Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố động lực, mức độ ảnh hưởng của chúng đến dự định tham gia du lịch tình nguyện đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ti
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Phát biểu vấn đề
Du lịch được kỳ vọng sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, tạo ra những sản phẩm khác biệt và có tính cạnh tranh cao 1 Sự khác biệt được du khách cảm nhận bằng việc chủ động trải nghiệm chuyến đi và hòa mình vào môi trường xung quanh (Pine và Gilmore, 1998) Trong khoảng hai thập niên gần đây, du lịch tình nguyện được xem là một loại hình du lịch bền vững, đem đến lợi ích cho du khách và người dân địa phương (Lo và Lee, 2011), tạo ra các trải nghiệm phong phú và mang tính tương tác cao (Coghlan, 2006; Lyons và Wearing, 2008) Thuật ngữ
"du lịch tình nguyện" được dùng để đề cập đến “những khách du lịch, vì các lý do khác nhau, tham gia tình nguyện một cách có tổ chức nhằm trải qua kỳ nghỉ, mà có thể liên quan đến việc giúp đỡ hay làm giảm đói nghèo của một số nhóm người trong xã hội, phục hồi môi trường hoặc nghiên cứu các khía cạnh của xã hội hoặc môi trường” (Wearing, 2001, tr 1)
Tại Việt Nam, nhiều tổ chức khác nhau đang phát triển các chương trình du lịch kết hợp các hoạt động tình nguyện với nhiều hình thức phong phú như vui chơi với trẻ em vùng nông thôn, miền núi, tặng sách vở, quần áo, xây dựng thư viện, trường học, khám chữa bệnh miễn phí, đào tạo kỹ năng sống cho người dân ở các vùng quê nghèo, tình nguyện dọn rác ở những vùng sinh thái bị ô nhiễm, bảo vệ môi trường… Mặc dù chỉ mới ở các bước đặt nền tảng và phát triển ban đầu, du lịch tình nguyện đã nhận được sự quan tâm và tạo được hiệu ứng tốt trong cộng đồng Cùng với sự gia tăng nhu cầu du lịch tình nguyện, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này cũng phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước bao gồm các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận như các công ty du lịch Fiditour, Du lịch Việt, Redtour…, cũng như các tổ chức phi lợi nhuận như các tổ chức phi chính phủ, các đoàn hội chính thức và các hội, nhóm phi chính thức
1 Quyết định 2473/QĐ-TTG về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030”
2 Động lực tham gia của du khách đối với một loại hình du lịch luôn là vấn đề được các tổ chức du lịch quan tâm Động lực là lý do quan trọng đối với một hành vi du lịch cụ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định tham gia đồng thời ảnh hưởng đến việc đánh giá sự thỏa mãn của du khách so với mong đợi của chính họ (Snepenger và cộng sự, 2006) Bằng việc tìm hiểu động lực của du khách, các tổ chức du lịch có thể xác định được nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp với chiến lược hoạt động, từ đó, có thể thiết kế kế hoạch tiếp thị, xây dựng lịch trình, phân công vai trò của các du khách tham gia một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự thỏa mãn của họ và giữ chân họ qua thời gian
Sau khi Wearing đưa ra định nghĩa du lịch tình nguyện vào năm 2001, loại hình du lịch này và động lực của du khách tham gia đã được bắt đầu nghiên cứu rộng rãi trên thế giới theo các hướng tiếp cận khác nhau như định tính, định lượng và hỗn hợp Tuy nhiên, tại Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn còn rất mới mẻ và chưa đầy đủ
Vì những lý do nêu trên, đề tài “Những động lực ảnh hưởng đến dự định tham gia du lịch tình nguyện” được chọn để nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm hướng đến mục tiêu là xác định các yếu tố động lực và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến dự định tham gia du lịch tình nguyện.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những thành viên của các tổ chức tình nguyện và có biết về du lịch tình nguyện, các đáp viên được khảo sát về các yếu tố động lực và dự định tham gia du lịch tình nguyện của họ Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trên toàn quốc.
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng đến trả lời ba câu hỏi như sau tương ứng với mục tiêu nghiên cứu đã trình bày:
Câu hỏi 1: Các yếu tố động lực nào ảnh hưởng đến dự định tham gia du lịch tình nguyện?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố động lực này đến dự định tham gia du lịch tình nguyện như thế nào?
Ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt nghiên cứu khoa học, nghiên cứu giúp mở rộng thêm các hiểu biết về động lực dự định tham gia du lịch tình nguyện trong điều kiện Việt Nam
Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu cũng giúp cho các tổ chức du lịch tình nguyện xác định được động lực của từng phân khúc khách hàng, đặc biệt là phân khúc khách hàng mục tiêu của mình và đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam.
Cấu trúc của nghiên cứu
Đề tài gồm 5 chương Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm phát biểu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi đề tài, ý nghĩa nghiên cứu, bố cục của nghiên cứu Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết thông qua các lý thuyết, các khái niệm của các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu Chương 3 mô tả về phương pháp nghiên cứu được sử dụng, cụ thể gồm quy trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu và các phương pháp phân tích dữ liệu Chương 4 diễn giải cách thức, kết quả phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu Cuối cùng, chương 5 trình bày các kết luận, đóng góp và kiến nghị về mặt chiến lược mang tính gợi mở cho các tổ chức du lịch mong muốn phát triển loại hình du lịch tình nguyện trong bối cảnh hiện nay
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4 2.1 Các khái niệm chính
Khái niệm về du lịch tình nguyện
Theo Wearing (2001), du khách tham gia du lịch tình nguyện là những người đang tìm kiếm một kinh nghiệm du lịch mang đến lợi ích song phương vốn không chỉ nhằm mục tiêu phát triển bản thân, mà còn đóng góp một cách tích cực và trực tiếp đến sự phát triển của xã hội, tự nhiên, kinh tế tại địa phương mà họ gắn kết trong chuyến đi
Khái niệm về du lịch tình nguyện có sự liên quan mạnh mẽ đến các khái niệm về du lịch bền vững và sự phát triển bền vững (Raymond và Hall, 2008) Khác với du lịch đại trà vốn là phương thức giúp con người khám phá điều mới lạ và trải nghiệm bản thân, du lịch tình nguyện là phương thức du lịch mà người tham gia sẽ trải qua thời gian hòa mình vào một nền văn hóa khác, trở thành một thành viên và đóng góp cho cộng đồng mới, cũng như trải nghiệm cuộc sống theo một cách khác biệt Hoạt động tình nguyện có thể bao gồm nghiên cứu khoa học về cuộc sống hoang dã, đất đai và nguồn nước, các dự án hỗ trợ về y tế, phát triển khoa học xã hội, bảo tồn tự nhiên và văn hóa Đây là cơ hội giúp cho du khách tham gia vào các hoạt động tương tác với cộng đồng địa phương, thể hiện lòng từ tâm và mong muốn phát triển bản thân “Khi những tình nguyện viên trở về, họ cảm thấy có sức mạnh, hiểu rằng họ có khả năng tạo ra sự khác biệt Bạn về nhà và cảm thấy bạn không có giới hạn
Bạn cảm thấy tự tin hơn với suy nghĩ và niềm tin rằng bạn có thể đóng góp cho xã hội” (Hill, 2001, tr 28)
Du khách tham gia du lịch tình nguyện thông thường sẽ chi trả theo một vài phương thức nào đó để tham gia vào các hoạt động này, có thể cao hơn mức trung bình mà
5 một du khách tham gia du lịch “bình thường” phải trả cho cùng một điểm đến
Trong một số chương trình được tài trợ, khi sự đóng góp tài chính có thể là trách nhiệm của các nhà tài trợ, người tham gia thường phải có kinh nghiệm sâu rộng hơn và mang lại lợi ích nhiều hơn cho cộng đồng.
Khái niệm về động lực
Động lực là một cấu trúc lý thuyết được sử dụng để giải thích sự bắt đầu, phương hướng, cường độ, sự kiên trì và chất lượng của hành vi, đặc biệt là hành vi mang tính mục đích (Maehr và Meyer, 1997) Theo Heckhausen và Heckhausen (2008), tâm lý học động lực đặc biệt quan tâm đến các hoạt động phản ánh việc theo đuổi một mục tiêu cụ thể và có chức năng hình thành một đơn vị hành vi có ý nghĩa
Nghiên cứu động lực tìm kiếm lời giải thích cho các đơn vị hành vi này dưới dạng các lý do và cách thức thực hiện chúng Các câu hỏi về lý do thực hiện hoạt động của con người thể hiện các mục đích từ các quan điểm khác nhau:
- Các đơn vị hành vi khác nhau có thể được thực hiện cho một mục tiêu hay một phân loại mục tiêu và được khác biệt hóa so với các phân loại mục tiêu khác hay không?
- Các phân loại mục tiêu này phát triển như thế nào trong quy trình phát triển của cá nhân và những khác biệt cá nhân tồn tại trong vấn đề này là gì?
- Tại sao các điều kiện hoàn cảnh cụ thể thúc đẩy con người lựa chọn các hoạt động hướng đến mục tiêu cụ thể thay vì những hoạt động khác và theo đuổi chúng với một lượng thời gian và năng lượng nhất định?
Các câu hỏi về cách thức thực hiện được quan tâm muộn hơn, ví dụ như cách thức thật sự mà con người thực hiện hay từ bỏ một quy trình hành động vốn đã được quyết định từ trước
Theo Solomon (2012), động lực liên quan đến quá trình dẫn dắt con người cư xử theo cách của họ Nó xảy ra khi nhu cầu được khơi dậy và con người mong muốn được thỏa mãn Nhu cầu tạo ra một trạng thái căng thẳng, từ đó khiến con người nỗ lực để làm giảm hoặc loại trừ sự căng thẳng đó Nhu cầu này có thể mang tính thực dụng như khao khát đạt được một số lợi ích chức năng hay lợi ích thực tế hay lợi
6 ích mang tính hưởng thụ như nhu cầu đáp ứng cảm xúc Cường độ của căng thẳng quyết định sự cấp bách mà khách hàng cảm thấy cần giải tỏa Mức độ khơi gợi này được gọi là xu thế Một nhu cầu căn bản có thể được thỏa mãn bằng nhiều cách và con đường cụ thể mà một cá nhân chọn lựa bị ảnh hưởng bởi tập hợp các kinh nghiệm riêng có và giá trị đã thấm nhuần trong văn hóa của cá nhân đó Mong muốn là một biểu hiện của nhu cầu mà các yếu tố cá nhân và yếu tố văn hóa này được kết hợp với nhau Do đó, con đường cụ thể để giảm xu thế căng thẳng được quyết định mang tính cá nhân và tính văn hóa Trạng thái chấm dứt khao khát chính là mục tiêu Các nhà tiếp thị cố gắng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp các lợi ích được khách hàng khao khát và giúp khách hàng giảm bớt căng thẳng
Nhìn chung, lý thuyết động lực mô tả một quá trình năng động của các yếu tố tâm lý nội tại dưới dạng nhu cầu, mong muốn và mục đích, những thứ tạo ra mức độ căng thẳng và không thoải mái bên trong suy nghĩ và cơ thể của con người (Fodness, 1994) Những nhu cầu nội tại thúc đẩy các hành động được kích hoạt để thỏa mãn các nhu cầu Con người cần thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp và theo một cách lý tưởng, con người sẽ tăng dần bậc nhu cầu cho đến khi động lực trọng yếu tập trung vào các mục đích “cao thượng” như công bằng hay chân, thiện, mỹ (Maslow, 1943).
Tổng quan cơ sở lý thuyết
Maslow (1943) cho rằng có năm bộ mục tiêu, tương ứng với năm cấp nhu cầu cơ bản của con người từ thấp đến cao, bao gồm: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện mình Trong đó ba nhu cầu nhu cầu thiết yếu, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội là các nhu cầu cấp thấp Hai nhu cầu còn lại là các nhu cầu cấp cao Con người được thúc đẩy bởi khát khao đạt được hay có được những điều kiện khác nhau dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu cấp thấp và dựa trên các khao khát nhất định ở mức độ cao hơn Khi một nhu cầu được thỏa mãn tương đối tốt, nhu cầu cao hơn sẽ xuất hiện và đến lượt nó chiếm giữ ý thức của cuộc sống và đóng vai trò trung tâm trong việc tổ chức hành vi trong khi các nhu cầu thấp hơn không còn là các động lực có ý nghĩa nữa Dựa trên thang nhu
7 cầu của Maslow, Pearce (1993) đưa ra năm cấp độ của thang du lịch nghề nghiệp: sự thư giãn, sự kích thích, mối quan hệ, tự phát triển bản thân và tự hoàn thiện Tiếp theo, Pearce và Lee (2005) đã tìm ra 14 nhân tố động lực trong mô hình thang đo du lịch nghề nghiệp Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng động lực của du khách vốn rất khác biệt dựa trên các trải nghiệm trong cuộc sống và qua các chuyến du lịch của họ Sau này, Lee (2011) đã sử dụng Pearce and Lee (2005) làm nền tảng để xây dựng thang đo cho các biến động lực trong nghiên cứu về dự định tham gia du lịch tình nguyện của mình
2.2.2 Mô hình “đẩy – kéo” của Crompton (1979)
Trong lĩnh vực du lịch, Crompton (1979) đưa ra mô hình “đẩy – kéo” trong việc xác định các động lực ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình và nơi chốn của một kỳ nghỉ hài lòng và được mô hình hóa như Hình 2.1
Hình 2.1 Khái niệm về vai trò và các quan hệ của các động lực của du khách
Các động lực đẩy còn gọi là các động lực xã hội – tâm lý, bao gồm:
- Trốn chạy khỏi môi trường được nhận thức là thế tục: một sự thay đổi tạm thời môi trường sống và làm việc quen thuộc
- Khám phá và đánh giá bản thân: kỳ nghỉ là một cơ hội để tái đánh giá và khám phá nhiều hơn về bản thân hay để tạo ra những hình ảnh về bản thân và thực hiện việc tinh chỉnh hay sửa đổi chúng
- Thư giãn: nhắm đến thư giãn về mặt tinh thần hơn là thể chất
- Được ngưỡng mộ: tuy nhiên khả năng được ngưỡng mộ biến mất cùng với tần số xuất hiện
- Ngoan đồng: cơ hội để làm những việc không tưởng trong khuôn khổ cách sống thông thường của họ Những người tham gia thực hiện những hành vi trẻ con, không hợp lý và gợi nhớ về hành vi của trẻ vị thành niên hoặc trẻ con hơn là của người lớn
- Tăng cường quan hệ gia đình
- Tạo thuận lợi cho sự tương tác xã hội
Các động lực kéo là các động lực văn hóa được khơi gợi từ địa điểm đến hơn là các động lực xuất phát từ bản thân du khách, bao gồm:
- Tính mới mẻ: được định nghĩa theo nhiều cách như sự tò mò, tính phiêu lưu, sự mới mẻ và sự khác biệt Tính mới mẻ nghĩa là có kinh nghiệm mới nhưng không nhất thiết phải là kiến thức mới hoàn toàn Nó là kết quả của việc nhìn thấy sự thật việc thật là sự hiểu biết một cách gián tiếp
- Giáo dục: là các phương tiện để phát triển cá nhân một cách tròn trịa
Trong khi đó, Goossens (2000) cho rằng du khách bị đẩy ra khỏi nhả bởi các nhu cầu cảm xúc và bị kéo về địa điểm du lịch bởi vì các lợi ích cảm xúc mà địa điểm du lịch cung cấp cho họ
Mô hình của Crompton (1979) là mô hình nền tảng cho các nghiên cứu về động lực du lịch cũng như du lịch tình nguyện sau này như nghiên cứu của Brown (2005),
Bension và Seibert (2009),… và các nhân tố được rút trích từ các nghiên cứu này được sử dụng trong các nghiên cứu định lượng sau đó của Lee (2011), Lee và Yen (2014), Knollenberge và cộng sự (2014)
2.2.3 Kho lưu trữ chức năng tình nguyện của Clary và cộng sự (1998)
Ngoài ra, khi xét đến động lực để tham gia hoại động tình nguyện, Clary và cộng sự (1998) đã đưa ra công cụ để xác định động lực của người tình nguyện gọi là Kho lưu trữ chức năng tình nguyện (Volunteer Functions Inventory – VFI), gồm sáu chức năng:
- Các giá trị: cơ hội để bày tỏ các giá trị liên quan đến những mối quan tâm về lòng từ tâm và tính nhân văn đến những người khác
- Sự hiểu biết: cơ hội học hỏi kinh nghiệm và thực hành các kiến thức, kỹ năng và khả năng
- Xã hội: động lực liên quan đến các mối quan hệ với những người khác
- Nghề nghiệp: những lợi ích liên quan đến nghề nghiệp của người tình nguyện
- Tự vệ: đây là gốc rễ cho các học thuyết chức năng liên quan đến động cơ tư lợi mang tính tiêu cực như giảm cảm giác tội lỗi vì may mắn hơn những người khác và để giải quyết các vấn đề cá nhân như sự cô đơn, các khó khăn riêng tư, quên đi tâm trạng xấu,…
- Tăng cường: đây cũng là lợi ích tư lợi nhưng mang tính tích cực, liên quan đến nhu cầu cần được tôn trọng từ người khác và chính mình
Mô hình trên được xem như là mô hình nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu về động lực du lịch cũng như du lịch tình nguyện Nó phản ánh bản chất động cơ tình nguyện bao gồm hai khía cạnh vốn nhận được rất nhiều tranh luận là lòng từ tâm và sự tư lợi
Stebbins (2004) đã tiên phong khái niệm hóa du lịch tình nguyện dưới khái niệm giải trí Stebbins cho rằng các nguyên nhân mang tính động lực và các điều kiện kinh tế - xã hội có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học của những người tham gia Mỗi nhóm có động lực khác nhau nhưng luôn tồn tại song hành hai động lực là lòng từ tâm và sự tư lợi Sự tư lợi có thể xuất phát từ một nguyên nhân được cảm nhận mạnh mẽ, như làm việc để lấy kinh nghiệm, các lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân vốn đã được bao hàm trong hoạt động tình nguyện và giải trí Lòng từ tâm bao
