1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tiểu luận rủi ro tài chính và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp xuất khẩu

42 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rủi ro tài chính và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Tác giả Bùi Đăng Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Trung
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Quản trị rủi ro tài chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Như vậy, rủi ro không có nghĩa là “rất xấu”, “rất tồi tệ” mà nó góp phầngiúp các nhà quản trị tích cực hơn trong công tác phòng ngừa, xác định trước nhữngthiệt hại có thể gặp phải, từ đó

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA TÀI CHÍNH –KẾ TOÁN

BÁO CÁO TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:

RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁPPHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU.

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA TÀI CHÍNH –KẾ TOÁN

BÁO CÁO TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:

RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁPPHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn ThànhTrung cũng như là toàn thể giảng viên khoa Tài chính- Kế toán trong thời gian quađã cung cấp, bổ sung cho chúng em những kiến thức và trải nghiệm tuyệt vời khitheo học tại Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành

Trong quá trình học môn “Quản trị rủi ro tài chính”, em đã được thầyNguyễn Thành Trung dạy các kiến thức về các rủi ro trong tài chính và các cáchphòng ngừa những rủi ro Những kiến thức này giúp em hiểu chuyên sâu hơn vềngành tài chính mà em đang theo đuổi Mặc dù đây là môn chuyên ngành với cáckiến thức phức tạp nhưng với sự giảng dạy nhiệt tình của thầy đã giúp chúng emhiểu được nội dung và giúp đỡ nhiều trong quá trình làm bài luận cuối kỳ Một lầnnữa e xin cảm ơn thầy và nhà trường đã cho chúng em những bài học bổ ích trêngiảng Đây cũng là một đề tài khó khi chúng em phải giải quyết các bài toán dựatrên số liệu thực tế về tỷ giá và lãi suất trên thị, do đó sẽ có nhiều sai sót về dữ liệuhay thông tin chưa chính xác mong thầy xem xét và góp ý để bài luận của em hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

TRUNG TÂM KHẢO THÍ

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦNHỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO

Môn thi: Quản trị rủi ro tài chính Lớp học phần: 21DTC1BSinh viên thực hiện: Bùi Đăng Linh - 2100005722

Ngày thi: thứ 4 ngày 24/01/2024 Phòng thi: L.506Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên:

Rủi ro tài chính và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối

với doanh nghiệp xuất khẩu.

Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):

Tiêu chí (theo CĐR HP)Đánh giá của giảng viên

Điểm tốiđa

Điểmđạt đượcCấu trúc của tiểu

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

1.1.3 Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp

1.2 Quản trị rủi ro tài chính

1.2.1 Khái niệm

1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính

1.2.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro tài chính

1.3 Các công cụ tài chính phái sinh

1.3.1 Khái quát về công cụ tài chính phái sinh

1.3.2 Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau (tương lai)

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngày càng phảiđối diện với nhiều loại hình rủi ro tài chính khác nhau, những rủi ro này ngày càngđa dạng, tinh vi và mới mẻ Để tránh những tổn thất về kinh tế và mục tiêu tài chínhcủa doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải có các biện pháp nhận diện và phòngngừa các loại rủi ro này Do đó quản trị rủi ro tài chính luôn được coi trọng và làmối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu, tỷ giá, lãi suất và các công cụphái sinh

Phạm vi nghiên cứu: Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp xuấtkhẩu

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu tài liệu, phân loại, so sánh.- Phương pháp tính toán, phân tích, tổng hợp dữ liệu.- Lý thuyết kinh tế vĩ mô

Chương 2: Liên hệ thực tế: nêu một tình huống giả định của một doanhnghiệp xuất khẩu và sử dụng các công cụ để giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro

Chương 3: Kết luận: Rút ra bài học

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Rủi ro tài chính.

1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tài chính.

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro.

Trên thế giới có nhiều khái niệm rủi ro được sinh ra, có người nhận định rủiro gắn liền với sự tiêu cực, cũng có người cho rằng rủi ro là cơ hội Dưới đây là mộtvài khái niệm về rủi ro:

1 Theo Frank H Knight, Risk (1957), Uncertainty and profit , New York:Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được

2 Theo Dorfman, M S (1998) Introduction to risk management andinsurance 清华大学出版社有限公司: rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của các kếtquả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người Khi có rủiro, người ta không thể dự đoán chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro là bấtđịnh Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng đượchoặc mất mà không thể đoán định trước

3 Theo Horcher, K A (2011) Essentials of financial risk management JohnWiley & Sons: Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất do các sự kiện xảy ra như thay đổigiá thị trường Các sự kiện có xác suất xảy ra thấp nhưng có thể dẫn đến tổn thấtlớn, đặc biệt rắc rối vì chúng thường không được dự đoán trước Nói cách khác, rủiro là điều có thể xảy ra sự biến động của lợi nhuận.”

4 Theo Nguyễn Hữu Thân (1991), Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừarủi ro trong kinh doanh, NXB Thông tin, Hà nội: có quan điểm đồng nhất rủi ro vớisự không may không tốt, bất ngờ xảy đến

5 Theo PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2014) Quản trị rủi ro tài chính, nhàxuất bản Tài chính: Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn Chỉnhững tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mớiđược xem là rủi ro

Phân tích các khái niệm cho thấy, tuy có sự khác biệt nhưng các khái niệmnày đều nhấn mạnh tới đặc trưng của rủi ro là mang tính tất yếu, ngẫu nhiên vàkhông ổn định Sự biến động của các yếu tố vĩ mô cũng như sự thay đổi trong cácquyết định quản trị có thể dẫn tới các rủi ro không lường trước của DN

Trang 11

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đang được thảo luận thêm xung quanhnhững khái niệm này Quan niệm rủi ro gắn liền với thiệt hại được cho là chưa hoàntoàn đầy đủ và chính xác ; bởi vì: rủi ro và lợi nhuận của các DN là hai mặt vừa đốilập, vừa có quan hệ mật thiết Lĩnh vực kinh doanh nào lợi nhuận càng cao thì rủi rocàng lớn Như vậy, rủi ro không có nghĩa là “rất xấu”, “rất tồi tệ” mà nó góp phầngiúp các nhà quản trị tích cực hơn trong công tác phòng ngừa, xác định trước nhữngthiệt hại có thể gặp phải, từ đó tận dụng được cơ hội và khắc phục những nguy cơtrong kinh doanh, đề ra các chiến lược và đối sách phù hợp

Trên cơ sở phân tích những khái niệm về rủi ro ở trên, tác giả đề xuất mộtkhái niệm về rủi ro như sau: Rủi ro là một tình huống trong đó tồn tại khả năng xảyra một sai lệch bất lợi so với mục tiêu được mong đợi hay dự tính

Khái niệm này đã nhấn mạnh đến 2 vấn đề: + Thứ nhất, “sự sai lệch bất lợi so với mục tiêu đề ra” bao hàm cả những rủiro có xảy ra tổn thất và cả những rủi ro có thể không xảy ra tổn thất nhưng theochiều hướng bất lợi, làm sai lệch so với dự tính Chẳng hạn, giá cả tăng nhưngkhông cao như tính toán dẫn tới thu nhập không cao như mong muốn thì cũng đượccoi là rủi ro Thậm chí, sai lệch so với dự kiến có thể mang lại mức thu nhập caohơn Và “mục tiêu” là cái mốc để xác định mức độ rủi ro của DN

+ Thứ hai, “ dự tính của con người” là điểm mấu chốt để đánh giá rủi ro Rủiro là một tình huống của thế giới khách quan nhưng “ dự tính” của con người lànhân tố chủ quan và sẽ là nhân tố xác định mức độ rủi ro của DN

1.1.1.2 Khái niệm rủi ro tài chính.

Trong rủi ro nói chung thì rủi ro tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng Tuynhiên, thực tế lại đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tài chính củaDN

Nghiên cứu của Steven Li (2003) cho rằng: Rủi ro liên quan đến sự không chắcchắn của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu, và giá cả hàng hóa gọi là rủi rotài chính Trong khi đó, Cao Defan (2005) lại phân chia rủi ro tài chính theo phạmvi Theo nghĩa rộng, rủi ro tài chính liên quan đến tất cả các yếu tố phản ánh trongtình hình tài chính của DN Theo nghĩa hẹp, rủi ro tài chính đề cập đến khả năngkhông thanh toán được các khoản nợ tài chính khi đến hạn Một loạt tác giả khác,

Trang 12

bao gồm cả tác giả trong và ngoài nước như PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS.Vũ Duy Hào (2006), PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS Bạch Đức Hiển (2008),PGS.TS Vũ Duy Hào và PGS.TS Đàm Văn Huệ (2009), Li Zhea, Liu Ke, WangKaibi, Shen Xiaoliu (2012) đều đồng quan điểm rằng rủi ro tài chính có liên quanđến sử dụng các phương pháp tài trợ vốn trong DN

Theo Eichhorn (2004) và Ann-Katrin Napp (2011), rủi ro tài chính có thể cóhai hình thức khác nhau Rủi ro tài chính do nhân tố khách quan phụ thuộc vàonhững thay đổi trên thị trường tài chính như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hànghóa Rủi ro tài chính do nhân tố chủ quan (nội bộ), trong đó tình hình tài chính củaDN là nguồn gốc của những rủi ro Như vậy, quan điểm này đã bao hàm cả rủi robên trong và bên ngoài DN, tuy chưa chỉ rõ “ tình hình tài chính” như thế nào thìđược gọi là rủi ro

Theo tác giả, để có khái niệm đúng đắn và khoa học về rủi ro tài chính thì trước hếtphải hiểu rõ khái niệm tài chính Khái niệm tài chính được sử dụng khá phổ biếnhiện nay là: Tài chính là phương thức tạo lập- huy động và phân bổ - sử dụng cácnguồn lực tài chính nhằm chuẩn bị cho các chủ thể có khả năng thanh toán, đáp ứngmột cách hữu hiệu nhu cầu của các chủ thể trong tồn tại và phát triển, trong các hoạtđộng kinh tế - xã hội.”

Từ các quan điểm nêu trên, theo ý kiến của tác giả, rủi ro tài chính là nhữngrủi ro phát sinh do sự biến động của môi trường bên ngoài và những rủi ro phát sinhtừ việc lựa chọn và thực hiện các quyết định tài chính trong DN, làm ảnh hưởng đếnkhả năng sinh lời và khả năng thanh toán của DN, xấu nhất sẽ dẫn đến khả năng phásản DN

Như vậy, khái niệm rủi ro tài chính là một khái niệm “động”, nghĩa là cónhiều mức độ khác nhau Chỉ một trong các rủi ro (lãi suất, tỷ giá, biến động giá, tíndụng thương mại và đòn bẩy tài chính), hoặc tập hợp các rủi ro đó nếu xảy ra sẽ ảnhhưởng đến khả năng sinh lời của DN, và nếu đủ lớn sẽ dẫn tới mất khả năng thanhkhoản của DN Có thể chỉ là mất khả năng thanh khoản tạm thời nhưng cũng có khikéo dài; và mất khả năng thanh khoản nghiêm trọng sẽ dẫn tới phá sản

Trang 13

Khi thực hiện giao dịch tín dụng, từ lúc giải ngân cho đến khi thu hồi vốn vềcả gốc và lãi, ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành haykhông; nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành Do đó, rủiro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó Cóthể nói, tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn,cho vay trung hạn, cho vay dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá,tài trợ xuất nhập khẩu tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng đều chứađựng rủi ro tín dụng Lúc quyết định cấp tín dụng, ngân hàng chưa biết chắc đượckhả năng có thư hồi được khoản tín dụng ấy hay không đơn giản là vì lúc đó việcthu hồi khoản tín dụng chưa xảy ra.

1.1.2.2 Nhận dạng rủi ro lãi suất.

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra Loại rủi ronày phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụngcó những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi Nếu ngân hàng đi vaytheo lãi suất thả nối, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàngtăng theo Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thịtrường xuống thấp khiến thu nhập lãi cho vay của ngân hàng giảm theo Rủi ro lãisuất phát sinh khi ngân hàng không khớp được giữa lãi suất thu được từ tài sản sinh

Trang 14

lãi và lãi suất chi ra cho nguồn vốn phải trả lãi Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọngkhi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chínhkhá lớn và theo lãi suất thị trường.

Tương tự, dù không thường xuyên bằng ngân hàng, hoạt động của các doanhnghiệp là khách hàng của ngân hàng cũng có thể có rủi ro lãi suất nếu khách hàngkhông khớp được giữa lãi suất thu về và chi ra từ hoạt động tài chính

Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính của ngân hàng cũng tìm ẩn rủi ro lãi suất rấtlớn Rủi ro lãi suất trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản tàichính có thu nhập cố định như tín phiếu và trái phiếu các loại, thể hiện ở chỗ giá cảcủa các tài sản này thay đổi khi lãi suất thay đổi

Dựa vào hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, rủi ro tỷ giá đối với doanhnghiệp được chia thành 3 loại:

+ Rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động đầu tư.+ Rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu.+ Rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động tín dụng

A Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư.

Thường được phát sinh với các công ty đa quốc gia hoặc đồi với các nhà đầutư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế Có thể nói, cảđầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá

VD1: Đầu tư trực tiếp:- Uniliver đầu tư trực tiếp tại VN, nhập 1 triệu USD nguyên liệu về SX - Nếu trước đây tỷ giá USD/VND = 16.580, chi phí nhập NVL 16,58 tỷ VND

Trang 15

- Hiện nay USD/VND = 22.300, tăng lên 5.720, - Điều này khiến chi phí sản xuất tăng lên 5,72 tỷ VND.- Hơn nữa, khi chuyển LN về nước, số tiền USD quy đổi sẽ nhỏ hơn.VD2: Đầu tư gián tiếp:

- Nhà đầu tư HK đầu tư 500.000 USD mua cổ phiếu SAM với giá 25.000VND/CP

- Tỷ giá hiện tại USD/VND = 22.300- Số cổ phiếu mua được: 500.000 x 22.300/ 25.000 = 446.000 CP- 1 năm sau,

- Giá CP SAM 25.500VND/CP, USD/VND = 23.200

-Số tiền thu được: 446.000 x 25.500 = 11.373 trVND => USD: 490.215,52

B Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Đây là loại rủi ro thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với cáccông ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh

Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của cáckhoản thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai Điều này khiến cho hiệu quảhoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thế làmđảo lộn kết quả kinh doanh Mặc dù trên thực tế, một công ty có thể vừa hoạt độngxuất khẩu vừa hoạt động nhập khẩu, nhưng để dễ dàng hình dung và tiện phân tích,chúng ta nhận dạng rủi ro tỷ giá một cách riêng biệt đối với từng loại hợp đồng xuấtkhẩu và nhập khẩu

VD3: Hoạt động xuất khẩu:- Sagonimex ký HĐ xuất khẩu trị giá 200.000 USD, kỳ hạn 6 tháng.- Tỷ giá hiện tại USD/VND = 22.300

- Số tiền dự kiến thu được = 4.460 trVND - Đến hạn: + USD lên giá => lợi nhuận tăng

+ USD xuống giá => lợi nhuận giảm.- VD4: Hoạt động nhập khẩu:

- Cholonimex ký HĐ nhập khẩu trị giá 500.000 USD, kỳ hạn 6 tháng.- Tỷ giá hiện tại USD/VND = 22.300

Trang 16

- Số tiền dự kiến phải trả = 11.150 trVND - Đến hạn:

+ USD lên giá => Lợi nhuận giảm.+ USD xuống giá => Lợi nhuận tăng

C Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng chứa đựng rủi ro tỷ giá rất lớn Điều này đặc biệt thể hiệnrõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Đứng trêngiác độ doanh nghiệp, khách hàng của các ngân hàng thương mại, việc vay vốnbằng ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá Chẳng hạn, thời điểm Ngân hàngDự Trữ Liên Bang Mỹ đã hạ lãi suất xuống mức thấp chỉ còn 1,25%/năm là cơ hộihiếm có cho các doanh nghiệp có thể vay vốn ngoại tệ với chi phí rẻ Tuy nhiên, nếuvay USD trong thời gian tương đối dài với số lượng lớn, doanh nghiệp cần lưu ý tácđộng của yếu tố rủi ro tỷ giá

VD5: Hoạt động tín dụng:- Giadimex vay 3 tr USD của Sacombank, lãi suất 7%/năm, thời hạn 6 tháng.- Thời điểm vay vốn tỷ giá USD/VND = 16.845

- Sau 6 tháng công ty phải trả gốc và lãi là: 3(1+7%*6/12)=3,105 triệu USD- Với tỷ giá hiện tại công ty phải trả 3,105*16.845=52.303,725 triệu VND- 6 tháng sau, tỷ giá USD/VND = 16.950 công ty phải trả 3,105*16.950=

52.629,75 triệu VND tăng 326,025 triệu VND so với ước tính

1.1.3 Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp.

1.1.3.1 Tác động đến lợi nhuận ròng của DN

Rủi ro tài chính, một khi xảy ra thường tác động trực tiếp đến doanh thu, chiphí, từ đó tác động đến lợi nhuận ròng của DN Chẳng hạn, biến động trong tỷ giálàm cho doanh thu và chi phí không tương thích khi nhập khẩu hàng nước ngoài đểbán hàng trong nước hay ngược lại; hoặc làm thay đổi giá trị DN khi tài sản ở nướcngoài được chuyển đổi sang đồng nội tệ Lãi suất hạ làm giảm chi phí lãi vay phảitrả nhưng đồng thời cũng làm giảm khoản thu từ các hoạt động đầu tư Trongtrường hợp giá trị khoản thu giảm nhanh hơn chi phí lãi vay phải trả thì DN rõ ràngđã thua lỗ

1.1.3.2 Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư của DN

Trang 17

DN muốn phát triển bền vững thì quá trình sản xuất kinh doanh của DN phảidiễn ra liên tục, năm sau phải cao hơn năm trước Nguồn vốn để DN tái đầu tư trongquá trình sản xuất kinh doanh là quỹ khấu hao, lợi nhuận giữ lại từ các năm trướcđó Khi rủi ro tài chính tăng cao không kiểm soát được, nguồn vốn để tái đầu tư bịgiảm đi Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, DN sẽ không thể hoạt động liên tục,quy mô kinh doanh bị thu hẹp Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài, DN cóthể sẽ "biến mất” trên thị trường Với những DN đang thực hiện các dự án đầu tưrủi ro tài chính có thể làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnhviễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bịchặn lại

1.1.3.3 Tác động đến năng lực cạnh tranh cuả DN.

Rất rõ ràng, một DN chịu tổn thất lớn từ các rủi ro tài chính phát sinh sẽ suygiảm về năng lực cạnh tranh Ví dụ nếu một DN chịu sự tác động của rủi ro tỷ giádẫn đến tổn thất ngoại hối thì DN sẽ phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm để trangtrải tổn thất Khi đồng nội tệ tăng giá, một DN thuần túy kinh doanh trong nước vẫnbị tác động do sự xuất hiện của các DN nước ngoài có chi nhánh nhập khẩu hànghóa từ nước ngoài về tiêu thụ trong nước Như vậy giá cả hàng hóa cùng loại ở nướcngoài bây giờ rẻ tương đối so với hàng hóa trong nước Do đó giá sản phẩm cuả DNsẽ không hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cuả DN sẽ bịgiảm

1.1.3.4 Tác động đến cân đối dòng tiền và khả năng thanh toán của DN.

Các luồng tiền vào DN (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi DN (dòng chi)diễn ra một cách thường xuyên liên tục Trên thực tế, tại những thời điểm nhất địnhcó thể xảy ra hiện tượng lượng tiền vào DN nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi DN Khi đó,tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xảy ra Sự mất cân đối dòng tiền được chiathành:+ Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biệnpháp và hậu quả thường không lớn + Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyênnhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của DN quá lớn; vốn lưuđộng tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phíthường xuyên, v.v… làm cho DN mất khả năng thanh khoản Khi mất cân đối tạmthời chuyển thành mất cân đối dài hạn, DN sẽ bị phá sản

Trang 18

1.1.3.5 Tác động đến giá trị DN.

Mục tiêu lớn nhất của DN là tối đa hoá giá trị Nếu rủi ro tài chính xảy ra vớimức độ nghiêm trọng sẽ gây tổn thất cho DN và làm lợi nhuận sụt giảm Nhà đầu tưsẽ đánh giá thấp giá trị cổ phiếu trên thị trường và hiển nhiên, giá trị DN sẽ sụtgiảm Trong trường hợp rủi ro từ đòn bẩy tài chính, DN không những không tậndụng được lá chắn thuế để làm tăng giá trị mà còn rơi vào tình trạng kiệt quệ tàichính, thậm chí phá sản

1.2 Quản trị rủi ro tài chính.

1.2.1 Khái niệm.

Cùng với thời gian, nhận thức của con người về quản trị rủi ro tài chính đã cónhiều thay đổi.Theo quan điểm của Steven Li (2003), quản trị rủi ro tài chính là việcxác định mức độ rủi ro mong muốn, nhận dạng mức độ rủi ro DN hiện có, và sửdụng các công cụ tài chính phái sinh hay các công cụ tài chính khác để điều chỉnhmức độ rủi ro thực tế phù hợp với mức độ rủi ro mong muốn của DN Cũng có ýkiến cho rằng quản trị rủi ro tài chính là để tránh nguy cơ khánh kiệt tài chính(financial distress) và các chi phí liên quan đến khánh kiệt tài chính (Triantis, 2000,p.560; Drogt & Goldberg, 2008, p.49)

Tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007) trong cuốn “Quảntrị rủi ro tài chính” cũng có quan điểm về quản trị rủi ro tài chính tương tự nhưSteven Li (2003)

Tán đồng với quan điểm quản trị rủi ro tài chính nêu trên, tác giả xin đưa rakhái niệm về quản trị rủi ro tài chính như sau: quản trị rủi ro tài chính là xác địnhmức độ rủi ro tài chính mà DN chấp nhận, nhận diện và đo lường được mức độ rủiro tài chính hiện nay của DN đang gánh chịu và sử dụng các công cụ tài chính đểđiều chỉnh mức độ rủi ro tài chính phù hợp với mức độ chấp nhận được

Trong khái niệm này, “mức độ chấp nhận “của DN về rủi ro là điểm mấuchốt Nếu rủi ro xảy ra trong phạm vi “mức độ chấp nhận” mà DN đã xác định thìDN đã đạt mục tiêu kiểm soát được rủi ro Phần chênh lệch cao hơn sẽ là phầnngoài “dự tính “của DN và nhiệm vụ của nhà quản trị là phải chuyển tổn thất dựkiến không thể chấp nhận được về với “mức độ chấp nhận” được Hiện nay, khái

Trang 19

niệm” mức độ chấp nhận rủi ro “ và “ khẩu vị rủi ro – risk appetile” được sử dụngthay thế cho nhau.

1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính.

• Là hoạt động sử dụng các công cụ tài chính để quản trị rủi ro, chủ yếu là cácrủi ro thị trường và rủi ro tín dụng

• Quản trị rủi ro tài chính cũng bao gồm việc xác định rủi ro, đo lường rủi ro,đánh giá rủi ro và lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả quản trị rủi ro.• Mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính là nhằm giảm mức độ biến động của

các luồng tiền tài chính dự kiến nhằm đảm bảo ổn định tài chính cho doanhnghiệp

• Về mặt toán học, quản trị rủi ro tài chính là nhằm giảm độ lệch chuẩn của lợisuất đầu tư hoặc của dòng tiền doanh nghiệp thu được

1.2.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro tài chính.

Thứ nhất, quản trị rủi ro/QTRRTC cần gắn với mục tiêu quản trị rủi ro trongtừng giai đoạn nhất định của DN

Thứ hai, Quản trị rủi ro/Quản trị rủi ro tài chính cần được triển khai như mộtquá trình liên tục, có tính hệ thống trên phạm vi toàn doanh nghiệp và quản trị rủi rotài chính cần được thực thi như các hoạt động quản trị rủi ro khác

Thứ ba, cần phân quyền và trách nhiệm rõ ràng trong hoạt động quản trị rủiro/quản trị rủi ro tài chính và không tồn tại “ những vùng cấm” không thể kiểm soátđược

Thứ tư, hoạt động quản trị rủi ro/ quản trị rủi ro tài chính cần thường xuyên đượcđánh giá và cải tiến

1.3 Các công cụ tài chính phái sinh.

1.3.1 Khái quát về công cụ tài chính phái sinh.

Công cụ phái sinh trong tiếng Anh là Derivative instruments.Công cụ phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một

tài sản cơ sở đã được phát hành trước đó Thông thường công cụ phái sinh là một hợp đồng giữa hai bên nhằm trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực hay tài sản tàichính theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong tương lai

Trang 20

Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán Nếu giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng thay đổi thì giá trị của công cụ phái sinh cũng thay đổi.

Có 4 loại công cụ phái sinh phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:+ Hợp đồng giao sau (tương lại)

+ Hợp đồng quyền chọn.+ Hợp đồng kỳ hạn.+ Hợp đồng hoán đổi

1.3.2 Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau (tương lai).

1.3.2.1 Định nghĩa.

Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) và hợp đồng tương lai (Futures) đều là hợp đồng

mua hay bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở tại một thời điểm xácđịnh trong tương lai với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thoả thuận hợp

đồng.– Hợp đồng tương lai là những hợp đồng được chuẩn hoá (về loại tài

sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thểthức thánh toán, kỳ hạn ) Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hoá,các chi tiết là do hai bên đàm phán cụ thể

– Hợp đồng tương lai được thoả thuận và mua bán thông qua người môigiới Hợp đồng kỳ hạn được thoả thuận trực tiếp giữa hai bên của hợpđồng

– Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung Hợp đồngkỳ hạn giao dịch trên thị trường phi tập trung

– Hợp đồng tương lai được tính hàng ngày theo giá thị trường (marketto market daily) Hợp đồng kỳ hạn được thanh toán vào ngày đáo hạn

Trang 21

VD6: Hợp đồng kỳ hạn:Vào ngày 1/09, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 10 tấn cà phê kỳ hạn 3tháng (tức là vào ngày 1/12) với giá 925 USD/tấn B được gọi là người bán tronghợp đồng kỳ hạn, A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn Sau 3 tháng B phải báncho A mười tấn cà phê với giá 925 USD/tấn và A phải mua 10 tấn cà phê của B vớigiá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.

VD7: Hợp đồng giao sau (tương lai):Vào ngày 28/2, A ký một hợp đồng giao sau mua 100 cổ phiếu XYZ với giátương lai là F = 80.000 đ/cổ phiếu Để hạn chế rủi ro, Sở giao dịch yêu cầu khi ký0hợp đồng, A phải ký quỹ một khoản tiền trong tài khoản bảo chứng tại công tythanh toán bù trừ Ví dụ, mức bảo chứng (margin) là 1 triệu đồng Sau mỗi ngày,nếu có lãi, thì khoản lãi sẽ được cộng vào tài khoản; còn nếu lỗ thì cũng sẽ bị trừvào tài khoản Nếu giá trị trong tài khoản bảo chứng giảm xuống tới một mức giớihạn, ví dụ là 0,8 triệu đồng, gọi là mức bảo chứng duy trì (maintenance margin) thìnhà đầu tư sẽ được yêu cầu ký quỹ thêm tiền cho đạt mức bảo chứng 1 triệu đồngban đầu, còn nếu không thì công ty bảo chứng sẽ "đóng" toàn bộ hay một phần giátrị hợp đồng giao sau của nhà đầu tư để đảm bảo mức bảo chứng được thỏa mãn

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w