch vụ kê khai hải quan của Logistics Cảng Bến Nghé còn rất thấp và đồng thời chưa khai thác hết các dịch vụ liên quan đến hệ thống chuyển hàng quá cảnh

3.5.2.1d Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống liên kết vận tải nội địa Mức doanh thu của dịch vụ hệ thống liên kết vận tải nội địa là thấp nhất so với các thành phần khác của dịch vụ Logistics Cảng Bến Nghé

Bảng 3 11 Thành phần doanh thu liên kết vận tải nội địa

Doanh thu Đơn vị tính

Mua bán chỗ Slot Tỉ đồng 1.844 1.575 2.334 Dịch vụ chằng buộc và chèn lót “ 0.756 0.857 0.621

Dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ “ 0 0 0.787

Dịch vụ vận chuyển bằng đường thủy sà lan

(Nguồn : Số liệu thống kê phòng kinh doanh Cảng Bến Nghé 2013) Qua khảo sát tình hình kinh doanh hệ thống liên kết vận tải nội địa (bảng 3.11) cho thấy đến năm 2011 thì Cảng Bến Nghé mới triển khai dịch vụ mua bán chỗ Slot và dịch vụ chằng buộc chèn lót Để đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa cho khách hàng đến năm 2012 Logistics phát triển thêm dịch vụ vận chuyển bằng đường sà lan và đến năm 2013 phát triển thêm dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ Như vậy dịch vụ liên kết vận tải nội địa cung cấp cho khách hàng chỉ mới đi vào hoạt động khoảng 3 năm trở lại đây.Tuy doanh thu bước đầu còn khá khiêm tốn nhưng đây là dịch vụ giúp cho chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics Cảng Bến Nghé trở nên hòa thiện hơn và Logistics Cảng Bến Nghé có thể hướng đến phát triển dịch vụ Logistics 3PL cho khách hàng Hiện tại dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ và dịch vụ vận chuyển bằng đường thủy sà lan đang phục thuộc vào các công ty đối tác (đội sà lan Giang Nam; đội sà lan Tân Cảng Sài Gòn…) do đó ít nhiều không chủ động được thời gian vận chuyển cho khách hàng, đây cũng là lý do để xem xét đầu tư sà lan hay đội xe tải để có thể vận chuyển hàng hóa ra khu vực ngoài Cảng Nếu căn cứ vào mức tăng trưởng doanh thu của dịch vụ liên kết vận tải nội địa có thể thấy đây là dịch vụ tiềm năng có thể góp phần vào nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng

3.5.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh Logistics theo phương thức 3PL

Nhận diện các vấn đề về doanh thu khi kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty Cảng Bến Nghé

+ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng Bến Nghé chủ yếu là từ nguồn kinh doanh dịch vụ Logistics chiếm hơn 91% Tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu của dịch vụ này đang có chiều hướng đi xuống trong 3 năm trở lại đây dưới 6%.(theo phân tích tại mục 3.5.1)

+ Doanh thu dịch vụ Logistics tại công ty Cảng Bến Nghé chủ yếu là phương thức 2PL cung cấp các dịch vụ đơn lẻ Dịch vụ Logistics theo phương thức 3PL của công ty chỉ mới ở dạng sơ khai chiếm tỉ trọng còn thấp so với phương thức 2PL dưới 3.7% (theo phân tích tại mục 3.5.2)

+ Mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ hệ thống chuyển hàng quá cảnh có chiều hướng đi xuống do bị ảnh hưởng bởi điều kiện kho bãi và chưa trang bị đầy đủ một số tiện ích đối với kho ngoại quan dẫn đến những hạn chế trong dịch vụ này.(theo phân tích tại mục 3.5.2.1c)

+ Tình hình kinh doanh liên kết vận tải nội địa có doanh thu rất thấp, tuy mức độ tăng trưởng doanh thu có chiều hướng rất tốt Đây là dịch vụ giúp hoàn chỉnh chuỗi dịch vụ logistics tại Cảng Bến Nghé.(theo phân tích tại mục 3.5.2.1d)

+ Hệ thống công nghệ thông tin tại công ty cần hoàn thiện, thiếu kết nối thông tin giữa các phòng ban với bộ phận phát triển dịch vụ Logistics cộng thêm

Hiện tại chưa cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng (theo phân tích tại mục 3.3.5)

Tóm tắt chương 3 : Qua phân tích trong chương 3 tác giả đã nhận diện được 5 vấn đề cần phải giải quyết Tuy nhiên các vấn đề này ít nhiều có mối quan hệ với nhau nên cần một trình tự để giải quyết hiệu quả Để giải quyết vấn đề tốc độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ Logistics tại công ty Cảng Bến Nghé đang có chiều hướng đi xuống thì cần phải : cải thiện hệ thống công nghệ thông tin, nâng doanh thu dịch vụ Logistics 3PL, cải thiện doanh thu hệ thống dịch vụ chuyển hàng quá cảnh và hệ thống dịch vụ liên kết vận tải nội địa Đây chính là cơ sở để chương tiếp theo đề ra các giải pháp khắc phục.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO DOANH THU DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG

Mục tiêu – quan điểm – cơ sở đề xuất giải pháp

+Xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục một số hạn chế trong quá trình kinh doanh dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé

+Đưa ra một số giải pháp cụ thể làm cơ sở để nâng cao doanh thu dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé

4.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp

+Phát triển dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung

+Nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé là yếu tố quan trong để nâng sức cạnh tranh và duy trì sự tăng trưởng doanh thu cho công ty

+Kết hợp một số lợi thế hiện có của Cảng Bến Nghé cùng với giải pháp nhằm tăng cường một số dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng

+Tăng cường thị phần doanh thu dịch vụ Logistics của Cảng Bến Nghé trong khu vực với các Cảng lân cận

4.1.3 Cơ sở đề xuất giải pháp

+Cơ sở về kinh nghiệm phát triển Logistics từ 3 bài học kinh nghiệm rút ra trong chương 2 và nội dung phỏng vấn trong phần phụ lục

+Cơ sở đánh giá năng lực xếp dỡ, nhu cầu khách hàng và thực trạng doanh thu dịch vụ Logistics đã phân tích ở phần chương 3

+Cơ sở tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhằm mục đích

- Tiến hành đánh giá lại vấn đề được nhận dạng ở chương 3

- Sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề cần giải quyết trước

- Giải pháp giải quyết vấn đề.

Những giải pháp nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé

4.2.1 Cải tạo hệ thống công nghệ thông tin trong công ty, tăng cường khả năng ứng dụng phần mềm GTOS cho việc phát triển dịch vụ Logistics

Mặt dù hệ thống công nghệ thông tin trong công ty không phải là đối tượng trực tiếp tạo ra doanh thu dịch vụ Logistics Tuy nhiên tất cả các khâu trong chuỗi Logistics đều có liên quan đến hệ thống thông tin của Cảng (hình 2.3) do vậy việc cải tạo hệ thống thông tin là rất quan trọng

-Mục tiêu giải pháp : + Tạo ra sự đồng bộ trong khâu nhập liệu giữa các bộ phận trong công ty

+ Cung cấp thông tin cập nhật đầy đủ, tăng cường khả năng trao đổi dữ liệu với các đối tác và khách hàng

+ Cải thiện hệ thống thông tin nội bộ nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ trong việc phối hợp công tác giữa các phòng ban trong công ty

+ Rút ngắn thời gian khi cung cấp các dịch vụ Logistics cho khách hàng

-Nội dung giải pháp : Công ty hiện đang sử dụng phần mềm GTOS được trang bị rất nhiều module nhằm theo dõi quản lý hàng hóa cho khách hàng cho đến quản trị nguồn nhân lực trong công ty Để duy trì một hệ thống thông tin cho công tác điều hành sản xuất thì khâu nhập liệu rất quan trọng Để các khâu có sự đồng bộ trong quá trình nhập liệu trước hết phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nhập dữ liệu đặc biệt là bộ phận quản lý hàng hóa phòng kho hàng

Bước 1 : Bổ sung máy tính và thiết lập các đường dây mạng tại một số bộ phận còn thiếu như : bộ phận An ninh cổng Cảng; bộ phận kho vật tư và nhiên liệu; bộ phận kho ngoại quan, bộ phận phát triển dịch vụ giá trị gia tăng Logistics

Bước 2 : Tiến hành qui hoạch lại kho bãi, vẽ line hay tạo ra những giải phân cách giữa khu vực hàng container và khu vực hàng rời Tiến hành đánh số để người nhập liệu có cơ sở dễ dàng mã hóa hàng hóa trong khu vực kho bãi

Bước 3 : Phân quyền truy cập cho bộ phận phát triển dịch vụ gia tăng

Logistics để có thể có thêm nhiều thông tin từ các bộ phận khác

Thành lập hoặc tuyển dụng bộ phận chuyên thiết kế cập nhật thông tin cho website của công ty Bộ phận này phải cập nhật và đưa các thông tin cơ bản của công ty lên website như : thông tin biểu cước, thông tin về dịch vụ ,thông tin hàng hóa của khách hàng, thông tin chăm sóc khách hàng

-Tính khả thi của giải pháp : tính khả thi của việc cải tạo lại hệ thống công nghệ thông tin là rất cao Đối với giải pháp này ở bước 2 rất quan trọng việc quy hoạch lại bãi Mã hóa các vị trí của bãi có thể tốn nhiều thời gian nhưng là cơ sở để các bộ phận quản lý kho bãi nhập liệu và kiểm soát hàng hóa tốt hơn

4.2.2 Tăng cường các biện pháp phát triển hệ thống liên kết tải nội địa

-Mục tiêu giải pháp : +Tăng cường doanh thu cho hệ thống liên kết tải nội địa qua đó sẽ tăng cường doanh thu dịch vụ Logistics

+Phát triển một số dịch vụ gia tăng từ những nguồn hàng do hệ thống liên kết tải nội địa mang về

-Nội dung giải pháp : Việc có những giải pháp để phát triển hệ thống dịch vụ liên kết tải nội địa sẽ góp phần làm cầu nối đem lại nguồn hàng cho Cảng Bến Nghé

Giải pháp trong ngắn hạn (dưới 3 năm) : là tăng cường liên kết hơn nữa với các công ty vận chuyển đường thủy lẫn đường bộ.Trên cơ sở lựa chọn với các tiêu chí như : Năng lực vận chuyển; thời gian vận chuyển; Uy tín của hãng vận tải; Hệ thống thông tin khả năng kiểm soát hàng hóa trên đường vận chuyển và cước vận chuyển Hiện tại Cảng Bến Nghé nằm trong vị trí hết sức thuận lợi Đường thủy có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa về các ICD hoặc cảng khác trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh Đường bộ nằm trong khu vực liên Cảng và khu chế xuất Tân Thuận do đó việc vận chuyển hàng qua lại giữa các khu vực này là rất thuận lợi cho khách hàng Vận tải đường bộ Cảng đang liên kết với các đơn vị như : Minh Thành; Đường Việt;

Hợp Lực Vận tải đường thủy đang liên kết với các đơn vị như : Tam Giang, Gemardept… Nguồn hàng tại Cảng là tương đối ổn định nhưng do mới triển khai hệ thống liên kết tải nội địa nên chưa vội đầu tư các đội xe hay sà lan vì chưa có kinh nghiệm quản lý các phương tiện này khi vận chuyển ra khỏi Cảng Ưu tiên phát triển vận chuyển bằng đường thủy vì ít tốn kém chi phí,thời gian nhanh hơn và hàng hóa vận chuyển được an toàn hơn.Tiến hành liên kết với đội sà lan của công ty Tân Cảng vì đây là công ty vận tải đường thủy mạnh nhất trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.Việc liên kết này không những giảm chi phí về giá cả mà còn tăng khả năng vận chuyển hàng hóa từ Cảng Bến Nghé về Tân Cảng hay ngược lại Thiết kế sẵn các tuyến vận chuyển bằng đường thủy cho khách hàng lựa chọn Thông qua việc liên kết với các đối tác tiến hành tiếp cận học hỏi cách quản lý các phương tiện vận chuyển để phục vụ giải pháp trong dài hạn

Tiếp tục phát triển dịch vụ mua bán chỗ slot trên tàu như vai trò của một đại lý hãng tàu nội địa thông qua việc hợp tác mua bán Qua khảo sát của tác giả cho thấy hiện nay cảng Bến Nghé đang có 2 hãng tàu về Cảng là Vinafco và Dương Đông đây là 2 đơn vị ngoài dịch vụ kinh doanh tàu biển còn kinh doanh về xăng dầu nhiên liệu Nếu như công ty cổ phần Vinafco có cổ đông chiến lượt là công ty Phương Nam chuyên cung cấp các loại nhiên liệu, dầu nhớt Total cho các thiết bị xếp dỡ thi Dương Đông là đơn vị trực tiếp cung cấp xăng dầu SP cho các đơn vị vận tải Cảng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh Cảng Bến Nghé có thể tiến hành hợp tác mua xăng, dầu nhớt phục vụ cho các phương tiện xếp dỡ trong Cảng và mua chỗ trên tàu của các hãng này để bán cho khách hàng của Cảng với mức phí hỗ trợ qua lại

Nâng cao chất lượng dịch vụ LASHING tại Cảng bằng cách kiếm thêm các đơn vị chuyên phục vụ dịch vụ này bên ngoài để tăng tính cạnh tranh với các đơn vị sẵn có trong Cảng Theo số liệu thống kê doanh thu dịch vụ này trong năm gần đây có dấu hiệu đi xuống (Bảng 3.11) vì chất lượng dịch vụ này tại Cảng kém dần Thời gian thực hiện dịch vụ này đối với lô hàng không nhanh chất lượng chằng buộc chèn lót không tốt dẫn đến sự phàn nàn của một số khách hàng khi sử dụng dịch vụ này Đối với một số mặt hàng có giá trị cao của khách hàng công ty nên quan tâm, tiến hành liên hệ trực tiếp với các nhà cung ứng nguyên vật liệu chằng buộc chèn lót để phục vụ khách hàng tốt nhất

Giải pháp trong dài hạn (trên 3 năm) : đầu tư các đội xe, đội sà lan nhằm chủ động quản lý chi phí và thời gian trong khâu vận chuyển đường thủy và đường bộ

Tiến hành khảo sát mở ra một số văn phòng đại diện, ICD ở khu vực Đông Nam Bộ và khu vực miền Tây nhằm tập kết các nguồn hàng của khách hàng trong khu vực này Việc mở ra văn phòng đại diện, ICD giúp Cảng Bến Nghé có thể tạo ra những điểm nút mở rộng mạng lưới đưa dịch vụ Logistics của Cảng trở nên gần gủi với khách hàng hơn

-Tính khả thi của giải pháp : các giải pháp ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào chất lượng cung ứng dịch vụ của các đơn vị liên kết Khi các tiêu chí chọn đơn vị liên kết được thực hiện một cách chặt chẽ thì giải pháp ngắn hạn hoàn toàn khả thi Trong thời gian ngắn hạn sử dụng các đơn vị liên kết để tránh rủi ro trong việc quản lý chi phí cho công ty Cảng Bến Nghé, đồng thời có thời gian để học hỏi kinh nghiệm các đơn vị đối tác khi vận hành hệ thống liên kết tải nội địa Đối với giải pháp dài hạn phụ thuộc và kết quả sau khi tiên hành giải pháp ngắn hạn Tính khả thi của giải pháp dài hạn cũng phụ thuộc vào kết quả khảo sát mở rộng các chi nhánh

4.2.3 Nâng cao doanh thu hệ thống chuyển hàng quá cảnh

-Mục tiêu giải pháp : +Cải tạo điều kiện kho bãi ngoại quan

+Thu hút hơn nữa số lượng hàng ngoại quan tập kết về Cảng

Bước 1 : Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa kho bãi ngoại quan

Hằng năm Cảng Bến Nghé luôn có kế hoạch ngân sách để duy tu và sửa chữa kho bãi cầu Cảng và được trích 5% doanh thu dùng để duy trì quỹ phát triển khoa học công nghệ (nguồn : Phòng tài vụ Cảng Bến Nghé 2013) Với nguồn lực tài chính như vậy khả năng cải tạo điều kiện kho bãi ngoại quan bị xuống cấp hoàn toàn nằm trong tầm tay Hiện nay nếu được sửa chữa bù lún trở về nguyên trạng như ban đầu thì kho bãi ngoại quan của Cảng vẫn chỉ ở mức chất lượng trung bình Do đó cần đầu tư thêm mới hệ thống camera để kiểm soát hàng hóa và dữ liệu quản lý kho ngoại quan cũng phải được kết nối vào phần mềm GTOS Tìm hiểu hoặc thống kê chủng loại hàng hóa trong kho ngoại quan hằng năm nhằm có kế hoạch đầu tư xây dựng từng khu vực kho bãi ngoại quan để phù hợp với từng loại hàng hóa

Bước 2 : Sử dụng những tuyến tàu nội địa thường vào Cảng để thu hút hàng ngoại quan

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Kiến nghị

-Dựa vào phân tích các nguồn doanh thu bằng phương pháp so sánh cho thấy mức độ nhận biết vấn đề trong doanh thu dịch vụ Logistics là khả thi cao

-Mô hình Cảng Logistics được ứng dụng để phân tích những các hệ thống hoạt động chính là rất hữu ích Tuy nhiên nếu ứng dụng để phân tích sâu hơn sẽ có vài điểm chưa phù hợp với thực tế

-Để giải pháp có tính thực tế hơn cần có sự ủng hộ và cam kết thực hiện từ các bộ phận, phòng ban nghiệp vụ và lãnh đạo của công ty.

Kết luận

Dịch vụ Logistics không còn mới mẻ đối với thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung Đây là thị trường rất tiềm năng đã được mở cửa hoàn toàn từ năm 2014 nên sẽ là cơ hội cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn công ty nổi tiếng ở nước ngoài Khu vực cụm Cảng số 5 với chiếm 62% lượng container cả nước hứa hẹn sẽ là miền đất màu mỡ để phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến Logistics Ở lĩnh vực Cảng biển các công ty sẽ có nhiều điểm lợi thế hơn các công ty khác khi làm dịch vụ Logistics Qua phân tích tác giả nhận thấy Cảng Bến Nghé là công ty có rất nhiều thuận lợi về năng lực xếp dỡ hàng hóa với mức độ sử dụng Cảng mới 51% (Bảng PL 1.2) và nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ Logistics là rất cao (Bảng PL 3.2 ) Do đó khi tiến hành các giải pháp nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé là rất khả thi Tuy nhiên ở mức độ nghiên cứu và đề ra giải pháp còn nhiều hạn chế về thời gian tác giả chưa thể lượng hóa chi tiết mức độ tăng trưởng là bao nhiêu phần trăm sau khi tiến hành giải pháp này Đây cũng là một nhược điểm của đề tài Giải pháp nâng cao doanh thu cho dịch vụ Logistics tại Cảng Bến Nghé sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại những dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng để từ đó có thể cải thiện thiết kế và hoàn chỉnh thêm chuỗi dịch vụ gia tăng Logistics tại Cảng.

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt .(2010). Logistics - Những Vấn Đề Cơ Bản Nhà Xuất Bản : Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics - Những Vấn Đề Cơ Bản
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt
Nhà XB: Nhà Xuất Bản : Lao Động Xã Hội
Năm: 2010
[2] Donald, F. W., Anthony, B. , Paul , M., & Daniel, L. W.(2010). International Logistics (2 nd ed.). Amacom American: Management Association Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Logistics
Tác giả: Donald, F. W., Anthony, B. , Paul , M., & Daniel, L. W
Năm: 2010
[3] Luis, C. B. , John, I., Monica, I., Hua, J. T.,& Wendy, T.(2012). Kho vận hiệu quả chìa khóa để Việt Nam năng lực cạnh tranh. Nhà xuất bản : World Bank.Tài liệu tham khảo khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho vận hiệu quả chìa khóa để Việt Nam năng lực cạnh tranh
Tác giả: Luis, C. B. , John, I., Monica, I., Hua, J. T.,& Wendy, T
Nhà XB: Nhà xuất bản : World Bank. Tài liệu tham khảo khác
Năm: 2012
[1] Lê Tấn Bửu,Trần Minh Chính, Đặng Nguyễn Tất Thành .(2014). Các tiêu chí cốt lõi ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển kinh tế, số 285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển kinh tế
Tác giả: Lê Tấn Bửu,Trần Minh Chính, Đặng Nguyễn Tất Thành
Năm: 2014
[2] Nguyễn Thanh Thủy.(2009). Khái niệm và mô hình Logistics Cảng biển , Tạp chí khoa học và công nghệ Hàng Hải , số 17-Thông tin Cảng Bến Nghé lấy từ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và công nghệ Hàng Hải
Tác giả: Nguyễn Thanh Thủy
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sáu cụm cảng và các cảng container chính tại Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 1.1 Sáu cụm cảng và các cảng container chính tại Việt Nam (Trang 15)
Hình 1 2 Năng lực xếp dỡ hàng hóa tại các Cảng khu vực Thành phố Hồ Chí - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 1 2 Năng lực xếp dỡ hàng hóa tại các Cảng khu vực Thành phố Hồ Chí (Trang 16)
Hình 2.1 Các bộ phận cơ bản của  Logistics - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 2.1 Các bộ phận cơ bản của Logistics (Trang 33)
Hình 2.2 Các giai đoạn tiến hóa nhà cung cấp dịch vụ Logistics - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 2.2 Các giai đoạn tiến hóa nhà cung cấp dịch vụ Logistics (Trang 35)
Hình 2.3 Mô hình hoạt  động chung cho dịch vụ Cảng Logistics - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 2.3 Mô hình hoạt động chung cho dịch vụ Cảng Logistics (Trang 36)
Hình 3.1 Thống kê sản lượng hàng hóa thông qua Cảng 2000-2013 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 3.1 Thống kê sản lượng hàng hóa thông qua Cảng 2000-2013 (Trang 51)
Bảng 3.1 Tình hình sản lượng của các Cảng trong khu vực thành phố Hồ Chí - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Bảng 3.1 Tình hình sản lượng của các Cảng trong khu vực thành phố Hồ Chí (Trang 52)
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức công ty Cảng Bến Nghé - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức công ty Cảng Bến Nghé (Trang 53)
Bảng 3.2 Hệ thống năng lực xếp dỡ của Cảng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Bảng 3.2 Hệ thống năng lực xếp dỡ của Cảng (Trang 54)
Bảng 3.5 Hệ thông phao neo tại Cảng Bến Nghé - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Bảng 3.5 Hệ thông phao neo tại Cảng Bến Nghé (Trang 56)
Hình 3.3 Thành phần cấu thành doanh thu Cảng Bến Nghé 2011-2013 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 3.3 Thành phần cấu thành doanh thu Cảng Bến Nghé 2011-2013 (Trang 59)
Bảng 3.7 Doanh thu của Logistics tại Cảng Bến Nghé theo các phương thức - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Bảng 3.7 Doanh thu của Logistics tại Cảng Bến Nghé theo các phương thức (Trang 60)
Hình 3.4 Cơ cấu thành phần doanh thu của dịch vụ Logistics 2PL - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 3.4 Cơ cấu thành phần doanh thu của dịch vụ Logistics 2PL (Trang 61)
Bảng 3. 8 Thành phần doanh thu của hệ thống xếp dỡ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Bảng 3. 8 Thành phần doanh thu của hệ thống xếp dỡ (Trang 62)
Bảng 3.9 Thành phần doanh thu của hệ thống kho bãi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Bảng 3.9 Thành phần doanh thu của hệ thống kho bãi (Trang 63)
Bảng 3. 11 Thành phần doanh thu liên kết vận tải nội địa - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Bảng 3. 11 Thành phần doanh thu liên kết vận tải nội địa (Trang 66)
Bảng 3. 12 Thành phần doanh thu phương thức 3PL - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Bảng 3. 12 Thành phần doanh thu phương thức 3PL (Trang 67)
Hình 3.5 Tỉ lệ cấu thành doanh thu dịch vụ Logistics 3PL - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
Hình 3.5 Tỉ lệ cấu thành doanh thu dịch vụ Logistics 3PL (Trang 68)
Bảng PL 1 1  Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Việt Nam giai đoạn 2007-2011 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
ng PL 1 1 Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Việt Nam giai đoạn 2007-2011 (Trang 81)
Bảng PL 1.2  Năng lực xếp dỡ của các Cảng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
ng PL 1.2 Năng lực xếp dỡ của các Cảng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82)
Bảng PL 3 2 Kết quả khảo sát các khách hàng chiếm thị phần 85% doanh thu  Logistics tại công ty Cảng Bến Nghé - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao doanh thu cho hoạt động kinh doanh Logistics tại cảng Bến Nghé
ng PL 3 2 Kết quả khảo sát các khách hàng chiếm thị phần 85% doanh thu Logistics tại công ty Cảng Bến Nghé (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w