I/ VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊNBẬC ĐẠI HỌCKhi bước chân từ môi trường trung học phổ thông lên cảnh cổng đại học,chúng ta cần phải học hỏi, trau dồi càng ngày càng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
*******
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
(Thay thế bài thi kết thúc học phần)
HỌC PHẦN: SINH VIÊN ĐẠI HỌC
KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC
Trang 2
Cán bộ chấm thi 1
Phạm Thị Huyền Trang
Cán bộ chấm thi 2
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
I/ VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC 2
II/ MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC 4
1 Khái niệm của kỹ năng mềm 1.1.Kỹ năng là gì ? 4
1.2.Kỹ năng mềm là thế nào ? 4
1.3.Những đặc điểm, phân loại của kỹ năng mềm 4
2 Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên đại học. 2.1 Kỹ năng giao tiếp 7
2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề 10
2.3 Kỹ năng làm việc nhóm 12
2.4 Kỹ năng quản lí thời gian 14
2.5 Kỹ năng thuyết trình 16
Kết luận 18
III/ TỔNG KẾT, LIÊN HỆ BẢN THÂN 19
Danh mục tài liệu tham khảo 20
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Hiền- giáo viên bộ môn Sinh viên đại học điều kiện cho em được tiếp cận với đề tài và tận tình giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện bài làm.
Bên cạnh đó, tài liệu môn học và những thông tin trên internet cũng chính là những nguồn hỗ trợ đắt giá cung cấp cho lượng kiến thức, thông tin chuẩn xác, cần thiết để hoàn thành bài
Việc thiếu kinh nghiệm trong làm bài luận cũng là một khó khăn đối với
em chắc chắn sẽ khó tránh khỏi việc xuất hiện những sai sót Mong cô thông cảm cho những sai sót không đáng có của em
Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn bất kì sự quan tâm nào đến bài luận này Em xin chúc cô thật nhiều sức khỏe, bình an và thành công trên con đường giảng dạy của mình!
Em xin trân trọng cảm ơn cô!
Trang 5I/ VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC
Khi bước chân từ môi trường trung học phổ thông lên cảnh cổng đại học,chúng ta cần phải học hỏi, trau dồi càng ngày càng nhiều thêm những kỹ năngkhác nhau để thích ứng, học tập tốt hơn trong môi trường mới Một trong sốnhững kỹ năng quan trọng và rất cần thiết cho sinh viên bậc đại học đó chính là
kỹ năng mềm
Khác với kỹ năng cứng là kỹ năng bắt buộc cần có để hoàn thành côngviệc, là các kiến thức và thực hành mang tính chuyên môn, học thuật được giảngdạy trên trường thì kỹ năng mềm không như vậy Kỹ năng mềm thường khôngđược giảng dạy trong nhà trường mà nó được hình thành, tích lũy trong quá trình
tự học hỏi, rèn luyện của bản thân qua các hoạt động, giao tiếp hàng ngày củamỗi người Đó là yếu tố giúp thành công trong cuộc sống Có được các kỹ năngmềm cần thiết sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề gặp phải, hoàn thành tốt cáccông việc, tạo ra được các giá trị thiết thực trong cuộc sống từ đó giá trị của bảnthân sẽ được nâng cao, quý trọng Khi chúng ta trang bị được những kỹ năngmềm từ sớm ta càng dễ thích nghi, làm việc một cách hiệu quả, hòa nhập trongcác mối quan hệ với mọi người Từ đó, công việc của ta sẽ suôn sẻ, thuận lợihơn và chất lượng cuộc sống tinh thần, vật chất được nâng cao
Dù có được tấm bằng giỏi trong tay sau khi tốt nghiệp nhưng một số sinhviên vẫn không tìm được vị trí công việc tốt, phù hợp với năng lực và trình độcủa bản thân Vậy tại sao lại xảy ra trường hợp như vậy? Một trong số nguyênnhân chính dẫn tới thất bại đó là thiếu đi các kỹ năng mềm
Có những sinh viên tuy học rất giỏi nhưng không biết cách giao tiếp hiệuquả, còn rụt rè, chưa hòa đồng hoạt động trong các công việc nhóm Họ khôngbiết cách thuyết trình bài một cách tự tin, thuyết phục hay giải quyết vấn đề gặpphải một cách hợp lí, hiệu quả Bên cạnh đó, các bạn sinh viên học lực khá,không xuất sắc bằng nhưng họ lại biết cách giao tiếp, tự tin, năng động và cónhững đóng góp tích cực trong những bài thảo luận nhóm hay các hoạt độngchung cần sự góp sức của một tập thể Những người như vậy rẩt dễ thích nghivới môi trường mới, biết các ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống họ nảy racách giải quyết vấn đề nhanh và hợp lí hơn Họ sẽ mang lại điều tích cực, lan tỏađộng lực và kết nối mọi người với nhau
Trang 6Ngày nay trình độ học vấn và các chứng chỉ, bằng cấp không còn lànhững yếu tố chính, yếu tố quan trọng quyết định để đánh giá năng lực của mộtngười mà với xu thế hiện nay, các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng đều ưu tiênnhững người ứng tuyển có kỹ năng mềm lên hàng đầu Bởi đó là yếu tố quyếtđịnh, quan trọng để đánh giá hiệu quả làm việc và cho thấy bạn thực sự có phùhợp, đáp ứng nhu cầu của họ Phụ thuộc vào từng ngành nghề ứng tuyển hay vịtrí công việc của bạn là gì mà chúng ta cần phải biết đặt kỹ năng nào quan trọnglên trước và vẫn không ngừng học hỏi tiếp thu thêm để có cơ hội thăng tiếntrong công việc cao hơn Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên ít chú trọng đếnnhững kỹ năng này Có những sinh viên học rất tốt các môn ở trên trường nhưngkhi đi ứng tuyển và trong thời gian thực tập, thử việc không đáp ứng được cáctiêu chí của các nhà tuyển dụng do còn thiếu kĩ năng mềm.
Theo các nghiên cứu những người thành công là người có chỉ số thôngminh EQ cao Nhưng thực tế và các thống kê gần đây cho thấy thành công củacon người chỉ đến từ 25% từ các kiến thức chuyên môn và chủ yếu 75% còn lại
đế từ các kỹ năng mềm được trang bị trong quá trình sống Hay các nghiên cứukhác cũng đưa ra kết quả có hơn 90% người trong danh sách những người giàunhất trên thế giới sở hữu những kỹ năng mềm vượt trội Mặc dù vai trò của kỹnăng mềm quan trọng như vậy nhưng trong chương trình giảng dạy tại nhàtrường chưa được đề cập đến, sinh viên cũng không để ý nhiều vấn đề này Vìvậy, là sinh viên cần đòi hỏi mỗi chúng ta ngoài học tốt các kiến thức chuyênngành ở trường thì vẫn cần phải nâng cao tự giác, học hỏi rèn luyện thêm các kỹnăng mềm để phát triển bản thân
Như vậy bên cạnh các kiến thức chuyên môn học được trêm trường lớp,mỗi sinh viên ngay bây giờ cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của kỹ năngmềm trong cuộc sống Đó sẽ là hành trang tốt, cần thiết giúp sinh viên có thêmnhững cơ hội việc làm tốt và phù hợp, phát huy đúng thế mạnh của chính bảnthân mình Các bạn sinh viên càng sớm càng tốt nên rèn luyện các kĩ năng mềm
để tương lai có được một ví trí công việc hài lòng, mọi người nể trọng và đặcbiệt hơn là con đường thăng tiến ngày càng rộng mở, thành đạt hơn trong cuộcsống