10 gồm các mức độ duy tâm khác nhau liên quan đến việc giúp đỡ người khác (Wearing, 2001)
Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong luận văn này được dựa trên mô hình nghiên cứu của Knollenberge và cộng sự (2014) vốn đưa ra năm nhân tố động lực bao gồm lòng từ tâm, văn hóa, thoát khỏi cuộc sống thường nhật, mối quan hệ và phát triển bản thân Ngoài ra, tác giả đề xuất thêm một nhân tố động lực khác là sự gắn kết với tổ chức/dự án để phù hợp với đặc thù tại Việt Nam Nhằm xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, cơ sở lý thuyết sẽ được tiến hành tổng quan hóa đối với các nhân tố động lực cũng như dự định tham gia du lịch tình nguyện
2.3.1 Dự định tham gia du lịch tình nguyện
Theo Ajzen và Fishbein (2000) trong nghiên cứu về lý thuyết hành vi dự định (TPB – theory of planned behavior), dự định hành vi là tiền tố ngay trước một hành vi thực sự Điều này có nghĩa khi cơ hội đến, dự định của một cá nhân về việc thực hiện một hành vi nào đó càng mạnh thì cá nhân đó có xu hướng hiện thực hóa hành vi càng mạnh Mối quan hệ giữa sự dự định và sự hiện thực hóa hành vi đã được kiểm chứng định lượng trong trạng thái thử nghiệm Tuy nhiên, mối quan hệ này còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác dẫn đến khó đo lường trong thực tế Do đó, trong nhiều nghiên cứu, nhằm đơn giản hóa, dự định hành vi được khảo sát thay cho hành vi thực sự
Một số tác giả khác cũng đưa ra các định nghĩa khác bổ sung cho khái niệm dự định hành vi Swan (1981) lại tranh luận rằng dự định hành vi là sự tham gia và lập kế hoạch của các cá nhân vào các hành vi trong tương lai Bên cạnh đó, Conner và Armitage (1998) cho rằng dự định hành vi là một động lực cá nhân đối với một kế hoạch hay một quyết định có ý thức nằm nỗ lực để thực hiện hành vi Đối với khái niệm dự định tham gia trong du lịch tình nguyện Lee (2011) cho rằng dự định hành vi là một kế hoạch sẽ tham gia của các du khách tình nguyện tiềm năng trong tương lai Nghiên cứu này dựa trên định nghĩa của Lee (2011) để khảo sát dự định tham gia du lịch tình nguyện của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Các hoạt động tình nguyện luôn gắn liền với khao khát giúp đỡ người khác, do đó, lòng từ tâm được nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh là một trong những động lực chính của du khách tình nguyện Lòng từ tâm “bao gồm nhiều mức độ lý tưởng khác nhau liên quan đặc biệt đến các khái niệm như cứu lấy thế giới hay làm những việc tốt đẹp, nhưng chung quy lại, là liên quan đến giúp đỡ những người khác Nó dựa trên kinh nghiệm phục vụ cộng đồng trong quá khứ, những hình ảnh truyền thông về sự phát triển và/hoặc mong ước liên quan đến các công việc cộng đồng mà nỗ lực đầu tiên là trao lại cho đời một thứ gì đó” (Wearing, 2001, tr.66)
13 Động lực này được mô tả dưới nhiều cách thức khác nhau, trong đó, một trong các yếu tố được kiểm chứng nhiều nhất là mong muốn giúp đỡ người khác (Clary và cộng sự, 1998; Wearing, 2001; Stodard và Rogerson, 2004; Benson và Seibert,
2009; Lee và Yen, 2014) Các yếu tố khác được ghi nhận bao gồm kết hợp du lịch và giúp đỡ người khác (Otoo, 2013; Lee và Yen , 2014; Knollenberge và cộng sự, 2014), khao khát trao lại cho đời (Brown, 2005; Lo và Lee, 2011), làm gì đó có ý nghĩa (Coghlan, 2005; Lo và Lee, 2011; Lee và Yen, 2014; Knollenberge và cộng sự, 2014), tạo ra sự khác biệt (Brown, 2005; Lee và Yen, 2014; Knollenberge và cộng sự, 2014)
Lo và Lee (2011) còn phát hiện ra thêm một số biểu hiện khác của lòng từ tâm như tình yêu, sự quan tâm, cung cấp các hỗ trợ thiết thực đến các cộng đồng cần đến chúng và đóng góp cho người dân địa phương bằng các phương thức khác nhau như đóng góp kiến thức, kỹ năng chuyên môn, mua và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ để hỗ trợ kinh tế tại địa phương Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng có sự tồn tại của làn sóng đạo đức trong các du khách tình nguyện đến Thành Đô, Trung Quốc sau trận động đất tại Tứ Xuyên năm 2008 vì họ cho rằng họ có nghĩa vụ giúp đỡ quê mẹ của mình
Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn đưa ra các mặt khác của lòng từ tâm như bảo tồn đời sống hoang dã (Broad và Jerkin, 2008) hay mong muốn bảo tồn truyền thống và văn hóa địa phương (Chen và Chen, 2011)
Từ phân tích trên, ta có giả thuyết phân tích H1 như sau: “Lòng từ tâm ảnh hưởng tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện”
2.3.3 Văn hóa Động lực văn hóa được đề cập tương ứng với động lực kéo của mô hình “đẩy – kéo” (Crompton, 1979), nghĩa là chúng được khơi gợi từ địa điểm du lịch mang đến cho du khách tình nguyện
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khao khát được “nhúng mình” vào văn hóa địa phương là một trong các động lực chính thôi thúc du khách tình nguyện (Brown, 2005; Holmes và Smith, 2009; Lo và Lee, 2011) Du khách tình nguyện bị thôi thúc
14 bởi mong muốn gặp gỡ người dân địa phương và trải nghiệm các nền văn hóa khác (Coghlan, 2005) Theo Brown (2005), khác với du lịch thông thường, các du khách tình nguyện có xu hướng tìm kiếm và trải nghiệm địa phương một cách chân thực bao gồm đặc điềm của người dân địa phương cũng như cách sống và môi trường sống của họ Du khách hòa mình vào văn hóa và tương tác với người dân địa phương thông qua các hoạt động tình nguyện, đồng thời cũng cho thấy sự tò mò vô cùng đối với con người và nơi chốn Họ tin rằng việc hòa nhập và kết nối sẽ sâu sắc hơn khi họ cùng làm việc và tương tác với dân bản địa và theo Chen và Chen (2011), đó là cách tương tác nhân văn nhất giữa hai chủ thể này
Lo và Lee (2011) bổ sung thêm rằng động lực này xuất phát từ một nhu cầu rất
“người” chính là nhu cầu tương tác xã hội và tham gia du lịch tình nguyện là một phương thức giúp du khách thỏa mãn nó Biểu hiện của nó được thể hiện thông qua mong muốn sống cùng người dân địa phương, học hỏi những điều mới và từ người khác (Lo và Lee, 2011; Lee và Yen, 2014; Knollenberge và cộng sự, 2014) Những chuyến đi mang lại cho họ sự hiểu biết sâu sắc về các nền văn hóa, truyền thống, cách sống khác nhau cũng như các trải nghiệm mới lạ về cuộc sống Tương tự như Brown (2005), Lo và Lee (2001) nhận thấy các du khách cũng mong muốn phát triển một mối quan hệ lâu dài để có thể hiểu rõ cuộc sống và nhu cầu thật sự của người dân địa phương từ đó có được những hỗ trợ thiết thực qua nhiều chuyến đi
Từ phân tích trên, ta có giả thuyết phân tích H2 như sau: “Văn hóa ảnh hưởng tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện”
2.3.4 Thoát khỏi cuộc sống thường nhật
Crompton (1979) chỉ ra rằng hầu hết các du khách tham gia du lịch đều mong muốn có một kỳ nghỉ để tách biệt khỏi cuộc sống thường ngày Điều này có nghĩa là họ mong muốn được rời đến một nơi khác hoặc thay đổi bối cảnh xã hội khác so với môi trường sinh sống và làm việc thường ngày, hoặc cả hai Rời khỏi môi trường thường ngày với nhiều đám đông, du khách có thể trải nghiệm sự bình yên và thanh thản (Coghlan, 2005) Mong muốn thoát khỏi cuộc sống cũng như áp lực hàng ngày cũng được rút ra các nghiên cứu khác (Soderman và Snead, 2008; Benson và
Seibert, 2009), từ đó du khách có thể tìm thấy sự thư giãn (Lo và Lee, 2011), có một thời gian tươi đẹp và làm điều gì đó mới mẻ, khác biệt (Coghlan, 2005) Du lịch tình nguyện cũng giúp những người tham gia quên đi nỗi buồn và thoát khỏi các khó khăn hiện tại của họ (Clary và cộng sự, 1998) Ngoài ra, động cơ có thể đơn giản là mong muốn đi du lịch (Benson và Seibert, 2009; Lee và Yen, 2014;
Knollenberge và cộng sự, 2014) để rời khỏi nơi chốn và công việc hiện tại
Từ phân tích trên, ta có giả thuyết phân tích H3 như sau: “Thoát khỏi cuộc sống thường nhật ảnh hưởng tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện”
Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
2.4.1 Thang đo dự định tham gia du lịch tình nguyện
Thang đo dự định tham gia du lịch tình nguyện được dựa trên thang đo gốc của Lee và Yen (2014) Chi tiết thang đo được trình bày trong Bảng 2.1
2.4.2 Thang đo lòng từ tâm
Thang đo lòng từ tâm được dựa trên thang đo gốc của Knollenberge và cộng sự (2014), chi tiết thang đo được trình bày trong Bảng 2.2
Thang đo văn hóa được dựa trên thang đo gốc của Knollenberge và cộng sự (2014), chi tiết thang đo được trình bày trong Bảng 2.3
2.4.4 Thang đo thoát khỏi cuộc sống thường nhật
Thang đo văn hóa được dựa trên thang đo gốc của Lee (2011) và Knollenberge và cộng sự (2014), chi tiết thang đo được trình bày trong Bảng 2.4
2.4.5 Thang đo mối quan hệ
Thang đo mối quan hệ được dựa trên thang đo gốc của Knollenberge và cộng sự (2014), Suhud (2013) Ngoài ra, xét tại bối cảnh Việt Nam, khi du lịch tình nguyện bị chiếm giữ một phần không nhỏ bởi các nhóm không chính thức, các tổ chức phi
20 chính phủ hay một số đoàn, hội chính thức, các du khách tình nguyện có thể có xu hướng tham gia các tổ chức này lặp lại nhiều lần, nên biến số “tìm kiếm những người cùng sở thích phục vụ cộng đồng” cũng nên được khảo sát Chi tiết thang đo được trình bày trong Bảng 2.5
2.4.6 Thang đo phát triển bản thân
Thang đo mối quan hệ được dựa trên thang đo gốc của Lee (2011), Suhud (2013), Knollenberge và cộng sự (2014) Chi tiết thang đo được trình bày trong Bảng 2.6
2.4.7 Thang đo sự gắn kết với tổ chức/dự án
Thang đo mối quan hệ được dựa trên thang đo gốc của Cnaan và cộng sự (1991), Coghlan (2005) và Suhud (2013) Ngoài ra, tác giả đề xuất thêm thang đo “đồng cảm với mục tiêu tốt đẹp của tổ chức/dự án” Chi tiết thang đo được trình bày trong Bảng 2.7
Bảng 2.1 Thang đo dự định tham gia du lịch tình nguyện
Ký hiệu Thang đo Thang đo gốc Tác giả
A1 Giới thiệu người khác tham gia du lịch tình nguyện
Recommend others to participate in volunteer tourism
A2 Khuyến khích người khác tham gia du lịch tình nguyện
Encourage others to participate in volunteer tourism
A3 Thích tham gia du lịch tình nguyện
Like to participate in volunteer tourism
Lee và Yen (2014) A4 Có kế hoạch tham gia du lịch tình nguyện
Plan to participate in volunteer tourism
Bảng 2.2 Thang đo lòng từ tâm
Ký hiệu Thang đo Thang đo gốc Tác giả
B1 Tạo ra sự khác biệt Make a difference Knollenberge và cộng sự (2014) B2 Làm điều gì đó có ý nghĩa Do something meaningful
Knollenberge và cộng sự (2014) B3 Giúp đỡ người khác Help others Knollenberge và cộng sự (2014)
B4 Trao lại cho đời một điều gì đó
Give something back Knollenberge và cộng sự (2014) B5 Kết hợp tình yêu du lịch với khao khát trao lại cho đời một điều gì đó
Combine a love of travel with a desire to give back
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 2.3 Thang đo văn hóa
Ký hiệu Thang đo Thang đo gốc Tác giả
C1 Sinh hoạt cùng với những người có nền văn hóa khác nhau
Be with people from different culture
C2 Gặp gỡ người dân địa phương Meet local people Knollenberge và cộng sự (2014) C3 Học những điều mới lạ Learn new things Knollenberge và cộng sự (2014) C4 Học từ những người khác Learn about other people
C5 Hòa mình vào văn hóa địa phương
Become immersed in the local culture
Nguồn: Knollenberge và cộng sự (2014)
Bảng 2.4 Thang đo thoát khỏi cuộc sống thường nhật
Ký hiệu Thang đo Thang đo gốc Tác giả
D1 Thoát khỏi áp lực hàng ngày Be away from everyday stress
Knollenberge và cộng sự (2014) D2 Thoát khỏi nhịp sống hàng ngày
Be away from daily routine
Knollenberge và cộng sự (2014) D3 Có một khoảng thời gian tốt đẹp
D4 Trải nghiệm sự bình yên To experience peace Lee (2011) D5 Phát triển các sở thích cá nhân To develop my personal interests
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 2.5 Thang đo mối quan hệ
Ký hiệu Thang đo Thang đo gốc Tác giả
E1 Thắt chặt mối quan hệ với người thân trong gia đình
E2 Cơ hội để giáo dục người thân trong gia đình
Have an opportunity to educate my children
E3 Thắt chặt mối quan hệ bạn bè Strengthen my relationship with friends
E4 Kết bạn mới Make new friends Suhud (2013)
E5 Xây dựng các mối quan hệ xã hội
E6 Tìm kiếm những người cùng sở thích phục vụ cộng đồng Đề xuất của tác giả
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả
Bảng 2.6 Thang đo phát triển bản thân
Ký hiệu Thang đo Thang đo gốc Tác giả
F1 Trở nên tự lập Be independent Knollenberge và cộng sự (2014) F2 Thực hiện một mong ước Fulfill a dream Knollenberge và cộng sự (2014) F3 Làm điều gì đó khác biệt và mới lạ
Do something new and different
Knollenberge và cộng sự (2014) F4 Phát triển nghề nghiệp Develop my career Knollenberge và cộng sự (2014)
F5 Đi du lịch Travel Knollenberge và cộng sự (2014) F6 Trải nghiệm thử thách của các nhiệm vụ
To experience the challenge of the task
F7 Cho phép tôi học hỏi cách cư xử với những đối tượng khác nhau
Learn how to deal with a variety of people
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả
Bảng 2.7 Thang đo sự gắn kết với tổ chức/dự án
Ký hiệu Thang đo Thang đo gốc Tác giả
G1 Đồng cảm với mục tiêu tốt đẹp của tổ chức/dự án Đề xuất của tác giả
G2 Làm việc với tổ chức/dự án có sứ mệnh mà tôi ủng hộ
Work with an organization whose mission I support
Support an organization that has a similar to me
G3 Gắn kết với mục tiêu của tổ chức/dự án
Adhering to the agency’s specific goals
G4 Muốn làm việc với tổ chức/dự án có uy tín
Being involved with this agency which is considered prestigious
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả
Bắt nguồn từ việc trình bày các các khái niệm chính trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch tình nguyện, chương 2 còn cung cấp tổng quan cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu và đúc kết trước đây Cuối cùng, mô hình nghiên cứu được đưa ra cùng với các giả thuyết nghiên cứu và thang đo các khái niệm của nó
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được trình bày theo Hình 3.1
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2013, tr 52)
Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước
Nghiên cứu sơ bộ Điều tra sơ bộ Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ
Khảo sát điều tra Kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha)
Phân tích nhân tố (EFA) Kiểm định mô hình
Bảng hỏi khảo sát sơ bộ
Bảng hỏi khảo sát chính thức
Phân tích độ tin cậy Phân tích độ giá trị Phân tích hồi quy đa biến
Công cụ khảo sát
Công cụ khảo sát sử dụng cho nghiên cứu bao gồm bảng câu hỏi phát trực tiếp và gửi online đến các thành viên của các tổ chức tình nguyện và có biết về du lịch tình nguyện Bảng câu hỏi này được xây dựng và hoàn thiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
Dựa trên cơ sở lý thuyết và nhu cầu nghiên cứu, bảng câu hỏi sơ bộ được hình thành Bảng câu hỏi sơ bộ được gửi đến khoảng 30 người do tác giả quen biết từ đó tổng hợp và đúc kết ý kiến của các đáp viên Đồng thời, phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện trên khoảng năm người nhằm lấy ý kiến về độ rõ ràng về ngôn từ và bố cục Những người tham gia trong quá trình nghiên cứu sơ bộ là những người am hiểu, đã từng tham gia các hoạt động du lịch tình nguyện Ngoài ra, những người được phỏng vấn sẽ được hỏi câu hỏi mang tính chất gợi mở: “Khi dự định tham gia du lịch tình nguyện, ngoài các động lực đã nêu trên, có những động lực nào ảnh hưởng đến dự định đó của anh/chị?”
Tiếp theo, trên cơ sở điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ, bảng khảo sát chính thức cũng được hoàn thành để sử dụng cho nghiên cứu chính thức, kháo sát toàn bộ đối tượng nghiên cứu là thành viên của các tổ chức tình nguyện và biết về du lịch tình nguyện
Bảng khảo sát được thiết kế gồm 2 phần:
Phần 1: Các câu hỏi định lượng, sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho tất cả các biến để phản ánh dự định tham gia du lịch tình nguyện của các du khách và đo mức độ quan trọng của các yếu tố động lực ảnh hưởng đến dự định này
Phần 2: Thông tin cá nhân để phân nhóm đối tượng khảo sát: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập tổ chức tham gia tình nguyện
Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu
Số lượng mẫu: Theo như Hair và cộng sự (1998) thì số lượng mẫu tối thiểu gấp 5 lần số biến Toàn bộ bài nghiên cứu có 32 biến đo lường, vì vậy số mẫu được lựa chọn tối thiểu là 160 mẫu
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng, tức các đối tượng khảo sát dễ dàng tìm kiếm và sẵn sàng cung cấp câu trả lời
Một phần trong số mẫu khảo sát dựa vào những đối tượng có mối quan hệ cá nhân mà người nghiên cứu biết phù hợp với những điều kiện của mẫu: bạn bè, người thân, gia đình, các tổ chức du lịch tình nguyện,… Đối với các đối tượng này, bảng khảo sát được phát trực tiếp bằng giấy hoặc gửi bảng khảo sát trực tuyến thông qua thư điện tử hoặc tin nhắc facebook
Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát các đối tượng tham gia vào các hội, nhóm tình nguyện và du lịch tình nguyện đang hoạt động tại Việt Nam tìm được trên facebook
Bảng khảo sát trực tuyến được gửi thông qua tin nhắn facebook của các thành viên.
Thang đo
Trong nghiên cứu này, có bốn thang đo được sử dụng bao gồm thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ:
- Thang đo định danh: sử dụng các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng chỉ mang tính chất định danh và không mang ý nghĩa về lượng Các biểu hiện được ấn định cho chúng một ký số tương ứng (Jackson, 2008)
- Thang đo thứ bậc: các đối tượng được phân loại có dạng thức được xếp theo thứ tự liên tục Dữ liệu được đo lường trong thang đo thứ bậc có tính chất danh nghĩa và tính chất thứ bậc nhưng khoảng cách thứ bậc vốn không có ý nghĩa và không có gốc 0 (Jackson, 2008)
- Thang đo khoảng: đơn vị đo lường giữa các con số trong thang đo là bằng nhau nhưng gốc 0 không có nghĩa, vì vậy nên không mang tính tỉ lệ (Jackson, 2008)
- Thang đo tỉ lệ: mang đầy đủ bốn đặc tính của dữ liệu đo lường là tính định danh, độ lớn, khoảng cách đều nhau giữa các đơn vị và có điểm không tuyệt đối (Jackson, 2008)
Hầu hết các biến đo lường trong nghiên cứu này được thiết kế dựa trên thang đo Likert với năm mức độ Thang đo Likert được sử dụng vì đây là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập để xử lý, phân tích định lượng nhằm xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc
Một số câu hỏi trong biến nhân khẩu học có lựa chọn “Khác” nhằm giúp đáp viên cung cấp thông tin khi cần thiết Đối với nghiên cứu sơ bộ, các đáp viên được yêu cầu trả lời câu hỏi mở: “Khi dự định tham gia du lịch tình nguyện, ngoài các động lực đã nêu trên, có những động lực nào ảnh hưởng đến dự định đó của anh/chị?” cho phép đáp viên cung cấp thêm các thông tin hữu ích đối với đề tài nghiên cứu
Phần sau sẽ trình bày các thang đo cụ thể trong các khái niệm của mô hình nghiên cứu
Thang đo biến phụ thuộc – Dự định tham gia du lịch tình nguyện
Tất cả các biến đo lường “Dự định tham gia du lịch tình nguyện” đều sử dụng thang đo Likert với năm mức độ nhằm phản ánh dự định tham gia du lịch tình nguyện của du khách tình nguyện tiềm năng trong tương lai, bao gồm:
1 Hoàn toàn không đồng ý 2 Không đồng ý
Thang đo biến độc lập – Động lực tham gia du lịch tình nguyện
Tất cả các biến đo lường “Động lực tham gia du lịch tình nguyện” đều sử dụng thang đo Likert với năm mức độ, bao gồm:
1 Rất không quan trọng 2 Không quan trọng 3 Trung dung
4 Quan trọng 5 Rất quan trọng
Các biến nhân khẩu học
Các biến nhân khẩu học được khảo sát trong nghiên cứu như giới tính, nơi ở, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, được sử dụng để xem xét mức độ các yếu tố động lực của các nhóm đối tượng có khác biệt hay không Các dữ liệu này rất hữu ích đối với các tổ chức du lịch khi muốn hiểu sâu sắc hơn đối tượng du khách tiềm năng của mình.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý, thống kê các ý kiến đánh giá của du khách tình nguyện về những động lực ảnh hưởng đến dự định tham gia du lịch tình nguyện Đối với dữ liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức, dữ liệu sẽ được tiến hành mã hóa, nhập vào máy tính và xử lý Thống kê mô tả biến nhân khẩu học được thực hiện, sau đó, thang đo được kiểm định nhờ vào hệ số Cronbach’s Alpha Phân tích khám phá EFA được thực hiện Mô hình được kiểm định sự phù hợp thông qua phân tích tương quan và phân tích hồi quy Cuối cùng, phân tích Independent Samples T-test và Anova được sử dụng nhằm kiểm tra sự khác biệt trong kết quả của định lượng giữa các nhóm đối tượng
3.5.1 Thống kê mô tả biến nhân khẩu học
Mô tả mẫu theo độ tuổi, giới tính, nơi ở, trình độ học vấn,… bằng các thông số được sử dụng bao gồm tần số, tỷ lệ phần trăm
3.5.2 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Độ tin cậy là tính thống nhất, sự nhất quán của các lần đo khác nhau và tính ổn định của dữ liệu thu thập được (Zikmund, 2003) Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường một khái niệm cần đo hay không
Dùng hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra và đánh giá độ tin cậy của thang đo, thông qua mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Các biến
30 sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 (Pallant, 2007), và thang đo sẽ được chấp nhận khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Neal và cộng sự, 2007)
3.5.3 Đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – Explanatory Factor Analysis)
Theo Hair và cộng sự (1998), phân tích nhân tố là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của biến ban đầu
Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp trích hệ số thành phần chính (Principle component) được sử dụng với phép xoay nhân tố Varimax
Theo Hair và cộng sự (1998), trong phân tích EFA, chỉ số Factor Loading là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của biến quan sát Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading từ 0,5 trở lên được xem là có ý nghĩa thực tiễn Nếu chọn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu từ 100 trở lên thì có thể chọn Factor loading >
0,55 và nếu cỡ mẫu chỉ từ 50 trở lên thì Factor loading > 0,75 Do số lượng mẫu trong phân tích này là 278 mẫu nên Factor loading ≥ 0,5
KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp
EFA, xem xét sự thích hợp của các nhân tố Hệ số KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 được xem là phù hợp (Hair và cộng sự, 1998)
Kiểm định Bartlett (Barlett’s test) xem xét giả thiết H 0 độ tương quan các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể Nếu như kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig <
0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
Eigenvalue là tổng bình phương các trọng số của các biến trong một nhân tố Nó đại diện cho mức độ biến động được giải thích bởi một nhân tố Giá tri Eigenvalue của các nhân tố được chọn phải lớn hơn hoặc bằng 1 (Kaiser, 1960) Giá trị tổng phương sai lớn hơn hoặc bằng 50% sẽ được chấp nhận (Hair và cộng sự, 1998)
Phương pháp xoay nhân tố được sử dụng là Varimax
Tóm lại, trong phân tích nhân tố khám phá cần đáp ứng các điều kiện:
Kiểm định Bartlett có Sig < 0,05
Phương sai trích Total Variance Explained > 50%
Trình tự phân tích nhân tố khám phá được thực hiên như sau:
Các biến quan sát của biến phụ thuộc “Dự định tham gia du lịch tình nguyện” sẽ được phân tích nhân tố riêng rẽ với các biến độc lập
Các biến quan sát của các biến độc lập sẽ được đưa vào phân tích nhân tố bằng phương pháp Principle Components và phép quay Varimax Sau khi các biến quan sát được nhóm thành các nhóm nhân tố mới Xem xét các biến quan sát có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 sẽ được loại dần Từ đó, các nhóm nhân tố mới được hình thành
Các nhóm nhân tố này cần được kiểm định lại độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Nếu các nhóm nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu thì chúng sẽ được sử dụng cho các phân tích tiếp theo như phân tích tương quan và hồi quy
3.5.4 Phân tích hệ số tương quan
Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Mức độ tương quan dao động từ 0 (không tương quan) đến 1 (tương quan hoàn hảo), do đó hệ số Pearson có trị tuyệt đối càng gần 1 thì mức độ tương quan của hai biến càng cao (Greener, 2008, tr 62)
Các nhân tố đại diện cho mỗi nhân tố vừa được rút trích trong phân tích EFA được hình thành bằng cách dùng thủ thuật Transform Compute trong SPSS Biến đại diện là giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Ta tiến hành phân tích hệ số tương quan của các biến đại diện Giá trị Sig < 0,05 thì các việc xét cặp biến tương quan là có ý nghĩa thống kê Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson từ 0,3 trở lên thì cặp biến có tương quan từ trung bình đến mạnh (Cohen và cộng sự, 2003)
Nếu giữa hai biến có sự tương quan chặt chẽ với nhau thì cần lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy Đa cộng tuyến là trạng thái các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và khó tách rời ảnh hưởng của từng biến đến một biến phụ thuộc Đa cộng tuyến làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa
Phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích sự tác động của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức liên hệ của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được giá trị của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập Phương pháp phân tích được chọn là phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và đưa các biến vào một lượt Enter
Mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến được đánh giá thông qua hệ số Beta
Mức ý nghĩa được chấp nhận là 10% Ngoài ra, để xác định các biến độc lập phù hợp với mô hình thì các biến này cần đạt tiêu chuẩn chấp nhận Tolerance > 0, 10 và hệ số phóng đại phương sai VIF < 10 vì đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Hair và cộng sự, 1998; Cohen và cộng sự, 2003)
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Nghiên cứu sơ bộ
Bảng khảo sát sơ bộ được gửi đến 35 người đã từng tham gia và có am hiểu về du lịch tình nguyện Thực hiện thống kê mô tả các đối tượng được khảo sát và phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha Ngoài ra, năm người được lựa chọn để phỏng vấn nhằm lấy ý kiến về độ rõ ràng của ngôn từ và bố cục trong bảng câu hỏi
Thống kê mô tả của nhóm đáp viên được khảo sát được ghi nhận trong Phụ lục 2
Sau đó, phân tích độ tin cậy được thực hiện, kết quả hệ số Cronbach’s Alpha cho từng nhóm nhân tố được trình bày trong Bảng 4.1, đồng thời, kết quả chi tiết được thể hiện trong Phụ lục 3
Bảng 4.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của nghiên cứu sơ bộ
Nhóm nhân tố Cronbach’s Alpha
Dự định tham gia du lịch tình nguyện 0,838
Thoát khỏi cuộc sống thường nhật 0,731
Sự gắn kết với tổ chức/dự án 0,867
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tất cả các nhóm nhân tố của động lực tham gia du lịch tình nguyện đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 nên tất cả các nhóm nhân tố được giữ lại để sử dụng cho nghiên cứu chính thức
4.1.2 Nội dung góp ý với các nhóm nhân tố
Tác giả lựa chọn năm người để phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến về độ rõ ràng của ngôn từ và bố cục trong bảng câu hỏi, bao gồm:
Anh Nguyễn Thanh Bình – Lãnh đạo câu lạc bộ cháo tình thương Long Hoa
Chị Đinh Thị Thanh Thảo – Người tham gia tổ chức, quản lý thu chi cho câu lạc bộ cháo tình thương Long Hoa
Chị Mai Diệu – Thành viên câu lạc bộ cháo tình thương Long Hoa
Chị Lại Hồng Hạnh – Thành viên câu lạc bộ tình nguyện Trái Tim Thiên Thần
Anh Dư Thế Minh – Cá nhân thường xuyên tham gia các hoạt động phượt tình nguyện
Nhìn chung các đối tượng được phỏng vấn đồng ý với các nhóm nhân tố tác động đến động lực tham gia du lịch tình nguyện Các đáp viên cũng đã nêu ra một số ý kiến đóng góp về từ ngữ cho bảng câu hỏi
Các thang đo “Dự định tham gia du lịch tình nguyện” từ A1 đến A4 nên thêm chủ ngữ vào câu hỏi vì mục này không có câu dẫn khiến cho đáp viên không rõ ý của câu hỏi
Thang đo B1 – “Tạo ra sự khác biệt” và thang đo F3 – “Làm điều gì đó khác biệt và mới lạ” gây bối rối cho đáp viên vì không nhận thấy được sự khác biệt giữa hai thang đo Đồng thời, thang đo “Tạo ra sự khác biệt” có thể được hiểu theo nghĩa sự khác biệt mang đến cho bản thân thay vì cho cộng đồng Do đó, thang đo A1 được sửa thành “Mang đến sự khác biệt cho cộng đồng” Đối với câu hỏi mở “Khi dự định tham gia du lịch tình nguyện, ngoài các động lực đã nêu trên, có những động lực nào ảnh hưởng đến dự định đó của anh/chị?”, một số yếu tố được đề cập như sau:
- Có sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên liên quan như các mạnh thường quân, người giới thiệu, chính quyền, người cần giúp đỡ,…
- Tạo điều kiện cho những người khuynh hướng thiện nguyện khác nhau có thể tham gia các chương trình phù hợp với chính họ
- Giúp chính mình và những người khác có được phước báu từ việc gieo duyên lành
- Hình ảnh từ chuyến đi tiền trạm gây xúc động mạnh Các yếu tố được các đáp viên đưa ra thực chất đã được bao hàm trong mô hình ban đầu của tác giả:
- Có sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên liên quan thuộc vào nhân tố “Mối quan hệ”
- Tạo điều kiện cho những người khuynh hướng thiện nguyện khác nhau có thể tham gia các chương trình phù hợp với chính họ được khảo sát chung với nhân tố “Sự gắn kết với tổ chức/dự án” và “Mối quan hệ”
- Giúp chính mình và những người khác có được phước báu từ việc gieo duyên lành được khảo sát chung với nhân tố “Trao lại cho đời một điều gì đó”
- Hình ảnh từ chuyến đi tiền trạm gây xúc động mạnh thuộc về nhân tố “Lòng từ tâm”
Sau khi nghiên cứu sơ bộ, tác giả nhận thấy các nhân tố được đáp viên đề xuất vốn đã nằm trong các nhân tố trong mô hình đề xuất, đồng thời, các nhóm nhân tố được khảo sát có độ tin cậy phù hợp, do đó, tác giả giữ nguyên mô hình lý thuyết ban đầu Nhờ vào sự góp ý về từ ngữ cho bảng khảo sát, bảng khảo sát chính thức sau khi chỉnh sửa đã được hoàn tất để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức
Bảng khảo sát chính thức được gửi đến các đáp viên bằng hình thức bảng giấy khảo sát trực tiếp hoặc bằng hình thức bảng khảo sát trực tuyến được gửi qua email và tin nhắn facebook Sau đó, 312 bảng trả lời được thu về bao gồm 168 bảng giấy và 134 bản thu được từ trả lời trực tiếp trên biểu mẫu của Google-Docs
Bảng khảo sát chính thức được trình bày trong Phụ lục 4
Trong các bản câu hỏi thu về, có 34 mẫu không hợp lệ vì không đảm bảo độ tin cậy khi đưa vào nghiên cứu như kết quả trả lời giống nhau cho tất cả các câu hỏi, hoặc nhiều câu hỏi chưa được trả lời Cuối cùng, có 278 mẫu hợp lệ, chiếm 89% số mẫu thu về, được sử dụng để tiến hành phân tích dữ liệu
Về giới tính, hầu hết đáp viên là nữ chiếm 66,2%, trong khi đáp viên nam chiếm 33,8%
Do sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên hầu hết đáp viên hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 71,6%, theo sau là Hà Nội chiếm 14,0% Số đáp viên còn lại sinh sống rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước như Bắc Giang, Gia Lai, Long An,… Độ tuổi của đáp viên được chia làm 6 nhóm, trong đó, nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm tuổi từ 21 đến 30 tuổi chiếm 62,2%, tiếp theo lần lượt là nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm 16,5%, từ 51 đến 60 tuổi chiếm 6,8%, nhóm ≤ 20 tuổi chiếm 6,1% Hai nhóm có tỷ lệ thấp nhất lần lượt thuộc nhóm từ 41 đến 50 tuổi chiếm
Tương ứng với nhóm tuổi dưới 30 tuổi là những đáp viên còn khá trẻ nên tỷ lệ đáp viên chưa có gia đình cũng chiếm cao nhất đạt 75,6%, theo sau là tỷ lệ đáp viên đã có gia đình và có con chiếm 18,0% và đã có gia đình và chưa có con chiếm 6,1%
Trình độ học vấn của đa số đáp viên ở mức Cao đẳng/ Đại học chiếm 65,5%, số còn lại phân bố trong các nhóm khác như trung cấp chiếm 15,6%, sau đại học chiếm 11,2% và trình độ từ lớp 12 trở xuống chiếm 7,6%
Nghề nghiệp của các đáp viên rất khác nhau, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm nhân viên chiếm 45,7%, tiếp theo là nhóm học sinh/sinh viên chiếm 23,0%, nhóm nghỉ hưu chiếm 5,8%, nhóm công nhân chiếm 5,0%, nhóm doanh nhân/nhà quản lý chiếm 4,7% và nhóm nội trợ chiếm 1,8% Ngoài ra, có khoảng 14% đáp viên làm các ngành nghề khác như tự kinh doanh, bác sĩ hay các nghề tự do như chuyên viên trang điểm, thợ hồ, thợ may,…
Về thu nhập, có 42,4% đáp viên có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng, 34,9% đáp viên có thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng, 13,3% đáp viên có thu nhập từ
10 đến dưới 15 triệu đồng/tháng, 8,6% đáp viên có thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên và 0,7% đáp viên không xác định rõ được thu nhập hàng tháng của mình
Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 5 và Phụ lục 6
4.2.2 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Chi tiết kết quả phân tích độ tin cậy của từng nhóm nhân tố động lực ảnh hưởng đến dự định tham gia du lịch tình nguyện được trình bày trong Phụ lục 7 Bảng 4.2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm nhân tố
Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy tất cả các nhóm nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 Do biến F5 – “Đi du lịch” của nhân tố “Phát triển bản thân” có hệ số tương quan tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên biến này bị loại đi
Hệ số tương quan tương quan biến tổng của các biến quan sát còn lại trong từng nhân tố đều lớn hơn 0,3 Vì thế, tất cả các nhóm nhân tố còn lại cũng như các biến quan sát của chúng đều đạt yêu cầu và sẽ được giữ lại
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Nhóm nhân tố Cronbach’s Alpha
Dự định tham gia du lịch tình nguyện 0,849
Thoát khỏi cuộc sống thường nhật 0,791
Sự gắn kết với tổ chức/dự án 0,826
4.2.3 Đánh giá thang đo bằng phương pháp nhân tố khám phá (EFA) 4.2.3.1 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Kết quả phân tích biến phụ thuộc “Dự định tham gia du lịch tình nguyện” được đo lường bởi bốn biến quan sát Việc phân tích nhân tố ghi nhận kết quả chỉ có một nhân tố được trích ra, nghĩa là tất cả các biến quan sát đều hội tụ
Chỉ số KMO có giá trị 0,704 nằm trong khoảng 0,5 đến 1 nên đạt yêu cầu Kiểm định Bartlett có ý nghĩa về mặt thống kê khi Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan trong tổng thể, do đó thỏa điều kiện để phân tích nhân tố
Tổng phương sai đạt 69,403% cho biết nhân tố “Dự định tham gia du lịch tình nguyện” giải thích được 69,403% biến thiên của dữ liệu Nhân tố trích có eigenvalue là 2,776 thỏa điều kiện lớn hơn hoặc bằng 1 Ngoài ra các nhân tố có trọng số từ 0,776 đến 0,874 và đều lớn hơn 0,05 Vì vậy, biến phụ thuộc “Dự định tham gia du lịch tình nguyện” vẫn giữ được 4 biến quan sát và được đưa vào phân tích tương quan và hồi quy ở các bước tiếp theo
Kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc được trình bày trong Bảng 4.3 và kết quả chi tiết được trình bày trong Phụ lục 8
Bảng 4.3 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc Ký hiệu Biến quan sát Trọng số nhân tố
Tổng phương sai trích (%) Độ tin cậy
A2 Anh/Chị khuyến khích người khác tham gia du lịch tình nguyện
A1 Anh/Chị sẽ giới thiệu người khác tham gia du lịch tình nguyện
A3 Anh/Chị thích tham gia du lịch tình nguyện
A4 Anh/Chị có kế hoạch tham gia du lịch tình nguyện
4.2.3.2 Kết quả phân tích nhân tố cho biến độc lập
Phân tích nhân tố được thực hiện theo phương pháp Principle component và phép xoay nhân tố Varimax đối với 31 biến quan sát được sử dụng để đo lường “Động lực tham gia du lịch tình nguyện”
Kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát cho nhiều kết quả tương đồng so với các nghiên cứu trước đó Đầu tiên, đa số người tham gia tham gia tình nguyện là nữ giới (Lee, 2011; Coghlan, 2005; Stoddart và Rogerson, 2004)
Thứ hai, nhóm tuổi tham gia tình nguyện hầu hết tập trung ở các du khách tù 21đến 30 tuổi và từ 31 đến 40 tuổi (Stoddart và Rogerson, 2004; Zahra và McIntosh, 2007;
Lee, 2011) Thứ ba, đa số người tham gia có trình độ học vấn từ cao đẳng/đại học trở lên (Stoddart và Rogerson, 2004; Lee, 2011), vì vậy, một tỉ lệ cao người tham gia có nghê nghiệp là nhân viên Do đa số người tham gia còn trẻ nên hầu hết chưa có gia đình Thu nhập của người tham gia đa số dưới 10 triệu đồng/tháng Người tham gia tham gia vào hoạt động ình nguyện chủ yếu được tổ chức bởi các nhóm phi chính thức Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố lớn, mật độ dân số cao và là nơi tập trung đông nhất của các nhóm du lịch tình nguyện, nên số lượng người tham gia sinh sống tại hai thành phố này chiếm đa số, cũng do phương pháp lấy mẫu thuận tiện, nên số lượng đáp viên tại thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất
4.3.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Qua kết quả phân tích hồi quy, có năm nhân tố tác động cùng chiều đến dự định tham gia du lịch tình nguyện là lòng từ tâm, văn hóa, mối quan hệ xã hội, mối quan hệ gia đình và sự gắn kết với tổ chức/dự án với hệ số beta chuẩn hóa tương ứng là 0,294; 0,196; 0,247; 0,083 và 0,230 Ngoài ra có hai nhân tố thoát khỏi cuộc sống thường nhật, phát triển bản thân tác động cùng chiều đến dự định tham gia du lịch tình nguyện với hệ số beta chuẩn hóa tương ứng là – 0,157 và – 0,129
Giả thuyết H1: Lòng từ tâm có tác động tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện
Lòng từ tâm vẫn đóng vai trò như là một động lực quan trọng nhất đối với dự định tham gia du lịch tình nguyện của du khách (Brown, 2005; Wearing, 2001), trong nghiên cứu này, giả thuyết H5 được ủng hộ Hoạt động tình nguyện cho các cá nhân
56 tham gia cơ hội giúp đỡ người khác và cộng đồng Ngoài lợi ích mang lại cho cộng đồng bản địa, lòng từ tâm cũng giúp cho du khách cảm thấy chính mình trở thành một người tốt và đem lại lợi ích cho chính du khách về mặt tinh thần và thể chất (Lee và Yen, 2014)
Giả thuyết H2: Văn hóa có tác động tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện
Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết H1 được ủng hộ Nghiên cứu này củng cố cho các nghiên cứu trước rằng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán dự định tham gia du lịch tình nguyện (Knollenberge và cộng sự, 2014; Lee và Yen, 2014)
Giả thuyết H3: Thoát khỏi cuộc sống thường nhật có tác động tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện
Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết này không được ủng hộ khi nhân tố thoát khỏi cuộc sống thường nhật có tác động tiêu cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện
Các nghiên cứu trước đây không có sự nhất quán trong việc xác định tầm quan trọng của nhân tố thoát khỏi cuộc sống thường nhật Theo Knollenberge và cộng sự (2014), đây là một nhân tố có tác động cùng chiều với dự định du lịch tình nguyện
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Lee và Yen (2014), giả thuyết này không được ủng hộ Điều này có thể được giải thích là do sự khác nhau giữa du lịch đại trà và du lịch tình nguyện Trong du lịch đại trà, mong muốn đi du lịch để tạm thời rời khỏi môi trường sống và làm việc đóng vai trò quan trọng và du khách tìm kiếm sự nghỉ ngơi, thư giãn Riêng đối với trường hợp du lịch tình nguyện, du khách tham gia chuyến đi đồng thời cũng đóng góp công sức và nỗ lực qua các nhiệm vụ được phân công trong chuyến đi Do đó, các động lực như thoát khỏi áp lực hàng ngày, thoát khỏi nhịp sống hàng ngày, có một khoảng thời gian tốt đẹp hay trải nghiệm sự bình yên gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện vì tạo cảm giác
57 không thoải mái cho một số du khách đặc biệt đối với những người chú trọng đến chất lượng của các hoạt động tình nguyện
Giả thuyết H4: Mối quan hệ xã hội có tác động tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện
Nghiên cứu chỉ ra rằng giữa những nhân tố được rút trích, mối quan hệ xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc dự đoán hành vi tham gia trong tương lai như kết quả của các nghiên cứu trước đó (Knollenberge và cộng sự, 2014; Lee và Yen, 2014) đồng nghĩa với việc giả thuyết H3 được ủng hộ Chuyến đi tình nguyện cung cấp cho các cá nhân một cơ hội để phát triển các kỹ năng xã hội bởi vì những du khách tình nguyện thường gặp lại nhau trong cùng một nhóm Do đó, họ cùng chia sẻ các sở thích, mối quan tâm và mục tiêu giống nhau và làm cho mối quan hệ phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu
Giả thuyết H5: Mối quan hệ gia đình có tác động tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện
Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nhân tố mối quan hệ gia đình đóng vai trò quan trọng trong dự định tham gia du lịch tình nguyện (Knollenberge và cộng sự, 2014; Lee và Yen, 2014; Lo và Lee, 2011)
Tuy nhiên, theo nghiên cứu này, mức độ tác tộng của nhóm nhân tố này lên dự định tham gia du lịch tình nguyện khá thấp với chỉ số beta là 0,083 Kết quả này có thể xuất phát từ phân bố nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu khi tỷ lệ du khách từ 30 tuổi trở xuống chiếm 68,3% và tỷ lệ du khách độc thân chiếm 75,5% Một nguyên nhân có thể giải thích là do các du khách tình nguyện, đặc biệt các du khách trẻ, có thể có xu hướng không tham gia du lịch tình nguyện cùng với các thành viên khác trong gia đình Đồng thời các du khách trẻ cũng thường không phải là cá nhân có trách nhiệm giáo dục các thành viên còn lại Một nguyên nhân khác có thể cân nhắc là do hầu hết các đáp viên đều đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, vốn là hai thành phố có lượng dân nhập cư cao nhất cả nước nên có thể có nhiều đáp viên trong nghiên cứu hiện tại không đang sống cùng với gia đình, do đó,
58 việc chia sẻ các thông tin về chuyến đi du lịch tình nguyện mà họ tham dự cho những người thân trong gia đình bị hạn chế Vì vậy, các biến thắt chặt mối quan hệ với các thành viên trong gia đình và cơ hội giáo dục các thành viên trong gia đình không đóng vai trò quá quan trọng trong dự định tham gia của họ
Giả thuyết H6: Phát triển bản thân có tác động tích cực đến dự định tham gia du lịch tình nguyện
Một bất ngờ trong kết quả của nghiên cứu này là giả thuyết H6 không được ủng hộ khi nhân tố phát triển bản thân tác động tiêu cực trong việc dự đoán với dự định tham gia du lịch tình nguyện của du khách Trong các nghiên cứu trước đây, cùng với lòng từ tâm, phát triển cá nhân được ghi nhận là một nhân tố động lực quan trọng (Broad, 2003; Callanan và Thomas, 2005; Coghlan và Gooch, 2011; Pan, 2012) Điều này có thể có nguyên nhân xuất phát từ chính bản chất của các nhiệm vụ trong chuyến du lịch tình nguyện Trong khi những nghiên cứu trước đây nghiên cứu đối tượng là các du khách tham gia du lịch tình nguyện tại các quốc gia khác với thời gian tham gia khá dài từ vài tuần đến vài tháng và lĩnh vực tham gia cũng rất đa dạng, ngược lại, hầu hết các chuyến du lịch tình nguyện ở Việt Nam hiện nay diễn ra khá ngắn và lĩnh vực tham gia khá hạn chế Các chuyến đi có thể chỉ diễn ra từ một đến hai ngày vào thứ bảy, chủ nhật để phù hợp với lịch làm việc, học tập bình thường của du khách Các hoạt động tình nguyện có thể bao gồm khám chữa bệnh, phát quà và hỗ trợ gia đình khó khăn, sinh hoạt hay dạy học với trẻ em,…
Các thử thách trong các hoạt động này thường cũng mang tính chất khá đơn giản
Do đó, các cá nhân tham gia chưa cảm nhận thấy có mong muốn phát triển bản thân thông qua các chuyến du lịch tình nguyện, mặt khác, có thể xem các biến quan sát của nhân tố phát triển bản thân đang đi ngược lại mục tiêu “tình nguyện” Đồng thời, trong quá trình khảo sát thực tế, một số phản hồi của các đáp viên cũng ghi nhận sự ngược chiều giữa nhân tố phát triển bản thân và dự định du lịch tình nguyện Các cá nhân hầu hết xem các yếu tố của sự tư lợi như trở nên tự lập hay thực hiện một mong ước cá nhân vừa tạo áp lực cho chính họ khi tham gia vừa không phù hợp và đi ngược lại mục đích của chuyến đi Đa số các tổ chức tình