1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lâm Quốc Kha
Người hướng dẫn TS. Phạm Vũ Hồng Sơn, TS. Lê Hoài Long
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,67 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (15)
    • 1.1. Giới thiệu chung (15)
    • 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu (16)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Đóng góp của nghiên cứu (17)
      • 1.5.1. Về mặt học thuật (17)
      • 1.5.2. Về mặt thực tiễn (18)
    • 1.6. Cấu trúc Luận văn (19)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (19)
    • 2.1. Giới thiệu chương (20)
    • 2.2. Định nghĩa lỗi kỹ thuật (20)
    • 2.3. Một số khái niệm chung (21)
      • 2.3.1: Nhà cao tầng (21)
      • 2.3.2: Dự án (22)
      • 2.3.3: Dự án xây dựng (22)
      • 2.3.4: Chủ đầu tư xây dựng (22)
      • 2.3.5: Giám sát thi công xây dựng (23)
      • 2.3.6: Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (24)
    • 2.4. Một số nghiên cứu trước đây (24)
    • 2.5. Kết luận (32)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Giới thiệu chương (33)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (34)
    • 3.3. Giới thiệu bảng câu hỏi, sơ đồ nghiên cứu, công cụ nghiên cứu (35)
      • 3.3.1. Giới thiệu bảng câu hỏi khảo sát (35)
      • 3.3.2. Thang đo, kiểm tra thang đo và các mục hỏi (36)
      • 3.3.3. Các công cụ nghiên cứu (38)
      • 3.3.4. Phân tích nhân tố (40)
        • 3.3.4.1. Kiểm tra KMO và Barlett’s (40)
        • 3.3.4.2. Khái quát về phân tích nhân tố (40)
    • 3.4. Quy trình thu thập dữ liệu (42)
      • 3.4.1. Sơ đồ thu thập dữ liệu (42)
      • 3.4.2. Khảo sát thử nghiệm bảng câu hỏi (43)
      • 3.4.3. Khảo sát phỏng vấn chính thức (43)
    • 3.5. Kết Luận (43)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (19)
    • 4.1. Giới thiệu chương (45)
    • 4.2. Quá trình thu thập dữ liệu (46)
    • 4.3. Kiểm nghiệm dữ liệu (48)
    • 4.4. Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh (49)
    • 4.5. Kiểm tra sự tương quan xếp hạng giữa các nhóm (53)
    • 4.6. Đánh giá về quan điểm giữa các nhóm (54)
      • 4.6.1. Quan điểm từ góc độ Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (54)
      • 4.6.2. Quan điểm từ góc độ tư vấn thiết kế/ tư vấn giám sát (55)
      • 4.6.3. Quan điểm từ góc độ nhà thầu (55)
    • 4.7. Phân tích nhân tố (56)
      • 4.7.1. Kết quả phân tích (56)
      • 4.7.2. Thảo luận kết quả (56)
    • 4.8. Kết luận (59)
  • CHƯƠNG 5: DỰ ÁN MINH HỌA (19)
    • 5.1. Giới thiệu chương (62)
    • 5.2. Dự án A (63)
      • 5.2.1. Giới thiệu dự án (63)
      • 5.2.2. Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi (64)
    • 5.3. Dự án B (66)
      • 5.3.1. Giới thiệu dự án (66)
      • 5.3.2. Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi (67)
    • 5.4. Dự án C (72)
      • 5.4.1. Giới thiệu dự án (72)
      • 5.4.2. Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi (72)
    • 5.5. Kết luận (75)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (19)
    • 6.1. Kết Luận (77)
    • 6.2. Kiến nghị (78)
      • 6.2.1. Đối với CĐT, Ban QLDA (78)
      • 6.2.2. Đối với TVTK, TVGS (79)
      • 6.2.3. Đối với Nhà thầu (79)
      • 6.2.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)
  • PHỤ LỤC (48)

Nội dung

Bảng câu hỏi khảo sát gồm 38 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật do Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát; và Nhà thầu được thực hiện bằng khảo sát phỏng vấn trực tiếp

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Giới thiệu chung

Các lỗi kỹ thuật trong xây dựng thường dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ, vượt chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng công trình Nhiều nghiên cứu về lỗi kỹ thuật đã được thực hiện trước đây Sadi Assaf, Abdulmohsen Al-Hammad và Mansoor Al-Shihah (2007) thông qua việc khảo sát 90 nhà thầu, 30 doanh nghiệp kiến trúc, xây dựng và 20 chủ đầu tư ở các tỉnh thuộc miền Đông A rập Saudi để xác định 35 yếu tố gây lỗi kỹ thuật trong giai đoạn xây dựng được gom thành các nhóm: lỗi trong giám sát xây dựng, lỗi trong thi công xây dựng, lỗi do quản lý của Nhà thầu, lỗi do vật liệu, lỗi thiết bị, lỗi do thiếu xót thiết kế

Josephson P.E, Hammarlund Y (1999), nghiên cứu nguyên nhân và chi phí thực hiện các lỗi kỹ thuật của 7 dự án Trong 2 năm từ 1994-1996, 2879 khuyết tật được phân tích Một cuộc phỏng vấn 92 người quan trọng của dự án được thực hiện, nghiên cứu được thực hiện ở nhiều dự án khác nhau như bảo tàng, trường học, trường đại học, công nghiệp, nhà ở, nhà ga, trung tâm mua sắm

Kết quả phân tích cho thấy rằng 32% lỗi xảy ra ở giai đoạn đầu có liên qua đến chủ đầu tư và thiết kế, 45% trong liên quan đến giai đoạn thi công do sự quản lý của ban chỉ huy, công nhân, và nhà thầu phụ, 20% bắt nguồn từ vật liệu sử dụng, máy móc thiết bị

Hamad Aljassmi; Sangwon Han; và Steven Davis (2015) thông qua nhiều nghiên cứu trước đây đã thu thập và khảo sát 106 chuyên gia trong ngành công nghiệp xây dựng để tiến hành nghiên cứu 30 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật Theo đó, năm nguyên nhân gây lỗi chính được tìm thấy trong dự án là: văn hóa tổ chức, áp lực thời gian và điều kiện ràng buột, hệ thống chất lượng tại nơi làm việc, hạn chế tài chính về chi phí hoạt động, và nhân viên thiếu đào tạo hoặc cơ hội học tập

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 7

Do đó việc xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật giúp cho Chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; và Nhà thầu xây dựng kiểm soát được chất lượng công trình, hạn chế chi phí phát sinh, đảm bảo tiến độ, đạt yêu cầu về công năng sử dụng.

Xác định vấn đề nghiên cứu

Nhiều công trình xây dựng cao tầng như nhà ở chung cư, cao ốc văn phòng từ lúc khởi công đến khi bàn giao đưa vào sử dụng thường gặp rất nhiều lỗi kỹ thuật dẫn đến sự không hài lòng của các bên tham gia dự án, đặc biệt đó là Chủ đầu tư và khách hàng, người luôn kỳ vọng có được sản phẩm tốt nhất Chính vì thế, việc làm thế nào để kiểm soát và hạn chế một cách tốt nhất các lỗi xảy ra trong các dự án cao tầng là vấn đề rất được quan tâm đối với tất cả các bên tham gia dự án

Tại thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ đô thị hóa trong những năm gần đây đang diễn ra rất nhanh, các dự án cao tầng đang được xây dựng tăng nhanh đặc biệt ở các quận trung tâm Để đạt được sự thành công của dự án, đặc biệt là dự án cao tầng có những đặc thù riêng thì đòi hỏi các bên tham gia dự án cần phải thể hiện tốt vai trò của mình để từ đó giảm thiểu các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật cho dự án

Do đó, việc nhận thức đúng đắn về nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật có vai trò quan trọng rất lớn đối với các bên tham gia dự án bởi vì: Đối với Chủ đầu tư khi dự án xảy ra lỗi thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao, mất uy tín đến khách hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các đơn vị tư vấn thì sẽ chịu một phần trách nhiệm, đôi khi phải bồi thường về chi phí sửa chữa, làm lại và quan trọng nhất là mất niềm tin của Chù đầu tư

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 8 Đối với nhà thầu thì ngoài việc phải chịu chi phí để khắc phục, sửa chữa thì còn phải chịu phạt tiến độ, bồi thường hợp đồng…

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các nguyên nhân gây nên lỗi kỹ thuật trong dự án cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh

- Khảo sát phỏng vấn các chuyên viên đang quản lý, thi công các dự án cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh

- Xếp hạng, đánh giá các nguyên nhân gây lỗi quan trọng nhất

- Phân tích nhân tố chính có xếp hạng trung bình chung cao nhất

- Nghiên cứu tình huống minh họa ở 3 dự án cụ thể

- Đưa ra kiến nghị cho các bên tham gia dự án nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật.

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Các dự án cao tầng trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh

- Đối tượng khảo sát: Là các chuyên viên, những người có kinh nghiệm từ 8 năm trở lên đang tham gia vào các dự án cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh

- Các bên tham gia khảo sát phỏng vấn gồm:

Chủ đầu tư, ban quản lý dự án

Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát

Đóng góp của nghiên cứu

- Nghiên cứu đã xác định các nguyên nhân gây nên lỗi kỹ thuật trong các dự án xây dựng cao tầng ở Tp Hổ Chí Minh

- Đề tài đưa ra một quy trình khảo sát, đánh giá của các chuyên gia trong ngành xây dựng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 9

- Đã xác định các nguyên nhân gây lỗi quan trọng nhất cho các bên tham gia dự án là Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát;

Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các bên tham gia dự án như Chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; và nhà thầu thấy được tầm quan trọng của các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án xây dựng cao tầng trong lĩnh vực do chính mình tham gia, từ đó có những biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu các nguyên nhân gây lỗi cho dự án

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 10

Cấu trúc Luận văn

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Xác định các mục tiêu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Đóng góp của nghiên cứu Cấu trúc của Luận Văn.

TỔNG QUAN

Giới thiệu chương

Chương 2 trình bày định nghĩa lỗi kỹ thuật, các khái niệm về nhà cao tầng, dự án, dự án xây dựng , và tổng quan một số các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài có liên quan đến đề tài Từ đó rút ra được các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật chủ yếu trong các dự án cao tầng ở TP HCM

TỔNG QUAN Định nghĩa Lỗi kỹ thuật

Một số khái niệm chung

Nhà cao tầng Dự án

Dự án xây dựng Chủ đầu tư xây dựng Tư vấn xây dựng

Nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Một số nghiên cứu trước đây Kết luận

Định nghĩa lỗi kỹ thuật

Lỗi kỹ thuật được định nghĩa như là một "thất bại hoặc thiếu sót trong các yêu cầu chức năng, thực hiện, theo luật định hoặc yêu cầu sử dụng của một tòa nhà, và có thể tự biểu hiện trong cấu trúc, cơ cấu, dịch vụ hoặc các phương tiện khác của tòa nhà bị ảnh hưởng" (Watt 1999) -1

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 12

Một số khái niệm chung

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9363:2012 “khảo sát cho xây dựng - khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng” định nghĩa: Nhà cao tầng (high rise building) là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9

Theo đinh nghĩa nhà cao tầng theo Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế: nhà cao tầng là ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng

Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau:

- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 tầng đến 16 tầng (cao nhất 50 m);

- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 tầng đến 25 tầng (cao nhất 75 m);

- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 tầng đến 40 tầng (cao nhất 100 m);

- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng)

Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những qui định khác nhau

Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2-1: Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước

Tên nước Độ cao khởi đầu

Trung Quốc Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28 m Liên Xô (cũ) Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng Mỹ 22 m đến 25 m hoặc trên 7 tầng

Pháp Nhà ở > 50 m, kiến trúc khác > 28 m

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 13

Tên nước Độ cao khởi đầu

Tây Đức ≥ 22 m (từ mặt nền nhà) Bỉ 25 m (từ mặt đất ngoài nhà)

Theo PMBOK (A Guide to the Project Management Body of Knowledge, Fifth Edition): Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ, hoặc một kết quả duy nhất

Theo Đỗ Thị Xuân Lan (2003): Dự án là một nhóm các công việc được thực hiện theo một quy trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước và sử dụng tài nguyên có giới hạn

Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất hay công việc có liên quan đến bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những công trình xây dựng Một dự án nói chung hay một dự án xây dựng nói riêng bao gồm ba thành tố: quy mô, kinh phí và thời gian

2.3.4: Chủ đầu tư xây dựng:

Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau:

1 Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình

2 Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội,

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 14

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp xã Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình

3 Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình

4 Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư

5 Đối với dự án PPP, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật

2.3.5: Giám sát thi công xây dựng:

Giám sát thi công xây dựng công trình theo điều 120 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:

1 Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công

Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ

2 Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 15 a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng; b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng; c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi

3 Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác

2.3.6: Nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Theo Khoản 28 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014: thì thuật ngữ “Nhà thầu” được định nghĩa như sau:

Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Một số nghiên cứu trước đây

Hamad Aljassmi; Sangwon Han, and Steve Davis (2015) thông qua nhiều nghiên cứu trước đây đã thu thập và khảo sát 106 chuyên gia trong ngành công nghiệp xây dựng để tiến hành nghiên cứu 30 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật Theo đó, năm nguyên nhân gây lỗi chính được tìm thấy trong dự án là (1) văn hóa tổ chức, (2) áp lực thời gian và điều kiện ràng buột, (3) hệ thống chất lượng tại nơi làm việc, (4) hạn chế tài chính về chi phí hoạt động, và (5) nhân viên thiếu đào tạo hoặc cơ hội học tập Các nguyên nhân chính được đưa vào phân tích được trình bày trong bảng sau:

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 16

Bảng 2-2: Các nguyên nhân gây lỗi chính

Số TT Nguyên nhân gây lỗi chính

1 Thiếu khả năng thanh toán 2 Văn hoá tổ chức

3 Vị trí không ổn định của nhân viên 4 Đào tạo nhân viên không đầy đủ 5 Vị trí hoặc nhiệm vụ được giao không phù hợp của kỹ sư giám sát 6 Khả năng của tổ chức tham gia vào dự án

7 Ưu tiên thấp về quản lý chất lượng 8 Hệ thống chất lượng tại nơi làm việc 9 Ràng buộc tài chính vào chi phí hoạt động 10 Áp lực thời gian và điều kiện rang buột 11 Thiếu sự hỗ trợ từ các văn phòng chính đến công trường 12 Thiếu động lực / cam kết làm việc

13 Thay đổi đơn hàng 14 Không chỉnh sửa vấn đề sai sót đã biết 15 Thiếu giám sát

16 Giám sát viên không tuân thủ quy tắc hoặc quy trình 17 Kiểm soát tài liệu kém

18 Thiếu sự tham gia của CĐT 19 Thiếu kế hoạch rõ ràng 20 Nhà thầu hiểu sai hướng dẫn của thiết kế 21 Các vấn đề thiết kế hoặc sai lệch, hiểu nhầm bản vẽ / hướng dẫn 22 Hướng dẫn sai lạc từ kỹ sư giám sát

23 Hiểu lầm yêu cầu của CĐT 24 Phối hợp kém trong team thực hiện dự án 25 Làm suy yếu hoặc thiếu bào trì thiết bị / máy móc 26 Vật liệu cung cấp không phù hợp

27 Khả năng xây dựng / thách thức về kỹ thuật và các ràng buộc

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 17

Số TT Nguyên nhân gây lỗi chính

28 Quản lý yếu kém ở công trường 29 Trạng thái tâm lý bất lợi cho người lao động (stress) 30 Cấp độ kiến thức hoặc kỹ năng không đầy đủ của công nhân

Sadi Assaf, Abdulmohsen Al-Hammad and Mansoor Al-Shihah (2007): Kết quả khảo sát 90 nhà thầu, 30 doanh nghiệp kiến trúc, xây dựng và 20 chủ đầu tư ở các tỉnh thuộc miền Đông A rập Saudi, xác định 35 yếu tố gây lỗi kỹ thuật trong giai đoạn xây dựng được gom thành sáu nhóm: (1) lỗi trong giám sát xây dựng, (2) lỗi trong thi công xây dựng, (3) lỗi do quản lý của Nhà thầu, (4) lỗi do vật liệu, (5) lỗi do thiết bị thi công, và (6) lỗi do thiếu xót thiết kế Các nguyên nhân được xếp hạng như bảng sau:

Bảng 2-3: Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi chính

STT Nguyên nhân gây lỗi

Công tác kiểm tra, giám sát

2 Tuyển dụng giám sát viên không đạt chất lượng 75.00 15 71.48 12 72.22 7

3 Công tác kiểm tra, giám sát bị sao lãng 66.67 25 71.11 13 74.44 1

4 Không thực hiện hành động khắc phục trong quá trình thực hiện công việc

6 Sử dụng cốp pha hư hỏng 65.00 28 68.52 23 62.22 24 7 Đào đất quá gần các tòa nhà 68.33 21 68.89 22 63.33 22

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 18

STT Nguyên nhân gây lỗi

8 Sử dụng chất liệu sơn không phù hợp 68.33 21 70.00 18 61.11 25

9 Công tác chống thấm và thoát nước chưa đạt 68.67 20 75.56 3 71.11 11

10 Lớp bảo vệ bê tông không đủ 80.00 7 74.07 5 72.22 7

11 Các mối nối lạnh không thích hợp 56.67 34 62.59 30 52.22 34

12 Mất khả năng bám dính giửa các vật liệu 65.00 28 70.37 15 61.11 25 13 Tháo ván khuôn sớm 68.33 21 64.81 28 63.33 22 14 Đầm nén đất kém 76.67 11 69.26 20 71.11 11 15 Thiếu bảo dưỡng 68.33 21 71.11 13 67.78 17 16 Thiếu thông tin liên lạc 70.00 19 67.78 25 64.44 21

17 Không tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật 88.33 2 76.30 1 76.67 19

18 Thiếu khả năng đọc bản vẽ 83.33 2 75.19 4 73.33 3

19 Thiếu giám sát trên công trường 83.33 2 73.33 7 73.33 3

20 Công tác phối hợp giửa CĐT và kiến trúc sư/ kỹ sư kém

21 Tuyển dụng kỹ sư giám sát không đạt chất lượng 76.67 11 70.00 18 72.22 7 22

Hoàn thành công việc nhanh hoặc chất lượng kém

76.67 11 70.37 15 72.22 7 23 Thuê lao động không đạt chất lượng 85.00 1 75.92 2 71.11 11

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 19

STT Nguyên nhân gây lỗi

24 Kinh nghiêm xây dựng của công ty đa quốc gia 53.33 35 50.37 35 50.00 3

25 Sự truyền nhiệt khác nhau giữa các vật liệu 66.67 25 66.67 27 60.00 28 26

Lựa chọn vật liệu không thích hợp trong điều kiện khí hậu

27 Sử dụng vật liệu không bền 81.67 5 72.22 10 70.00 15 28 Vật liệu hết hạn sử dụng 75.00 15 69.26 20 65.56 20

29 Lưu giữ và bảo quản vật liệu kém

31 Hiệu suất thiết bị kém 58.33 31 61.11 33 54.44 33

32 Thiết bị không đủ số lượng yêu cầu

33 Thiếu tham khảo 65.00 28 64.81 28 58.89 29 34 Xung đột chi tiết 78.33 10 72.96 9 71.11 11

Các nhóm nguyên nhân được xếp hạng bởi CĐT, Nhà thầu, TVTK/TVGS như sau:

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 20

Bảng 2-4: Xếp hạng các nhóm nguyên nhân gây lỗi

Nhóm Nguyên nhân gây lỗi

TVGS Chỉ số Xếp hạng

A Công tác kiểm tra, giám sát 72.08 4 71.01 1 72.22 1

Hamad A Aljassmia and Sangwon Han (2014): Nghiên cứu bao gồm việc điều tra 272 lỗi kỹ thuật từ 81 tranh chấp xảy ra trong nghành công nghiệp xây dựng ở Dubai vào năm 2009

