Nghiên cứu này trình bày việc xác định các yếu ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bến Tre.. Những phát hiện này đóng góp một phần kiến thức trong việc xác định
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề
Xây dựng gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhân loại cũng như đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước Hiện nay những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại, chính vì vậy việc đầu tư và phát triển hạ tầng là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam
Tỉnh Bến Tre hiện nay đang trên đường hội nhập và phát triển, do đó cần quan tâm đến sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực bao gồm đầu tư xây dựng Trong công tác này, giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý chất lượng công trình và nghiệm thu thanh quyết toán hoàn thành công trình là những công việc quan trọng
Tỉnh Bến Tre là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của miền Tây Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung, cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao thì vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay là công tác GPMB để phục vụ cho nhu cầu xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh càng trở nên cấp thiết Trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh Bến Tre triển khai rất nhiều dự án đầu tư để phát triển
KT - XH, Giai đoạn 2018-2021 tỉnh Bến Tre đặt ra nhiều mục tiêu trọng tâm phát triển, trong đó đầu tư xây dựng hoàn thiện về an sinh xã hội, cụ thể: năm 2018 cần thu hồi đất là 54,29ha cho 57 dự án [1], năm 2019 cần thu hồi đất là 1.597,77ha cho 144 dự án [2], năm 2020 cần thu hồi đất là 2.321,04ha cho 141 dự án [3]
Tuy nhiên, tình hình thực tế triển khai thi công xây dựng vẫn còn khá chậm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp chủ yếu phần lớn là khó khăn trong khâu GPMB, GPMB các dự án là một trong những vấn đề các chuyên gia trong tỉnh phải đau đầu, luôn tìm cách tháo gỡ, vừa mục đích đảm bảo công trình triển khai đúng kế hoạch vừa đảm bảo lợi ích của người dân
Thực tế khi triển khai thi công hầu như đều cần GPMB, chỉ một ít không cần GPMB do thực hiện trên đất nhà nước quản lý Gần như trên 75% công trình của tỉnh Bến Tre khi triển khai thi công đều chậm bàn giao mặt bằng, có những công trình gần hết thời gian thi công mà vẫn chưa có mặt bằng sạch, cụ thể: Dự án quản lý nguồn nước JICA, KCN Phú Thuận, cải tạo nâng cấp QL57, dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Ba Tri…
Thực hiện GPMB là khâu liên quan đến nhiều bên và là bước rất quan trọng trong thực hiện các dự án Làm tốt điều này không những có ý nghĩa rất quan trọng trong đối với phát triển KT-XH trong tỉnh mà còn thu hút nguồn vốn đầu tư
Việc tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác GPMB thì đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là thực sự cần thiết và cấp bách
Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch thủy lợi tỉnh Bến Tre
Hình 1.2 Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Đánh giá, xếp hạng, xác định nhóm nhân tố chính từ đó định hướng công tác quản lý của tỉnh Bến Tre
- Đề xuất các biện pháp giúp Ban Quản lý dự án (cấp huyện, thành phố, tỉnh ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre cải thiện chất lượng GPMB.
Câu hỏi nghiên cứu
(1) Đánh giá về thực trạng GPMB của các bên tham gia hiện nay tại tỉnh Bến Tre?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác GPMB ở tỉnh Bến Tre như thế nào?
(3) Các giải pháp nào có thể sử dụng để thực hiện tốt hơn công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các đối tượng khác (Người dân, đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng, thiết kế…)
Dữ liệu được lấy tỉnh Bến Tre năm 2020.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn có kết cấu 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu
Chương này sẽ giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và bố cục của đề tài.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu
- Bồi thường là đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra, đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất [4] Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất có thể là: Giá trị bằng tiền, bằng vật chất khác, do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể đối với một diện tích đất xác định
- GPMB là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó
- Công tác bồi thường GPMB từ khi thành lập Hội đồng GPMB cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, là việc Nhà nước giúp đỡ người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển [4]
- Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư
- Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển
- Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường hỗ trợ về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó
- Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng [4]
Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế, xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng giao đất ở mới
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở
- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và các hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách GPMB giúp người bị thu hồi đất ổn định nơi ở
2.1.2 Quy trình bồi thường GPMB
Trong quá trình thực hiện dự án hầu như điều phải thu hồi đất, thì bồi thường GPMB là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi đất Đồng thời đảm bảo được quyền, lợi ích của người bị thu hồi đất và phía chủ đầu tư Quy trình thực hiện GPMB bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Nhận thông báo từ Chính quyền địa phương
- Khi có quyết định phê duyệt dự án từ cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư thông báo đến đơn vị thực hiện GPMB và chính quyền địa phương; chính quyền địa phương sẽ gửi thông báo cho người bị thu hồi đất trước khi ban hành quyết định thu hồi đất
- Phần thông báo này ngoài việc gửi trực tiếp tận tay người sử dụng đất, thì còn được phát thanh, thông báo rộng rãi tại khu vực có dự án (đối với đất nông nghiệp thông báo gửi trước 90 ngày và đất phi nông nghiệp gửi trước 120 ngày)
- UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích thuộc khu vực xã, thị trấn, tổ chức, cơ sở tôn giáo,
- UBND cấp huyện sẽ có quyền quyết định thu hồi đất thuộc các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư,
Bước 3: Thống kê tất cả các tài sản
- Quá trình kiểm kê, thống kê tài sản sẽ do UBND cấp xã, cùng phối hợp với đơn vị có thẩm quyền thực hiện Người sử dụng đất phải có trách nhiệm phối hợp thực hiện
- Khi người sử dụng đất không phối hợp thì UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm thuyết phục Sau 10 ngày không nhận được sự hợp tác, thì Chủ tịch UBND huyện sẽ đưa ra biên bản cưỡng chế kiểm kê, đo đạc
Bước 4: Lập phương án bồi thường
Trung tâm phát triển quỹ đất lập phương án bồi thường GPMB
Họ sẽ hỗ trợ, bồi thường và thực hiện tái định cư cho người bị thu hồi đất đúng quy định
Bước 5: Tổ chức lấy ý kiến của người bị thu hồi đất
Trong quy trình bồi thường GPMB thì việc tổ chức lấy ý kiến của người bị thu hồi đất được coi là quan trọng nhất Người bị thu hồi đất sẽ được đối thoại trực tiếp và UBND cấp xã, Trung tâm phát triển quỹ đất sẽ phải đưa ra những thỏa thuận đối với người bị thu hồi đất
Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường
Sau khi tổ chức lấy ý kiến của người dân đơn vị thực hiện bồi thường sẽ tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường theo ý kiến, đóng góp, cũng như thỏa thuận với người dân nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật
Bước 7: Phê duyệt phương án bồi thường
Quy trình này sẽ áp dụng theo Luật đất đai, thời gian trình quyết định, phê duyệt phương án bồi thường diễn ra trong 1 ngày
Bước 8: Tiến hành chi trả, bồi thường
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nội dung phần thiết kế nghiên cứu này chính là bước khởi đầu xây dựng nên nền tảng cho quá trình nghiên cứu bằng cách mô hình hóa ý tưởng nghiên cứu, lên kế hoạch chi tiết cho việc thu thập, đo lường, phân tích dữ liệu và đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được sẽ giải quyết được mục tiêu nghiên cứu một các rõ ràng nhất Đề tài này nghiên cứu giải thích dùng để giải thích mối quan hệ giữa các biến, phương pháp dùng để nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu điều tra Cụ thể ở đây thì hướng nghiên cứu là giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GPMB dự án đầu tư bằng sự kết hợp giữa phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát và phương pháp điều tra.
Quy trình nghiên cứu
Thứ nhất, để thực hiện một đề tài nghiên cứu trước tiên cần xác định được mục tiêu nghiên cứu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể) Mục tiêu này phải rõ ràng, chặt chẽ, mang tính thiết thực cao, kết quả nghiên cứu phải áp dụng được vào thực tế Ở đây, mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GPMB tỉnh Bến Tre đồng thời đưa ra các phương hướng, giải pháp đúng đắn
Thứ hai, tìm hiểu khảo lược lý thuyết về các vấn đề liên quan đến mục tiêu nghiên cứu nhằm giúp cho bản thân tác giả cũng như người đọc có cái nhìn khái quát hơn Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá trình thực hiện GPMB; các cơ sở lý luận liên quan đến công tác GPMB và tổng quan về điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Bến Tre
Thứ ba, vấn đề then chốt trong mỗi đề tài nghiên cứu chính là xác định được mô hình nghiên cứu và thang đo Đây là một công việc khá phức tạp, trải qua nhiều bước với những lần khảo sát thử và thảo luận cùng chuyên gia, điều đó luôn cần nhiều thời gian, điều kiện cá nhân và công sức của người thực hiện Riêng đối với nghiên cứu này, tác giả xây dựng mô hình và thang đo tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây, sau đó tổng hợp, thảo luận, phỏng vấn, vận dụng và kiểm định lại đối với tình hình thực tế tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Thứ tư, thu thập dữ liệu bằng cách xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu và thang đo đã đề xuất ở bước 3 Tác giả tiến hành khảo sát bằng việc phát Phiếu cho đối tượng là Chính quyền địa phương, Chủ đầu tư, nhà thầu và các đối tượng khác tỉnh Bến Tre
Thứ năm, kiểm định và phân tích độ tin cậy của thang đo bằng phần mềm SPSS (phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA) và đưa ra mô hình nghiên cứu theo tình hình thực tế của địa phương nghiên cứu, cụ thể trong đề tài này là tại tỉnh Bến Tre
Thứ sáu, đưa ra những kết luận của nghiên cứu trên cơ sở kết quả phân tích dữ liệu ở bước thứ năm
Thứ bảy, dựa trên cơ sở kết quả đạt được ở bước thứ bảy, bằng quan điểm và nhìn nhận của cá nhân, đưa ra những đề xuất, kiến nghị, những giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo đối công tác GPMB tỉnh Bến Tre
Hình 3.1 Phương pháp và các bước nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng khảo sát được thiết kế nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tất cả các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert [21]
Xác định đề tài, vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm
Thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát
Mô hình nghiên cứu và thang đo điều chỉnh
Kết quả nghiên cứu Đề xuất các giải pháp Tổng quan các nghiên cứu và tài liệu liên quan Để hoàn chỉnh bảng câu hỏi tác giả thực hiện 4 bước:
- Bước 1: Thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GPMB từ các tài liệu tham khảo
- Bước 2: Ra bảng câu hỏi khảo sát thử
Lấy ý kiến từ chuyên gia bằng phương pháp phỏng vấn tại mục 1 Phụ lục I và ghi nhận ý kiến các nghiên cứu trước, các tài liệu tham khảo
Mã hóa Các nhân tố Tham khảo
A1 Phương tiện sản xuất sau khi thu hồi đất [7], chuyên gia
A2 Giá đất ở khu tái định cư [10]
A3 Xác định ranh giới đất giữa các hộ liền kề [10], chuyên gia A4 Sự ủng hộ của người dân bị ảnh hưởng [10]
A5 Việc công khai bảng giá đất trên các phương tiện thông tin đại chúng Chuyên gia
A6 Lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường
A7 Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện KT-XH, tập quán của địa phương [7],[11],[12]
A8 Tính thống nhất và phù hợp với thực tiễn của văn bản pháp luật [9],[11],[12],[18],[14]
A9 Giá đền bù phải được điều chỉnh càng gần với giá thị trường cùng thời điểm
A10 Chính sách tái định cư [10],[11],[18]
Việc đào tạo, dạy nghề, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất phù hợp với từng đối tượng [7], [8],[10],[18]
A12 Nhu cầu cơ bản của cộng đồng dân cư sau khi di dời
(điện, nước, đường sá, trường học, y tế,…) [13]
A13 Tuyên truyền, vận động người dân trong vùng dự án [10], [11],[12],[18], chuyên gia
A14 Ra quyết định có sự tham gia bàn bạc với cộng đồng dân cư [1],[14]
A15 Sự ủng hộ của CQĐP [18]
A16 Xác định đối tượng bồi thường [12],[16]
A17 Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm [10], [18], chuyên gia A18 Vi phạm trong định giá, áp giá [9],[12],[18],[14],[17] A19 Chính sách đơn giá bồi thường khi dự án thực hiện [10]
Mã hóa Các nhân tố Tham khảo
GPMB kéo dài hơn hai năm
A20 Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp [10]
A21 Trình độ, kinh nghiệm của người làm công tác quy hoạch [11]
A22 Số liệu kiểm kê, đo đạc [10]
A23 Mức độ đáp ứng của thiết kế bản vẽ thi công Chuyên gia
A24 Sự rỏ ràng trong hợp đồng giữa CĐT và đơn vị thực hiện bồi thường Chuyên gia
A25 Hồ sơ kỹ thuật quản lý đất đai thiếu cập nhật [18]
A26 Khả năng điều phối, quan hệ của CĐT với các cơ quan quản lý tại địa phương [12],[18], chuyên gia
A27 Xác định rõ phạm vi, quy mô dự án Chuyên gia
A28 Kinh nghiệm, khả năng giám đốc dự án [18]
A29 Năng lực tài chính cho dự án [19]
A30 Vai tròcủa người đứng đầu (CĐT) [19]
A31 Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương Chuyên gia
A32 Tâm lý người dân dễ bị tác động từ nhiều đối tượng khác Chuyên gia
A33 Khảo sát lập dự án [16], chuyên gia
A34 Tâm lý người dân khi có dự án đi qua Chuyên gia
A36 Đào tạo trình độ chuyên môn, nâng cao đạo đức người thực hiện bồi thường GPMB [7]
A37 Đào tạo trình độ chuyên môn người thực hiện quy hoạch [12]
A38 Quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất [4]
A39 Kinh phí bảo đảm cho việc TCTH bồi thường, GPMB của dự án [20]
A40 Sự hỗ trợ ban ngành tỉnh Chuyên gia
- Bước 3: Phỏng vấn từ các chuyên gia để bổ sung và sàng lọc các nhân tố thích hợp đối với tỉnh Bến Tre
- Bước 4: Hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát đại trà
Nội dung bảng bảng khảo sát gồm 3 phần:
- Phần A: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB với mức thang đo Likert với 5 mức độ là: (1) hầu như không, (2) ảnh hưởng ít, (3) ảnh hưởng trung bình, (4) ảnh hưởng nhiều, (5) ảnh hưởng rất nhiều
- Phần B: Đánh giá về các dự án đã thực hiện về loại dự án, cấp công trình, vai trò của cá nhân đối với từng dự án, nguồn vốn…của các cá nhân tham gia phỏng vấn
- Phần C: Thông tin chung về kinh nghiệm, chuyên môn…của các cá nhân tham gia phỏng vấn
Sau khi nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB phù hợp tại tỉnh Bến Tre và hoàn thành bảng khảo sát đại trà
- Cách thức để chọn mẫu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện Đây là cách thức điều tra chọn mẫu khá hiệu quả thông qua việc chọn các đơn vị mẫu đại biểu cho tổng thể
- Xác định kích thước mẫu:
Việc lựa chọn kích thước mẫu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tài chính và thời gian của người nghiên cứu Tuy nhiên kích thước mẫu cần phải đảm bảo ở mức tối thiểu để cho ra kết quả đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu
Theo Nguyễn Đình Thọ cho rằng: Đối với phân tích nhân tố EFA kinh nghiệm thường dùng cho cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (với x: tổng số biến quan sát) [22]
Theo đó, trong luận văn này tác giả sử dụng 40 biến quan sát thì cần tối thiểu: 5*40 = 200 mẫu để phân tích.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khảo sát thử
Sau khi khảo sát trực tiếp và gián tiếp tại tỉnh Bến Tre thông qua bảng câu hỏi, tác giả tiến hành tổng hợp và loại bỏ những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu (phiếu khảo sát tại mục 2 Phụ lục số I) Kết quả có 70 bảng khảo sát thử hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cụ thể như sau:
Về loại dự án tham gia:
Bảng 4.1 Loại dự án tham gia Đặc điểm Số người Phần trăm
Qua bảng khảo sát thử thấy rằng tỷ lệ vướng mặt bằng hầu hết đều gặp ở tất cả các loại dự án trên địa bàn tỉnh Bến Tre, riêng loại dự án Giao thông chiếm tỷ lệ 48.6% cho thấy rằng hầu hết các công trình theo tuyến đều khó khăn trong khâu GPMB
Bảng 4.2 Cấp công trình Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Qua bảng khảo sát ý kiến của các cá nhân khảo sát cho rằng trên địa bàn tỉnh Bến Tre khó có công trình cấp đặt biệt, bảng khảo sát thử cho thấy rằng hầu hết các công trình từ cấp I đến cấp IV trên địa bàn tỉnh Bến Tre đều vướng mặt bằng
Về nhiệm vụ, vai trò đối với các dự án:
Bảng 4.3 Nhiệm vụ, vai trò đối với các dự án Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Lãnh đạo cơ quan nhà nước 12 17.1 17.1
Qua khảo sát thử ý kiến cho rằng nên bổ sung vào nhiệm vụ, vai trò đối với dự án bao gồm có cả đơn vị quản lý nhà nước Kết quả bảng khảo sát cho thấy rằng hầu hết các người tham gia đều là những người trực tiếp thực hiện công việc do có tới 74.3% nhân viên thực hiện
Về trình độ chuyên môn:
Bảng 4.4 Trình độ chuyên môn Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Qua khảo sát thử ý kiến của các cá nhân cho rằng hầu hết kiến trúc sư chỉ tham gia thiết kế phối cảnh hiếm khi thực hiện GPMB nên có thể thay thế sử dụng bằng kỹ sư Kết quả khảo sát thử cho thấy hầu hết các đối tượng tham gia đều là kỹ sư (kỹ sư xây dựng, kỹ sư địa chất, kỹ sư trắc đạt, kỹ sư quản lý đất đai…)
Về loại hình đơn vị
Bảng 4.5 Loại hình đơn vị Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 2,9 90
Qua khảo sát thử ý kiến cho rằng nên bổ sung vào loại hình đơn vị tham gia dự án bao gồm có cả đơn vị nhà nước
Về bảng khảo sát câu hỏi Phần A:
- Các ý kiến của đối tượng khảo sát cho rằng “Tâm lý người dân khi có dự án đi qua” tương đồng với câu hỏi “Tâm lý người dân dễ bị tác động từ nhiều đối tượng khác nhau”
- Các câu hỏi khảo sát “Phần A” nên sắp xếp lại các câu hỏi để trong quá trình khảo sát người đọc dễ hiểu hơn
Nhận xét: Qua bảng khảo sát thử đã được góp ý từ các cá nhân khảo sát và trao đổi với các chuyên gia tác giả hoàn thiện bảng khảo sát tại mục 3 bảng Phụ lục I Tác giả tiến hành khảo sát đại trà.
Đặc điểm đối tượng khảo sát đại trà
Sau khi khảo sát trực tiếp và gián tiếp tại tỉnh Bến Tre thông qua bảng câu hỏi, tác giả tiến hành tổng hợp và loại bỏ những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu Kết quả có 199 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu
Về loại dự án tham gia:
Khảo sát về loại dự án tham gia được thể hiện cho dự án mà từng cá nhân hiện đang tham gia vướng mặt bằng
Bảng 4.6 Loại dự án tham gia Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Qua khảo sát có 52 người tham gia công trình dân dụng và công nghiệp (chiếm 26.1%), 30 người tham gia công trình hạ tầng kỹ thuật (chiếm 15.1%), 49 tham gia công trình giao thông (chiếm 24.6%), 56 người tham gia công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (chiếm 28.1%) và có 12 người tham gia khác (chiếm 6%) trong tổng số 199 hồi đáp hợp lệ Điều này cho thấy tỉnh Bến Tre đang thực hiện đầu tư triển khai các dự án gần như đồng bộ trên các lĩnh vực
Về cấp công trình: Được thể hiện cho từng cấp công trình cá nhân hiện đang tham gia vướng mặt bằng
Bảng 4.7 Cấp công trình Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Qua khảo sát có 11 người tham gia công trình cấp I (chiếm 5.5%),
53 người tham gia công trình cấp II (chiếm 26.6%), 75 tham gia công trình cấp III (chiếm 37.7%), 52 người tham gia công trình cấp IV (chiếm 26.1%) và có 8 người tham gia khác (chiếm 4%) trong tổng số 199 hồi đáp hợp lệ Điều này cho thấy công trình trên địa bàn tỉnh chủ yếu công trình cấp III
Về nhiệm vụ, vai trò đối với các dự án:
Bảng 4.8 Nhiệm vụ, vai trò đối với các dự án Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Lãnh đạo cơ quan/ đơn vị nhà nước 53 26.6 26.6
Qua khảo sát có 68 người tham gia là lãnh đạo cơ quan/đơn vị nhà nước (chiếm 25.3%), 9 người tham gia là lãnh đạo công ty (chiếm 3.3%), 185 tham gia là nhân viên (chiếm 68.8%) và có 7 người tham gia khác (chiếm 2.6 %) trong tổng số 269 hồi đáp hợp lệ Điều đó thể hiện đa số người tham gia khảo sát đều là những người trực tiếp thực hiện công việc
Về nguồn vốn thực hiện dự án:
Bảng 4.9 Nguồn vốn thực hiện dự án Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Vốn ngân sách nhà nước 162 81.4 81.4
Vốn nhà nước ngoài ngân sách 11 5.5 86.9
Vốn tư nhân nước ngoài 9 4.5 91.5
Vốn tư nhân trong nước 12 6.0 97.5
Qua khảo sát có 162 người tham gia thực hiện từ vốn ngân sách nhà nước (chiếm 81.4%), 11 người tham gia thực hiện từ vốn nhà nước ngoài ngân sách (chiếm 5.5%), 9 người tham gia thực hiện từ vốn tư nhân nước ngoài (chiếm 4.5%), 12 người tham gia thực hiện vốn tư nhân trong nước (chiếm 6.0%) và có 5 người tham gia khác (chiếm 2.5 %) trong tổng số
199 hồi đáp hợp lệ Điều này cho thấy hầu như nguồn vốn thực hiện dự án đến từ ngân sách nhà nước
Về tổng mức đầu tư xây dựng:
Bảng 4.10 Tổng mức đầu tư xây dựng Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Qua khảo sát có 76 người tham gia thực hiện tổng mức đầu tư dưới
120 tỷ (chiếm 28.3%), 176 người tham gia thực hiện tổng mức đầu tư từ
120 – dưới 2.300 tỷ (chiếm 65.4%) và 17 người tham gia thực hiện tổng mức đầu tư từ 2.300 – dưới 10.000 tỷ (chiếm 6.3%) Điều này cho thấy các dự án có tổng mức đầu tư từ 120 – dưới 2.300 tỷ đây là những dự án có quy mô phù hợp với nghiên cứu
Về thâm niên công tác:
Bảng 4.11 Thâm niên công tác Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Qua khảo sát có 20 người tham gia thâm niên công tác dưới 3 năm (chiếm 10.1%), 50 người tham gia thâm niên công tác từ 3 – dưới 5 năm (chiếm 25.1%), 83 tham gia thâm niên công tác từ 5 – dưới 7 năm (chiếm 41.7%) và có 46 người tham thâm niên công tác từ 7 năm trở lên (chiếm 23.1%) trong tổng số 199 hồi đáp hợp lệ Điều này cho thấy đa số người tham gia khảo sát đều đã có thời gian dài công tác và một kinh nghiệm nhất định về các lĩnh vực liên quan đến việc GPMB
Về trình độ chuyên môn:
Bảng 4.12 Trình độ chuyên môn Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Qua khảo sát có 144 người tham gia trình độ kỹ sư (chiếm 72.4%), 17 người tham gia trình độ cử nhân (chiếm 8.5%), 30 người tham gia cao đẳng (chiếm 15.1%) và 8 người tham gia khác (chiếm
4.0%) Điều này là hoàn toàn phù hợp do người tham gia có trình độ và năng lực chuyên môn cao
Về chức năng chính của đơn vị
Bảng 4.13 Chức năng chính của đơn vị Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Tư vấn khảo sát, thiết kế 12 6.0 70.4 Đơn vị thi công 21 10.6 80.9
Qua khảo sát có 68 người tham từ CĐT/Ban QLDA (chiếm 34.2%), 60 người tham gia từ tư vấn QLDA/TVGS (chiếm 30.2%), 12 người tham gia từ tư vấn khảo sát, thiết kế (chiếm 6.0%), 21 người tham gia từ đơn vị thi công (chiếm 10.6%) và 38 người tham gia khác (chiếm 19.1%) Điều này cho thấy bảng khảo sát được khảo sát đối với nhiều thành phần khác nhau
Về loại hình đơn vị
Bảng 4.14 Loại hình đơn vị Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Cơ quan/ đơn vị nhà nước 172 86.4 86.4
Công ty trách nhiệm hữu hạn 10 5.0 94.0
Qua khảo sát có 172 người tham từ cơ quan/đơn vị nhà nước (chiếm 86.4%), 5 người tham gia từ doanh nghiệp tư nhân (chiếm 2.5%),
10 người tham gia từ công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 5.0%), 3 người tham gia từ công ty cổ phần (chiếm 1.5%), 4 người tham gia từ công ty TNHH MTV (chiếm 2.0%) và 5 người tham gia khác (chiếm
2.5%) Điều này cho thấy bảng khảo sát được khảo sát đối với nhiều thành phần khác nhau trong quán trình thực hiện
Về vị trí công tác:
Bảng 4.14 Vị trí công tác Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)
Lãnh đạo cơ quan/ đơn vị nhà nước 56 28.1 28.1
Qua khảo sát có 56 người tham gia là lãnh đạo cơ quan/đơn vị nhà nước (chiếm 28.1%), 6 người tham là lãnh đạo công ty (chiếm 3.0%),
132 người tham gia là nhân viên (chiếm 66.3%) và 5 người tham gia khác (chiếm 2.5%) Điều đó thể hiện đa số người tham gia khảo sát đều là những người trực tiếp thực hiện công việc
- Kết quả cho thấy đối tượng tham gia khảo sát cho thấy các phần lớn dự án vướng mặt bằng liên quan đến công trình giao thông, nông nghiệp và PTNT do các dự án này đa phần là công trình theo tuyến, phạm vi GPMB lớn và đây cũng cho thấy rõ nét rằng tỉnh Bến Tre, nhiều sông rạch cần phải có hệ thống giao thông, kiểm soát triều, mặn…; cấp công trình chủ yếu là cấp III, nguồn vốn chủ yếu là vốn ngân sách cho nên việc bố trí vốn cũng khá khó khăn, phần lớn đối tượng được khảo sát là các cá nhân trực tiếp tham gia thực hiện
- Về thông tin đối tượng khảo sát đều trải qua thời gian công tác 3 đến 5 năm trong lĩnh vực xây dựng cho thấy các cá nhân tham gia đều có năng lực và trình độ.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)
Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 4.15 Hệ số Cronbanch’s Alpha nhóm
Hệ số Cronbach's Alpha Số lượng biến
Bảng 4.16 Hệ số Cronbanch’s Alpha biến quan sát
Hệ số tương quan với biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Chính sách tái định cư A.1 0.392 0.775
Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp A.2 0.419 0.770
Tính thống nhất và phù hợp với thực tiễn của văn bản pháp luật A.3 0.381 0.772
Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện KT-XH, tập quán của địa phương A.4 0.332 0.774
Cơ chế khen thưởng A.5 0.386 0.771 Đào tạo trình độ chuyên môn, nâng cao đạo đức người thực hiện bồi thường GPMB A.6 0.407 0.770 Đào tạo trình độ chuyên môn người thực hiện quy hoạch A.7 0.369 0.773
Việc đào tạo, dạy nghề, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất phù hợp với từng đối tượng
Nhu cầu cơ bản của cộng đồng dân cư sau khi di dời (điện, nước, đường sá, trường học, y tế,…)
Giá đất ở khu tái định cư A.10 0.364 0.781
Năng lực tài chính cho dự án A.11 0.379 0.776
Chính sách đơn giá bồi thường khi dự án thực hiện GPMB kéo dài hơn hai năm A.12 0.338 0.778
Kinh phí bảo đảm cho việc TCTH bồi thường,
Giá đền bù phải được điều chỉnh càng gần với giá thị trường cùng thời điểm A.14 0.319 0.779
Việc công khai bảng giá đất trên các phương tiện thông tin đại chúng A.15 0.366 0.777
Quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất A.16 0.321 0.778
Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm A.17 0.357 0.777
Xác định ranh giới đất giữa các hộ liền kề A.18 0.359 0.778
Sự ủng hộ của CQĐP A.19 0.350 0.778
Ra quyết định có sự tham gia bàn bạc với cộng đồng dân cư A.20 0.314 0.776
Sự ủng hộ của người dân bị ảnh hưởng A.21 0.324 0.785
Hệ số tương quan với biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường GPMB A.22 0.389 0.774
Tuyên truyền, vận động người dân trong vùng dự án A.23 0.362 0.777
Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương A.24 0.347 0.775
Hồ sơ kỹ thuật quản lý đất đai thiếu cập nhật A.25 0.361 0.777 Tâm lý người dân dễ bị tác động từ nhiều đối tượng khác A.26 0.305 0.779
Xác định phạm vi, quy mô dự án A.27 0.347 0.778
Khả năng điều phối, quan hệ của CĐT với các cơ quan quản lý tại địa phương A.28 0.391 0.776
Kinh nghiệm, khả năng giám đốc dự án A.29 0.355 0.777 Vai trò của người đứng đầu (CĐT) A.30 0.337 0.778
Sự hỗ trợ ban ngành tỉnh A.31 0.379 0.780
Sự rỏ ràng trong hợp đồng giữa CĐT và đơn vị thực hiện bồi thường A.32 0.343 0.773
Xác định đối tượng bồi thường A.33 0.372 0.777
Khảo sát lập dự án A.34 0.307 0.783
Số liệu kiểm kê, đo đạc A.35 0.371 0.777
Vi phạm trong định giá, áp giá A.36 0.302 0.779
Trình độ, kinh nghiệm của người làm công tác quy hoạch A.37 0.368 0.777
Mức độ đáp ứng của thiết kế bản vẽ thi công A.38 0.382 0.783 Phương tiện sản xuất sau khi thu hồi đất A.39 0.346 0.774
Từ bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng có hệ số Cronbach’s Alpha biến A9 (0.791), biến A21 (0.785), biến A38 (0.783) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nhóm (0.781)
Kiểm định lần 2: Loại biến A9 kết quả nhận thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng có hệ số Cronbach’s Alpha biến A21 (0.795), biến A34 (0.792), biến A38 (0.792) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nhóm (0.791) Bảng số liệu chi tiết được thể hiện ở mục 2.2, Phụ lục III
Kiểm định lần 3: Loại biến A21kết quả nhận thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng có hệ số Cronbach’s Alpha biến A34 (0.797), biến A38
(0.797) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nhóm (0.795) Bảng số liệu chi tiết được thể hiện ở mục 2.3, Phụ lục III
Kiểm định lần 4: Loại biến A38 kết quả nhận thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng có hệ số Cronbach’s Alpha biến A34 (0.798) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nhóm (0.797) Bảng số liệu chi tiết được thể hiện ở mục 2.4, Phụ lục III
Kiểm định lần 5: Loại biến A34 kết quả nhận thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng có hệ số Cronbach’s Alpha từng biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nhóm, cụ thể:
Bảng 4.17 Hệ số Cronbanch’s Alpha nhóm (kiểm định lần 5)
Hệ số Cronbach's Alpha Số lượng biến
Bảng 4.18 Hệ số Cronbanch’s Alpha biến quan sát (kiểm định lần 5)
Hệ số tương quan với biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Chính sách tái định cư A.1 0.399 0.793
Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp A.2 0.432 0.788
Tính thống nhất và phù hợp với thực tiễn của văn bản pháp luật A.3 0.401 0.789
Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện KT-XH, tập quán của địa phương A.4 0.321 0.792
Cơ chế khen thưởng A.5 0.406 0.788 Đào tạo trình độ chuyên môn, nâng cao đạo đức người thực hiện bồi thường GPMB A.6 0.423 0.787 Đào tạo trình độ chuyên môn người thực hiện quy hoạch A.7 0.381 0.790
Việc đào tạo, dạy nghề, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất phù hợp với từng đối tượng
Giá đất ở khu tái định cư A.10 0.380 0.798
Năng lực tài chính cho dự án A.11 0.380 0.794
Chính sách đơn giá bồi thường khi dự án thực hiện GPMB kéo dài hơn hai năm A.12 0.363 0.795
Kinh phí bảo đảm cho việc TCTH bồi thường,
Giá đền bù phải được điều chỉnh càng gần với giá thị trường cùng thời điểm A.14 0.317 0.797
Hệ số tương quan với biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Việc công khai bảng giá đất trên các phương tiện thông tin đại chúng A.15 0.359 0.794
Quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất A.16 0.303 0.796
Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm A.17 0.324 0.796
Xác định ranh giới đất giữa các hộ liền kề A.18 0.346 0.795
Sự ủng hộ của CQĐP A.19 0.334 0.795
Ra quyết định có sự tham gia bàn bạc với cộng đồng dân cư A.20 0.380 0.794
Lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường GPMB A.22 0.369 0.792
Tuyên truyền, vận động người dân trong vùng dự án A.23 0.347 0.795
Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương A.24 0.325 0.793
Hồ sơ kỹ thuật quản lý đất đai thiếu cập nhật A.25 0.349 0.795 Tâm lý người dân dễ bị tác động từ nhiều đối tượng khác A.26 0.394 0.796
Xác định phạm vi, quy mô dự án A.27 0.364 0.795
Khả năng điều phối, quan hệ của CĐT với các cơ quan quản lý tại địa phương A.28 0.308 0.793
Kinh nghiệm, khả năng giám đốc dự án A.29 0.364 0.794 Vai trò của người đứng đầu (CĐT) A.30 0.332 0.796
Sự hỗ trợ ban ngành tỉnh A.31 0.381 0.798
Sự rỏ ràng trong hợp đồng giữa CĐT và đơn vị thực hiện bồi thường A.32 0.356 0.790
Xác định đối tượng bồi thường A.33 0.391 0.793
Số liệu kiểm kê, đo đạc A.35 0.379 0.794
Vi phạm trong định giá, áp giá A.36 0.311 0.796
Trình độ, kinh nghiệm của người làm công tác quy hoạch A.37 0.375 0.794
Phương tiện sản xuất sau khi thu hồi đất A.39 0.367 0.791
Từ bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng, các biến quan sát có hệ số Cronbach‘s Alpha đều nhỏ hơn 0.798
Kết luận: Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, tác giả lần lược loại các biến A9A21A38A34 có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha nhóm Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.798> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng điều lớn 0.3 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy
Do đó các yếu tố trên phù hợp cho các nghiên cứu phần sau
4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khảo sát Để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm của các đối tượng tham gia khảo sát, học viên sử dụng kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 0.05 (5%) cho 35 yếu tố, được chia làm 2 trường hợp [21]
Trường hợp 1: Các biến có hệ số Sig lớn hơn độ tin cậy 0.05 kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm
Trường hợp 2: Các biến có hệ Sig nhỏ hơn 0.05 kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm Tiến hành kiểm định sâu để tìm ra cặp có sự khác biệt
4.3.1 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm
Bảng 4.19 Bảng kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai
STT Biến quan sát Thống kê Levene df1 df2 Hệ số Sig
STT Biến quan sát Thống kê Levene df1 df2 Hệ số Sig
Từ bảng kết quả, cho thấy:
Các biến có giá trị sig > 0.05, thì phương sai giữa các nhóm khảo sát của các biến có tính đồng nhất với nhau Do đó có thể áp dụng phân tích ANOVA cho các biến này, theo bảng kiểm tra ANOVA (mục 3.1 phụ lục III) có giá trị sig > 0.05 nên thỏa giả thuyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát của biến
Các biến A10 (0.05), A13 (0.038) có hệ số sig < 0.05, nên không thỏa giả thuyết phương sai giữa các nhóm khảo sát của các biến có tính đồng nhất Do đó không thể áp dụng kiểm định ANOVA cho những biến này Áp dụng kiểm định Welch cho những biến này [21]
Bảng 4.20 Bảng kiểm định Welch
Biến quan sát Statistic a df1 df2 Sig
Các biến A10 và A136 đều có hệ số sig > 0.05 nên thỏa giả thuyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát của biến
Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm điều này có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát
4.3.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng có vai trò khác nhau khi tham gia dự án
Bảng 4.21 Bảng kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai
STT Biến quan sát Thống kê Levene df1 df2 Hệ số Sig
STT Biến quan sát Thống kê Levene df1 df2 Hệ số Sig
Từ bảng kết quả, ta thấy:
Các biến có giá trị sig > 0.05, thì phương sai giữa các nhóm khảo sát của các biến có tính đồng nhất với nhau Do đó có thể áp dụng phân tích ANOVA cho các biến này, theo bảng kiểm tra ANOVA (mục 3.1 phụ lục III) có giá trị sig > 0.05 nên thỏa giả thuyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát của biến
Các biến A1 (0.05) và A12 (0.004) có hệ số sig < 0.05, nên không thỏa giả thuyết phương sai giữa các nhóm khảo sát của các biến có tính đồng nhất Do đó không thể áp dụng kiểm định ANOVA cho những biến này Áp dụng kiểm định Welch cho những biến này [21]
Các tiêu chí ảnh hưởng Statistic a df1 df2 Sig
Các biến A1 và A21 đều có hệ số sig > 0.05 nên thỏa giả thuyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát của biến
Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm vai trò khác nhau khi tham gia dự án đều này có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát
Thống kê mô tả
Bảng 4.23 Xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng
STT Biến quan sát N Trị trung bình Độ lệch chuẩn
STT Biến quan sát N Trị trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng
Từ kết quả bảng xếp hạng theo trị trung bình về mức độ ảnh hưởng ta thấy các giá trị trung bình đều lớn hơn 3, nên các yếu tố ảnh hưởng đều có tác động trên mức trung bình Trong đó có năm yếu tố được xếp hạng cao nhất theo trị trung bình:
(1) Quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất , góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách Tuy nhiên, trong những năm qua là thời điểm giá đất tăng cao, vì vậy việc chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến việc quản lý sử dụng đất đai rất khó khăn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác GPMB mà địa phương gặp phải
(2) Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời dứt điểm: trong quá trình thực hiện một dự án vấn đề khiếu nại hầu như dự án nào cũng đều phải gặp và tốn rất nhiều thời gian, từ lúc nhận đơn khiếu nại đến giải quyết khiếu nại trong vòng 90 ngày nếu trường hợp hộ dân không đồng tình với cấp xã thì tiếp tục kiếu nại đến cấp huyện và cấp tỉnh… như vậy trình tự thủ tục giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm là một trong những yếu tố giúp cho công tác GPMB nhanh hơn
(3) Kinh phí bảo đảm cho việc TCTH bồi thường, GPMB của dự án: trong bất kỳ một hoạt động xây dựng đều quan trọng thực hiện dự án là Kinh phí, đảm bảo nguồn lực tài chính giúp cho việc bồi thường, GPMB của dự án nhanh hơn
(4) Sự ủng hộ của CQĐP: GPMB luôn cần có phương pháp hiệu quả từ CQĐP nhất là trong công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân, cho nên Sự ủng hộ của CQĐP là một trong những vấn đề then chốt trong công tác GPMB, vì CQĐP là cơ quan trực tiếp xúc trực tiếp với người dân
(5) Xác định ranh giới đất giữa các hộ liền kề: Việc tranh chấp giữa các hộ liền kề với nhau đến từ rất nhiều nguyên nhân, lý do quản lý quyền sử dụng đất của địa phương, do thân nhân đứng tên đã mất,…Xác định ranh giới đất giữa các hộ liền kề là việc mà chính quyền địa phương cần phải quan tâm
Qua bảng xếp hạng mức độ ảnh hưởng 5 yếu tố mạnh nhất, nhóm khảo sát đều quan tâm đến vấn đề chung là CQĐP trong công tác GPMB từ công tác (1) Quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, (2) Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời dứt điểm, (3) Kinh phí bảo đảm cho việc TCTH bồi thường, GPMB của dự án, (4) Sự ủng hộ của CQĐP, (5) Xác định ranh giới đất giữa các hộ liền kề.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Dựa vào những dữ liệu khảo sát phân tích 35 (trong quá trình kiểm định Cronbanch’s Alpha đã loại 4 biến) tiêu chí ảnh hưởng bằng cách sử dụng phương pháp phân tích Principal Component Analysis (PCA) với vòng quay varimax, điểm dừng trích các rủi ro có eigenvalue < 1, sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu dữ liệu cho EFA Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA thu được:
Bảng 4.24 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test
Kết quả kiểm định Bartlett
Hệ số Chi-Square 3520.659 df 595
Từ kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ta có:
- Hệ số KMO = 0.819 > 0.5 nên dữ liệu phân tích nhân tố thích hợp
- Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig < 0.05 nên các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể
Bảng 4.25 Bảng phương sai trích
Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of
Rotation Sums of Squared Loadings a Tổng
Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of
Rotation Sums of Squared Loadings a Tổng
Theo kết quả từ bảng, ta có:
- Hệ số Initial Eingenvalue = 2.185> 1: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thỏa điều kiện trích xuất nhân tố
- Kết quả của vòng quay đầu tiên tạo ra được 5 nhóm đã giải thích được 57.516% của toàn bộ biến, lớn hơn 50%
Bảng 4.26 Bảng kết quả ma trận xoay
Tiến hành loại biến A26, tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích PCA với vòng quay varimax, sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu dữ liệu cho EFA Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ta thu được:
Bảng 4.27 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test
Kết quả kiểm định Bartlett
Hệ số Chi-Square 3411.695 df 561
Từ kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ta có:
- Hệ số KMO = 0.815 > 0.5 nên dữ liệu phân tích nhân tố thích hợp
- Kiểm định Bartlett ‘s Test có hệ số Sig < 0.05 nên các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể
Bảng 4.28 Bảng phương sai trích
Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of
Rotation Sums of Squared Loadings a Tổng
Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of
Rotation Sums of Squared Loadings a Tổng
Theo kết quả từ bảng có:
- Hệ số Initial Eingenvalue = 2.159 > 1: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thỏa điều kiện trích xuất nhân tố
- Kết quả của vòng quay tạo ra được 5 nhóm đã giải thích được 58.07% của toàn bộ biến, lớn hơn 50%
Bảng 4.29 Bảng kết quả ma trận xoay
Từ kết quả của việc xoay nhân tố bảng 4.29 thu được 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng:
- Nhóm 1: các biến quan sát A15, A16, A17, A18, A19, A20, A22, A23, 24, A25
- Nhóm 2: các biến quan sát A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8
- Nhóm 3: các biến quan sát A10, A11, A12, A13, A14
- Nhóm 4: các biến quan sát A27, A28, A29, A30, A31, A32
- Nhóm 5: các biến quan sát A33, A35, A36, A37, A39
Dự trên bảng 4.29 tác giả tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia như sau:
- Thứ nhất, Bà Nguyễn Thị Trúc Mai, hiện giữ chức vụ Giám đốc trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Bến Tre cho rằng yếu tố Nhóm 1 thuộc về “CQĐP”, Nhóm 2 thuộc về “Cơ chế chính sách”, Nhóm 3 “Năng lực CĐT”, Nhóm 4 thuộc về “Kinh phí thực hiện”, Nhóm 5 “TCTH” các yếu tố từng nhóm đã thể hiện rỏ được đặc trưng về công tác GPMB hiện nay
- Thứ hai, Ông Lê Minh Hạnh, hiện là Công chức địa chính xã Bình Phú, TP Bến Tre nhấn mạnh yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB gồm: Nhóm 1 “Cơ quan quản lý hành chính địa phương”, Nhóm 2 “Cơ chế chính sách và pháp luật”, Nhóm 3 “Vai trò của CĐT”, Nhóm 4 “Chi phí”, Nhóm 5 “Triển khai thực hiện”
- Thứ ba, Ông Trần Minh Tạo, hiện là Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho rằng Nhóm 1 “CQĐP”, Nhóm 2 “Hệ thống văn bản pháp luật”, Nhóm 3 “CĐT”, Nhóm 4 “Chi phí”, Nhóm 5 “TCTH”
- Thứ tư, Ông Lê Minh Truyền, Trưởng phòng Kỹ thuật – Thẩm định thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho rằng Nhóm 1 “CQĐP”, Nhóm 2 “Cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật”, Nhóm 4 “CĐT”, Nhóm 5 “TCTH”
- Thứ năm, Ông Ma Xuân Thuận, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bến Tre cho rằng Nhóm
1 “CQĐP”, Nhóm 2 “Cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật”, Nhóm 4
“CĐT”, Nhóm 5 “TCTH” Ý kiến của các chuyên gia về 5 nhóm nhân tố trên đều xoay quanh về “CĐT, CP, CQĐP (cơ quan quản lý hành chính địa phương), triển khai thực hiện (TCTH), cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật”
Sau khi tham khảo những tài liệu nghiên cứu trước, ý kiến từ các chuyên gia và kinh nghiệm của bản thân, học viên sắp xếp từng nhóm nhân tố như sau:
1 Nhóm các biến quan sát A15 (Việc công khai bảng giá đất trên các phương tiện thông tin đại chúng), A16 (Quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất), A17 (Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm), A18 (Xác định ranh giới đất giữa các hộ liền kề), A19 (Sự ủng hộ của CQĐP), A20 (Ra quyết định có sự tham gia bàn bạc với cộng đồng dân cư), A22 (Lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường GPMB ), A23 (Tuyên truyền, vận động người dân trong vùng dự án), A24 (Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương), A25 (Hồ sơ kỹ thuật quản lý đất đai thiếu cập nhật) được đặt tên là liên quan địa phương
2 Nhóm các biến quan sát A1 (Chính sách tái định cư), A2 (Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp), A3 (Tính thống nhất và phù hợp với thực tiễn của văn bản pháp luật), A4 (Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện KT-XH, tập quán của địa phương), A5 (Cơ chế khen thưởng), A6 (Đào tạo trình độ chuyên môn, nâng cao đạo đức người thực hiện bồi thường GPMB), A7 (Đào tạo trình độ chuyên môn người thực hiện quy hoạch), A8 (Việc đào tạo, dạy nghề, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất phù hợp với từng đối tượng) được đặt tên là Cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật
3 Nhóm các biến quan sát A10 (Giá đất ở khu tái định cư), A11 (Năng lực tài chính cho dự án), A12 (Chính sách đơn giá bồi thường khi dự án thực hiện GPMB kéo dài hơn hai năm), A13 (Kinh phí bảo đảm cho việc TCTH bồi thường, GPMB của dự án), A14 (Giá đền bù phải được điều chỉnh càng gần với giá thị trường cùng thời điểm) được đặt tên là Chi phí thực hiện
4 Nhóm các biến quan sát A27 (Xác định phạm vi, quy mô dự án), A28 (Khả năng điều phối, quan hệ của CĐT với các cơ quan quản lý tại địa phương), A29 (Kinh nghiệm, khả năng giám đốc dự án ), A30 (Vai trò của người đứng đầu (CĐT), A31 (Sự hỗ trợ ban ngành tỉnh), A32 (Sự rỏ ràng trong hợp đồng giữa CĐT và đơn vị thực hiện bồi thường) được đặt tên là Chủ đầu tư
5 Nhóm các biến quan sát A33 (Xác định đối tượng bồi thường), A35 (Số liệu kiểm kê, đo đạc), A36 (Vi phạm trong định giá, áp giá), A37 (Trình độ, kinh nghiệm của người làm công tác quy hoạch), A39 (Phương tiện sản xuất sau khi thu hồi đất) được đặt tên là Tổ chức thực hiện.