1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ những thành tựu và hạn chế trong phát triển của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Phát Triển Của Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa
Thể loại tiểu luận cuối kỳ
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 768,03 KB

Nội dung

MỞ ĐẦULý do chọn đề tàiSau hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, hơn 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã

Trang 1

TIỂU LUẬN CUỐI KỲNHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN

CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU 4

Lý do chọn đề tài 4

NỘI DUNG 6

Chương 1 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6

1.1 Khái niệm về nhà nước pháp quyền 6

1.2 Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 6

1.3 Chức năng và vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 8

1.3.1 Chức năng bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước 8

1.3.2 Chức năng tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa 9

Chương 2 Những thành tựu và hạn chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam tính đến nay 11

2.1 Những thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Việt Nam 11

2.2 Những mặt còn hạn chế và một số vấn đề vẫn còn tồn tại trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 12

Chương 3 Định hướng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 14

3.1 Định hướng trong việc xây dựng bộ máy pháp quyền 14

3.2 Giải pháp trong việc quản lý và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 20

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦULý do chọn đề tài

Sau hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, hơn 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu mới, đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước, vừa tiếp thu, vận dụng những giá trị phổ quát của nhân loại, vừa phù hợp với đặc điểm của đất nước, hệthống pháp luật đã được hoàn thiện cơ bản, tiệm cận với luật pháp quốc tế, vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật luôn được đề cao; cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực có chuyển biến tích cực, ngày càng rõ hơn Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp lại tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn Cải cách hành chính, cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực có bước độtphá; quyền con người, quyền công dân được cụ thể hoá bằng pháp luật và thực thi trên thực tế, vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền tiếp tục được khẳng định

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít hạn chế, bất cập, như còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ, nhất là mối quan hệ giữa những giá trị chung, phổ quát với những đặc điểm riêng; mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan; quyền tư pháp, độclập tư pháp, cơ quan tư phá, cơ chế bảo vệ Hiến pháp, quan niệm về chủ quyền nhân dân, quyền con người…

Trong triển khai thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế vớichính trị, văn hoá, xã hội; giữa đổi mới kinh tế với đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước còn có mặt lúng túng; cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, tổ chức thihành pháp luật vẫn là khâu yếu, kỷ cương, phép nước có nơi còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài chưa đủ sức răn đe

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vấn đề mới, khó, nhiềuvấn đề vừa làm, vừa rút kinh nghiệm; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước còn chưa chủ động, sát sao, thiếu quyết liệt

Vấn đề nhận thức và cụ thể hoá chủ trương, quan điểm của Đảng còn bất cập; công tác tuyên truyền, giáo dục về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chưa thường xuyên, kịp thời; công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã

Trang 4

hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn hạn chế, chưa làm rõ được một số quy luật, đặc điểm chung, phổ quát và đặc điểm đặc thù, phù hợp với Việt Nam; nguồn lực, điều kiện để thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với nhiệm vụ đề ra; tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá của các thế lực thù địch tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đó là gần như toàn bộ những lý do muốn nói khi mà chọn đề tài “ những thành tựu và hạn chế trong phát triển của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” .

Trang 5

NỘI DUNGChương 1 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.1.1 Khái niệm về nhà nước pháp quyền.

Nhà nước pháp quyền là một nhà nước có cách thức tổ chức và hoạt động hoàn toàn khác các nhà nước độc tài, chuyên chế, nhà nước cai trị, Đây là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, gọi là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con người

Khác với nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là "thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”

Ở Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo,nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đảng đã tạo ra cơ chế vận hành hệ thống chính trị xã hội để duy trì trật tự

Để cơ chế này thực sự có hiệu quả đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải phát huy tốt vai trò của các chủ thể trong hệ thống này, đặc biệt vai trò của nhân dân Nói tóm gọn, nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phâncông và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người, quyền tự do cá nhân, công bằng, bình đẳng trong xã hội

1.2 Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đặc trưng nhà nước pháp quyền nói chung đã được đề cập trong nhiều quan điểm Nhất là trong học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị – Pháp lý trong lịch sử phát triển các tư tưởng chính trị – Pháp lý nhân loại.Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hệ thống pháp luật thể hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách tiến bộ và hiệu quả|

Lấy ví dụ, nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước của dân, do chính nhân dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ Tư tưởng về một nhà nước của dân, dodân, vì dân đã được thể chế hoá thành một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hoà ở nước ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu -

Trang 6

Hiến pháp 1946) Đặc điểm này của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992.

Thứ hai, nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật phải bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội

Ở Việt Nam, pháp luật là kết quả của sự thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng - những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta

Thứ ba, nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định rõ những phương châm cơ bản: xây dựng cơchế cụ thể để thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Thực hiện tốt cáccơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện (là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước tại cơ sở Đảng và Nhà nước tiếptục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định

Thứ tư, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo cơ chế bảo đảm sự phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nướcQuyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.Thứ năm, nhà nước pháp quyền là nhà nước gắn bó mật thiết với một cơ chế bảovệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp

Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng Một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu

Trang 7

cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh.

Hình thức, phương thức bảo vệ Hiến pháp – Pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng và khác nhau Nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp Loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định củaHiến pháp Không phụ thuộc và chủ thể của các hành vi này

Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp dân chủ Minh bạch, trong sạch để duy trì –bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội

Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền đã thể hiện những giá trị to lớn của nhà nước pháp quyền nói chung

Ngoài những đặc điểm trên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội riêng mà mỗi nhà nước pháp quyền cụ thể sẽ có những nét đặc thù Trên thực tế đã từng tồn tạiquan điểm nhà nước pháp quyền tư sản và pháp quyền xã hội chủ nghĩa Hiện nay nhà nước pháp quyền đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển

1.3 Chức năng và vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước pháp quyền có chức năng quyết định và định hướng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước hoạt động chủ yếu phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ vai trò của nó Nhà nước pháp quyền có những chức năng sau

1.3.1 Chức năng bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Đây là một trong những chức năng chủ yếu của nhà nước Chức năng này thể hiện ở việc bảo vệ chủ quyền đất nước; bảo vệ chế độ chính trị mà Hiến pháp đãxác lập; thực hiện ý chí của nhân dân trong các đạo luật và các quyết định của nhà nước; đại diện chính thức cho đất nước trên trường quốc tế

Ở Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định rõ: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc”

Trang 8

1.3.2 Chức năng tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô; xây dựng kế hoạch để phát triển kinh tế quốc dân, xác định các trương trình, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đề ra các biện pháp cụ thể đạt tới mục tiêu đó trong từng thời kì nhất định, hoạt động này thể hiện vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế

1.3.3 Chức năng xã hội.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”

Văn kiện Đại hội X nêu rõ “chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc rằng, xã hội, văn hóa là những lĩnh vực thể hiện rõ nhất chức năng của nhà nước nói chung vàchức năng xã hội của nhà nước nói riêng luôn gắn liền với các phạm trù như “bản chất nhà nước” và “vai trò của nhà nước”

1.3.4 Chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân.

Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một chức năng rất quan trọng, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ Trong sự nghiệp đổi mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm tốt trật tự, an toàn xã hội nhằm duy trì ổn định và trật tự, tạo điều kiện quan trọng để thực hiệnđầy dủ quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp đã ghi nhận

Nhà nước pháp quyền phải có đủ sức mạnh và kịp thời dập tan mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch chống đối cách mạng, đồng thời đấu tranh chống, phòng ngừa có hiệu quả tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, làm choxã hội luôn luôn ổn định, trật tự pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ gìn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và trên toàn thế giới

1.3.5 Chức năng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốctế, hợp tác và hữu nghị với các dân tộc vì hoà bình, ổn định và phát triển.

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nay đã là xu thế tất yếu trong quan hệ ngoại giao quốc tế hiện đại, do đó, cần phải chủ động hội nhập kinh tế, hợp tác hữu nghị với các nước khác, thông qua đó củng cố duy trì tình hữu nghị giữacác nước láng giềng cũng như tạo cơ hội giao thương hợp tác phát triển, điều này góp phần củng cố nền hòa bình độc lập và cũng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước pháp quyền

Trang 9

Chương 2 Những thành tựu và hạn chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tính đến nay

2.1 Những thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đã tạo dựng được tương cơ chế pháp lý cơ bản nhằm bảo đảm thực thi một cách nhất quáng dựa theo nguyên tắt là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Trang 10

Việc bổ sung thêm nội dung “kiểm soát quyền lực nhà nước” đã trở thành là mộtbước đột phá trong bảo đảm cho tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhằm hạn chế lộng quyền, lạm quyền

Dân chủ được đẩy mạnh, các quyền của nhân dân, nhất là quyền dân chủ trực tiếp, được từng bước cụ thể hóa trong các luật

Dân chủ trong kinh tế được phát huy mạnh mẽ, thể hiện ở trong việc cắt giảm điều kiện đầu tư và kinh doanh bất hợp lý để bảo đảm cho người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh nhằm tham gia quá trình phát triển kinh tế của đất nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã thể hiện vai trò trung tâm trong việc phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân

Nhà nước đã được cải cách, đổi mới về nhiều mặt và có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng tham nhũng và các biểu hiện tha hóa quyền lực.Quyền lực nhà nước đã phân công một cách khá hợp lý, được giới hạn chặt chẽ hơn bằng Hiến pháp và pháp luật Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơquan trong bộ máy nhà nước đã được xác định rõ hơn nhiều so với trước đây.Nhân dân đã trở thành chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và được nhận diện rõ ràng hơn trách nhiệm trong từng cơ quan nhà nước

Vị trí tối cao của Hiến pháp và luật đã được khẳng định một cách rõ ràng Cơ chế bảo vệ Hiến pháp đã được định hình rõ ràng hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật Yêu cầu đối với việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật đã trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thực thi công vụ.Bộ máy nhà nước được đổi mới theo hướng ngày càng tinh gọn, hiệu quả Năng lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được nâng cao một cách rõ rệt

Việc kiểm soát quyền lực trong thực thi công vụ được tăng cường theo hướng quyền lực và chức vụ càng lớn thì càng kiểm soát chặt chẽ

Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện theo hướng tiếp cận đầy đủ hơn với các yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền

Công cuộc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và quyền công dân đã đạt được những thành tựu quan trọng

Pháp luật về quyền con người và quyền công dân đã được quan tâm và hoàn thiện hơn ở trên tất cả các lĩnh vực như dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Trang 11

Nguyên tắc Ðảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và xã hội đã được khẳng định nhất quán trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

2.2 Những mặt còn hạn chế và một số vấn đề vẫn còn tồn tại trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp 2013 vẫn còn chưa quy định ra việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp là bắt buộc Đồng thời cũng chưa quy định điều kiện, thủ tục trưng cầu ý dân về Hiến pháp

Cơ chế đề kiểm soát và bảo đảm nhằm tuân thủ Hiến pháp vẫn còn chưa hoàn thiện Thiếu cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi hiến, còn chưa quy định rõ ràng cơ chế để công dân thực hiện trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp Và hiện tại vẫn chưa có phương thức hữu hiệu để giám sát các hoạt động lập pháp của Quốchội nhằm bảo đảm hoạt động này luôn phù hợp với Hiến pháp

Bộ máy nhà nước ta vẫn còn cồng kềnh và chưa được phân công một cách thật rành mạch, cũng như phân quyền còn chưa đủ mạnh, kiểm soát còn chưa chặt chẽ

Việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức còn chưa theo nguyên tắc chức nghiệp thực tài, chưa dựa trên năng lực của cán bộ

Trách nhiệm giải trình của Nhà nước nói chung và của cán bộ, công chức nhà nước nói riêng trước dân chưa cao Trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm của cá nhân thì vẫn chưa được phân biệt rõ ràng

Chất lượng của pháp luật thì vẫn chưa cao, ở trên một số lĩnh vực vẫn còn thiếu tính ổn định, tính dự báo chưa cao, sửa đổi nhiều đã gây khó khăn nhất định cho quá trình thực hiện

Thực thi pháp luật chính là khâu có nhiều yếu kém, gây bức xúc nhiều nhất cho xã hội

Nhận thức của một số cán bộ, công chức về trách nhiệm trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân còn chưa đáp ứng được yêu cầu được đề ra

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN