Tiểu luận Marketing PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA TƯƠNG ỚT CHIN-SU TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. Phân tích đầy đủ bối cảnh, 4Ps, chiến lược Marketing của tương ớt chinsu khi vào thị trường Nhật Bản.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
Tiểu luận PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA
TƯƠNG ỚT CHIN-SU TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Học phần: Marketing quốc tế Lớp: N01
1 Nguyễn Đặng Uyên Chi 21K4090041 2 Nguyễn Thị Anh Thư 21K4090291 3 Nguyễn Thị Thảo Nhi 21K4090193 4 Đặng Thị Tuyết Sương 21K4090249 5 Trương Diệu Minh Ngọc 21K4090166 6 Nguyễn Thị Thùy Trinh 21K4090327 7 Nguyễn Thanh Khánh Huyền 21K4090004
Trang 3"Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã đưa môn học Marketing quốc tế vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Hoàng Việt Hạnh Nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Marketing quốc tế của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này
Bộ môn Marketing quốc tế là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!”
Trang 4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY MASAN CONSUMER VÀ TƯƠNG ỚT
1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Masan Consumer 6
1.2 Giới thiệu thương hiệu Chin-Su foods và Tương ớt Chin-Su 6 1.3 Mục đích Tương ớt Chin-Su tham gia vào thị trường Nhật Bản 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN VÀ
Trang 53.1.2 Thông tin sản phẩm 15 3.1.2.1 Tương ớt Chin-Su vị nguyên bản 15
3.2.1 Một số loại chi phí khi đưa sản phẩm sang Nhật Bản 16
3.4.1 Một số yếu tố rào cản khi xúc tiến tại Nhật Bản 18
3.4.3 Các hoạt động xúc tiến nổi bật khác 19
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY MASAN CONSUMER VÀ TƯƠNG ỚT CHIN-SU
1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Masan Consumer 1.1.1 Giới thiệu chung
Masan Consumer là một trong những công ty hàng đầu về tiêu dùng tại Việt Nam, chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai và gia vị
Công ty sở hữu một số thương hiệu nổi tiếng như Chin-Su, Nam Ngư và Kokomi Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước: Hoa Kỳ, Canada, Pháp,
1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh 1.1.2.1 Tầm nhìn
Masan Consumer hướng đến việc trở thành một công ty lớn mạnh có thị phần dẫn đầu thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam và mở rộng ra các nước khác
1.1.2.2 Sứ mệnh
Sứ mệnh của Masan Consumer là mang đến những sản phẩm và dịch vụ hàng tiêu dùng chất lượng cao, an toàn và đáng tin cậy
1.2 Giới thiệu thương hiệu Chin-Su foods và Tương ớt Chin-Su
Chin-Su foods là một trong những thương hiệu nổi tiếng của Masan Consumer Trong đó, tương ớt Chin-Su là một trong những sản phẩm được yêu thích nhất của thương hiệu
Sau một thời gian dài tìm hiểu và nghiên cứu sâu về khẩu vị của người Nhật, ngày 3/8/2019 Masan đã ra mắt tương ớt Chin-Su trong Ngày hội Ẩm thực Việt Nam tại thành phố Osaka (Nhật Bản), đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của một trong những thị trường khó tính nhất
1.3 Mục đích Tương ớt Chin-Su tham gia vào thị trường Nhật Bản - Mở rộng thị trường tiêu thụ: Nhật Bản là một thị trường có mức tiêu thụ lớn Mục
tiêu của Masan Consumer là tận dụng tiềm năng của thị trường này để mở rộng doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh doanh
- Tăng nhận diện thương hiệu: Là một quốc gia có yêu cầu cao về chất lượng sản
phẩm và sự tinh tế trong thiết kế Masan Consumer có thể tận dụng thị trường này để cải thiện và nâng cao mặt hàng Tương ớt Chin-Su nhằm tạo ra một trải nghiệm đáng giá cho người dùng và tăng cường giá trị thương hiệu Ngoài ra, việc được chấp nhận và
Trang 7đánh giá tích cực tại đây sẽ giúp Tương ớt Chin-Su nâng cao uy tín và tầm nhìn toàn cầu của thương hiệu
- Hợp tác kinh doanh và hướng đến đối tác chiến lược: Việc tham gia vào thị trường
Nhật Bản cũng tạo ra cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác chiến lược trong ngành công nghiệp thực phẩm và phân phối tại Nhật Bản Masan Consumer có thể hợp tác với các công ty địa phương, nhà phân phối và nhà bán lẻ để tận dụng cơ hội thị trường và mở rộng mạng lưới phân phối của mình
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
2.1 Môi trường vĩ mô 2.1.1 Môi trường văn hóa - xã hội
Từ xưa đến nay, Người Nhật luôn có lối sống tối giản và họ rất chú trọng việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Về đạo đức, người Nhật luôn hướng đến chủ nghĩa tuyệt đối, họ là người có tính kỷ luật cao cùng văn hóa coi trọng thời gian Với tâm lý đó, các sản phẩm thực phẩm ăn liền tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo vấn đề sức khỏe luôn được ưu tiên
Về nền văn hóa ẩm thực Nhật, an toàn vệ sinh và tốt cho sức khỏe là vấn đề mà người Nhật luôn ưu tiên và chú trọng Ngoài những gia vị thông thường như các quốc gia khác, các món ăn Nhật Bản không thể thiếu các loại gia vị truyền thống cùng các thực phẩm lành mạnh như cá, rau củ, Đây cũng là thách thức lớn khi tương ớt Chin-Su gia nhập vào thị trường khi những gia vị truyền thống đã quá quen thuộc với bữa ăn của người Nhật
Màu đỏ trong văn hóa Nhật đặc trưng cho niềm đam mê, sức mạnh của bản thân Đó cũng chính là màu chủ đạo của Tương ớt Chin-Su và có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm lý người mua ở đất nước này
2.1.2 Môi trường nhân khẩu học
Theo số liệu từ Thống kê Liên Hợp Quốc, dân số Nhật Bản là gần 126 triệu người, Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong những quốc gia đông dân Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 49,6 và được đánh giá là quốc gia có dân số già Nên phần lớn người Nhật sẽ thường khó thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm
Trang 82.1.3 Môi trường kinh tế
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới theo GDP danh nghĩa, lớn thứ 3 theo sức mua tương đương (PPP), đồng thời là quốc gia có quan hệ gắn bó mật thiết trong quan hệ kinh tế, an ninh với Việt Nam Là một trong ba nước nhập khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới về tổng sản lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nông sản trong nước đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu cá và thủy sản lớn nhất thế giới
Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
=> Điều này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau
2.1.4 Môi trường tự nhiên
Nhật Bản tọa lạc trên Thái Bình Dương, thuộc Đông Á Nằm cạnh với các nước có nền kinh tế phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tế, buôn bán, mở rộng thị trường
Địa hình Nhật Bản chiếm 70% - 80% là núi, có nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, chỉ trồng được một số cây trồng như lúa gạo nên tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chưa tới 38% Tuy nhiên nó mở ra cơ hội cho những nước có tiềm lực về xuất khẩu nông sản hay gia vị, trong đó có Việt Nam
Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, là một phần nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại về người và của Thế nên doanh nghiệp cần phải tính toán những rủi ro có thể gặp phải để có những phương án đối phó thích hợp
2.1.5 Môi trường công nghệ
Công nghệ ở Nhật Bản được coi là rất tiên tiến và phát triển, với sự đóng góp của các công ty công nghệ lớn như Sony, Panasonic, Toshiba, Sharp và nhiều công ty khác Các công nghệ tiên tiến ở Nhật có thể giúp các sản phẩm nhập khẩu được bảo quản hiệu quả hơn, đảm bảo chất lượng, hạn chế sự suy giảm và hư hỏng trong quá trình vận chuyển Ngoài ra, các công nghệ mới cũng được áp dụng để nâng cao hiệu quả kiểm tra và kiểm soát chất lượng thực phẩm, đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu của pháp luật về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
Trang 92.1.6 Môi trường chính trị và pháp luật
Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Nhật Bản trong những năm vừa qua Tiêu biểu là Nhật Bản đã ký Hiệp định CPTPP nhằm tạo ra một vùng thương mại tự do mở rộng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam Hiệp định này cam kết giảm các rào cản thương mại như mức thuế nhập khẩu và các quy định khác nhằm thúc đẩy một môi trường thương mại công bằng
Việc nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực thực phẩm vào Nhật Bản cần tuân thủ các quy chuẩn và quy định về chất lượng, hợp vệ sinh và quy trình sản xuất an toàn trong bộ luật về an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản
2.2 Môi trường vi mô 2.2.1 Trung gian Marketing
Trung gian phân phối: Chin-Su hợp tác với Imai Limited là nhà trung gian độc quyền
Trung gian vận chuyển: là các bên vận chuyển đường thuỷ và đường bộ Ở thời điểm hiện tại, sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng Việt Nam, Ngoài ra, sản phẩm còn được mua bán qua các trang web hay các sàn thương mại điện tử như Vietmart, Amazon Japan,
- Yeo’s: Là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành thực phẩm và đồ uống đến từ Singapore Tương ớt Yeo’s được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá là một lựa chọn tuyệt vời để làm gia vị cho các món ăn Nhật Bản và các món ăn châu Á khác bởi độ cay đậm đà và hương vị tươi ngon
Trang 10- Yuuki Foods: Là một thương hiệu có xuất xứ từ Thái Lan Tương ớt ngọt của Yuuki Foods khá nổi tiếng ở Nhật Bản Đây là loại tương ớt có độ cay và ngọt phù hợp, đồng thời có hương vị tỏi đậm đà phù hợp với khẩu vị người Nhật
- SB Foods: Là một thương hiệu nổi tiếng và có sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường gia vị tại Nhật Bản Sản phẩm tương ớt của SB Foods đã được đánh giá cao về chất lượng và hương vị, và là một trong những lựa chọn phổ biến cho người tiêu dùng tại Nhật Bản khi tìm kiếm một loại tương ớt ngon và chất lượng
2.2.3 Khách hàng
Đối tượng khách hàng mà Tương ớt Chin-Su hướng đến là người tiêu dùng tại Nhật Bản Cụ thể là người Việt tại Nhật và người Nhật trẻ tuổi hoặc nội trợ trong gia đình, thị hiếu tiêu dùng của họ rất đa dạng, coi trọng chất lượng và tính tiện dụng để có thể đáp
ứng mọi nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống hằng ngày 2.2.4 Nhà cung ứng
Các nhà cung cấp nguyên liệu không tạo áp lực quá lớn hoặc không đe dọa đáng kể cho doanh nghiệp vì Masan Consumer đã có quy mô lớn và kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất, kinh doanh và phát triển các sản phẩm hàng tiêu dùng nên công ty đã xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp nguyên liệu
2.2.5 Công chúng
Nhóm công chúng tích cực của Tương ớt Chin-Su là những người Việt sinh sống tại Nhật, có sự ủng hộ với các sản phẩm mang hương vị quê nhà quen thuộc
2.3 Mô hình SWOT
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
Có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu trên thị trường quốc tế
Sở hữu trung tâm R&D hàng đầu Việt Nam
Nguồn lực kinh tế vững mạnh
Độ nhận diện chưa cao tại thị trường Nhật Chi ngân sách quảng bá và phát triển sản phẩm quá nhiều
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
Quy mô thị trường TMĐT Nhật Bản vô cùng phát triển (lớn thứ 3 thế giới)
Cạnh tranh khốc liệt của nhiều đối thủ trong ngành (Hàn Quốc - xuất khẩu nhiều
Trang 11Mối quan hệ hợp tác và phát triển kinh tế bền vững giữa Việt Nam và Nhật Bản Sức tiêu thụ các loại gia vị ngày càng cao
tương ớt nhất cho Nhật Bản) Hệ thống phân phối hàng tại Nhật Bản phức tạp gồm nhiều cấp khác nhau
Đồng Yên mất giá ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân và chi phí nhập khẩu tăng
2.4 Chiến lược thâm nhập thị trường tại Nhật Bản 2.4.1 Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu 2.4.1.1 Phân khúc thị trường
Thiếu niên Người trưởng
Trung bình - cao Trung bình
Tâm lý Ưa thích những
gì mới lạ, cập nhật xu hướng nhanh
Người trẻ: bận rộn, cần sự tiện lợi Phụ nữ nội trợ: chú trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe gia đình
Ưu tiên mua sắm và tin dùng những sản phẩm quen thuộc Quan tâm đến sức khỏe gia đình
Hành vi Mua theo sở
thích Có xu hướng bắt chước theo bạn bè, thần tượng
Thói quen mua sắm hàng hoá có tính tiện ích cao
Nhạy cảm về giá và quan tâm đến thành phần cũng như lượng calo của sản phẩm
Thường khó tính trong tiêu dùng vì họ có nhiều kinh nghiệm Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu
2.4.1.2 Lựa chọn thị trường : Masan hướng đến những nhóm khách hàng sau:
Trang 12cấp tương ớt Chin-Su với nguyên liệu chất lượng, thông tin về nguồn gốc, cũng như giá trị dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này
- Nhóm khách hàng trẻ tuổi: Đây được coi là nhóm khách hàng tiềm năng nhất, đặc biệt
sau đại dịch COVID-19 nhu cầu nấu ăn tại nhà tăng lên và quan tâm đến sức khỏe Masan có thể hướng đến nhóm khách hàng trẻ tuổi này bằng cách giới thiệu tương ớt Chin-Su như một lựa chọn tiện lợi, phù hợp với xu hướng ẩm thực "nóng hổi" và tạo sự tiện ích trong tiêu dùng hàng ngày
- Người Việt Nam sống tại Nhật Bản: Nhóm khách hàng này đã quen thuộc với tương
ớt Chin-Su và có sự ưu tiên ủng hộ hàng Việt Nam Masan có thể tận dụng lòng tin và sự ưa chuộng của nhóm này bằng cách đáp ứng nhu cầu của họ và tạo ra một kênh phân phối dễ dàng
2.4.2 Khác biệt hóa và Định vị
Thương hiệu
Tên sản phẩm Xuất xứ
Khối lượng (gam)
Giá/ 100g
Calo/
Chin-Su Foods
Tương ớt vị nguyên bản Việt Nam 250 164¥ 140
Hương vị kết hợp giữa cay, ngọt của ớt và hương tỏi; thiên vị cay nồng
Yamamori
Tương ớt Sweet Chili Nhật Bản 250 130¥ 313.3
Hương vị cân bằng giữa cay, ngọt của ớt và ít vị chua của giấm
Yeo’s
Tương ớt Singapore Chili Malaysia 250 173¥ 77
Hương vị kết hợp giữa cay, ngọt của ớt và đậm vị tỏi, gừng đặc trưng
Yuuki Foods
Tương ớt Sweet Chili Thái Lan 370 103¥ 213
Hương vị kết hợp giữa cay, ngọt của ớt và ít chua của giấm; thiên vị ngọt
SB Foods
Tương ớt Kum Kee Chili
Trung Quốc 145 164¥ 186
Hương vị kết hợp giữa cay, ngọt của ớt và hương dứa; thiên vị ngọt
Trang 13Qua bảng phân tích, ta thấy tương ớt Chin-Su và bốn thương hiệu tương ớt phổ biến hàng đầu ở thị trường Nhật Bản đều có mức giá nằm trong phân khúc bình dân Đây là yếu tố mà khách hàng quan tâm đầu tiên trong tìm kiếm sản phẩm Hai yếu tố được quan tâm tiếp theo là lượng calories và hương vị
Hình 1 Bản đồ định vị Tương ớt Chin-Su ở thị trường Nhật Bản
Đứng trước các đối thủ lớn, Chin-Su đã nghiên cứu sâu thị trường đầy khó tính, luôn nhạy cảm về giá và rất quan tâm đến sức khỏe sắc đẹp để có sự điều chỉnh đúng đắn về hàm lượng các chất trong sản phẩm
Ta thấy trên bản đồ, lượng calories của tương ớt Chin-Su chỉ đứng thấp sau tương ớt Yeo’s Đây sẽ là đặc điểm quan trọng thu hút sự quan tâm của khách hàng
Tương ớt Chin-Su ghi dấu trong lòng khách hàng bởi hương vị cay nồng đặc trưng từ ớt và tỏi, được đánh giá đậm vị, bùng nổ vị giác hơn so với đối thủ Bởi vì Chin-Su đã tăng lượng ớt tươi trong sản phẩm và loại bỏ chất tạo vị cay nhân tạo trong tương ớt chuyên xuất khẩu vào Nhật Bản Đồng thời, Chin-Su đảm bảo tuân thủ quy định chế biến & sản xuất khép kín, đạt chuẩn ISO 9001, ISO 22000 và HACCP Qua đó, thương hiệu khẳng định chất lượng và độ “thật” của sản phẩm Việc sản phẩm thiên vị cay nhiều hơn cũng nhằm hướng đến phân khúc khách hàng thích thú với việc ăn cay
Ngoài ra, hình thức bên ngoài của chai tương ớt Chin-Su cũng là một điểm tạo sự khác biệt đầy thu hút:
- Màu sắc: chai phủ màu đỏ tươi và dán nhãn đen chữ trắng nổi bật, dễ dàng gây sự chú ý, ấn tượng mạnh và kích thích vị giác