1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý hợp đồng công trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre

123 11 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý hợp đồng công trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre
Tác giả Trần Minh Tạo
Người hướng dẫn TS. Phạm Hải Chiến, PGS.TS. Lương Đức Long
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 684,76 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ (14)
    • 1.1 Phần giới thiệu chung (14)
    • 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu (15)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5 Đóng góp của nghiên cứu (17)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN (18)
    • 2.1 Các khái niệm (18)
      • 2.1.1 Khái niệm hợp đồng xây dựng (18)
      • 2.1.2 Quản lý hợp đồng hiệu quả (20)
      • 2.1.3 Xây dựng (21)
    • 2.2 Quản lý HĐXD (21)
      • 2.2.1 Sự cần thiết phải quản lý HĐXD (21)
      • 2.2.2 Nội dung quản lý HĐXD (21)
    • 2.3 Các nghiên cứu trước đây (22)
      • 2.3.1 Trong nước (22)
      • 2.3.2 Ngoài nước (23)
      • 2.3.3 Trong nước (25)
      • 2.3.4 Ngoài nước (26)
    • 2.4 Tổng hợp tham khảo các NT AH hiệu quả QLHĐ CT XD NTM tỉnh Bến Tre (29)
    • 2.5 Giả thuyết nghiên cứu (32)
    • 2.6 Tóm tắt chương 2 (34)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 3.2 Cách thức khảo sát dữ liệu (37)
      • 3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi (37)
      • 3.2.2 Bảng câu hỏi khảo sát trước khi tham khảo ý kiến chuyên gia (38)
      • 3.2.3 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát đại trà (39)
    • 3.3 Xác định số lượng mẫu (49)
      • 3.3.1 Số lượng mẫu (49)
      • 3.3.2 Phương pháp xác định thang đo (49)
      • 3.3.3 Độ tin cậy thang đo (49)
      • 3.3.4 Phân tích phương sai Anova (50)
      • 3.3.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (51)
      • 3.3.6 Phân tích hồi quy đa biến (54)
      • 3.3.7 Bảng Anova (55)
    • 3.4 Tóm tắt chương 3 (56)
  • CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (57)
    • 4.1 Qui trình phân tích số liệu (57)
    • 4.2 Thống kê mô tả (59)
      • 4.2.1 Kết quả trả lời (60)
      • 4.2.2 Theo thời gian công tác trong ngành (61)
      • 4.2.3 Theo chuyên môn (62)
      • 4.2.4 Theo vai trò (62)
      • 4.2.5 Theo số lượng dự án đã và đang tham gia (63)
      • 4.2.6 Theo vị trí công tác (64)
    • 4.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha (65)
      • 4.3.1 Kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm CĐT (66)
      • 4.3.2 Kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm Tư vấn (66)
      • 4.3.3 Kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm Nhà thầu (67)
      • 4.3.4 Kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm Hợp đồng (67)
      • 4.3.5 Kiểm định Cronbach's Alpha nhóm Quản lý (68)
    • 4.4 Các trị thống kê mô tả (69)
      • 4.4.1 Trị trung bình, xếp hạng các nhân tố (69)
    • 4.5 Phân tích phương sai một yếu tố (One – way Anova) (72)
    • 4.6 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (77)
      • 4.6.1 Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett (77)
      • 4.6.2 Trị số Eigenvalua (78)
      • 4.6.3 Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) (79)
  • CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG MÔ HÌNH (85)
    • 5.1 Phân tích hồi qui đa biến (85)
      • 5.1.1 Các giả thuyết (85)
      • 5.1.2 Dữ liệu đưa vào hồi quy tính toán (85)
      • 5.1.3 Mô hình hồi quy tuyến tính (86)
      • 5.1.4 Kết quả phân tích hồi quy (86)
    • 5.2 Kiểm chứng công trình (90)
      • 5.2.1 Khái quát các công trình kiểm chứng (90)
      • 5.2.2 Nội dung khảo sát kiểm chứng (90)
      • 5.2.1 Kết quả khảo sát kiểm chứng (91)
    • 5.3 Đề xuất giải pháp (93)
  • CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN (98)
    • 6.1 Kết luận (99)
    • 6.2 Hướng phát triển đề tài (100)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (101)

Nội dung

TỔNG QUAN

Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm hợp đồng xây dựng

Tại Khoản 1, Điều 138, Luật Xây dựng năm 2014 qui định: HĐXD là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng [8]

Tại khoản 1, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về HĐXD cũng nêu lại qui định trên [1] HĐXD có đặc trưng sau:

– Về chủ thể: bao gồm bên giao thầu và bên nhận thầu: [1]

+ Khoản 2 Điều 2 qui định: Bên giao thầu là CĐT hoặc đại diện của CĐT hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính

+ Khoản 3 Điều 2 qui định: Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là CĐT; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu [1]

– Về hình thức: HĐXD được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật [1]

+ Theo tính chất, nội dung công việc HĐXD gồm:

• Hợp đồng tư vấn xây dựng

• Hợp đồng thi công xây dựng công trình (XDCT)

• Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ

• Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình

• Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ

• Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công XDCT

• Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công XDCT

• Hợp đồng chìa khoá trao tay

• Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công

• Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ (NĐ 50/2021) [1]

+ Theo hình thức giá hợp đồng gồm:

• Hợp đồng theo đơn giá cố định

• Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

• Hợp đồng theo thời gian

• Hợp đồng theo giá kết hợp

• Hợp đồng theo chi phí cộng phí (NĐ 50/2021)

• Hợp đồng xây dựng khác (NĐ 50/2021) [1]

+ Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, HĐXD gồm:

• Hợp đồng giao khoán nội bộ

• Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài [1]

- Nội dung và khối lượng công việc

Tùy theo loại HĐXD cụ thể, phạm vi công việc thực hiện được xác định như sau:

• Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: gồm các công việc liên quan đến lĩnh vực tư vấn

• Đối với hợp đồng thi công xây dựng: Đảm bảo thi công hoàn thành công trình theo hồ sơ phê duyệt

• Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: thực hiện trang bị đầy đủ đúng HSTK phê duyệt

• Đối với hợp đồng EPC: thiết kế - cung cấp vật tư, thiết bị - thi công XDCT theo qui định

• Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay: lập DAĐT xây dựng; thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công XDCT đúng dự án được phê duyệt [1]

- Nguyên tắc ký kết HĐXD [1]

• Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

• Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;

• Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng; [1]

2.1.2 Quản lý hợp đồng hiệu quả

QLHĐ là công việc cần thiết của các bên để giúp hợp đồng không bị đánh mất, thất lạc hay hư hỏng và đặc biệt là giảm thiệt hại do xảy ra tranh chấp Qúa trình QLHĐ bao gồm nhiều công đoạn thực hiện nhằm mục đích quản lý, lưu trữ và bổ sung khi cần thiết Từ đó, công ty hay người quản lý thiết lập một quy trình QLHĐ hiệu quả để hợp đồng luôn được quản lý tốt

Quy trình QLHĐ được xác định là một trong những khâu quan trọng nhất đối với các bên tham gia ký kết Thực tế các công ty, doanh nghiệp chưa chú trọng, một số đơn vị còn xem nhẹ quá trình thương thảo dẫn đến khi ký kết HĐXD thường là chiếu lệ, khuôn mẫu và làm cho có

Nếu quá trình QLHĐ thực hiện suôn sẽ, giúp tăng hiệu quả của bên ký kết và thể hiện được năng lực của đơn vị QLHĐ QLHĐ tốt sẽ đạt được các thành công sau:

Thứ nhất, giúp đơn vị có khuôn khổ chuẩn trong quá trình chuẩn bị, đi đến ký kết và thực hiện hợp đồng tốt hơn

Thứ hai, khi thực hiện QLHĐ, người QLHĐ sẽ cần phân tích các nội dung trong hợp đồng, xây dựng mối quan hệ tốt để tạo cơ hội hợp tác cho hai bên

Thứ ba, khi xây dựng quy trình QLHĐ sẽ tăng tính minh bạch, nâng cao sự tuân thủ pháp lý và lòng tin với nhau Thực hiện tốt hiệu quả QLHĐ sẽ luôn

“nhắc nhở” chúng ta thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng, tránh sự nhầm lẫn không cần thiết

Sau cùng, QLHĐ xây dựng hiệu quả sẽ giúp các bên nhận diện rủi ro, tránh khỏi các rủi ro đã lường trước, phân tích để loại bỏ các rủi ro trong tương lai

Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các CSHT hoặc công trình, nhà ở Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt [7].

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác [8].

Quản lý HĐXD

2.2.1 Sự cần thiết phải quản lý HĐXD

Quản lý HĐXD tốt sẽ quyết định đến việc hoàn thành dự án Quản lý hợp đồng ngoài việc bảo quản hợp đồng không bị thất lạc hay hư hỏng, còn giúp cho các bên cam kết làm đúng các nội dung của hợp đồng Giảm tối đa các sự cố không mong muốn trong trường hợp xảy ra tranh chấp và làm cơ sở để ràng buộc bồi thường khi xảy ra lỗi

2.2.2 Nội dung quản lý HĐXD

Tại Điều 7 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về HĐXD như sau:

- Sau khi ký kết hợp đồng từng chủ thể lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của HĐXD đã ký kết

- Tùy theo loại HĐXD, nội dung quản lý thực hiện HĐXD bao gồm:

• Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;

• Quản lý về chất lượng;

• Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;

• Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;

• Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng [1]

Các nghiên cứu trước đây

Các tác giả trong nước đã nghiên cứu nhiều khía cạnh liên quan đến quản lý HĐXD Tác giả: Lại Văn Lương và cộng sự (2016) xác định các khía cạnh ảnh hưởng đến quản lý HĐXD tại Việt Nam gồm các nội dung: (1) quản lý quá trình thương thảo, hoàn thiện và ký kết HĐXD; (2) quản lý tiến độ; (3) quản lý về chất lượng; (4) quản lý khối lượng và giá HĐXD; (5) quản lý các qui định về an toàn lao động; và (6) quản lý điều chỉnh và các nội dung khác [14] Bên cạnh đó, nhóm tác giả đi sâu phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐXD tại Việt Nam bao gồm: (1) cơ chế chính sách nhà nước về HĐXD; (2) năng lực chuyên môn, trang thiết bị của Chủ đầu tư; (3) năng lực chuyên môn của nhà thầu thi công xây lắp; (4) năng lực chuyên môn của nhà thầu tư vấn xây dựng; và (5) chất lượng của hồ sơ hợp đồng đã được ký kết

Tác giả, Phuong Quynh Tran (2012) đã nghiên cứu về các dự án xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại Việt Nam cho rằng ảnh hưởng mối quan hệ giữa các cá nhân của các bên: CĐT, tư vấn và ĐVTC là chủ thể quan trọng đến hiệu quả quản lý HĐXD CĐT nhà nước, ĐVTC xây dựng và tư vấn cần chú trọng cải thiện và duy trì mối quan hệ (nếu xảy ra mâu thuẫn) dài hạn với nhau để cải thiện chỉ số hoàn thành dự án (chi phí và tiến độ) [29]

Tác giả, Nguyễn Hồng Hiệp (2019) xác định để đạt hiệu quả cao trong công tác đấu thầu và QLHĐcần chú trọng công tác trao dồi chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chuyên trách, áp dụng cách quản lý chuyên nghiệp, hoạt động đạt kết quả cao Ngoài ra, cần xác định công tác thương thảo hoàn thiện HĐXD là một then chốt, có vai trò quyết định hiệu quả QLHĐ [2]

Cũng như trong nước, nhiều tổ chức, cá nhân quốc tế đã đánh giá toàn diện các vấn đề về HĐXD như: Chủ thể hợp đồng; loại HĐXD và cách thức bàn giao công trình; hình thức đấu thầu và các tiêu chí lựa chọn nhà thầu hiệu quả; tiến độ, chi phí và chất lượng cam kết theo hợp đồng; rủi ro và tranh chấp hợp đồng; tạm ứng và thanh quyết toán hợp đồng; bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm công trình theo hợp đồng; sự thay đổi, các công việc phát sinh, nhất là các chỉ đạo thay đổi bằng miệng, … Đây là những nhóm nhân tố nền tảng ảnh hưởng đến quản lý HĐXD nói chung [30, 31, 32]

Tác giả, Murali Jagannathan (2020) đã nghiên cứu từ tổng quan tài liệu rằng trong khi con người và các yếu tố hành vi (PB) có tác động chi phối đến hành vi tố tụng của các bên, một hợp đồng được soạn thảo tồi có ảnh hưởng có thể thúc đẩy hành vi đó ở những người có thể lên đến đỉnh điểm là kiện tụng [33] Ngược lại, một hợp đồng được soạn thảo tốt có thể thúc đẩy sự thân thiện khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đánh giá hiệu quả mua sắm công hợp đồng cho các dự án bảo tồn di tích văn hóa, Calogero Guccio (2012) chỉ ra năng lực chuyên môn của đơn vị ký hợp đồng và sự công khai thủ tục đấu thầu tác động hiệu quả quản lý hợp đồng mua sắm bằng vốn đầu tư công cần có sự can thiệp của công chúng [34] Valentinas Podvezko (2010) nhận định hiệu quả của quá trình xây dựng phần lớn phụ thuộc vào việc chuẩn bị hợp đồng hiệu quả [35]

Krishna P Kisi (2020) xác định Khi HĐXD không được lập chặt chẽ và đầy đủ, quá trình xây dựng về sau sẽ xảy ra nhiều khiếu nại, tranh chấp và thậm chí phải kiện ra tòa Tranh chấp gây khó chịu, tiêu tốn tài nguyên và tốn kém, nhưng chúng là điều không thể tránh khỏi trong các HĐXD [36] Amit Moza (2018) phân tích các yêu cầu bồi thường trong HĐXD công trình công cộng ở Ấn Độ có những hạn chế cố hữu là được điều chỉnh theo từng trường hợp và do đó, được coi là cứng nhắc và dễ xảy ra tranh chấp [37] Các khiếu nại bao gồm: Bồi thường chi phí do sự chậm trễ của nhà thầu, do sự chậm trễ của khách hàng và do đơn phương hủy bỏ hợp đồng; bồi thường liên quan đến thanh toán khối

Trang 11 lượng hoàn thành và hoàn trả tiền bảo lãnh, bảo hành; khiếu nại liên quan đến việc tỷ giá leo thang; các khiếu nại về rủi ro, chi phí và khấu trừ tiền phạt /thu hồi tạm ứng; yêu cầu thanh toán các khối lượng phát sinh; bồi thường khi thực hiện không đúng qui định được duyệt; bồi thường thiệt hại do lỗi của nhà thầu và lỗi của khách hàng; khiếu nại chi phí trọng tài; yêu cầu tiền lãi (do thanh toán chậm …) [38]

Kerim Koc (2021) chỉ ra 5 yếu tố mơ hồ trong hợp đồng xây dựng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến xung đột [39] gồm: (1) sự mơ hồ do thay đổi quá nhiều trong bảng khối lượng hợp đồng (BOQ) (bao gồm các điều khoản không rõ ràng liên quan đến thay đổi BOQ); (2) các điều khoản không đầy đủ; (3) mơ hồ do sửa đổi quá nhiều trong phạm vi công việc (bao gồm các điều khoản mơ hồ liên quan đến thay đổi phạm vi); (4) khả năng thực thi không rõ ràng do các yêu cầu quá mức và (5) các yêu cầu mơ hồ về mục tiêu và kết quả thực hiện dự án

Kamaruzzaman Muhammad (2019) đã có đánh giá khác về mối liên quan giữa QLHĐ hiệu quả với thành công của doanh nghiệp, chỉ ra 9 mối quan hệ hiệu quả gồm: giải quyết tranh chấp với đối tác, tính lợi ích chi phí, phân phối dự án, chất lượng dự án, giao hàng đúng hạn, tuân thủ ngân sách và sự bằng lòng của đối tác” [40] “Trong đánh giá khác, Daniel Alain Dagenais (2007) đã chứng minh những lợi ích về thông tin cởi mở, cách thích hợp để lường trước sự bất khả kháng và cách tiếp cận tổng thể về sự hợp tác của các bên vào một dự án xây dựng [41] Vì đã được phát triển chủ yếu ở Canada, tác giả cho rằng việc ủng hộ niềm tin tốt giữa các chủ thể hợp đồng là yếu tố chính của HĐXD hiện nay theo cách tiếp cận “đạo đức hợp đồng mới” Áp dụng công nghệ tiến bộ trong quản lý như mô hình hóa thông tin công trình (BIM) đã dẫn đến bối cảnh thay đổi nhanh chóng cho các HĐXD hiện nay Các hợp đồng thông minh xuất hiện như một phần mở rộng hợp lý cho BIM, mà theo đó, các HĐXD được thực hiện tự động [42] Tuy nhiên, hợp đồng thông minh chỉ hiệu quả nhất khi chúng có thời hạn ngắn hoặc có hiệu lực tức thời Hơn nữa, các hạn chế về khả năng lưu trữ, sự tương thích, độ tin cậy, và tính bảo mật là các nội dung cần xem xét, giải quyết Khuyến nghị là các tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng gia tăng về mã hóa dữ liệu QLDA và QLHĐ cần được chú trọng áp dụng

B ả ng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đây

STT Tác giả, tên đề tài Mục tiêu, kết quả nghiên cứu Năm 2.3.3 Trong nước

Trần Hoàng Tuấn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành phố

Xác định 4 nhân tố chính làm đại diện cho các yếu tố tác động gồm: (1) Tổ chức lao động trong thi công; (2) Khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao; (3) Kế hoạch và phương án thi công; (4) Sai sót trong thiết kế và thi công.

Lê Khánh Linh: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau

Xác định 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tỉnh Cà Mau gồm: (1) Nhà tư vấn; (2) Nhà đầu tư; (3) Nhà thầu; (4) Nguồn vốn; (5) Ngoại vi;

Thiện: Khảo sát và xây dựng mô hình đánh giá nguyên nhân chậm trễ tiến độ trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước

Xác định 5 nguyên nhân tác động mạnh đến chậm trễ tiến độ gồm: (1) Khả năng tài chính của nhà thầu; (2) Khó khăn về nguồn vốn thực hiện dự án của chủ đầu tư; (3) Thiếu vật tư và nguồn lao động; (4) Công tác tổ chức, quản lý, kế hoạch thi công kém; (5) Trang thiết bị, máy móc làm việc không hiệu quả

Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công các công trình giao thông

Xác định 2 yếu tố gây chậm trễ tiến độ thi công công trình giao thông gồm: (1) Yếu tố địa phương;

(2) Loại nguồn vốn phân bổ

Vũ Quang Lãm: Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại

Xác định 4 nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng chậm trễ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công tại Việt Nam gồm : (1) Yếu kém trong quản lý dự án của Chủ đầu tư ; (2) Yếu kém của nhà thầu hoặc tư vấn ; (3) Yếu tố ngoại vi ; (4) Yếu tố khó khăn về tài chính

Nhóm tác giả: Lại Văn

Hoàng Mai: Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng ở Việt Nam:

Xác định 5 nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hợp đồng xây dựng gồm: (1) Cơ chế chính sách nhà nước về hợp đồng xây dựng; (2) Năng lực chuyên môn, trang thiết bị của Chủ đầu tư; (3) Năng lực chuyên môn của nhà thầu xây lắp; (4) Năng lực chuyên môn của nhà thầu tư vấn; (5)

Trang 13 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng

Chất lượng của hồ sơ hợp đồng đã được ký kết

Ahmed: Các yếu tố gây vượt chi phí trong ngành xây dựng của

Pakistan Đưa ra 3 khuyến nghị cho ngành công nghiệp để cải thiện tình hình gồm: (1) Yếu tố kinh tế vĩ mô;

(2) Yếu tố quản lý; (3) Các yếu tố môi trường kinh doanh và pháp lý

Giacomo Pignataro and Ilde Rizzo: Đo lường hiệu quả hợp đồng công việc công cộng: Một ứng dụng không phụ thuộc

Tổng hợp tham khảo các NT AH hiệu quả QLHĐ CT XD NTM tỉnh Bến Tre

B ả ng 2.2 Tổng hợp tham khảo các NT AH đến hiệu quả QLHĐ CT XD NTM tỉnh Bến Tre

STT Ký hiệu Những NT AH – Nguồn tham khảo

1 I.1 Chậm bàn giao mặt bằng TC [23]

2 I.2 Kiến thức và kinh nghiệm QL DA chưa phù hợp [25] [13] [14]

3 I.3 Quá nhiều thay đổi trong thực hiện DA [26]

4 I.4 Thời gian TC XD trong HĐ không hợp lý [26]

5 I.5 Chậm trễ thanh toán khối lượng [26] [25] [21]

6 I.6 Thay đổi phạm vi công việc [23] [26]

7 I.7 Chậm nghiệm thu công việc các công tác hoàn thành cho ĐVTC

8 II.1 Thông số KT TK không đầy đủ [26]

9 II.2 Chất lượng của HS TK không đảm bảo và đưa ra giải pháp KT

10 II.3 Sự chậm trễ trong việc xử lý KT liên quan hồ sơ và hiện trường

11 II.4 Năng lực chuyên môn của CB TV các bên trong kiểm tra, nghiệm thu công việc thi công còn hạn chế [23] [21]

12 II.5 Nhũng nhiễu của cán bộ tư vấn giám sát (CB TV GS) gây khó khăn tiến độ TC [Chuyên gia]

13 III.1 Chậm trễ trong tiến độ công việc dẫn đến kéo dài thời gian TC

14 III.2 Khủng hoảng tài chính trong thời gian thực hiện HĐ TC [26]

15 III.3 Thiếu đội ngũ CB KT và CN [11] [23] [26]

16 III.4 Kinh nghiệm yếu gây ra khiếm khuyết trong CL CT [23]

17 III.5 Thiếu TB TC cần thiết, khan hiếm nguồn cung cấp vật tư [22]

18 III.6 Xảy ra xung đột với người dân về phạm vi GPMB

19 III.7 Giao nhiều NT phụ không đủ năng lực TC, yếu kém chuyên môn, tay ngang, [Chuyên gia]

20 IV.1 Giải thích khác nhau về các điều khoản HĐ [18]

21 IV.2 Những điều khoản liên quan đến thanh toán phát sinh khối lượng, chi phí, tiến độ, thay đổi TK [Chuyên gia]

22 IV.3 Những điều khoản liên quan đến xử lý tranh chấp HĐ [Chuyên gia]

23 IV.4 Hành vi cơ hội của các CTy nhằm khai thác sự không hoàn chỉnh của HĐ để kiếm thêm tiền [16]

24 IV.5 Khởi công XD CT khi chưa đủ điều kiện khởi công theo QĐ của

PL về XD [Chuyên gia]

25 IV.6 Chưa minh bạch trong điều kiện thanh toán trong HĐ [Chuyên gia]

26 V.1 Các yếu tố môi trường KD, PL và KT [10] [15] [26]

27 V.2 QĐ của PL ngành thay đổi, CS địa phương không phù hợp [14]

28 V.4 Ảnh hưởng của các CQ TT, KTNN đối với CT đang TC

29 V.5 Đơn giá VL biến động trong quá trình TC XD [Chuyên gia]

30 V.5 Thiếu tinh thần hợp tác, sự phối hợp giữa các bên liên quan DA chưa hiệu quả [26] [21]

31 V.6 Năng lực giải quyết tranh chấp của Trọng tài, bên hòa giải, Tòa án được chỉ định trong HĐ [Chuyên gia]

32 V.7 Bắt buộc đảm bảo qui định về AT LĐ, tài sản, PCCN, AN, TT và BVMT trong XD [Chuyên gia]

Dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre gồm 5 biến độc lập với các nhóm liên quan như sau: (1) CĐT; (2) Tư vấn; (3) Nhà thầu; (4) Hợp đồng và (5) Quản lý

Hình 2.1 Mô hình lý thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

Nhóm nhân tố liên quan đến CĐT: bao gồm: Chậm bàn giao mặt bằng thi công; Kiến thức và kinh nghiệm quản lý dự án chưa phù hợp; Quá nhiều thay đổi trong thực hiện dự án; Thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng không hợp lý; Chậm trễ thanh toán khối lượng; Thay đổi phạm vi công việc; Chậm nghiệm thu công việc các công tác hoàn thành cho nhà thầu thi công Đây là những yếu tố phản ánh đúng tình trạng quản lý hiệu quả hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre thời gian qua và hiện nay Do đó, đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết 1: Nhóm nhân tố liên quan đến CĐT có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre Tức là CĐT thể hiện tốt chức năng điều hành, lường trước được những thay đổi, …thì hiệu quả QLHĐ thực hiện đạt hiệu quả cao

Nhóm nhân tố liên quan đến Tư vấn: Có 5 yếu tố ảnh hưởng như: Thông số kỹ thuật trong hồ sơ không đầy đủ; Chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo và đưa ra giải pháp kỹ thuật thi công không phù hợp; Sự chậm trễ trong việc xử lý kỹ thuật liên quan hồ sơ và hiện trường; Năng lực chuyên môn của cán bộ tư vấn các bên trong kiểm tra, nghiệm thu công việc thi công còn hạn chế; Nhũng nhiễu của cán bộ tư vấn giám sát gây khó khăn tiến độ thi công Đây là những

Nhóm nhân tố liên quan Chủ đầu tư

Nhóm nhân tố liên quan Tư vấn

Nhóm nhân tố liên quan Nhà thầu

Nhóm nhân tố liên quan Hợp đồng

Nhóm nhân tố liên quan Quản lý

Hiệu quả QLHĐ công trình

XD NTM tỉnh Bến Tre

Trang 20 vấn đề liên quan đến xử lý kỹ thuật, chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp của đơn vị TVGS và TVTK Do đó, đặt giả thuyết như sau:

Giả thuyết 2: Nhóm nhân tố Tư vấn có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre Nghĩa là khi đảm nhận công việc từ người quản lý, người tư vấn phải thật sự có trách nhiệm và tính toán kỹ ngay từ khi khảo sát lập dự án đến khi kết thúc dự án để công việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất

Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà thầu: gồm 7 yếu tố: Chậm trễ trong tiến độ công việc dẫn đến kéo dài thời gian thi công; Khủng hoảng tài chính trong thời gian thực hiện hợp đồng thi công; Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân; Kinh nghiệm yếu gây ra khiếm khuyết trong chất lượng công trình; Thiếu thiết bị thi công cần thiết, khan hiếm nguồn cung cấp vật tư; Xảy ra xung đột với người dân về phạm vi giải phóng mặt bằng; Giao nhiều nhà thầu phụ không đủ năng lực thi công, yếu kém chuyên môn, tay ngang…… Các yếu tố này phản ánh những hạn chế của nhà thầu trong thực hiện QLHĐ Đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết 3: Nhóm nhân tố Nhà thầu có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre Nghĩa là nhà thầu chủ động trong công việc, cân đối tài chính, chuẩn bị nhân công thiết bị đầy đủ sẽ đảm bảo hiệu quả thực hiện hợp đồng tốt hơn

Nhóm nhân tố liên quan đến Hợp đồng: gồm 6 yếu tố: Giải thích khác nhau về các điều khoản hợp đồng; Những điều khoản liên quan đến thanh toán phát sinh khối lượng, chi phí, tiến độ, thay đổi thiết kế; Những điều khoản liên quan đến xử lý tranh chấp hợp đồng; Hành vi cơ hội của các công ty nhằm khai thác sự không hoàn chỉnh của hợp đồng để kiếm thêm tiền; Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của pháp luật về xây dựng; Chưa minh bạch trong điều kiện thanh toán trong hợp đồng Những nội dung này liên quan trực tiếp đến công tác QLHĐ, do đó các bên phải nghiên cứu kỹ các điều khoản, phải rõ ràng và minh bạch Đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết 4: Nhóm nhân tố Hợp đồng có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre Nghĩa là nội dung phải cụ thể như: từng điều kiện qui định như thế nào; qui định thanh toán, phát sinh, điều chỉnh thiết kế; xử lý tranh chấp; chế tài đối với hành vi cơ hội của nhà thầu

Có như vậy thì hiệu quả QLHĐ đạt chất lượng càng cao

Nhóm nhân tố liên quan đến Quản lý: gồm 7 yếu tố: Các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp lý và kinh tế; Quy định của pháp luật ngành thay đổi, chính sách địa phương không phù hợp; Ảnh hưởng của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước đối với công trình đang thi công; Đơn giá vật liệu biến động trong quá trình thi công xây dựng; Thiếu tinh thần hợp tác, sự phối hợp giữa các bên liên quan dự án chưa hiệu quả; Năng lực giải quyết tranh chấp của Trọng tài, bên hòa giải, Tòa án được chỉ định trong hợp đồng; Bắt buộc đảm bảo qui định về an toàn lao động, tài sản, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng Đây là những nội dung phản ánh vai trò quản lý như: Chưa kiểm soát được giá vật liệu; hạn chế thay đổi quy định và địa phương ban hành hay điều chỉnh chính sách sát thực tế; Trình độ chuyên môn; hình thức giải quyết tranh chấp; Các qui định an toàn lao động chưa đảm bảo, … đã gây trở ngạy QLHĐ Đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết 5: Nhóm nhân tố Quản lý có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre Nghĩa là đơn vị quản lý phải kiểm soát, hạn chế thấp nhất biến động giá Ban hành các chính sách ở từng địa phương phù hợp thực tế Các bên tham gia kiểm tra dự án phải am hiểu chuyên môn để hiệu quả QLHĐ xây dựng đạt kết quả cao nhất.

Tóm tắt chương 2

Chương này trình bày các nội dung sau:

- Tổng quan về các khái niệm hợp đồng, công trình xây dựng, hiệu quả quản lý hợp đồng

- Tổng hợp một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến các vấn đề quản lý hợp đồng gồm: tên đề tài, mục tiêu & kết quả đạt được của từng nghiên cứu

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý hợp đồng công trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre: từ việc chọn lọc ra từ các nghiên cứu trước kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia để bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng với 32 nhân tố được tổng hợp

Chương tiếp theo sẽ xếp hạng các nhân tố này, kiểm định các thang đo và rút gọn các yếu tố, tìm mối liên hệ giữa các nguyên nhân với nhau để có thể hiểu rõ hơn về chúng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cách thức khảo sát dữ liệu

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi Để tập hợp lại dữ liệu cho việc nghiên cứu, lập bảng khảo sát là phương pháp thường được dùng Các câu hỏi trong bảng khảo sát cần ngắn gọn, dễ hiểu và tập trung vào các ý chính để người khảo sát dễ nắm bắt, cần chú ý không gây nhầm lẫn, hiểu sai yêu cầu, mỗi mục hỏi chỉ nên đặt ra sự lựa chọn rõ ràng, dễ hiểu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

Bảng khảo sát phải được thiết kế rõ ràng, khoa học, dễ hỏi, dễ trả lời tránh việc mất thời gian suy nghỉ của người khảo sát mà đưa ra những câu trả lời không liên quan đến giá trị khảo sát, các dữ liệu thu thập không chính xác, làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu

Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được thiết kế được tập hợp từ các nghiên cứu có liên quan trước đây và tham khảo ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng công trình giao thông

Bảng khảo sát chính thức (sau khi chỉnh sửa, bổ sung các góp ý) sẽ tiến hành khảo sát đại trà để thu thập dữ liệu Những người tham gia khảo sát sẽ được yêu cầu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý hợp đồng công trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến theo thang đo Likert 05 mức độ từ 1 = Không ảnh hưởng đến 5 = Ảnh hưởng rất nhiều

Xác định số lượng mẫu: Kích thước mẫu được tính toán sơ bộ từ 4 đến 5 lần số lượng biến được sử dụng trong các phân tích của nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, khi bảng câu hỏi đã được chỉnh sửa hoàn thiện, thì trước khi phát bảng câu hỏi khảo sát cần phải xác định kích thước mẫu cần thiết (số lượng bảng khảo sát hợp lệ thu về được) Kích thước mẫu được đề xuất sơ bộ bằng 5 lần số biến trong phân tích các nhóm tiêu chí

Cách thức lấy mẫu: Mẫu nghiên cứu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện

Cách thức phân phối bảng câu hỏi: Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gửi gián tiếp cho đối tượng khảo sát vì người phỏng vấn sẽ vừa quan sát được những phản ứng của đối tượng vừa trao đổi, khai thác thêm được những điểm mới nhằm giải đáp các nội dung còn vướng mắc đối với các khi đối tượng khảo sát chưa hiểu hoặc hiểu sai, việc trả lời và hoàn tất bảng câu hỏi sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với các phương pháp khác (qua mail, internet, …)

Cách thức duyệt lại dữ liệu: Kiểm tra kỹ bảng khảo sát đã nhận về, những bảng khảo sát khuyết ít có thể liên hệ để bổ sung và loại những bảng khảo sát thiếu dữ liệu quá nhiều (không trả lời, chỉ trả lời một phần, trả lời không đúng, )

3.2.2 Bảng câu hỏi khảo sát trước khi tham khảo ý kiến chuyên gia

Bảng câu hỏi trước khảo sát ý kiến chuyên gia bao gồm 43 nhân tố được chia thành 7 nhóm:

Nhóm Chủ đầu tư: 6 nhân tố

Nhóm Tư vấn thiết kế: 5 nhân tố

Nhóm Tư vấn giám sát: 4 nhân tố

Nhóm Nhà thầu thi công: 9 nhân tố

Nhóm Hợp đồng: 7 nhân tố

- Nhóm Cơ quản quản lý nhà nước: 5 nhân tố

- Nhóm Yếu tố bên ngoài: 7 nhân tố

Bảng câu hỏi sơ bộ được khảo sát trực tiếp 05 chuyên gia trên địa bàn tỉnh Bến Tre, bao gồm:

Sở Giao thông vận tải: 1 chuyên gia

Ban quản lý dự án chuyên ngành: 2 chuyên gia Đơn vị tư vấn: 1 chuyên gia

- Đơn vị thi công: 1 chuyên gia

Sau khi khảo sát trực tiếp, tổng hợp ý kiến chuyên gia cho rằng nên nhập lại thành 5 nhóm và loại bỏ 6 nhân tố không phù hợp bao gồm:

- Nhóm Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát gom thành 1 nhóm Tư vấn Loại nhân tố “Lỗi sai sót trong hồ sơ thiết kế” Bởi vì, theo ý kiến của chuyên gia nhân tố này trùng với nhân tố “Chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo”

- Nhóm nhân Hợp đồng: loại nhân tố “Sự mơ hồ trong các tài liệu hợp đồng” do ý nghĩa tương đồng với nhân tố “Giải thích khác nhau về các điều khoản hợp đồng”

- Nhóm Cơ quan quản lý nhà nước và nhóm Yếu tố bên ngoài nhập lại thành nhóm Quản lý Loại bỏ các nhân tố: “Văn hóa đối nghịch, tranh cãi”,

“Vướng công trình hạ tầng khác”, “Xảy ra trộm cắp trong quá trình thi công”,

“Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết” vì theo chuyên gia trong các điều khoản hợp đồng đã có lường trước những vướng mắc này

Sau khi khảo sát sơ bộ chỉnh sửa theo ý kiến chuyên gia còn 37 nhân tố Tiến hành khảo sát thử nghiệm với trên 20 chuyên gia trong lĩnh vực hạ tầng giao thông Kết quả sau khảo sát thử nghiệm loại 5 nhân tố với ý kiến chuyên gia nhận định như sau:

- Nhóm Chủ đầu tư: 8 nhân tố Loại nhân tố “ Điều kiện thông tin dự án không đầy đủ dẫn đến những thay đổi không lường trước” vì chuyên gia cho rằng trước khi tham gia dự án các bên liên quan đã tìm hiểu kỹ thông tin mới quyết định tham gia Còn lại 7 nhân tố

- Nhóm Tư vấn: 7 nhân tố Loại 2 nhân tố “Kết quả đánh giá hồ sơ địa chất chưa phù hợp” và “Năng lực đơn vị tư vấn không phù hợp” với lý do 2 nhân tố này đã được kiểm soát trong bước chuẩn bị đầu tư và kiểm tra kỹ trước khi quyết định phê duyệt và lựa chọn tư vấn Còn lại 5 nhân tố

- Nhóm Nhà thầu thi công: 9 nhân tố Loại 2 nhân tố “Vi phạm qui định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng” và “Nhà thầu thi công xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng; cốt cao độ; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp” với lý do đây là các yếu tố bắt buộc khi triển khai thực hiện dự án, các đơn vị liên quan phải thực hiện làm đúng các qui định và trong điều khoản hợp đồng đã có ràng buộc cụ thể khi ký các hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre Còn lại 7 nhân tố

Sau khi khảo sát thử nghiệm được chuyên gia đóng góp còn 32 nhân tố với

3.2.3 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát đại trà

Phần này giúp cho người được khảo sát biết nguồn gốc, lý do và tính cấp thiết của cuộc khảo sát, giúp người được khảo sát có cái nhìn sơ bộ về những vấn đề chuẩn bị được khảo sát

3.2.3.2 Phần A: Nội dung các nhân tố QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng

B ả ng 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre

I Nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư

I.1 Chậm bàn giao mặt bằng thi công • • • • •

I.2 Kiến thức và kinh nghiệm quản lý dự án chưa phù hợp • • • • •

I.3 Quá nhiều thay đổi trong thực hiện dự án • • • • •

I.4 Thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng không hợp lý • • • • •

I.5 Chậm trễ thanh toán khối lượng • • • • •

I.6 Thay đổi phạm vi công việc • • • • •

I.7 Chậm nghiệm thu công việc các công tác hoàn thành cho nhà thầu thi công

II Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị Tư vấn

II.1 Thông số kỹ thuật trong hồ sơ không đầy đủ • • • • •

II.2 Chất lượng hồ sơ thiết kế không • • • • •

Trang 29 đảm bảo và đưa ra giải pháp kỹ thuật thi công không phù hợp

II.3 Sự chậm trễ trong việc xử lý kỹ thuật liên quan hồ sơ và hiện trường • • • • •

II.4 Năng lực chuyên môn của cán bộ tư vấn các bên trong kiểm tra, nghiệm thu công việc thi công còn hạn chế

II.5 Nhũng nhiễu của cán bộ tư vấn giám sát gây khó khăn tiến độ thi công • • • • •

III Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà thầu thi công

III.1 Chậm trễ trong tiến độ công việc dẫn đến kéo dài thời gian thi công • • • • •

III.2 Khủng hoảng tài chính trong thời gian thực hiện hợp đồng thi công • • • • •

III.3 Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân • • • • •

III.4 Kinh nghiệm yếu gây ra khiếm khuyết trong chất lượng công trình • • • • •

III.5 Thiếu thiết bị thi công cần thiết, khan hiếm nguồn cung cấp vật tư • • • • •

III.6 Xảy ra xung đột với người dân về phạm vi giải phóng mặt bằng • • • • •

III.7 Giao nhiều nhà thầu phụ không đủ năng lực thi công, yếu kém chuyên môn, tay ngang……

IV Nhóm nhân tố liên quan đến hợp đồng

Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

IV.1 Giải thích khác nhau về các điều khoản hợp đồng • • • • •

IV.2 Những điều khoản liên quan đến thanh toán phát sinh khối lượng, chi phí, tiến độ, thay đổi thiết kế

IV.3 Những điều khoản liên quan đến xử lý tranh chấp hợp đồng • • • • •

IV.4 Hành vi cơ hội của các công ty nhằm khai thác sự không hoàn chỉnh của hợp đồng để kiếm thêm tiền

IV.5 Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của pháp luật về xây dựng

IV.6 Chưa minh bạch trong điều kiện thanh toán trong hợp đồng • • • • •

V Nhóm nhân tố liên quan đến Quản lý

V.1 Các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp lý và kinh tế • • • • •

V.2 Quy định của pháp luật ngành thay đổi, chính sách địa phương không phù hợp

V.3 Ảnh hưởng của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước đối với công trình đang thi công

V.4 Đơn giá vật liệu biến động trong quá trình thi công xây dựng • • • • •

V.5 Thiếu tinh thần hợp tác, sự phối hợp giữa các bên liên quan dự án chưa

V.6 Năng lực giải quyết tranh chấp của

Trọng tài, bên hòa giải, Tòa án được chỉ định trong hợp đồng

V.7 Bắt buộc đảm bảo qui định về an toàn lao động, tài sản, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng

VI Đánh giá mức độ hiệu quả quản lý hợp đồng công trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre

Mức độ hiệu quả quản lý hợp đồng của dự án • • • • •

Các nhân tố phân thành 5 nhóm gồm:

- Nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư: 7 yếu tố

- Nhóm nhân tố liên quan đến Tư vấn: 5 yếu tố

- Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà thầu: 7 yếu tố

- Nhóm nhân tố liên quan đến Hợp đồng: 6 yếu tố

- Nhóm nhân tố liên quan đến Quản lý: 7 yếu tố

Nội dung từng yếu tố:

* Nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư

Xác định số lượng mẫu

- Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu với SPSS): cở mẫu cho phân tích nhân tố EFA thì thông thường ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần biến phân tích nhân tố

- Đối với phân tích hồi quy đa biến: Áp dụng theo công thức 50+8*m, với m là biến độc lập Trong luận văn này biến độc lập là 5, mẫu khảo sát cần thấp nhất là: 50+8*5 = 90 mẫu [45]

Nghiên cứu đạt kết quả cao và có giá trị khi mẫu được thu thập, phân tích phải có tính đại diện cho tổng thể Tổng số nhân tố là 32, số lượng mẫu khảo sát là

160 mẫu Qua khảo sát thu về được 200 bảng khảo sát

3.3.2 Phương pháp xác định thang đo

Trong nghiên cứu này các biến được đo bằng thang đo định lượng Thang đo đạt yêu cầu với các dữ liệu có độ tin cậy và tính đúng đắn là cần thiết cho chính xác của nghiên cứu, đó là ý nghĩa cần thiết cho việc kiểm định thang đo

3.3.3 Độ tin cậy thang đo

Kiểm định Cronbach’s Alpha là công cụ cần thiết, công cụ này giúp kiểm tra xem các biến quan sát của nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay không, có tốt không Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố Nó cho biết các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường của nhân tố, biến nào không

Việc sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các biến trong tập dữ liệu được áp dụng cho từng nhóm trong mô hình Hệ số Cronbach’s alpha biến thiên từ 0-1

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

• Từ 0.8 đến gần bằng 1: rất tốt

• Từ 0.7 đến 0.8: sử dụng được

• Từ 0.6 trở lên: đủ điều kiện đo lường

Các tiêu chuẩn kiểm định độ tin cậy thang đo: hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu

Nếu Cronbach’s Alpha if item deleted ≥ Cronbach’s Alpha của nhóm thì nên cân nhắc xem xét biến quan sát này

• Nếu Cronbach’s alpha của nhóm đã đủ tiêu chuẩn, Cronbach’s Alpha if item deleted > Cronbach’s Alpha của nhóm và tương quan biến tổng > 0.3: không cần loại biến đó

• Nếu Cronbach’s Alpha của nhóm chưa đủ tiêu chuẩn, Cronbach’s Alpha if item deleted > Cronbach’s Alpha nhưng tương quan biến tổng > 0.3: nên loại biến đó để nâng độ tin cậy của thang đo

• Nếu Cronbach’s Alpha của nhóm chưa đủ tiêu chuẩn, đã loại biến quan sát có Cronbach’s Alpha if item deleted > Cronbach’s Alpha nhưng thang đo vẫn không đủ tiêu chuẩn, cần loại bỏ thang đo này [44]

3.3.4 Phân tích phương sai Anova

Nhằm đánh giá có hay không sự khác biệt và trung bình giữa các nhóm trả lời trong các bảng câu hỏi

• Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên

• Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu đủ lớn

• Phương sai các nhóm so sánh phải đồng nhất

Anova test: Kiểm định Anova

• Ho: Trung bình bằng nhau

• Sig ≤ 0.05: Có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến khảo sát

• Sig > 0.05: Không có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến khảo sát

3.3.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), EFA là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau, không có sự phân biệt biến phụ thuộc hay biến độc lập Trong đó toàn bộ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu

Kiểm định Cronbach’s Alpha đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố Còn EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố ban đầu

Trong phân tích nhân tố, mỗi biến đo lường được biểu diễn như một tổ hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản, còn lượng biến thiên của mỗi biến đo lường được giải thích bởi những nhân tố chung (Common factor) Biến thiên chung của các biến đo lường được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung cộng với một số nhân tố đặc trưng (Unique factor) cho mỗi biến [44] Nếu các biến đo lường được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi = Ai1 * F1 + Ai2 * F2 + Ai3 * F3 + + Aim * Fm + Vi*Ui

+ Xi: biến đo lường thứ i đã được chuẩn hóa

+ Aij: hệ số hồi qui bội đã được chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i + Fi: các nhân tố chung

+ Vi: các hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i + Ui: nhân tố đặc trưng của biến i Điều kiện cần để bảng kết quả ma trận xoay có ý nghĩa thống kê là:

• Hệ số KMO: từ 0.5 đến 1

•Factor loading (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố Theo Hair & các cộng sự cho rằng,

Trang 40 việc chọn ngưỡng trọng số tải trọng Factor loading trong EFA xem xét đến cở mẫu như sau:

Factor loading Kích thước mẫu tối thiểu

Luận văn chọn hệ số tải Factor Loading ở mức 0.5 trở lên để chọn các biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt

3.3.5.1 Mục đích của phân tích nhân tố

- Tìm ra một nhân tố tiềm ẩn dưới nhiều biến Với mục đích này người ta dùng phân tích nhân tố kiểu R (R factor anlysis)

- Kết hợp số lượng mẫu lớn ban đầu thành một tập hợp mẫu đại diện nhỏ hơn Với mục đích này người ta dùng phân tích nhân tố kiểu Q (Q factor anlysis)

- Chọn ra các biến phù hợp cho các phân tích tiếp theo như hồi quy hay tương quan

- Tạo ra một tập hợp các biến mới thay thế một phần hay toàn bộ các biến cũ để tham gia vào các phân tích tiếp theo như hồi quy hay tương quan

3.3.5.2 Tiêu chí để xác định số lượng nhân tố được rút trích

- Eigenvalue: Đây là một tiêu chí đơn giản và áp dụng rộng rãi nhất để đánh giá số lượng nhân tố được rút trích Trong phân tích nhân tố thành phần, nhân

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày các nội dung sau:

- Quy trình nghiên cứu: trình bày các bước thực hiện nghiên cứu và cách thức thực hiện nghiên cứu một cách tổng quát

- Quy trình khảo sát: trình bày cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, mô tả cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát, và xác định cỡ mẫu dự kiến thu thập cũng như phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát

- Xác định các phương pháp để phân tích dữ liệu khảo sát, bao gồm: Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha, kiểm định phương sai ANOVA, phân tích nhân tố khám phá EFA và các công cụ phân tích khác như thống kê mô tả, trị trung bình mean, phần mềm sử dụng cho nghiên cứu SPSS 22

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Qui trình phân tích số liệu

Hình 4.1 Phân tích số liệu

B ả ng 4.1 Bảng tổng hợp các nhân tố khảo sát sau khi mã hóa

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre

I Nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư

1 ĐT1 Chậm bàn giao mặt bằng thi công

2 ĐT2 Kiến thức và kinh nghiệm quản lý dự án chưa phù hợp

3 ĐT3 Quá nhiều thay đổi trong thực hiện dự án

4 ĐT4 Thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng không hợp lý

Kiểm tra độ tin cậy của số liệu khảo sát

Phân tích hồi qui đa biến

5 ĐT5 Chậm trễ thanh toán khối lượng

6 ĐT6 Thay đổi phạm vi công việc

7 ĐT7 Chậm nghiệm thu công việc các công tác hoàn thành cho nhà thầu thi công

II Nhóm nhân tố liên quan đến Tư vấn

8 TV1 Thông số kỹ thuật thiết kế không đầy đủ

9 TV2 Chất lượng của hồ sơ thiết kế không đảm bảo và Đưa ra giải pháp kỹ thuật thi công không phù hợp

10 TV3 Sự chậm trễ trong việc xử lý kỹ thuật liên quan hồ sơ và hiện trường

11 TV4 Năng lực chuyên môn của cán bộ tư vấn các bên trong kiểm tra, nghiệm thu công việc thi công còn hạn chế

12 TV5 Nhũng nhiễu của cán bộ tư vấn giám sát gây khó khăn tiến độ thi công

III Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà thầu

13 NT1 Chậm trễ trong tiến độ công việc dẫn đến kéo dài thời gian thi công

14 NT2 Khủng hoảng tài chính trong thời gian thực hiện hợp đồng thi công

15 NT3 Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân

16 NT4 Kinh nghiệm yếu gây ra khiếm khuyết trong chất lượng công trình

17 NT5 Thiếu thiết bị thi công cần thiết, khan hiếm nguồn cung cấp vật tư

18 NT6 Xảy ra xung đột với người dân về phạm vi giải phóng mặt bằng

19 NT7 Giao nhiều nhà thầu phụ không đủ năng lực thi công, yếu kém chuyên môn, tay ngang,

IV Nhóm nhân tố liên quan đến Hợp đồng

20 HĐ1 Giải thích khác nhau về các điều khoản hợp đồng

21 HĐ2 Những điều khoản liên quan đến thanh toán phát sinh khối lượng, chi phí, tiến độ, thay đổi thiết kế

22 HĐ3 Những điều khoản liên quan đến xử lý tranh chấp hợp đồng

23 HĐ4 Hành vi cơ hội của các công ty nhằm khai thác sự không hoàn chỉnh của hợp đồng để kiếm thêm tiền

24 HĐ5 Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của pháp luật về xây dựng

25 HĐ6 Chưa minh bạch trong điều kiện thanh toán trong hợp đồng

V Nhóm nhân tố liên quan đến Quản lý

26 QL1 Các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp lý và kinh tế

27 QL2 Quy định của pháp luật ngành thay đổi, Chính sách địa phương không phù hợp

28 QL3 Ảnh hưởng của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước đối với công trình đang thi công

29 QL4 Đơn giá vật liệu biến động trong quá trình thi công xây dựng

30 QL5 Thiếu tinh thần hợp tác, sự phối hợp giữa các bên liên quan dự án chưa hiệu quả

31 QL6 Năng lực giải quyết tranh chấp của Trọng tài, bên hòa giải, Tòa án được chỉ định trong hợp đồng

Bắt buộc đảm bảo qui định về an toàn lao động, tài sản, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng

Thống kê mô tả

Có 270 bảng khảo sát được gửi khảo sát trực tiếp cho thành phần là những người lãnh đạo, công chức, viên chức liên quan đến lĩnh vực ĐTXD Các TVGS,

TVTK, ĐVTC bao gồm giám đốc và cán bộ kỹ thuật các công ty xây dựng thuộc tỉnh Bến Tre Phần nào đã thể hiện đầy đủ các thành phần liên quan đến đề tài nghiên cứu

Thời gian khảo sát và thu thập bảng câu hỏi được thực hiện từ tháng 01/2021 - 03/2021

Với hình thức khảo sát: Trực tiếp phỏng vấn 150 bảng câu hỏi và gửi gián tiếp 120 bảng câu hỏi, tác giả lựa những người có am hiểu, trình độ, thâm niên, khu vực làm việc tại Bến Tre về lĩnh vực đang nghiên cứu Kết quả thu về 242 bảng (phỏng vấn trực tiếp 150, nhận gửi gián tiếp 82) Địa điểm khảo sát được thực hiện với các đơn vị đóng trên địa bàn 9 huyện và thành phố trong tỉnh Bến Tre

Sau đó tiếp tục rà soát và loại các bảng trả lời không hợp lệ như:

+ Loại các câu trả lời bị khuyết đáp án: 30 bảng trả lời

+ Loại các bảng trả lời cho điểm các nhân tố cùng 1 cấp điểm: 12 bảng trả lời

Vậy qua bước loại sơ bộ còn lại là 200 mẫu để tiến hành phân tích

B ả ng 4.2 Tổng hợp trả lời khảo sát

Nội dung Số phiếu Tỷ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Bảng trả lời hợp lệ 200 74,1 74,1

Trả lời không đạt yêu cầu 42 15,5 89,6

Hình 4.2 Biểu đồ thống kê kết quả trả lời khảo sát

4.2.2 Theo thời gian công tác trong ngành

B ả ng 4.3 Tổng hợp thời gian công tác trong ngành

Thời gian Tổng số Phần trăm Tỉ lệ % tích lũy

Hình 4.3 Biểu đồ tổng hợp thời gian công tác

Trang 50 Đọc biểu đồ tổng hợp thời gian công tác có 7% thời gian dưới 3 năm, 22,5% thời gian từ 3-5 năm, 23% thời gian từ 5-10 năm và 47,5% thời gian trên 10 năm, cho thấy đối tượng khảo sát kinh nghiệm lâu năm và am hiểu sâu về xây dựng

B ả ng 4.4 Bảng tổng hợp chuyên môn

Chức vụ Số lượng Tỷ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Hình 4.4 Biểu đồ tổng hợp chuyên môn

Về trình độ chuyên môn của thành phần tham gia khảo sát có 8,5% là cao đẳng hoặc sau đại học và phần lớn là đại học chiếm 91,5%

B ả ng 4.5 Bảng tổng hợp vai trò

Vai trò công tác Số lượng Tỷ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Hình 4.5 Biểu đồ tổng hợp vai trò Đọc biểu đồ thành phần tham gia khảo sát có 26,5% là CĐT/Ban QLDA, 26,5% là Tư vấn QLDA/TVGS, 20% là TVKS/TVTK, 27% là ĐVTC Như vậy, bảng khảo sát có đầy đủ đơn vị trực tiếp tham gia vào dự án và tỷ lệ phân bổ các thành phần tham gia cũng tương đối hợp lý Bảng khảo sát sẽ thu thập được số lượng ý kiến phù hợp với từng vị trí tham gia dự án

4.2.5 Theo số lượng dự án đã và đang tham gia

B ả ng 4.6 Bảng tổng hợp số lượng dự án tham gia

Số dự án Số lượng Tỷ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Từ 3 đến dưới 5 dự án 45 22,5% 35%

Từ 5 đến dưới 7 dự án 46 23% 58%

Hình 4.6 Tổng hợp số lượng dự án tham gia

Biểu đồ cho thấy có 12,5% người được khảo sát tham gia dưới 3 dự án, 22,5% tham gia từ 3 đến dưới 5 dự án, 23% tham gia từ 5 đến dưới 7 dự án, 42% tham gia trên 7 dự án cho thấy mức độ người khảo sát quản lý nhiều trong các dự án tương tự với yêu cầu khảo sát

4.2.6 Theo vị trí công tác

B ả ng 4.7 Bảng tổng hợp vị trí công tác

Chức vụ Số lượng Tỷ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện vị trí công tác Đọc biểu đồ có 8% vai trò là Lãnh đạo CQ QLNN, 28% vai trò là Lãnh đạo công ty, 64% vai trò là Nhân viên.

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với từng nhóm

B ả ng 4.8 Bảng tổng hợp Cronbach's Alpha

Nhóm nhân tố liên quan đến CĐT 0.900 Nhóm nhân tố liên quan đến Tư vấn 0.893 Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà thầu 0.876

Nhóm nhân tố liên quan đến Hợp đồng 0.885 Nhóm nhân tố liên quan đến Quản lý 0.892

4.3.1 Kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm CĐT

B ả ng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha với nhóm CĐT

Qui mô phương sai tương quan biến tổng

If Item Delected ĐT1 18.46 14.681 655 891 ĐT2 18.40 14.683 656 890 ĐT3 18.40 14.883 588 899 ĐT4 18.47 14.320 810 874 ĐT5 18.37 13.952 781 876 ĐT6 18.39 14.018 768 877 ĐT7 18.50 15.045 701 886

Qua kiểm định Cronbach’s Alpha kết quả có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 Hệ số Cronbach’ Alpha = 0.9 > 0.7 đã thể hiện mức độ chặt chẻ của thang đo.

4.3.2 Kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm Tư vấn

B ả ng 4.10 Hệ số Cronbach’s Alpha với nhóm Tư vấn

Qui mô phương sai tương quan biến tổng

Qua kiểm định Cronbach’s Alpha kết quả có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 Hệ số Cronbach’ Alpha = 0.893 > 0.7 đã thể hiện mức độ chặt chẻ của thang đo.

4.3.3 Kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm Nhà thầu

B ả ng 4.11 Hệ số Cronbach’s Alpha với nhóm Nhà thầu

Tỉ lệ trung bình Qui mô phương sai tương quan biến tổng

Qua kiểm định Cronbach’s Alpha kết quả có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 Hệ số Cronbach’ Alpha = 0.876 > 0.7 đã thể hiện mức độ chặt chẻ của thang đo

4.3.4 Kiểm định Cronbach's Alpha với nhóm Hợp đồng

B ả ng 4.12 Hệ số Cronbach’s Alpha với nhóm Hợp đồng

Qui mô phương sai tương quan biến tổng

Qua kiểm định Cronbach’s Alpha kết quả có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 Hệ số Cronbach’ Alpha = 0.885 > 0.7 đã thể hiện mức độ chặt chẻ của thang đo

4.3.5 Kiểm định Cronbach's Alpha nhóm Quản lý

B ả ng 4.13 Hệ số Cronbach’s Alpha với nhóm Quản lý

Qui mô phương sai tương quan biến tổng

Qua kiểm định Cronbach’s Alpha kết quả có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 Hệ số Cronbach’ Alpha = 0.892 > 0.7 đã thể hiện mức độ chặt chẻ của thang đo

Kết luận: Qua kiểm định Cronbach’s Alpha kết quả đều có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 Hệ số Cronbach’ Alpha > 0.7 đã thể hiện mức độ chặt chẻ của thang đo Từ đó, khẳng định thang đo các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre đủ độ tin cậy.

Các trị thống kê mô tả

4.4.1 Trị trung bình, xếp hạng các nhân tố Để phân loại mức độ ảnh hưởng giá trị trung bình phân loại như sau:

Phân tích dữ liệu bằng SPSS, các biến có trị trung bình lớn có nghĩa là mức độ đánh giá sự ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre Sau khi xếp hạng sẽ chọn 10 yếu tố có trị trung bình lớn nhất để tiếp tục kiểm định Anova xác định sự thống nhất mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm Từ đó xác định được yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả QLHĐ

B ả ng 4.14 Bảng xếp hạng, trị trung bình và độ lệch chuẩn của các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả QLHĐ CT XD NTM tỉnh Bến Tre

TT theo Mean Tên biến Mean Std Deviation Min Max

Qua phân tích thống kê mô tả, các yếu tố ảnh hưởng được khảo sát đánh giá có trị trung bình từ 2.99 – 3.94 là tương đối cao, cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến hiệu quả QLHĐ được đánh giá cao.

Phân tích phương sai một yếu tố (One – way Anova)

Tiến hành phân tích 32 yếu tố được xếp hạng từ cao xuống thấp theo trị trung bình

Khi phân tích phương sai One-way ANOVA, ta tiến hành kiểm tra giá trị Sig Levene Test

- Khi Sig Levene > 0.05 phương sai các nhóm giá trị đồng nhất, dùng bảng ANOVA kết luận:

+ Sig < 0.05: Có khác biệt trung bình ý nghĩa thống kê

+ Sig > 0.05: Không có khác biệt trung bình ý nghĩa thống kê

- Khi Sig Levene < 0.05 phương sai các nhóm giá trị không đồng nhất, dùng bảng Robust Test kết luận:

+ Sig Welch < 0.05: Có khác biệt trung bình ý nghĩa thống kê

+ Sig Welch > 0.05: Không có khác biệt trung bình ý nghĩa thống kê

B ả ng 4.15 Bảng phân tích phương sai 32 yếu tố ảnh hưởng

Yếu tố ảnh hưởng Nhóm liên quan Sig (Levene

Số dự án tham gia 0.294 0.312

Số dự án tham gia 0.86 0.092

Số dự án tham gia 0.11 0.035

Số dự án tham gia 0.84 0.169

Số dự án tham gia 0.77 0.271

Số dự án tham gia 0.79 0.942

Số dự án tham gia 0.58 0.937

Số dự án tham gia 0.551 0.40

Số dự án tham gia 0.739 0.17

Số dự án tham gia 0.798 0.41

Số dự án tham gia 0.372 0.12

Số dự án tham gia 0.62 0.568

Số dự án tham gia 0.41 0.83

Số dự án tham gia 0.06 0.90

Số dự án tham gia 0.45 0.32

Số dự án tham gia 0.01 - 0.97

Số dự án tham gia 0.68 0.61

Số dự án tham gia 0.67 0.12

Số dự án tham gia 0.00 - 0.788

Số dự án tham gia 0.31 0.12

Số dự án tham gia 0.00 - 0.655

Số dự án tham gia 0.49 0.69

Số dự án tham gia 0.35 0.75

Số dự án tham gia 0.66 0.80

Số dự án tham gia 0.29 0.27

Số dự án tham gia 0.23 0.39

Số dự án tham gia 0.48 0.14

Số dự án tham gia 0.44 0.61

Số dự án tham gia 0.28 0.87

Số dự án tham gia 0.11 0.73

Số dự án tham gia 0.94 0.85

Số dự án tham gia 0.40 0.99

Yếu tố TV4 có Sig Anova ở kiểm định này 0,02 < 0,05 Tiến hành kiểm định sâu trong phần “Equal Variances Not Assumed” Cụ thể sử dụng kiểm định Tamhane’s T2

B ả ng 4.16 Bảng kiểm định Tamhane’s T2 của yếu tố TV4 với nhóm Chuyên môn

Mean Difference (I-J) Std Error Sig

95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound

* The mean difference is significant at the 0.05 level

- Kỹ sư với Cử nhân: Sig = 0.733 > 0.05

- Kỹ sư với khác: Sig = 0.037 < 0.05

- Cử nhân với khác: Sig = 0.019 < 0.05

Trang 65 Đa số có sig > 0.05 Riêng phần Kỹ sư với khác: Sig = 0.037 < 0.05 và Cử nhân với khác: Sig = 0.019 < 0.05

Qua phân tích Anova đối với 32 yếu tố Đa số có Sig (Levene Statistics), Sig (Anova) và Sig (Welch) đều > 0.05 Chỉ có biến TV4 với nhóm chuyên môn trong phần kiểm định sâu là có sự khác biệt ý nghĩa thống kê Từ đó kết luận, qua kiểm định phương sai giữa các biến định lượng và nhóm biến định tính không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát của biến.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Các tiêu chí trong phân tích nhân tố:

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): > 0.5 có ý nghĩa thực tiển

- Loại các biến xấu trong phân tích nhân tố gồm: Factor loading < 0.5; nằm tách biệt duy nhất ở 1 nhân tố; có 2 giá trị trên một nhân tố

Những nhân tố nào sau khi phân tích đạt các tiêu chí trên thì giử lại để nghiên cứu

Kết quả phân tích nhân tố EFA của các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre đều đạt yêu cầu và chia thành 5 nhóm Hệ số tải nhân tố > 0.5 nên tất cả được sử dụng làm thang đo

4.6.1 Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett

B ả ng 4.16 Bảng hệ số KMO and Bartlett's Test

KMO đo lường mức độ thích hợp của việc lấy mẫu .829

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 3794.529 df 496

Hệ số KMO = 0.829 > 0.5 cho thấy việc phù hợp để phân tích ma trận tương quan của mô hình

Chỉ số Barlett’s trong nghiên cứu này là Sig = 0.000 < 0.05 vậy ta có thể kết luận rằng các biến có ý nghĩa

B ả ng 4.17 Bảng Trị số Eigenvalua

Eigenvalues ban đầu Trích xuất tổng của tải bình phương

Tổng xoay vòng của tải bình phương Tổng

Phương pháp: Phân tích thành phần chính

Ban đầu từ 32 yếu tố sau khi phân tích rút còn 5 thành phần chính (2.27>1) 5 thành phần chính này giải thích được 64,06% sự biến thiên Trong đó thành phần 1 chiếm lớn nhất là 23,435%

4.6.3 Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) Đề tài nghiên cứu hướng đến giá trị thực tiễn trong quá trình thực hiện, nên lấy Factor Loading > 0.5

B ả ng 4.18 Bảng giá trị Factor Loading

1 2 3 4 5 ĐT4 858 ĐT5 842 ĐT6 826 ĐT7 781 ĐT1 753 ĐT2 736 ĐT3 680

Qua phân tích nhân tố hệ số Factor Loading của các biến lên nhân tố chính đều lớn hơn 0.5 với 5 nhóm chính

Kết quả phân tích vẫn còn 32 yếu tố với 5 nhóm nhân tố chính

B ả ng 4.19 Kết quả phân tích nhân tố

Nhóm % giải thích Nhân tố ảnh hưởng Trọng số

1 23.435 ĐT4 Thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng không hợp lý 858 ĐT5 Chậm trễ thanh toán khối lượng 842 ĐT6 Thay đổi phạm vi công việc 826 ĐT7 Chậm nghiệm thu công việc các công tác hoàn thành cho nhà thầu thi công 781 ĐT1 Chậm bàn giao mặt bằng thi công 753 ĐT2 Kiến thức và kinh nghiệm quản lý dự án chưa phù hợp 736 ĐT3 Quá nhiều thay đổi trong thực hiện dự án 680

QL4 Đơn giá vật liệu biến động trong quá trình thi công xây dựng 792

QL5 Thiếu tinh thần hợp tác, sự phối hợp giữa các bên liên quan dự án chưa hiệu quả 790 QL1 Các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp lý và kinh tế 784

QL2 Quy định của pháp luật ngành thay đổi, chính sách địa phương không phù hợp 765

QL3 Ảnh hưởng của các cơ quan thanh tra, kiểm 750

Trang 69 toán nhà nước đối với công trình đang thi công

QL6 Năng lực giải quyết tranh chấp của Trọng tài, bên hòa giải, Tòa án được chỉ định trong hợp đồng

QL7 Bắt buộc đảm bảo qui định về an toàn lao động, tài sản, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng

NT4 Kinh nghiệm yếu gây ra khiếm khuyết trong chất lượng công trình 793

NT5 Thiếu thiết bị thi công cần thiết, khan hiếm nguồn cung cấp vật tư 787

NT1 Chậm trễ trong tiến độ công việc dẫn đến kéo dài thời gian thi công 772

NT2 Khủng hoảng tài chính trong thời gian thực hiện hợp đồng thi công 748

NT3 Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân 740 NT6 Xảy ra xung đột với người dân về phạm vi giải phóng mặt bằng 710

NT7 Giao nhiều nhà thầu phụ không đủ năng lực thi công, yếu kém chuyên môn, tay ngang…… 679

HĐ4 Hành vi cơ hội của các công ty nhằm khai thác sự không hoàn chỉnh của hợp đồng để kiếm thêm tiền

HĐ1 Giải thích khác nhau về các điều khoản hợp đồng 826

HĐ2 Những điều khoản liên quan đến thanh toán phát sinh khối lượng, chi phí, tiến độ, thay đổi thiết kế

HĐ3 Những điều khoản liên quan đến xử lý tranh chấp hợp đồng 744

HĐ5 Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của pháp luật về xây dựng

HĐ6 Chưa minh bạch trong điều kiện thanh toán trong hợp đồng 575

TV4 Năng lực chuyên môn của cán bộ tư vấn các bên trong kiểm tra, nghiệm thu công việc thi công còn hạn chế

TV2 Chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo và đưa ra giải pháp kỹ thuật thi công không phù hợp

TV5 Nhũng nhiễu của cán bộ tư vấn giám sát gây khó khăn tiến độ thi công 812

TV1 Thông số kỹ thuật trong hồ sơ không đầy đủ 790 TV3 Sự chậm trễ trong việc xử lý kỹ thuật liên quan hồ sơ và hiện trường 753

Do sau khi phân tích EFA, các nhân tố vẫn theo các nhóm ban đầu Do đó, sẽ giử tên nhóm các nhân tố

B ả ng 4.20 Bảng tên nhóm nhân tố sau kết quả phân tích nhân tố

Nhóm % giải thích Nhân tố ảnh hưởng Trọng số

Nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư

23.435 ĐT4 Thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng không hợp lý 858 ĐT5 Chậm trễ thanh toán khối lượng 842 ĐT6 Thay đổi phạm vi công việc 826 ĐT7 Chậm nghiệm thu công việc các công tác hoàn thành cho nhà thầu thi công 781 ĐT1 Chậm bàn giao mặt bằng thi công 753 ĐT2 Kiến thức và kinh nghiệm quản lý dự án chưa phù hợp 736 ĐT3 Quá nhiều thay đổi trong thực hiện dự án 680

Nhóm nhân tố liên quan đến Quản lý

QL4 Đơn giá vật liệu biến động trong quá trình thi công xây dựng 792

QL5 Thiếu tinh thần hợp tác, sự phối hợp giữa các bên liên quan dự án chưa hiệu quả 790 QL1 Các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp 784

Trang 71 lý và kinh tế

QL2 Quy định của pháp luật ngành thay đổi, chính sách địa phương không phù hợp 765 QL3 Ảnh hưởng của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước đối với công trình đang thi công

QL6 Năng lực giải quyết tranh chấp của Trọng tài, bên hòa giải, Tòa án được chỉ định trong hợp đồng

QL7 Bắt buộc đảm bảo qui định về an toàn lao động, tài sản, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng

Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà thầu

NT4 Kinh nghiệm yếu gây ra khiếm khuyết trong chất lượng công trình 793 NT5 Thiếu thiết bị thi công cần thiết, khan hiếm nguồn cung cấp vật tư 787

NT1 Chậm trễ trong tiến độ công việc dẫn đến kéo dài thời gian thi công 772

NT2 Khủng hoảng tài chính trong thời gian thực hiện hợp đồng thi công 748 NT3 Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân 740

NT6 Xảy ra xung đột với người dân về phạm vi giải phóng mặt bằng 710

NT7 Giao nhiều nhà thầu phụ không đủ năng lực thi công, yếu kém chuyên môn, tay ngang……

Nhóm nhân tố liên quan đến Hợp đồng

HĐ4 Hành vi cơ hội của các công ty nhằm khai thác sự không hoàn chỉnh của hợp đồng để kiếm thêm tiền

HĐ1 Giải thích khác nhau về các điều khoản hợp đồng 826

HĐ2 Những điều khoản liên quan đến thanh 759

Trang 72 toán phát sinh khối lượng, chi phí, tiến độ, thay đổi thiết kế HĐ3 Những điều khoản liên quan đến xử lý tranh chấp hợp đồng 744

HĐ5 Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của pháp luật về xây dựng

HĐ6 Chưa minh bạch trong điều kiện thanh toán trong hợp đồng 575

Nhóm nhân tố liên quan đến Tư vấn

TV4 Năng lực chuyên môn của cán bộ tư vấn các bên trong kiểm tra, nghiệm thu công việc thi công còn hạn chế

TV2 Chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo và đưa ra giải pháp kỹ thuật thi công không phù hợp

TV5 Nhũng nhiễu của cán bộ tư vấn giám sát gây khó khăn tiến độ thi công 812 TV1 Thông số kỹ thuật trong hồ sơ không đầy đủ 790

TV3 Sự chậm trễ trong việc xử lý kỹ thuật liên quan hồ sơ và hiện trường 753

XÂY DỰNG MÔ HÌNH

Phân tích hồi qui đa biến

- Nhóm nhân tố liên quan đến CĐT ảnh hưởng càng nhiều thì mức độ đánh giá hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre ảnh hưởng càng cao

- Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà thầu ảnh hưởng càng nhiều thì mức độ đánh giá hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre ảnh hưởng càng cao

- Nhóm nhân tố liên quan đến Quản lý ảnh hưởng càng nhiều thì mức độ đánh giá hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre ảnh hưởng càng cao

- Nhóm nhân tố liên quan đến Hợp đồng ảnh hưởng càng nhiều thì mức độ đánh giá hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre ảnh hưởng càng cao

- Nhóm nhân tố liên quan đến Tư vấn ảnh hưởng càng nhiều thì mức độ đánh giá hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre ảnh hưởng càng cao

5.1.2 Dữ liệu đưa vào hồi quy tính toán

Sau kết quả phân tích nhân tố, có 5 nhân tố đại diện được đưa vào phân tích hồi quy đa biến

Giá trị các nhân tố đưa vào phân tích được sử dụng:

• Giá trị Factor loading lấy từ mô hình.

• Giá trị mean của yếu tố quan sát của từng nhân tố.

Trong luận văn này, giá trị nhân tố được lấy theo phương pháp trung bình cộng của các yếu tố trong một nhân tố

• Nhân tố CĐT = (ĐT1+ĐT2+ĐT3+ĐT4+ĐT5+ĐT6+ĐT7)/7

• Nhân tố QL = (QL1+QL2+QL3+QL4+QL5+QL6+QL7)/7

• Nhân tố NT = (NT1+NT2+NT3+NT4+NT5+NT6+NT7)/7

• Nhân tố HĐ = (HĐ1+HĐ2+HĐ3+HĐ4+HĐ5+HĐ6)/6

• Nhân tố TV = (TV1+TV2+TV3+TV4+TV5)/5

- Dùng phương pháp Enter để phân tích hồi quy Các nhân tố đưa vào cùng một lúc để lựa chọn, lấy những nhân tố có mức ý nghĩa < 0.05

Biến phụ thuộc là biến “Y: Hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre”

Biến độc lập là các nhân tố: CĐT, Nhà thầu, Quản lý, Hợp đồng, Tư vấn

5.1.3 Mô hình hồi quy tuyến tính

Phương trình hồi quy dạng chuẩn hóa có dạng:

Y = β 1 xCĐT + β 2 xQL + β 3 xNT + β 4 xHĐ + β 5 xTV

•Y: Hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre”

•CĐT, QL, NT, HĐ, TV: Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre

•β1, β2, β3, β4, β5: Các hệ số hồi quy trong mô hình.

5.1.4 Kết quả phân tích hồi quy

Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: Kết quả phân tích tương quan Peason giữa các biến độc lập CĐT, nhà thầu, quản lý, hợp đồng, tư vấn với biến phụ thuộc Y (Hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre) đều có tương quan (Sig < 0.05) Đảm bảo để phân tích hồi quy

B ả ng 5.1 Ma trận tương quan giữa các biến

Y CĐT TV NT HĐ QL

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

B ả ng 5.2 Bảng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính

Enter a Biến phụ thuộc: Y b Đã nhập tất cả các biến được yêu cầu

Bảng Model Summary có hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0.54, nghĩa là các biến độc lập giải thích được 54% sự biến thiên của biến phụ thuộc Phần còn lại thuộc các biến ngoài mô hình và sai số là 46%

B ả ng 5.3 Bảng kết quả Model Summary và Anova

1 743 a 552 540 539 2.059 a Predictors: (Constant), TV, QL, CĐT, NT, HĐ

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig

Total 125.795 199 a Biến phụ thuộc: Y b Predictors: (Constant), TV, QL, CĐT, NT, HĐ

Kết quả phân tích và thực tế đề tài nghiên cứu là có mô hình + bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert thì VIF < 2 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến Bảng Coefficients thì tất cả các hệ số VIF đều < 2 nên ta có thể kết luận không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

B ả ng 5.4 Bảng giá trị VIF và hệ số Beta

Hệ số không chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa t Sig Thống kê cộng gộp

Error Hệ số Beta Dung sai VIF

B ả ng 5.5 Bảng xếp hạng hệ số Beta

Nhân tố chính Xếp hạng Hệ số Beta

Tiêu chuẩn để chấp nhận mô hình hồi quy là Sig < 0,05 và R 2 > 0,5 Kết quả phân tích hồi quy trong bảng 4 cho thấy R 2 hiệu chỉnh = 0,54; giá trị này cho biết các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 54% sự thay đổi của biến phụ thuộc; hay 54% hiệu quả quản lý hợp đồng công trình xây dựng nông thôn mới chịu tác động bởi các yếu tố ĐT, QL, NT, TV, HĐ

Phân tích Anova cho thấy thống kê F hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa = 0,000), như vậy mô hình hồi quy là hoàn toàn phù hợp xét trong phạm vi tổng thể nghiên cứu Trong 5 yếu tố tác động đưa vào mô hình phân tích hồi quy thì cả 5 yếu tố có mối quan hệ tuyến tính với biến Y (cả 5 yếu tố đều có mức ý nghĩa < 0,05) Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hiệu quả quản lý hợp đồng công trình xây dựng nông thôn mới được xác định như sau: biến Chủ đầu tư có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,263; biến Nhà thầu có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,244; biến Quản lý có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,257; biến Hợp đồng có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,242; biến Tư vấn có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,227 Như vậy, biến Chủ đầu tư có tác động mạnh nhất đến biến Y, tiếp theo là biến Quản lý, kế đến là biến Nhà thầu, kế tiếp là biến Hợp đồng và sau cùng là biến Tư vấn tác động yếu nhất

Sau khi sử dụng phần mềm SPSS để chạy thống kê phân tích hồi quy cho yếu tố hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre cho kết quả từ cao xuống thấp như sau:

Hiệu quả QLHĐ công trình XD NTM tỉnh Bến Tre = 0.263xCĐT + 0.257xQL + 0.244xNT + 0.242xHĐ + 0.227xTV

Kiểm chứng công trình

5.2.1 Khái quát các công trình kiểm chứng

- Tên CT: Hạ tầng tái cơ cấu vùng nuôi tôm lúa khu vực xã Mỹ An và xã

- CĐT: UBND huyện Thạnh Phú

- Loại và cấp CT: GT kết hợp NN&PTNT, cấp IV

- Tổng mức đầu tư: 104,993 tỷ đồng

- Nguồn vốn: NS Trung ương hỗ trợ

- Tên CT: Đường ĐX.02 (Đường từ QL57 đến cầu An Điền), xã An Nhơn

- CĐT: UBND huyện Thạnh Phú

- Loại và cấp CT: GTNT, cấp A

- Tổng mức đầu tư: 41,924 tỷ đồng

- Nguồn vốn: Vốn CT MTQG XD NTM

- Tên CT: Nâng cấp, mở rộng đường ĐX.02 (Đoạn từ Huyện lộ 24 đến đê sông Cổ Chiên), xã Thới Thạnh

- CĐT: UBND huyện Thạnh Phú

- Loại và cấp CT: GTNT, cấp C, nhóm A

- Tổng mức đầu tư: 14,89 tỷ đồng

- Nguồn vốn: Vốn CT MT QG XD NTM

5.2.2 Nội dung khảo sát kiểm chứng

- Trên cơ sở 3 dự án được đưa vào kiểm chứng Tác giả tiến hành khảo sát với đại diện của 3 nhóm đối tượng gồm: CĐT trực tiếp QLDA, ĐVTC và ĐVTV

- Nội dung khảo sát chủ yếu xoay quanh 2 vấn đề định lượng

- Cách khảo sát: Hỏi người được khảo sát các nhóm liên quan đến hiệu quả QLHĐ CT XD NTM tỉnh Bến Tre bằng thang đo Likert với từng nhóm và người đi khảo sát ghi nhận, tổng hợp

- Phương pháp đánh giá: Người đi khảo sát nêu các tiêu chí của 5 nhóm

NT AH đã được phân tích HQTT để người được khảo sát nắm, nhận định và đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ quan trọng của từng nhóm Cụ thể, các nhóm nhân tố trong phương trình hồi quy đã có các hệ số Beta

- Qui ước kiểm chứng: Kiểm chứng tại thời điểm kết thúc HĐ gốc

+ Giá trị HĐ gốc mà dự án anh chị đã và đang tham gia: (PV)

+ Giá trị lũy kế nghiệm thu thanh toán: (EV)

+ Giá trị lũy kế KL hoàn thành trên công trường bao gồm KL đã nghiệm thu và KL dỡ dang: (AC)

+ Chỉ số hiệu suất tiến độ: SPI=EV/PV

+ Chỉ số hiệu suất chi phí: CPI=EV/AC

- Hiệu quả QLHĐ CT XD NTM: (CSI)

CSI=CPI*SPI= (EV/AC)*(EV/PV) (ĐVT: %)

- Qui ước khảo sát kiểm chứng: Theo thang đo Likert 5 mức độ tương ứng với khoảng phần trăm đánh giá mức độ hiệu quả của QLHĐ Cụ thể như sau:

(1) Hiệu quả rất ít tương đương 0 - 20%

(2) Hiệu quả ít tương đương trên 20 - 40%

(3) Hiệu quả trung bình tương đương trên 40 - 60%

(4) Hiệu quả khá tương đương trên 60 - 80%

(5) Hiệu quả tốt tương đương trên 80%

- Công thức mô hình hồi quy tuyến tính:

1 0.263* CDT 0.257 * 0.244 * 0.242 * 0.227 * y = + QL + NT + HD + TV

5.2.1 Kết quả khảo sát kiểm chứng

- Theo hồ sơ hoàn thành thu thập được:

+ Thời gian thi công theo hợp đồng: 36 tháng (09/10/2016 - 09/10/2019) + Giá trị theo hợp đồng (PV): 86,8 tỷ đồng (Tám mươi sáu tỷ, tám trăm triệu đồng)

- Kết quả khảo sát thực tế theo thang đo Likert: Chủ đầu tư: 5; Quản lý: 3; Nhà thầu: 4; Hợp đồng: 1; Tư vấn: 4

- Kết quả theo mô hình hồi quy tuyến tính:

1 0.263*5 0.257 * 4 0.244 *3 0.242 *1 0.227 * 4 4.212 y = + + + + = thuộc thang đo mức 5 tương đương trên 80%

- Theo hồ sơ hoàn thành thu thập được:

+ Thời gian thi công theo hợp đồng: 26 tháng (15/01/2018 - 15/3/2020) + Giá trị theo hợp đồng: 34,1 tỷ đồng (Ba mươi bốn tỷ, một trăm triệu đồng)

- Kết quả khảo sát thực tế theo thang đo Likert: Chủ đầu tư: 4; Quản lý: 3; Nhà thầu: 4; Hợp đồng: 2; Tư vấn: 3

- Kết quả theo mô hình hồi quy tuyến tính:

- Theo hồ sơ hoàn thành thu thập được:

+ Thời gian thi công theo hợp đồng: 16 tháng (05/9/2018 - 05/01/2020) + Giá trị theo hợp đồng: 12,4 tỷ đồng (Mười hai tỷ, bốn trăm triệu đồng)

- Kết quả khảo sát thực tế theo thang đo Likert: Chủ đầu tư: 4; Quản lý: 3; Nhà thầu: 5; Hợp đồng: 3; Tư vấn: 3

- Kết quả theo mô hình hồi quy tuyến tính:

Kết quả kiểm chứng được tổng hợp trong bảng 5.6

B ả ng 5.6: Kết quả đánh giá công trình kiểm chứng

Thời gian hợp đồng (Tháng)

PV EV AC CPI SPI CSI

Mô hình hồi quy Mức đánh giá (Lik ert) Độ chính xác Đánh giá hiệu quả mô hình

Kết luận: Mô hình hồi quy cho kết quả đúng với thực tế kiểm chứng vì tương đương thang đo Likert ở mức 5, đánh giá đạt mức hiệu quả tốt Như vậy, hiệu quả của QLDA các DA được đánh giá tốt Độ chính xác của mô hình tương đối cao, với mô hình hồi quy cho kết quả lần lược là 4.21; 4.2; và 4.45 tương đương với tỷ lệ phần trăm kiểm chứng là 87%; 83% và 84% thuộc thang đo mức độ 5 (trên 80%) của thang đo Likert Đánh giá hiệu quả mô hình QLHĐ đạt hiệu quả tốt.

Đề xuất giải pháp

+ Áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý hợp đồng Từng cá nhân kể cả lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật phải chủ động trang bị cho mình kiến thức mới, đảm bảo đúng qui định pháp luật

+ Phải có cái nhìn tổng thể về công tác quản lý dự án, phải am hiểu tính chất dự án Hoàn thiện kiến thức chuyên môn vững vàng để quản lý chất lượng, hiệu quả đầu tư dự án

+ Phải thật chú trọng khâu thương thảo hợp đồng Xem đây là vấn đề quan trọng để thực hiện dự án hiệu quả

+ Mời thầu phải công tâm, chú trọng chất lượng, chọn thầu đúng thực chất và phù hợp với tính chất của từng dự án cụ thể

+ Tăng cường công tác phối hợp, đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng tạo sự đồng thuận trong nhân dân trước khi triển khai thi công dự án

- Đối với nhà thầu thi công

+ Từng bước xây dựng thương hiệu trên lĩnh vực thi công, thực hiện công trình phải quan tâm đảm bảo đúng các điều khoản hợp đồng ký kết

+ Có chính sách ưu đãi, chiêu mộ những cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu lĩnh vực công ty thi công

+ Phải xác định, cân nhắc, tính toán kỹ khi tham gia thực hiện từng dự án Khi thực hiện phải quan tâm đến sự thuận lợi trong điều kiện dân sinh của người dân nơi dự án đi qua

+ Trang bị đầy đủ nguồn lực, chủ động trong tài chính Thực hiện tốt công tác phối hợp với các bên liên quan với mục đích giúp cho dự án đầu tư đạt hiệu quả tốt nhất

- Đối với đơn vị tư vấn

+ Tổ chức xếp hạng năng lực tư vấn phù hợp với lĩnh vực đảm nhận Thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật tham dự các lớp tập huấn để trao dồi chuyên môn và cập nhật văn bản mới

+ Xem vấn đề đạo đức nghề nghiệp là thương hiệu, tạo niềm tin cho các đối tác với công ty mình

+ Khi đảm nhận dự án phải nghiên cứu kỹ và thật sự có trách nhiệm với từng dự án tham gia

+ Tiếp thu những ý kiến đóng góp và khắc phục triệt để những sai sót đối với những dự án thực hiện

- Đối với cơ quan quản lý

Khi phê duyệt dự án phải đảm bảo đúng qui định Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật hiện hành Công tác phối hợp phải thực hiện thường xuyên, kịp thời, đảm bảo hiệu quả nhất

Từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn triển khai thực hiện dự án, Chủ đầu tư là một chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành hay không hoàn thành đối với dự án và trong đó có vấn đề quản lý hiệu quả hợp đồng Do đó, để công tác quản lý hiệu quả hợp đồng đạt kết quả tốt, có một số kiến nghị đối với chủ thể này như sau:

- Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cả cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Kịp thời áp dụng những văn bản mới ban hành để hạn chế những thiếu sót trong quá trình quản lý, triển khai thực hiện dự án

- Luôn chủ động, hoạch định công việc một cách nhịp nhàng, suôn sẽ Đôn đốc các đơn vị thi công, tư vấn giám sát quan tâm đến chất lượng, tiến độ trong quá trình thi công, kịp thời phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh nhằm giảm thiểu tối đa những sai sót có liên quan

- Trong soạn thảo, thương thảo hợp đồng phải bám vào các qui định của pháp luật Xác định khâu soạn thảo, thương thảo là then chốt quyết định thành công của hợp đồng Các điều khoản trong hợp đồng phải minh bạch, rõ ràng, nội dung không mơ hồ và các bên đồng hiểu nghĩa

- Lựa chọn nhà thầu thi công, đánh giá hồ sơ dự thầu phải thật sự công tâm, khách quan Hồ sơ lựa chọn thầu phải bám vào các qui định hiện hành, hạn chế thấp nhất những tiêu chí làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác

- Chọn các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, quản lý dự án và mời thầu (nếu có) có năng lực, kinh nghiệm phù hợp để thực hiện Các đơn vị này phải

Trang 84 am hiểu tính chất, đặc trưng của dự án nhằm tránh những thay đổi trong quá trình thi công, ảnh hưởng đến chất lượng, chi phí và thời gian thực hiện dự án

- Thực hiện tốt công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bên Có kế hoạch bố trí vốn và kịp thời giải ngân các nguồn vốn đầu tư cho các đơn vị tham gia dự án Xử lý các vướng mắc liên quan đến hồ sơ thiết kế, pháp lý và hiện trường thi công trong thời gian sớm nhất

- Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công khi đã đủ các điều kiện theo qui định Với đặc thù thi công các công trình hạ tầng giao thông là theo tuyến, chạy dài nên ít nhiều có ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân Cần phải phối hợp các đơn vị liên quan giải quyết thấu đáo, có tình có lý, có hiệu quả tránh trường hợp thi công gián đoạn, gãy khúc hoặc không có mặt bằng để thi công

Ngày đăng: 03/08/2024, 12:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] N. H. Hiệp. "Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận," Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Thủy lợi, năm 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận
[3] T. Thắng. "Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng năm 2019," Báo chính phủ, số 27, trang 14-16, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng năm 2019
[4] Đ. V. Trường. "Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng," Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng
[5] M. Thư. "Làm sao hạn chế tranh chấp hợp đồng xây dựng," Báo đấu thầu, số 45, trang 17-19, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm sao hạn chế tranh chấp hợp đồng xây dựng
[6] T. Kiên và N. K. Thu, "Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam," Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 2, trang 39-43, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam
[7] “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng,” Việt Nam, số 6220/QH14, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng
[9] T. H. Tuấn. "Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Cần Thơ,"Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 45, trang 46-50, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
[11] L. L. Thịnh, H. D. Khánh và P. Đ. Thiện, "KS và XD mô hình nguyên nhân chậm tiến độ," Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng, số 32, trang 75, 26/12/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: KS và XD mô hình nguyên nhân chậm tiến độ
[12] N. H. Anh, L. A. Thắng và N. S. Hùng, "Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công công trình giao thông," Tạp chí Giao thông vận tải, số 43, trang 78-82, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công công trình giao thông
[13] V. Q. Lãm. "Các yếu tố gây vượt dự toán và chậm tiến độ các dự án đầu tư công tại Việt Nam," Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 23, trang 16-21, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố gây vượt dự toán và chậm tiến độ các dự án đầu tư công tại Việt Nam
[14] L. V. Lương, N. T. T. Nhàn và Đ. H. Mai, "Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng ở việt nam," Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng, số 29, trang 29 - 39, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng ở việt nam
[15] N. Azhar, R. U. Farooqui and S. M. Ahmed, "Cost Overrun Factors In Construction Industry of Pakistan," Advancing and Integrating Construction Education, Research &amp; Practice, vol. 4-5, pp. 45-64, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cost Overrun Factors In Construction Industry of Pakistan
[16] C. Guccio, G. Pignataro and I. Rizzo, "Measuring the efficient management of public works," Journal Of Public Procurement, vol. 12, pp. 528-546, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring the efficient management of public works
[17] E. Trinkūnienėa, V. Trinkūnas, "Information System for Construction Contracts Structural Analysis," Procedia - Social and Behavioral Sciences, vol.79, pp. 452- 467, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Information System for Construction Contracts Structural Analysis
[18] A. Dziadosz, A. Tomczyk, and O. Kapliński, "Financial Risk Estimation in Construction Contracts," Procedia Engineering, vol. 108, pp. 489-498, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial Risk Estimation in Construction Contracts
[19] N. S. Mansor and K.A. Rashid, "Incomplete Contract in Private Finance Initiative (PFI) Contracts: Causes, Implications and Strategies," Procedia - Social and Behavioral Sciences, vol. 156, pp. 356-365, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incomplete Contract in Private Finance Initiative (PFI) Contracts: Causes, Implications and Strategies
[20] K. Araszkiewicz. "Application of Critical Chain Management in Construction Projects Schedules in a Multi-Project Environment: A Case Study," Procedia Engineering, vol. 89, pp. 123-145, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Application of Critical Chain Management in Construction Projects Schedules in a Multi-Project Environment: A Case Study
[21] J. A. Alsuliman. "Causes of delay in Saudi public construction projects," Alexandria Engineering Journal, vol. 165, pp. 89-105, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Causes of delay in Saudi public construction projects
[22] T. Gebrehiwet and H. Luo, "Analysis of Delay Impact on Construction Project Based on RII and Correlation Coefficient: Empirical Study," Procedia Engineering, vol. 132, pp. 65-87, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of Delay Impact on Construction Project Based on RII and Correlation Coefficient: Empirical Study
[23] R. F. Aziz and A. A. Abdel-Hakam, "Exploring delay causes of road construction projects in Egypt," Alexandria Engineering Journal, vol. 12, pp. 125-135, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exploring delay causes of road construction projects in Egypt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN