1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Loại hình tổ chức: Sinh hoạt dưới cờ Lớp 9 NỘI DUNG: HÙNG BIỆN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

13 8 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề HÙNG BIỆN VỀ “TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG”
Tác giả Đường Thị Thúy Hằng
Trường học TH&THCS Bình Lãng
Chuyên ngành Khoa học tự nhiên
Thể loại Sinh hoạt dưới cờ
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 155,33 KB

Nội dung

TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Loại hình tổ chức: Sinh hoạt dưới cờ Lớp 9 NỘI DUNG: HÙNG BIỆN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Loại hình tổ chức: Sinh hoạt dưới cờ Lớp 9 NỘI DUNG: HÙNG BIỆN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Loại hình tổ chức: Sinh hoạt dưới cờ Lớp 9 NỘI DUNG: HÙNG BIỆN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Loại hình tổ chức: Sinh hoạt dưới cờ Lớp 9 NỘI DUNG: HÙNG BIỆN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Trang 1

Trường: TH&THCS Bình LãngTổ: Khoa học tự nhiên

Ngày soạn: 4/9/2024

Họ và tên giáo viên:Đường Thị Thúy Hằng

TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ 1 XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Loại hình tổ chức: Sinh hoạt dưới cờ; Lớp 9

NỘI DUNG: HÙNG BIỆN VỀ “TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI PHÒNG

CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG”

9/36

I MỤC TIÊU1 Kiến thức

- HS lên ý tưởng viết và trình bày bài hùng biện nêu được những nội dung cơ bản: + Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực họcđường

+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực họcđường

+ Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường+ Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường,địa phương tổ chức

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường, sống tự chủ không để bị lôikéo tham gia bạo lực học đường

+ Đề xuất biện pháp phòng chống bắt nạt học đường ở trường/ lớp, địa phương em - YCCĐ cho tiết SHDC:

+ HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dântộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự docho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sứcmạnh, biết chia sẻ để phát triển

+ HS lắng nghe nội quy trường, lớp và nội dung kế hoạch tuần mới

2 Về năng lực

Trang 2

HS phát triển được các năng lực:- Tự chủ và tự học:

+ Chủ động tìm hiểu về vấn đề bắt nạt học đường, các hoạt động phòng, chống bắt nạt họcđường qua các phương tiện thông tin đại chúng (trên trang mạng, báo chí, truyền hình,…)+ Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong giao tiếp với các bạn.+ Thực hiện được những hoạt động phòng chống bắt nạt học đường, không thực hiện hoặc cổ vũ những hành vi bắt nạt học đường

+ Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đãcó để giải quyết vấn đề trong những tình huống liên quan đến bắt nạt học đường

- Giao tiếp và hợp tác:+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, nhân biết được ngữ cảnh giao tiếpvà đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp, phòng ngừa các nguy cơ xảy ra hiện tượng bắt nạt học đường

+ Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với bạn, người thân, các thành viên của cộng đồng trong việc phòng chống hiện tượng bắt nạt

+ Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau, có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn; biết tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh khi gặp vấn đề khó xử lí hoặc có nguy cơ xảy ra hiện tượng bạo lực, bắt nạt học đường

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:+ Thể hiện bản lĩnh, tư duy sáng tạo cũng như hoàn thiện kỹ năng hùng biện, tranh biện, biết cách trình bày ý tưởng, dùng tiếng nói phản ánh hiện tại, mà còn thể hiện ý chí, nỗ lựckhông ngừng để tìm kiếm những giải pháp

+ Biết xác định và làm rõ thông tin, phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề/tình huống cần giải quyết về bắt nạt học đường.+ Phát triển và nêu được tình huống nảy sinh trong học tập và các mối quan hệ; thu thập thông tin, làm rõ vấn đề và các tình huống phát sinh khi thực hiện biện pháp phòng, chống bắt nạt học đường

+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc, biết quantâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự việc, biết đánh giá vấn đề/tình huống dướinhững góc nhìn khác nhau để tìm ra cách giải quyết phù hợp

- Thích ứng với cuộc sống:

Trang 3

+ Thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các hiện tượng xã hội và giải quyết mâu thuẫn.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau, làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử, tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện kĩ năng cần thiết để đáp ứng nhiệm vụ được giao

3 Về phẩm chất

- Nhân ái:+ Biêt trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác, không đồng tình với cái ác, cái xấu, không cổ xúy, không tham gia các hành vi bạo lực, sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi

+ Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động, tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh

- Chăm chỉ:+ Chủ động tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.+ Tích cực, nhiệt tình tham gia vào hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; biết tôn trọng và hành động theo lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử

- Trách nhiệm: + Có trách nhiệm trong việc tham gia vào các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.+ Thực hiện tốt các yêu cầu nội quy của trường, lớp không đồng tính với những hành vi bắt nạt không phù hợp với văn hóa nhà trường

+ Yêu nước, tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm, phát huy tính chủ động, tự giác, tự tin, sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm về những kiến thức rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày

II – THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Mời chuyên gia hoặc diễn giả về phòng chống bắt nạt học đường, hiệu quả từ các hoạt

động truyền thông về chủ đề Phòng chống bắt nạt học đường.

- Hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị.- Phân công lớp/tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị tiểu phẩm về tình huống bị bắt nạt học đường Tình huống này thể hiện được loại hình bắt nạt học đường bao gồm: bắt nạt tinh thần, bắt nạt thể chất và bắt nạt công nghệ;

Trang 4

hậu quả của bắt nạt học đường và cách giải quyết - Video về bắt nạt học đường.

- Biểu mẫu hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- Các câu chuyện/tình huống điển hình, các video, tranh ảnh và tờ rơi về phòng chống bắt nạt học đường

- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9

- Giấy A0; bút dạ màu xanh, đỏ, bút màu; thẻ màu

III – TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC

Phần 1: Nghi lễ

a Mục tiêu:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, tăng cường các giải pháp giáo dục truyền thống, bồi dưỡngtư tưởng chính trị, lòng tự hào dân tộc, đạo đức trong sáng, xây dựng hoài bảo trong độiviên, học sinh góp phần phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh

- Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự quản, rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan, trògiỏi, Cháu ngoan Bác Hồ trong toàn thể đội viên, học sinh góp phần xây dựng hình ảnhngười đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh gương mẫu và tập thể “chi đội, liên đội 3 tốt”

- Đảm bảo nghiêm túc, kỷ luật, thiết thực, hiệu quả.

- HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dântộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự docho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sứcmạnh, biết chia sẻ để phát triển

b Nội dung: HS hát quốc ca TPT hoặc BGH nhận xét.c Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT.

d Tổ chức thực hiện: * Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội.

- Tập hợp học sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ

- Nghi lễ chào cờ bắt đầu bằng việc chào cờ, hát quốc ca Việc hát quốc ca yêu cầu tất cả học sinh đều phải hát, không bật băng hay cho một vài học sinh trong đội nghi lễ, nghi thức hát

- Sau đó là tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ

Trang 5

- HS điều khiển, hô khẩu hiệu trình bày phải mạch lạc, cụ thể đủ nghe Giáo viên cần bám sát lớp trong suốt thời gian diễn ra chào cờ Đội ngũ trực tuần, theo dõi nhắc nhở việc giữ trật tự.

- Sau khi các tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, đội viên, học sinh,khách mời ổn định vị trí, đơn vị thực hiện diễn biến Lễ chào cờ

- Dẫn chương trình (Giáo viên hoặc đại diện Ban Chỉ huy liên đội) điều hành Lễ chào cờtheo trình tự:

 Trân trọng kính mời các vị đại biểu (thầy cô) cùng toàn thể các bạn chuẩn bị làm Lễ chào cờ!

Đội Nghi lễ vào vị trí! (nếu có đội nghi lễ tham gia Nghi thức nếu Chào cờ)

 Nghiêm! Chào cờ – Chào! Quốc ca!

 Đội ca! Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng! Trân trọng cảm ơn các đại biểu cùng toàn thể các bạn

Đội nghi lễ về vị trí! (nếu có đội nghi lễ tham gia Nghi thức nếu Chào cờ)

- Kết thúc Nghi thức Lễ chào cờ.- Tùy tình hình thực tế các đơn vị xây dựng nội dung chào cờ phù hợp, lồng ghép các nộidung về tuyên truyền, giáo dục học sinh

Lưu ý: Nếu các đơn vị có điều kiện sẽ sử dụng trống kèn trong lễ chào cờ, ngược lại nếukhông có điều kiện các đơn vị sử dụng nhạc nền theo quy định.

Nhiệm vụ 1: Tổng kết hoạt động giáo dục của trường trong tuần.

- Đại diện lớp trực tuần (trực ban) tập hợp ý kiến tình hìnhhoạt động của các khối lớp trong tuần học vừa qua

- Báo cáo các hoạt động, kết quả tổng hợp thi đua thành tíchgiữa các lớp

- GV/TPT Đội nhận xét chung các hoạt động trong tuần.* Ưu điểm:

………

Trang 6

………* Tồn tại

………

Nhiệm vụ 2: Phát động, phổ biến kế hoạch giáo dục trong tuần tới.

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp

xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt

- HS nghe để thực hiện kếhoạch, phương hướng,nhiệm vụ tuần mới

- HS lắng nghe GV nhậnxét, đánh giá

- HSKT trí tuệ: Ổn định vị trí, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ

- GV/TPT Đội: Nhận xét tiết chào cờ- Cuối tiết chào cờ GV/TPT Đội dành ít phút để nhận xét ý thức tham gia của học sinh và sự chuẩn bị của những người có trách nhiệm Nội dung nhận xét cần ngắn gọn cụ thể khách quan

- GV giới thiệu HĐ sinh hoạt theo chủ đề: HÙNG BIỆN VỀ “TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG”

Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề1.1 Hoạt động nhận diện/khám phá:

a Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập.b Nội dung hoạt động:

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời, cảm nhận của HS chia sẻ, sau khi tham gia quan sát

hình ảnh

d Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung của hoạt động)GV trình bày vấn đề, chiếu hình ảnh, HS quan sát trả lời câuhỏi

Những hành vi chưa phùhợp của các bạn học sinhtrong bức tranh:

- Một bạn nam đã đánhđập bạn, quăng cặp của

Trang 7

Câu hỏi Theo em, những bạn học sinh trong bức tranh dưới

đây có những hành vi nào chưa phù hợp? Vì sao?* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập, quan sát hình ảnh, suy nghĩ,thảo luận, trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (sản phẩm củahoạt động)

GV mời đại diện HS nêu ý kiến:- Một bạn nam đã đánh đập bạn, quăng cặp của bạn và còn cóhành vi đe dọa khủng bố đối với bạn nữ

- Bạn nam khác thì chụp lại những hành động bạo lực đó.* Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá bằng nhận xét hoạt động trải nhiệm của HSdựa trên các tiêu chí và kết quả (sản phẩm) HS đã thực hiệntrong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Kết thúc hoạt động trải nhiệm GV nhấn mạnh nội dung thông điệp cần ghi nhớ, khắc sâu

bạn và còn có hành vi đedọa khủng bố đối với bạnnữ

- Bạn nam khác thì chụplại những hành động bạolực đó

2.2 Kết nối kinh nghiệm: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: HÙNG BIỆN VỀ “TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

Trang 8

vấn đề bắt nạt học đường ở trường em và trách nhiệm của HS với phòngchống bắt nạt học đường

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn đại diện làm Ban giám khảo đểđánh giá phần hùng biện Gợi ý tiêu chí đánh giá:

+ Nội dung bài hùng biện rõ ràng, dễ hiểu.+ Luận điểm có tính thuyết phục cao + Phong cách hùng biện hấp dẫn, hiệu quả.+ Hình thức sản phẩm thảo luận sinh động, đẹp mắt (nếu có).- Tổ chức hùng biện theo hình thức cá nhân hoặc nhóm.- Các thành viên Ban giám khảo đánh giá, nhận xét - GV tổng kết, nhận xét phần trình bày của các nhóm * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm về nội dung bài hùng biện.- HS mỗi nhóm cử một bạn đại diện làm Ban giám khảo để đánh giáphần hùng biện

* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (sản phẩm của hoạtđộng)

- HS đại diện nhóm lần lượt thi hùng biện theo trình tự * Bước 4: Nhận định và kết luận

- Các thành viên Ban giám khảo đánh giá, nhận xét - GV tổng kết, nhận xét phần trình bày của các nhóm - GV đánh giá bằng nhận xét hoạt động trải nhiệm của HS dựa trên cáctiêu chí và kết quả (sản phẩm) HS đã thực hiện trong quá trình hoànthành nhiệm vụ học tập

- Kết thúc hoạt động trải nhiệm GV nhấn mạnh nội dung thông điệp cầnghi nhớ, khắc sâu

bày bài hùng biện của HS (Đính kèm tệp)

1 Bạn hãy cho tôi biết “Bạo lực học đường là gì?”

– Bạo lực: là những mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới đụng độ, va chạm mạnh mẽ.– Bạo lực học đường: là những mâu thuẫn xảy ra trong phạm vi trường học Vậy nguyên nhân chính phải chăng là học sinh bế tắc dẫn đến bạo lực như là một cách hành xử?

2 Các bạn có thể cho tôi biết “hậu quả của bạo lực học đường?”

Đối với nạn nhân: Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý, các bạn học sinh sẽ bị

tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức

Trang 9

độ của bạo lực Người bị bạo lực phải chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành dưỡng thương Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang, lo lắng đối với người thân.

Đối với người gây ra bạo lực: Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến

thiếu hụt về nhân cách, mất dần nhân tính, làm gương xấu cho người khác học theo Bạo Lực học đường là mầm mống của tội phạm, tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xãhội, của lương tri con người Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình, làm ảnh hưởng xấu tới học tập, gây nguy hại cho xã hội Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi, bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét Liệu đó có phải là điều chủ thể gây ra bạo lực mong muốn?

Đối với xã hội: Tình trạng bạo lực học đường cũng ảnh hưởng rất lớn tới xã hội,

mà đặc biệt là các bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó giống như việc tạo thành một “trào lưu” mới là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ “tai tiếng” sau đó tung lên mạng nhằm muốn được “nổi tiếng” hoặc là dùng để “dằn mặt” đối phương Điều đó làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường

3 Theo các bạn “nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?”

Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng

trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ

Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi

ma lực của các trò chơi chém giết trong game on line, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, …

Trang 10

Phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo Mặt khác do tâm lý

muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè Bạo lực học đường xảy ra thật đáng buồn khi nhiều nguyên nhân rất lãng xẹt, sau một thời gian tìm hiểu về những vụ việc mới xảy ra gần đây, tôi đã đúc kết được cho mình nhiều lí do rằng: vì đẹp mà chảnh, do xích mích nhỏ, bị nhìn đểu, thấy ghét, hiểu lầm, không cho xem bài kiểm tra… và nguyên nhân chủ yếu chính là học sinh không có đủ kỹ năng sống để giải quyết Ví dụ: Điển hình như một vụ việc xảy ra cách đây không lâu, ngày 3/4/2015, tại tỉnh Cà Mau, hai nữ sinh lớp 6 Trường THCS Sông Đốc hẹn nhau lên cầu đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn Trong khi đó có hàng chục học sinh vây qua nhưng không có sự cản trở nào, ngoài ra còn hò reo, cỗ vũ rồi quay clip đưa lên mạng xã hội.Trong đó một sốhọc sinh đứng xem còn tạo dáng phản cảm trước ống kính Một số học sinh còn có lời lẽ xúi giục như: “Bóp cổ nó, táng vào mặt nó đi…!” Cho đến khi có người lớn đến can ngănthì sự việc mới dừng lại Qua đó, cho ta thấy rõ vấn nạn bạo lực học đường có ở khắp mọinơi, bất kể là nam hay nữ cũng đều bất đồng quan điểm rồi tìm đến với bạo lực và lấy nó làm cách giải quyết nhưng ta thấy nó còn rối lên hơn rất nhiều

4 Và cần thiết nhất là “làm thế nào để giảm bớt vấn nạn bạo lực học đường?”

Học sinh chưa biết đầy đủ cách ứng xử và đối phó với những áp lực, bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội nên rất cần sự tư vấn nhanh chóng và kịp thời từ phía nhà trường, gia đình và kể cả bạn bè Để làm được điều đó các bạn nên tâm sự, chia sẻ vớithầy cô, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ Một điều không thể thiếu đối với các bạn học sinh là chúng tra phải biết kiềm chế tính nóng giận của bản thân, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng, khôn khéo Đặc biệt là các bạn phải biết nói lời xin lỗi, không được để hành động đi trước suy nghĩ rồi sau này hối hận về điều mình làm Tóm lại: Chỉ một mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành nguyên nhân khiến học sinh dùng bạo lực giải quyết Cái kết của bạo lực học đườngkhông còn dừng lại ở việc kiểm điểm, đuổi học mà còn là chết chóc và nhà tù

Em xin hết! Xin cám ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe

Ngày đăng: 08/09/2024, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w