Dựa trên phương pháp nghiên cứu, các lỗi kỹ thuật đã được phân tích và xác định được 9 cụm như sau:

Tay nghề công nhân lao động kém chiếm 20%, (2) Sử dụng hóa chất làm suy yếu vật liệu chiếm 20%, (3) Bỏ xót các bước thực hiện công việc chiếm 15 %, (4) Sai lệch về kích thước chiếm 13%, (5) Vi phạm hướng dẫn chiếm 10%, (6) Các nguyên tắc/ quy định không phù hợp chiếm 9%, (7) Không tuân thủ các quy tắc chính yếu chiếm 7%, (8) Bỏ qua/ xem nhẹ các hạng mục phụ thuộc chiếm 4%, (9) Áp dụng sai các hướng dẫn chiếm 2%

N Ahzahar, N.A Karim, S.H Hassan, J Eman (2011): Nghiên cứu đã tổng hợp các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật: (1) Vật liệu, (2) Lỗi trong quá trình thi công, (3) Tham nhũng, (4) Thiếu giám sát, (5) Lỗi do thiết kế, (6) Điều kiện khí hậu, (7) Thiếu bảo trì, (8) Loại tòa nhà và sự thay đổi trong quá trình sử dụng, (9) Vị trí xây dựng của tòa nhà

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 21

Bảng 2-5 : Tổng hợp các lỗi và chỉ số xếp hạng

Số TT Các yếu tố Chỉ số xếp hạng

2 Lỗi trong quá trình thi công, 0.923

8 Loại tòa nhà và sự thay đổi trong quá trình sử dụng 0.745

9 Vị trí xây dựng của tòa nhà 0.700

Josephson P.E, Hammarlund Y (1999), nghiên cứu nguyên nhân và lỗi chi phí trong xây dựng của 7 dự án trong 2 năm từ 1994-1996, và được theo dõi ghi nhận trong mỗi giai đoạn 6 tháng, quan sát được thực hiện 8 giờ mỗi ngày ở trên công trường và phân tích, mô tả các lỗi xảy ra Nghiên cứu phỏng vấn 92 người quan trọng của dự án Nghiên cứu được thực hiện ở nhiều dự án khác nhau như bảo tàng, trường học, trường đại học, công nghiệp, nhà ở, nhà ga, trung tâm mua sắm Loại dự án và thời gian quan sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2-6: Loại dự án, thời gian nghiên cứu và số lỗi

Dự án Loại Dự án Thời gian

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 22

Kết quả phân tích cho thấy rằng 32% lỗi xảy ra ở giai đoạn đầu có liên quan đến chủ đầu tư và thiết kế, 45% trong liên quan đến giai đoạn thi công do sự quản lý của ban chỉ huy, công nhân, và nhà thầu phụ, 20% bắt nguồn từ vật liệu sử dụng, máy móc thiết bị

Theo các tác giả, các nguyên nhân thường khó để xác định, mà chỉ có thể suy luận một cách thận trọng, người nhận diện các lỗi kỹ thuật phải có kiến thức và trách nhiệm đưa ra các mô tả gần đúng Khoảng 50% lỗi taị công trường do thiếu động lực Sự thiếu động lực là do thường quên hay bất cẩn Kết quả khảo sát thấy rằng, 29% lỗi là do thiếu kiến thức, một phần nhỏ là thiếu thông tin, stress và rủi ro

Một số nguyên nhân khác như thay đổi nhân sự trong bộ máy quản lý của chủ đầu tư dẫn đến mất thời gian, thông tin; chủ đầu tư thường xuyên thay đổi thiết kế, ảnh hưởng đến tiến độ dự án; nhà thầu bị áp lực tiến độ; các thành viên trong ban chỉ huy không phối hợp nhịp nhàng với nhau do việc thay đổi nhân sự, ban giám đốc không hỗ trợ cho công trường Ngoài ra tư vấn thiết kế và nhà thầu còn làm việc trong điều kiện áp lực cao về thời gian Giá thầu thấp vẫn là một chiến lược để chọn nhà cung cấp Tuy nhiên áp lực về chi phí vẫn tồn tại ở các tổ chức, từ chủ đầu tư đến nhà thầu chính, từ nhà thầu chính đến nhà thầu phụ, nhà cung cấp Lựa chọn giá thầu thấp sẽ kèm theo rủi ro trong quá trình thực hiện

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 23

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương

Chương 3 sẽ trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu gồm quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ khối (hình 3.2) Thiết kế bảng câu hỏi, thiết kế thang đo, kiểm tra độ tin cậy của thang đo để đánh giá tính nhất quán của các mục hỏi và quá trình phỏng vấn, thu thập dữ liệu

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương Quy trình nghiên cứu Sơ đồ nghiên cứu

Giới thiệu bảng câu hỏi, sơ đồ nghiên cứu, công cụ nghiên cứu

Giới thiệu bảng câu hỏi khảo sát

Thang đo, kiểm tra thang đo và mục hỏi

Các công cụ nghiên cứu Phân tích nhân tố

Quy trình thu thập dữ liệu

Sơ đồ thu thập dữ liệu Khảo sát ý kiến chuyên gia Xác định kích thước mẫu Thu thập dữ liệu

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 25

Quy trình nghiên cứu

Hình 3-2: Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây

Tham khảo các bài báo, luật, nghị định… Đưa ra danh danh sách sơ bộ các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật

Tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm

Bảng câu hỏi chính thức

Những người có trên 8 năm kinh nghiệm Khảo sát phỏng vấn

Phân tích, đánh giá, đề ra giải pháp, kiến nghị Thử nghiệm bảng câu hỏi Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi Đạt Không đạt

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 26

Xác định vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, mục tiêu của đề tài là xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh sau đó đưa ra các đề xuất, giải pháp Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu, tiến hành tham khảo các tài liệu liên quan về lỗi kỹ thuật, về nhà cao tầng thông qua các nguồn đáng tin cậy như các bài báo, tạp chí khoa học và tham khảo một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và nước ngoài nhằm tìm ra một số nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng và đã tìm ra được một bảng liệt kê sơ bộ các nguyên nhân, sau khi tham khảo những người có kinh nghiệm hiện đang giữ vị trí quan trọng trong các dự án cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh cuối cùng rút ra được 38 nguyên nhân gây lỗi chính và được chia thành 3 nhóm

Bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu là khảo sát, phỏng vấn các người có kinh nghiệm trên 8 năm về nhà cao tầng tại tành phố Hồ Chí Minh với các vai trò là chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; nhà thầu

Sau cùng là tổng hợp số liệu để tiến hành phân tích, xếp hạng, đánh giá các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật, đồng thời đưa ra giải pháp trên cơ sở những nguyên nhân có thứ hạng cao.

Giới thiệu bảng câu hỏi, sơ đồ nghiên cứu, công cụ nghiên cứu

3.3.1 Giới thiệu bảng câu hỏi khảo sát:

Bảng câu hỏi khảo sát là một trong những công cụ hiệu quả dùng để thu thập thông tin phản hồi từ các bên tham gia trong dự án Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu lại phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu và thông tin thu được thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi Vì vậy, việc thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp tiếp cận các đối tượng tham gia khảo sát là những vấn đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu nhằm đảm bảo được tính khách quan, độ tin cậy và sự chính xác của dữ liệu thu được

Trong nghiên cứu này, việc thu thập dữ liệu được thông qua bằng phỏng vấn trực tiếp, ưu điểm của phỏng vấn trực tiếp là:

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 27

- Tính linh hoạt cao: Phỏng vấn trực tiếp có tính linh hoạt cao hơn so với các phỏng vấn khác do người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu người được phỏng vấn chưa hiểu rõ câu hỏi

- Thu được nhiều dữ liệu hơn ngoài bảng câu hỏi, bởi vì người phỏng vấn có thể quan sát để thu được thêm dữ liệu về người được phỏng vấn qua ngôn ngữ không lời (về thái độ, hành vi, mức độ tin cậy )

- Tính chính xác: Tỉ lệ người trả lời cao, thông tin thu được khá chính xác và nhiều hơn so với các phương pháp khác

- Tính thuận lợi: Thông tin được trao đổi một cách trực tiếp nên dễ xử lý

- Người phỏng vấn có thêm được nhiều thông tin hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình

- Tạo ra sự độc quyền về thông tin

Bố cục của bảng câu hỏi: Gồm 3 phần

- Phần 1: Giới thiệu đề tài và phạm vi nghiên cứu

- Phần 2: Đánh giá của người khảo sát về các mục hỏi

- Phần 3: Những thông tin chung về người khảo sát

3.3.2 Thang đo, kiểm tra thang đo và các mục hỏi :

Theo Trọng và Ngọc (2008) thì có 4 dạng thang đo bao gồm: Thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng cách và thang đo tỉ lệ Trong luận văn này, người nghiên cứu sử dụng thang đo Linker (thang đo khoảng cách) gồm 5 mức độ yêu cầu người khảo sát đánh giá về mức độ đồng ý của họ đối với các yếu tố thành công được nêu ra:

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 28

Bảng 3-1: Thang đo các nguyên nhân gây lỗi

Thang đo mức độ các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật

(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý

(3) Hơi đồng ý (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý

- Hoàn toàn không đồng ý: Với kinh nghiệm của Anh/ Chị thì các nguyên nhân sau tuyệt đối không và chưa bao giờ xảy ra nguyên nhân dẫn đến lỗi kỹ thuật

- Không đồng ý: Anh/ Chị chưa từng thấy rằng các nguyên nhân sau gây ra lỗi kỹ thuật - Hơi đồng ý: Theo Anh/ Chị các nguyên nhân sau đôi khi gây lỗi kỹ thuật, tuy nhiên nhận định của Anh/ Chị về các nguyên nhân gây lỗi là chưa chắc chắn

- Đồng ý: Anh/ Chị đồng ý và tin rằng các nguyên nhân sau là gây ra lỗi kỹ thuật - Hoàn toàn đồng ý: Anh/ Chị luôn luôn nghĩ rằng và chắc chắn rằng các nguyên nhân sau dẫn đến lỗi kỹ thuật

3.3.2.2 Kiểm tra thang đo và mục hỏi:

Bảng câu hỏi sau khi được phản hồi thì tiến hành kiểm tra sự khuyết và chệch số liệu trước khi thực hiện các bước tiếp theo Nếu phản hồi nào có dữ liệu bị khuyết thì liên hệ trực tiếp để được bổ sung cho đầy đủ Nếu phản hồi nào bị chệch dữ liệu tức là trong một bảng câu hỏi, một nhóm các yếu tố các câu hỏi được chọn ở một mức độ, không có sự ngẫu nhiên trong trả lời, những

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 29 người tham gia trả lời chưa từng làm về dự án nhà cao tầng cũng sẽ bị loại bỏ ra khỏi dữ liệu phân tích Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo ta dùng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số này dùng để kiểm tra xem thang đo có đo cùng một khái niệm hay không Hay nói cách khác là dùng để đánh giá mức độ nhất quán giữa các mục hỏi, nó cho biết mức độ chặt chẽ và thống nhất trong các mục hỏi nhằm đảm bảo người được hỏi hiểu đúng cùng một khái niệm

Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:

N: Là số mục hỏi ρ : Là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi

Theo Haier và cộng sự (2006) thì quy tắc đanh giá hệ số Cronbach’s Alpha như sau: α < 0.6 Thì thang đo nhân tố là không phù hợp

0.6 < α < 0.7 Chấp nhận được với hướng nghiên cứu mới

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến đối với điểm trung bình của tất cả các biến còn lại trong cùng một thang đo, nó cho biết mức độ liên kết giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại Hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 là phù hợp

3.3.3 Các công cụ nghiên cứu:

Mục tiêu trước tiên của đề tài nhằm xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh nên các công cụ nghiên cứu

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 30 sẽ là: Phương pháp trị trung bình và xếp hạng các nguyên nhân, kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman, kiểm định Kruskall-Wallis, và phân tích nhân tố

Trong nghiên cứu này, phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel là 2 công cụ được dùng để phân tích và xử lý dữ liệu

3.3.3.1 Phương pháp giá trị trung bình và xếp hạng các nhân tố:

Phương pháp giá trị trung bình dùng để phân tích dữ liệu sau khi thu thập được từ những người khảo sát nhằm đánh giá tầm quan trọng của các nguyên nhân gây lỗi Mỗi nguyên nhân được tính giá trị trung bình trên thang đo Linker 5 mức độ Dựa trên giá trị trung bình này sẽ biết được những nguyên nhân nào mà người được phỏng vấn đánh giá cao và làm cơ sở để đánh giá, phân tích những nguyên nhân trên quan điểm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; nhà thầu

3.3.3.2 Kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman:

Hệ số tương quan Spearman (r) dùng để đo lường mức độ tương quan hay còn gọi là mức độ liên hệ giữa hai biến, hệ số này không có đơn vị và giá trị của nó nằm trong khoảng từ -1 đến +1

Hệ số tương quan hạng r được tính toán trên cơ sở dữ liệu đã được xếp hạng, dùng để kiểm tra mức độ liên hệ trong việc xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật giữa ba nhóm là chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; và nhà thầu Giả thiết Ho cho rằng hệ số tương quan hạng Spearman bằng 0, tức là không có sự tương quan nào giữa hai nhóm đánh giá trên ở mức ý nghĩa 5% (mức độ tin cậy là 95%) Giả thiết H1 cho rằng hệ số Spearman khác 0, tức là có sự tương quan giữa ba nhóm trên

Quy trình thu thập dữ liệu

3.4.1 Sơ đồ thu thập dữ liệu:

Hình 3-3: Quy trình thu thập dữ liệu

Không đạt Đạt Xác định vấn đề nghiên cứu

QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU

Các nghiên cứu trước đây Tham khảo các bài báo, luật, nghị định… Đưa ra danh danh sách sơ bộ các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật

Tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm

Bảng câu hỏi chính thức

Những người có trên 8 năm kinh nghiệm Khảo sát phỏng vấn

Phân tích, kiểm nghiệm dữ liệu thu được Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố Kết luận, kiến nghị Thử nghiệm bảng câu hỏi

Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 34

3.4.2 Khảo sát thử nghiệm bảng câu hỏi:

Trước khi tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm cao trong lĩnh vực nhà cao tầng thì một danh sách gồm 38 nguyên nhân phân thành 3 nhóm chính đã được xem xét cẩn thận dựa trên một số các bài báo, tạp chí nước ngoài và tham khảo thêm một số nghiên cứu trong nước Do đó, những nguyên nhân này là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc gây lỗi trong các dự án cao tầng

Hơn nữa, các chuyên viên này được phỏng vấn trực tiếp để thảo luận cùng họ nhằm đánh giá 38 nguyên nhân trên, sau khi xem xét kỹ lưỡng tất cả 38 nguyên nhân, các chuyên viên đã góp ý thêm bớt, chỉnh sửa câu từ cho phù hợp với điều kiện ở thành phố Hồ Chí Minh

3.4.3 Khảo sát phỏng vấn chính thức:

3.4.3.1 Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là những người có trên 8 năm kinh nghiệm tham gia vào các dự án cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh, các đối tượng tham gia phỏng vấn bao gồm chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; và nhà thầu

Số lượng mẫu dự kiến ban đầu là khoảng từ 40 đến 50 mẫu, sau khi khảo sát phỏng vấn trong thời gian hơn 2 tháng thì thu về được 41 người trả lời đáng tin cậy, như vậy số lượng mẫu đem phân tích là 41 mẫu

3.4.3.3 Cách thức thu thập dữ liệu:

Việc thu thập dữ liệu được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, các cuộc phỏng vấn được báo trước qua điện thoại vì đa số đối tượng tham gia phỏng vấn thường giữ những vị trí quan trọng trong dự án nên cuộc phỏng vấn được tiến hành trong khoảng thời gian cho phép.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Giới thiệu chương

Chương 4 sẽ tiến hành phân tích, xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật dựa trên trị trung bình chung của 3 nhóm là CĐT, Ban QLDA; TVTK, TVGS; và Nhà thầu Đồng thời phân tích tương quan hạng Pearson được thực hiện để xem xét sự tương quan của 3 nhóm trên, từ đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị đối với những nguyên nhân có thứ hạng cao nhằm giảm thiểu khả năng gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng tại TP.HCM

Giới thiệu chương Quá trình thu thập dữ liệu

Kiểm tra thang đo và mục hỏi Kiểm định Kruskall-Wallis

Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh

Kiểm tra sự tương quan xếp hạng giữa các nhóm Đánh giá về quan điểm giữa các nhóm

Quan điểm từ góc độ Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án

Quan điểm từ góc độ tư vấn thiết kế/ tư vấn giám sát Quan điểm từ góc độ nhà thầu Phân tích nhân tố

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 37

Quá trình thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu khảo sát được thực hiện theo hai hình thức chính là phỏng vấn trực tiếp Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 38 yếu tố được phân bổ vào 3 nhóm yếu tố Sau khoảng hơn 1 tháng khảo sát thu về 41 bảng trả lời

Tất cả 41 người tham gia phỏng vấn đều đã từng tham gia vào lĩnh vực nhà cao tầng tại TP Hồ Chí Minh

Bảng 4-1: Đối tượng tham gia phỏng vấn Đối tượng CĐT/ Ban

Hình 4-2: Đối tượng phỏng vấn Bảng 4-2: Số năm kinh nghiệm người tham gia phỏng vấn Số năm kinh nghiệm Tần suất Phần trăm

Nhà Thầu 36,5% Đối tượng phỏng vấn

CĐT/ Ban QLDA TVGS/TVTK Nhà Thầu

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 38

Hình 4-3: Số năm kinh nghiệm Bảng 4-3: Vị trí công tác người tham gia phỏng vấn Vị trí công tác Tần suất Phần trăm

Hình 4-4: Vị trí công tác

Trưởng/ Phó ban QLDA Trưởng TVGS/ TVTK Kỹ sư/ KTS

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 39

Bảng 4-4: Nguồn vốn dự án

Loại vốn dự án Tần suất Phần trăm

Vốn ngân sách nhà nước 6 15%

Vốn huy động doanh nghiệp 35 85%

Kiểm nghiệm dữ liệu

4.3.1 Kiểm tra thang đo và mục hỏi:

Sau khi thu thập được các bảng câu hỏi hợp lệ, việc phân tích bắt đầu bằng việc kiểm tra hệ số Cronbach’s anpha, hệ số này dùng để kiểm tra xem độ phù hợp của thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi hay nói cách khác là một bước để kiểm định về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau

Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn bộ mục hỏi trong bảng khảo sát là: 0.930 cho thấy thang đo được chọn khá tốt (Phụ lục 2.2)

Nếu loại bỏ bớt đi một biến thì hệ số Cronbach Alpha cũng không thay đổi nhiều, dao động trong khoảng 0.930 nên ta không loại bỏ bất cứ biến nào

Dữ liệu thu thập được phân theo 3 nhóm đối tượng: chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế; và nhà thầu Kiểm định giả thuyết trị trung bình của nhiều nhóm tổng thể bằng nhau (Kruskall - Wallis) nhằm kiểm chứng sự đánh giá của ba nhóm này về nguyên nhân gây lỗi Kết quả kiểm định cho thấy giá trị P-value nhỏ nhất trong 38 nguyên nhân là 0.054 > 5%, do đó không bác bỏ giả thuyết H 0, nghĩa là trị trung bình của các nhóm không khác nhau, hay nói một cách khác: với mức ý nghĩa 95% thì không có sự khác

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 40 nhau trong quan điểm đánh giá, nhìn nhận của 3 nhóm Kết quả của kiểm định Kruskall -Wallis được trình bày ở Phụ lục 4.

Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh

38 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật xác định đều được tính toán trị trung bình và được xếp hạng đánh giá theo 3 nhóm gồm: Chủ đầu tư/ Ban QLDA; Tư vấn thiết kế/ Tư vấn giám sát; Nhà thầu Việc xếp hạng các yếu tố dựa vào các giá trị trung bình, các yếu tố được xắp xếp theo thứ tự có trị trung bình từ cao nhất đến thấp nhất (phụ lục 5) Bảng 4-5 trình bày 10 nguyên nhân có hạng chung cao nhất là nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật nhiều nhất:

Bảng 4-5: Xếp hạng trung bình 10 nguyên nhân có thứ hạng cao nhất

Nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật

Tư vấn TK Nhà thầu Chung

Mean Hạng Mean Hạng Mean Hạng Mean Hạng

Tính chặt chẽ của công tác tư vấn giám sát 4,4 1 4,4 1 4,3 2 4,4 1

CĐT thay đổi thiết kế trong quá trình thi công 4,3 2 3,8 8 4,1 5 4,1 2

Năng lực, kinh nghiệm và quyền lực của Chỉ huy trưởng trên công trường

TVGS/ TVTK kịp thời phê duyệt các biện pháp thi công, shopdrawing cho nhà thầu

CĐT/ Ban QLDA kịp thời kiểm tra và phê duyệt các thay đồi thiết kế 3,8 6 3,5 27 4,1 4 3,8 5 Đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư TVGS 3,7 8 3,8 4 3,9 10 3,8 6

Kiến thức, năng lực quản lý của chuyên viên tham gia vào dự án 3,5 19 3,7 9 4,2 3 3,8 7 Áp lực về thời gian 3,7 10 3,8 4 3,9 8 3,8 8

Khả năng tài chính của Chủ đầu tư để thực hiện dự án 3,9 4 3,7 9 3,7 19 3,8 9

Mức độ phối hợp công việc của các bên tham gia dự án 3,6 14 3,9 3 3,8 13 3,8 10

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 41

“Tính chặt chẽ của công tác giám sát” là nguyên nhân quan trọng nhất, TVGS có mặt thường xuyên trên công trường để theo dõi tiến trình thi công, TVGS là người chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ, kiểm tra khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong công trình xây dựng TVGS luôn sát sao trong công việc, phát hiện kịp thời các sai sót trên công trường để yêu cầu nhà thầu điều chỉnh kịp thời, phát hiện kịp thời các sai sót về thiết kế để báo ngay cho chủ đầu tư/ Ban QLDA điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo công việc đúng tiến độ, đạt chất lượng, hạn chế gây lỗi

Nguyên nhân “CĐT thay đổi thiết kế trong quá trình thi công” là nguyên nhân được xếp hạng thứ hai bởi vì trước khi triển khai thi công thì các bản vẽ thiết kế đã được các bên tham gia dự án kiểm tra và phê duyệt, bản vẽ thiết kế cuối cùng được tối ưu và được tích hợp từ các bộ môn kiến trúc, kết cấu, và cơ điện

Kế đến là nguyên nhân “Năng lực, kinh nghiệm và quyền lực của Chỉ huy trưởng trên công trường”, Chỉ huy trưởng có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà cao tầng sẽ giúp nhà thầu thi công đúng tiến độ, giảm thiểu các chi phí phát sinh, chỉ huy trưởng có kinh nghiệm sẽ đưa ra biện pháp thi công phù hợp yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí, và tránh được các lỗi kỹ thuật Chỉ huy trưởng có đủ quyền lực thì mới giải quyết kịp thời các vấn đề quan trọng trên công trường Có đủ năng lực, kinh nghiệm, và quyền lực giúp cho chỉ huy trưởng có thể đương đầu với áp lực lớn trong công việc, thiết lập được mối liên hệ tốt giữa các bên, và tạo ra được bầu không khí làm việc hòa thuận trong quá trình thực hiện dự án (Châu, Đ.N ,2011)

Nguyên nhân “TVGS/ TVTK kịp thời phê duyệt các biện pháp thi công, shopdrawing cho nhà thầu” được được xếp hạng bốn cho thấy tầm quan trọng của TVGS/TVTK trong việc phê duyệt biện pháp thi công, bản vẽ shopdrawing cho nhà thầu vì nếu tư vấn giám sát không kịp thời phê duyệt

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 42 các biện pháp thi công, bản vẽ shopdrawing cho Nhà thầu thì ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, và các công việc thi công trên công trường bị gián đoạn hoặc thi công không đúng biện pháp từ đó rất dễ phát sinh lỗi kỹ thuật

Tiếp theo là nguyên nhân “CĐT/ Ban QLDA kịp thời trong việc kiểm tra và phê duyệt các thay đổi thiết kế” bởi vì các đơn vị đơn vị tư vấn cho rằng Chủ đầu tư/ Ban QLDA cần sớm phê duyệt các thay đổi thiết kế để nhà thầu triển khai thi công kịp thời nhằm tránh sự đổ lổi từ phía nhà thầu nhằm kéo dài tiến độ

“Đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư TVGS” là nguyên nhân quan trọng vì người kỹ sư tư vấn giám sát là người có vai trò quan trọng ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công trình Kỹ sư tư vấn giám sát có đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ tìm mọi cách để gây "khó dễ" hoặc móc ngoặc với nhà thầu để trục lợi cá nhân, dẫn đến việc gây lỗi kỹ thuật cho dự án

“Kiến thức, năng lực quản lý của chuyên viên tham gia vào dự án” cũng là một nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở TP.HCM Bởi vì mỗi chuyên viên quản lý dự án cần có trình độ chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực mà mình đảm trách Trưởng ban quản lý dự án giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối và ra quyết định sau cùng để đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án

“Áp lực về thời gian” cũng là một nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật, nhà thầu thường trễ tiến độ hoặc muốn rút ngắn tiến độ, do đó dễ dẫn đến sai sót về kỹ thuật (ví dụ như thi công đổ bê tông sàn lại thiếu sắt chờ dẫn đến việc khoan cấy sắt làm ảnh hưởng đến chất lượng các chi tiết bên trong hay việc thiếu lắp đặt các hệ thống M&E trước khi đổ bê tông…)

“Khả năng tài chính của Chủ đầu tư để thực hiện dự án” được xem là nguyên nhân gây lỗi vì nếu chủ đầu tư không thanh toán kịp thời cho các bên tham gia dự án nhất là nhà thầu thì dễ dẫn đến chậm trễ tiến độ, muốn đạt được tiến

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 43 độ theo kế hoạch buộc nhà thầu phải tăng ca làm thêm giờ, tăng máy thiết bị, tăng thêm số đội công nhân…, khi đó dễ dẫn tới việc gây lỗi kỹ thuật Hơn nữa, việc thiếu tài chính dẫn đến việc thay đổi công năng, thay đổi vật liệu với chi phí thấp hơn làm thay đổi thiết kế và sai lệch các tiêu chí kỹ thuật áp dụng cho dự án Để dự án thành công, hạn chế được các lỗi kỹ thuật thì đòi hỏi các bên tham gia dự án phải có sự phối hợp tốt với nhau như tạo được kênh thông tin liên lạc tốt, cùng nhau xây dựng, hỗ trợ cho nhau, giải quyết các vướng mắc để mỗi bên hoàn thành tốt công việc của mình và đó cũng là mục tiêu chung cho dự án

Bảng 4-6: Xếp hạng trung bình 5 nguyên nhân có thứ hạng thấp nhất

Nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật

Tư vấn TK Nhà thầu Chung

Mean Hạng Mean Hạng Mean Hạng Mean Hạng

Tính hệ thống trong việc quản lý tài liệu, bản vẽ thiết kế, bản vẽ shopdrawing

3,33 33 3,45 27 3,00 33 3,24 34 Động lực, cam kết làm việc, và sự quyết tâm thực hiện dự án 3,40 26 3,36 32 3,00 34 3,24 34

Sự hỗ trợ (về cung cấp thông tin, các mối quan hệ ) của Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án

Các quy định rõ ràng và công bằng trong hợp đồng ký kết giữa CĐT và Nhà thầu

Kinh nghiệm thi công của Tư vấn thiết kế các công trình tương tự 2,80 38 2,82 38 2,93 35 2,85 38

“Tính hệ thống trong việc quản lý tài liệu, bản vẽ thiết kế, bản vẽ shopdrawing” cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật, người kỹ sư tư vấn giám sát cần quản lý các tài liệu của dự án như hồ sơ pháp lý, hồ sơ chất lượng, bản vẽ thiết kế, bản vẽ shopdrawing được hệ thống, lưu trữ rõ ràng nhằm tránh sai sót trong việc ban hành tài liệu cho nhà thầu

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 44

“Động lực, cam kết làm việc, và sự quyết tâm thực hiện dự án”: nhà thầu có quyết tâm, có động lực và cam kết làm việc để dự án đạt chất lượng, đúng tiến độ từ đó hạn chế được các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật cho dự án

“Sự hỗ trợ (về cung cấp thông tin, các mối quan hệ ) của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án”: chủ đầu tư/ ban quản lý dự án tạo kênh thông tin liên lạc, phản hồi, tạo được các mối quan hệ tốt với nhau giữa các bên tham gia dự án, từ đó giúp các bên ứng phó kịp thời trong các tình huống và giảm thiểu việc gây ra các lỗi kỹ thuật cho dự án

Kiểm tra sự tương quan xếp hạng giữa các nhóm

Đặt giả thiết Ho: không có sự tương quan nào về mặt xếp hạng giữa hai nhóm Chủ đầu tư, Ban QLDA và TVGS,TTK; Chủ đầu tư, Ban QLDA và Nhà thầu; TVGS,TTK và Nhà thầu, với đánh giá ở mức ý nghĩa 1% (mức độ tin cậy là 99%) Kết quả phân tích cho thấy rằng hệ số tương quan xếp hạng Spearman giữa chủ đầu tư, ban QLDA với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát là 0,619; giữa chủ đầu tư, ban QLDA với nhà thầu là 0,577; và giữa tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu là 0,466 Hệ số tương quan hạng cho thấy với mức ý nghĩa 1% về mặt thống kê, đánh giá của các bên tham gia dự án về

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 45 nguyên nhân gây lỗi là tương đồng nhau và chặt chẽ với nhau

Bảng 4-7: Hệ số tương quan xếp hạng Spearman

Nha thau Spearman's rho CDT/ BanQLDA Correlation 1,000 0.619** 0.577**

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Đánh giá về quan điểm giữa các nhóm

4.6.1 Quan điểm từ góc độ Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án:

Chủ đầu tư, Ban QLDA cho rằng “tính chặt chẽ của công tác tư vấn giám sát” là nguyên nhân hàng đầu vì TVGS là người trực tiếp theo dõi và nghiệm thu công việc thi công trên công trường cho Nhà thầu TVGS sẽ phát hiện các sai sót và yêu cầu Nhà thầu kịp thời chỉnh sửa, đồng thời kiến nghị lên CĐT, Ban QLDA giải quyết những vấn đề ngoài phạm vi công việc của mình Tính chặt chẽ của TVGS còn là việc kiểm tra, quản lý các hồ sơ chất lượng, hồ sơ nghiệm thu trên công trường Kế đến là nguyên nhân “CĐT thay đổi thiết kế trong quá trình thi công” vì thay đổi thiết kế trong quá trình thi công do nhiều nguyên nhân khác nhau như xuất phát từ mục đích tối đa hóa lợi nhuận của CĐT, từ yêu cầu của khách hàng, hay từ các điều kiện thực tế trên công trường , các thay đổi này thường là nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật cho dự án

Nguyên nhân được CĐT, Ban QLDA xếp hạng ba là “TVGS/ TVTK kịp thời phê duyệt các biện pháp thi công, shopdrawing cho nhà thầu” vì CĐT, Ban QLDA cho rằng: “trong nhiệm vụ và chức năng của mình TVGS, TVTK cần tạo điều kiện thuận lợi để Nhà thầu triển khai công việc theo đúng kế hoạch”

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 46

4.6.2 Quan điểm từ góc độ tư vấn thiết kế/ tư vấn giám sát:

TVTK/ TVGS cùng đồng quan điểm với CĐT, Ban QLDA khi cho rằng nguyên nhân “tính chặt chẽ của công tác tư vấn giám sát” là quan trọng nhất

Trong khi đó nguyên nhân “TVGS/ TVTK kịp thời phê duyệt các biện pháp thi công, shopdrawing cho nhà thầu” được xếp hạng hai vì “hơn ai hết chính

TVGS, TVTK là người trực tiếp phê duyệt biện pháp thi công, bản vẽ shopdrawing nên hiểu rất rõ mức độ quan trọng trong việc phê duyệt biện pháp thi công, bản vẽ shopdrawing cho Nhà thầu”

“Mức độ phối hợp công việc của các bên tham gia dự án” được xếp hạng ba vì TVGS/ TVTK cho rằng “việc trao đổi thông tin và phối hợp tốt giữa các bên giúp cho TVGS kiểm tra, giám sát công việc Nhà thầu được minh bạch và khách quan, giúp TVTK nắm bắt được những sai sót trong thiết kế để từ đó kịp thời điều chỉnh bản vẽ thiết kế trình CĐT, Ban QLDA phê duyệt cho thi công TVGS còn cho rằng đôi khi CĐT, Ban QLDA làm việc trực tiếp với Nhà thầu nên TVGS sẽ gặp khó khăn trong việc giám sát, yêu cầu Nhà thầu thực hiện công việc trên công trường”

4.6.3 Quan điểm từ góc độ nhà thầu:

Nhà thầu cho rằng nguyên nhân “Năng lực, kinh nghiệm và quyền lực của chỉ huy trưởng trên công trường” là quan trọng nhất vì chỉ huy trưởng chính là người trực tiếp chỉ đạo triển khai thi công trên công trường, có năng lực, kinh nghiệm và được trao quyền để quyết định những vấn đề quan trọng giúp chỉ huy trưởng chủ động trong mọi tình huống để điều hành công việc Kế đến là nguyên nhân “tính chặt chẽ của công tác tư vấn giám sát” “Tư vấn giám sát có mặt thường xuyên trên công trường để theo dõi, kiểm tra, và kịp thời nghiệm thu công việc cho Nhà thầu để đảm bảo công việc thi công được được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn”

Nguyên nhân “kiến thức, năng lực quản lý của chuyên viên tham gia vào dự án” bởi Nhà thầu cho rằng “CĐT, Ban QLDA có kiến thức, chuyên môn và

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 47 năng lực tốt sẽ phê duyệt và đưa ra quyết định đúng đắn để Nhà thầu thực thi công việc một cách tốt nhất”.

Phân tích nhân tố

Nghiên cứu xác định được 38 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng tại TP.HCM Bước tiếp theo là thực hiện phân tích thành tố chính nhằm tìm ra ẩn ý bên trong các nguyên nhân này Trong nghiên cứu này, 21 nguyên nhân có trị trung bình chung cao nhất (lớn hơn 3.5) được chọn để đưa vào phân tích (phụ lục 6,7,8)

Các giá trị sai số chung của 21 nguyên nhân đều lớn hơn 0,5 nên 21 nguyên nhân đưa vào phân tích nhân tố là phù hợp Sau 3 lần phân tích đã loại ra 2 biến nguyên nhân vì khả năng giải thích cùng chung trên 2 nhóm, kết quả phân tích còn 19 nguyên nhân được gom thành 6 nhóm chính

Kết quả kiểm tra KMO và Bartlett về sự hiện hữu tương quan giữa các yếu tố có mức ý nghĩa là 0,000 đều phù hợp (phụ lục 6,7,8) Do đó, giả thuyết H 0 là các yếu tố không có tương quan với nhau trong tổng thể bị bác bỏ Các kết quả của phân tích nhân tố được trình bày trong phụ lục 6, 7, 8

Bảng 4-8: Kết quả đặt tên các nhân tố:

Mã Nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật Factor loading

1 Nhà thầu hiểu rõ dự án 3,060 16,105 c7 Sự hiểu đúng đắn của Nhà thầu đối với các yêu cầu từ Chủ đầu tư

0,801 b9 Tính rõ ràng và minh bạch trong việc ban hành các tiêu chí kỹ thuật áp dụng cho dự án (spectification) của TVTK

0,786 a8 Mức độ phối hợp công việc của các bên tham gia dự án

0,672 a1 Khả năng tài chính của Chủ đầu tư để thực hiện dự án

0,619 c9 Khả năng quản lý của Nhà thầu trong việc sử dụng nguồn lực để thực hiện dự án

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 48

2 Sự phối hợp thi công, năng lực CHT trên công trường 2,800 14,738 c13 Sự phối hợp thi công giữa các Nhà thầu trên công trường

0,749 a6 CĐT/ Ban QLDA thay đổi chủng loại vật tư trong quá trình thi công

0,744 b8 TVGS/ TVTK kịp thời phê duyệt các biện pháp thi công, shopdrawing cho nhà thầu

0,660 c2 Năng lực, kinh nghiệm và quyền lực của Chỉ huy trưởng trên công trường

3 Sự hổ trợ CĐT/ Ban QLDA 2,248 11,834 c5 Sự phù hợp về biện pháp thi công, kỹ thuật thi công trong việc lập tiến độ thi công

0,825 a4 Sự minh bạch của CĐT/ Ban QLDA trong suốt quá trình thực hiện dự án

0,787 a11 CĐT/ Ban QLDA kịp thời kiểm tra và phê duyệt các thay đồi thiết kế

4 Năng lực của CĐT/ Ban QLDA trong việc ra quyết định những vấn đề quan trọng và phê duyệt quy trình phối hợp cho dự án 2,073 10,910 a10 Thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng của Chủ đầu tư/

Ban QLDA trong quá trình thực hiện dự án

0,790 a5 Tính hợp lý của quy trình phối hợp cho các bên tham gia dự án

5 Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công, TVGS nhắc nhỡ Nhà thầu kịp thời chỉnh sửa các lỗi trên công trường 2,068 10,882 a7 CĐT thay đổi thiết kế trong quá trình thi công

0,822 c4 Tính kịp thời trong việc chỉnh sửa các lỗi kỹ thuật trước khi thực hiện các công việc tiếp theo

0,655 b10 Đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư TVGS

6 TVGS sát sao trong công việc 1,511 7,953 b11 Tính chặt chẽ của công tác tư vấn giám sát

0,830 c8 Sự phù hợp trong việc sử dụng máy móc, thiết bị thi công trong từng hạng mục công việc

Phần trăm phương sai tích lũy (%) 72,423

Nhà thầu muốn triển khai thi công dự án hiệu quả cần nhanh chóng nắm bắt tình hình thực tế trên công trường cũng như hiểu rõ các yêu cầu của CĐT và ban QLDA Hiểu rõ các tiêu chí kỹ thuật áp dụng để tránh sai sót trong quá trình thực hiện “Nhà thầu hiểu rõ dự án” còn giúp cho Nhà thầu còn giúp cho Nhà thầu tạo được mối quan hệ và phối hợp tốt giữa các bên tham gia dự án, đồng thời hiểu được tình hình tài chính của Chủ đầu tư nhằm triển khai nguồn lực thi công hợp lý

“Sự phối hợp thi công, năng lực Chỉ huy trưởng trên công trường” có vai trò

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 49 quan trọng trong việc ngăn chặn, loại trừ các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật cho dự án Chỉ huy trưởng có đủ năng lực và kinh nghiệm sẽ đệ trình biện pháp thi công, bản vẽ shopdrawing hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật Từ đó TVGS, TVTK cũng như CĐT, Ban QLDA có được niềm tin vững chắc nơi Nhà thầu, khi đó sẽ tốn ít thời gian hơn trong việc phê duyệt biện pháp thi công, bản vẽ shopdrawing cho Nhà thầu

“Sự hổ trợ CĐT/ Ban QLDA” trong việc kịp thời phê duyệt các thay đổi thiết kế cũng như sự minh bạch của CĐT, Ban QLDA sẽ giúp công việc thi công trên công trường được thực hiện liên tục, các sai sót thiết kế sẽ được khắc phục kịp thời để triển khai thi công Nhà thầu triển khai thi công đúng chất lượng, đúng thiết kế, TVGS và TVTK thực hiện giám sát chất lượng, giám sát tác giả đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng bản vẽ phê duyệt chính là nhờ sự minh bạch của CĐT và Ban QLDA

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án có những vấn đề quan trọng cần phải được quyết định đúng đắn nhằm giảm, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra Người ra quyết định cao nhất đó là CĐT và Ban QLDA, do đó “Năng lực của CĐT/ Ban QLDA trong việc ra quyết định những vấn đề quan trọng và phê duyệt quy trình phối hợp cho dự án” là có vai trò hết sức quan trọng

Việc phê duyệt quy trình phối hợp cho dự án cần đòi hỏi sự hiểu biết cả về chuyên môn và kinh nghiệm của CĐT, Ban QLDA sao cho quy trình được thực hiện đồng bộ, đạt được sự hài lòng của các bên tham gia dự án

Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công là điều không tránh khỏi trong các dự án xây dựng tùy theo yêu cầu của CĐT hay để phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường, các thay đổi này thường là nguyên nhân gây lỗi bởi vì bản vẽ thiết kế đã được các bên tham gia dự án kiểm tra và phê duyệt dựa trên sự tích hợp đầy đủ về kiến trúc, kết cấu, cơ điện, hệ thống thông tin, liên lạc…Ngoài ra, TVGS nhắc nhỡ Nhà thầu kịp thời chỉnh sửa các lỗi trước khi thực hiện công việc tiếp theo cũng là đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 50

TVGS Do vậy nguyên nhân “Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công, TVGS nhắc nhỡ Nhà thầu kịp thời chỉnh sửa các lỗi trên công trường” cũng là nguyên nhân chính gây lỗi kỹ thuật

“TVGS sát sao trong công việc” thể hiện ở sự chặt chẻ trong công tác TVGS đó là thường xuyên có mặt trên công trường để theo dõi công việc thi công của Nhà thầu, nghiệm thu các công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị theo yêu cầu của Nhà thầu Mặc khác để giảm thiểu và tránh các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật do máy móc, thiết bị gây ra thì máy móc thiết bị sử dụng trong công trường phải phù hợp, nếu không phù hợp thì TVGS sẽ không chấp nhận Nhà thầu đưa vào sử dụng.

DỰ ÁN MINH HỌA

Giới thiệu chương

Chương 5 sẽ nghiên cứu các tình huống gây lỗi kỹ thuật ở 3 dự án cụ thể Dự án A đang trong giai đoạn thi công phần móng tầng hầm (04 hầm); dự án B đang trong giai đoạn hoàn thiện bàn giao, đây là dự án có nhiều lỗi nhất và bản thân người nghiên cứu cũng đã tham gia dự án này trong khoảng thời gian 6 tháng; cuối cùng là dự án C vừa kết thúc phần thô, công tác hoàn thiện đang được triển khai

CHƯƠNG 5 : DỰ ÁN MINH HỌA

Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi

Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi

Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi Kết luận

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 54

Dự án A

Tên dự án: Trụ Sở Văn Phòng Doanh Nghiệp Địa điểm: Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Chủ Đầu Tư: Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Thời gian thi công: 2014-2017

Quy mô: 04 hầm, 20 tầng, 1 tầng lững, tầng kỹ thuật & sân thượng Tổng mức đầu tư: 350 tỷ đồng

Loại công trình: Trụ sở doanh nghiệp Cấp công trình: Cấp 1

Tầng cao: 20 tầng, 01 tầng lững, 04 tầng hầm, tầng kỹ thuật, và sân thượng

Diện tích đất khuôn viên: 1,142 m2 Diện tích đất xây dựng (diện tích chiếm đất tầng điển hình): 544,83 m2 Diện tích đất xây dựng tầng 1 (tầng trệt): 526,76 m2

Diện tích sân đường nội bộ và cây xanh: 615,24 m2 Diện tích 04 tầng hầm: 4275,96 m2

Hệ số sử dụng đất: 9,745 lần Mật độ xây dựng (tầng điển hình): 47,71 % Mật độ xây dựng (tầng 01): 46,13 %

Mật độ sân đường nội bộ và cây xanh: 53,87 % Tổng diện tích sàn xây dựng (không kể tầng hầm): 11.664,66 m2 Chiều cao công trình (tính từ nền đường nội bộ): 84,0 m

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 55

Phần ngầm công trình bao gồm 04 tầng hầm, tầng hầm 4 cao 4,5m, tầng hầm 3 cao 3,0m, tầng hầm 2 cao 3,0m, tầng hầm 1 cao 2,8m ÷ 4,0m, nền tầng 1 cao hơn vỉa hè 1,8m

Kết cấu móng dạng đơn, bê tông cốt thép trên nền cọc khoan nhồi Hệ kết cấu lõi, vách, cột, dầm và bản sàn bê tông cốt thép đổ toàn khối (bản sàn có cáp DƯL)

5.2.2 Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi:

Hình 5.2.1 : Khoan cấy sắt D32 vào panel vách tầng hầm sàn B4 để nối coupler

Khi thi công tường barette, vị trí sắt chờ sàn tầng hầm 4 bị sai lệch, cao hơn cao độ thiết kế nên Nhà thầu phải khoan nối coupler, dẫn đến chi phí phát sinh và chậm trễ tiến độ Nguyên nhân do Nhà thầu thi công không chính xác, tư vấn giám sát thiếu kiểm tra trước khi hạ lòng thép, minh họa này cho thấy nguyên nhân “Tính chặt chẽ của công tác tư vấn giám sát” và “Năng lực, kinh nghiệm và quyền lực của Chỉ huy trưởng trên công trường” được

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 56 xếp hạng 1 và hạng 3 là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc gây ra lỗi kỹ thuật cho dự án

Hình 5.2.2 : Biện pháp thi công và mặt bằng thi công trên công trường

Tại vị trí góc tường barrete, sau khi đào đất tầng hầm thì phát hiện bê tông bị rổ, nước thấm qua vị trí này và cát chảy vào hố móng gây nguy hiểm cho dự án và các công trình lân cận, mặc dù đã được xử lý nhưng đến nay nước vẫn còn rỉ rả thấm qua Thêm vào đó là việc tổ chức mặt bằng thi công của Nhà thầu chưa được tốt, lan can bộ hành còn sơ sài, không đảm bảo an toàn điều này cho thấy công tác TVGS chưa tốt, Ban QLDA chưa có những biện pháp mạnh mẽ để yêu cầu Nhà thầu xử lý dứt điểm các lỗi trên công trường, đồng thời yêu cầu Nhà thầu có biện pháp an toàn lao động tuyệt đối như lắp thêm biển báo, lan can bộ hành phải được chắc chắn và sơn theo quy định

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 57

Dự án B

Tên dự án: Khu thương mại, căn hộ cao cấp Địa điểm: Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Tp.HCM

Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần C.T Phương Nam – thành viên của tập đoàn C.T Group

Diện tích khuôn viên đất: 4268m2

Quy mô xây dựng gồm: 4 tầng hầm + 24 tầng cao Tầng hầm B1: Nhà hàng Food Court + khu vui chơi thiếu nhi Tầng hầm B2 – B4 dùng để đậu xe

Tầng 1 – 6 (khối đế): Trung tâm thương mại

Tầng 7 – 22: Căn hộ cao cấp Tầng 23 – 24: Penthouse Tầng kỹ thuật: nhà hàng + café Terrace Tầng thượng: Hồ bơi tràn bờ, Gym, Spa…

Diện tích căn hộ đa dạng từ: 75m2 – 87.85m2 – 96.69m2 – 113.06m2 Thời gian thi công: Khởi công vào tháng 03 năm 2011

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 58

5.3.2 Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi:

Tầng 7 thiết kế ban đầu là tầng kỹ thuật, nhà hàng, café Terrace

Tầng 7 sau đó được điều chỉnh thành tầng căn hộ với 14 căn hộ

Hình 5.3.1: Mặt bằng tầng 7 trước và sau khi thay đổi công năng

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 59 Để tối ưu hóa lợi nhuận, CĐT đã chuyển mục đích sử dụng từ tầng kỹ thuật, nhà hàng, café Terrace thành 14 căn hộ, điều đáng nói là việc thay đổi thiết kế này xảy ra sau khi phần thô được xây dựng xong Trong khi đó kết cấu dầm sàn là dầm DƯL căng sau, bề rộng dầm từ 0,7m ÷1,0m, chiều cao dầm là 0,4m Việc này đòi hỏi phải khoan thêm nhiều lỗ xuyên sàn (gần 140 lỗ) để lắp ống thoát cho vệ sinh, bếp, việc làm này là hết sức nguy hiểm vì không định vị chính xác được các tuyến cáp DƯL trên dầm, dễ gây đứt cáp, phá hoại kết cấu

Do vậy, nguyên nhân “CĐT thay đổi thiết kế trong quá trình thi công” được tìm ra trong nghiên cứu này được xếp hạng thứ hai cho thấy đây là một nguyên nhân quan trọng gây nên lỗi kỹ thuật

Tại dự án này, người nghiên cứu có được may mắn là thành viên trong Ban QLDA của CĐT trong thời gian khoảng sáu tháng, và đã chứng kiến nhiều sự thay đổi nhân sự, đặc biệt là ở vị trí trưởng Ban QLDA và phó Ban QLDA

Người đương nhiệm chưa nắm bắt được hết công việc lại phải bàn giao công việc cho người kế nhiệm, do đó dự án thường xuyên xẩy ra lỗi, đây cũng là một minh chứng trong việc tìm ra nguyên nhân “Tính ổn định về vị trí làm việc trong công ty/ Ban QLDA của nhân viên” dẫn đến lỗi kỹ thuật cho dự án

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 60

Hình 5.3.2: Biện pháp thi công bao che mặt ngoài

Nhà thầu đệ trình biện pháp thi công theo hướng có lợi cho Nhà thầu, TVGS thiếu xót trong việc kịp thời phê duyệt biện pháp thi công phù hợp để công tác xây tô hoàn thiện tường biên được thuận lợi, không bị chậm tiến độ và phát sinh chi phí Nhà thầu đệ trình biện pháp thi công theo quy trình là năm ngày phải được phê duyệt, nếu chậm trễ thì xem như biện pháp được thông qua, do đó toản bộ hệ dầm I ở các tầng 9, tầng 14, tầng 21 đều được lắp trên sàn, gây khó khăn cho công tác hoàn thiện về sau Sau khi tháo dầm I biện pháp, các lỗ chờ và các công tác khác như ống điện, ống nước…mới được thi công nên thường để lại các lỗi, chậm trễ tiến độ, lỗi hẹn với khách hàng trong việc bàn giao căn hộ Qua đó cho thấy nguyên nhân “TVGS/ TVTK kịp thời phê duyệt các biện pháp thi công, shopdrawing cho nhà thầu” được xếp hạng bốn trong nghiên cứu này là một nguyên nhân quan trọng gân nên lỗi kỹ thuật cho dự án

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 61

Hình 5.3.3: Cốt thép hồ bơi sân thượng bị rỉ sét do ngừng thi công trong thời gian dài

Chủ đầu tư thiếu khả năng thanh toán cho Nhà thầu nên Nhà thầu ngưng thi công trong thời gian dài dẫn đến cốt thép thành và sàn hồ bơi bị hoen rỉ, Nhà thầu phải mất nhiều thời gian và công sức để đánh rỉ, vệ sinh…, dù vậy chất lượng vẫn không được tốt như lúc ban đầu Do đó nguyên nhân “Khả năng tài chính của Chủ đầu tư để thực hiện dự án” cũng là một nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật cho dự án

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 62

Hình 5.3.4: Sự phối hợp thi công không tốt giữa Nhà thầu xây dựng và Nhà thầu thi công cơ điện

Việc phối hợp thi công giữa các Nhà thầu trên công trường không tốt, chồng chéo với nhau cũng là nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật, Nhà thầu xây dựng đã xây tô tường và hoàn thiện sơn nước, trong khi Nhà thầu M&E lại cắt tường đi ống điện, do đó “Sự phối hợp thi công giữa các Nhà thầu trên công trường” không tốt là nguyên nhân làm giảm chất lượng, gây lỗi kỹ thuật cho dự án

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 63

Dự án C

Tên dự án: Văn Phòng và căn hộ cho thuê Địa điểm: Pastuer, quận 3, Tp.HCM

Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần Thi Nam Phương Diện tích khuôn viên đất: 767.48 m2

Quy mô xây dựng gồm: 03 tầng hầm + 14 tầng cao Diện tích xây dựng: 371.81m2

Tổng diện tích sàn: 6.371m2 bao gồm văn phòng và khách sạn Tổng mức đầu tư: 200 tỷ đồng

Thời gian thi công: Khởi công vào tháng 03 năm 2015, dự kiến hoàn thành vào tháng 3 năm 2017

5.4.2 Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi:

Hình 5.4.1: Thiếu bê tông trong công tác bê tông sàn

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 64

Tư vấn giám sát thiếu sát sao trong việc theo dõi đổ bê tông dầm sàn để Nhà thầu xử lý mạch ngừng bê tông không đúng kỹ thuật, “Tính chặt chẽ của công tác tư vấn giám sát” là nguyên nhân quan trọng gây lỗi kỹ thuật cho dự án

Hình 5.4.2: Lỗi trong công tác cốt thép, cốp pha cột vách

Công nhân đặt cốt thép không đúng vị trí để cốt thép bị sai lệch sau khi đổ bê tông Cốp pha lắp đặt không kín, khít, hay trong quá trình đổ bê tông không đầm nén kỹ dẫn đến bê tông bị rỗ sau khi tháo cốp pha, do đó “Kỹ năng, tay nghề lao động của công nhân tham gia vào dự án” cũng là nguyên nhân góp phần gây lỗi kỹ thuật cho dự án

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 65

Hình 5.4.3: Lắp hộp báo tầng bị vướng ống gió

Người quản lý thiết kế không nhìn thấy được việc thiết kế ống gió với kích thước không phù hợp dẫn đến việc không còn đủ kích thước để lắp hộp báo tầng, do đó nguyên nhân “Sự hiểu biết đầy đủ của người quản lý thiết kế đối với các bộ môn kiến trúc, kết cấu và M&E” cũng là nguyên nhân góp phần gây lỗi kỹ thuật cho dự án

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693 66

Hình 5.4.4: Cao độ miệng gió và cao độ máng cáp trùng nhau

Việc bố trí cao độ miệng gió và cao độ máng cáp bị trùng nhau cho thấy ngoài năng lực yếu kém của Nhà thầu thì TVGS, Ban QLDA cũng thiếu trách nhiệm và năng lực trong việc combine, phê duyệt shopdrawing cho Nhà thầu, dẫn đến Nhà thầu gia công hàng loạt, và lắp đặt trên công trường gây thiệt hại đáng kể cho Nhà thầu và làm dự án bị chậm trễ tiến độ.

Ngày đăng: 09/09/2024, 05:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-1: Cấu trúc luận văn - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1 1: Cấu trúc luận văn (Trang 19)
Hình 2-1: Cấu trúc chương 2 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2 1: Cấu trúc chương 2 (Trang 20)
Bảng 2-1: Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2 1: Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước (Trang 21)
Bảng 2-2: Các nguyên nhân gây lỗi chính - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2 2: Các nguyên nhân gây lỗi chính (Trang 25)
Bảng 2-3: Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi chính - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2 3: Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi chính (Trang 26)
Bảng 2-4: Xếp hạng các nhóm nguyên nhân gây lỗi - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2 4: Xếp hạng các nhóm nguyên nhân gây lỗi (Trang 29)
Bảng 2-5 : Tổng hợp các lỗi và chỉ số xếp hạng - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2 5 : Tổng hợp các lỗi và chỉ số xếp hạng (Trang 30)
Sơ đồ thu thập dữ liệu  Khảo sát ý kiến chuyên gia   Xác định kích thước mẫu  Thu thập dữ liệu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ thu thập dữ liệu Khảo sát ý kiến chuyên gia Xác định kích thước mẫu Thu thập dữ liệu (Trang 33)
Hình 3-2: Quy trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3 2: Quy trình nghiên cứu (Trang 34)
3.4.1. Sơ đồ thu thập dữ liệu: - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.4.1. Sơ đồ thu thập dữ liệu: (Trang 42)
Hình 4-1: Cấu trúc chương 4 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4 1: Cấu trúc chương 4 (Trang 45)
Hình 4-2: Đối tượng phỏng vấn  Bảng 4-2: Số năm kinh nghiệm người tham gia phỏng vấn  Số năm kinh nghiệm  Tần suất  Phần trăm - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4 2: Đối tượng phỏng vấn Bảng 4-2: Số năm kinh nghiệm người tham gia phỏng vấn Số năm kinh nghiệm Tần suất Phần trăm (Trang 46)
Hình 4-4: Vị trí công tác - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4 4: Vị trí công tác (Trang 47)
Hình 4-3: Số năm kinh nghiệm  Bảng 4-3: Vị trí công tác người tham gia phỏng vấn  Vị trí công tác  Tần suất  Phần trăm - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4 3: Số năm kinh nghiệm Bảng 4-3: Vị trí công tác người tham gia phỏng vấn Vị trí công tác Tần suất Phần trăm (Trang 47)
Bảng 4-4: Nguồn vốn dự án - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4 4: Nguồn vốn dự án (Trang 48)
Bảng 4-5: Xếp hạng trung bình 10 nguyên nhân có thứ hạng cao nhất - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4 5: Xếp hạng trung bình 10 nguyên nhân có thứ hạng cao nhất (Trang 49)
Bảng 4-6: Xếp hạng trung bình 5 nguyên nhân có thứ hạng thấp nhất - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4 6: Xếp hạng trung bình 5 nguyên nhân có thứ hạng thấp nhất (Trang 52)
Bảng 4-7: Hệ số tương quan xếp hạng Spearman - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4 7: Hệ số tương quan xếp hạng Spearman (Trang 54)
Bảng 4-8: Kết quả đặt tên các nhân tố: - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4 8: Kết quả đặt tên các nhân tố: (Trang 56)
Hình 4-5: Sơ đồ xương cá 10 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật chính - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4 5: Sơ đồ xương cá 10 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật chính (Trang 61)
Hình 5.2.1 : Khoan cấy sắt D32 vào panel vách tầng hầm sàn B4 để nối - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.2.1 Khoan cấy sắt D32 vào panel vách tầng hầm sàn B4 để nối (Trang 64)
Hình 5.2.2 : Biện pháp thi công  và mặt bằng thi công trên công trường - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.2.2 Biện pháp thi công và mặt bằng thi công trên công trường (Trang 65)
Hình 5.3.1: Mặt bằng tầng 7 trước và sau khi thay đổi công năng - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.3.1 Mặt bằng tầng 7 trước và sau khi thay đổi công năng (Trang 67)
Hình 5.3.2: Biện pháp thi công bao che mặt ngoài - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.3.2 Biện pháp thi công bao che mặt ngoài (Trang 69)
Hình 5.3.3: Cốt thép hồ bơi sân thượng bị rỉ sét do ngừng thi công trong thời gian dài - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.3.3 Cốt thép hồ bơi sân thượng bị rỉ sét do ngừng thi công trong thời gian dài (Trang 70)
Hình 5.3.4: Sự phối hợp thi công không tốt giữa Nhà thầu xây dựng và Nhà thầu thi - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.3.4 Sự phối hợp thi công không tốt giữa Nhà thầu xây dựng và Nhà thầu thi (Trang 71)
Hình 5.4.1: Thiếu bê tông trong công tác bê tông sàn - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.4.1 Thiếu bê tông trong công tác bê tông sàn (Trang 72)
Hình 5.4.2: Lỗi trong công tác cốt thép, cốp pha cột vách - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.4.2 Lỗi trong công tác cốt thép, cốp pha cột vách (Trang 73)
Hình 5.4.3: Lắp hộp báo tầng bị vướng ống gió. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.4.3 Lắp hộp báo tầng bị vướng ống gió (Trang 74)
Hình 5.4.4: Cao độ miệng gió và cao độ máng cáp trùng nhau - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5.4.4 Cao độ miệng gió và cao độ máng cáp trùng nhau (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN