Bài tiểu luận này với đề tài: “tác động của việc thanh toán không dùng tiền mặt đén thói quen mua sắm của người tiêu dùng” sẽ nghiên cứu và đưa ra các khảo sát khách quan để làm rõhơn th
Câu hỏi nghiên cứu
- Phương thức thanh toán mới sẽ ảnh hưởng thế nào đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng như thế nào?
- Sự khác nhau giữa phương thức thanh toán truyền thống và phương thức TTKDTM
- Chúng ta có nên hướng đến một xã hội phi tiền mặt?
Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích - tổng hợp lý thuyết
- Thu thập số liệu - xử lý
Bố cục bài tiểu luận
Bố cục luận văn gồm có 3 phần chính: Mở đầu; nội dung; kết luận
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Định nghĩa thanh toán không dùng tiền mặt Khái niệm về thanh toán
Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán bằng séc
Séc (cheque) là một phiếu chi, một mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản và có xác nhận của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của chủ Séc sang tài khoản của người có tên trên Séc (có thể trích gửi tiền mặt trực tiếp cho họ) Bất kỳ người nào có “tấm
Séc” ký tên của chủ tài khoản đều có thể nhận tiền.
Từ năm 1996, Việt Nam được phép lưu hành các loại séc vô danh và séc ký danh Trong đó:
➢ Séc vô danh được chuyển nhượng tự do
➢ Séc ký danh được chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu chuyển nhượng
⟶ Séc giờ không còn là công cụ chuyển khoảng đơn thuần mà phát huy dưới vai trò lưu thông
Séc có thể chuyển nhượng, tức là người thụ hưởng có thể ghi trên séc có thể chuyển nhượng cho người khác thụ hưởng số tiền được ghi trên séc trong thời gian còn hiệu lực của séc Trừ trường hợp trên séc ghi “không được phép chuyển nhượng” Ở Việt Nam séc có nhiều loại, nhưng dùng trong TTKDTM thì có 2 loại: séc bảo chi và séc chuyển khoảng
2.1 Mẫu sét ngân hàng rút tiền mặt (mặt trước)
Thanh toán bằng thẻ ngân hàng (thẻ thanh toán)
Thẻ ngân hàng là một công cụ đã được mã hóa thông tin của chủ thẻ, cho phép chủ tài khoản có thể thanh toán, giao dịch, rút tiền hoặc chuyển tiền bất kỳ lúc nào Thẻ ngân hàng có nhiều loại như: Thẻ trả trước, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng…
Trong đó thẻ ghi nợ có số lượng người dùng nhiều nhất, nhưng thẻ tín dụng mới là thẻ đem lại nhiều ưu đãi nhất.
Các đơn vị tham gia thanh toán thẻ bao gồm: Ngân hàng phát hành thẻ, người sử dụng thẻ, người tiếp cận thẻ và ngân hàng đại lý thanh toán
Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng cho phép thanh toán trực tuyến qua thẻ, nổi bật như: thẻ Vietinbank,Vietcombank,Techcombank,VIB, VCB
2.2 Mẫu thẻ ngân hàng (mặt trước/mặt sau)
2.3 Thanh toán bằng ví điện tử:
Ví điện tử là một tài khoản điện tử nó cũng giống như ví tiền của bạn, trên internet nó đóng vai trò là một “ví tiền” online, giúp bạn thanh toán các khoản phí trực tuyến, gửi và nhận tiền một cách nhanh chóng bất chấp cả thời gian và không gian
Khác với ngân hàng, tiền mà bạn giữ trong ngân hàng đó là “tiền thật” còn trong ví điện tử, tiền mà bạn đang có là “tiền ảo” nó giống như một người một người giữ tiền trung gian thay mặt ngân hàng đứng ra thanh toán các khoản trong giao dịch thương mại điện tử
Ví điện tử yêu cầu người dùng phải sở hữu thiết bị di động thông minh tích hợp ví điện tử và liên kết với ngân hàng thì mới có thể thanh toán trực tuyến bằng hình thức này.
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 20 ví điện tử được cấp phép và theo Ngân hàng nhà nước dự báo đến năm 2020 sẽ đạt ngưỡng 10 triệu người dùng Một số ví điện tử thường gặp như:
Thanh toán bằng các phương thức khác
- TT bằng ủy nhiệm chi – lệnh ch i: là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoảng tiền gửi) trích tài khoảng của mình để trả cho người thụ hưởng Ủy nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoảng tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng.
- TT bằng ủy nhiệm thu – nhờ thu: là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho người mua.
2.4 Mẫu giấy ủy nhiệm chi (mặt trước)
-TT bằng thư tín dụng: là lệnh của người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng như những điều khoảng đã ghi trên thư tín dụng.
Tuy nhiên, dưới thời điểm mà công nghệ được áp dụng vào TTKDTM thì gần như các phương thức thanh toán trên không còn được biết đến nhiều Hai kênh TTKDTM phổ biến hơn cả chính là thanh toán thẻ ngân hàng và thanh toán ví điện tử
Hành vi/ thói quen của người tiêu dùng
3.1 Khái niệm về hành vi/ thói quen của người tiêu dùng
Hành vi của người tiêu dùng (Consumer behavior) hay gọi cách khác là thói quen tiêu dùng là cách mọi người cảm nhận và suy nghĩ khi họ quyết định có mua một sản phẩm, dịch vụ hay không Trong nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra
7 | P a g e những gì mọi người mua, khi nào và tần suất mua như thế nào, họ thường mua ở đâu, tại sao họ mua, v.v hay nghiên cứu về cách người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định mua hàng của họ và những yếu tố có thể hỗ trợ hoặc làm ảnh hưởng đến những quyết định này
Ví dụ: Khi phân tích doanh số bán sản phẩm “kem chống nắng”, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mọi người thường mua sản phẩm này thường xuyên hơn vào mùa hè, điển hình là ở các hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa, và điều này là do người tiêu dùng có thể quan tâm nhiều hơn đến việc chống nắng, tia UV khi thời tiết nóng Nhờ đó, các nhà bán lẻ và công ty biết cách điều chỉnh hoạt động tiếp thị của họ để nhấn mạnh doanh số bán sản phẩm chống nắng vào những thời điểm nhất định trong năm Các chiến lược như thế dựa trên phân tích hành vi của người tiêu dùng có khả năng tăng doanh số bán hàng
3.2 Những nhân tố tác động đến hành vi và thói quen của người tiêu dùng
Katelyn Morgan giám đốc marketing – truyền thông của First American từng nói “Điều quan trọng là phải nhận ra rằng kỳ vọng của khách hàng liên tục thay đổi do các yếu tố bên ngoài
(ví dụ như đại dịch, sa thải nhân viên, sụp đổ nhà ở) và các thương hiệu cần phải nhanh nhẹn và chấp nhận thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”
Vậy các yếu tố có thể làm thay đổi hành vi/ thói quen của khách hàng bao gồm những gì? Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, con người luôn có thể bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản nhất Từ đó, đưa ra 5 yếu tố cơ bản có thể tác động hành vi thói quen tiêu dùng bao gồm:
- Những yếu tố kinh tế
Việc nắm rõ được các yếu tố cơ bản trên có thể mang lại cho các DN một lợi ích không hề nhỏ,bạn cũng có thể gọi là thành công khi bước vào thị trường nếu hiểu khách hàng mình cần – muốn những gì, vững trong tay những thói quen của tệp khách hàng mà sản phẩm bạn đang hướng tới, thích nghi và biến đổi linh hoạt trước các tác nhân gây hại
CHƯƠNG II THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT SO VỚI THANH
Ưu điểm và nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt
Hình thức thanh toán phổ biến Độ phổ biến rộng rãi, có thể áp dụng cho mọi cuộc giao dịch lớn, nhỏ dù ở địa vị nào
Cả người bán và mua đều không phải trả bất kỳ khoản phí nào khi thanh toán bằng tiền mặt Đều dễ dàng quan sát quá trình giao dịch
Giảm thiểu ghi sổ kế toán
Không bị giới hạn trong phạm vi
Thường không muốn mua hàng có giá trị cao hay số lượng lớn.
Cơ hội mua sắm hạn chế Thanh toán tiền mặt khá tốn thời gian Xuất hiện nhiều rủi ro trong việc lưu trữ tiền mặt.
Kiểm tra thu chi mỗi ngày mất thời gian. Nạn tiền giả, lừa đảo, trộm cắp, lạm phát
2.5 Bảng ưu nhược điểm của phương thức thanh toán dùng tiền mặt
Từ những thiếu sót trên ta có thể thấy “tiền mặt không phải là vua” Là người tiêu dùng chỉ duy dùng tiền mặt cũng có rất nhiều bất tiện riêng, đặc biệt là về việc nhận tiền mặt khi bạn cần Mặc dù có hàng ngàn máy ATM ở khắp nơi, nhưng chúng dường như không bao giờ ở gần bạn khi bạn thực sự cần, khi bạn rút tiền cũng sẽ tốn một khoảng phí Ngoài các khoản phí, các ngân hàng có xu hướng có giới hạn rút tiền ATM khiến bạn không thể nhận được nhiều hơn, nếu muốn bạn phải trực tiếp đến các ngân hàng để làm thủ tục rút và việc đó khá phiền Phương thức TTKDTM nói chung và thẻ tín dụng nói riêng thường xuyên cung cấp những lợi ích và phần thưởng khi người tiêu dùng chi tiêu bằng thẻ, nhưng lợi ích đó không đủ để giành chiến thắng trong cuộc so tài giữa TTDTM và TTKDTM Đồng thời, điều đó không có nghĩa là tiền mặt sẽ tự động chiếm ưu thế trong mọi cuộc chiến giữa TTDTM và TTKDTM vì tiền mặt cũng có nhược điểm riêng của nó Mang theo tiền mặt có rủi ro lớn về an toàn cho người sở hữu – đặc biệt là đối với các ngân hàng Dưới đây là cái nhìn về khuyết điểm và ưu điểm của TTKDTM
Ưu điểm và nhược điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
HÌNH TT ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Thủ tục đơn giản, dễ dàng, người mua chủ động trong thanh toán, Không cần thực hiện các thủ tục bảo chi hay ký quỹ
Chi phí xử lý hầu như thấp hơn so với thanh toán bằng thẻ
Người thụ hưởng séc chủ động rút tiền qua ngân hàng
Séc có thể bị trả lại hoặc làm mất Người ký sẽ bị phạt nếu tài khoản thanh toán tạm thời không đủ tiền. Phải thực hiện một số thủ tục nhận tiền làm lãng phí thời gian. Quá trình dễ bị gián đoạn, dễ chậm trễ không tiện dụng
2/Thanh toán thẻ ngân hàng
Phương thức thanh toán phổ biến Đa dạng lựa chọn thanh toán
Không cần mang cồng kềnh
Hỗ trợ trả góp (nợ ngân hàng) mua trả góp lãi suất 0%
Nâng cao điểm tín dụng, điểm thưởng
Là công cụ dự phòng tài chính
Thẻ tín dụng làm tăng dòng tiền
Hạn chế phạm vi thanh toán Cần chi trả một khoản phí để thực hiện giao dịch Lãi suất và mức phí có thể sẽ cao
Rủi ro nợ ngân hàng Khó khăn trong việc ghi sổ Người bán cần có đủ thiết bị để thanh toán bằng thẻ
Bồi hoàn và gian lận, vấn đề hoàn tiền lại, bị đánh cắp thông tin…
3/Thanh toán bằng ví điện tử
Tiết kiệm thời gian nhanh chóng tiện lợi và an toàn
Nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn như giảm giá, hoàn tiền, tích điểm đổi quà…
Dễ dàng kiểm tra số dư tài khoản, lịch sử giao dịch… Dễ dàng thực hiện thanh toán, chuyển và nhận tiền
Giảm thiểu rủi ro mất trộm và lạm phát
Cần có một thiết bị thông minh Tính phí khi rút tiền ra khỏi ví Nguy cơ mất tài khoản, thanh toán thất bại
Nguy cơ mất tiền do hệ thống lỗi Tính bảo mật, rò rỉ thông tin khi dùng tiền mặt Với độ bảo mật cao
2.6 Bảng ưu nhược điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
⟶ Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, vị trí của TTDTM là không thể THAY ĐỔI Tuy nhiên, trong thời đại số ngày nay, việc thanh toán “không chạm” đã trở thành điều tiên quyết sau cuộc càn quét của đại dịch COVID-19 Nếu so với trước đại dịch bùng phát (tức là đầu 2020) TTKDTM có lẽ là khá xa vời với nhu cầu của người tiêu dùng, tính tới thời điểm hiện tại mặc dù cơ sở thanh toán phi tiền mặt còn một số nhược điểm nhưng để thích nghi trong cuộc sống “bình thường mới” thì TTKDTM vẫn có vị trí nhất định.
Và để khắc phục nhược điểm thì các nhà sản xuất, cùng các nhà phân phối nên liên tục phát triển các hiệu năng của phương thức thanh toán phi tiền mặt Trong đó, nên lấy khách hàng làm trung tâm và gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hoạt độngTTKDTM; gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởng cao về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán là thước đo hiệu quả của hoạt động TTKDTM Giúp tạo ra hệ sinh thái vừa tiện lợi, tiết kiệm và thông minh
THỰC TRANG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Trước đại dịch COVID-19 (trước 2020)
a) Trên thế giới: Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các phương thức TTKDTM như: thẻ tín dụng; thẻ ghi nợ; chuyển khoản ngân hàng; ví điện tử và trả tiền qua mạng…
➢ Tại Mỹ, theo một báo cáo của Federal Reserve , vào năm 2019, khoảng 70% các giao dịch thanh toán đã được thực hiện không sử dụng tiền mặt
➢ Tại Anh, theo dữ liệu của HM Treasury , tỷ lệ TTKDTM đã tăng từ 61% (2016) ⟶ hơn 74% (2019)
➢ Tại Châu Âu, tỷ lệ này lên đến hơn 75%, trong khi tại châu 䄃Ā, tỷ lệ này chỉ là 25%
➢ Tổng giá trị TTKDTM trên toàn thế giới vào năm 2019 là khoảng 655,4 tỷ USD b) Tại Việt Nam:
Xét trong 4 năm, từ 2016-2019 Thì trong năm 2019:
- Giao dịch qua IBPS đạt gần 375 nghìn tỷ đồng/ngày (tăng 66,3%)
- Giao dịch qua POS đạt 491 nghìn tỷ đồng (tăng 221,2%)
- Giao dịch qua điện thoại di động đạt 4,264 nghìn tỷ đồng(tăng 36,6%)
- Giao dịch qua internet đạt 17.729 nghìn tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ TTKDTM tại các điểm chấp nhận thẻ đã tăng từ
➢ Số lượng tài khoản ví điện tử đạt khoảng 20 triệu tài khoản vào cuối năm 2019, tăng gấp đôi so với năm 2018
➢ Tính đến tháng 12/2019, số lượng người dùng thanh toán không dùng tiền mặt qua dịch vụ Internet Banking đạt hơn 76 triệu người, tăng 20% so với năm 2018
➢ Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có hơn 21 triệu tài khoản thanh toán điện tử, với số tiền giao dịch hằng ngày lên đến 15.000 tỷ đồng.
Sau đại dịch COVID-19 (sau 2020)
Theo kênh CNBC, đại dịch COVID-19 đã gây nên sự gia tăng nhu cầu về thanh toán “không tiếp xúc” đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang các tùy chọn kỹ thuật số Bà Jodie Kelley, giám đốc điều hành của hiệp hội giao dịch điện tử cho biết: “Trong vòng sáu đến tám tháng đại dịch, chúng ta đã chứng kiến việc sử dụng tiền mặt giảm hơn một nữa và đó là xu hướng mà tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiếp tục thấy trong tương lai” Từ đó ta có thể biết, đại dịch đang đẩy nhanh chúng ta đến một xã hội không dùng tiền mặt Đến hiện tại trong xã hội “bình thường mới” thì người tiêu dùng vẫn còn duy trì thói quen mua sắm “không tiếp xúc” nhằm mục địch giữ sạch sẽ an toàn
Tuy nhiên điều này cũng gây nên khó khăn đối với những người không có tài khoảng ngân hàng, ví điện tử, thẻ thanh toán… chỉ xét ở Mỹ, theo ước tính của công ty bảo hiểm tiền gửi Liên Bang, có đến 7,1 triệu hộ gia đình Mỹ không có tài khoản ngân hàng vào năm 2019 chưa kể đến nhiều người Mỹ sẽ không có tài khoản ngân hàng trong tương lai vì mất thu nhập do tác động của COVID-19 đến làn sóng kinh tế
- Việc TTKDTM đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới
➢ Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, số lượng tiền mặt được sử dụng trên toàn cầu đã giảm xuống khoảng 40% so với trước đại dịch Nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng các phương thức TTKDTM như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử, và các ứng dụng thanh toán trực tuyến
➢ Theo một báo cáo của Visa, số lượng giao dịch không tiền mặt của họ tăng lên 34% so với cùng kỳ năm trước Ngoài ra, một báo cáo của Mastercard cho biết rằng sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đã tăng lên 8% và 6% tương ứng trong năm 2020
- Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực trạng TTKDTM tại Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong năm 2020 và đầu năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 Cụ thể:
➢ Giá trị thanh toán bằng thẻ tín dụng tăng 51,5%, đạt hơn 8 tỷ USD
➢ Giá trị thanh toán bằng thẻ ghi nợ tăng 22,1%, đạt hơn 128 tỷ USD
➢ Tổng giá trị thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ tại Việt Nam đạt 136,4 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm trước
- Ngoài ra, các hình thức TTKDTM khác như: chuyển khoản qua internet banking; mobile banking; ví điện tử ZaloPay; MoMo, cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2020 Tổng giá trị các giao dịch thanh toán qua internet banking và mobile banking đạt hơn 427 tỷ USD, tăng 58% so với năm 2019.
- Trong đầu năm 2021, dù có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của đợt dịch mới, nhưng thị trường TTKDTM vẫn tiếp tục phát triển và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai
Tác động của việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
a) Đối với người sử dụng:
- Tiết kiệm thời gian và tiện lợi : Người dùng không cần phải đến ngân hàng hay các điểm giao dịch để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mặt Thay vào đó, họ có thể sử dụng các ứng dụng thanh toán trực tuyến, ví điện tử hay thẻ tín dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán một cách dễ dàng và nhanh chóng từ bất cứ đâu.
- An toàn hơn : Thanh toán không dùng tiền mặt giúp người dùng tránh được nguy cơ mất mất tiền mặt hoặc bị trộm cắp tiền Người dùng không phải mang theo một lượng lớn tiền mặt khi đi ra ngoài , đặc biệt là khi đi du lịch hay công tác.
- Tiết kiệm chi phí : Việc thanh toán không dùng tiền mặt giúp người dùng tiết kiệm chi phí liên quan đến việc rút tiền mặt, vận chuyển tiền mặt hay mất phí giao dịch khi sử dụng thẻ tín dụng
- Chương trình khuyến mãi và ưu đãi : Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thường có các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt để khuyến khích người dùng sử dụng hình thức thanh toán này Những ưu đãi này có thể bao gồm giảm giá, tích điểm và các ưu đãi đặc biệt khác
⟶ Tuy nhiên, việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cũng có một số hạn chế và rủi ro nhất định Ví dụ, có thể xảy ra các vấn đề kỹ thuật như mất kết nối mạng hoặc lỗi hệ thống, dẫn đến việc giao dịch không thành công Ngoài ra, người dùng cũng cần chú ý đến việc bảo mật thông tin cá nhân và tránh những rủi ro về tội phạm mạng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến hay ví điện tử. b) Đối với các cơ sở chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt:
- Tăng doanh số: Việc chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt giúp các cơ sở thuận tiện cho khách hàng và tạo ra nhiều cơ hội để khách hàng tiêu dùng hơn Điều này có thể giúp tăng doanh số bán hàng của các cơ sở
- Giảm chi phí và tăng hiệu quả : Việc chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm chi phí liên quan đến việc quản lý tiền mặt, bao gồm chi phí bảo vệ, phân loại và đếm tiền Ngoài ra, các cơ sở cũng có thể giảm thiểu lỗi nhân viên khi đếm tiền và đối chiếu số liệu
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu : Việc chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt cho thấy sự tiên tiến và chuyên nghiệp của các cơ sở, làm tăng hình ảnh thương hiệu và tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng
- Cải thiện quản lý tài chính : Việc chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt cũng giúp cải thiện quản lý tài chính bằng cách giảm thiểu sự chậm trễ trong việc thu tiền và quản lý số liệu thanh toán
⟶ Tuy nhiên, việc chấp nhận TTKDTM cũng có một số hạn chế, bao gồm chi phí cao cho việc mua và bảo trì các thiết bị thanh toán điện tử và đào tạo nhân viên Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị thanh toán cũng có thể gặp phải các vấn đề kỹ thuật và cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả. c) Đối với ngân hàng phát hành các phương tiên thanh toán:
- Tăng doanh số : Việc phát hành các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, đồng thời cũng tăng cơ hội sử dụng dịch vụ của ngân hàng, giúp tăng doanh số và lợi nhuận
- Tăng tính cạnh tranh : Việc phát hành các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng tăng tính cạnh tranh và củng cố vị thế của mình trên thị trường Ngoài ra, ngân hàng có thể tăng số lượng khách hàng và dịch vụ được sử dụng thông qua việc phát hành các loại thẻ và ví điện tử
- Giảm rủi ro : Việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm rủi ro liên quan đến việc giao dịch bằng tiền mặt, bao gồm mất trộm, làm giả tiền và sai sót trong việc đếm tiền Điều này giúp ngân hàng giảm chi phí cho các hoạt động kiểm soát rủi ro và tăng tính bảo mật cho khách hàng
- Nâng cao chất lượng dịch vụ : Việc phát hành các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và tiện lợi hơn cho khách hàng Ngoài ra, ngân hàng có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn, bao gồm chuyển khoản ngân hàng, tiết kiệm và cho vay
⟶ Tuy nhiên, việc phát hành các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cũng có một số hạn chế, bao gồm chi phí đầu tư cho việc phát triển và quảng bá sản phẩm, đồng thời cũng phải đảm bảo tính an toàn và bảo mật của các phương tiện thanh toán để tránh những rủi ro an ninh mạng. d) Đối với toàn xã hội
TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐẾN THÓI QUEN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
KHẢO SÁT HÀNH VI THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 22
Để làm rõ tác động của phương thức TTKDTM – làm thay đổi thế nào đến thói quen của người tiêu dùng Nhóm chúng em quyết định tổ chức buổi khảo sát với sự tham gia gần 80 cá nhân khác nhau Dựa trên nền tảng TTKDTM nói chung, nhóm chọn riêng một trong những phương thức thanh toán nổi bật nhất hiện nay trong tổng số các phương thức TTKDTM chính là phương thức TT điện tử - TT di động
- Số lượng đang sử dụng là 59 người (chiếm 62%)
- Số lượng không sử dụng là 17 người (chiếm 38%).
⟶ Hình thức dịch vụ thanh toán di động đang tiếp cận với người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiềm năng phát triển và có thể dễ dàng càng quét thị trường thanh toán thông minh trong vài năm tới
Khảo sát 1: Khảo sát số người sử dụng dịch vụ thanh toán di động
30 3.4: Tôi có thể yêu cầu dịch vụ thanh toán điện tử thực hiện một lệnh nào đó theo ý muốn một cách dễ dàng 33
23 3.3: Dịch vụ thanh toán điện tử của họ dễ dàng sử dụng 43
3.2 : Các tương tác với dịch vụ thanh toán điện tử không tốn thời gian và công sức 38
47 3.1: Các tương tác với dịch vụ thanh toán di động được hướng dẫn rất rõ ràng và dễ hiểu 21
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1: Không đồng ý 2: Không chắc chắn 3: Đồng ý
Khảo sát 2: Sự đơn giản/ dễ dàng sử dụng
Khảo sát 3: Hành vi sử dụng
Khảo sát 4: Yếu tố quyết định việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động
Khảo sát 5: Tần suất sử dụng
Thông qua 5 phiếu khảo sát như trên, ta có thể rút ra được một số tác động của phương thức TTKDTM đến thói quen, hành vi của người tiêu dùng như sau:
1.2 TTKDTM kích thích tăng số lượng tiêu dùng
Dựa trên dữ liệu khảo sát cho thấy rằng phương thức TTKDTM “kích thích số lượng tiêu dùng” và sự “sẵn lòng tiêu dùng” hàng xa xỉ của người tiêu dùng.
Dưới góc độ chi phí, người tiêu dùng luôn là những người kinh tế duy lý, luôn mong muốn có thể chi trả mức thấp nhất khi mua hàng James Reardon và Denny McCorkle (2002) chỉ ra rằng
19 | P a g e chi phí giao dịch là “một yếu tố cơ bản để người tiêu dùng cân nhắc khi mua hàng”, điều này ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý sẵn sàng mua Vậy so với các phương thức thanh toán khác, thanh toán di động có điểm gì khác biệt khiến cho người tiêu dùng – tiêu dùng nhiều hơn? Như biểu đồ ở trên việc TTKDTM rất có lợi thế về các chi phí như sau:
- Đầu tiên là lợi thế về “chi phí thời gian” thanh toán di động làm bao gồm tích hợp mua sắm trực tuyến và cả ngoại tuyến Việc mua sắm bấy giờ không còn bị giới hạn bởi thời gian và không gian, giúp cho chi phí thời gian của người tiêu dùng để mua sắm được giảm đáng kể.
- Thứ hai , lợi thế về “chi phí thanh toán” khi mua sắm Bán hàng trực tuyến tiết kiệm chi phí vận chuyển và quầy Hơn nữa, nền tảng mạng dựa trên thanh toán di động giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm hơn, họ có thể so sánh giá và mua hàng với giá tốt nhất.
- Thứ ba là lợi thế “chi phí quy mô” của việc mua sắm Sự phát triển của thanh toán di động thúc đẩy sự thịnh vượng của mạng lưới bán hàng Quy mô bán hàng dễ dàng hơn, khách hàng dễ nhận ra, và chi phí được giảm nhiều hơn nữa
Với ba lợi thế trên cho phép người tiêu dùng có được một thặng dư tiêu dùng lớn hơn so với việc sử dụng các phương thức TT khác Vì vậy khi mua sắm TTKDTM sẽ kích thích tiêu dùng nhiều hơn so với trước đó
1.3 Làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng
Nhiều tháng sau khi loại coronavirus mới được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống và kế sinh nhai của người Việt Nam ta. Đại dịch đã phá vỡ gần như mọi thói quen trong cuộc sống hàng ngày Mức độ và thời gian bắt buộc phải phong tỏa và đóng cửa DN, buộc mọi người phải từ bỏ ngay cả số thói quen ăn sâu nhất
Những gián đoạn như vậy trong trải nghiệm hàng ngày là một khoảnh khắc hiếm có Trong thời gian bình thường, người tiêu dùng có xu hướng “ngoan cố gắn bó” với thói quen của họ, dẫn đến việc áp dụng rất chậm (nếu có) những đổi mới Giờ đây, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến người tiêu dùng ở khắp mọi nơi thay đổi hành vi của họ một cách nhanh chóng và với số lượng lớn Ví dụ, tại Hoa Kỳ, 75% người tiêu dùng đã thử một cửa hàng, thương hiệu mới hoặc cách mua sắm khác như TTKDTM trong đại dịch Các CT tiêu dùng luôn cố gắng tìm cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay và nhu cầu trong thời kỳ hậu khủng hoảng
Hầu hết, điểm giống nhau của các phương thức TTKDTM nói chung hay ví điện tử/ tín dụng nói riêng luôn đưa ra rất nhiều chương trình ưu đãi theo định kì thậm chí là theo tháng Ví dụ: Ví momo tặng khách hàng các mã giảm giá như “giảm 20 ngàn cho tổng hóa đơn trên 50 ngàn khi thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi FamilyMart, CircleK,…” ⟶ người tiêu dùng sẽ tập chung vào các cửa hàng kể trên để sử dụng các ưu đãi, giúp các cửa hàng tiện lợi liên kết được tiếp xúc một số lượng lớn khách hàng mới Trong giai đoạn này, khách hàng không chỉ gia tăng việc sử dụng dịch vụ TTKDTM khi đi siêu thị, các chuỗi cửa hàng lớn mà còn sử dụng thường xuyên trong các giao dịch nhỏ lẻ, như mua sắm đồ ăn và vật dụng hằng ngày Từ đó tạo nên một hệ sinh thái mua sắm theo các chương trình khuyến mãi giới hạn.
1.4 Khiến “GenZ” tiêu dùng một cách phi lý
Tác động của việc thay đổi phương thức thanh toán đến hành vi thói quen dựa trên cơ sở tiêu dùng ta có thể quan sát được chính là việc “Thanh toán tín dụng di động khiến giới trẻ tiêu dùng phi lý”.
Thông thường, việc TTKDTM đã kích thích tiêu dùng trên các sản phẩm thiết yếu – đó là hành động trước mua Đối với sau mua, họ sẽ bắt đầu tiêu dùng ở một cấp độ xa xỉ hơn.
Sơ đồ hành vi trước mua – trong mua – sau mua của người tiêu dùng
Làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng
Nhiều tháng sau khi loại coronavirus mới được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống và kế sinh nhai của người Việt Nam ta. Đại dịch đã phá vỡ gần như mọi thói quen trong cuộc sống hàng ngày Mức độ và thời gian bắt buộc phải phong tỏa và đóng cửa DN, buộc mọi người phải từ bỏ ngay cả số thói quen ăn sâu nhất
Những gián đoạn như vậy trong trải nghiệm hàng ngày là một khoảnh khắc hiếm có Trong thời gian bình thường, người tiêu dùng có xu hướng “ngoan cố gắn bó” với thói quen của họ, dẫn đến việc áp dụng rất chậm (nếu có) những đổi mới Giờ đây, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến người tiêu dùng ở khắp mọi nơi thay đổi hành vi của họ một cách nhanh chóng và với số lượng lớn Ví dụ, tại Hoa Kỳ, 75% người tiêu dùng đã thử một cửa hàng, thương hiệu mới hoặc cách mua sắm khác như TTKDTM trong đại dịch Các CT tiêu dùng luôn cố gắng tìm cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay và nhu cầu trong thời kỳ hậu khủng hoảng
Hầu hết, điểm giống nhau của các phương thức TTKDTM nói chung hay ví điện tử/ tín dụng nói riêng luôn đưa ra rất nhiều chương trình ưu đãi theo định kì thậm chí là theo tháng Ví dụ: Ví momo tặng khách hàng các mã giảm giá như “giảm 20 ngàn cho tổng hóa đơn trên 50 ngàn khi thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi FamilyMart, CircleK,…” ⟶ người tiêu dùng sẽ tập chung vào các cửa hàng kể trên để sử dụng các ưu đãi, giúp các cửa hàng tiện lợi liên kết được tiếp xúc một số lượng lớn khách hàng mới Trong giai đoạn này, khách hàng không chỉ gia tăng việc sử dụng dịch vụ TTKDTM khi đi siêu thị, các chuỗi cửa hàng lớn mà còn sử dụng thường xuyên trong các giao dịch nhỏ lẻ, như mua sắm đồ ăn và vật dụng hằng ngày Từ đó tạo nên một hệ sinh thái mua sắm theo các chương trình khuyến mãi giới hạn.
Khiến “GenZ” tiêu dùng một cách phi lý
Tác động của việc thay đổi phương thức thanh toán đến hành vi thói quen dựa trên cơ sở tiêu dùng ta có thể quan sát được chính là việc “Thanh toán tín dụng di động khiến giới trẻ tiêu dùng phi lý”.
Thông thường, việc TTKDTM đã kích thích tiêu dùng trên các sản phẩm thiết yếu – đó là hành động trước mua Đối với sau mua, họ sẽ bắt đầu tiêu dùng ở một cấp độ xa xỉ hơn.
Sơ đồ hành vi trước mua – trong mua – sau mua của người tiêu dùng
“Hầu hết mọi người trải qua một phản ứng cảm xúc tiêu cực tự phát đối với việc mất mát của cải, hay nói đúng hơn là mất tiền khi mua hàng đặc biệt khi sự mất mát đó là cụ thể và sống động” Ngược lại, khi một người quẹt thẻ hoặc sử dụng thanh toán di động, rất khó để hình dung tiền đổi chủ “Bởi vì các giao dịch như vậy không cụ thể, nên các khoản thanh toán
TIN ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN
Hành vi TRONGMUA không dùng tiền mặt ít có khả năng gây ra sự kích thích tiêu cực được đánh giá là nỗi đau khi thanh toán”
Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng đó, các DN TT di động liên tục đẩy nhanh tốc độ xác nhận hóa đơn, tung ra các dịch vụ tín dụng hấp dẫn “càng tiêu càng nhận”
So với TTDTM, TT di động là một quá trình TT ảo, trong đó đã được giảm bớt những vấn đề kém ưu việt của tiền mặt Hơn nữa, các tổ chức TT bên thứ ba đã phát triển các phương thức như TT bằng vân tay, TT bằng khuôn mặt và TT quét mã và người tiêu dùng không cần nhập mật khẩu khi tiêu dùng Từ đó họ không còn nhạy cảm với giá tiền hay số lượng, thúc đẩy họ mua những hàng hóa đắt tiền hơn.
Các chính phủ không chỉ nên hỗ trợ, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các phương thức thanh toán mới và thuận tiện, mà còn đồng thời hướng dẫn họ phòng tránh những rủi ro tiêu dùng không hợp lý do các phương thức thanh toán mới mang lại.
NHÀ NƯỚC KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI DÂN THANH TO 䄃ĀN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Nhà nước tích cực khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt
Thấy được ở tương lai gần, việc TTKDTM sẽ giúp cho người dân nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung phát triển, Tuy nhiên, TTDTM vẫn là thói quen cố hữu của không ít người tiêu dùng Do đó, để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt TT, chuyển sang các phương thức TT hiện đại thì nhà nước ta cần những đòn bẩy chính sách và sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông
Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số”, đại diện Bộ Công an cho biết “ cần khuyến cáo cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, kể cả các nhân viên, cán bộ trong ngành ngân hàng về những thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát phát hiện các giao dịch đáng ngờ; hoàn thiện cơ chế pháp lý; chủ động triển khai phương án phòng chống rủi ro, tấn công mạng ” từ mục đích phòng chóng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
⟶ Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 Trong đó tiêu biểu là về các giải pháp phát triển phương thức như sau: a) Kết hợp với tiếp thị quảng cáo
➢ Sở Công thương Hà Nội phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng các DN đã kích hoạt sự kiện không dùng tiền mặt lần thứ ba với chủ đề "Chạm tới tương lai" Tại khu vực trưng bày, giới thiệu hàng loạt các ngân hàng lớn như VP Bank, TP Bank, Techcombank , , các trung gian thanh toán, giao hàng như Airpay, Momo, VNPAY, Giao hàng nhanh, AEON Việt Nam, Hebela đã cùng nhau giới thiệu, quảng bá về các công nghệ, sản phẩm TTKDTM hiện đại
➢ Sở Công thương Hà Nội hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai mạnh mẽ các loại hình thanh toán mới
➢ Lãnh đạo TP Hạ Long đang phấn đấu tạo cho người dân ở khu vực đô thị thói quen TTKDTM theo chương trình “Chợ công nghệ mới - Chợ 4.0”
⟶ Chính phủ, các bộ, ngành, các DN đang cố gắng đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức về TTKDTM cho người dân, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi trong
TT tiêu dùng, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng b) Hoàn thiện về hệ thống pháp lý c) Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác d) Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 e) Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công f) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán g) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt h) Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Thông qua các vấn đề kể trên, xã hội không tiền mặt đã không còn xa với thực tế Như ở Trung Quốc, hiện đã có 1 tỷ người sử dụng TTKDTM, chẳng hạn như AliPay hay WeChat pay Ở nước ta, số lượng người dân sử dụng TTKDTM tăng rất nhanh qua các năm TTKDTM trở thành phương thức TT quan trọng, ẢNH HƯỞNG rất lớn đến thói quen mua sắm của người dân Dù lợi ích của TTKDTM là không thể bàn cãi, nhưng đi song song với đó là vô vàng các hiểm nguy nếu bản thân không tự cảnh giác Tuy nhiên nếu so với lợi ích tổng thể, thì TTKDTM góp một vai trò rất lớn trong công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước
Dưới góc nhìn của nhóm, thì việc hướng tới một ĐẤT NƯỚC PHI TIỀN MẶT là điều vô cùng hợp lý Chưa xét trên khía cạnh kinh tế đất nước, chỉ cần nhìn vào người tiêu dùng ta cũng biết được TTKDTM giúp thay đổi rất nhiều trong thói quen đời sống hằng ngày Giúp người dân thu được giá trị thặng dư lớn về chi phí và thời gian Để có thể hướng đến một xã hội phi tiền mặt, nhóm em đưa ra một số giải pháp khắc phục dựa trên tính hình Việt Nam như sau
➢ Nhìn rút kết kinh nghiệm từ các nước đi trước trong việc mở rộng TTKDTM như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức
➢ Đối với Nhà nước o Hoàn thiện hành lang pháp lí cho hoạt độngTTKDTM Phân biệt rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán Tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lí bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia o Hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan o Áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với tổ chức và cá nhân được phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế
➢ Đối với Ngân hàng Nhà nước
25 | P a g e o Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông đồng bộ, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, khuyến khích sử dụng các phương thức TTKDTM o Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lí cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt o Nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia o Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động TTKDTM
➢ Đối với Ngân hàng thương mại o Tăng cường các hoạt động Marketing hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua các phương thức điện tử o Đẩy mạnh tích hợp các loại thẻ với các thẻ thanh toán mà người dân đang sử dụng phổ biến để giảm thủ tục đăng kí mở thẻ và thẻ này có thể sử dụng trong nhiều hệ thống ngân hàng Chủ động liên kết với nhà mạng để thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng sang các ví điện tử o Nghiên cứu điều chỉnh mức phí hợp lí cho những khách hàng có nhiều giao dịch trong một ngày, nhất là những giao dịch nhỏ o Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động TT
➢ Đối với dân cư o Thay đổi thói quen thanh toán bằng cách sử dụng thẻ TT tại các điểm chấp nhận thẻ như siêu thị, nhà hàng, thanh toán hóa đơn điện tử, o Để trở thành người tiêu dùng thông minh, khách hàng nên trang bị kiến thức trong các giao dịch TTKDTM để tận dụng được tối đa các tiện ích, hạn chế thấp nhất những rủi ro phát sinh.
Chúng ta nên tiếp tục phát triển PHƯƠNG THỨC TTKDTM thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt Cùng nhau đưa cho xã hội Việt Nam chúng ta tiến bộ và thịnh vượng hơn.