1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến Streaming E-Learning áp dụng tại Văn Phòng Đào Tạo Quốc Tế - Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả Huỳnh Quốc Việt
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Trường học Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (15)
    • 1.1. Giới thiệu đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu và nội dung đề tài (0)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu (16)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá (0)
      • 1.4.1. Nghiên cứu định tính (0)
      • 1.4.2. Nghiên cứu định lượng (0)
      • 1.4.3. Phương pháp lấy mẫu (17)
      • 1.4.4. Quy trình nghiên cứu (0)
    • 1.5. Tổ chức luận văn (0)
  • CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP HỆ THỐNG STREAMING E-LEARNING VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHO BK-OISP (20)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (20)
      • 2.1.1. Hệ thống Streaming E-learning (20)
      • 2.1.2. Các lý thuyết đánh giá liên quan (0)
      • 2.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan (0)
    • 2.2. Khái niệm về Virtual Classroom và ứng dụng (31)
    • 2.3. Phân loại Virtual Classroom (32)
      • 2.3.1. Bảng so sánh các hệ thống Virtual Classroom trên thế giới (32)
      • 2.3.2. Một số hệ thống mã nguồn mở tiểu biểu (34)
      • 2.3.3. Đánh giá một số hệ thống có thể sử dụng và lựa chọn giải pháp (0)
    • 2.4. Mã nguồn mở Bigbluebutton (36)
      • 2.4.1. Giới thiệu (36)
      • 2.4.2. Các chức năng chính của BigBlueButton (0)
      • 2.4.3. Kiến trúc của BigBlueButton (37)
      • 2.4.4. Đánh giá cụ thể về BigBlueButton (0)
    • 2.4. Hệ thống quản lý học tập (41)
      • 2.4.1. Khái quát chung về hệ thống quản lý học tập (41)
      • 2.4.2. Hệ thống quản lý học tập Moodle (0)
    • 2.5. Kết chương (44)
    • 3.1. Yêu cầu hệ thống Streaming E-learning của BK-OISP (45)
    • 3.2. Phân tích các yêu cầu và giải pháp cho hệ thống của BK-OISP (45)
      • 3.2.1. Phân tích yêu cầu hệ thống LMS (45)
      • 3.2.2. Phân tích yêu cầu hệ thống Virtual Classroom (45)
    • 3.3. Xây dựng hệ thống Streaming E-learning (53)
      • 3.3.1. Môi trường xây dựng hệ thống Streaming E-learning (53)
      • 3.3.2. Cài đặt BigBlueButton (53)
      • 3.3.3. Phát triển hệ thống Moodle E-leaning (55)
      • 3.3.4. Cài đặt tích hợp Bigbluebutton vào hệ thống Moodle (60)
    • 3.4. Kết chương (61)
  • CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG (45)
    • 4.1. Giới thiệu (62)
    • 4.2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu liên quan (62)
    • 4.3. Mô hình nghiên cứu đánh giá đề xuất (0)
    • 4.4. Xây dựng thang đo (67)
      • 4.4.1. Thang đo ý định sử dụng (0)
      • 4.4.2. Thang đo thái độ hướng đến ý định sử dụng (0)
      • 4.4.3. Thang đo chuẩn chủ quan (68)
      • 4.4.4. Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi (0)
      • 4.4.5. Thang đo nhận thức về sự hi sinh (0)
      • 4.4.6. Thang đo việc không cần sử dụng hệ thống (0)
      • 4.4.7. Kỳ vọng về lợi ích đối (70)
      • 4.4.8. Thang đo tính tương thích (71)
      • 4.4.9. Thang đo nhân khẩu học (71)
    • 4.5. Xử lý dữ liệu (72)
    • 4.6. Mô tả mẫu khảo sát (72)
      • 4.6.1. Phương pháp lấy mẫu (72)
      • 4.6.2. Các thống kê mô tả chung (73)
      • 4.6.3. Thống kê về nhân khẩu học (74)
    • 4.7. Phân tích dữ liệu (78)
      • 4.7.1. Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (78)
      • 4.7.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (84)
      • 4.7.3. Phân tích tương quan Pearson (87)
      • 5.2.4. Phân tích hồi quy (87)
      • 4.7.5. Kiểm định các giả thuyết (91)
      • 4.7.6. Kiểm định các nhân tố nhân khẩu học (91)
    • 4.8. Kết chương (92)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN (62)
    • 5.1. Kết quả đạt được (93)
    • 5.2. Ưu điểm và nhược điểm (94)
      • 5.2.1. Ưu điểm (94)
      • 5.2.2. Nhược điểm (95)
    • 5.3. Đóng góp của luận văn (0)
      • 5.3.1. Đóng góp về mặt khoa học (95)
      • 5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn (96)
    • 5.4. Kết chương (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (97)

Nội dung

Thông qua bài nghiên cứu đồng thời ghi nhận những ý kiến đánh giá của người sử dụng hệ thống này so với mô hình giảng dạy truyền thống, đánh giá ưu nhược điểm từ đó đưa ra hướng đề xuấ

GIỚI THIỆU

Giới thiệu đề tài

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục - đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời E-Learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này Không nghi ngờ gì nữa, giờ đây số lượng bằng cấp qua hệ thống đào tạo trực tuyến rất lớn và ngày càng phổ biến nhanh, rộng trên toàn thế giới Tính tiện dụng, linh hoạt đã đưa các khóa học trực tuyến đến gần hơn với tất cả mọi người, từ sinh viên vừa tốt nghiệp đang mong muốn làm việc trái ngành, hay những người trẻ tuổi luôn bị nỗi lo học phí đè nặng Một số người còn dự đoán rằng trong tương lai, các khóa học trực tuyến sẽ mang lại một cuộc cách mạng cho hệ thống giáo dục đại học, và có thể sẽ thay thế các khóa học truyền thống như hiện nay

Giảng dạy trực tuyến thời gian thực (Streaming E-Learning) là một trong những phương pháp ứng dụng E-learning tiết kiệm và hiệu quả Hệ thống E-learing được triển khai song song với hệ thống lớp học ảo là một môi trường dạy và học, nơi người tham gia có thể tương tác, giao tiếp, xem và thảo luận các bài thuyết trình, viết và ký hiệu trên một bảng viết ảo, tất cả trong một môi trường trực tuyến thời gian thực Phương pháp này thường thông qua một ứng dụng hội nghị truyền hình cho phép nhiều người dùng được kết nối cùng một lúc thông qua Internet, cho phép người kết nối từ bất cứ nơi nào cũng có thể tham gia

Mặc khác Streaming E-Learning còn hấp dẫn bởi ưu thế tiết kiệm chi phí và lắp đặt dễ dàng Bởi vậy, các cơ sở giáo dục sẽ dễ dàng triển khai Streaming E-Learning cùng với các hạ tầng kỹ thuật hiện có Việc nhiên liệu và chi phí đi lại tốn kém của giảng dạy truyền thống đã làm cho Streaming E-Learning trở thành một dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn, đặc biệt là đối với các cơ sở giáo dục của Việt Nam khi còn rất nhiều hạn chế về mặt tài chính Đề tài phù hợp với kiến thức tích luỹ của cá nhân trong quá trình học tập và tìm hiểu chương trình ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý tại trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn nhu cầu đang cần sử dụng hệ thống Streaming E-Learning tại đơn vị

Hệ thống kết hợp với mô hình giảng dạy truyền thống để giảm tải chi phí phòng học, chi phí nhân sự, đồng thời với khả năng ghi hình của hệ thống, sinh viên có thể xem lại bài giảng bất cứ khi nào cần thiết

Hệ thống có thể được ứng dụng nhiều trên thị trường: hầu hết các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học, các khóa ngắn hạn, đặc biệt các trung tâm ngoại ngữ

1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Mục tiêu của đề tài là phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến Streaming E-Learning áp dụng tại Văn Phòng Đào Tạo Quốc Tế - Đại Học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh Để đạt được mục tiêu trên đề tài thực hiện những nội dung sau:

(i) Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và khảo sát thực tế

(ii) Xây dựng hệ thống Streaming E-learning

(iii) Ứng dụng hệ thống vào thực tế tại BK-OISP

(iv) Lấy ý kiến đánh giá của người sử dụng

(v) Đưa ra kết quả đánh giá và đề xuất phát triển dự án trong tương lai

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGUYÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng đến việc phát triển hệ thống Streaming E-learning, nghiên cứu các lý thuyết về Streaming E-Learning và các kiến thức có liên quan, nghiên cứu các giải pháp, các kỹ thuật xây dựng hệ thống Đưa ra các giải pháp kỹ thuật để tích hợp hệ thống Streaming E-Learning vào các hệ thống giảng dạy có sẳn ở các cơ sở giáo dục

Sau khi hệ thống được phát triển đề tài tiếp tục ứng dụng thực tiễn hệ thống cho Văn phòng Đào tạo Quốc tế - Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM đồng thời đề tài tập trung vào khảo sát người sử dụng nhằm đánh giá lại hệ thống và đưa ra các đề xuất phát triển cho dự án trong tương lai

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ

Thực hiện nghiên cứu lý thuyết tìm hiểu về các nghiên cứu tương tự trước đây ở trên thế giới để đưa ra thang đo sơ bộ

Hệ thống thang đo sẽ được xây dựng, điều chỉnh và bổ sung thông qua thảo luận, tham khảo xin ý kiến chuyên gia dựa vào hình thức phỏng vấn trực tiếp và nghiên cứu tìm hiểu về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Nghiên cứu sơ bộ cũng góp

3 phần kiểm tra mức độ rõ ràng của các câu hỏi khảo sát, khả năng hiểu vấn đề của những người được phỏng vấn, từ đó bổ sung, hiệu chỉnh các biến quan sát và câu hỏi khảo sát trong thang đo

Kết quả của nghiên cứu định tính là một bảng khảo sát để sử dụng cho nghiên cứu định lượng

1.4.2 Nghiên cứu định lượng Được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát được phân phát dưới hai hình thức là bảng khảo sát giấy và bảng khảo sát trực tuyến

 Bảng khảo sát giấy: phụ lục A

 Bảng khảo sát trực tuyến: sử dụng công cụ Google Docs

Sau khi thu thập đủ số lượng yêu cầu, dữ liệu sẽ được đưa vào xử lí bằng phần mềm SPSS để khẳng định thang đo đảm bảo về độ tin cậy, độ hội tụ nhằm đánh giá mô hình đề xuất và kiểm định các giả thuyết đã đưa ra từ đầu

Đối tượng tham gia khảo sát là những cá nhân tại TP Hồ Chí Minh đã từng tiếp xúc với hệ thống Streaming E-learning, cụ thể là các nhóm sau:

 Sinh viên Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh

 Cán bộ viên chức đang công tác tại Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh

 Các học viên của các khoá học ngắn hạn được tổ chức tại Đại học Bách Khoa

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thu thập ý kiến người dùng:

Ngoài ra có thể sử dụng một số thang đo riêng để phù hợp với hoàn cảnh và nội dung câu hỏi khảo sát

Qui trình nghiên cứu được chia ra làm nhiều bước và được thể hiện các bước chính trong hình 1.1

Xác định vấn đề cần nghiên cứu

* Các mô hình lý thuyết liên quan

* Các công trình nghiên cứu liên quan Đề xuất mô hình nghiên cứu, lập ra hệ thống thang đo Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng Phân tích số liệu bằng phần mềm

IBM SPSS STATISTIC Đánh giá thang đo Hiệu chỉnh thang đo

Kiểm định mô hình và các giả thuyết Kết luận

Hình 1.1: Sơ đồ khối thể hiện qui trình thực hiện nghiên cứu

Khái quát các bước trong qui trình:

 Tìm hiểu lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

 Đề xuất mô hình nghiên cứu

 Từ mô hình nghiên cứu đề xuất cùng với các nhân tố tham khảo từ công trình nghiên cứu liên quan để lập ra hệ thống thang đo

 Tiến hành thực hiện khảo sát (sử dụng email, website hỗ trợ khảo sát, phát tờ khảo sát)

 Thu thập các phiếu khảo sát và tiến hành phân tích số liệu

 Phân tích số liệu (bằng phần mềm IBM SPSS STATISTIC 22)

 Kết quả thống kê mô tả

 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

 Phân tích tương quan (giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập)

 Phân tích hồi quy (để đánh giá độ phù hợp của mô hình)

 Đánh giá kết quả sau khi mô hình được kiểm định

Luận văn được chia thành 5 chương có cấu trúc như sau:

Chương 1: Giới thiệu - Giới thiệu về những vấn đền liên quan đến các giải pháp triển khai hệ thống giảng dạy Streaming E-learning, lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn

Chương 2: Các giái pháp hệ thống Streaming E-learning và lựa chọn giải pháp ứng dụng cho BK-OISP – Nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý thuyết về phát triển và đánh giá hệ thống Streaming E-learning Đánh giá một số hệ thống có thể sử dụng và lựa chọn giải pháp triển khai cho BK-OISP

Đối tượng và phạm vi nguyên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng đến việc phát triển hệ thống Streaming E-learning, nghiên cứu các lý thuyết về Streaming E-Learning và các kiến thức có liên quan, nghiên cứu các giải pháp, các kỹ thuật xây dựng hệ thống Đưa ra các giải pháp kỹ thuật để tích hợp hệ thống Streaming E-Learning vào các hệ thống giảng dạy có sẳn ở các cơ sở giáo dục

Sau khi hệ thống được phát triển đề tài tiếp tục ứng dụng thực tiễn hệ thống cho Văn phòng Đào tạo Quốc tế - Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM đồng thời đề tài tập trung vào khảo sát người sử dụng nhằm đánh giá lại hệ thống và đưa ra các đề xuất phát triển cho dự án trong tương lai

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ

Thực hiện nghiên cứu lý thuyết tìm hiểu về các nghiên cứu tương tự trước đây ở trên thế giới để đưa ra thang đo sơ bộ

Hệ thống thang đo sẽ được xây dựng, điều chỉnh và bổ sung thông qua thảo luận, tham khảo xin ý kiến chuyên gia dựa vào hình thức phỏng vấn trực tiếp và nghiên cứu tìm hiểu về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Nghiên cứu sơ bộ cũng góp

3 phần kiểm tra mức độ rõ ràng của các câu hỏi khảo sát, khả năng hiểu vấn đề của những người được phỏng vấn, từ đó bổ sung, hiệu chỉnh các biến quan sát và câu hỏi khảo sát trong thang đo

Kết quả của nghiên cứu định tính là một bảng khảo sát để sử dụng cho nghiên cứu định lượng

1.4.2 Nghiên cứu định lượng Được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát được phân phát dưới hai hình thức là bảng khảo sát giấy và bảng khảo sát trực tuyến

 Bảng khảo sát giấy: phụ lục A

 Bảng khảo sát trực tuyến: sử dụng công cụ Google Docs

Sau khi thu thập đủ số lượng yêu cầu, dữ liệu sẽ được đưa vào xử lí bằng phần mềm SPSS để khẳng định thang đo đảm bảo về độ tin cậy, độ hội tụ nhằm đánh giá mô hình đề xuất và kiểm định các giả thuyết đã đưa ra từ đầu

Khảo sát được thực hiện tại khu vực TP Hồ Chí Minh Khảo sát sẽ tập trung vào các đối tượng đã từng biết đến và từng tiếp cận với hệ thống Streaming E-learning gồm chính như sau các nhóm sau:

 Sinh viên Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh

 Cán bộ viên chức đang công tác tại Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh

 Các học viên của các khoá học ngắn hạn được tổ chức tại Đại học Bách Khoa

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thu thập ý kiến người dùng:

Ngoài ra có thể sử dụng một số thang đo riêng để phù hợp với hoàn cảnh và nội dung câu hỏi khảo sát

Qui trình nghiên cứu được chia ra làm nhiều bước và được thể hiện các bước chính trong hình 1.1

Xác định vấn đề cần nghiên cứu

* Các mô hình lý thuyết liên quan

* Các công trình nghiên cứu liên quan Đề xuất mô hình nghiên cứu, lập ra hệ thống thang đo Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng Phân tích số liệu bằng phần mềm

IBM SPSS STATISTIC Đánh giá thang đo Hiệu chỉnh thang đo

Kiểm định mô hình và các giả thuyết Kết luận

Hình 1.1: Sơ đồ khối thể hiện qui trình thực hiện nghiên cứu

Khái quát các bước trong qui trình:

 Tìm hiểu lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

 Đề xuất mô hình nghiên cứu

 Từ mô hình nghiên cứu đề xuất cùng với các nhân tố tham khảo từ công trình nghiên cứu liên quan để lập ra hệ thống thang đo

 Tiến hành thực hiện khảo sát (sử dụng email, website hỗ trợ khảo sát, phát tờ khảo sát)

 Thu thập các phiếu khảo sát và tiến hành phân tích số liệu

 Phân tích số liệu (bằng phần mềm IBM SPSS STATISTIC 22)

 Kết quả thống kê mô tả

 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

 Phân tích tương quan (giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập)

 Phân tích hồi quy (để đánh giá độ phù hợp của mô hình)

 Đánh giá kết quả sau khi mô hình được kiểm định

Luận văn được chia thành 5 chương có cấu trúc như sau:

Chương 1: Giới thiệu - Giới thiệu về những vấn đền liên quan đến các giải pháp triển khai hệ thống giảng dạy Streaming E-learning, lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn

Chương 2: Các giái pháp hệ thống Streaming E-learning và lựa chọn giải pháp ứng dụng cho BK-OISP – Nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý thuyết về phát triển và đánh giá hệ thống Streaming E-learning Đánh giá một số hệ thống có thể sử dụng và lựa chọn giải pháp triển khai cho BK-OISP

Chương 3: Xây dựng hệ thống Streaming E-learning cho BK-OISP: Xậy dựng bộ tài liệu tổng quát hóa về việc triển khai hệ thống Sreaming E-learning ứng dụng tại BK- OISP

Chương 4: Đánh giá hệ thống – Trình bày và đánh giá lại hệ thống đã xây dựng tại BK- OISP, nghiên cứu đưa ra các thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu, đồng thời kiểm định các giả thuyết về độ phù hợp của mô hình nghiên cứu Đánh giá ý định và khả năng sử dụng hệ thống Streaming E-learning tại BK-OISP và áp dụng tại các cơ sở đào tạo khác Trình bày kết quả kiểm định thang đo, đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

Chương 5: Kết luận – Trình bày các kết quả đạt được, nêu lên ưu và nhược điểm của hệ thống và đóng góp về mặt thực tiễn, mặt khoa học của đề tài.

CÁC GIẢI PHÁP HỆ THỐNG STREAMING E-LEARNING VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHO BK-OISP

Cơ sở lý thuyết

Tương tự như Livestream của Facebook, khi tham gia lớp học ảo, tất cả học viên và giáo viên đều online cùng một khung giờ Như vậy, mọi tương tác là trực tuyến và trực tiếp, bài giảng sẽ được lưu lại để các bạn có thể xem lại khi cần thiết Đặc biệt, lớp học ảo nằm trong hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System) đang được các trường Đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập Để xây dựng hệ thống Streaming E-learning hoàn chỉnh cần tích hợp lớp học ảo như là một module trong hệ thống quản lý học tập

Tiếp cận sử dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở BigBlueButton (BigBlueButton) BigBlueButton là một Web Conference mã nguồn mở, cho phép các trường học hoặc các công ty tạo một lớp học từ xa cho các sinh viên, nhân viên, hoặc tổ chức những cuộc họp thông qua giao diện web BigBlueButton hỗ trợ chia sẽ được nhiều loại tài liệu như: PDF, PPT, DOC, XLS, office, *JPG…ngoài ra BigBlueButton còn có thể Share desktop, Whiteboard, Chat, truyền Videos thông qua Webcam, camera

Nghiên cứu xây dựng hệ thống Moodle E-learning Moodle là hệ thống quản lý các khóa học trực tuyến mã nguồn mở được phát triển trên ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị CSDL MySQL Đây là một trong các LMS (Hệ quản trị học tập) và LCMS (Hệ quản trị nội dung học tập) thông dụng nhất tại Việt Nam Cộng đồng Moodle Việt Nam sẽ giúp hỗ trợ giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển

2.1.2 Các lý thuyết đánh giá liên quan a Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action):

Thuyết hành động hợp lý TRA được xây dựng từ năm 1967 bởi Ajzen và Fishbein, được thay đổi, mở rộng theo thời gian nhằm dự đoán xu hướng hành vi của người mua hàng Thuyết TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng Thuyết được xây dựng dựa trên các lí thuyết về thái độ của người mua hàng trước đó, trong đó cho rằng có hai nhân tố lớn ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của người mua hàng là thái độ và chuẩn chủ quan (Fishbein & Ajzen, 1975) được biểu diễn như trong hình 2.1

Hình 2.1: Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA) [11]

Diễn tả mô hình TRA một cách đơn giản: một hành vi tự nguyện của một người được dự đoán bởi thái độ của họ đến hành vi này và họ nghĩ rằng những người khác sẽ nhận xét họ như thế nào khi họ thực hiện hành vi đó Thái độ của con người, kết hợp với chuẩn chủ quan sẽ hình thành nên xu hướng hành vi của con người đó b Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour):

Mô hình Lý thuyết hành vi có chủ ý (TPB) được phát triển từ Lý thuyết lý do hành động (TRA) của Ajzen vào năm 1985, thêm yếu tố kiểm soát nhận thức hành vi Bởi vì thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích hành vi của người tiêu dùng.

Hình 2.2: Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) [10]

Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh sự dễ dàng hay khó khăn để thực hiện hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi được quyết định bởi những sự tin tưởng về khả năng kiểm soát và thực hiện hành vi của người dùng Thuyết TPB được xem là một trong những thuyết về hành vi tiêu dùng tốt nhất và được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực xã hội c Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model):

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989) được xây dựng nhằm giải thích làm thế nào mà người dùng chấp nhận và sử dụng một công nghệ Mô hình TAM đã được công nhận rộng rãi là mô hình có tính dự đoán mạnh trong việc chấp nhận sử dụng công nghệ của người dùng Các nhân tố chính trong mô hình được thể hiện trong hình 2.3 bao gồm nhận thức sự hữu dụng, nhận thức sự dễ sử dụng và thái độ

Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)[12]

Mô hình đề xuất rằng khi người dùng tiếp cận với một công nghệ mới, những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của họ về việc họ sẽ sử dụng công nghệ này khi nào và như thế nào, bao gồm:

 Nhận thức sự hữu dụng: thể hiện mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu quả công việc

 Nhận thức sự dễ sử dụng: thể hiện mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ không cần nhiều nỗ lực d Thuyết Kỳ vọng - Xác nhận ECT (Expectation-Confirmation Theory):

Thuyết ECT là một thuyết dựa trên kinh nghiệm nhằm tìm kiếm giải thích cho sự hài lòng sau mua như là một chức năng của những sự kỳ vọng, những hiệu quả được nhận thấy và sự không xác định của những sự tin tưởng Cấu trúc của thuyết được được phát triển qua một chuỗi hai bài báo được viết bởi tác giả Richard L Oliver vào năm

1977 và 1980 Mặc dù thuyết này lúc đầu được phát triển trong lĩnh vực tiếp thị và tâm lí nhưng ngày nay thuyết cũng được chấp nhận trong các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là các nghiên cứu về tiêu dùng và hệ thống thông tin So sánh với thuyết TPB, thuyết ECT có những sự khác biệt khi bổ sung các nhân tố ảnh hưởng sau mua hàng gồm sự xác nhận và sự hài lòng như hình 2.4

Hình 2.4: Mô hình Thuyết Kỳ vọng - Xác nhận (ECT)[13]

Qui trình qua đó người tiêu dùng quyết định cho việc mua/tiếp tục mua sản phẩm thông qua thuyết Kỳ vọng - Xác nhận được mô tả như sau:

 Người tiêu dùng hình thành nên sự kỳ vọng khởi đầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó cần mua

 Người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó

 Người tiêu dùng ước định sự hữu dụng nhận thức được thông qua kỳ vọng ban đầu và quyết định mức độ hài lòng được xác nhận

 Người tiêu dùng hình thành sự hài lòng dựa trên mức độ xác nhận và sự kỳ vọng lên những gì mà sự xác nhận làm cơ sở

 Những người tiêu dùng hài lòng hình thành nên ý định mua tiếp và ngược lại những người tiêu dùng thất vọng sẽ chấm dứt ý định mua

2.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan

- Nghiên cứu: "Understanding Information Systems Continuance: An Expectation- Confirmation Model", Anol Bhattacherjee (2001) [14]

Dựa trên Lý thuyết mong đợi - xác nhận (ECT), Anol đề xuất một mô hình để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng liên tục hệ thống thông tin Lý thuyết ECT được tác giả điều chỉnh để đưa ra mô hình Kỳ vọng - Xác nhận (ECM).

10 nhận (Expectation - Confirmation Model, ECM) nhằm giải thích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin Các mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình có những sự thay đổi so với thuyết ECT và được thể hiện trong hình 2.5

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu sau chấp nhận

Khái niệm về Virtual Classroom và ứng dụng

Virtual Classroom, hay còn gọi là hội nghị trên web là một hình thức trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên ở xa nhau (có thể là từ phòng này đến phòng khác trong một tòa nhà, hay là từ quốc gia này đến quốc gia khác)

Khi hội nghị trên web diễn ra các thành viên có thể trao đổi thoại, hình ảnh, và dữ liệu (voice, video, data) Các thành viên có thể nói chuyện với nhau, nhìn thấy nhau, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, và đặc biệt, có thể chia sẻ dữ liệu, cho phép cùng trao đổi, thảo luận về một file dữ liệu nào đó (ppt, excel, word, pdf, )

Hội nghị trên web được ứng dụng rộng rãi cho hội nghị, hội thảo, họp giao ban, đào tạo trực tuyến của ngành giáo dục nói riêng và các bộ ngành, đơn vị, cá nhân khác, giúp thúc đẩy sự hợp tác, nghiên cứu phát triển Hiệu quả ứng dụng của hội nghị trên web càng ngày càng đem lại lợi ích hiệu quả kinh tế rõ rệt, bảo đảm bảo nhiều yếu tố lợi ích cho xã hội, đặc biết là cho các doanh ngiệp trong nước hiện nay

Hội nghị qua Web là một dịch vụ hấp dẫn nhất, hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến, không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hội nghị mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay Các ứng dụng mà hội nghị web có thể mang lại cho các doanh nghiệp là:

 Giảm chi phí đi lại, nâng cao hiệu quả hoạt động

 Nâng cao tính cơ động cho các cuộc họp Người muốn tham gia các cuộc họp có thể ngồi ở bất cứ đâu

 Việc thêm một điểm họp mới đơn giản thuận tiện

 Cho phép nhiều cuộc họp diễn ra cùng một thời điểm

 Nâng cao quá trình kinh doanh bằng tối ưu các cuộc họp

 Tăng cường các mối quan hệ với khách hàng

 Cho phép phối hợp nhanh và hiệu quả đối với các văn phòng được phân bổ theo vùng địa lý

 Tăng cường hiệu quả đối với dự án

 Chi phí thấp nhưng vẫn đạt hiệu quả cao

Phân loại Virtual Classroom

2.3.1 Bảng so sánh các hệ thống Virtual Classroom trên thế giới

Sau đây là bảng so sánh của các hệ thống Virtual Classroom phổ biến trên thế giới

Mic roso ft Win dow s

Au dio Su ppo rt

Vid eo Su ppo rt

Ch at Su ppo rt

De skt op Sha rin g Su ppo rt

Mob ile Dev ice Sup port

Bre ak- Out Ses sio ns

Encryp ted comm unicati on

Mic ros oft Wi ndo ws

Au dio Su pp ort

Vi deo Su pp ort

Ch at Su pp ort

De skt op Sh ari ng Su pp ort

Mo bile Dev ice Sup port

Br eak - Ou t Ses sio ns

Sec uri ty Ac ces s

Encry pted comm unicat ion

Bảng 2.2: Bảng so sánh các hệ thống Virtual Classroom trên thế giới (Nguồn tổng hợp từ internet)

Từ biểu đồ trên ta thấy rằng trên thị trường thế giới có rất nhiều sản phẩm hội họp trên web nhưng đa phần các hệ thống tốt đều là bản thương mại hóa, các bản này thường đầy đủ các chức năng nhưng giá thành không hề rẻ chút nào, không phù hợp với thực tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

2.3.2 Một số hệ thống mã nguồn mở tiểu biểu a) Bigbluebutton

BigBlueButton là phần mềm ứng dụng mã nguồn mở được xây dựng với mục đích phục vụ các cuộc hội thảo trực tuyến cung cấp các chức năng sau:

 Audio/video: các thành viên có thể nhìn thấy nhau và trò chuyện với nhau

 Computer Screen: cho phép show Desktop

 WhiteBoard: cho phép giảng dạy hiện thị, vẽ lên bảng

 Chat group, chat public và private b) OpenMeeting

OpenMeeting là 1 Open Source viết bằng JSP là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hội nghị truyền hình trên thế giới

Các đặc điểm của OpenMeeting:

2.3.3 Đánh giá một số hệ thống có thể sử dụng và lựa chọn giải pháp

- GoToMeeting: Dịch vụ hội nghị cho những nhóm nhỏ với tính năng đơn giản và giá cả tương đối rẻ, cung cấp chức năng chia sẻ màn hình, công cụ vẽ, kiểm soát màn hình, chia sẻ ứng dụng

- WebEx MeetMeNow: Một nhánh phần mềm của WebEx, cung cấp dịch vụ hội nghị cỡ lớn với các chức năng: chia sẻ màn hình, công cụ vẽ, kiểm soát hợp đồng, hội nghị đàm thoại trực tuyến, và tùy chọn chia sẻ webcam Dịch vụ này thu phí theo tháng, và miễn phí 14 ngày dùng thử

- MegaMeeting: cung cấp một loạt những dịch vụ hội nghị trực tuyến, từ mức độ cá nhân đến doanh nghiệp Khách tham gia hội nghị chỉ cần trình duyệt web với Flash trên hệ điều hành Windows, Macintosh, hoặc Linux, người trình bày phải sử dụng Windows

- BigBlueButton Open Source: mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí với các chức năng hội nghị như: VoIP, chia sẻ màn hình, text chat, công cụ vẽ Hệ thống server phục vụ cho hội nghị có thể cài trên Linux Khách tham gia hội nghị chỉ cần trình duyệt web với Flash trên hệ điều hành Windows, Macintosh, hoặc Linux, người trình bày sử dụng Windows nếu cần chức năng chia sẻ màn hình

Các hệ thống thương mại có thu phí đòi hỏi chi phí cao, có hệ thống quản lý người dùng riêng, không phù hợp để xây dựng một hệ thống họp trực tuyến với chi phí thấp

BigBlueButton Open Source cho phép cài đặt trực tiếp trên máy chủ với kho mã nguồn mở có sẵn Người dùng chỉ cần cài đặt Flash Player trên trình duyệt để tham gia hội nghị trực tuyến (hiện có đến 97% máy tính được cài đặt Flash Player).

BigBlueButton chỉ yêu cầu một server đủ mạnh để tổ chức các buổi hội nghị trực tuyến, và không đòi hỏi nhiều ở phía người dùng

Trước đây nhắc đến Virtual Classroom không thể nhắc đến hệ thống Dimdim đã quá nổi tiếng với cộng đồng mã nguồn mở, được nhiều người biết đến và phát triển, nhưng từ khi Dimdim chuyển sang thương mại hóa có thể thấy còn lại BigBlueButton là có nhiều nét tương dồng với Dimdim, đặc biệt là sử dụng Red5 làm server nền tảng để streaming data

Từ bảng so sánh các hệ thống Virtual Classroom và một vài đánh giá so sánh ở trên em thấy phù hợp với thực tế hiện nay có thể thấy nguồn mở BigBlueButton hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu về một hội nghị truyền hình trực tuyến chất lượng tốt, chi phí thấp và có khả năng phát triển tốt, công cụ có khả năng hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý các kỹ năng công nghệ thông tin Như vậy, trọng tâm của đồ án này đã được xác định là phát triển một hệ thống hội nghị truyền hình qua web dựa trên nguồn mở BigBlueButton Từ những cơ sở trên tác giả chọn BigBlueButton để tìm hiểu cụ thể và phát triển, tác giả sẽ đi tìm hiểu về chức năng, kiến trúc có trong nguồn mở BigBlueButton để có cái nhìn rõ hơn về BigBlueButton.

Mã nguồn mở Bigbluebutton

BigBlueButton là một Virtual Classroom mã nguồn mở, cho phép các trường học hoặc các công ty tạo một lớp học từ xa cho các sinh viên, nhân viên, hoặc tổ chức những cuộc họp thông qua giao diện web BigBlueButton hỗ trợ chia sẽ được nhiều loại tài liệu như: PDF, PPT, DOC, XLS, office 2007, office 2010, *JPG…ngoài ra BigBlueButton còn có thể Share desktop, Whiteboard, Chat, truyền Videos thông qua Webcam, camera

BigBlueButton sử dụng hơn mười thành phần mã nguồn mở như: asterisk, red5, apache MQ, tomcat 6, pdf2swf, nginx, open office, mysql, grails, ghostscript, xuggler, and imagemagick

2.4.2 Các chức năng chính của BigBlueButton

BigBlueButton 2.0 hỗ trợ nhiều tính năng hơn, bao gồm chia sẻ âm thanh, video, trò chuyện công khai hoặc riêng tư, chia sẻ màn hình, tích hợp VoIP sử dụng Asterisk hoặc FreeSWITCH và hỗ trợ Microsoft Office thông qua OpenOffice.

Khi tham gia các hội nghị thoại thì người xem có thể phát biểu ý kiến, trò chuyện với người khác Nếu là chủ phòng học thì có thể bật, tắt một số ứng dụng của những

23 người khác, hoặc đẩy bất kỳ người nào ra khỏi phiên thoại, hoặc có thể cho người khác tải lên các trang trình bày và kiểm soát các presention

Mặc dù là mã nguồn mở, khách hàng phụ thuộc vào trình duyệt web có plugin của Adobe Flash

Sau đây là các chức năng chính của BigBlueButton: Khi cài đặt xong giao diện của BigBlueButton rất đơn giản, chưa có các chức năng về người dùng, quản lý người dùng mà chỉ có thể tham gia vào một phòng học a Tham gia lớp học ảo b Tạo lớp học ảo c Tham gia vào phòng học, gồm các chức năng

 Trình chiếu văn bản (powerpoint, pdf, ppt, pptx)

 Chia sẻ màn hình (PC desktops)

 Chia sẻ bảng trắng (share Whiteboards)

 Private chat d Mô tả các chức năng của các thành viên tham dự bên trong phòng học

Khi vào trong phòng học của BigBlueButton, quyền của người sử dụng được phân theo 3 cấp: Viewer, presenter và moderator

 Viewer: Là người dùng, không có quyền chính trong các cuộc họp, với chức năng có thể nghe, xem trò chuyện với các thành viên trong cuộc họp, xin quyền presenter trong cuộc họp

 Presenter: Có các chức năng như Viewer, ngoài ra còn có thể trình chiếu văn bản và chia sẻ Desktop

 Moderator: Có tất cả chức năng trong phòng học, và còn thêm quyền điều khiển các cuộc họp

BigBlueButton được xây dựng trên một số nền tảng chức năng chính như sau: nginx, red5, FreeSWITCH, tomcat7, redi Trang này mô tả kiến trúc tổng thể của BigBlueButton và làm cách nào để các thành phần chức năng trên có thể hoạt động cùng nhau

Sơ đồ kiến trúc của BigBlueButton:

Hình 2.8: kiến trúc của BigBlueButton

Giải thích các thành phần trong kiến trúc:

1: Nginx: nginx proxies bbb-web and bbb-app s to support to RTMPT (RTMP tunneling) Server out the bbb-client

2: Grails: là một framework của java có tác dụng tạo ra các cuộc họp và sắp xếp chúng, là nơi để vào hoặc ra khỏi phòng học

3: Swftools: Chịu trách nhiệm biến đổi file PDF presentation slides thành flash

4: Ghostscript- imagemagick: Cũng chuyển PDF sang Flash trong trường hợp Swftools không thể làm được

5: Openoffice: chịu trách nhiệm biến đổi file doc, ppt và xls sang slide pdf để trình chiếu

6: The AGI (Asterisk gateway interface) queries the database to determine if the dialed in voice conference number is valid or not

7: Activemq: Có nhiệm vụ truyền các thông điệp giữa bbb-web và bbb-client

8: Red 5: có tác dụng đồng bộ toàn bộ các thành viên trong cuộc họp

9: The AMI: (asterisk management interface) listen for user events (left/ joined, mute/ unmute, talk) and issues commands (mute/unmute, kick user ) to asterisk

11: Sip: Một ứng dụng về voice kết nối tới asterisk

12: Deskshare: ứng dụng chia sẻ màn hình

13: Video: ứng dụng video

- Các thành phần chính trong BigBlueButton

 bbb-apps: red5 web-apps server side

 bbb-client: the flex/flash client

 bbb-web: các Grails application cho việc đặt phòng học và log in/out, quản lý bên ngoài phòng học

 deskshare-app: the desktop sharing server side red5-app

 deskshare-applet: applet used to capture the screen on the client

 bbb-video: video conference server side red5-app

 bbb-voice-conference: voice conference server side app (use asterisk)

BigBlueButton được xây dựng từ các components open source: Ubuntu, Flex SDK, Ghostscript, Grails, ActiveMQ, Asterisk, Image Magick, MySQL, Nginx, Red5, swf Tools, Tomcat, Asterisk Java, Xuggler, Open Office

2.4.4 Đánh giá cụ thể về BigBlueButton

 Về giao diện: o Giao diện được thiết kế khoa học nhưng còn đơn giản o Việc bố trí layout không hợp lý: không tận dụng hết diện tích của màn hình dẫn đến có phần thì trống, nhưng những phần cần thiết thì nhỏ o Bố trí các nút bấm chức năng nhỏ rải rác, lẻ tẻ gây ra khó khăn trong việc sử dụng lần đầu o Các layout có thể duy chuyển tùy biến theo yêu cầu người dùng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng khác nhau o Các layout có thẻ minimize làm cho có thể tiết kiệm được nhiều diện tích cho không gian phòng học Tuy nhiên lại tạo ra sự không thống nhất, dẫn đến có nhiều thao tác không cần thiết

 Về quản lý của BigBlueButton

Yêu cầu đối với một hệ thống Virtual Classroom của một DN bao gồm: o Quản lý các dịch vụ về Virtual Classroom

26 o Quản lý người sử dụng các dịch vụ o Quản lý các cuộc họp, các thông tin liên quan đến người sử dụng, cuộc họp phòng học…

Tất cả những chức năng đó đều chưa có trên BigBlueButton

 Về cấu trúc o Thiết kế hệ của BigBlueButton rất sáng sủa, logic, mở thể hiện ở việc phân tách giữa các component và việc thiết kế các API để tích hợp với các module của các hệ thống opensource khác o BigBlueButton sử dụng hầu hết các giải pháp opensource một cách có chọn lọc và ý kiến của cộng đồng Các developer và cộng đồng hỗ trợ rất tích cực trong việc đề xuất các giải pháp công nghệ cũng như thiết kế o Dễ dàng tích hợp với các hệ thống opensource khác cũng như các hệ thống commercial

 Về chức năng: o Voice conference sử dụng asterisk o Chat đã có chat private o Video phụ thuộc vào red5: chậm, delay cao, chất lượng hình ảnh chấp nhận được và có khả năng nâng cao, xử lý tình huống còn đơn giản o Cơ bản đáp ứng đủ các chức năng của Virtual Classroom đã phân tích: video

& voice conference, chat, whiteboard, record & playback đang hoàn thiện, xử lý document, image tốt, presentation tốt+ multicast, unlimited connect o Thiếu một số chức năng: vote, chia sẻ file, web, record các thông tin cần thiết o Flash based – không cần bất cứ cài đặt gì thêm ngoài applet sử dụng trong capturing

 Về cài đặt, sử dụng và bảo trì o Server software đơn giản cho việc cài đặt và bảo trì o Tích cực phát triển, cứ vài tháng là lại có phiên bản mới cải tiến o Hỗ trợ các hệ điều hành khác nhau: Window, Linux, Macos o Cộng đồng hỗ trợ năng động và hoàn toàn miễn phí

Qua bản đánh giá trên tác giả thấy chọn BigBlueButton để phát triển là hoàn toàn đúng so với các yêu cầu đề ra, các chức năng chính của BigBlueButton cũng tương đối hoàn thiện, tuy có phần quản lý của hệ thống nhất là hệ thống cho các doanh nghiệp là chưa có gì, nên trươc mắt do thời gian không có nhiều tác giả ưu tiên phát triển phần Web của hệ thống trước Do đó tác giả đã xác định được phạm vi cần phát triển của hệ thống trong thời gian làm đồ án là xây dựng phần quản lý bên ngoài phòng học bên phía web của hệ thống

Hệ thống quản lý học tập

2.4.1 Khái quát chung về hệ thống quản lý học tập a Định nghĩa

Hệ thống quản lý học tập - LMS (Learning Management System): là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khoá học tới người học LMS bao gồm nhiều module khác nhau giúp quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của internet b Chức năng của LMS

- Quản lý người dùng: Học viên đăng ký học tập thông qua môi trường web Việc quản lý học viên cũng thông qua môi trường web

- Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân

- Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác

- Theo dõi: Theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo

- Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn hình và e-meeting

- Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên c Nhiệm vụ của LMS

- Quản lý các khoá học trực tuyến (Online courses) và quản lý người học

- Quản lý quá trình học tập của người học và quản lý nội dung dạy học của các khoá học

- Đảm bảo việc đăng ký khoá học của người học, kết nạp và theo dõi quá trình tích luỹ kiến thức của người học Giúp các nhà quản lý và người dạy thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy

Hệ thống còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin giữa người dạy và người học, cũng như giữa người học với nhau Các dịch vụ này bao gồm: giao nhiệm vụ, thảo luận, trao đổi, gửi email, lên lịch học và nhiều dịch vụ khác.

Có nhiều loại LMS khác nhau, việc so sánh các loại LMS một cách chính xác và đầy đủ giữa các LMS là một việc làm khó khăn vì có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS Điểm khác nhau cơ bản giữa các LMS dựa trên những yếu tố sau:

- Chuẩn hệ thống tuân theo

- Hệ thống đóng hay mở

- Tính thân thiện người dùng

- Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau

- Khả năng cung cấp các mô hình học

Một số LMS phổ biến hiện nay trên thế giới phải kể đến là: IBM, BlackBoard, WebCT, Atutor, Itias, LRN, Moodle… Trong khuôn khổ đề tài này xin giới thiệu về LMS Moodle, một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở đang được đánh giá rất cao và chiếm một số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới Hiện tại trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh cũng đang sử dụng hệ thống LMS Moodle trong công tác giảng dạy trực tuyến của trường

2.4.2 Hệ thống quản lý học tập Moodle a Giới thiệu về hệ thống quản lý học tập Moodle

Moodle là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến

Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn thể làm quen và có thể sử dụng thành thạo Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle Tính mã mở cùng độ linh hoạt cao của nó giúp người phát triển có khả năng thêm vào các mô đun cần thiết một cách dễ dàng

Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10 000 site trên (thống kê tại moodle.org) thế giới đã dùng Moodle tại 160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau Có trên

100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường của bạn, bạn có thể chọn cho mình một trong các công ty Moodle Partners (Khoảng 30 công ty)

29 b Các tính năng quản lý khóa học

Hệ thống quản lý học tập Moodle được tích hợp đầy đủ các tính năng hỗ trợ việc tạo và quản lý khóa học Các tính năng này bao gồm: công cụ giao - nộp bài tập để học viên hoàn thành và giáo viên chấm điểm; công cụ trao đổi trực tuyến cho phép giáo viên, học viên và bạn cùng lớp tương tác dễ dàng; khả năng tạo diễn đàn lớp học để thảo luận chuyên sâu; bảng thuật ngữ giúp học viên tra cứu kiến thức; nhật ký học viên theo dõi tiến trình học tập; công cụ tạo bài học cho giáo viên; công cụ tạo đề và làm bài kiểm tra với đa dạng các dạng đánh giá Bên cạnh đó, hệ thống Moodle còn cung cấp kho tài liệu học tập phong phú, hỗ trợ tổ chức hội thảo trực tuyến, cũng như tính năng quản lý học viên giúp giáo viên theo dõi và quản lý thông tin học viên hiệu quả.

Bên cạnh chức năng tạo khóa học thì “Quản lý học viên” là một tính năng đặc biệt quan trọng của Moodle bao gồm: Kết nạp và theo dõi thông tin học viên trong một khóa học, chia học viên thành các nhóm (lớp học, khóa học), lên lịch các sự kiện của site hoặc khóa học…, áp dụng tỉ lệ cho các hoạt động khác nhau cho học viên, quản lí điểm, theo dõi lần truy cập của học viên và tải lên các file ở ngoài để sử dụng cho khóa học

… Giáo viên có thể phân quyền truy cập vào khóa học đối với từng nhóm đối tượng như: Khóa học cho mọi người, khóa học cho học viên, khóa học cho học viên có khóa truy cập (khóa truy cập là mật mã do giáo viên cung cấp) d Vai trò của các đối tượng dùng

Giảng viên (teacher) có thể là nhà tạo ra khóa học, nếu người quản trị cấp quyền, tùy theo từng khóa học mà giảng viên đó có thể tạo khóa truy cập hay không (mỗi lớp học có thể có một khóa truy cập, học viên khi tham gia vào khóa học đó bắt buộc phải có một khóa truy cập) Giảng viên là người trực tiếp quản lý lớp học như: nội quy, giáo trình, bài giảng, đề thi đồng thời cũng là người quản lý các học viên của mình

Học viên (student) nếu muốn tham gia vào một lớp học nào đó học viên đó phải là thành viên của lớp đó Nếu lớp đó có yêu cầu một khóa truy cập học viên bắt buộc phải có khóa truy cập này Khi học viên đăng nhập vào hệ thống hệ thống chỉ hiện lên những danh mục và các khóa học mà học viên đó tham gia Học viên tham gia khóa học nào đều phải tuân thủ theo quy định của khóa học đó Những quy định này có thể do giảng viên phổ biến

Khách (guest) là những người có quyền hạn hạn chế nhất họ chỉ được vào những khóa học mà khóa học đó cho phép khách vào

Kết chương

Trong chương này, tác giả trình bày những lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm tổng quan về hệ thống Streaming E-learning, các nghiên cứu liên quan đến đề tài như các lý thuyết về dự đoán hành vi, thái độ người dùng Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu và những phương pháp phân tích thống kê cũng được giới thiệu sơ lược trong chương này

Để nâng cao chất lượng giáo dục trực tuyến, nghiên cứu này đề xuất sử dụng hệ thống Moodle LMS đang được áp dụng tại BK-OISP Ngoài ra, hệ thống lớp học trực tuyến nguồn mở BigBlueButton đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng, chi phí thấp và khả năng phát triển cao.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG STREAMING E-LEARNING CHO BK-OISP

Yêu cầu hệ thống Streaming E-learning của BK-OISP

Hiện tại nhu cầu về hệ thống Streaming E-learning là cấp thiết nhu cầu về quản lý và giảm chi phí vận hành Nhu cầu về việc triển khai các lớp trực tuyến cho các chương trình Pre-University, các chương trình ngắn hạn, các lớp học online với các thầy ở nước ngoài BK-OISP có những yêu cầu về hệ thống Streaming E-learning như sau: i Hệ thống LMS để quản lý sinh viên và vận hành các lớp học ii Hệ thống Virtual Classroom cho phép nhiều người ở nhiều địa điểm khác nhau cùng tham gia vào lớp học Mọi người có thể nhìn và nghe thấy nhau nói chuyện với nhau iii Tích hợp hệ thống Virtual Classroom vào LMS để có thể tạo và quản lý các lớp học ảo này.

Phân tích các yêu cầu và giải pháp cho hệ thống của BK-OISP

STREAMING E-LEARNING CỦA BK-OISP

3.2.1 Phân tích yêu cầu hệ thống LMS

Hiện này trường Đại học Bách Khoa đang sử dựng hệ thống LMS Moodle, hệ thống này được ứng dụng rộng rãi trên quốc tế và Việt Nam, nhà trường cũng đã có nhiều năm áp dụng hệ thống Moodle cho hệ thống e-learning của trường Vì vậy giải pháp tối ưu nhất về việc xây dựng hệ thống LMS cho BK-OISP là Moodle

3.2.2 Phân tích yêu cầu hệ thống Virtual Classroom

Hiện nay các hệ thống Virtual Classroom được xây dựng dựa trên những thiết bị và đường truyền riêng Các điểm livestream thường được lắp đặt cố định tại một vị trí Ưu điểm của những hệ thống này cho chất lượng voice và video cao, khả năng đáp ứng thời gian thực tốt

Nhưng hệ thống này cũng tồn tại nhiều nhược điểm như:

- Triển khai hệ thống như vậy có chi phí cao

- Hệ thống được thiết lập cố định vị trí cho các phòng nên không cơ động khi muốn tham gia lớp học thì bắt buộc phải di chuyển đến phòng đó để tham gia

- Việc tăng thêm một điểm học nữa là khó thực hiện vì sẽ phải thiết lập thiết bị và kênh truyền riêng - > Chi phí cao

Do chỉ cho phép một lớp học diễn ra tại một thời điểm nên hệ thống này có chi phí cao nhưng hiệu suất sử dụng thấp.

Vì vậy yêu cầu đặt ra là cần xây dựng hệ thống Virtual Classroom khắc phục được những nhược điểm của hệ thống Virtual Classroom trên Do đó hệ thống này cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Giảm chi phí triển khai hệ thống

- Nâng cao tính cơ động cho hệ thống Virtual Classroom Người muốn tham gia hệ thống có thể ngồi ở bất cứ đâu

- Việc thêm một lớp học mới đơn giản thuận tiện

Hệ thống Lớp học ảo cho phép nhiều lớp học diễn ra đồng thời, đáp ứng nhu cầu giáo dục linh hoạt Để xây dựng hệ thống này, chúng ta cần sử dụng nền tảng web và tận dụng đường truyền internet.

Tuy nhiên hệ thống có nhược điểm là chất lượng cuộc họp phụ thuộc lớn vào băng thông đường truyền Độ trễ của âm thanh lớn vì dùng giao thức VOIP… a Đối tượng mà hệ thống hướng tới Đối tượng người dùng:

- Hệ thống được sử dụng cho giảng viên và học viên ở những vị trí khác nhau Hệ thống lớp học online có khả năng tương tác cao giữa giáo viên và học viên Việc triển khai hệ thống Virtual Classroom này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại

Hệ thống họp trực tuyến là giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp có nhân viên thường xuyên đi công tác Nhờ vậy, các nhân viên có thể tham gia buổi họp từ mọi nơi chỉ cần thiết bị có webcam, loa, micrô và kết nối internet Điều này giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc trao đổi công việc và đảm bảo sự tham gia của tất cả nhân viên, bất kể vị trí địa lý.

- Hệ thống chăm sóc khách hàng với tính tương tác cao giữa nhân viên và khách hàng Thông qua hệ thống này khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy hướng dẫn của nhân viên chăm sóc thông qua hệ thống video hoặc trình chiếu, hoặc share desktop

Hệ thống gồm có hai lớp đối tượng chính:

- Quản trị hệ thống: Có chức năng quản lý người dùng người dùng, quản lý các lớp, quản lý phòng học, tài nguyên, bản ghi bài giảng và cho phép cấu hình hệ thống

Người dùng hệ thống được phép sử dụng tất cả các chức năng của chương trình khi đã đăng ký tài khoản Ngoài ra, người dùng hệ thống còn được phân thành các đối tượng nhỏ hơn, bao gồm:

 Chủ phòng lớp (Host): Người có toàn quyền điều khiển phòng học

 Giảng viên: Người trình triếu

 Học viên b Yêu cầu phần cứng

Hệ thống Virtual Classroom chạy trên nền web do đó tương thích với các hệ điều hành Window, Linux, Mac-Os

Yêu cầu phần cứng:

- Phía server: Cần server đủ mạnh cho phép xử lý tốt âm thanh, hình ảnh, và đáp ứng được một lượng lớn các request của client

- Một đường truyền băng thông rộng

- Phía client: Mỗi client yêu cầu máy tính kết nối internet, có các trình duyệt được cài đặt web, có cài đặt flash player, webcam, voice, phone c Yêu cầu về chức năng của hệ thống

Hệ thống này cho phép nhiều người ở nhiều địa điểm khác nhau cùng tham gia vào cùng phòng học Mỗi người có thể chia sẻ video, voice, trình chiếu, chia sẻ file, chat…

 Chức năng quản trị của admin hệ thống:

 Quản lý user: Admin có quyền thêm, sửa, xóa, tìm kiếm các tài khoản trong hệ thống một cách dễ dàng

 Quản lý các khóa và các lớp: Admin có thể thêm, sửa, xóa, tìm kiếm các khóa và các lớp

 Quản lý các phòng học: admin có thể thêm, sửa, xóa, tìm kiếm và cài đặt các thông tin cần thiết cho mỗi phòng học

 Quản lý các lớp đang diễn ra: Admin có thể quản lý các lớp học đang diễn ra trên hệ thống một cách dễ dàng

 Quản lý tài nguyên: Admin có thể quản lý tất cả các tài nguyên được up lên hệ thống, được can thiệp vào tài nguyên trên hệ thống

Quản lý bản ghi là tính năng giúp bạn quản lý các bản ghi lại đã học Từ đây, bạn có thể xem lại nội dung, thực hiện các thao tác chỉnh sửa đối với các bản ghi lại, cũng như nhiều tính năng khác Phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng truy cập và quản lý bản ghi lại của từng môn học bất kỳ lúc nào.

 Update hệ thống: Khi có yêu cầu từ nhà dịch vụ thì có thể update được hệ thống

 Các chức năng bên phía người dùng:

 Đăng nhập hệ thống: Người dùng cần có tài khoản để đăng nhập vào hệ thống để sử dụng các dịch vụ của hệ thống

 Đăng ký một tài khoản mới: Người dùng có thể đăng ký tài khoản mới vào hệ thống khi chưa có tài khoản

 Chức năng tạo ra một phòng học mới, và cài đặt các cấu hình cần thiết cho lớp học

 Tham gia vào một lớp học

 Nếu là khách mời thì chỉ cần nhập pass vào là có thể tham gia vào lớp học

Xây dựng hệ thống Streaming E-learning

3.3.1 Môi trường xây dựng hệ thống Streaming E-learning a Hệ thống BigBlueButton được xây dựng trên các công cụ và môi trường sau:

- Môi trường cài đặt hệ thống: Ubuntu

- Môi trường lập trình: Java, Groovy, sử dụng Grails framework

- IDE sử dụng: Netbean

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL

- Phần mềm mã nguồn mở Bigbluebutton

- Trình duyệt Firefox, Chrome b Hệ thống Moodle được xây dựng trên các công cụ và môi trường sau:

- Môi trường cài đặt hệ thống: Ubuntu, Cpanel

- Môi trường lập trình: PHP

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL

- Phần mềm mã nguồn mở Moodle

Trước khi cài đặt BigBlueButton 2.0 cần phải đảm bảo:

- Hệ điều hành Ubuntu 10.04 32-bit or 64-bit server

- Cổng 80 chưa được sử dụng bởi ứng dụng nào cả (nếu được sử dụng rồi thì có thể thay đổi cổng bằng cách sửa lại cổng trong /etc/apache2/ports.conf)

Trước tiên cài đặt địa chỉ để down BigBlueButton về:

# Install the package key wget http://ubuntu.bigbluebutton.org/bigbluebutton.asc -O- | sudo apt-key add -

# Add the BigBlueButton repository URL and ensure the multiverse is enabled echo "deb http://ubuntu.bigbluebutton.org/lucid/ bigbluebutton-lucid main"

| sudo tee /etc/apt/sources.list.d/bigbluebutton.list echo "deb http://us.archive.ubuntu.com/ubuntu/ lucid multiverse" | sudo tee -a /etc/apt/sources.list

Cài đặt Video conference server: Ta có thể chọn một trong hai server là Asterisk or FreeSWITCH (lưu ý chỉ chọn một trong hai server)

Cài đặt FreeSWITCH: sudo apt-get install python-software-properties sudo add-apt-repository ppa:freeswitch-drivers/freeswitch-nightly-drivers sudo apt-get update sudo apt-get install bbb-freeswitch-config

Hoặc cài đặt Asterisk: sudo apt-get update sudo apt-get install bbb-voice-conference

Cài đặt Bigbluebutton: sudo apt-get install bigbluebutton

Chỉ cần dùng câu lệnh trên hệ thống sẽ tự động cài đặt một cách nhanh chóng và đã được cấu hình và tích hợp các server cho hệ thống, khi cài đặt hệ thống yêu cầu nhập thêm thông tin pass cho mysql

Cách buil phần web để phát triển:

 Trước tiên ta phải cấu hình gói web bằng câu lệnh: bbb - conf setup - dev web

 Sau đó dùng tomcat tại cổng 8080: sudo service tomcat6 stop

 Và chuyển tới gói web để build:

Cd ~/dev/source/bigbluebutton/bigbluebutton-web ant

(Chi tiết cài đặt: http://docs.bigbluebutton.org/install/install.html)

3.3.3 Phát triển hệ thống Moodle E-leaning a Cài đặt hệ thống Moodle

Yêu cầu khi cài đặt moodle

Moodle là mã ngồn mở chủ yếu phát triển trong Linux bằng cách sử dụng Apache, MySQL và PHP (đôi khi được gọi là nền tảng LAMP) Nó cũng thường xuyên được thử nghiệm với Windows (WAMP), Solaris 10 (Sparc và x64), Mac OS X và hệ điều hành Netware, PostgreSQL, Oracle và Microsoft SQL Server cũng có hỗ trợ sẵn

Các yêu cầu máy chủ cho Moodle như sau:

 Dung lượng đĩa trống: 160MB miễn phí (min) Bạn sẽ cần nhiều không gian miễn phí để lưu trữ tài liệu giảng dạy của bạn

 Bộ nhớ: 256MB (min), 1 GB (đề nghị) Moodle có thể hỗ trợ 50 người dùng đồng thời cho mỗi 1GB RAM, nhưng điều này sẽ thay đổi tùy thuộc vào phần cứng cụ thể của bạn và sự kết hợp phần mềm

Moodle yêu cầu một môi trường máy chủ web và có thể dễ dàng chạy trên Apache và IIS Nền tảng này có thể hoạt động trên bất kỳ máy chủ nào hỗ trợ PHP.

 Moodle được viết bằng các ngôn ngữ kịch bản PHP Hiện nay, Moodle 3.4.x v yêu cầu tối thiểu của PHP v7 để chạy

 Moodle sẽ sử dụng MySQL, MSSQL, PostgreSQL hay Oracle làm cơ sở dữ liệu Để biết thông tin phiên bản moodle, bạn có thể vào trang Download sẽ có mô tả và các yêu cầu của phiên bản dành cho các gói có sẵn

 Nếu bạn muốn chạy Moodle trên máy tính riêng của bạn, xin vui lòng xem Cài đặt Apache, MySQL và PHP

- Download bộ cài đặt tại: http://moodle.org/downloads/ hoặc download gói cài đặt dành cho window http://download.moodle.org/windows/

- Giải nén và upload toàn bộ gói cài đặt lên host

- Chạy địa chỉ http://yourdomain.com/moodle/install.php để tiến hành cài đặt b Thiết lập thông số hệ thống

- Thiết lập giao diện cho hệ thống:

Tính năng này cho phép lựa chọn các hình thức trình bày cho hệ thống (giao diện, cấu hình lịch biểu, trình soạn thảo của hệ thống…)

Hình 3.3 Thiết lập giao diện Moodle

Cài đặt giao diện cho hệ thống: Lựa chọn phần Giao diện/Chọn giao diện chọn giao diện Academic Thực tế theme Academic không có sẵn mà đã được tác giả mua từ trang https://themeforest.net/item/academic-responsive-moodle-theme/19837987 sau đó upload vào thư mục theme của Moodle

Về thiết lập giao diện thì nên để mặc định (Không cho các thành viên có thể thay đổi giao diện của hệ thống, giao diện khóa học, hay thay đổi giao diện các chuyên mục… Xác lập cho phép các thành viên có thể đóng các block giao diện của Moodle.)

Quản lý thông tin trên trang chủ (thiết lập, sao lưu, phục hồi…)

Hình 3.4: Thiết lập trang chủ Moodle

 Trang chủ của hệ thống được thiết lập như sau Tên hệ thống: The Thinking School

 Trước và sau khi đăng nhập trang chủ hệ thống sẽ hiển thị tin tức và phần hỗn hợp (gồm danh sách chuyên mục và danh sách các khoá học)

 Số tin bài mới nhất: 3

 Số khóa học hiển thị trên trang: 20

 Không cho phép hiển thị các khoá học đang mở trong các chuyên mục ẩn

- Xác lập các chế độ bảo mật và chính sách của hệ thống

Hình 3.5: Chính sách hệ thống Moodle

 Chính sách của hệ thống được thiết lập như sau:

 Khi sửa thông tin bắt buộc các thành viên phải đăng nhập vào hệ thống

 Kích thước tập tin tối đa cho phép gửi lên là phụ thuộc giới hạn máy chủ

 Cho phép nhắn tin trong hệ thống

 Thời gian tối đa để biên tập bài viết là 30 phút

 Định dạng tên đầy đủ: Họ + Tên đệm + Tên

 Không đặt quy tắc mật khẩu

45 c Tạo và cập nhật nội dung các khóa học

Tác giả kết hợp với các thầy cô trong BK-OISP đã xây dựng chương trình đào tạo của một số khóa học như:

- Chương trình đào tạo tiếng Anh: dành cho sinh viên Pre-University

- Các khóa Critical thinking, Leadership, Marketing…: dành cho các học viên chương trình cao học và học viên đăng ký các khóa ngắn hạn hoạt động tại đơn vị

Hình 3.6: Tạo các khóa học Moodle

Hình 3.7: Xây dựng chương trình đào đạo trong Moodle

3.3.4 Cài đặt tích hợp Bigbluebutton vào hệ thống Moodle

BigBlueButtonBN là một plugin của Moodle được viết bởi Blindside Networks cho phép tạo ra các hoạt động vào một khóa học cung cấp một cách dễ dàng cho giáo viên để tạo và quản lý một phòng học ảo / lớp học trên máy chủ BigBlueButton, và cho sinh viên đăng nhập các phòng

Với plugin này, bạn có thể:

- Tạo một một phòng học ảo BigBlueButton trong bất kỳ lớp nào

- Chỉ định ngày mở / đóng kết nối sẽ xuất hiện trong lịch biểu cá nhân của người tham gia khóa học

- Tạo thư chào mừng tùy chỉnh xuất hiện trong cửa sổ trò chuyện khi người dùng tham gia buổi học

- Khởi chạy BigBlueButton trong cửa sổ riêng của nó

- Hạn chế sinh viên tham gia buổi học cho đến khi có giáo viên tham gia

- Theo dõi các phiên hoạt động cho khóa học và kết thúc bất kỳ phiên nào (loại bỏ tất cả người dùng)

- Ghi lại và phát lại bài giảng

- Truy cập và quản lý các bài giảng được ghi lại

Tiến hành cài đặt và cấu hình các thông số BigBlueButtonBN để liên kết với server BigBlueButton.

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG

Giới thiệu

Chương 4 trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo, đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình Thực hiện khảo sát ý định sử dụng, kiểm định sự phù hợp của hệ thống Streaming E-learning cho BK-OISP Đồng thời, đánh giá khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực khác ngoài thị trường hiện nay.

Mô hình nghiên cứu đánh giá đề xuất

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG

Trong chương 4 này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu và cách xây dựng thang đo, cách đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình, tiến hành khảo sát ý định sử dụng, kiểm định sự phù hợp của hệ thống Streaming E-learning được xây dựng cho BK-OISP, đồng thời đánh giá khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực khác ngoài thị trường hiện nay

4.2 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Sau khi tham khảo những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy không nhiều nghiên cứu về ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning sử dụng các thuyết về hành vi tiêu dùng Những mô hình về các đối tượng được nghiên cứu khác thường được phát triển dựa trên các thuyết về hành vi tiêu dùng như TPB, ECT, TAM Các nhân tố trong các thuyết này đều được kiểm định là có ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của người dùng Các nghiên cứu về thái độ của con người hướng đến việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning như tham khảo trong đề tài lại tập trung vào những đối tượng thụ động sử dụng hệ thống, không quan tâm đến những đối tượng quyết định mua và sử dụng hệ thống Chưa có nhiều nghiên cứu mang lại cái nhìn tổng quan về tất cả những nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng của người dùng trước và sau khi sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning, đặc biệt tại lãnh thổ Việt Nam Trên cơ sở này, tác giả lựa chọn ra những nhân tố phù hợp nhất trong các mô hình lí thuyết có liên quan đến ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning để làm nền tảng cho mô hình đề xuất:

 Nhận thức kiểm soát hành vi

 Nhận thức về sự hi sinh

 Kỳ vọng về lợi ích

 Không muốn thay đổi truyền thống

 Sự phức tạp trong sử dụng

4.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT

Mô hình nghiên cứu đề xuất là mô hình dựa trên sự tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu liên quan, sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình dựa trên cơ sở chính là thuyết TPB Nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố về nhân khẩu học để xem xét mức độ tác động đến ý định sử dụng của người dùng

Nhân tố "Tính tương thích" cùng nhân tố "Thói quen" được xuất hiện trong các nghiên cứu liên quan và được chứng minh là có sự tác động đến ý định sử dụng sản phẩm, hai nhân tố này có nhiều điểm tương đồng nên nhân tố "Tính tương thích" được tác giả đưa vào mô hình đề xuất

Phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng tới những đối tượng đã từng biết hoặc đã từng sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning Tuy nhiên nhân tố "Kỳ vọng về lợi ích" trong các mô hình nghiên cứu về hành vi sau mua hàng của người tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng với nhân tố "Nhận thức và lợi ích" và phản ánh tâm lí của người tiêu dùng trước khi mua sản phẩm Do đó, nhân tố "Kỳ vọng về lợi ích" được tác giả đưa vào mô hình đề xuất

Xác định các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định:

H1: Thái độ hướng đến việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Theo Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), thái độ của người dùng có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến Streaming E-learning Cụ thể, khi người dùng tin tưởng rằng việc sử dụng hệ thống này mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và tăng hiệu quả học tập, thì ý định sử dụng của họ sẽ tăng lên Ngược lại, những người không tin vào những lợi ích này và vẫn cho rằng phương pháp giảng dạy truyền thống hiệu quả hơn sẽ có xu hướng giảm ý định sử dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến Streaming E-learning.

H2: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Theo thuyết TPB, chuẩn chủ quan là “nhận thức về áp lực xã hội để thực hiện hay không thực hiện một hành vi nào đó” Người dùng luôn phải cân nhắc khi thực hiện một hành vi nào đó dưới áp lực nhận xét của xã hội ví dụ như xã hội cho rằng việc thực hiện hành vi là không hữu ích Nếu người dùng nghĩ rằng mọi người xung quanh sẽ đồng tình với hành động sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning của mình thì sẽ làm tăng ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning Ngược lại, nếu người dùng e ngại mọi người xung quanh cho rằng hành động sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning là không hợp lí thì sẽ làm giảm ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

H3: Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Theo thuyết TPB, nhận thức kiểm soát hành vi là khả năng kiểm soát hành vi mà người dùng nhận thức được khi thực hiện một hành vi nào đó Nếu như người dùng cảm thấy tự tin về khả năng trong việc sử dụng và quản lí hệ thống giảng dạy Streaming E- learning mà không e ngại các phiền toái thì sẽ làm tăng ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Xác định các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ:

H4: Nhận thức về sự hi sinh ảnh hưởng ngược chiều đến thái độ hướng tới việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Sự hi sinh khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ mô tả sự đánh đổi về tiền bạc hoặc tinh thần khi quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ Ở khía cạnh tiền thì việc đầu tư máy tính và internet để học trực tuyến có thể được xem là một sự hi sinh (Monroe & Krishnan, 1985) Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam với thu nhập người dân còn thấp thì giá cả có thể được xem là một yếu tố quan trọng Người tiêu dùng phải nghĩ rằng những gì mình nhận được đáng giá so với chi phí bỏ ra thì mới quyết định mua hê thống Ngoài ra việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning là online và không được gặp trực tiếp giảng viên và các thành viên trong lớp sẽ có thể gây khó khan cho người học trong việc tương tác Sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning cũng đồng nghĩa với việc phải học cách sử dụng thêm 1 hệ thống kỹ thuật mới Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thay đổi hành vi thường ngày của người học và có khả năng ảnh hưởng ngược chiều đến thái độ hướng tới việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning

H5: Phương pháp giảng dạy truyền thống có thể không thể thay thế được có ảnh hưởng ngược chiều đến thái độ hướng tới việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning Đối với phương pháp giảng dạy truyền thống có thể người học sẽ không muốn thay đổi và yêu thích việc đến trường hơn là học online, người dùng sẽ hình thành thái độ cho rằng việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning là không cần thiết

H6: Kỳ vọng về lợi ích có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ hướng tới việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Theo thuyết TAM, thuyết ECT và các công trình nghiên cứu liên quan, sự kỳ vọng về lợi ích nhận được khi sử dụng hệ thống có ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning Khi người dùng có những kỳ vọng về lợi ích đạt được khi sử dụng hệ thống, họ sẽ có thái độ tích cực đến việc mua hệ thống

H7: Tính tương thích có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ hướng tới ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Tính tương thích liên quan đến thói quen đã có của người dùng và những ảnh hưởng của nó đến việc sử dụng một sản phẩm mới Việc sử dụng sản phẩm mới có phù hợp với những thói quen trước đây của người dùng hay không Nếu việc sử dụng sản phẩm mới là tương thích với những giá trị và kinh nghiệm đã có của người dùng thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ hướng tới việc sử dụng sản phẩm

H8: Nhân tố nhân khẩu học có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Tuổi tác, giới tính và thu nhập của người dùng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Sau khi đưa ra các nhân tố xuất hiện trong mô hình đề xuất, tác giả tóm tắt lại các nhân tố ở bảng 4.1

Giả thuyết Nhân tố Ảnh hưởng đến Mức độ ảnh hưởng

H1 Thái độ Ý định sử dụng Cùng chiều

H2 Chuẩn chủ quan Ý định sử dụng Cùng chiều

H3 Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định sử dụng Cùng chiều

H4 Nhận thức về sự hi sinh

H5 Không muốn thay đổi truyền thống

H6 Kỳ vọng về lợi ích Thái độ Cùng chiều

H7 Tính tương thích Thái độ Cùng chiều

H8 Nhân khẩu học Ý định sử dụng Có ảnh hưởng

Bảng 4.1: Tóm tắt các giả thuyết đánh giá

Từ các giả thuyết trên, tác giả đề xuất ra mô hình như hình 4.1

Thái độ hướng đến ý định sử dụng hệ thống Streaming E-learning Ý định sử dụng hệ thống Streaming E-learning

Kỳ vọng về lợi ích

Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức về sự hi sinh

Không muốn thay đổi truyền thống

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đánh giá đề xuất

Xây dựng thang đo

Các biến quan sát trong thang đo được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây và được xây dựng bổ sung thông qua các bước:

 Thảo luận với chuyên gia, đối tượng khảo sát

 Tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan, tài liệu

 Quan điểm của tác giả rút ra từ thực tiễn đối tượng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Qua quá trình xây dựng thang đo, thang đo ban đầu đã có nhiều sự điều chỉnh cho phù hợp như bổ sung các biến quan sát cho nhân tố kỳ vọng về lợi ích và nhận thức về sự hi sinh

4.4.1 Thang đo ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning:

Thang đo về ý định được tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh để hướng đến đối tượng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning Các biến quan sát và ý nghĩa được thể hiện ở bảng 4.2 Biến ý định được đặt tên mã đại diện là

STT Mã biến Biến quan sát

1 YD01 Tôi có ý định tìm hiểu thêm về hệ thống Streaming E-learning ứng dụng cho việc học tập của tôi

2 YD02 Tôi có ý định sử dụng hệ thống Streaming E-learning cho việc học tập của tôi

3 YD03 Tôi có ý định khuyên mọi người xung quanh sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

Bảng 4.2: Thang đo với ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

4.4.2 Thang đo thái độ hướng đến ý định sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning:

Thang đo về thái độ được tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh để hướng đến đối tượng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning Các biến quan sát và ý nghĩa được thể hiện ở bảng 4.3 Biến thái độ được đặt tên mã đại diện là

STT Mã biến Biến quan sát

1 TD01 Tôi thích ý tưởng sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning

2 TD02 Tôi nghĩ sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning sẽ giúp ích cho xã hội phát triển

3 TD03 Tôi nghĩ sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning phù hợp với xu hướng chung trên thế giới

Bảng 4.3: Thang đo với thái độ hướng tới ý định sử dụng hệ thống giảng dạy

4.4.3 Thang đo chuẩn chủ quan đối với việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning:

Thang đo về chuẩn chủ quan được tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh để hướng đến đối tượng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning Các biến quan sát và ý nghĩa được thể hiện ở bảng 4.4 Biến chuẩn chủ quan được đặt tên mã đại diện là CQ (Chủ quan)

STT Mã biến Biến quan sát

1 CQ01 Gia đình, người thân sẽ cho rằng nên sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

2 CQ02 Mọi người xung quanh sẽ cho rằng nên sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

3 CQ03 Các phương tiện truyền thông sẽ cho rằng việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning là hành vi được khuyến khích

Bảng 4.4: Thang đo đối với chuẩn chủ quan

4.4.4 Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi đối với việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning:

Thang đo về chuẩn chủ quan được tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh để hướng đến đối tượng hệ thống giảng dạy Streaming E-

55 learning Các biến quan sát và ý nghĩa được thể hiện ở bảng 4.5 Biến nhận thức kiểm soát hành vi được đặt tên mã đại diện là KS (Kiểm soát)

Biến quan sát KS02 được thêm vào thông qua thảo luận với chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp hệ thống giảng dạy Streaming E-learning

STT Mã biến Biến quan sát

1 KS01 Có đủ khả năng điều khiển và sử dụng hệ thống giảng dạy

2 KS02 Có đủ khả năng để lựa chọn có nên sử dụng hệ thống Streaming

E-learning cho việc học của tôi

3 KS03 Tôi hiểu về những lợi ích có được khi sử dụng giảng dạy trực tuyến Streaming E-learning

Bảng 4.5: Thang đo đối với nhận thức kiểm soát hành vi

4.4.5 Thang đo nhận thức về sự hi sinh với việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning:

Thang đo nhận thức về sự hi sinh được tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh để hướng đến đối tượng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning (HS01) Các biến quan sát còn lại được thêm vào thông qua thực tiễn đúc kết của tác giả và thảo luận với chuyên gia Các biến quan sát và ý nghĩa được thể hiện ở bảng 4.6 Biến nhận thức về sự hi sinh được đặt tên mã đại diện là HS (Hy sinh)

STT Mã biến Biến quan sát

1 HS01 Việc không được gặp trực tiếp giảng viên và các sinh viên khác gây khó khăn cho tôi trong việc tương tác

2 HS02 Việc phải đầu tư máy tính và internet để học trực tuyến gây khó khăn cho tôi

3 HS03 Tôi gặp khó khăn khi sử dụng hệ thống Streaming E-learning

4 HS04 Chất lượng của hệ thống Streaming E-learning có thể không được như kỳ vọng

Bảng 4.6: Thang đo đối với nhận thức về sự hi sinh

4.4.6 Thang đo việc không cần sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning:

Thang đo việc không cần sử dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến được xây dựng thông qua thực tiễn đúc kết của tác giả và thảo luận với chuyên gia Các biến quan sát và ý nghĩa được thể hiện ở bảng 4.7 Biến của việc không cần sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning (KD)

STT Mã biến Biến quan sát

1 KD01 Tôi nghĩ không cần sử dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến

Streaming E-learning vì không thể thay thế cho phương pháp giảng dạy truyền thống

2 KD02 Tôi nghĩ việc học sẽ không hiệu quả nếu sử dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến Streaming E-learning

3 KD03 Tôi nghĩ học bằng hệ thống Streaming E-learning sẽ đánh mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Bảng 4.7: Thang đo không thể thay thế cho phương pháp giảng dạy truyền thống

4.4.7 Kỳ vọng về lợi ích đối với việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning:

Thang đo kỳ vọng về lợi ích được xây dựng thông qua thực tiễn đúc kết của tác giả và thảo luận với chuyên gia, các biến quan sát trong các nghiên cứu trước đây không phù hợp với đối tượng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning Các biến quan sát và ý nghĩa được thể hiện ở bảng 4.8 Biến kỳ vọng về lợi ích được đặt tên mã đại diện là

STT Mã biến Biến quan sát

1 LI01 Tôi nghĩ việc tương tác qua hệ thống Streaming E-learning cũng gần giống như tương tác trực tiếp tại lớp học

2 LI02 Tôi nghĩ việc học tập bằng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning sẽ tiết kiệm thời gian hơn cho tôi

3 LI03 Tôi nghĩ việc học tập bằng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho tôi

4 LI04 Tôi nghĩ việc học tập bằng hệ thống giảng dạy Streaming E- learning sẽ giúp tôi thoải mái hơn về thời gian và không gian cho việc học tập

5 LI05 Tôi có cơ hội tương tác trực tiếp với giảng viên giỏi ở xa trong nước hoặc ngoài nước mà không cần tốn chi phí đi lại

6 LI06 Khả năng recording của hệ thống Streaming E-learning có thể giúp ích cho tôi xem lại bài giảng khi tôi vắng học và vào mục đích lưu trữ

7 LI07 Chất lượng truyền tải âm thanh, hình ảnh của hệ thống là chấp nhận được

Bảng 4.8: Thang đo đối với kỳ vọng về lợi ích

4.4.8 Thang đo tính tương thích đối với việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning:

Thang đo tính tương thích được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh phù hợp với hệ thống giảng dạy Streaming E-learning Các biến quan sát và ý nghĩa tương ứng được trình bày trong Bảng 4.10 Biến phụ thuộc đại diện cho tính tương thích là TT (Tương thích).

STT Mã biến Biến quan sát

1 TT01 Sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning phù hợp với các khía cạnh cuộc sống cũng như phong cách sống của tôi

2 TT02 Sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning phù hợp với các hoạt động, thói quen, sở thích sử dụng thiết bị điện tử của tôi

3 TT03 Tôi nghĩ tôi không mất nhiều thời gian để làm quen với việc sử dụng hệ thống giảng dạy này

Bảng 4.9: Thang đo đối với tính tương thích

4.4.9 Thang đo nhân khẩu học đối với việc sử dụng hệ thống giảng dạy Streaming E-learning:

Các biến quan sát về nhân khẩu học được đặt tên mã đại diến là NK (Nhân khẩu) và được thể hiện trong bảng 4.11

STT Mã biến Mô tả

3 NK03 Trình độ học vấn

Bảng 4.10: Các yếu tố nhân khẩu học

Như vậy, thang đo bao gồm tổng cộng 28 biến quan sát (không tính các biến về nhân khẩu học).

Xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập về sẽ được xử lý:

 Bổ sung các giá trị còn thiếu nếu các giá trị đó có thể xác định được

 Bỏ những dữ liệu không thể xác định được

 Bỏ những dữ liệu mà đối tượng người dung đánh dấu là chưa tuwngf tiếp cận hệ thống Streaming E-learning.

Mô tả mẫu khảo sát

Tổng số lượng mẫu hợp lệ thu về thông qua các phương pháp phân phối bảng khảo sát là 167 mẫu, đã loại các mẫu không hợp lệ do người khảo sát chưa từng biết đến hệ thống Streaming E-learning

Công thức về cỡ mẫu tối thiểu:

Theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), kích thước mẫu tối thiểu bằng 5 lần tổng số biến quan sát (n = 5 * m) Cỡ mẫu này phù hợp cho các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố (theo Comrey, 1973).

59 Đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là: n = 50 + 8 * m với m là số lượng nhân tố độc lập (Tabachnick và Fidell, 1996)

Với số lượng nhân tố độc lập là 7 và số biến quan sát là 28, số mẫu thu thập được hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu

4.6.2 Các thống kê mô tả chung

Bảng 4.11 thể hiện số mẫu hợp lệ cho từng biến quan sát cùng giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum), Mean (trị trung bình), độ lệch chuẩn (Std Deviation) Trong đó, độ lệch chuẩn thể hiện độ phân tán của các giá trị so với giá trị trung bình

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng 4.11: Tổng quan về mẫu

4.6.3 Thống kê về nhân khẩu học a Giới tính:

Tỉ lệ nam xuất hiện nhiều hơn nữ vì đối tượng khảo sát chính là sinh viên Đại học Bách Khoa nhưng độ chênh lệch là không quá lớn và được thể hiện trong hình 4.2

Hình 4.2: Thống kê về giới tính

Bảng 4.12: Thống kê về giới tính

Mẫu khảo sát tập trung vào các đối tượng là sinh viên đại học, học viên cao học, học viên các khóa ngắn hạn thầy cô và các cán bộ phụ trách tại BK-OISP Tỉ lệ cụ thể được thể hiện trong hình 4.3

Hình 4.3: Thống kê về độ tuổi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Bảng 4.13: Thống kê về độ tuổi c Trình độ học vấn:

Mẫu khảo sát tập trung vào các đối tượng có trình độ học vấn từ đang học đại học trung cấp trở lên Tỉ lệ cụ thể được thể hiện trong hình 4.4

Hình 4.4: Thống kê về học vấn

Cao đẳng-Trung cấp 5 2.5 2.5 2.5 Đại học 88 53.1 53.1 55.6

Bảng 4.14: Thống kê về học vấn d Thu nhập:

Mẫu khảo sát được phân phối trên tất cả các mức thu nhập trong đó tập trung ở các mức thu nhập phổ biến trong điều kiện kinh tế Việt Nam Tỉ lệ cụ thể được thể hiện trong Hình 4.5

Hình 4.1: Thống kê về thu nhập

Dưới 5 triệu hoặc chưa đi làm 50 30.2 30.2 30.2

Bảng 4.15: Thống kê về thu nhập e Nghề nghiệp:

Mẫu khảo sát được phân phối chủ yếu là sinh viên và các đối tượng đang tìm kiếm các khóa học để nâng cao kiến thức Tỉ lệ cụ thể được thể hiện trong Hình 4.6

Hình 4.6: Thống kê về nghề nghiệp

Nhân viên DNTN, liên doanh nước ngoài 32 19.1 19.1 19.1

Bảng 4.16: Thống kê về nghề nghiệp

Phân tích dữ liệu

4.7.1 Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Hệ số Alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Đây là phân tích cần thiết cho thang đo, nó được dùng để loại các biến không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA Trong phạm vi của đề tài, tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của thang đo là:

- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến đến gần 1 là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được Các nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach's Alpha chấp nhận được từ 0.6 đến 0.95 trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally & Burnstein, 1994)

- Giữ lại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.4 Các biến có hệ số nhỏ hơn 0.4 được coi là biến rác và bị loại ra khỏi thang đo

Thang đo kỳ vọng về lợi ích: Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.820 (0.6 < 0.820 < 0.95) Tất cả tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều lớn hơn 0.4 và không có giá trị nào ở Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha Vì vậy các biến quan sát cho nhân tố kỳ vọng về lợi ích đều thỏa sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.17: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kỳ vọng về lợi ích

Thang đo nhận thức về sự hi sinh: Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.708 (0.6 < 0.708 < 0.95) Tất cả tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều lớn hơn 0.4 và không có giá trị nào ở Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha Vì vậy các biến quan sát cho nhân tố nhận thức về sự hi sinh đều thỏa sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.18: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo nhận thức về sự hi sinh

Thang đo không muốn thay đổi truyền thống: Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.764 (0.6 < 0.764 < 0.95) Tất cả tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều lớn hơn 0.4 và không có giá trị nào ở Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha Vì vậy các

66 biến quan sát cho nhân tố không muốn thay đổi truyền thống đều thỏa sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.19: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo không muốn thay đổi truyền thống

Thang đo tính tương thích: Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.717 (0.6 < 0.717 < 0.95) Tất cả tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều lớn hơn 0.4 tuy nhiên biến TT03 có giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted là 0.769 lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha Loại bỏ biến này nhằm tăng độ tin cậy của thang đo, sau khi loại độ tin cậy của thang đo là 0.769 và các biến quan sát còn lại cho nhân tố tính tương thích đều thỏa sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.20: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tính tương thích

Thang đo chuẩn chủ quan: Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.638 (0.6 < 0.638 < 0.95) Biến CQ03 có giá trị tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) nhỏ hơn 0.4 và Cronbach’s Alpha if Item Deleted là 0 782 lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha Loại bỏ biến này nhằm tăng độ tin cậy của thang đo, sau khi loại độ tin cậy của thang đo là 0.783

67 và các biến quan sát còn lại cho nhân tố chuẩn chủ quan đều thỏa sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.21: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo chuẩn chủ quan

Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi: Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.806 (0.6 < 0.806 < 0.95) Tất cả tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều lớn hơn 0.4 và không có giá trị nào ở Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha Vì vậy các biến quan sát cho nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi đều thỏa sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.22: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo nhận thức kiểm soát hành vi

Thang đo về thái độ: Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.659 (0.6 < 0 659 < 0.95) Tất cả tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều lớn hơn 0.4 và không có giá trị nào ở Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha Vì vậy các biến quan sát cho nhân tố thái độ đều thỏa sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.23: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo về thái độ

Thang đo về ý định: Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.795 (0.6 < 0.795 < 0.95) Tất cả tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều lớn hơn 0.4 và không có giá trị nào ở Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha Vì vậy các biến quan sát cho nhân tố ý định đều thỏa sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.24: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo về ý định

Toàn bộ kết quả phân tích Cronbach 's Alpha được tổng kết trong bảng 4.25 với các giá trị về tương quan biến tổng, độ tin cậy nếu loại bỏ biến và hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố

Biến Tương quan biến tổng Độ tin cậy nếu loại bỏ biến

Kỳ vọng về lợi ích

Nhận thức về sự hi sinh

Không muốn thay đổi truyền thống

Nhận thức kiểm soát hành vi

Bảng 4.25: Bảng tổng kết kết quả Cronbach’s Alpha

4.7.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Phân tích nhân tố là tên gọi chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng để rút gọn dữ liệu Mục đích của bước phân tích nhân tố khám phá là rút trích các biến quan sát có ý nghĩa hội tụ và phân biệt Qua bước phân tích nhân tố khám phá sẽ xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở như thế nào, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút gọn hay giảm bớt số biến quan sát tải lên các nhân tố cơ sở Trong phạm vi của đề tài, các điều kiện khi phân tích nhân tố EFA:

 Tổng phương sai trích (Extraction Sums of Squared Loadings) ≥ 50% (Gerbing

Hệ số tải nhân tố |Factor Loading| là độ tương quan giữa các biến quan sát và nhân tố Giá trị |Factor Loading| càng cao, mối quan hệ giữa biến quan sát và nhân tố càng chặt chẽ Theo khuyến nghị của Hair và cộng sự (2010), để đảm bảo mối quan hệ có ý nghĩa thống kê, giá trị |Factor Loading| phải lớn hơn 0,5.

 Tại mỗi nhân tố, chênh lệch |Factor Loading| lớn nhất với các |Factor Loading| còn lại phải ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al- Tamimi, 2003)

 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5: chỉ số đánh giá sự thích hợp của dữ liệu với phân tích nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

KẾT LUẬN

Kết quả đạt được

Sau quá trình nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đánh giá hệ thống, đề tài thu được các kết quả như sau:

(i) Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và khảo sát thực tế: đề tài đã nêu lên các lý thuyết liên quan đến phát triển hệ thống, lý thuyết về đánh giá hệ thống và khảo sát thực trạng, các yêu cầu về hệ thống Streamng E-learning của BK-OISP

(ii) Xây dựng hệ thống Streaming E-learning: Từ các nghiên cứu và thực nghiệm đề tài đã xây dựng và vận hành hệ thống Streaming E-learning hoàn chỉnh và đã cho vào ứng dụng thực tế tại BK-OISP

Việc đưa hệ thống vào ứng dụng thực tế tại BK-OISP đã góp phần giảm thiểu chi phí vận hành và nâng cao chất lượng đào tạo Hệ thống mang đến thêm những lựa chọn đa dạng cho cả sinh viên và giảng viên trong quá trình giảng dạy và học tập.

(iv) Lấy ý kiến đánh giá của người sử dụng: đề tài đã lấy ý kiến đánh giá của các sinh viên, học viên, cán bộ vận hành, tổng số mẫu hợp lệ thu được là 167 mẫu khảo sát

(v) Đánh giá hệ thống: Về mặt đánh giá hệ thống, kết quả phân tích tương quan và phân tích hồi quy cho thấy mô hình lý thuyết đạt được độ tương thích dữ liệu và toàn bộ các giả thuyết đề ra đều được chấp nhận Các nhân tố thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan giải thích được 71.9% biến thiên của ý định Các nhân tố kì vọng về lợi ích, nhận thức về sự hi sinh, tính tương thích và không muốn thay đổi truyền thống giải thích được 80.9% biến thiên của thái độ Cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ trong việc sử dụng hệ thống Streaming E-learning theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Ảnh hưởng cùng chiều:

 Kì vọng về lợi ích (65.8%)

 Tính tương thích (43.6%) Ảnh hưởng ngược chiều:

 Nhận thức về sự hi sinh (19.2%)

 Không muốn thay đổi truyền thống (5.5%)

Kết quả đánh giá cho thấy các đối tượng được khảo sát rất quan tâm đến lợi ích nhận được khi sử dụng hệ thống Streaming E-learning và bị ảnh hưởng đáng kể bởi các rào cản về sự hi sinh Nghĩa là người tiêu dùng phải cân nhắc giữa những gì kì vọng đạt

80 được có xứng đáng với những gì phải bỏ ra hay không Tính tương thích có mức độ ảnh hưởng cùng chiều đứng thứ hai sau kì vọng về lợi ích, điều này cho thấy những người cảm thấy việc sử dụng hệ thống Streaming E-learning là tương thích với thói quen sử dụng sản phẩm thường có thái độ tích cực đối với việc sử dụng hệ thống Streaming E- learning Các đối tượng được khảo sát cũng nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống Streaming E-learning nên mức độ ảnh hưởng truyền thông là không nhiều, cho thấy sự ảnh hưởng của truyền thông về lợi ích của hệ thống Streaming E-learning đã có ảnh hưởng tích cực

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định trong việc sử dụng hệ thống Streaming E-learning theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau:

 Nhận thức kiểm soát hành vi (35.4%)

Kết quả kiểm định các nhân tố nhân khẩu học cho thấy, chỉ có có sự khác nhau về mức thu nhập có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống Streaming E-learning Các nhân tố còn lại như tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính chưa cho thấy được sự ảnh hưởng đến ý định sử dụng trong nghiên cứu này.

Ưu điểm và nhược điểm

Triển khai hệ thống dựa trên các phần mềm mã nguồn mở nên giảm thiểu rất nhiều thời gian và chi phí Khả năng ứng dụng rất cao đối với BK-OISP và cả cơ sở giáo dục khác ở Việt Nam

Mô hình đánh giá hệ thống đã vận dụng thành công thuyết hành vi dự định TPB cùng các nhân tố liên quan để giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống Streaming E-learning So sánh kết quả phân tích được với những công trình nghiên cứu có liên quan trước đó thì kết quả cho thấy mô hình lí thuyết tỏ ra phù hợp dù đối tượng nghiên cứu được thay đổi Lí do có thể giải thích đó là đối tượng nghiên cứu hệ thống Streaming E-learning có những điểm chung với các đối tượng như nội dung số, báo điện tử ở điểm đều là các loại hình đối tượng công nghệ cao và đang trong quá trình tiếp cận người dùng Các đối tượng khảo sát có đặc điểm chung về môi trường sống cũng như văn hóa tiêu dùng Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có những sự khác biệt về mặt định lượng, điều này cũng là điều dễ hiểu vì các thang đo đã được thay đổi để phù hợp với đối tượng khảo sát.

Đóng góp của luận văn

Khi thực hiện phân tích định tính với sự trợ giúp từ các chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hệ thống Streaming E-learning, các chuyên gia cho rằng nhân tố thái độ của người tiêu dùng sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong ý định sử dụng sản phẩm, trong đó nhân tố giá của hệ thống, là một phần trong nhân tố nhận thức về sự hi sinh sẽ là trở ngại lớn nhất trong việc tiếp cận hệ thống Kết quả phân tích được cho thấy nhiều điểm tương đồng Tuy nhiên, bên cạnh các nhân tố này thì các nhân tố còn lại cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng hệ thống và chỉ có phân tích định lượng mới cho ra một cái nhìn cụ thể về mức độ ảnh hưởng

Việc học tập trên hệ thống online hiện tại có một số nhược điểm liên quan đến văn hóa học tập của người Việt Nam, môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học viên, giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê nhiệt huyết của giảng viên đến học viên cùng với đó đường truyền internet giữa Việt Nam và các nước khác cũng chưa thật sự tốt để hệ thống hoạt động được như ý muốn

Việc khảo sát được thực hiện tại chủ yếu tại BK-OISP với số mẫu hạn chế, tuy đáp ứng được cỡ mẫu đối với thang đo nhưng với số lượng mẫu nhiều hơn và phạm vi khảo sát rộng hơn sẽ cho ra kết quả mang tính thống kê cao hơn Hệ thống Streaming E- learning có rất nhiều mục đích sử dụng và không gian áp dụng, phạm vi đề tài chỉ đặt vấn đề đối với những mục đích sử dụng tại BK-OISP Hạn chế của đề tài cũng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo đó là mở rộng phạm vi nghiên cứu lên các đối tượng sử dụng hệ thống Streaming E-learning ra rộng hơn cho các cơ sở giáo dục khác ở Việt Nam, ngoài ra cần phân loại các đối tượng sử dụng một cách rõ ràng đối với loại cơ sở giáo dục khác nhau

5.3 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:

5.3.1 Đóng góp về mặt khoa học

Nghiên cứu đề xuất mô hình lí thuyết cho vấn đề "Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống Streaming E-learning hành vi đối tượng" nhằm giải thích mối tương quan giữa các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố lên ý định sử dụng hệ thống Streaming E-learning của người dùng Thông qua phương pháp nghiên cứu bao gồm các bước định tính và định lượng, tác giả đã hoàn thiện được các thang đo và chứng minh được sự hợp lí của mô hình lí thuyết cùng mức độ tác động của các nhân tố nhằm giải thích cho các câu hỏi nghiên cứu

5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Trong tình hình nền kinh tế Việt Nam đang còn trên đà phát triển và việc giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng trong giáo dục ở thành một xu thế tất yếu Tại BK-OISP nhu cầu về việc sử dụng một hệ thống là cấp thiết Đề tài đã xây dựng hệ thống Streaming E-learning hoàn chỉnh và có ứng dụng hiệu quả tại BK-OISP

Những kết quả đạt được từ nghiên cứu sẽ là một tham khảo hữu ích cho cơ sở giáo dục với mong muốn phát triển hệ thống Streaming E-learning cho mình Dựa vào mô hình đề xuất đã được kiểm chứng cùng các số liệu định lượng phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố, các cơ sở giáo dục và các nhà cung cấp hệ thống Streaming E-learning có thể đề ra các hướng đi phù hợp để xây dựng hệ thống và phát triển thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cho bản thân và góp phần phát triển cho xã hội.

Kết chương

Trong chương này, tác giả trình bày kết quả đạt được, ưu nhược điểm của mô hình đề xuất Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến các hướng mở rộng, những đóng góp về mặt khoa học cũng như thực tiễn của luận văn

Ngày đăng: 08/09/2024, 23:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Anna Ya Ni, California State University–San Bernardin, (2012), “Comparing the Effectiveness of Classroom and Online Learning: Teaching Research Methods”, JPAE 19(2), 199–215 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparing the Effectiveness of Classroom and Online Learning: Teaching Research Methods
Tác giả: Anna Ya Ni, California State University–San Bernardin
Năm: 2012
[2] Ashutosh Kumar Singh, Mohd Amaluddin Yusoff, Naing Win, Department of ECEC, School of Engineering and Science, Curtin University of Technology, Miri, Malaysia, (2009), “A Comparative Study between Traditional Learning and Elearning”, Teaching &amp; Learning Open Forum 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Comparative Study between Traditional Learning and Elearning
Tác giả: Ashutosh Kumar Singh, Mohd Amaluddin Yusoff, Naing Win, Department of ECEC, School of Engineering and Science, Curtin University of Technology, Miri, Malaysia
Năm: 2009
[3] Shehla khan, International Journal of Nursing, (2015), “Blended Learning vs Traditional Classroom Settings”, Vol. 2, No. 1, pp. 158-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blended Learning vs Traditional Classroom Settings
Tác giả: Shehla khan, International Journal of Nursing
Năm: 2015
[4] Yan Sufeng, College of Foreign Languages, SJZUE, Song Runjuan, College of Foreign Languages, HTU, Shijiazhuang, China, (2013), “Virtual Classroom and Traditional Classroom”, International Conference on Education Technology and Management Science, ICETMS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Virtual Classroom and Traditional Classroom
Tác giả: Yan Sufeng, College of Foreign Languages, SJZUE, Song Runjuan, College of Foreign Languages, HTU, Shijiazhuang, China
Năm: 2013
[5] Vincenti, G., Bucciero, A., Helfert, M., Glowatz, M. (Eds.), http://www.springer.com/gp/book/9783319496245, (2017),“E-Learning, E-Education, and Online Training” Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-Learning, E-Education, and Online Training
Tác giả: Vincenti, G., Bucciero, A., Helfert, M., Glowatz, M. (Eds.), http://www.springer.com/gp/book/9783319496245
Năm: 2017
[6] Asst.Prof., Dr. Wanwipa Titthasiri: Department of Computer Science: Faculty of Information Technology, Rangsit University: PathumThani, Thailand, (2013), “A Comparison of E-Learning and Traditional Learning: Experimental Approach”, IISRC- International Journal of Information Technology&amp; Computer Science ( IJITCS ), Vol.12, No. 3, pp. 67-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Comparison of E-Learning and Traditional Learning: Experimental Approach
Tác giả: Asst.Prof., Dr. Wanwipa Titthasiri: Department of Computer Science: Faculty of Information Technology, Rangsit University: PathumThani, Thailand
Năm: 2013
[7] Đặng Tiến Lượng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, (2011), “Xây Dựng Hệ Thống Virtual Classroom Dựa Trên Nền Tảng Mã Nguồn Mở BigBlueButton”, Luận văn đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây Dựng Hệ Thống Virtual Classroom Dựa Trên Nền Tảng Mã Nguồn Mở BigBlueButton
Tác giả: Đặng Tiến Lượng, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Năm: 2011
[8] Chin-Lung Hsu, Judy Chuan-Chuan Lin, (2014), "A study of user’s intention to purchase paid mobile apps", Twentieth Americas Conference on Information Systems, Savannah Sách, tạp chí
Tiêu đề: A study of user’s intention to purchase paid mobile apps
Tác giả: Chin-Lung Hsu, Judy Chuan-Chuan Lin
Năm: 2014
[9] Hair, J., Black, W., Babin, B., &amp; Anderson, R., (2010), “Multivariate data analysis (7th ed.)”, Prentice-Hall, Inc, Upper Saddle River, NJ, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multivariate data analysis (7th ed.)
Tác giả: Hair, J., Black, W., Babin, B., &amp; Anderson, R
Năm: 2010
[10] Ajzen Icek, (1985), "From Intentions to Actions: A Theory of Planned Behavior, in Action Control: From Cognition to Behavior", Springer Verlag, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: From Intentions to Actions: A Theory of Planned Behavior, in Action Control: From Cognition to Behavior
Tác giả: Ajzen Icek
Năm: 1985

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ khối thể hiện qui trình thực hiện nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 1.1 Sơ đồ khối thể hiện qui trình thực hiện nghiên cứu (Trang 18)
Hình 2.1: Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA) [11] - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.1 Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA) [11] (Trang 21)
Hình 2.2: Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) [10] - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.2 Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) [10] (Trang 21)
Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) [12] - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) [12] (Trang 22)
Hình 2.4: Mô hình Thuyết Kỳ vọng - Xác nhận (ECT) [13] - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.4 Mô hình Thuyết Kỳ vọng - Xác nhận (ECT) [13] (Trang 23)
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu sau chấp nhận - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu sau chấp nhận (Trang 24)
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng ứng dụng di động có trả phí dựa - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng ứng dụng di động có trả phí dựa (Trang 26)
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của tác giả Mai Thế Duyệt (2014) [17] về những nhân - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của tác giả Mai Thế Duyệt (2014) [17] về những nhân (Trang 27)
Bảng 2.1: Tóm tắt những nhận xét của tác giả đối với các công trình nghiên cứu liên - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.1 Tóm tắt những nhận xét của tác giả đối với các công trình nghiên cứu liên (Trang 31)
Bảng 2.2: Bảng so sánh các hệ thống Virtual Classroom trên thế giới (Nguồn tổng - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.2 Bảng so sánh các hệ thống Virtual Classroom trên thế giới (Nguồn tổng (Trang 34)
Sơ đồ kiến trúc của BigBlueButton: - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Sơ đồ ki ến trúc của BigBlueButton: (Trang 38)
Hình 3.2: Virtual Classroom ngoài mạng Internet - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.2 Virtual Classroom ngoài mạng Internet (Trang 52)
Bảng 3.1 : Các module chính của hệ thống Virtual Classroom - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 3.1 Các module chính của hệ thống Virtual Classroom (Trang 52)
Hình 3.4: Thiết lập trang chủ Moodle - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.4 Thiết lập trang chủ Moodle (Trang 57)
Hình 3.5: Chính sách hệ thống Moodle - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.5 Chính sách hệ thống Moodle (Trang 58)
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đánh giá đề xuất - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu đánh giá đề xuất (Trang 66)
Bảng 4.3: Thang đo với thái độ hướng tới ý định sử dụng hệ thống giảng dạy - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.3 Thang đo với thái độ hướng tới ý định sử dụng hệ thống giảng dạy (Trang 68)
Bảng 4.10: Các yếu tố nhân khẩu học - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.10 Các yếu tố nhân khẩu học (Trang 72)
Bảng 4.11: Tổng quan về mẫu - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.11 Tổng quan về mẫu (Trang 74)
Hình 4.4: Thống kê về học vấn - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 4.4 Thống kê về học vấn (Trang 76)
Bảng 4.15: Thống kê về thu nhập - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.15 Thống kê về thu nhập (Trang 77)
Hình 4.6: Thống kê về nghề nghiệp - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Hình 4.6 Thống kê về nghề nghiệp (Trang 77)
Bảng 4.16: Thống kê về nghề nghiệp - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.16 Thống kê về nghề nghiệp (Trang 78)
Bảng 4.17: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kỳ vọng về lợi ích - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.17 Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo kỳ vọng về lợi ích (Trang 79)
Bảng 4.18: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo nhận thức về sự hi sinh - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.18 Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo nhận thức về sự hi sinh (Trang 79)
Bảng 4.19: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo không muốn thay đổi truyền - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.19 Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo không muốn thay đổi truyền (Trang 80)
Bảng 4.21: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo chuẩn chủ quan - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.21 Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo chuẩn chủ quan (Trang 81)
Bảng 4.23: Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo về thái độ - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.23 Bảng kết quả Cronbach’s Alpha thang đo về thái độ (Trang 82)
Bảng 4.25: Bảng tổng kết kết quả Cronbach’s Alpha - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.25 Bảng tổng kết kết quả Cronbach’s Alpha (Trang 84)
Bảng 4.34: Hệ số R bình phương hiệu chỉnh và Durbin-Watson của các biến ảnh - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Phát triển và đánh giá hệ thống giảng dạy trực tuyến streaming E-Learning áp dụng tại văn phòng đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 4.34 Hệ số R bình phương hiệu chỉnh và Durbin-Watson của các biến ảnh (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN