1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch hồ Ba Bể đối với khách du lịch nội địa

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch hồ Ba Bể đối với khách du lịch nội địa
Tác giả Vũ Thị Phương
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thị Minh Hũa
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 29,69 MB

Nội dung

Luận văn đã xem xét các mối quan hệ giữa các thànhphan cấu thành hình anh điểm đến trong bối cảnh cụ thé, xem xét sự khác biệttrong đánh giá hình ảnh điểm đến của khách du lịch theo đặc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HINH ANH DIEM DEN DU LICH

LUAN VAN THAC Si DU LICH

Ha Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch hồ BaBé doi với khách du lịch nội địa” là công trình nghiên cứu của cá nhân Cáctrích dẫn, số liệu trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng Nhữngkết luận và kết quả nghiên cứu chưa được công bố dưới bat cứ hình thức nào.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng vé sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2022

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠNLuận văn: “Đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch hô Ba Bé doi với khách

du lịch nội địa” được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Dé thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoàisự nỗ lực và cố gang của cá nhân, tác giả nhận được sự hướng dan, sự hỗ trợ vàgiúp đỡ từ nhà trường, từ khoa Du lịch học, các thầy cô giáo, các chuyên gia, các

cá nhân trong và ngoài lĩnh vực đào tạo.

Trước tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giámhiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HàNội và các Thầy/Cô giáo trong khoa Du lịch học của trường đã trực tiếp giảng

dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện hướng dẫn,

giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tự đáy lòngtới cô giáo PGS TS Trần Thị Minh Hòa - người hướng dẫn khoa học đã trựctiếp tận tình chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báutrong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Bên cạnh đó, tác giả cũng vô cùng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè

đã ủng hộ, động viên, quan tâm và chia sẻ trong quá trình học tập Cao học và

hoàn thành luận văn.

Tac giả xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2022

Tác giả luận văn

Trang 5

1.3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -s- 22s se ssessessessesee 3

1.3.1 DOG HUONG an nnnnhn nen e sa 3

Chương 2 TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CO SỞ LÝ LUẬN VE HÌNH

ANH DIEM DEN DU LICH VÀ KHÁI QUÁT DU LICH HO BA BẼ 5

2.1 Tổng quan nghiên cứu 5-2 s2 s2 s2 se s£ssess£ssessEsssseesersessese 52.2 Cơ sở lý luận về hình ảnh điểm đến du lịch . -s-s- 13

2.2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lich -e s- + ss©cs©cscse+ 142.2.2 Hình ảnh điểm đến du lịcÌ e2 e< s2 ©ss£cseee+ss+ssexeersersee 17

2.2.3 Đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch: .- - 5-5 secsessese 242.3 Khái quát về du lịch hồ Ba Bễ - 5-5-5 s©ssessessesseseesesse 25

2.3.1 Nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch của điểm đến hé Ba Bé

— ),HDHẬẤ 25

2.3.2 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn và xây dựng hình

ảnh điểm đến hồ Ba B oe-©s<©cs<Sxe‡EkeEEeExeEketrketrketkerrkerrkrrrerrkerre 42

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI . - 45

3.1 Quy trình mghién CỨU << <2 9 99 9995 999994995886958896966 45

3.2 Xây dựng thang đánh gi á o o5 9.0 006 v00 45

Trang 6

3.2.1 Thu thập thông tin về các thuộc tính hình ảnh điểm đến từ các

NGNIEN CỨU CÓ ẨIFHỚC G5 Ă SẤ S 9 1 Họ 0 00 45

3.2.2 Sử dụng bảng hỏi phi cau trúc dé phỏng vẫn khách du lịch 463.2.3 Tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hop các thuộc tính hìnhthành hình ảnh điểm đến du lịch Ba BỂ - 2-22 csscseceerserscesesscse 48

3.3 Phương pháp thu thập dữ liỆu -< << 5 555555 5< eesseseesee50

3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ CẤp - oe©ceceSsscesereereereerserrerrerreee 503.3.2 Thu thập dữ liệu sơ CẤTP . -e+ + ©ceceSsscesEreereerserserrerrerreee 50

3.4 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu ss- << «=5 sssssses 52

Chương 4 KET QUÁ NGHIÊN CỨU, BAN LUẬN VA KHUYEN NGHI.55

4.1 Kết quả nghiên cứu đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch hồ Ba Bé đối

với khách du lịch nội dia .- << << <1 99 9096 568550850850” 55

4.1.1 Thông tin chung về mẫu nghién CỨU - se sccsessessese 554.1.2 Xác định các yếu tô cầu thành hình anh điểm đến hô Ba Bé 64

4.1.3 Kết quả đánh giá hình ảnh điểm đến của khách du lich nội dia 784.2 Bàn luận và khuyến nghị -s- 2< 5< s° s sessessessessesersersesse 85

N1 nố.e 85

4.2.2 KhUyẾn NGNG cessessessessvessessessssssessessessssssssscssesssssessessesssssscsscsscssssssesseess 88

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANGBảng 2.1: Số lượng khách đến khu du lịch Ba BềBảng 2.2: Cơ sở phục vụ lưu trú lịch điểm đến du lịch hồ Ba BêBảng 3.1: Tổng hợp các thuộc tính của hình ảnh điểm đến

Bảng 3.2: Tổng hợp các thuộc tính được 10% khách du lịch nội

địa nhắc tới qua khảo sát bảng hỏi phi câu trúc

Bảng 3.3: Các thuộc tính hình thành hình ảnh điểm đến du lịch

Ba Bê

Bảng 4.1: Phân bố mẫu theo giới tínhBang 4.2: Phân bố mau theo độ tuổiBảng 4.3: Phân bố mẫu theo trình độ học vấnBảng 4.4: Phân bố mẫu theo nghề nghiệp

Bảng 4.5: Phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhânBảng 4.6: Phân bố mẫu theo thu nhập

Bảng 4.7: Phân bố mẫu theo số lần tới điểm đếnBảng 4.8: Phân bố mẫu theo mục đích chính tới điểm đếnBảng 4.9: Phân bố mẫu theo thời gian lưu trú tại điểm đếnBang 4.10: Phân bố mau theo hình thức tổ chức chuyến điBang 4.11: Phân bố mẫu theo người đồng hành trong chuyền diBảng 4.12: Phân bố mẫu theo kênh thông tin về điểm đến du lịch_ Bang 4.13: Phân tích độ tin cậy của thang đo hình anh điểm đến

hô Ba Bê

Bảng 4.14: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định lần kiểm định cuối

cùng của từng nhóm biên quan sát

Bang 4.15: KMO và Kiểm tra của Bartlett (KMO and Bartlett's

Test)

Bang 4.16: Tổng phương sai được giải thích (Total Variance

Explained)

Bang 4.17: Ma trận xoay (Rotated Component Matrixa)

Bảng 4.18: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Bang 4.19: Tương quan (Correlations)

353645

4748

555657575859596066

6162

Trang 8

Bảng 4.20: Mô hình hồi quy bội

Bang 4.21: Phương sai ANOVA

Bang 4.22: Các thông số của các biến trong phương trình hồi

quy

Bảng 4.23: Đánh giá của khách du lịch nội địa về các yếu tố

hình thành hình ảnh điểm đên hồ Ba Bê

Bang 4.24: Kiém định phương sai theo giới tinhBang 4.25: Kiểm tra sự khác biệt của các phương sai theo nhóm

tuôi

Bảng 4.26: Thống kê mô tả theo nhóm tuôiBảng 4.27: Kiém tra sự khác biệt của các phương sai theo số lần

đi du lịch hô Ba bê

Bảng 4.28: Thống kê mô tả về số lần đi du lịch hồ Ba Bề

(DescriptIves)

767677788182

82

83

83

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNHHình 2.1: Sơ đồ mô tả mối quan hệ và sự hình thành hình ảnh

điêm đên du lịch (tác giả kê thừa va phát triên).

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài

Hình 4.1: Giới tính

Hình 4.2: Độ tuổiHình 4.3: Trình độ học vấnHình 4.4: Nghề nghiệp

Hình 4.5: Tình trạng hôn nhân

Hình 4.6: Thu nhập

Hình 4.7: Ti lệ số lần tới điểm đếnHình 4.8: Mục đích chính tới điểm đếnHình 4.9: Cơ cấu theo thời gian lưu trúHình 4.10: Hình thức tô chức chuyến điHình 4.11: Cơ cấu mẫu theo người đi cùngHình 4.12: Kênh thông tin về điểm hồ Ba Bề của khách du lịch

Hình 4.13: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

2245

5556

57585959606061626263

73

Trang 10

Chương 1 MỞ DAU1.1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam Theo thống kê củaTổng cục Du lịch, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước, tạo ra

2,9 triệu việc làm (2019); tính chung trong giai đoạn 2015 - 2019, ngành Du

lịch có tốc độ tăng trưởng cao, đạt 22,7% Nhận thức được tầm quan trọngcủa du lịch, tại Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướngchính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam với mục tiêuđến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bềnvững; đồng thời cũng chỉ ra sự cần thiết phải tạo dựng hình ảnh du lịch củaViệt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và thương hiệu

của du lịch Việt.

Từ cuối năm 2019 cho tới cuối năm 2021, đại dịch Covid-19 gần như“đóng băng” ngành Du lịch thế giới và du lịch Việt Nam cũng không nằmngoài tầm ảnh hưởng, có thể nói là rơi vào khủng hoảng Ngành Du lịch nướcta đã cơ cấu lại thị trường, lây du lịch nội địa làm mũi nhọn, nhanh chóngtriển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa Đầu năm 2022 cho tớinay, du lịch nước ta có những dấu hiệu hoạt động bình thường trở lại vớinhiều giải pháp dé phục hồi va birt phá Các điểm đến du lịch coi đây là mộtcơ hội mới, cần được nam bắt để thích nghi với hoàn cảnh mới; tập trungnâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đồng thời day mạnh xây dựng và pháttriển hình ảnh điểm đến đề thu hút khách du lịch

Hồ Ba Bé là điểm đến du lịch đặc sắc nhất của tinh Bắc Kạn, có tài nguyêndu lịch rất phong phú và đa dạng Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ViệtNam, được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần

được bảo vệ (1995), được công nhận là khu Ramsar (2011) và là danh lam

thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (2012) Trong những năm

Trang 11

qua, tỉnh Bắc Kan đang nỗ lực xây dựng hình ảnh điểm đến dé in sâu trongtâm trí khách du lịch gắn liền với hình ảnh điểm đến du lịch hồ Ba Bé, tuy

nhiên kết quả hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng

Về mặt lý luận, nghiên cứu đánh giá hình ảnh điểm đến của khách du lịchtrong các bối cảnh khác nhau là rất cần thiết, nó góp phần hoàn thiện kháiniệm và khung lý thuyết đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch [19, tr 680] Vềmặt thực tiễn, việc nghiên cứu này cung cấp các thông tin giúp các địaphương cải thiện hình ảnh điểm đến du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh từđó có thể tăng lượng khách và doanh thu Hiện nay, theo tác giả tìm hiểu thì

vẫn chưa có một nghiên cứu nào về hình ảnh điểm đến cho địa bàn tỉnh BắcKạn nói chung và hồ Ba Bề nói riêng Trên cơ sở đó, tác giả đã thực hiệnnghiên cứu đề tài “Đánh giá hình anh điểm đến du lịch hồ Ba Bê dối với

cầu thành hình hình ảnh điểm đến nói riêng và hình ảnh tổng thê điểm đến hồBa Bề nói chung

Trang 12

- Phân tích những đánh giá hình ảnh điểm du lịch hồ Ba Bề của khách du

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài1.4.1 Ý nghĩa khoa học

Sản pham/dich vụ du lịch không những phức tạp, đa chiều, mang tính vôhình, phụ thuộc vào đặc trưng của điểm đến, mà còn được đánh giá bởi chủquan của mỗi cá nhân nên khó có sự thống nhất về khái niệm cũng như thangđo hình ảnh điểm đến Luận văn đã xem xét các mối quan hệ giữa các thànhphan cấu thành hình anh điểm đến trong bối cảnh cụ thé, xem xét sự khác biệttrong đánh giá hình ảnh điểm đến của khách du lịch theo đặc điểm nhân khẩuhọc, kinh nghiệm du lịch Kết quả nghiên cứu của dé tài dự kiến góp phần bổsung khung đánh giá hình ảnh điểm đến phù hợp với đặc trưng điểm đến dulịch hồ Ba Bẻ; góp phần hoàn thiện hệ thông lý luận và làm phong phú nguồntài liệu về hình ảnh điểm đến

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 13

Nghiên cứu đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch hồ Ba Bề nhằm cung cấpcác thông tin đánh giá về vai trò của từng thành phan/yéu tố cấu thành hìnhảnh điểm đến va mối quan hệ giữa chúng - đây là những đánh giá khách quantừ phía khách du lịch nội địa Những thông tin đó cần thiết, quan trọng chocác nhà quan lý du lich Bắc Kạn nói chung và Ba Bề nói riêng trong việc cảithiện hình ảnh điểm đến, đồng thời là căn cứ dé thực hiện các chiến lược tiếpthị điểm đến hồ Ba Bẻ.

Đề tài không chỉ có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý du lịch, doanh

nghiệp du lịch ở địa bàn nghiên cứu, mà còn là tài liệu tham khảo cho các địa

phương khác có những nét đặc trưng tương đồng trong việc cải thiện và pháttriển hình ảnh điểm đến du lịch Đề tài cũng là tài liệu tốt phục vụ cho công

tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên, sinh viên ngành

Du lịch.

1.5 Bố cục của đề tàiNội dung của luận văn, được thiết kế gồm 4 chương và phần kết luận:

Chương 1 Mở đầuChương 2 Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận về hình ảnh điểm đến dulịch và khái quát du lịch hồ Ba Bể

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu đề tàiChương 4 Kết quả nghiên cứu, bàn luận và khuyến nghịKết luận

Trang 14

Chương 2 TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HÌNH

ANH DIEM DEN DU LICH VÀ KHÁI QUÁT DU LICH HO BA BE2.1 Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu về hình ảnh điểm đến là một lĩnh vực lâu đời, phd biến tronghơn 30 năm qua và ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu du lịch quan tâm;điều này được thể hiện ở sự gia tăng số lượng các công trình nghiên cứu vềchủ dé này Gallarza và cộng sự (2002) [30] đã trình bay bài đánh giá và thảoluận về khái niệm và đo lường hình ảnh điểm đến từ năm 1971 đến năm 1999;trong khi Pike (2002) [18] đã xem xét khoảng 142 nghiên cứu phân tích vềhình ảnh điểm đến từ năm 1973 đến năm 2000; Aziz A and Zainol N.A

(2011) [15] tổng quan và tóm tắt các nghiên cứu một cách có chọn lọc về hìnhảnh điểm du lịch đến từ năm 1974 - 2008

Các công trình nghiên cứu về hình ảnh điểm đến chủ yếu được phân ralàm 2 loại: Khái niệm và thực nghiệm Trong tổng số các tài liệu về hình ảnhđiểm đến, ước tính có khoảng đưới 30% các công trình thuộc về nghiên cứukhái niệm, với những chủ đề tương tự như nhau như: trình bày và thảo luận vềcác loại hình ảnh điểm đến (Bennett và Koudelova, 2001; Bramwell và

Rawding, 1996; Choi và cộng sự, 2007; Gartner 1993; MacKay và Couldwell,2004; Ryan và Cave, 2005; Prebensen, 2007; White, 2004) hoặc khái niệm

hóa hình ảnh điểm đến (Dann, 1996; Gallarza và cộng sự, 2002; Selby vàMorgan, 1996; Sirgy va Su, 2000; Xiao va Mair, 2006) [15, tr 41] Da phancác nghiên cứu còn lại là nghiên cứu thực nghiệm va cũng phan lớn chúngđược thiết kế dé đo lường hình ảnh điểm đến (đo lường hình anh nhận thức,

hình ảnh cảm xúc, hoặc cả hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc).

Những nghiên cứu trong ba thập kỷ qua đã chứng minh răng hình ảnhđiểm đến là một khái niệm có giá trị trong việc lựa chọn điểm đến của kháchdu lịch Một số nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến

Trang 15

và sở thích hoặc ý định thăm viễng (Goodrich, 1978; Mayo, 1973; Hunt,1975; Milman và Pizam, 1995; Scott, Schewe va Frederick, 1978); tìm hiéutac động của chuyên thăm trước đó đối với hình anh điểm đến (Ahmed, 1991;

Chon, 1990; Dann, 1996; Fakeye va Crompton, 1991; Fridgen, 1987; Hu vàRitchie, 1993; Milman va Pizam, 1995; Pearce, 1982; Phelps, 1986); xem xét

mối quan hệ giữa vi trí địa lý và hình anh điểm đến trong nhận thức của khách

du lịch (Ahmed, 1991; Crompton, 1979; Fakeye va Crompton, 1991; Hunt1975; Scott và cộng sự, 1978) Những tac gia khác khác thì tap trung vào việc

đo lường hình ảnh điểm đến (Echtner và Ritchie, 1993; Driscoll, Lawson vàNiven, 1994); nhận diện các thành phần của điểm đến (Dann, 1996; MacKayvà Fesenmaler, 1997); nhận diện các yếu tố bao trùm (Baloglu và Brinberg,1997; Walmsley và Jenkins, 1993); kiêm tra những tác động của yếu tô thờigian đến sự thay đôi hình ảnh điểm đến (Gartner, 1986; Gartner va Hunt,1987); tìm hiểu sự khác biệt giữa hình ảnh du lịch (nhu cầu) và những gì đượcdự báo bởi các điểm đến (Stabler, 1990) [18 tr 867-869]

Về khái niệm:Một số nghiên cứu dé xuất hình ảnh điểm đến như là: “sự thé hiện tất cảkiến thức, ấn tượng, định kiến va suy nghĩ cảm xúc của một cá nhân hoặc mộtnhóm về một đối tượng hoặc địa điểm cụ thể” [38, tr 42], “tổng hợp của niềmtin, ý tưởng và an tượng mà mọi người có về một địa điểm hoặc điểm đến”

[25, tr.18] hoặc “hiện tượng tri giác được hình thành thông qua khách du lịch”

[25 tr.19]; “hình ảnh điểm đến là một ấn tượng tổng thể, được hình thành dođánh giá các thuộc tính riêng lẻ có thể chứa cả nội dung nhận thức và cảmxúc” [27, tr.40]; và cũng là một “tập hợp các niềm tin và ấn tượng dựa trên

quá trình xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau” [23, tr 119]

Về thành phần:

Trang 16

Trong hầu hết các nghiên cứu du lịch, thành phần hình ảnh nhận thứcthường đề cập đến các thuộc tính vật lý của một điểm đến trong khi thànhphần hình ảnh tình cảm gồm phản ứng cảm xúc của cá nhân đối với địa điểm

đó.

Thành phan hình ảnh nhận thức của hình ảnh điểm đến được đo lường vàxác định để hiểu mọi người ra quyết định lựa chọn điểm đến du lịch dựa trênnhững nhân tô nào (Alhemoud va Armstrong, 1996; Bonn và cộng sự, 2005;

Chen va Hsu, 2000; Chen va Uysal, 2002; Chen va Tsai , 2006; Crompton1979; Fallon va Schofield, 2007; Gartner, 1989; Goodrich, 1978; Hankinson,2004; Ibrahim va Gill, 2005; Law và cộng sự, 2004; Leisen, 2001) [15, tr 44].

Những nghiên cứu nay chỉ ra rằng thành phần nhận thức đại diện cho sy théhiện của tri thức về các đặc điểm môi trường

Nhiều tác giả khác lại ủng hộ quan điểm rằng các thiết lập hình ảnh điểmđến có cả hình ảnh nhận thức và tình cảm (Burgess, 1978; Hanyu, 1993;

Lynch, 1960; Russel và Pratt, 1980; Russel, Lewicka và Niit, 1989) Thành

phan nhận thức là kiến thức về các thuộc tính khách quan của điểm đến trongkhi thành phan tình cảm là cảm xúc mà điểm đến mang lại (Genereux, Wardvà Russel, 1983) [15, tr 45] Một số tác giả cho rằng đánh giá hình ảnh tình

cảm phụ thuộc vào đánh giá hình ảnh nhận thức (Anand, Holbrook và

Stephens, 1988; Burgess, 1978; Gartner, 1993; Lynch, 1960; Holbrook, 1978;Reibstein, Lovelock va Dobson, 1980; Russel va Pratt, 1980; Stern va

Krakover, 1993) [18, tr 872] Sự phân biệt và hướng của mối quan hệ giữacác thành phần hình ảnh nhận thức và tình cảm đã được nhấn mạnh trongnhiều mô hình ra quyết định của người tiêu dùng và du lịch (Crompton và

Ankomah, 1993; Mayo va Jarvis, 1981; Woodside và Lysonski, 1989) [18, tr.874].

Trang 17

Ca đánh giá nhận thức và tình cảm đều tạo thành hình ảnh tổng thé củamột địa điểm (Mazursky va Jacoby 1986, Stern và Krakover 1993) [18, tr.873] Gartner tuyên bố rang nhận thức của moi người về các thuộc tính khácnhau trong một điểm đến sẽ tương tác dé tạo thành một hình ảnh tổng hợphoặc tổng thể [31, tr 201] Ahmed lưu ý rằng một van dé quan trọng tronghình ảnh điểm đến là xác định mối quan hệ giữa hình anh tổng thé với cácthành phần khác và khái niệm tổng thé có thé thuận lợi hoặc không thuận lợi

[14, tr 335].

Về nguồn thông tin:Vai trò của các nguồn thông tin trong sự hình thành hình ảnh điểm đếnđược nhắn mạnh trong mô hình của Fakeye và Crompton’s: “hình ảnh nhậnthức được hình thành bởi các yếu tố bên ngoài bao gồm các nguồn thông tinkhác nhau như các nỗ lực quảng bá về một điểm đến thông qua các phươngtiện truyền thông, lời giới thiệu của bạn bé và người thân hoặc truyền miệng”[29, tr 15] Burgess (1978) đưa ra giả thuyết rằng loại, chất lượng và số lượngthông tin sẽ xác định loại hình ảnh có thể phát triển; Gartner (1993) cho rằngloại và số lượng nguồn thông tin nhận được ảnh hưởng đến sự hình thành hìnhảnh nhận thức của hình ảnh điểm đến du lịch nhưng không ảnh hưởng đến

hình ảnh cảm xúc [18, tr.874].

Về động lực tâm lý xã hội:

Động lực thường được định nghĩa là các lực lượng tâm lý xã hội khiến

một cá nhân có ý định lựa chọn và tham gia vào một hoạt động du lịch (Beard

và Raghep 1983; Crandall 1980; Iso-Ahola 1982) [18, tr.875] Hình anh cua

một điểm đến có liên quan nhiều đến các lợi ích du lịch được tìm kiếm (độngcơ) Khách du lịch thường xác định hình ảnh của một điểm đến trước và sauchuyến thăm (Mill và Morrison, 1992) Trong quá trình lựa chon điểm đến,hình ảnh được hình thành liên quan đến các động cơ thúc đây một cách có ý

Trang 18

thức hoặc vô thức (Moutinho, 1987); động cơ tâm lý của các điểm du lịch cóảnh hưởng đến hình ảnh của khách du lịch về điểm đến (Mayo và Jarvis,1981); mối quan hệ giữa động cơ thúc đây và hình ảnh điểm đến nên đượckhám pha dé hiểu rõ hơn về hành vi của khách du lịch (Pearce, 1995) [18, tr.876] Một số tác giả cho rằng động cơ có liên quan đến thành phần cảm xúccủa hình ảnh và hình anh tình cảm của một cá nhân đối với điểm đến, ở mộtmức độ lón, bị ảnh hưởng bởi động lực (lợi ích tìm kiếm) từ trải nghiệm du

lịch (Dann 1996; Gartner 1993; Walmsley và Jenkins 1993) [18, tr 875]

Về sự chi phối của đặc điểm nhân khẩu học (bién nhân khẩu học):Hầu hết các mô hình nghiên cứu sự hình thành hình ảnh điểm đến và lựachọn điểm đến có kết hợp các biến số nhân khẩu học như các đặc điểm thôngthường của khách du lịch ảnh hưởng đến nhận thức về đối tượng và điểm đến

(Friedmamn và Lessig 1986; Stabler 1990; Um và Crompton 1990; Woodside

và Lysonski 1989) [18, tr 876] Các biến số như tuổi tác, học van, thu nhập,giới tính, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân đều được cho là có ảnh hưởngđến nhận thức và cảm xúc; tuổi tác và trình độ học vấn dường như là nhữngyêu tô quyết định chính đến nhận thức về hình ảnh điểm đến (Crompton 1990,

Baloglu 1997) [18, tr 877].

Walmsley và Jenkins đã nghiên cứu hình ảnh tình cảm của một số khunghỉ dưỡng ở Bờ biển phía Bắc của New South Wales, Úc Nghiên cứu chỉ rarằng hình anh tình cảm của một số khu nghỉ mát cho thấy sự khác biệt do giới

tính và tuôi tác [49, tr 7] Baloglu đã kiểm tra các biến thé hình ảnh của HoaKy dựa trên các đặc điểm xã hội học của khách du lịch Tây Đức Tác giả đãtìm thấy một vài khác biệt về hình ảnh do tuổi tác, tình trạng hôn nhân vànghề nghiệp Tuy nhiên, tuổi tác là biến số xã hội học quan trọng nhất [16,tr.12] Husbands đã điều tra mối quan hệ giữa nhận thức về du lịch và các

biên sô xã hội học và nhận thây răng nhận thức của người dân địa phương

Trang 19

Livingstone, Zambia khác nhau đáng ké chi dựa trên các biến số tuổi và giáodục [35, tr 246] Stern và Krakover đã chọn trình độ học vấn là một trongnhững đặc điểm quan trọng nhất và điều tra ảnh hưởng của trình độ học vấncủa các cá nhân đến mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm và hình ảnh tổngthé [46, tr.134].

Về đánh giá hình ảnh điểm dén:Echtner và Ritchie [28, tr.5-6] và Dan [26, tr 124] đề xuất rằng các phépđo hoàn chỉnh phải giải quyết cả các đặc điểm thuộc tính và tông thé của mộtđiểm đến du lịch Các đặc điểm thuộc tính nên được đo lường một cách thíchhợp băng cách sử dụng các câu hỏi không có cấu trúc Tuy nhiên, Echtner vàRitchie [28, tr 9] cảnh báo rằng các câu hỏi không có cấu trúc phụ thuộcnhiều vào khả năng người trả lời trả lời bằng lời nói hoặc bằng văn bản Bêncạnh đó, bản chất định tính của dữ liệu sẽ hạn chế loại phân tích và suy luậnthống kê để lựa chọn; cho nên cần kết hợp cả phương pháp định tính và định

lượng.

Trong nghiên cứu định lượng, một số công trình nghiên cứu đã sử dụngphương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Anpha và phân tích nhân tố déxác định các thành phan/yéu tố cấu thành hình ảnh điểm đến (Baloglu và

Brinberg, 1997; Baloglu va McCleary, 1999; Gartner, 1989; Goodrich, 1978)

[15, tr 49] Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá, đo lường hìnhảnh điểm đến mẫu được trích xuất ngẫu nhiên/thuận tiện từ dân sỐ chung hoặc

từ khách du lịch, ví dụ như Baloglu và Mangaloglu (2001), Chen và Uysal

(2002), Bonn et al (2005), Lobato và cộng sự (2006), Grosspietsch (2006),

Hosany và cộng sự (2006) va Castro et al (2007) đã sử dung lay mẫu ngẫu

nhiên đơn giản [15, tr.50].

Ve ý nghĩa của việc nghiên cứu hình ảnh diém đên:

10

Trang 20

Việc đánh giá chính xác hình ảnh điểm đến là điều kiện tiên quyết trongviệc thiết kế một chiến lược định vị điểm đến hiệu quả (Reilly, 1990; Sonmezvà Sirakaya, 2002) và xúc tiến du lịch (Court và Upton, 1997) Định vị giảiquyết vấn đề là làm thế nào để điểm đến của mình được thị trường tiềm năngnhìn nhận Các thuộc tính của điểm đến thường phù hợp với nhu cầu của thịtrường mục tiêu (Reilly 1990) Do đó, một số nghiên cứu đã sử dụng các biếndựa trên hình ảnh trong nỗ lực xây dựng chiến lược tiếp thị cho điểm đến

(Chen và Hsu, 2000; Chon, 1991; Fakeye và Crompton 1991; Gartner va

Hunt, 1987; Leisen, 2001; Sirgy va Su , 2000) [15, tr.50].

Dinh vi 1a qua trinh thiét lập một vi trí đặc biệt cho một điểm đến trong

tâm trí khách du lịch tại các thị trường mục tiêu (Fakeye va Crompton, 1992;

Echtner và Ritchie 1993) Việc phát triển chiến lược định vị bao gồm xác địnhhình ảnh điểm đến của phân khúc thị trường mục tiêu và so sánh những hìnhảnh này với hình ảnh của các đối thủ cạnh tranh (Ahmed, 1996; Fakeye vaCrompton, 1991) Nếu một điểm đến không được phân biệt với các điểm đếntương tự, thì khả năng được cân nhắc và lựa chọn trong quá trình quyết định

du lịch sẽ giảm (Alhemoud va Armstrong, 1996) Hình ảnh cũng đã được sử

dụng rộng rãi dé phân biệt một điểm đến với các đối thủ cạnh tranh của nó(Crompton, 1979; Fakeye va Crompton, 1991) và dé thu hút khách du lịchdành thời gian tại điểm đến (Ahmed, 1996) [15, tr.51]

Về các nghiên cứu hình ảnh điểm đến ở Việt Nam:Ở Việt Nam các nghiên cứu về hình ảnh điểm đến du lịch tuy mới, nhưngcũng có một số hướng nghiên cứu điển hình: nghiên cứu về xác định thang đohình ảnh điểm đến, tác động của hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành, đến

dự định quay trở lại của du khách.

Một số công trình xây dựng thang đo và đo lường hình ảnh điểm đến dulịch tại các bối cảnh khác nhau như: bai báo Do lường hình ảnh điểm đến Huế

11

Trang 21

đối với khách du lịch Thái Lan của Lê Thị Hà Quyên [7], luận án Do lườnghình ảnh điểm đến đối với khách du lịch quốc tế của Nguyễn Thị Bích Thủy[12], luận văn Do lường hình ảnh điểm đến du lich Da Nẵng đối với khách dulịch nội địa của Phạm Thị Kim Phương [8], luận văn Do lường hình anh điểmđến của tỉnh Dak Lak đối với khách du lịch nội địa của Trương Thị Hoàng

Hạnh [3].

Một số công trình đánh giá tác động của hình ảnh điểm đến tới lòng trungthành, ý định quay trở lại của du khách như: Luận án tiến sĩ Hình ảnh điểmđến, giá trị tâm lý xã hội tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành củakhách du lịch đến Đà Lạt của Phan Minh Đức [2]; luận án Ảnh hưởng củahình ảnh điểm đến du lịch Huế tới ý định quay trở lại của du khách củaNguyễn Thị Lệ Hương [4]; luận án Tác động của hình ảnh điểm đến tới lòng

trung thành của khách hàng — trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An củaNguyễn Xuân Thanh [10]; bài báo Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Namđến dự định quay trở lại của du khách Quốc tế của Dương Quế Nhu và cộng

Trang 22

Giả thuyết 5: Loại nguồn thông tin được sử dụng ảnh hưởng đáng kế đến

lịch.

Các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu phong phú, đáng tin cậy dé luận văncó sự kế thừa về cơ sở lý luận, mô hình và phương pháp nghiên cứu dé vậndụng vào luận văn một cách hợp lý, khoa học Từ tổng quan tài liệu, tác giảthấy rằng mặc dù các công trình nghiên cứu về hình ảnh của điểm đến khápho bién, da phan là các nghiên cứu thực nghiệm ở các điểm đến cụ thé

Trong mỗi bối cảnh nghiên cứu khác nhau (về không gian, thời gian nghiêncứu) thì các nhân tố và thuộc tính hình thành hình ảnh điểm đến không hoàntoàn giống nhau, có sự kế thừa nhưng cũng có nét độc đáo, đặc trưng của diaphương Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về hình ảnh điểm đến

du lịch Bắc Kạn nói chung và hồ Ba Bê nói riêng Cho nên, việc nghiên cứuhình ảnh điểm đến tại hồ Ba Bề vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực

tiễn

2.2 Cơ sở lý luận về hình ảnh điểm đến du lịch

13

Trang 23

2.2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch

Theo Tổ chức du lịch Thế giới: “Du lịch bao gom tất cả moi hoạt động

của những người du hành, tạm trú, trong mục dich tham quan, kham pha va

tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũngnhư mục dich hành nghề và những mục dich khác nữa, trong thời gian liêntục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưngloại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiên Du lịch cũng là mộtdạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác han nơi định cu” [41,

tr 1].

Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch la các hoạt động có liên quan đếnchuyến di của con người ngoài nơi cự trú thường xuyên trong thời gian khôngqua 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu câu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp

khác” [9, tr 1].

Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa địnhnghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gôm các hoạt động tổ chứchướng dan du lich, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanhnghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cau về di lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giảitrí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phảiđem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho

ban thân doanh nghiệp” [1, tr 13].

14

Trang 24

Theo Michael Coltman định nghĩa du lịch theo các bên liên quan: “Du lịch

là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tổ trong quá trình phục vụ dukhách, bao gôm: du khách, nhà cung ứng dịch vu, cu dân sở tại và chínhquyên nơi đón khách du lịch” [24, tr 8]

Tổng hợp từ các khái niệm trên, luận văn tiếp cận khái niệm du lịch dướigóc độ của khách du lịch và rút ra những điểm chung nhất - đó cũng là nhữngcơ sở cho những phan nghiên cứu về sau: 1 - Du lich là sự di chuyên ra khỏinơi sinh sống thường xuyên; 2 - Khoảng thời gian không quá | năm liên tục;3 - Mục đích của chuyến đi là tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khámphá tài nguyên du lịch và có thể kết hợp với các mục đích khác Từ nhữngđiểm mau chốt này, tác giả có cơ sở dé xác định đối tượng khách du lịch khitiến hành khảo sát

Trong Luật du lịch 2017, tại chương 2, điều 10 cũng có đề cập: “Khách dulịch là người di du lịch hoặc kế hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làmviệc để nhận thu nhập ở nơi đến” [9, tr 1] Khách du lịch bao gồm 3 loại đólà khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch

ra nước ngoài Trong đó, khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người

nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thé Việt Nam; khách dulịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài vào Việt Nam du lịch; khách du lịch ra nước ngoài là công dânViệt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài [9, tr.

4].

Khác với Luật du lịch Việt Nam, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệpquốc - UNWTO phân chia khách du lịch ra làm 2 loại gồm khách du lịch quốctế (Inbound-outbound visitors) và khách du lịch nội địa (Domestic visitors):Khách du lịch quốc tế là khách du lịch thực hiện chuyến đi ra khỏi quốc giamà họ cư trú Chuyến đi được xác định là lượt xuất — nhập cảnh tại các cửa

15

Trang 25

khẩu quốc tế của quốc gia Khách du lịch nội địa là khách du lịch thực hiệnchuyến di trong quốc gia mà họ cư trú [9, tr 2] Chuyên đi được xác định từnơi môi trường sống thường xuyên đến khi trở về nơi xuất phát.

Như vậy, dù có theo Luật du lịch Việt Nam hay theo cách phân loại của T 6chitc Du lich Thé giới, thì khách du lịch nội địa của Việt Nam được khảo sát

trong đề tài là những đối tượng có Quốc tịch và hiện đang sinh sống tại Việt

Nam, di du lịch trong lãnh thô Việt Nam (thực tế khảo sát, đã loại trừ nhữngngười nước ngoài có Quốc tịch Việt Nam và sinh sống lâu dài tại Việt Nam,

do không thu được mẫu phiếu khảo sát nào với đối tượng này).

Khi tìm hiểu về khách du lịch, cũng cần phải nắm được những yếu tố chiphối tới đặc điểm khách du lịch: Khách du lịch được hình thành dựa trên mụcđích chuyến đi, phạm vi di chuyền, thời gian lưu trú Hoạt động du lịch củakhách du lịch chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Thời gian rảnh rỗi, mức thu

nhập, trình độ văn hóa, sở thích, môi trường chính trị, giao thông vận tải

Cho nên, cùng là đối tượng khách du lịch nội địa nhưng những nhóm đối

tượng với đặc điểm khác nhau sẽ có thông tin phản hồi không giống nhau.

2.2.1.2 Diém đến du lịchCó nhiều khái niệm về điểm đến du lịch, các tác giả khi xem xét dưới các

góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn nhận và đưa ra khái niệm khác nhau:

Theo Nguyễn Văn Mạnh, điểm đến du lịch là một địa điểm chúng ta có thểxác nhận bằng đường biên giới địa lý, biên giới chính trị, biên giới kinh tế; cótài nguyên hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách

du lịch [5, tr 30].

Ritchie, J R B cũng cho răng điểm đến du lịch là một vùng địa lý đượcxác định cụ thể, trong đó khách du lịch tận hưởng các trải nghiệm du lịchkhác nhau; là nơi được xác định bởi yếu tố địa lý, có thé chế chính trị vakhuôn khô pháp lý riêng Nơi đó phải được đặt tên hiệu cụ thé [44, tr 26]

16

Trang 26

Hai tác giả trên nhìn nhận điểm đến du lịch dựa vào phạm vi dia lý hayranh giới hành chính và điểm đến du lich được phân chia thành các quy mô:

Quy mô lớn - cấp độ khu vực (châu Âu, Nam Á ); điểm đến vĩ mô - quy môcấp độ quốc gia (Pháp, Hàn Quốc, Việt Nam ); điểm đến vi mô (vùng, tỉnh,

quận/huyện, thị tran).

Một số góc nhìn khác như: UNWTO cho rang điểm đến du lịch là vùngkhông gian mà khách du lịch ở lại ít nhất 1 đêm, bao gồm các sản phẩm dulịch, dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hànhchính dé quản lý và có sự nhận diện về hình anh dé xác định khả năng cạnhtranh trên thị trường [48, tr 11] Beerli, A đề cập điểm đến du lịch là sảnphẩm du lịch mang tính tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như điều kiện

thời tiết, khí hậu, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hay kiến trúc thượng tầng, cácdịch vụ, đặc điểm tự nhiên và văn hóa mang lại trải nghiệm cho khách du lịch

[20, tr 624-625].

Như vậy, dưới góc độ đơn vi cung ứng san phẩm và dịch vụ du lịch, kháiniệm điểm đến du lịch của UNWTO và Beerli đề cập một cách tương đối về

không gian, có thé là một đất nước, một khu vực, một thành phố, hay chỉ là

một điểm có sức hấp dẫn, nhưng phải là nơi cung cấp những sản phẩm du lịchtong hợp mang lại những trải nghiệm tuyệt vời, đáng nhớ cho khách du lịch

Tác giả cho rằng, khi nói về điểm đến du lịch cần phải làm rõ về mặtkhông gian địa lý và xác định được các các nguồn lực du lich, các yếu tố thuhút khách du lịch, các sản phẩm hữu hình và vô hình phục vụ cho hoạt độngkinh doanh du lịch Hai khái niệm “điểm đến du lịch” và “điểm du lịch” có sự

khác biệt ít nhiều về mặt bản chất; trong nghiên cứu này đề cập tới hồ Ba Bêdưới góc độ một điểm đến du lịch.

2.2.2 Hình ảnh điểm đến du lịch2.2.2.1 Khái niệm hình ảnh điểm đến

17

Trang 27

Hunt, J cho rằng hình ảnh điểm đến là những ấn tượng mà một người hoặcnhiều người lưu giữ về một địa điểm không phải nơi cư trú của họ [34, tr 2].Mở rộng quan điểm đó, Lawson và Baud Bovy cũng dé cập hình ảnh điểmđến là sự thé hiện tat cả kiến thức khách quan, ấn tượng, thành kiến, trí tưởngtượng và suy nghĩ cảm xúc mà một cá nhân hoặc nhóm có thể có về một địa

điểm cụ thể [39, tr 13-15] Như vậy, hình ảnh điểm đến là những thứ cònđọng lại trong trí nhớ, trong suy nghĩ, trong cảm xúc của của con người vềđiểm đến và có thé là ấn tượng tốt hoặc ấn tượng không tốt.

Ngoài ra, có một số quan điểm khác về hình ảnh điểm đến như:Hình ảnh điểm đến là tổng thể niềm tin, suy nghĩ và ấn tượng của mộtngười về một điểm đến du lịch [25, tr 18] Hình ảnh điểm đến là sự biểu hiệnvề mặt tình cảm của một cá nhân qua lý trí, cảm xúc và những ấn tượng toàndiện về một điểm đến [17, tr 145] Hình ảnh điểm đến là toàn bộ ấn tượng,niềm tin, ý nghĩ, mong đợi và tình cảm tích lũy về một nơi theo thời gian [37,tr 221] Hình anh điểm đến là tập hợp toàn bộ nhận thức của khách du lịch vềmột điểm đến [48, tr 7]

Từ các quan điểm trên, một số điểm mau chốt được rút ra như sau:- Hình anh điểm đến bao gồm những ấn tượng tổng thé hay tập hợp cácthuộc tính đơn lẻ tạo nên ấn tượng chung, cách nhìn nhận rất đa chiều và đượchình thành phụ thuộc vào bối cảnh cụ thé; nghĩa là các bối cảnh khác nhau cóthể hình thành hình ảnh điểm đến khác nhau, do cách nhìn nhận khác nhau.

- Các tác giả trên phần lớn đều nhắc tới các từ và cụm từ: “ấn tượng”,“nhận thức”, “niềm tin”, “tình cảm” của khách du lịch về điểm đến du lịch.Điều đó cho thấy, khách du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc xác địnhmột hình ảnh điểm đến du lịch nào đó Do vậy việc đánh giá hình ảnh mộtđiểm đến của khách du lịch là rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.

18

Trang 28

Sau khi xem xét các quan điểm trên, tác giả cho răng: Hình ảnh điểm đếnlà những ấn tượng còn lại (cả nhận thức và tình cảm) trong tâm trí khách dulịch, sau khi họ đã trải nghiệm hoạt động du lịch tại một điểm đến du lịch.

Hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến việc ra quyết định du lịch, nhận thức và

hành vi của khách du lịch tại một điểm đến cũng như mức độ hài lòng và hồiức về trải nghiệm Đây cũng là quan điểm xuyên suốt để xem xét sự đánh giá

về hình ảnh điểm đến du lịch hồ Ba Bề của khách du lịch nội địa

2.2.2.2 Sự hình thành hình ảnh điểm đến du lịchLuận văn tong hợp từ các nghiên cứu có trước, cho rằng quá trình hìnhthành điểm đến du lịch là một quá trình phức tạp, đa chiều:

Hình ảnh điểm đến có thé hình thành từ các nguồn thông tin Nguồn thôngtin chính là cơ sở đầu tiên trong hình thành điểm đến Thông tin đến vớikhách du lịch có được từ rất nhiều nguồn như: từ hoạt động quảng cáo, tiếpthị hay truyền miệng qua các kênh truyền thống hay hiện đại; các thông tinnày sẽ tác động tới nhận thức của khách du lịch Thực tế, sau khi tiếp xúc với

các thông tin đã có, qua nhận thức của từng cá nhân sẽ hình thành hình ảnh

riêng về điểm đến trong tâm trí khách du lịch

Các thông tin khá đa dạng, Beerli cho rằng có 5 loại thông tin đó là thôngtin bao phủ, thông tin công khai, thông tin tự điều khiển, thông tin hữu cơ,thông tin thăm viếng [21, tr 491-492] Nhưng dù là loại nào thì nguồn thôngtin cần trung thực, găn với đặc trưng của điểm đến tránh việc kỳ vọng cao vàkết quả sẽ dẫn đến thất vọng lớn đối với khách du lịch Điều này cần được lưutâm trong khi quảng cáo, tiếp thị và xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch

Tiếp theo, hình thành điểm đến du lịch còn được hình thành từ các hìnhảnh (không đề cập trực tiếp tới nguồn thông tin):

Theo Phelps hình ảnh điểm đến du lịch được tạo ra từ hình ảnh sơ cấp(được hình thành từ hoạt động du lịch thực tẾ, trải nghiệm của bản thân, bạn

19

Trang 29

bè, người thân) và hình ảnh thứ cấp (hình thành từ thông tin quảng cáo, truyền

thông, từ đại lý du lịch) [43, tr 173].

Fakeye và Crompton lại cho rằng hình ảnh điểm đến hình thành trong mỗicá nhân bị chi phối bởi hình ảnh hữu cơ (từ sự giới thiệu của bạn bẻ ngườithân), hình ảnh tạo ra (từ hoạt động xúc tiễn quảng bá du lịch), hình ảnh phứchợp (từ trải nghiệm trực tiếp của bản thân với vai trò khách du lịch tại điểmđến du lịch) [29, tr 13] Hình ảnh phức hợp trên sẽ có vai trò quan trọng trong

việc tác động tới khách du lịch trong việc quay trở lại và giới thiệu điểm đến

VỚI moi ngudi.

Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rang sự hình thành hình ảnh điểm đến làsự kết hợp giữa các yếu tố cá nhân với nguồn thông tin và hình ảnh Beerlikhăng định nguồn thông tin - hình ảnh và các yếu tố cá nhân tác động tới việchình thành hình ảnh điểm đến du lịch Hình ảnh điểm đến du lịch được hìnhthành trong mỗi cá nhân được cấu thành từ hình ảnh nhận thức và hình ảnh

tình cảm trong cá nhân đó [20, tr 629] Trong đó:

+ Nguồn thông tin — hình ảnh gồm: Thông tin — hình ảnh sơ cấp (thu lượmtừ trải nghiệm thực tế của khách du lịch thông qua kinh nghiệm, cường độ du

lịch); nguồn thông tin — hình ảnh thứ cấp (từ thông tin truyền miệng, thông tin

nhận được qua hoạt động quảng bá du lịch).

+ Những yếu tố cá nhân: Động cơ đi du lịch, trải nghiệm hoạt động du lịchtại điểm đến, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội

Trong nghiên cứu này có tiếp thu quan điểm về sự hình thành điểm đếncủa Beerli, hình ảnh điểm đến được hình thành tổng hợp từ nguồn thông tin,hình anh và phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân của khách du lịch nội địa

2.2.2.3 Các thành phan của hình ảnh điểm đếnTrong các tài liệu về hình ảnh điểm đến có trước, với các bối cảnh khácnhau thì thành phan/yéu tố cau thành của hình ảnh điểm đến không đồng nhất.

20

Trang 30

Việc xác định thành phần điểm đến phù hợp với bối cảnh (không gian, thờigian) sẽ có ý nghĩa rất lớn cho việc đánh giá hình ảnh điểm đến và tác độngcủa nó tới đối tượng nghiên cứu.

Một số các tác giả đã đề cập đến “nhận thức điểm đến” bao gồm cả nhậnthức lý trí và nhận thức tình cảm, hay nói cách khác hình ảnh điểm đến đượctạo nên từ hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc Nếu chỉ đề cập tới hìnhảnh nhận thức thì đánh giá về hình ảnh điểm đến sẽ chưa tron ven [16, 26, 30,

- Thuộc tính chung — thuộc tính độc đáo, duy nhất Trong đó, thuộc tính

chung là những thuộc tính phổ biến (ví dụ như cảnh quan đẹp, sự hiếukhách ); thuộc tính độc đáo thường là những thuộc tính riêng, tồn tại duy

nhất tại điểm đến

- Các thuộc tính cá nhân — hình anh tông thể, toàn diện: Từ việc đánh giá,nhận thức các thuộc tính cá nhân mà khách du lịch đưa ra niềm tin, ấn tượng,cảm xúc và mong đợi được thé hiện trong hình ảnh tong thé

Tuy cách tiếp cận có khác các tác giả ké trên, nhưng Echtner va cộng sự

vẫn hướng bộ 3 thuộc tính đó vào các thuộc tính hình ảnh nhận thức và hình

ảnh cảm xúc trong quá trình nhận thức và phân tích hình ảnh điểm đến du

lịch.

21

Trang 31

Hình 2.1: Sơ đồ mô tả mối quan hệ và sự hình thành hình anh điểm đến du

lịch (tác giả kế thừa và phát triển).Trong nghiên cứu này, tác giả có kế thừa các nghiên cứu có trước trongviệc xác định hình ảnh điểm đến du lịch gồm hình ảnh nhận thức và hình ảnhcảm xúc Tác giả cũng đồng thời bổ sung các thuộc tính riêng biệt, độc đáo,đặc trưng nhăm làm rõ sự khác biệt của hình ảnh điểm đến hồ Ba Bề (hình 1).

2.2.2.4 Các thuộc tính của hình ảnh điểm đếnMột số thuộc tính hình ảnh nhận thức của điểm đến trong các nghiên cứunổi bật của các tác giả như Beerli, Dương Qué Nhu, Nguyễn Xuân Thanh.

Theo Beerli, hình ảnh nhận thức gồm 9 nhóm yếu tố cơ bản [19, tr 672]:1 - Sức hap dẫn của điểm đến

2 - Vui chơi, giải trí3 - Môi trường tự nhiên

4 - Cơ sở hạ tầng

5 - Văn hóa, lịch sử, nghệ thuật

6 - Môi trường xã hội

7 - Cơ sở hạ tầng và du lịch8 - Các yếu tô chính trị, kinh tế9 - Bầu không khí

Trong nghiên cứu của Dương Qué Nhu có 12 nhóm yếu tố cơ bản [6, tr.

7]:

1 - Thời tiết

2 - Phong cảnh

22

Trang 32

9 - Môi trường

10 - Phương tiện vận chuyên và giao thông11 - Sự mến khách và thân thiện của người dân địa phương

12 - Rao can ngôn ngữ

Tác giả Nguyễn Xuân Thanh đề cập tới 5 nhóm yếu tổ cơ bản [10, tr.78]:1 - Sức hấp dẫn điểm đến

2 - Cơ sở hạ tầng du lịch3 - Bầu không khí du lịch4 - Khả năng tiếp cận

5 - Hợp túi tiềnKhi đưa ra các thuộc tính cụ thé để đánh giá hình ảnh điểm đến, Beerli đưa

ra 58 thuộc tính đo lường [19, tr 674]:, Echtner đưa ra 34 thuộc tính [28, tr.0], Gallarza đưa ra 20 thuộc tính [30, tr 65] khác nhau.

Trong đó, các thuộc tính phé biến hơn khi nghiên cứu hình ảnh nhận thức

bao gồm: khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, bầu không khí, nguồn nhân lực

hoạt động trong lĩnh vực du lịch Các thuộc tính phụ thuộc vào điểm đến vớinhững đặc trưng riêng gồm: sức hấp dẫn tự nhiên, đặc trưng văn hóa, di tích

lịch sử

Các thuộc tính của hình ảnh cảm xúc được đề cập trong nghiên cứu củaRusell, ông cho rang nếu hình ảnh nhận thức được đánh giá tích cực, thì camxúc của khách du lịch sẽ là: Hai lòng, sôi động, thú vi, thư giãn Nếu hình ảnh

23

Trang 33

nhận thức được đánh giá tiêu cực, thì cảm xúc của khách du lịch sẽ là: Khó

chịu, buồn chán, ảm đảm, căng thắng [45, tr 264] Qua đó, các cặp tình cam

đối lập, trái ngược nhau đã được xác lập > Điều đó có nghĩa là hình ảnh nhận

thức có vai trò rất lớn và chi phối hình anh cảm xúc Dương Qué Nhu va cộngsự đã sử dụng các cặp thuộc tính dễ chịu — khó chịu, thú vị - nhàm chán, dé đolường hình ảnh cảm xúc của điểm đến Việt Nam đối với du khách Quốc tế [6,

tr 4].

* Từ một số nghiên cứu ké trên, có thé thấy các nghiên cứu lựa chọn cácthuộc tính hình ảnh điểm đến để xem xét là không giống nhau do bối cảnhnghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận các thành phần của hình ảnh điểm đếnkhác nhau và kết quả kiểm định thang đo khác nhau Trong nghiên cứu này,

tác giả đã chọn các thuộc tính sao phù hợp với điểm đến hồ Ba Bề, làm rõđược đặc trưng, nét khác biệt của đối tượng nghiên cứu

2.2.3 Đánh giá hình ảnh điểm đến du lịchNhiều tác giả cho rằng, mối liên kết giữa một điểm đến du lịch với khách

du lịch thông qua các hình ảnh, những hình ảnh đó sẽ ảnh tác động tới du

khách trong việc lựa chọn điểm đến, quay trở lại lần nữa, hay giới thiệu điểmđến cho người khác.

Echtner và Pike nhận định, để đánh giá hình ảnh điểm đến cần kết hợpphương pháp định tính và phương pháp định lượng trong thiết kế thang đo vàđo lường [28, 41] Các tác giả cho rằng, nếu chi dùng phương pháp đánh giáđịnh lượng sẽ không xây dựng được day đủ thuộc tính của điểm đến, do cácthuộc tính là khác nhau trong các bối cảnh khác nhau; dé chịu sự chi phối bởibởi ý kiến đánh giá chủ quan của người nghiên cứu Nghĩa là, nếu chỉ sử dụng

đánh giá định lượng, dựa vào bảng hỏi với các câu hỏi có mục đích của người

hỏi, thông tin thu được có thể sẽ không hoàn toàn phù hợp với điểm đến du

24

Trang 34

lịch đang nghiên cứu, không quan trọng với khách du lịch, hoặc có những

thuộc tính quan trọng với điểm đến lại bị bỏ qua

Khi sử dụng phương pháp định tính (phi cấu trúc) Echtner đã sử dụng cáccâu hỏi mở để xây dựng danh sách thuộc tính của hình ảnh điểm đến Danhsách thuộc tính này được xây dựng trên ý kiến của những người được hỏi (vànó không chịu sự chi phối bởi người hỏi Các nhà nghiên cứu thường sử dụngphương pháp định tính bằng cách dùng bảng hỏi phi cấu trúc đối với khách dulịch, lay ý kiến chuyên gia, phỏng van sâu dé có được các thuộc tính củahình ảnh điểm đến một cách khách quan hơn

Khi sử dụng phương pháp định lượng, Echtner căn cứ trên các thuộc tính

có được một cách khách quan sau khảo sát định tính để xây dựng một thangđo phục vụ cho đo lường hình ảnh điểm đến đối với khách du lịch TheoJenkins khi tiến hành khảo sát khách du lịch bằng phương pháp phi cấu trúc,các thuộc tính được khách du lịch nhận thức với tỉ lệ từ 10% tổng người được

khảo sát trở lên sẽ được sử dụng cho nghiên cứu định lượng [36, tr 9].

Trong nghiên cứu này, tác giả kết hợp cả phương pháp định tính và địnhlượng để nghiên cứu đánh giá hình ảnh điểm đến hồ Ba Bề đối với khách du

lịch nội địa.

2.3 Khái quát về du lịch hồ Ba Bễ2.3.1 Nguồn lực và hiện trạng phát triển du lich của điểm đến hô Ba Bé

2.3.1.1 Các nguồn lựcĐiểm đến du lịch hồ Ba Bé có tọa độ khoảng 22°25’B và 105°37°D, nằmcách thủ đô Hà Nội gần 240km về phía Bắc, cách thành phố Bắc Kạn 75kmvề phía Tây Bắc Hồ nằm ở trung tâm vườn Quốc gia Ba Bẻ, thuộc xã NamMẫu, huyện Ba Bé; phía Đông Bắc giáp xã Cao Trĩ và Khang Ninh; phía

Đông Nam giáp xã Nam Cường và xã Đà VỊ (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên

Quang) Hồ cũng nằm trên trục giao thông kết nối thuận tiện với các tỉnh

25

Trang 35

trong khu vực (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng) Với vị trí đó, khách dulịch dé dàng tiếp cận điểm đến (chi mat khoảng 4h đồng hồ khách du lịch từthị trường Hà Nội có thé đặt chân tới hồ Ba Bề) và có khả năng liên kết tourtuyến trong xây dựng các chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh

lữ hành.

Năm 1995, hồ Ba Bê đã được Hội nghị hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tạiMỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần đượcbảo vệ Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bề được công nhận là Vườn di sảnASEAN Đầu tháng 06/2011, đúng vào địp kỷ niệm ngày môi trường thế giới,Bộ tài nguyên và môi trường đã trao quyết định của UNESCO công nhận HồBa Bề là một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng của thé giới (khu Ramsarthứ 3 của Việt Nam) Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 1419/QĐ-TTg xếp hạng Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bẻ là Di tíchquốc gia đặc biệt Những danh hiệu mang lại giá tri rất lớn trong việc nhậndiện thương hiệu điểm đến hồ Ba Bé; giúp tỉnh Bac Kan dé dang hơn nhiềutrong quảng bá, tiếp thị điểm đến, thu hút khách du lịch, phục vụ cho pháttriển du lịch

Nguồn lực du lịch hình thành hình ảnh điểm đến du lịch hồ Ba Bề baogồm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng

Hồ Ba Bề, nằm tại trung tâm của Vườn Quốc gia Ba Bẻ, là hồ tự nhiêntrên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tại Việt Nam, được rất nhiều nhà khoahọc coi là “viên ngọc xanh giữa đại ngàn” Hồ có tổng diện tích mặt nước gần500 ha, nằm trên độ cao 178m so với mặt biên, độ sâu trung bình 17-23m, cóchỗ sâu nhất lên tới 29m; dài 7,5 km, chỗ rộng nhất là 800m, trung bình là500m, chỗ hẹp nhất 200m Thực chất hồ Ba Bé gồm 3 hồ lớn thông nhau làPé Lèng, Pé Li và Pé Lam, đó cũng là ý nghĩa hình thành nên tên gọi của hồ

26

Trang 36

Hồ Ba Bé luôn trong xanh và đầy nước trong năm; lượng nước của hồ bị chiphối bởi 4 con sông chính: phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối BóLi, Tả Han đồ vào hồ, phía Bắc nước hồ được điều hòa bởi hệ thống sông

Năng.

Hồ được hình thành với cơ chế kiến tạo — karst, được hình thành trên “khốiđá vôi Ba Bê” có tuổi ngoài 200 triệu năm Cơ chế hình thành hồ giống các hồhình thành ở các vùng đá lục nguyên bị biến cố tự nhiên chặn lại Thực tế,cách đây khoảng 10.000 năm, động đất gây sập đồ trần hang ngầm từ độngPuông đến thác Đầu Đăng làm lộ ra dòng sông ngầm, hình thành nên hẻm vựcsông Năng với vách đứng cao tới 400m, đáy sông bị lap đầy và nâng cao tạonên con đập tự nhiên hình thành nên hồ Ba Bể Về mặt địa chất, hồ Ba Bêgồm một chuỗi trũng sụt nối với nhau theo phương á kinh tuyến; nó nằm trên

đáy các thung lũng karst, hình thành tại nơi giao nhau của các đứt gay

TB-DN, ĐB-TN và á kinh tuyến; các đảo trong hồ nỗi trên mặt nước là các khốiđá vôi bị tách khỏi vách, rơi xuống thung lũng Cho nên, có thé nói nguồn gốchồ là từ một cánh đồng karst bi sụt xuống do hoạt động đứt gay Một nguồn

gốc khác mang đậm tính chất huyền thoại về hồ được thê hiện thông qua “Sự

tích hồ Ba Bê”; câu chuyện này được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp4 và hầu hết người dân Việt Nam đều biết đến sự tích này Nguồn gốc hìnhthành và đặc điểm địa chất đã tạo ra những dạng địa mạo, địa hình độc đáo tạivùng hồ Ba Bé rất hap dẫn và thu hút khách du lịch, trong đó có cả tệp khách

liên quan tới nghiên cứu khoa học.

Ba Bê có phong cảnh non nước hữu tình, với những dãy núi đá vôi bao bọcxung quanh mặt nước hồ trong xanh, tĩnh lặng: thảm thực vật vô cùng phongphú và có đặc trưng riêng Điểm đến nằm trong quan thể vườn Quốc gia BaBề với hơn 20 điểm du lịch, danh thắng đặc sắc: Những hòn đảo nồi trên mặthồ như dao An Mã, đảo Bà Góa (trở thành biểu tượng khi nhắc tới hồ Ba Bê);

27

Trang 37

những hang động đẹp và phần lớn là động karst như Nà Phòng, Động Tiên,Động Puông, động Tham Kit

Đặc biệt, khu Vườn Quốc gia bao quanh với thảm thực vật đa dạng, đặctrưng như rừng kín thường xanh mưa âm nhiệt đới trên núi đá vôi, rừngthường xanh bị tác động trên núi đá vôi, rừng kín thường xanh mưa âm nhiệtđới trên núi đất, cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi ; nơi đây có

khoảng 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi và 182 loài lan khác nhau;

động vật rất phong phú với 81 loài thú, 27 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 322loài chim, 106 loài cá, 553 loài côn trùng và nhện Trong đó, có nhiều loài quíhiểm, có giá trị được ghi vào Sách Do của Việt Nam và Thế giới: Các loài cây

gỗ quý hiếm như Nghiến, Đinh, Lim, Trúc dây (loài đặc hữu) ; các loàiđộng vật đặc hữu như voọc mũi hếch, voọc đen má trăng, vạc hoa, cá cócbụng hoa, phượng hoàng đất, ga lôi Trong hỗ Ba Bé va các sông suối phụ

cận có đến 106 loài cá, được xác định có hệ cá phong phú nhất ở Việt Nam.Việc bảo tồn đa dạng sinh học, lưu giữ các nguồn gen quý hiếm và thảm thựcvật rừng phát triển tạo ra các cảnh quan tự nhiên đẹp có ý nghĩa trong việc thu

hút tệp khách yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã và tệp khách nghiên

cứu khoa học về động - thực vật rừng.

Điểm đến du lịch hồ Ba Bé có khí hậu quanh năm mát mẻ, với nhiệt độtrung bình khoảng 22,5°C Mùa hè không quá oi bức, mùa đông lạnh do anhhưởng của gió mùa đông bắc Nhìn chung, khí hậu có sự chi phối bởi tính âmcủa vùng hồ nên khá dễ chịu, thích hợp cho các hoạt động tham quan, nghỉ

dưỡng.

- Tài nguyên du lịch văn hóa phong phú

+ Vùng đất của tâm linh, huyền thoạiSự hap dẫn của hồ Ba Bề có lẽ không thé không ké tới tính huyền thoạitrong câu chuyện về nguồn gốc hình thành hồ Sự tích Hồ Ba Bề đã được lưu

28

Trang 38

truyền trong dân gian từ xưa đến nay: Chuyện kế rằng, ngày xưa nơi đây làmột vùng đất đai trù phú, làng mạc quây quần đầm ấm, nhưng lại thiếu tìnhngười khiến thần tiên nổi giận Vào một đêm trời đã nỗi cơn giông, mưa déxuống ầm ầm, mặt dat nứt nẻ, cả vùng Ba Bề sụt xuống chìm trong biển nước.

Cả làng đã may mắn được cứu giúp, thoát nạn thiên tai nhờ vào sự hiền lành,đức độ của 2 mẹ con bà góa Vết tích của ngôi nhà nơi 2 mẹ con bà góa sống

chính là đảo Bà Góa (PO Gia Mai ) — hòn đảo được bao bọc xung quanh bởi

mặt nước hồ mát lạnh, trong xanh Trong khung cảnh đó, hình ảnh những côgái Tay chèo thuyền độc mộc lấp ló, hòa quyện vào làn sương mờ buổi sớmcàng tăng thêm cảm giác bông lai tiên cảnh cho hòn đảo này

Bên cạnh sự tích về sự hình thành hồ Ba Bề còn có các huyền tích, huyềnsử về Ao Tiên, đảo An Mã, động Nả Phoòng, đặc biệt là chuyện Tài Ngào(người không 16) giúp cư dân hồ Ba Bề và các vùng lân cận chống ngập:

Ao Tiên là ao nhỏ nằm trên núi, có hình dạng gần tròn và trong xanh nhưmột chiếc gương Thời đó, có ông thợ săn vô tình trông thấy 7 nàng tiên đangtắm Do đứng trông từ xa nên người thợ săn chỉ nhìn thấy mờ mờ, nghe loángthoáng tiếng cười nói của các tiên nữ Các nàng tiên mai vui, trời tối khôngkịp về trời đành lặn xuống và hóa thành những con cá chép Các cụ xưa bảo,

cá chép ở Ao Tiên chính là 7 tiên nữ hóa thành.

Trong hồ Ba Bề có đảo An Mã - một hòn đảo đá vôi nằm trong lòng hồ BaBê, có khum hình mai rùa, nhô cao khoảng 30 m giữa mặt hồ Ba Bê Khắpđảo phủ xanh day cây cối, đây là điểm vô cùng thuận điểm dé ngắm nhìn cảnhquan thiên nhiên của vùng hỗ Ba Bê Có nhiều câu chuyện li kì xen lẫn tâmlinh liên quan đến hòn đảo này: Xưa kia, có 2 tướng quân nhà Mạc bị giặc cờđen truy đuôi, khi tới động Puông không biết đi đường nao nên đành xé áo bịt

mắt ngựa, rồi nhảy xuống sông Năng tự vẫn; sau đó thi thé các tướng trôi về

đảo An Mã và được người dân vớt lên, mai táng ở nơi đây Ngôi đên được gọi

29

Trang 39

với cái tên An Mạ - trong tiếng Tay có nghĩa là “M6 yên ma đẹp” như một lờian ủi cuối cùng dành cho những tướng sĩ đã ngã xuống của triều đại nhà Mạc.Đền cô này được trùng tu xây dựng lại vào năm 2006 và hội đền được tổ chức

vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Câu chuyện về người khống 16 Tài Ngào là một nhân vật anh hùng trongtruyện ké dân gian của người Tay: Thủa ấy con sông Năng chảy về 6 ạt, tớibản Vài thì bị dãy núi Puông chặn đứng lại, dòng nước ứ lại làm ngập úng hết

cả bản làng Tài Ngào đã giúp dân đục núi, giải phóng dòng nước Từ đó, hình

thành nên Động Puông, những hòn đá do ông Tài Ngào khoét núi ném về phíasau, chặn thành dòng thác Dau Dang ngày nay Tài Ngào cũng giúp người dânxã Nam Cường dao xuyên núi dé thoát nước từ khu vực này qua hồ Ba Bề,

ông chọc nguyên bàn tay phải của mình vào vách núi, tạo thành 5 lỗ xuyênsang phía Nam Cường và đã giúp nước ngập úng bên đó thoát sang Ngày

nay, lỗ ấy vẫn còn và được đặt tên là động Nả Phoòng

Chính những di sản văn hóa phi vật thể, những tích, những trò diễn dângian hay những câu chuyện cổ tích về hồ Ba Bề, nếu khai thác được tốt sẽ tạothành sản phẩm du lịch gắn với văn hóa phục vụ du khách

+ Di tích khảo cổ: Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều địa điểm có dấutích văn hóa của người tiền sử trong hang động, thuộc những dãy đá vôi baoquanh hồ Ba Bề; các di tích hang tiền sử này phan lớn gần lòng hồ, cửa hangtrông xuống hồ Do phần lớn bề mặt nền các hang đã bị xáo trộn nhờ hoạtđộng của con người thời hiện đại, nên tầng văn hóa cô đại xuất lộ ngay trên bềmặt Trong số đó, có 4 hang nổi bật như: Thăm Kit, Na Phoòng, Tham Mya,Ba Cửa Tại hang Tham Kit, phát hiện ra 54 di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá;trong lòng hang phát lộ dấu tích của một bếp cổ, dấu tích của nhiều xương,răng động vật đã bán hóa thạch Tại các hang Thăm Mỳa, hang Nả Phoòng,

Động ba cửa, các nhà khảo cô đã phát hiện được một sô mảnh gôm cô, thân

30

Trang 40

mỏng có trang trí hoa văn thừng và văn khắc vạch mang đặc trưng của gốm

thời đại Kim khí.

Những phát hiện về di tích khảo cổ này làm tôn vinh thêm giá trị văn hoanhân sinh trong Vườn Di sản thiên thiên ASEAN của hồ Ba Bé và là một

trong những nhân tổ ít nhiều có hấp dẫn và thu hút khách du lịch

+ Lễ hội truyền thống:Thông thường lễ hội Hồ Ba Bé (hội Long tông) được tổ chức vào đầuxuân, tức ngày mùng 09-10 tháng Giêng âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa,thé dục thé thao đậm đà ban sắc dân tộc như: Đua thuyền độc mộc, ném Còn,dau vật, ban cung, biéu diễn múa hát truyền thống, làm bánh tại không gian

chính là bãi Bó Lù (hồ Ba Bê)

Lễ hội Lồng tong tại điểm đến du lịch hồ Ba Bề có từ thời xa xưa, gan vớitruyền thuyết về sự hình thành hồ Ba Bề và được lưu truyền trong dân gian.Đến năm 2014, lễ hội này được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật théquốc gia, điều nay khang định sức hap dẫn và giá trị văn hóa độc đáo của nó.Lễ hội là nơi thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng và

cân bằng đời sống tâm linh của người dân vùng hỗ Việc tô chức lễ hội khôngchỉ nhăm mục đích tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, mà còn tăng cường giao lưu vănhóa giữa các dân tộc trong và ngoài tỉnh, giúp cho khách du lịch hiểu thêm về

con người và truyền thống văn hoá nơi đây.

Ngoài lễ hội đặc sắc ké trên, khu vực hồ Ba Bề còn rất nhiều lễ hội kháccủa các dân tộc ít người Tay, Ning, Dao, Mông: tuy không có quy mô tô chứcrộng lớn nhưng nó có những nét độc đáo, riêng biệt; trong tương lai cần bảotồn và khai thác hợp lý dé có thé phục vụ cho hoạt động du lịch ở địa phương.

+ Con người: Thành phần các dân tộc sống quanh vùng hồ bao gồm 5 dân

tộc chính là Tày - Nùng (55,3%), Mông (33,4%), Dao, Kinh; với hoạt động

31

Ngày đăng: 07/09/2024, 01:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w