Trang 7II/ MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC
1 Khái niệm kĩ năng mềm
1.1 Kỹ năng là gì ?
Trong từ điển Giáo dục học, kỹ năng là: “ Khả năng thực hiện đúng hànhđộng, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hànhđộng ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” Còn theoL.Đ.Lêvitôv: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay mộthoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúngđắn, có tính đến những điều kiện nhất định”
Có nhiều những quan điểm, nhận định khác nhau của mỗi người nhưng ta
có thể hiểu đơn giản kỹ năng là khả năng thực hiện hành động để tạo ra kết quảbằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có của mình sao cho phùhợp với điều kiện cho phép
1.2 Kỹ năng mềm là thế nào ?
Kỹ năng mềm là việc ta vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có từ trướcmột cách linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình giải quyết những tình huống, côngviệc cụ thể Kỹ năng mềm nói chung để chỉ hàng loạt hành vi, kỹ thuật mangtính chất cá nhân nhằm mục đích gây thiện cảm cho người đối diện trong quátrình triển khai, giải quyết vấn đề Đó còn được xem là biểu hiện của trí tuệ cảmxúc con người và thể hiện khả năng tinh thần của cá nhân
Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quảcao trong công việc Kỹ năng mềm được thể hiện qua hai hình thức đó là ngônngữ và lời nói Để có được những kỹ năng mềm cần thiết thì trước hết chúng tacần học tập, rèn luyện để có được những kiến thức nền tảng, những kinh nghiệmchuyên môn Nếu ta chưa có được những điều ấy thì rất khó để có được kỹ năngmềm
1.3 Những đặc điểm, phân loại của kĩ năng mềm
* Đặc điểm: Kỹ năng mềm là tập hợp của nhiều nhóm kỹ năng khác nhau,mỗi nhóm kỹ năng ấy lại mang những tính chất và cách rèn luyện riêng Việc
Trang 8xác lập định nghĩa về kỹ năng mềm là hết sức khó khăn nên phân tích những đặcđiểm của chúng không phải vấn đề đơn giản Nhưng có thể chú ý tới nhữngđiểm cơ bản nổi bật sau:
Kỹ năng mềm không thuộc về bẩm sinh: Kỹ năng mềm được hình thành trong
quá trình con người học tập, làm việc, rèn luyện bản thân và những lần va chạmthực tế cuộc sống Con người khi sinh ra có thể có trí thông minh, năng lực ưuviệt hơn những người khác nhưng chắc chắn những kỹ năng mềm không có sẵn
từ đầu Muốn vận dụng và phát huy những kỹ năng đó đòi hỏi chúng ta phải nỗlực, phấn đấu tích cực và không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân mỗi ngày Cónhư vậy, con người sẽ dễ dàng hơn trong cuộc sống
Kỹ năng mềm mang tính cá nhân cao: Là nhóm kiến thức khó có thể truyền tải
được nên nó mang tính cá nhân cao Cùng một kĩ năng, cùng một vấn đề đó,kiến thức được truyền đạt đó thì cách vận dụng những điều đã có để xứ lý củamỗi người là rất khác nhau Những người khác nhau sẽ có cách nhìn nhận, lên ýtưởng và giải quyết tình huống là không ai giống ai Vậy nên không thể đưa ramột quy chuẩn chung hay yêu cầu đòi hỏi cho kỹ năng mềm phải như thế nào
Kỹ năng mềm được hình thành từ 3 yếu tố như tình huống thực tế, tính cách vànền tảng kiến thức Mà các yếu tố ấy của mỗi người là khác nhau nên có thể dễhiểu nguyên do nó mang tính cá nhân hóa cao, đòi hỏi ta phải có những phươngpháp rèn luyện của riêng mình
Kỹ năng mềm có ảnh hưởng bởi môi trường sống: Kỹ năng mềm không những
liên quan đến lý trí và cảm xúc mà còn liên quan đến khả năng tương tác vớimọi người xung quanh Cách con người cư xử, nhận thức, cách giao tiếp, truyềnđạt thông tin hay giải quyết vấn đề, đều chịu ảnh hưởng của môi trường sống
Nó giúp ta thích nghi, hòa hợp với môi trường để có thể sinh tồn tốt Mặc dùmôi trường xung quanh tác động đến phần nào hành vi của con người nhưngkhông phải ai ở trong môi trường xấu đã không tốt và ở môi trường tốt đã chắcchắn thiện Môi trường sống chỉ là một trong các yếu tố tác động lên quá trìnhcác kỹ năng mềm của bạn Vì vậy, ta phải biết chọn môi trường sống sao chophù hợp và những kỹ năng mềm tương ứng với môi trường ấy mà phát huy
Kỹ năng mềm phát triển trên nền kỹ năng cứng: Có kỹ năng mềm sẽ giúp chúng
ta thể hiện những kỹ năng cứng một cách tối ưu và hiệu quả nhất Bởi vì sẽkhông thể nào có kỹ năng mềm khi bạn không có kiến thức và kỹ năng chuyên
Trang 9môn Vậy để có thể có kỹ năng mềm tốt thì bắt buộc các kiến thức chuyên môncủa bạn phải nắm vững Mỗi lĩnh vực, ngành nghề riêng mà yêu cầu kỹ năngmềm khác nhau Nên tùy thuộc vào đặc tính riêng của các ngành nghề, mà taphải tìm tòi, nắm bắt được kiến thức chuyên môn của ngành nghề ấy Sau đó lấynhững kiến thức ấy là bước đệm, cơ sở vững chắc để rèn luyện, phát triển thêm
kỹ năng mềm có liên quan
Kỹ năng mềm được tích lũy từ kinh nghiệm sống: Kỹ năng mềm có liên quan
mật thiết với kinh nghiệm sống Nó được hình thành từ quá trình trải nghiệm,vavấp thực tế trong cuộc sống chứ không phải sự tiếp thu, học hỏi kiến thức thôngthường Vốn sống của mỗi người là khác nhau vì vậy cách họ giải quyết vấn đề,
xử lí tình huống cũng khác nhau Thông qua những trải nghiệm thực tế, ta sẽ rút
ra những bài học, kinh nghiệm quý báu cho bản thân để phát huy những kỹ năngnhất định Vì vậy trong quá trình học tập của mình thì các bạn sinh viên nên ápdụng những kiến thức để thực hành chứ đừng chỉ học lý thuyết suông Bởi thựchành thực tế và kinh nghiệm sống là chìa khóa quan trọng để rèn luyện những
kỹ năng mềm ta mong muốn
Kỹ năng mềm không “ cố định” với từng ngành nghề: Mỗi ngành nghề đều yêu
cầu kiến thức chuyên môn khác nhau, nên những kỹ năng được áp dụng cũngkhông cố định Phụ thuộc vào đặc thù của công việc mà chúng ta theo đuổi thì ta
sẽ sử dụng những kỹ năng mềm khác nhau Vậy nên, trước hết chúng ta cần xácđịnh ngành nghề của mình cần chú trọng kỹ năng nào sau đó thì ưu tiên pháttriển, rèn luyện kỹ năng ấy
* Phân loại: Khi có rất nhiều quan điểm để định nghĩa về kỹ năng mềm vì vậy
sẽ có những cách phân loại kỹ năng mềm khác nhau Sự phân loại này đến từnhiều tài liệu nghiên cứu nhưng có thể thấy hướng phân loại cơ bản là liệt kênhững kỹ năng mềm đi liền với kỹ năng lao dộng chuyên nghiệp, làm việc thànhcông Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:
Trang 10- Cách 2:
+ Nhóm kỹ năng liên quan đến mối quan hệ giữa người với người
+ Nhóm kỹ năng thể hiện sự tự chủ và các hành vi tích cực trong công việc(kỹ năng học tập suốt đời, kỹ năng tư duy mở toàn cầu, kỹ năng tổ chức, )
- Cách 3:
+ Nhóm kỹ năng hướng đến phát triển bản thân ( kỹ năng tự quản lí bảnthân, kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân, )
+ Nhóm kỹ năng tác động đến người khác
2 Một số kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên đại học
Mỗi giai đoạn trong cuộc đời thì ta cần phải xác định đúng những kỹ năngnào cần thiết để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại ấy Bởi nó sẽ là yếu tố kiênquyết, tác động đến quá trình làm việc của bạn và sự thành bại của những vấn đềcần giải quyết Vậy bây giờ khi còn là sinh viên thì tôi nhận thấy những kỹ năngmềm dưới đây là quan trọng và mỗi bạn sinh viên cần trang bị càng sớm càngtốt
2.1 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng tuy cơ bản nhưng vô cùng quan trọng Giaotiếp là quá trình hình thành, phát triển sự tiếp xúc giữa con người thông qua sựtruyền đạt thông tin, truyền đạt ý tưởng với nhau Đó là phương thức để chúng tatrao đổi, tương tác qua lại để chia sẻ kiến thức, tìm hiểu lẫn nhau, xây dựng nêncác mối quan hệ tổt đẹp và đạt được những mục tiêu chung Giao tiếp được diễn
ra dưới nhiều hình thức khác nhau như : lời nói, chữ viết, âm thanh, hình ảnh,ngôn ngữ cơ thể, qua các phương tiện truyền thông Kỹ năng giao tiếp là khảnăng của một người trong kỹ năng trong cách ứng xử và truyền dạt thông tin rõràng, dễ hiểu đến mọi người xung quanh
Ví dụ như thời gian rảnh thì các bậc phụ huynh nên thường xuyên giaotiếp với con cái của mình để chia sẻ suy nghĩ,quan điểm, giáo dục, thấu hiểu tâmsinh lý của con và đưa ra những giải pháp, định hướng cho tương lai maisau.Tưởng chừng như kỹ năng giao tiếp là vấn đề đơn giản, thường ngày đều
Trang 11xuất hiện nhưng không phải ai cũng có thể giao tiếp tốt Họ cảm thấy rụt rè, gặpkhó khăn khi muốn trao đổi, chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình một cáchmạch lạc và rõ ràng Điều đó có thể khiến đối phương chưa hiểu được hay hiểulầm thông tin được nhận khiến chất lượng cuộc nói chuyện không cao, hình ảnhcủa bạn trong mắt họ cũng bị tụt xuống
Trong cuộc sống ,chúng ta có vô vàn các mối quan hệ xung quanh Tùythuộc vào tính chất của quan hệ đó như nào thì ta cần có những cách giao tiếp,ứng xử sao cho phù hợp, chuẩn mực Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếpthì chúng ta nên chú tâm vào cuộc trò chuyện, đưa ra những ý kiến, quan điểmcủa mình cũng với việc thể hiện cảm xúc thông qua các cử chỉ, biểu cảm trênkhuôn mặt Đơn giản có thể thấy là khi ta giao tiếp với bạn bè thì có thể thoảimái, tự nhiên hơn khi ta nói chuyện với các thầy cô, khách hàng, cấp trên, Nếukhông xác định được cách ứng xử phù hợp thì sẽ không đạt được mục đích giaotiếp
Vậy nên cần phải học hỏi, trau dồi, rèn luyện không ngừng mỗi ngày kỹnăng giao tiếp Giao tiếp tốt mang lại rất nhiều lợi ích to lớn Trong đời sống, nógiúp ta tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp, gây được thiện cảm với các bạn,thầy cô,người thân, đồng nghiệp, khách hàng, Qua đó cũng thể hiện sự chútâm, sự tôn trọng của mình dành cho người đối diện, tạo điều kiện để hợp tác,đồng hành phát triển lâu dài Ta sẽ có thêm được những mối quan hệ mới, vị thếbản thân sẽ được nâng cao Những người có kỹ năng giao tiếp tốt có khả năngtruyền tải thông tin tự tin, chuyên nghiệp và ứng biến tốt với các tình huốngkhác nhau Hạn chế tối đa được sự hiểu lầm và các tranh cãi không đáng có.Đúng như Brian Tracy đã nói: “ Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể học Nócũng giống như đi xe đạp hay tập đánh máy Nếu bạn sẵn sàng nhọc công vì nó,bạn có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng của mọi phần trong cuộc sống củamình”
Muốn giao tiếp tốt, trước hết cần nâng cao hiểu biết của bản thân, rènluyện kỹ năng tư duy, ứng biến với mọi tình huống sau đó thì bắt tay vào thựchành thường xuyên Chúng ta nên vận dụng kỹ năng giao tiếp trong cuộc sốnghàng ngày sao cho nhuần nhuyễn Từ cách nói chuyện với bạn bè, thầy cô, bố
mẹ đến cách giao tiếp với đồng nghiệp hay khách hàng Tất cả đều cần sử dụng
Trang 12từ ngữ linh hoạt, chuẩn mực thông qua cả lời nói và các cử chỉ biểu cảm trên cơthể.
Bên cạnh đó, mỗi người cần phải tìm hiểu thêm những bí quyết, các mẹo
để đạt hiệu quả giao tiếp như: biết lắng nghe, đề cập đến sở thích của họ, luôngiữ thái độ tươi cười, chú ý vị trí và khoảng cách khi giao tiếp Để cải thiện kỹnăng giao tiếp tốt thì cần xây dựng cho mình những yếu tố dưới đây:
Biết lắng nghe: Ngạn ngữ Đan Mạch có câu: “ Con người có hai tai và
một cái miệng, vì vậy ta phải lắng nghe nhiều hơn nói” Khi ta chăm chú lắngnghe người đối diện nói thì họ sẽ cảm thấy được tôn trọng Từ đó sẽ mang lại sựthiện cảm, sự tôn trọng tương tự đối với bạn Biết lắng nghe người khác cũng làcách để ta thêm thấu hiểu, đồng cảm và cũng đánh giá họ một cách đúng đắn.Bên cạnh đó, lắng nghe cũng giúp rèn luyện tư duy, khả năng tập trung cao vàcải thiện kỹ năng nói của bản thân
Đề cập đến sở thích: Ai cũng muốn mình được quan tâm, được chú ý đến
nên họ rất thích khi có người nói về bản thân mình Để tạo sự thân thiện, xua tankhoảng cách với người đối diện chúng ta có thể tìm hiểu, nói đến sở thích của
họ Nếu có sự tương đồng với bản thân ta thì cuộc giao tiếp sẽ rất thú vị, vui vẻ.Bên cạnh đó, ta cũng cần để ý đến thái độ của người khác mà cư xử sao cho phùhợp Ví dụ họ hưởng ứng, bày tỏ thích thú thì tức ta đã tạo được sự thân thiện,quý mến Còn nếu họ cảm thấy không hứng thú muốn nói đến vấn đề này thìchúng ta nên dừng ngay để tránh làm mất lòng của đối phương
Luôn giữ thái độ tươi cười: Trong giao tiếp, nụ cười có vai trò rất to lớn.
Khi ta cảm thấy lo lắng, hồi hấp khi trò chuyện thì một nụ cười nhẹ nhàng sẽgiúp thư giãn và tinh thần tốt hơn Đó còn là phương tiện để tạo sự gần gũi, thânthiện, giúp xua tan đi khó chịu và gắn kết những mối quan hệ xung quanh Nhưkhi đối tác làm việc với người giữ nụ cười trên khuôn mặt thì sẽ cảm thấy vui
vẻ, hài lòng hơn so với người lầm lì, không có biểu cảm tươi vui, hưởng ứng.Tuy nhiên, chúng ta cần phải xác định được mức độ, tần suất để nụ cười sao chophù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng nhất định
Chú ý vị trí và khoảng cách khi giao tiếp: Vị trí và khoảng cách khi đứng
hay ngồi đều sẽ thể hiện thái độ và mục đích của cuộc giao tiếp đó Nó còn chothấy sự tôn trọng, lịch sự khi bạn biết chú ý đến không gian riêng của đốiphương Khi ta đứng quá gần hay quá xa sẽ khiến đối phương cảm thấy không