1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng dân dụng của các dự án vốn nhà nước tỉnh Bến Tre

133 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (15)
    • 1.1. Đặt vấn đề (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (17)
    • 2.1. Các định nghĩa, khái niệm (17)
      • 2.1.1. CLCT xây dựng (17)
      • 2.1.2. Các giai đoạn thực hiện DA (17)
      • 2.1.3. Công trình dân dụng (20)
      • 2.1.4. DA sử dụng vốn đầu tư công, DA sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công (20)
    • 2.2. Chất lượng CTXDDD thuộc của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre (21)
      • 2.2.1. Đặc điểm địa lý tỉnh Bến Tre (21)
      • 2.2.2. Việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển VLXKN trên địa bàn tỉnh Bến Tre (22)
      • 2.2.3. Một số công trình có vấn đề về chất lượng tại Bến Tre những năm vừa (23)
        • 2.2.3.1. Công trình Trụ sở UBND Tỉnh Bến Tre (23)
        • 2.2.3.2. Công trình Trường Tiểu học Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (27)
    • 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến CLCT xây dựng (30)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước (30)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài (31)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (36)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (38)
    • 3.2. Thu thập dữ liệu (40)
      • 3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi (40)
      • 3.2.2. Nội dung bảng câu hỏi (41)
      • 3.2.3. Khảo sát thử nghiệm (42)
      • 3.2.4. Xác định kích thước mẫu (46)
      • 3.2.5. Thang đo (47)
      • 3.2.6. Phân phối và thu thập bảng câu hỏi khảo sát (47)
    • 3.3. Công cụ nghiên cứu (48)
      • 3.3.1. Hệ số Cronbach’s Alpha (48)
      • 3.3.2. Phân tích One-way ANOVA (49)
      • 3.3.3. Phân tích Kruskal-Wallis (50)
      • 3.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (50)
      • 3.3.5. Phương trình hồi quy (52)
  • CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (54)
    • 4.1. Phân tích thông tin đối tượng khảo sát (54)
      • 4.1.1. Số năm kinh nghiệm công tác (57)
      • 4.1.2. Đơn vị công tác (58)
      • 4.1.3. Vị trí công tác (59)
      • 4.1.4. Loại hình đơn vị công tác (60)
      • 4.1.5. Tổng mức đầu tư dự án (61)
      • 4.1.6. Vai trò người được khảo sát trong quản lý chất lượng công trình (62)
      • 4.1.7. Đánh giá chất lượng công trình (63)
      • 4.1.8. Thống kê mô tả nhân tố giai đoạn khảo sát xây dựng (63)
      • 4.1.9. Thống kê mô tả nhân tố giai đoạn thiết kế xây dựng (64)
      • 4.1.10. Thống kê mô tả nhân tố giai đoạn thi công xây dựng (65)
      • 4.1.11. Thống kê mô tả nhân tố giai đoạn khai thác, bảo trì (66)
      • 4.1.12. Thống kê mô tả nhân tố liên quan chủ đầu tư (66)
      • 4.1.13. Thống kê mô tả nhân tố liên quan chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương (67)
    • 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) (68)
      • 4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 của thang đo các biến quan sát trong các nhóm nhân tố độc lập sau khi loại như sau (71)
      • 4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 3 của thang đo các biến quan sát trong các nhóm nhân tố độc lập sau khi loại như sau (72)
    • 4.3 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre (73)
    • 4.4. Kiểm tra quan điểm các nhóm trong việc đánh giá các nhân tố (77)
    • 4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA (79)
    • 4.6. Phân tích hồi quy (88)
      • 4.6.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson (90)
      • 4.6.2. Phân tích hồi quy đa biến (93)
    • 4.7. Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre (97)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (102)
    • 5.1. Kết luận (102)
      • 5.1.1. Mục tiêu 1 (102)
      • 5.1.2. Mục tiêu 2 (102)
      • 5.1.3. Mục tiêu 3 (103)
      • 5.1.4. Mục tiêu 4 (103)
      • 5.1.5. Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre (103)
    • 5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn của nghiên cứu (103)
    • 5.3 Hạn chế của nghiên cứu (104)
    • 5.4 Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo (104)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (105)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân dành cho xây dựng là rất lớn Vì vậy, CLCT xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống của con người [1]

Trong thời gian qua, công tác QLCL công trình xây dựng, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến CLCT xây dựng đã có nhiều tiến bộ Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân các ngành nghề xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác QLCL công trình xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi… góp phần quan trọng vào hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, xây dựng hàng triệu mét vuông nhà ở, hàng vạn trường học, công trình văn hóa, thể thao… thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân

Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công trình nứt, sụt lún, thấm dột, bong dộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình

Hiện nay tại tỉnh Bến Tre bên cạnh một số công trình hoàn thành đạt chất lượng rất tốt, cũng còn tồn tại nhiều công trình chất lượng trung bình, phải điều chỉnh nhiều về thiết kế, sửa chữa khuyết tật trong quá trình thi công, cá biệt một vài công trình khi đến giai đoạn kiểm tra nghiệm thu thì có nhiều bộ phận không đạt chất lượng buộc phải sửa chữa hoặc làm lại Trong đó, có chất lượng CTXDDD thuộc các DA sử dụng vốn Nhà nước

Là người công tác trong ngành xây dựng tại cơ quan Nhà nước địa phương, trực tiếp tham gia công tác thẩm định thiết kế, QLCL thi công công trình và công tác kiểm tra nghiệm thu của CĐT, tác giả muốn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre nhằm nhận diện, đưa ra đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng cho công tác tại đơn vị và giúp các chủ thể tham gia thực hiện DA nhằm đảm bảo chất lượng khi công trình hoàn thành.

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

- Đánh giá, xếp hạng, xác định nhóm nhân tố chính của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre

- Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng cho các chủ thể tham gia thực hiện DA để công trình hoàn thành đạt chất lượng.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Các DA đầu tư xây dựng công trình dân dụng tại tỉnh Bến Tre

- DA sử dụng vốn Nhà nước

- Đối tượng khảo sát là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, lập dự toán, QLDA, CĐT, nhà thầu thi công, giám sát thi công, đơn vị thẩm định thiết kế và QLCL công trình.

TỔNG QUAN

Các định nghĩa, khái niệm

Chất lượng là khái niệm có nguồn gốc rất lâu đời và đã được tài liệu hóa Khái niệm chất lượng được hiểu đơn giản nhất là nó có thể đáp ứng mong đợi của người sử dụng, của khách hàng Tuy nhiên, trong thực tế để hiểu đúng và đủ khái niệm chất lượng là rất phức tạp Vì vậy, đánh giá CLCT xây dựng mang tính tương đối và trong một phạm vi nhất định [2]

2.1.2 Các giai đoạn thực hiện DA

Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước [4]

Giai đoạn lập DA đầu tư, thiết kế xây dựng công trình có sự tham gia của nhiều chủ thể [3] Đơn vị tư vấn khảo sát thực hiện các bước xác định hiện trạng, khảo sát địa chất, địa hình để làm cơ sở thiết kế DA Năng lực của nhà thầu khảo sát bao gồm các yếu tố về năng lực, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ, thiết bị và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm sẽ quyết định phương pháp khảo sát, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, biện pháp tổ chức thực hiện và tiến độ thực hiện sẽ quyết định chất lượng của hồ sơ khảo sát, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hồ sơ thiết kế và chất lượng thi công công trình sau này

Trên cơ sở hồ sơ khảo sát, cùng với đề bài thiết kế DA, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ thiết kế hồ sơ từ giai đoạn thiết kế cơ sở đến thiết kế bản vẽ thi công cùng với dự toán Hồ sơ thiết kế phải đưa ra nhiều phương án, so sánh các phương án tối ưu về kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn [3] Vì vậy, để đảm bảo CLCT, trong giai đoạn thiết kế, các yếu tố tác động từ phía nhà thầu tư vấn bao gồm năng lực đơn vị tư vấn, năng lực nhân sự chủ chốt tham gia thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng phù hợp, qui trình QLCL thiết kế, năng lực đơn vị thẩm định, thẩm tra và tiến độ thực hiện công việc

Chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng công trình có vai trò quyết định rất lớn đến CLCT xây dựng Đây là giai đoạn có thời gian kéo dài, khối lượng công việc lớn trong đó bao gồm vai trò kiểm soát chất lượng của CĐT, vai trò giám sát CLCT của nhà thầu tư vấn giám sát và vai trò đảm bảo chất lượng của nhà thầu thi công

Mỗi bên tham gia trong giai đoạn này đều là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến CLCT xây dựng Đối với CĐT, năng lực về con người, năng lực QLCL, năng lực tài chính, và khả năng điều phối các bên liên quan có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát CLCT

Hỗ trợ CĐT để giám sát chất lượng, nhà thầu tư vấn giám sát cần phải có năng lực, nhân lực, thiết bị máy móc, kinh nghiệm thực thi quy trình giám sát chất lượng, kinh nghiệm giám sát, giám sát thí nghiệm chất lượng vật liệu đầu vào, kiểm soát tiến độ thi công DA Để đáp ứng được các yêu cầu về kiểm soát chất lượng của CĐT, giám sát chất lượng của nhà thầu tư vấn, để đảm bảo CLCT, nhà thầu thi công cần phải có kinh nghiệm và năng lực, bản thân nhà thầu thi công phải có qui trình, biện pháp kiểm soát CLCT nội bộ có hiệu quả, có kinh nghiệm trong việc sử dụng máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng để thi công, đồng thời phải sử dụng biện pháp thi công hợp lý thì mới đảm bảo CLCT xây dựng do qui chuẩn, tiêu chuẩn qui định, thõa mãn các yêu cầu của CĐT, tuân thủa các yêu cầu của giám sát CLCT

CLCT xây dựng còn được quyết định trong giai đoạn vận hành, duy tu, bảo trì trong quá trình sử dụng Công trình sau khi thi công hoàn thành đảm bảo chất lượng, nếu quá trình sử dụng không tuân theo các chỉ dẫn kỹ thuật, thiếu kính phí và bảo trì định kỳ sẽ đẫn đến công trình nhanh chóng xuống cấp Thực tế, tại Việt Nam, rất nhiều công trình xuống cấp do quá trình vận hành và bảo trì, sử dụng hàng năm Việc thiếu các qui trình QLCL công việc bảo trì, thiếu kinh phí bảo trì, sử dụng công trình sai chức năng, thiếu các kế hoạch bảo trì định kỳ làm cho công trình xây dựng nhanh chóng xuống cấp, CLCT không đáp ứng được yêu cầu vận hành, hoạt động

Hình 2.1: Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình Giai đoạn chuẩn bị

Khảo sát xây dựng, lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết, lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi

Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi/ Quyết định đầu tư xây dựng Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/ Chấp thuận chủ trương đầu tư

Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, khảo sát xấy dựng, lập, thẩm định thiết kế - dự toán xây dựng

Phê duyệt thiết kế - dự toán xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu Lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng xây dựng

Thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng, tạm ứng – thanh toán khối lượng hoàn thành

Vận hành, chạy thử, nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, bàn giao công trình đưa vào sử dụng

Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán DA hoàn thành, bảo hành công trình xây dựng Khai thác, vận hành, bảo trì công trình xây dựng Giai đoạn thực hiện

Phân loại, cấp công trình xây dựng như sau: Loại công trình xây dựng được xác định theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác Cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Luật này được xác định căn cứ vào quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này [4]

Công trình dân dụng là công trình sử dụng cho mục đích dân dụng, công trình có kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu của con người như ở; học tập, giảng dạy; làm việc; kinh doanh; tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao; tập trung đông người; ăn uống, vui chơi, giải trí, thăm quan; xem hoặc thưởng thức các loại hình nghệ thuật, biểu diễn, thi đấu thể thao; trao đổi, tiếp nhận thông tin, bưu phẩm; khám bệnh, chữa bệnh; tôn giáo, tín ngưỡng; và các công trình cung cấp các dịch vụ, nhu cầu khác của con người, bao gồm: công trình nhà ở, công trình công cộng, cổng, tường rào, nhà bảo vệ và kết cấu nhỏ lẻ khác phục vụ cho mục đích dân dụng [5]

2.1.4 DA sử dụng vốn đầu tư công, DA sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công

- DA đầu tư công là DA sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công

- Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật

Phân loại DA đầu tư xây dựng như sau: [7]

- Theo công năng phục vụ của DA, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc DA, DA đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này

- Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, DA đầu tư xây dựng được phân loại gồm: DA sử dụng vốn đầu tư công, DA sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công,

DA PPP và DA sử dụng vốn khác

QLCL công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình [6].

Chất lượng CTXDDD thuộc của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

(Nguồn: Internet) Bến Tre là một trong mười ba tỉnh đồng bằng Tây Nam Bộ, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 2.360km 2 , với đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố và 8 huyện Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, bao phủ bởi một màu xanh của rừng dừa chiếm gần nửa diện tích dừa của cả nước và là rừng dừa lớn nhất thế giới với 70 nghìn ha và trên 30 nghìn ha vườn trái cây, cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt nhất Đồng bằng sông Cửu Long do được bao bộc bởi 4 dòng hạ lưu của sông Mêkông Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng về phía đông Phía bắc giáp tỉnh Tiềng Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km và được bồi đắp bởi 4 con sông lớn là sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên Bến Tre được tạo thành từ 3 cù lao lớn là: Cù lao An Hóa gồm huyện Châu Thành và huyện Bình Đại; Cù lao Bảo gồm thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri; Cù lao Minh gồm huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Thạnh Phú

Những năm gần đây, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân Ở lĩnh vực thi công xây dựng, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến chất lượng bêtông cốt thép không đạt yêu cầu, làm chậm tiến độ triển khai một số công trình do hạn chế nguồn nước ngọt phục vụ thi công Tuy nhiên, hiện chưa có số liệu cụ thể về thiệt hại do chậm tiến độ Sở Xây dựng đã có công văn yêu cầu các CĐT xây dựng công trình, các đơn vị tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công phải có kế hoạch dự trữ nguồn nước đảm bảo chất lượng để sử dụng trong thời gian nguồn nước trên địa bàn tỉnh bị nhiễm mặn, không cho phép sử dụng nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn để thi công xây dựng

2.2.2 Việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển VLXKN trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Năm 2020 Sở Xây dựng đã có báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 Công tác triển khai thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiệm túc, các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước được yêu cầu sử dụng VLXKN và được CĐT, cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức thẩm định theo quy định, khuyến khích sử dụng VLXKN đối với công trình sử dụng nguồn vốn khác, các công trình nhà ở Trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá công trình sử dụng VLXKN và tổng hợp báo cáo hằng năm theo yêu cầu của cơ quan cấp trên [8]

Trong quá trình triển khai thực hiện công trình sử dụng gạch không nung trên địa bàn tỉnh có phát sinh một số hiện tượng, như: công trình sử dụng gạch xây không nung thường xuất hiện nhiều vết nứt, thấm sau một thời gian sử dụng; công tác bảo quản vật liệu và công tác trát gặp nhiều khó khăn; các tiêu chuẩn sản xuất, quy phạm xây dựng, kết cấu kiến trúc, định mức dự toán, đơn giá xây dựng của các loại vật liệu không nung chưa được ban hành đồng bộ gây khó khăn trong công tác thiết kế, lập dự toán; thi công VLXKN đòi hỏi kỹ năng xây tô khác với truyền thống nên nhà thầu và thợ xây dựng gặp không ít khó khăn trong quá trình thi công, năng suất lao động chưa cao…[8]

Các cơ sở sản xuất không phát huy được hết công suất thiết kế do khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm VLXKN, các cơ sở sản xuất nhỏ chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chất lượng không đồng đều nên khi đưa vào sử dụng công trình không đạt yêu cầu gây tác động tiêu cực đến người sử dụng, ngoài ra giá thành VLXKN cao hơn so với gạch đất sét nung nên khó cạnh tranh [8]

Nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, người sử dụng VLXKN còn hạn chế, chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm VLXKN; chưa nghiên cứu, cập nhật đầy đủ các quy định do thói quen sử dụng gạch đất sét nung truyền thống [8]

2.2.3 Một số công trình có vấn đề về chất lượng tại Bến Tre những năm vừa qua

2.2.3.1 Công trình Trụ sở UBND Tỉnh Bến Tre

- Công trình Trụ sở UBND Tỉnh Bến Tre được xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng năm 2002, thiết kế có quy mô 01 trệt và 04 tầng lầu Chiều cao công trình từ nền sân đến đỉnh mái là 24,0 m, mặt bằng công trình có kích thước 54,4m x 28,9m

Hệ kết cấu công trình là bê tông cốt thép toàn khối và tường gạch bao che xung quanh

- Tại thời điểm kiểm định (năm 2020), phần thân công trình xuất hiện một số kết cấu chịu lực bị bong tróc lớp bê tông bảo vệ và bị rỉ sét thép chịu lực gây hư hỏng nặng và phần tường gạch bao che xung quanh công trình xuất hiện nhiều vết nứt

- Theo đề nghị của Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre, hạng mục phần thân công trình nói trên cần được tiến hành kiểm định chất lượng, đánh giá an toàn chịu lực hạng mục công trình

- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Theo các kết quả khảo sát hiện trạng, kiểm tra hiện trường, thí nghiệm mẫu trong phòng & phân tích, tính toán kết cấu, cho thấy: Tại thời điểm kiểm định bộ phận kết cấu chịu lực phần thân ở bên trên & bộ phận kết cấu bao che của công trình được đánh giá nguy hiểm cấp c - nguy hiểm cục bộ - theo quy định tại mục 5.3.2.2 của TCVN 9381:2012 Dựa trên các kết quả khảo sát hiện trạng, các số liệu kiểm tra thu thập tại hiện trường & kết quả phân tích, tính toán kết cấu đề xuất

4 phương án gia cố/ sửa chữa cho 4 loại khuyết tật trên công trình với chi phí thực hiện khoảng 3 tỷ đồng

Hình 2.3: Công trình Trụ sở làm việc UBND tỉnh Bến Tre

Hình 2.4: Khảo sát hiện trạng công trình

(Nguồn: Đơn vị kiểm định)

Hình 2.5: Khoan lấy mẫu bê tông (Nguồn: Đơn vị kiểm định)

Hình 2.6: Kiểm tra bê tông bảo vệ và cách cốt thép

(Nguồn: Đơn vị kiểm định)

Hình 2.7: Kiểm tra cốt thép bên trong kết cấu

(Nguồn: Đơn vị kiểm định)

2.2.3.2 Công trình Trường Tiểu học Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre:

Cổng Trường Tiểu học Sơn Định, huyện Chợ Lách được thi công bằng thép hình có kích thước dài 4,4m, cao 2m; cánh cổng chạy trên đường ray với 02 bánh xe ở dưới; được nghiệm thu đưa vào sử dụng ngày 26 tháng 10 năm 2014 Ngày 19 tháng

11 năm 2014, có 2 em học sinh kéo cửa cổng trường làm cổng bất ngờ sập xuống làm cho một học sinh tử vong và một học sinh bị thương

Hình 2.8: Hiện trường cổng rào bị sập

Sở Xây dựng có kết luận giám định với nội dung:

- Các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng (tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công và nhà thầu thi công) có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc theo quy định

- Các công tác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, ký kết các hợp đồng được CĐT thực hiện tương đối đầy đủ về nội dung, thủ tục theo quy định của Pháp luật Tuy nhiên, trong quá trình thi công theo yêu cầu của CĐT đã thay đổi thiết kế cánh cửa cổng hàng rào (cửa mở bản lề theo thiết kế ban đầu thành cửa trượt,) nhưng không có bản vẽ thiết kế và các văn bản thẩm định, phê duyệt; đơn vị gia công, lắp đặt tự thực hiện và xảy ra sập cổng khi sử dụng

- Trách nhiệm của các bên liên quan dẫn đến vụ việc sập cổng Trường Tiểu học Sơn Định, huyện Chợ Lách như sau:

+ CĐT yêu cầu đơn vị thi công thay đổi thiết kế cánh cổng rào nhưng không có các văn bản thể hiện nội dung thay đổi (văn bản chủ trương thay đổi, bản vẽ thiết kế, văn bản thẩm định, phê duyệt thiết kế điều chỉnh) theo đúng quy định để làm cơ sở cho nhà thầu thi công thực hiện

+ Nhà thầu thi công tự gia công, lắp đặt cửa cổng trong khi chưa có bản vẽ thiết kế điều chỉnh được CĐT thẩm định, phê duyệt và đã bị sập khi đưa vào sử dụng

Các nghiên cứu liên quan đến CLCT xây dựng

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Hoàng Quốc Trị nghiên cứu “Đề xuất giải pháp QLCL các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” đã đưa ra các đề xuất giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng các công trình xây dựng: Các văn bản pháp quy trong công tác QLNN nên có hướng dẫn chi tiết, kịp thời và cần có những quy định cụ thể, chi tiết về trách nhiệm đối với từng tổ chức cá nhân khi tham gia thực hiện DA đầu tư xây dựng Cần có những quy định về điều kiện năng lực và ràng buộc trách nhiệm của CĐT đối với công trình xây dựng CĐT chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn diện CLCT xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị DA, thực hiện DA đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật; quản lý chặt chẽ những công việc dễ gây ảnh hưởng đến CLCT như công tác khảo sát, thiết kế, công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu đầu vào, công tác thi công xây dựng công trình; cần thực hiện đúng các quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn phóng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình Đơn vị quản lý, vận hành công trình phải vận hành công trình theo đúng các quy định hiện hành có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng công trình để đảm bảo công trình vận hành an toàn và hiệu quả trong suốt thời gian khai thác, sử dụng [9]

Phạm Văn Thắng nghiên cứu “Giải pháp QLCL công trình Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới phía đông Hòn Cặp Bè - thành phố Hạ Long” đã đưa ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao CLCT Hạ tầng kỹ thuật liên quan đến: Bổ sung mô hình quản lý dự án, điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu xây dựng và tư vấn giám sát đạt yêu cầu, biện pháp thi công xây dựng, công tác nghiệm thu, kiểm soát vật liệu đầu vào, chỉ dẫn kỹ thuật, xử lý sai phạm kỹ thuật tại công trường, lưu trữ hồ sơ, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước [10] Đặng Đức Dương thực hiện “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến CLCT Hạ tầng kỹ thuật các Khu dân cư trên địa bàn huyện Bình Chánh” đã tìm ra được 10 nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến CLCT Hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư tại huyện Bình Chánh bao gồm: Biện pháp QLCL của nhà thầu xây dựng, năng lực của nhà thầu xây dựng, máy móc thiết bị của nhà thầu xây dựng, QLCL của nhà thầu cung cấp sản phẩm xây dựng và vật liệu xây dựng, biện pháp thi công của nhà thầu xây dựng, trách nhiệm CĐT nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, chất lượng vật liệu xây dựng, biện pháp QLCL của CĐT, quy trình và kế hoạch bảo trì chính xác, CĐT phối hợp kiểm tra công tác nghiệm thu với các cơ quan chức năng có thẩm quyền [11]

Ngô Nguyên Phước thực hiện “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc QLCL công trình kè bảo vệ bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp từ một số kinh nghiệm quản lý công trình kè Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu” nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc QLCL công trình kè bảo vệ bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Năng lực tổ chức quản lý của nhà thầu thi công, công tác QLCL của nhà thầu thi công, lựa chọn và ứng dụng công nghệ kỹ thuật, năng lực tổ chức quản lý của CĐT, công tác QLCL của CĐT, năng lực tổ chức quản lý của các đơn vị tư vấn, môi trường trong quá trình thi công xây lắp của nhà thầu, kiểm tra an toàn lao động, công tác quản lý và chế tài các hợp đồng xây dựng, công tác quản lý nhân sự tham gia hoạt động thi công, công tác quản lý tiến độ [12]

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Shahid Hussain, Zhu FangWei và Zaigham Ali thực hiện “Kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng của DA xây dựng đến sự hài lòng của khách hàng bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc một phần bình phương thấp nhất” nêu ra 18 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Trong đó yếu tố liên quan đến xây dựng gồm có: Trình độ kỹ năng và kinh nghiệm lao động thấp, kiến thức kỹ thuật của nhà thầu kém, giám sát công trường không đầy đủ của nhà thầu, công nghệ và thiết bị xây dựng lạc hậu, thời gian thi công hạn chế do khách hàng của DA áp đặt Các yếu tố liên quan đến thiết kế gồm có: Thiết kế và đặc điểm kỹ thuật chất lượng thấp, sai sót trong đặc điểm kỹ thuật thiết kế, thay đổi thiết kế trong quá trình thi công, khó thu thập dữ liệu trong quá trình thiết kế Các yếu tố liên quan đến vật liệu gồm có: Thiếu tiêu chí chất lượng đối với vật liệu cấu thành, thiết bị kiểm tra chất lượng vật liệu kém, sự leo thang của giá vật liệu, chất lượng kém của nguyên liệu, giá thầu thấp Các yếu tố liên quan đến các bên liên quan gồm có: Thiếu sự giám sát của nhà thầu, thiếu cán bộ QLDA trên công trường, quy trình/ chính sách chất lượng kém, thiếu cam kết của quản lý đối với chất lượng [13]

Ayodeji Oke, Clinton, Aigbavboa và Emest Dlamini nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DA xây dựng ở Swazilland” và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các DA xây dựng trong ngành xây dựng Swaziland được chỉ ra bao gồm: Các yếu tố chính là việc sử dụng các nhà thầu phụ thương mại không có tay nghề và giám sát tại chỗ kém; các yếu tố quan trọng khác là kỹ năng lao động xây dựng không đầy đủ, cam kết của đội giám sát, lập kế hoạch và tiến độ công việc kém; các yếu tố khác là thiếu giao tiếp, sự thiếu hiểu biết của người QLDA, sự khan hiếm của các nguồn lực, quản lý vật tư và kế hoạch kém, sự chậm trễ trong việc ra quyết định, số lượng DA đang thực hiện, thay đổi thiết kế, cấu tạo với các thông số kỹ thuật, sự tham gia của khách hàng là người dùng cuối và đảm bảo với nguồn vốn của khách hàng; yếu tố về điều kiện thời tiết khắc nghiệt [14]

N.S Azman, M.Z Ramli và M.H Zawawi thực hiện “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLCL DA xây dựng sử dụng hệ thống Tòa nhà công nghiệp hóa” và kết luận dựa trên các yếu tố được xem xét, yếu tố thành công hàng đầu luôn được nhắc đến là việc bổ nhiệm đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm cao và sử dụng các linh kiện và vật liệu chất lượng cao Những yếu tố quan trọng tiếp theo bao gồm: Sử dụng trang thiết bị công trình hợp lý và hiện đại, phân bổ thời lượng DA đầy đủ, phù hợp với bản vẽ xây dựng và đặc điểm kỹ thuật, sự tham gia của nhân viên, tính sẵn có của tài nguyên, môi trường DA, kiểm soát đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt, sự hợp tác tốt giữa tất cả các bên, sử dụng các biện pháp thi công phù hợp với từng DA cụ thể [15]

Davidkumar C và Kathirel P thực hiện “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của DA xây dựng” và đưa ra một số ý kiến đề xuất đối với công tác quản lý, kiểm soát CLCT xây dựng nhằm nâng cao chất lượng: Nhà thầu và nhà tư vấn đều coi trọng chất lượng và tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn hơn, chất lượng nguyên vật liệu và sự sẵn có kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sự sẵn có của nguồn lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao giúp hoàn thành các DA với hiệu suất thành công và phù hợp, sản phẩm thiết bị làm việc có chất lượng tốt hơn so với công việc thủ công, kiểm tra đúng cách trong giai đoạn làm việc sẽ nâng cao chất lượng, nguồn vốn không có sẵn có thể dẫn đến công việc bị đình trệ hoặc chất lượng kém [16]

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT xây dựng từ các nghiên cứu trước đây

Từ các nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp 30 nhân tố ảnh hưởng đến CLCT xây dựng được liệt kê tại Bảng 2.1:

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT xây dựng từ các nghiên cứu trước đây

TT Nhân tố ảnh hưởng đến

Nguồn tham khảo Diễn giải yếu tố

Năng lực nhà thầu khảo sát, chủ trì khảo sát địa hình, địa chất [9], [11], [12]

2 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng [11], [16]

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng không phù hợp dẫn đến tính pháp lý của kết quả đánh giá khảo sát không đảm bảo

3 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát [11] Kiểm soát kém dẫn đến công tác khảo sát không đảm bảo theo phương án, tiến độ được duyệt, kết quả bị sai lệch

4 Nghiệm thu kết quả khảo sát [11], [14] Nghiệm thu không chặt chẽ, dẫn đến kết quả khảo sát không đầy đủ, thiếu chính sát

5 Năng lực nhà thầu thiết kế, chủ trì thiết kế [9], [11], [12]

TT Nhân tố ảnh hưởng đến

Nguồn tham khảo Diễn giải yếu tố

6 Giải pháp, công nghệ áp dụng [13], [15]

Giải pháp, công nghệ không phù hợp, lạc hậu sẽ giảm chất lượng, tăng chi phí xây dựng công trình

Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng không phù hợp dẫn đến tính pháp lý của hồ sơ thiết kế không đảm bảo

8 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế [11], [14] Kiểm soát kém dẫn đến công tác thiết kế không đảm bảo theo nhiệm vụ, tiến độ được duyệt, chất lượng kém

9 Thay đổi thiết kế khi thi công [13], [14]

Phát sinh thay đổi có thể cải tiến chất lượng nếu điều chỉnh kịp thời các lỗi hồ sơ thiết kế được duyệt nhưng làm ảnh hưởng đến biện pháp, tiến độ thi công

10 Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế [11]

Công tác thẩm tra, thẩm định nhằm kiểm tra, đánh giá sự đảm bảo về chất lượng, tuân thủ quy định pháp luật của hồ sơ thiết kế

11 Thời gian thực hiện thiết kế [11], [13]

Thời gian thực hiện bị rút ngắn quá mức sẽ dẫn đến thiết kế không đầy đủ chi tiết, phải bổ sung, tính toán kết cấu sơ sài, dẫn đến không đảm bảo hoặc lãng phí

Năng lực nhà thầu thi công, chỉ huy trưởng công trình [9], [11], [12]

13 Biện pháp tổ chức thi công [14], [15] Biện pháp không phù hợp, lạc hậu sẽ mất an toàn, chậm tiến độ, giảm chất lượng

Tay nghề công nhân, máy móc, thiết bị đáp ứng vật liệu mới [14], [16]

Tay nghề công nhân, máy móc, thiết bị không đáp ứng vật liệu mới làm giảm chất lượng cấu kiện, giảm chất lượng công trình

15 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công [12], [15]

Kiểm soát kém dẫn đến công tác thi công không đảm bảo theo biện pháp, tiến độ được duyệt, chất lượng kém

16 Giá dự thầu [13] Giá dự thầu thấp dẫn đến khả năng sử dụng lao động tay nghề kém, máy

TT Nhân tố ảnh hưởng đến

Nguồn tham khảo Diễn giải yếu tố móc thiết bị lạc hậu, thi công gian dối, chất lượng kém

17 Thời gian thi công xây dựng [13], [15]

Thời gian thực hiện bị rút ngắn quá mức sẽ dẫn đến thi công không đảm bảo an toàn lao động, an toàn kết cấu công trình, dẫn đến chất lượng kém

18 Năng lực tư vấn giám sát thi công, giám sát trưởng [9], [11], [12]

19 Trách nhiệm cán bộ giám sát thi công [13], [14]

Trách nhiệm cán bộ giám sát càng cao thì công tác giám sát càng chặt chẽ, CLCT đảm bảo

20 Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình [11] Có kế hoạch và kinh phí thực hiện theo quy trình giúp thực hiện được đầy đủ

21 Tổ chức thực hiện bảo trì công trình [9], [11] Thực hiện tốt làm tăng hiệu quả công tác bảo trì, duy trì CLCT

22 Sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình [9], [11] Đảm bảo an toàn kết cấu, duy trì chất lượng và hiệu quả kinh tế cho công trình

23 Năng lực quản lý của CĐT [14], [17],

Công tác tổ chức, kết nối giữa các tư vấn, nhà thầu, cơ quan QLNN thông suốt sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng đảm bảo hơn

24 Năng lực chuyên môn xây dựng của CĐT [17] Kiểm tra, giám sát các đơn vị tư vấn, nhà thầu tốt hơn, điều chỉnh kịp thời khi cần thiết

25 Công tác nghiệm thu của

CĐT [11], [12] Công tác nghiệm thu chặt chẽ, đầy đủ giúp CLCT đảm bảo

26 Tiến độ giải ngân cho công trình [16], [17]

Thời gian thanh toán không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, ảnh hưởng đến các cấu kiện chịu tác động xấu của thời tiết, giảm CLCT

27 Điều khoản hợp đồng rõ ràng [13], [15]

Hợp đồng rõ ràng, đầy đủ về trách nhiệm, quyền lợi, thưởng phạt và được tuân thủ cao sẽ nâng cao trách nhiệm giữa các bên, CLCT đảm bảo

Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành của CĐT trước khi đưa công trình vào sử dụng

Giúp CĐT cải thiện trong công tác nghiệm thu, ngăn ngừa chất lượng kém cho công trình

TT Nhân tố ảnh hưởng đến

Nguồn tham khảo Diễn giải yếu tố

29 Năng lực của tổ chức giám sát cộng đồng [9], [11]

Bộ phận giám sát cộng đồng có năng lực tốt sẽ phát hiện sai sót trong quá trình thi công để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến CLCT

Sự minh bạch của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng [17], [18]

Sự minh bạch càng cao thì sự tuân thủ quy định càng đảm bảo, CLCT càng đảm bảo

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Mô hình “Nguyên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre” theo Hình 2.12, được xây dựng như sau:

Giả thuyết H1: “Giai đoạn khảo sát xây dựng” có ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Giả thuyết H2: “Giai đoạn thiết kế xây dựng” có ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Giả thuyết H3: “Giai đoạn thi công xây dựng” có ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Giả thuyết H4: “Giai đoạn khai thác, bảo trì” có ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Giả thuyết H5: “CĐT” có ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Giả thuyết H6: “Chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương” có ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất Giai đoạn khảo sát xây dựng

CLCT xây dựng Giai đoạn thiết kế xây dựng

Giai đoạn thi công xây dựng

Giai đoạn khai thác, bảo trì công trình

Chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được mô tả qua sơ đồ Hình 3.1, bao gồm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn thu thập thông tin: Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, tiến hành tham khảo sách, báo, tài liệu, các nghiên cứu trước, tham khảo ý kiến chuyên gia và những người có kinh nghiệm nhằm xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến CLCT xây dựng Các nhân tố được xác định phải phù hợp với các DA sử dụng vốn Nhà nước tại Bến Tre

Giai đoạn khảo sát và thu thập dữ liệu: Sau khi xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát thử nghiệm, tiến hành khảo sát thử nghiệm Điều chỉnh lại bảng câu hỏi (nếu có) và lập bảng khảo sát chính thức Sau đó tiến hành khảo sát chính thức để thu thập dữ liệu

Giai đoạn phân tích và kết luận: Sau khi thu thập số liệu khảo sát, tiến hành phân tích số liệu, nhận xét, thảo luận trên kết quả đạt được Dựa trên kết quả đã phân tích đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre Cuối cùng đưa ra các kết luận, kiến nghị trên kết quả đạt được.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Xác định đề tài, vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu

Xác định những nhân tố nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát

Kiểm định thang đo, xếp hạng nhân tố:

- Phân tích One-way ANOVA

Tim ra những nhân tố ảnh hưởng:

- Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Phân tích hồi quy đa biến

Kết quả nghiên cứu: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT; đề xuất giải pháp Tổng quan các nghiên cứu, tài liệu liên quan

Tham khảo ý kiến chuyên gia, người có kinh nghiệm

Kết luận và kiến nghị

Thu thập dữ liệu

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Hình 3.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi

Kết quả của nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu và thông tin thu được thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi Vì vậy, việc thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp tiếp cận các đối tượng tham gia khảo sát là những vấn đề được quan tâm nhiều

Tham khảo sách, báo, tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đây

Xác định nội dung, thành phần bảng câu hỏi

Phát triển bảng câu hỏi

Câu hỏi đầy đủ, dễ hiểu, nội dung phù hợp

Thu thập dữ liệu và phân tích

Không đạt Đạt trong nghiên cứu nhằm đảm bảo được tính khách quan, độ tin cậy và sự chính xác của dữ liệu thu được

Quy trình thiết kế bảng câu hỏi được mô tả qua sơ đồ Hình 3.3 Trong quy trình, các nội dung và thành phần trong bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đây và tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm thông qua quá trình khảo sát thử nghiệm Quá trình khảo sát thử nghiệm để đảm bảo câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu và có nội dung phù hợp Bảng câu hỏi được tham khảo ý kiến chuyên gia cho đến khi hoàn thiện Sau khi hoàn thiện, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức và thu thập số liệu kết quả khảo sát

3.2.2 Nội dung bảng câu hỏi

Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần:

Phần mở đầu: Nằm ở đầu bảng câu hỏi khảo sát nhằm giới thiệu cho người được khảo sát biết rõ mục đích, nguồn gốc và lý do khảo sát

Phần I: Đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT xây dựng, yêu cầu người được khảo sát đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre Các câu hỏi được trả lời với thang đo Likert Scale 5 mức độ: 1- Không ảnh hưởng, 2- Ít ảnh hưởng, 3- Tương đối ảnh hưởng, 4- Khá ảnh hưởng, 5- Rất ảnh hưởng Ngoài ra phần này cũng cung cấp một khoảng trống để người được khảo sát có thể đưa ra các nhân tố khác

Phần II: Phần thông tin chung nhằm phân loại nhóm người trả lời câu hỏi để có thể đánh giá chính xác hơn kết quả khảo sát Các thông tin chung cần thu thập như: thời gian công tác hay số năm kinh nghiệm, vai trò của người khảo sát, đơn vị công tác và vị trí công việc hiện tại mà người trả lời tham gia: Thời gian công tác được sử dụng nhằm để đánh giá mức độ tin cậy của kết quả khảo sát, thời gian công tác được chia thành các mức độ như sau: dưới 3 năm, từ 3 đến 5 năm, từ 5 đến 10 năm, từ 10 năm trở lên Vai trò của người khảo sát trong DA có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm trả lời bảng câu hỏi Việc phân loại vai trò người khảo sát nhằm đánh giá cách nhìn nhận của từng nhóm người trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình Vai trò người khảo sát bao gồm đơn vị công tác như cơ quan Nhà nước, khảo sát/ thiết kế, tư vấn giám sát, CĐT/ ban QLDA, nhà thầu thi công… và vị trí công tác như lãnh đạo, trưởng/ phó phòng, kỹ sư giám sát, chỉ huy trưởng/ phó côngt rình, kỹ sư khảo sát/ thiết kế…

Dựa trên bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT xây dựng từ các nghiên cứu trước đây, một bảng câu hỏi sơ bộ được hình thành Trước khi phát bảng câu hỏi đại trà, khảo sát thử nghiệm được tiến hành trên một nhóm 10 chuyên gia Các chuyên gia được mời kiểm tra bảng câu hỏi sơ bộ đã tham gia thực hiện nhiều CTXDDD của các DA vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đều có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực xây dựng Thành phần các chuyên gia gồm 2 người là cơ quan Nhà nước, 2 người là khảo sát/ thiết kế, 2 người là tư vấn giám sát, 2 người là CĐT/ ban QLDA, 2 người là nhà thầu thi công

Các chuyên gia được yêu cầu kiểm tra sự rõ ràng, dễ hiểu của nhân tố Các nhân tố phải đảm bảo không trùng lắp về nội dung, ý nghĩa và phù hợp với điều kiện tại Bến Tre và có chuyên gia cũng yêu cầu thêm vào bảng câu hỏi các nhân tố cảm thấy cần thiết

Kết thúc quá trình khảo sát thử nghiệm, các chuyên gia đã bổ sung thêm 16 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre được liệt kê trong Bảng 3.1

Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT xây dựng từ các chuyên gia

TT Nhân tố ảnh hưởng đến

Nguồn tham khảo Diễn giải yếu tố

1 Nhiệm vụ khảo sát Chuyên gia Nhiệm vụ không đầy đủ sẽ thiếu số liệu đầu vào để thiết kế, dẫn đến chất lượng kém

2 Phương án kỹ thuật khảo sát Chuyên gia

Phương án kỹ thuật không phù hợp sẽ cho kết quả không chính xác, dẫn đến chất lượng kém

3 Thời gian thực hiện khảo sát Chuyên gia

Thời gian thực hiện bị rút ngắn quá mức sẽ dẫn đến công tác khảo sát hời hợt, thông tin thu thập không trung thực, kết quả bị sai lệch

4 Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế Chuyên gia Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ không đầy đủ sẽ thiếu số liệu đầu vào để thiết kế kỹ thuật, dẫn đến chất lượng kém

TT Nhân tố ảnh hưởng đến

Nguồn tham khảo Diễn giải yếu tố

5 An toàn lao động, vệ sinh công trường Chuyên gia

Môi trường làm việc kém an toàn, không vệ sinh làm ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc và sự chuẩn xác, chất lượng không đảm bảo

6 Tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn Chuyên gia Gây bất lợi trực tiếp đến điều kiện thi công và chất lượng cấu kiện, làm giảm chất lượng công trình

7 Nhiệm vụ giám sát thi công Chuyên gia

Nhiệm vụ không đầy đủ sẽ dẫn đến nội dung giám sát không đầy đủ, dẫn đến chất lượng kém

8 Đề cương giám sát thi công Chuyên gia Đề cương không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến công tác giám sát, chất lượng nghiệm thu không đảm bảo, dẫn đến chất lượng kém

9 Công tác nghiệm thu của giám sát thi công Chuyên gia Công tác nghiệm thu chặt chẽ, đầy đủ giúp CLCT đảm bảo

10 Hồ sơ hoàn công, quy trình bảo trì công trình Chuyên gia Hồ sơ hoàn công đầy đủ, chỉ dẫn bảo trì cụ thể góp phần duy trì CLCT trong quá trình sử dụng

11 Vật tư, giá vật tư được

Sử dụng vật tư tốt với giá hợp lý sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế cho công trình

Kịp thời phê duyệt các phát sinh, điều chỉnh thiết kế trong giai đoạn thi công Chuyên gia

Thời gian phê duyệt các phát sinh, điều chỉnh thiết kế kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, ảnh hưởng đến các cấu kiện chịu tác động xấu của thời tiết, giảm CLCT

13 Quy định Nhà nước về quản lý chất lượng công trình dân dụng

Quy định hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình

14 Quy định Nhà nước về lựa chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công

Quy định hoạt động lựa chọn nhà thầu của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu đạt chất lượng, tiết kiệm chi phí

15 Công tác đánh giá, chứng nhận năng lực cho tổ Chuyên gia Việc đánh giá, chứng nhận năng lực sát thực sẽ giúp CĐT lựa chọn được nhà thầu uy tín, đảm bảo CLCT

TT Nhân tố ảnh hưởng đến

Nguồn tham khảo Diễn giải yếu tố chức, cá nhân hoạt động xây dựng tại địa phương

16 Công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương

Chuyên gia Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm góp phần ngăn ngừa sai phạm gây giảm CLCT

Công cụ nghiên cứu

Các công cụ nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.3

Bảng 3.3: Các công cụ nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu Công cụ nghiên cứu

Xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

- Các nghiên cứu trước đây, ý kiến chuyên gia

- Thống kê mô tả: tầng số, trị trung bình, độ lệch chuẩn

- Kiểm định thang đo: hệ số Cronbach’s Alpha

Xếp hạng, kiểm tra quan điểm các bên tham gia DA trong việc đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại

- Phân tích One-way ANOVA

Khám phá mối quan hệ cơ bản giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Đánh giá mức độ tác động của các nhóm nhân tố chính đến CLCT xây dựng xây dựng dân dụng của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

- Phân tích hệ số tương quan Pearson

- Phân tích hồi quy đa biến Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng CTXDDD của các DA vốn

Nhà nước tại Bến Tre

- Các nghiên cứu trước đây

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi [22] Hệ số α của Cronbach có thể được tính theo công thức sau:

- ρ: Hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi

Hệ số α được đánh giá như sau:

- 0,70 ≤ α < 0,80: Thang đo lường sử dụng được

- α > 0,6: Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người được trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [23]

- α < 0,6: Thang đo cho nhân tố là không phù hợp, có thể do thiết kế bảng câu hỏi chưa tốt hoặc dữ liệu thu được từ khảo sát có nhiều mẫu xấu

- α > 0.95: Hệ số Cronbach’s Alpha ảo do có hiện tượng trùng biến, có thể do nội dung các câu hỏi trong cùng nhân tố cùng phản ánh một vấn đề hoặc không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết mục hỏi nào cần bỏ đi và mục hỏi nào cần giữ lại Để làm được điều này, cần phải xác định mục hỏi nào không phân biệt giữa những người cho điểm số lớn và những người cho điểm số nhỏ trong tập hợp toàn bộ mục hỏi Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo [22]

Hệ số tương quan biến tổng: Là hệ số cho biết mối quan hệ giữa các biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại Khi hệ số tương quan biến tổng > 0.3 thì biến đó đóng góp giá trị khái niệm của nhân tố

Cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét Thông thường chúng ta sẽ đánh giá cùng với hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation, nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha và Corrected Item - Total Correlation nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo

3.3.2 Phân tích One-way ANOVA

Phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) để đánh giá có hay không sự khác biệt về trị trung bình giữa các nhóm trả lời trong các câu hỏi

Một số giả định với phân tích phương sai một yếu tố:

- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên

- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn

- Phương sai các nhóm so sánh phải đồng nhất

Giả thuyết Ho cần kiểm định là trung bình thực (trung bình tổng thể) của k nhóm là bằng nhau

Nếu kết quả kiểm định dẫn đến việc bác bỏ Ho thì ta phải làm tiếp phân tích sâu (Post Hoc) để xác định sự khác biệt xảy ra ở đâu [22]

Kiểm định Kruskal-Wallis cũng là phương pháp kiểm định giả thuyết trị trung bình của nhiều nhóm tổng thể bằng nhau hay chính là phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) mà không đòi hỏi bất kỳ giả định nào về phân phối chuẩn của tổng thể

3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Trong nghiên cứu, lượng biến thu thập được có thể là rất lớn và hầu như các biến này đều có liên hệ với nhau, số lượng các biến phải được giảm xuống để sử dụng trong phân tích

Phân tích thành tố chính là một phương pháp phân tích dữ liệu định tính nhằm nhận biết xu thế chính của tập hợp dữ liệu khảo sát, rút gọn nhiều biến quan sát ban đầu thành một tập hợp các biến có ý nghĩa hơn mà vẫn chứa đựng phần lớn các thông tin của tập biến ban đầu Mỗi biến sẽ đại diện cho một tập hợp biến cũ gọi là một thành tố chính Theo [23], trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis cùng với phép xoay Varimax là thường được sử dụng phổ biến nhất

Phép xoay Varimax: Xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích nhân tố [22] Để quyết định giữ biến hay loại biến trong phân tích nhân tố khám phá EFA dữ liệu cần thỏa mãn 2 điều kiện: (1) Thỏa mãn ‘Giá trị hội tụ’: Các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố (2) Đảm bảo ‘Giá trị phân biệt’: Các biến quan sát thuộc về nhân tố này và phải phân biệt với nhân tố khác Về mặt hiển thị, điều kiện tách biệt là việc các nhóm nhân tố nằm ở khác cột với nhau trong bảng ma trận xoay

Những yêu cầu khi phân tích EFA như sau:

1 Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố; trị số của KMO trong khoảng 0.5< KMO là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, nếu như trị số KMO 0.6 và hệ số tương quan biến tổng điều > 0.3 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Do đó 40 nhân tố còn lại phù hợp cho các nghiên cứu phần sau.

Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre

dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre

Bảng 4.26: Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre được trình bày trong Bảng 4.26 Trong bảng trình bày các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, vị trí xếp hạng tương ứng của các nhân tố Giá trị độ lệch chuẩn của một nhân tố thể hiện mức độ đồng thuận giữa những người được hỏi, trong khi đó trị trung bình trên thang đo của một nhân tố là một chỉ số về mức độ ảnh hưởng của nó so với các nhân tố khác [24] Các giá trị độ lệch chuẩn của các nhân tố nhỏ hơn 1 hoặc xung quanh 1, điều này phản ánh có một sự đồng thuận giữa những người được hỏi [25] Như được mô tả trong Bảng 4.26, có 5 nhân tố được đánh giá là

“rất ảnh hưởng” (4.5 < trị trung bình < 5), có 14 nhân tố được đánh giá là “khá ảnh hưởng” (3.5 < trị trung bình < 4.5), và 22 nhân tố còn lại được đánh giá như “tương đối quan trọng” (2.5 < trị trung bình < 3.5) [26]

Có 5 nhân tố có giá trị trung bình lớn hơn 4.5 là rất ảnh hưởng, liên quan đến giai đoạn thi công, gồm có nhà thầu thi công và đơn vị giám sát: “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công”, “Công tác nghiệm thu của giám sát thi công”, “Giá dự thầu”, “Biện pháp tổ chức thi công”, “Trách nhiệm cán bộ giám sát thi công”:

“Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công” là nhân tố xếp hạng đầu tiên trong việc ảnh hưởng đến CLCT xây dựng Nhà thầu thi công là đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm, việc kiểm soát chất lượng của nhà thầu là rất quan trọng, rất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, CLCT ngay từ lúc thực hiện Việc kiểm soát kém còn dẫn đến công tác thi công không đảm bảo theo biện pháp, tiến độ được duyệt, chất lượng lượng công trình xây dựng kém

“Công tác nghiệm thu của giám sát thi công” là nhân tố xếp hạng thứ hai trong việc ảnh hưởng đến CLCT xây dựng Là đơn vị trực tiếp kiểm tra, đánh giá, chấp nhận hoặc không chấp nhận hay phải chỉnh sửa sản phẩm hoàn thành của đơn vị thi công, ảnh hưởng chất lượng chuỗi bộ phận công trình đến khi hoàn thành công trình Công tác nghiệm thu chặt chẽ, đầy đủ giúp CLCT xây dựng đảm bảo

“Giá dự thầu” là nhân tố xếp hạng thứ ba trong việc ảnh hưởng đến CLCT xây dựng Việc cạnh tranh trong đấu thầu là điều kiện tốt để CĐT chọn được các nhà thầu có năng lực phù hợp và giá hợp lý Tuy nhiên, khi nhà thầu dự giá quá thấp nhằm mục đích trúng thầu, bỏ qua tính toán chi phí thực hiện Vì vậy, khi triển khai thi công dẫn đến khả năng sử dụng lao động tay nghề kém, máy móc thiết bị lạc hậu hơn so với cam kết nhằm gỡ gạt, thi công gian dối hoặc nhượng lại cho nhà thầu phụ kém năng lực khác để lấy chênh lệch

“Biện pháp tổ chức thi công” là nhân tố xếp hạng thứ tư trong việc ảnh hưởng đến CLCT xây dựng Biện pháp tổ chức thi công do nhà thầu thi công lập nhằm phục vụ công tác thi công Biện pháp thi công không phù hợp sẽ gây nhiều xung đột giữa các bộ phận trực tiếp trong quá trình thi công, còn có thể mất an toàn, làm chậm tiến độ và làm giảm chất lượng công trình xây dựng

“Trách nhiệm cán bộ giám sát thi công” là nhân tố xếp hạng thứ năm trong việc ảnh hưởng đến CLCT xây dựng Cán bộ giám sát thi công có trách nhiệm sẽ phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót của nhà thầu thi công, giảm thiếu lãng phí chi phí và thời gian khi có nhiều công tác phải làm lại Trách nhiệm cán bộ giám sát càng cao thì công tác giám sát càng chặt chẽ, CLCT xây dựng càng đảm bảo

Có 5 nhân tố ít ảnh hưởng theo sự đánh giá của các đối tượng khảo sát, liên quan đến chính quyền địa phương, CĐT và đơn vị thiết kế: “Năng lực của tổ chức giám sát cộng đồng”, “Vật tư, giá vật tư được CĐT duyệt”, “Kịp thời phê duyệt các phát sinh, điều chỉnh thiết kế trong giai đoạn thi công”, “Tiến độ giải ngân cho công trình”, “Nghiệm thu kết quả khảo sát”:

“Năng lực của tổ chức giám sát cộng đồng” là nhân tố xếp hạng ít ảnh hưởng nhất đến CLCT xây dựng Bộ phận giám sát cộng đồng có năng lực tốt sẽ phát hiện sai sót trong quá trình thi công để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến CLCT Tuy nhiên, hiện nay công tác giám sát cộng đồng đối với các công trình vốn Nhà nước thường do bộ phận kiêm nhiệm tại địa phương, chủ yếu là cấp xã, phường với năng lực chuyên môn hạn chế hoặc không có chuyên môn về xây dựng nên không góp phần ảnh hưởng nhiều đến CLCT xây dựng

“Vật tư, giá vật tư được CĐT duyệt” là nhân tố xếp hạng ít ảnh hưởng thứ hai đến CLCT xây dựng Sử dụng vật tư tốt với giá hợp lý sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế cho công trình Hiện nay, vật tư sử dụng cho công trình được chủ đầu xem xét lựa chọn chủng loại đã được hợp chuẩn, hợp quy theo quy định, nên chất lượng đã được đảm bảo, vì vậy chủng loại và giá vật tư góp phần ảnh hưởng không nhiều đến CLCT xây dựng

“Kịp thời phê duyệt các phát sinh, điều chỉnh thiết kế trong giai đoạn thi công” và “Tiến độ giải ngân cho công trình” là hai nhân tố xếp hạng ít ảnh hưởng thứ ba và thứ tư đến CLCT xây dựng Thời gian phê duyệt các phát sinh, điều chỉnh thiết kế và tiến độ giải ngân trong quá trình thi công nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, có thể gây ảnh hưởng đến các cấu kiện chịu tác động xấu của thời tiết, làm giảm CLCT Hiện nay, thủ tục phê duyệt phát sinh, điều chỉnh thiết kế và thủ tục thanh toán, giải ngân đối với công trình vốn Nhà nước đã được cải thiện rất nhiều về hồ sơ và thời gian nên cũng giảm bớt thời gian đình trệ thi công, giảm ảnh hưởng cho CLCT xây dựng

“Nghiệm thu kết quả khảo sát” là nhân tố xếp hạng ít ảnh hưởng tiếp theo đến CLCT xây dựng Công tác nghiệm thu kết quả khảo sát chỉ mới đánh giá được khối lượng thực hiện khảo sát nhưng chưa đánh giá được sự chính xác, trung thực trong quá trình khảo sát hiện trường cũng như quá trình thử mãu tại phòng thí nghiệm, vì vậy công tác này ít ảnh hưởng đến CLCT xây dựng.

Kiểm tra quan điểm các nhóm trong việc đánh giá các nhân tố

Để kiểm được quan điểm các nhóm người được khảo sát có kinh nghiệm khác nhau trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các

DA vốn Nhà nước tại Bến Tre, nghiên cứu sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) Tuy nhiên để thực hiện được phân tích này một số giả định cần phải thỏa mãn như: (1) các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên, (2) các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn, (3) phương sai các nhóm so sánh phải đồng nhất Tuy nhiên thực tế lấy mẫu có thể không đảm bảo được các giả định trên Do đó, nghiên cứu thực hiện thêm phân tích Kruskal- Wallis để đối chiếu kết quả Nếu cả hai kết quả cho ra giống nhau thì kết quả là đáng tin cậy Tiến hành thực hiện kiểm định One-way ANOVA và Kruskal-Wallis với giả thuyết kiểm định:

- Ho: Không có sự khác biệt về trị trung bình mức độ quan trọng giữa các nhóm

- H1: Có sự khác biệt về trị trung bình mức độ quan trọng giữa các nhóm

Bảng 4.27: Kết quả kiểm định trị trung bình mức độ quan trọng theo ANOVA và

Biến mã hóa ANOVA Sig Kruskal-Wallis Sig

Biến mã hóa ANOVA Sig Kruskal-Wallis Sig

Kết quả kiểm định trị trung bình mức độ quan trọng theo ANOVA và Kruskal-Wallis tại Bảng 4.27 có một vài nhân tố có p-value < 0.05 cho thấy có sự khác biệt quan điểm các nhóm người được khảo sát có kinh nghiệm khác nhau trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre, tuy nhiên đánh giá tổng thể đa số các nhân tố là không có sự khác biệt quan điểm các nhóm người được khảo sát có kinh nghiệm khác nhau trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre Do đó nghiên cứu có cơ sở để sử dụng kết quả đánh giá của các nhóm này như một đối tượng thống nhất để thực hiện các bước phân tích tiếp theo trong phân tích nhân tố khám phá.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện để tìm ra mối quan hệ cơ bản giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre Quá trình phân tích nhân tố được thực hiện lại với việc loại bỏ các nhân tố có hệ số tải nhỏ hơn 0.5

Sau khi thực hiện bước đánh giá độ tin cậy của thang đo, còn lại 41 biến quan sát được đưa vào phần mềm để phân tích nhân tố EFA Bảng số liệu chi tiết như sau:

Bảng 4.28: Ma trận xoay nhân tố lần 1

Từ kết quả hệ số tải nhân tố tại Bảng 4.28, biến KS06 và NN06 sẽ bị loại do có hệ số tải < 0.5

Sau khi loại các biến KS06 và NN06 còn lại 39 biến quan sát, tiếp tục được đưa vào phần mềm để phân tích nhân tố EFA Bảng số liệu chi tiết như sau:

Bảng 4.29: Kiểm định KMO and Bartlett's Test lần 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test từ Bảng 4.29 ta có:

- Hệ số KMO = 0.777 > 0.5 nên dữ liệu phân tích nhân tố thích hợp

- Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig < 0.05 nên các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 4.30: Phương sai trích lần 2

Initial Eigenvalues Extraction Sums of

Squared Loadings Rotation Sums of

Initial Eigenvalues Extraction Sums of

Rotation Sums of Squared Loadings Total

Kết quả phương sai trích từ Bảng 4.30, ta có:

- Trị số Eingenvalue = 2,379 > 1: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thỏa điều kiện trích xuất nhân tố

- Kết quả của vòng quay tạo ra được 6 nhóm đã giải thích được 64,677% của toàn bộ biến, thỏa yêu cầu > 50%

Bảng 4.31: Ma trận xoay nhân tố lần 2

Hệ số tải nhân tố của các biến > 0.5 được xem là đủ đóng góp cho việc giải thích nhân tố được trích xuất Kết quả xoay nhân tố tại Bảng 4.31 cho thấy tất cả hệ số tải nhân tố của các nguyên nhân đều > 0.5, như vậy các nhân tố trên đủ đóng góp cho việc giải thích nhân tố được trích xuất [20]

Thảo luận kết quả phân tích nhân tố

Nhóm 1 - Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ảnh hưởng đến CLCT xây dựng

Nhóm nhân tố liên quan đến giai đoạn thi công chiếm tỷ lệ phương sai giải thích lớn nhất (15.975%) trong tất cả các nhóm nhân tố, gồm có 10 nhân tố là “Công tác nghiệm thu của giám sát thi công”, “Giá dự thầu”, “Tay nghề công nhân, máy móc, thiết bị đáp ứng vật liệu mới”, “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công”,

“Trách nhiệm cán bộ giám sát thi công”, “Năng lực tư vấn giám sát thi công, giám sát trưởng”, “Năng lực nhà thầu thi công, chỉ huy trưởng công trình”, “Biện pháp tổ chức thi công”, “Tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn”, “An toàn lao động, vệ sinh công trường” Các nguyên nhân được liệt kê trong nhóm liên quan đến nhà thầu thi công, đơn vị giám sát thi công và tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn tại Bến Tre Trong quá trình thi công việc thực hiện nghiệm thu chặt chẽ, đầy đủ của đơn vị giám sát thi công sẽ đảm bảo sự phù hợp giữa hiện trường và hồ sơ thiết kế được duyệt, ngăn ngừa sai sót gây lãng phí tài nguyên và thời gian nếu không đạt và phải làm lại Giá dự thầu thấp có thể dẫn đến khả năng sử dụng lao động tay nghề kém, máy móc thiết bị lạc hậu, thi công gian dối nhằm làm giảm chi phí và kết quả là chất lượng công trình xây dựng kém Tay nghề công nhân, máy móc, thiết bị không đáp ứng vật liệu mới làm giảm chất lượng cấu kiện, giảm chất lượng công trình Thực tế tại địa phương khi bắt đầu triển khai sử dụng VLXKN đến nay đã xảy ra nhiều vấn đề về chất lượng liên quan, trong đó có nguyên nhân do công nhân chưa được tập huấn đầy đủ, thi công không đảm bảo quy trình và thiếu công cụ và thiết bị hỗ trợ Kiểm soát kém dẫn đến công tác thi công không đảm bảo theo biện pháp, tiến độ được duyệt, làm ảnh hưởng lớn đến CLCT Trách nhiệm cán bộ giám sát càng cao thì công tác giám sát càng chặt chẽ, tuy nhiên đối với công trình vốn Nhà nước vẫn tồn tại sự cả nể, thông đồng của cán bộ giám sát với nhà thầu thi công, đã gây ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí phát sinh cho công trình Biện pháp phù hợp, hiện đại sẽ giúp công tác thi công hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian thực hiện, nâng cao CLCT xây dựng Một số tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian qua tại địa phương như hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thi công và chất lượng cấu kiện do nhiều nguồn nước phục vụ thi công bị nhiễm mặn, nắng nóng làm giảm hiệu suất làm việc của công nhân Môi trường làm an toàn, đảm bảo vệ sinh sẽ nâng cao tinh thần, thái độ làm việc và sự chuẩn xác của công nhân, góp phần nâng cao CLCT xây dựng

Nhóm 2 - Năng lực CĐT ảnh hưởng đến CLCT xây dựng

Nhóm nhân tố liên quan đến CĐT chiếm tỷ lệ phương sai giải thích lớn thứ hai (12.588%) trong tất cả các nhóm nhân tố, gồm có 7 nhân tố là “Vật tư, giá vật tư được CĐT duyệt”, “Tiến độ giải ngân cho công trình”, “Năng lực chuyên môn xây dựng của CĐT”, “Năng lực quản lý của CĐT”, “Công tác nghiệm thu của CĐT”,

“Kịp thời phê duyệt các phát sinh, điều chỉnh thiết kế trong giai đoạn thi công”, “Điều khoản hợp đồng rõ ràng” CĐT phê duyệt vật tư sử dụng cho công trình có chất lượng tốt với giá hợp lý sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế cho công trình Thời gian thanh toán, giải ngân đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ, ảnh hưởng đến các cấu kiện chịu tác động xấu của thời tiết cho công trình, tránh làm giảm CLCT Năng lực chuyên môn xây dựng của CĐT sẽ góp phần thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị tư vấn, nhà thầu tốt hơn, điều chỉnh kịp thời khi cần thiết Công tác nghiệm thu của CĐT chặt chẽ, đầy đủ giúp CLCT đảm bảo Thời gian phê duyệt các phát sinh, điều chỉnh thiết kế ngắn sẽ ít ảnh hưởng đến tiến độ, giảm ảnh hưởng đến các cấu kiện chịu tác động xấu của thời tiết gây giảm CLCT Hợp đồng ký kết giữa CĐT và các bên thực hiện thể hiện nội dung rõ ràng, đầy đủ về trách nhiệm, quyền lợi, thưởng phạt và được tuân thủ cao sẽ nâng cao trách nhiệm giữa các bên, việc thực hiện hợp đồng được đảm bảo

Nhóm 3 - Công tác QLNN ảnh hưởng đến CLCT xây dựng

Nhóm nhân tố liên quan đến chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ phương sai giải thích lớn thứ ba (10.15%) trong tất cả các nhóm nhân tố, gồm có 6 nhân tố là “Quy định Nhà nước về quản lý chất lượng công trình dân dụng”,

“Công tác đánh giá, chứng nhận năng lực cho tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng tại địa phương”, “Công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương”, “Quy định Nhà nước về lựa chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công”, “Sự minh bạch của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng”, “Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành của CĐT trước khi đưa công trình vào sử dụng” Hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước phù hợp và kịp thời trong hoạt động quản lý sẽ góp phần điều chỉnh đúng đắng và nhanh chóng đến các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng Việc đánh giá, chứng nhận năng lực sát thực sẽ giúp CĐT lựa chọn được nhà thầu uy tín, thực hiện công trình đảm bảo CLCT Các đơn vị thanh tra thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm sẽ góp phần ngăn ngừa sai phạm gây giảm CLCT Quy định hoạt động lựa chọn nhà thầu của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng phù hợp sẽ giúp chủ đầ tư chọn được nhà thầu đạt chất lượng, tiết kiệm chi phí Sự minh bạch của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng càng cao thì sự tuân thủ quy định càng đảm bảo, CLCT càng đảm bảo Việc kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành của CĐT trước khi đưa công trình vào sử dụng giúp CĐT cải thiện trong công tác nghiệm thu, ngăn ngừa chất lượng kém cho công trình

Nhóm 4 - Năng lực tư vấn thiết kế ảnh hưởng đến CLCT xây dựng

Nhóm nhân tố liên quan đến giai đoạn thiết kế xây dựng chiếm tỷ lệ phương sai giải thích lớn thứ tư (9.894%) trong tất cả các nhóm nhân tố, gồm có 6 nhân tố là

“Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế”, “Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình”, “Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế”, “Năng lực nhà thầu thiết kế, chủ trì thiết kế”, “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế”, “Giải pháp, công nghệ áp dụng” Hồ sơ thiết kế cơ sở, nhiệm vụ đầy đủ sẽ cung cấp tốt số liệu đầu vào để thiết kế kỹ thuật, giúp hồ sơ thiết kế được chặc chẽ, đáp ứng tốt nhu cầu đề ra Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng phù hợp trong hồ sơ thiết kế sẽ đảm bảo được tính pháp lý và chất lượng theo quy định Công tác thẩm tra, thẩm định nhằm kiểm tra, đánh giá sự đảm bảo về chất lượng, tuân thủ quy định pháp luật của hồ sơ thiết kế, là bước bước cuối cùng của giai đoạn thiết kế trước khi hồ sơ thiết kế được phê duyệt để thực hiện giai đoạn thi công tiếp theo Công tác kiểm soát chất lượng của đơn vị thiết kế tốt, chặc chẽ sẽ tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, hồ sơ thiết kế đảm bảo theo nhiệm vụ, tiến độ được duyệt Giải pháp, công nghệ áp dụng cho công trình phù hợp, hiện đại giúp công trình khi khai thác vận hành đạt hiệu quả hơn

Nhóm 5 - Năng lực tư vấn khảo sát ảnh hưởng đến CLCT xây dựng Nhóm nhân tố liên quan đến giai đoạn khảo sát xây dựng chiếm tỷ lệ phương sai giải thích lớn thứ năm (9.051%) trong tất cả các nhóm nhân tố, gồm có 5 nhân tố là “Nhiệm vụ khảo sát”, “Phương án kỹ thuật khảo sát”, “Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng”, “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát”, “Năng lực nhà thầu khảo sát, chủ trì khảo sát địa hình, địa chất” Nhiệm vụ khảo sát được lập tốt sẽ cung cấp đầy đủ số liệu đầu vào để phục vụ cho giai đoạn thiết kế, công tác khảo sát tránh được thiếu thông tin hay dư thừa thông tin không cần thiết, làm ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí Phương án kỹ thuật khảo sát phù hợp sẽ góp phần thực hiện việc khảo sát được thuận tiện, số liệu thu thập được chuẩn xác Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng phù hợp trong hồ sơ khảo sát sẽ đảm bảo được tính pháp lý và chất lượng theo quy định Công tác kiểm soát chất lượng của đơn vị khảo sát tốt, chặc chẽ sẽ tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, kết quả khảo sát đảm bảo theo nhiệm vụ, số liệu thu thập được chuẩn xác

Nhóm 6 - Khai thác, bảo trì trình ảnh hưởng đến CLCT xây dựng

Nhóm nhân tố liên quan đến giai đoạn khảo sát xây dựng chiếm tỷ lệ phương sai giải thích lớn thứ sáu (7.02%) trong tất cả các nhóm nhân tố, gồm có 4 nhân tố là

“Tổ chức thực hiện bảo trì công trình”, “Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình”, “Hồ sơ hoàn công, quy trình bảo trì công trình”, “Sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình” Trong quá trình sử dụng công trình, đơn vị sử dụng tổ chức thực hiện tốt công tác bảo trì sẽ duy trì CLCT Để thực hiện được công tác bảo trì cần có kế hoạch và kinh phí thực hiện theo tài liệu chỉ dẫn thưc hiện bảo trì Bên cạnh đó việc sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình sẽ đảm bảo an toàn cho kết cấu công trình, duy trì chất lượng và hiệu quả kinh tế cho công trình.

Phân tích hồi quy

Dùng để kiểm định lại mô hình, tiến hành phân tích hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến

Nhằm đơn giản quá trình phân tích hồi quy, ta tiến hành tạo và đặt tên cho biến đại diện nhóm nhân tố từ các biến quan sát cùng nhóm trên bảng ma trận xoay nhân tố, giá trị biến đại diện nhân tố là trị trung bình của các biến quan sát, biến đại diện nhân tố (biến độc lập) và biến phụ thuộc được mã hóa theo Bảng 4.32 và Bảng 4.33

Bảng 4.32: Diễn đạt và mã hóa biến đại diện nhân tố

(biến độc lập) Biến quan sát

Mã hóa Tên Mã hóa Tên

GDTC Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ảnh hưởng đến

TC13 Công tác nghiệm thu của giám sát thi công TC07 Giá dự̉ thầu

TC03 Tay nghề công nhân, máy móc, thiết bị đáp ứng vật liệu mới TC06 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công

(biến độc lập) Biến quan sát

Mã hóa Tên Mã hóa Tên

CLCT xây dựng TC12 Trách nhiệm cán bộ giám sát thi công

TC09 Năng lực tư vấn giám sát thi công, giám sát trưởng

TC01 Năng lực nhà thầu thi công, chỉ huy trưởng công trình TC02 Biện pháp tổ chức thi công TC05 Tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn TC04 An toàn lao động, vệ sinh công trường

Năng lực CĐT ảnh hưởng đến

DT03 Vật tư, giá vật tư được CĐT duyệt DT05 Tiến độ giải ngân cho công trình DT02 Năng lực chuyên môn xây dựng của CĐT DT01 Năng lực quản lý của CĐT

DT04 Công tác nghiệm thu của CĐT

DT06 Kịp thời phê duyệt các phát sinh, điều chỉnh thiết kế trong giai đoạn thi công DT07 Điều khoản hợp đồng rõ ràng

NN01 Quy định Nhà nước về quản lý chất lượng công trình dân dụng

NN03 Công tác đánh giá, chứng nhận năng lực cho tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng tại địa phương

NN05 Công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương

NN02 Quy định Nhà nước về lựa chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công

NN07 Sự minh bạch của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng

NN04 Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành của CĐT trước khi đưa công trình vào sử dụng

Năng lực tư vấn thiết kế ảnh hưởng đến

TK02 Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế

TK04 Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình TK07 Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế TK01 Năng lực nhà thầu thiết kế, chủ trì thiết kế

(biến độc lập) Biến quan sát

Mã hóa Tên Mã hóa Tên

TK05 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế TK03 Giải pháp, công nghệ áp dụng

Năng lực tư vấn khảo sát ảnh hưởng đến

KS02 Nhiệm vụ khảo sát KS03 Phương án kỹ thuật khảo sát KS04 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng KS05 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát

KS01 Năng lực nhà thầu khảo sát, chủ trì khảo sát địa hình, địa chất

Khai thác, bảo trì ảnh hưởng đến CLCT xây dựng

SD03 Tổ chức thực hiện bảo trì công trình SD02 Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình SD01 Hồ sơ hoàn công, quy trình bảo trì công trình SD04 Sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình

Bảng 4.33: Diễn đạt và mã hóa biến phụ thuộc

Mã hóa Biến phụ thuộc

CLCT Chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

4.6.1 Phân tích hệ số tương quan Pearson

Kết quả của việc phân tích tương quan tại Bảng 4.34 cho thấy rằng có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Các giá trị Sig đều < 0.05, do vậy chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê Đồng thời cũng có tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT với nhau nên mối quan hệ giữa các nhân tố này cần phải xem xét kỹ trong phần phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm tránh hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Bảng 4.34: Phân tích hệ số tương quan Pearson

CLCT TVKS TVTK GDTC KTBT CDT QLNN

CLCT TVKS TVTK GDTC KTBT CDT QLNN

Hai nhân tố “Năng lực tư vấn khảo sát ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” với

“Chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre” có hệ số tương quan Pearson 0.394 và Sig có giá trị 0.000 < 0.05 Như vậy chứng tỏ có sự tương quan giữa hai nhân tố này

Hai nhân tố “Năng lực tư vấn thiết kế ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” với

“Chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre” có hệ số tương quan Pearson 0.250 và Sig có giá trị 0.003 < 0.05 Như vậy chứng tỏ có sự tương quan giữa hai nhân tố này

Hai nhân tố “Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” với “Chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre” có hệ số tương quan Pearson 0.419 và Sig có giá trị 0.000 < 0.05 Như vậy chứng tỏ có sự tương quan giữa hai nhân tố này

Hai nhân tố “Khai thác, bảo trì ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” với “Chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre” có hệ số tương quan Pearson 0.323 và Sig có giá trị 0.000 < 0.05 Như vậy chứng tỏ có sự tương quan giữa hai nhân tố này

Hai nhân tố “Năng lực CĐT ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” với “Chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre” có hệ số tương quan Pearson 0.456 và Sig có giá trị 0.000 < 0.05 Như vậy chứng tỏ có sự tương quan giữa hai nhân tố này

Hai nhân tố “Công tác QLNN ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” với “Chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre” có hệ số tương quan Pearson 0.369 và Sig có giá trị 0.000 < 0.05 Như vậy chứng tỏ có sự tương quan giữa hai nhân tố này

4.6.2 Phân tích hồi quy đa biến Để kiểm định lại sự phù hợp giữa 6 nhân tố đại diện ảnh hưởng đến chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre, tác giả đưa các biến độc lập “Năng lực tư vấn khảo sát ảnh hưởng đến CLCT xây dựng”, “Năng lực tư vấn thiết kế ảnh hưởng đến CLCT xây dựng”, “Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ảnh hưởng đến CLCT xây dựng”, “Khai thác, bảo trì ảnh hưởng đến CLCT xây dựng”, “Năng lực CĐT ảnh hưởng đến CLCT xây dựng”, “Công tác QLNN ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” và biến phụ thuộc “Chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre” vào phân tích hồi quy đa biến với phương pháp lựa chọn một lần Theo phương pháp này, các biến độc lập sẽ được đưa vào mô hình một lần

Std Error of the Estimate

Kết quả Bảng 4.35 cho thấy các biến độc lập TVKS, TVTK, GDTC, KTBT, CDT, QLNN đưa vào ảnh hưởng 64.4% sự thay đổi của biến phụ thuộc

Kết quả Bảng 4.36 cho thấy độ tin cậy Sig = 0.000 thỏa mãn điều kiện < 0.05, vậy mô hình có ý nghĩa

(Constant) -1.130 0.321 -3.526 0.001 TVKS 0.208 0.038 0.292 5.417 0.000 0.916 1.091 TVTK 0.216 0.048 0.236 4.470 0.000 0.955 1.048 GDTC 0.277 0.047 0.314 5.963 0.000 0.961 1.041 KTBT 0.125 0.036 0.182 3.455 0.001 0.958 1.043 CDT 0.247 0.034 0.387 7.358 0.000 0.962 1.040 QLNN 0.231 0.038 0.323 6.150 0.000 0.962 1.040

Theo kết quả tại Bảng 4.37, hệ số VIF của các nhân tố đều < 10, từ đó cho thấy mô hình hồi quy không có vi phạm đa cộng tuyến Các hệ số hồi quy của các biến độc lập TVKS, TVTK, GDTC, KTBT, CDT, QLNN đều có Sig < 0.05 nên có ý nghĩa thống kê, được giữ lại trong mô hình nghiên cứu.

Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng CTXDDD của các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre

Qua kết quả ở Chương 4 cho thấy chất lượng CTXDDD các DA vốn Nhà nước tại Bến Tre bị ảnh hưởng trong tất cả các giai đoạn của DA, bao gồm: khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng, CĐT và công tác QLNN Có 6 nhóm nhân tố đều ảnh hưởng đến CLCT, cụ thể như sau:

Nếu trong điều kiện các nhóm nhân tố khác không thay đổi, nhóm nhân tố

“Năng lực CĐT ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” tốt lên 1 đơn vị thì “Chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre” được cải thiện 38.7% đơn vị

Nếu trong điều kiện các nhóm nhân tố khác không thay đổi, nhóm nhân tố

“Công tác QLNN ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” tốt lên 1 đơn vị thì “Chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre” được cải thiện 32.3% đơn vị

Nếu trong điều kiện các nhóm nhân tố khác không thay đổi, nhóm nhân tố

“Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” tốt lên 1 đơn vị thì “Chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre” được cải thiện 31.4% đơn vị

Nếu trong điều kiện các nhóm nhân tố khác không thay đổi, nhóm nhân tố

“Năng lực tư vấn khảo sát ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” tốt lên 1 đơn vị thì

“Chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre” được cải thiện 29.2% đơn vị

Nếu trong điều kiện các nhóm nhân tố khác không thay đổi, nhóm nhân tố

“Năng lực tư vấn thiết kế ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” tốt lên 1 đơn vị thì “Chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre” được cải thiện 23.6% đơn vị

Nếu trong điều kiện các nhóm nhân tố khác không thay đổi, nhóm nhân tố

“Khai thác, bảo trì ảnh hưởng đến CLCT xây dựng” tốt lên 1 đơn vị thì “Chất lượng CTXDDD của các dự án vốn Nhà nước tại Bến Tre” được cải thiện 18.2% đơn vị

Vì vậy, tác giả tìm các giải pháp liên quan đến một số nhân tố trong các nhóm nhân tố trên để làm cho nhóm nhân tố tốt lên thì CLCT xây dựng sẽ được cải thiện rõ rệt

Giải pháp 1 - Liên quan đến tư vấn khảo sát xây dựng

Nội dung liên quan đến tư vấn khảo sát xây dựng là vấn đề kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát Thời gian qua tại Bến Tre có nhiều công trình phải điều chỉnh thiết kế phần móng công trình do thiết kế không phù hợp với địa chất thực tế Một số công trình đã phải tiến hành khảo sát lại để đối chứng và kết quả là số liệu khảo sát của đơn vị tư vấn đã lập khác biệt so với địa tầng thực tế do đơn vị tư vấn đã thực hiện công tác khảo sát trước đó cẩu tả, gian dối Vì thế đã ảnh hưởng đến số liệu đầu vào làm cơ sở tính toán thiết kế móng công trình Để khắc phục vấn đề này thì công tác khảo sát phải được kiểm soát chất lượng sát sao từ đơn vị giám sát khảo sát và bản thân cán bộ làm công tác khảo sát ngoài năng lực chuyên môn còn phải trao dồi đạo đức nghề nghiệp

Giải pháp 2 - Liên quan đến tư vấn thiết kế xây dựng

Nội dung liên quan đến tư vấn thiết kế xây dựng là giải pháp và công nghệ được áp dụng Hiện nay tại Bến Tre vẫn còn sử dụng giải pháp gia cố nền móng bằng cừ tràm nhiều, giải pháp này hiện tại có nhiều vấn đề gây tranh cãi về đánh giá chất lượng sau gia cố do thiếu dữ liệu để tính toán cường độ nền đất, thông thường là giả định Một số công trình thiết kế móng băng hai phương gia cố cừ tràm có chi phí tương đương với giải pháp sử dụng móng cọc bê tông cốt thép Việc sử dụng giải pháp móng cọc bê tông cốt thép sẽ thuận tiện hơn trong việc đánh giá chất lượng nền móng khi thi công thực tế Để khắc phục vấn đề này thì đơn vị thiết kế cần phải cập nhật giải pháp, công nghệ của công trình xây dựng hiện đại, phù hợp với địa phương và mạnh dạng áp dụng vào hồ sơ thiết kế nhằm tạo ra được những công trình đạt chất lượng

Giải pháp 3 - Liên quan đến tư vấn giám sát thi công

Nội dung liên quan đến đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng là trách nhiệm cán bộ giám sát thi công Trách nhiệm cán bộ giám sát thi công là nhân tố có ảnh hưởng mạnh khi khảo sát và là nhân tố thuộc nhóm ảnh hưởng nhiều nhất sau khi phân tích Một số công trình có nhiều nội dung kém về chất lượng thi công trách nhiệm đầu tiên là nhà thầu thi công và tiếp theo là đơn vị tư vấn giám sát, mà trực tiếp là cán bộ giám sát thi công Vì tư lợi cá nhân, nể nang mà nhiều cán bộ giám sát đã thông đồng cùng nhà thầu bỏ qua những sai sót hay cố ý phát sinh các nội dung không phù hợp dẫn đến CLCT bị ảnh hưởng, phát sinh chi phí Để khắc phục vấn đề này thì bản thận người làm công tác giám sát ngoài năng lực chuyên môn còn phải trao dồi đạo đức nghề nghiệp để xử lý có trách nhiệm đối với công việc thực hiện

Giải pháp 4 - Liên quan đến nhà thầu thi công xây dựng

Nội dung liên quan đến nhà thầu thi công xây dựng là giá dự thầu Giá dự thầu là nhân tố có ảnh hưởng mạnh khi khảo sát và là nhân tố thuộc nhóm ảnh hưởng nhiều nhất sau khi phân tích Thực tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã có một số công trình có nhiều nội dung kém về chất lượng thi công thì có giá dự thầu thấp bất thường Nhà thầu cố gắng dự thầu giá thấp để tăng khả năng trúng thầu nhưng không tính toán kỹ lưỡng về chi phí khi hoàn thành hợp đồng Do đó khi triển khai thi công để có lãi thì nhà thầu sử dụng nhân công giá rẻ kèm theo là tay nghề thấp, thiếu máy móc, thiết bị phục vụ thi công, vật tư sử dụng và thiết bị lắp đặt không đảm bảo chất lượng, đặt ra nhiều lý do để được phát sinh chi phí hoặc nhượng lại cho thầu phụ không đảm bảo năng lực để hưởng chênh lệch Để khắc phục vấn đề này thì nhà thầu phải tính toán kỹ lưỡng giá dự thầu khi tham gia đấu thầu để đạt được thái độ tốt trong quá trình thi công, tránh được các vấn đề phát sinh không có cơ sở hoặc nhượng lại cho thầu phụ không đảm bảo năng lực để thi công, dẫn đến CLCT không đảm bảo

Giải pháp 5 - Liên quan đến đơn vị khai thác, sử dụng công trình

Nội dung liên quan đến đơn vị khai thác, sử dụng công trình là việc tổ chức thực hiện bảo trì công trình trong quá trrình sử dụng Hiện nay các công trình công cộng chưa được đơn vị khai thác, sử dụng quan tâm đúng mức trong công tác thực hiện bảo trì công trình, nhiều công trình bị xuống cấp rất nhanh, nhất là các công trình thuộc các huyện ven biển, chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn nhiều Việc không kiểm ta, thực hiện bảo trì còn làm gia tăng mức độ hư hỏng công trình do không xử lý, ngăn chặn kịp thời cá lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng, làm CLCT giảm sút Để công tác bảo trì công trình được thực hiện hiệu quả, đơn vị khai thác, sử dụng cần nâng cao ý thức trách nhiệm, có kế hoạch và chi phí thực hiện theo chỉ dẫn trong hồ sơ hoàn thành công trình được lưu trữ

Giải pháp 6 - Liên quan đến CĐT

Nội dung liên quan đến CĐT là vấn đề về hợp đồng, điều khoản hợp đồng không rõ ràng dễ dẫn đến xảy ra tranh chấp hay thiếu cơ sở để ràng buộc giữa CĐT và các đơn vị nhà thầu Một số công trình tại Bến Tre đã không xử lý được dứt khoát các vi phạm của nhà thầu do điều khoản trong hợp đồng sơ sài Việc thưởng phạt trong việc thực hiện hợp đồng chỉ mang tính thủ tục, chưa đủ răn đe dẫn đến sai phạm vẫn tiếp diễn làm ảnh hưởng CLCT Để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng của các đơn vị nhà thầu, CĐT cần ký kết hợp đồng với nội dung cụ thể, rõ ràng Việc thực hiện hợp đồng phải đảm bảo và minh bạch trong xử lý vi phạm hợp đồng

Giải pháp 7 - Liên quan đến công tác QLNN

Nội dung liên quan đến chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương là công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương Hiện tại hệ thống văn bản quy định Nhà nước về QLCL công trình đã cơ bản đầy đủ và kịp thời, tuy nhiên việc thực hiện của các chủ thể tham gia nhiều thiếu sót hoặc cố tình không thực hiện Như CĐT dễ dàng đồng ý phát sinh khối lượng cho nhà thầu thi công khi trách nhiệm thuộc về nhà thầu; cán bộ tư vấn giám sát thi công thiếu trách nhiệm, nghiệm thu chất lượng thi công sơ sài và khống khối lượng; đơn vị khảo sát cẩu tả làm ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế thì chỉ việc thực hiện lại khảo sát lần hai; đơn vị tư vấn thiết kế thường đưa ra sản phẩm sao chụp, cắt ghép, thiếu sáng tạo; đơn vị sử dụng ít quan tâm đến bảo trì công trình, khi công trình xuống cấp nặng thì tiến hành xin sửa chữa hay xây mới khi chưa hết niên hạn sử dụng Để đảm bảo việc điều chỉnh các chủ thể tham gia DA xây dựng tuận thủ quy định thì công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương phải minh bạch, thực hiện công việc có trách nhiệm, góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa sai phạm, như vậy CLCT sẽ được cải thiện.

Ngày đăng: 03/08/2024, 12:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN