1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong giai đoạn thi công tàu điện ngầm metro

100 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong giai đoạn thi công tàu điện ngầm metro
Tác giả Nguyễn Văn Lộc
Người hướng dẫn TS. Trần Thành Long, PGS. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn
Trường học Trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG (14)
    • 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (14)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI (15)
    • 1.3. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU (15)
      • 1.3.1. Đóng góp về mặt học thuật (16)
      • 1.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn (16)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN (16)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (17)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (17)
      • 2.1.1. Khái niệm về ATLĐ trong XD (17)
      • 2.1.2. Quy định pháp luật về ATLĐ trong thi công TĐN Metro (17)
      • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro (17)
    • 2.2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT (19)
    • 2.3. TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ATLĐ TRONG THI CÔNG TĐN METRO (26)
    • 2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT (29)
      • 2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (29)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.2. THU THẬP DỮ LIỆU (31)
      • 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ (31)
      • 3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi (35)
      • 3.2.3. Xác định kích thước mẫu (35)
      • 3.2.4. Cách thức lấy mẫu (35)
      • 3.2.5. Cách thức phân phối bảng câu hỏi (36)
      • 3.2.6. Cách thức duyệt lại dữ liệu (36)
    • 3.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU (36)
      • 3.3.1. Làm sạch dữ liệu (36)
      • 3.3.2. Thống kê mô tả (37)
      • 3.3.3. Kiểm định ĐTC của thang đo qua hệ số Cron’s Al (37)
      • 3.3.4. Phân tích NHÂN TỐ khám phá EFA (38)
      • 3.3.5. Phân tích hồi quy đa biến (39)
  • CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (41)
    • 4.1. GIỚI THIỆU (41)
    • 4.2. MÔ TẢ MẪU (41)
    • 4.3. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THÔNG QUA HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA (45)
      • 4.3.1. Giáo dục và đào tạo (45)
      • 4.3.2. Pháp lý và chính trị (0)
      • 4.3.3. Quản lý 33 4.3.4. Chi phí và nguồn lực (46)
      • 4.3.5. Môi trường làm việc (47)
      • 4.3.6. Thiết kế kỹ thuật (48)
    • 4.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ – EFA (48)
      • 4.4.1. Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập (49)
      • 4.4.2. Khẳng định mô hình NC (52)
    • 4.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (52)
      • 4.5.1. Kiểm định hệ số tương quan Pearson (52)
      • 4.5.2. Kiểm định giả thuyết (53)
    • 4.6. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY (56)
    • 4.7. KIỂM ĐỊNH ANOVA (58)
      • 4.7.1. Phân tích sự khác biệt theo giới tính (58)
      • 4.7.2. Phân tích sự khác biệt theo độ tuổi (58)
      • 4.7.3. Phân tích sự khác biệt theo thời gian công tác (59)
      • 4.7.4. Phân tích sự khác biệt theo đơn vị công tác (60)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (61)
    • 5.1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (61)
      • 5.1.1. Kết luận (61)
      • 5.1.2. Kiến nghị (63)
    • 5.2. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU (64)
    • 5.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Hệ thống tàu điện ngầm Metro đã bắt đầu phát triển từ thế kỷ 19 và ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu của hạ tầng giao thông đô thị Sự phát triển của Metro bao gồm việc mở rộng mạng lưới đường ray, xây dựng các ga tàu mới, và nâng cấp công nghệ và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của cộng đồng Hiện có hơn 200 hệ thống tàu điện ngầm Metro đã triển khai trên toàn thế giới tính đến năm 2021, và số lượng này đang gia tăng mạnh mẽ Metro mang lại nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, cùng với việc giảm ô nhiễm môi trường và khí thải

Hệ thống tàu điện ngầm Metro đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho cộng đồng Bằng cách cung cấp phương tiện công cộng nhanh chóng và hiệu quả, Metro giúp giảm ùn tắc giao thông và hạn chế lưu lượng xe cá nhân trên đường Sự di chuyển bằng Metro thường nhanh hơn so với các phương tiện khác, giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí Ngoài ra, Metro là một phương tiện công cộng không gây ô nhiễm môi trường, giúp giảm khí thải và ô nhiễm không khí An toàn lao động là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và mở rộng hệ thống tàu điện ngầm Metro, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân và đảm bảo tiến độ dự án “Xây dựng đã trở thành một trong những ngành nguy hiểm nhất do môi trường làm việc khắc nghiệt và rủi ro cao” [1] “Sự phức tạp của môi trường trong XD TĐN dẫn đến nhiều yếu tố không chắc chắn và rủi ro, có thể dẫn đến tai nạn” [2] Đảm bảo ATLĐ đồng nghĩa với việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của các công nhân thi công

“Ngành xây dựng sử dụng khoảng 7% lực lượng lao động trên thế giới nhưng chịu trách nhiệm cho 30–40% số ca thương tích gây tử vong” [3] Việc tuân thủ các quy định và quy trình ATLĐ không chỉ đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình thi công mà còn bảo vệ tính mạng và sức khỏe của họ, giảm nguy cơ tai nạn lao động Trong môi trường xây dựng tàu điện ngầm, các nguy cơ như đào hầm, làm việc trong môi trường hẹp, sử dụng thiết bị nặng và tiếp xúc với điện áp cao đang tiềm ẩn Đảm bảo ATLĐ không chỉ tạo điều kiện an toàn cho công nhân mà còn ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất và chất lượng công việc Khi làm việc trong một môi trường an toàn và có đầy đủ các biện pháp bảo vệ, công nhân có thể tập trung và hoàn thành công việc một cách hiệu quả và chất lượng Việc đảm bảo ATLĐ trong quá trình thi công tàu điện ngầm không chỉ là một nhiệm vụ chính của các nhà thầu mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng uy tín và đáng tin cậy trong ngành xây dựng Các tổ chức và công ty có uy tín về ATLĐ thường được đánh giá cao và tạo lòng tin cho khách hàng và cộng đồng Điều này góp

2 phần xây dựng một môi trường làm việc an toàn và bền vững, đồng thời nâng cao vị thế và hiệu suất của ngành xây dựng

“Theo dữ liệu thống kê toàn cầu, tỷ lệ tử vong và thương tật do tai nạn của ngành

XD cao hơn gấp ba và hai lần so với mức trung bình của các ngành công nghiệp khác” [4] “Mặc dù công tác quản lý an toàn đã được chú trọng hơn trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ tai nạn của ngành XD vẫn ở mức cao” [5] “Việc không xác định được các mối nguy hiểm về an toàn là nguyên nhân chính gây ra tai nạn xây dựng” [6] Các NC hiện có chưa có dữ liệu hoàn chỉnh và thông tin chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro Các NC trước đây chủ yếu tập trung vào các yếu tố ATLĐ chung trong ngành XD, chưa đặc thù hóa cho thi công TĐN Metro

Nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong quá trình xây dựng hệ thống tàu điện ngầm Metro là cần thiết để đề xuất các phương pháp giải quyết hiệu quả các vấn đề an toàn lao động trong dự án Việc nhận biết và đánh giá chính xác các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ tai nạn, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của công nhân, đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án Vì vậy, học viên đề xuất thực hiện đề tài “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong giai đoạn thi công tàu điện ngầm Metro”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong giai đoạn thi công TĐN Metro, bao gồm điều kiện làm việc, sử dụng thiết bị và công cụ, quản lý an toàn, và văn hóa an toàn Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với ATLĐ trong thi công TĐN Metro dựa trên số liệu thống kê và tài liệu chuyên ngành Đề xuất phương pháp giải quyết và cải thiện ATLĐ trong thi công TĐN Metro

XD và đề xuất các phương pháp, quy trình và biện pháp cụ thể để cải thiện ATLĐ trong thi công TĐN Metro dựa trên các yếu tố đã phân tích Đề xuất các biện pháp đảm bảo văn hóa an toàn và ý thức an toàn của công nhân trong quá trình thi công TĐN Metro.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

NC này đóng góp vào lĩnh vực quản lý XD và ATLĐ trong ngành giao thông đô thị Bằng việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro, NC này cung cấp những thông tin quan trọng về các nguyên nhân gây nguy hiểm và rủi ro trong quá trình thi công TĐN

NC sẽ tạo ra một khung kiến thức vững chắc về quản lý ATLĐ trong thi công TĐN Metro Các kết quả và phương pháp giải quyết được đề xuất từ NC sẽ giúp cải thiện và tăng cường ATLĐ trong lĩnh vực này

1.3.1 Đóng góp về mặt học thuật

NC này cung cấp một khái quát về các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro, từ đó đóng góp vào việc mở rộng kiến thức về ATLĐ trong ngành XD và ngành giao thông đô thị

Các phân tích và đánh giá trong NC dựa trên cơ sở lý thuyết và quy định pháp luật hiện hành, từ đó tạo ra một cơ sở thực chất để NC và áp dụng trong các NC tương lai về ATLĐ trong XD TĐN Metro và các dự án tương tự

1.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

NC này sẽ đề xuất các biện pháp nâng cao ATLĐ trong thi công TĐN Metro Những biện pháp này có thể bao gồm việc cải thiện quy trình làm việc, đề xuất sử dụng công nghệ tiên tiến hơn, tăng cường đào tạo và giáo dục về ATLĐ, và tăng cường quản lý và giám sát trong quá trình thi công

Kết quả của NC sẽ đóng góp vào việc cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu tai nạn lao động trong ngành XD TĐN Metro, từ đó tăng cường an toàn và sức khỏe cho công nhân và người dân sử dụng dịch vụ giao thông công cộng.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Các bộ phận thi công, giám sát an toàn, tư vấn giám sát, chủ đầu tư

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: NC sẽ tập trung vào các dự án XD TĐN Metro tại Việt Nam

- Nội dung: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong giai đoạn thi công TĐN

- Các đối tượng khảo sát gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực XD, các cá nhân đã tham gia vào dự án XD TĐN Metro.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Bố cục luận văn gồm 5 chương, nội dung như sau:

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

TỔNG QUAN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khái niệm về ATLĐ trong XD

- ATLĐ là trạng thái đảm bảo sự bình an, không gặp nguy hiểm về mặt sức khỏe và sự an toàn của người lao động trong quá trình làm việc

- ATLĐ đóng vai trò quan trọng trong ngành XD để đảm bảo tính mạng và sức khỏe của công nhân, đồng thời giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động

2.1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của ATLĐ

- Nguyên tắc phòng ngừa: Tập trung vào việc ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa trước khi sự cố xảy ra

- Nguyên tắc ưu tiên: Ưu tiên ATLĐ là mục tiêu hàng đầu trong quá trình thi công và vận hành công trình XD

- Nguyên tắc quản lý rủi ro: Đánh giá, phân tích và quản lý rủi ro lao động để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các nguy cơ tiềm ẩn

2.1.2 Quy định pháp luật về ATLĐ trong thi công TĐN Metro

- “Tại Việt Nam, Luật XD 50/2014/QH13, Luật an toàn vệ sinh lao động 84/2015/QH13 và các văn bản pháp luật liên quan khác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan đối với ATLĐ trong ngành XD”

- “Nghị định số 78/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư số 16/2021/TT-BXD ban hành 18:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công XD”

- “Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) và các tiêu chuẩn khác có các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến ATLĐ trong ngành XD”

- “Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, các hướng dẫn ILO về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong XD”

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro

2.1.3.1 Nhóm yếu tố giáo dục và đào tạo

- Đào tạo an toàn: Mức độ đào tạo an toàn cho công nhân là quan trọng Đảm bảo rằng tất cả công nhân, từ công nhân XD đến quản lý, đều được đào tạo về quy tắc an toàn và sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân

- Kiến thức kỹ thuật: Đối với công việc phức tạp như XD TĐN, công nhân cần có kiến thức kỹ thuật đủ để thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả Đào tạo về kỹ thuật đôi trong một số hoàn cảnh còn quan trọng hơn cả đào tạo an toàn 2.1.3.2 Nhóm yếu tố pháp lý và chính trị

- Tuân thủ pháp luật: Điều này bao gồm tuân thủ các quy định ATLĐ, môi trường và quy định XD Cần thiết lập một hệ thống quản lý đáng tin cậy để đảm bảo rằng các quy tắc này được tuân thủ

- Ảnh hưởng chính trị: Yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng đến quyết định và phân phối nguồn lực cho dự án, bao gồm cả nguồn lực an toàn Cần hiểu rõ ảnh hưởng của các yếu tố chính trị và làm việc với các cơ quan chính trị để đảm bảo an toàn 2.1.3.3 Nhóm yếu tố quản lý

- Quản lý an toàn: Điều này đòi hỏi sự cam kết đầy đủ từ lãnh đạo và quản lý đối với ATLĐ.“Cần thiết lập và thực hiện quy trình quản lý an toàn để đảm bảo rằng tất cả công việc được thực hiện một cách an toàn.”

- Lập kế hoạch và giám sát: Lập kế hoạch chi tiết cho công việc, giám sát tiến trình thi công, và đánh giá rủi ro là quan trọng để đảm bảo ATLĐ

2.1.3.4 Nhóm yếu tố chi phí và nguồn lực

- Ngân sách an toàn: Cần cung cấp đủ nguồn kinh phí cho ATLĐ, bao gồm việc mua thiết bị an toàn, đào tạo, và triển khai các biện pháp an toàn cần thiết

- Nguồn lực: Đảm bảo rằng có đủ nguồn lực (nhân lực, thiết bị, vật liệu) để thực hiện công việc an toàn và hiệu quả

2.1.3.5 Nhóm yếu tố môi trường làm việc

- Điều kiện“làm việc: Môi trường làm việc cần đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, bao gồm cả việc kiểm tra điều kiện làm việc và thực hiện biện pháp cải thiện nếu cần

- Môi trường vùng xung quanh: Các yếu tố như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, và tình trạng thời tiết cũng”có thể ảnh hưởng đến ATLĐ

2.1.3.6 Nhóm yếu tố thiết kế kỹ thuật

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Qua tìm hiểu, thu thập phân tích các tài liệu, nhận thấy hầu hết là các bài báo, NC nước ngoài NC các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro Gần như rất ít các bài báo, NC ở trong nước NC về các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro Bảng 1 trình bày tóm lược tình hình các NC trước đây

Bảng 2.1 Thống kê các bài báo, NC

STT Tên Sách Tác giả Tóm lược

Structural Modeling to Identify Critical

Li, Jing Bian, Liangliang Song and Xiaer Xiahou (2018)”

Xác định các CSF để quản lý an toàn trong XD TĐN NC này đã sàng lọc các CSF sơ bộ thông qua đánh giá tài liệu và phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia ở Trung Quốc Mô hình cấu trúc diễn giải được sử dụng để xác định mối tương quan giữa chúng Xác định các yếu tố an toàn quan trọng nhất và cung cấp thông tin có giá trị có thể thúc đẩy hiệu quả an toàn và giảm số vụ tai nạn trong quá trình XD TĐN

“Applications of item response theory to measuring the safety response competency of workers in subway construction projects”

Sử dụng lý thuyết phản hồi vật phẩm (IRT) hướng tới một khung định lượng để đo lường năng lực phản ứng an toàn của lao động cá nhân tại các công trường XD TĐN Lợi ích cho việc tùy chỉnh các chương trình đào tạo an toàn cho công nhân công trường có năng lực phản ứng an toàn không đồng đều trong các dự án TĐN

“A network-based approach to modeling safety accidents and causations within the context of subway construction project management”

“Zhipeng Zhou, Javier Irizarry, Wenya Guo (2021)”

Xác định mối quan hệ nội tại giữa các nguyên nhân, mối quan hệ tương hỗ giữa nguyên nhân và tai nạn, NC này nhằm phát triển mạng lưới rủi ro an toàn XD TĐN (SCSRN) NC này có ích trong việc nắm bắt các mối quan hệ nhân quả phức tạp xảy ra tai nạn tại các công trường XD TĐN

“Human Safety Risks and Their Interactions in China’s Subways:

“Xueqing Wang, Nini Xia, Zhitao Zhang, Chunlin Wu and Bingsheng Liu (2017)”

Phân tích các yếu tố rủi ro về an toàn con người trong quá trình XD TĐN ở Trung Quốc và các tương tác của chúng từ góc độ rộng rãi của các bên liên quan đến dự án NC cải thiện sự hiểu biết về sự tương tác của các yếu tố rủi ro liên quan đến các bên liên quan khác nhau Nó cũng thiết lập một cách tiếp cận mạng có trọng số để phân tích rủi ro nhằm nắm bắt các tương tác rủi ro chính xác hơn so với các mạng không có trọng số

“Identifying and assessing the critical risk factors in an underground rail project in Thailand: a factor analysis approach”

Xem xét các tài liệu để xác định các biến số rủi ro thiết yếu liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng Khảo sát và đánh giá các yếu tố rủi ro quan trọng đối với dự án đường sắt ngầm tại Thái Lan Các yếu tố rủi ro nghiêm trọng thu được thông qua phân tích nhân tố được đánh giá để hiểu rõ về tầm quan trọng và tác động của chúng đối với việc quản lý dự án

“Overview and analysis of safety management studies in the construction industry”

“Zhipeng Zhou, Yang Miang Goh, Qiming Li (2014)”

Xem xét một cách có hệ thống các

NC trước đây là tối quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ các kết quả NC hữu ích và tiếp cận các xu hướng trong tương lai trong NC an toàn XD Bốn kết quả

NC chính bao gồm quan điểm NC an toàn XD, xu hướng NC an toàn XD, ứng dụng công nghệ đổi mới trong an toàn XD và luồng thông tin an toàn đã thu được

“Visualization technology-based construction safety management: A review”

“Hongling Guo, Yantao Yu, Martin Skitmore (2016)”

Công nghệ trực quan hóa có thể cải thiện quản lý an toàn bằng cách hỗ trợ đào tạo an toàn, xác định khu vực nguy hiểm trong công việc (JHA) và giám sát và cảnh báo an toàn Mang lại lợi ích cho việc ứng dụng rộng rãi công nghệ trực quan hóa để quản lý an toàn XD cả về lý thuyết và thực tiễn

“Limao Zhang, Qian Liu, Xianguo

Cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố và mục tiêu có ảnh hưởng được nhận thức của công nhân và kết quả có thể được sử dụng để hiểu các yếu tố mà công nhân XD coi là yếu tố quan trọng trong hành vi an toàn

“Assessing safety management factors to develop a research agenda for the construction industry”

“Mohammad Tanvi Newaz, Mahmoud Ershadi, Marcus Jefferies, Peter Davis (2021)”

Tổng hợp và đánh giá các yếu tố quản lý an toàn trong tài liệu đương đại từ 2010 đến 2020 Phân tích chuyên đề sau đó cho thấy 38 yếu tố quản lý an toàn có liên quan lẫn nhau được phân loại theo ba nhóm cá nhân, nhóm làm việc và tổ chức Xác định năm xu hướng NC trong tương lai, các yếu tố có khả năng nâng cao một cách có hệ thống hiệu suất an toàn tổng thể

“Analysis of factors influencing safety management for metro construction in

Xác định các yếu tố an toàn chính và tính nhất quán trong xếp hạng của những người tham gia chính, bao gồm khách hàng, chuyên gia tư vấn, nhà thiết kế, thầu và giám sát Kết quả phân tích nhân tố chỉ ra rằng có

5 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự an toàn của việc XD TĐN bao gồm thái độ an toàn, an toàn tại công trường, sự giám sát của chính phủ, hạn chế của thị trường và tính không thể đoán trước Các đề xuất và khuyến nghị về các biện pháp đối phó thực tế để cải thiện quản lý an toàn XD TĐN

“Human dynamics in near-miss accidents resulting from unsafe behavior of construction workers”

“Cheng Zhou, Rui Chen, Shuangnan Jiang, Ying Zhou, Lieyun Ding, Miroslaw J

NC thực nghiệm dựa trên hành vi không an toàn liên quan đến những lần suýt bỏ lỡ từ cơ sở dữ liệu trong

Hệ thống cảnh báo sớm để quản lý rủi ro an toàn trong Công trình TĐN

Vũ Hán xác định chỉ số hiệu suất an toàn mới đáng tin cậy hơn số lần suýt trượt và xác thực chỉ số hiệu suất này bằng cách sử dụng kết quả đánh giá của chuyên gia về các công trường XD TĐN

Theory Methodology to Explore the

Javier Irizarry, A.M.ASCE; Qiming Li; and Weiwei Wu (2014)”

Sử dụng phương pháp lý thuyết có căn cứ để khám phá thông tin dựa trên các sự cố XD TĐN Lý thuyết tập hợp đã được áp dụng để khám phá mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố báo trước, sự cố, tai nạn, cận nguy và hành vi/tình trạng không an toàn

Li Limin, Zhang Dingli, Zhang Sulei (2009)”

TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ATLĐ TRONG THI CÔNG TĐN METRO

Bảng 2.2 Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ dự kiến triển khai trong NC

STT CÁC YÊU TỐ TÀI LIỆU THAM

KHẢO NHÓM YẾU TỐ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1 Đào tạo an toàn cho công nhân trên các công trường XD

2 Hiệu quả công tác tổ chức an toàn của nhà thầu trong thi công metro [7], [9], [15], [20]

3 Nhận thức về an toàn của chủ đầu tư trong XD TĐN [7], [20]

4 Hiệu quả của huấn luyện an toàn [7], [10], [12]

5 Giáo dục an toàn cho công nhân trên các công trường XD

6 Nhận thức về an toàn của công nhân trên các công trường

7 Phổ biến thông tin an toàn trong quá trình XD TĐN [7], [12], [14]

8 Chuyên môn an toàn được cung cấp trong quá trình XD

9 Sự tham gia của người lao động vào các hoạt động an toàn và việc họ tuân thủ các yêu cầu về an toàn [7], [10], [14], [17] NHÓM YẾU TỐ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ

10 Tính toàn vẹn của các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN [7]

11 Thực hiện trách nhiệm kiểm tra an toàn của chính quyền địa phương [7], [9], [12], [14]

12 ĐTC của thống kê tai nạn XD TĐN [7]

13 Hình phạt của các vụ tai nạn XD TĐN [7]

14 Việc thực hiện an toàn của nhà thầu có được đưa vào hồ sơ dự thầu hay không [7]

15 Tốc độ cập nhật các tiêu chuẩn hiện hành về XD metro [7], [9]

16 Số lượng tiêu chuẩn hiện hành về XD metro [7], [9]

NHÓM YẾU TỐ QUẢN LÝ

17 Thực hiện các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN [7], [9]

18 Giám sát an toàn cơ sở dữ liệu trong quá trình XD TĐN [7], [8], [12]

19 Chiến lược an toàn của nhà thầu khi thi công metro [7], [14]

20 Hoạt động kiểm tra an toàn do giám sát viên an toàn tiến hành [7], [9], [14], [16]

21 Có một kế hoạch an toàn chi tiết trước khi mỗi hoạt động bắt đầu hay không [7] , [14]

22 Tần suất thay đổi kế hoạch an toàn trong quá trình XD

23 Hồ sơ an toàn hàng ngày của việc XD TĐN có được lưu trữ hay không [7], [12]

24 Hiệu quả công tác giám sát an toàn trên công trường metro [7], [9], [10]

25 Tần suất kiểm tra an toàn do chính quyền địa phương tiến hành [7], [16]

NHÓM YẾU TỐ CHI PHÍ VÀ NGUỒN LỰC

26 Áp lực về tiến độ và chi phí [7], [14], [18]

27 Tỷ lệ đầu tư an toàn trên tổng mức đầu tư dự án [7] , [12], [14]

28 Mức độ ưu tiên cho sự an toàn của chủ đầu tư [7]

29 Trang bị bảo hộ cho công nhân thi công metro [7], [10], [19]

30 Áp lực cạnh tranh ngành XD metro [7]

NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

31 Độ phức tạp về địa chất, thủy văn [7], [8], [9], [11],

32 Sự phức tạp của môi trường xung quanh [7], [8], [9], [11]

33 Tần suất thời tiết xấu [7]

34 Số lượng công nhân trên các công trường XD TĐN [7], [16]

35 Số lượng các nhà thầu phụ [7], [16]

NHÓM YẾU TỐ THIẾT KẾ KỸ THUẬT

36 Trách nhiệm thiết kế đảm bảo an toàn công trình metro [7], [8], [14], [18],

37 Độ phức tạp của thiết bị XD TĐN [7], [8], [14]

38 Độ phức tạp của công nghệ XD TĐN [7], [8], [14]

39 Di chuyển công nhân trên công trường metro [7], [10]

40 Xác định và phân tích rủi ro an toàn trong quá trình XD

Dựa trên 23 NC khoa học, tác giả đã tổng hợp được 40 yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro Trên cơ sở tìm hiểu về đặc tính, NC phân loại thành 6 nhóm yếu tố bao gồm : Nhóm yếu tố giáo dục và đào tạo, nhóm yếu tố pháp lý và chính trị, nhóm yếu tố quản lý, nhóm yếu tố chi phí và nguồn lực, nhóm yếu tố môi trường làm việc, nhóm yếu tố thiết kế kỹ thuật Các nhóm yếu tố này được sử dụng trong NC cho những bước phân tích tiếp theo

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các giả thuyết cho NC:

H1: “Nhóm yếu tố giáo dục và đào tạo” tương quan dương với “Công tác đảm bảo an toàn lao động trong giai đoạn thi công TĐN hiện nay” tại Việt Nam

H2: “Nhóm yếu tố pháp lý và chính trị” tương quan dương với “Công tác đảm bảo an toàn lao động trong giai đoạn thi công TĐN hiện nay” tại Việt Nam

H3: “Nhóm yếu tố quản lý” tương quan dương với “Công tác đảm bảo an toàn lao động trong giai đoạn thi công TĐN hiện nay” tại Việt Nam

H4: “Nhóm yếu tố chi phí và nguồn lực” tương quan dương với “Công tác đảm bảo an toàn lao động trong giai đoạn thi công TĐN hiện nay” tại Việt Nam

H5: “Nhóm yếu tố môi trường làm việc” tương quan dương với “Công tác đảm bảo an toàn lao động trong giai đoạn thi công TĐN hiện nay” tại Việt Nam

H6: “Nhóm yếu tố thiết kế kỹ thuật” tương quan dương với “Công tác đảm bảo an toàn lao động trong giai đoạn thi công TĐN hiện nay” tại Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu (Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2014)

THU THẬP DỮ LIỆU

NC định tính sơ bộ nhằm mục đích hiệu chỉnh mô hình NC và thang đo sao cho phù hợp với bối cảnh và các đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro tại Việt Nam Quá trình này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn các chuyên Số lượng mẫu phụ thuộc vào dữ liệu được thu thập đến điểm bão hòa, thông thường sẽ là khoảng từ 7-10 người (Nguyễn Đình Thọ, 2014) [16]

Hình thức của NC định tính sơ bộ sẽ được tiến hành bằng phương pháp thảo luận tay đôi với chuyên gia và lấy ý kiến từ họ Người chủ trì sẽ chịu trách nhiệm dẫn dắt về nhiều khía cạnh nhằm mục đích khai thác triệt để thông tin cũng như nhận định từ các chuyên gia Kết quả sau khi thu thập về sẽ tiến hành hiệu chỉnh thang đo theo cách thức sau: Những thang đo nào có quá nửa chuyên gia đồng ý thì sẽ giữ lại và ngược lại sẽ loại khỏi mô hình NC

Sau khi kết thúc quá trình NC định tính sơ bộ sẽ tiến hành hiệu chỉnh mô hình và thang đo cho phù hợp Từ đó đưa ra bảng câu hỏi khảo sát cuối cùng

3.2.1.2 Nghiên cứu định tính sơ bộ

NC định tính sơ bộ của NC này được thực hiện thông qua việc thảo luận tay đôi với 5 chuyên gia là những lãnh đạo làm việc trong lĩnh vực XD TĐN Metro tại Việt Nam, có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm

Loại bỏ các yếu tố ít ảnh hưởng đến ATLĐ, hoặc chưa phù với môi trường ở Việt Nam hiện tại Khi quyết định thực hiện các tiêu chuẩn là có kế hoạch và các quy định được NC rõ yêu cầu pháp luật Việt Nam Khi nào thay đổi thì được cập nhật tức thì trên hệ thống từ bộ phận tư vấn đến nhà thầu chính Các tiêu chuẩn cập nhật ngay lập tức thường là bổ sung các yêu cầu, không thay đổi các yêu cầu cũ nên đa số không ảnh hưởng nhiều đến ATLĐ Do đó, có thể loại bỏ yếu tố “Tốc độ cập nhật các tiêu chuẩn hiện hành” Yếu tố “Tần suất kiểm tra an toàn do chính quyền địa phương tiến hành” chưa đúng với thực tế ở Việt Nam, chính quyền địa phương không tham gia kiểm tra an toàn Chỉ có công an PCCC kiểm tra định kỳ hàng năm ATLĐ chủ yếu do Tư vấn giám sát và nhà thầu chính kiểm soát theo các tiêu chuẩn

Giản lược các yếu tố trùng lặp ý nghĩa, mục đích “Áp lực cạnh tranh ngành XD metro” cùng chung ý nghĩa với yếu tố “Tỷ lệ đầu tư an toàn trên tổng mức đầu tư dự án” và “Áp lực về tiến độ và chi phí” yếu tố “Số lượng tiêu chuẩn hiện hành về XD metro”, hiện nay số lượng tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam, nghị định, thông tư là rất nhiều, vì vậy chỉ cần đưa ra yếu tố “Thực hiện các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN” Gộp chung hai yếu tố “Độ phức tạp của công nghệ XD tàu điện ngầm” và “ Độ phức tạp của thiết bị XD TĐN” trở thành “Độ phức tạp của công nghệ, thiết bị XD TĐN” Giản

19 lược yếu tố “Tần suất thời tiết xấu” gộp chung với yếu tố “Sự phức tạp của môi trường xung quanh”

Thảo luận thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong giai đoạn thi công TĐN Metro Vật liệu được sử dụng cho dự án Khả năng chống cháy nổ, không phát sinh khói độc khi cháy là yêu cầu bắt buộc cho các vật liệu sử dụng Các công tác liên quan đến kiểm tra, kiểm định thiết bị trước khi thi công Đánh giá an toàn khi sử dụng các hệ thống giàn giáo, sử dụng máy móc/ thiết bị cẩu lắp khi tiến hành nâng hạ vật tư,…

Bảng 3.1 Danh sách chuyên gia được lựa chọn để phỏng vấn

3.2.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ

Kết hợp các NC trước đây từ các bài báo trong và ngoài nước, kèm theo các ý kiến của chuyên gia đề xuất, cũng như kinh nghiệm bản thân qua các dự án đã tham gia thực hiện Tác giả đề xuất các các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro tại Việt Nam

Bảng 3.2 Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ triển khai trong NC

STT CÁC YÊU TỐ TÀI LIỆU THAM

KHẢO NHÓM YẾU TỐ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1 Đào tạo an toàn cho công nhân trên các công trường XD

2 Hiệu quả công tác tổ chức an toàn của nhà thầu trong thi công metro [7], [9], [15], [20]

3 Nhận thức về an toàn của chủ đầu tư trong XD TĐN [7], [20]

4 Hiệu quả của huấn luyện an toàn [7], [10], [12]

5 Giáo dục an toàn cho công nhân trên các công trường XD

6 Nhận thức về an toàn của công nhân trên các công trường

7 Phổ biến thông tin an toàn trong quá trình XD TĐN [7], [12], [14]

8 Chuyên môn an toàn được cung cấp trong quá trình XD

9 Sự tham gia của người lao động vào các hoạt động an toàn và việc họ tuân thủ các yêu cầu về an toàn [7], [10], [14], [17] NHÓM YẾU TỐ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ

10 Tính toàn vẹn của các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN [7]

11 Thực hiện trách nhiệm kiểm tra an toàn của chính quyền địa phương [7], [9], [12], [14]

12 ĐTC của thống kê tai nạn XD TĐN [7]

13 Hình phạt của các vụ tai nạn XD TĐN [7]

14 Việc thực hiện an toàn của nhà thầu có được đưa vào hồ sơ dự thầu hay không [7]

NHÓM YẾU TỐ QUẢN LÝ

15 Thực hiện các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN [7], [9]

16 Giám sát an toàn cơ sở dữ liệu trong quá trình XD TĐN [7], [8], [12]

17 Chiến lược an toàn của nhà thầu khi thi công metro [7], [14]

18 Hoạt động kiểm tra an toàn do giám sát viên an toàn tiến hành [7], [9], [14], [16]

19 Có một kế hoạch an toàn chi tiết trước khi mỗi hoạt động bắt đầu hay không [7] , [14]

20 Tần suất thay đổi kế hoạch an toàn trong quá trình XD

21 Hồ sơ an toàn hàng ngày của việc XD TĐN có được lưu trữ hay không [7], [12]

22 Hiệu quả công tác giám sát an toàn trên công trường metro [7], [9], [10] NHÓM YẾU TỐ CHI PHÍ VÀ NGUỒN LỰC

23 Áp lực về tiến độ và chi phí [7], [14], [18]

24 Tỷ lệ đầu tư an toàn trên tổng mức đầu tư dự án [7] , [12], [14]

25 Mức độ ưu tiên cho sự an toàn của chủ đầu tư [7]

26 Trang bị bảo hộ cho công nhân thi công metro [7], [10], [19] NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

27 Độ phức tạp về địa chất, thủy văn [7], [8], [9], [11],

28 Sự phức tạp của môi trường xung quanh [7], [8], [9], [11]

29 Số lượng công nhân trên các công trường XD TĐN [7], [16]

30 Số lượng các nhà thầu phụ [7], [16]

NHÓM YẾU TỐ THIẾT KẾ KỸ THUẬT

31 Trách nhiệm thiết kế đảm bảo an toàn công trình metro [7], [8], [14], [18],

32 Độ phức tạp của công nghệ, thiết bị XD TĐN [7], [8], [14]

33 Di chuyển công nhân trên công trường metro [7], [10]

34 Xác định và phân tích rủi ro an toàn trong quá trình XD

3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi

- Phần giới thiệu: Tiêu đề đề tài và giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong

XD hệ thống TĐN Metro, cùng mục đích của khảo sát

- Phần thông tin chung nhằm tổng hợp thông tin về các tham gia viên trong khảo sát Đây là phần quan trọng để xác định kết quả khảo sát Thông tin chung bao gồm trình độ, kinh nghiệm làm việc và vai trò trong dự án

- Đưa ra các tiêu chí đánh giá và lựa chọn mức độ đồng ý của người tham gia khảo sát đối với các vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ trong thi công TĐN Metro Mức đánh giá được thể hiện thông qua thang đo Likert với 5 mức độ trả lời

3.2.3 Xác định kích thước mẫu

- Trước khi tiến hành khảo sát, cần xác định kích thước mẫu phù hợp (số lượng người tham gia khảo sát) sau khi bảng câu hỏi đã được chỉnh sửa và hoàn thiện

- Xác định kích thước mẫu trước khảo sát là cần thiết để đảm bảo chất lượng dữ liệu thu thập được

- Một cách sơ bộ để tính toán kích thước mẫu là lấy 4 đến 5 lần số lượng biến được sử dụng trong phân tích NC (các yếu tố đã được xác định để phân tích)

- Phương pháp lấy mẫu:“NC này sử dụng cách chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện (chọn mẫu phi xác suất) vì nó phù hợp với điều kiện của NC khi có sự hạn chế về thời gian, nguồn lực và chi phí (Nguyễn Đình Thọ, 2014) [16]”

- Kích thước mẫu: Mẫu là tập hợp các phần tử đại diện cho tổng thể được NC, cỡ mẫu được chọn dựa trên yêu cầu về kích thước mẫu dùng trong phân tích nhân tố và hồi quy đa biến…

PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

- “Việc làm sạch dữ liệu là một bước quan trọng trước khi tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu Mục tiêu của bước này là phát hiện và xử lý các sai sót như dữ liệu thiếu hoặc câu trả lời không hợp lý từ người tham gia khảo sát” [16] Trong trường hợp thiếu dữ liệu, có thể xảy ra khi người được khảo sát bỏ qua hoặc không trả lời một số câu hỏi trong bảng câu hỏi khảo sát, hoặc do lỗi thu thập dữ liệu từ phía người NC Còn với câu trả lời không hợp lý, có thể là những câu trả lời không thuộc thang đo hoặc việc trả lời nhiều đáp án cho cùng một câu hỏi Ngoài ra, khi một phiếu khảo sát chỉ có một câu trả lời giống nhau cho tất cả các câu hỏi, cũng

24 được coi là không phù hợp Trong các trường hợp như vậy, cần loại bỏ các phiếu trả lời không phù hợp khỏi bộ dữ liệu và xem xét bổ sung dữ liệu nếu có sự bỏ sót từ phía người NC

- Sau quá trình làm sạch dữ liệu, bộ dữ liệu sẽ được phân loại và thống kê theo các tiêu chí như độ tuổi, giới tính và thu nhập, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về mẫu NC Các biến số định lượng sẽ được xem xét dựa trên nhiều giá trị khác nhau, bao gồm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, trung bình và độ lệch chuẩn, nhằm cung cấp thông tin chi tiết về phân phối và biến động của dữ liệu

3.3.3 Kiểm định ĐTC của thang đo qua hệ số Cron’s Al

- Để một đo lường có giá trị, nó cần đạt được ĐTC cao bằng cách loại bỏ các sai số ngẫu nhiên ĐTC là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá giá trị của một đo lường “Trong các NC, việc kiểm định ĐTC của thang đo được sử dụng để loại bỏ các thang đo không đáp ứng đủ yêu cầu về ĐTC Mục đích chính của việc kiểm định ĐTC là đảm bảo tính nhất quán nội tại của thang đo, và hệ số Cron’s Al thường được sử dụng để đánh giá ĐTC Hệ số Cron’s Al là một phương pháp phổ biến để đánh giá ĐTC của thang đo, và nó được áp dụng cho các thang đo có ba biến trở lên, không dùng để đánh giá ĐTC của từng BQS một riêng lẻ” [16]

- “Lý thuyết cho biết hệ số Cron’s Al càng lớn thì ĐTC của thang đo càng cao, tức là đo lường đạt được sự nhất quán Tuy nhiên, khi hệ số Cron’s Al quá cao (>0,95), có thể cho thấy các biến trong thang đo không có sự khác biệt, dẫn đến hiện tượng trùng lắp trong đo lường, tức là chúng đo lường cùng một khía cạnh của khái niệm NC Khi sử dụng phần mềm SPSS, chúng ta có thể sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation) để đánh giá mức độ tương quan giữa các biến trong cùng một biến đo lường” [16] Việc này làm nhằm đảm bảo rằng các biến trong cùng một biến đo lường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tiêu chí kiểm định thông thường là hệ số TQBT hiệu chỉnh ≥ 0,3 để đảm bảo mức độ tương quan đạt yêu cầu Trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), ta nên kiểm tra hệ số tin cậy Cron’s Al để loại bỏ các biến không phù hợp hoặc không đo lường được khái niệm cần thiết [16] Thông thường, một thang đo có hệ số Cron’s Al lớn hơn hoặc bằng 0,6 được coi là chấp nhận được

- Khi sử dụng phần mềm SPSS, để kiểm định ĐTC Cron’s Al, ta thực hiện theo từng biến đơn lẻ bao gồm các thang đo có trong biến đó “Để đảm bảo ĐTC, cần xem xét cả hai điều kiện liên quan đến hệ số Cron’s Al và hệ số TQBT hiệu chỉnh Quy trình tiến hành là loại bỏ các thang đo có hệ số TQBT hiệu chỉnh < 0,3 và tiếp tục chạy lại quy trình cho đến khi tất cả các thang đo đạt được hệ số TQBT hiệu chỉnh ≥ 0,3 và hệ số Cron’s Al ≥ 0,6, sau đó dừng lại” [16]

3.3.4 Phân tích NHÂN TỐ khám phá EFA

Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học cần đánh giá ĐTC và giá trị của thang đo Ở phần trước đã đề cập cách đánh giá ĐTC thông qua hệ số Cron’s Al còn ở phần này sẽ trình bày phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục đích đánh giá giá trị của thang đo Với phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giúp đánh giá được hai loại giá trị của thang đo đó là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Bên cạnh đó, phương pháp này cũng sẽ giúp thu gọn các BQS thành các biến có ý nghĩa hơn Việc rút gọn này dựa trên mối quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố với các BQS Phương pháp trích nhân tố được sử dụng là trích Principal components với phép xoay Varimax Các tiêu chuẩn kiểm định để phân tích nhân tố khám phá được thể hiện như sau:

“Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là chỉ số dùng để cho thấy sự phù hợp của việc phân tích nhân tố khám phá với dữ liệu NC KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn Theo Kaise (1974, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2014) cho rằng nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố EFA là phù hợp, nếu KMO < 0,5 thì việc áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá là không phù hợp với dữ liệu NC

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I (là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng 0 và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1) Để áp dụng phân tích nhân tố thì các BQS của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau

Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét Nếu kiểm định Barlett có p < 5% thì giả thuyết H0 (ma trận tương quan là ma trận đơn vị) bị bác bỏ, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

Trị số Eigenvalue: là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, những nhân tố nào có trị số Eigenvalue ≥ 1 sẽ được giữ lại trong mô hình NC (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): con số này cho biết các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), nếu thỏa được điều kiện tổng phương sai trích ≥ 50% thì mô hình EFA là phù hợp

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa BQS với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa BQS đó với nhân tố càng lớn và ngược lại

Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), trong NC hệ số tải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,5 là được chấp nhận và chênh lệch trọng số nhân tố khi tải lên nhiều nhóm cùng lúc phải lớn hơn 0,3 Trong trường hợp không đạt ta nên xóa biến này khỏi thang đo vì nó không thực sự đo lường khái niệm cần đo”

Về cách chạy SPSS, phân tích EFA được chạy khác với kiểm định ĐTC theo hệ số Cron’s Al có nghĩa là với phân tích EFA sẽ không đánh giá từng thang đo riêng lẽ của một khái niệm NC mà sử dụng phương pháp đánh giá liên kết: đánh giá thang đo của khái niệm này trong mối quan hệ với khái niệm khác Còn về vấn đề loại các biến của các nhân tố thì sẽ xét theo 4 loại kiểm định đề cập trên và tiến hành chạy lại đến khi nào thỏa tất cả các điều kiện trên thì dừng lại Kết quả cuối cùng sẽ là kết quả rút gọn thang đo của các nhân tố và kết quả này sẽ được tiến hành đo lường cũng như kiểm định khoa học ở các phân tích tiếp theo

3.3.5 Phân tích hồi quy đa biến

3.3.5.1 Phân tích tương quan Pearson

Muốn tiếp tục chạy hồi quy thì trước tiên các biến độc lập và phụ thuộc phải tương quan với nhau “Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phân tích tương quan nhằm mục đích xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với nhau, giữa biến độc lập với biến phụ thuộc trong NC thông qua hệ số tương quan Pearson, ký hiệu r” Để đánh giá mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa tương quan hay không thì sử dụng kiểm định t-test Với giá trị sig < 5% thì có thể kết luận có ý nghĩa tương quan và ngược lại thì không có nghĩa tương quan

3.3.5.2 Phân tích hồi quy đa biến

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

GIỚI THIỆU

Mục đích của chương 4 này là phân tích, mô tả mẫu khảo sát, trình bày kết quả kiểm định thang đo và các giả thuyết đưa ra trong mô hình Nội dung của chương này gồm ba phần chính Trước tiên, là phần mô tả mẫu khảo sát, kế đến là kết quả kiểm định thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cron’s Al và phân tích nhân tố EFA Cuối cùng là kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình NC.

MÔ TẢ MẪU

Mẫu được thu thập qua 2 phương pháp:

Phát bảng câu hỏi và thu trực tiếp: Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 100, số bảng câu hỏi thu hồi là 60 (tỉ lệ hồi đáp là 60%) Sau khi phân tích và kiểm tra, có 10 bảng bị loại do điền thiếu thông tin hoặc chỉ ghi 1 mức độ đánh giá cho tất cả các phát biểu Do đó thông qua phương pháp này thu được 50 mẫu hợp lệ

Dùng bảng câu hỏi dạng trực tuyến: số lượng bảng câu hỏi được trả lời là 151 Sau khi phân tích và kiểm tra có 15 bảng câu hỏi không hợp lệ Do đó thông qua phương pháp này thu được 136 mẫu hợp lệ

Thông qua 2 phương pháp trên thu được 186 mẫu hợp lệ, được sử dụng trong đề tài này, đảm bảo cỡ mẫu n = 5m, với m = 35 (Hair, Anderson, Tatham & Black, 1998) Đây là cỡ mẫu phù hợp cho NC có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006).”

Ba mươi lăm (35) BQS đo lường 7 khái niệm trong NC được tiến hành mã hóa để nhập liệu và phân tích, sử dụng phần mềm SPSS

STT Mã hóa Nội dung

1 YG1 Đào tạo an toàn cho công nhân trên các công trường XD TĐN

Hiệu quả công tác tổ chức an toàn của nhà thầu trong thi công metro

3 YG3 Nhận thức về an toàn của chủ đầu tư trong XD TĐN

4 YG4 Hiệu quả của huấn luyện an toàn

5 YG5 Giáo dục an toàn cho công nhân trên các công trường XD TĐN

Nhận thức về an toàn của công nhân trên các công trường XD TĐN

7 YG7 Phổ biến thông tin an toàn trong quá trình XD TĐN

8 YG8 Chuyên môn an toàn được cung cấp trong quá trình XD TĐN

Sự tham gia của người lao động vào các hoạt động an toàn và việc họ tuân thủ các yêu cầu về an toàn

10 YP1 Tính toàn vẹn của các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN

Thực hiện trách nhiệm kiểm tra an toàn của chính quyền địa phương

12 YP3 ĐTC của thống kê tai nạn XD TĐN

13 YP4 Hình phạt của các vụ tai nạn XD TĐN

Việc thực hiện an toàn của nhà thầu có được đưa vào hồ sơ dự thầu hay không

15 YQ1 Thực hiện các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN

16 YQ2 Giám sát an toàn cơ sở dữ liệu trong quá trình XD TĐN

17 YQ3 Chiến lược an toàn của nhà thầu khi thi công metro

18 YQ4 Hoạt động kiểm tra an toàn do giám sát viên an toàn tiến hành

Có một kế hoạch an toàn chi tiết trước khi mỗi hoạt động bắt đầu hay không

20 YQ6 Tần suất thay đổi kế hoạch an toàn trong quá trình XD TĐN

Hồ sơ an toàn hàng ngày của việc XD TĐN có được lưu trữ hay không

22 YQ8 Hiệu quả công tác giám sát an toàn trên công trường metro

23 YC1 Áp lực về tiến độ và chi phí

24 YC2 Tỷ lệ đầu tư an toàn trên tổng mức đầu tư dự án

25 YC3 Mức độ ưu tiên cho sự an toàn của chủ đầu tư

26 YC4 Trang bị bảo hộ cho công nhân thi công metro

27 YM1 Độ phức tạp về địa chất, thủy văn

28 YM2 Sự phức tạp của môi trường xung quanh

29 YM3 Số lượng công nhân trên các công trường XD TĐN

30 YM4 Số lượng các nhà thầu phụ

31 YT1 Trách nhiệm thiết kế đảm bảo an toàn công trình metro

32 YT2 Độ phức tạp của công nghệ, thiết bị XD TĐN

33 YT3 Di chuyển công nhân trên công trường metro

34 YT4 Xác định và phân tích rủi ro an toàn trong quá trình XD TĐN

35 YD1 Công tác đảm bảo ATLĐ trong giai đoạn thi công TĐN hiện nay Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được phỏng vấn:

Bảng 4.1 Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người phỏng vấn

Thống kê mô tả các biến, ta thấy biến có giá trị lớn nhất là YM4 , nhỏ nhất là YT2

N Min Max Mean Std Deviation

PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THÔNG QUA HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA

Tiêu chí để đánh giá ĐTC thang đo:

- Loại các BQS có hệ số TQBT nhỏ hơn 0.3

- Chọn thang đo khi có ĐTC Cron’s Al lớn hơn 0.6

4.3.1 Giáo dục và đào tạo

Kết quả phân tích ĐTC của thang đo “giáo dục và đào tạo ”:

Bảng 4.2 ĐTC thang đo “giáo dục và đào tạo”

Chỉ số thang đo Cron’s Al là 0.857, hệ số TQBT của YG3 < 0.3 Vì vậy, biến này bị loại và chạy lại

Kết quả phân tích ĐTC của thang đo “giáo dục và đào tạo ” lần 2

Bảng 4.3 ĐTC thang đo “giáo dục và đào tạo ” lần 2

Trong thang đo Cron’s Al là 0.902 , các hệ số TQBT của các BQS trong lớn hơn 0.3 Vì vậy, chấp nhận tất cả các BQS và tiến hành trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.3.2 Pháp lý và chính trị

Kết quả phân tích ĐTC của thang đo “pháp lý và chính trị”:

Bảng 4.4 ĐTC thang đo “pháp lý và chính trị”

Trong thang đo Cron’s Al là 0.906 , các hệ số TQBT của các BQS trong lớn hơn 0.3 Vì vậy, chấp nhận tất cả các BQS và tiến hành trong phân tích nhân tố tiếp theo 4.3.3 Quản lý

Kết quả phân tích ĐTC của thang đo “quản lý ”:

Bảng 4.5 ĐTC thang đo “quản lý ”

Trong thang đo Cron’s Al là 0.935 , các hệ số TQBT của các BQS trong lớn hơn 0.3 Vì vậy, chấp nhận tất cả các BQS và tiến hành trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.3.4 Chi phí và nguồn lực

Kết quả phân tích ĐTC của thang đo “chi phí và nguồn lực ”:

Bảng 4.6 ĐTC thang đo “chi phí và nguồn lực ”

Trong thang đo Cron’s Al là 0.861 , các hệ số TQBT của các BQS trong lớn hơn 0.3 Vì vậy, chấp nhận tất cả các BQS và tiến hành trong phân tích nhân tố tiếp theo 4.3.5 Môi trường làm việc

Kết quả phân tích ĐTC của thang đo “ môi trường làm việc”:

Bảng 4.7 ĐTC thang đo “ môi trường làm việc”

Trong thang đo Cron’s Al là 0.841 , các hệ số TQBT của các BQS trong lớn hơn 0.3 Vì vậy, chấp nhận tất cả các BQS và tiến hành trong phân tích NHÂN TỐ tiếp theo

Kết quả phân tích ĐTC của thang đo “thiết kế kỹ thuật ”:

Bảng 4.8 ĐTC thang đo “thiết kế kỹ thuật ”

Trong thang đo Cron’s Al là 0.783 , các hệ số TQBT của các BQS trong lớn hơn 0.3 Vì vậy, chấp nhận tất cả các BQS và tiến hành trong phân tích NHÂN TỐ tiếp theo.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ – EFA

Kết quả phân tích ĐTC của thang đo các khái niệm cho thấy có 34 BQS đạt tiêu chuẩn và được đưa vào thực hiện phân tích NHÂN TỐ với phương pháp trích NHÂN TỐ là Principal Components với phép quay Varimax nhằm phát hiện cấu trúc và đánh giá mức độ hội tụ của các BQS theo các thành phần

“Các BQS sẽ tiếp tục được kiểm tra mức độ tương quan của chúng theo nhóm Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích NHÂN TỐ là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson, 2003) và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích NHÂN TỐ là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau Giá trị

Eigenvalues phải lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988) Do đó, trong mỗi NHÂN TỐ thì những BQS có hệ số Factor loading bé hơn 0.5 sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một NHÂN TỐ”

Các trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trên sẽ bị loại bỏ

4.4.1 Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập

Từ kết quả phân tích ĐTC của thang đo ở phần trên, việc phân tích NHÂN TỐ trước tiên được tiến hành trên 33 BQS của các biến độc lập ảnh hưởng đến công tác đảm bảo ATLĐ

Các BQS được sử dụng trong phân tích NHÂN TỐ EFA đối với các biến độc lập:

Bảng 4.9 Các BQS độc lập được sử dụng trong phân tích NHÂN TỐ EFA đối với các biến độc lập

STT Mã hóa Nội dung

1 YG1 Đào tạo an toàn cho công nhân trên các công trường XD TĐN

2 YG2 Hiệu quả công tác tổ chức an toàn của nhà thầu trong thi công metro

3 YG4 Hiệu quả của huấn luyện an toàn

4 YG5 Giáo dục an toàn cho công nhân trên các công trường XD TĐN

5 YG6 Nhận thức về an toàn của công nhân trên các công trường XD TĐN

6 YG7 Phổ biến thông tin an toàn trong quá trình XD TĐN

7 YG8 Chuyên môn an toàn được cung cấp trong quá trình XD TĐN

8 YG9 Sự tham gia của người lao động vào các hoạt động an toàn và việc họ tuân thủ các yêu cầu về an toàn

9 YP1 Tính toàn vẹn của các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN

10 YP2 Thực hiện trách nhiệm kiểm tra an toàn của chính quyền địa phương

11 YP3 ĐTC của thống kê tai nạn XD TĐN

12 YP4 Hình phạt của các vụ tai nạn XD TĐN

13 YP5 Việc thực hiện an toàn của nhà thầu có được đưa vào hồ sơ dự thầu hay không

14 YQ1 Thực hiện các tiêu chuẩn hiện hành về XD TĐN

15 YQ2 Giám sát an toàn cơ sở dữ liệu trong quá trình XD TĐN

16 YQ3 Chiến lược an toàn của nhà thầu khi thi công metro

17 YQ4 Hoạt động kiểm tra an toàn do giám sát viên an toàn tiến hành

18 YQ5 Có một kế hoạch an toàn chi tiết trước khi mỗi hoạt động bắt đầu hay không

19 YQ6 Tần suất thay đổi kế hoạch an toàn trong quá trình XD TĐN

20 YQ7 Hồ sơ an toàn hàng ngày của việc XD TĐN có được lưu trữ hay không

21 YQ8 Hiệu quả công tác giám sát an toàn trên công trường metro

22 YC1 Áp lực về tiến độ và chi phí

23 YC2 Tỷ lệ đầu tư an toàn trên tổng mức đầu tư dự án

24 YC3 Mức độ ưu tiên cho sự an toàn của chủ đầu tư

25 YC4 Trang bị bảo hộ cho công nhân thi công metro

26 YM1 Độ phức tạp về địa chất, thủy văn

27 YM2 Sự phức tạp của môi trường xung quanh

28 YM3 Số lượng công nhân trên các công trường XD TĐN

29 YM4 Số lượng các nhà thầu phụ

30 YT1 Trách nhiệm thiết kế đảm bảo an toàn công trình metro

31 YT2 Độ phức tạp của công nghệ, thiết bị XD TĐN

32 YT3 Di chuyển công nhân trên công trường metro

33 YT4 Xác định và phân tích rủi ro an toàn trong quá trình XD TĐN

Thực hiện phân tích NHÂN TỐ đối với 33 BQS độc lập:

Các thông tin từ việc phân tích NHÂN TỐ EFA cho biết:

Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s:

Bảng 4.10 Kiểm định KMO và Barlett’s

Kết quả phân tích NHÂN TỐ cho thấy chỉ số KMO là 0.834 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích NHÂN TỐ là hoàn toàn thích hợp

Kết quả kiểm định Barlett’s là 3913.211 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05,( bác bỏ giả thuyết H0: các BQS không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích NHÂN TỐ

Thực hiện phân tích NHÂN TỐ theo Principal components với phép quay Varimax:

Bảng 4.11 Bảng eigenvalues và phương sai trích

Kết quả cho thấy 33 BQS ban đầu được nhóm thành 6 nhóm

- Giá trị tổng phương sai trích = 68.214% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 6 NT này giải thích 68.214% biến thiên của dữ liệu

- Giá trị hệ số Eigenvalues của các NHÂN TỐ đều cao (>1), NHÂN TỐ thứ 6 có Eigenvalues (thấp nhất) = 1.634> 1.”

Ma trận NHÂN TỐ với phương pháp xoay Principal Varimax:

Bảng 4.12 Ma trận NHÂN TỐ với phương pháp xoay Principal Varimax

4.4.2 Khẳng định mô hình NC

Các BQS được phân biệt thành 6 NHÂN TỐ độc lập và 1 NHÂN TỐ phụ thuộc từ các kết quả phân tích trên, có thể khẳng định mô hình NC đã đề xuất ban đầu là phù hợp.

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Sau khi đã đánh giá ĐTC của các thang đo thông qua hệ số Cron’s Al và thực hiện phân tích NHÂN TỐ để xác định các yếu tố thu được từ các BQS, chúng ta đã chọn 7 NHÂN TỐ để kiểm định mô hình Để đánh giá sự phù hợp khi đưa các thành phần này vào mô hình hồi quy, chúng ta sử dụng Phân tích Tương quan Pearson Sử dụng kết quả của phân tích hồi quy đa biến để kiểm định các giả thuyết của mô hình

4.5.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson Để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc tiến hành kiểm định hệ số tương quan Pearson Khi có mối liên hệ mạnh giữa các biến, cần

40 chú ý đến vấn đề đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy (giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0)

Ma trận tương quan giữa các biến:

Bảng 4.13 Ma trận tương quan giữa các biến

Các biến độc lập YG, YP, YQ, YC, YM, YT có tương quan với YD và do đó sẽ được đưa vào mô hình để giải thích cho “công tác đảm bảo an toàn lao động” (YD) Kết quả cho thấy một số biến độc lập có sự tương quan với nhau từ phân tích tương quan Pearson Do đó khi phân tích hồi quy cần phải chú ý đến vấn đề đa cộng tuyến

Ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến công tác đảm bảo ATLĐ Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 6 biến độc lập: giáo dục và đào tạo, pháp lý và chính trị, quản lý, chi phí và nguồn lực, môi trường

41 làm việc, thiết kế kỹ thuật và một biến phụ thuộc: công tác đảm bảo an toàn lao động Phân tích được thực hiện bằng phương pháp hồi quy với phần mềm SPSS Kết quả hồi quy thu được như sau:

Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy:

Bảng 4.14 Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy

Từ phân tích trên ta thấy, có 6 yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê Đó là yếu tố về giáo dục và đào tạo, pháp lý và chính trị, quản lý, chi phí và nguồn lực, môi trường làm việc, thiết kế kỹ thuật Do đó, ta giữ các yếu tố này ra trong mô hình hồi quy Từ mô hình phân tích hồi quy, ta có thể đi đến bác bỏ hoặc chấp nhận các giả thuyết thống kê với mức ý nghĩa là 5% Sau đây là bảng tổng hợp việc kiểm định các giả thuyết thống kê:

Bảng 4.15 Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình

Từ kết quả hồi quy ta cũng thấy, Adjusted R 2 mẫu = 0.568 là ở mức trên 50% Điều này cho thấy mồ hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 56.8%, tức là các biến độc lập giải thích được 56.8% biến thiên của biến phụ thuộc “đảm bảo an toàn lao động” Với giả thuyết H0: R 2 tổng thể = 0, kết quả phân tích hồi quy cho ta F

= 41.503 với p_value = 0.000 Do đó, ta hoàn toàn có thể bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể.”

 Phương trình hồi quy viết theo hệ số chưa chuẩn hóa:

YD = -1.102 + 0.160*YG + 0.207*YP + 0.258*YQ + 0.241*YC + 0.253*YM + 0.248*YT

 Phương trình hồi quy viết theo hệ số đã chuẩn hóa:

YD = 0.178*YG + 0.270*YP + 0.204*YQ + 0.205*YC + 0.225*YM + 0.231*YT Đo lường đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến là nhỏ Do đó, hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy

BÌNH LUẬN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY

Từ mô hình NC ban đầu, ta có 7 khái niệm được đưa vào mô hình NC Đó là giáo dục và đào tạo, pháp lý và chính trị, quản lý, chi phí và nguồn lực, môi trường làm việc, thiết kế kỹ thuật, đảm bảo ATLĐ 7 khái niệm trên được cụ thể hóa bằng 35 biến Sau khi phân tích ĐTC, có biến YG3 bị loại khỏi mô hình.”

Các biến được đưa vào phân tích NHÂN TỐ 34 biến trên tải vào 7 NHÂN TỐ khác nhau Sau đó ta đem 7 NHÂN TỐ này phân tích hồi quy Kết quả cuối cùng có 6 NHÂN TỐ giải thích cho biến “đảm bảo an toàn lao động”, đó là giáo dục và đào tạo, pháp lý và chính trị, quản lý, chi phí và nguồn lực, môi trường làm việc, thiết kế kỹ thuật

“Biểu đồ thể hiện phần dư chuẩn hóa phân bố theo hình dạng của phân phối chuẩn

Có một đường cong hình chuông trên hình là đường phân phối chuẩn, ta thấy biểu đồ tần số histogram tương ứng với đường cong hình chuông đó Thêm nữa, giá trị trung bình mean là -1.72E-16 xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 0.984 xấp xỉ bằng 1 càng khẳng định thêm phần dư chuẩn hóa tuân theo phân phối chuẩn Về mặt lý thuyết, phân phối chuẩn là phân phối có trung bình bằng 0 và phương sai bằng 1” (xem Hình 4.1)

Hình 4.1 Biều đồ histogram (giả định phân phối chuẩn của phần dư)

“Biểu đồ Normal P-P Plot thể hiện các trị số quan sát và trị số mong đợi đều nằm gần trên đường chéo chứng tỏ phần dư chuẩn hóa có phân phối chuẩn Kiểm định bằng biểu đồ P- P Plot thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến theo các phân vị của phân phối chuẩn Quan sát mức độ các điểm thực tế, tập trung sát đường thẳng kỳ vọng, cho thấy tập dữ liệu NC là tốt, phần dư chuẩn hóa có phân phối gần sát phân phối chuẩn” (xem Hình 4.2)

Hình 3.2 Biểu đồ Normal P-P Plot (giả định phân phối chuẩn của phần dư)

“Giả định liên hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư chuẩn hóa (Regression Standardized Residual) không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đoán chuẩn hóa (Regression Standardized Predicted Value) Do đó giả định về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm Điều này có nghĩa là giá trị dự đoán chuẩn hóa chính là giá trị chuẩn hóa của biến phụ thuộc, còn phần dư chuẩn hóa là giá trị chuẩn hóa của phần dư Ta thấy biến phụ thuộc không có liên hệ gì với lại phần dư” (xem Hình 4.3)

Hình 4.3 Biều đồ Scatterplot (giả định liên hệ tuyến tính)

KIỂM ĐỊNH ANOVA

Phân tích sự khác biệt giữa các thuộc tính của đối tượng NC với biến phụ thuộc trong mô hình NC

4.7.1 Phân tích sự khác biệt theo giới tính

Kết quả kiểm định phương sai theo giới tính:

Bảng 4.16 Kiểm định phương sai theo giới tính

Bảng 4.17 Kiểm định ANOVA - giới tính

Kết quả này cho biết phương sai của “đảm bảo an toàn lao động” có bằng nhau hay khác nhau giữa các nhóm giới tính khác nhau Sig của thống kê Levene = 0.07 (>0.05) nên ở ĐTC 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0.469 > 0.05, như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” Với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về “đảm bảo an toàn lao động” giữa các nhóm giới tính khác nhau

4.7.2 Phân tích sự khác biệt theo độ tuổi

Kết quả kiểm định phương sai theo độ tuổi:

Bảng 4.18 Kiểm định phương sai theo độ tuổi

Bảng 4.19 Kiểm định ANOVA - độ tuổi

Kết quả này cho biết phương sai của “đảm bảo an toàn lao động” có bằng nhau hay khác nhau giữa các nhóm độ tuổi khác nhau Sig của thống kê Levene = 0.268 (>0.05) nên ở ĐTC 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0.024 < 0.05, như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” Với dữ liệu quan sát đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về “đảm bảo an toàn lao động” giữa các nhóm độ tuổi khác nhau

4.7.3 Phân tích sự khác biệt theo thời gian công tác

Kết quả kiểm định phương sai theo thời gian công tác:

Bảng 4.20 Kiểm định phương sai theo thời gian công tác

Bảng 4.21 Kiểm định ANOVA - thời gian công tác

Kết quả này cho biết phương sai của “đảm bảo an toàn lao động” có bằng nhau hay khác nhau giữa các nhóm thời gian công tác khác nhau Sig của thống kê Levene 0.092 (>0.05) nên ở ĐTC 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0.265 > 0.05, như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” Với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để

47 khẳng định có sự khác biệt về “đảm bảo an toàn lao động” giữa các nhóm thời gian công tác khác nhau

4.7.4 Phân tích sự khác biệt theo đơn vị công tác

Kết quả kiểm định phương sai theo đơn vị công tác:

Bảng 4.22 Kiểm định phương sai theo đơn vị công tác

Bảng 4.23 Kiểm định ANOVA - đơn vị công tác

Kết quả này cho biết phương sai của “đảm bảo an toàn lao động” có bằng nhau hay khác nhau giữa các nhóm đơn vị công tác khác nhau Sig của thống kê Levene 0.508 (>0.05) nên ở ĐTC 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0.93 > 0.05, như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” Với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về “đảm bảo an toàn lao động” giữa các nhóm đơn vị công tác khác nhau

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 Chương 4 đã trình bày kết quả kiểm định các thang đo, mô hình NC, phân tích các yếu tố giáo dục và đào tạo, pháp lý và chính trị, quản lý, chi phí và nguồn lực, môi trường làm việc, thiết kế kỹ thuật và đảm bảo ATLĐ

Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho thấy rằng thang đo giáo dục và đào tạo gồm 8 BQS, pháp lý và chính trị gồm 5 BQS, quản lý gồm 8 BQS, chi phí và nguồn lực gồm 4 BQS, môi trường làm việc gồm 4 BQS, thiết kế kỹ thuật gồm 4 BQS, đảm bảo ATLĐ gồm 1 BQS

Các thang đo này được kiểm định ĐTC bằng hệ số Cron’s Al, kết quả BQS YG3 không đạt được ĐTC nên đã bị loại ra cho các phân tích tiếp theo, các BQS còn lại đều đạt yêu cầu (> 0.6) Sau khi kiểm định ĐTC Cron’s Al và phân tích yếu tố khám phá

EFA, tác giả đã tiến hành phân tích hồi qui, kết quả phân tích hồi qui cho thấy,”6 nhóm yếu tố ảnh hưởng được ra từ EFA đều tác động đến đảm bảo ATLĐ

Trong đó yếu tố quản lý YQ là yếu tố có hệ số B=0.258 lớn nhất nên có ảnh hưởng mạnh nhất đến đảm bảo ATLĐ Do vậy, đây là yếu tố cần ưu tiên trong việc đảm bảo ATLĐ

Trong chương này, tác giả cũng tiến hành kiểm định ANOVA với ĐTC 95% để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân như giới tính, độ tuổi, thời gian công tác trong ngành, đơn vị vào biến định lượng phụ thuộc của mô hình NC Kết quả phân tích cho thấy rằng yếu tố độ tuổi có ảnh hưởng đến việc đảm bảo ATLĐ Tuy nhiên, chưa có thể kết luận là có sự khác biệt theo giới tính, thời gian công tác trong ngành, đơn vị Căn cứ vào kết quả phân tích và kiểm định các giả thuyết và mô hình NC, tác giả đã đưa ra đề xuất một số giải pháp để tăng cường đảm bảo ATLĐ.

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN