1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre

99 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG –HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đinh Công Tịnh

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 TS Đỗ Tiến Sỹ – Chủ tịch Hội đồng

2 PGS.TS Trần Đức Học – Cán bộ chấm phản biện 1 3 TS Nguyễn Hoài Nghĩa – Cán bộ chấm phản biện 2 4 TS Phạm Vũ Hồng Sơn – Thư ký

5 TS Phạm Hải Chiến – Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên : Phạm Văn Dũng MSHV : 1870113 Ngày, tháng, năm sinh : 05/02/1981 Nơi sinh : Bến Tre

Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Mã số : 8580302

I TÊN ĐỀ TÀI: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá xếp hạng các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Bến Tre

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác vận hành hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 21/09/2020 III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 31/05/2021

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS Đinh Công Tịnh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS ĐINH CÔNG TỊNH

Tp HCM, ngày …… tháng … năm 2021 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS.Đinh Công Tịnh, Thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn Những ý kiến góp ý, hướng dẫn của Thầy rất quan trọng cho thành công của luận văn này

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Bộ môn Thi Công và Quản lý Xây dựng đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tôi học chương trình cao học

Xin cảm ơn các anh chị, bạn bè cùng lớp Quản lý xây dựng – khóa 2017 và những người bạn, anh chị em đồng nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm và dành thời gian hỗ trợ tôi thực hiện tốt giai đoạn khảo sát dữ liệu trước khi tiến hành nghiên cứu Các chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm của các anh chị, các bạn đã được ghi nhận vào thành quả của luận văn Và tôi xin cảm ơn Huyện ủy Ba Tri, Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ba Tri nơi tôi đang làm việc đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để hỗ trợ tôi hoàn thành tốt luận văn

Cuối lời, tôi xin đặc biệt cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã luôn đồng hành, động viên hỗ trợ về mọi mặt để tôi yên tâm hoàn thành tốt luận văn này

Tp HCM, ngày tháng 10 năm 2021

Phạm Văn Dũng

Trang 5

TÓM TẮT

Để giải quyết những khó khăn của địa phương về công tác vận hành hạ tầng giao thông tỉnh Bến Tre; cụ thể: Việc triển khai xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và duy tu bảo dưỡng các tuyến đường còn chậm; việc kiểm tra, kiểm soát sửa chữa các công trình giao thông vẫn chưa kịp thời; nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu so với nhu cầu,

Tại luận văn nầy trình bày kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phân tích số liệu thống kê Kết quả khảo sát đã xếp hạng và đưa ra 06 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre: Điều kiện tự nhiên; Chính trị, văn hóa, xã hội; Chiến lược phát triển kinh tế; Pháp luật và chính sách; Công nghệ và quy hoạch giao thông; Vận hành hạ tầng giao thông

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đã luận giải một số vấn đề phân tích, đánh giá thực tiễn các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đưa ra kết luận về các vấn đề: Hệ thống cơ sở lý thuyết về công tác vận hành hạ tầng giao thông, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với thực trạng vận hành hạ tầng giao thông tại tỉnh Bến Tre; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận hành hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn tiếp theo

Trang 6

ABSTRACT

To solve local difficulties in the operation of transport infrastructure in Ben Tre province, in particular: The construction, development of traffic infrastructure and maintenance of roads are still slow; the inspection, control and repair of traffic works are not timely; the funding source for the maintenance of transport infrastructure is insufficient compared to the demand,

In this thesis, the survey results are presented on the factors affecting the operation of transport infrastructure in Ben Tre province The survey was conducted through survey questionnaires and statistical analysis The survey results have ranked and presented 06 groups of factors affecting the operation of transport infrastructure in Ben Tre province: Natural conditions; Politics, culture, society; Economic development strategy; Laws and policies; Technology and traffic planning; Transport infrastructure operation

Within the scope of the thesis research, some issues of analysis and practical assessment of factors affecting the operation of traffic infrastructure in Ben Tre province have been made, conclusions about the The problem: The theoretical basis for the operation of the transport infrastructure, determining the factors affecting the operation of the transport infrastructure; assess the impact of factors on the operational status of transport infrastructure in Ben Tre province; propose directions and solutions to improve the efficiency of traffic infrastructure operation in Ben Tre province to meet the requirements of promoting industrialization and modernization of Ben Tre province in the next period.

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Đinh Công Tịnh Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được thu thập từ quá trình khảo sát thực tế và được công bố theo đúng quy định

Tp.HCM, ngày tháng 10 năm 2021

Phạm Văn Dũng

Trang 8

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5.1 Cách tiếp cận 3

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

5.3 Phương pháp phân tích số liệu 4

5.4 Các bước nghiên cứu 4

6 Ý NGHĨA LUẬN VĂN 5

Trang 9

1.1.3 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (KCHTGTVT) 8

1.1.4 Vận hành 9

“1.1.5 Vận hành KCHTGTVT” 10

1.2 NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN 10

1.2.1 Về vai trò, tiêu chí đánh giá và nội dung vận hành hệ thống giao thông (VHHTGT) 10

1.2.2 Về nguyên tắc, quy trình và kinh nghiệm về VHHTGT 11

1.3 NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM 13

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 19

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VẬN HÀNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI CẤP TỈNH 19

2.1.1 Mục tiêu vận hành kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cấp tỉnh 19

2.1.2 Nôi dung vận hành hạ tầng giao thông vận tải cấp tỉnh 19

2.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác vận hành hạ tầng giao thông vận tải cấp tỉnh 22 “2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC VẬN HÀNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI CẤP TỈNH” 23

Trang 10

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG

TÁC VHHTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE 27

3.2 THỰC TRẠNG VẬN HÀNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE 29

3.2.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu KCHTGT vận tải trên địa bàn tỉnh Bến Tre30 3.2.2 Thực trạng thực hiện nguyên tắc VHHTGT vận tải trên địa bàn tỉnh Bến Tre 32

3.2.3 Thực trạng thực hiện nội dung VHHTGT vận tải trên địa bàn tỉnh Bến Tre33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 34

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

4.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34

“4.2 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI” 36

4.2.1 Cơ sở xây dựng thang đo/bảng câu hỏi phỏng vấn 36

4.2.2 Bảng câu hỏi chính thức 37

4.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 37

4.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 38

4.4.1 Phân tích thống kê mô tả 39

4.4.2 Kiểm định và đánh giá thang đo 39

“4.4.3 Phân tích Cronbach’ Alpha” 39

4.4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 40

4.4.5 Phân tích hồi quy 41

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 41

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 42

5.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 42

5.1.1 Xây dựng thang đo 42

5.1.2 Thông tin về mẫu nghiên cứu 47

5.1.3 Kết quả khảo sát 53

Trang 11

5.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CÔNG TÁC VẬN HÀNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE67

6.2.1 Chiến lược phát triển kinh tế 72

6.2.2 Công nghệ và quy hoạch giao thông 73

6.2.3 Chính trị, văn hóa, xã hội 74

6.2.4 Điều kiện tự nhiên 75

6.2.5 Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý đô thị 75

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSHTKT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông

KCHTGTĐB Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KCHTGTVT Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

HLATGT Hành lang An toàn giao thông VHHTGT Vận hành hạ tầng giao thông

VHHTGTĐB Vận hành hạ tầng giao thông đường bộ

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thì hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng là nền tảng vật chất có vai trò quan trọng Mỗi địa phương, mỗi quốc gia có hạ tầng hiện đại, đồng bộ, thông suốt sẽ tạo tiền đề và động lực cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững

Việc đề ra giải pháp hoàn thiện công tác vận hành hạ tầng giao thông trong xu hướng phát triển của đất nước hiện nay là một trong những vấn đề đáng quan tâm, cấp bách hàng đầu Bộ GTVT, UBND cấp tỉnh với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông cần căn cứ quy định của chính sách và thực tế của Ngành để sắp xếp, tổ chức lại bộ máy vận hành hạ tầng giao thông phù hợp, tinh gọn và hiệu quả

Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre luôn quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; tổ chức lập và thực hiện quy hoạch giao thông, kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm, quản lý khai thác hệ thống giao thông trên địa bàn đáp ứng yêu cầu GTVT để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội [1] Thời gian qua, công tác quản lý KCHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh, thực hiện tốt chức năng là cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về GTVT; tổ chức triển khai thực hiện các Luật, Nghị định, Quyết định của Nhà nước, Bộ GTVT và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre về GTVT [2] Công tác rà soát, điều chỉnh hệ thống biển báo hiệu đường bộ, xử lý điểm đen ATGT cũng được tỉnh Bến Tre thường xuyên quan tâm,…Qua đó, cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng KCHTGT và tạo sự an toàn; thuận tiện cho các phương tiện khi lưu thông, vận chuyển hàng hóa; kết nối liền mạch giữa hệ thống giao thông quốc gia và địa phương

Ngoài những kết quả đạt được, hoạt động quản lý KCHTGT tỉnh Bến Tre vẫn còn những bất cập Việc triển khai xây dựng phát triển hạ tầng giao thông với quy mô còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, trình độ công nghệ kỹ thuật áp dụng còn yếu kém, lạc hậu Công tác tổ chức duy tu bảo dưỡng các tuyến đường còn chậm do nguồn vốn phân bổ

Trang 14

đầu tư còn hạn chế; việc kiểm tra sửa chữa các công trình/dự án giao thông vẫn chưa kịp thời; nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo trì KCHTGT còn thiếu nhiều so với nhu cầu Cùng với đó, việc duy trì TTATGT trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm KCHTGT trên các quốc lộ và đường tỉnh còn phổ biến, khó ngăn chặn; vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp đấu nối trái phép vào đường giao thông công cộng làm phát sinh xung đột; các biển quảng cáo, biển tuyên truyền làm che khuất tầm nhìn hoặc giảm sự tập trung của người tham gia giao thông vào các biển báo hiệu giao thông; hành lang an toàn đường bộ tiếp tục bị xâm lấn do việc quản lý đất đai chưa tốt, nhiều bản vẽ quy hoạch sử dụng đất bao gồm cả hành lang ATGT

Từ thực tế đó, tác giả chọn “Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác VHHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác VHHTGT đường bộ tỉnh Bến Tre

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác VHHTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Trang 15

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác VHHTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre

- Về thời gian: Các số liệu thống kê phục vụ cho khảo sát được thu thập trong giai đoạn 2016 – 2019

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Cách tiếp cận

Tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác VHHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre bằng phương pháp định tính và định lượng

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp:

Thu thập các số liệu đã được công bố như: Số liệu thống kê về công tác VHHTGT của tỉnh Bến Tre, báo cáo của các cơ quan liên quan về VHHTGT tại tỉnh Bến Tre, báo cáo kết quả hoạt động hoạt động của Sở GTVT,… Bên cạnh đó, còn có các bài báo, tạp chí, các văn bản Luật, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định,…

- Dữ liệu sơ cấp:

Thực hiện phỏng vấn các cá nhân có liên quan thông qua phiếu khảo sát, để đánh giá mức độ ảnh hưởng và mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác VHHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Trang 16

5.3 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khảo sát được tác giả tiến hành nhập vào máy tính, làm sạch và mã hóa bằng exel, sau đó sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thực hiện các phân tích Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác VHHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre

5.4 Các bước nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu hợp lý, chặt chẽ nhằm đạt kết quả tốt cho bài luận văn, việc thiết kế khoa học các bước nghiên cứu sẽ tạo ra sự thuận tiện cho quá trình nghiên cứu Trong đó, các bước nghiên cứu được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1 Lựa chọn đề tài

Xây dựng đề cương, mục tiêu và xác định câu hỏi nghiên cứu

Bước 2

Hệ thống cơ sở lý thuyết

Xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó xác định mô hình nghiên cứu, phân tích các dữ liệu trên cơ sở mô hình này

Bước 3

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

Xây dựng kế hoạch cho thực hiện bài nghiên cứu về thời gian, về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, khảo sát, xử lý và viết bài nghiên cứu

Bước 4

Thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu

Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu điều tra

Tiến hành mã hóa và nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS

Bước 5 Xử lý số liệu: - Phân tích EFA

Kiểm tra Cronbach’s Alpha Kiểm tra hệ số KMO

Tổng phương sai trích Giá trị Eigenvalues

Trang 17

- Phân tích hồi quy

Hệ số R2 hiệu chỉnh

Kiểm định phương sai từng phần Mức độ phù hợp của mô hình Hệ số phóng đại phương sai VIF

Kiểm định phương sai phần dư thay đổi Bước 6

Diễn giải dữ liệu

Trình bày số liệu nghiên cứu Kết luận mô hình nghiên cứu Bước 7

Trình bày kết quả nghiên cứu

Tiến hành trình bày, hoàn thiện bài luận văn

6 Ý NGHĨA LUẬN VĂN 6.1 Về mặt khoa học

Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu nầy, đề tài sẽ góp phần bổ sung những luận cứ khoa học trong các hoạt động nghiên cứu sau này về các nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả VHHTGT đường bộ 6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ cho các hoạt động nghiên về công tác VHHTGT cấp tỉnh sau này Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý của các tỉnh khác cũng có thể tham khảo và nghiên cứu để hoàn thiện công tác VHHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 6 chương:

Chương 1 Tổng quan Chương 2 Cơ sở lý thuyết

Chương 3 Thực trạng công tác vận hành hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Chương 4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 18

Chương 5 Phân tích dữ liệu Chương 6 Kết luận, kiến nghị

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 CÁC KHÁI NIỆM

1.1.1 Giao thông vận tải (GTVT)

“Luận cương của Mác đã định nghĩa: “Vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ ngay Người ta có thể quy đổi nó thành khái niệm để thanh toán, như hàng hóa có tấn hàng hóa, tấn km hàng hóa, cũng vậy, hành khách và hành khách km”.”

GTVT là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành Có 5 loại hình GTVT cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).”

“Nhìn chung, GTVT là một ngành kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được gắn liền với kết cấu hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại, luật pháp giao nhận minh bạch do một đội ngũ có tay nghề thực thi Đây là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, tạo ra những sản phẩm mới như: container hóa cảng biển và logistics.”

“1.1.2 Kết cấu hạ tầng”

“Kết cấu hạ tầng (KCHT) là thuật ngữ nguyên nghĩa tiếng nước ngoài được du nhập vào nước ta Nếu tra cứu các từ điển tiếng Anh hay tiếng Pháp, ta đều thấy từ của nó được viết là “Infrastructure” Theo nghĩa gốc Latinh từ này gồm 2 thành tố: “Infra” có nghĩa là ở dưới, hạ tầng, tầng dưới và “structure” có nghĩa là kết cấu, cấu trúc, kiến trúc, công trình xây dựng, công trình kiến trúc

Trang 20

Theo nghĩa hẹp, hiểu một cách khái quát, KCHT là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục.”

Theo nghĩa rộng, KCHT cũng được hiểu là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.”

KCHT có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau Tuy nhiên, phân loại theo lĩnh vực kinh tế - “xã hội được sử dụng rộng rãi nhất và được phân chia thành: KCHT kinh tế (hay còn gọi là KCHT kỹ thuật) và KCHT xã hội.”

KCHT kinh tế là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, nhanh và bền vững KCHT kinh tế bao gồm các công trình: Giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, thủy lợi, ”

KCHT xã hội là các công trình, cơ sở, thiết bị thiết yếu phục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực KCHT xã hội bao gồm các công trình, cơ sở, thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa, xã hội và thể dục thể thao,

Nhìn chung, có thể hiểu một cách khái quát, KCHT là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục.”

1.1.3 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (KCHTGTVT)

“Mạng lưới GTVT bao gồm: hệ thống đường bộ, hệ thống đường thủy, hệ thống đường hàng không, bao gồm các công trình như đường các loại, cầu cống, nhà ga, bến xe, bến cảng và các công trình kỹ thuật khác,…”

Trang 21

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu vào hệ thống GTVT đường bộ

Luật Giao thông đường bộ quy định: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHTGTĐB) bao gồm công trình đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, Trong đó, công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ; đèn tín hiệu; biển báo hiệu; vạch kẻ đường; cọc tiêu; rào chắn; đảo giao thông; dải phân cách; cột cây số; tường, kè; hệ thống thoát nước; trạm kiểm tra tải trọng xe; trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác [3].”

Về mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay được chia thành 06 hệ thống là: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.”

Tóm lại, có thể hiểu Kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) vận tải là hệ thống các công trình đường xá, bến xe, bãi đỗ, trạm dừng và các công trình phụ trợ,… phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ nhằm đảm bảo cho các hoạt động di chuyển; vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, hành khách,… của các loại phương tiện tham gia giao thông diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn

Trang 22

“1.1.5 Vận hành KCHTGTVT”

Từ khái niệm vận hành, khái niệm KCHTGTVT, có thể hiểu vận hành KCHTGTVT là quá trình sử dụng các nguồn lực cần thiết để tiến hành thiết lập, tổ chức xây dựng và phát triển hệ thống những công trình đường bộ nhằm đảm bảo nhu cầu di chuyển, vận tải hàng hoá của các phương tiện được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tương lai

1.2 NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN

Các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến vận hành hạ tầng giao thông tập trung 2 nhóm vấn đề sau đây:

1.2.1 Về vai trò, tiêu chí đánh giá và nội dung vận hành hệ thống giao thông (VHHTGT)

“Đã có nhiều nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài liên quan đến vấn đề vai trò của nhà nước đối với sự phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như:

Nghiên cứu của Golovko Vladimir Vladimirovich (2009), thành viên Viện Hàn lâm khoa học Liên Bang Nga, “Hoạt động hành chính pháp lý của cơ quan quản lý đường bộ” [4]

Nghiên cứu của Mikheyev Tatiana (2007), thành viên Viện Hàn lâm khoa học liên bang Nga (Khoa học tự nhiên), “Tổng hợp cấu trúc tham số của hệ thống điều khiển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ” [5]

Nghiên cứu của Adil Aybek Nasirovich (2011), thành viên Viện Hàn lâm khoa học Liên Bang Nga, “Về mặt lý thuyết, khuôn khổ pháp lý và thể chế cải thiện Cảnh sát trật tự công cộng tại Cộng hòa Kyrgyzstan” [6]

Mặc dù cách tiếp cận và lập luận có khác nhau, nhưng nhìn chung, các nghiên cứu đều xác định: CSHTKT là loại hàng hóa công cộng; thừa nhận vai trò của Nhà

Trang 23

nước rất quan trọng, là không thể thiếu trong việc phát triển đầu tư CSHTKT, phát triển KT-XH của một quốc gia

1.2.2 Về nguyên tắc, quy trình và kinh nghiệm về VHHTGT

“Nghiên cứu về “Modular - Mô hình xây dựng mới trong xu hướng phát triển đô thị xanh và bền vững” của Kim Sang Soo Giám đốc Văn phòng đại diện POSCO A&C Hà Nội (2013), Tác giả đã đưa ra lợi ích về phát triển đô thị xanh, đô thị thân thiện với môi trường với điểm nổi bật có nhiều không gian xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho người dân Theo nghiên cứu thực tế tại Hàn Quốc, phương pháp này sẽ rút ngắn thời gian thi công 50%, sau khi tháo dỡ vật liệu được tái chế sử dụng cho công trình khác là 80%, giảm thiểu 25% chi phí xây lắp so với các phương pháp thông thường Mô hình Modular phù hợp để xây dựng các công trình công cộng như nhà ở cho cán bộ công nhân viên, nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên, phòng khám/mổ di động, trường học,…[7].”

Ngoài ra, có những nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm phát triển CSHTKT của Hàn Quốc khác như: Beom Jung Kim, Hyong Mo Jeon và Nguyễn Văn Vịnh (2011), “Phát triển cảng biển hiện đại tại Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc”; Yeong Heok Lee (2011), “Phát triển cảng hàng không hiện đại ở Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc” [8], [9].”bm

Bernald Myers, Thomas Laursen (2009) Public investment management in the new EU member states: strengthening planning andimplementation of transport infrastructure investments World Bank, working paper no 161 Mục đích chính của nghiên cứu này gồm hai phần: i) xác định các nguy cơ và thách thức chính mà các Quốc gia Thành viên Mới (NMS) đang phải đối mặt; và ii) xác định các ví dụ thực hành tốt và những thách thức dai dẳng mà các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt, có lịch sử phát triển lâu đời hơn theo thể chế dân chủ quản lý

Trang 24

công Do cần thiết, nghiên cứu này bị giới hạn về số lượng các trường hợp quốc gia và độ sâu của các vấn đề khác nhau được giải quyết Bốn NMS đã được lựa chọn - Ba Lan, Slovenia, Latvia và Slovakia dựa trên sự đồng ý sẵn sàng tham gia Ba quốc gia là Anh, Ireland, và Tây Ban Nha (được lựa chọn dựa trên lãi suất Ngân hàng và sự sẵn có của các chuyên gia tư vấn) Ở tất cả các quốc gia, trọng tâm là các chính sách và thông lệ của chính phủ trung ương mặc dù một số dự án cũng thực hiện thông qua các chính quyền khu vực Nghiên cứu đề cập đến tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự án như: lập kế hoạch, thẩm định và lựa chọn dự án, trọng tâm là các chính sách và thông lệ của chính quyền trung ương mặc dù một số dự án cũng thực hiện thông qua các chính quyền khu vực [10]

Anand Rajaram và các cộng sự (2010) Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management Policy Research Working Papers Nghiên cứu này cung cấp cách tiếp cận thực tế và khách quan để đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công của các Chính phủ Nghiên cứu đưa ra 8 đặc điểm mà một hệ thống đầu tư công phải có bao gồm: (1) hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ; (2) thẩm định dự án chính thức; (3) đánh giá thẩm định độc lập; (4) lựa chọn dự án và lập ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) hoạt động của cơ sở; và (8) đánh giá dự án Tập trung vào các quy trình và kiểm soát cơ bản (được liên kết ở các giai đoạn thích hợp với các quy trình ngân sách rộng hơn) sẽ đem lại sự đảm bảo hiệu quả cao nhất trong các quyết định Cách tiếp cận không tìm cách xác định phương pháp hay nhất mà nhằm xác định các đặc điểm thể chế “phải có” nhằm giải quyết các rủi ro lớn và đưa ra một quy trình quản lý hệ thống hiệu quả Các tác giả cũng phát triển một khung chẩn đoán để đánh giá các giai đoạn chính của chu trình quản lý đầu tư công Về nguyên tắc, việc xác định các điểm yếu cốt lõi sẽ cho phép cải cách tập trung các nguồn lực quản lý và kỹ thuật khan hiếm vào nơi chúng sẽ mang lại tác động lớn nhất [11]

Trang 25

1.3 NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến vận hành hạ tầng giao thông tập trung 3 nhóm vấn đề sau đây:

- Hệ thống chỉ tiêu và báo cáo ngành Xây dựng, ban hành kèm theo Quyết định số 28/2007/QĐ-BXD;”

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (NSIS);”

- QCXDVN 01:2008: Quy chuẩn xây dựng Việt nam – Quy hoạch xây dựng [16];”

- QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị [17];”

- Các văn bản quy định cấp Cục, Vụ của Bộ Xây dựng liên quan, ”

Ngoài ra, còn có các nghiên cứu có liên quan đến công tác VHHTGT vận tải tiêu biểu như:

Bùi Tất Thắng (chủ nhiệm) (2000), “Vai trò của Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế Việt Nam” [18];

“Nguyễn Thị Cành (2004), “Tác động của đầu tư vốn ngân sách đến thu hút các nguồn vốn đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” [19];”

“Trần Kim Chung (2013-2014), “Tái cấu trúc đầu tư công trong khuôn khổ đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam” [20].”

Trang 26

Kỷ yếu Hội thảo Hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ vấn đề và giải pháp phát triển đã nhận diện thực trạng hạ tầng giao thông khu vực Nam Bộ và những vấn đề đặt ra,” từ đó đưa ra một số ý kiến mang tính giải pháp phát triển hạ tầng giao thông cho các tỉnh trong khu vực Nam Bộ Các nghiên cứu đã góp phần chỉ ra các vấn đề cơ bản về CSHTKT mà các tỉnh khu vực Nam Bộ, tỏng đó có tỉnh Bến Tre phải đối mặt cần giải quyết xử lý, cũng như các vấn đề cần làm trong tương lai

“Các nghiên cứu nói trên đã chứng minh rằng, vai tò của Nhà nước trong việc thu hút vốn toàn xã hội cho đầu tư phát triển CSHTKT là vô cùng cần thiết, sẽ phát triển các ngành kinh tế khác và qua đó phát triển cả nền kinh tế đất nước.”

1.3.2 Về nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông

Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Yếu tố tác động tới sự thành công của dự án giao thông thực hiện theo phương thức BOT” đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 10/2019 đã phân tích những tác động của khung pháp lý tới sự thành công của các dựa án BOT Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của dự án án xây dựng KCHTGT dưới phương thức BOT ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào khung pháp lý đầy đủ và quản trị tốt Vì vậy, để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước và hoàn thiện khung pháp lý đối với các dự án xây dựng KCHTGT dưới phương thức BOT ở Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với các dự án xây dựng KCHTGT đường bộ dưới phương thức BOT [21]

“Ngoài ra, quan điểm của tác giả Trịnh Thị Hằng, Khoa Kinh Tế - Đại học Vinh trong bài viết “Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng ODA trong giao thông đường bộ ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 8/2019 cho rằng hiệu quả sử dụng vốn ODA trong giao thông đường bộ của Việt Nam phụ thuộc vào các nhân tố cơ bản như: mức độ ổn định của thể chế chính trị và kinh tế - xã hội; mức độ đồng bộ chính sách điều hành liên quan đến vốn ODA; Năng lực tài chính của quốc

Trang 27

gia; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành dự án; năng lực nhà thầu thi công Bài viết nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ODA trong các dự án giao thông đường bộ của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA [22].”

“Hoàng Cao Liêm (2018), “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại Tỉnh Hà Nam” Nghiên cứu đưa ra 4 biến quan sát ảnh hưởng đến ĐTXD KCHTGTĐB gồm: CL1 - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tác động đến phạm vi của đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ; CL2 - Nội dung của đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ; CL3 - Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương quyết định sự thành công của quá trình đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ; CL4 – Điều kiên tự nhiên của địa phương vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường [23].”

1.3.3 Về quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác VHHTGT nói chung và VHHTGT cấp tỉnh nói riêng

Tác giả Triệu Hoàng Trung (2016) với đề tài nghiên cứu “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” đã đề cập đến các vấn đề: Thực trạng công tác quản lý HTGT đô thị tỉnh Lạng Sơn; Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn; Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn [24]

Tác giả Lê Đức Nhân (2015) với đề tài “Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long” đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị Cái Dăm

Trang 28

Để quản lý hệ thống giao thông và thoát nước Khu đô thị Cái Dăm có hiệu quả, trong luận văn này tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp bao gồm: Giải pháp kỹ thuật và giải pháp về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống giao thông và thoát nước [25]

Báo cáo “Phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và những khó khăn, thách thức đặt ra” của Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá sự phát triển của cơ sở hạ tầng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức đặt ra trong hệ thống kết cấu hạ tầng, tiềm lực phát triển tài chính về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nước ta hiện nay Trên cơ sở đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển hệ thống cở sở HTGT ở Việt Nam trong thời gian tới

1.4 KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước

1 Chiến lược phát triển kinh tế

1.1 Chính sách phát triển kinh tế của địa phương [10]; [23]” 1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế của Trung ương và địa

Trang 29

[22]; [26]” 2.2 Hệ thống chính sách về đầu tư xây dựng phù hợp và

đồng bộ”

[10]; [11]; [21]; [22]; [26]” 2.3 Sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với công

tác vận hành hạ tầng giao thông”

[10]; [11]; [21]; [22]; [26]; [29]” 2.4 Các chính sách thu hút nguồn lực trong đầu tư xây dựng

kết cấu hạ tầng giao thông”

[10]; [11]; [21]; [22]; [26]; [30]” 3 Công nghệ và quy hoạch giao thông”

3.1 Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong xây dựng và quản lý giao thông”

[[[23]; [26]; [31]; [32]” 4 Điều kiện tự nhiên”

4.1 Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng quy hoạch phát

5 Chính trị, văn hóa, xã hội”

5.1 Sự ổn định về chính trị, an ninh địa phương” [21]; [22]; [23] 5.2 Sự ủng hộ của người dân đối với công tác vận hành hạ

5.3 Văn hóa, tập quán sinh sống của người dân” [21]; [22]; [23] Nguồn: Tổng hợp

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý KCHTGT cấp tỉnh, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện sâu sắc, làm rõ các nội hàm về VHHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre Từ đó, thấy rằng đây là “những khoảng trống

Trang 30

nghiên cứu” để luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ vai trò của các nhân tố ảnh hưởng trong công tác vận hành KCHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre Do vậy, quyết định chọn đề tài “vận hành kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre” mang tính thời sự và cấp thiết

Những nội dung luận văn tiếp tục nghiên cứu đó là:

- Làm rõ nội hàm các khái niệm: “Giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, vận hành kết cấu hạ tầng gia thông vận tải.”

- Khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá việc vận hành KCHTGT cấp tỉnh? Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành KCHTGT cấp tỉnh?

- Thực trạng vận hành KCHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre? Những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân là gì? Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành KCHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre?

- Làm thế nào để vận hành KCHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre được hiệu quả nhất?

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở các nghiên cứu liên quan về vận hành KCHTGT cấp tỉnh thông qua các nghiên cứu ngoài nước và tại Việt Nam với 03 nhóm vấn đề: Các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài luận văn, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận văn và “Khoảng trống nghiên cứu” mà luận văn hướng tới cần nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác vận hành KCHTGT trên địa bàn tỉnh Bến Tre Cơ sở định hướng về nội dung nghiên cứu sẽ là nền tảng, là căn cứ để tiến hành triển khai, phân tích các nội dung nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Trang 31

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VẬN HÀNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI CẤP TỈNH

2.1.1 Mục tiêu vận hành kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cấp tỉnh

- Thực hiện công tác vận hành KCHTGT vận tải cấp tỉnh nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể sau:

- Phát triển KCHTGTVT trong chiến lược phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia, mỗi ngành và mỗi địa phương

- Đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật trong ĐTXD KCHTGTVT: đảm bảo yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật; sử dụng ngân sách trong phạm vi được duyệt và thời gian tiến độ các hạng mục công trình khi thực hiện dự án

- Đảm bảo sự bền vững của công trình, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

- Huy động hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để ĐTXD KCHTGTVT phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu vận tải trên địa bàn tỉnh

2.1.2 Nôi dung vận hành hạ tầng giao thông vận tải cấp tỉnh 2.1.2.1 Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng KCHTGTVT đường bộ

Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh là hoạt động xác định chỉ tiêu của hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB và đề xuất các giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó với hiệu quả cao, bền vững Theo đó, QLNN về kế hoạch ĐTXD KCHTGTĐB phải thực hiện một số nội dung sau:

- Dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của tỉnh và của ngành GTVT, tiến hành phân tích, dự báo cung cầu của sản phẩm, nguồn vốn đầu tư, lưu lượng, tải trọng vận tải trên đường bộ và phát triển hệ thống KCHTGTĐB của các khu vực lân cận,

Trang 32

- Xây dựng mục tiêu vận hành hệ thống GTVTĐB, xác định các nguồn lực cần thiết cùng các biện pháp nhằm phối hợp thực hiện một cách hiệu quả nhất mục tiêu kế hoạch đề ra

- Xây dựng nội dung thực hiện kế hoạch cụ thể với các phương án kế hoạch sẵn sàng thay đổi, điều chỉnh khi thay đổi nhu cầu và các nguồn lực thực hiện theo hướng linh hoạt, phù hợp với thực trạng vốn đầu tư, chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, của ngành GTVT trong từng gian đoạn

2.1.2.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về KCHTGT vận tải đường bộ cấp tỉnh

UBND tỉnh cần ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vận hành kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ cấp tỉnh nhằm hướng dẫn, phân công, phân cấp và giao trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ngành, UBND các huyện thành phố trong việc thực hiện các bước của quá trình quản lý đầu tư và xây dựng, cụ thể như:

- Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công; - Quy định về phân công, phân cấp trong hoạt động đầu tư và xây dựng; - Quy định phối hợp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; - Ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư;

- Ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm;

- Ban hành đơn giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, giá ca máy xây dựng; - Quy định về thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng;

- Quy định về phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh,…

Ngoài ra, các cơ quan QLNN cấp tỉnh cũng cần phải xác định đúng và đầy đủ những điều kiện để hiện thực hóa chính sách, quy định pháp luật phù hợp với hoàn cảnh cụ thể

Trang 33

2.1.2.3 Tổ chức bộ máy vận hành KCHTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh

Để tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện tốt chức năng vận hành KCHTGTVTĐB cần một bộ máy quản lý tốt và đồng bộ, có đủ các cơ quan chức năng để thực hiện quản lý các nội dung của hoạt động vận hành KCHTGTVTĐB

Trong đó, tổ chức CB, CNV là vấn đề cực kỳ quan trọng và tác động đến kết quả thực hiện công tác vận hành KCHTGTVTĐB trên địa bàn tỉnh Một bộ máy được tổ chức tốt là một bộ máy có đầy đủ đội ngũ CB, CNV có đủ năng lực, trình độ,

Ngoài ra, UBND tỉnh cần có các công văn cụ thể, phân công, chỉ đạo các nhiệm vụ, nội dung công việc cho từng đơn vị, cơ sở thực hiện nhiệm vụ vận hành KTHTGTVTĐB trên địa bàn tỉnh Đồng thời, các cơ quan QLNN cấp tỉnh cũng cần quy định cơ chế phối hợp thực hiện công tác vận hành KTHTGTVTĐB, sao cho mọi hoạt động, nhiệm vụ thực hiện một cách hiệu quả, không bị chồng chéo, phù hợp với chức năng của từng đơn vị, năng lực của từng đối tượng

2.1.2.4 Thanh tra, kiểm tra hiệu quả vận hành KCHTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng luật, quy định, pháp luật là một khâu quan trọng, đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu lực QLNN trong công tác vận hành KCHTGTVTĐB

Thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy, đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý để uốn nắn kịp thời

Mặt khác, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế để kịp thời sửa đổi cho phù hợp

Để việc kiểm tra, giám sát hoạt động vận hành KCHTGTĐB có hiệu quả, các nội dung kiểm tra, giám sát phải đầy đủ, phù hợp với quá trình triển khai thực hiện các

Trang 34

dự án đầu tư, từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và nghiệm thu, thanh quyết toán công trình,

Chế tài kiểm tra, giám sát được xây dựng cụ thể, rõ ràng, đủ mạnh sẽ nâng cao mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát đối với các trường hợp vi phạm trong quá tình vận hành KCHTGTĐB

2.1.3 Cơ sở pháp lý của công tác vận hành hạ tầng giao thông vận tải cấp tỉnh Các văn bản pháp lý làm cơ sở thực hiện công tác vận hành hạ tầng giao thông vận tải cấp tỉnh bao gồm:

- Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;” - Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

- Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009; - Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017; - Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019; - Luật Nhà ở ngày 25/11/2014; - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Luật Đấu thầu ngày 26/11/2013;

- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

- Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;”

- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội;”

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;”

Trang 35

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;”

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;”

- Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

“- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Qui định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;”

- Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;

- Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư

“2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC VẬN HÀNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI CẤP TỈNH”

2.2.1 Các nhân tố khách quan 2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên đều có ảnh hưởng đến quá trình vận hành KCHTGTVTĐB cấp tỉnh Tại những vùng, địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là những

Trang 36

nhân tố thuận lợi để thực hiện thành công các dự án ĐTXD KCHTGTĐB với tiến độ đảm bảo, giá thành thấp nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận hành KCHTGTĐB Mặt khác, điều kiện thời tiết thi công liên quan mật thiết đến vấn đề đảm bảo tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình

2.2.1.2 Điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội

Từ thực tiễn của nhiều địa phương cho thấy, các dự án ĐTXD KCHTGTĐB sẽ gặp thuận lợi nếu được người dân tại nơi dự án đi qua ủng hộ, sẽ tạo điều kiện cho Chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra, nhất là khâu giải phóng mặt bằng và tái định cư

Trong những trường hợp xã hội ổn định, an toàn, an ninh đây là những điều kiện tạo tiền đề thuận lợi để Chủ đầu tư, các cơ quan QLNN yên tâm tiến hành các hoạt động ĐTXD và hệ quả tất yếu là các hoạt động vận hành KCHTGTVTĐB trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư như mong muốn

2.2.1.3 Ảnh hưởng của công nghệ và quy hoạch giao thông

Công nghệ và quy hoạch giao thông là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực có thể tranh thủ được nguồn vốn, khoa học và công nghệ, cũng như khả năng tổ chức quản lý theo các tiêu chuẩn ISO

Trong điều kiện hiện nay, các yếu tố như vốn đầu tư, khoa học và công nghệ, các quy trình quản lý hiện đại của nước ngoài sẽ có xu hướng xâm nhập vào thị trường trong nước, mở ra những cơ hội và thách thức về cung ứng những nhân tố đầu tư đối với hoạt động vận hành KCHTGTĐB

Ngoài ra, phát triển công nghệ và quy hoạch giao thông sẽ tạo những điều kiện thuận lợi trong thu hút các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa các nguồn lực ĐTXD của mỗi địa phương Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần giảm gánh nặng cho nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương

Trang 37

2.2.2.2 Chiến lược phát triển KT - XH của địa phương

Quá trình vận hành KCHTGTVT cấp tỉnh phải đáp ứng, theo sát các mục tiêu của chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh cả về phạm vi, nội dung đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển địa phương

Vận hành KCHTGTVT cần dựa trên các quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch ngành, vùng, kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương vì đây là yếu tố để định hướng, chỉ ra các bước đi đúng đắn nhất, đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất

2.2.2.3 Về cơ quan quản lý nhà nước

Những người đứng đầu chính quyền địa phương có trách nhiệm đối với việc ban hành và tổ chức thực hiện, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ĐTXD trên địa bàn tỉnh Vì vậy, hiệu quả công tác vận hành KCHTGTVT cấp tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, ý chí, đạo đức của những người lãnh đạo địa phương

Nếu đội ngũ các nhà quản lý có trình độ chuyên môn cao, có phong cách làm việc tốt, có trách nhiệm sẽ là những tiền đề đem lại hiệu quả cao trong công tác vận hành cấp tỉnh

Trang 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này, đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về công tác vận hành hạ tầng giao thông cấp tỉnh, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác vận hành hạ tầng giao thông vận tải cấp tỉnh

Trang 39

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN HÀNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC VHHTGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

“Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 03 dãy cù lao: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh, do phù sa 04 nhánh sông Cửu Long (Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) bồi tụ Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 2.394,8 km2, dân số 1.289,1 nghìn người, mật độ dân số là 538 người/km2; có 09 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Bình Đại, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Chợ Lách và huyện Thạnh Phú (trong đó có 03 huyện giáp biển: huyện Bình Đại, huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú); 157 xã, phường, thị trấn Đảng bộ tỉnh Bến Tre có 13 đảng bộ trực thuộc, gồm: 09 đảng bộ huyện, thành phố và 04 đảng bộ tương đương; 636 tổ chức cơ sở đảng, với 56.540 đảng viên, chiếm 4,38% dân số.”

“Bến Tre có vị trí địa lý khá thuận lợi, khoảng cách đường bộ từ Bến Tre đến Thành phố Hồ Chí Minh 88 km và từ Bến Tre đến thành phố Cần Thơ 110 km, hệ thống giao thông đường bộ phân bố đều khắp trong tỉnh; từ khi cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và cầu Cổ Chiên hoàn thành đưa vào sử dụng, Bến Tre đã phá được thế biệt lập và tạo tuyến đường bộ thông suốt đi Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và các tỉnh, thành trong khu vực Bến Tre có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, tổng chiều dài gần 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Mỹ Tho dài 83 km Với hệ thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy.”

Trang 40

Hình 3.1 Bản đồ địa hình tỉnh Bến Tre

“Bến Tre có địa hình với độ cao trung bình từ 1 - 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 mét Bến Tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn; nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh 43,11%, nhóm đất phù sa chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh, nhóm đất phèn, chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, nhóm đất cát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất 6,4% diện tích toàn tỉnh.”

“Dân số tính đến ngày 01/4/2019 của Bến Tre đạt 1.288.463 người, với mật độ dân số 533 người/km² Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt gần 126.447 người, chiếm 9,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.162.016 người, chiếm 90,2% dân số Dân số nam đạt 630.492 người, trong khi đó nữ đạt 657.971 người Tỷ

Ngày đăng: 03/08/2024, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN