1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ 5-6 TUỔI DÂN TỘC THÁI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA - ÁNH LINH

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.2. Đặc điểm của nhóm trẻ 5-6 tuổi (13)
    • 1.2.2.4. của phát triển ngôn ngữ ở trẻ (16)
  • 1.2. Cơ sở thực tiễn (17)
  • 2.1. Kết quả khảo sát (21)
    • 2.1.4. Kết quả khảo sát tại điểm Trường Mầm non Thị trấn Thường Xuân (29)
  • 2.2. Đặc điểm về các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (32)
    • 2.2.1. Đặc điểm phát âm (32)
    • 2.2.2. Đặc điểm sử dụng từ ngữ (34)
    • 2.2.3. Đặc điểm sử dụng cấu trúc câu (36)
    • 2.2.4. Đặc điểm diễn đạt (37)

Nội dung

Tiếng Việt là ngôn ngữ văn hoá, là phương tiện giao tiếp thống nhất cho tất cả các dân tộc sinh sống trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong giáo dục nói chung, tiếng Việt vừa là ngôn ngữ chính thức được dùng làm phương tiện giảng dạy vừa là một nội dung lớn trong chương trình giáo dục ở các cấp học. Năng lực tiếng Việt của mỗi người là khả năng sử dụng tốt và hiệu quả tiếng Việt. Năng lực này được thể hiện cụ thể qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của mỗi người. Ở trẻ mầm non nói chung, năng lực tiếng Việt chủ yếu được thể hiện qua giao tiếp bằng các kỹ năng nghe và nói. Ngoài ra năng lực ngôn ngữ của trẻ còn được thể hiện ở khả năng hát, kể chuyện, đọc thơ, nhận biết và phát âm chữ cái,… Việc quan trọng trong trường mầm non cần làm là giúp trẻ phát triển tốt khả năng về ngôn ngữ trước khi vào lớp Một của bậc tiểu học, phù hợp với từng lứa tuổi và sự phát triển chung của trẻ. Việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ khi bắt vào bậc học cơ bản cũng giống như việc đặt những viên gạch đầu tiên để tạo nên một nền móng vững chắc cho tương lai sau này. Nhóm tuổi 5-6 tuổi là độ tuổi chuẩn bị vào bậc học đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông. Ở độ tuổi này, trẻ này đã có các kỹ năng nghe, nói và bắt đầu làm quen với các kỹ năng đọc, viết tiếng Việt để giúp trẻ chuẩn bị cho việc học tập ở lớp 1. Đặc biệt, ở các trường mầm non miền núi, đa số trẻ là người dân tộc thiểu số, các kỹ năng tiếng Việt còn hạn chế. Thực tế cho thấy những trẻ người dân tộc thiểu số sử dụng thành thạo tiếng phổ thông thì việc giao tiếp và thu nhận tri thức cũng như thực hiện những yêu cầu của giáo viên khá thuận lợi. Khả năng tiếp thu kiến thức và thực hiện các nhiệm vụ học tập của những trẻ thành thạo tiếng Việt tốt hơn những trẻ chưa thành thạo tiếng Việt. Chính vì vậy việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi của các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Thái ở Thanh Hoá nói riêng là rất cần thiết. Nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp, biện pháp phù hợp nâng cao việc sử dụng tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc Thái ở Thanh Hoá là vấn đề thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Đặc điểm của nhóm trẻ 5-6 tuổi

của phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Có thể nói việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ là phát triển khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, có hình ảnh vào một nội dung nhất định Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ từ 5 - 6 tuổi, lúc này nhận thức của trẻ đã mang nhiều tính chất lý tính vì thế mà lời nói của trẻ trong giai đoạn này đã dựa trên cơ sở thông hiểu lời nói của mình Việc trẻ phát triển ngôn ngữ tốt sẽ đem lại nền tảng để phát triển các hoạt động khác Chính vì thế việc phát triển đặc điểm ngôn ngữ của trẻ từ 5 - 6 tuổi rất quan trọng bởi nó đóng vai trò trong việc quyết định đến việc phát triển của trẻ trong tương lai.

- Các phương pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Vậy làm thế nào để cải thiện đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Dưới đây là một số phương pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo mà bạn có thể áp dụng cho mình, cụ thể:

Phương pháp cho bé đi khám phá và nhìn mọi thứ xung quanh được nhiều hơn: Bạn có thể áp dụng phương pháp này ngay từ lúc trẻ còn nhỏ để giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách toàn diện

Cho bé nghe nhạc phù hợp với từng giai đoạn phát triển: Việc cho trẻ nghe nhạc cũng là cách giúp các bé trong lứa tuổi mầm non rèn luyện được khả năng nghê, cảm nhận và rèn luyện phát âm.

Trò chuyện cùng các bé thường xuyên hơn: Theo đánh giá của nhiều chuyện gian trò chuyện là một trong số những phương pháp đem lại hiệu quả, việc phát triển ngôn ngữ sẽ giúp bé có khả năng giao tiếp tốt hơn, vì thế nên việc trò chuyện với các bé thường xuyên sẽ giúp bé vừa được thực hành, vừa được học tập và trau dồi vốn từ cho chính mình Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe: Ngoài các phương pháp trên thì đọc sách và kể chuyện cũng là một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện nhất ở lứa tuổi mầm non

Hát đồng dao và đọc thơ: Hát và đọc thơ là một trong số những kỹ năng cơ bản mà trẻ ở lứa tuổi mầm non được rèn luyện và phát triển Do đó, để trẻ phát triển ngôn ngữ của mình nhà trường cần ứng dụng phương pháp này một cách linh hoạt trong quá trình giảng dạy để đem lại kết quả tốt hơn.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Một số đặc điểm sử dụng tiếng Việt của trẻ mầm non nhóm trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá

Nhận thức rõ việc trang bị tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ, trong những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp, tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, đưa chất lượng học tập của trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số ngày càng chuyển biến tích cực.

Vùng miền núi Thanh Hóa có 1.074522 người, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh: 448.593 người chiếm 43%; 6 dân tộc thiểu số còn lại có 621.436 người Trong đó các dân tộc có dân số tương đối nhiều như: Dân tộc Mường có364.622 người, dân tộc Thái có 223.165 người, dân tộc Mông có 14.917 người,

Dân tộc Thổ có 11.530 người, dân tộc Dao có 6.215 người, dân tộc Khơ Mú có 978 người Còn lại 21 dân tộc thiểu số khác có 4493 người Trong đó dân tộc Tày 444 người, Nùng 151 người, Hoa 327 người, Khơ Me 31 người, Gia Rai 27 người, Ê Đê 68 người, ít nhất là dân tộc Tà Ôi: có 02 người.

Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh dân tộc thiểu số còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp Khả năng nghe, hiểu lời nói và sử dụng lời nói trong giao tiếp còn hạn chế, vốn tiếng việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộnh đồng, bạn bè bằng tiếng mẹ đẻ dẫn đến môi trường giao tiếp hạn hẹp. Đa số các bạn nhỏ mới vừa chớm lớn lên đều phải theo bố mẹ đi làm việc nên không có thời gian đi theo học, bên cạnh đó cũng một phần về điều kiện chưa đủ để cho các em đến trường cũng như trình độ văn hóa của các bận phụ huynh còn khá thấp Khi đến trường lớp mầm non hầu hết các em cũng chỉ sử dụng được 1 vài từ đơn giản, phát âm chưa chuẩn các âm Tiếng Việt, nói ngọng và nói lắp.

Trẻ em tộc thiểu số ở Thanh Hoá thường gặp những lỗi phát âm như:

Phát âm sai các nguyên âm (kể cả nguyên âm đôi): "â" thành "ư"; nhà từng (tầng); ở đay (đây); "ê" thành "iê"; cua giáo (cô giáo); búa mịa (bố mẹ); em (iem)

Phát âm sai các phụ âm đầu: Cả (quả) cam; về kê (quê)

Nhận thức của trẻ về tiếng Việt chưa được nắm rõ tuy nhiên qua các trường lớp, học tập và giảng dạy của giáo viên thì các em đã có sự tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn chưa có sự đột phá. Đối với giáo viên người Kinh dạy trẻ vùng dân tộc thiểu số thì sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã làm hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Để khắc phục tình trạng trên, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non bố trí, phân công hợp lý giáo viên dạy trẻ ở các nhóm lớp như: Đối với nhóm, lớp tổ chức bán trú 2 giáo viên/lớp thì bố trí 1 giáo viên địa phương và 1 giáo viên người dân tộc Kinh; đối với nhóm lớp không bán trú, chỉ có 1giáo viên/lớp thì bố trí giáo viên là người địa phương hoặc giáo viên miền xuôi lâu năm có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc với trẻ Đội ngũ giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu sô chưa biết hoặc biết ít tiếng dân tộc thiểu số nơi công tác được khuyến khích tự học (học thông qua trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp và qua cộng đồng,…) nhằm nâng cao khả năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ Việc nâng cao chất lượng được chia sẻ giữa giáo viên, các trường, cụm trường.

Do điều kiện cơ sở vật chất ở trường, lớp mầm non vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn Đồ dùng, đồ chơi còn thiếu chủ yếu do giáo viên tự làm từ nguyên liệu sẵn có… Vì vậy hoạt động phát triển ngôn ngữ ( làm quen với chữ cái, tập tô…) còn đơn điệu chưa sinh động, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ.

Bên cạnh đó tài liệu, sách vở của trẻ và giáo viên còn nghèo nàn

Nhận thức được vai trò quan trọng của sử dụng Tiếng Việt cho trẻ các nhà trường đã thực hiện tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ Tiếng Việt cho trẻ hơn, tích cực tổ chức một số hoạt động hơn như: hội thi, giao lưu như: "Ngày hội đọc thơ", "Kể chuyện cùng bé", "Tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi" Tạo nhiều cơ hội để trẻ được giao lưu Tiếng Việt hơn Cùng với đó cũng tổ chức tập huấn hướng dẫn cho các giáo viên mầm non nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tốt hơn.

1.2.2 Vài nét về trẻ mầm non nhóm 5 – 6 tuổi người dân tộc Thái trong một số Trưởng mầm non ở Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

1.2.2.1 Đặc điểm gia đình của trẻ

Qua khảo sát 200 trẻ ở trường mầm non Bát Mọt, chúng tôi nhận thấy trẻ mầm non 5-6 tuổi thường có đặc điểm như sau:

- Gia cảnh: Bố mẹ đều là người dân tộc Thái với những đặc trưng văn hóa tộc người đang còn bảo lưu mạnh mẽ Hầu như người dân đều giao tiếp với nhau bằng tiếng Thái Nhiều bố mẹ đang còn chưa học hết bậc tiểu học, trung học cơ sở kiến thức còn hạn chế nên việc giáo dục cho con em chưa được đầy đủ và chính xác.

- Kinh tế: Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay nhiều gia đình chưa có sự thay đổi đang còn tự cung tự cấp khép kín Chính vì điều đó kinh tế chưa được cải thiện, còn gặp nhiều khó khăn Nạn đói nghèo đang còn nhiều, việc trẻ em và phụ nữ thất học ít được hòa nhập cộng đồng vẫn còn diễn ra.

- Hủ tục: Những vấn đề đang còn đặt ra đối với gia đình dân tộc thiểu số như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết, vẫn duy trì cho tới hiện nay Cho nên trẻ sinh ra thường có tỷ lệ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe, tử vong sơ sinh cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác

1.2.2.1 Đặc điểm giao tiếp của trẻ

- Về phương tiện giao tiếp Đối với trẻ vùng dân tộc Thái, việc sử dụng tiếng Thái để giao tiếp hàng ngày đã rất quen thuộc Với một số trường vùng núi cao như Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh tiếng Thái là phương tiện giao tiếp chủ yếu Trước khi được đi học, các bé chỉ sử dụng tiếng Thái để giao tiếp trong gia đình và với những người xung quanh Do vậy, ít có cơ hội sử dụng tiếng Việt Mặt khác, tiếng Việt và tiếng Thái có rất nhiều điểm khác biệt nhất là yếu tố thanh điệu trong tiếng Việt tạo ra không ít khó khăn cho các em Lúc này, nhận thức của trẻ về tiếng Việt chưa được xác định rõ nhưng qua quá trình học tập và dạy của các em và giáo viên đã có tiến bộ rõ Nhưng chưa có sự đột phá, các em có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, tuy nhiên phần lớn các em chỉ sự dụng tiếng Việt khi còn ở trường, khi về nhà vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ Điều này khiến các em gặp nhiều hạn chế trong việc giao tiếp và khó khăn khi tiếp thu, lĩnh hội kiến thức khi bước vào lớp 1 Khi trẻ được tiếp cận với việc đi học trẻ đã có một số văn từ nhất định khiến trẻ có hứng thú hơn trong việc hoạt động vui chơi

- Về thái độ giao tiếp Đối với một số trẻ mới đi học việc sử dụng tiếng Việt còn một số hạn chế,trẻ chưa biết nói, chưa được làm quen với tiếng Việt nên trẻ con chậm chạp ,nhút nhát chưa tự tin, không thích giao tiếp với mọi người xung quanh Trình độ văn hoá của một số bậc phụ huynh còn thấp, một số bộ phận chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ là tiếng Thái để giao tiếp nên khi ở nhà có một số trẻ ít có cơ hội sử dụng tiếng Việt với gia đình, và mọi người Cùng với đó do sự tiến bộ và giao thoa văn hoá giữa các dân tộc trong những năm gần đây, một số thôn xã có sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp Tuy nhiên điều này vô hình chung khiến tiếng Việt bị trộn lẫn với tiếng dân tộc dẫn đến tình trạng sử dụng tiếng Việt của trẻ không đạt chuẩn, ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của các em sau này

Nhận thức được vai trò của sử dụng tiếng Việt cho trẻ để trẻ có thể sử dụng linh hoạt giữa tiếng mẹ để và tiếng Việt, Ban chỉ đạo huyện tỉnh đã có đưa ra các biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ, để mang lại hiệu quả tích cực cho các em, Ban chỉ đạo của các trường mầm non ở Thường Xuân, ban giám hiệu nhà trường và giáo viên nhà trường phải thực hiện quyết tâm, nhiệt huyết để đưa việc sử dụng tiếng Việt cho trẻ mầm non trở nên hiệu quả và thành công hơn, để trẻ có cơ sở vững chắc và để bước vào lớp Một một cách hoàn thiện nhất

Trong chương 1 của đề tài đã đè cập và trình bày những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực ngôn ngữ và đặc điểm nhóm trẻ 5-6 tuổi người Thái ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Bên cạnh đó cũng đề cao nói lên được tầm quan trọng việc sử dụng ngôn ngữ cho trẻ của người Thái

Về năng lực ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi đang còn

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH

Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát tại điểm Trường Mầm non Thị trấn Thường Xuân

Số lượng trẻ: 130 trẻ Số lớp: 4 lớp Độ tuổi: 5-6 tuổi

2.1.4.1 Khảo sát kỹ năng phát âm của trẻ

Bảng 2.1.4.1 Khảo sát đặc điểm kỹ năng phát âm của trẻ

T Đặc điểm phát âm Số lượng

1 Phát âm đúng âm Tiếng Việt 92

2 Phát âm sai về thanh điệu 23

3 Phát âm sai về âm đầu 5

4 Phát âm sai về âm cuối 3

5 Phát âm sai về âm chính 7

Qua quá trình nghiên cứu, quan sát thực tế, trực tiếp tại các lớp học Khảo sát về kỹ năng phát âm của trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái tại điểm Trường Mầm non Thị trấn Thường Xuân, chúng tôi nhận thấy:

Khả năng phát âm đúng âm Tiếng Việt của trẻ đã cao hơn so với các điểm trường tại vùng sâu, vùng xa Số liệu cho thấy, số trẻ phát âm đúng âm Tiếng Việt chiếm 1/3 trên tổng số 130 trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi của trường

Bên cạnh những trẻ phát âm đúng âm Tiếng Việt, vẫn còn tồn tại một số trẻ phát âm sai âm Tiếng Việt Tuy nhiên, số lượng trẻ phát âm sai âm Tiếng Việt của trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi dân tộc Thái của trường đã có sự giảm đi đáng kể.

Trẻ phát âm sai về các âm đầu, âm cuối, âm chính giảm đi nhiều, chỉ còn dao động trong khoảng từ 3.8% - 7.7% Lỗi nhiều vẫn là tập trung vào lỗi phát âm sai thanh điệu chiếm 23.1%.

Trong lỗi sai về phát âm thanh điệu, trẻ cũng chủ yếu phát âm sai về hai loại dấu: dấu ngã và dấu hỏi Do hai loại dấu này khó phát âm so với hệ thống cơ quan phát âm của trẻ còn đơn sơ, trẻ chưa lấy được hơi sâu cũng như giữ hơi trong quá trình phát âm hai loại thanh điệu này:

Với đặc tính của nguyên âm chính khó phát âm, khi phát âm những từ ngữ có âm chính là hai nguyên âm trẻ sẽ gặp khó khăn khi sử dụng cùng lúc nhiều bộ phận của hệ thống cơ quan phát âm như: răng, lưỡi, môi, hơi… Chính vì vậy để từ ngữ dễ phát âm hơn, trẻ sẽ có xu hướng nói lái sang cách khác để từ được phát âm, phát âm dễ hơn Dẫn tới xảy ra hiện tượng trẻ phát âm chính với nguyên âm đôi này thành nguyên âm đôi khác:

2.1.4.2 Khảo sát kỹ năng sử dụng từ ngữ của trẻ Bảng 2.1.4.2 Khảo sát đặc điểm sử dụng từ ngữ của trẻ

STT Đặc điểm sử dụng từ ngữ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa 98

2 Sử dụng từ ngữ sai ngữ nghĩa 32

Từ việc tiếp cận trực tiếp, giao tiếp, trò chuyện với trẻ Cùng với việc tham khảo ý kiến, thông tin từ các giáo viên-những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái tại điểm Trường Mầm non Thị trấn Thường Xuân, chúng tôi nhận thấy rằng:

Trẻ trong độ tuổi này của trường trong việc sử dụng từ ngữ đã có thể hiểu cơ bản nghĩa của từ ngữ mà trẻ sử dụng và sử dụng từ ngữ đúng, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp Với bảng số liệu thống kê, số trẻ sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa chiếm trên 75% trong tổng số trẻ cùng độ tuổi

Tuy số lượng trẻ sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh đã cao hơn nhiều so với các trẻ cùng độ tuổi, cùng dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Song, bên cạnh đó vẫn còn một phần nhỏ các trẻ vẫn chưa hiểu đúng nghĩa của từ mà trẻ sử dụng trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp Vẫn có trẻ, nói những từ ngữ mà trẻ chưa hiểu trong vô thức, chứ không phải là sự suy nghĩ cách sử dụng từ ngữ của trẻ khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

2.1.4.3 Khảo sát kỹ năng sử dụng cấu trúc câu của trẻ Bảng 2.1.4.3 Khảo sát đặc điểm sử dụng cấu trúc câu của trẻ

STT Đặc điểm sử dụng câu Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Về cấu tạo Đầy đủ Chủ ngữ -Vị ngữ 85

Câu phức thành phần 10 Tại điểm trường Mầm non Thị trấn Thường Xuân số lượng trẻ sử dụng đầy đủ thành phần câu trong giao tiếp đã cao hơn chiếm 2/3 số lượng trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi của trường Đồng thời, các loại câu có thành phần câu phức tạp hơn cũng được trẻ sử dụng nhiều hơn.

+) Ví dụ: “Em sẽ chăm chỉ tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh”

Hay: “Mẹ cho em đi chơi nếu em học chăm ngoan” d,Khảo sát cách sử dụng câu theo mục đích nói của trẻ

STT Đặc điểm sử dụng câu theo mục đích nói Số lượng Tỉ lệ (%)

Tuy số lượng câu trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái sử dụng tại điểm trường Mầm non Thị trấn thường xuân nhiều nhất vẫn là câu hỏi Nhưng sẽ cũng đã sử dụng thêm nhiều loại câu theo mục đích nói khác như:

Ví dụ: Câu trần thuật: “Trời mưa to quá cô ạ, có cả sấm nữa”

Hay: “Hôm nay mẹ đưa con đến trường và mua cho con bánh nữa”

Đặc điểm về các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Đặc điểm phát âm

Có thể nói, trẻ em 5-6 tuổi nói chung và trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái nói riêng về mặt sinh lý hệ thống cơ quan phát âm của trẻ về cơ bản đã hoàn thiện Trẻ đã có thể phát âm những từ, mẫu câu đơn giản và bắt đầu bước đầu có thể phát âm những từ, những mẫu câu khó hơn.

Trẻ em trong độ tuổi 5-6 tuổi dân tộc Thái ở huyện Thường Xuân, số lượng trẻ phất âm đúng, chuẩn âm Tiếng Việt đã có nhưng chưa cao Như số trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái ở điểm Trường Mầm non Bát Mọt phát âm đúng âm Tiếng Việt chỉ chiếm ẵ trờn tổng số trẻ dõn tộc Thỏi của trường.

Bên cạnh những trẻ đã phát âm đúng, chuẩn âm tiếng Việt, một số trẻ vẫn chưa phát âm đúng, chuẩn âm tiếng Việt như: trẻ phát âm sai thanh điệu, phát âm sai âm đầu, phát âm sai âm chính, phát âm sai âm cuối… Trong đó, điển hỡnh nhất vẫn là trẻ phỏt õm sai thanh điệu chiếm tới ẵ trờn tổng số trẻ dõn tộc Thái phát âm sai âm tiếng Việt Các lỗi phát âm sai về âm đầu, âm cuối, âm chính thì hiện nay đã ít hơn so với trước đây.

Trong số các thanh điệu của tiếng Việt là thanh ngang, thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh huyền Thì thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp nhất mà trẻ thường hay nhầm lẫn, phát âm sai lẫn lộn nhau Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ Khi gặp khó khăn trong phát âm thanh ngã, trẻ sẽ tự chủ động thay thế cách phát âm đơn giản hơn, có nghĩa là với thanh điệu không gãy ở giữa Vì vậy, trẻ sẽ phát âm những từ vốn là thanh ngã thành những từ đồng nhất với thanh sắc Ví dụ: trẻ sẽ phát âm “ngã” thành “ngá” hay “vỡ” thành “vớ”…

Sự chuyển đổi của thanh hỏi cũng được diễn ra ở trẻ 5-6 tuổi Để phát âm được đúng, chuẩn của các âm tiết có thanh hỏi đòi hỏi trẻ phải lấy hơi và nói thở ra hơi với hơi dài Trong khi, đặc điểm sinh lý của trẻ chưa thể lấy hơi sâu và thở ra được hơi dài Chính vì vậy, để phát âm được đúng thanh hỏi, trẻ đã chủ động làm biến đổi đường nét của thanh hỏi thành thanh đồng nhất với cách phát âm của thanh nặng Ví dụ như trẻ sẽ phát âm từ “hổ” thành “hộ” hay “tủ” thành

Khả năng nhận thức, phân biệt của trẻ 5-6 tuổi chưa sâu, chưa cao Nên mặc dù lỗi phát âm sai về các âm đầu, âm chính, âm cuối đã giảm Nhưng việc phát âm đúng âm chính của trẻ cũng diễn ra khó khăn Lỗi phát âm về âm chính ở trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi dân tộc Thái chủ yếu tập trung vào việc phát âm nguyên âm đôi này thành nguyên âm đôi khác Ví dụ, trẻ sẽ phát âm sai nguyên âm trong từ “ốc bươu” thành “ốc biêu” hay “con hươu” thành “con hiêu”….

Nguyên nhân của việc trẻ phát âm sai ấm chính này, thứ nhất là do trẻ là gốc người dân tộc Thái, khi vừa sinh ra trẻ đã được tiếp cận và giao tiếp với mọi người xung quanh bằng chính tiếng nói của dân tộc mình (dân tộc Thái) – đây là tiếng mẹ đẻ đối với trẻ 5-6 tuổi người dân tộc Thái Vì vậy, tiếng Việt đối với trẻ dân tộc Thái là loại ngôn ngữ thứ hai Chính vì vậy, cũng giống như các trẻ khác khi học loại ngôn ngữ thứ hai sẽ có những điểm khác biệt so với ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ của mình, trẻ sẽ có sự nhầm lẫn, sai sót khi nghe và phát âm lại âm Tiếng Việt Thứ hai, do tập quán của địa phương hoặc do trẻ nghe người khác phát âm nhưng chưa phát âm chính xác Các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, phát âm trở nên khó khăn hơn.

Số lượng trẻ em 5-6 tuổi dân tộc Thái phát âm sai âm Tiếng Việt có xu hướng giảm dần từ vùng cao xuống thị trấn Trong khi số lượng trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái ở các điểm Trường Mầm non Bát Mọt, Trường Mầm non Yên Nhân,Trường Mầm non Xuõn Chinh phỏt õm sai õm Tiếng Việt chiếm ẵ hoặc hơn ẵ trên tổng số trẻ Thì đến Trường Mầm non Thị Trấn Thường Xuân số trẻ phát âm sai âm Tiếng Việt đã giảm xuống dưới 1/3 trên tổng số trẻ Có thể nói, các điều kiện về yếu tố tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí… có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát âm của trẻ 5-6 tuổi dân tộcThái Tại điểm Trường Mầm non Thị Trấn Thường Xuân các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, địa hình ít đồi núi, độ cao trung bình đã giảm xuống chỉ còn từ mức 50-150m, ít bị chia cắt bởi sông suối Tiếp đến điều kiện kinh tế xã hội, cớ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa chung của cả nước, các công ty, nhà máy, xí nghiệp được hình thành người dân có công ăn,việc làm ổn định hơn sẽ nâng cao được điều kiện kinh tế, vật chất… Chính vì vậy, con em của họ sẽ có điều kiện được đến trường học tập, vui chơi.

Đặc điểm sử dụng từ ngữ

Để sử dụng được từ ngữ trong giao tiếp cũng như trong các văn bản, người sử dụng cần hiểu đúng, đủ nghĩa của từ mình sử dụng và ứng với mỗi ngữ cảnh cho phù hợp Như chúng ta đã biết, hệ thống ngôn ngữ Tiếng Việt của nước ta là vô cùng phong phú, đa dang Cùng là một từ, cụm từ những đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, sắp xếp theo trật tự khác nhau thì sẽ mang những nghĩa khác nhau Ví dụ như từ câu: “Để cho cơ thể khỏe mạnh thì em sẽ chăm chỉ tập thể dục” ta có thể tạo ra nhiều câu khác với nhiều nghĩa khác nhau như: “Em sẽ chăm chỉ tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh” hay “Tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh thì em sẽ chăm chỉ”… Như vậy , để sử dụng từ ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp, trong văn bản của mình cho phù hợp, người sử dụng cần hiểu được nghĩa của từ Cũng như vậy, đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái nói riêng để sử dụng được từ ngữ trẻ cần hiểu đúng, đủ nghĩa của từ và ứng với mỗi hoàn cảnh khác nhau.

Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ:

- Mức độ zero (mức độ không): mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó Trẻ hiểu được ý nghĩa gọi tên này, ví dụ như: bố, mẹ, bà, bàn, ghế….(nghĩa biểu danh). Đa số những từ ngữ này đều là những danh từ.

- Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của các sự vật cùng loại Ví dụ như: búp bê, bóng, cốc, nhà….

- Mức độ 2: Khái quát hơn: quả (cam, xoài, táo…); xe (xe đạp, xe máy, xe oto…); con (con gà, con chó, con ngan…);….

- Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn mà trẻ 5-6 tuổi có thể nắm được: phương tiện giao thông: ô tô, tàu thủy, xe máy…; đồ vật: đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ dùng học tập…

- Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: số lượng, chất lượng, hành động….(học ở cấp học phổ thông). Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và mức độ 1) Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn (chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ cũng đã quan tâm đến việc cung cấp vốn từ khái niệm cho trẻ mẫu giáo).

Như vậy, để sử dụng được từ ngữ trẻ em trong độ tuổi 5-6 tuổi đã phải hiểu được nghĩa của từ ở mức khái quát hơn, cao hơn, không chỉ đơn giản là gọi tên của các sự vật, hiện tượng Từ hiểu được nghĩa của từ, từ đó cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, phụ huynh trẻ biết cách sử dụng từ ngữ cho đúng với hoàn cảnh Trẻ hiểu được cùng là một từ những trong mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ mang một nghĩa khác nhau.

Có thể thấy, trẻ em trong độ tuổi 5-6 tuổi dân tộc Thái ở huyện ThườngXuân, tỉ lệ trẻ sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa là chưa cao Tỉ lệ lần lượt tại các điểm trường: Trường Mầm non Bát Mọt chiếm 33% trên tổng số trẻ; Trường

Mầm non Yên Nhân chiếm 35% trên tổng số trẻ; Trường Mầm non Xuân Chinh chiếm 39% trên tổng số trẻ và Trường Mầm non Thị trấn Thường Xuân chiếm 75% trên tổng số trẻ Kết quả cho thấy các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa tỉ lệ trẻ sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa là rất thấp, chỉ chiếm 1/3 trong tổng số trẻ Ở Thị trấn tỉ lệ trẻ sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa là cao hơn.

Với đặc điểm sinh lý của trẻ, trẻ luôn tự làm, tự hành động theo ý của mình; khi không hài lòng trẻ sẽ quậy phá, quấy khóc Khi gặp một vấn đề, một hoàn cảnh nào trẻ sử dụng từ ngữ chưa hợp lý, chưa phù hợp cô giáo nhắc nhở trẻ sửa sai nhưng với bản tính của trẻ, trẻ không thích sửa sai trẻ liền quấy khóc, chuyển qua sử dụng từ ngữ, tiếng của dân tộc mình (dân tộc Thái) Trong khi đó, cô giáo lại là người dân tộc Kinh, cô không có sự hiểu biết nhiều, không có sự thông thạo về tiếng dân tộc Thái Dẫn tới trong những trường hợp như vậy cô giáo không biết tiếp tục xử lý, hành động với trẻ như thế nào.

Mặt khác, khi con em của các bậc phụ huynh gặp khó khăn, vướng mặt trong quá trình sử dụng từ ngữ Tiếng Việt, giao tiếp bằng Tiếng Việt Trẻ chưa thể sử dụng đúng từ ngữ theo ngữ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh, trẻ sẽ sử dụng sang tiếng dân tộc để nói cho phụ huynh hiểu Nhưng sau đó phụ huynh liền giao tiếp với con em mình bằng tiếng dân tộc mình, mà không hướng dẫn, giải thích cho trẻ hiểu sang nghĩa của từ trong Tiếng Việt.

Đặc điểm sử dụng cấu trúc câu

Một trẻ có đầy đủ các kỹ năng, sử dụng tốt các kỹ năng sử dụng tiếng Việt cần đảm bảo trên các phương diện: phát âm đúng, chuẩn âm Tiếng Việt, sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh, cách diễn đạt tốt, ngoài truyền tải thông điệp, ý nghĩa trong câu nói cần thể hiện được tình cảm, cảm xúc trong câu nói của mình Ngoài ra, trẻ còn cần biết sử dụng đúng, nhiều loại mẫu câu của Tiếng Việt như: câu đơn, câu phức, câu hỏi, câu trần thuật, câu cầu khiến….

Bên cạnh những trẻ có đầy đủ các kỹ năng, sử dụng tốt các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt Qua khảo sát tại 4 điểm trường mầm non tại huyện ThườngXuân, tỉnh Thanh Hóa Chúng tôi nhận thấy, trẻ em trong độ tuổi 5-6 tuổi dân tộc Thái tại huyện Thường Xuân có xu hướng sử dụng nhiều nhất là câu hỏi trong quá trình giao tiếp, trò chuyện với bạn bè, cô giáo khi ở trường Như chúng ta đã biết, tre mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng về vốn kiến thức của trẻ với mọi vật, với môi trường xung quanh còn hạn chế Lượng kiến thức của trẻ về các vấn đề còn hạn hẹp Mà trẻ ở độ tuổi này có xu hướng thích khám phá, thích tìm tòi, khi gặp một vấn đề lạ, một sự vật, hiện tượng mới trí tò mò của trẻ lại trỗi dậy, trẻ muốn được biết, được hiểu, được tiếp nhận, tiếp thu về vấn đề, sự vật, hiện tượng mới đó Mà người có thể giải thích, truyền tải thông tin mới đó không ai khác là ngoài người lớn-mà cụ thể ở trường mầm non chính là các cô giáo Vì vậy, khi thông tin mới xuất hiện đến với trẻ, trẻ sẽ liên tục đặt các câu hỏi đối với cô để tìm lời giải đáp, cho đến khi thỏa mãn được sự tò mò, sự khám phá của trẻ.

Do số lượng câu hỏi trẻ đặt ra quá nhiều, quá liên tục trong quá trình giao tiếp của trẻ Nên nhiều khi ở trẻ có sự nhầm lẫn khi giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh với các mẫu câu khác.

Trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi dân tộc Thái cũng giống như các trẻ trong độ tuổi mầm non, vốn từ, số lượng kiến thức của trẻ còn hạn chế Cộng thêm với việc trẻ đang sử dụng ngôn ngữ thứ hai-Tiếng Việt, trẻ đang còn chưa hiểu hết nghĩa của từ ngữ, còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt Chính vì vậy, các hệ thống câu trần thuật, câu cầu khiến trẻ sử dụng ít hơn Như để trần thuật lại một vấn đề trẻ cần có nhiều kiến thức, đặc biệt là vốn từ trong khi trẻ dân tộc Thái vốn từ tiếng Việt của trẻ còn hạn chế.

Đặc điểm diễn đạt

Rèn luyện kỹ năng diễn đạt là một quá trình hình thành ở trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp và sự diễn đạt có logic, có trình tự, hình ảnh qua lời nói Luyện cho trẻ nói đúng ngữ pháp theo cấu trúc câu Tiếng Việt, lời nói logic hình ảnh, khi nói phải rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu cảm.

Trẻ 5-6 tuổi dân tộc thiểu số nói chung và trẻ 5-6 tuổi dân tộc Thái nói riêng Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ sau tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộcThái), nên các kỹ năng về phát âm, sử dụng từ ngữ, sử dụng câu còn hạn chế,gặp nhiều khó khăn Việc để trẻ có sắc thái, diễn đạt tốt trong khi sử dụng tiếng

Ngày đăng: 08/09/2024, 09:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w